Tuesday, October 3, 2017

Việt Nam truy nã thêm một nhà hoạt động Công giáo

Theo VOA-04/10/2017 
Nhà hoạt động Trần Minh Nhật (giữa).
Nhà hoạt động Trần Minh Nhật (giữa)

Blogger-nhà hoạt động Trần Minh Nhật vừa bị chính quyền Việt Nam ra lệnh truy nã khi đang chịu án quản chế sau 4 năm tù giam về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Nhưng blogger này nói ông phản đối điều này vì ông đã được bỏ án quản chế trong phiên tòa phúc thẩm.
Trần Minh Nhật là một trong số 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị Việt Nam tuyên án vào năm 2011 về tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 79. Ông Nhật bị kết án 4 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ông được phóng thích khỏi nhà tù vào ngày 27/8/2015.
Không cung cấp văn bản tuyên án
Ngày 3/10/2017, nhà hoạt động Trần Minh Nhật nói với VOA rằng ông chỉ mới biết tin mình bị truy nã qua các phương tiện truyền thông báo chí, trong khi lệnh này đã được ban hành từ ngày 4/8.
“Tôi cũng bất ngờ. Họ nói tôi vi phạm án quản chế vì tôi còn 3 năm quản chế. Theo án, tôi bị 4 năm tù và 3 năm quản chế. Tòa sơ thẩm nói như vậy. Nhưng qua phúc thẩm, họ đã bỏ án cho tôi rồi. Tôi đã yêu cầu trích lục phiên tòa và các giấy tờ liên quan để chứng minh tôi không bị án quản chế, nhưng họ không chấp nhận”.
Trần Minh Nhật cho biết trong suốt thời gian thụ án, ông đã nhiều lần yêu cầu được nhận văn bản bản án phúc thẩm của mình, nhưng yêu cầu này đã không được đáp ứng.
“Họ không cấp cho tôi biên bản phiên tòa. Phiên tòa sơ thẩm thì có, nhưng phúc thẩm thì họ không cho. Đó là một việc trái pháp luật. Sau này họ vẫn cứ quyết định tôi bị 3 năm quản chế. Điều này thì tôi phản đối”.
Luật sư Hà Huy Sơn, người bào chữa cho Trần Minh Nhật trước đây xác nhận việc cung cấp biên bản án phúc thẩm là một trong những quyền lợi của bị cáo. Ông nói thêm rằng theo quy định, luật sư không được cung cấp văn bản của bản án phúc thẩm nên ông không thể xác nhận việc Trần Minh Nhật có bị án quản chế hay không.
“Bản án phúc thẩm người ta không gửi cho tôi nên tôi không xác nhận được. Có nhiều trường hợp người ta tuyên án tại tòa một đằng, nhưng khi ra bản án lại khác đi với lúc tuyên án. Trường hợp đó có xảy ra nên phải căn cứ vào bản án viết trên văn bản thôi”.
Liên tục bị sách nhiễu
Mặc dù không chấp nhận án quản chế, nhưng Trần Minh Nhật nói sau khi ra tù, ông luôn chấp hành quy định của chính quyền đối với người bị án quản chế. Mỗi khi có việc phải ra khỏi địa phương như đi chữa bệnh, nhận bằng tốt nghiệp…, ông đều thông báo cho cơ quan quản lý.
Nhưng trong thời gian 2 năm qua, ông Nhật liên tục bị sách nhiễu, đánh đập gây thương tích nặng nề. Việc trồng trọt, chăn nuôi của gia đình ông ở Lâm Đồng bị ném đá, phá hoại gây thiệt hại nghiêm trọng. Thậm chí nhà của ông còn bị phóng hỏa vào cuối năm ngoái. Vì lý do này, Trần Minh Nhật đã quyết định rời khỏi nơi cư trú.
“Nhà cầm quyền cố gắng tối đa để hạn chế khả năng hoạt động của tôi. Hơn hết, đó là việc tước đoạt quyền sống một cách bình thường, bình yên trong xã hội. Đã rất nhiều lần nhà cầm quyền Cộng sản tấn công, sách nhiễu, đánh đập, phá hủy kinh tế gần như cạn kiệt của gia đình tôi. Tất cả các biện pháp đó nhằm mục đích là bẻ gãy ý chí của tôi. Tôi phản đối tất cả những hình thức này, bởi vì về mặt pháp lý, tự nó cũng đã là sai, và còn có yếu tố phi nhân”.
Trước Trần Minh Nhật, 2 trong số nhóm thanh niên Công Giáo và Tin Lành bị án tù là Nguyễn Văn Oai và Thái Văn Dung cũng bị chính quyền Việt Nam phát lệnh truy nã theo Điều 304.
Nhà hoạt động Trần Minh Nhật nói việc Việt Nam phát lệnh truy nã các cựu tù nhân chính trị đã tạo ra một tiền lệ xấu và cho thấy nỗi sợ hãi của chính quyền:
“Một nỗi e sợ thực sự, đặc biệt trong vụ án của tôi. Họ không còn cách nào khác vì chúng tôi không dễ gì để bị bắt vì những tội khác, nên họ tìm những lý do rất mơ hồ để quy chụp cho mình một cái án. Với lệnh truy nã này, nó gần như một thòng lọng dành cho bất kỳ ai. Bởi vì chỉ cần đi ra khỏi nơi ở của mình là đã có thể vi phạm tội này. Đây là một cách thức mới mà nhà cầm quyền Cộng sản muốn dùng để triệt hạ và làm gương cho các nhà hoạt động khác”.
Phúc trình của tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) hồi tháng 6 vừa qua nói các nhà hoạt động vì nhân quyền, các nhà vận động dân chủ và blogger ở Việt Nam “không chốn dung thân”. Trần Minh Nhật là một trong số những trường hợp được nêu ra trong phúc trình. HWR cũng kêu gọi Việt Nam chấm dứt việc trấn áp các nhà hoạt động và nghiêm trị những kẻ tấn công, gây thương tích cho các nhà hoạt động.

Phong trào bất tuân dân sự không cần luật biểu tình!

