Monday, April 9, 2018

Việt Nam phát triển ‘ngư dân tự vệ’ đối phó với Trung Cộng

Việt Nam phát triển ‘ngư dân tự vệ’ đối phó với Trung Cộng
Ảnh: samson.thanhhoa.gov.vn
Việt Nam đang lặng lẽ tăng cường đội “ngư dân tự vệ” trên các tàu đánh cá để đối phó với Trung Cộng. Đài VOA hôm Thứ Sáu 6 tháng 4 dẫn lời một số chuyên gia cho hay như vậy.
Theo các nhà phân tích theo dõi các vấn đề về Trung Cộng, thì Việt Nam đang khuyến khích ngư dân sử dụng tàu đánh cá tốt hơn, và nên tuyển dụng những người được đào tạo trong quân đội ra biển đánh bắt, phòng khi có va chạm với các tàu cá Trung Cộng. Trung Cộng đã có đội ngư dân vũ trang của họ trong cùng một vùng biển. Lực lượng dân quân tự vệ biển Việt Nam được tăng cường trong năm 2009, khi quốc hội CSVN  thông qua một đạo luật cho phép ngư dân vũ trang hộ tống các tàu cá. Lực lượng dân quân tự vệ biển của Việt Nam chưa bao giờ đối đầu với Trung Cộng, và nếu có thì họ có nguy cơ đối đầu với quân đội lớn thứ ba trên thế giới.
Theo giáo sư Carl Thayers, một nhà nghiên cứu về Đông Nam Á tại Đại Học New South Wales của Úc, quân đội Việt Nam đang trang bị vũ khí cho các tàu đánh cá. Quy trình này tương tự như việc điều động cựu chiến binh để giữ trật tự công cộng khi cần thiết trên đất liền ở Việt Nam.
Theo một nghiên cứu năm 2017 của các học giả thuộc Học Viện Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, Việt Nam hiện có 13 đội ngư dân tự vệ yểm trợ hơn 3,000 ngư dân đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa.
Huy Lam / SBTN

Công ty nhạc online Spotify phát bài của blogger Việt Nam như những ca khúc

Công ty nhạc online Spotify phát bài của blogger Việt Nam như những ca khúc
Công ty nhạc trực tuyến Spotify sẽ phát những bài viết của các blogger bất đồng chính kiến tại bất cứ nước nào dưới dạng những ca khúc. Đây là cách thức vượt qua kiểm duyệt, đang được chi nhánh tại Đức của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới quảng bá.
Theo báo mạng Respekt ở Cộng Hòa Czech, trong danh sách những bài viết được phát thanh dưới dạng ca khúc qua Spotify, hiện có hai bài của ông Bùi Thanh Hiếu, tức blogger Người Buôn Gió đang sống lưu vong tại Đức, về cái chết của em Đỗ Đăng Dư và vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh, bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt. Theo báo mạng Respekt, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã tiếp xúc với một số nhà báo từ Trung Cộng, Thái Lan, Việt Nam, Uzbekistan và Ai Cập, tức là những nước được xếp hạng thấp nhất về tự do ngôn luận. Mỗi nhà báo tuyển chọn hai bài để cho những nghệ sĩ ẩn danh phổ nhạc. Sau đó, Phóng Viên Không Biên Giới gom các bài này vào một danh sách mang tên “Uncensored Playlist”, tức “Danh sách ca khúc không bị kiểm duyệt”, và cho phát qua các hệ thống cung cấp âm nhạc trực tuyến của các công ty như Spotify, Apple Music, v.v. Người nghe tại các nước vừa kể có thể thoải mái tải danh sách này về nghe.
Mặc dù chính phủ của các nước độc tài vừa kể có khả năng kiểm duyệt những gì xuất hiện trên Internet, đến nay họ chưa thao túng được nội dung các ca khúc được phát trên những dịch vụ trực tuyến của các hãng tư nhân.
Chiến dịch ủng hộ cách phổ biến bài viết này đang lan rộng trên mạng tin nhắn Twitter dưới tên #truthfindsaway, tức “sự thật tìm ra lối thoát”. Bà Bianca Dordea thuộc tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới nhận định, “Danh sách ca khúc không bị kiểm duyệt” là thông điệp cho các nhà độc tài trên khắp thế giới, rằng họ không thể ngăn chặn tự do thông tin. Theo Ủy Ban Bảo Vệ Nhà Báo, trong năm 2017 có 262 nhà báo đã bị bỏ tù vì công việc của mình, con số kỷ lục từ trước đến nay.
Huy Lam / SBTN

Tháng Tư, nói cùng Chiến Hữu

Ngo Du Trung FB

Cũng ngày này, năm ngoái, tôi viết cái stt dưới đây. Vậy là đã đúng một năm tròn. Lại đến tháng tư. Lại thơ văn khóc tháng tư. Năm ngoái, suốt tháng tư, mỗi ngày tôi đều viết một bài có liên quan đến tháng tư. Nhưng năm nay tôi sẽ không làm vậy nữa. Vì nếu mỗi năm chỉ “khóc” tháng tư một lần thì VC nó không chịu… chết. Hãy 365 ngày của một năm, ngày nào cũng là ngày 30 tháng tư!
THÁNG TƯ, NÓI CÙNG CHIẾN HỮU
Hàng năm, cứ tới tháng tư thì báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình, các trang mạng xã hội, các facebook cá nhân của người Việt tỵ nạn tràn ngập hình ảnh, thơ, văn thuật lại những trận đánh, kể lại những tang thương, kêu lên những tiếng kêu đau đớn, phẫn uất về chuyện nước mất nhà tan.
Rồi khi tháng Tư qua đi thì chúng ta làm gì? Chúng ta chờ tới tháng Tư sang năm để lại tiếp tục viết văn, làm thơ phẫn uất?
Sao chúng ta không cầm bút lên, tận dụng những trang mạng xã hội để cùng nhau chiến đấu với VC trên mặt trận truyền thông? Cùng nhau vạch mặt VC cho toàn dân thấy. VC thắng trong chiến tranh, phần lớn là nhờ tuyên truyền, biết tận dụng mọi phương tiện truyền thông để lừa bịp nhân dân. Ngày nay, các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter thông qua mạng lưới toàn cầu đã khiến cho VC phải vất vả tốn công, tốn sức đối phó; đã khiến cho VC không còn cái quyền “tự do nói láo, nói dóc” nữa. Các trang mạng xã hội là những phương tiện rất hữu hiệu để tiêu diệt VC. Nhưng chúng ta phải hành động. Một cây súng dù có khả năng bắn một ngàn viên đạn trong một phút đi nữa mà không ai bóp cò thì tối tân mấy cũng là vô dụng.
Đừng sập bẫy VC khi tin lời VC rêu rao rằng người ta lên mạng chỉ để chém gió. Trong hơn 30 chục triệu người sử dụng “mạng” hiện nay, chỉ có khoảng vài chục ngàn người “chém gió” mà VC đã “trúng gió” nhiều trận rồi. Đừng tiếp tục tin những gì VC nói nữa!
Các bạn tôi, hãy bắt tay vào làm ngay đi; nếu không thì mỗi năm cứ đến tháng Tư sẽ lại phải tiếp tục làm thơ, viết văn, tiếp tục “đau đớn, phẫn uất” đến hết phần đời còn lại.

Lịch sử lá Cờ Vàng

Trần Gia Phụng (Danlambao) - Chiều Thứ Ba 27-3-2018, tại Hội đồng Thành phố Toronto, 100% nghị viên hiện diện (38/38) đã bỏ phiếu chấp thuận đề nghị thượng kỳ Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ tại Kỳ đài quảng trường Nathan Phillips ở City Hall Toronto ngày Thứ Bảy 28-4-2018 nhân dịp Tưởng niệm Quốc hận 30-04 từ năm nay. 

Đề nghị nầy do Thị trưởng John Tory cùng nghị viên Chin Lee đưa ra, đáp ứng nguyện vọng của đại đa số người Việt tỵ nạn cộng sản chẳng những ở Toronto, mà cả trên toàn Canada và trên toàn thế giới, vì lá cờ nầy là di sản tinh thần thiêng liêng và là biểu tượng của người Việt tỵ nạn cộng sản hải ngoại sau năm 1975.

Xin kính mời quý vị đồng hương tham dự đông đảo LỄ CHÀO CỜ VIỆT NAM CỘNG HÒA tại CITY HALL Toronto trong lễ Tưởng niệm Quốc hận vào lúc 12 giờ trưa ngày THỨ BẢY 28-4-2018. Nhân dịp nầy, chúng ta hãy cùng nhau ôn lại nguồn gốc lá cờ Việt Nam Cộng Hòa tức CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ.

*

Xin bắt đầu từ năm 1945 là cột mốc quan trọng xoay chiều lịch sử Việt Nam. Vào năm nầy, trên thế giới, thế chiến thứ hai đi vào tàn cuộc. Đức thất bại ở Âu Châu và đầu hàng vào tháng 5-1945, trong khi Nhật vẫn còn chiến đấu ở Á Châu. 

Riêng tại Việt Nam, Nhật Bản mở cuộc hành quân Meigo ngày 9-3-1945, đảo chánh Pháp tại Đông Dương. Nhật tuyên bố trao trảo độc lập lại cho Việt Nam. Vua Bảo Đại (trị vì 1925-1945) công bố bản TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP ngày 11-3-1945. Nhà vua mời học giả Trần Trọng Kim lập chính phủ. Chính phủ Trần Trọng Kim chính thức ra mắt ngày 17-4-1945, gồm các bộ theo lối Tây phương, nhưng đặc biệt không có bộ Binh, hay bộ Quốc phòng hay bộ An ninh.

Một trong những việc làm đầu tiên của chính phủ Trần Trọng Kim là chọn quốc kỳ Việt Nam nền vàng ba sọc đỏ theo hình quẻ “ly”, một trong tám quẻ của bát quái. Quẻ “ly” gồm ba sọc song song, trong đó hai sọc ngoài (ở hai bên) là hai sọc thẳng, còn sọc ở giữa cách khoảng với nhau.

Sau khi Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử tại Hiroshima (6-8-1945) và Nagasaki (9-8-1945), Nhật Bản đầu hàng ngày 14-8-1945. Quân đội Nhật tại Đông Dương phải hạ khí giới và rút vào trong các đồn bót của mình để chờ quân đội Đồng minh đến giải giới.  

Trong khi đó, chính phủ Trần Trọng Kim không có bộ Binh hay bộ Quốc phòng để giữ gìn trật tự an ninh. Hồ Chí Minh và Mặt trận Việt Minh (VM), lúc đó gồm khoảng 5,000 đảng viên, (Philippe Devillers, Histoire du Viet-Nam de 1940 à 1952, Paris Éditions du Seuil, 1952, tr. 182) liền lợi dụng cơ hội thuận tiện, nổi lên cướp chính quyền ở Hà Nội và đánh điện yêu cầu vua Bảo Đại thoái vị.

Vua Bảo Đại được đại sứ Nhật ở Huế hứa giúp đỡ, dùng lực lượng Nhật còn lại ở Đông Dương, để dẹp tan VM, nhưng lo ngại nội chiến xảy ra, người ngoài sẽ lợi dụng, nên nhà vua không chấp nhận đề nghị của đại sứ Nhật, mà đồng ý thoái vị ngày 25-8-1945.  

