Thursday, June 29, 2017

Chúng cố tình cướp và đàn áp Tôn Giáo




Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Ngày 28/06/2017 CSVN đã cho côn an giả côn đồ vào đàn áp để cướp đất của Đan Viện Thiên An do các Thày Dòng Phước Sơn quản lý từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa cho tới giờ. Chủ trương của tỉnh muốn cướp đất Đan Viện Thiên an này đã lâu, nhưng do các Cha Thày ở đây cương quyết giữ đất nên chúng nuôi ý đồ sẽ cưỡng chế đến cùng để cướp đất.

Phía đường vào, chúng cho cảnh sát giao thông ngăn chặn từ xa không cho người dân kéo đến tiếp cứu, chỉ có những người dân gần đó mới xúm nhau vào mà chỉ biết quỳ cầu nguyện hát kinh Hòa Bình.

Các Cha các Thày ra ngăn cản không cho chúng kéo đổ cây Thánh Giá được chôn giữa đất Đan Viện, hình ảnh đã cho thấy chúng đã xô đẩy, đánh đập các Cha, các Thày hết sức dã man còn hơn kẻ thù.

Tất cả chỉ vì thấy khu đất này của Đan Viện là khu đất vàng, có thể làm khu du lịch sinh thái có lợi cho bọn chúng, nên bọn chúng mới cố tình kéo nhau vào cưỡng chế để cướp trắng.

Đây đúng là trò bịp người dân, vì chúng vẫn hằng leo lẻo trên cửa miệng, "Người dân làm chủ, nhà nước quản lý". Đúng vậy người dân cứ việc làm chủ, cứ trông nom, chăm sóc đất đai, nhà cửa khi nào nhà nước cần thì nhà nước lấy đúng theo quy trình.

Biết trước sẽ xảy ra tình trạng này nên nhóm phóng viên của "Tin Mừng Cho Người Nghèo" Amen TV đã có mặt kịp thời để quay lại toàn cảnh vụ đập phá này.

Sau khi cây Thánh Giá bị chúng lôi xuống, tượng Chúa chịu nạn cũng bị chúng đập nát.

Các Cha, các Thày vào can ngăn thì chúng đánh đập bầm tím mặt dã man như trong clip video quay được.

Đây không còn là chính quyền nữa mà là tà quyền CSVN, dùng mọi cách thức bẩn thỉu hèn hạ, đê tiện nhất để cướp đất, mà lại là đất của Tôn Giáo có từ lâu đời. Chúng cố tình muốn triệt hạ Tôn Giáo, nhất là Công Giáo vì Công Giáo là cái gai trong mắt chúng khó nhổ.

"Lạy Cha xin hãy tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm". Trước khi chết Chúa đã ngước mặt lên cầu xin Chúa Cha của Ngài như thế. Những kẻ ngày hôm nay dùng bạo lực cướp phá và hành hung các Tu Sĩ Đan Viện Thiên An sẽ bị phán xét trước tòa án lương tâm khi bước qua ngưỡng cửa tử, nhưng ở đời này chắc chắn những điều tốt đẹp sẽ không đến với chúng vì chúng dám xúc phạm đến Thiên Chúa và coi thường những kẻ tu hành khi dùng bạo lực.

Vịn gì để đứng dậy?

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Những lúc khó khăn như thế này, tôi lại nghĩ đến hai câu thơ của Phùng Quán:

Có những phút ngã lòng 
Tôi vịn câu thơ mà đứng dậy

Nhà thơ Phùng Quán đã kết luận như thế khi nhìn lại quãng đời 30 năm ông đã sống trong bóng tối của bạc đãi, đe dọa, sống trong cảnh lưu đày ngay giữa lòng Hà Nội, nơi đó, từ thuở thiếu thời, ông đã từng đổ máu để giữ gìn.

Những phút ngã lòng là lúc nhà thơ phải chọn một trong hai thái độ làm người: chịu đựng sự nguyền rủa, sự rẻ khinh, sự hoài nghi, xa lánh của bạn bè, sự lãng quên của bà con thân thuộc, chịu làm kẻ mất quê hương ngay trên chính quê hương mình, hay cúi đầu khuất phục như Chế Lan Viên, Xuân Diệu... tô son điểm phấn cho một chế độ đã phản bội xương máu đồng bào, phản bội ước mơ của dân tộc.

Nhà thơ Phùng Quán đã vịn câu thơ mà đứng dậy.

Nhưng nhà thơ Phùng Quán là một nhà thơ, trong lúc 90 triệu người Việt còn lại không phải là nhà thơ thì vịn gì để đứng dậy.

Vịn lịch sử mà đứng dậy.

Lịch sử là vũ khí, là hành trang căn bản trong hành trình tranh đấu cho tự do dân chủ, cũng như để xây dựng đất nước sau này. Lịch sử là niềm tin. Niềm tin đó không thể mua bán. Niềm tin đó không thể đổi chác. Niềm tin đó không thể bị bỏ tù.

Tại sao Phạm Hồng Thái phải nhảy xuống sông Châu Giang tự tử? 
Tại sao các tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng... phải tự sát? 
Các vị đó sợ hãi? 
Không. 
Các vị đó chỉ biết căm thù? 
Không.
Các vị đó can đảm hơn người? 
Không.

Các vị đó tuẫn tiết bởi vì các vị đó đã có một niềm tin quá lớn vào sự trường tồn của dân tộc, niềm tin đó lớn hơn cả mạng sống của chính họ.

Mỗi thế hệ có một nhiệm vụ phải hoàn thành. Nhưng dù không hoàn thành vẫn phải nhường lại con đường cho các thế hệ trẻ tiến lên. Các thế hệ trẻ hôm nay dù muốn hay không muốn cũng phải nhận lãnh trách nhiệm của mình trước lịch sử. Đất nước Việt Nam là của tuổi trẻ. Tương lai Việt Nam có được vinh quang hay phải tiếp tục chịu đựng độc tài, lầm than tủi nhục cũng là từ hành động của tuổi trẻ. Đứng trước giai đoạn đầy bóng tối của đất nước hiện nay, nhiệm vụ của tuổi trẻ đã trở thành một thử thách lớn lao. Để đi hết con đường quá khó khăn trước mắt mỗi người phải tự thắp sáng niềm tin dân tộc trong lòng mình.

Không có một chế độ độc tài nào tồn tại lâu dài. Đó không phải là những lời an ủi mà là sự thật.

Ngày 17 tháng 12, 1989, Nicolae Ceaușescu ra lệnh đàn áp không thương xót vào cuộc biểu tình của dân chúng Romania tại thành phố Timișoara, kết quả hàng ngàn người bị giết, hàng vạn người bị tù. Nhưng chỉ tám ngày sau, chính hai vợ chồng Nicolae Ceaușescu đã đền tội trước lịch sử Romania.

Chế độ CS tại Việt Nam rồi cũng thế. Một chế độ tồn tại bằng nhà tù, sân bắn sẽ phải sụp đổ. Những hành động thô bạo, dã man đối với Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một bà mẹ trẻ, một phụ nữ chỉ có cây bút trong tay, là một cách thú nhận sự run sợ của đảng trước lòng dân đang lớn mạnh.