Phạm Chí Dũng
Theo VOA-04/10/2017  
Biểu tình trước chợ An Đông, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh, sáng ngày 19/9/2017. (Ảnh chụp từ Báo Tuổi trẻ)
 Biểu tình trước chợ An Đông, quận 5, Tp. Hồ Chí Minh, sáng ngày 19/9/2017. (Ảnh chụp từ Báo Tuổi trẻ)

Năm 2017 vẫn tiếp tục chứng kiến chuỗi hành động “lạ” mang tính phản kháng của dân chúng đối với chính quyền - điều mà ngày càng hợp lẽ với sắc thái “bất tuân dân sự” trong từ điển dân chủ hóa của các quốc gia phương Tây.
Bất tuân dân sự tiểu thương
Cuộc bãi thị - biểu tình của bà con tiểu thương chợ An Đông vào ngày 19/9/2017 là minh họa mới nhất về phong trào bất tuân dân sự không cần Luật Biểu tình đang nổi lên ở Việt Nam. Tuy nhiên, đặc thù nổi bật không kém của cuộc biểu tình này là không phải xuất phát từ giới đấu tranh dân chủ nhân quyền theo truyền thống, mà từ chính những người dân bị xâm phạm nặng nề kế sinh nhai bởi chính sách nhà nước cùng sự lũng đoạn của những nhóm lợi ích.
Hoàn toàn không mang sắc thái chính trị trong cuộc bãi thị - biểu tình trên. Tất cả vẫn chỉ là vấn nạn cơm áo gạo tiền. Tiểu thương quận 5 đòi quyền lợi chính đáng, đòi minh bạch, yêu cầu câu trả lời thỏa đáng từ ban quản lý chợ và Ủy ban nhân dân quận 5 về việc số tiền hơn 200 tỷ đồng họ đóng góp sửa chợ sau bốn năm mà Ban quản lý chợ không thực hiện thi công; bắt tiểu thương ký hợp đồng thuê sạp trong khi họ đã mua hẳn sạp trước đó nhiều năm…
Thoạt nhìn, cuộc phản kháng này tiểu thương quận 5 cũng tương tự nhiều cuộc phản kháng của người dân bị biến thành dân oan đất đai ở nhiều khu vực, cũng bắt đầu bằng việc kiến nghị tập thể, khiếu nại tập thể, tố cáo tập thể, và thường là tập trung đông người tại văn phòng tiếp công dân của chính quyền để phản đối.
Tuy nhiên, cuộc phản kháng của tiểu thương quận 5 lại không chỉ dừng ở những điểm nhấn trên. Rất dễ để nhận ra rằng về mặt tổ chức, cuộc phản kháng này rất quy củ, thể hiện qua đồng phục màu đỏ và các yêu sách in trên băng rôn; quá trình bãi thị, tuần hành và biểu tình có tính tổ chức cao; người tổ chức đoàn đi nhắc nhở việc giữ hàng và bà con tiểu thương làm theo; chiếm được sự đồng cảm và ủng hộ của rất nhiều người dân; bước đầu đã đạt được kết quả: chính quyền quận 5 phải xin lỗi tiểu thương.
Con số biểu tình cũng lớn chưa từng có đối với loại hình “điểm nóng tiểu thương”: 2 ngàn người. Trước đây, một số cuộc biểu tình của tiểu thương ở Sài Gòn và những tỉnh khác như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Khánh Hòa, Sài Gòn… cao lắm cũng chỉ vài trăm người.
Cuộc biểu tình của tiểu thương quận 5 cũng là cuộc phản kháng có con số người tham gia đông nhất kể từ cuộc biểu tình bảo vệ môi trường và phản đối Formosa của người dân Sài Gòn vào tháng Năm năm 2016 với số người tham gia lên đến khoảng 5 ngàn người.
Nhưng như đã đề cập, điểm khác biệt chính của cuộc biểu tình của tiểu thương quận 5 với những cuộc biểu tình nhân quyền là vào lần này hoàn toàn xuất phát từ tính tự phát của người dân. Với số lượng người tham gia đến 2 ngàn và cũng khoảng 2 ngàn cái áo màu đỏ, chỉ riêng chi tiết này đã cho thấy công tác tổ chức may áo và phân phát áo, cùng công tác liên lạc, tổ chức hậu cần nói chung rất dễ bị công an phát hiện và tìm cách ngăn chặn như công an đã từng ngăn chặn rất nhiều cuộc biểu tình nhỏ trước đây.
Có thể cho rằng việc bảo đảm bí mật của công tác tổ chức hậu cần của cuộc phản kháng trên là một thành công đáng kể. Nhiều dấu hiệu bộc lộ sau đó đã cho thấy chính quyền và kể cả công an cũng bị bất ngờ trước cuộc xuống đường của bà con tiểu thương. Thậm chí cuộc biểu tình này còn biến thành một cuộc tuần hành thành công đến tận trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố số 86 đường Lê Thánh Tôn, quận Một.
Thắng lợi về công tác bảo mật của cuộc biểu tình An Đông lại có thể được khơi nguồn từ thắng lợi của một chiến dịch lớn hơn thế nhiều gần nửa năm về trước: “rào làng chiến đầu Đồng Tâm” ngay tại thủ đô Hà Nội. Cho tới nay và kể cả khi đã phải dùng tới các cơ quan điều tra của công an, Cục Điều tra hình sự của Bộ Quốc phòng cùng nhiều cơ quan phối thuộc khác, việc tại sao người dân Đồng Tâm vẫn giữ được tính kỷ luật cao và tin tức nội tình kín đến thế vẫn là một dấu hỏi khiến chính quyền điên đầu.
Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau
Trong một chế độ chính trị đậm não trạng và thói trấn áp dân theo lối “lấy thịt đè người”, số lượng người biểu tình chiếm vai trò quan trọng nhất. Thông thường, những cuộc biểu tình chỉ có từ vài chục đến dưới một trăm người luôn bị công an dùng chiến thuật vây bọc, chia tách xé lẻ thành từng nhóm nhỏ để dễ chia cắt và bắt giữ. Nhưng với những cuộc biểu tình có số lượng từ vài trăm người trở lên, xác suất an toàn và thành công là cao hơn hẳn. Ở Sài Gòn, cuộc biểu tình mang tính “kinh điển” vào tháng Năm 2014 phản đối giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc đã lên đến hàng chục ngàn người khiến toàn bộ lực lượng công an, dân phòng, quân đội bất động.