Lúc đó vua Bảo Đại cũng như đa số dân chúng Việt Nam chưa biết Hồ Chí Minh là cộng sản, và nếu có biết, cũng chưa hiểu bản chất của đảng Cộng Sản. Hồ Chí Minh ra mắt chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ngày 2-9-1945, gồm đa số là đảng viên cộng sản. Chính phủ nầy chọn Cờ đỏ sao vàng là cờ của mặt trận Việt Minh làm quốc kỳ. 

Khi nắm được quyền lực, Hồ Chí Minh, Mặt trận VM và đảng Cộng Sản Đông Dương (CSĐD) gia tăng việc khủng bố, giết hại, thủ tiêu hàng trăm ngàn người không đồng chính kiến ở tất cả các cấp, từ trung ương xuống tới địa phương, làng xã trên toàn cõi Việt Nam. Làm như thế, Việt Minh gọi là giết tiềm lực, nghĩa là giết tất cả những thành phần có tiềm năng gây nguy hiểm cho Việt Minh về sau.

Trong khi đó, thi hành tối hậu thư Potsdam ngày 26-7-1945, Trung Hoa và Anh dẫn quân vào giải giới quân đội Nhật ở Đông Dương. Trung Hoa (lúc đó do Quốc Dân Đảng cầm quyền) giải giới ở phía bắc vĩ tuyến 16 và Anh giải giới ở nam vĩ tuyến 16 (ngang Tam Kỳ, Quảng Nam).

Khi quân Trung Hoa vào Việt Nam, các lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách Mạng Đồng Minh Hội (Việt Cách) lâu nay ở Trung Hoa, cũng về theo. Tại miền Nam, khi quân Anh đến Sài Gòn, quân Pháp cũng đi theo, tái chiếm miền Nam và kiếm cách tiến quân ra Bắc.

Lúc đó, Hồ Chí Minh và VM rất bối rối, vì phải đối phó với nhiều thế lực cùng một lúc: Quân Pháp, quân Trung Hoa (Quốc Dân Đảng), Việt Quốc, Việt Cách. Hồ Chí Minh nhượng bộ, tuyên bố giải tán đảng Cộng Sản Đông Dương ngày 11-11-1945 (thực tế là lui vào hoạt động bí mật), thành lập chính phủ Liên hiệp ngày 1-1-1946, tổ chức tổng tuyển cử đầu tiên ở Việt Nam ngày 6-1-1946, tức giả vờ hòa giải hòa hợp nhằm yên lòng những đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc.

Mặt khác, để rảnh tay đối phó với tất cả những thành phần đối lập không cộng sản ở trong nước, Hồ Chí Minh và VM liền ký thỏa ước Sơ bộ ngày 6-3-1946 với Pháp, chính thức hợp thức hóa sự hiện diện quân đội Pháp ở Việt Nam.

Không thể để bị tiêu diệt mãi, vì nhu cầu sinh tồn, những người theo khuynh hướng chính trị dân tộc không cộng sản quy tụ chung quanh cựu hoàng Bảo Đại, và chẳng đặng đừng tạm thời liên kết với Pháp chống lại VM cộng sản. Năm 1948, đại diện ba miền đất nước cùng về Sài Gòn thành lập Chính phủ Lâm thời Trung ương Việt Nam ngày 23-5-1948 do ông Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng. Chính phủ chính thức ra mắt ngày 1-6-1948.

Khi đó có năm mẩu cờ được đề nghị để chọn làm quốc kỳ, gồm có ba lá cờ do uỷ ban đại diện ba miền Bắc, Trung và Nam phần đưa ra, và hai lá cờ do đại diện Phật giáo Hòa Hảo và đạo Cao Đài đề nghị. Cuối cùng lá cờ do đại diện miền Nam đề nghị được chấp thuận vì có ý nghĩa nhất, lại đơn giản, không phức tạp.

Ngày 2-6-1948, thủ tướng Xuân công bố lá quốc kỳ mới hình chữ nhật, chiều ngang bằng hai phần ba chiều dài, nền vàng giống như cờ của Trần Trọng Kim, nhưng thay vì quẻ ly, nay đổi lại ba sọc đỏ bằng nhau và cách đều nhau chạy dài theo chiều ngang của lá cờ.  

Ý nghĩa thứ nhất là ba sọc ngang của lá cờ tượng trưng cho sự thống nhất ba miền lãnh thổ Bắc, Trung, và Nam phần của đất nước, trên nền vàng tượng trưng nền tảng của quốc gia Việt Nam. Nếu lá cờ năm 1945 của Trần Trọng Kim thừa tiếp lá cờ long tinh có từ thời vua Khải Định (trị vì 1916-1925), thì lá cờ hình thành năm 1948 lại thừa tiếp truyền thống lá cờ của Trần Trọng Kim, về hình thức, màu sắc, và cả về lý tưởng chính trị, đó là lý tưởng quốc gia, đối nghịch hẳn với cờ đỏ sao vàng của Hồ Chí Minh.  

Ý nghĩa thứ hai, lá cờ nầy tượng trưng cho khuynh hướng chính trị mới lúc đó (1948) ở khắp Bắc, Trung và Nam Việt Nam. Đó là khuynh hướng chính trị dân tộc độc lập, chống lại sự đô hộ của Pháp, nhưng ở thế chẳng đặng đừng phải liên kết với Pháp, để chống Việt Minh cộng sản. Việt Minh cộng sản nguy hiểm trực tiếp hơn là thực dân Pháp. Khuynh hướng nầy càng rõ nét khi cựu hoàng Bảo Đại ký hiệp định Élysée ngày 8-3-1949 với tổng thống Pháp là Vincent Auriol, thành lập chính thể Quốc Gia Việt Nam do ông làm quốc trưởng. Hiệp định Élysée chính thức giải kết hiệp ước bảo hộ năm 1884 và trao trả độc lập lại cho Việt Nam.

Ý nghĩa thứ ba là tính tự do dân chủ của chính thể mà lá cờ tượng trưng. Ngay từ đầu, chính phủ Nguyễn Văn Xuân đã trưng cầu ý dân về hình thức lá cờ. Khi đó có năm mẩu cờ được đề nghị để chọn làm quốc kỳ (đã viết ở trên). Sau đó, đại diện dân chúng tự do chọn lựa một trong các mẩu vẽ, chứ không phải là lấy lá cờ của một tập đoàn thiểu số rồi áp đặt trên ý dân như cờ đỏ của cộng sản. Cuối cùng lá cờ do đại diện miền Nam đề nghị được chấp thuận vì có ý nghĩa nhất, lại không phức tạp.

Vận mệnh của CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ thăng trầm theo vận mệnh của đất nước. Sau chính phủ Lâm thời Trung ương Việt Nam do ông Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng, chính phủ Quốc Gia Việt Nam tiếp tục chọn lá Cờ vàng Ba sọc đỏ làm quốc kỳ. Lá Cờ vàng tung bay trên toàn lãnh thổ Quốc Gia Việt Nam, từ Nam Quan xuống tới Ca Mau. 

Khi Ngô Đình Diệm về nước chấp chánh ngày 7-7-1954, nước Việt Nam bị chia hai do hiệp định Genève ngày 20-7-1954. Thủ tướng Ngô Đình Diệm ổn định tình hình miền Nam Việt Nam, tổ chức trưng cầu dân ý ngày 23-10-1955, thiết lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa do ông làm tổng thống.  

Quốc hội lập hiến được bầu ngày 4-3-1956. Trong khi xây dựng hiến pháp, quốc hội cũng đã bàn chuyện tuyển chọn quốc kỳ và quốc ca, nhưng chưa có mẫu vẽ quốc kỳ mới nào ưng ý hơn, nên ngày 31-7-1956, Quốc hội ra quyết nghị hoãn bàn, và vẫn giữ quốc kỳ như cũ. (Đoàn Thêm, 1945-1964 Việc từng ngày, California: Xuân Thu tái bản không đề năm, tr. 200.) 

Sau đó Quốc hội mở cuộc thi vẽ quốc kỳ mới trên toàn miền Nam. Có tất cả 350 mẩu cờ và 50 bài nhạc được đề nghị. Ngày 17-10-1956, Quốc hội lập hiến một lần nữa ra tuyên bố không chọn được mẩu quốc kỳ và bài hát  nào hay đẹp và ý nghĩa hơn, nên quyết định giữ nguyên màu cờ và quốc ca cũ làm biểu tượng quốc gia. (Đoàn Thêm, sđd. tr. 203.)

Như thế, LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ đã được chọn lựa qua nhiều đề nghị, nhiều thảo luận, nhiều ý kiến, nhiều thử thách, chứng tỏ lá cờ nầy mang đầy đủ ý nghĩa nhất để tượng trưng cho chế độ tự do dân chủ trên quê hương của chúng ta.

Năm 1975, sau khi cộng sản tạm thời cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa, nhiều người bỏ nước ra đi.  Những người may mắn đến được bế bờ tự do, xây dựng cuộc sống mới. Họ mang theo trong tim mình toàn bộ hình ảnh quê hương, gia đình, bạn bè, và đặc biệt hình ảnh tượng trưng cho chế độ dân chủ tự do, dù chế độ đó chưa được hoàn thiện: đó là LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ của Quốc Gia Việt Nam, rồi sau đó của Việt Nam Cộng Hòa.

Khi ra nước ngoài, người Việt tiếp tục giữ gìn biểu tượng thiêng liêng của tổ quốc. Trong tất cả các buổi sinh hoạt đều có lễ chào cờ địa phương và chào Cờ vàng Ba sọc đỏ. Từ đó Cờ vàng Ba sọc đỏ trở thành biểu tượng của người Việt tỵ nạn cộng sản ở hải ngoại. Rõ nét nhất là mỗi lần sinh hoạt cộng đồng hay hội họp ở đâu, Ban tổ chức chỉ cần treo một lá cờ VÀNG BA SỌC ĐỎ là người Việt biết địa điểm và tìm đến tham dự. 

Cộng đồng người Việt dần dần lớn mạnh và tạo thành một thế lực cử tri quan trọng. Nhiều tiểu bang, nhiều thành phố ở Hoa Kỳ chính thức thừa nhận LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ là BIỂU TƯỢNG CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỴ NẠN CỘNG SẢN.

Hiện nay, ở hải ngoại, lá cờ của nhà nước cộng sản Việt Nam chỉ được treo tại các tòa đại sứ và các tòa lãnh sự của cộng sản mà thôi. Ở bên ngoài các cơ sở ngoại giao cộng sản, hoàn toàn không có bóng dáng lá cờ cộng sản.  

Trong khi đó, CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ, tuy tạm thời không còn chính phủ, lại tung bay rợp trời ở khắp nơi trên thế giới, vòng quanh quả đất. Dầu phải bôn ba khắp bốn phương trời và không bị ai thúc đẩy hay bắt buộc, đâu đâu người Việt Nam ở hải ngoại cũng tự động giương cao LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ. Hành động tự động đồng bộ của người Việt khắp trên thế giới chứng tỏ LÁ CỜ VÀNG BA SỌC ĐỎ là lá cờ của lòng người, sáng ngời CHÍNH NGHĨA, đời đời bất diệt. 

Xin kính mời đồng hương Toronto và vùng phụ cần đến tham dự đông đảo lễ chào cờ Việt Nam Cộng Hòa vào lúc 12 giờ trưa Thứ Bảy 28-4-2018 tại CITY HALL Toronto trong buổi Tưởng niệm Quốc hận năm nay.

Một chút cảm nhận về: Anh là ai? Việt Nam tôi đâu?

