Monday, January 29, 2018

Tội lắm, VietJet ơi!

Theo NLD-29/01/2018 11:39
Tội lắm, VietJet ơi! - Ảnh 1.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng Giám đốc Vietjet, nói việc trình diễn bikini là do "xảy ra sơ suất trong việc kiểm soát hành động ngẫu hứng của diễn viên trên chuyến bay"

Cách xin lỗi của VietJet (VJA) đúng kiểu không xin lỗi gì cả. Hàng trăm, hàng ngàn những status (bình luận) trên mạng xã hội nói thẳng về sự lố bịch của màn PR lẫn lá thư xin lỗi của VJA.

Những hình ảnh người mẫu mặc bikini "diễn dẹo" trên lối đi của chiếc chuyên cơ đón đội tuyển U23 về nước sau những trận cầu trên cả tuyệt vời khiến hàng triệu người hâm mộ "nóng máu". Với người hâm mộ, đó là màn đón tiếp phản cảm, rẻ tiền dành cho các "người hùng". Và có lẽ, với độ tuổi chỉ đôi mươi, màn đón tiếp này có phần kém văn hóa. Nhìn hình ảnh vài cầu thủ nhắm tịt mắt hay gồng mình cười gượng gạo khi người mẫu "xà" đến bá vai quàng cổ, chụp hình là đủ hiểu.
Sau sự cố nhận được sự phản đối kịch liệt từ người hâm mộ, VietJet (VJA) đã nhanh chóng có thư xin lỗi. Thế nhưng, nếu trò quảng bá bị chửi một thì thư xin lỗi của Hãng hàng không VJA, khiến cho người hâm mộ "ứa gan" hơn. Một lá thư xin lỗi phản cảm gấp ngàn lần trò lố bikini trước đó bởi sự thiếu thành thật và chân thành từ người mắc lỗi. VJA đổ lỗi cho cá nhân người mẫu "diễn viên tham gia tiết mục múa đã tự ý rời vị trí quy định…". Cách xin lỗi của VJA đúng kiểu không xin lỗi gì cả. Hàng trăm, hàng ngàn những status (bình luận) trên mạng xã hội nói thẳng về sự lố bịch của màn PR lẫn lá thư xin lỗi của VJA. Nhiều ý kiến đồng thuận rằng, lá thư xin lỗi là cách lẩn trốn trách nhiệm của VJA trước cộng đồng. Họ đẩy một cô gái ra làm "bia đỡ đạn" cho họ trong khi nguồn gốc của các hành vi vô văn hóa đó là từ chính lãnh đạo VJA. Các cô gái đó chỉ là những người "làm thuê" cho "ông/bà chủ" của VJA mà thôi.
Giả sử có cô gái phấn khích đến mức cởi đồ vì được gặp các người hùng như cái cách mà VJA nói, thì có lẽ, phải là những bộ "đồ lót" theo đúng nghĩa đen. Ngay chính nhà thiết kế của những mẫu bikini này, Tiến Truyển, cũng thấy sốc và ngỡ ngàng với những hình ảnh nảy. Bày tỏ bức xúc trên trang cá nhân, nhà thiết kế này cho biết, bộ trang phục được Hãng hàng không đó đặt hàng để chụp ảnh lịch Tết, chứ không phải cho sự kiện này. Bản thân anh hoàn toàn không hề biết những thiết kế của mình bị sử dụng sai mục đích. Vì vậy cũng cảm thấy rất sốc khi nó được sử dụng trong hoàn cảnh không phù hợp, khiến mọi người phẫn nộ. "Đồng thời làm giảm giá trị bộ trang phục cũng như là một sự xúc phạm cực kỳ với bộ trang phục cũng như với một nhà thiết kế trẻ như Truyển"- anh viết. Bên cạnh đó, anh cũng cho biết nếu được đặt hàng thiết kế cho sự kiện này, anh sẽ đề nghị chọn áo dài hoặc những thiết kế mang tinh thần dân tộc đầy hào khí.Nếu không, anh sẽ thẳng thắn từ chối, chứ không bao giờ chấp nhận thiết kế những bộ trang phục như vậy trong một sự kiện lớn được hầu hết người dân quan tâm như thế.
Không ít ý kiến chỉ trích "chĩa mũi dùi" vào người mẫu mặc bikini nhố nhăng. Họ lố lăng thật. Thế nhưng, nếu không được sự đồng ý, ai dám chơi trội? Ngay chính người trong giới người mẫu cũng lên tiếng: "VJA sai thôi, đừng chửi mẫu vì có khi, họ cũng không biết bản thân phải mặc bikini và làm thế. Hơn nữa, đã lên máy bay rồi, ai dám phá vỡ hợp đồng?". Không hẳn vô tội nhưng công tâm, "người mẫu" cũng chỉ là con rối làm công ăn lương theo chỉ đạo mà thôi.
VJA nói rằng "đáng tiếc hơn khi bị một số người trên chuyến bay chụp hình bằng điện thoại di động và đưa lên mạng xã hội". Hãy nhớ rằng chiếc chuyên cơ đó đâu chỉ có đội tuyển và ban huấn luyện. Nhiều phóng viên cũng về chung trên chuyến bay đó với "đồ nghề" tác nghiệp thuộc hàng "khủng". Chưa kể, vài cơ quan truyền thông còn nhận được những bản thông cáo báo chí chính thức từ hãng với đầy đủ thông tin và hình ảnh. Vậy, chính xác cho sự đáng tiếc mà VJA nhắc đến chính là hành động quyết định đưa những cô gái ăn mặc như vậy lên chuyến bay này.
Có ý kiến cho rằng, VJA đổ lỗi cho ai đó tuồn hình ảnh này ra ngoài là sai. Thậm chí, chúng ta cần phải cảm ơn hành động này nếu không có "ai đó" đưa những hình ảnh vô văn hóa này ra ngoài, thì có lẽ những trò vô văn hóa như thế sẽ tiếp diễn ở một hình thức nào đó và ở đâu đó trong tương lai". Ý kiến này nhận được nhiều sự đồng tình của công chúng, người hâm mộ.
Vietjet rất mong các cơ quan báo chí không sử dụng những hình ảnh đã nêu và không mở rộng thông tin này trên báo chí. Nhưng nếu không thẳng thắn nói, liệu VJA có cam kết không có lần sau khi đây không phải lần đầu tiên, VJA dùng bikini để quảng bá cho thương hiệu của mình. Hãng máy bay giá rẻ không có nghĩa là rẻ tiền trong mọi thứ.
Thùy Trang

Thủ tục nộp 15 ngàn đồng thuế thu nhập cá nhân

…Trưởng phòng bắt tay tôi và bảo, riêng phòng tôi in giấy tờ cho thầy cũng đã hơn 15 ngàn. Thầy viết một bài về chuyện này đi, tôi ủng hộ. Viết cho báo chính thống cho mấy ông cấp trên đọc…”
caicach_thutuc_hanhchanh
Khoảng hơn một tháng trước, có mấy giảng viên trao đổi với tôi họ sẽ khởi kiện cơ quan thuế về sự đánh thuế tùy tiện, gây mất uy tín của họ. Hỏi ra thì biết là ngoài ủy quyền đóng thuế thu nhập trong trường, họ bị truy thu thuế phát sinh ngoài trường.
Tôi khuyên họ kiện tụng làm gì. Nộp thuế vừa là danh dự vừa là trách nhiệm của công dân. Ở nước văn minh, trốn thuế là nhục lắm!