Chắc chắn một ngày, những người con yêu của mẹ Việt Nam sẽ gặp lại nhau tại một điểm hẹn huy hoàng của lịch sử. Đó là ngày phục hưng của dân tộc Việt Nam. Người Việt yêu nước, đang ở đâu và đang làm gì, hãy nỗ lực cho ngày đẹp trời đó. Những buồn đau chia cắt sẽ qua đi và một nước Việt Nam mới, tự do, dân chủ, nhân bản, khai phóng sẽ ra đời.

Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận trong giờ phút cùng cực của khổ đau hoạn nạn tại Cây Vông, Phú Khánh ngày 8-12-1975 đã viết những dòng thơ bi tráng và hùng hồn như trang sử:

Con có một Tổ Quốc: Việt Nam
Quê hương yêu quý ngàn đời
Con hãnh diện
Con vui sướng
Con yêu non sông gấm vóc
Con yêu lịch sử vẻ vang
Con yêu đồng bào cần mẫn
Con yêu chiến sĩ hào hùng
Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hơn
Núi cao cao, xương chất cao hơn
Đất tuy hẹp nhưng chí lớn
Nước tuy nhỏ nhưng danh vang
Con phục vụ hết tâm hồn
Con trung thành hết nhiệt huyết
Con bảo vệ bằng xương máu
Con xây dựng bằng tim óc
Vui niềm vui đồng bào
Buồn nỗi buồn của dân tộc
Một nước Việt Nam
Một dân tộc Việt Nam
Một tâm hồn Việt Nam
Một văn hóa Việt Nam
Một truyền thống Việt Nam.
(Thơ Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận)

Một ngày không xa, các em học sinh Việt Nam sẽ có cơ hội đọc lớn bài thơ của ngài trong giờ Việt Văn ở trường học các em, và bên ngoài cửa lớp, những cánh chim họa mi đang cất cao tiếng hót, báo hiệu mùa xuân đang về trên quê hương không còn hận thù, rẻ chia, ngăn cách.

30.06.2017

Hai bức hình đáng xấu hổ của báo Người Lao động

Nguyễn Tường Thụy (VNTB) - ...Bài báo lấy một cái ảnh chụp ở chỗ nào đó, rồi chú thích "Mẹ bị cáo Quỳnh tham dự phiên tòa". Không may cho tác giả, bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì nhiều người biết nên việc gian dối này mau chóng bị lộ...

*

Đề cập phiên tòa sơ thẩm xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chỉ thấy có vài trang báo điện tử của nhà nước nhắc đến qua loa như Thể thao văn hóa, Tiền phong. Có vẻ các báo "uể oải" không mặn mà gì với vụ án này. Có lẽ họ chờ kết quả rồi đưa ra một mẩu tin chăng. 

Riêng báo Người lao động điện tử có bài đưa lên vào lúc phiên tòa kết thúc buổi sáng "Đề nghị 8-10 năm tù đối với mẹ Nấm", tác giả Kỳ Nam.

Bài báo nhắc đến tội trạng của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh theo bản cáo trạng. Nếu chỉ thế thì cũng tạm chấp nhận. Điều muốn nói ở đây là bài báo đưa ra một số hình ảnh trong đó có hai hình gây nên sự bức xúc cho dư luận


Hình thứ nhất, bài báo lấy một cái ảnh chụp ở chỗ nào đó, rồi chú thích "Mẹ bị cáo Quỳnh tham dự phiên tòa".

Không may cho tác giả, bà Nguyễn Tuyết Lan, mẹ Nguyễn Ngọc Như Quỳnh thì nhiều người biết nên việc gian dối này mau chóng bị lộ. 

Hình bà Nguyễn Tuyết Lan thật


Không hiểu tác giả Kỳ Nam có ý gì. Một facebooker cho rằng lấy một tấm ảnh có người đàn bà nào đó có gương mặt thiếu thiện cảm rồi bảo đấy là mẹ Quỳnh; rồi đặt câu hỏi: "đây là hành động sai sót hay tiểu nhân của nhà báo?".

Do bị cộng đồng lên tiếng vạch mặt, báo Người lao động đã gỡ tấm hình này sau đó.

Bức hình thứ hai chụp những người ngồi trong phiên tòa với ghi chú "Nhiều người dân tham dự phiên tòa công khai".


Thì bao giờ, họ chẳng rêu rao là công khai, trong khi thực tế lại khác hẳn. Những phiên tòa xử người đấu tranh bao giờ cũng được bảo vệ thật kỹ. Công an phong tỏa mọi ngả đường vào tòa từ hôm trước, an ninh mật vụ dày đặc. Ai đó chỉ cần giơ máy ảnh lên lập tức bị bắt về đồn. Những việc như thế không mấy ai lạ, chẳng lẽ tác giả Kỳ Nam vào đến trong tòa rồi mà lại không nhìn thấy. Đến người thân trong gia đình bị cáo như bố mẹ, anh em ruột nhiều khi còn không được vào nói chi đến mở cửa cho người dân tham dự. Những người có mặt trong phiên tòa không phải là ai khác ngoài người của nhà cầm quyền được bố trí đến theo nhiệm vụ. Bức hình trên với ghi chú như thế, tác giả muốn minh họa cho tính dân chủ trong phiên tòa xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm nay, hoàn toàn trái với thực tế.

Nhà báo phải tôn trọng sự thật. Bịa đặt, minh họa một cách sống sượng cho nhà cầm quyền không phải là thiên chức của người làm báo.

Bài báo đưa tin về phiên tòa xử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh hôm nay của tác giả Kỳ Nam, báo Người lao động điện tử sặc mùi bút nô, thật đáng xấu hổ.

"Trong khuôn khổ pháp luật" là cái quái gì thế?

Phạm Trần (Danlambao) - Trong dân gian Việt Nam thường nghe nói “lươn lẹo mãi sẽ có ngày đứt lưỡi” để răn đe những kẻ mồm loa mép giải chuyên nói những điều gian dối để lừa người. Nhưng với người Cộng sản Việt Nam, nhất là hàng ngũ lãnh đạo và tuyên truyền thì lại cứ nghĩ họ càng khoác lác bao nhiêu thì có lợi bấy nhiêu, và càng nói dối nhiều thì kết quả tốt sẽ tăng cao. 


Thói quen này, không may đã biến thành công cụ được sử dụng trong các văn kiện đảng, nhà nước và quốc hội nên khi đến tay nhân dân thì chúng chỉ còn là những tờ giấy vô nghĩa. Nhưng cũng trớ trêu thay là những mớ giấy lộn này lại bị đảng luật hóa để áp đặt cai trị dân.

