Friday, April 20, 2018

Di dân bị chính phủ Trump trục xuất về Việt Nam không nơi nương tựa không việc làm

Di dân bị chính phủ Trump trục xuất về Việt Nam không nơi nương tựa không việc làm
Những người Việt đến Hoa Kỳ trước năm 1995 bị chính phủ Trump trục xuất đang sống trong cảnh bơ vơ không nơi nương tựa, không tiền, không việc làm ở Việt Nam.
Hãng tin Reuters hôm Thứ Sáu 20/04 thuật lại tình cảnh của vài người trong một nhóm 
khoảng 30 người bị trục xuất về Việt Nam trên một chuyến bay vào cuối năm 2017. Họ bị trục xuất bất kể một thỏa thuận Việt-Mỹ bảo vệ những người đến Hoa Kỳ trước năm 1995.
Ông Phạm Chí Cường, một người con lai, nói rằng ông bị đưa về Cam Ranh chỉ vì đây là nơi ông ra đi. Năm 1990 ông được đi Mỹ theo diện con lai (chương trình dành cho những người có mẹ Việt và cha là lính Mỹ). Ông chưa bao giờ nghĩ mình cần phải xin vào quốc tịch Mỹ. Vào năm 2000, ông bị kết án về tội tấn công và đánh đập, và bị tuyên 18 tháng tù. Kể từ đó, ông phải thường xuyên gặp nhân viên di trú ICE để báo cáo.
Năm 2008, khi thỏa thuận song phương chống trục xuất được ký kết, ông rất an tâm là mình sẽ không thể bị trục xuất về Việt Nam. Ông tìm được việc làm ổn định và cho con trai học qua 3 năm đại học. Nhưng vào tháng 10 năm 2017, ông bị ICE bắt giữ, rồi chỉ 2 tháng sau thấy mình ngồi trên chuyến bay về Việt Nam.
Một người bị trục xuất khác là ông Bùi Thanh Hùng, cũng là con lai có mẹ Việt và cha là binh sĩ Hoa Kỳ. Ông can tội bạo lực trong gia đình năm 2010 khi bắt quả tang vợ mình đang ngoại tình cùng người đàn ông khác. Ông ngồi tù 6 năm và đến năm ngoái thì bị giao cho ICE trục xuất vào tháng 12. Từ Sài Gòn, ông Hùng nói với Reuters rằng, tại Việt Nam ông không có việc làm, không có người hỗ trợ, không có nhà để ở. Hiện nay ông ở nhờ nhà những người mới quen.
Nhiều luật sư di trú tỏ ra ngạc nhiên khi chính phủ Hoa Kỳ trục xuất những người con lai. Luật sư Tín Nguyễn thuộc tổ chức bất vụ lợi Southeast Asian Coalition nói rằng, chính phủ Hoa Kỳ hành xử như đã quên đi chiến tranh Việt Nam.
Huy Lam / SBTN

Dư luận viên ký sự - phần 1

“…chỉ cần một lần láo nháo sung rơi đúng miệng như vụ Trịnh Xuân Thanh, tôi đã góp phần làm cho cộng sản Việt Nam khốn đốn như mất quan hệ đối tác chiến lược với nước Đức…”
trannhatquang_nhom_duluanvien
Trần Nhật Quang và nhóm dư luận viên Cờ Đỏ
Cuối năm 2013, lần đầu tiên Dư Luận Viên xuất hiện ở hồ Gươm. Một người đàn ông khoảng 60 tuổi, vóc dáng thấp tè, miệng mỏng, mắt láo liên xông vào giữa đoàn biểu tình la hét , chửi bới những người tham gia biểu tình chống Trung Quốc. Lực lượng an ninh đứng nhìn lặng thinh, dường như họ đã được báo trước sự xuất hiện của nhân vật này.

Người đàn ông đó sau này được biết là Trần Nhật Quang, quê quán Hà Tĩnh, thường trú tại Mễ Trì. Quang biết khá tiếng Trung Quốc, bởi bố y từng học ở trường Thiếu sinh quân bên Trung Quốc. Có lẽ vì lý do bố mình từng học và sống bên Trung Quốc, dư luận viên Trần Nhật Quang đặc biệt cay cú với những cuộc tưởng niệm các chiến sĩ Việt Nam hy sinh vì đạn Trung Quốc. Cũng có thể đây là lý do Trần Nhật Quang tức Quang lùn được lựa chọn làm dư luận viên xung kích tuyến đầu.

Ai là cha đẻ dư luận viên, tổ chức nào đứng đằng sau hỗ trợ thành lập?

Tất nhiên là đảng cộng sản Việt Nam là tổ chức đẻ ra bọn dư luận viên quái thai này, người khởi xướng nghĩ ra trò dư luận viên này chính là đương kim tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Những kẻ chấp hành chủ trương đẻ ra dư luận viên có Ngô Xuân Lịch, Nguyễn Thanh Sơn, Trương Tấn Sang...và nhiều kẻ khác.

Nghị quyết trung ương 7 khoá 11 vào quãng tháng 6 năm 2013, Nguyễn Phú Trọng ban hành một cái gọi là '' tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới'' tức nghị quyết 25.

Trong nghị quyết có những đoạn sau:

'' ...thúc đẩy các hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài. ..''  

''Chú trọng việc định hướng và quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các mạng xã hội; phát huy sức mạnh của dư luận xã hội lành mạnh hỗ trợ cho các biện pháp quản lý của Nhà nước và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.  ''

''Phát hiện, bồi dưỡng kỹ năng vận động nhân dân cho những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, tạo điều kiện để họ tham gia tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo sự lan tỏa, sức sống của công tác dân vận trong tình hình mới.''

''Chú trọng việc định hướng và quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các mạng xã hội; phát huy sức mạnh của dư luận xã hội lành mạnh hỗ trợ cho các biện pháp quản lý của Nhà nước và các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, vận động của Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Chủ động đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch chống phá khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân.
''

Nghị quyết 25 mà Nguyễn Phú Trọng ban hành, được cục tuyên huấn của quân đội, báo quân đội nhân dân, tạp chí quốc phòng toàn dân tổ chức triển khai đầu tiên. Đó là cục tuyên huấn bộ quốc phòng đẻ ra lứa dư luận viên Trần Nhật Quang và nhanh chóng sinh sôi thành đội ''cờ đỏ ''. Sở dĩ tổng cục chính trị quân đội tham gia nhiệt tình, vì nó trực thuộc quân uỷ trung ương nơi Trọng là chủ tịch.

Trọng chỉ đạo tổng cục chính trị phải làm đầu tiên, làm sao để dẹp được khi thế sục sôi phản đối Trung Quốc trong nhân dân bằng mọi cách. Chủ nhiệm chính trị Ngô Xuân Lịch triển khai đắc lực ý đồ thôn tính dư luận bằng đội ngũ dư luận viên của Nguyễn Phú Trọng. Ý đồ của Trọng không nói, ai cũng biết nó được học theo cách mà Mao Trạch Đông đã làm trước kia trong cách mạng văn hoá và đội ngũ Hồng Vệ Binh ( cờ đỏ ).

Lúc này Huy Đức, một người Hà Tĩnh cùng quê với Trương Tấn Sang và theo Sang từ lâu, tung ra luận điệu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng kích động biểu tình chống Trung Quốc để che đậy những sai phạm của mình.

Ở phía dưới bọn dư luận viên điên cuồng vu khống những người biểu tình chống Trung Cộng là do ăn tiền của Việt Tân xúi dục, muốn âm mưu lật đổ chế độ thông qua hình thức phát động biểu tình.

Sang đến các năm sau 2014, 2015… các cuộc biểu tình chống Trung Quốc hay tưởng niệm các liệt sĩ giảm dần đi. Nguyên nhân an ninh hỗ trợ cho dư luận viên phá, mặt khác đàn áp dữ dội hơn và tất nhiên một điều tai hại là nhiều người nhụt chí vì thấy hoang mang nghi ngờ chính nghĩa của cuộc biểu tình chống TQ. Phải nói những đòn đánh của dư luận viên các cấp phối hợp bài bản và đạt hiệu quả. Trong đoàn biểu tình hàng ngàn người ngày ấy, có rất nhiều người đơn giản nghĩ rằng mình biểu tình vì yêu nước, đất nước ta cần có những cuộc biểu tình như vậy để giúp nhà nước tăng thêm sức mạnh khi đối thoại với Trung Quốc cũng như khi đặt vấn đề  chủ quyền ra quốc tế. Với tâm lý như vậy, tất nhiên họ sẽ nản lòng khi nghe thấy luận điệu, trên là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng biểu tình để mưu đồ né tránh sai phạm, dưới thì người biểu tình do Việt Tân xúi dục.

Đừng coi thường truyền thông của cộng sản, hãy xem lại đoạn trích thứ 2 trong bài viết này ở nghị quyết 25 của Nguyễn Phú Trọng:

'Chú trọng việc định hướng và quản lý các phương tiện thông tin đại chúng, nhất là các mạng xã hội…

Để thấy rằng, đảng CSVN rất chú trọng dùng thủ đoạn sử dụng mạng xã hội để định hướng vấn đề theo ý đồ của họ. Từ điều này chúng ta sẽ quy chiếu thấy rằng, bắt đầu từ năm 2013 nhiều Facebook, Blog có tiếng nói thường lập lờ đưa ra những ý kiến rất có lợi cho những chủ trương của phe Nguyễn Phú Trọng.