Nay đến lượt tôi bị Cục Thuế tỉnh trát giấy mời làm việc về thuế thu nhập cá nhân. Tôi hình dung có lẽ mình có nguồn thu nào đó ngoài ủy nhiệm nộp thuế trong trường mà người ta chưa trích nộp từ nguồn. Vậy là sáng nay vui vẻ ra Cục Thuế để làm việc.
Trưởng phòng và nhân viên của họ cũng rất vui vẻ tiếp đón và giải thích:
– Thầy có hai nguồn thu ngoài trường vào năm 2016 nhưng chưa nộp thuế thu nhập. 3 triệu rưỡi đồng ở Trường Đại học Phú Yên và 300 ngàn đồng nhuận bút của báo Vietnamnet.
Tôi nói:
– Tôi nhớ có khoảng đó. Nhưng tôi cũng nhớ là riêng Trường ĐH Phú Yên, họ có yêu cầu tôi cung cấp mã số thuế và đã bị trừ thuế thu nhập cá nhân. Còn nhuận bút Vietnamnet thì đúng là tôi không nhớ họ đã trừ chưa. Nếu có thì không phải lỗi của tôi, vì trách nhiệm họ phải trừ từ nguồn. Như báo Tuổi trẻ chẳng hạn, họ trừ ngay từ đầu.
Đúng lúc đó, nhân viên nói:
– Em vừa kiểm tra. Trường ĐH Phú Yên đã nộp thuế cho thầy. Bây giờ thầy chỉ bị truy thu 15.000 đ (mười lăm ngàn đồng).
Tôi hỏi:
– Vậy bây giờ tôi nộp 15 ngàn đồng chứ gì?
Trưởng phòng lắc đầu:
– Theo yêu cầu của Tổng Cục thuế, thầy phải làm các thủ tục đã. Bây giờ thì xin thầy ký vào biên bản làm việc.
Biên bản họ đã lập sẵn. Tôi đọc thấy họ yêu cầu: 1) về cơ quan xin xác nhận toàn bộ thu nhập năm 2016, giảm trừ gia cảnh và giấy ủy quyền nộp thuế thu nhập tại trường. 2) xin xác nhận của Tòa soạn Vietnamnet về khoản nhuận bút mà tôi đã nhận. Hạn trong 10 ngày đến kê khai thuế, nếu không hoàn thành sẽ bị phạt tội trốn thuế!!!
Tôi trố mắt:
– Thưa ông, xin xác nhận của nhà trường chúng tôi thì đơn giản. Còn cái Tòa Vietnamnet ở Hà Nội hay ở Sài Gòn tôi không biết, làm sao xin xác nhận được?
Trưởng phòng giải thích:
– Thầy có thể liên lạc với họ qua email.
Tôi cười:
– Không thể. Tòa Vietnamnet đặt hàng tôi viết và năm ấy họ đăng cả hai bài, nhưng mới trả có một bài với giá không bằng nước bọt, tôi đòi nhuận bút bài nữa nhưng họ im re cho đến nay. Nếu họ cứ chày cối thì tôi lấy đâu ra giấy xác nhận?
Trưởng phòng không nói gì, tôi nói tiếp:
– Nói thẳng thế này. Riêng yêu cầu thứ hai tôi không thể chấp hành vì thấy vô lý. Số tiền nhuận bút tôi nhận được đó hoàn toàn minh bạch, Tổng Cục thuế cũng đã xác minh và biết rõ, tại sao tôi phải đi làm cái việc tự xin xác nhận nữa? Chính phủ của ông Phúc kiến tạo cái thủ tục hành chính gì lạ vậy?
Trưởng phòng cũng cười:
– Chúng tôi chỉ thừa hành thôi.
Tôi không cười nữa mà cáu:
– Thu nhập cá nhân có 300 ngàn đồng, nhà nước lấy 15 ngàn đồng mà hành công dân phải đi làm đủ loại thủ tục. Hay là bây giờ làm cái biên bản tôi hiến cả 300 ngàn cho nhà nước. Theo luật, ai nhận tiền hiến tặng, người đó đóng thuế thu nhập. Làm nhanh, tôi cũng đang làm việc nhà nước, không rảnh.
Trưởng phòng cũng ngạc nhiên và tìm cách an ủi:
– Nói thật với thầy, nộp hết 300 ngàn chúng tôi cũng không dám nhận. Nhưng thôi được, chúng tôi in lại biên bản, bỏ hẳn chỗ xác nhận của Vietnamnet. Coi như gọn gàng, nhưng sau này có chuyện gì thầy chịu.
Tôi gật gù, rằng Chính phủ ông Phúc được cái liêm chính, 300 ngàn cũng không thèm nhận. Tôi vừa ký vào biên bản vừa nói:
– 15 ngàn của công chức cũng không lọt được lưới thuế. Nhưng tôi tin hàng trăm tỉ thu nhập của các quan, nhà nước không thu được xu nào.
Trưởng phòng nghiêm sắc mặt nói:
– Thầy không được nói thế. Nếu thầy phát hiện được thầy phải tố cáo theo trách nhiệm công dân.
Tôi lại bật cười:
– Từng tố rồi. Tôi tố lên Tổng Cục thuế việc nguyên Hiệu trưởng trường tôi tự in vé thu tiền dịch vụ giữ xe và các loại dịch vụ suốt gần 10 năm, thu được bao nhiêu bỏ túi hết bấy nhiêu và không nộp thuế xu nào. Tổng Cục thuế gửi công văn trả lời tôi là đã yêu cầu Cục Thuế Bình Định thi hành. Chờ mãi không thấy thi hành. Chắc anh còn nhớ vụ Hiệu trưởng trường tôi bị khởi tố tội “cố tình làm trái gây hậu quả…” bỏ túi sém sém một tỉ đồng tiền giữ xe chứ? Riêng tội trốn thuế thì sao không truy?
Trưởng phòng lại cười:
– Chính tôi vào trường thầy 3 lần, nhưng Hiệu trưởng chống quyết liệt nên không thể làm gì được.
Tôi đứng dậy ra về và nói, này anh, bảo Tổng Cục thuế truy xem anh Phạm Sỹ Quý ở Yên Bái thu nhập khổng lồ như vậy có hoàn thành trách nhiệm nộp thuế thu nhập không nhé. Còn 15 ngàn tiền thuế thu nhập của tôi gây thiệt hại cho nhà nước ít nhất một ngày công đấy. Chưa tính tiền xăng xe và in ấn giấy tờ.
Trưởng phòng bắt tay tôi và bảo, riêng phòng tôi in giấy tờ cho thầy cũng đã hơn 15 ngàn. Thầy viết một bài về chuyện này đi, tôi ủng hộ. Viết cho báo chính thống cho mấy ông cấp trên đọc.
Tôi hứa tối nay viết ngay. Nhưng không dại đăng báo chính thống vì mất công làm thủ tục nộp thuế. Xin nói thật với anh điều này, thà như mấy anh thuế vụ thời hợp tác xã ra chợ gặp đâu thu đấy cho gọn, ai không nộp thì co chân đạp đổ, thế là nhanh và dễ chịu hơn. Kiến tạo thủ tục như thế này khó chịu lắm!
Chu Mộng Long

U23 Việt Nam: một chiến thắng sáng ngời bệnh hoạn, vượt tầm vĩ đại

"...Quả thât, Việt Nam ta là một dân tộc vĩ đại và anh hùng. Trên thế giới đéo có dân tộc và đất nước nào có thể dám so sánh hay dám sánh bằng..."
otruong_anmung_u23
Bệnh hoạn đầu tiên là không thắng được người ta mà cuồng điên hô lên mình là "nhà vô địch".
Còn:
Nói theo một fen cuồng: “đặt cả châu Á dưới chân…” sau khi U23 thắng U23 Quata thì giờ đây, không phải chỉ có châu Á mà cả thế giới đã đặt dưới chân Việt Nam sau trận thua Uzebkistan tại sân vận động Thường Châu , Trung Quốc (xem ảnh).
Vì rằng, sau trận thua, những tâm hồn Việt, sức mạnh Việt, đặc biệt là cái mồm Việt đã chụm lại chặt chẽ với nhau và hô vang: “Việt Nam vô địch. Việt Nam vô đich”, làm cả thế giới kinh ngạc. Riêng cầu thủ Sidorov, người ghi bàn thắng quyết định đánh bại đội U23 Việt Nam, lập tức trở thành tỷ phú số một thế giới về buồi và lồn của dân Việt Nam thuộc mọi lứa tuổi, mọi nghề nghiệp và mọi đẵng cấp văn hóa, tự nguyện hiến tặng cho cầu thủ này. Đến mức kho fb của cầu thủ này buộc phải tự động đóng cửa vì sự đầy ắp quá mức của buồi, l... Việt Nam.
Ở quốc nội, chiến thắng còn được bùng phát dữ dội hơn nhiều. Từ sân bay đến bến tàu bến cảng, từ làng quê đến phố thị, đủ các tầng lớp người Việt Nam, đông đúc như một đàn kiến gặp lửa, nhất tề tràn ra đường, tay múa, chân nhảy, miệng la: “Việt Nam vô địch. Việt Nam vô địch”.
Riêng ở Hà Nội, từ Sân bay Nội Bài đến Sân vận động Mỹ Đình, dài 30 cây số, người đứng hai bên vệ đường để đón đợi, vẫy cờ tung hoa và hô “Việt Nam vô địch. Việt Nam vô địch” thì không biết có bao nhiêu vạn người. Niềm vui về người Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ và qua gần 100 năm đô hộ phải cuốn cờ về nước năm 1954 cũng không làm cho dân Việt Nam sung sướng, tự hào có thể sánh được. Niềm vui thống nhất đất nước năm 1975 với hàng triệu người đã ngã xuống sau 20 năm phiêu diêu đánh Mỹ cũng không thể sánh bằng. Nói như nhiều quan chức thể thao và các fen hâm mộ thì, cả hai chiến thắng này cũng chỉ xứng đáng “đặt dưới chân U23 Việt Nam. Hoặc nói như ông huấn luyện viên Lê Thụy Hải thì, những tướng soái như ông Giáp, những lãnh tụ như ông Duẩn, ông Chinh, ông Linh, ông Mười, ông Phiêu, ông Mạnh, ông Trọng cũng chỉ là những nhân vật lịch sử nhập nhòa, không thể sánh bằng các cầu thủ U23 Việt Nam, vì các cầu thủ U23 Việt Nam là chiến binh và họ là “Những anh hùng dân tộc”, còn ông Giáp và các ông lãnh tụ nói trên thì chưa bao gìơ được ai nói đến là “Anh hùng dân tộc”.
Tôi cũng rất sung sướng vì thua trận những vẫn được cả dân tộc tung hô là nhà vô địch này. Sướng, ít nhất là được thỏa mãn con mắt, khi biển người Việt ùa ra đường phố, đường phố bám theo đội tuyển với nét mặt hân hoan, sung sướng, với cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới hòa đồng với nhịp địệu rung rinh của vú và l... của các cô gái trẻ trung hòa lẫn trong đoàn quân tháp tùng tung hô chiến thắng vĩ đại, hơn hết mọi chiến thắng, của U23 Việt Nam.
Mà sướng hơn nữa, không chỉ được ngắm vú, lồn trên đường phố mà ở một góc phổ, hẻm nhỏ nào đó, người Việt Nam không phân biệt giới tính đều trần truồng cả ra để mừng một thất bại nhưng lại mang ý nghĩa chiến thắng.
Quả thât, Việt Nam ta là một dân tộc vĩ đại và anh hùng. Trên thế giới đéo có dân tộc và đất nước nào có thể dám so sánh hay dám sánh bằng.
Phạm Thành
(*) BBT Hội Những Người Cầm Bút Can Đảm gửi tới Thông Luận