Lê Thiên (Danlambao) - Đã có nhiều người viết hoặc nói về Việt Khang, nhất là thời gian gần đây sau khi nhạc sĩ này đặt chân lên Hoa Kỳ tị nạn cộng sản ngày 08/02/2018. Cho nên, có lẽ là thừa và cũng là sự trùng lặp vô ích nếu lại viết tiểu sử Việt Khang của anh trong lúc này. 

Lại vốn không có khiếu về âm nhạc để mà hiểu hết ngọn ngành ý nghĩa từng nốt nhạc, từng lời nhạc trong đó người nhạc sĩ gửi gắm tâm tư của mình, chúng tôi càng không có khả năng lạm bàn chuyện nhạc hay bình nhạc! Chỉ xin mạo muội bày tỏ một chút cảm nhận thô thiển về những câu hỏi Việt Khang nêu ra.

Anh là ai? Chiến sĩ vô danh VNCH.

Nhớ năm 1971, khi cuốn phim “Người tình không chân dung” được trình chiếu ở Sài Gòn, một bản nhạc trong phim đã làm rung động xao xuyến bao trái tim người xem phim, đó là bản nhạc Cái Nón Sắt của nhạc sĩ Hoàng Trọng do ca sĩ Lệ Thu trình bày. 

Tiếng hát khóc cho số phận một chiếc “nón sắt bên bờ lau sậy”, nhưng sự thật là khóc cho một chiến sĩ đã ra đi, không ai biết anh là ai hoặc anh đã đi về đâu, “bây giờ anh đang ở đâu”. Càng không biết anh tên gì dù rằng có tiếng con ễnh ương nằm trong chiếc nón sắt của anh đang lăn lóc nơi hoang vắng như thể con ễnh ương ấy đang gọi tên anh dưới cơn mưa dầm, “tên anh nghe như tiếng thở dài của lòng đất mẹ!” Anh, vẫn cứ như người không tên! Vâng! Anh là chiến sĩ vô danh của QL/VNCH!

Tội nghiệp thay! “Trên đầu anh, cái nón sắt ngày nào ấp ủ mộng mơ của anh, mộng mơ của một con người”. Cái mộng mơ mà người trai trẻ “trên đầu đội cái nón sắt” ấy phải chăng là cái giấc mơ đầy ắp lý tưởng, đầy ắp tình yêu và đầy ắp ước mộng đẹp đẽ của người trai hung đang cầm sung bảo vệ giang sơn cùng hàng hàng lớp lớp người thân nơi hậu phương, trong đó có “cả tiếng cười thủy tinh của vài đứa trẻ và hơi ấm vòng tay ôm của một người vợ hiền!…”

Nhưng rồi không ai ngờ, và chính anh cũng không ngờ đâu đó tên anh như tiếng thở dài của lòng đất mẹ… tên anh lẫn trong tiếng sấm đầu mùa mưa như tiếng gầm phẫn nộ đến từ cuối trời vang vọng vào cõi hư không! Trong khi những người thân thương của anh còn ở lại thì lòng đau như thắt, cứ mãi ngẩn ngơ thét lên tiếng khóc não nề: “Hỡi người chiến sĩ đã để lại cái nón sắt trên bờ lau sậy này!” Để cuối cùng chỉ còn biết thổn thức “Anh là ai? Anh là ai? Anh là ai?” Lời hỏi “Anh là ai” lặp lại liên tục 3 lần nghe thân thương làm sao và cũng ngậm ngùi thống thiết làm sao!

Anh là ai? Việt Nam Dưới chế độ CS!

“Anh là ai” của thời Việt Nam Cộng Hòa nghe bùi ngùi thiết tha bao nhiêu thì lời hỏi “anh là ai” ở trong nước hôm nay giữa thế ký 21 này nghe ai oán bấy nhiêu! Căm thù dâng lên! Uất hận ngập tràn! Nhất là tiếng hỏi “Anh là ai” được phát ra từ một giọng hát nghe nghèn nghẹn chất chứa nỗi đau quê hương bị giày xéo. 

“Anh là ai” trong bài hát của người thanh niên mang tên Võ Minh Trí, bút hiệu Việt Khang chất chồng cơn thịnh nộ ấy của một con người yêu nước, thương nòi. Khác với lời hỏi đầy thân thương và tiếc nuối “anh là ai” dành cho người “chiến sĩ thời VNCH “đã để lại cái nón sắt bên bờ lau sậy”, tiếng hỏi “anh là ai” trong bài hát của Việt Khang nghe thật sắc và bén!. Tiếng hỏi ấy như thể phát ra từ một con người không còn nữa sức chịu đựng những đè nén chất chồng bấy lâu nay. Cũng ba lần hỏi “anh là ai”. Nhưng sau lời hỏi “anh là ai” ở đầy lại được kết nối tiếp với những câu hỏi khác: “Sao bắt tôi?” “Sao đánh tôi?” “Sao không cho tôi tỏ bày?” Trả lời! Trả lời đi bạo quyền! Và người ta đã trả lời thật cho người sáng tác nhạc bản chứa đụng những câu hỏi bình dị mà có sức đâm xuyên thấu ấy: Việt Khang bị tống vào tù 4 năm. Ra tù, chịu thêm 2 năm nữa trong vòng kềm kẹp, quản chế! 

Xin hỏi anh là ai? Sao bắt tôi tôi làm điều gì sai?
Xin hỏi anh là ai? Sao đánh tôi chẳng một chút nương tay?
Xin hỏi anh là ai? Không cho tôi xuống đường để tỏ bày?

Người dân trong nước không ngờ Việt Khang đã dám thẳng thắn tuy vẫn hết sức lịch sự “Xin hỏi anh là ai?” Anh là ai, sao lại bắt tôi? Anh là ai, sao lại đánh tôi? Anh là ai, sao ngăn không cho tôi tỏ bày ý kiến, tỏ bày nguyện vọng? Những tiếng hỏi của người bị siết cổ, nghẹt họng đang tàn hơi, vẫn cố gào! Không được ai trả lời câu hỏi “Anh là ai”, những nạn nhân đang oằn oại kia lại gắn gượng gào tiếp, hỏi tiếp, giọng gắt gao hơn (dĩ nhiên cũng qua nhạc phẩm của Việt Khang):

Xin hỏi anh ở đâu? Ngăn bước tôi chống giặc Tàu ngoại xâm
Xin hỏi anh ở đâu? Sao mắng tôi bằng giọng nói dân tôi?

Câu hỏi ở đây quả là câu hỏi gây nhức nhối: Anh đã can tâm rước giặc Tàu xâm lăng nước tôi, lại còn can tâm ngăn cản, không cho tôi chống giặc? Rõ ràng là giặc Tàu, lũ giặc ngoại xâm này đâu LẠ gì với dân Việt chúng tôi! Anh cố giấu hành tung của lũ giặc Tàu, giờ tôi lôi đích danh chúng – giặc Tàu xâm lăng! Sao anh không sáng mắt ra, còn can tâm tiếp tay chúng. “ngăn bước tôi chống giặc”, “mắng tôi bằng giọng nói dân tôi”. Những câu hỏi này rõ ràng có sức mạnh đánh phủ đầu bọn bán nước, nhưng đó vẫn chưa thấm, chưa đau bằng lời cảnh báo “ngàn sau ghi dấu bàn tay nào nhuộm đầy máu đồng bào”.

Thời xa xưa, các nhà vua Việt Nam rất kinh nghiệm về lòng tham vô đáy của bọn giặc Hán, như vua Lê Thánh Tôn đã lên tiếng cảnh cáo: “... Một thước núi, một tấc đất của ta lẽ nào lại tự liệu vất bỏ được! Kẻ nào dám đem một thước núi, một tấc đất của Tổ Tiên giống nòi để làm mồi cho giặc thì kẻ đó phải bị trừng trị nặng!” 

Nhưng có lẽ các bậc tiền nhân thời đó chú trọng tới lòng tham vô đáy của giặc phương bắc về đất đai lãnh thổ/biên thùy hơn là lên tiếng về hiện tượng những “bàn tay nhuộm đầy máu đồng bào” như ngày nay chăng?! 

Ngày nay, tội bán nước của CSVN ngày càng lộ liễu với những hành động gian ác trắng trợn đối với người dân yêu nước với “bàn tay nhuộm máu đồng bào!” Chẳng đáng trừng trị sao và trừng trị bằng cách nào mới xứng với tội ác của chúng? 

Cùng với Việt Khang, mỗi người chúng ta dứt khoát: “Tôi không thể ngồi yên Khi nước Việt Nam đang ngã nghiêng Dân tộc tôi sắp phải đắm chìm Một ngàn năm hay triền miên tăm tối!”

Vâng! “Để đời sau cháu con tôi làm người!” Trách nhiệm lớn lắm!

Việt Nam tôi đâu?

Trong cái ý thức nhân bản làm người, làm dân và trách nhiệm của người đi trước đối với các thế hệ đi sau, nhạc sĩ Việt Khang không ngừng ưu tư cho tiền đồ và sự tồn vong của đất nước! Nỗi lo về họa mất nước, họa diệt vong của Tổ quốc Việt Nam đã khiến Việt Khang lại buông ra những tiếng kêu vang thống thiết: “Cội nguồn ở đâu khi thế giới này đã không còn Việt Nam?” Rồi anh lại thổn thức: 

“Mẹ Việt Nam đau
Từng cơn xót dạ nhìn đời
Người lầm than đói khổ nghèo nàn
Kẻ quyền uy giàu sang dối gian"

Không hết thao thức ưu tư về số phận của Tổ quốc và nòi giống mình dưới gót chân xâm lược của “giặc Tàu”, Việt Khang trằn trọc: 

Giờ đây Việt nam còn hay đã mất?
Mà giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta,
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu!

Chỉ trong một đoạn nhạc ngắn, tác giả “Việt Nam tôi đâu” tới hai lần uất hận thốt lên tiếng “giặc Tàu”. “Giặc Tàu ngang tàng trên quê hương ta” để rồi “bao người dân vô tội chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu!”

Giặc Tàu đầu năm 1974 đánh cướp Hoàng Sa! Giặc Tàu đầu năm 1979 hùng hổ thô bạo tràn qua Biên giới Việt-Hoa bắn giết dân ta! Giặc Tàu đầu năm 1988 lại cưỡng chiếm Tam Sa! Rồi năm 1990 lấy tư cách “thiên triều”, bọn cầm đầu Hán tộc phương bắc lại truyền cho tôi tớ chúng từ nam phương gồm Nguyễn Văn Linh (chức Tổng Bí Thư Đảng), Lê Đức Anh (chức Chủ tịch nước) Đỗ Mười (chức Chủ tịch HĐ Bộ trưởng), Phạm Văn Đồng (chức Cố vấn tối cao CSVN) lục tục kéo về Thành Đô nước Tàu nhận lệnh cắt đất, lùi biên giới! Sự có mặt của lão già Phạm Văn Đồng trong đoàn này có ý nghĩa đặc biệt: xác lập “tính chính danh” của Công hàm bán nước năm 1958 mà y đã ký gửi cho lãnh đạo Tàu Cộng (Chu Ân Lai). Sự hiện diện của Lê Đức Anh cũng là bằng chứng của sự lệ thuộc: Qua lời chứng của tướng Lê Mã Lương, năm 1988, chính Lê Đức Anh đã lệnh cấm bộ đội CSVN “nổ súng” chống quân Tàu cướp Gạc Ma (Trường sa)!

Từ đó, ngư dân Việt Nam mất dần, mất dần về tàu đế quốc Tàu mọi quyền sống và sinh hoạt đánh bắt cá trong phạm vi lãnh hải của mình quanh Hoàng-Trường Sa, trong khi hai quần đảo chiến lược đã và đang tiếp tục biến thành căn cứ quân sư quan trọng của phương bắc thống trị toàn Biển Đông! 