Chẳng hạn như hồi tháng 2 năm 2014, sau khi Hiến pháp 2013 sửa đổi và bổ sung được ban hành thì ông Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Chí Bảo, khi ấy là Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Khoa học nghiên cứu nhân tài - nhân lực Việt Nam đã nói văng mạng rằng: "Việc hiến định vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội trong Hiến pháp năm 2013 là tất yếu lịch sử, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Bởi nó xuất phát từ bản chất, vai trò, uy tín của Đảng, được nhân dân tin tưởng, lựa chọn và ủy thác. Đó là điều không thể bác bỏ!" (trích từ Tạp chí Quốc phòng Toàn dân (QPTD) , 10/02/2014)

Điều được gọi là “tất yếu của lịch sử” là do đảng tự khoác cho mình để tiếm quyền lãnh đạo đất nước của nhân dân. Bằng chứng chưa hề bao giờ trong lịch sử 87 năm (1930-2017) có mặt đảng Cộng sản trên đất nước Việt Nam mà người dân Việt đã bỏ phiếu bầu đảng vào vị trí cai trị đất nước, nói chi đến lối nhận khống nói đó là “nguyện vọng của nhân dân", hay “được nhân dân tin tưởng, lựa chọn và ủy thác”?

Cứ tiếp tục nhận vơ như thế rồi đảng dùng dao găm, họng súng khủng bố tiêu diệt đối lập để bảo vệ độc tài lãnh đạo từ 1946 đến 1954 ở miền Bắc, sau đó từ 1975 trên cả nước thì không thể nào huyênh hoang nói rằng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” như đảng tuyên truyền.

Diễn biến hoà bình 

Cũng tương tự như lập luận bảo thủ và giáo điều này, ít lâu nay đảng lại quay ra sử dụng chiêu bài chống thứ kẻ thù vô hình gọi là “diễn biến hòa bình” để bảo vệ độc quyền cai trị.

Từ một năm qua, Ban Tuyên giáo và Hội đồng Lý luận Trung ương đã tập trung các bài viết phản biện chống người chống đảng vào một chung một rọ được gọi là “các thế lực thù địch” thực hiện mục tiêu “diễn biến hòa bình” để loại bỏ đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN).

Nội dung các bài viết, được phân phối cho các thợ tuyên truyền và dư luận viên bên đảng, quân đội và công an để tấn công những ai đòi loại các chính trị viên ra khỏi quân đội để quân đội tập trung vào nhiệm vụ bảo vệ đất nước, thay vì chỉ biết tuyên truyền bảo vệ đảng cầm quyền như hiện nay.

Họ cũng tăng cường tấn công, và khủng bố tinh thần các nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền; đòi tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đấu tranh đòi quyền lập hội và quyền tự do ngôn luận; đòi đóng cửa Formosa Hà Tĩnh để bảo vệ môi trường biển và chống cưỡng chế đất đai, cướp đoạt tài sản.

Đội ngũ loa phường này cũng được lệnh tấn công các chỉ trích Việt Nam vi phạm tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ; Ủy ban Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ; của một số Dân biểu-Nghị sỹ Mỹ; Liên hiệp Châu Âu; Tổ chức Ân xá Quốc tế; vá các Tổ chức Nhân quyền Quốc tế v.v…

Bằng chứng này đã thấy xuất hiện trong Tạp chí Quốc phòng Toàn dân (QPTD) ngày 08/06/2017.

Người viết mang tên Nguyễn Xuân Quỳnh bắt đầu rằng: "Trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, việc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước ta hòng gây mất ổn định chính trị, xã hội là thủ đoạn thường xuyên được sử dụng. Vì vậy, đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn thâm độc này là vấn đề cấp thiết hiện nay."

Lý do đảng CSVN chống đòi tự do tín ngưỡng, tôn giáo là chủ trương không mới của những người vô thần CSVN. Nhưng xuyên tạc người đòi nhà nước phải thi hành những quyền tự do được quy định trong Hiến pháp, do Quốc hội của đảng biểu quyết chấp thuận và ban hành thì đảng và nhà nước đã chà đạp lên bộ Luật cao nhất của quốc gia.

Dù biết rõ như thế nên đảng đã lươn lẹo vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cách để tiêu hủy những cam kết và bảo đảm của Hiến pháp bằng những cái đuôi phản dân chủ như “theo quy định của pháp luật; do pháp luật quy định; hay "do luật định""

Mọi người hãy đọc một số Điều của Hiến pháp 2013 để thấy tính gian dối, lừa dân của Quốc Hội Cộng sản Việt Nam:

Điều 23: Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24: 1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25: Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 27: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Việc gài Luật vào Hiến Pháp, trong trường hợp của đảng CSVN chỉ nhắm mục đích làm giảm tính hữu hiệu và ràng buộc trách nhiệm pháp lý của nhà nước khi thi hành Hiến Pháp.

Bằng chứng như cho đến nay, sau nhiều lần trì hoãn, hai bộ Nội Vụ và Công An vẫn chưa trình ra Quốc Hội 2 Dự Luật Lập hội và Biểu tình, mặc dù Điều 25 Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

Cả hai Bộ đều nêu lý do láo lếu điều được gọi là “vẫn còn có nhiều ý kiến khác biệt” giữa các Bộ và chuyên viên trong Chính phủ về nội dung.

Ở các nước văn minh và dân chủ thì quyền lập pháp, tức làm Luật nằm trong tay Quốc hội. Các Dân biểu và Nghị sỹ, nói chung là Đại biểu của dân trong Quốc Hội là những Tác giả hay “đồng tác giả” các Bộ Luật.

Đằng này ở Việt Nam được gọi là Xã hội Chủ nghĩa, rất hiếm hoi thấy có Dự luật nào được thuần túy đề nghị bởi các Đại biểu Quốc hội. Hầu hết, nếu không là tất cả đều từ Đảng và Nhà nước đem qua cho Quốc hội thảo luận biểu quyết chấp thuận.

Vì vậy, tính bù nhìn của Quốc hội đảng cử dân bầu này mỗi ngày một cao. Hầu hết Đại biểu Quốc hội là đảng viên đảng CSVN nên chuyện “vừa đá bóng vừa thổi còi” hay “diễn tuồng” đã làm cho vai trò đại diện dân chỉ còn là hình thức.

Ai phá hay tự phá?

Riêng trong lĩnh vực Tín ngưỡng, Tôn giáo, Quốc Hội đã chấp thuận và ban hành Luật ngày 18/11/2016 và sẽ thi hành từ ngày 01/01/2018.

Nhưng Luật này đã làm theo lệnh đảng chỉ để gây khó khăn hơn cho các hoạt động Tôn giáo. Vì vậy, ngày 20/10/2016 Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”. Hội đồng này quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo) và Tin Lành) có mục đích tranh đấu cho Tự do Tôn giáo và Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam.

Sau đó, ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đại diện cho trên 7 triệu người Công giáo cũng đã lên tiếng chỉ trích Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới.

Theo Hội đồng GMVN thì Luật mới đã “có những bước lùi” so với hai bản Dự thảo Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến.

Chỉ 7 ngày sau khi Hội đồng Giám mục Việt Nam công bố Bản Nhận định về Luật Tôn giáo thì báo QPTD phổ biến bài phản biện xuyên tạc của Nguyễn Xuân Quỳnh.