Hà Nội vẫn tin vào những giọt nước mắt

“…Nếu Tổng Bí thư vạch quần, một kẻ đã bị hóa kiếp giun dế như thế sẽ không có gì để do dự – xin lỗi những bạn đọc dễ đỏ mặt – cầm cặc cho bác đái, như cách nói bỗ bã trong dân gian…”
bachylai01
Bạc Hy Lai, cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh – TQ. Ảnh: interne
Trước những chú bé từng làm ông lớn hét ra lửa mửa ra đô-la, nay xun xoe xin xỏ, sụt sùi kể khổ, thở than nức nở ở phiên tòa lịch sử vừa diễn ra, thiên hạ ồ lên chửi. Vì sao? Trong nhiều lý do, tôi thấy vai trò quan trọng của một định kiến nhất định: quan niệm của người Việt về một thứ thường được gọi là tư cách. Trong trường hợp này, đó là tư cách ở đàn ông.
Ðàn ông phải như thế nào chỉ là mặt khác của đàn bà phải như thế nào. Vì sao nước mắt đàn bà cứ việc chảy và chảy ngập lụt lý trí, không sao hết, thậm chí em chỉ đẹp khi em rơi lệ, còn đàn ông thì không được khóc? Chẳng lẽ họ chỉ là một chùm cơ bắp, một chậu chất xám hay một xưởng tinh trùng? Cùng lắm họ được phép mở tuyến lệ khi đăng quang chiến thắng, đặc biệt là trên sân cỏ, và rỏ vài ba giọt biểu tượng để bày tỏ cảm xúc trước hoàn cảnh thương tâm của người khác. Ðó là nước mắt tích cực. Nhưng đàn ông tuyệt đối không được rỏ nước mắt tiêu cực cho mình. Không được yếu mềm. Không được van lơn. Không được hèn. Không được nhục.

Thực lòng tôi cũng không tránh khỏi cảm giác tởm khi nghe lời cuối của những đấng mày râu từng cầm nắm bao trọng trách quốc gia kia, và bất giác nhớ đến hình ảnh một người đàn ông kiêu hãnh cũng trong một phiên tòa lịch sử, không phải cộng sản xử bất đồng chính kiến, mà cũng cộng sản xử cộng sản: cựu ủy viên Bộ Chính trị Ðảng Cộng sản Trung Quốc Bạc Hy Lai. Kẹp giữa hai nhân viên an ninh khổng lồ, ông ấy hiên ngang đứng mỉm cười, lưng thẳng, cổ thẳng, mắt nhìn thẳng, chân dang vững, tay còng nắm chặt càng tăng vẻ lẫm liệt. Và gương mặt, đó thật sự là gương mặt phong trần lịch duyệt của một người trưởng thành với đầy đủ ý thức về bản thân và thế giới, chứ không phải kiểu mặt mũi của những cậu nhóc đang rập đầu lạy lục cha chú, xin châm chước tội hư thân mất nết và thề thốt sẽ ngoan trở lại. Ông Bạc ưỡn ngực nghe bản án chung thân, tuyên bố rằng đó là một phiên tòa giả dối bất công, ông sẵn sàng ngồi tù để chờ một ngày thanh danh được rửa sạch. Lịch sử sẽ xóa tội cho tôi, như lời tự bào chữa bất hủ của một lãnh tụ cộng sản. Ông hoàn toàn đáp ứng hình dung lãng mạn của chúng ta về một đấng nam nhi yêng hùng, đầy bản lĩnh, không khóc nhục, rên hèn, van yếu đuối, như lời thơ cũng bất hủ của một thi sĩ cộng sản.
Nhưng khoái cảm thẩm mỹ từ hình ảnh một đấng nam nhi khí khái là một chuyện, định giá nó về đạo đức lại là chuyện khác. Tư cách, như thường được hiểu trong tiếng Việt – và rất khó dịch – và nhân cách là hai thứ khác nhau. Trước giờ phán xét, một kẻ giết người không run tay nay run cầm cập, rất thiếu tư cách đàn ông, có đứng thấp hơn trên thang điểm nhân cách so với một kẻ giết người máu lạnh nay vẫn nghênh ngang hùng dũng? Hay chúng ta bỗng thay đổi cách thẩm định: kẻ sát nhân són ra quần có vẻ vẫn còn là con người, trong khi kẻ sát nhân vênh vang dứt khoát là đã mất hết nhân tính? Bạn sẽ cho đó là một so sánh khập khiễng, bởi bạn tin rằng nước mắt của những chú nhóc tóc muối tiêu ở Hà Nội những ngày vừa rồi là nước mắt dân túy, nước mắt cá sấu hay nước mắt tâm thần. Nhưng bạn cũng không thể loại trừ đó có thể là nước mắt chiến thuật. Tôi không có gì để tin chắc. Thực ra chúng ta hoàn toàn mù tịt về những phiên tòa đỏ đen của cộng sản. Hỏa mù tung ra từ mọi phía. Lề trái thoải mái thông tin vô trách nhiệm, miễn Ba Ðình điên tiết là OK. Lề phải như những con lợn đóng dấu kiểm dịch, bây giờ có phát bệnh nói thật cũng vẫn bị hoài nghi. Báo chí nước ngoài chủ yếu tổng hợp và tiếc thay cũng hóng hớt là chính. Dăm ba nhà bình luận chuyên nghiệp thì dự báo những kịch bản Nostradamus. Ðiều chắc chắn duy nhất, khi cộng sản xử cộng sản, là chẳng có gì chắc chắn cả. Thậm chí tối hậu như một bản án tử cũng chỉ là một giải pháp linh động trong tay một quyền lực bành trướng và biến hóa vô độ. Luật pháp nôn vào chính miệng nó. Công lý nhổ chỗ này một bãi, khạc chỗ kia một bãi rồi rút nghị quyết ra chùi mồm. Các quốc gia cộng sản có thể thoát nghèo, thậm chí trở thành những thiên đường trọc phú, song vĩnh viễn không ra khỏi địa ngục pháp luật.
Tôi không dư nước mắt để khóc cho bất kỳ một quan chức nào từ cấp phó phòng trở lên trong guồng máy tàn khốc và mục ruỗng ấy. Họ biết rõ mình luồn lách giữa một bãi mìn do chính các đồng chí của họ gài. Họ biết rõ những ai đã tan xác để họ yên tâm vinh thân phì gia, trước khi cũng đặt nửa chân lên kíp nổ, rất có thể để lót ổ cho những đồng chí khác. Song khí phách đàn ông là điều cuối cùng tôi đòi họ phải trình diễn. Hãy đặt bạn vào tình thế của ông Trịnh Xuân Thanh chẳng hạn: bị gài bẫy, bắt cóc, tẩm thuốc mê, quẳng lên cáng cứu thương phủ bạt như chuẩn bị cho một con vật vào lò mổ, thều thào dăm ba lời đầu thú, suốt phiên tòa không ho he một lời về vụ trốn đâu cũng không thoát lưới trời của “Ðảng ta”. Chẳng lẽ bây giờ bạn nghiêm túc yêu cầu một cái gì na ná như phẩm giá và danh dự ở ông ấy? Ðường vượt lên chính tầm vóc của mình rất có giới hạn, đường tự hạ nhục thì dài mênh mông. Màn cầu xin “bác Tổng Bí thư” chưa phải là nấc cuối cùng. Nếu Tổng Bí thư vạch quần, một kẻ đã bị hóa kiếp giun dế như thế sẽ không có gì để do dự – xin lỗi những bạn đọc dễ đỏ mặt – cầm cặc cho bác đái, như cách nói bỗ bã trong dân gian.
Nhưng không riêng gì ông ta. Trong Tiếng ồn của thời (The Noise of Time), nhà văn Anh Julian Barnes kể câu chuyện ám ảnh từng dòng về cuộc đời giãy giụa của một con giun khác dưới gót giày của quyền lực cộng sản: nhà soạn nhạc Sô-viết lừng danh Dmitriy Shostakovich. Ông đối lập với đường lối văn hóa tư tưởng do chính quyền áp đặt. Ông khinh bỉ gu đại chúng thô thiển của giới lãnh đạo yêu nghệ thuật. Nhưng không đủ sức kháng cự, ông chỉ mong một điều duy nhất là được yên thân ngồi viết nhạc, thứ nhạc mà tài năng và phong cách của ông đòi hỏi. Sau một đời được tung lên rồi bị ném xuống, hết nắn lại xoa, hết đe lại thưởng, và thường trực trên đầu là một bản án lơ lửng, một nguy cơ chôn vùi cả sự nghiệp lẫn tiêu hủy thể xác, nhà soạn nhạc chỉ còn thấy mình là một con giun. Ông cho phép những đứa con tinh thần rứt ruột của mình đi làm công tác tuyên truyền bỉ ổi. Ông sẵn sàng tố giác ân nhân đã che chở mình suốt những tháng năm ngạt thở, nếu vị tướng ấy không bị thanh toán trước khi ông kịp phản bội. Ông sẽ hôn chân Stalin nếu cần, kẻ mà ông căm ghét, thậm chí loại thuốc lá mà lãnh tụ này ưa hút cũng khiến ông lộn ruột, song cuối cùng ông chỉ phải ngồi viết nhạc ca ngợi lãnh tụ quang minh. Ông công khai lên án thứ nghệ thuật “bệnh hoạn, theo đuôi bè lũ phản động quốc tế, phản bội tổ quốc, phản bội nhân dân” của Igor Stravinsky, người đồng nghiệp lưu vong mà ông vô cùng ngưỡng mộ và luôn đặt trên bàn một tấm ảnh. Ông đã làm tất cả, chỉ mong quyền lực cho mình yên ổn làm một con giun. Vả lại, lưng cong thì vào quan tài cũng thẳng, như câu cửa miệng của vị lãnh đạo kế nhiệm, Tổng Bí thư Khrushchev.
“Quyền lực biết cách bóp một con giun vốn đã mềm nhũn để nặn nó thành một con giun khác. Nhà soạn nhạc, con giun chưa bao giờ có xương sống, hình dung rằng xương sống đã gãy ở một con người thì không có cách nào thay như thay một dây đàn đứt. Cuối cùng, như lần nào cũng vậy, ông đầu hàng. Khi đặt bút ký đơn xin gia nhập Ðảng, ông đã nghĩ đến tự sát rồi lại thôi, bởi sau cú tự sát đạo đức thì tự sát thể xác là vô nghĩa. Thậm chí ông thấy mình không có cả lòng tự trọng cần thiết để mà tự sát. Ông viện mọi lý do trẻ mỏ để vắng mặt trong buổi lễ gia nhập Ðảng. Ông ương ngạnh thách thức, muốn tôi có mặt thì cứ trói tôi bỏ vào bao tải khiêng đi như chở hành. Song tất cả đều không thành. Ông đã có mặt, đã ký, và toàn thế giới ầm ĩ loan tin Shostakovich đã xin vào Ðảng và được Ðảng kết nạp. Yêu Ðảng không đủ, mà còn cần được Ðảng yêu lại. Ông đã khóc. Nước mắt của một kẻ hèn nhát. Ông đã suy tư rằng sống hèn không dễ. Làm một anh hùng dễ hơn làm một thằng hèn. Anh hùng chỉ cần chứng tỏ can đảm trong một khoảnh khắc, khoảnh khắc rút súng, ném bom, ấn nút, trừ khử tên độc tài và kết liễu luôn cả sinh mạng bản thân. Nhưng làm một thằng hèn là chọn một con đường dài dằng dặc. Suốt đời. Ðừng mong có khi nào được nghỉ. Phải thường trực nhìn xa trông rộng, thấy trước lúc nào phải xin lỗi, lúc nào phải luồn lách, lúc nào phải khom lưng, phải liếm nước bọt và phải thấu suốt cái tư cách thê thảm não nề của bản thân. Làm một thằng hèn đòi hỏi kiên cường, bền chí và quyết không thay đổi bản thân.”
Cũng một người đàn ông không một chút tiết tháo và tư cách nam nhi. Cũng rơi nước mắt ở đỉnh cao của ô danh. Nhưng ông đã sống sót để viết những bản nhạc sống mãi. Cái giá của phẩm giá chẳng bao giờ được niêm yết công khai. Tôi không biết những người đàn ông nức nở ở Hà Nội kia sẵn sàng và có thể trả cái giá nào, song Hà Nội vẫn tin vào những giọt nước mắt.
Phạm Thị Hoài

50 năm - Mậu Tuất (2018) uất nghẹn Mậu Thân (1968) (Từ tiết lộ của người trong cuộc… Nguyễn Đắc Xuân)

Lê Thiên (Danlambao) - Hôm nay 29/01/2018, chúng ta nhớ cuộc đột kích của CS Miền Bắc vào các phố thi thuộc lãnh thổ VNCH, đặc biệt là cô đô Huế sau khi CS vi phạm trắng trợn thỏa thuận ngưng chiến mừng Xuân trên toàn cõi Việt Nam. Riêng Huế, quân CS chiếm cứ chỉ trong 25 ngày (kể từ đêm Giao Thừa Mậu Thân, tức đêm 29 rạng 30/01/1968), tổn thất nhân mạng thường dân lên tới hàng ngàn sinh linh, chưa kể hàng vạn bộ đội và du kích CS cũng như quân cán chính VNCH và vài trăm lính Mỹ. Truyền thông Việt Nam trong nước lẫn nước ngoài dày đặc những thông tin về những tử vong oan ức ngay sau khi Quân lực VNCH tái chiếm Huế. Nhưng phía CSCN tìm mọi cách để bưng bít, che giấu sự thật, thậm chí cho máy ủi cày xới, san bằng cả những nghĩa trang chôn cất các nạn nhân cuộc thảm sát nhằm xóa sạch mọi dấu vết.


Vào Tháng 12/2017 vừa rồi, chưa vào Tết Mậu Tuất 2018, nhà cầm quyền CSVN đã vội mở Chiến dịch tuyên truyền lấp liếm tội ác của họ qua cái trò diễn gọi là “Hội Thảo Khoa Học cấp Quốc gia với đề tài “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 – Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”. Chủ tịch Nước Trần Đại Quang, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng CS Ngô Xuân Lịch, các UV Bộ Chính Trị như Võ Văn Thưởng, Nguyễn Thiện Nhân… và cả một dàn “lãnh đạo, nguyên lãnh đạo từ Trung Ương xuống địa phương cấp tỉnh, thành, ban” ồn ào tham gia hội thảo.

“Bước ngoặt… và bài học lịch sử…” - xác người… và mồ chôn tập thể.

Qua bài “Bản hùng ca mùa xuân: Chân trần chí thép”, báo Người Lao Động Online ngày 21/01/2018 nổ: “Nêu bật tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, lòng dũng cảm vô biên và những tấm gương sáng ngời,…. khơi dậy, quy tụ và phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân và khẳng định tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc…”

Các tờ báo đảng khác cũng lặp lại y chang những lời lẽ và giọng điệu ca ngợi tâng bốc mang tính công thức quen thuộc như thế! Sự thật, khi xảy ra cuộc xâm nhập của CS Bắc Việt vào Huế và Sài Gòn cũng như vào các tỉnh thành khác của Miền Nam Việt Nam, không hề có bóng dáng “tầng lớp nhân dân” nào xuất hiện trên đường phố để làm cái việc mà báo chí CS gọi là “đồng tiến, đồng khởi”, “xây dựng thế trận lòng dân và khẳng định tầm quan trọng của đại đoàn kết toàn dân tộc…”

Trong khi đó, truyền thông cộng nô lại cố tình bưng bít những cảnh giết người hàng loạt một cách dã man bằng hành quyết, “xử lý” đập giập đầu, bắn xối xả, chôn sống tập thể đàn ông, đàn bà, người già, người trẻ, lao công, công nhân hay nông dân, hoặc chỉ là những người chuyên việc giáo dục, việc từ thiện và tôn giáo…bị quy chụp là “thành phần ác ôn có nợ máu!” 

Bài xã luận “Bất nhân chồng chất bất nhân” trên bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 283 (15-01-2018) nêu rõ: “CS − bất chấp lời hứa ngưng bắn, văn hóa dân tộc, ý nghĩa thiêng liêng của ngày Tết − đã tấn công 41 thành phố, thị xã và 72 quận lỵ của Việt Nam Cộng hòa, kể cả Sài Gòn và Huế ngay đêm Giao thừa tết Mậu Thân 1968.” Bài xã luận nêu tiếp: “Tiếng pháo đã chen lẫn tiếng súng! Bia rượu đã hòa vào máu đỏ! Thịt heo bánh tét đã trộn lẫn với thịt người! Tội ác bất nhân này còn kéo dài gần cả tháng sau đó, nhất là tại Huế, nơi CS đã giết chết từ 6 đến 7 ngàn thường dân gồm viên chức hành chính, bác sĩ kỹ sư, tu sĩ linh mục, tiểu thương lao động, sinh viên học sinh… bằng những hình thức man rợ như dùng báng súng, cuốc xẻng bửa đầu, cột thành chùm chôn sống, xả súng liên thanh và ném lựu đạn vào đoàn người bị trói chặt… Thế mà nay CS vẫn tự hào đó là một chiến thắng lừng lẫy, ‘từ chủ trương đúng đắn và sáng suốt, nhờ nghệ thuật quân sự VN biết nắm bắt thời cơ để chủ động tiến công địch’”.

Chỉ trong 25 ngày-đêm chiếm được Huế kể từ đêm 31/1/1968, CS đã gây thảm họa chết chóc kinh hoàng, máu dân trào vọt tuôn đổ! Thành quả to lớn của “Bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử” Tết Mậu Thân 1968 tại Miền Nam Việt Nam nói chung và tại Huế nói riêng là thế! Những tội ác ấy của CS chẳng cần đợi một năm, hai năm, năm năm hay mười năm sau mới phanh phui! 

Chỉ sau 25 ngày đêm, khi quân CS Bắc Việt đã hoàn toàn bị đánh bật ra khỏi Huế, chẳng cần đến sự khích động của thế lực nào, thậm chí chẳng cần sự cổ võ hoặc hỗ trợ của chính quyền VNCH, ngay lúc ấy toàn dân Huế đã tự động vùng lên, công phẫn tố giác tội ác của CS Bắc Việt và lũ người man rợ a dua theo chúng sát hại dân lành. Người dân đã nhanh chóng và dễ dàng phát hiện tội ác mà quân gian đã bỏ lại sau khi đào bới những hố chôn xác người tập thể, chôn vội, lấp vội khắp nơi trong thành phố! Rùng rợn thay những xác người tay còn bị xích, trói, đầu bị đập vỡ sọ hoặc bị hàng loạt đạn xuyên thủng khắp người… 

Báo chí quốc tế, quốc nội lúc bấy giờ đã thu thập chứng cớ đầy đủ tại chỗ! Nhiều chứng từ được tiếp tục công bố trước công luận về Thảm sát Tết Mậu Thân Huế với đầy đủ hình ảnh xác thực, chưa kể đến quyển Giải Khăn Sô Cho Huế của Nhà văn Nhã Ca hoặc quyển Thảm Sát Mậu Thân Huế của Gs Nguyễn Lý Tưởng là những người đã có mặt tại Huế trong những ngày đêm kinh hoàng nói trên trong khi truyền thông CSVN im thin thít! Sự im lặng của CSVN kéo dài đến 30 năm, 40 năm và đến nay đã tròn 50 năm… Cho đến gần đây người ta bất ngờ thấy xuất hiện một mảng phim ảnh của Lê Phong Lan nào đó lật ngược lịch sử về Tết Mậu Thân Huế, tung ra những luận điệu và hình ảnh bịa đặt, hư cấu, xào nấu… rút ra từ những tin tức đầy xuyên tạc, láo khoét và tưởng tượng của đám truyền thông phản chiến Mỹ thời thập niên 60-70.

Vạ miệng của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

Kẻ ác, đứng đầu là bọn CSVN, thắng người ngay ở chỗ bọn ác nhân nói dối chuyên nghiệp. Tuy nhiên, lắm khi kẻ hay nói điều gian dối không tránh khỏi “vạ miệng”, thứ vạ miệng mà “nhà sử học/nhà Huế học” Nguyễn Đắc Xuân tiết lộ trong cuộc phỏng vấn ngày 29/12/2017 của Gs Nguyễn Đăng Hưng với chính NĐXuân qua bài “GS Nguyễn Đăng Hưng phỏng vấn nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân” (https://baotiengdan.com/2017/12/29/gs-nguyen-dang-hung-phong-van-nha-hue-hoc-nguyen-dac-xuan). 

Nguyễn Đắc Xuân là một “tên tuổi” của biến cố Tết Mậu Thân Huế năm 1968. Các gia đình nạn nhân cũng như đông đảo quần chúng ở Huế hồi đó đều cho rằng Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường có trách nhiệm trong các vụ thảm sát người dân Huế hồi đó. 

Sau khi phỏng vấn NĐXuân về lịch sử lăng vua Quang Trung, Gs Nguyễn Đăng Hưng đã xoay qua hỏi Xuân về Tết Mậu Thân 1968 Huế, Xuân tự biện hộ và biện minh cho cả Hoàng Phủ Ngọc Tường. NĐXuân quả quyết: Trong cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân, Tường không ở Huế mà “ở trên chiến khu”; Tường bị người ta “hiểu lầm” rằng Tường có mặt và hoạt động tại Huế trong biến cố Tết Mậu Thân. NĐXuân cho sự “hiểu lầm” ấy là… từ vạ miệng của chính Hoàng Phủ Ngọc Tường do hai trường hợp:

Trường hợp 1: Theo lời Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường có “viết cuốn [hồi ký] Ngôi Sao Trên Đỉnh Phú Văn Lâu, nói về những thanh niên Huế bảo vệ cột cờ Thành Nội” (trong Tết Mậu Thân 1968 vào thời gian CS chiếm Huế). Xuân quả quyết, chuyện về “những thanh niên Huế bảo vệ cột cờ Thành Nội” là do chính Xuân đã tường thuật trong nhật ký của mình trước Tường. Tường… cóp lại nhật ký của Xuân để tạo thành hồi ký của Tường! NĐXuân nói: “Anh Tường nổi tiếng là người viết ký hay và không ngờ cuốn bút ký nầy đã hại anh.” Hóa ra, HPNTường tài năng thế, nhưng lại vơ lấy văn của người khác, tức là mang tội đạo văn (ăn cắp và viết lại nhật ký của NĐXuân) và cả tội khoe láo trong hồi ký (trốn ở mật khu mà khoác lác những chuyện xảy ra ở Phú Văn Lâu, như thể Tường có mặt thật sự tại Huế).

Trường hợp 2: Nguyễn Đắc Xuân còn úp úp mở mở việc Hoàng Phủ Ngọc Tường“có phát biểu điều gì đó với báo chí ngoại quốc, gây sốc mấy chục năm nay” ngụ ý cho Tường là “ngu”, là “thưa ông con ở bụi này”, hoặc “xưng ẩu mình hoạt động ở Huế, trong khi thực sự Tường ở nơi khác xa Huế vào những ngày Tết Mậu Thân”. 

Như thế, theo NĐXuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường mắc 2 vạ, chứ không phải chỉ một: vạ bút và vạ mồm! Nguyễn Đắc Xuân đâu có thương gì “đồng chí Tường” của mình! Xuân bênh Tường để chạy tội cho chính bản thân y: chứng minh cả Xuân lẫn Tường đều không dính líu tới cuộc thảm sát người dân Huế trong Tết Mậu Thân 1968!

Hoàng Phủ Ngọc Tường: vạ mồm?

Từ điển mở Wikipedia ghi nhận: Hoàng Phủ Ngọc Tường là người viết lời hiệu triệu kêu gọi nhân dân Huế nổi dậy, ông bị coi là một trong những người trực tiếp chỉ đạo của ‘vụ thảm sát’ [Mậu Thân 1968 tại Huế]". Nhưng Tường khẳng định: trong thời gian diễn ra trận đánh, ông ẩn mình ở phía tây, xa Huế chứ không vào thành. “Nhà Huế học” Nguyễn Đắc Xuân, cựu chiến binh quân Giải phóng, cũng khẳng định: “Suốt thời gian chiến dịch diễn ra, Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn ở tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi phía tây huyện Hương Trà chứ không hề bước chân về chiến trường Huế, tất cả những ‘thông tin’ nói ông Tường làm việc này việc nọ ở Huế trong những ngày tết Mậu Thân 1968 đều là bịa đặt.”

Thế nhưng, cũng theo Wikipedia, trong cuộc phỏng vấn với đài PBS năm 1982, ông Hoàng Phủ Ngọc Tường nói rằng mình có mặt tại Huế trong thời gian đó. Ông Tường kể lể:

“Nói riêng về những người bị giết thì trong số đó tất nhiên có một số là do du kích cách mạng. Khi chúng tôi vào nhà để gọi họ ra thì họ bắn trả đến cùng; họ bắn đến độ có những chiến sĩ của chúng tôi đã bị thương; khi đó chúng tôi phải bắn trả khiến những người đó bị chết tại chỗ… Còn một số những trường hợp khác thì chính nhân dân do đã căm thù quá lâu… đến khi cách mạng bùng lên, họ lấy lại cái thế của người mạnh, thì họ tự đi tìm những kẻ đó để loại trừ như trừ những con rắn độc mà từ lâu nay... chính những người chỉ huy của cách mạng cũng không thể nào mà kiểm soát nổi họ, và họ đã tự mình thi hành lấy bản án tử hình với kẻ thù … của mình...

… Một số người [bị quân giải phóng bắt] đã bị giết chết. Đa số những người này bị giết và được chúng tôi chôn cất tại thành phố, sau đó lại được khai quật bởi Mỹ và chính phủ Sài Gòn để quay phim…"

Trong cuộc phỏng vấn của Gs Nguyễn Đăng Hưng, NĐXuân nói: “Sau khi Liên Minh được thành lập chính thức, TS Lê Văn Hảo làm Chủ tịch, Hoàng Phủ Ngọc Tường giữ chức Tổng thư Ký, tôi [Nguyễn Đắc Xuân] là ủy viên Thanh niên của Liên Minh.” 

Hà cớ gì trong ba vai trò chủ chốt nêu trên của cái gọi là Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hòa bình Thành phố Huế, người giữ vai trò điều động quan trọng nhất - Tổng Thư Ký Hoàng Phủ Ngọc Tường lại “được che giấu trong bưng”, bỏ mặc Lê Văn Hảo điều động trong khi Hảo chỉ là kẻ mới “được mời sau” – một gã tân tòng đạo Mao-Xít (Maoism & Stalinism), được cài đặt vào tổ chức Liên minh như là một dạng hình hài hữu danh vô thực, có đáng tin cậy không để trực tiếp chỉ huy “các Lực lượng”? 

Kế hoạch vận động quần chúng Huế nổi dậy không phải nằm trong đầu và trong tay cặp bài trùng Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân sao? “Liên minh các Lực lượng…” ra đời vào thời điểm đó ắt phải mang trọng trách vô cùng to lớn chứ đâu là trò chơi! Huy động quần chúng! “Quy tụ và phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng thế trận lòng dân...”(Báo Người Lao Động dẫn trên).

Đánh cho ngụy nhào…

Bài phỏng vấn của Gs Nguyễn Đăng Hưng với Nguyễn Đắc Xuân còn một chi tiết chỉ được phác họa bằng vài từ ngữ thôi nhưng lại để lộ cả một KHO TÀNG TỘI ÁC CỦA CỘNG SẢN trong vụ thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại cố đô Huế.

Nguyễn Đắc Xuân nói: “Khẩu hiệu của Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 là ‘đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào’, thì chuyện bắt bớ, giết chóc chắc chắn phải xảy ra”. Chỉ tiếc là NĐXuân không đi vào chi tiết các vụ bắt bớ, giết chóc! “Đánh cho ngụy nhào" là tiền đề của bắt bớ, giết chóc vô tội vạ ấy! “Ngụy” lúc bấy giờ được hiểu không phải chỉ ngụy quân, ngụy quyền, mà cả ngụy dân! Dân không chạy về phe “quân giải phóng”, tức là chống “cách mạng”, là phản động, là NGỤY! Thế nên, việc bắt bớ, giết chóc là biện pháp trừng trị không giới hạn, không phân biệt ngụy nào với ngụy nào! Ngụy quân, ngụy quyền, ngụy dân đều phải đánh nhào! Những khẩu hiệu “giết sạch chúng đi”, “quét sạch nó đi”,“nhổ cỏ nhổ tận gốc”phải thi hành triệt. “Chuyện bắt bớ, giết chóc chắc chắn phải xảy ra” là điều đương nhiên. Kết quả là những mồ chôn tập thể:

* Mồ chôn tập thể thứ nhất tìm thấy ngay sau cuộc chiến: 1,173 nạn nhân. Trong số những nạn nhân này có hai vị Linh Mục -- Bửu Đồng và Micael Bang, cùng với hai Sư Huynh Dòng Lasan.

* Mồ chôn tập thể thứ nhì, luôn cả mồ chôn Gò Cát, tháng 3-7, năm 1969: 809 nạn nhân

* Mồ chôn tập thể thứ ba, suối Đá Mài quận Nam Hòa, tháng 9, 1969: 428 nạn nhân

* Mồ chôn tập thể thứ tư, biển muối ở Phú Thứ, tháng 11, 1969: 300 nạn nhân

Và còn nhiều mồ chôn tập thể khác nhỏ hơn, số người bị chôn thấp hơn con số 300.

(Nguồn: Viện Nghiên Cứu Á Châu - Đại Học Texas).

Nguyễn Đắc Xuân tự ghi công, ban thành tích cho mình.

Trả lời phỏng vấn, Nguyễn Đắc Xuân có khoe với Gs Nguyễn Đăng Hưng việc y đã cứu sống một số người: “Đặc biệt tôi đã cứu được nhiều người trong Thành Nội suýt chết vì những thông tin tình báo sai lạc như trường hợp họa sĩ Lê Văn Tài, thầy giáo L. Kh. Ph., nhiếp ảnh gia Lê Quang.” Xuân huênh hoang: “Tôi dám làm những việc trên vì qua các Phong trào tranh đấu tôi biết những người ấy là ai” trong khi Xuân cố tình im hơi lặng tiếng chuyện người dân ở Huế đã bị “Cách mạng” giết chết, chôn sống. Bên cạnh đó, NĐXuân chẳng giấu giếm tài khéo luồn lách hai lòng của mình: “Tôi vẫn ‘sống chung’ được với người bên nầy và cả người bên kia.”

NĐXuân lại khoe: “Sau nầy nhiều lần GS Trần [Trần Văn Khê] chúc mừng tôi là đã cứu được bao nhiêu mạng người trong tết Mậu Thân. Không có người thứ hai dám cứu người trong hoàn cảnh như thế” Ghê gớm chưa? 

Uy thế của Xuân còn mạnh hơn thế nhiều: “Những người đi theo tôi đều thoát chết.” Giết được nhiều người, công trạng của NĐXuân lớn lắm. Xuân cứu vài người, ấy là chuyện nhỏ, cực nhỏ nếu đem so với thành tích “diệt ngụy” của Xuân. Dân Huế bị giết như rạ, quân CM tưởng thưởng Xuân bằng cách cho Xuân cứu vài người thì đâu hại gì tới việc chung? Vả lại, những kẻ được cứu ấy trong tình hình lúc bấy giờ ai dại mà trở cờ, phản lại “cách mạng”, Họ phải ra sức lập công chuộc tội chứ! Công của NĐXuân ắt sẽ cao! 

Biến cố Mậu Thân 1968 Huế càng làm nổi bật bản chất cố hữu của Cộng sản. Cộng sản là Cộng sản. Cộng sản ở đâu và vào thời nào cũng đều là Cộng sản, là đầu sỏ gây tội ác, là dã thú say máu người, trừ những người biết nhận ra và gột bỏ cái chất cộng ra khỏi đầu mình! Lý tưởng của CSVN là gì nếu không là lý tưởng giết người?

“Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ,
Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, 
Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng,
Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”

Tăng xác người để tăng nguồn phân; đồng lúa tốt, thuế ắt mau xong. Cho Đảng bền lâu để “Cùng rập bước chung lòng/Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt”!!!

Ôi! Còn gì để mà nói nữa đây? Nỗi đau Mậu Thân 1968, nỗi đau ngàn đời của dân tộc!

(29/01/2018)

Thư gửi Thầy giáo Mỹ bị mời làm việc vì xúc phạm tướng Giáp

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Kính gửi Ông Daniel Hauer, Thầy giáo Mỹ dạy tiếng Anh tại Hà Nội vừa bị “mời làm việc” vì xúc phạm Tướng Giáp

Kính Ông Thầy,

Trước hết tôi xin tự giới thiệu để Ông khỏi ngạc nhiên, tại sao một dân Tây lại viết thư gửi một ông Mỹ bằng tiếng Việt, với thiển ý “mách nước” cho một người từ bên kia nửa vòng trái đất như Ông đã “có công ra đi tìm đường cứu nước” cờ bí cho một cô gái Việt Nam “ham” lấy chồng người nước ngoài song còn bị bế tắc vì chưa chọn được dân ưng ý, đủ tiêu chuẩn (1).

Thưa Ông Thầy, tôi viết thư này cho Ông bằng tiếng Vợ, à quên, bằng tiếng Việt, không vì tôi bị “lú gấy”, nhưng vì tôi yêu tiếng nước vợ từ khi tôi bị ăn nước mắm lần đầu; từ đó tôi đâm ra bị líu lưỡi và dần già tiếng mẹ đẻ Gô-loa, Tiếng Anh, tiếng U tôi “ngọng” luôn. Nếu chưa rành tiếng mẹ đẻ vợ, mong Ông Thầy chịu khó nhờ phu nhân thông dịch, nếu bà nhà có gì lấn cấn không hiểu tiếng nước vợ của tôi, xin cứ tự nhiên như người hà nội, imeo hỏi vợ tôi, Bá tước phu nhân, dân Hải Phòng, đồng hương với cô Phạm Thanh Nghiên nổi tiếng thế giới về lòng yêu nước, được chọn trao giải Nhân Quyền


Tôi là một Bá tước dân Tây, sang đây lấy vợ Việt thời Chiến tranh chống Mỹ cứu nước Tàu, vì lúc đó nghe đài nhà nước nói dân Châu Âu ai cũng đòi “mơ ngủ dậy mình biến thành người Việt Nam” cả. Khác với Ông Thầy, dân Mỹ, mới gặp được Bà Thầy cách đây 5 năm mà theo tôi đoán, có lẽ cũng do lời khuyến mãi của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết mấy năm trước sang tận New York quảng cáo “Việt Nam có nhiều gái đẹp, nên sang đó làm ăn“. 

Tôi không được biết ý định Ông Thầy thế nào, sẽ “đưa nàng về dinh” bên quê nội Cờ Hoa, hay như tôi, xin chọn nơi này làm quê hương, phó thác tấm thân giờ đây dở dở ương ương, Tây không ra Tây, Việt không ra Việt này cho cái số kiếp “thân cư thê”, mà “ bó tay về với triều đình” cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay. 

Tuy nhiên, đọc thấy tin trên mạng rằng, sau khi bị “mời làm việc” vì xúc phạm tướng Giáp trên Facebook cá nhân, ông thầy Mỹ dạy tiếng Anh tại Hà Nội, có vợ Việt, “có khả năng” bị trục xuất khỏi VN, tôi thấy lo lo cho Ông Bà Thầy và bầy nhỏ Mỹ lai Tiên (Người Việt là con cháu Tiên Rồng). Nên tôi viết thư này mong được góp ý, may ra có thể giúp được Ông Thầy, nếu Ông còn muốn ở lại nước vợ và vẫn được tiếp tục ở (khỏi bị trục xuất như tin đồn, tin đe), thì từ nay xin chừa cái tật Mỹ bẩm sinh của Ông đi muốn nói gi thì nói, muốn chê ai thì chê. 

Ông Thầy có biết không? Sỡ dĩ tôi bám trụ được đến nay đã trên 50 năm, chưa hề bị “mời làm việc”, là nhờ biết nhập gia tùy tục, không phải tục Việt Nam mà là tục Việt Nam định hướng Xà Hội Chủ Nghĩa. Mà nói đến “Định hướng XHCN” thì phạm trù, đói tượng của nó là thiên la địa võng, không biết đường nào mà mò, loạng quạng là thò chân vào còng, thò cổ vào thòng lọng “tự tử” như chơi. Chăng hạn:

Khi Ông Thầy nói “Tôi yêu nước Vợ” rồi chấm hết là không xong, nhưng phải gắn liền nước vợ với Chủ Nghĩa Xà Hội. Tôi mở ngoặc để nhắc Ông Thầy cẩn trọng ở chữ “nước” ở đây, đừng lẫn lộn với những “nước” khác cũng do vợ “làm chủ tập thể”. Nhớ nha, Ông Thầy!

Xin lỗi, tôi hơi bị dông dài. Trở lại “sự cố” Ông Thầy Mỹ dạy tiếng Anh cho người Việt tại Hà Nội bị “mời làm việc” vì “xúc phạm tướng Giáp”. Ông bị “mời làm việc” như vậy và sau đó bị người yêu nước vợ là yêu CNXH trong đó có thể gồm học trò Ông Thầy ném đá tơi bời tới tấp là phải, bởi vì như tôi được biết thì Tướng Gáp đã là một thánh nhân ngay khi ông còn sống.

Từ một vị tướng cầm quân, Đại Tướng nhảy xuống “cầm quần chị em” (2) nhưng vẫn hồ hởi phấn khởi; “Thánh” không phân biệt giai cấp Quân với Quần nên việc cầm ba quân hay cầm quần bà (cầm quần chị em) đều là vinh dự cho tướng quân. Mà nào, “Thánh” đâu phải là một vị tướng “hữu danh vô thực” trong Trận Điện Biên Phủ, như tài liệu của Trung Hoa ghi rành rành mọi sự từ tham mưu đến kế hoạch đều do hai tướng Tàu là Lã Quý Ba và Vi Quốc Thanh (3)

Nói đến tướng Giáp là phải nói đến lòng can trường hy sinh tính mạng, coi “cái chết nhẹ như lông hồng” của người khác, bằng chủ trương áp dụng chiến thuật biển người của “Bác Mao” bên Tàu.

Thưa Ông Thầy Mỹ dạy tiếng Anh tại Hà Nội bị “mời làm việc”, So với những người ma tức không có thật như Lê Văn Tám, những kẻ mang bệnh tâm Thần bị lợi dụng như Võ Thị Sáu mà đảng đang cai trị nước vợ còn biến hóa được thành những “anh hùng dân tộc” nhan nhản tên đường, trường học cho hậu thế noi theo, thì những con người có thật như Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Sinh Côn sao lại không có thể úm bà là thành “Danh tướng”, thành “Cha già Dân tộc” của... nước vợ được?

“Lời quê góp nhặt dông dài” 
Mong Ông hiểu ý những lời vừa thưa.

Thương lắm, Ông Hauer,


______________________________________

Ghi chú:

(1) Người viết xin lỗi Bà Hauer, đùa một tý)

(2): 

“Ngày xưa Đại tướng cầm quân
Ngày nay Đại tướng cầm quần chị em” 

Sẵn sàng cởi truồng cho bóng đá nhưng sẽ trùm mền khi mất nước!

Nguyên Thạch (Danlambao) - Nếu sự biểu hiện ấy có tính chân chính thì dẫu thắng được một môn thể thao hay mất đi số tài sản do Tổ Tiên để lại, tất cả đều phải được thể hiện dẫu vui hay buồn. Chẳng lẽ thắng một trận đấu của môn đá banh nó quan trọng hơn biển đảo, đất đai, tài nguyên của quốc gia?. Ngược dòng lịch sử, các tổ chức, các cá nhân, các hội đoàn Sinh viên học sinh mà tên gọi của nó là ĂCQGTMCS trước 1975 đã rầm rộ xuống đường để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu Thiệu, để chống Mỹ xâm lược, những người đó tại sao không xuống đường chống độc tài cộng sản, chống giặc xâm lược Tàu Cộng?.

*

Đó là cái tựa đề mà người viết muốn đề cập trong bài viết cho hiện trạng nhận thức về đất nước hôm nay của tuổi trẻ cùng số đông người dân Việt Nam.

Hệ quả của nền giáo dục "vuốt đuôi và bưng bô" của hệ thống nhồi sọ đã sinh sản ra những thế hệ tuổi trẻ mang tính lệ thuộc theo bầy đàn để đáp ứng những nhu cầu mà guồng máy cầm quyền độc tài muốn thấy. 

Nhà cầm quyền muốn thấy dân chúng với cờ đỏ sao vàng phất phới trên khắp nẻo đường, góc phố với niềm hân hoan rằng Việt Nam chiến thắng, cho dẫu chiến thắng ấy chỉ đơn thuần là một bộ môn thể thao, để cho nhũng người dân khác cũng như thế giới thấy rằng guồng máy của họ được đám đông ủng hộ một cách vui mừng đầy phấn khởi.

Có nhiều người hỏi rằng: Ăn mừng chiến thắng bóng đá thì có gì là sai trái? Thì người viết cũng có quyền đặt ngược lại sự thắc mắc ấy: Cúi đầu trước bọn cầm quyền tôi tớ cho ngoại bang có sai trái không? Cúi đầu im lặng trước giặc ngoại bang Trung Cộng chiếm cướp biển đảo và đất liền thuộc chủ quyền của Việt Nam thì có sai trái không?.

Một cách trung thực thì thể hiện vui mừng cho những trận thắng giải của bóng đá thì chẳng có gì là sai cả. Vấn đề được đặt ra ở đây là chỉ một vài trận đá banh thắng thì tuổi trẻ xuống đường tung hô ồ ạt nhưng tại sao khi Tàu Cộng lấn chiếm Biển Đông cùng các đảo và một số đất liền thuộc 6 tỉnh dọc biên thùy, bắn giết, tông chìm các tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam thì dân chúng lại cúi đầu lặng thình?

Không lẽ sự thắng cuộc tranh giải đá banh, nó quan trọng hơn Formosa thải chất độc giết biển, giết hàng triệu tấn cá và môi sinh cùng hàng triệu ngư dân thất nghiệp?

Nếu sự biểu hiện ấy có tính chân chính thì dẫu thắng được một môn thể thao hay mất đi số tài sản do Tổ Tiên để lại, tất cả đều phải được thể hiện dẫu vui hay buồn. Chẳng lẽ thắng một trận đấu của môn đá banh nó quan trọng hơn biển đảo, đất đai, tài nguyên của quốc gia?.

Đây có phải là một trong chuỗi nghịch lý dưới chế độ cộng sản?

Ngược dòng lịch sử, các tổ chức, các cá nhân, các hội đoàn Sinh viên học sinh mà tên gọi của nó là ĂCQGTMCS trước 1975 đã rầm rộ xuống đường để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu Thiệu, để chống Mỹ xâm lược, những người đó tại sao không xuống đường chống độc tài cộng sản, chống giặc xâm lược Tàu Cộng?.

Nếu những người ACQGTMCS này tự cho rằng họ là những người yêu nước, yêu dân tộc thì tại sao những năm tháng ĐCSVN và bọn giặc Tàu đã hiện nguyên hình là những tên phản quốc, những bọn cướp nước... những "anh hùng" này không dám xuống đường biểu hiện tinh thần yêu nước và trách nhiệm công dân ấy? 

Nếu viện cớ là tuổi già lực yếu không còn sức để hùng hổ nữa thì cớ sao không ráng lết ra góc phố đông người nào đó đứng im như pho tượng để giơ cao những băng rôn, biểu ngữ phản đối cường quyền và ngoại xâm? Hoặc giả gióng lên những tiếng nói, những bài viết, những nhận thức đúng đắn nhằm giảng giải, hướng dẫn cho thế hệ nói tiếp về tinh thần tự hào dân tộc và truyền thống chống giặc ngoại bang.

Ngày xưa, chính thể Tự Do non trẻ của hai nền Đệ Nhất và Đệ Nhị VNCH đã quá nhân bản, quá tôn trọng Tự Do Ngôn Luận để rồi chính bọn ngu ngốc ACQGTMCS này bị xỏ mũi bởi đám cộng sản Bắc Việt (CSBV) giết chết chính thể đầy chính nghĩa này.

Xuân lại sắp đến trên dải đất cằn cỗi kiệt quệ (về cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen) hầu như toàn diện này, những con dân có lương tâm cùng bổn phận không thể không đau lòng ngao ngán khi nhìn thất thế hệ trẻ đã bị đầu độc cả hình hài lẫn tâm tưởng, lao vào cuộc sống vật chất, bon chen, đua đòi với nhiều thể hiện nông cạn cùng mớ tư duy dường như trống rỗng.

Tương lai của một dân tộc lệ thuộc vào trình độ DÂN TRÍ, mà đại diện cho sư nhận thức của người dân Việt Nam qua lớp người trẻ nhưng tuổi trẻ VN bây giờ thì... Than ôi.

Năm nay đào lại nở 
Không thấy ông đồ xưa 
Những người muôn năm cũ 
Hồn ở đâu bây giờ? Vũ Đình Liên


Toà án CS và giai cấp

Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Những ngày đầu năm 2018 có hai vụ án nổi bật làm nhiều người quan tâm: 

- Vụ án Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và 20 đồng phạm về tội “lò củi”, tội “ta đốt ta”,... 

- Vụ án ông Vương Văn Thả, cùng con và hai người cháu, tội "phản động". 

So sánh hai vụ án, về can phạm và phiên xử có nhiều điều xẩy ra trái ngược hẳn nhau:

1. Về can phạm: 

Thăng, Thanh và đồng phạm, dù có vẻ lo âu, nhưng vẫn giữ dáng vẻ cao sang như những nhà quí tộc. Đương nhiên vì họ là đảng viên đảng Cộng sản VN, nắm giữ các chức vụ cao, nắm những nơi “hái ra tiền” trong guồng máy nhà nước. Họ có học vị cao, đã được bao nhiêu người kính nể là "ngài tiến sĩ". 

Ngược hẳn lại, ông Thả dù dáng cao, nhưng ốm. Với mái tóc đã bạc, dài được cột bó sau đầu, bộ áo quần bà ba đen, khăn vải quanh cổ, ông là hình ảnh tượng trưng một nông dân Nam bộ thuần thuý. Quả thực, năm tháng cày sâu cuốn bẵm, học lực của ông chỉ lớp1/12. Đồng phạm, con trai ông Thả, Vương Thanh Thuận, 28 tuổi, có khá hơn lớp 7/12. Hai người cháu cùng ra toà, thực ra là hai người trẻ đã chịu ơn sự giúp đỡ của ông Thả, hoàn toàn mù chữ. 

2. Về tài sản can phạm: 

Thăng, Thanh đều có tài sản nổi. Chắc chắn họ có tài sản chìm. Tất cả tài sản của họ phải hàng ngàn ngàn tỉ mới đáng công để ngài "Lãnh Đạo Tối cao Tinh thần cùng Thể xác của đảng CS" chịu khó "bắt cóc, đưa ra toà, làm củi đốt lò". Cỡ nhãi nhép như công an giao thông, sân bay,... thậm chí lên đến “quốc phòng làm kinh tế” ngài LĐTC còn chưa thèm ghé mắt nhìn. 

Ngược lại ông Thả hoàn toàn vô sản theo đúng nghĩa đen. Căn nhà của ông và gia đình, công an An Giang cho đập phá tan hoang vì cho là nhà xây dựng trái phép. Con gái ông và gia đình cùng bà mẹ phải nay tạm trú thân trong một nhà sửa xe. 

3. Về phiên toà: 

Nhóm Thăng, Thanh khi buổi đầu bị còng tay, nhưng vì các phản đối cho là không đúng với sự tôn trọng nhân quyền, các can phạm được tháo còng. Luật sự biện hộ cho các bị cáo là các luật sư rất giỏi, rất “hăng hái” đấu tranh với toà án vì quyền lợi thân chủ yêu quí: "Ngu gì không cãi cho các khách hàng quí tộc?". 

Khác hẳn, ông Thả bị còng tay ngồi bàn xử với bốn công an ngồi xung quanh. Ông không có luật sư biện hộ. Ông chỉ dùng lời lẽ của học vấn ít ỏi để nói lên điều đơn giản, y như sự đơn giản của một nông dân Nam bộ "Tôi không có tội. Tôi không hại ai". 

Dù được xem là nhanh kỷ lục, phiên toà "quí tộc" kéo dài cũng mười ngày. 

Phiên toà ông Thả thuộc loại "nông dân" nên chỉ cần một ngày là xong. 

Trong phiên toà "quí tộc", các nhà "quí tộc đỏ" đã khóc sướt mướt, năn nỉ LTTC tha cho mình, hứa sẽ tiếp tục "vừa hồng vừa chuyên" (vừa qua "chuyên" không đúng đường lắm, nên có trở ngại), đồng thời ca ngợi LTTC đưa lên đến tận thiên đường. 

Trong phiên toà "nông dân", ông Thả đã phản kháng dữ dội vì không thấy con mình và các luật sư. Ông chỉ thắc mắc rất đơn giản: "Tại sao 'tòa án nhân dân' mà không cho nhân dân vô?". Không! Đây thực sự là Toà án "nông dân" toà rất không thích các thắc mắc “đơn giản “mà ngay cả LTTC đảng còn chịu thua, không trả lời được. Ông đã bị nhân viên tòa án khống chế bằng bạo lực rồi đưa vào phòng riêng. Bên ngoài toà án "nông dân" cười "hà hà" tiếp tục phiên xử và kết án ông 12 năm tù. 

****

Phải hai phiên toà có nhiều điểm khác nhau khiến người bình thường phải suy nghĩ tìm lý do vì sao? Một điểm quan trọng cốt lõi theo tôi: giai cấp. 

Phân chia giai cấp đã tồn tại trong xã hội hàng ngàn năm. Thường luôn có hai giai cấp đối nghịch nhau: giai cấp giàu và giai cấp nghèo; giai cấp có quyền và giai cấp không có quyền; giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. 

Trong chế độ tư bản luôn có giới người giàu và giới người nghèo, nhưng luật pháp dân chủ và trong sáng, tạo điều kiện cho người nghèo được vươn lên, vẫn có các quyền cơ bản làm người: "Mày đừng ỷ giàu mà bức hiếp tao nhá! Có bằng chứng đây tao kiện mày ra toà". Nhân quyền được chính quyền, người dân tôn trọng nên khoảng cách giàu nghèo dù rất lớn nhưng không toả rộng ra mọi nơi, mọi chỗ trở thành sự phân chia giai cấp trong xã hội. 

Trong chế độ cộng sản, sự phân chia con người với con người tỏa ra mọi nơi: chức quyền, tài chính, toà án, bệnh viện, xã hội... Thời kỳ đầu của cái gọi là "cách mạng chuyên chính vô sản" của chế độ cộng sản, nông dân không có ruộng đất được xem là thành phần chính của cách mạng. Hồ Chí Minh đã dùng tư tưởng này kích thích nông dân, lực lượng trung thành nhất với đảng. Nông dân ưu tiên gia nhập đảng để có quyền đấu tố, để cắt cổ địa chủ, thực thi cải cách ruộng đất ở miền Bắc CS. Sau giai đoạn xử dụng giai cấp nông dân, đảng xoay qua giai cấp công nhân vô sản, vì đảng đánh giá giai cấp nông dân ít học, có tính tư hữu cao, khó tổ chức. Thực tế đã chính minh sự sai lầm: chính sách tổ chức các hợp tác xã nông nghiệp, biến người nông dân thành công nhân nông nghiệp, hoàn toàn thất bại, kinh tế phá sản. 

Thực tế cũng chứng minh trong chế độ cộng sản, dù rêu rao giai cấp nông dân, hay giai cấp công nhân làm chủ đất nước nhưng trong xã hội đã hình thành thành hai giai cấp rõ rệt: giai cấp trong đảng (giai cấp thống trị) và giai cấp ngoài đảng (giai cấp bị trị). Tóm tắt, đảng nắm tất cả quốc hội, nhà nước, toà án,... giai cấp đảng viên có nhiều quyền và bổng lộc nên ai muốn nhiều tiền, nhiều quyền thì phải biết nghe lời hay giả vờ để vào đảng. Người dân không vào đảng chịu nhiều thiệt thòi về mọi phương diện. Cuối cùng một giai cấp "quí tộc đỏ" và giai cấp "dân đen" mà ta thấy trong hai phiên toà vừa qua. 

Tôi có đọc qua một bài báo, "Góc Nhìn", VNExpress, một tác giả kể chuyện một bà là “osin” cho nhà ông ta xin nghỉ việc. Lý do vì bà là đảng viên đảng CSVN. Theo tác giả bà "osin" này có quyết định đúng vì đảng viên CS là thuộc giai cấp lãnh đạo không thể nào làm "người đầy tớ" cho người ngoài đảng. Tôi không phê bình ông ta vì ông ta đã chịu ảnh hưởng một nền giáo dục nhồi sọ, coi nghề osin là thấp kém không thể để người thuộc giai cấp "lãnh đạo" đụng đến. Vì nền giáo dục này, tôi không ngạc nhiên khi thấy nhiều người bày tỏ thương cảm cho Thăng và Thanh. Thăng, Thanh khóc lóc trước toà, nhiều người sụt sùi theo. Có người đề nghị Đảng phải cho ông Thăng ra tù về chịu tang cha. Và đương nhiên cũng không ngạc nhiên khi các "quí tộc đỏ" này khóc lóc van xin LTTC như một kẻ hèn mọn, trong khi ông nông dân ngèo nàn, chân chất miền Nam kia dám can đảm bộc lộ ý nghĩ thực sự của mình trước toà thì nhiều người không thèm biết đến vì ông ta là "giai cấp thấp". 

Đấy chỉ là khi ra toà. Các "quí tộc đỏ" vô cùng sợ hãi những ngày tù tội, thà làm "ma tự do" còn hơn ma tù như trong "Ngục Trung nhật ký" của Bác bằng tiếng Tàu. Ai cũng hiểu trong tù các "quí tộc đỏ" này được hưởng tiêu chuẩn rất cao. Cán bộ trại giam ngu dại gì không chiều theo đòi hỏi: "Chìu các anh có mất mát gì, lại được quà cáp. Ngộ nhỡ các anh ấy tai qua nạn khỏi, phục hồi chức vụ, mình bây giờ không khéo thì bị trảm như chơi". 

Còn với ông Thả, tù tội đi đôi với hành hạ, tra tấn: "Đồ phản động... Mày làm tao không còn thời gian đi kiếm ăn thêm". Ông phải chịu đựng các đòn thù của công an. Con gái ông Thả, tay bồng con nhỏ đã kêu cứu "Bà con ơi... cứu Tía con...". Lời kêu cứu rất mộc mạc của người con gái không có cơ hội đi học nhiều. Không bóng bẩy, biết lựa lời để lấy lòng LTTC như Thăng, như Thanh, lời kêu cứu đơn giản của người con gái Nam bộ với cha mình, đối với nhiều người tạo nên sự xúc động cao độ. Tôi đã đi từ Sài Gòn xuống các tỉnh miền Tây nhiều lần, hiểu được ngôn ngữ trơn tuồn tuột của người miền Nam. Mặc dù sau 30/4/1975, một anh bạn Nam Bộ ngậm ngùi nói: "Thật thà chất phác của người dân Nam Bộ à? Trời ơi nhiều đứa nó nhờ "giải phóng" thành ma thành quỉ hết rồi! Coi thằng công an nhãi ranh kìa. Nó như ông vua nhỏ, hống hách, quát nạt". 

Tôi và nhiều người có thể không giúp gì được cho lời kêu cứu của cô gái. Tôi chỉ viết, viết để diễn tả sự đồng cảm mặc dù cô có thể sẽ không biết, không đọc được. Lời kêu cứu của cô ít ra cũng có người nghe hiểu trong cơn sốt bóng đá U23. Ngài "Lãnh Tụ Tối Cao" kiêm "Lò Tổ" chắc chắn chỉ biết đến phiên toà "Cái Lò", không biết đến ông Thả là ai. Ngài là người đắc chí, hạnh phúc nhất về thành quả của đội U23 VN, dù đội đã không đạt được cúp và ngài không ưa thích gì bóng đá. Ngài hẳn phải xoa tay mở nụ cười sung sướng: "Vui đi... cứ vui nhiều vào. Chưa bao giờ Đảng cho vui như thế đấy nhá!”. Tôi nhớ đến truyện "thằng bé người gỗ Pinocchio". Và vẳng vẳng đâu đây tiếng hát "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian...”

28/1/2018