Cũng trong thời điểm Nguyễn Phú Trọng phát động phong trào cờ đỏ, chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng với thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn tiến hành mặt tăng cường chiếm dư luận hải ngoại. Bộ đôi này tuỳ theo chức vụ, ve vãn Việt Kiều, cựu chiến binh VNCH, các nhà báo, trí thức ở hải ngoại để phục vụ nghị quyết 25 của Nguyễn Phú Trọng định hướng dư luân. Sang và Sơn đã lấy việc chung kêu gọi tình yêu quê hương, tinh thần xây dựng đất nước, nhưng còn mưu đồ tìm kiếm tiếng nói phục vụ cho việc riêng là hậu thuẫn dư luận ủng hộ mưu đồ chính trị cho phe cánh mình. Một số nhà báo, trí thức ở hải ngoại này đã ủng hộ phe Sang, Trọng trong cuộc chiến quyền lực ở đại hội 12. Tiếp theo là những chủ trương của Nguyễn Phú Trọng sau này. 

Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh thành lập trang Ba Sàm có lượng đọc rất đông, đến tháng 9 năm 2013 nhận thấy có những cá nhân đang tham gia hỗ trợ quản trị trang Ba Sàm đang sống ở nước ngoài có vấn đề liên quan đến nhóm Sang, Trọng khiến tin tức đưa lên không được khách quan. Anh Ba Sàm đã lặng lẽ khởi động hai trang riêng đó là Chép Sử Việt và Dân Quyền để duy trì tiếng nói trung lập của mình. Trên trang Chép Sử Việt có bài viết về âm mưu muốn làm tổng bí thư của Trương Tấn Sang qua chiêu trò nhận gốc Hà Tĩnh, bởi nếu người miền Nam, Tư Sang khó đủ điều kiện làm tổng bí thư. Trước thềm gay gắt đấu đá nhau của đại hội 12, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã bị bắt giam.

Chúng ta nên nhớ cáo trạng xét xử anh Ba Sàm và Minh Thuý dựa vào hai trang Chép Sử Việt và trang Dân Quyền. Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã trả giá cho sự trung lập của mình như vậy. Mọi thứ khác chỉ là đòn nghi binh mà thôi, chẳng hạn như tin đồn Nguyễn Tấn Dũng đích thân chỉ đạo bắt anh Ba Sàm bởi những bài viết chỉ trích Dũng. Nhưng kết cục đại hội 12 Nguyễn Tấn Dũng thất thế rã rời và phe Trọng, Sang toàn thắng, anh Ba Sàm không được nương tay.

Điều nữa là khi anh Nguyễn Hữu Vinh bị bắt, trang Ba Sàm có những bài được chọn lọc đưa lên , nội dụng của những bài viết này rất khéo léo bênh vực Nguyễn Phú Trọng và đả kích Nguyễn Tấn Dũng, cùng với những bài dễ gây ra chia rẽ nội bộ những người đấu tranh dân chủ như phê phán luật sư Võ An Đôn đã không nhận gì trước các câu hỏi của an ninh là hèn nhát. Những điều hoàn toàn trái với quan điểm của người thành lập nó là anh Ba Sàm.  Đến khi Nguyễn Thị Minh Thuý, người thân cận của anh Ba Sàm sắp hết án tù, bỗng nhiên trang này giở quẻ đóng cửa vì lý do thiếu nhân lực, thiếu tiền. Trước khi đóng cửa còn viết lá đơn xin tiền tài trợ của lãnh sự quán Mỹ tại Việt Nam để bồi thêm đòn kết liễu vào danh dự cho trang này trước khi đóng nắp quan tài.

Người đầu tiên chịu trận bởi nghị quyết 25 của Nguyễn Phú Trọng chính là anh Ba Sàm, Nguyễn Hữu Vinh. Nếu anh vờ không biết và để cho những tay chân của Trọng, Sang thao túng trang Ba Sàm, anh không tinh ý khởi động trang Dân Quyền và Chép Sử Việt, có lẽ anh chẳng làm sao.

Người làm tin, đưa tin thường được tin tức của nhiều phe cung cấp. Có những người vì hám tin mà thành tay chân thân tín của một phe cấp tin. Có những người vì sự khách quan, vì sự đa chiều muốn đưa đến cho bạn đọc. Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh là người thuộc dạng thứ hai, một dạng quá hiếm hoi trong những người nhận được nguồn tin từ nội bộ. Khi anh nhận tin từ các phe, tất nhiên phe mạnh nhất sẽ chẳng hài lòng với kiểu khách quan của anh.

Tôi cũng là người nhân được nhiều tin từ các phe, nhưng tôi thích đưa những tin về những kẻ yếu hơn.

Vì sao ư?

Vì chỉ cần một lần láo nháo sung rơi đúng miệng như vụ Trịnh Xuân Thanh, tôi đã góp phần làm cho cộng sản Việt Nam khốn đốn như mất quan hệ đối tác chiến lược với nước Đức. Đến bây giờ mối quan hệ này vẫn còn căng thẳng.
Người Buôn Gió

Đón đọc phần 2.

Hội dư luận viên cờ đỏ và các cán bộ cục tuyên huấn thuộc tổng cục chính trị quân đội

Phần 3.

Đạm Phong Nguyễn Thanh Tú và những cá nhân hải ngoại chống Việt Tân có liên quan gì đến hội cờ đỏ hay nghị quyết 25 của Nguyễn Phú Trọng.

Việt Nam Cộng Hòa “phản quốc” nhưng ăn đứt cộng sản!

…VNCH ko dâng 1 tấc đất nào cho ngoại bang. VNCH biết kế thừa lá quốc kỳ tổ tiên chứ ko mang quốc kỳ ngoại lai về…”
saigon_1969
hanoi_1979
VIỆT NAM CỘNG HÒA (VNCH ) ko giáo dục Dân phải yêu Mỹ mà họ giáo dục Dân về tinh thần yêu nước quật cường của nòi giống Lạc Hồng

* VNCH ko mang quân ra bắc xâm lược Miền Bắc.

* VNCH ko cho người ra bắc nằm vùng chống phá chính quyền cs

* VNCH ko cho người ra bắc ném bom, khủng bố trường học, chợ, bệnh viện tàn sát đồng bào.

* VNCH ko giáo dục căm thù đồng bào như CỘNG SẢN

* VNCH ko tôn thờ thằng Mỹ mà họ tôn thờ các vị tiền nhân người Việt như Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Hai bà Trưng vv...

* VNCH ko giáo dục dân nhân phải kính yêu và tôn thờ lãnh tụ, với họ Tổ Quốc và lợi ích quốc gia là trên hết

* VNCH ko giáo dục Dân phải yêu Mỹ mà họ giáo dục Dân về tinh thần yêu nước quật cường của nòi giống Lạc Hồng.

* VNCH biết tận dụng nguổn viện trợ của Mỹ để xây dựng và phát triển đầt nước.

* VNCH ko thực hiện cải cách ruộng đất đấu tố cướp giật và tắm máu đồng bào như phía CS.

* VNCH ko lưu manh, tàn ác như CS

* VNCH ko bóc lột Dân bằng sưu cao thuế nặng như CS

* VNCH ko tịch thu ruộng đất nhà cửa của Dân làm tài sản toàn dân như cs

* VNCH ko dâng 1 tấc đất nào cho ngoại bang

* VNCH biết kế thừa lá quốc kỳ tổ tiên chứ ko mang quốc kỳ ngoại lai về.

* VNCH tuy thua cs về quân sự nhưng họ thắng CS về thu phục Dân bằng nhân tâm.
Fb : Thanh Toàn ( 14/04/2018 )

Cái lò của Lú đang nóng tại Đà Nẵng

Hải Âu (Danlambao) - Đà Nẵng, nơi từng được gọi là “thành phố đáng sống” đang trở thành con đường dẫn một số quan chức lãnh đạo và côn an cộng sản vào cái lò của đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng. Sau khi khởi tố, bắt, tạm giam hai tướng côn an là Nguyễn Thanh Hoá và Phan Văn Vĩnh, lần này “cai lò” quyết định tiếp tục làm nóng lò của mình bằng việc, bắt tạm giam, khởi tố Phan Hữu Tuấn, cựu phó tổng cục trưởng tổng cục 5, bộ côn an với tội danh “có ý làm lộ bí mật nhà nước”.

Phan Hữu Tuấn là một trung tướng của ngành côn an với chức vụ phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo. Cùng số phận với hai tướng côn an Hoá và Vĩnh, Phan Hữu Tuấn cũng bị cựu “đại ca” của ngành là Trần Đại Quang tước danh hiệu côn an nhăn răng dù Tuấn đã nghỉ hưu từ năm 2014. Ngoài việc trung tướng của cục tình báo bị bắt và khởi tố còn có thêm một cán bộ ngành côn an là Nguyễn Hữu Bách, sinh năm 1963 cùng tội danh “cố ý làm lộ bí nật nhà nước”. Lẽ đương nhiên là cán bộ côn an này cũng bị trùm của các ông trùm ngành côn an là chủ tịch nước cộng sản tước danh hiệu côn an nhân dân. 

Bên cạnh việc bắt, khởi tố tướng và cán bộ côn an, đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tung lưới “hốt” luôn Trần Văn Minh - cựu chủ tịch Đà Nẵng từ năm 2006-2011. Cảm thấy những khúc củi vừa “hốt” chưa đủ làm nóng cái lò của Lú, cơ quan điều tra của đảng trưởng lần này “bội thu” khi Văn Hữu Chiến, cựu chủ tịch Đà Nẵng từ năm 2011-2014 cũng bị bắt tạm giam, khởi tố chung với các đồng chấy, đồng rận trong đám đồng đảng. 

Trần Văn Minh sinh năm 1955, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng bị bắt và khởi tố với tội danh “vi phạm qui định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và “vi phạm các qui định của nhà nước về quản lý đất đai”. Nguyễn Hữu Chiến, 64 tuồi, quê tại thị xã Điện Bàn tỉnh Quang Nam. Chiến bị khởi tố và áp dụng lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. 