Ấy là chưa nói tới những cuộc bắt bớ, đánh đập tàn nhẫn, bỏ tù, hành hạ dã man người dân yêu nước chống bọn Tàu tặc xâm lăng mà tác nhân của những cuộc bách hại là chính nhà cầm quyền CSVN qua bàn tay Công an và lũ côn đồ tay sai đội lốt Dư luận viên, Hội Cờ Đỏ…! 

Người dân căm phẫn! Người dân lên tiếng! “Từng đoàn người đi, chẳng nề chi, già trẻ gái trai, giơ cao tay chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam.” Và người dân tiếp tục bị đàn áp tàn nhẫn, không phải bởi tay quân xâm lược, mà bởi chính bọn tay sai của quân xâm lược này!

Cùng nhau đứng lên!

Nhà đấu tranh bằng âm nhạc Việt Khang nhất định không dừng lại. Anh chuyển tải đến người dân Việt yêu nước thương nòi chỉ một thông điệp với lời lẽ đanh thép: 

Là một người con dân Việt Nam
Lòng nào làm ngơ trước ngoại xâm?
Người người cùng nhau
Đứng lên đáp lời sông núi!!!

Vâng! Là con dân Việt Nam, chúng ta “người người cùng nhau đứng lên đáp lời sông núi!” để chặn giặc Tàu, mà trước tiên là diệt tan lũ Việt cộng tay sai quân Tàu cộng, kẻ thù truyền kiếp của đất nước và dân tộc ta. Mặc kệ Cộng sản VN cam tâm làm tay sai cho giặc Tàu nhẫn tâm bắt bỏ tù hàng trăm nhà đấu tranh yêu nước, mà gần nhất là 6 nhà hoạt động Dân chủ bị tuyên án 66 năm tù một cách oan nghiệt ngày 05/4/2018 này. Đó là Ls Nguyễn Văn Đài: 15 năm tù giam – 5 năm quản chế; Phạm Văn Trội: 7 năm tù giam 1 – năm quản chế; Mục sư Nguyễn Trung Tôn: 12 năm tù giam – 3 năm quản chế; Trương Minh Đức: 12 năm tù giam – 3 năm quản chế; Nguyễn Bắc Truyển: 11 năm tù giam – 3 năm quản chế; Lê Thu Hà: 9 năm tù giam – 2 năm quản chế.

Trước đó, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (Mẹ Nấm) và một số nhà tranh đấu khác bị giam tù chỉ vì đã có những hành động chống Tàu xâm lược.Nay Mẹ Nấm vẫn khốn đốn trong nhà tù CSVN. 

Hồi năm 2011, bà Bùi Thị Minh Hằng cũng đã bị bắt và nằm tù vì lên tiếng chống quân Trung cộng xâm lăng. Và còn biết bao người Việt Nam khác đang tù tội vì chống Tàu.

Cho nên, người dân VN không lạ về việc: “Ông Nguyễn Ngọc Thiện – Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao… cấp phép cho đoàn nghệ thuật Nội Mông (Trung Quốc) vào Việt Nam biểu diễn ngày 19/01/2018, trùng với ngày giặc Trung Quốc nổ súng cướp Hoàng Sa của Việt Nam cách đây 44 năm, ngày 19/01/1974…” 

Không ai ngạc nhiên chuyện học sinh VN ăn mặc rất đẹp, váy trắng, áo đỏ, khăn quàng đỏ, vẩy cờ Trung Cộng 6 sao (1 sao lớn, 4 sao nhỏ) chào đón Tập Cận Bình trong khi cờ Trung cộng chính thức chỉ 5 sao, gồm 1 ngôi sao lớn và 4 ngôi sao nhỏ biểu hiệu 5 sắc tộc Hán, Mãn, Hồi, Mông, Tạng! (BBC 22/12/2011 - Việt Nam đón Tập Cận Bình với cờ Trung Quốc 6 sao).

Vậy, thử hỏi chính nghĩa của Nhà nước CSVN ở đâu? Phải chăng ở trong gấu áo, đũng quần của quân Trung Quốc xâm lược?

Thế nên tiếng gào của Việt Khang chẳng những đã vang vọng từ trước khi anh bị tống vào tù, mà cả khi đang ngồi tù, giữa nanh vuốt kềm kẹp, anh vẫn không dứt tiếng thét:

Giờ đây
Việt nam còn hay đã mất
Mà giặc Tàu, ngang tàng trên quê hương ta
Hoàng Trường Sa đã bao người dân vô tội
Chết ngậm ngùi vì tay súng giặc Tàu???

Rồi anh cổ võ toàn dân trong nước đứng lên mà lời kêu gọi của anh ở đây chúng tôi cho là một tuyên ngôn yêu nước hào hùng, lời ca chắc nịch đậm chất đấu tranh dõng dạc:

Từng đoàn người đi, chẳng nề chi già trẻ gái trai, giơ cao tay
Chống quân xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam.

(06/4/2018)

Toà ơi là toà! Xử ơi là xử!

Nguyễn Xuân Nghĩa (Danlambao) - Phiên tòa tại Hà Nội ngày 5/4/2018 xử 6 thành viên Hội AEDC là sự báng bổ vào tận mặt các dự khán người Việt và các quan chức ngoại giao quốc tế, trong đó có các quốc gia lớn và quan trọng đối với VN như Mỹ, Úc và liên minh châu Âu.

1. Không gian, hình thức tổ chức phiên tòa.

Phiên tòa, phải gọi là đại hình (khung hình phạt lên đến chung thân, tử hình) được tiến hành trong căn phòng chỉ rộng 30 m2, lèo tèo vài dãy ghế băng không tựa, chứa những khoảng 60 người, gồm công tố viên, bồi thẩm đoàn, thư ký, 5 luật sư, 6 bị cáo, khoảng 15 cảnh sát và vài chục người dự khán. Tất cả phải ngồi sít sịt kế nhau như cá ép đông. Nếu trên mặt mấy cái bàn ngắn, hẹp cũn cỡn không có bảng chữ; "Thẩm phán", "luật sư", "thư ký", "bị cáo" thì không ai phân định được đâu là thẩm phán, luật sư, bị cáo... Cách bày biện hổ lốn sơ sài trong phiên tòa thiếu hẳn sự tôn nghiêm pháp quốc và không hề nhắc nhở thượng tôn pháp luật cho người dự khán. Phiên tòa chẳng khác cái chợ phố huyện về chiều, cá đã ươn, rau đã héo, không phân biệt nổi ai bán, ai mua, ai là kẻ cắp.

2. Nội dung của phiên tòa.

Phiên tòa là đại hình với 6 bị cáo, 5 luật sư của bị cáo, một bị cáo tự bào chữa, dự kiến xử trong 2 ngày (2 ngày cũng không đủ cho các thủ tục mở tòa, đọc cáo trạng, xét hỏi bị cáo, xét hỏi người làm chứng, trưng bày và phân tích vật chứng, tranh tụng giữa luật sư và VKS, tự bào chữa và nói lời cuối cùng của bị cáo, hội thẩm án và tuyên án) nhưng đã diễn ra tính theo thời gian chỉ là 10 giờ (trong đó có 3 h đã vào chiều tối, điện đóm lờ mờ, là thời gian làm việc ngoài ngoài quy định của pháp luật) phiên tòa giống như một hợp tác xã sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ thời bao cấp, các công chức của hành pháp bị biến thành thợ thủ công, ông chủ nhiệm bắt làm thêm giờ để hoàn thành chỉ tiêu sản phẩm. 

Phiên tòa không có vật chứng. Các file âm thanh bị bên truy tố ghi lén đã không phải là vật chứng đúng nghĩa, lại không được mở để hai bên cùng nghe, phân tích, tranh tụng, giám định lại tại tòa. Cơ quan giám định là một cơ quan nằm bên ngoài hệ thống tư pháp. Thêm nữa 5 thành viên của nó có những 3 thành viên nghiệp dư và cả 5 đều không có mặt tại tòa để khỏi phải lập cứ, chứng minh nó thật sự là vật chứng.

Phiên tòa không có đơn thư tố cáo, người tố cáo; người làm chứng, công dân hoặc tổ chức bị hại, giám định thương tật (mức độ bị hại)... Tất cả các chứng cứ đều trên không gian ảo internet; đã không nhìn thấy, lại không nghe thấy vì các file âm thanh không được mở để các bên tranh tụng cùng nghe. Tất cả các căn cứ để tuyên án đều dựa vào các lời khai của bị cáo, mà các lời khai đều phủ nhận tội danh của cáo trạng; luật sư cũng phủ nhận tội danh của cáo trạng. Vậy mà tòa vẫn tuyên được án; mà là án đại hình.

Quan trọng bậc nhất của một phiên tòa là phần tranh tụng giữa một bên là người đại diện cho quyền lợi của bị cáo và bên kia là bên buộc tội bị cáo.

Phiên tòa ngày 5/4 tại tòa án Hà Nội hầu như không có tranh tụng đúng nghĩa. Nó vừa không có không gian trang trọng để kích thích tranh tụng, vừa không có thời gian đủ cho tranh tụng giữa hai bên; Nhiều chi tiết, nhiều câu hỏi của bên đại diện cho bị cáo nhằm mục đích làm rõ bản chất vụ án không được bên buộc tội trả lời, trốn tránh trả lời. Và rồi luật sư của bên bị cáo cũng phải bỏ qua (vì nhiều nguyên nhân ?), chỉ đưa ra câu chất vấn một lần, không nhắc được lại lần 2, không 'truy cùng giệt tận" bên buộc tội. 

Phiên tòa không bố trí thiết bị âm thanh để hỗ trợ dự khán. Hình như tòa không muốn cho "chúng mày" nghe, chỉ "chúng tao" nghe là đủ.

Còn ở bên ngoài thì dư luận đều biết- những người quan tâm đến phiên tòa đều bị công an gác cửa ngăn chặn dự tòa, những người thoát được khỏi tư gia đều bị công an đón bắt giữa đường, đem về giam giữ tại nhiều đồn công an trong thành phố, mãi đến khi phiên tòa kết thúc mới được trả tự do. 
Rất nhiều dữ liệu cho thấy phiên tòa xử 6 nhà dân chủ ngày 5/4/2018 tại tòa án thành phố Hà Nội là sự bỉ mặt nền tư pháp Việt Nam, cũng là sự bỉ mặt người dự khán Việt Nam, bỉ mặt quan sát viên quốc tế và nền tư pháp quốc tế mà Việt Nam (nói) đang hòa nhập.

Cảnh trong tòa.

Bữa trưa vỉa hè của vợ con các bị cáo


CSVN đang dần chuyển giao quyền lực

Quốc Phùng (Danlambao) - CSVN đang dần dần chuyển giao quyền lực. Chuyển giao cho ai? Sao lại có chuyện ly kỳ hấp dẫn như vậy? Xin nói nhanh kẻo quí bạn đọc (và cả quí vị thức giả) sốt ruột. Có hai sự kiện hoàn toàn thực tế và có thể minh chứng được (facts).

Thứ nhất, CSVN đang chuyển giao quyền lực cho Trung Cộng qua những gì CSVN đang làm từ trước đến nay trên toàn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, dù có hay không có hội nghị Thành Đô 1990. 

