Sunday, February 19, 2017

Lãnh đạo Quảng Ngãi hối thúc hỗ trợ dự án thép Hòa Phát Dung Quất

Theo Một Thế Giới -19/02/2017 15:18 
Thực hiện cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Hòa Phát triển khai đầu tư Khu liên hợp sản xuất gang thép, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi đang hối các cấp ngành hỗ trợ tối đa cho dự án Hòa Phát Dung Quất.
Lanh dao Quang Ngai hoi thuc ho tro du an thep Hoa Phat Dung Quat - Anh 1
Một góc Khu kinh tế Dung Quất - Ảnh: Lê Đình Dũng.
Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn hỏa tốc thông báo kết luận của ông Trần Ngọc Căng, Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp bàn kế hoạch triển khai dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.
Ông Căng đánh giá cao sự tích cực, quyết tâm của Tập đoàn Hòa Phát trong việc thực hiện dự án và cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Hòa Phát triển khai dự án đúng tiến độ.
Để hỗ trợ tập đoàn này, ông Căng yêu cầu Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi chỉ đạo và giao nhiệm vụ ngay cho Trung tâm Phát triển quỹ đất Dung Quất khẩn trương tiến hành rà soát và phối hợp với UBND huyện Bình Sơn đề xuất Ban để xem xét, xử lý dứt điểm một số trường hợp tồn tại về bồi thường, giải phóng mặt bằng.
Về vấn đề mua tài sản thanh lý từ dự án Guang Lian, ông Căng đề nghị Tập đoàn Hòa Phát khẩn trương làm việc với Công ty Guang Lian để thống nhất và giải quyết dứt điểm việc mua bán tài sản thanh lý. Giao Trưởng ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi phối hợp, hỗ trợ Tập đoàn Hòa Phát làm việc với Cục Thuế tỉnh để trao đổi cụ thể các vấn đề liên quan đến nghĩa vụ thuế trước khi tập đoàn ký kết hợp đồng mua bán tài sản thanh lý với Công ty Guang Lian, đảm bảo hoàn thành trong tháng 2.2017.
Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi xem xét, sớm ban hành quyết định cho Tập đoàn Hòa Phát thuê đất (đợt 1) trên cơ sở hồ sơ tập đoàn đã gửi Ban. Tập đoàn Hòa Phát có trách nhiệm đôn đốc đơn vị tư vấn sớm hoàn thành báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án để trong tháng 6.2017 trình Bộ Tài nguyên - Môi trường thẩm định, phê duyệt.
Về đầu tư xây dựng đập ngăn mặn và kè chắn cát cảng Dung Quất (giai đoạn 2), Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, rà soát và đề xuất UBND tỉnh phê duyệt chủ trương cũng như nguồn vốn thực hiện, đảm bảo đáp ứng nhu cầu về tiến độ thực hiện của dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép; trình UBND tỉnh ngay trong tháng 2.2017.
Trên cơ sở đề xuất và dự thảo quyết định của Ban Quản lý khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, giao Văn phòng UBND tỉnh khẩn trương thẩm tra, trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập tổ công tác liên ngành hỗ trợ dự án dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất.
Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (mã HPG) vừa công bố nghị quyết hội đồng quản trị thông qua chủ trương đầu tư dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất để trình Đại hội cổ đông thường niên năm 2017. Cụ thể, Hòa Phát cho biết tổng mức vốn đầu tư cho dự án thép tại Dung Quất là 52.000 tỉ đồng, trong đó vốn cố định là 40.000 tỉ đồng, vốn lưu động là 12.000 tỉ đồng.
Dự án này được chia ra làm 2 giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có tổng vốn đầu tư 26.000 tỉ đồng, trong đó vốn cố định là 20.000 tỉ đồng và vốn lưu động 6.000 tỉ đồng. Tỷ lệ vốn tự có trên vốn cố định là 50% (tức 10.000 tỉ đồng vốn tự có, còn vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng là 10.000 tỉ đồng).
Giai đoạn 1 của dự án sẽ sản xuất 2 triệu tấn thép dài/năm, gồm 1 triệu tấn thép dài xây dựng và 1 triệu tấn thép dây cuộn chất lượng cao. Giai đoạn 2 của dự án sản xuất 2 triệu tấn thép dẹt cán nóng/năm, phục vụ cơ khí chế tạo.
Dự án có quy mô sản xuất gang, phôi thép từ quặng sắt là 4 triệu tấn các loại/năm gồm các sản phẩm thép dây cuộn, thép thanh vằn, thép dặt. Theo dự kiến, dự án xây dựng sẽ bắt đầu được thực hiện từ tháng 2.2017 và xong vào năm 2019. Chi phí thiết bị, máy móc đạt khoảng 24.400 tỉ đồng.
Lê Đình Dũng

Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi hành động khẩn cấp đối với 3 người bảo vệ nhân quyền bị mật giam

Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi hành động khẩn cấp đối với 3 người bảo vệ nhân quyền bị mật giam
Tổ chức Ân Xá Quốc Tế hôm 15 tháng 2 ra thông cáo kêu gọi thế giới có hành động khẩn cấp đối với tình trạng của ba người bảo vệ nhân quyền bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam bắt giam không cho liên lạc với bên ngoài.
Chỉ trong vòng 10 ngày hồi tháng 1 vừa qua, ba nhà hoạt động không liên kết với bất cứ tổ chức nào là bà Trần Thị Nga, ông Nguyễn Văn Oai và ông Nguyễn Văn Hóa, đã bị bắt giữ. Ân Xá Quốc Tế nói rằng, do không được gặp luật sư, cả ba người đang có nguy cơ bị tra tấn và chịu đựng những hình thức ngược đãi khác.
Ân Xá Quốc Tế kêu gọi mọi người quan tâm viết thư bằng tiếng Việt, tiếng Anh hoặc bất cứ ngôn ngữ nào, để kêu gọi nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện ba tù nhân lương tâm. Họ đang bị giam giữ chỉ duy nhất vì họ đã sử dụng quyền tự do diễn đạt của mình, đồng thời bảo đảm ba nhà hoạt động không bị tra tấn hoặc ngược đãi, đồng thời phải cho họ gặp gia đình và luật sư do họ tự chọn cũng như nhận được sự chăm sóc y tế đầy đủ.
Ân Xá Quốc Tế đánh giá rằng các quyền tự do diễn đạt, lập hội và tụ họp ôn hòa đang bị hạn chế nghiêm trọng bằng luật lệ ở Việt Nam, bất chấp nước này đã tham gia Công Ước Quốc Tế Về Các Quyền Dân Sự Và Chính Trị.
Huy Lam / SBTN

Không phải 62% GDP, mà nợ công Việt Nam đang là 210% GDP !

Không phải 62% GDP, mà nợ công Việt Nam đang là 210% GDP !
Tiến sĩ Vũ Quang Việt, cựu vụ trưởng Vụ thống kê của Liên Hiệp Quốc, vừa tung ra một số liệu “khủng khiếp” ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn: nợ công quốc gia của Việt Nam đã lên tới 210% GDP!
Vào năm 2011, Tiến sĩ Vũ Quang Việt đã từng nêu ra một số dẫn chứng có cơ sở để chứng minh rằng, nợ công việt Nam về thực chất đã tăng đến 106% GDP, nếu tính cả nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước. Vào thời điểm đó, con số báo cáo của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng về nợ công quốc gia chỉ vào khoảng 50% GDP.
Mãi đến gần đây, chính phủ Nguyễn Xuân Phúc mới lấp ló thừa nhận nợ công đã sát trần cho phép (mà về thực chất là sát ngưỡng nguy hiểm theo tiêu chí quốc tế là 65% GDP). Vào đầu năm 2017, Thủ tướng Phúc bất chợt thú nhận “nếu tính đủ thì nợ công đã vượt trần”.
Nhưng không chỉ vượt trần, mà nợ công trong thực tế đã vượt trần từ lâu, và vượt rất xa.
Theo phân tích của Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nợ của doanh nghiệp nhà nước cho thấy toàn cảnh khoảng 3,200 doanh nghiệp với số nợ theo điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2014 là 4.9 triệu tỉ đồng (231 tỉ đô la Mỹ), gấp nhiều lần con số 1.5 triệu tỉ đồng mà Bộ Tài chính đưa ra chỉ cho một số tập đoàn và công ty lớn. Ước tính thêm cho thấy năm 2016, nợ của doanh nghiệp nhà nước là 324 tỉ đô la Mỹ, bằng 158% GDP.
Như vậy, cộng cả nợ chính phủ và nợ doanh nghiệp nhà nước sau khi trừ đi phần Chính phủ bảo lãnh trùng lặp, tổng số nợ năm 2016 là 431 tỉ đô la Mỹ, bằng 210% GDP.
Từ năm 2011, ngay một chuyên gia nhà nước là ông Vũ Đình Ánh đã phải thừa nhận nợ công đã lên đến 98% GDP.
Còn vào năm 2016, một chuyên nhà nước khác là ông Lê Đăng Doanh đã nói thẳng rằng nếu tính đủ thì nợ công Việt Nam phải lên đến 110% GDP.
Tỷ lệ nợ công trên của Việt Nam lại rất “đồng chí” và “đồng cảm” với người anh em Trung cộng. Vào tháng Tư năm 2016, tờ Financial Times đã cho biết tỷ lệ nợ công của Trung cộng đã lên đến 237% GDP, tức vào khoảng 25 ngàn tỷ USD.
Đáng nói là với con số nợ công đến 25 ngàn tỷ USD như thế, dự trữ ngoại hối của Trung cộng chỉ có 3 ngàn tỷ USD (mới đây đã rớt xuống dưới 3 ngàn tỷ USD), hoàn toàn không thể bù đắp gánh nặng nợ công nếu khủng hoảng nợ công bùng nổ.
Trong khi đó, dù có tỷ lệ nợ công quốc gia gần ngang bằng với Trung cộng, nhưng dự trữ ngoại hối của Việt Nam thấp hơn nhiều (40 tỷ USD) theo báo cáo của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. Nhưng tổ chức này cho tới nay vẫn hoàn toàn không minh bạch về cơ cấu dự trữ ngoại hối như bao nhiêu trái phiếu quốc tế, bao nhiêu vàng, bao nhiêu SDR, bao nhiêu USD và ngoại tệ khác…
Thế còn ngân sách thì thế nào?
Một phân tích khác của Tiến sĩ Vũ Quang Việt cho thấy trong các loại nợ, đặc biệt là nợ chính phủ ngày càng tăng là do chi ngân sách ngày càng tăng, đưa đến thiếu hụt ngân sách lớn, khoảng 5-6% GDP một năm. Thông tin trong quá khứ cho thấy thường tỷ lệ chi ngân sách vượt nghị quyết của Quốc hội 30-40% mà tới hai năm sau mới biết. Như thế, khả năng kiểm soát chi gần như không có.
Tiến sĩ Vũ Quang Việt đưa ra các phân tích trong bối cảnh Bộ Tài chính đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Quản lý nợ công. Tuy nhiên, bộ này vẫn không chịu thừa nhận nợ công quốc gia bao gồm cả nợ của các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước – như một tiêu chí bắt buộc của Liên Hiệp Quốc.
Lê Dung / SBTN  