Quỳnh viết: "Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc, tôn giáo; đồng bào tôn giáo chiếm tỷ lệ khá cao trong cộng đồng người Việt Nam. Nếu tranh thủ lợi dụng được đông đảo đồng bào tôn giáo thì sẽ tạo hiệu ứng lớn trong việc chống phá của chúng. Đó là chưa đề cập đến các hệ quả khác liên quan. Tính chất thâm độc, nguy hiểm của âm mưu này là ở đây. Ở một khía cạnh khác, Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền công dân, quyền tự do, tín ngưỡng tôn giáo được quy định và đảm bảo bằng Hiến pháp, pháp luật. Cùng với việc trắng trợn can thiệp - “đấu tranh pháp lý”, chúng triệt để lợi dụng cụm từ “tự do” mà cố tình lờ đi “... trong khuôn khổ pháp luật” để tổ chức các hoạt động chống phá, hòng gây mất ổn định chính trị - xã hội…"

Mấy chữ “trong khuôn khổ pháp luật” chính là những cạm bẫy của Luật Tôn giáo hay bất cứ Luật nào do Quốc Hội CSVN ban hành nhằm mục đích hạn chế tối đa quyền dân đã được quy định trong Hiến Pháp.

Bài viết của Quỳnh đã vu khống các cuộc đấu tranh chân chính và hợp pháp của người dân rằng: "Để thực hiện mưu đồ, các thế lực thù địch dùng mọi thủ đoạn nhằm tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước; hậu thuẫn về vật chất, tinh thần cho các đối tượng chống đối, đưa tôn giáo ở Việt Nam trở thành lực lượng chính trị “đối trọng” với Đảng. Chúng xác định lấy “tự do tôn giáo” làm “ngòi nổ” để chống phá Việt Nam; tuyệt đối hóa tính toàn cầu, tính phổ cập của các quyền trên lĩnh vực tôn giáo với luận điểm: “nhân quyền cao hơn chủ quyền”. Đồng thời cho rằng: “Việt Nam coi tôn giáo như là một công cụ tuyên truyền cho Đảng, Nhà nước, phục vụ các chính sách của Nhà nước trong phát triển kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng”, v.v...

Oang oang cái miệng như thế chưa hả dạ, Quỳnh còn cáo buộc những Nhà lãnh đạo Tôn giáo bị đảng đàn áp và cướp mất tài sản của giáo hội đã lợi dụng tôn giáo để xúi bẩy dân chống đảng.

Nguyễn Xuân Quỳnh viết: "Họ lợi dụng những vụ việc nảy sinh trong đời sống, sinh hoạt của đồng bào tôn giáo, hoạt động tôn giáo và những bất cập, sơ hở của các cấp chính quyền trong quản lý, tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, nhất là những vấn đề liên quan đến giải tỏa, đền bù đất đai, cơ sở thờ tự,… để kích động quần chúng, tín đồ đập phá tài sản, chống người thi hành công vụ, phá rối an ninh, trật tự, cản trở giao thông tại các địa phương. Qua đó, tổ chức ghi hình, chụp ảnh, thổi phồng, bóp méo tình hình thực tế, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, vu cáo Nhà nước ta vi phạm dân chủ, nhân quyền, đàn áp tôn giáo, v.v...”

Kêu gọi chống dân

Để lấy điểm cho nhiệm vụ phản bác của mình, Nguyễn Xuân Quỳnh hô hào: "Các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền nâng cao nhận thức cho quần chúng, tín đồ về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và ý thức cảnh giác của nhân dân trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch."

Quỳnh mách nước thêm: "Để nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, đòi hỏi công tác này luôn phải đặt dưới sự lãnh đạo Đảng; sự quản lý, điều hành của Nhà nước; tiếp tục hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Thường xuyên nâng cao nhận thức cho nhân dân, tín đồ, chức sắc về chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, từ đó nâng cao ý thức, trách nhiệm cho nhân dân, tín đồ, chức sắc trong việc tham gia vào công tác phòng ngừa, đấu tranh với hoạt động này."

Lập luận chống người có tín ngưỡng và các Nhà Lãnh đạo các tôn giáo bằng những đòn ma giáo của Nguyễn Xuân Quỳnh có phải là gắp lửa bỏ bàn tay không, hay cái bẫy “trong khuôn khổ pháp luật” quen thuộc đã bị lật tẩy mất rồi?-/-

(06/017)

Hàng ngàn học sinh Hải Dương mỗi ngày lo đá núi lở

Người dân bỏ hoang nhà cửa, chuyển đi nơi khác sống vì sợ đá lở. (Hình: Báo Thanh Niên)
HẢI DƯƠNG, Việt Nam (NV) – Nhiều năm qua, người dân thị trấn Phú Thứ, huyện Kinh Môn, luôn sống trong tâm trạng lo sợ đá từ trên núi Thần rơi xuống nhà bất cứ lúc nào do việc nổ mìn khai thác đá.
Từ năm 2008, khi công ty Hoàng An được cấp phép khai thác đá tại núi Thần, thì 28 gia đình cùng cả ngàn học sinh dưới chân núi luôn nơm nớp lo sợ.

“Cứ 11 giờ trưa hằng ngày là họ nổ mìn. Những lúc như thế, bà con phải đi ra khỏi nhà. Đã có người phải bỏ nhà đi nơi khác sống,” ông ông Tạ Văn Học (68 tuổi), người dân khu 2 thị trấn Phú Thứ, nói.
Dẫn phóng viên báo Thanh Niên lên sườn dốc, đứng cạnh ngôi nhà bỏ hoang cách chân núi Thần khoảng 70 mét, ông Học chỉ tay về một tảng đá lớn trên đỉnh núi nói: “Nó có thể sập xuống đầu chúng tôi bất cứ lúc nào. Hôm 7 Tháng Tư vừa qua, khi bên mỏ đá cho nổ mìn thì hòn đá này rung lên và lắc lư như con lật đật. Hoảng quá, tôi hô hào bà con bỏ chạy. Khoảng 4 phút sau thì nó thôi không lắc nữa và rất may là cũng chưa rơi xuống. Nhưng dưới chân tảng đá thì đã chằng chịt rãnh nứt rồi.”
Ngoài khu dân cư số 2, trường trung học Nhị Chiểu nằm ngay dưới chân núi với hơn 1,000 học sinh đang theo học cũng chịu nhiều ảnh hưởng của việc nổ mìn phá đá. Do vậy, người dân đã nhiều lần đề nghị chính quyền địa phương phải đóng cửa công ty khai thác đá, hoặc chuyển dân cư, trường học tới nơi an toàn.
Nói với báo Thanh Niên ngày 28 Tháng Sáu, ông Nguyễn Thanh Hà, chủ tịch thị trấn Phú Thứ, cho biết tác động của vụ nổ mìn khai thác đá sai kỹ thuật xảy ra vào năm 2015 đã khiến sức liên kết với núi mẹ của nhiều hòn đá “mồ côi” trên núi Thần bị suy yếu, có nguy cơ sạt lở bất cứ lúc nào.
“Chúng tôi đã yêu cầu công ty Hoàng An cắt bỏ những hòn đá này. Tuy nhiên, doanh nghiệp phải xin cấp phép của tỉnh vì khu vực này chưa được cấp phép khai thác. Do vậy, việc giải quyết dứt điểm thì phải chờ chỉ đạo của huyện và tỉnh. Trước mắt, chúng tôi đã yêu cầu doanh nghiệp làm dãy đê chắn bằng đất dưới chân núi để tăng độ an toàn cho khu dân cư,” ông nói.
Ông Lê Văn Bí, phó chủ tịch huyện Kinh Môn, cho biết: “Hiện công ty Hoàng An chưa trình kế hoạch cắt gọt các hòn đá ‘mồ côi’ để cơ quan hữu trách thẩm định nên chưa được cấp phép. Chúng tôi đã yêu cầu công ty khai triển để giải tỏa nỗi lo cho người dân.” (Tr.N)