Thứ hai, các hành động đàn áp cực kỳ thô bạo và bần cùng hóa nhân dân đang chỉ ra rằng CSVN đang chuyển giao quyền lực cho toàn dân qua một cuộc Cách Mạng Dân Chủ đang hình thành và đang nhanh chóng xảy ra. 

1. Trước tiên chúng ta bàn về cuộc chuyển giao quyền lực và chủ quyền quốc gia Việt Nam cho Trung Cộng: 

Năm 1990, TBT Nguyễn Văn Linh, TT Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng sang phó hội tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc). Phía Trung Cộng có TBT Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng. Tài liệu có rất nhiều trên internet. Xin quí bạn đọc tự tham khảo và tìm hiểu thêm.

Trong hội nghị này, ngoài những điều khoản về việc bình thường hoá quan hệ giữa hai nước (CSVN chưa bao giờ tiết lộ chi tiết hiệp định này), thông tin về “Mật ước Thành Đô” do Tân Hoa Xã và tờ Hoàn Cầu Thời Báo chính thức phổ biến. Bắc Kinh tung ra tin tức hoàn toàn bất lợi cho CSVN trong lúc họ đang đưa giàn khoan dầu HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam và vùng đặc quyền kinh tế từ ngày 2/5/2014. Phía Việt Nam cũng râm ran về hồi ký của thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ và cựu Đại sứ Việt Nam Nguyễn Trọng Vĩnh tại Trung Quốc: “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây…

Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc…”.

CSVN quả quyết “mật ước” không hề có các điều khoản bán nước này nhưng nhân dân chưa bao giờ thấy đảng CSVN công khai hoá các văn kiện liên quan đến hội nghị Thành Đô! 

Tuy nhiên, dù có hay không sự cam kết sáp nhập môi răng này, những hành động như tạo điều kiện cho Trung Cộng đưa dân quân tràn vào lãnh thổ Việt Nam không cần visa, được lái xe qua lại biên giới thoải mái, được quyền thiết lập những đặc khu nghiêm cấm người Việt lai vãng… Đó là những gì nhân dân thấy được và chịu đựng hàng ngày. Quyền lực Trung Cộng hiển hiện qua những cuộc thanh trừng, những sắp xếp lãnh đạo đảng CSVN. Rõ ràng Tập Cận Bình không thích thú gì Nguyễn Tấn Dũng và bộ sậu. Cái chết của Nguyễn Bá Thanh và các nhân vật cộm cán khác có bàn tay của cục tình báo Hoa Nam hay không? Nhiều tiết lộ cho biết trên thượng tầng của các đơn vị quân đội và tình báo Việt Nam trà trộn rất nhiều thế lực Trung Cộng đến độ các tư lệnh, các tổng cục trưởng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ cho tính mạng của mình. Người Tàu cũng tham gia lực lượng dân phòng đàn áp đánh đập người Việt Nam biểu tình chống Formosa… 

Ngoài lãnh hải, tình huống lại càng tồi tệ hơn nữa. Tàu hải cảnh Trung Cộng áp sát bờ biển, bên trong khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam. Chúng bắt bớ, đánh đập, giết chóc ngư dân, dâm chìm tàu đánh cá Việt Nam hàng ngày. Các lực lượng cảnh sát biển và hải quân Việt Nam được lệnh không can thiệp giúp dân và phải tránh đụng độ với tàu hải cảnh cùng tàu chiến Trung Cộng. Đáng nói hơn cả là Trung Cộng bất chấp phán quyết của toà trọng tài PCA về đường lưỡi bò phi pháp 9 đoạn, áp lực Việt Nam ngưng thăm dò và khai thác dầu khí ở các khu vực Cá Rồng Đỏ, Cá Voi Xanh trong thềm lục địa Việt Nam…

Một khi chủ quyền quốc gia từ lãnh thổ cho đến lãnh hải bị xâm phạm trắng trợn như vậy thì rõ ràng CSVN đã dần chuyển giao quyền lực cho ngoại bang Tàu Cộng, dù có hay không có mật ước Thành Đô!...

2. Chuyển giao quyền lực quốc gia cho toàn dân qua một cuộc Cách Mạng Dân Chủ.

Đây là vấn đề cực kỳ hệ trọng và sinh tử của đảng CSVN. Mười mấy nhân vật trong Bộ Chính Trị đang vật vã tìm phương cách chống đỡ khi càng ngày các tù nhân vì đấu tranh dân chủ bị giam cầm càng thuộc thế hệ trẻ hơn, đông hơn và năng động hơn. Các phong trào livestream khai mở dân trí qua mạng toàn cầu Facebook, Youtube… đang vượt mặt hơn 850 cơ quan báo chí và truyền thông CSVN. 

Tại Việt Nam ngày nay, từ đầu đường đến xó chợ, từ thành thị đến nông thôn, nhân dân công khai nguyền rủa chế độ không còn sợ sệt như trước đây. Cán bộ ngày càng tha hoá, bán đất công, bán rừng, bán biển. Cán bộ cao cấp tổ chức bia ôm, đỉ điếm, tướng công an tổ chức cờ bạc, buôn lậu… Nhân dân đã thấu hiểu và chán ngấy những luận điệu “tự sướng” như Nguyễn Phú Trọng từng tuyên bố: “dân chủ thế này là cùng, không thể dân chủ hơn”. Người dân đã biết so sánh xã hội mạt rệp của cộng sản Bắc Hàn và tìm mọi cách sang đi học, đi làm trong xã hội sung túc thịnh vượng nhờ có tự do dân chủ tại Nam Hàn. Họ cũng biết rằng Tổng Thống Nam Hàn vừa bị bắt giam vì lạm quyền và tham nhũng. Và dĩ nhiên người dân ngày càng thấy rõ chính nghĩa dân chủ tự do của chính thể Việt Nam Cộng Hòa và chế độ chuyên chế độc tài của đảng CSVN từ trước đến nay đang đưa đất nước đến tận cùng bế tắc, mất chủ quyền, đói nghèo và lạc hậu so với lân bang.

Các tầng lớp dân chúng ngày càng ý thức rõ hơn về nhu cầu cần phải dẹp bỏ chế độ Cộng Sản lạc hậu và tham tàn.

Người công nhân bắt đầu biết đoàn kết nhau tạo thành sức mạnh chống bất công bóc lột trong các hãng xưởng do nước ngoài làm chủ. Đây là nơi nuôi béo đám cán bộ công đoàn để dể bề trấn áp công nhân. Gần đây với nhận thức trưởng thành của lực lượng lao động, công nhân đã đạt được một số thành công buộc các công đoàn quốc doanh ăn hại này phải đứng về phía công nhân. Đảng CSVN đang ngày càng ở thế đối lập với quyền lợi công nhân và lực lượng công nhân khổng lồ này sẽ là mũi xung kích lật đổ chế độ CSVN.

Nông dân chiếm số đông trong các thành phần dân tộc, nhưng đời sống họ cực kỳ nghèo đói cùng kiệt do hệ thống ngân hàng, cho vay nặng lãi, thương lái thu mua dìm giá và nhất là chính sách quy hoạch, tức là cướp trắng ruộng đất của người nông dân. Khi khối dân tộc này đứng lên, CSVN tức thì sụp đổ.

Thành phần trí thức, lực lượng lãnh đạo toàn dân phần đông ù lì và sống vị kỷ. Một số lớn lo ăn chơi hưởng thụ, an nhàn bản thân và gia đình, tìm cách chui vào các cơ quan chính quyền, cam tâm làm công cụ đàn áp lại nhân dân, trong đó có chính thân nhân gia đình của họ. Đáng kể nhất là lực lượng 20 ngàn Dư Luận Viên, những người trẻ có học, có khả năng vi tính cao hoặc các thanh niên khoẻ mạnh nhưng không nghề nghiệp, lêu lổng, giữ vai trò lèo lái dư luận, trấn áp biểu tình theo chỉ thị của đảng. Chỉ một số nhỏ ý thức được vận mạng mong manh của dân tộc trước chủ trương Hán hóa và đang ra sức đêm ngày đấu tranh, một số bị đàn áp, cô lập, bị đánh đập tù đày. Nhưng như mọi người đều biết, lực lượng Dân Chủ ngày càng đông đảo hơn và trẻ trung hơn trong lứa tuổi 20 và 30. Đây là những chỉ dấu đáng mừng cho tương lai dân tộc.

Thành phần quân đội và các lực lượng vũ trang. Đây là lực lượng bảo vệ tổ quốc khi đất nước bị xâm lăng. Bất hạnh thay, quân đội Việt Nam hiện nay đang bị đảng CSVN kềm chế sát sao và cấp chỉ huy bị giám sát chặt chẽ. Nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc được chỉ đạo méo mó bằng lý tưởng bảo vệ Đảng. Trung Cộng đã cày cắm người dày đặc vào lực lượng này để sớm phát hiện và kềm chế, tránh mọi cuộc phản loạn chống Đảng có thể xảy ra. Những anh em chiến sĩ chân chính còn tinh thân dân tộc và yêu quê hương đất nước nên chờ đợi thời cơ cùng đồng loạt đứng dậy cùng nhân dân để viết nên trang sử vẻ vang oai hùng cho dân tộc. 


CSVN Và Những Sách Lược Trọng Điểm: 

Sau đây là những sách lược lớn CSVN đang theo đuổi để mong cứu vãn tình thế, cứu Đảng, khi ý thức người dân càng cao, tinh thần càng vững và mục tiêu được xác lập rõ ràng: Triệt tiêu đảng CSVN.

- Xoa dịu lòng dân trước chủ trương Hán hoá:

CSVN biết rằng nếu tiếp tục chính sách đồng hóa tiệm tiến như hiện nay, có lẽ một thế hệ nữa mới mong hoàn thành “đại cuộc”. Thôi thì để con em “hạt giống đỏ” hoàn tất sự nghiệp sau này. Do đó, những sách lược về văn hóa, du lịch, gởi cán bộ trẻ sang Trung Cộng đào tạo… được ráo riết thực hiện. Kinh tế, năng lượng, hầm mỏ hầu hết nằm trong tay TC. Tuy nhiên, CSVN thừa biết lòng dân chưa chấp nhận Việt Nam bị Hán hóa dễ dàng. Dòng sinh mệnh dân tộc vẫn còn luân lưu trong cơ thể mẹ Việt Nam. Nếu coi thường dân, công khai “rước voi về giầy mả tổ” thì “đại cuộc” chưa thành thì chính đàng CSVN sẽ phải tiêu ma. Do đó mới có chính sách tạm thời đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng để chứng minh rằng ta đây vẫn vì… tiền đồ dân tộc!

- Chủ trương “đốt lò” của Nguyễn Phú Trọng, rập khuôn chính sách “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình:

Nguyễn Phú Trọng đã thành công trong việc loại bỏ các đồng chí có khuynh hướng không thiện cảm với bạn vàng Trung Quốc, muốn chạy theo Mỹ qua chiêu bài “đốt lò” diệt tham nhũng. Nhưng chủ trương này chứng tỏ đang thất bại vì chỉ đốt củi khô mà không đốt nổi củi tươi nên cây tham nhũng vẫn mặc sức lan tràn và được bảo kê vững vàng hơn trước. Thí dụ “phe ta” như Võ Kim Cự, người bảo trợ Formosa tàn phá đất nước và môi trường vẫn “bình chân như vại”. Trong khi đó ngài Tổng lại cử tướng công an sang tận Đức quốc, bất chất luật pháp quốc tế và VN có thể bị trừng phạt kinh tế thiệt hại hàng chục tỷ USD, chỉ để… bắt thằng nhỏ Trịnh Xuân Thanh về trị tội dám hổn láo với ngài Tổng. Dân chúng rất thờ ơ với những thành quả thuộc về “quốc sách đốt lò” này. Họ đang tập trung chống các trạm thu phí BOT và các nhũng lạm của tham quan chưa được phơi khô làm củi đốt lò. 