Phong trào bất tuân dân sự đang lớn mạnh và khởi sắc hẳn. Cuộc trước là nguồn cảm hứng cho cuộc sau. Từ các cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh và tổng đỉnh công của công nhân một số tỉnh Nam Bộ vào năm 2015 đến phong trào biểu tình phản dối Formosa của người dân miền Trung vào năm 2016, để đến nay không thể không nghĩ đến việc bà con tiểu thương An Đông đã được cánh lái xe phản đối các trạm BOT thu phí truyền cảm hứng và kinh nghiệm phản kháng dân sự đối với chính quyền.
Bất tuân dân sự ở trạm thu phí BOT lại không còn là hiện tượng đơn lẻ.
Khởi nguồn từ tháng Tư năm 2017, phương cách phản ứng một cách sáng tạo và hợp pháp của người dân huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đối với trạm thu phí Bến Thủy 1 là dùng tiền lẻ mệnh giá 200 đồng hay 1.000 đồng để mua vé. Không những tự mình phản kháng mà nhiều người đã thu góp một số lượng lớn tiền lẻ để phát cho những người khác và sau đó tập trung đi qua cầu để phản đối việc thu phí. Họ đi chậm cách nhau khoảng 15 m. Kết quả của việc phản kháng này là tạo nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng và khiến rối đầu chính quyền.
Lực lượng công an đã phải bó tay vì không thể đàn áp người dân trả phí đàng hoàng. Lực lượng này chỉ còn làm được chuyện duy nhất là giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài nhiều cây số.
Vào đầu năm 2017, việc nhà cầm quyền phải nhân nhượng miễn phí 100% cho người dân 4 huyện 2 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh qua cầu Bến Thủy 1 là thắng lợi tiêu biểu đầu tiên của cuộc đấu tranh bền bỉ và sáng tạo của nhân dân, đánh dấu những bước đi khởi đầu thành công của phong trào bất tuân dân sự tại Việt Nam.
Phương thức phản kháng đầy sáng tạo này của người dân Nghi Xuân đã được áp dụng và lan rộng sang nhiều lãnh vực khác. Đến tháng Tám và tháng Chín năm 2017, hàng loạt cuộc phản kháng khôn khéo nhưng có hiệu quả đã được giới lái xe ứng dụng thành công ở nhiều trạm thu phí BOT trên nhiều vùng…
Càng về sau này, yếu tố tổ chức và hơn nữa là tổ chức có kỷ luật chặt chẽ càng nổi lên trong những hoạt động bất tuân dân sự. Mối dây liên lạc và phổ biến kinh nghiệm đã hình thành càng rõ rệt giữa các nhóm lái xe ở các tỉnh thành, đặc biệt được chi tiết hóa về cách thức dùng tiền lẻ để trả tiền thu phí và cách “câu giờ” càng lâu càng tốt… Công an đành đứng ngoài cuộc mà không còn dám hầm hè đe dọa lái xe như trước đây. Một số chủ trạm BOT đòi truy tố lái xe nhưng nếu công an làm như vậy lại trái luật. Không còn cách nào khác, một số trạm thu phí đã phải “xả trạm”, để dòng xe lưu thông qua trạm mà không thu phí…
Từ bất tuân dân sự Đồng Tâm đến bất tuân dân sự BOT và bất tuân dân sự tiểu thương, phong trào này đang có triển vọng lan rộng và hiệu quả chiều sâu trong những hoạt động xã hội khác như phản đối tăng giá xăng, giá điện, phản đối chính sách trưng thu đất đai vô lối và những chính sách ảnh hưởng trầm trọng đến dân sinh. Dần vượt qua nỗi sợ hãi, người dân cùng nhau xuống đường!
Phong trào bất tuân dân sự đã đến giới hạn không cần đến Luật biểu tình nữa!
Xuống đường!
Công an chẳng biết phải làm gì để “siết” nữa. Từ lâu, những đòn phép đối phó với phong trào biểu tình dân oan từ năm 2007 và biểu tình chính trị từ năm 2011 đã được tung ra hết: trên hết là thói trấn áp và “biện pháp nghiệp vụ” của ngành công an, sau đó là luật Giao thông đường bộ, luật Hình sự về “gây rối trật tự công cộng”, kể cả những điều luật khắc nghiệt chính trị như “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” (258), “tuyên truyền chống nhà nước” (88), “lật đổ chính quyền nhân dân” (79) đã từ lâu được dùng để áp chế giới bất đồng chính kiến nhưng chỉ khiến nảy sinh “bắt một sinh mười”.
Trong thực tế, chế độ đã đau đầu tìm cách quay lưng lại với luật Biểu tình từ ít nhất một phần tư thế kỷ qua, nếu tính từ thời điểm quyền tự do biểu tình của dân chúng được Hiến pháp năm 1992 quy định.
Nhưng đói quá lâu sẽ hết đói. Cuối cùng, bánh vẽ luật Biểu tình đã công nhiên trở thành một thứ phế thải. Cuối cùng, người dân Việt Nam đã tự động xuống đường mà bất cần một khung luật nào cho phép. Trong cơn phẫn nộ và bế tắc tận cùng, trong nỗi thất vọng vượt quá giới hạn trước một chế độ đặc trưng quá tham nhũng, độc đoán và khiến phát sinh đủ thứ hậu quả xã hội trầm kha, ngày càng có thêm nhiều người dân vượt qua nỗi sợ của mình để bước ra đường, mở miệng và thét to những gì họ muốn.
Bây giờ, mọi chuyện đã quá muộn đối với chính thể. Quá muộn để “lấy lại lòng tin của nhân dân”. Cũng quá muộn để ban hành luật Biểu tình.

