Wednesday, April 5, 2017

Người Việt sẽ biểu tình chống Tập Cận Bình

 Theo VOA-04/04/2017
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ thăm Mỹ vào ngày 6 và 7 tháng 4, 2017.

Các cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ sẽ thực hiện một cuộc biểu tình chống Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông đến khu nghĩ dưỡng Mar-a-Lago, Palm Beach, Florida vào ngày 6/4.
Thư kêu gọi của Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ Võ Đình Hữu cho biết cuộc biểu tình sẽ diễn ra từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều Thứ Năm, 6/4.
Ông Nguyễn Văn Tánh, Trưởng Ban điều phối cuộc biểu tình và là Cựu Chủ tịch của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ cho biết đến cuối ngày 3/4 đã có hơn 300 người đăng ký tham gia và quyên góp gần 5,000 đô la cho cuộc biểu tình. Theo ông Tánh, dự kiến số người tham gia vào cuộc biểu tình ngày 6/4 sẽ còn tăng cao.
“Chúng tôi hiện tại bây giờ có chừng khoảng 300-400 người. Chúng tôi đang vận động, số người này từ Nam California, các tiểu bang như Florida, New York, North Carolina, Georgia… Chúng tôi cố gắng kêu gọi và liên lạc hằng ngày để có nỗ lực thực hiện cuộc biểu tình này.”
Thư kêu gọi biểu tình viết: “Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, chiếm Trường Sa (đảo Gạc Ma) của Việt Nam năm 1988, lấn chiếm hầu hết vùng Biển Đông mà họ áp đăt chủ quyền theo đường lưỡi bò bất hợp pháp, thiết lập các căn cứ quân sự tạo ra mối nguy hại to lớn cho nền an ninh của Á Châu Thái Bình Dương.”
"Trung Quốc đã chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam Cộng Hòa năm 1974, chiếm Trường Sa (đảo Gạc Ma) của Việt Nam năm 1988, lấn chiếm hầu hết vùng Biển Đông mà họ áp đăt chủ quyền theo đường lưỡi bò bất hợp pháp, thiết lập các căn cứ quân sự tạo ra mối nguy hại to lớn cho nền an ninh của Á Châu Thái Bình Dương"Thư kêu gọi biểu tình của Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ
 Ông Nguyễn văn Tánh cho biết thêm ý nghĩa và việc chuẩn bị cho cuộc biểu tình ngày 6/4:
“Cộng sản Việt Nam đã bán đất, dâng biển cho Trung Quốc. Trước tình trạng Formosa, và một số cơ xưởng mà Trung Quốc dần dần gây lực về kinh tế và mọi vấn đề khác tại Việt Nam, chúng tôi cương quyết chống đối hành động của Trung Quốc. Bởi vậy khi Tập Cận Bình đến Miami thì chúng tôi quyết tâm thực hiện cuộc biểu tình. 9 giờ ngày 6/4, chúng tôi sẽ tập trung ở đó, tôi sẽ có mặt lúc 8 giờ để đón các phái đoàn từ khắp nơi. Chúng tôi lo từ thức ăn, thức uống, cờ, biểu ngữ, âm thanh để thực hiện cuộc biểu tình. Chúng tôi sẽ có những cuộc đối đầu với hơn 1.000 người bảo vệ của ông Tập Cận Bình.”
Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ đã gửi thư ngỏ cho Tổng Thống Donald Trump và quyên góp tiền để đăng tin chống chủ nghĩa bá quyền của Trung Quốc trên nhật báo The Washington Times.
Khi ông Tập Cận Bình tới Washington hồi năm 2015 để hội đàm với Tổng Thống Mỹ lúc đó là Barack Obama, Cộng đồng Người Việt Quốc gia Liên bang Hoa Kỳ cũng đã tổ chức biểu tình trước Tòa Bạch Ốc với hàng trăm người tham dự. Những người biểu tình phản đối chính sách bành trướng của Trung Quốc và mạnh mẽ chống đối việc Trung Quốc bồi đắp đất xảy đảo trên Biển Đông, họ cho đây là những vấn đề rất quan trọng cần lên tiếng với chính quyền của Tổng thống Obama lúc bấy giờ.

Nhà máy Formosa Việt Nam đủ điều kiện chạy thử sau vụ ô nhiễm một năm

Theo VOA-05/04/2017
Nhà máy thép Formosa ở tỉnh Hà Tĩnh, miền trung Việt Nam, 31/3/2017

Nhà máy thép của tập đoàn Formosa Plastics ở Việt Nam đã đáp ứng các điều kiện của Bộ Tài nguyên và Môi trường để bắt đầu chạy thử, Đài Truyền hình Việt Nam đưa tin như vậy hôm thứ Tư, một năm sau vụ xả chất thải độc hại từ nhà máy gây ra thảm họa môi trường tồi tệ nhất của đất nước.
Đài truyền hình nhà nước VTV của Việt Nam cho biết bộ đã công bố kết luận sau khi dành 3 ngày kiểm tra nhà máy của tập đoàn Đài Loan. Mặc dù vậy, nhà máy vẫn sẽ cần được chính phủ cho phép trước khi họ có thể tiến hành chạy thử chiếc lò đứng đầu tiên.
Một năm trước, nhà máy thép Hà Tĩnh trị giá 11 tỷ đôla Mỹ để xảy ra sự cố xả chất thải độc hại gây ô nhiễm bờ biển dài hơn 200 km, tàn phá nhiều loài sống dưới biển cũng như các nền kinh tế địa phương phụ thuộc vào đánh cá và du lịch.
Sự phục hồi ở vùng ven biển diễn ra chậm chạp và nhiều cộng đồng vẫn tức giận về vụ xả thải cũng như nhịp độ hành động để khắc phục các vấn đề.
VTV dẫn lại thông tin của bộ cho biết rằng Formosa đã giải quyết 52 trong tổng số 53 vi phạm được xác định trong cuộc điều tra chính thức về sự cố xả thải.
Vi phạm còn lại là việc nhà máy sử dụng hệ thống luyện cốc 'ướt', tạo ra nhiều chất thải hơn các hệ thống luyện cốc 'khô' hiện đại hơn và không sử dụng nước để làm mát, nhưng có chi phí cao hơn.
Việc xả nước từ hệ thống ướt sau khi bị mất điện đã là nguyên nhân gây ra vụ xả thải độc hại. Công ty dự kiến sẽ đưa vào sử dụng hệ thống luyện cốc khô vào năm 2019.
Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, người cũng là một nhà hoạt động, nói sẽ thật là vô trách nhiệm nếu chính phủ quyết định cho phép nhà máy thép hoạt động trước khi Formosa sửa chữa xong hệ thống luyện cốc ướt.
Ông nói: "Tôi thực sự lo lắng khi biết điều này, có lẽ cuộc đấu tranh của chúng tôi để bảo vệ môi trường sẽ phải tiếp tục trong một thời gian dài, nhưng chắc chắn chúng tôi sẽ không từ bỏ".
Vụ xả thải năm ngoái, và sự chậm trễ trong việc giải quyết vấn đề, đã làm nổ ra các cuộc biểu tình cũng như làm bùng lên sự tức giận chưa từng thấy trong bốn thập kỷ Đảng Cộng sản nắm quyền.
Formosa tháng trước cho biết họ sẽ tăng đầu tư khoảng 350 triệu đôla vào dự án để cải thiện các biện pháp an toàn về môi trường với hy vọng bắt đầu sản xuất thương mại vào quý 4 năm nay.
Công ty hoan nghênh quyết định của Bộ môi trường hôm thứ Tư.
Một cán bộ điều hành của nhà máy thép nói với Reuters qua điện thoại: "Điều này không những cho phép chúng tôi thực hiện bước đầu tiên trước khi chúng tôi có thể bắt đầu sản xuất, mà còn tái khẳng định sự toàn tâm toàn ý của chúng tôi trong việc bảo vệ môi trường. Chúng tôi sẽ không để cho xảy ra bất cứ sai lầm nào nữa".

Lạm phát ‘đối tác’, lắm mối tối nằm không!