Ngoài ra một số nhân vật cầm quyền cốt cán của Đà Nẵng cũng bị khởi tố: 

- Nguyễn Điểu, sinh năm 1958, trú tại quận Thanh Khê, Đà Nẵng, nguyên giám đốc sở Tài nguyên Môi trường Đà Nẵng. 

- Trần Văn Toán, sinh năm 1957, trú tại quận Hải Châu, Đà Nẵng, nguyên phó giám đốc sở Tài Nguyên Môi trường Đà Nẵng. 

- Lê Cảnh Dương, sinh năm 1975, trú tại quận Hài Châu, Đà Nẵng, giám đốc xúc tiến và hỗ trợ đầu tư thành phố Đà Nẵng. 

Cả 3 quan chức cầm quyền cốt cán trên của Đà Nẵng đều bị khởi tố với cùng tội danh “vi phạm các qui định của nàh nước về quản lý đất đai”. Một điểm chung của các bị can vừa nhận được xuất tham quan lò của Lú lần này là liên quan đến Phan Văn Anh Vũ tức “Vũ nhôm”. Các tướng, cán bộ côn an và quan chức, cựu quan chức của Đà Nẵng đều dính dáng tới việc đại tá tình báo Vũ nhôm trong đại án “trốn thuế, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, cố ý làm lộ bí mật nhà nước”. 

19.04.2018

Giáo dục Việt Nam… “10 năm tới sẽ khác”! Khác ở chỗ nào vậy hở ông Nguyễn Thiện Nhân?

Lê Thiên (Danlambao) - Đầu Tháng Tư 2018, Dân Làm Báo có giới thiệu đến độc giả bài “Thấy gì từ chuyện cô giáo không giảng bài suốt học kỳ?”, trong đó tác giả minh xác “không lên tiếng cho một cá nhân, kể cả cô giáo trong cuộc, mà chỉ nói tới cơ chế trong chế độ CSVN” và đã không ngại chỉ thẳng ra: “Tất cả những hỗn loạn trong phạm vi học đường ngày nay tại Việt Nam xin đừng trút lên đầu các thầy cô, đừng đổ lỗi cho phụ huynh, đừng gán tội cho học sinh! Cũng xin đừng bất nhẫn đổ lỗi cho cô giáo ‘quyền lực’!... Lỗi ấy chính là lỗi hệ thống! Lỗi cơ chế! Hệ thống đảng trị! Cơ chế đảng quyền! Chính sách bịt miệng!””….

Những hỗn tạp và rối loạn hiện nay trong môi trường giáo dục tại Việt Nam ngày càng gia tăng chứng minh điều xác quyết trên. Bởi lẽ bao lâu Việt Nam còn tồn tại hai chứng bệnh nan y nguy hại cho sự ổn định và thăng tiến của nền giáo dục là bệnh dối trá và bệnh đảo ngược tôn ti thầy-trò, rối loạn quan hệ thầy cô/phụ huynh, thì bấy lâu giáo dục VN còn dừng chân tai chỗ hoặc thụt lùi (tụt hậu), kho mà mong đạt tới một nền giáo dục văn minh tiến bộ, một nền giáo dục nhân bản, một nền giáo dục khai phóng, như giáo dục thời VNCH trước năm 1975. 

Cả các báo chí CSVN hiện vẫn tràn ngập những bằng chứng về sự gian dối và rối loạn tôn ti trong giáo dục tại Việt Nam hiện nay, mà nguyên nhân chính vẫn là bệnh thành tích, bệnh dối trá vì háo danh, háo chức. 

Bệnh thành tích.

Trước tiên, có lẽ chúng ta hãy cùng nhìn lại cái bệnh trầm kha trong nền giáo dục CSVN hôm nay: Bệnh thành tích! Thành tích là gì? Vì sao nó trở thành chứng bệnh?

Theo định nghĩa thông thường, thành tích là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được. Dầu vậy, bên cạnh những thành tích tốt, thành tích xuất sắc… người ta cũng thấy có những thành tích xấu gọi là thành tích bất hảo!

Còn cái bệnh thành tích nó nằm ở trong khung nào đây? Nó có thật sự tồn tại không? Hay đó là bệnh chỉ tiêu thành tích, mà cả bộ phận đưa ra chỉ tiêu lẫn cấp thừa hành phải “đạt” hay “vượt” cái thứ chỉ tiêu máy móc tai hại này mới là những kẻ mắc bệnh và truyền bệnh cho học sinh. Nói thẳng là bệnh giả dối trong giáo dục! 

Từ cuối thế kỷ 20 đến đầu thế kỷ 21, cái gọi là “bệnh thành tích” – bệnh dối trá trong giáo dục tại Việt Nam ngày càng phình to và lây lan trầm trọng hết thuốc chữa. 

Hiện tượng Nguyễn Thiện Nhân và lời cam kết 10 năm tới…!

Ngày 28/6/2006, Nguyễn Thiện Nhân từ Phó Chủ tịch UBND Thành phố Sài Gòn được đôn lên làm Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo. Không ít người tỏ ra hoài nghi khả năng “giáo dục” của tân Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo này. Dầu vậy, đến ngày 02/8/2007, Nguyễn Thiện Nhân càng củng cố được vị trí của mình sau khi ông dược Quốc Hội CSVN phê chuẩn làm Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ Trưởng Giáo dục và Đào Tạo của nước CH/XHCN Việt Nam!

Năm 2006, khi Nguyễn Thiện Nhân (NTN) vừa đăng quang Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT), thì báo chí CSVN đã ồn ào đánh trống khua chiêng tâng bốc ông ta, một phương thức tuyền truyền quen thuộc mà chế độ đảng trị tận dụng để nâng người của đảng lên tận “đỉnh cao trí tuệ loài người”. 

Thế nên ngay trong năm 2006 trong nước xuất hiện cuốn sách “GIÁO DỤC, Những Lời Tâm Huyết” mà ai đọc lên cũng thấy ý đồ đằng sau cuốn sách là nâng bi thiên tài NTN!

Trang đầu của cuốn sách là trích đoạn bức thư của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết ủng hộ việc “quyết tâm thực hiện cuộc vận động ‘nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục’”. Sau đó là lời mở đầu của Nhà xuất bản Thông tấn với ý kiến vận động và hiến kế cho cuộc vận động trên. Kế đó, bức thư dài chỉ hơn hai trang sách của vị phụ huynh tên Quỳnh Anh ở Đà Nẵng gửi tân Bộ Trưởng GD &ĐT được diễm phúc “đăng đàn”, chỉ ra vài điều “trái tai gai mắt trong ngành giáo dục…chung qui cũng chỉ vì căn bệnh thành tích mà ra.” 

Bức thư Quỳnh Anh chỉ là bài giáo đầu cho thư hồi âm phân trần của Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân (NTN) gửi bạn đọc báo Tuổi Trẻ với lời quả quyết chắc nịch: “10 năm tới, Giáo dục Việt Nam sẽ khác” (trang 10-16). NTN viết: “Cứ giả sử bệnh thành tích khá phổ biến ở nhiều địa phương, xu hướng không thấy giảm từ nhiều năm nay thì phải chăng chỉ có các thầy cô và hệ thống giáo dục là nguyên nhân, có lỗi?” Đáp lại câu hỏi này, là lời đổ lỗi cho “hàng triệu gia đình, hàng triệu người dân là ‘đồng tác giả’”. 


NTN quả quyết: “Chính vì có hàng triệu gia đình muốn con em mình có điểm cao (hơn thực chất), sẵn sàng đó tiền ‘bồi dưỡng’ các thầy cô để các em thi được điểm cao bằng mọi cách thì mới có bệnh thành tích ở qui mô lớn và ‘bền vững’”… 

Ông cũng đã không quên nại ra cái cớ cũ rích “1000 ngàn năm bị phương Bắc đô hộ và 100 năm xâm lược của phương Tây” làm cho nền giáo dục CS nên trì trệ và đổ đốn! Nhưng người dân trong nước, ai mà không nhận ra sự đổ vỡ của giáo dục bắt nguồn từ những đạp đổ phá bỏ những cơ sở, cơ chế giáo dục, đường hướng giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, bắt bớ, giam cầm, hành hạ trí thức, các nhà giáo dục chế độ “cũ” vào tạo cho giáo dục sau 1975 thành một nền giáo dục nhồi nhét chính trị CS độc hại cùng vô số những hình thức đầu độc khác vào đầu óc con em VN… trong chính sách đảng trị độc quyền giáo dục. Đến giờ vẫn còn tiếp tục cấm cản hoặc hạn chế tôn giáo tham gia vào lãnh vực giáo dục đào tạo về mặt tri thức/kiến thức. Các đại học gọi là “tư thục” hiện nay thực chất chỉ là những ổ kinh doanh trá hình mà người được quyền khai thác mang danh nghĩa tư nhân, song đó là tư nhân… con nhà đảng, hay những tư nhân quan hệ “tốt” về mặt tiền bạc chạy chọt!

Mặt khác, để củng cố cho lập luận của ông Nhân về “những đóng góp to lớn mà nền giáo dục xhcn đóng góp cho xã hội mà dư luận xã hội không nhìn nhận bởi đã không ‘chịu’ nhìn thấy,” ông phô trương hàng loạt những thành tựu về kinh tế, xã hội mà ông quả quyết chỉ do những “sản phẩm của nền giáo dục CSVN” mới là những người tạo nên “kỳ tích kinh tế VN mà thế giới đang thừa nhận!” 

Rõ ràng, trong khi cố gắng đánh bóng “kỳ tích kinh tế” từ nền giáo dục xhcn, NTN đánh lạc hướng công luận trong nước bằng cách tung hỏa mù, ngầm phủ nhận sự viện trợ, tài trợ và sức đầu tư lớn lao mà thế giới tư bản Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, đã mang tới cho Việt Nam, đặc biệt là vốn vay ưu đãi ODA cho việc phát triển các hạ tầng cơ sở, hạ tầng kiến trúc xã hội Việt Nam, mà một phần không nhỏ của vốn ODA đã bị đám quan chức CSVN đánh cắp chia nhau làm giàu vô tội vạ, điển hình là vụ PMU 18, vụ Xa lộ đông tây ở Sài Gòn…. 