Ngư dân Quảng Bình cũng bị “bùn lạ”

Ngư dân Quảng Bình cũng bị “bùn lạ”
Lưới bị bám “bùn lạ” (ảnh do ngư dân Ngư Thủy Nam cung cấp)
Ngày 18-2, ông Nguyễn Phương Lâm, viên chức xã Ngư Thủy Nam, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình cho biết, ngư dân địa phương khi đánh bắt gần bờ từ đầu năm đến nay đều phát hiện lưới của họ bị bám “bùn lạ” như ngư dân tỉnh Quảng Trị.
Theo phản ánh của ngư dân, thì lưới của họ mỗi lần đánh bắt gần bờ đều bị loại bùn vàng đục như loại bùn xả xuống biển, loại này có nhầy, khi vướng vào lưới, gây ra sức nặng lớn, ngư dân rất khó khăn mới thu hồi lại lưới.
Nhiều ngư dân nói thêm mấy hôm Tết Đinh Dậu, họ trúng đậm cá khoai, nhưng khi “bùn lạ” xuất hiện, bám đầy lưới thì cá cũng không có.
Đại diện Sở Tài nguyên – Môi trường tỉnh Quảng Bình, nói với báo chí rằng sẽ lấy mẫu bùn xét nghiệm.
Vũ Minh Ngọc / SBTN

Ông Đinh La Thăng nêu nghi vấn với chính sách hộ khẩu

Ông Đinh La Thăng nêu nghi vấn với chính sách hộ khẩu
Ông Đinh La Thăng cho rằng vấn hộ khẩu đang gây khó khăn trong việc thu hút, tuyển dụng người tài. (Ảnh: vndlt.com)
Sau tuyên bố đặt vấn đề với hệ thống loa phường của chủ tịch Hà Nội, giờ đây thêm một di sản của chế độ cộng sản nhằm kiểm soát quyền tự do của người dân bị nêu nghi vấn.
Bí thư thành ủy Đinh La Thăng có ý thúc đẩy thành phố Sài Gòn đi đến hủy bỏ chính sách duyệt xét hộ khẩu, ít nhất là trong lãnh vực tuyển người làm việc.
Truyền thông trong nước hôm Thứ Sáu dẫn lời ông Thăng chất vấn ông Trương Văn Lắm, giám đốc Sở Nội Vụ, về vấn đề kiểm soát hộ khẩu rằng: “Tại sao mại dâm, trộm cướp, ma túy vào đây các anh không quản lý hộ khẩu, không yêu cầu hộ khẩu, mà những chuyên gia giỏi lại bắt hộ khẩu, là sao?” Ông Thăng đã nói như vậy trong buổi làm việc với Sở Khoa Học Công Nghệ về kế hoạch hoạt động năm 2017.
Cũng tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Việt Dũng, giám đốc Sở Khoa Học Và Công Nghệ thành phố, đề nghị thành phố bỏ quy định về duyệt xét hộ khẩu trong việc tuyển dụng công chức và nhân viên. Đồng ý với ông Dũng, ông Thăng còn đổ lỗi cho chính sách hộ khẩu đã khiến nhiều lãnh vực khác không tuyển được đủ nhân lực.
Giám đốc Sở Nội Vụ Trương Văn Lắm cho biết sẽ đề nghị bỏ hộ khẩu trong việc tuyển công chức và nhân viên.
Miền Bắc Việt Nam đã áp dụng phương thức kiểm soát dân bằng hộ khẩu từ thập niên 1950. Đây là phương tiện qua đó nhà cầm quyền cộng sản chẳng những kiểm soát tự do đi lại, mà còn siết chặt cả bao tử của người dân trong suốt thời bao cấp.
Huy Lam / SBTN