 Phạm Chí Dũng 
Theo VOA-05/04/2017
Tranh biếm họa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ của tờ Hoàn cầu Thời báo

Có còn hơn không. Như lời an ủi cuối cùng vào buổi hoàng hôn nhiệm kỳ và chợ chiều chính thể.
4 tháng sau khi Hiệp định TPP hầu như tan vỡ, giới quan chức Việt Nam vẫn cố tự an ủi rằng “chưa có vấn đề gì lớn”. Sau biểu tả “triển vọng phát triển còn tốt lắm” của Tổng Bí thư Trọng, Thứ trưởng Bộ Công Thương kiêm Tổng Thư ký Ban chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế Đỗ Thắng Hải làm tiếp việc liệt kê: “Xét cả về cấp độ phạm vi và quy mô hội nhập, TPP là một hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng nhưng không phải là duy nhất. Ngoài TPP, Việt Nam còn có 10 FTA khác đã ký và đã có hiệu lực, 4 FTA đang đàm phán và 1 FTA đã kết thúc đàm phán nhưng chưa ký kết. Các FTA này bao gồm hầu như tất cả các đối tác thương mại chính của Việt Nam (như ASEAN, EU, Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Australia…).
Tức nếu không có TPP, Việt Nam vẫn còn đến 15 FTA khác để hưởng lợi!
Có thật như vậy không?
Lắm mối tối nằm không
Những thông tin thương mại song phương trong thời gian gần đây vẫn phác họa một bức tranh hầu như chưa có gì sáng sủa. Ngay cả FTA với Hàn Quốc mà trong quá trình đàm phán đã khiến giới quan chức Việt phải “mất ngủ” vì thương thảo cả chuyện nhập khẩu… tỏi và ớt, ký xong mới thấy hình như hàng của Hàn nhập vào Việt Nam nhiều hơn và hiệu quả hơn là hàng Việt xuất sang Hàn.
Còn Hiệp định thương mại tự do EU - Việt Nam (EVFTA) - thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Hoa Kỳ và luôn giúp Việt Nam xuất siêu đến 20 tỷ USD hàng năm chứ không phải thường nhập siêu đến hơn 50 tỷ USD mỗi năm (cả chính ngạch lẫn tiểu ngạch) như thương mại song phương giữa Việt Nam với Trung Quốc - thì sao?
Vẫn mịt mờ chân mây. Đã một năm một quý tính từ thời điểm tháng 12/2015 khi EVFTA được ký kết chính thức, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ mà chưa có động tác triển khai nào tiếp theo. Kinh tế Việt Nam cũng bởi thế vẫn chưa có gì được coi là “hưởng lợi” từ EVFTA.
Không chỉ chậm triển khai bởi những nguyên nhân kỹ thuật, EVFTA còn đặt cho giới chóp bu Việt Nam một câu hỏi mới toanh: nhân quyền.
Nếu một năm trước, vai trò của EU trong đàm phán thương mại và đối thoại nhân quyền gắn với thương mại với Việt Nam vẫn còn tương đối mờ nhạt trước vị trí đương nhiên của người Mỹ, thì kể từ giữa năm 2016, khi bắt đầu một cuộc “chuyển giao” về vai trò đối thoại và đàm phán nhân quyền đối với Việt Nam từ Mỹ sang EU, vai trò của EU và nghị viện khối này đã dần mạnh lên.
Bất chấp việc Việt Nam liên tục cử các phái đoàn đi châu Âu để “vận động”, EVFTA chỉ có thể được Nghị viện châu Âu thông qua một khi Việt Nam phải thỏa mãn đòi hỏi về cải thiện nhân quyền. Mà phải cải thiện một cách cụ thể chứ không thể “hứa lèo” như quá nhiều lần trước đây để sau đó Hà Nội vẫn tiếp tục đàn áp, đàn áp và đàn áp.
Còn FTA với Trung Quốc thì khỏi nói, vì mỗi năm Việt Nam lại phải nhập siêu từ Trung Quốc đến 37 tỷ USD theo đường chính ngạch, chưa kể khoảng 20 tỷ USD nhập siêu theo đường tiểu ngạch.
Thực trạng tương quan về thương mại song phương với các quốc gia như trên chính là một kiểu lạm phát FTA mà dẫn đến cảnh trạng “lắm mối tối nằm không”, rất tương đồng với cơ chế lạm phát đối tác chiến lược cũng của chủ thể Việt Nam.
Quơ quào đối tác chiến lược
Từ năm 2001 đến nay, Việt Nam đã tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Liên bang Nga (2001), Nhật Bản (2006), Ấn Độ (2007), Trung Quốc (2008), Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Australia (2009), Vương quốc Anh (2010), Đức (2011) và Ý (2013). Tổng cộng có đến 10 mối quan hệ đối tác chiến lược được thành lập. Trong số này, một số mối quan hệ như với Trung Quốc và LB Nga đã được nâng lên tầm “đối tác chiến lược toàn diện”.
Nếu nhìn vào danh sách các đối tác chiến lược mà Việt Nam đã thiết lập, có thể thấy có một số quốc gia mà tầm ảnh hưởng của họ đối với an ninh, thịnh vượng và vị thế quốc tế của Việt Nam chưa đạt đến mức quan trọng, chưa nói đến mức “quan trọng chiến lược”. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến Tây Ban Nha. Tây Ban Nha hầu như không có ảnh hưởng gì tới an ninh, quốc phòng của Việt Nam, vị thế quốc tế của Tây Ban Nha cũng hạn chế hơn rất nhiều so với nhiều quốc gia khác và ít có khả năng giúp đỡ Việt Nam nâng cao vị thế của mình.
Chính động cơ thỏa hiệp vô cùng tận về bạn bè rút cục sẽ chẳng mang lại một người bạn thực sự nào.
Vài năm trước khi xảy ra làn sóng đối tác chiến lược của Việt Nam với các nước, đã có nhiều ý kiến nêu rằng quá nhiều đối tác chiến lược thì khi xảy ra tình trạng khó khăn với Việt Nam, như bị gây áp lực quân sự từ Trung Quốc, thì các đối tác chiến lược khác sẽ không có trách nhiệm gì cả, họ xem đó là vấn đề riêng tư của Việt Nam, tức sẽ không có một nguồn lực tập trung để giải quyết vấn đề Việt Nam khi mà nguồn lực đó bị dàn trải quá nhiều.
Quả thực, khi có quá nhiều các mối quan hệ đối tác chiến lược thì bản thân các mối quan hệ đó không còn thực sự là “chiến lược” nữa. Việc đưa ra khái niệm “đối tác chiến lược” như là một từ khóa quan trọng trong tư duy đối ngoại Việt Nam hiện nay cũng vì vậy chẳng còn ý nghĩa gì.
Còn khi Việt Nam đánh đồng các mối quan hệ thực sự là “chiến lược” với các mối quan hệ dưới chuẩn, sẽ khiến các quốc gia thực sự quan trọng đối với Việt Nam không còn mặn mà với ý tưởng trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam, hoặc nếu đã trở thành thì sẽ giảm hứng thú trong việc duy trì sự phát triển thường xuyên mối quan hệ đó bởi họ nhận ra rằng Việt Nam không thực sự coi trọng họ như họ từng nghĩ.
Vào năm 2014 khi đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam, Tư lệnh quân đội Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, đã như mỉa mai: “Việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh”.
Cho tới lúc này, có thể không quá hồ đồ để sơ kết rằng Nhà nước Việt Nam còn chưa thật sự hiểu họ muốn gì trong phong trào thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Đặc biệt nhất, đối tác chiến lược toàn diện tưởng như lớn lao và bền vững nhất với Trung Quốc lại đã bị đáp trả bằng hình ảnh Bắc thuộc Biển Đông của giàn khoan HD 981, trong lúc hầu hết các “đối tác chiến lược” khác đều thờ ơ hoặc quay lưng với Hà Nội khi Việt Nam bị uy hiếp. Trong vụ HD 981, thậm chí trên kênh CNN toàn là những người đại diện ngoại giao của Trung Quốc phát biểu chứ không phải là đại diện ngoại giao của Việt Nam.
Kết quả hơn 15 năm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” cùng hàng chục đối tác chiến lược của chính thể này đã chỉ được đúc rút thành lời giễu cợt không thèm che đậy của chính giới quốc tế.
“Nhai lại” TIFA
Và kết quả hơn 15 năm của cơ chế “đa phương hóa thương mại” rút cục đã biến giao thương đối ngoại của Việt Nam thành một cái lẩu thập cẩm.
Không chỉ “lắm mối tối nằm không”, mà bi kịch còn đang đến rất gần - cả chính trị, quân sự lẫn thương mại.
Sau những gì “triển vọng phát triển còn tốt lắm” của Tổng bí thư Trọng cùng 15 FTA của Bộ Công thương, tuần cuối tháng Ba năm 2017 đã chứng kiến chính thể Việt Nam phải chính thức quay lại Hiệp định Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), sau khi đã “quên” hiệp định này của người Mỹ 6 năm về trước.
Giờ đây khi đã mất TPP, chính thể Việt Nam đang buộc phải quay lại điểm xuất phát TIFA. Lại mài đũng quần trong phòng đàm phán, hệt như hình ảnh đã từng với TPP từ năm 2010.
Có còn hơn không. Như lời an ủi cuối cùng vào buổi hoàng hôn nhiệm kỳ và chợ chiều chính thể.
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cuộc gặp Trần Đại Quang - Ted Osius có ẩn ý?