Ông NTN kết thúc thư trả lời của ông với lời đoan chắc “trong 10 năm tới nền giáo dục VN sẽ có những bước phát triển mới, xứng đáng với đòi hỏi của sự nghiệp hiện đại hóa – công nghiệp hóa của đất nước, với mong muốn và tin cậy của nhân dân cả nước…” Láo khoét lộ liễu chưa? 

Năm 2018, đã qua hơn 10 năm kể từ năm 2006.

Giờ thì 10 năm đã trôi qua (tính ra đã 12 năm tính tới năm 2018 này), Giáo dục Việt Nam khác ở chỗ nào so với trước?

Vẫn những cảnh học sinh đâm chém nhau, nữ sinh đánh nhau giữa phố, xé áo, lột quần của nhau cho thiên hạ “chiêm ngưỡng” sau đó đưa clip lên mạng phô diễn sự đời, vẫn cảnh đánh nhau giữa các thầy cô, vẫn cảnh thầy đánh trò tàn nhẫn, trò đánh thầy tàn bạo, thầy ép trò uống nước giẻ lau, phụ huynh đánh sẩy thai cô giáo hay bắt cô giáo quỳ, cùng vô số những kiểu cách giáo dục vô giáo dục nhan nhản hàng ngày khắp nơi trong nước.

Chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư trước 2006.

Đáng kể nhất là sự gian lận dối trá gia tăng lộ liễu trong hàng ngũ bậc thầy… với mấy chức danh ảo, hữu danh vô thực - chức danh giáo sư, phó giáo sư… 

Từ năm 2006, trong cuốn Giáo dục những lời tâm huyết dẫn trên đã thấy có bài của Giáo sư Hoàng Tụy “Cần thay đổi cách nhìn đối với Giáo dục” (trang 219-228), Ông Tụy mạnh mẽ cảnh báo “sự mê hoặc của những chức danh ảo.” Theo ông, “số GS, PGS của ta nhiều hơn một số nước khác có trình độ giáo dục hơn ta, nhưng thật ra trong số đó nhiều người chỉ là hữu danh vô thực, trình độ quá thấp so với chức danh.” 

Ông Hoàng Tụy còn tiết lộ: Một quan chức trong Hội đồng chức danh GS, PGS đã thừa nhận “không phải chỉ 30% mà đến 80% GS, PGS của ta chưa xứng đáng theo tiêu chuẩn quốc tế.” Nhưng rồi chính quan chức ấy đã vội phân bua: “Tuy nhiên, ta xét GS, PGS theo tiêu chuẩn của ta.” Lời phân giải của quan chức này đã khiến Hoàng Tụy phải thốt lên lời mai mỉa: “Nghĩa là GS, PGS của ta là GS, PGS của Việt Nam thôi, xin đừng so với quốc tế, đừng so với ngay cả những nước láng giềng! Trách gì đại học của ta không tụt hậu, đứng áp chót trong khu vực.” (Sđd, trang 223).

Chức danh GS, PGS năm 2018.

VNExpress ngày 04/4/2018, có bài “Một số ứng viên giáo sư, phó giáo sư gian dối trong kê khai hồ sơ.” Bài báo nêu rõ: “Ngày 4/4, ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sau chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ đã thành lập đoàn thanh tra rà soát 95 hồ sơ ứng viên giáo sư, phó giáo sư… Kết quả thanh tra cho thấy có sự gian dối trong hồ sơ của một số ứng viên.” 

Theo ông Bằng, việc xét duyệt chức danh giáo sư, phó giáo sư phải trải qua tới ba cấp: Hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở, Hội đồng chức danh giáo sư cấp ngành/liên ngành và Hội đồng chức danh giáo sư cấp nhà nước…Vậy mà sự gian dối vẫn cứ trót lọt qua cả ba cửa ải! Cụ thể, kết quả cuối cùng ngày 15/4/2018 cho biết trong số 95 hồ sơ chức danh GS-PGS duyệt xét lại, có tới 41 ông bà hoặc bị loại, hoặc tự nguyện rút lui! (Gần phân nửa).

Trò chức danh Giáo sư/Phó Giáo sư (GS/PGS)… dưới chế độ CSVN trước sau như một là vậy. Ông Nhân ăn nói làm sao đây với người dân VN, ít ra với người dân Sài Gòn về điều ông huênh hoang? “10 năm tới, Giáo dục Việt Nam sẽ khác”? “Sẽ có những bước phát triển mới, xứng đáng với đòi hỏi của sự nghiệp hiện đại hóa – công nghiệp hóa của đất nước, với mong muốn và tin cậy của nhân dân cả nước…” là vậy đó, phải không ông Nhân?

Thạc sĩ, tiến sĩ… bỉ mặt chưa?

Nói chi tới chuyện Tiến sĩ, Thạc sĩ? Dối trá chất chồng dối trá, liên tục! Năm 2006 khi ông Nhân hùng hồn “10 năm tới, Giáo dục VN sẽ khác” thì chuyện “dốt như chuyên tu, ngu như tại chức” đã là câu cửa miệng của người dân bên cạnh là những hiện tượng học giả bằng giả nhan nhản đến nỗi có người lên tiếng trên báo chí mà quyển Giáo Dục Những Lời Tâm Huyết tập hợp sao in lại: “Trong lịch sử giáo dục nước nhà, chưa bao giờ các dịch vụ làm luận văn, luận án lại được quảng cáo công khai quanh các trường đại học như hiện nay” (Sđd, trang 61), khiến “tình hình học giả bằng thật, hiện tượng sao chép luận văn thạc sĩ tiến sĩ xảy ra không phải ít” (61). 

Không phải chỉ trong giới quan chức ngồi ở những bục ghế cao cai trị dân đen, mà cả những giới chức trong ngành giáo dục với cương vị lẽ ra phải “mô phạm”… thì lại chỉ chuyên tính toán làm chuyện mờ ám, miễn sao đạt được mục đích: mảnh bằng, cái thế Ts, Ths để đạt cái ghế trong đảng và đoạt tiền của dân! Cho nên người ta ham bằng cấp, hám chức danh, nhưng lại dị ứng với danh hiệu hay tư cách “mô phạm”.

Bây giờ, đã hơn 10 năm sau lời phán chắc nịch của NTN, chúng ta hãy vào đọc Lao Động Online ngày 13 /4/2018 ắt thấy ngay: “Làm cử nhân, tiến sĩ không cần... ‘chất xám’” là như thế nào! “Thuê viết luận văn điểm cao”, “hoàn tiền nếu không đạt”, “bài viết chất lượng, không đạo văn”, “bảo mật thông tin khách hàng”… Đó“là những lời giới thiệu vô cùng hấp dẫn được các trang web cũng như các cơ sở viết thuê luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, tiến sĩ đưa ra để chào mời khách hàng.” Người đọc hiểu ngay vì sao những lời chào mời trên thu hút khách! 

Thế nên Lê Học Lãnh Vân, qua bài “Ngành giáo dục cần lắm một cuộc chấn hưng toàn diện” trên báo Một Thế giới ngày 15/4/2018 cũng kêu lên: “Bằng giả, bằng gian, vài mươi năm trước xuất hiện lén lút, giờ thì tràn lan! Hãy hòa vào đám đông xã hội để nghe những thông tin rao bán bằng cử nhân, tiến sĩ với đủ mức giá. Con số giáo sư được phong cùng với trình độ giáo sư được phong khiến người ta ngao ngán.”

“Bệnh” thành tích dứt chưa?

Năm 2006, trong bối cảnh chống bệnh thành tích, khi ông NTN tuyên bố “10 năm tới, Giáo dục Việt Nam sẽ khác”, ai cũng hiểu cái khác mà ông NTN bảo đảm chắc nịch trên đây là lời cam kết chấm dứt vĩnh viễn bệnh thành tích trong giáo dục!

Nhưng cho tới năm 2018 này, bệnh ấy có chút gì thuyên giảm chưa? Báo Dân Trí ngày 15/01/2018 có câu trả lời qua bài “Tiếng nói người trong cuộc: Giáo dục bao giờ hết bệnh thành tích?” Tác giả bài báo “là một giáo viên trực tiếp đứng lớp nên tôi luôn nhận thấy những bất cập trong ngành giáo dục.”

Vị nhà giáo kể lại: “Hàng năm, chỉ tiêu giao xuống trường luôn cao. Nhiều khi giáo viên bức xúc phản đối thì ban giám hiệu lại ‘đổ thừa’ cho cấp trên giao thế. Cuối cùng thì giáo viên phải nhận thôi. Giáo viên thường đùa nhau mình bây giờ chẳng có quyền gì, phận là thiên lôi chỉ đâu thì đánh đó.” Theo vị giáo viên ấy,“trong các trường học thì lúc nào cũng có những khẩu hiệu ‘Tiếp tục thực hiện cuộc vận động Hai không’ của Bộ với 4 nội dung nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích. Nói không với vi phạm đạo dức nhà giáo và việc học sinh không đạt chuẩn lên lớp”. Tuy nhiên, thực tế thì ta đang làm hoàn toàn trái ngược với khẩu hiệu này.”

Tác giả bài báo than thở: “Đi dạy bây giờ, vì chỉ tiêu mà giáo viên luôn cảm thấy áp lực. Chúng tôi không hiểu sao học sinh điểm kém mà giáo viên phải chịu trách nhiệm? Các em điểm kém vì nhiều nguyên nhân. Vậy thì cứ để vậy rồi chúng ta uốn nắn, phụ đạo thêm. Đằng ngày, ta cứ đẩy các em lên cho đủ chỉ tiêu.”