Hệ thống tư pháp Việt Nam rung rinh vì vụ ‘hoa hậu lừa đảo’

Nụ cười hạnh phúc của cô Trương Hồ Phương Nga (trái) và cô Nguyễn Đức Thùy Dung khi được tại ngoại. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Tòa án thành phố Sài Gòn vừa quyết định cho cô Trương Hồ Phương Nga và cô Nguyễn Đức Thùy Dung tại ngoại hầu tra. Diễn biến này mở ra con đường dẫn nhiều viên chức tư pháp vào tù.
Theo thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, có thể lược thuật là Trương Hồ Phương Nga, 30 tuổi, từng đoạt danh hiệu “Hoa Hậu Người Việt Tại Nga” năm 2007. Sau khi tốt nghiệp đại học chuyên ngành định giá và quản lý bất động sản, cô quay về Việt Nam kiếm sống bằng việc làm người mẫu, diễn viên, MC…
Trung tuần Tháng Mười Một, 2014, cô bị khởi tố vì “lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” Công an thành phố Sài Gòn xác định nạn nhân của cô là ông Cao Toàn Mỹ (người sáng lập VNG – công ty game online đầu tiên của Việt Nam, công ty Vinacyber – cung cấp nhiều dịch vụ qua Internet, ngoài ra còn kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác như bất động sản…).
Theo kết luận điều tra của công an và cáo trạng của viện kiểm sát thì cô và bạn là cô Nguyễn Đức Thùy Dung, 28 tuổi, đã lợi dụng lòng tin của ông Mỹ để chiếm đoạt tổng cộng 16.5 tỷ đồng mà ông này giao, nhờ họ mua nhà.
Hồ sơ của vụ án có đầy đủ các văn tự chứng minh hoạt động mua bán nhà là do hai cô ngụy tạo. Vì giá trị khoản tiền chiếm đoạt quá lớn, cả hai cô bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất, có thể bị phạt chung thân hoặc tử hình.
Ngày 21 Tháng Chín, 2016, tòa án đưa hai cô ra xử sơ thẩm lần đầu. Đây cũng là lần đầu cô Nga cho biết, cô là bạn gái của ông Mỹ. Khoản 16.5 tỷ đồng mà ông Mỹ đã giao cho cô không phải là tiền mua nhà, đó là tiền ông chu cấp để cô chấp nhận làm tình nhân của ông.
Sau bảy năm, chán cảnh “già nhân ngãi, non vợ chồng,” cô quyết định chia tay. Ông Mỹ đòi lại toàn bộ 16.5 tỷ đồng này. Cô không chịu hoàn trả và ông đã bắt tay với các viên chức tư pháp (điều tra viên của công an, kiểm sát viên của viện kiểm sát) để đưa cô vào tù.
Lời khai của hai cô tại phiên tòa sơ thẩm lần đầu được hỗ trợ do một bản “hợp đồng tình ái” có nhiều dấu hiệu do ông Mỹ soạn. Những lời khai này còn được hỗ trợ do một số tình tiết khác: Tháng Tư, 2014, ông Mỹ gửi đơn tố cáo cô Nga lần đầu tiên nhưng nội dung chỉ là tố cáo cô vay tiền không trả.
Bốn tháng sau (Tháng Tám, 2014), ông Mỹ gửi đơn tố cáo thứ hai, lần này mới xuất trình các chứng cứ cho thấy cô ngụy tạo giấy tờ lừa ông. Đáng lưu ý là một tháng sau (Tháng Chín, 2014), cô Nga tự trình diện cơ quan điều tra, tự thú nhận đã lừa ông Mỹ lấy tiền – nội dung tự thú giống hệt như tố cáo và các lời ông khai trước đó với cơ quan điều tra.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần đầu, cô Nga giải thích, trong bảy năm là tình nhân của ông Mỹ, cô biết ông có quan hệ mật thiết với công an, cũng vì vậy, khi bị ông hăm dọa, cô đã tìm tới một phụ nữ tên là Nguyễn Mai Phương – người mà quan hệ với công an cũng rộng và mật thiết không kém ông Mỹ để nhờ giúp đỡ.
Chính bà Phương là người khuyên cô Nga ngụy tạo các thứ giấy tờ về một vụ mua bán nhà, tìm tới công an tự thú với nội dung do chính bà Phương chỉ dẫn vì đó là “kịch bản” mà bà này nhấn mạnh là cần thực hiện đúng để công an có thể dọn dẹp vụ này giúp cô. Cô Nga không ngờ sự giúp đỡ đó là một cái bẫy…
Ở phiên tòa sơ thẩm lần đầu, cô Nga nói thêm là từ khi bị bắt, biết đã bị sập bẫy, cô không nói gì thêm để chờ ngày công khai tất cả những tình tiết vừa kể. Tòa án đã quyết định hoãn xử, trả hồ sơ, yêu cầu công an thành phố Sài Gòn điều tra lại.
Theo báo Tuổi Trẻ, ngày 22 Tháng Sáu vừa qua, tòa án đưa cô Nga và cô Dung ra xử sơ thẩm lần hai. Lần này, cả hai cô và các luật sư của họ (chứ không phải công an và viện kiểm sát) đã cung cấp thêm nhiều lời khai cho thấy cô Nga và ông Mỹ từng gắn bó mật thiết với nhau.
Trong bảy năm cả hai có 17 lần xuất cảnh cùng lúc, cùng ở chung một khách sạn. Một số nhân chứng mà công an và viện kiểm sát sử dụng để cáo buộc cả hai “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xin khai lại vì đã khai sai do bị các điều tra viên dụ dỗ, hăm dọa. Các luật sư cũng đã chỉ ra hàng loạt điểm bất thường, chẳng hạn biên bản ghi tố cáo của ông Mỹ và biên bản ghi lời tự thú của cô Nga giống hệt nhau.
Lúc đầu tòa án bác đề nghị triệu tập bà Nguyễn Mai Phương – người bị tố cáo đã gài hai cô vào bẫy – nhưng diễn biến của phiên xử khiến hội đồng xét xử buộc phải ra lệnh dẫn giải bà Phương tới tòa. Các nhân chứng và các bằng chứng còn cho thấy, không chỉ các điều tra viên, kiểm sát viên mà giám thị trại giam cũng thông đồng để chuyển phát nhưng lá thư từ trong trại giam ra ngoài và ngược lại nhằm tác động để hai cô tự thắt thòng lọng, đút đầu mình vào tròng.
Vụ “hoa hậu lừa đảo” làm hệ thống tư pháp rung rinh không phải vì công chúng tò mò muốn biết chuyện tình hoa hậu – đại gia ra sao, hoa hậu lừa đảo thế nào mà vì có những dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy, cả hệ thống tư pháp đã bị tác động, chuyển động theo hướng tìm mọi cách để tống những người vô tội vào tù suốt đời, thậm chí có thể bị tử tử hình.
Phiên xử sơ thẩm lần hai vụ “hoa hậu lừa đảo” dự trù diễn ra trong hai ngày đã kéo dài đúng một tuần. Ngoài việc cho hai cô tại ngoại hầu tra, hội đồng xét xử vừa đòi công an phải “điều tra lại” thêm một lần nữa. Chưa rõ lần này, những điều tra viên, kiểm sát viên, giám thị bị nêu đích danh đã sắp đặt vụ án có phải là đối tương bị điều tra hay không? (G.Đ)