 Phạm Chí Dũng
 Theo VOA-04/04/2017
Đại sứ Ted Osius khánh thành trường học do Hoa Kỳ xây dựng tại Hà Giang, 3/3/2017.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang, người từng là đại tướng công an, vừa có một bước nhấp có vẻ dứt khoát hơn trong xu thế “xoay trục về phương Tây”.
“Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”
Chỉ một ngày sau khi người phát ngôn Bộ Ngoại Giao, Lê Hải Bình, tuyên bố “Việt Nam cho rằng việc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trao giải thưởng cho một cá nhân đang bị tạm giam để điều tra vì các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam là một hành động thiếu khách quan, không phù hợp và không có lợi cho việc phát triển quan hệ giữa hai nước,” vào ngày 31/3/2017 ông Trần Đại Quang đã có một cuộc gặp tay đôi với Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam là Ted Osius để chuyển cho ông Ted thông điệp: “Khẳng định lãnh đạo Việt Nam sẵn sàng hợp tác với Tổng thống Donald Trump duy trì đà phát triển của quan hệ hai nước, thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ.”
Chưa bao giờ Việt Nam “sẵn sàng làm việc với Mỹ” như bây giờ!
Vai trò chủ tịch nước là người đặt nặng về lễ nghi đối ngoại hẳn luôn hết sức thận trọng về hành động và cử chỉ của mình trước những vụ việc “nhạy cảm” như Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Tuy nhiên, việc ông Trần Đại Quang quyết định “nói lại cho rõ” về tương lai quan hệ Việt - Mỹ với Đại sứ Hoa Kỳ cho thấy ông muốn tỏ thái độ xem việc Bộ Ngoại Giao Mỹ vinh danh Mẹ Nấm là “người phụ nữ can đảm năm 2017” là không ảnh hưởng gì đến mối quan hệ giữa hai quốc gia, ngược lại với lối chỉ trích mang tính đe dọa của người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam.
Thông thường, những tuyên bố quan trọng do người phát ngôn Bộ Ngoại Giao phát ra phải được thông qua đầu tiên bởi Tổng Bí Thư đảng hoặc Thường Trực Ban Bí Thư, sau đó phải được duyệt bởi Bộ Trưởng Ngoại Giao. Trong trường hợp Việt Nam phản ứng việc Mỹ tôn vinh Mẹ Nấm, hiện chưa rõ ai là nhân vật cụ thể đã chỉ đạo cho Bộ Ngoại Giao. Nhưng rõ ràng đã có một không khí “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” trong nội bộ cao cấp của Đảng Cộng Sản về việc này.
Cuộc gặp giữa Trần Đại Quang với Ted Osius diễn ra tại Phủ chủ tịch nước, được một số dư luận nhận định rằng nhiều khả năng đây không phải là một cuộc gặp được dự trù từ trước, mà là gặp đột ngột và có ẩn ý. Nội dung trao đổi giữa hai bên về “hợp tác tổ chức năm APEC 2017 và Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 tại Việt Nam” có lẽ chỉ mang tính hình thức, trong khi “Đại sứ Ted Osius cũng đã chuyển lời của Tổng thống Donald Trump cảm ơn Trần Đại Quang đã chúc mừng Tổng thống chính thức nhậm chức và khẳng định một lần nữa mong muốn của Tổng thống Trump là thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, các vấn đề khu vực và quốc tế” có thể là trọng tâm hơn nhiều.
Bây giờ thì có lẽ Ted Osius lại khá bận rộn. Bận như thể cách đây đúng hai năm khi ông trở thành con thoi ngoại giao giữa Hà Nội và Washington để chuẩn bị cho chuyến công du của Bộ Trưởng Công An Trần Đại Quang đến Hoa Kỳ, khi chính Ted là người đầu tiên thông báo về chuyến đi này chứ không phải từ Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Chuyến đi này của ông Quang lại đặt dấu tiền trạm cho một chuyến công du sau đó và quan trọng hơn hẳn là của Tổng Bí Thư Trọng đến Washington vào tháng 7/2015, nơi ông Trọng được phía Mỹ đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia.
Chỉ có một sự khác biệt cơ bản: vào lần này, ông Trần Đại Quang không còn là bộ trưởng công an mà đã là chủ tịch nước, và cuộc gặp của ông Quang với ngài Ted Osius không phải để “tiền trạm” cho ai khác, mà cho chính sự chuyển tải thông điệp chính trị của nhân vật Chủ Tịch Nước.
Ted lại bận rộn?
Từ đầu năm 2017 đến nay, ông Trần Đại Quang là nhân vật công an thứ hai có biểu hiện “lạ”, tiếp theo trường hợp của người hiện là bộ trưởng công an - ông Tô Lâm.
Cần nhắc lại, vào tháng 2/2017, nhân vụ nữ sát thủ mang hộ chiếu Việt là Đoàn Thị Hương bị bắt ở Malaysia, lần đầu tiên Bộ Trưởng Công An Tô Lâm đã “chiếu cố” trả lời phỏng vấn đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) - một hãng truyền thông mà báo đảng ở Việt Nam thỉnh thoảng vẫn xem là “đài địch.” Trả lời không chỉ một lần mà đến hai lần, sau đó Tô Lâm còn trả lời phỏng vấn cả đài BBC, khiến một số quan chức cấp thứ trưởng ngoại giao cũng không còn quá e dè với “đài địch” nữa.
Bây giờ thì Đại Sứ Ted không còn nhiều thời gian để dạo chơi ngắm cảnh Hà Nội. Khác hẳn với thời kỳ Tổng Thống Barack Obama, việc Ted Osius lần đầu tiên viết ca ngợi một người đấu tranh dân chủ nhân quyền như Mẹ Nấm ngay trên Facebook của ông đã cho thấy quan điểm của chính quyền Trump đang tỏ ra cứng rắn như thế nào đối với Hà Nội vấn chủ đề nhân quyền. Sẽ không thể tái diễn cảnh công an Việt Nam bắt nạt và cấm đoán khách mời của Tổng thống Obama khi ông đến Hà Nội vào tháng 5/2016 - một vụ việc đã khiến thể diện và uy tín Hoa Kỳ bị tổn thương trầm trọng, để dẫn đến một vụ tiếp theo là một cán bộ Trung Quốc còn ngang nhiên xúc phạm phái đoàn của Tổng thống Obama ngay tại sân bay Bắc Kinh.
Từ tháng Hai đến tháng Tư hàng năm vẫn là khoảng thời gian “có duyên” để sưởi ấm lại mối quan hệ Việt - Mỹ vốn bị lạnh lẽo có tính chu kỳ trong khoảng nửa năm trước đó. Tháng Ba năm 2014 Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Windy Sherman đến Hà Nội, để sau đó hàng loạt tù nhân lương tâm được chính quyền Việt Nam trả tự do. Cuối tháng Hai và đầu tháng Ba năm 2015 là Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Rose Gottemoeller, và cuối tháng Tư năm 2016 là Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken cũng đến Hà Nội… Và nếu nhớ lại, cũng là tháng Ba năm 2013 khi diễn ra những cuộc đàm phán ngầm để đến tháng Bảy năm đó Trương Tấn Sang - chủ tịch nước - đi Washington gặp Obama với chủ đề quan trọng là Hiệp định TPP.
Cũng cần nhắc lại là Trương Tấn Sang vẫn đi Mỹ, bất chấp vào tháng Ba năm 2013, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã vinh danh một nữ tù nhân lương tâm đang thụ án là cựu đại úy công an Tạ Phong Tần. Khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị còn phản ứng mạnh hơn cả trường hợp Mẹ Nấm vừa được vinh danh: “Đây là việc làm sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ hai nước.”
Còn vào tháng Ba năm nay, không thấy từ “sai trái” hay cụm từ “can thiệp vào nội bộ Việt Nam”… Sự biến mất của những từ ngữ này vào năm nay hẳn phản ánh một sự thay đổi đáng kể trong thế tương quan Việt - Mỹ.
“Tự đi” và “tự thoát”
Dù chưa ai công khai nói ra, nhưng tâm thế tìm lối thoát ở phương Tây đang trở thành một đặc thù ngày càng phổ biến trong giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam. Mọi thứ lại gần như đang cộng hưởng vào thời kỳ khốn quẫn nhất trong lịch sử đảng cầm quyền: khủng hoảng kinh tế, nợ công ngập đầu, tham nhũng và phân hóa - phân rã chính trị, nhiều dấu hiệu hỗn loạn xã hội…
Đã đến lúc lối giãi bày tâm tư “muốn thay đổi” không còn phù hợp sau tấm màn sân khấu. Đã đến lúc những nhân vật chính trị, nếu muốn tìm ra lối thoát cho cá nhân mình và cho một bộ phận quyền lực liên quan đến họ, phải biết tự “vượt qua chính mình,” phải biết tự mình tiến ra trước sân khấu, trước khán giả trong nước và quốc tế. Cứ nơm nớp lo sợ kỷ luật đảng thì sẽ chẳng bao giờ có thể tạo được chiến quả gì ra hồn.
Đang là lúc mà xuất hiện ngày càng nhiều hơn những dấu hiệu lộ diện hơn cho thấy khuynh hướng “ly tâm,” tách dần quỹ đạo sáo mòn và bế tắc của đảng.
Những quan chức cao cấp như ông Trần Đại Quang, có lẽ vậy, cũng đến lúc phải “tự đi” và “tự thoát.” Sau tín hiệu từ trang Facebook của Chính phủ Việt Nam công khai gợi ý “Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẵn sàng đi thăm Mỹ,” có vẻ ông Trần Đại Quang cũng đang cần đến một chuyến đi như vậy, nhưng dĩ nhiên với vai trò chủ tịch nước chứ không còn là bộ trưởng công an như trước đây.
Đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, cũng bởi thế, có khả năng được nối lại vào giữa năm 2017, trong khi vào cuối năm 2016 cuộc đối thoại được đưa vào kế hoạch này đã chìm không sủi tăm…
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Ông tướng thực tỉnh, giả mê chăng?