Từ các nhận định trên, vị giáo viên chỉ ra hậu quả của chỉ tiêu cứng nhắc và thành tích ảo: “Đây là một trong những lí do góp phần cho học sinh thêm hư. Những thầy cô dạy ở trường điểm thì áp lực chỉ tiêu càng lớn. Có những trường đầu năm Phòng giao chỉ tiêu là 60% học sinh khá giỏi. Vì vậy mà thành tích ngày càng ảo. Nhiều em bây giờ tỏ ra coi thường giáo viên, đôi khi các em cứ nghĩ thầy cô sợ mình.”

Giáo dục VN, khuôn mặt nhem nhuốc.

Cách đây 8 năm, vào ngày 09/4/2010, nhà báo Trương Duy Nhất đã ghi nhận NTN cổ võ “cuộc vận động hai không: ‘Nói không với tiêu cực trong thi cử và nói không với việc chạy theo thành tích’; rồi sau thêm mấy không nữa như: ‘nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc ‘ngồi nhầm lớp’ (cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp), và ‘nói không với đào tạo không theo nhu cầu xã hội’. 

Trương Duy Nhất vạch rõ: “Càng nói ‘không’ thì nó càng nhan nhản, càng hò hét chống bệnh hình thức thì những chủ trương, chính sách và ý tưởng kia càng hình thức hơn lúc nào hết.” Rồi ông bực bội nặng lời: “Chưa thấy thời nào, triều đại nào mà ngành giáo dục lại phơi bày một khuôn diện nhem nhuốc, bầm vấy như thời ông Nhân. Học sinh đâm chém nhau, đâm trọng thương cả thầy cô giáo, nữ sinh cũng bè hội đồng đánh nhau để… quay clip chơi, bỏ học dắt nhau vào nhà trọ “thí nghiệm” như người lớn, cô giáo thì dán băng keo bịt miệng đến chết con trẻ, thầy giáo thì bán điểm gạ tình, mua trinh, hiếp dâm học trò…” (Trương Duy Nhất - Giáo dục thời bất … Nhân, Dân Luận 09/4/2010). 

Nhưng chuyện thời 2010 vẫn chưa bằng chuyện hôm nay 15/4/2018 theo phản ánh của Lê Học Lãnh Vân: “Các vụ bạo hành học đường liên tiếp xảy ra. Cô giáo nhà trẻ đánh đập trẻ, thầy đánh trò, trò đánh thầy, thầy đâm trò, trò đâm thầy... Chuyện phụ huynh vào trường bắt cô giáo quỳ xin lỗi thì thật đã khiến người ta kinh sợ cho tương lai giáo dục nước nhà. Vài tuần sau đó lại thêm phụ huynh vào trường đánh vào bụng cô giáo đang mang thai... Nền Giáo Dục Việt Nam đã giận dữ được chưa?” (Một Thế giới, 15/4/2018: Ngành giáo dục cần lắm một cuộc chấn hưng toàn diện).

Lê Học Lãnh Vân vạch tiếp: “Các đây hai năm, những cô giáo ở Hà Tĩnh bị điều đi ngoài giờ để “phục vụ lễ tân cho Liên hoan Dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh” và sau đó “còn phải đi cùng quan khách tới một nhà hàng ở TX. Hồng Lĩnh ăn uống, tiếp bia rượu và hát hò” mà nhiều người nhận xét rằng có tính cách “bia ôm”! Nhiều người nghĩ rằng đây chỉ là một trong nhiều sự việc tương tự hay tệ hơn đã xảy ra.”(Lê Học Lãnh Vân – Một Thế giới, 15/4/2018: Ngành giáo dục cần lắm một cuộc chấn hưng toàn diện). Oái oăm thay, tác giả than thở: Chính “Bộ trưởng bộ Giáo dục Đào tạo, người lãnh đạo cao nhất ngành giáo dục quốc gia cho rằng việc những cô giáo ở Hà Tĩnh bị điều đi ngoài giờ để ‘phục vụ lễ tân ăn uống, tiếp bia rượu và hát hò’ chỉ là ‘chuyện vui vẻ thôi’”.

Loạn giáo dục tiếp diễn không ngừng. Do đâu?

Sau năm 2010 cho đến nay (2018), khẩu hiệu vẫn cứ là khẩu hiệu. Còn thực chất như thế nào, báo chí, cả các báo chính lề Cộng sản, cụ thể là tờ Giáo Dục Việt Nam không ngày nào không có những tin tức loạn giáo dục, loạn học đường, loạn quan hệ giữa phụ huynh với thầy cô giáo, loạn tương quan giữa thầy với trò, giữa trò và trò với nhau, thậm chí giữa nữ sinh với nhau… Loạn không phải chỉ gây chóng mặt, mà còn làm phát ói đến mật xanh!

Nguyên nhân từ đâu? Trong bài “Thấy gì từ chuyện cô giáo không giảng bài suốt học kỳ?” chúng tôi đã thẳng thừng chỉ ra rằng lỗi là lỗi cơ chế, cơ chế đảng trị! Chúng tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình: Bao lâu Việt Nam còn bị siết chặt, đè bẹp dưới chế độ đảng trị, bấy lâu nền giáo dục còn chịu những áp lực chính trị sắt máu không thể vươn lên theo kịp ai. Trừ khi thế hệ trẻ hiện nay được đào tạo ở các quốc gia văn minh tiến bộ như Anh, Mỹ, Pháp Đức, Úc, Nhật…. sớm tỉnh ngộ, mang sở học của mình, văn minh dân chủ của xứ người về áp dụng tại Việt Nam và có can đảm làm một cuộc cách mạng, ít nhất là cách mạng giáo dục, thì may ra! Không có cơ chế đảng trị, làm gì có chuyện tràn lan hỗn loạn học đường “thời đại HCM”. 

Trước khi giới thiệu bài viết của tác giả Bùi Nam ngày 13/4/2018, báo Giáo dục Việt Nam đưa ra Lời Tòa Soạn: “Nếu trong quan niệm của xã hội trước đây thì nghề giáo là một nghề cao quý và đáng được tôn trọng nhất thì ngày nay giá trị đó đang bị đảo chiều.”

Tác giả Bùi Nam nhận xét: “Qua các sự việc gây xôn xao dư luận về nghề giáo trong thời gian vừa qua, trong đó có các vụ bạo hành xâm phạm thân thể, nhân phẩm giáo viên như vụ phụ huynh dùng lời nói ép cô giáo trẻ phải quỳ gối ở Long An; vụ phụ huynh xông vào trường ép cô giáo quỳ xin lỗi và hành hung cô giáo đang mang thai dẫn đến dọa sẩy thai ở Nghệ An; hay vụ thầy giáo bị học sinh đâm trọng thương khi ra khỏi trường ở Quảng Bình, học sinh bóp cổ cô giáo ở Bến Tre,…” 

Tác giả than thở: “Đó thật sự là một bức tranh đầy đắng cay, tủi nhục và chua xót cho nghề giáo là nghề mà cả xã hội coi là nghề cao quý nhất trong các nghề thì giờ đây đã trở thành nghề nguy hiểm nhất trong tất cả các nghề.”

Không phải chỉ mỗi Bùi Nam hay báo GDVN mà hầu như mọi người Việt Nam đều nhận thấy rõ những hiện tượng quái gở trên đây hàng ngày khắp nơi trong nước. Do vậy, chúng tôi vẫn không ngại xác quyết: Để nền giáo dục nhân bản, khai phóng, đạo đức, tiến bộ của VNCH vốn đã bị CSVN đánh sập, được vực dậy hầu có đủ khả năng và bản lãnh sánh vai cùng các nền giáo dục tân tiến thế giới, chúng ta hãy cấp thời triệt tiêu chế độ CS toàn trị trên quê hương ta!

Sự lạ! Báo lề đảng ca ngợi GD/VNCH trước 1975.

Không phải chỉ một thiểu số trong đó có chúng tôi nhiễm bệnh “hoài cổ”, mà hầu hết những ai đã sống và lớn lên tại Miền Nam Việt Nam trước 1975 đều nhìn nhận giá trị đáng trân trọng của nền giáo dục VNCH. Do sợ “mở miệng mắc quai”, người dân trong nước đành im lặng. Dầu vậy, đây đó ở trong nước, cả trên báo chí lề đảng, vẫn còn những dư âm trung thực.

Cụ thể, trên báo Một Thế Giới (ngày 13/3/2018), người ta đọc thấy bài “Thầy ơi là thầy” của Nguyễn Vũ Mộc Thiêng công khai tôn vinh xã hội cùng nền giáo dục Việt Nam trước 1975 ở Miền Nam: “Xã hội Việt Nam trước 1975, dù không còn vua nhưng người Thầy ở miền Nam vẫn giữ vị trí cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của mỗi người vì ‘Lương Sư Hưng Quốc’. Người Việt bảo nhau ‘Muốn sang thì bắc cầu kiều…’ và dạy con cháu ‘Nhất tự vi sư, bán tự vi sư’. Cha mẹ có công sinh thành, nuôi dưỡng; thầy cô có công dưỡng dục, dạy dỗ ta nên người. Thầy cô chỉ đứng sau cha mẹ ‘Mồng 1 tết cha, mồng 3 tết thầy…’ ‘Trời cao, biển rộng, đất dầy. Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy khắc ghi’”.

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng tiếp tục tuyên dương Miền Nam Việt Nam thời trước 1975: “Trước 1975, ở miền Nam, Sư Phạm song hành với Y Khoa, là hai ngành khó vào nhất. Còn bây giờ, người ta bảo nhau: “Chuột chạy cùng sào mới vào Sư Phạm”. Thầy dốt, nên khó có trò giỏi. Trò không giỏi vào Sư Phạm… Cứ một vòng luẩn quẩn và giáo dục ngày càng xuống cấp. Khi máy cái của xã hội lạc hậu và hỏng hóc thì cuộc sống đảo điên là tất yếu.”