Hàng trăm ngàn người Việt Nam sang Lào và Thái Lan làm việc qua ngã Hà Tĩnh

Hàng trăm ngàn người Việt Nam sang Lào và Thái Lan làm việc qua ngã Hà Tĩnh
Ảnh: Dân Trí
Tại cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thuộc huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, đang có nhiều ngàn người mỗi ngày tới làm thủ tục xuất cảnh. Đa số họ là người lao động trở lại Lào và Thái Lan để làm việc sau kỳ nghỉ Tết.
Theo báo Dân Trí hôm Thứ Bảy 18/02, trung bình mỗi ngày có tới 3-4 ngàn người làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu Cầu Treo, khiến cho giới hữu trách phải huy động tất cả nhân viên túc trực ngày đêm để giải quyết công việc giấy tờ. Hiện tượng này bắt đầu từ mùng 6 Tết đến nay.Nhiều người có mặt từ rất sớm nhưng phải mất 3-4 tiếng mới làm xong thủ tục.
Ông Châu Bá Thông, một cư dân Hà Tĩnh sang Lào làm việc, cho biết ông thường đi qua cửa khẩu này mỗi năm vài lần. Những ngày thường thì thủ tục ở đây rất nhanh, nhưng dịp Tết thì phải đợi lâu, vì mọi người phải ngồi chờ xếp hàng. Ông Thông cho biết ông đợi từ 6 giờ sáng đến 10 giờ mới tới lượt.
Một cư dân Nghệ An là ông Nguyễn Văn Hoài nói rằng, trong những năm gần đây, do nhu cầu lao động Việt tại một số thị trường như Nam Hàn, Nhật Bản và Đài Loan bị hạn chế, nên người lao động đã đổ xô sang Lào và Thái Lan để làm việc. Chưa năm nào mà ông Hoài thấy đông như năm nay.
Báo Dân Trí dẫn lời Thượng úy công an CSVN Hồ Thọ, phó trạm trưởng trạm biên phòng cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, xác nhận trạm này đang huy động tất cả nhân viên thay nhau túc trực ngày đêm.
Huy Lam / SBTN

hín địa phương có tình trạng ‘cả họ làm quan’

RFA 2017-02-17  
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (giữa) cùng các cán bộ trong cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Hà Nội vào ngày 13 tháng 1 năm 2017.
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (giữa) cùng các cán bộ trong cuộc họp với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tại Hà Nội vào ngày 13 tháng 1 năm 2017.  AFP photo
Bộ Nội vụ Việt Nam hôm nay công bố kết quả kiểm tra rà soát tại 9 địa phương đơn vị là những nơi bị phát hiện có tình trạng tuyển dụng người nhà vào làm việc trong bộ máy chính quyền.
Cụ thể báo cáo cho thấy số người nhà có quan hệ ruột thịt là 18 (trong đó người có chức vụ là 15 người), số người nhà có quan hệ họ hàng là 40 người (trong đó người có chức vụ là 22 người). Số người làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước là 24 người, cơ quan đảng là 6 người, cơ quan đoàn thể là 10 người, đơn vị sự nghiệp là 14 người.
Ông Nguyễn Tiến Thành, Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ cho báo chí biết những thiếu sót chủ yếu được phát hiện bao gồm người được tuyển dụng còn thiếu một hoặc một số tiêu chuẩn về trình độ lý luận chính trị, chứng chỉ quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học, trình tự bổ nhiệm của một số trường hợp không có văn bản đề nghị và phê duyệt chủ trương bổ nhiệm, không thực hiện trình tự, thủ tục tuyển dụng, đồng thời không thực hiện trình tự, thủ tục bổ nhiệm theo quy định.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, Bộ Nội vụ yêu cầu các địa phương rà soát lại các điều kiện và tiêu chuẩn còn thiếu của các công chức được bổ nhiệm, xem xét theo thẩm quyền việc miễn nhiệm chức vụ đối với những trường hợp không đáp ứng quy định.
Việc thanh tra ở 9 địa phương được thực hiện trong hơn 1 tháng sau khi có các thông tin trên báo chí về hiện tượng cả họ làm quan ở một số địa phương. Sau những phản ánh của báo chí, Thủ tướng chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ  tiến hành kiểm tra, rà soát các thông tin mà báo chí phản ánh.