Bùi Tín 
Theo VOA-04/04/2017
Ảnh chụp đoạn video bị rò rỉ trung tuần tháng 3/2017.

Sau khi bài báo "Ông tướng nửa tỉnh, nửa mê" được phổ biến trên VOA, tôi tiếp tục băn khoăn suy nghĩ, đọc thêm một số bài bình luận liên quan, nên nảy ra vài phán đoán mới, xin mạnh dạn trình bày dưới đây.
Tôi đặt ra một giả thuyết, ông Trương Giang Long có thể thuộc về một phái trong cơ quan Công An có thế lực, đang có một ý đồ thầm kín rất hệ trọng, có ý đồ tuyên truyền khôn khéo về ý đồ của mình theo từng bước thận trọng.
Theo ý đồ đó, bản video này chỉ là bước đầu. Sẽ có thể còn nhiều bước tiếp theo, tùy theo tình hình.
Qua bản video dạo đầu này, ông Long chỉ muốn nhắn nhủ người xem và người nghe một vài điều cốt lõi quan trọng nhất. Nhưng để giữ kín đáo, không bị phát giác lộ tẩy, ông phải có một màn khói ngụy trang, một vài động tác giả coi như mình vẫn trung thành với đường lối chính thống hiện tại, để giữ mình, không bị lên án, cô lập và thải loại bằng những cách thâm hiểm nào đó. Như ông Trần Xuân Bách, như ông Nguyễn Cơ Thạch, như tướng Võ Nguyên Giáp và tướng Trần Độ đã từng là nạn nhân. Đây là một biện pháp cao thủ, nhìn xa trông rộng. Nay tôi hy vọng là như thế.
Vậy thì "những điều cốt lõi nào" tướng Long muốn nhắn nhủ nhân dân ta. Xin đọc kỹ đọan mở đầu. Đó là khẳng định bọn bành trướng Trung Quốc luôn nuôi giữ mưu đồ xâm lược, chinh phục trọn vẹn nước ta trước sau như một, từ xa xưa cho đến ngày nay và trong thời gian tới. Đây là nguy cơ mất nước trầm trọng nhất hiện nay mọi người cần ghi nhớ không chút mơ hồ. Nhưng nước sẽ không thể mất, như Trung Quốc từng thất bại tất cả hơn 20 lần xâm lược nước ta.
Thứ hai là tình hình hiện tại là cấp bách, cực kỳ khẩn trương. Chúng đã lôi kéo, móc ngoặc, mua chuộc được hàng trăm, hàng trăm cán bộ cấp cao, lôi kéo cả bộ máy Quốc Hội, Chính Phủ, Nhà Nước làm tay sai cho chúng để hoàn thành trọn vẹn việc xâm chiếm nước ta, chúng ta phải nhận cho thật rõ nguy cơ này.
Thứ ba là, "từ Đại Hội XII đảng ta (đảng Cộng sản) đã bừng tỉnh, nhận rõ tình hình, đặt vấn đề độc lập dân tộc lên trên hết để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ".
Thứ tư là chúng tôi, - một bộ phận cốt cán tinh hoa trong bộ Công An, đã hiểu rõ tình hình, "nắm chắc, nắm chặt những kẻ cầm quyền làm tay sai cho quân giặc bành trướng", quyết ngăn chặn đi đến thủ tiêu âm mưu thâm độc bán nước cầu vinh của chúng.
Rất có thể cốt lõi của buổi nói chuyện là 4 điểm trên đây. Còn tất cả các điểm khác chỉ là trang trí, là hỏa mù che đậy khỏa lấp các điều báo động và thông báo tâm huyết ấy, nhằm chuẩn bị dư luận cho những thông báo tiếp theo.
Như luận điệu "cố giữ cho tình hình không xấu thêm trong quan hệ Việt-Trung", "không thể nghiêng hẳn về một bên" - tránh hang hùm để vào hang cọp, là để có vẻ như không xa rời quan điểm chính thống, để tự bảo vệ.
Tất nhiên có thể suy diễn ra từ buổi nói chuyện này những gì nữa? Đây có thể là những điều hệ trọng bậc nhất diễn giả không nói thẳng ra nhưng để mọi người tưởng tượng và phán đoán thêm, như nghe văng vẳng bên tai, rằng:
Anh Tô Lâm, Bộ Trưởng Công An là người lãnh đạo cao nhất của chúng tôi, là người đáng tin cậy, đang nắm chắc bộ này, đang tranh thủ sự đồng tình của Chủ Tịch Nước, Trần Đại Quang, vốn cũng là Bộ Trưởng Công An, đã nhận ra nguy cơ của giặc bành trướng Đại Hán và bộ mặt của những kẻ trong bộ máy Đảng, Chính Phủ, Nhà Nước, Quốc Hội … đã bán mình cho giặc vì cầu vinh và tư lợi, đã "nắm rất chắc, rất chặt bọn này" để khi cần sẽ trừng trị chúng, cứu nước ta, cứu dân ta.
Phải chăng đây là lời hiệu triệu kín đáo ban đầu khi chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương 5 mùa Xuân 2017 này, sẽ có thể có chuyện cực kỳ nghiêm trọng xảy ra.
Trong không khí cực kỳ căng thẳng giữa các phe phái gầm ghè nhau, có thể thấy thế lực của ông Ba Dũng vẫn không chịu thua, vì vốn nắm sâu quân đội, ngành công an, ngành tình báo, ngành ngân hàng, các tổng công ty quốc doanh lớn, rất có thể liên kết với tướng Trần Đại Quang, tướng Tô Lâm đang có thực lực vượt trội để cô lập phe cánh đang rất yếu thế của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang bị cô lập và chỉ trích về khả năng lãnh đạo, về vụ khủng hoảng môi trường qua sự kiện Formosa, qua vụ Trịnh Xuân Thanh. Trong đảng, nhiều đảng viên, nhất là đảng viên cao cấp, trí thức, ngày càng có nhiều người nhận ra rằng nguy cơ giáo điều, cực đoan, mê muội dai dẳng về chủ nghĩa Mác-Lê-Mao, về chủ nghĩa xã hội không tưởng là nguy cơ gốc gác, còn nguy hiểm gấp nhiều lần nguy cơ tham nhũng, cần giải quyết cái gốc gác chí nguy này. Ông Trọng đại diện cho quan điểm giáo điều bảo thủ, nô lệ cho Trung Cộng. Một nét rất có ý nghĩa là gần đây nhà văn hóa Nguyễn Khắc Mai, vốn là một cán bộ cộng sản cốt cán, đã lên tiếng yêu cầu điều tra truy tố về tội phản quốc chống đảng của ông Nguyễn Phú Trọng vì đã vi phạm những điều cấm kỵ với đảng viên cũng như về tội tham ô trong vụ Formosa tàn phá môi trường và những biệt thự ở thủ đô Hà Nội.
Phải chăng đã đến lúc "thế cùng tắc biến" là lúc này đây? Nợ nhà nước, nợ ngân hàng đặt len đôi vai gày nhom của người dân thiếu thịt cá và rau sạch. Ngân sách bị rơi vãi hàng trăm nghìn tỷ đồng vì tham ô, lãnh phí; Người dân yêu nước, yêu dân chủ, chống bành trướng rên xiết trong tù khi bọn cường hào tham quan tha hồ vơ vét, lộng hành. Xã hội xáo trộn, suy thoái, đạo đức suy đồi, bạo lực hoành hành. Giáo dục lạc hậu. Y tế bê tha, hết chịu nổi.
Lời kêu gọi tổng nổi dậy hàng tuần hàng tháng của toàn dân đòi dân chủ, dân quyền, dân sinh môi trường sạch, của Linh Mục Nguyễn Văn Lý vang động. Phong trào Phan Châu Trinh dấy lên cao trào đòi dân quyền, với lời bộc bạch của giáo sư – Phật tử Cao Huy Thuần tự thú đầy cảm động "Dân tộc tôi chưa xứng đáng với tiền nhân."
Ý định hành động mạnh mẽ từ một nhóm có thực quyền từ trên xuống hòa với nguyện vọng sâu đậm mong được đổi đời từ dưới lên, khớp lại thành thời cơ lớn lúc này.
Giờ phút trọng đại, xin nhớ ở nước ta cuộc đảo chính Nhật-Pháp 6/3/1945 rất ít tiếng súng và dân không ai chết. Cuộc Cách Mạng Tháng Tám 1945 cũng hiền lành chỉ có mít tinh, xuống đường, hô vang khẩu hiệu, nhà vua vui lòng thành công dân và làm cố vấn cho chính quyền mới, nói chung là đổi đời, thay chế độ trong hòa bình, trong hân hoan cười vui không nước mắt không đầu rơi máu chảy.
Một cuộc cách mạng, đổi thay tận gốc chế độ, mô hình cầm quyền theo thời đại dân chủ, được một bộ phận lãnh đạo của đảng cầm quyền khởi xướng theo ước nguyện của toàn dân sẽ toàn thắng nhanh gọn, mở ra Kỷ nguyên Dân chủ cho đất nước, tạo nên một cuộc đột phá hoành tráng cho Lịch Sử Việt Nam.
Vậy thì nhóm bảo thủ, giáo điều, Mác-Lê cực đoan theo ông Tổng Lú cùng nhà tuyên huấn Đinh Thế Huynh hãy tự thoái vị đi là khôn ngoan đúng lúc. Các phe phái cường hào cấp xã, huyện, cấp tỉnh và trung ương tham nhũng hãy tự nguyện trả đất, trả nhà, trả biệt thự, trả tài sản bất minh cho nhân dân là biết điều và khôn ngoan.
Nội bộ dân tộc yên vui, mối quan hệ Việt-Trung vẫn sẽ giữ là lân bang chung sống hòa bình tôn trọng lẫn nhau - như quan hệ của Ân Độ, Nhật Bản, Thái Lan, Mông Cổ với lân bang Trung Quốc vậy, và Việt Nam sẽ có toàn quyền liên minh, liên kết với ai theo quyền tự quyết thiêng liêng, cũng như tự chọn chế độ chính trị văn minh tiến bộ, đi với thời đại mới.
Lòng dân khao khát đổi thay, khao khát hòa bình, dân chủ tự do và nhân quyền. Hay lắng nghe khát vọng sâu xa ấy để hành động theo lòng dân, dân sẽ đứng cả dậy chung một lòng một hướng. Vận mênh dân tộc đang đứng trước một khúc quanh hoành tráng. Chín mươi triệu dân trong nước cùng 5 triệu người Việt khắp nơi sẽ chung tài nguyên, năng lực, tâm huyết xây dựng nước Việt Nam thống nhất thật sự, phồn vinh và hạnh phúc.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Dân Việt chết vì những nhà máy công nghiệp