Một nhân vật khác, ông Nguyễn Trần Bạt thì lại cổ võ một “nền giáo dục tự do, tự lập, tự trọng”, một nền giáo dục hoàn toàn xa lạ và có thể bị coi là thù địch với nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hôm nay, nhưng đó lại là một nền giáo dục được phát huy và phát triển thành công tuyệt vời tại Miền Nam Việt Nam trước năm 1975. 

Dường như tâm đắc với nền giáo dục tự do, tự lập, tự trọng và tự cường của Miền Nam Việt Nam, qua bài Tiến tới một nền giáo dục hiện đại, (trong cuốn Giáo Dục Những lời tâm huyết, trang 339), Nguyễn Trần Bạt hô hào: “Đối với cuộc đời một con người, tự do là điểm khởi đầu, tự lập là điểm tiếp theo, và tự trọng là điểm cuối cùng.” Ông Bạt lập luận: “Nếu không tự do, chúng ta sẽ không thể tự lập, và nếu không tự lập, chúng ta sẽ không thể tự trọng.” Từ đó, ông kết luận: “Linh hồn chính trị của đời sống giáo dục cũng là tự do.” 

Ông Bạt xác quyết: “Tự do chính trị nghĩa là không bị áp đặt bởi định kiến chính trị để có khả năng tiếp cận và xử lý uyển chuyển trước những khác biệt của đời sống”– Nguyễn Trần Bạt).

Sự tự do mà Nguyễn Trần Bạt mong mỏi cho cả Việt Nam hay chỉ cho cái phạm vi giáo dục mà thôi đang khi đất nước vẫn cứ bị siết chặt trong bàn tay sắt máu của chủ nghĩa cộng sản độc tài đảng trị, chắc chắn đó chỉ là sự tự do của một giấc mơ hão huyền… bao lâu người Việt mình chưa cùng đứng lên đòi cho bằng được quyền tự do đích thực và chính đáng ấy. 

(18/4/2018)

Dân chủ xã hội chủ nghĩa là cái chi chi?

Phạm Trần (Danlambao) - Nếu 4.5 triệu đảng viên Cộng sản Việt Nam (CSVN) chưa bị tâm thần tất cả thì số đông cán bộ tuyên truyền đã bị lá bùa “dân chủ xã hội chủ nghĩa” làm mê sảng hoảng loạn.

Hiện tượng này đã phản ảnh trong luồng tuyên truyền của Ban Tuyên giáo, cơ quan có trách nhiệm giữ vững tư tưởng đảng viên, nhằm chống lại những phê phán Việt Nam không có dân chủ và tự do.

Đứng đầu chiến dịch không mới nhưng liên tiếp được thực hiện đã xuất hiện trên báo Quân đội Nhân dân, Tạp chí Cộng sản và trong đội ngũ những nhà lý luận cực đoan, bảo thủ và giáo điều của Hội đồng lý luận Trung ương.

Hãy đọc: "Để thực hiện mục tiêu xuyên suốt trong chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân, chống phá cách mạng Việt Nam, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân chủ, về xây dựng nền dân chủ ở nước ta, các thế lực thù địch đã, đang và sẽ triệt để lợi dụng các phương tiện thông tin đại chúng, các phần tử bất mãn, thoái hóa, biến chất, những người nước ngoài và những người nước ngoài vào Việt Nam có ý đồ chống phá cách mạng Việt Nam để tuyên truyền, xuyên tạc phủ nhận những thành tựu về dân chủ, về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam." (Báo Quân đội Nhân dân (QĐND), ngày 28/03/2018)

Nhưng tìm đâu ra “những thành tựu về dân chủ” và “dân chủ xã hội chủ nghĩa” là cái chi chi mà Ban Tuyên giáo phải ra công giãi bầy và bênh vực đến tốn công tốn của đến thế?

Trước khi đi sâu hơn vào ngôn ngữ của những loa phường này, nên biết từ năm 2016, Tạp chí kinh tế nổi tiếng của Anh, The Economist đã liệt Việt Nam vào thứ 131/167 các nước “chuyên chế, độc tài (authoritarian regime)” đứng cùng hàng với Triều Tiên, Trung Quốc, Lào và Afghanistan.

Trong khi Feedom House (Ngôi Nhà Tự Do), một tổ chức độc lập ở Hoa Kỳ công bố phúc trình về tự do toàn cầu năm 2017 cho thấy Việt Nam nằm trong số 49 quốc gia trên thế giới, không có tự do trong nhiều lịnh vực.

Một trong những bằng chứng đàn áp dân chủ công khai của nhà nước CSVN là họ đã không ngần ngại trấn áp và bỏ tù những ai bất đồng chính kiến và đòi dân chủ tự do, kể cả các quyền tự do báo chí, ngôn luận, lập hội, biểu tình và tín ngưởng, tôn giáo đã được quy định trong Hiến pháp.

Nhà nước CSVN đã đội lên đầu các nhà báo tự do (Bloggers) và tổ chức Xã hội Dân sự chiếc mũ “các thế lực thù nghịch” để tự do đàn áp.

Theo Tổ chức ân xá Quốc tế, ÂXQT (Amnesty International) thì Việt Nam đang giam giữ ít nhất 97 tù nhân lương tâm trong các trại giam khắc nghiệt ở Việt Nam. 

Ông James Gomez, giám đốc Amnesty International tại Đông Nam Á, đã nói với báo chí thế giới: "Việt Nam là một trong những nhà tù giam giữ nhiều nhà tranh đấu hòa bình nhất Đông Nam Á – một danh hiệu đáng xấu hổ. Cả 97 tù nhân lương tâm mà chúng tôi biết được là những con người can đảm, đã bị mất đi tự do chỉ vì muốn thúc đẩy nhân quyền. Điều tệ hại nhất là con số này có thể thấp hơn so với thực tế." (Theo RFI, ngày 04/04/2018).

Tuyên bố của ÂXQT được đưa ra một ngày trước khi các Tòa án của nhà nước kết án 10 nhà đấu tranh dân chủ và xã hội dân sự, trong đó có Luật sư nổi tiếng Nguyễn Văn Đài bị án 15 năm tù giam và 5 năm quản chế.

Tổng cộng số năm tù của 10 người, bị cáo buộc vào tội danh “Lật đổ chính quyền nhân dân”, hay “tuyên truyền chống nhà nước” là 96 năm tù giam và 32 năm quản chế. Bốn phiên tòa này đã diễn ra theo sắp đặt và ý muốn của nhà nước ở Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nội và Thái Bình từ ngày 04 đến 12/04/2018.

Vậy mà, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng vẫn có thể chối biến để nói ngày 05/04 (2018) rằng "Ở Việt Nam không có cái gọi là tù nhân lương tâm, không có việc những người bày tỏ chính kiến mà bị bắt giữ."

Dân chủ theo đảng

Vậy điều được gọi là “quan điểm của Đảng về dân chủ” và “xây dựng nền dân chủ” ở nước Việt Nam Cộng sản là gì?

Trước hết đó là thứ dân chủ trá hình do đảng vẽ ra và điều hành từ nội dung đến hình thức được gọi là “dân chủ trực tiếp” và “dân chủ đại diện”.

Nhưng dù “trực tiếp” hay “đại diện” thì những kẻ được bầu cũng là người của đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền ở Việt Nam. Vì vậy, trên các Hội đồng Nhân dân là Ban đảng địa phương cai trị. Và trên Quốc hội là Bộ Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương đảng.

Tuy không có bất cứ văn kiện nào minh thị cho phép Đảng quyền ngồi trên Hành pháp, hay Pháp quyền cũng phải nằm dưới Đảng quyền nhưng thực tế mọi việc từ nhỏ đến lớn ở Việt Nam đều do Bộ Chính trị của một nhúm người quyết định tất cả.

Tỷ dụ như Bộ Chính trị khóa đảng XII chỉ có 18 Ủy viên do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cầm đầu thì không những chỉ điều khiển 4.5 triệu đảng viên mà cả 94 triệu người Việt Nam. Nhúm người này còn điều khiển cả Chính phủ và Quốc hội.

Do đó, mọi việc của Lập pháp và Hành pháp ở Trung ương phải được sự đồng ý của Bộ Chính trị. Cũng như thế ở địa phương, ông việc của Hội đồng Nhân dân không thể qua mặt Đảng ủy cơ sở. Hơn thế nữa, những vấn đề lớn của địa phương, muốn cho “ăn chắc mặc bền” thì cứ thỉnh ý Trung ương cho vừa lòng nhau.

Lý do có “chồng chéo” lên nhau vì nhiều Lãnh đạo Đảng cũng là lãnh đạo Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp hay là Đại biểu Quốc hội. Ơ cấp địa phương cũng ít khi mà có thể tách đảng ra khỏi Hội đồng nhân dân.

Đó là lý do tại sao “đảng quyền” và “chính quyền” ở Việt Nam đã được người dân gói gọn vào mấy chữ “vừa đá bóng vừa thổi còi” cho tiện việc.

Vì tập quán “ăn trùm quyền lực” của đảng cứ mỗi ngày một phình to ra nên nhân dân phải để mọi việc cho nhà nước lo. Do đó, những khẩu hiệu như: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, hay “tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, hoặc là “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ...” không có nghĩa gì trong đời sống hàng ngày. Mục đích viết ra chỉ để gõ cho kêu mà thôi, trong bụng chả có gì.

Do đó mới có chuyện đội ngũ tuyên truyền của Ban Tuyên giáo đã phải nhảy chổm lên như bị kiến lửa đốt mỗi khi thứ dân chủ xã hội chủ nghĩa giả tạo của Việt Nam bị tấn công.