Cụ Tổng tự dẫn thân vào vòng hiểm nguy

Bùi Tín
Theo VOA-04/10/2017  
Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc viếng thăm Indonesia.
 Nguyễn Phú Trọng trong một cuộc viếng thăm Indonesia.
Vụ Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc gây nên quan hệ căng thẳng trong quan hệ Việt Nam với CHLB Đức và Liên Âu đang có khả năng hòa dịu chút ít.
Tuy phía Đức tỏ ra rất kiên quyết, nhấn mạnh rằng phía Việt Nam cần công nhận sai lầm, xin lỗi và cam kết không tái phạm trên lãnh thổ Đức, nếu không phía Đức giành quyền có thêm những bước trừng phạt mới, sau khi tạm đình chỉ mối quan hệ chiến lược đã đạt được và hoãn việc xem xét thông qua hiệp định tự do buôn bán Liên Âu - Việt Nam.
Phía Việt Nam đã tận dụng các cuộc gặp của phó thủ tướng Vương Đình Huệ với bà Lucia Bergfield, bí thư thứ nhất Sứ quán Đức, của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với đại sứ Christian Berger tại Cần Thơ để chúc mừng thắng lợi của bà thủ tướng A. Merkel qua cuộc bầu cử vừa qua, nhân đó cố xoa dịu mối quan hệ, đi để trở lại bình thường hóa.
Theo tin mới nhất, phía CHLB Đức tỏ ra mềm dẻo, không yêu cầu đưa Trịnh Xuân Thanh trở lại Đức nữa, mà đưa ra yêu cầu mới là phía Viêt Nam đưa Trịnh Xuân Thanh ra xét xử công khai theo đúng thủ tục pháp lý tại Tòa án trong nước, phía CHLB Đức sẽ có đại diện cùng các nhà báo Đức tham dự các phiên tòa một cách chính thức.
Vậy là quả bóng lại được phía Đức đá sang sân Việt Nam với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là thủ quân kiêm thủ thành.
Yêu cầu của phía Đức rất rõ ràng, đúng vào lúc Quốc hội đã có những nghị quyết về chấn chỉnh ngành tư pháp theo chế độ pháp quyền chặt chẽ, các tòa án xét xử chỉ chiếu theo luật, không có vùng cấm, không một ai đứng ngoài luật pháp, xử công khai, đúng người, đúng tội. Việt Nam lại đang hợp tác với CHLB Đức trong lĩnh vực cải thiện ngành tư pháp.
Đây chính là điều các chiến sĩ dân chủ, nhân quyền, các tổ chức xã hội dân sự lề trái đòi hỏi lâu nay, bị Bộ Chính trị liên tục vi phạm qua những phiên tòa bỏ túi, tuyên án theo lệnh của đảng, xử rất nặng các chiến sĩ kiên cường chống Tàu xâm lược.
Một chế độ độc đoán độc đảng chuyên ngồi trên pháp luật rất khó chấp nhận yêu cầu rất hợp lý, chính đáng của phía CHLB Đức.
Họ sợ. Vì đây chính là yêu cầu của Trịnh Xuân Thanh từ khi còn ở trên đất Đức.
Khi ra trước tòa, Thanh sẽ có dịp khai báo ra hết mọi thủ đoạn ăn cắp tài sản chung, ăn chia giữa các phe nhóm lợi ích riêng tư, tung hê ra tất cả các bộ mặt nhọ nhem của các vị quyền cao chức trọng, không trừ một ai, vì Thanh không phải là kẻ tham nhũng duy nhất làm thất thoát 3.300 tỷ đồng.
Vụ xử tội lỗi tại ngân hàng Đại dương - Ocean bank vừa qua – với 1 án tử hình, 1 án chung thân và hơn 20 án từ 3 đến 27 năm tù, cho thấy nó có quan hệ gốc gác với Tổng công ty VN Petro do Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh cầm đầu, mà vụ án được coi là lớn nhất này vẫn bị trì hoãn.
Ông Tổng Trọng đang lo sợ đến mất ngủ vì đứng trước một vấn đề rất mong manh, ông không cầm chắc trong tay. Lẽ ra khi quyết tâm cho nhóm mật vụ đi bắt cóc Trịnh Xuân Thanh về là ông cho Thanh ra xét xử ngay để trị cái tội dám tuyên bố công khai «từ bỏ đảng cộng sản do không còn tin ở tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nữa.» Nhưng nay ông lại sợ. Vì chính Thanh biết quá nhiều và có thể tiết lộ rất nhiều.
Mà giữ mãi Trịnh Xuân Thanh cô lập trong nhà giam khi chưa bị tuyên án, không cho Thanh gặp cha, con, bạn bè, luật sư là phạm pháp, làm cho dư luận phẫn nộ khi thấy bức ảnh duy nhất Thanh gầy còm, ngơ ngác, thất thần, với một trang thư nghệch ngoặc vội vã áp đặt.
Vị trí Tổng bí thư của ông Cả Trọng không có gì vững chắc khi cuộc họp trung ương VI sắp tới gần. Ông có thể bị chất vấn về lời cam kết kiên quyết diệt nạn nội xâm này đến cùng, nhưng 12 đại án dự định thanh toán trong năm, vì sao lại kéo dài vô hạn! Vậy là thất bại, thất hứa. Ông là người có trách nhiệm chính. Ông coi chống tham nhũng là con ngựa chiến của ông, nay ông đã ngã ngựa, còn bị ngựa đá cho lăn đùng.
Ông còn tự đưa ra tiêu chuẩn người lãnh đạo cao nhất phải là người không bị bệnh tham lam quyền lực cám dỗ; vậy khi đã 73 tuổi mà không chịu về nghỉ như đã hẹn, thì nghĩa là gì?
Nay ông lại mắc thêm cái tội rất nặng phạm tiêu chuẩn người lãnh đạo cao nhất là phải tạo nên uy tín cao trong quan hệ quốc tế có lợi cho quyền lợi quốc gia, thì chính ông chứ không phải ai khác đã tạo nên cuộc khủng hoảng đối ngoại nghiêm trọng nhất, khi cho nhóm mật vụ ra nước ngoài bắt cóc, bị bắt quả tang còn cãi bừa, nay bị trừng phạt, thiệt hại về uy tín, niềm tin, viện trợ, quan hệ kinh tế, tài chính, ngoại giao đình đốn, rồi còn bị đe dọa sẽ nhừ đòn nữa chưa biết bao giờ hết.
Cuối đời chính trị của mình, ông Nguyễn Phú Trọng đã tự dấn thân vào vòng hiểm nguy. Trong cơn nguy khốn, ông đã mạnh tay loại ra những đối thủ dự bị Đinh Thế Huynh, Trần Đại Quang… nhưng trong hiểm nguy ông chỉ còn vài ba cận thần mờ nhạt Trần Quốc Vượng, Phạm Minh Chính, ông thủ tướng đầu nhọn ma-ze in vietnam… Nhiều kẻ tay chân thức thời sẽ bỏ rơi Cụ khi thế Cụ suy yếu, cô đơn, họ phù thịnh chứ không dại phù suy, như lẽ thường phải thế.