Hòa Ái, phóng viên RFA 2017-04-05  
Nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại huyện Kỳ Anh, thuộc tỉnh ven biển miền trung Hà Tĩnh chụp hôm 3/12/2015.
 Nhà máy thép Formosa của Đài Loan tại huyện Kỳ Anh, thuộc tỉnh ven biển miền trung Hà Tĩnh chụp hôm 3/12/2015.  AFP photo
Ngày 6 tháng 4 năm 2017, tròn 1 năm biến cố thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Hưng Nghiệp xả thải có độc tố ra biển ở khu vực 4 tỉnh Bắc miền Trung. Những câu chuyện về đời sống của nạn nhân chịu ảnh hưởng một năm qua được truyền thông nước ngoài ghi nhận như thế nào cũng như Việt Nam còn là thị trường thu hút của các nhà đầu tư quốc tế hay không?
Formosa chưa xong ...
“Cá ngoài biển chết hết rồi”, “Nơi đây như một vùng đất chết”, “Nếu tiếp tục như thế này, chúng tôi sẽ phá sản nhanh thôi”…Đó là những câu nói cửa miệng của ngư dân, của các doanh nghiệp kinh doanh hải sản và của những người buôn bán phục vụ du lịch tại 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế, khu vực chịu tác hại nặng nề bởi thảm họa môi trường biển do nhà máy thép Hưng Nghiệp Formosa gây nên, được hãng thông tấn Reuters đăng tải dịp vừa tròn 1 năm sau biến cố.
Theo số liệu ghi nhận của Reuters, chỉ trong vòng vài tuần hồi tháng 4 năm ngoái, nhà máy Formosa xả thải chứa độc tố; bao gồm cyanide, phenols và hydroxide sắt; làm cá chết dọc bờ biển dài hơn 200 km và di hại của biến cố này khiến cho cuộc sống của hàng trăm ngư dân và dân chúng tại 4 tỉnh Bắc Trung Bộ bị xáo trộn. Hàng ngàn chiếc tàu nằm phơi bờ không thể ra khơi đánh bắt cá và hải sản cũng như hơn 40 ngàn công ăn việc làm tại khu vực này bị ảnh hưởng và 250 ngàn người lao động cả nước bị tác động suốt một năm qua.
Đài RFA cũng cập nhật thông tin liên tục về đời sống của người dân trong nước liên quan kể từ khi thảm họa Formosa xảy ra. Những nạn nhân nói gì về cuộc sống của họ trong một năm qua? Chia sẻ của những diêm dân ở Hà Tĩnh:
“Từ khi thảm họa cho đến bây giờ là nghề muối không làm được vì nước nhiễm. Nhưng chính quyền động viên nói nước không nhiễm. Chúng tôi không làm vì làm thì không có người tiêu thụ. Mình không ăn được thì bán cho người khác cũng không ăn được.”
Chúng tôi không làm vì làm thì không có người tiêu thụ. Mình không ăn được thì bán cho người khác cũng không ăn được.
- Diêm dân ở Hà Tĩnh
Phản ảnh của các doanh nghiệp về việc chính quyền địa phương vận động thu mua hải sản không tiêu thụ được thì nhà nước sẽ hỗ trợ từ trước đợt Bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp hồi trung tuần tháng 5 năm 2016:
“Ứ đọng trong kho từ trước Bầu cử cho đến sau Bầu cử. Vâng lời họ mình phải chấp nhận mua mà mãi đến giờ là chưa hề nhận được một đồng tiền đền bù nào cả.”
Các ngư dân bắt đầu trở lại nghề đánh bắt:
“Thu hoạch hôm nay của tôi mang về gần một chục kg ghẹ và khoảng 20 kg cá. Lượng tôm cá đánh bắt tuy có nhiều nhưng bán ra thì giá rất ít.”
Cá không còn, biển nhiễm độc
000_9Y4W5-400.jpg
Cá chết trên bãi biển ở huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình hôm 20/4/2016. AFP photo
Không phải ngư dân nào cũng may mắn trong những lần ra khơi. Phóng viên Reuters bắt gặp 3 ngư dân tại một bãi biển ở Hà Tĩnh với một giỏ cá không đầy dù sau một ngày ròng đánh bắt vất vả. Họ cho biết nhận được số tiền bồi thường thiệt hại của chính phủ là 17 triệu 400 ngàn đồng và số tiền này không thấm vào đâu so với những gì họ phải hứng chịu từ biến cố thảm họa môi trường biển.
Mặc dù Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chính quyền địa phương nhanh chóng sử dụng số tiền 500 triệu Mỹ kim của tập đoàn Formosa Hà Tĩnh bồi thường để đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân nhanh chóng ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, cũng giống như 3 ngư dân vừa rồi, nhiều nạn nhân khác cũng không thể thay đổi cuộc sống mới với số tiền đền bù từ chính phủ. Không chỉ vậy, số người nhận được tiền đền bù được cho rằng chỉ là con số ít ỏi. Rất nhiều người dân lên tiếng chưa hề nhận được tiền bồi thường dù họ làm đúng thủ tục hành chính theo như quy định của pháp luật:
Hồ sơ nộp tại Ủy ban Nhân dân xã khoảng 2500 đơn, bây giờ chỉ xét duyệt chừng một phần tư nên dân không đồng tình.
- Người dân
“Vào ngày 7 tháng 9 năm ngoái, họ đưa cho dân tờ kê khai và tất cả đều kê khai. Nhưng sau khi xét duyệt chỉ cho 1/3 thôi. Hồ sơ nộp tại Ủy ban Nhân dân xã khoảng 2500 đơn, bây giờ chỉ xét duyệt chừng một phần tư nên dân không đồng tình. Cách xét duyệt là ai quen thì duyệt còn không thì thôi.”
Vì không đồng tình nên các nạn nhân nộp đơn khiếu kiện và bị tòa án trả đơn với lý giải không đủ giấy tờ chứng minh thiệt hại. Họ đi khiếu kiện tập thể lên tòa án cấp cao hơn thì bị chính quyền đàn áp, đánh đập và bắt bớ.
Một năm biến cố thảm họa môi trường biển miền Trung không thể mô tả hết qua phóng sự gói gọn của chúng tôi. Nhưng môi trường biển Việt Nam trong tương lai sẽ thế nào khi nhà nước không lắng nghe nguyện vọng của dân chúng là phải đóng cửa Formosa; mà trái lại mới đây nhất Phó Giám đốc Điều hành của tập đoàn này, ông Chang Fu-ning nói với Reuters rằng Formosa đầu tư thêm 350 triệu đô la Mỹ vào nhà máy để đến năm 2019 sẽ chuyển sang hệ thống xả thải mới, hiệu quả hơn.
Lại đến nhà máy giấy Lee & Man
ong-xa-thai-cua-nha-may-giay-lee-amp-man-1read-only-1490834858-400.jpg
Một ống xả thải của Nhà máy giấy Lee & Man ra sông Hậu.Courtesy of tuoitre.vn
Trong khi dư luận bày tỏ nỗi lo lắng liệu rằng từ nay đến năm 2019, theo như lời hứa hẹn của Formosa, sẽ còn có thêm biến cố môi trường nào khác nữa từ nhà máy này hay không, dân chúng tại đồng bằng Sông Cửu Long, xung quanh khu vực nhà máy giấy Lee & Man, ở Hậu Giang đang phải sống trong điều kiện khói bụi dày đặc và mùi hôi thối nồng nặc, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Tuy rằng các chuyên gia khoa học cảnh báo tác động bất lợi lâu dài đối với môi trường từ nhà máy thép Formosa và nhà máy giấy Lee & Man cùng lời kêu gọi của dân chúng tại Việt Nam rằng chính phủ hãy giữ lời hứa không đánh đổi môi trường vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhưng giới chuyên gia kinh tế cho rằng các nhà máy này vẫn được cấp phép hoạt động nhằm góp phần giúp Việt Nam duy trì mức tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức 6%.
Trả lời câu hỏi của RFA trong bối cảnh xung đột giữa phát triển kinh tế với ích lợi xã hội cũng như môi trường bị phá hoại, Việt Nam vẫn được xem là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn nhất ở Đông Nam Á hay không, cựu tù nhân lương tâm-Luật sư Lê Công Định, từng xuống đường biểu tình phản đối Formosa, cho biết quan điểm cá nhân của ông:
“Môi trường đầu tư tại Việt Nam bắt đầu mở cửa vào năm 1986, cho đến nay là 31 năm thì ngày càng xấu đi. Tất nhiên vẫn có những cơ hội khác cho các nhà đầu tư gián tiếp. Thông thường những thị trường không có hệ thống pháp luật hoàn hảo và nhiều rủi ro thì những thị trường đó thường mang lợi trước mắt rất nhanh. Cho nên cách đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài bây giờ là đầu tư gían tiếp, ngắn hạn và lấy tiền nhanh với số tiền lớn rồi rút đi.
Môi trường đầu tư tại Việt Nam bắt đầu mở cửa vào năm 1986, cho đến nay là 31 năm thì ngày càng xấu đi.
- Luật sư Lê Công Định
Và như vậy, chúng ta thấy nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn không hưởng được bất cứ lợi ích gì từ cách đầu tư này mà chỉ nhà đầu tư nước ngoài có lợi mà thôi. Còn cách đầu tư lâu dài, đầu tư vốn xây dựng nhà máy, có những sản phẩm chất lượng phục vụ người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thì ngày càng kém đi, bởi vì môi trường đầu tư của Việt Nam như tôi vừa phân tích hoàn toàn không có lợi.”
Cùng quan điểm với Luật sư Lê Công Định, một số nhà quan sát tình hình tại Việt Nam cho rằng kể từ khi biến cố môi trường biển do Formosa gây nên được phát hiện đến nay tròn một năm nhưng chính phủ Hà Nội gần như không có biện pháp giải quyết hữu hiệu nào ngoài các báo cáo đánh giá môi trường cùng các tuyên bố mâu thuẫn nhau, khiến cho người dân không thỏa mãn về cách giải quyết thảm họa môi trường biển miền Trung. Do đó, bất ổn xã hội đã, đang và còn tiếp diễn nếu chính phủ cứ tiếp tục theo cách thức mà họ đã làm qua biến cố Formosa.
Nhân một năm xảy ra thảm họa môi trường biển tại Việt Nam với những thông tin từ trong nước rằng Bộ trưởng Tài nguyên-Môi trường Trần Hồng Hà tuyên bố biển miền Trung đã an toàn; thế nhưng dư luận thế giới và các nhà đầu tư nước ngoài chứng kiến cảnh tượng biển và ao hồ Việt Nam đổi màu đỏ, vàng, tím mà không biết nguyên nhân cùng hàng ngàn người dân ở Hà Tĩnh liên tiếp biểu tình với tiếng kêu gào “Điều thôi thúc lớn nhất là sự sống còn của tôi, và gia đình tôi. Tôi muốn con cháu tôi được sống. Tôi rất thương chúng nó vì Formosa xả thải như thế này tương lai của con cháu tôi không còn”, giống như một bức tranh đa sắc được bao phủ bởi cầu vòng niềm tin màu xám ngắt.