- Chính sách đu dây tạo thế cân bằng giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ:

Trong năm đầu của chính quyền TT Donald Trump, chính sách Hoa Kỳ đối với Việt Nam chưa định hình rõ nét. Tuy nhiên, để bảo vệ mậu dịch công bình khi giao thương với Trung Cộng, TT Trump buộc phải khơi mào cuộc chiến mậu dịch với TC và chính sách một vành đai, một con đường của Tập Cận Bình, bồi đắp pháo đài cát tại Biển Đông, chính sách nhu nhược của TT Obama đang bị xét lại. Đó là lý do hàng không mẫu hạm Carl Vinson đến Đà Nẵng và tuần dương hạm Hoa Kỳ đang ráo riết dòm ngó chuỗi đảo nhân tạo của Bắc Kinh. 

Việt Nam được gì? Để lo củng cố chế độ trước đã, VN rất cần ngoại tệ và chính sách xuất siêu (thặng dư mậu dịch) đối với Mỹ để bù vào thất thoát do nhập siêu (khiếm ngạch mậu dịch) đối với người anh em môi hở răng lạnh lúc nào cũng lợi dụng mình. Cần bọc xuôi theo tâm lý “Bài Trung, Thân Mỹ” của nhân dân VN. Với chính sách này, Mỹ cũng thích mà dân VN cũng thích. Ngu sao không làm? Tuy nhiên, giả dụ chiến tranh Mỹ Trung xảy ra thật, tức thời ta sẽ thấy thái độ của bè lũ phản dân hại nước hô hào: “Đả đảo đế quốc Mỹ”! 

- Chính sách ngoại giao ăn mày:

Gần đây, hết Nguyễn Xuân Phúc Mỹ-du rồi đến Nguyễn Phú Trọng Tây-du và các chức sắc cao cấp khác đi các nơi xin tiền (cho văn vẻ ta nên gọi là vận động ngoại giao). Sao lại xin tiền? Vì với thặng dư mâu dịch mấy chục tỷ USD với Mỹ nếu ông Trump “chiếu tướng” một phát chỉ có nước đi ăn mày. Mất tiền mất đảng như chơi. Còn bác Trọng đi Tây chi vậy? Vì trót chọc giận bà TT Đức Merkel, sợ bị cấm cửa vào FTA (Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-Vietnam), nơi cũng bán hàng được khấm khá vài chục tỷ USD. Bác Trọng gặp gỡ TT Pháp Macron để nhắn lời với bà Merkel như sau: “Thưa bà tôi biết hành động của tôi ra lệnh đàn em xâm nhập quí quốc bắt thằng Trịnh Xuân Thanh về trị tội là xúc phạm quí quốc, nay tôi đích thân sang đây nhờ ông Macron, lối xóm của bà chuyển lời thành thật xin lỗi, hứa không tái phạm. Xin bà đừng cấm cửa Việt Nam tôi gia nhập FTA, nếu không cái ghế Tổng Bí Thư của tôi chắc có thằng cưa mất!...”. Dân Việt Nam được các cộng đồng người Việt quốc gia tại Pháp, Mỹ và khắp nơi trên thế giới chuyển hình ảnh về nước cảnh bác Trọng và chú Phúc lủi thủi nhục nhã gõ cửa nhà giàu và được đón tiếp quá lạnh nhạt, lại bị biểu tình phản đối khắp nơi, vậy mà về trong nước chỉ thị cho đàn em 4T (TTTT) thổi ống đu đủ rằng thì là được đón tiếp long trọng! Dân mình bây giờ khôn hơn các bác nghĩ nhiều, người dân sắp đủ sức đứng lên làm cuộc cách mạng Dân Chủ toàn dân rồi các bác ơi!

- Tuyên những bản án nặng nề nhất đối với những nhà đấu tranh dân chủ để răn đe:

Các bản án gần đây giáng xuống các nhà hoạt động Dân Chủ như Mẹ Nấm, Trần Thị Nga, Lê Thu Hà, Nguyễn Bắc Truyển, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức… chứng tỏ rằng CSVN đang thật sự run sợ, và càng run sợ lại càng làm thêm điều càn dở. Các bản án càng nặng, tinh thần đoàn kết càng cao và ý chí đấu tranh càng mãnh liệt. Cứ nghe lời phát biểu khẳng khái đầy quả cảm của những nhà đấu tranh Dân Chủ, sau khi bản án được tuyên ra, khác xa thái độ hèn mạt khóc lóc xin tha của nguyên ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN Đinh La Thăng và thuộc hạ Trịnh Xuân Thanh. 

Luật sư Nguyễn Văn Đài nói: “Khoan dung cho những người bất đồng chính kiến chính là khoan dung với chính mình ngày mai.”

Ông Trương Minh Đức thì nói: “Tôi không có gì hối tiếc cả. Hôm nay các vị xét xử tôi nhưng ngày mai có thể là các vị. Bất công nó xoay vòng không chừa một ai.”

Ông Nguyễn Bắc Truyển: “Tôi sẽ luôn đấu tranh và nếu phải ngồi tù thì những người khác ngoài kia vẫn sẽ tiếp tục đấu tranh cho tôi mà sẽ không bao giờ họ dừng lại.”

Bác Trọng năm nay đã 74 tuổi. Nhiều nhà phân tích quả quyết là ngày tàn của đảng CSVN đang đến gần. Trước khi bác Trọng đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê Nin, và cả cụ Hồ (Quang) nữa, bác Nguyễn Phú Trọng phải dự một phiên tòa xét xử tội BÁN NƯỚC do chính LS Nguyễn Văn Đài làm công tố viên.

Lời khuyên cuối cùng:

Cán bộ các cấp “thức thời” của đảng CSVN, những người đang tẩu tán tài sản, chuyển gia đình vợ con sang sinh sống tại các quốc gia dân chủ tự do để chuẩn bị cho một cuộc tháo chạy vĩ đại đang đến gần nên chú ý: 

Gần đây Hoa Kỳ đã thông qua đạo luật Magnitsky (Magnitsky Act), có hiệu lực trên toàn thế giới, trong đó quy định chế tài với các cá nhân mà Hoa Kỳ cho là vi phạm nhân quyền trên phạm vi toàn thế giới. Theo đó, các cá nhân, quan chức ở các nước, kể cả Việt Nam, nếu bị liệt vào dạng vi phạm nhân quyền, sẽ có thể bị Hoa Kỳ hạn chế nhập cảnh, trục xuất hoặc đóng băng tài sản.

Magnitsky Act cũng áp dụng cho các cá nhân bị kết tội tham nhũng, biển thủ và một số tội danh khác.

(7/4/2018)

V.C là gì?

Xuân Lộc (Danlambao) - Tôi phải viết ngay từ đầu là Bạn không nên suy diễn và đọc hai chữ viết tắt là tựa của bài viết ở trên theo ý của bạn. Nếu bạn tự suy diễn như thế có thể là sai đấy. Bởi lẽ, nó là nguyên thủy một câu chuyện tôi được nghe và được giảng giải cặn kẽ từ một người anh em, vì lỡ chuyến tàu vào nam nên anh và gia đình phải ở lại. Chính anh đã phải sống trong cái cảnh đi VC vào mỗi sáng trong nhiều năm, Trong khi đó, toàn làng toàn xóm tôi đã xuống tàu há mồm và vào nam từ những năm 1954 cả rồi.

Đây là câu chuyện mà tôi đã quên. Quên đi như một nỗi đắng cay khi người anh em tôi ở đồng quê Thái Bình đã phải thực hành nhiều năm trong đời sống của anh sau khi chúng tôi vào nam. Nay nhân sau khi đọc được bản án họ treo cho Nguyễn Văn Đài và những đồng hành của anh, tôi chớt nhớ lại câu chuyện V.C. này.

Chuyện là thế này. Trước khi Chiến vào nam, tôi đã gặp lại bà cô của tôi, người đã gánh tôi trên vai đôi quang nặng trĩu trong ngày gia đình tôi di cư vào nam. Hôm ấy, vì chú tôi còn ở trong chiến dịch Điện Biên chưa về, nên cô quyết định ở lại chờ chú trở về rồi mới tính đến chuyện bồng bế nhau đi. Tuy nhiên, lúc ra đi, nhà tôi đông người, mẹ tôi đang mang thai đứa em kế, nên cô tình nguyện gánh đỡ cho chị đôi quang nặng, trong đó một bên thúng là tôi và phía bên kia là nồi niêu xoong chảo, gạo, nước, muối và cả nồi cơm nếp, để ra bến đò Ninh Giang vào một ngày sau tháng 7-1954. Phần cô, sau khi đến bến đò thì nước mắt hai hàng, vội vã chào người thân và quay về chốn xưa. Nơi có ba người con, hai lên 6 là Chiến, Tranh và Nhài vừa lên 3, để chờ tin tức và hình bóng của người chồng sắp quay về từ chiến trường Điện Biên.

Cũng may, cuộc chờ đợi của cô không luống công, nhưng quá trễ. Khi chú tôi trở về đến nhà và nhìn rõ được bộ mặt của HCM sau cuộc chiến thì cánh cửa vào nam đã đóng chặt từ lâu rồi. Chú buồn chán, mắng cô tôi một trận (vì không đưa con đi với chị) rồi đứng nghẹn lòng nhìn cơ ngơi của cả gia tộc không một bóng người. Tất cả như còn đây, nhưng chẳng hề cho chú nguồn vui.

Ở đây, cũng phải kể thêm là, với tài sản của cả dòng họ đều để lại cho cô, từ những căn nhà ngói đến dàn trâu bò, ruộng vườn, ao cá… cô có thể yên thân một đời chẳng lo gì đến phần cơm ăn áo mặc. Tuy nhiên, khi V.C.về, rồi mùa đấu tố do Hồ chí Minh phát động đã làm cho gia đình cô lâm vào đường cùng. May là chồng của cô đã thoát án tử vì nhờ có chiến công, huy chương được phong tặng anh hùng từ chiến trường Điện Biên. Hơn thế, nhờ cô tôi nhanh trí, chứng minh tài sản cô đang sử dụng là do bà con viết giấy để lại cho cô. Nó không thuộc tài sản của bản thân, nên nay nhà nước có chính sách, cô tôi “sẵn sàng” giao nộp tất cả lại cho bác, cho đảng. Phần cô, chỉ xin ở tạm trong một cái nhà chứa rơm, rạ, với vài mét đất bên cạnh chuồng trâu để làm chỗ nương thân thôi.

Kết quả, sau hàng trăm ngày chờ đợi, qua ủy ban xã và ban đấu tố duyệt. Họ thu lấy toàn bộ tài sản và chú tôi thoát được cái mã tấu của Hồ chí Minh. Trong khi đó, một người bạn thân trong chiến đấu của chú ở làng bên (Cao Dương), cả hai cùng tham dự trong chiến dịch Điện Biên đã bị mất đầu vì Hồ Chí Minh trong mùa đấu tố. Lý do, đã có nhà cao cửa rộng lại có 2 dàn trâu cày và hơn hai mẫu ruộng nước cho làm rẽ.