Thư gửi các bạn thời trẻ dại

 Theo VOA-02/10/2017 
Trần Mộng Tú 
Một hình ảnh trong The Vietnam War.
Một hình ảnh trong The Vietnam War.
Thư gửi các bạn thời trẻ dại
(Trường Tiểu Học Thạnh Mỹ Tây II-Thị Nghè)
Các bạn rất cũ. Lâu quá không gửi thư cho nhau, có lẽ cũng do chúng mình ở xa nhau quá, tuổi mỗi ngày một nặng thêm nên lười, rồi lúc nhớ lúc quên, cứ nói sẽ viết, tiếp theo là sẽ quên. Hôm nay bỗng nhớ đến các bạn, và thấy cần phải viết để chia sẻ với các bạn một điều mà chúng ta đã và vẫn chia chung. Cả hai tuần nay từ lúc bắt đầu chiếu phim về Chiến Tranh Việt Nam trên truyền hình, tôi nhận được rất nhiều bài viết, nhiều phản ứng về bộ phim này.
Chúng mình là bạn từ thời Tiểu Học 1954, theo cha mẹ chạy Cộng Sản vào Nam. Đi ra từ chiến tranh, sống trong chiến tranh, rồi lại chạy ra khỏi chiến tranh. Chặng đường hơn 20 năm thật quá dài, nhưng khi đã hết chiến tranh (ít nhất là với chúng mình), sống rải rác trên địa cầu hơn 40 năm thanh bình, vẫn chưa thoát ra khỏi hai chữ “chiến tranh”.
Đọc những bài viết nhận định về bộ phim 10 kỳ liên tiếp này. Nhiều người phân tích rành rọt về Cộng Sản, về Quốc Gia, về Đồng Minh Mỹ rất chi tiết, rất tỉ mỉ. Dù phân tích đó rất nông cạn hay rất thuyết phục, nhưng cuối cùng còn lại hai chữ “Chiến Tranh”, dù nhìn bằng góc cạnh nào chăng nữa cũng vẫn đau lòng.
Những con số người chết cho cuộc chiến này, con số trận đánh hai bên, con số những trận bom rải thảm. Con số người chết trong “Trại Cải Tạo”, chết “Vượt Biên Giới” chết “Vượt Biển” và Đồng Minh chết cho đất nước bạn. Có cố nói thế nào, biện minh ra sao, thì cái phần đau đớn hậu quả đó không lấy bất cứ “lý lẽ” gì mà cứu vãn được. Chỉ có thể kết luận là “rùng mình”
Cái hậu chiến tranh giống như khói hun vào phổi chúng ta, không thể nào lấy ra được. Chúng ta sống với buồng phổi đó cho đến lúc chết .
Chiến tranh Nam - Bắc Việt Nam dù được suy diễn cách nào, dù đặt tên cuộc chiến là gì ta cũng thấy rõ ràng là “Huynh Đệ Tương Tàn”. Những người lính sau một trận chiến, chết nằm úp mặt, lật lên máu đỏ da vàng, nếu còn thoi thóp sẽ nói cùng ngôn ngữ với ta. Cộng Sản hay Quốc Gia lúc đó chỉ còn trơ ra một hình hài “Việt Nam” khốn khổ. Ta chỉ còn biết thốt lên:
“Trời ơi những xác thây la liệt
Con ai, chồng ai, anh em ai?” (Tô Thùy Yên)
Từ lúc nào chúng ta đã khóc cho chiến tranh và chúng ta sẽ lại phải khóc
vì chiến tranh vào lúc nào nữa, trong khi thế giới càng ngày càng hoảng loạn, căng thẳng. Có thể chúng ta không còn cơ hội khóc nữa vì chúng ta đã quá già nua và sắp ra khỏi đời sống, nhưng con, cháu, chắt chúng ta liệu có bình yên mãi được không?
Tôi nhớ lại một bài Thơ khóc con của Rudyard Kipling, nhà văn, nhà Thơ người Anh nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết cho trẻ em,The Jungle Book(1894), con trai ông, Thiếu úy John Kipling của quân đội Anh đã tử trận trong Trận Loos, ở vùng Artois của Pháp trong Đệ I Thế Chiến và không tìm thấy xác. Ông không khóc riêng cho con trai mình, mà cho tất cả những người con đã hy sinh trong Đệ I Thế chiến (*)
That flesh we had nursed from the first in all cleanness was given…
To be blanched or gay-painted by fumes – to be cindered by fires –
To be senselessly tossed and retossed in stale mutilation
From crater to crater. For this we shall take expiation.
But who shall return us our children?
Da thịt con tinh khiết
Cha mẹ nuôi ấu thơ
Khói đã nhuộm xám đen
Bom đốt thành tro bụi
Xác con ném qua lại
Trên những hố những hầm
Xác con đã nổ tung
Chúng ta sẽ đền bù
Những điều đã xẩy ra
Nhưng ai sẽ trả lại
Con thân yêu cho ta (tmt dịch)
Người chồng chết, người vợ trẻ còn đàn con nhỏ để tìm niềm an ủi trong vất vả hy sinh. Người con chết, cha mẹ không tìm ra điều gì thay thế vào được.
Có người nói “Bộ phim Vietnam War chỉ cốt chống chế cho thể diện của Mỹ hơn là sự trung thực cho cuộc chiến.”
Hãy đọc một bài Thơ về sự trung thực trong cuộc chiến này của Kyle Schlicher (USMC 5/15/1968) Một người lính trong quân đội Đồng Minh Mỹ.
They Didn't Know
he lay there
under the sun
dried blood on his lips.
the heat was oppressive.
his clothes were dusty,
dark blotches on them.
i could see the ants
moving,
entering him
and
exiting him.
how i hate this place!
how i hate the people
who are responsible
for all this unbelievable madness.
how i hate myself
for volunteering to be here!
i watched the ants crawling
over the body.
i wanted to hate them too!
but
they didn't know
and
the hating
had to stop somewhere.
Chúng Chẳng Biết Gì Đâu
chàng nằm đó
dưới mặt trời
máu khô trên môi
sức nóng nung người
quần áo chàng bẩn thỉu
bầm đen từng mảng
tôi thấy những con kiến
chuyển động
chúng vào trong chàng
rồi
ra khỏi chàng
sao tôi ghét nơi này thế
sao tôi ghét mấy người này thế
mấy người có trách nhiệm
cho những điên cuồng không tưởng
sao tôi ghét cả chính tôi thế
sao lại tự nguyện tới đây
tôi nhìn những con kiến bò
qua lại trên xác chàng
tôi muốn ghét luôn chúng nữa
nhưng
chúng chẳng biết gì đâu

cái sự ghét này
phải chấm dứt ở một nơi nào đó.
Hai đoạn của hai bài thơ tiếp theo, của người lính miền Nam và một của người miền Bắc.
Hình như cây súng con lạ lắm
Sao nó run lên khi đạn lên nòng
Tâm hồn nó như tâm hồn con vậy
Một kẻ nằm, kẻ đứng, xót xa không ?
Trước mặt con: những ngọn đồi cát máu
Đêm thì thầm cùng những nấm xương
Ôi, trái tim con mãi tôn thờ Má
Đã dạy con hai tiếng yêu thương.
(Nguyễn dương Quang trong bài Đêm cuối năm viết cho Má )
Buổi chiều sau chiến tranh
Ngày trở về
anh đi lệch một bên
Một ống quần
phất phơ trong gió...
Bà mẹ nghèo lẩy bẩy
Ra ngõ đón con
Con dìu mẹ, mẹ dìu con
Hai dấu chấm khép chiều nắng lửa...! (Trần Sĩ Tuấn)