Giới cầm quyền cộng sản tiếp tục siết chặt kiểm soát hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

Trần Quang Thành (Danlambao) - Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi trả lời phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành 

Năm 2016, giới cầm quyền cộng sản Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp các hoạt động đòi nhân quyền, đòi tự do tín ngưỡng tôn giáo, bưng cách đưa ra các văn bản luật pháp mới hoặc sửa đổi theo hướng siết chặt quản lý. Về biện pháp hành chính, hành động khủng bố, đàn áp dưới nhiều hình thức khác nhau khiến dư luận trong và ngoài nước lo ngại và kịch liệt phản đối.

Từ thành phố Huế, Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi đã lên tiếng tố cáo giới bạo quyền cộng sản tiếp tục tăng cường các biện pháp siết chặt và đàn áp tự do tín ngưỡng, tôn giáo qua cuộc phỏng vấn của nhà báo Trần Quang Thành.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe.

Youtube PV linh mục Phan Văn Lợi



Cán bộ Việt cộng bỏ túi

Nguyễn Thành Trí (Danlambao) - Thông thường ở Việt Nam cái khẩu ngữ “Bỏ Túi” có nghĩa là “lấy tiền của công làm của riêng”. Nhóm từ “Án Bỏ Túi” để chỉ những “vụ án chưa xử đã biết trước kết quả, vì có tiền mua chuộc đã bỏ trong túi người xử án”. Bây giờ những người Việt Nam có chức có quyền có loại "Cán Bộ Bỏ Túi". Phải nói cho đúng hơn là “Cán Bộ Việt Cộng Bỏ Túi”, vì hầu hết cán bộ loại này phải là đảng viên thuộc dòng dõi gia đình Việt Cộng và thuộc diện “ưu tiên”, hay được “mua quan bán chức” có truyền thống.

Từ những năm trước đã có hệ thống đào tạo nhân sự của Việt Cộng có loại “Cán Bộ Đã Được Quy Hoạch” nhằm hướng “cha truyền con nối” của những gia đình cách mạng trung thành với đảng, cho nên có những trường hợp “cả họ làm quan việt cộng” ở khắp các địa phương.

Đã nói như Đại Biểu Quốc Hội Việt Cộng Bùi Thị An là “Lãnh đạo cũng có tố chất di truyền”. Bởi vì yếu tố quyết định việc tuyển dụng làm việc của chế độ việt cộng là tính trung thành với đảng, nên những gia đình chí cốt cách mạng việt cộng có điểm “ưu tiên”. Hơn nữa, những gia đình chí cốt này có “Tố Chất Di Truyền Việt Cộng” khó thay đổi được. Cái tố chất di truyền đó được thể hiện rõ nét trong những người lãnh đạo các ngành chuyên môn. Cái tính cách “Cha Truyền Con Nối” đã xảy ra phổ biến ở mọi lãnh vực, vì Đảng Việt Cộng độc tài muốn độc quyền quản trị xã hội Việt Nam nên phải đào tạo nhân sự chỉ huy, quản lý theo kiểu “con vua thì được làm vua”. 

Tuy ngoài mặt tuyên truyền là mọi người đều bình đẳng; người nào “phấn đấu, rèn luyện tốt” đều có thể được đề cử vào những chức vụ quan trọng, nhưng những người có truyền thống gia đình chí cốt việt cộng, cũng như họ có sẵn “Cái Gốc”, họ có điều kiện lấy kinh nghiệm của cha mẹ mình, của chú bác cô dì mình làm “Cái Vốn” cho mình.

Một cách lý tưởng, trong mọi tổ chức, lãnh vực, và các địa phương, nếu có người chỉ huy giỏi và hạnh kiểm tốt, được mọi người tín nhiệm, mến phục và làm theo, thì công việc chắc chắn có kết quả tốt như mong muốn. Nói như vậy để thấy rằng trên nguyên tắc nhân sự, chức vụ làm việc là cái quan trọng mà người dân giao phó để phục vụ nhân dân, xã hội. Thí dụ như những chức vụ dân cử chủ tịch uỷ ban xã ấp, quận huyện, tỉnh thành, thị trưởng thị xã, ủy viên cảnh sát, vân vân, phải được ứng cử bần cử tự do. Người đạt tiêu chuẩn được tuyển chọn nhận chức vụ làm việc, ai không đạt tiêu chuẩn thì không được tuyển dụng. Người không có khả năng, làm không được việc giao phó thì phải từ chức. Ở Việt Nam chế độ Việt Cộng không có bầu cử ứng cử tự do, chưa quen hay không có văn hóa từ chức. Còn người nào làm hỏng việc thì phải bị cách chức; tùy theo mức độ tổn hại nặng nhẹ mà bị trừng phạt thích đáng. 