Bằng chứng như báo QĐND đã viết: "Những thành tựu to lớn của Đảng, Nhà nước và của nhân dân ta trong quán triệt và thực hành nền dân chủ nhân dân là một thực tế sinh động không ai có thể phủ nhận được. Ấy vậy mà các thế lực thù địch vẫn ra sức xuyên tạc bản chất của chế độ dân chủ và những thành tựu về dân chủ ở nước ta với những thủ đoạn, biện pháp vừa trắng trợn, vừa tinh vi và đều nhằm tới mục đích là chống phá cách mạng Việt Nam, hạ thấp, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, vai trò của Nhà nước XHCN, phủ nhận bản chất ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta." (QĐND, 28/03/2018)

Dân chủ đất sét

Nhưng “ưu việt” ở chỗ mô, khi mà người dân không được quyền tự do tư tưởng, ra báo; đảng cầm quyền độc tài không chấp nhận đa nguyên đa đảng; không có ứng cử và bầu cử tự do; cứ mãi trì hoãn trình ta Quốc hội hai Luật biểu tình và lập hội để tước bỏ quyền dân.

Chỉ bấy nhiêu chuyện đảng còn nợ dân để tiếp tục tham quyền cố vị đã chứng minh có đốt đuốc đi tìm cũng không thấy được cái ưu việt nó nằm chỗ nào trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại sao? Vì Việt Nam ngày nay vẫn còn có nhiều cái đầu đất sét ăn sâu bám rễ trong Bộ Chính trị, Hội đồng Lý luận Trung ương, Ban Tuyên giáo, Tổng cục chính trị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.

Tiêu biểu như vào năm 2011, cả nước đã “bừng con mắt dậy thấy mình chơi vơi” khi biết Bà Tiến sỹ Nguyễn Thị Doan, khi ấy là Phó Chủ tịch Nước đã hát trên báo Nhân Dân, cơ quan tiếng nói của Ban Chấp hành Trung ương đảng rằng: "Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, biết kế thừa những tinh hoa dân chủ của các Nhà nước pháp quyền trong lịch sử và đã, đang phát triển lên tầm cao mới, khác hẳn về bản chất và cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản, nhưng chưa tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu đúng về dân chủ đi liền với kỷ cương nên một số người đã cố tình lợi dụng dân chủ để gây rối, chia rẽ làm tác động xấu đến trật tự, an toàn xã hội." (Nhân Dân, ngày 5/11/2011)

Bảy năm sau, dù đảng đã khan cổ tuyên truyền mà ông Thiếu tướng, PGS, TS Nguyễn Vĩnh Thắng, Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự, Bộ Quốc phòng vẫn phải ca tiếp Bản nhạc Nguyễn Thị Doan.

Ông viết trên báo QĐND: "Trong bối cảnh hiện nay, trước những tác động to lớn, toàn diện của tình hình thế giới, khu vực, trong nước, sự chống phá của các thế lực thù địch ngày càng tinh vi, thâm độc và những hạn chế, bất cập của việc thực hiện dân chủ ở nước ta, để tiếp tục khẳng định bản chất ưu việt của chế độ dân chủ ở nước ta, cần quan tâm làm tốt một số vấn đề sau đây:

Thường xuyên quan tâm giáo dục, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân, nhất là nhân dân ở những nơi khó khăn, trình độ dân trí còn thấp nhận thức ngày càng đầy đủ hơn, sâu sắc hơn quan điểm Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân chủ, về xây dựng và thực hành nền dân chủ XHCN, một nền dân chủ gấp triệu lần nền dân chủ tư sản."

Ông Thắng nêu lên trình độ dân trí thấp để bảo vệ luận điểm có nhiều người ở Việt Nam chưa hiểu rõ giá trị của “nền dân chủ XHCN” là ông đã coi thường dân.

Chuyện này cũng giống như con người, bị lên án là “bất bình thường” Hoàng Hữu Phước, nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, đã đề nghị bỏ hai dự Luật lập hội và Luật biểu tình. Phước nói với Quốc hội ngày 17 tháng 11 năm 2011: "Biểu tình là hành động để chống lại chính phủ nước mình hoặc chống lại một chủ trương của chính phủ của nước mình" và "Đa số công dân sẽ không ủng hộ Luật biểu tình vì bản chất dễ bị tổn thương và dễ bị lợi dụng gây ra biến loạn".

Cùng ngày, khi trả lời báo Tuổi Trẻ tại hành lang Quốc hội, Phước nói: "Khi nào trình độ dân trí cao hơn và kinh tế ổn định hơn thì mới có thể ban hành Luật biểu tình."

Nhưng liệu đảng có dám tổ chức trưng cầu ý dân để xem có mấy ai còn muôn tiếp tục kiên định thứ Chủ nghĩa thoái trào và lạc hậu Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, hay muốn cứ để cho đảng độc quyền và độc tài cai trị suốt đời?

Nếu đảng CSVN chưa dám làm vì lòng dạ đảng còn xốn xang, tâm tư còn bức xúc, bực dọc và lo âu cho số phận cũng là điều dễ hiểu.

Bằng chứng như một tài liệu của Ban Tuyên giáo đã được in sách của Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2007 đã phản ảnh tâm trạng sợ đa nguyên đa đảng hiện nay.

Tại liệu viết: "Thực chất những luận điệu hô hào, cổ súy đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập không có mục đích gì khác là muốn hạ thấp và đi tới phủ nhận, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam."

Khổ nỗi là cũng đã có không thiếu những viên chức cao cấp, trí thức và lão thành cách mạng Cộng sản cũng đòi “đã đổi mới kinh tế thì phải đổi mới chính trị” để thu hút sự đóng góp xây dựng đất nước của toàn dân.

Họ nêu bằng chứng thất bại của chủ trương lạc hậu “đảng phải lãnh đạo” và “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo” đã tạo ra một nền kinh tế không co tự do và phải tiếp tục lệ thuộc vào nước ngoài, đặc biệt với Trung Hoa, để tồn tại. Và với hoàn cảnh công nhân phải làm thuê cho nước ngoài ngay trên quê hương mình và bên ngoài Việt Nam mới sống nổi cho thấy còn lâu lắm Việt Nam mới tự lực cánh sinh được.

Tình hình này đã được phản ảnh trên Báo cáo "Chỉ số tự do kinh tế 2018" của Quỹ Heritage ở Washington công bố hôm 02-02-2018. Heritage xếp Việt Nam vào hạng 141/180 với 53,1 điểm, mức tổng điểm thấp hơn điểm bình quân khu vực và thế giới. Trong 43 nền kinh tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Việt Nam đứng hạng 35, thua Lào (53,6 điểm, hạng 34), Myanmar (53,9 điểm, hạng 33) và Campuchia (58,7, điểm hạng 22). (Theo báo Tuổi trẻ online, TTO, ngày 04/02/2018)

Như vậy, chừng nào tư duy của những cái đầu đất sét trong đội ngũ tuyên truyền chưa gột tẩy được não trạng khô cứng và cằn cỗi để tiếp tục ăn nói lạc lõng như lý luận dưới đây của ông Thiếu tướng Nguyễn Vĩnh Thắng thì Việt Nam còn chậm tiến dài dài.

Ông Thắng viết: "Thực chất luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là luận điểm mang nặng tính chất mị dân, rất dễ gây nên sự ngộ nhận, nhất là đối với những người có nhận thức hạn chế, từ đó có thể gây nên sự mơ hồ, lẫn lộn, có thể dẫn tới sự dao động về tư tưởng, hoài nghi về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, đối với xã hội Việt Nam; gây nên sự phân tâm trong xã hội; làm suy giảm và có thể đi đến mất dần niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Thực chất của luận điểm “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập” là tìm cách xóa bỏ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, lái nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta sang nền dân chủ tư sản; gây nên những khó khăn trong quá trình phát triển của xã hội Việt Nam, nhất là làm cho chính trị - xã hội không ổn định, kinh tế suy giảm, văn hóa xuống cấp, các mâu thuẫn và xung đột xã hội ngày càng gia tăng, phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Và nếu cứ nghe theo “lời khuyên” của các thế lực thù địch, cơ hội, chiều theo sự đòi hỏi phi lý của những người (hoặc là do thiếu hiểu biết, hoặc là do động cơ không trong sáng) để thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập, thì điều gì sẽ xẩy ra? Điều chắc chắn có thể khẳng định là, chế độ xã hội chủ nghĩa sẽ đứng trước nguy cơ bị tan rã, chẳng những người dân không được dân chủ, mà xã hội cũng rơi vào rối loạn, khủng hoảng, đình trệ, không phát triển được."

(Theo Tạp chí Cộng sản điện tử (TCCSĐT), ngày 28/2/2017)

Viết trên báo tư tưởng hàng đầu của đảng như thế thì quả thật ông Nguyễn Vĩnh Thắng đã coi thường trình độ của không ít người Việt Nam ở Thế kỷ 21.

Bởi vì lối lập luận kiểu “rung cây dọa khỉ” của ông chỉ gây thêm nghi ngờ về khả năng lãnh đạo của đảng khi so với thành quả thực tế trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quốc phòng và văn hóa.