Doanh nghiệp Việt Nam trước nguy cơ phá sản vì nợ đọng

Nợ đọng xây dựng cơ bản đang làm khó nhiều doanh nghiệp nhà thầu. (Hình: Báo Thanh Niên)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Nhiều doanh nghiệp xây dựng đang đối diện với nguy cơ phá sản vì bị hệ thống công quyền quỵt nợ. Nếu điều này xảy ra, các ngân hàng cũng tắc tử vì mất cả chì lẫn chài.
Hiệp Hội Nhà Thầu Xây Dựng Việt Nam (VACC) vừa tổ chức một hội thảo về “nợ đọng trong xây dựng cơ bản,” hôm 28 Tháng Sáu, tại Hà Nội.
Tại Việt Nam, “nợ đọng trong xây dựng cơ bản” là cách gọi những khoản nợ mà hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương còn thiếu các nhà thầu sau khi những nhà thầu này hoàn tất các công trình hạ tầng.
Theo báo Thanh Niên, ông Nguyễn Quốc Hiệp, chủ tịch VACC, dẫn số liệu của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội cho biết tính đến cuối năm 2016, khoản “nợ đọng trong xây dựng cơ bản” mà chính phủ có nghĩa vụ phải thanh toán cho các nhà thầu là 9,500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo VACC thì khoản “nợ đọng” của toàn bộ hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương chưa thanh toán cho các nhà thầu là từ 30,000 tỷ đồng đến 40,000 tỷ đồng.
Ông Hiệp cho biết, vốn của nhiều doanh nghiệp là thành viên của VACC chỉ chừng 200 tỷ đồng hoặc 300 tỷ đồng nhưng đang bị hệ thống công quyền nợ tới 2,000 tỷ đồng. Có những doanh nghiệp bị hệ thống công quyền thiếu nợ từ… 10 đến 12 năm. Do oằn lưng gánh lãi, nhiều doanh nghiệp đã kiệt sức và chỉ còn chờ phá sản.
Ông nói thêm, ngoài hệ thống công quyền, các thành viên của VACC còn bị doanh nghiệp nhà nước quỵt nợ. Tất cả những khoản nợ đó đều rất khó đòi.
Ông Dương Văn Cận, phó chủ tịch VACC, cho hay nguyên nhân khiến vấn nạn “nợ đọng trong xây dựng cơ bản” càng ngày càng trầm kha, là do các viên chức hữu trách phóng tay phê duyệt các quyết định đầu tư bất chấp yếu tố có vốn để thực hiện hay không. Do công quỹ có hạn mà các dự án đầu tư quá nhiều nên cuối cùng hệ thống công quyền Việt Nam không cân đối được nợ.
Ông lưu ý thêm là đến nay, dù “nợ đọng” đã hết sức nan giải nhưng tình trạng phóng tay phê duyệt các quyết định đầu tư, giao nhà thuê thi công trước rồi sau đó mới đi tìm vốn vẫn rất phổ biến.
Ông Bùi Tấn Lực, phó chủ tịch Hiệp Hội Nhà Thầu Xây Dựng tỉnh Bình Định, dẫn thực tế ở tỉnh này để nêu thêm một nguyên nhân khác là “tư duy nhiệm kỳ” – viên chức cấp nào cũng muốn lưu lại danh tánh của mình thông qua các công trình, kể cả viên chức cấp xã.
Ở Bình Định, “nợ đọng” của hệ thống chính quyền các xã cũng đã lên tới mức chừng 50 tỷ đồng/năm. Gần như tất cả nhà thầu đều bị hệ thống công quyền chiếm dụng khoảng 70% vốn thực hiện công trình. Cũng theo ông, bởi vì thiếu việc hoặc cần công trình mới để “đảo nợ” (vay nợ mới trả nợ cũ) với ngân hàng, nhiều nhà thầu biết thiệt vẫn phải nhắm mắt, đưa chân.
Ông Trần Nhật Thành, chủ tịch công ty Xây Dựng Delta, góp thêm một yếu tố khác, đó là các chủ đầu tư cố tình kéo dài chuyện nợ không thanh toán cho nhà thầu. Ông đề nghị cần có quy định buộc chủ đầu tư chỉ được phép mời thầu khi có ngân hàng bảo lãnh về vốn giống như chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu phải có ngân hàng bảo lãnh về khả năng tài chính để thực hiện hợp đồng. Ông còn đòi thống kê, công khai danh sách những chủ đầu tư cố tình chây ì, không trả nợ để các nhà thầu tránh.
Theo tường thuật của báo Thanh Niên, cũng tại hội thảo vừa kể, một số chuyên gia cho rằng, nên hành xử theo kiểu, nếu địa phương nào còn “nợ đọng xây dựng cơ bản” thì không cho phép tổ chức mời thầu thực hiện các công trình hạ tầng mới để buộc các địa phương đó phải sắp xếp để thanh toán cho hết nợ. Những chuyên gia đó cũng đề nghị giới hữu trách chỉ nên phê duyệt dự án khi đã sắp xếp được vốn. Mặt khác phải rà soát, thống kê, phân loại “nợ đọng” để hoạch định lộ trình giải quyết dứt điểm.
Dường như những nhận định, đề nghị của các doanh nhân là thành viên của VACC và các chuyên gia đều hữu lý nhưng còn lâu mới khả thi.
Tất cả đều quên mới đây, vào ngày 19 Tháng Sáu, dù biết chắc, riêng “thu hồi đất, bồi thường, tái định cư” để có mặt bàng thực hiện dự án xây dựng phi trường Long Thành cần tới 23,000 tỷ đồng và chính quyền Việt Nam chỉ mới “thu xếp” được 5,000 tỷ đồng, còn 18,000 tỷ đồng vẫn chưa biết sẽ lấy từ đâu song Quốc Hội vẫn “nhất trí” với đề nghị của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội là khai triển ngay công đoạn này.
Với chính phủ như thế, quốc hội như thế, còn lâu Việt Nam mới giải quyết dứt điểm vấn nạn “nợ đọng xây dựng cơ bản.” (G.Đ)