Tuy nhiên, công tác tuyển chọn, bố trí cán bộ trẻ ở hầu hết các nơi trong nước Việt Nam khiến người ta thắc mắc, lo lắng. Chức vụ đã trở thành một thứ đặc quyền, đặc lợi, đặc ân đối với nhiều người Việt trẻ. Không phải không có lý do khiến người ta cố gắng hết sức chạy chọt, đút lót để được tuyển dụng, và được thăng quan tiến chức. Hai chữ chức vụ tự nó “không phải là tiền đô, nhà to, đất rộng”, nhưng chức vụ, nhất là những chức vụ chỉ huy từ xã ấp cho đến quận huyện, tỉnh thành, chức vụ quan trọng trong một số lãnh vực ngành nghề, sẽ “sinh ra tiền đô, nhà to, đất rộng” rất dễ dàng. Và cả nước Việt Nam là một hệ thống tham nhũng khổng lồ phát sinh từ cách tổ chức của Đảng Việt Cộng từ trên trung ương xuống tận cơ sở.

Đó là tình hình hiện tại có một số rất đông người đã lợi dụng chủ trương Việt Nam trẻ trung hóa hàng ngũ cán bộ để dùng áp lực đặt để con cháu, đàn em, phe cánh của mình vào những vị trí chỉ huy vụ này, lãnh đạo sở kia. Một cách khách quan nhận xét những người mới tốt nghiệp đại học, hay được vài năm vào làm việc ở cơ quan nhà nước; những người này có kinh nghiệm gì, đã lập được thành tích gì mà phát triển nhanh đến hàng giám đốc sở, hay trưởng, phó vụ. Những thí dụ cụ thể là ông bí thư tỉnh ủy ở một tỉnh miền Trung VN đã đưa con trai của mình lên ghế giám đốc. Và có ông bộ trưởng giở trò điều động thuyên chuyển nhân viên để hô biến một cán bộ yếu kém thành một người tài giỏi, và đã giới thiệu về địa phương tham gia cấp ủy làm đến chức phó chủ tịch tỉnh.

Những kiểu cách điều động, thuyên chuyển, bổ nhiệm, cất nhắc con cháu, đàn em, phe cánh nấp dưới chiêu bài trọng dụng người trẻ tài giỏi, trẻ trung hóa hàng ngũ cán bộ Việt Cộng kiểu này, người dân Việt Nam biết rõ hết. Người dân Việt Nam nhận thấy Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó bí thư Thành ủy Thành Hồ, đã hàm hồ nói một câu trịch thượng, xúc phạm dân tộc Việt Nam. Câu nói đó như sau, “Con cháu của lãnh đạo làm lãnh đạo là hạnh phúc của dân tộc”. Trong khi con cháu của lãnh đạo được Đảng tín nhiệm giao trọng trách quản lý nhà nước, làm thủ lãnh chỉ huy các cấp từ trung ương xuống tận địa phương theo kiểu “cả họ làm quan việt cộng”. Đây đúng là hạnh phúc của Đảng; ngược lại là nỗi bất hạnh của dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Thị Quyết Tâm

Còn số người trẻ tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ thì được lãnh đạo đảng và nhà nước lên kế hoạch cho xuất cảng lao động cấp cao. Và đây là điều hạnh phúc của những người đi lao động nước ngoài (?). Nhân Dân Việt Nam không có gì phải thắc mắc, nghi ngại Đảng Việt Cộng đang cầm quyền?? Như thế thì những người Việt Nam trẻ tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ nhưng đang bị thất nghiệp, hoặc phải đi lao động nước ngoài, có cảm nghĩ thế nào? Có cảm thấy bị đối xử bất công hay không nếu so sánh với con cháu của lãnh đạo? Nên nhớ một sự thật rằng “Cán Bộ Việt Cộng Bỏ Túi” hay “Con Cháu Của Lãnh Đạo Làm Lãnh Đạo Là Hạnh Phúc Của Đảng Việt Cộng; Ngược Lại, Là Nỗi Bất Hạnh Của Dân Tộc Việt Nam”./.

Sài Gòn 18/2/2017

Câu chuyện thuyết âm mưu

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Các bạn bè thân mến! Câu chuyện về các mẩu đối thoại sau đây, tùy theo các bạn suy diễn nhé, tôi chỉ là kẻ kể lại, tin hay không tùy ý các bạn. 

- Này cái vụ ám sát Kim Jong Nam, sao bộ ngoại giao bên ông im thinh thít vậy? Dư luận mạng xã hội quan tâm lắm đấy

- Ông đùa à, đó là trách nhiệm bên Tổng cục 1 (An Ninh đối ngoại), chúng tôi chả ngu dại gì lên tiếng cho… Chúng nó (truyền thông chính qui lá cải) nó… làm thịt.