Váo lúc ấy, những tưởng người ra đi sẽ đem về cho người ở lại nguồn sống mới. Nào ngờ, Nắng chưa lên, cái mã tấu trong tay Hồ Chí Minh đã loé sáng và toàn miền nam Việt Nam lại rơi vào trong cùm đỏ. Thế gian bỗng tự nhiên ra khác. Đời người đã đổi thay! Phần cá nhân, trước cuộc nổi trôi, vào tháng 8-1975, tôi quyết định bỏ trường trở về quê. Cùng thời gian này, cô tôi từ ngoài bắc vào thăm gia đình, thân nhân. Khi nhìn thấy tôi bước vào nhà. Mẹ tôi hỏi cô:

- Cô có nhớ cháu này không?

Cô nhìn tôi một lượt, hỏi lại:

- Có phải anh nhớn không hả chị?

Mẹ tôi nói lớn với tiếng cười:

- Thế cô không nhớ cháu à? Nó là đứa mà cô gánh trong thúng đấy!

Cô đứng bật dậy, ôm lấy tôi rồi xoa đầu, nắn cánh tay tôi, trong tiếng nói ngỡ ngàng:

- Thật hả chị?

Cùng luc ấy, tôi nhớ về câu chuyện lúc ra đi mà mẹ tôi đã kể lại nhiều lần. Tôi hỏi cô:

- Cô có phải là cô Điều không? Con cám ơn cô đã gánh con đi di cư. Nhờ cô gánh mà con lớn như hôm nay đấy!


- Nỏ mồm nỏ miệng nhỉ? Cô nói như reo lên: Anh nhanh miệng thế thì gái làng ta ở ngoài bắc vơ đâu chẳng có!

Nghe thế, tôi vội hỏi:

- Cô giúp cháu nhá. Ở ngoài ấy được… vơ mấy người hở cô? Ở trong này khó lắm cô ạ! Cháu chỉ sợ ế thôi!

- Thật thế à? Ở Sài Gòn, sao không đi, còn về đây làm gì? Cô chợt ngừng lại, ngó tây, nhìn đông rồi tiếp: Tội nghiệp cháu của cô qúa! Ra bắc với cô nhá?

Nói xong, cô buông tôi ra, nhìn tôi một lần từ đầu đến chân rồi ngồi xuống ghế:

- Chả bù cho các em của cháu ở ngoài ấy một tý!

- Chuyện gì thế hả cô?

Cô tôi đưa mắt nhìn tôi một lần nữa rồi quay sang bên mẹ tôi:

- Nhờ trời đất, anh chị vào được trong này, dẫu tiếc là chỉ mới được 20 năm thôi, nhưng còn hơn cả vạn đời ở ngoài ấy anh chị ạ. Phần các cháu thì được đi học, khôn lớn từ tấm bé. Chả biết đến cái rổ, cái cạp, đôi que gắp vào mỗi buổi sáng là cái gì?

Tôi thấy lạ trong tiếng nói như nghẹn ngào lẫn ai oán của cô. Đã thế, cũng chẳng hiểu gì về cái cặp, cái rổ mà cô vừa nói đến. Tồi ngồi xà xuống bên cô:

- Cô nói thế là sao hả cô. Cái cạp cái rổ là gì? Đời sống ở đâu chẳng có những khó khăn?

- Làm việc, sướng khổ thì ở đâu theo đó. Tuy thế, các cháu ở trong này được sống trong cảnh an vui, được đi học hành, xe cộ, đi lại thảnh thơi. Khéo mà chẳng thiếu thứ gì. Phận các em ở ngoài đó, nhất là trong mùa đấu tố thì chui rúc trong cái chuồng trâu, xó bếp. Cơm ăn chẳng đủ, lấy gì nói đến cách mặc. Đã thế, sáng vừa mở mắt ra đã mỗi đứa một cái rổ rách đưa nhau đi xúc phân, V.C. ở ngoài đồng, hay từ các nhà cầu công cộng để giao nộp cho hợp tác mà lấy công điểm, đổi lấy bát gạo…. Cháu xem, cùng cuộc đời sao mà lại cay đắng đến như thế! Ngưng lại một chút, cô nói như tự yên ủi mình: Tuy thế cũng vẫn còn may lắm. Nhờ cái án thành phần nên các em không phải đi B.

Nói được mấy câu, cô ngồi kéo vạt áo lên lau nước mắt. Cả nhà tôi đều mủi lòng. Đến khi Chiến, người con cả của cô tôi vào thăm gia đình tôi vào khoảng tháng 10-75. Tôi mới thật sự bàng hoàng nghe Chiến kể lại câu chuyện đi VC sau mùa đấu tố: Khi mặt trời chưa lên thì chẳng riêng gì anh em của Chiến, mà hầu như mỗi người đều có một cái rổ rách với cặp que làm đũa gắp ra khỏi nhà. Nắng lên cao, là đưa về hợp tác xã giao nộp để ghi công điểm. Hoặc giả, cất dấu một ít để tự phủ, làm phân xanh cho mình. Ở ngoài ấy, có bao giờ nom thấy cái nhà hôi (tiếng gọi nhà vệ sinh, nhà càu) phí phạm như ở trong nam này! Chẳng muốn nghe lại câu chuyện này, tôi hỏi:

- Lương thầy giáo cơ sở không đủ sống hay sao mà anh phải tham gia vào cả công tác làm phân xanh?

Thay vì trả lời, Chiến nói một hơi dài. Tôi chịu, không hiểu được cái ý và sự diễn nghĩa của Chiến. Đúng là “họ ăn, họ vơ vét không từ một thứ gì”! Nhưng xem ra, nhờ thế mà nhà nước VC này đã sống, và còn sống mạnh hơn khi họ tuyên bố đã đánh thắng hai thứ thực dân Pháp và Mỹ! Chỉ tiếc rằng bọn Mỹ và các nước tây phương không hiểu cho, nên khi họ cắp rổ sang những nơi này đều thất bại. Kết cuộc, họ phải dùng đến kế sách bắt những Nguyễn Văn Đài, Công Nhân, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức… và đẩy anh em dân chủ vào tù để họ có thể gắp được dễ dàng hơn!

Nói thì bảo là mỉa mai, khinh miệt. Nhưng thực tế, ai cũng biết là VC họ cần những thứ mà Nguyễn văn Đài, Công Nhân, Duy Thức, Công Định… thải ra, nên buộc họ phải đưa những người này vào nhà tù để bảo quản lợi nhuận. Bởi lẽ, họ ở tù thì sẽ có người gởi tiền về. Họ còn ăn uống thì họ còn phải thải ra và nhà nước ta tha hồ mà xưng bá chúng ta là tập đoàn VC trổi vượt. Theo lý luận này, để những người như Đài, Thức… ở ngoài là hỏng việc! Kết qủa:

Luật sư Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, lĩnh 15 năm tù, 5 năm quản chế.

Trương Minh Đức, sinh năm 1960, 12 năm tù, 3 năm quản chế.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị án 12 năm tù, 3 năm quản chế.

Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù, 3 năm quản chế.

Lê Thu Hà, 9 năm tù, 2 năm quản chế.

Phạm Văn Trội, 7 năm tù, 1 năm quản chế.

Bạn hỏi, tại sao họ bị tuyên án nặng như thế ư? Chỉ có hai lý do thôi:

- Một là vì miếng ăn. Nếu họ, nói theo kiểu lý luận ở ngoài bắc thì họ phải làm như thế là vì tranh nhau miếng ăn. Họ rất cần chất thải ra của những người tù này để làm phân xanh và nuôi sống họ.

- Kế đến, người tù được thăm nuôi, có tiền ngoại, các cán bộ VC của ta lo gì thiếu cái ăn!

Đọc đến đây, bạn đã biết hai chữ tắt V.C. kia là gì chưa? Nếu chưa thì cũng chả nên tìm hiểu làm gì, kẻo thêm phiền lòng. Bởi lẽ, có tìm hiểu thì bạn cũng chỉ thấy cái bọn ngồi làm chánh án phiên toà hôm sử Nguyễn Văn Đài và bằng hữu của ông cũng chỉ là một tập đoàn VC mà thôi. Họ không thể có lối sống khác được. Bởi lẽ, nếu không đi V.C. lấy tiền đâu ra cho con đi du học ở Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu? Không đi V.C. làm sao có thể trở thành đồng chí đảng viên, đi vào cửa quyền, ngồi nơi cao? Qủa, cụ Nguyễn Du đã có lời tiên đoán thật đúng về số phận của những người trong hàng ngũ VC hôm nay:

“Đã mang cái nghiệp (đảng) vào thân”

Nên đành vác rổ dù gần dù xa!

Viết đến đây, tôi chợt nhớ Hồ Chí Minh có ký hai chữ tắt C.B. trong một bài viết quan trọng nhất trong sự nghiệp của Y, đó là bài: “Địa chủ ác ghê”. Hai chữ này, xem ra chẳng có ai lý giải cho đúng ý và nghĩa được. Người thì đọc là Cu Bò, kẻ khác lại Chị Bú, các đảng viên lại bảo là Cua Bà. v.v…. Cũng thế, nay muốn tạo ra một cuộc vui chơi, tôi xin tựa cho bài viết là V.C. để cho bạn phỏng… đoán, may ra cũng được một vài phút giải khuây? Phiếm!

7/4/18


Xuân Lộc (Danlambao) - Tôi phải viết ngay từ đầu là Bạn không nên suy diễn và đọc hai chữ viết tắt là tựa của bài viết ở trên theo ý của bạn. Nếu bạn tự suy diễn như thế có thể là sai đấy. Bởi lẽ, nó là nguyên thủy một câu chuyện tôi được nghe và được giảng giải cặn kẽ từ một người anh em, vì lỡ chuyến tàu vào nam nên anh và gia đình phải ở lại. Chính anh đã phải sống trong cái cảnh đi VC vào mỗi sáng trong nhiều năm, Trong khi đó, toàn làng toàn xóm tôi đã xuống tàu há mồm và vào nam từ những năm 1954 cả rồi.

Đây là câu chuyện mà tôi đã quên. Quên đi như một nỗi đắng cay khi người anh em tôi ở đồng quê Thái Bình đã phải thực hành nhiều năm trong đời sống của anh sau khi chúng tôi vào nam. Nay nhân sau khi đọc được bản án họ treo cho Nguyễn Văn Đài và những đồng hành của anh, tôi chớt nhớ lại câu chuyện V.C. này.

Chuyện là thế này. Trước khi Chiến vào nam, tôi đã gặp lại bà cô của tôi, người đã gánh tôi trên vai đôi quang nặng trĩu trong ngày gia đình tôi di cư vào nam. Hôm ấy, vì chú tôi còn ở trong chiến dịch Điện Biên chưa về, nên cô quyết định ở lại chờ chú trở về rồi mới tính đến chuyện bồng bế nhau đi. Tuy nhiên, lúc ra đi, nhà tôi đông người, mẹ tôi đang mang thai đứa em kế, nên cô tình nguyện gánh đỡ cho chị đôi quang nặng, trong đó một bên thúng là tôi và phía bên kia là nồi niêu xoong chảo, gạo, nước, muối và cả nồi cơm nếp, để ra bến đò Ninh Giang vào một ngày sau tháng 7-1954. Phần cô, sau khi đến bến đò thì nước mắt hai hàng, vội vã chào người thân và quay về chốn xưa. Nơi có ba người con, hai lên 6 là Chiến, Tranh và Nhài vừa lên 3, để chờ tin tức và hình bóng của người chồng sắp quay về từ chiến trường Điện Biên.