Hàng trăm công nhân Bình Dương bị ngộ độc thực phẩm

Hàng trăm công nhân Bình Dương bị ngộ độc thực phẩm
Theo bản tin đăng trên tờ Tuổi Trẻ, hàng trăm công nhân tại khu công nghiệp Bàu Bàng, xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, bị nôn ói, khó thở phải nhập viện cấp cứu, sau buổi ăn trưa.
Đến 5 giờ chiều 28 Tháng Sáu, gần 200 công nhân công ty T.O.P Outdoor Vina, chuyên may dù của Nam Hàn, ở huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương, vẫn đang được cấp cứu tại các cơ sở y tế quanh khu vực, do bị ngộ độc thực phẩm. Các công nhân cho biết, khoảng 11 giờ 30 phút sáng cùng ngày, công nhân ăn cơm trong công ty với các món trứng luộc, bò xào, canh rau ngót. Khi đó, nhiều người phát hiện trong trứng luộc có dòi nên đã báo cho công ty. Khoảng một tiếng sau, hàng trăm người đồng loạt có dấu hiệu mệt mỏi, khó thở, nôn ói, ngất xỉu.
Số công nhân ngay sau đó được đi cấp cứu tại các bệnh viện lân cận.  Bệnh viện Đa Khoa Mỹ Phước, thị xã Bến Cát, cho biết đến chiều tối cùng ngày, hàng chục công nhân vẫn chưa thể về nhà do sức khỏe yếu.  Tương tự, tại Phòng Khám Đa Khoa Ngân Hà, huyện Bàu Bàng, vẫn còn hàng trăm công nhân nằm tại phòng khám để theo dõi sức khỏe. Đa số số công nhân này đều có có dấu hiệu mệt mỏi, buồn nôn.
Tình trạng thực phẩm bẩn là tình trạng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, đã có lần một đại biểu quốc hội CSVN phát biểu rằng, chỉ khi nào tính mạng bị nguy hiểm, hay bị chết vì ăn, thì lúc đó mới có thể kết luận là ở Việt Nam có thực phẩm bẩn.
Tường Thắng / SBTN

Côn đồ dùng thanh sắt hành hung đan sĩ Thiên An bất tỉnh

Côn đồ dùng thanh sắt hành hung đan sĩ Thiên An bất tỉnh
Như SBTN đã đưa tin, tình hình ở Đan Viện Thiên An Huế đang tiếp tục nóng bỏng khi chính quyền Huế tiếp tục tranh chấp đất đai của đan viện.
Theo thông tin từ Tin Mừng Cho Người Nghèo, một Đan sĩ trẻ tuổi của Đan viện Thiên An đã co giật, bất tỉnh, sau khi côn đồ – được bảo kê bởi nhà cầm quyền CSVN – dùng thanh sắt dài phang ngang ngực, vào sáng ngày 29.06.2017.
Một vài Đan sĩ khác bị côn đồ dùng đá, gạch, thanh sắt rượt đuổi tấn công uy hiếp tính mạng. Nhiều Đan sĩ bị đánh chảy máu.  Các cha, các thầy đã đưa Đan sĩ trẻ này đi cấp cứu. Nhưng công an đã ngang nhiên vi phạm pháp luật, chặn trước cổng Đan viện, cấm cản không cho ra khỏi nhà dòng. Hiện nay, tình trạng sức khỏe của vị Đan sĩ này đang trong tình trạng nguy kịch, nhưng giới cầm quyền vẫn dửng dung trước mạng người.
Được biết, nhà cầm quyền tỉnh Thừa Thiên Huế tiếp tục huy động côn đồ, công an, an ninh mặc thường phục dùng xe múc, xe ủi cướp đất Đan viện Thiên An.
Tường Thắng / SBTN

Quân đội là thủ phạm phá núi khai thác đá ở Vịnh Hạ Long

Quân đội là thủ phạm phá núi khai thác đá ở Vịnh Hạ Long
Một đơn vị hải quân CSVN vừa loan báo chấm dứt hoạt động khai thác đá ở vịnh Hạ Long, sau khi truyền thông xã hội lên tiếng báo động và nhà cầm quyền địa phương yêu cầu xác minh.
Truyền thông trong nước hôm Thứ Ba dẫn lời Đại tá Đỗ Văn Hùng, lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 170, Bộ tư lệnh Vùng I Hải Quân CSVN, cho biết đơn vị này đã chấm dứt hoạt động khai thác đá tại một số núi ở vùng đệm vịnh Hạ Long. Viên sĩ quan này gọi hoạt động đập núi lấy đá vịnh Hạ Long là “nhiệm vụ chính trị, quốc phòng”.
Tuy mang nhiệm vụ “chính trị, quốc phòng” khi cho phá vỡ nhiều núi đá ở vùng đệm vịnh Hạ Long, Lữ đoàn 170 cam kết “sẵn sàng chấm dứt toàn bộ việc khai thác đá ở đây” khi có ý kiến của địa phương.
Hiện không rõ việc khai thác đá của Hải Quân CSVN tại vịnh Hạ Long diễn ra từ khi nào. Báo Dân Trí mô tả là nhiều núi đá của di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long bị xâm phạm và môi trường vịnh bị ô nhiễm.
Hôm 21 tháng 6, blogger Điếu Cày và Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do công bố đoạn video do một số nhà hoạt động môi trường thu được qua flycam về hiện trạng núi đá vịnh Hạ Long bị tàn phá. Sau đó, có tin tức cho rằng đây là hiện trường khai thác đá từ năm 2014.
Mới đây các báo Tuổi Trẻ và Tiền Phong đưa tin thêm, khám phá ra việc khai thác đá là do quân đội thực hiện.
Huy Lam / SBTN

“Nhà cầm quyền sẽ dùng bản án cho Mẹ Nấm để mặc cả sau này”