- Nhưng cái con bé đó mang thông hành Việt Nam đấy!

- Thì kệ… mẹ nhà nó, bên tôi mà nhúng vào thì “nhạy cảm” với bộ quốc phòng lắm ông ạ, chúng nó mà cắt…” nguyên liệu” bên chúng tôi, thì bộ ngoại giao chúng tôi có nước đi… ăn mày.

- Ông nói thế là sao?

- Mẹ, bên đó đang có “giao dịch” với bên chúng tôi, có lợi cùng chia, bên tôi lo thủ tục ngoại giao hợp lý, bên đó lo "nguyên liệu", chuyên chở và giao hàng, ông cũng biết rồi, ba cái "hàng nóng" bên Phi Châu lúc nào chả cần.

- Ý của ông là… vũ khí à????

- Mẹ, chúng tôi đâu có dại vậy ông, bán vũ khí lậu cho chúng nó “hốt” à, chúng tôi chỉ cung cấp “nguyên liệu” cho vũ khí thôi,

- À… Tôi hiểu rồi, không bán cần câu, chỉ bán mồi câu, tức là đạn dược chứ gì

- Ông nói chứ không phải tôi nhé, à đừng hỏi chuyện của bên tôi, tôi đang thắc mắc, vụ Formosa chấn động cả thế giới, mà bên bộ môi trường của ông lại “đá bóng” vòng vòng thế, trong khi cái thằng cha Đa Phước thì các ông “dí” tới bến, thế là thế nào?

- Thôi đi ông ạ, Formosa là “sân sau” của đám bộ công thương, mẹ, đụng vào chúng, thì bên bộ môi trường chúng tôi chỉ… húp cám heo mà sống.

- Mắc mớ gì bộ công thương?

- Mẹ, chúng tôi sống là nhờ mấy thằng “quan” ở tỉnh miền biển và rừng, chúng nó “cống nạp” đàng hoàng theo từng “quý một”, chỉ cần chúng tôi nhắm mắt cho chúng làm ăn thì “nhà nhà no ấm”, chúng tôi mà quậy lên, thì đụng vào “sân sau” của bộ công thương, tụi này nó “ác” lắm, mẹ nó mà “dìm” tất cả giấy phép thì thằng nào cũng “ói” ra máu cả. 

- Bộ công thương “quyền lực” đến thế cơ à?

- Ông nghĩ đi, cả nước có tỉnh nào là giàu có đâu, nghèo bỏ mẹ, tiền đâu mà phát triển? Không nhờ ODA thì phải nhờ đến FDI, mà kéo đầu tư ở ngoài vào tỉnh thì phải “chiều ý” người ta, “xã giao” với bộ công thương thì tụi nó “nương” cho giấy phép, tụi nó không bật đèn xanh thì Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư, bố bảo tụi nó cũng không cấp giấy phép, mấy thằng bí thư tỉnh lấy… éo gì mà “đốp hít”. 

- Thế ra xưa nay các ông “liên hợp” với bộ công thương à?

- “Liên hợp” mẹ gì, chúng nó ngồi trên hủ vàng, bên chúng tôi cùng lắm chỉ “ăn theo” chúng nó thôi, “làm thịt” mấy thằng bí thư tỉnh và địa phương là chính. 

- Vậy là ông vẫn may hơn thằng... , Nó làm bên bộ công an, giờ thì… đói rã họng, lại bị dân chúng ghét như… chó ghẻ.

- Thôi đi ông chả biết gì cả, nó “đớp” còn ngon hơn cả tôi và ông đấy, mẹ ban ngành nào cũng “cống nạp” cho chúng nó, chỉ nói hàng tháng tiền thu vào của chúng nó đã lên đến cả ngàn tỉ rồi ông ạ, bộ môi trường của chúng tôi, bộ giao thông vận tải, bộ công thương, bộ tài chánh, bộ văn hóa và du lịch, bộ thông tin và truyền thông, thằng nào cũng “cống nạp” thường xuyên cho chúng nó cả, thằng nào trễ nải việc “cống nạp” là bỏ mẹ, vài hôm sau là báo chí lên ngay… có dấu hiệu sai phạm là cuộc đời đi “bán muối” ngay. Chỉ có bộ ngoại giao bên ông là “ngoài vùng phủ sóng” của chúng nó thôi ông ạ.