Tàu lạ bắn tàu cá Việt Nam, một ngư dân tử vong

RFA -2017-04-05  Tàu QNg 96677 TS đưa thi thể ngư dân Trần Văn Định vào bờ.
Tàu QNg 96677 TS đưa thi thể ngư dân Trần Văn Định vào bờ.  Courtesy of thethaovanhoa.vn
Một ngư dân Việt Nam bị thiệt mạng khi chiếc tàu cá của người này và một số ngư phủ khác đánh bắt tại ngư trường Việt Nam bị tấn công.
Tin tức được loan đi vào ngày 4 tháng tư; theo đó vào ngày 11 tháng ba, chiếc tàu đánh cá mang biển số QNg 96677 bị một chiếc tàu bằng gỗ nổ súng tấn công làm cho ngư dân Trần Văn Định bị tử vong. Chiếc tàu này do ông Nguyễn Văn Mười sống tại đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi làm thuyền trưởng.
Truyền thông trong nước trích lời ông Mười nói rằng khi bị nổ súng tấn công, ông và các ngư dân khác cho tàu chạy về đảo Lý Sơn, nhưng trong cơn hoảng loạn nên không nhìn rõ chiến tàu tấn công là tàu của nước nào, ông cho rằng chiếc tàu đó là của cướp biển. Tin không nêu rõ vị trí chính xác của tàu QNg 96677 khi bị tấn công.