 Theo VOA-30/06/2017
Phiên tòa xét sử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, một blogger có nhiều hoạt động tranh đấu cho chủ quyền biển đảo và môi trường. Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án bà 10 năm tù giam nhưng các nhà tranh đấu trong nước đều không coi trọng bản án này.
Phiên tòa xét sử Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm, một blogger có nhiều hoạt động tranh đấu cho chủ quyền biển đảo và môi trường. Tòa án nhân dân tỉnh Khánh Hòa tuyên án bà 10 năm tù giam nhưng các nhà tranh đấu trong nước đều không coi trọng bản án này.
Các nhà tranh đấu trong nước không ngạc nhiên với mức án 10 năm tù giành cho Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, hay blogger Mẹ Nấm, nhưng gọi đây là một bản án “bỉ ổi, “vô nhân đạo” và “tàn bạo.”
Họ cho rằng chính quyền Cộng sản sẽ dùng bản án này để “mặc cả” và “đổi chác” sau này cho những mục đích chính trị và trao đổi nhân quyền.
"Họ sẽ dùng Mẹ Nấm như một món hàng – tức là Cộng Sản sẽ sử dụng công dân của mình như những món hàng để mang ra cho mục đích thỏa thuận để ‘mặc cả’ với các nước khác như Mỹ và EU trong những vấn đề gọi là 'trao đổi nhân quyền'."
Ngay sau khi tòa án Nhân dân tỉnh Khánh Hòa ra phán quyết 10 năm tù đối với blogger Mẹ Nấm, VOA-Việt ngữ tiếp xúc với các nhà hoạt động tranh đấu vì dân chủ và nhân quyền ở trong nước để tìm hiểu phản ứng về mức án này.
Nguyễn Chí Tuyến, một nhà tranh đấu nhân quyền từ Hà Nội, nói trong khi nhiều người tỏ ý thương xót và có người phẫn nộ trước bản án này, thì cá nhân anh thấy “lạnh băng không phải vì tôi vô cảm mà vì quá hiểu bản chất của nhà cầm quyền Cộng Sản.”
"Tôi nghĩ rằng đây là một chiến thuật trong thời điểm hiện nay. Họ sẽ lại tiếp tục sử dụng Mẹ Nấm cũng như đối với một số nhà đấu tranh nổi bật khác như Cù Huy Hà Vũ hay Điếu Cày chẳng hạn," anh Tuyến nói. "Họ sẽ dùng Mẹ Nấm như một món hàng – tức là Cộng Sản sẽ sử dụng công dân của mình như những món hàng để mang ra cho mục đích thỏa thuận để ‘mặc cả’ với các nước khác như Mỹ và EU trong những vấn đề gọi là 'trao đổi nhân quyền' để lấy những lợi lộc mang về cho giới cầm quyền ở Việt Nam."
Bên ngoài phiên tòa xử Blogger Mẹ Nấm ngày 29/6/2017 tại Khánh Hòa.
Bên ngoài phiên tòa xử Blogger Mẹ Nấm ngày 29/6/2017 tại Khánh Hòa.

Theo ông Tuyến, Hà nội đang ‘ve vãn’ chính quyền của Tổng thống Trump, và sẽ dùng điều mà anh gọi là “những món hàng là những con người để trao đổi, đổi chác với phương Tây trong vấn đề nhân quyền.”
Đồng tình với nhận định này, một nhà hoạt động khác từ Hà Nội, Lã Việt Dũng, nói mức án gắt gao của tòa sơ thẩm có thể sẽ được thay đổi ở tòa phúc thẩm, tùy vào những sự mặc cả giữa chính quyền Việt Nam với cộng đồng quốc tế.
"Nếu sức ép lớn của cộng đồng quốc tế hoặc họ mặc cả - ví dụ như với Mỹ chẳng hạn – khi ký kết với Việt Nam có những điều khoản buộc phải thả tù nhân lương tâm như Mẹ Nấm thì (chính quyền Việt Nam) lấy cái điều kiện đó để mặc cả với họ," theo ông Dũng.
(Từ trái) Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, Lê Mỹ Hạnh và Lã Việt Dũng đều cho rằng bản án cho Mẹ Nấm sẽ được chính quyền Hà Nội dùng để mặc cả trong các vấn đề về nhân quyền.
(Từ trái) Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến, Lê Mỹ Hạnh và Lã Việt Dũng đều cho rằng bản án cho Mẹ Nấm sẽ được chính quyền Hà Nội dùng để mặc cả trong các vấn đề về nhân quyền.

Lê Mỹ Hạnh, người từng bị hành hung vì bị cáo buộc đã tham gia các tổ chức dân sự và đi biểu tình, cũng chung nhận định, nói rằng nhà cầm quyền Việt Nam sẽ sử dụng bản án này như một sự “giao giá.”
"Tôi nghĩ vấn đề sâu sa là sẽ có một sự giao giá cho vụ án xử Mẹ Nấm 10 năm," bà Hạnh nói. "Với những người đấu tranh vì dân chủ nhân quyền, họ sẽ đưa ra bất cứ một thỏa thuận nào với bất cứ một tổ chức nào kể cả Mỹ hay châu Âu. Họ sẽ dùng con bài bất cứ khi nào phù hợp."
"Nếu sức ép lớn của cộng đồng quốc tế hoặc họ mặc cả - ví dụ như với Mỹ chẳng hạn – khi ký kết với Việt Nam có những điều khoản buộc phải thả tù nhân lương tâm như Mẹ Nấm thì (chính quyền Việt Nam) lấy cái điều kiện đó để mặc cả với họ."
Ông Dũng dùng từ “bỉ ổi” để mô tả bản án đối với bà Như Quỳnh, và lưu ý rằng điều 88 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam rất mơ hồ và phiên tòa diễn ra không công bằng. Theo dõi từ Hà Nội qua mạng xã hội Facebook, ông Dũng nói đây là một phiên tòa xử kín “mặc dù họ nói là công khai”.
"Người nhà không được tham dự, luật sư nhiều người bị chặn không được vào và không ai được nói gì. Chủ tọa lúc nào cũng nhăm nhe theo cái chủ quan duy ý chí của Đảng Cộng sản. Bị cáo như Mẹ Nấm và luật sư bào chữa không có quyền cãi lại."
Nhà đấu tranh Nguyễn Chí Tuyến viện hoàn cảnh của Như Quỳnh, một người mẹ đơn thân có 2 con nhỏ và một mẹ già, cho rằng đây là một bản án “vô nhân đạo” và “tàn bạo”.
"Họ muốn dùng sự tàn bạo này để dằn mặt không phải chỉ Mẹ Nấm mà họ muốn lấy chuyện của Mẹ Nấm ra. Nó thể hiện tính tàn bạo ở trong đó là vì để bẻ gẫy ý chí của cô ấy để trả thù vì tôi biết Mẹ Nấm rất cương quyết, không thừa nhận việc làm của mình là sai trái."
Trước khi bị bắt giam, bà Như Quỳnh chỉ “đấu tranh ôn hòa cho quyền lợi của người dân” và đó là trách nhiệm của bất cứ người dân yêu nước nào, theo ông Tuyến.
Theo bà Hạnh, bản án dành cho blogger Mẹ Nấm và những hành động đàn áp của nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không làm nhụt chí của những người tranh đấu trong nước.
"Những anh chị em đã đấu tranh, đã dấn thân thì việc đối diện những bản án như thế này hay nặng hơn nữa hoặc không bản án nào như những người đấu tranh trong nước đang phải đối diện về đe dọa tính mạng, như bản thân tôi đang phải đối diện, cũng sẽ không làm nhụt chí anh chị em đang dấn thân."
Blogger Mẹ Nấm là 1 trong 13 phụ nữ được trao “Giải Phụ nữ Can đảm Quốc tế” năm 2017 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ hôm 29/3 tại Bộ Ngoại Giao Mỹ. Đệ nhất phu nhân Melania Trump là người trao giải nhưng bà Như Quỳnh đã không thể có mặt để nhận giải.