- Cũng chưa chắc ông ơi, thì chúng tôi vẫn “cống nạp” đều đều cho tổng cục an ninh đối ngoại (tổng cục 1) đấy, nếu không chúng nó lại khui ra ba cái “phi vụ” của chúng tôi đưa người xuất khẩu lao động và các “phi vụ” với bộ quốc phòng là… chết cả đám ông ạ. Đấy, cái vụ con bé mang quốc tịch Việt Nam ám sát Kim Jong Nam, bố bảo chúng tôi cũng chả dám lên tiếng, cả bên quốc phòng và công an” làm thịt” thì ông lo tiền “phúng điếu” cho chúng tôi là vừa, dư luận nào lên tiếng, chỉ có mấy thằng “phản động” là “chém Gió” thôi, còn dân đen chúng nó biết đếch gì mà lên tiếng, mẹ, thả cho chúng nó kiếm ăn là may phước cho chúng nó rồi, chúng nó chả rổi hơi đâu mà lo chuyện thiên hạ. 

- À này, sẵn dịp hỏi ông, tôi có đứa cháu quê ở Nam Định, đang muốn cho nó xuất khẩu lao động đây, ông có “chỉ đạo” gì cho tôi đây?

- Có gì khó đâu, thì ông cứ ra kiếm thằng dịch vụ nào chả được, chỉ cần cho tôi biết tên và số hồ sơ của cháu ông là xong, nhưng chi phí cũng bộn đấy, nhưng tại sao ông không cho nó qua mẹ luôn mấy thằng “Tư Bản giãy chết”?

- Làm sao mà đi?

- Yên tâm, bên tôi lo tất, chỉ cần ông chịu “ói” là được, bảo đảm vài tháng nó sẽ có mặt ở Paris hay Munich.

- Cao không ông?

- Thì tùy, nhưng cũng vài chục “xấp” Euro, chỉ bằng vài buổi nhậu của đám lãnh đạo tỉnh đãi ông ăn “đặc sả”n thôi

- Thế thì ông giúp tôi nhé. 

- Để tôi lo, à này, mai tôi tính bay qua Thái Lan kiếm “tí’ hương hoa lấy hên đầu năm, ông đi với tôi nhé, nhớ chọn “hoa tươi” một tí đi cùng, mấy cụm “hoa dại” bên Thái… chán lắm. 

You got what you wish bros!!!!!!!!!!



Đánh bài ăn gà, 4 cụ già bị công an phạt tiền

Bạn đọc Danlambao - Thời buổi nhiễu nhương, cường quyền nắm luật pháp như cái “thiên đường XHCN” này thì lão nông đánh bài ăn gà cũng là chuyện “vi phạm pháp luật”.

Chuyện rằng: 

Ngày 12/2, có 4 cụ già nông dân rảnh rỗi nên rủ nhau đánh bài với dự định ăn thua một con gà đang chạy ngoài vườn để làm mồi nhậu. Họ bao gồm: Ông Lâm Văn Bạn (76 tuổi), Trương Ngọc Lợi (65 tuổi), Nguyễn Công Bình (62 tuổi) và bà Lê Thị Huê (66 tuổi). Tất cả cùng ngụ tại xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi (Cà Mau). 

Tuy nhiên, khi họ vừa đánh được khoảng 30 phút thì công an xã ập vào. Tất cả bị đưa lên trụ sở công an xã với tội danh “đánh bạc”. 

Tang vật thu giữ tại chiếu bạc là 21.500 đồng, 2 bộ bài tây và con gà đang chạy nhong nhong ngoài vườn có giá 150.000 đồng. 

Rất nhanh chóng, công an ra quyết định bằng... miệng, phạt mỗi người 1 triệu đồng. 

Và quyết liệt không kém, công an yêu cầu các cụ nộp ngay tiền mặt mới được về. 

Khốn khổ, các cụ đã cao tuổi lại là nông dân chân lấm, tay bùn thì tiền đâu? Thế là đành phải gọi người nhà mang tiền đến cơ quan bảo vệ pháp luật để “chuộc thân” trở về. 

Nói về số tiền tang vật, bà Huê cho biết: “Trên 20.000 đồng bị công an xã tịch thu là tiền tôi vừa bán rượu và bỏ vô hộp sau nhà bếp, gần chỗ đánh bài”. 

Trả lời về việc vừa “phá được vụ án lớn” này, ông thượng tá Trương Hoàng Bảy, Phó Công an huyện Đầm Dơi cho rằng việc phạt và thu ngay mỗi lão nông số tiền 1 triệu đồng là đúng. Còn ông Hồ Trọng Hiểu, Trưởng Công an xã Tân Đức thì trả lời đầy tính đạo đức Hồ Chí Minh hơn: “xã áp dụng mức thấp nhất". 

Quả thật, ở dưới cái thiên đường XHCN này thì những kẻ cướp đang khoác lên mình chiếc áo bảo vệ pháp luật, chúng "Ăn của dân không từ một cái gì". Và người dân thấp cổ bé họng chỉ còn biết ngửa mặt lên trời trông đợi bình yên.