Các bạn của tôi ơi! Ngày 23 tháng 10 này tôi sẽ nhận lời mời của Thư Viện Seattle đến nghe bà Lynn Novick nói về công việc làm một cuốn phim về chiến tranh thế nào. Tôi sẽ đọc một bài thơ về cảm nghĩ của mình khi xem phim về chiến tranh (Theo yêu cầu của Thư Viện). Tôi sẽ không dự buổi bình luận về cuộc chiến trong phim, đó không thuộc khả năng hiểu biết của tôi, vì ngay cả Ken Burns và Lynn Novick những người hàng đầu về làm phim chiến tranh đều thừa nhận “Cuộc chiến Việt Nam” là chủ đề khó khăn và phức tạp nhất mà họ từng thực hiện khi có quá nhiều luồng quan điểm, quá nhiều cách nhìn nhận từ các đối tượng khác nhau. Khi được hỏi vì sao lựa chiến tranh Việt Nam, mở lại những hồi ức đau thương và tranh luận cay đắng không có hồi kết, hai đạo diễn cho rằng “Việt Nam” vẫn là công việc còn dang dở của nước Mỹ. Không có ai thực sự hiểu cuộc chiến đã xảy ra thế nào và những người trải qua nó phải chịu đựng ra sao.
(Trích: Nghiencuuquocte.net)
Đến bao giờ nước Mỹ mới hết những công việc dang dở này trên thế giới?
Những người bạn thời “Tiểu Học” của tôi. Những: Nam,Giáo,Tâm, An, Hà 1, Hà 2, Bình, Hạnh, Giao ơi! Hãy yêu thương Việt Nam mình với trái tim của thời tuổi dại, hãy cố quên đi những người thân yêu trong gia đình mình, những người bạn của mình đã chết ở Bắc hay Nam, vì AK-47, vì B-40, hãy cố tha thứ và thương yêu như trong một câu Thơ của người góa phụ trẻ miền Nam đã viết:
Anh tặng em mùi máu
Trên áo trận sa trường
Máu anh và máu địch
Xin em cùng xót thương.(tmt)
Trần Mộng Tú
(*) Joshep Rudyard Kipling 1865-1936- Nobel Văn Chương 1907
9/30/2017

Hồ Chí Minh làm đảng cùng toàn dân nhức đầu!

Nguyên Thạch (Danlambao) - "Đảng nhức đầu ra sao? Cái này thì do tội của các nhà phát minh ra www (world wide web) mạng lưới toàn cầu, thứ phát minh của nền tin học hiện đại đã phá vỡ tung mọi bưng bít mà bọn độc tài hay cộng sản muốn giấu kín. Ngày nay, mọi chuyện gì xảy ra trên thế giới thì chỉ trong tích tắc là toàn cầu đều biết được. Giá mà hôm nay chưa có tiện ích này thì chắc chắn ĐCSVN cũng còn mụ mị và người dân lẫn cán bộ vẫn chưa biết gì về nhiều chuyện chung chung và những chuyện thâm cung bí sử của Đảng Cướp Sạch, hay của ông Hồ nói riêng..."

*

Trước tiên, Hồ Chí Minh mà người viết muốn nói ở đây là Hồ Chí Minh thiệt, Hồ Chí Minh giả và Hồ Chí Minh Việt hay Hồ Chí Minh Tàu (Hẹ), Hồ Chí Minh vĩ đại hoặc Hồ Chí Minh Vãi ị… chứ không phải Hồ Chí Minh bị ngập lụt mỗi khi lũ về, Hồ Chí Minh đĩ đầy đường vì nghèo quá phải bán trôn nuôi miệng chớ không có quyền chức để bán miệng nuôi trôn như các quan chức nhà sản, vân vân và vân vân.


Hồ Chí Minh là nhân vật khủng thế nào mà khiến người dân của miền Bắc phải nhức đầu trên 70 năm và kể cả dân miền Nam cũng nhức đầu trên 42 năm, ông ta chẳng những đã khiến người dân nhức đầu không thôi mà còn khiến cả đảng nhức đầu nữa.

Tưởng cũng nên nói thêm kẻo các DLV của đảng ta cho là “Bôi Bác”, nói không thật về Bác rằng nhức đầu ở đây của phía dân là nhức đầu vì phải nhớ thật kỹ những lời ca ngợi đúng theo sách vở mà Ban tư tưởng bỏ công tốn sức cho hệ thống báo đài tuyên truyền những điều của đảng đã dạy khi nói về bác ở trước đám đông, như họp tổ dân phố chẳng hạn. Còn nhức đầu của đảng viên, chiến sĩ, cán bộ là phải ghi khắc như in những điều khi nói về bác, nghĩa là phải nói y như con vẹt được dạy sao nói vậy, mặc dù phải nói dai, nói dài, nói suốt trên 70 năm như những nhà hùng biện. Bằng không tự ý nói mà nói tốt thì còn được nhưng hễ lỡ miệng ăn mắm ăn muối mà nói “bôi bác” thì sẽ là nhẹ thì bị kiểm điểm vì biến hóa tư tưởng, nặng thì mất chức hoặc bị cho là thuộc thành phần “diễn biến hòa bình, phản động".

Cái nhức đầu thứ đến là từ trước tới khi chưa có tên phản động Phây bút, Gú gồ, In tẹt nét mà trên phương diện rộng thì mấy tên láu cá này đã phanh phui cái mền chứa toàn mùi hôi thối ra trước công chúng mà đảng ta không thể nào trùm phủ kín lại được. Còn trên phương diện hẹp hơn thì có các trang mạng “Lề Dân” như Dân Làm Báo chẳng hạn, bọn này lại càng phản động táo bạo hơn nữa vì đã dám lột bác ra trần truồng trông thật tởm lợm. Thiệt là uổng công phí của cho bao năm mà đảng đã dầy công tô vẽ sơn phết cho bác bằng những lời tôn thờ thượng thặng, bằng những chiếc áo đại cán bảnh bao và cuối cùng là bằng cái lăng hoành tráng cực kỳ tốn kém hàng năm từ tiền thuế, mặc cho dân tình khốn khó, mặc cho các em bé thế hệ rường cột của quốc gia phải bị thất học.