Điều này càng làm cho thái độ kiêu căng “tính ưu việt” của cụm từ “Dân chủ Xã hội Chủ nghĩa” ở Việt Nam u tối hơn. -/-

(04/018)


30 tháng 4 và câu chuyện về đất

TTVN-2018-04-20   

Đất đai của những người đi kinh tế mới ngày càng thu hẹp

Đất đai của những người đi kinh tế mới ngày càng thu hẹp-RFA Xáo động về đất đai

Xáo động về đất đai

Sở dĩ khi nhắc đến ngày 30 tháng 4, ngày mà với người Việt Nam Cộng Hòa ở phía Nam vĩ tuyến 17 là ngày quốc hận, quốc tang thì với người Cộng sản Bắc Việt, đây là ngày chiến thắng, ngày mỹ mãn nhưng với nhân dân Việt Nam, ngày 30 tháng 4 lại là cột mốc lịch sử đóng vai trò xuất phát điểm cho những xáo động về đất đai mãi đến ngày nay. Và càng ngày, sự xáo động về đất đai, về quyền làm chủ trên mảnh đất của người dân đang ngày càng trở nên báo động.
Nói về mức độ an tâm của người dân về nhà ở, đất ở dưới thời Việt nam Cộng Hòa, nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ: “Hồi đó là mọi thứ đều giấy tờ rõ ràng, không ai lo sợ về chỗ ở của mình hết vì mình có nhà có cửa là nó thuộc quyền sở hữu của mình rồi, về cảm giác hoang mang thì không có đâu tại vì mọi thứ đều có luật pháp hết, đâu có dễ mà như bây giờ. Nếu ai có gia đình, tài sản dù lớn dù nhỏ gì đều hợp pháp đều có giấy tờ, đều có luật pháp hết. Đơn giản ví dụ như ngày xưa nhà bán nhà này đi nhà khác, tức là bán nhà này rồi đi ở nhà khác, đổi chỗ ở là không bị lo âu là nhà kia có hợp pháp, hợp lệ hay không, có bị treo hay không, không có chuyện đó.”
Nhà thơ Đỗ Trung Quân chia sẻ thêm rằng thời đó, ông vẫn còn là một thiếu niên, dường như ông không để ý gì đến chuyện đất đai hay nhà cửa. Nhưng rõ ràng cảm giác an tâm và ổn định từ gia đình có tác động không nhỏ đến tâm hồn ông. Thời đó, ông chưa bao giờ chứng kiến cảnh người ta bị cưỡng chế nhà cửa hay đất đai như bây giờ.
Hồi đó là mọi thứ đều giấy tờ rõ ràng, không ai lo sợ về chỗ ở của mình hết vì mình có nhà có cửa là nó thuộc quyền sở hữu của mình rồi, về cảm giác hoang mang thì không có đâu tại vì mọi thứ đều có luật pháp hết, đâu có dễ mà như bây giờ. Nếu ai có gia đình, tài sản dù lớn dù nhỏ gì đều hợp pháp đều có giấy tờ, đều có luật pháp hết.
-Đỗ Trung Quân
Và với một thi sĩ, một nghệ sĩ, việc chứng kiến đồng loại bị cưỡng chế, bị đẩy ra đường là một vết thương khó tả. Trừ khi anh ngoảnh mặt làm ngơ hoặc đồng lõa với việc người khác bị hất ra đường như một hiển nhiên trong phép toán tư lợi của anh thì việc ấy bình thường, còn một khi anh còn nghĩ đến con người, anh còn biết rung động thì chắc chắn việc đồng loại bị hất ra đường hay việc lãnh thổ quốc gia bị ngoại bang cắt xén, giày xéo không thể làm anh ăn ngon, ngủ yên được.
Có thể nói rằng vấn đề đất đai hiện nay là một vấn đề nhức nhối của xã hội. Bởi quyền sở hữu đất đai từng có trước 30 tháng 4 năm 1975 đã bị hô biến thành quyền sử dụng đất lâu dài. Mà quyền sử dụng chỉ là một trong các thuộc tính của quyền sở hữu gồm: Chiếm dụng; Sử dụng và; Định đoạt. Một khi không có quyền sỡ hữu thì hai thuộc tính còn lại cũng mất, đây là kẽ hở pháp luật lớn nhất để những tay quan chức địa phương có thể lợi dụng làm càn.
Bởi người dân chỉ có quyền sử dụng lâu dài nhưng bị lấy mất quyền chiếm dụng và định đoạt. Nên mỗi khi có tập đoàn kinh tế hay công ty nào đó muốn chiếm dụng một diện tích đất nào đó mà người dân đã thụ đắc lâu năm, họ chỉ cần làm việc với chính quyền địa phương có tham nhũng để lên dự án có tính xã hội hóa, sau đó mượn tay chính quyền địa phương đó để chiếm dụng trên danh nghĩa thu hồi đền bù. Và người dân cũng không có quyền định đoạt nên giá trị đền bù do chính quyền địa phương định đoạt, áp giá rẻ rúng. Điều này kéo theo hệ lụy oan sai về đất triền miên.

Đòi lại công bằng

Ông Phan Xuân Lương, người đã nỗ lực đấu tranh đòi công bằng về đất đai lâu năm, hiện sống ở Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc, chia sẻ: “Thì theo tôi thấy tình hình sử dụng đất đai của Việt Nam mình không ổn định được. Mỗi người dân chỉ có giấy quyền sử dụng đất thôi mặc dù là tùy đất có ghi sử dụng lâu dài nhưng mà điều luật họ ràng buộc lúc nhà nước cần sử dụng đất để làm gì đó theo luật thì người dân phải hiến đất đó cho nhà nước sử dụng. Tất nhiên là sự đền bù một mức độ nào đó nó không được sự thỏa mãn. Quyền sử dụng đất đai thời Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 là quyền sở hữu cá nhân, quyền định đoạt mảnh đất của mình. Như Mỹ chẳng hạn, ví dụ như có công trình nào đó thì người ta đền cho chủ sở hữu mảnh đất đó gấp 4 lần nhưng nếu họ không chịu thì có thể kiện ra tòa nhưng ở Việt Nam thì khi nhà nước đưa ra rồi làm sao đó 80% người ủng hộ thì 20% còn lại buộc phải theo.”
Ông Lương chia sẻ thêm, hầu hết những oan sai về đất đai ở Tây Nguyên Việt Nam đều có dính đến chương trình kinh tế mới sau 30 tháng 4 năm 1975. Nghĩa là thời đó, những gia đình có nhà cửa ổn định, kinh tế tương đối vững ở đồng bằng đã hưởng ứng lời kêu gọi của nhà nước đi kinh tế mới, khai thác đất hoang ở Tây Nguyên để trồng trọt, tạo ra lương thực.
Các gia đình muốn có được lương thực thì phải phát hoang, tạo ra những nương rẫy rộng lớn trên vùng đất Tây Nguyên để trồng trọt, thu hoạch. Việc khai hoang, trồng trọt và thu hoạch được sự đồng viên, hỗ trợ từ nhà nước và tất cả quĩ đất khai hoang được mặc định là của các ông chủ, bà chủ “kinh tế mới”. Nhưng đùng một cái, chính sách Khoán 10, rồi chính sách thu hồi đất diễn ra liên tục, quĩ đất khai hoang của người dân teo tóp lại còn chưa được 10% so với trước. Bên cạnh đó, có hàng trăm nỗi hoang mang về đất đai đang ngày càng hiện rõ.
Thực tế tôi thấy nhiều cái còn rất bất cập, như tôi và nhiều gia đình ở đây từ khi vào đây theo chương trình kinh tế mới của nhà nước thì họ phát dọn lên nhưng bây giờ theo một hình thức nào đó mà bây giờ người ta đang mất dần quyền sử dụng đất, thì càng ngày càng có nhiều người mang đơn thư, biểu ngữ…
-Phan Xuân Lương
Nói về vấn đề các tập đoàn, công ty toa rập với chính quyền địa phương để lấy đất của dân, ông Lương chia sẻ: “Bây giờ thực tế là cho dù người dân nộp thuế quyền sử dụng đất đai rất cao nhưng không có quyền định đoạt mảnh đất của mình. Thực tế tôi thấy nhiều cái còn rất bất cập, như tôi và nhiều gia đình ở đây từ khi vào đây theo chương trình kinh tế mới của nhà nước thì họ phát dọn lên nhưng bây giờ theo một hình thức nào đó mà bây giờ người ta đang mất dần quyền sử dụng đất, thì càng ngày càng có nhiều người mang đơn thư, biểu ngữ…”

Được và mất

Có thể nói rằng sau cột mốc 30 tháng 4 năm 1975, người Việt Nam bước vào một trang sử mới, trong đó, có những điểm được như người miền Nam có thể bắt xe đò, mua vé máy bay, chạy xe gắn máy hoặc mua vé tàu lửa đi thẳng ra Hà Nội, Lào Cai mà không cần qua một cửa an ninh của chế độ khác, không gặp khó khăn nào. Nhưng, cũng từ sau cột mốc lịch sử này, vấn đề đất đai bị qui vào sở hữu toàn dân đã gây khó khăn không nhỏ cho nhân dân và bên cạnh đó là sự mọc ra ngày càng nhiều các nhóm giới chức địa phương lợi dụng kẽ hở của luật pháp.
Có một điều lấy làm lạ là đất đai qui vào sở hữu toàn dân dựa trên cơ sở kinh tế tập trung bao cấp, hợp tác xã. Và nền kinh tế đó đã chấm dứt trong lịch sử phát triển kinh tế Việt Nam từ năm 1986 của thế kỉ trước, thay vào đó là nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhưng cái lõi của kinh tế thị trường lại nằm ở quyền tư hữu và quyền định đoạt cá nhân.
Nhưng ở đây, một nền kinh tế thị trường mà ở đó, quyền lớn nhất trong vấn đề tư hữu là quyền sở hữu đất vẫn còn là điểm mờ và câu chuyện về đất đai vẫn là câu chuyện của thời kinh tế tập trung bao cấp, hợp tác xã. Có thể nói rằng với đà này, Việt Nam khó mà ổn định về kinh tế, chính trị cũng như xã hội. Bởi vấn đề quản lý nhà nước, tự thân nó đã có mâu thuẩn nội tại và hàm chứa những cái ổ gian lận ở cấp quản lý địa phương.
Nghĩa là sau gần 50 năm hai miền Nam – Bắc thống nhất, sự hoang mang trên đất nước hình chữ S này vẫn không hề dừng mà nó chuyển hóa từ hoang mang chiến tranh sang hoang mang chỗ ở.