‘Nhất thể hóa’, Tổng bí thư kiêm luôn thủ tướng?

Phạm Chí Dũng
 Theo VOA- 29/03/2017 
Chủ tịch nước Trần Đại Quang. (Ảnh tư liệu)

Trên đường tiến tới các hội nghị trung ương 5 và 6, chính trường Việt Nam có lẽ lại sắp có biến động lớn, bằng vào thiết chế “đảng điều hành chính quyền” thay cho “đảng lãnh đạo chính quyền” như trước đây.
‘Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch tỉnh’
“Nhất thể hóa bí thư kiêm chủ tịch tỉnh” là một đề xuất “bất ngờ” được nêu ra tại hội nghị trực tuyến toàn quốc ngành Tổ chức xây dựng Đảng năm 2017 vào ngày 4/3, do Ban Tổ chức trung ương chủ trì và Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh “phát biểu chỉ đạo”.
“Quy trình” đang dần khép kín. Sau hơn một năm kể từ thời sóng gió ngay trước đại hội 12, “nhất thể hóa” đã trở thành một đề nghị chính thức.
Ngay sau khi xuất hiện đề xuất quá ư “đặc thù” trên, có dư luận liền đặt dấu hỏi rằng phải chăng đề xuất này là một cơ sở để nhân vật chủ tịch nước sẽ “kiêm tổng bí thư” trong thời gian tới.
Có người còn nói thẳng về nhân vật được “hưởng lợi” sẽ là ông Trần Đại Quang - đương kim chủ tịch nước.
Trong thực tế, một số thông tin không chính thức cho biết phương án “chủ tịch nước kiêm tổng bí thư” đã có ở Việt Nam từ một số năm trước, nhưng đặc biệt được “xem xét kỹ càng” kể từ khi Tập Cận Bình thâu tóm cả hai chức vụ này để trở thành “bá chủ thiên hạ” ở Trung Quốc. Trước và ngay sau Đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã lan truyền tin về khả năng “ai đó” sẽ kiêm luôn hai chức vụ này.
Chỉ có điều, phán đoán về khả năng ông Trần Đại Quang sẽ lọt vào phương án “chủ tịch nước kiêm tổng bí thư” có vẻ không vững chân đứng, khi đề xuất “nhất thể hóa” vừa xuất hiện lại không phải từ phía Văn phòng chủ tịch nước hay Văn phòng thủ tướng, càng không phải từ Ủy ban Thường vụ quốc hội, mà bởi những nhân vật bên đảng “phụ tá” cho Tổng Bí thư Trọng là hai ông Phạm Minh Chính và Đinh Thế Huynh.
Cũng cần nhắc lại, khi còn là bí thư Quảng Ninh, ông Phạm Minh Chính đã từng thí điểm mô hình “nhất thể hóa” và được Tổng Bí thư Trọng ủng hộ. Không biết có phải do “thành công nhất thể hóa” hay bởi những nguyên do khác, ông Phạm Minh Chính đã lọt vào phương án nhân sự do tổng bí thư trình ra Ban chấp hành trung ương tại Đại hội 12, để cuối cùng ông Chính nghiễm nhiên trở thành người kế nhiệm cựu trưởng ban Tổ chức trung ương Tô Huy Rứa.
Hành động
Bản nhạc “Nhất thể hóa” đã có khúc dạo đầu từ trước Đại hội 12.
Vào tháng 9/2016, ông Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản, đã khởi động “nhất thể hóa” bằng bài trả lời phỏng vấn khá dài cho trang VietTimes với nhan đề “Nhất thể hóa chức danh, nhất nguyên chế tổ chức bộ máy là bước đi tất yếu”.
Nhị Lê lại là một trong những nhân vật phát ngôn chính yếu của Tổng Bí thư Trọng. Xét về “dây”, ông Nhị Lê hiển nhiên là người của Nguyễn Phú Trọng từ khi ông Trọng còn là tổng biên tập Tạp chí Cộng sản.
Nửa năm sau Đại hội 12, bên đảng bắt đầu phát ra dấu hiệu cùng hành động “tập quyền”. Vào tháng 7/2016, với một động tác chưa có tiền lệ, ông Trương Minh Tuấn, người đã trở thành Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, được Bộ Chính trị điều động kiêm chức vụ Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Như vậy, ông Tuấn cùng một lúc vừa làm việc bên chính quyền, lại vừa là “người của đảng”.
Sang tháng 8/2016, ông Cao Đức Phát, người vừa thôi chức bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhưng vẫn được bầu vào Ban chấp hành trung ương khóa 12, được bổ nhiệm là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương.
Tháng 9/2017, đích thân Tổng Bí thư Trọng “tự tham gia” vào Đảng ủy Công an trung ương mà khiến có dư luận cho rằng ông Trọng “thống lĩnh các lực lượng vũ trang”, sau khi đã chắc chắn vị trí Bí thư Quân ủy trung ương.
Danh sách những nhân vật “đảng kiêm chính quyền” theo mô hình Tập Cận Bình có lẽ còn dài nữa…
Nếu giả thiết về mô hình “nhất thể hóa” là nhằm tăng cường xu hướng tập quyền cho đảng là có cơ sở, người ta sẽ chứng kiến quyền lực của các cơ quan đảng không những không bị co hẹp vì “khó khăn ngân sách” mà còn mạnh hơn trong thời gian tới. Nhưng sẽ có một khác biệt rất cơ bản là nếu trước đây đảng chỉ “lãnh đạo đường lối” thì trong thời gian tới, hàng loạt nhân sự của đảng sẽ được cho kiêm chức bên chính quyền trung ương và cả chính quyền địa phương, lấy đó làm cơ sở để “người của đảng” kiêm việc điều hành chính quyền, và từ đó sẽ xuất hiện một cơ chế “chính ủy trong chính quyền”.
‘Về’ đâu?
Nếu đề xuất “bí thư kiêm chủ tịch tỉnh” được những người chủ chốt bên đảng như Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh, Phạm Minh Chính tạo được hiệu ứng đủ mạnh đối với Ban chấp hành trung ương để thông qua trong những hội nghị trung ương tới, phần lớn dàn nhân sự đầu não tỉnh/thành ủy mà Tô Huy Rứa đã bỏ công tiến hành chiến dịch “luân chuyển cán bộ” vào năm 2016 để giúp cho Tổng Bí thư Trọng tạo nên kỳ tích “tôi bất ngờ” trước Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sẽ từng bước phát huy tác dụng. Sẽ có nhiều nhân vật chủ tịch tỉnh/thành phải tự giác nhường ghế chính quyền cho các “chính ủy”. Nhưng trước hết, đảng có thể “thí điểm” kế hoạch “nhất thể hóa” tại một số tỉnh thành lớn. Sau đó mới đến chuyện “đánh ngược lên” cấp trung ương.
Nếu đà “nhất thể hóa” thuận lợi, lẽ đương nhiên bên đảng và do đó tổng bí thư sẽ “nắm” hết. Mô hình “đảng quản lý” thay cho “đảng lãnh đạo” sẽ ứng với hai chức danh chính là tổng bí thư và thủ tướng mà không quá cần thiết vai trò chủ tịch nước.
Cũng bởi một lý do khác: trong lịch sử đảng, vai trò chủ tịch nước tuy được Hiến pháp giao nhiệm vụ “thống lĩnh các lực lượng vũ trang”, nhưng hầu như chỉ có tính danh nghĩa như đối ngoại, hiếu hỉ mà hiếm khi “nắm” được cả hai Bộ Quốc phòng và Bộ Công an. Bài học gần nhất đã ứng với chủ tịch nước đời trước là ông Trương Tấn Sang: không những không tạo được ảnh hưởng lớn nào đối với cơ chế lực lượng vũ trang ngoài chuyện phong tướng theo kiểu “lạm phát”, ông Sang hoàn toàn không “thò tay” được vào công chuyện của khối chính phủ thời ông Nguyễn Tấn Dũng.
Do vậy và xét cho cùng, nếu có xảy ra kịch bản “chủ tịch nước kiêm tổng bí thư” ở Việt Nam thì cũng chỉ là chuyện “thay áo”, nhưng vào thời buổi “mạnh vì gạo bạo vì tiền” này, chẳng ai có thực chất nếu không vươn được tay đến khối chính phủ và các địa phương.
Khó mà hiểu khác hơn, logic của phương án “bí thư kiêm chủ tịch tỉnh” sẽ hầu như phải dẫn đến đến kết quả vai trò của tổng bí thư được “nâng lên một tầm cao mới”, cao đến mức mà hiểu theo cách nào đó có thể so sánh với mô hình “cộng hòa tổng thống” của phương Tây, tức tổng thống mới là người có quyền lực thực sự và cất tiếng nói cuối cùng để giải quyết các vấn đề quốc gia, chứ không phải thủ tướng.
Nhưng ở Trung Quốc thì lại chẳng cần đến “cộng hòa tổng thống”. Một số nhà phân tích phương Tây đã nhận ra Tập Cận Bình đã trở thành chủ nhân của khối chính quyền từ vài năm qua. Bên cạnh Tập, Thủ tướng Lý Khắc Cường chỉ là cái bóng.
Còn Việt Nam sẽ theo kịch bản nào? Nếu vai trò của tổng bí thư trong tương lai (không xa?) có thể sẽ “kiêm thủ tướng”, những nhân vật còn lại trong “tứ trụ” sẽ “về” đâu?
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Cộng sản hủy hoại môi trường nhưng đòi tăng thuế bảo vệ môi trường bằng luật


Hải Âu (Danlambao) - Trong tháng 1 năm 2017, Bộ tài chính của cộng sản đảng đã bày ra cái trò lấy ý kiến dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung Luật Thuế bảo vê mội trường. Trong đó mỗi lít xăng gánh thuế sẽ tăng lên 8000 đồng/lít xăng, dầu diezel tăng 6000 đồng/lít, madut là 4000 đồng/lít. Sau thời gian ủ mưu chờ thông qua đề xuất này, đến ngày 14/2, Bộ Tài chính đã chính thức trình Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật thuế bảo vệ môi trường sửa đổi. Ngày 10/3, Bộ Tư pháp đã thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký tờ trình số 78 trình Ủy ban thường vụ quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luật thuế bảo vệ môi trường vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2017.

Những gì đang diễn ra cho thấy cộng sản đảng quyết tâm thực hiện mưu đồ cướp tiền của nhân dân bằng chiêu trò tăng thuế bảo vệ môi trường. Đây đã là lần thứ 3 cộng sản “đòi” tăng thuế đối với mặt hàng xăng dầu. Kể từ đầu năm đến nay, giá xăng dầu tại Việt nam đã qua 6 lần điều chỉnh theo chu kỳ 15 ngày/lần dựa vào sự giao động của thị trường xăng dầu trên thế giới. Đây là một trong những điều mà người dân ít khi để ý tới, vì thế giá xăng dầu tăng nhiều hơn giảm hoàn toàn nằm trong số liệu tính toán có chủ đích của Bộ Công thương.

Ngày 1/1/2012, Quốc hội cộng sản đảng đã thông qua Luật thuế môi trường, qua đó giá xăng phải gánh thêm 1000 đồng/lít, dầu diezel gánh thêm 500 đồng/lít. Đến ngày 1/5/2015, sau hai năm áp thuế giá xăng dầu, nhà cầm quyền tiếp tục tăng thuế bảo vệ môi trường lên gấp ba, xăng từ 1000 lên 3000 đồng/lít, dầu diezel từ 500 lên 1500 đồng/lít. Đến nay cộng sản một lần nữa muốn “sửa luật” với lý do bảo vệ mội trường để tăng thuế xăng dầu lần thứ 3 chỉ trong vòng 5 năm.

Mặt hàng xăng dầu là thành phần chính để định giá sản phẩm sau khi sản xuất và đưa ra thị trường tiêu thụ. Việc giá xăng dầu tăng, giảm ảnh hưởng lớn trong quá trình kinh doanh của hầu hết doanh nghiệp cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Chính vì thế việc nhà cầm quyền tiếp tục dùng quyền lực để sửa đổi Luật bảo vệ môi trường nhằm áp dụng tăng mức thuế đối với xăng dầu sẽ dẫn đến những khó khăn cho người dân, đặc biệt những người có thu nhập thấp.

Từ năm 2012 đến 2014, Bộ Tài chính đã thu từ thuế bảo vệ môi trường hơn 11 nghìn tỷ đồng. Năm 2015, sau khi tăng thuế lên gấp ba lần thì số tiền thu được theo báo cáo của Bộ Tài chính là 27.020 tỷ đồng. Trong năm 2016 khoản thu này tăng mạnh, cụ thể Bộ Tài chính của nhà cầm quyền báo cáo thu được 42.393 tỷ đồng từ việc áp thếu xăng dầu theo Luật bảo vệ môi trường.

Điều đáng nói là việc tăng thuế giá xăng dầu thông qua Luật bảo vệ môi trường được xem là một động thái cướp có tính hợp pháp vô cùng đểu cán của nhà nước cộng sản. Trong khi đó môi trường của Việt Nam ngày một trở nên tồi tệ do chính những đề án, những dự án kinh tế, những ký kết thương mại sản xuất do nhà cầm quyền thực hiện đã và đang hủy hoại môi trường một cách khốc liệt.

Hẳn đến giờ này ai cũng biết sự việc Trung cộng đang tàn phá Tây nguyên qua việc khai thác Bauxite. Chính hệ thống đảng cộng sản cũng đã thừa nhận “bị lừa” trong vụ thương vụ làm ăn với “bạn 16 chữ vàng, 4 tốt” này. Cho đến nay thảm họa môi trường biển tại miền Trung do Formosa xả thải vẫn đang gây bao khó khăn cho người dân miền Trung và nhân dân cả nước. Hàng chục vụ xả lũ thủy điện được các cán bộ nhà sản thực hiện trong năm 2016 đã giết chết hơn cả trăm sinh mạng đồng bào và gây ô nhiễm toàn bộ khu vực dân sinh trong suốt nhiều tuần lễ sau khi xả lũ thủy điện.

Tiếp đến những vụ bức tử hàng loạt cây xanh tại Hà Nội, Sài Gòn nhằm phục vụ những dự án mở rộng đô thị, đường sắt. Những vụ chặt phá rừng nghiêm trọng tại địa bàn Trà Mi thuộc tỉnh Quảng Nam. Mới đây là việc cày xới, tàn phá bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng để xây dựng biêt thự trong dự án của công ty Biển Tiên Sa, một công ty thuộc Bộ Quốc Phòng.

Ngoài ra cả nước còn xảy ra 53 trường hợp cá chết hàng loạt một cách bất thường tại các con sông, suối, kênh trên nhiều tỉnh thành trong suốt thời gian song song với thảm họa Formosa cho đến ngày hôm nay. Ngay mới ngày 4/4/2017 vừa qua vẫn còn xảy ra tình trạng cá chết trắng tại đầu nguồn sông Sài Gòn. Thậm chí sáng ngày 5/4/2017 cá vẫn chết hàng loạt, bốc mùi hôi thối trên sông Âm huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa.

Nếu cộng sản cho rằng việc tăng thuế xăng dầu là để bảo vệ môi trường thì thử hỏi nhà cầm quyền đã dùng tiền thuế ấy ra sao? Ai, cơ quan, tổ chức nào sẽ giám sát việc sử dụng hàng chục ngàn tỷ đồng tiền thuế ấy. Và môi trường hiện nay như thế nào, trong khi mỗi ngày có hàng trăm người chết vì căn bệnh ung thư. Nguyên nhân chủ yếu là do môi trường tại Việt Nam ô nhiễm trầm trọng. Thiết nghĩ những điều cộng sản đảng làm trong quá khứ và hiện tại chỉ đem lại những hệ lụy tồi tệ cho môi trường. Vì thế việc thông qua dự thảo Luật bảo vệ môi trường chính là chiêu thức mà những kẻ lợi ích nhóm trục lợi nhằm gia tăng quyền lực cai trị trong tập đoàn cộng sản đảng.