Cũng may, cuộc chờ đợi của cô không luống công, nhưng quá trễ. Khi chú tôi trở về đến nhà và nhìn rõ được bộ mặt của HCM sau cuộc chiến thì cánh cửa vào nam đã đóng chặt từ lâu rồi. Chú buồn chán, mắng cô tôi một trận (vì không đưa con đi với chị) rồi đứng nghẹn lòng nhìn cơ ngơi của cả gia tộc không một bóng người. Tất cả như còn đây, nhưng chẳng hề cho chú nguồn vui.

Ở đây, cũng phải kể thêm là, với tài sản của cả dòng họ đều để lại cho cô, từ những căn nhà ngói đến dàn trâu bò, ruộng vườn, ao cá… cô có thể yên thân một đời chẳng lo gì đến phần cơm ăn áo mặc. Tuy nhiên, khi V.C.về, rồi mùa đấu tố do Hồ chí Minh phát động đã làm cho gia đình cô lâm vào đường cùng. May là chồng của cô đã thoát án tử vì nhờ có chiến công, huy chương được phong tặng anh hùng từ chiến trường Điện Biên. Hơn thế, nhờ cô tôi nhanh trí, chứng minh tài sản cô đang sử dụng là do bà con viết giấy để lại cho cô. Nó không thuộc tài sản của bản thân, nên nay nhà nước có chính sách, cô tôi “sẵn sàng” giao nộp tất cả lại cho bác, cho đảng. Phần cô, chỉ xin ở tạm trong một cái nhà chứa rơm, rạ, với vài mét đất bên cạnh chuồng trâu để làm chỗ nương thân thôi.

Kết quả, sau hàng trăm ngày chờ đợi, qua ủy ban xã và ban đấu tố duyệt. Họ thu lấy toàn bộ tài sản và chú tôi thoát được cái mã tấu của Hồ chí Minh. Trong khi đó, một người bạn thân trong chiến đấu của chú ở làng bên (Cao Dương), cả hai cùng tham dự trong chiến dịch Điện Biên đã bị mất đầu vì Hồ Chí Minh trong mùa đấu tố. Lý do, đã có nhà cao cửa rộng lại có 2 dàn trâu cày và hơn hai mẫu ruộng nước cho làm rẽ.

Váo lúc ấy, những tưởng người ra đi sẽ đem về cho người ở lại nguồn sống mới. Nào ngờ, Nắng chưa lên, cái mã tấu trong tay Hồ Chí Minh đã loé sáng và toàn miền nam Việt Nam lại rơi vào trong cùm đỏ. Thế gian bỗng tự nhiên ra khác. Đời người đã đổi thay! Phần cá nhân, trước cuộc nổi trôi, vào tháng 8-1975, tôi quyết định bỏ trường trở về quê. Cùng thời gian này, cô tôi từ ngoài bắc vào thăm gia đình, thân nhân. Khi nhìn thấy tôi bước vào nhà. Mẹ tôi hỏi cô:

- Cô có nhớ cháu này không?

Cô nhìn tôi một lượt, hỏi lại:

- Có phải anh nhớn không hả chị?

Mẹ tôi nói lớn với tiếng cười:

- Thế cô không nhớ cháu à? Nó là đứa mà cô gánh trong thúng đấy!

Cô đứng bật dậy, ôm lấy tôi rồi xoa đầu, nắn cánh tay tôi, trong tiếng nói ngỡ ngàng:

- Thật hả chị?

Cùng luc ấy, tôi nhớ về câu chuyện lúc ra đi mà mẹ tôi đã kể lại nhiều lần. Tôi hỏi cô:

- Cô có phải là cô Điều không? Con cám ơn cô đã gánh con đi di cư. Nhờ cô gánh mà con lớn như hôm nay đấy!


- Nỏ mồm nỏ miệng nhỉ? Cô nói như reo lên: Anh nhanh miệng thế thì gái làng ta ở ngoài bắc vơ đâu chẳng có!

Nghe thế, tôi vội hỏi:

- Cô giúp cháu nhá. Ở ngoài ấy được… vơ mấy người hở cô? Ở trong này khó lắm cô ạ! Cháu chỉ sợ ế thôi!

- Thật thế à? Ở Sài Gòn, sao không đi, còn về đây làm gì? Cô chợt ngừng lại, ngó tây, nhìn đông rồi tiếp: Tội nghiệp cháu của cô qúa! Ra bắc với cô nhá?

Nói xong, cô buông tôi ra, nhìn tôi một lần từ đầu đến chân rồi ngồi xuống ghế:

- Chả bù cho các em của cháu ở ngoài ấy một tý!

- Chuyện gì thế hả cô?

Cô tôi đưa mắt nhìn tôi một lần nữa rồi quay sang bên mẹ tôi:

- Nhờ trời đất, anh chị vào được trong này, dẫu tiếc là chỉ mới được 20 năm thôi, nhưng còn hơn cả vạn đời ở ngoài ấy anh chị ạ. Phần các cháu thì được đi học, khôn lớn từ tấm bé. Chả biết đến cái rổ, cái cạp, đôi que gắp vào mỗi buổi sáng là cái gì?

Tôi thấy lạ trong tiếng nói như nghẹn ngào lẫn ai oán của cô. Đã thế, cũng chẳng hiểu gì về cái cặp, cái rổ mà cô vừa nói đến. Tồi ngồi xà xuống bên cô:

- Cô nói thế là sao hả cô. Cái cạp cái rổ là gì? Đời sống ở đâu chẳng có những khó khăn?

- Làm việc, sướng khổ thì ở đâu theo đó. Tuy thế, các cháu ở trong này được sống trong cảnh an vui, được đi học hành, xe cộ, đi lại thảnh thơi. Khéo mà chẳng thiếu thứ gì. Phận các em ở ngoài đó, nhất là trong mùa đấu tố thì chui rúc trong cái chuồng trâu, xó bếp. Cơm ăn chẳng đủ, lấy gì nói đến cách mặc. Đã thế, sáng vừa mở mắt ra đã mỗi đứa một cái rổ rách đưa nhau đi xúc phân, V.C. ở ngoài đồng, hay từ các nhà cầu công cộng để giao nộp cho hợp tác mà lấy công điểm, đổi lấy bát gạo…. Cháu xem, cùng cuộc đời sao mà lại cay đắng đến như thế! Ngưng lại một chút, cô nói như tự yên ủi mình: Tuy thế cũng vẫn còn may lắm. Nhờ cái án thành phần nên các em không phải đi B.

Nói được mấy câu, cô ngồi kéo vạt áo lên lau nước mắt. Cả nhà tôi đều mủi lòng. Đến khi Chiến, người con cả của cô tôi vào thăm gia đình tôi vào khoảng tháng 10-75. Tôi mới thật sự bàng hoàng nghe Chiến kể lại câu chuyện đi VC sau mùa đấu tố: Khi mặt trời chưa lên thì chẳng riêng gì anh em của Chiến, mà hầu như mỗi người đều có một cái rổ rách với cặp que làm đũa gắp ra khỏi nhà. Nắng lên cao, là đưa về hợp tác xã giao nộp để ghi công điểm. Hoặc giả, cất dấu một ít để tự phủ, làm phân xanh cho mình. Ở ngoài ấy, có bao giờ nom thấy cái nhà hôi (tiếng gọi nhà vệ sinh, nhà càu) phí phạm như ở trong nam này! Chẳng muốn nghe lại câu chuyện này, tôi hỏi:

- Lương thầy giáo cơ sở không đủ sống hay sao mà anh phải tham gia vào cả công tác làm phân xanh?

Thay vì trả lời, Chiến nói một hơi dài. Tôi chịu, không hiểu được cái ý và sự diễn nghĩa của Chiến. Đúng là “họ ăn, họ vơ vét không từ một thứ gì”! Nhưng xem ra, nhờ thế mà nhà nước VC này đã sống, và còn sống mạnh hơn khi họ tuyên bố đã đánh thắng hai thứ thực dân Pháp và Mỹ! Chỉ tiếc rằng bọn Mỹ và các nước tây phương không hiểu cho, nên khi họ cắp rổ sang những nơi này đều thất bại. Kết cuộc, họ phải dùng đến kế sách bắt những Nguyễn Văn Đài, Công Nhân, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức… và đẩy anh em dân chủ vào tù để họ có thể gắp được dễ dàng hơn!

Nói thì bảo là mỉa mai, khinh miệt. Nhưng thực tế, ai cũng biết là VC họ cần những thứ mà Nguyễn văn Đài, Công Nhân, Duy Thức, Công Định… thải ra, nên buộc họ phải đưa những người này vào nhà tù để bảo quản lợi nhuận. Bởi lẽ, họ ở tù thì sẽ có người gởi tiền về. Họ còn ăn uống thì họ còn phải thải ra và nhà nước ta tha hồ mà xưng bá chúng ta là tập đoàn VC trổi vượt. Theo lý luận này, để những người như Đài, Thức… ở ngoài là hỏng việc! Kết qủa:

Luật sư Nguyễn Văn Đài, sinh năm 1969, lĩnh 15 năm tù, 5 năm quản chế.

Trương Minh Đức, sinh năm 1960, 12 năm tù, 3 năm quản chế.

Mục sư Nguyễn Trung Tôn bị án 12 năm tù, 3 năm quản chế.

Nguyễn Bắc Truyển 11 năm tù, 3 năm quản chế.

Lê Thu Hà, 9 năm tù, 2 năm quản chế.

Phạm Văn Trội, 7 năm tù, 1 năm quản chế.

Bạn hỏi, tại sao họ bị tuyên án nặng như thế ư? Chỉ có hai lý do thôi:

- Một là vì miếng ăn. Nếu họ, nói theo kiểu lý luận ở ngoài bắc thì họ phải làm như thế là vì tranh nhau miếng ăn. Họ rất cần chất thải ra của những người tù này để làm phân xanh và nuôi sống họ.

- Kế đến, người tù được thăm nuôi, có tiền ngoại, các cán bộ VC của ta lo gì thiếu cái ăn!

Đọc đến đây, bạn đã biết hai chữ tắt V.C. kia là gì chưa? Nếu chưa thì cũng chả nên tìm hiểu làm gì, kẻo thêm phiền lòng. Bởi lẽ, có tìm hiểu thì bạn cũng chỉ thấy cái bọn ngồi làm chánh án phiên toà hôm sử Nguyễn Văn Đài và bằng hữu của ông cũng chỉ là một tập đoàn VC mà thôi. Họ không thể có lối sống khác được. Bởi lẽ, nếu không đi V.C. lấy tiền đâu ra cho con đi du học ở Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu? Không đi V.C. làm sao có thể trở thành đồng chí đảng viên, đi vào cửa quyền, ngồi nơi cao? Qủa, cụ Nguyễn Du đã có lời tiên đoán thật đúng về số phận của những người trong hàng ngũ VC hôm nay:

“Đã mang cái nghiệp (đảng) vào thân”

Nên đành vác rổ dù gần dù xa!

Viết đến đây, tôi chợt nhớ Hồ Chí Minh có ký hai chữ tắt C.B. trong một bài viết quan trọng nhất trong sự nghiệp của Y, đó là bài: “Địa chủ ác ghê”. Hai chữ này, xem ra chẳng có ai lý giải cho đúng ý và nghĩa được. Người thì đọc là Cu Bò, kẻ khác lại Chị Bú, các đảng viên lại bảo là Cua Bà. v.v…. Cũng thế, nay muốn tạo ra một cuộc vui chơi, tôi xin tựa cho bài viết là V.C. để cho bạn phỏng… đoán, may ra cũng được một vài phút giải khuây? Phiếm!

7/4/18