Bọn “Thế lực thù địt, Diễn biến hòa bình” và Dân Làm Báo này nói gì mà khiến dân và đảng phải nhức đầu đến thế?

Về phía dân thì “chăm phần chăm” cứ nghĩ rằng bác cu ky một mình không vợ không con, không bồ mà cũng chẳng “bịch” đứa nào. Bác một đời hy sinh cho đất nước, cho dân tộc, bác là một con người thật thà, khiêm tốn, còn đạo đức của bác thì khỏi nói, cứ y như là Thánh. Bác yêu thiếu niên nhi đồng hơn cả yêu con mình, ủa mà quên, bác có vợ đâu mà có con nhỉ, cái này thì nhớ lộn, thông cảm vì “dân vô thập toàn”. Về phần văn thơ của bác thì cứ như là rồng lộn phượng bay cho nên bác chẳng những là danh nhân của thế giới được UNESCO công nhận là danh nhân vĩ đại của nhân loại mà còn là DOANH NHÂN của thế giới nữa. Nói về bác thì nhiều lắm bởi mỗi ông cán bộ thì ca ngợi về bác mỗi người một kiểu, mà dân dã thì không cách chi mà nhớ cho hết đặng. Đó là lý do tại sao dân phải nhức đầu.



Nhưng bây giờ thì lại càng nhức đầu hơn bởi phải so sánh giữa những cái nằm lòng với những cái mới mẻ. Vì có ai dè những thông tin mới khui ra rằng thì là bác có vợ chính thức đầu tiên là bà Tăng Tuyết Minh, người Quảng Châu thuộc Tàu, đám cưới được tổ chức ở nhà hàng Thái Bình do bà Đặng Dĩnh Siêu (鄧穎超) (phu nhân của Chu Ân Lai) cùng Sái Sướng (蔡暢) hai người làm làm chủ xị chứng và chủ trì hôn sự.

Trên Wiki có bài viết về bà Tăng Tuyết Minh với đoạn như sau:

"Tăng Tuyết Minh (chữ Hán: 曾 雪明, 1905–1991) là một phụ nữ Trung Quốc. Theo nghiên cứu của một số học giả Trung Quốc, Pháp, và Hoa Kỳ thì bà đã kết hôn với Hồ Chí Minh, khi đó có bí danh là Lý Thụy vào năm 1926 và đã sống chung với ông được nửa năm cho đến khi ông phải rời Trung Quốc sau vụ chính biến năm 1927.[1][2] Sau này khi Hồ Chí Minh trở thành chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai người đã tìm cách liên lạc nhau nhưng không được… Tháng 10 năm 1926, hôn lễ giữa Lý Thụy, (bí danh hoạt động của Nguyễn Ái Quốc khi đó) và Tăng Tuyết Minh được tổ chức tại nhà hàng Thái Bình trước Ty Tài Chính ở trung tâm thành phố, với sự chứng kiến [3] của Thái Sướng, Đặng Dĩnh Siêu (vợ của Chu Ân Lai) và một số học viên khóa huấn luyện phụ vận.[4] Đây cũng là địa điểm mà Chu Ân Lai và Đặng Dĩnh Siêu tổ chức kết hôn trước đó một năm.”

Trong ngày cưới, cố vấn Liên Xô Bào La Đình và phụ tá là Trương Thái Điện có đến chúc mừng, nghi lễ cực kỳ long trọng. Lúc ấy Hồ Chí Minh 36 tuổi, còn Tăng Tuyết Minh 21.

Tăng Tuyết Minh vào thập niên 1920

Nhân vụ này, người viết xin trích ra đây bức thư tình ai oán của anh Thụy, tức Hồ Chí Minh nó lâm ly bác đi bi đát, ướt cả óc ác thế nào:

Dữ muội tương biệt,
Chuyển thuấn niên dư,
Hoài niệm tình thâm,
Bất ngôn tự hiểu.
Tư nhân hồng tiện,
Dao ký thốn tiên,
Tỷ muội an tâm,
Thị ngã ngưỡng (hoặc sở) vọng.
Tinh thỉnh
Nhạc mẫu vạn phúc.
Chuyết huynh Thụy.


Dân tôi cứ chắc như bắp là bác một đời hy sinh cho đất nước, cho dân tộc nhưng nay thì nhiều tài liệu cho rằng bác một đời hy sinh cho đất nước Trung Quốc, cho dân tộc Tàu!. Ủa sao lạ vậy hả mấy cha?


Ngoài ra Ông Hồ có thêm mấy vợ và bao nhiêu người tình lẻ thí hãy đọc bảng liệt kê của ông Nguyễn Minh Cần.


1. Tăng Tuyết Minh (vợ chính thức có hôn thú, đã có thai với Hồ, nhưng sau phải phá thai vì mất liên lạc với Hồ).

2. Nguyễn Thị Minh Khai (người đồng chí, người tình đã ăn nằm như vợ chồng với Hồ, nhưng Hồ bệnh chết năm - 1932, nên sau đó Minh Khai lấy Lê Hồng Phong sau Hội nghị 7 CSQT).

3. Nông Thị Ngát (gái Nùng có 1 con trai với Hồ, tên Nông Đức Mạnh).

4. Đỗ Thị Lạc (có một người con gái với HCM).

5. Nông Thị Xuân (gái trẻ sơn cước, có 1 con trai Nguyễn tất Trung sinh năm 1956 với Hồ)

6. Nông Thị Vàng (em gái bà Xuân vào ở chung với bà Xuân số 66 Hàng BôngThợ Nhuộm).

7. Nguyệt (em gái bà Xuân vào ở chung với bà Xuân số 66 Hàng Bông Thợ Nhuộm)

8. Marie Bière (người tình lẻ Pháp)

9. Véra Vasiliéva (người tình lẻ trong đảng CS Nga)

10. Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh ủy viên tỉnh ủy Thanh Hóa, đòi Hồ phải làm công khai làm đám cưới, nhưng đảng không cho, sau đó hủy bỏ !

(Đây chỉ là mặt nổi của những người đàn bà qua tay cha già dâm tặc Hồ Chí Minh, còn những cháu gái miền Nam vượt Trường Sơn ra Bắc cho bác "CẤY HẠT GIỐNG ĐỎ" để mang về Nam thì không thể đếm hết?!)

Còn về vụ “Thật thà khiêm tốn” thì khỏi cần đảng xác nhận Trần Dân Tiên là ai bởi khi đọc câu đầu tiên trong quyển sách “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch”: “Nhiều nhà văn, nhà báo Việt Nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: Chủ tịch Hồ Chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình.” (2) thì dân tôi đã nghĩ ngay tên Trần Dân Tiên này là tên nào mà thấy nghi nghi rằng rất xạo ke rồi.

Theo Wikipedia, truy cập tháng 12 năm 2015, thì Trần Dân Tiên là bút danh của Hồ Chí Minh: "Thông tin rằng Trần Dân Tiên là một bút danh của Hồ Chí Minh được khẳng định và được hiểu như vậy bởi một số nguồn trong và ngoài nước."

Thêm nữa, lại có cái trò viết sách tự phong cho mình là “Cha già Dân tộc” (3) thì lại càng thêm xấc láo, hỗn xược khủng.

Đạo đức của Hồ Chí Minh ư? Hãy đọc “Địa chủ ác ghê” – C.B cũng là Của Bác để thấy rằng bác chơi trò bẩn thỉu lừa lọc cỡ nào, xin ghi lại vài điều mà C.B kết tội bà Cát Hạnh Long tức Nguyễn Thị Năm, một ân nhân lớn mà trước Cách mạng tháng Tám, gia đình bà từng ủng hộ Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương(tương đương bảy trăm lạng vàng lúc bấy giờ) và sau đó giúp đỡ nhiều vật dụng, thóc gạo, y tế và nhà cửa.[3] Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tổ chức "Tuần lễ vàng", bà đóng góp hơn 100 lạng vàng.[6] Trong suốt thời gian kháng chiến chống Pháp, bà Nguyễn Thị Năm tham gia các cấp lãnh đạo của Hội Phụ nữ của tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc, trong đó có 3 năm làm Chủ tịch hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên[7].

Nuôi các cán cộm như: nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường ChinhHoàng Quốc Việt [8]Lê Đức ThọPhạm Văn ĐồngHoàng Hữu NhânVõ Nguyên GiápNguyễn Chí ThanhHoàng TùngVũ Quốc UyHoàng Thế ThiệnLê Thanh Nghị..., ủng hộ lời hô hào của Hồ Chí Minh như sau:

“- Chúng trói chặt nông dân, treo lên xà nhà, kéo lên kéo xuống.

- Chúng đóng gióng trâu vào mồm nông dân, làm cho gãy răng, hộc máu. Bơm nước vào bụng, rồi dẫm lên bụng cho ọe nước ra”


Sau khi viên đạn oai hùng của cách mạng Cải Cách Ruộng Đất đã bắn vào đầu một phụ nữ chân yếu tay mềm có con thơ, C.B giở trò “lau nước mắt”.


Còn bác yêu thiếu niên nhi đồng thì như thế nào?. Hãy xem những bức ảnh chụp của bác, bài báo viết về bác, đọc “Lần gặp Bác Hồ tôi bị mất trinh - Huỳnh Thị Thanh Xuân Quảng Nam - Đà Nẵng 02/09/2005”

"Khi tôi vào, Bác ôm chầm lấy tôi hôn môi tôi, hai tay bác xoa nắn khắp người tôi, bác bóp 2 bờ ngực nhỏ của tôi, bác bóp mông tôi, bác bồng tôi lên thiều thào vào trong tai tôi:

- Để bác cấy hạt giống đỏ cho cháu, cháu mang về miền Nam cho bác nhé." (5)


Muốn biết thêm về ĐCSVN và Hồ Chí Minh thì Hãy nghe cựu Đại tá QĐND Bùi Tín và Đèn Cù 'giải ảo Hồ Chí Minh' của Nhà văn Trần Đĩnh:

"- Tóm lại, dân tộc mình hai miền đều cùng khổ cả như nhau.

Tôi không phân biệt hai miền. Tôi cho rằng nhân dân mình bị gánh nặng nhiều quá. Dân trí thì kém, dân tình thì khổ cực.

- Tức là ông Hồ Chí Minh cũng chuyên đóng kịch thôi. Ông Hồ Chí Minh nói không thể cải cách ruộng đất bắn chết người phụ nữ đầu tiên được, và đối với phụ nữ không thể đánh ngay cả bằng một nhánh hoa, thế mà chính ông bịt râu, ông dự cuộc đấu đó để mà đem bắn bà Nguyễn Thị Năm."(3)


Còn văn thơ thì thế nào?. Đa số là ăn cắp, ăn cắp văn cho đến cuỗm thơ từ “Ngục Trung Nhật Ký”. Bác chôm nhiều nhiều quá thì làm sao kể siết, tỉ như:

Trong Hồi ký Trần Dân Tiên do Hồ Chí Minh viết để tự bốc thơm, tác giả ghi: "Ông Nguyễn chỉ viết một quyển sách duy nhất là quyển "Bản án chế độ thực dân Pháp"; quyển này gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong những sách của người Pháp viết để ở thư viện quốc gia" (trang 37). Thuỵ Khuê đã sưu khảo văn bản cùng nội dung và kết luận chắc nịch là Hồ Chí Minh chưa đọc quyển "Bản Án chế độ thực dân Pháp". Nói gì đến là tác giả? (6)

Tặng Trần Canh Đồng Chí

Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi (7)

Đảng nhức đầu ra sao? Cái này thì do tội của các nhà phát minh ra www (world wide web) mạng lưới toàn cầu, thứ phát minh của nền tin học hiện đại đã phá vỡ tung mọi bưng bít mà bọn độc tài hay cộng sản muốn giấu kín. Ngày nay, mọi chuyện gì xảy ra trên thế giới thì chỉ trong tích tắc là toàn cầu đều biết được. 

Giá mà hôm nay chưa có tiện ích này thì chắc chắn ĐCSVN cũng còn mụ mị và người dân lẫn cán bộ vẫn chưa biết gì về nhiều chuyện chung chung và những chuyện thâm cung bí sử của Đảng Cướp Sạch, hay của ông Hồ nói riêng. Những sự vụ được phanh phui ra trước công chúng đã là những điều khiến đảng nhức đầu vô cùng mà hiện tại họ đang lo lắng tìm cách để đối phó. Nếu không lo được thì sự sụp đổ là không thể tránh khỏi vì trình độ DÂN TRÍ đã được nâng cao, niềm tin đã bị tan vỡ. Cho nên nâng cao trình độ dân trí là trách nhiệm của mỗi một chiến sĩ thông tin vì một chế độ dối trá là một thể chế phi chính nghĩa, không chính nghĩa thì sẽ không tồn tại.

3/10/2017


___________________________________

Chú thích: