Friday, December 2, 2016

‘Đầu xanh’ có tội tình gì?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.
Mù Cang Chải
Theo VOA-02.12.2016 
Vừa chập chững bước đi, rời vòng tay âu yếm của ba mẹ đến trường, một số trẻ đã phải chịu những cú sốc đầu đời - nỗi đau đớn, sợ hãi bởi nạn bạo lực học đường, thay vì các em được yêu thương, chăm sóc, vỗ về. Bị tát liên hồi, bị cào, véo, đá, đạp; bị dán băng keo vào mồm; bị chận cổ, trút sữa vào họng, bị ném xuống sàn như ném thú nhồi bông ... “Đầu xanh” có tội tình gì ?
Bên trong những cái tên trường rất đẹp
Chỉ riêng thông tin về bạo hành trẻ em mầm non được phản ánh trên các báo cũng có thể kể ra hàng loạt vụ trong thời gian qua. Điển hình như vụ cô giáo Trường mầm non tư thục Tuổi Hoa (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) véo đùi, tát xối xả vào mặt một bé trai 3 tuổi vì bé ăn cháo bị nôn [1]; vụ cô giáo mầm non Trường mầm non Thế giới Thiên thần (Phường 14, Tân Bình, TP HCM) đánh trẻ 3 tuổi gãy tay (mà cô nói là vì “vô ý" đập bàn, “lỡ” trúng tay bé!?) [2]; vụ cô giáo Trường mầm non tư thục Ngôi Sao Xanh (thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè, TP HCM) xách ngược trẻ rồi ném xuống như... ném thú nhồi bông! [3]; vụ cô giáo Trường mầm non Sông Lô (xã An Tường, TP Tuyên Quang) tát chảy máu mồm và đạp gãy xương đùi cháu nhỏ 3 tuổi, vì cháu không chịu ngủ trưa [4]; vụ ở Trường mầm non thị trấn Cầu Kè (khóm 6, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh), một cô giáo tát mạnh liên tiếp vào miệng một em bé trong giờ ăn, em la đau, van xin nhưng cô giáo vẫn “bồi” thêm 3 cái tát nữa vào miệng mới hả giận. Clip được đăng lên Youtube khiến ai xem cũng đều hết sức phẫn nộ [5].
Vụ được báo chí phản ánh gần đây nhất là vụ cô giáo Trường mầm non Cầu Vồng (phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội) liên tiếp ép, đổ sữa vào miệng và đá cháu bé vì cháu uống sữa... chậm [6]. Sự việc trên làm cho dư luận rất bức xúc.
Tuổi Hoa, Thế giới Thiên thần, Ngôi Sao Xanh, Cầu Vồng... toàn những cái tên trường rất đẹp nhưng ngờ đâu bên trong những ngôi trường ấy nạn bạo hành trẻ em xuất hiện, sự nhẫn tâm vô cảm đã xảy ra.
Phụ huynh không có bằng chứng
Cần phải nói rằng đây chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”, những vụ bạo hành có bằng chứng, được phản ánh chính thức trên báo chí và mạng xã hội. Còn rất nhiều những vụ bạo hành trẻ khác ở trường mầm non. Không ít vụ xảy ra nhưng được nhà trường dàn xếp với phụ huynh cho kín chuyện để giữ uy tín nhà trường, địa phương. Không ít vụ phụ huynh không biết hoặc không có bằng chứng để tố cáo giáo viên. Một số giáo viên “qua mặt” được phụ huynh khi đánh trẻ mà không để lại dấu vết. Hiện nay còn rất ít trường có đặt camera theo dõi việc chăm sóc trẻ của giáo viên. Đó là chưa nói, dẫu có camera nhưng nếu lãnh đạo của trường sợ mất uy tín hay cố ý bao che thì phụ huynh cũng chịu thua, con bị đánh nhưng không có cách nào lên tiếng. Vậy nên trong thực tế có nhiều vụ bạo hành trẻ em chìm trong im lặng, trong nỗi đau của trẻ, nỗi bức xúc của phụ huynh.
Ngay cả trường có đặt camera, giáo viên vẫn có thể “thủ tiêu” được bằng chứng bằng cách lôi trẻ đi chỗ khác để đánh. Đánh trẻ nếu có dấu vết thì giáo viên “đổ lỗi khống” cho trẻ tự té, bị bạn cào cấu, xô đẩy. Trẻ dưới 3-4 tuổi còn rất vô tư, một số em rất sợ cô giáo nên không dám mách chuyện mình bị cô giáo đánh với ba mẹ.
Con tôi cũng từng bị cô giáo mầm non lấy băng keo dán vào miệng vì tội... khóc nhiều. Băng keo không để lại dấu vết gì nhưng dán vào miệng thì hại cho trẻ, vì có hóa chất.
Một lần khác, cô còn bắt cháu nằm xuống nền nhà rồi lấy băng keo dán hai chân, hai tay lại vì cháu quá... hiếu động, chạy, nghịch trong lớp. Mặc dù cháu về có kể lại (và vài bạn của cháu cũng nói thế) nhưng cô giáo lại chối phăng, bảo rằng trẻ con nói bậy, rồi “diễn” tỉnh bơ rằng: “Có thể trong khi cô đi ăn cơm, các cháu tự nghịch với nhau thôi”.
Từ đó trở đi, cô thường mắng cháu, làm cháu rất sợ, sữa cháu đem theo, có bữa cô không cho uống. Ngủ trưa cô không cho nằm gần quạt mát. Đồ sạch của cháu, cô đem lau nước tiểu trẻ khác rồi bảo cháu tè dầm. “Trẻ không nhớ”, “trẻ nói bậy” là câu chống chế của cô khi bị phụ huynh phàn nàn, thắc mắc. Trường không có camera, bằng chứng đâu để kiện cô giáo?
Sợ cô giáo thù vặt, thù dai... nên không ít phụ huynh chịu đựng cho qua chuyện khi con mình ở trường bị đối xử thô bạo.
Những trường hợp báo chí phản ánh là nhờ camera của trường ghi lại hoặc phụ huynh tự tìm cách quay lại. Bao giờ cũng thế, những clip bạo hành trẻ em được đăng lên mạng xã hội mấy ngày rồi, lãnh đạo của trường mới biết và “hết sức bất ngờ”!
Giờ ăn, giờ ngủ của trẻ hay giờ ‘cực hình’?
“Trẻ em như búp trên cành/Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Nhưng khổ thay, giờ ăn giờ ngủ của các cháu, phụ huynh không thể kiểm soát được. Trường đóng kín cửa, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Giờ ăn, giờ ngủ trưa là thời điểm các cháu dễ bị “tra tấn”, bạo hành. Ăn chậm, thức ăn đổ ra ngoài, ăn rồi nôn ra, gây mất vệ sinh, không ngủ trưa, ngủ trưa tè dầm... là những lý do các cháu bị dọa, bị mắng, bị đánh. Trẻ không biết “chiều ý” người lớn nên bao nhiêu vất vả, bực dọc... các cô đổ hết lên đầu học trò bằng những cái tát liên hồi, cái ném, cái đạp, cái đá... Không ít cô giáo đánh trẻ, đánh cho bõ tức, làm cho ai thấy cũng phẫn nộ, bất bình.
Trách chi nhiều học sinh bây giờ đối xử với bạn bè rất bạo lực, vì ngay từ nhỏ các em đã bị bạo hành hoặc chứng kiến nhiều cảnh bạo hành, mà người thực hiện là thầy cô giáo, người được xem là “khuôn vàng thước ngọc” với trẻ.
Lắp đặt camera và cái tâm người dạy trẻ
Nghề giáo vất vả, giáo viên mầm non càng vất vả hơn nhiều. Một ngày Chủ Nhật ở nhà chăm vài trẻ nhỏ, phụ huynh cũng đã thấy rất vất vả và đôi lúc thật bực mình. Trong khi đó, 1 - 2 cô giáo chăm sóc một lúc 30 - 40 đứa trẻ thì rất vả, mệt nhọc biết bao. Phụ huynh ai cũng hiểu và cảm thông. Nhưng đã chọn nghề cô nuôi dạy trẻ mà không yêu thương trẻ, không tận tâm chăm sóc trẻ thì có lẽ cần đổi nghề vậy.
Về mặt quản lý, hiện nay chỉ khiến trách, cảnh cáo, phạt vài triệu đồng, đình chỉ công tác đối với giáo viên vi phạm. Lẽ ra giáo viên nào bạo hành trẻ em thì phải bị xử lý theo Luật trẻ em (2016) và Bộ luật hình sự. Đồng thời cần quy định trách nhiệm đối với người đứng đầu các trường mầm non, phòng giáo dục, sở giáo dục, nếu để xảy ra nạn bạo hành trẻ em trong nhà trường. Nên chăng phải tiến tới việc yêu cầu bắt buộc lắp đặt camera đối với các trường mầm non ở từng phòng học để hiệu trưởng theo dõi, quản lý việc dạy dỗ, chăm sóc trẻ của giáo viên. Tất nhiên, không có cái camera nào thay thế được cái tâm thương yêu và trách nhiệm của cô giáo đối với trẻ mầm non - những “búp trên cành” cần được che chở, chăm sóc, bảo vệ.
Nguồn trích dẫn:
[1] http://afamily.vn/ha-noi-co-giao-mam-non-veo-dui-tat-xoi-xa-vao-mat-tre-3-tuoi-khi-cho-an-20160616031857427.chn
[2] http://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/goc-phu-huynh/co-giao-mam-non-danh-tre-3-tuoi-gay-tay-336880.html
[3] https://www.youtube.com/watch?v=5ALSL6KtXBI&feature=share
[4] http://www.phapluatplus.vn/tuyen-quang-co-giao-mam-non-dap-gay-xuong-dui-chau-nho-3-tuoi-d16383.html
[5] https://www.youtube.com/watch?v=65zDd2PXmuo
[6] http://kenh14.vn/giao-vien-mam-non-lien-tiep-do-sua-vao-mieng-da-vao-nguoi-khi-tre-dang-ngu-20161103081555801.chn
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Việt Nam cần cảnh giác với vốn vay dễ nhưng nguy hiểm của Trung Quốc

Việt Nam đã vay khoảng hơn 600 triệu USD vốn ODA từ Trung Quốc và 50 triệu USD vốn không hoàn lại từ chính phủ này trong 23 năm qua.
Việt Nam đã vay khoảng hơn 600 triệu USD vốn ODA từ Trung Quốc và 50 triệu USD vốn không hoàn lại từ chính phủ này trong 23 năm qua.
VOA Tiếng Việt-02.12.2016 
Các chuyên gia cảnh báo về sức cám dỗ của nguồn vốn rất dễ tiếp cận của Trung Quốc nhất là đối với những nước mới nổi lên để có mức thu nhập trung bình như Việt Nam.
Các chuyên gia kinh tế và tài chính tham gia một hội thảo tổ chức hôm 29/11 về đánh giá tác động của vốn vay Trung Quốc, kêu gọi chính phủ phải thận trọng khi cân nhắc các khoản vay từ Trung Quốc vì chúng có những tác động xấu tới xã hội và môi trường.
Truyền thông trong nước đưa tin về hội thảo dẫn lời các nhà chuyên môn nói rằng vốn vay của Trung Quốc được đánh giá là dễ tiếp cận bởi các ràng buộc về môi trường, lợi ích dân quyền trong chính sách vay vốn không chặt chẽ, tuy nhiên họ cảnh báo tình trạng đó có thể đưa đến những hậu quả ghê gớm.
Giám đốc Chương trình Nghiên Cứu Trung Quốc của viện Nghiên Cứu Kinh Tế và Chính Sách Việt Nam (VEPR), tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, được báo chí trích lời nói rằng: “Vốn Trung Quốc được coi là dễ chứ không phải là rẻ.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, cũng có mặt tại cuộc hội thảo nhằm đánh giá tổng quan và đầy đủ về nguồn vốn vay ODA Trung Quốc, nhận định “khi vay vốn Trung Quốc thì gánh nặng nợ nần có khi sẽ lớn hơn cả khoản vay”. Bà Lan được báo chí trích lời đưa ra dẫn chứng bằng công trình đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội trong đó vốn vay ban đầu là 300 triệu USD nhưng hiện nay tổng số vốn vay là 900 triệu USD – “tăng gấp 3 lần vốn ban đầu mà vẫn chưa xong.”
Gần đây chính phủ đã có ý định vay 7.000 tỷ đồng để xây đường cao tốc Quảng Ninh. Bà Phạm chi Lan nói bà phản đối ý định này và khuyến nghị huy động vốn và trao những dự án như vậy cho các công ty Việt Nam đảm nhận.
Theo VietNamNet, do lo sợ những điều khoản ràng buộc về nhà thầu của Trung Quốc, chủ tịch tỉnh Quảng Ninh đã quyết định chọn nhà đầu tư trong nước xây cao tốc Vân Đồn-Móng Cái và không vay vốn của Trung Quốc.
Một đặc điểm khác của vốn vay từ Trung Quốc, theo tiến sĩ Phạm Sỹ Thành, là “tiền đi tới đâu thì người đi tới đó.”
Báo Đất Việt trích lời ông Thành nói trong nhiều dự án khai thác tài nguyên của Trung Quốc ở các nước châu Mỹ La Tinh, châu Phi và Đông Nam Á, Trung Quốc đều đưa nhiều lao động phổ thông vào các dự án. Ông Thành nói “điều này là cảnh báo to lớn đối với các nước đang và chậm phát triển, lạm dụng vốn Trung Quốc.”
Các dự án ở miền Trung Việt Nam, theo ông Thành, cũng cho thấy đặc điểm này của vốn vay từ Trung Quốc. Nhưng một chuyên gia kinh tế của Đại học Texas cho VOA biết, điều đó còn phụ thuộc vào sự quản lý lao động của nước sở tại:
"Câu chuyện trên thực tế tại sao nó lại xảy ra chuyện có nhiều công nhân Trung Quốc ở vùng này vùng kia như vậy thì tôi nghĩ là nó có những lý do khác. Trên nguyên tắc Việt Nam có thể sử dụng luật để giải quyết những trường hợp đấy. Vào Việt Nam thì phải có work permit - giấy phép lao động - chứ có phải anh muốn vào làm là vào được đâu. Quá trình xét duyệt work permit ở Việt Nam không đơn giản chút nào, rất là phức tạp. Tôi nghĩ mình đã bỏ lơ về mặt quản lý hay lý do gì đấy thôi chứ còn giấy phép không có lỗ hổng đâu."
Theo số liệu của Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội, phần nhiều trong số lượng lao động Trung Quốc được đưa sang Việt Nam không có giấy phép. Lượng lao động không có giấy phép trong các dự án ngành điện là hơn 1.000 trong tổng số hơn 1.700 người, trong ngành than khoáng sản là gần 1 nửa - hơn 700 trong tổng số hơn 1.900 và trong ngành dầu khí là gần 1/3 – hơn 500 trong tổng số hơn 1.700.
Theo trích lời của tiến sĩ Thành trên Người Lao Động, vốn vay của Trung Quốc chưa xử lý được vấn đề phát thải ô nhiễm, chống tham nhũng ngay từ chính sách quốc gia của họ, do đó cơ chế khá lỏng lẻo trong cho vay nên nhiều nước khát vốn dễ dàng dính bẫy với dòng vốn này.
Các sự cố môi trường gần đây ở Việt Nam như ô nhiễm môi trường biển tại Hà Tĩnh và sau đó là các cảnh báo từ nhiệt điện Vĩnh Tân đã làm dấy lên những tranh cãi về tác động từ những dự án công nghiệp từ dòng vốn của Trung Quốc.
Việt Nam đã vay khoảng hơn 600 triệu USD vốn ODA từ Trung Quốc và 50 triệu USD vốn không hoàn lại từ chính phủ này trong 23 năm qua. Hầu hết các khoản vay từ Trung Quốc vào các dự án nhiệt điện, hạ tầng đường sắt theo ghi nhận của Người Lao Động.
Theo Viện Nghiên Cứu Kinh Tế Trung Quốc thuộc VEPR, trong vài năm qua, Trung Quốc đã cho các nước trên toàn thế giới vay hơn 116 tỷ USD và nhiều nước phát triển đang bị hấp dẫn bởi các khoản vay dễ dãi này. Tiến sĩ Thành của viện nghiên cứu này nói: "Có thể nói Trung Quốc giống như gã khổng lồ sẵn sàng cung ứng tiền cho cả thế giới, lấp chỗ trống cho những quốc gia vừa đạt mức thu nhập trung bình không còn đủ điều kiện vay ưu đãi của các định chế tài chính khác nữa, trong đó có Việt Nam."

Tư lệnh tuần duyên Mỹ muốn giúp Việt Nam

Tư lệnh tuần duyên Hoa Kỳ Đô đốc Paul Zukunft. (Ảnh tư liệu)
Tư lệnh tuần duyên Hoa Kỳ Đô đốc Paul Zukunft. (Ảnh tư liệu)
 Viễn Đông Theo VOA-02.12.2016 
Tư lệnh tuần duyên Hoa Kỳ, Đô đốc Paul Zukunft, mới tuyên bố rằng lực lượng do ông lãnh đạo có thể giúp Việt Nam cũng như các nước Đông Nam Á khác “phát triển năng lực” trên biển.
Phát biểu tại viện nghiên cứu Brookings ở thủ đô Washington, ông Zukunft nói rằng tuần duyên Mỹ có thể đóng vai trò lớn hơn ngoài biên giới Mỹ.
Vị tư lệnh này cho biết đang nhắm tới vai trò duy trì hòa bình và ổn định ở khu vực biển Đông và biển Hoa Đông dưới chính quyền sắp tới của Tổng thống đắc cử Donald Trump.
Ông Zukunft nói thêm rằng nếu tân chính quyền ủng hộ ý tưởng này, thì lực lượng tuần duyên Mỹ “cũng có thể giúp Việt Nam, Indonesia và các quốc gia Đông Nam Á khác phát triển năng lực thực thi luật pháp hàng hải, và giúp đỡ duy trì hòa bình, và an ninh tại các vùng biển lân cận”.
Năm 2014, người tiền nhiệm của ông Zukunft, Đô đốc Bob Papp nói với VOA Việt Ngữ rằng một sĩ quan của lực lượng tuần duyên Mỹ sẽ được cử tới làm việc tại đại sứ quán của Hoa Kỳ tại thủ đô Hà Nội.
Trước đó, ông Papp trở thành tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam trong nỗ lực củng cố hợp tác với các lực lượng tuần duyên trên thế giới.

Vị đô đốc sau đó được báo chí trích lời nói rằng “tăng cường mối quan hệ đối tác với các lực lượng quản lý lãnh hải như cảnh sát biển Việt Nam là điều quan trọng nhằm cải thiện an ninh khu vực”.

Hợp tác trong lĩnh vực hàng hải là một trong lĩnh vực chính mà Hoa Kỳ và Việt Nam tăng cường thời gian qua. Ông Puneet Talwar, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề quân sự và chính trị, năm ngoái nói với VOA Việt Ngữ rằng an ninh biển, nhất là vấn đề tự do hàng hải, là một trong các vấn đề quan trọng trong cuộc đối thoại thường niên Việt – Mỹ.
Trong chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ năm 2013, ông John Kerry thông báo rằng Hoa Kỳ hỗ trợ cho Việt Nam một khoản trị giá 18 triệu đôla cũng như giúp huấn luyện và cấp 5 tàu tuần duyên cho Việt Nam.
Hà Nội thời gian qua đã có những bước đi tăng cường lực lượng tuần duyên như trang bị nhiều tàu tuần tra hiện đại cho lực lượng cảnh sát biển.
Ngoài ra, Việt Nam đã quyết định đổi tên Cục Cảnh sát biển thành Bộ tư lệnh cảnh sát biển. Ngoài Mỹ, Việt Nam cũng tăng cường hợp tác với các lực lượng tuần duyên khác như Nhật Bản.

Núi tiền trong ngân hàng, bế tắc cho vay và nợ xấu vô phương

Ảnh minh họa.Ảnh minh họa.
Phạm Chí Dũng
Theo VOA-02.12.2016 
Bi kịch của hệ thống ngân hàng và của cả nền kinh tế Việt Nam tiếp tục “tự diễn biến”: thời gian đang lao nhanh về những ngày cuối cùng của năm 2016, nhưng lượng tiền mặt tồn ứ trong các ngân hàng thương mại vẫn dâng cao như núi và chẳng khác mấy tình cảnh “chết trên đống tiền” của những ngân hàng này vào thời gian cuối của những năm trước.
Vay để tự sát à?
Cực chẳng đã, HDBank, Viecombank, VIB, LienVietPostBank, BIDV… đang là những ngân hàng thương mại hạ lãi suất cho vay, mức giảm khá mạnh từ 1-1,5%/năm với các khoản vay ngắn hạn.
Tại sao lại có động thái hạ lãi suất cho vay đột ngột như thế? Phải chăng các ngân hàng thương mại đã “từ tâm” hơn đối với xã hội và đặc biệt là với khối doanh nghiệp đang tiếp tục ngắc ngoải?
Hãy nhìn lại, đỉnh điểm của mặt bằng lãi suất cho vay nằm ở năm 2011. Khi đó mặt bằng này vọt lên đến 22-23%/năm, có ngân hàng cho vay với giá cắt cổ đến 30%/năm, bất chấp các doanh nghiệp sống dở chết dở. Thế nhưng sau đó Ngân hàng nhà nước và chính phủ đã không xử lý bất kỳ một ngân hàng nào. Mối quan hệ ruột rà về lợi ích nhóm luôn là điều kiện cần để giới “ngồi mát ăn bát vàng” có thể muốn làm gì thì làm.
Những năm sau đó, năm nào Chính phủ cũng hô hào phải giảm lãi suất cho vay, Ngân hàng nhà nước hò hét thêm bằng những báo cáo “láo” về mặt bằng lãi suất cho vay đã được giảm đáng kể, cùng lúc được PR bởi một số tờ báo nhà nước mang thân phận bợ đỡ giới quan chức và nhóm lợi ích. Nhưng rốt cuộc, mặt bằng lãi suất cho vay chỉ được giảm một cách rất chậm chạp. Doanh nghiệp vẫn kêu khó đủ đường. Những cuộc thăm dò bỏ túi cho biết có đến 9/10 doanh nghiệp cho biết “chẳng biết vay để làm gì”.
Kinh tế Việt Nam suy thoái, đầu ra bế tắc, lãi suất cho vay lại treo cao. Vậy vay để tự sát à?
Nhưng năm 2016 lại khác.
Kéo dài thời gian hấp hối
Nhiều tin tức cho biết từ đầu năm 2016 đến nay, Ngân hàng nhà nước đã “bung” tiền đồng để mua vào đô la Mỹ, và số đô la thu gom được từ các nguồn ngân hàng thương mại và từ dân lên đến hàng chục tỷ đôla. Cũng bởi thế, các ngân hàng đang tồn tại tình trạng thừa tiền tạm thời và phải tìm nhiều cách để “đẩy” tiền đồng ra thị trường, bất chấp rất nhiều rủi ro khiến có thể không thể thu hồi được tín dụng cho vay và gây ra nạn lạm phát kinh niên như năm 2011,
Lạm phát lại là một thực tế mà ngay cả Tổng cục Thống kê - cơ quan hiếm khi nào nói thật về chỉ số lạm phát - đang phải thập thò về khả năng lạm phát năm 2016 có thể lên đến 5%.
Nhưng 5% vẫn là quá thấp, nếu so với mặt bằng giá cả ở các chợ đầu mối đang tăng lên vô chừng. Tình hình có thể trở lại năm 2011 với mức lạm phát vọt lên xấp xỉ 20% theo số báo cáo, còn trong thực tế mặt bằng giá cả bình quân tăng đến 50%. Nhiều bà nội trợ than thở: mấy năm trước cầm 100 ngàn đồng đi chợ vẫn mua được cái này cái kia, còn bây giờ phải cầm 200 ngàn.
Cũng từ những năm trước, dư luận đã xôn xao về khả năng Ngân hàng nhà nước cho in tiền để “bù đắp khó khăn ngân sách”. Cho tới nay, không một quan chức ngân hàng nào dám công khai đính chính tin đồn này.
Chỉ biết rằng hiện thời các ngân hàng thương mại đang tồn một đống tiền và có thể cả một đống “trái phiếu đặc biệt” với xuất xứ từ Ngân hàng nhà nước. Các ngân hàng thương mại đang buộc phải giảm lãi suất cho vay để đẩy tín dụng ra lưu thông, bất chấp nợ khó thu hồi sẽ tăng mạnh hơn và biến thành nợ xấu.
Nợ xấu lại nhanh gọn biến thành tử huyệt của hệ thống ngân hàng thương mại và do đó là cú hích lật đổ đối với nền kinh tế. Hiện đang tồn ít nhất 550 ngàn tỷ đồng nợ xấu, trong khi Công ty quản lý tài sản tín dụng (VAMC) mới chỉ “xử lý” được khoảng 10% trong số đó, mà cũng chỉ bằng… giấy.
Nợ xấu cũng là cơn ác mộng của rất nhiều ngân hàng, kể cả những ngân hàng nằm trong top 5 như BIDV và Vietinbank. Đó cũng là ý do để những ngân hàng thương mại này không còn dám quá mạo hiểm đẩy tín dụng ra lưu thông và do đó cũng chẳng quá cần thiết giảm lãi suất cho vay. Họ phải tìm một lối thoát khác, cho dù chỉ là tạm thời và cũng chỉ kéo dài thời gian hấp hối.
Coi chừng tiền gửi không cánh mà bay!
Trong một bài viết gần đây trên Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nhà báo Hải Lý mô tả một hiện tượng đặc biệt:
Một ngân hàng cổ phần có trụ sở ở TP HCM cho biết số tiền gửi của khách hàng lên tới 280.000 tỉ đồng, trong khi dư nợ chỉ khoảng 200.000 tỉ đồng. Với một ngân hàng khác trụ sở ở Hà Nội, dư nợ trên tổng tiền gửi thấp ở mức khó tưởng tượng, khoảng 30-40%. Tỷ lệ huy động/cho vay của một số ngân hàng cổ phần giờ đây luôn xoay quanh 60-70%. Thoạt nhìn tưởng là tín hiệu đáng mừng vì các ngân hàng đã không còn tình trạng rủi ro huy động được bao nhiêu, cho vay tất tật bấy nhiêu nữa.
Cũng vì nhiều tiền mà các tổ chức tín dụng đổ xô mua trái phiếu chính phủ và tín phiếu. Trái phiếu chính phủ phát hành đợt nào hết vèo đợt nấy, với tổng lượng phát hành đã đạt 185.000 tỉ đồng. Mục tiêu phát hành 220.000 tỉ đồng năm nay sắp được hoàn thành, nên Bộ Tài chính quyết định nâng hạn mức phát hành lên 250.000 tỉ đồng.
Nhà báo Hải Lý cũng lý giải: sở dĩ một số ngân hàng phải để khoảng cách xa giữa tổng vốn huy động và cho vay là bởi họ cần một nguồn vốn đệm nhằm bù đắp cho số thật nợ xấu. Số vốn đệm này phải luôn dồi dào và luôn ở mức cao để đảm bảo khả năng chi trả. Vốn đệm càng nhiều, chi phí huy động vốn càng cao, lợi nhuận càng thấp, nhưng các ngân hàng vẫn cắn răng chịu đựng, chịu cho đến khi nào xử lý được nợ xấu.
Bây giờ muốn biết thực trạng tài chính của một ngân hàng ra sao, chỉ cần lấy báo cáo tài chính ra, nhìn vào khoảng cách giữa hai con số huy động và cho vay là rõ. Khoảng cách này càng lớn thì lợi nhuận trước thuế so với cùng kỳ càng giảm. Tình trạng lợi nhuận trước thuế từ vài tỉ đến vài chục tỉ đồng/ngân hàng đang ngày càng phổ biến. Có ngân hàng báo lãi nửa đầu năm đúng 1 tỉ đồng. Báo lãi cho có thôi, khỏi mang tiếng lỗ, vì nếu trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, thì lợi nhuận có thể âm…
Nhưng làm gì thì làm, vẫn tồn tại một quy luật là ngân hàng chỉ chịu giảm lãi suất cho vay khi nào quá thừa tiền mà có thể dẫn đến phá sản. Còn khi số tiền thừa đó đã được giải quyết (cho vay được hoặc Ngân hàng nhà nước hút tiền về), chắc chắn các ngân hàng thương mại sẽ không còn một chút “từ tâm” nào. Mặt bằng lãi suất cho vay sẽ được nhấc bổng lên ngay lập tức.
Tiền thừa đang đổ dồn vào trái phiếu chính phủ hệt như nhiều năm trước, trong khi chính phủ lại đang nợ khối ngân hàng lãi suất trái phiếu. Muốn thanh toán số nợ này, chính phủ lại phải in tiền vì đó là cách dễ dàng nhất để trả nợ ngân hàng - nhẹ nhàng hơn nhiều so với việc phải gom đôla để trả nợ nước ngoài bằng ngoại tệ. Khi ngân hàng được trả nợ, tiền mặt lại càng chất đống mà không có đường thoát, càng đẩy nhanh đến chênh lệch nguy hiểm giữa lượng tiền gửi và lượng tiền cho vay, càng dễ đẩy ngân hàng vào vùng phá sản. Khi đó, một số ngân hàng sẽ phải tìm cách tống khứ lượng tiền mặt dồn ứ ra lưu thông, bất chấp nguy cơ không thu hồi được và biến thành nợ xấu. Lạm phát cũng bởi thế càng tăng vọt, và hãy coi chừng, đến một thời điểm nào đó Việt Nam có thể trở thành một “Venezuela xã hội chủ nghĩa” với tỷ lệ lạm phát lên đến 600% năm 2016 và 1.500% trong dự kiến của năm 2017.
Nhưng cũng còn một hậu quả khác tệ hại không kém: nếu ngân hàng phá sản, cái “vùng đệm” (khái niệm của nhà báo Hải Lý và khoảng chênh giữa tiền gửi và tín dụng cho vay) sẽ chạy đi đâu, hay tiền gửi của người dân sẽ bị ngân hàng dùng để “xử lý nợ xấu” và do đó sẽ không cánh mà bay?
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Việt Nam dập tắt tin đồn đổi tiền

Sức hấp dẫn của nhiều kênh đầu tư như vàng và USD luôn rất lớn ở Việt Nam và đó chính là nơi xuất phát những tin đồn.
Sức hấp dẫn của nhiều kênh đầu tư như vàng và USD luôn rất lớn ở Việt Nam và đó chính là nơi xuất phát những tin đồn.
VOA Tiếng Việt-02.12.2016
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa lên tiếng phủ nhận thông tin cho rằng chính phủ sắp đổi tiền sau khi tin đồn này lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày gần đây.
Truyền thông trong nước đưa tin về phản ứng hoang mang và lo sợ của người dân về những tin đồn đổi tiền mới khi họ đổ đi mua vàng và ngoại tệ.
Để trấn an dư luận, phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Túc được báo chí trích lời nói tại buổi họp báo Chính phủ ngày 29/11 tại Hà Nội, khẳng định tin đổi tiền là hoàn toàn thất thiệt và xã hội cần hết sức cảnh giác. Ông Tú nói thông tin sai lệch như vậy có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và đặc biệt đối với an ninh tiền tệ quốc gia.
Một chuyên gia kinh tế của Đại học Texas cũng nhận định không có cơ sở cho một cuộc đổi tiền vào lúc này:
"Nhìn về mọi mặt thì không có lý do gì mà người ta phải đổi tiền vào lúc này cả."
Sức hấp dẫn của nhiều kênh đầu tư như vàng và USD luôn rất lớn ở Việt Nam và đó chính là nơi xuất phát những tin đồn. Một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính ngân hàng được Infonet trích lời nói rằng “để tạo biến động, giới đầu cơ khôn ngoan có thể tung ra một số tin đồn thất thiệt để tạo lợi ích cho mình, đánh vào tâm lý yếu đuối của một bộ phận người dân để “thổi” cái mà họ định “thổi” và làm lợi cho một nhóm người nào đó.
Trong quá khứ đã nhiều lần có tin đồn đổi tiền ở Việt Nam và theo Infonet, những tin đồn đổi tiền xuất hiện trong vài năm gần đây phần lớn dựa trên một số sự kiện xảy ra trước đó.
Khi ban soạn thảo Hiến Pháp đề xuất ý kiến đổi tên nước thành Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa vào năm 2013, tin đồn NHNN sẽ đổi tiền lan truyền, và trước đó 2 năm khi lạm phát bắt đầu leo thang và NHNN chính thức phá giá đồng Việt Nam thì thị trường cũng lan truyền thông tin sẽ đổi tiền và phát hành tờ 1 triệu đồng.
Việc NHNN Việt Nam đã thực hiện 1 số lần đổi tiền trước đây, theo chuyên gia kinh tế của Đại học Texas, là cơ sở cho những tin đồn hiện nay lan truyền:
"Bởi vì mình đã có chuyện đổi tiền trong quá khứ rồi thì bây giờ khi có tin đồn đấy người ta hay speculate, bàn tán."
Trước đây Việt Nam đã có 6 lần đổi tiền. Lần đầu tiên vào năm 1947, 2 năm sau khi nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phát hành đồng tiền đầu tiên, và lần gần đây nhất là vào năm 1985 khi nhà nước công bố đổi tiền mới để phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương.
Ấn Độ là nước mới đây nhất vừa tiến hành đổi tiền để điều chỉnh các vấn đề trong xã hội. Thủ tướng Narenda Modi bất ngờ tuyên bố hủy bỏ lưu hành các tờ tiền mệnh giá 500 và 1000 rupee hôm 8/11 để trấn áp tham nhũng.
Tâm lý lo sợ và đầu cơ tích trữ của người Việt cũng được thể hiện khi giá đô la tăng mạnh trong những tuần gần đây, bất chấp cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước về tỷ giá trao đổi ngoại tệ trên thị trường.
Giải thích về việc xuất hiện các tin đồn như vậy ở Việt Nam, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu, một chuyên gia tài chính từng có thời gian làm ngân hàng ở Mỹ, nói với Infonet rằng trong nền kinh tế có độ mở ít, thông tin không thông thoáng và đầy đủ, cơ quan chức năng không đưa nhiều tin tức thì việc xuất hiện tin đồn là hiện tượng tất yếu.
Cũng theo chuyên gia này, việc các cơ quan lên tiếng để dập tắt tin đồn sau khi xuất hiện là điều cần thiết trước khi nó gây nên hậu quả xấu.

Về câu chuyện ông Võ Văn Thưởng bị ung thư


ông Võ Văn Thưởng
Việc Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng im hơi lặng tiếng, không tham gia bất cứ hoạt động nào của đảng cũng như chính quyền là một điều vô cùng kỳ lạ đối với một nhân vật nắm nhiều trọng trách như thế.
Cho nên, chuyện xuất hiện tin đồn ông Võ Văn Thưởng, Ủy Viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo TW bị hạ độc bằng tia phóng xạ và bị ung thư đã làm xôn xao dư luận cũng không có gì là lạ.
Thông tin này thực ra đã được cánh phóng viên nội chính làng báo trong nước đã thầm thì với nhau từ lâu, mà tin của cánh nhà báo nội chính nói ra thì chuẩn không cần chỉnh và 90% phải là sự thật.
Nhà báo Phạm Chí Dũng, một cự cán bộ của Ban Nội chính thành ủy TP. HCM trong bài "Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương" Trương Minh Tuấn" đăng trên báo Người Việt, có viết về sự kiện này như sau, "Trưởng Ban Tuyên Giáo TW Võ Văn Thưởng, không hiểu vì lý do gì, vẫn quá vắng bóng trên các diễn đàn chính trị, ngày càng nhiều người bắt đầu nghĩ đến một chức vị mang tính thay thế:“Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương” Trương Minh Tuấn".
Nhà báo Hồ Thu Hồng, cựu Tổng BT Báo Thể thao TP. HCM cũng viết về sự kiện này trong bài viết “Nếu tôi là Bộ trưởng 4T…” đăng trên blog cá nhân có viết rằng: “Tôi, Beo Hồng, với thâm niên họp giao ban tuyên giáo và với kinh nghiệm bỏ nghề 5 năm chưa bị cũ, tôi nói thế này: Nếu nhà báo có đủ những phẩm chất ấy, tgiáo thất nghiệp.
Từ góc độ ngoài nuớc nhìn về, tôi thấy thiệt hại môi truờng sống nhỏ hơn rất nhiều lần thiệt hại của môi truờng đầu tư và ổn định XH, vì sự thổi phồng quá đáng của báo chí. Và, sự can thiệp của tgiáo vụ này quá chậm và yếu là đằng khác. (chắc tại sức khoẻ trưởng ban).”
Nếu search cụm từ "những hoạt động mới nhất của Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng" thì chỉ thấy hoạt động cuối cùng là: "Đồng chí Võ Văn Thưởng chúc mừng các cơ quan báo chí." Theo đó, nhân kỷ niệm 91 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2016), ngày 16/6, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã đến thăm, chúc mừng Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Tạp chí Cộng sản, báo Đại đoàn kết và Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV)".
Dẫn 2 ý kiến của 2 nhà báo gạo cội vốn là cựu đảng viên cộng sản, cũng như các nguồn tin của báo chí nhà nước, để để thấy khả năng ông Võ Văn Thưởng, Ủy Viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, trưởng Ban Tuyên giáo TW bị ung thư là có cơ sở.
Việc dư luận cho rằng ông Võ Văn Thưởng bị tình báo Trung Quốc ở Việt nam đầu độc bằng chất phóng xạ. Với lý do kể từ sau Đại hội 12, ban lãnh đạo Đảng thống nhất chủ trương chung, duy trì và tiến hành đường lối thực hiện các chính sách cải cách của ông Nguyễn Tấn Dũng, đó là điều mà nhiều người trong đảng gọi là “thực thi đường lối của Nguyễn Tấn Dũng mà không có Nguyễn Tấn Dũng”. Điều đó đã khiến cho banh lãnh đạo ở Bắc Kinh hết sức không vừa lòng. Cộng với việc lâu nay, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng luôn giương cao ngọn cờ chỉnh đốn và làm trong sạch đảng, nhằm thanh trừng và loại bỏ các nhân vật lãnh đạo có xu hướng thân phương Tây và chống lại Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng - đồng nghĩa với việc chống Trung Quốc thì là điều không phải bàn cãi.
Quan trọng hơn, ông Võ Văn Thưởng là con trai của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, là một "hạt giống đó" và là hạt nhân lãnh đạo nòng cốt của Đảng CSVN. Trong một tương lai không xa, ông Võ Văn Thưởng sẽ trở thành một lãnh đạo hàng đầu của đảng CSVN. Do cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, vốn là một nhân vật cải cách và chính là người nâng đỡ, dìu dắt để Nguyễn Tấn Dũng trở thành một nhân vật có thế lực như hiện nay. Nghĩa là, giết được ông Võ Văn Thưởng là người ta sẽ giết được cả một đường lối cải cách theo xu thế thân phương Tây. Đó là điều Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng và Bắc Kinh mong muốn.
Ngay sau khi tin đồn ông Võ Văn Thưởng bị ung thư do bị đầu độc bằng phóng xạ xuất hiện trên báo chí lề trái, thì ngay lập tức tối hôm đó, trong chương trình thời sự lúc 19h00 của VTV lập tức phát hình ảnh ông Võ Văn Thưởng, ông trùm tuyên giáo, người biến mất khỏi mọi phương tiện truyền thông từ tháng 6/2016 với vẻ mặt hồng hào béo tốt, ngồi cạnh ông Lê Hồng Anh, cựu thường trực Ban Bí thư.
Những nhà báo làm việc ở VTV cho biết, họ đã phải lấy những hình ảnh họp Quốc hội khóa 13 trong kho tư liệu của VTV, và đã chọn những hình ảnh của ông Võ Văn Thưởng dự họp Quốc hội khóa 13, cách đây hơn một năm. Họ còn bảo, họ thắc mắc với lãnh đạo rằng, ông Lê Hồng Anh về hưu rồi thì còn đến họp Quốc hội làm gì? Song theo họ, lãnh đạo nói cứ cắt ghép, người xem ai để ý?
Đó là thắc mắc thứ nhất.
Song có người lại đặt câu hỏi cho rằng, giải thích thế nào khi BBC cho biết “Sáng thứ Sáu 25/11, ông Võ Văn Thưởng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, đại biểu Quốc hội Võ Văn Thưởng tiếp xúc cử tri ở hai huyện Nhơn Trạch và Long Thành - Đồng Nai, để dẹp bỏ tin đồn ông bị bệnh nặng. Các báo trong nước đăng hình ông tươi cười nói chuyện với cử tri, có vẻ hơi gầy so với trước.”
Câu trả lời rất đơn giản là, người bị bệnh ung thư thì có bao giờ chết ngay đâu. Chủ tịch Hà Nội – ông Nguyễn Đức Chung cũng thừa nhận với BBC rằng, bản thân ông cũng bị ung thư đại tràng và đã điều trị bên Pháp về vẫn đang tại chức đó thôi. Vậy chuyện ông Võ Văn Thưởng bị ung thư thì không thể đi lại được hay sao?
Quan trọng nhất là, ông Võ Văn Thưởng là người đứng đầu khối tuyên truyền và tư tưởng, sự vắng mặt của ông lẽ ra phải chủ động công khai cho giới báo chí biết, ông ở đâu, vì sao vắng mặt? Không có tin tức từ báo chí thì liệu ông có thò mặt ra không? Phải thấy đó là sự vô trách nhiệm của người phụ trách tuyên giáo của Nhà nước.
Thứ 2, đó là Ban Tuyên giáo Cộng Sản họ luôn luôn bịp bợm, trí trá và đó là nguyên tắc bất di, bất dịch của họ. Bởi thế vẫn có nhiều người tin vì bị mắc lừa. Điều đó đã xảy ngay ra từ hơn 70 năm nay, từ ngày nhà Sản nắm được chính quyền, cho dù bây giờ thì nhiều người đã tỉnh ngộ và biết được thủ đoạn này.
Sau đây là phần trích đoạn, trong một bài viết của một người từng là cán bộ hưu trí, đã viết trên blog cá nhân của ông. Ông viết nguyên văn thế này:
“Gần đây, nghe người ta cứ nói chuyện phe này, phái kia, tôi cứ nửa tin nửa ngờ. Song mới đây, đọc Hồi ký của Lê Phú Khải mới được "giải ngố". Đúng là toàn các "đỉnh cao trí tuệ", chưa từng thấy! Chuyện được ông Lê Phú Khải kể lại thế này:
"Vài năm sau, gặp vợ tôi ra Hà Nội chơi, cô mới kể lại câu chuyện cậu công an gặp cô nói về tôi mấy năm trước. Cô cũng chẳng có lời khuyên nào với tôi (Lê Phú Khải – t/g) nhắn qua vợ tôi, trái lại khi vợ tôi than:
– Ở địa phương, cán bộ lãnh đạo khốn nạn lắm, chỉ lo đấu đá quanh năm. Thì cô nói: – Chị cứ nhân lên 1000 lần sự khốn nạn của địa phương, nó sẽ là trung ương!
Hay chuyện, lúc ông Hoàng Văn Hoan (HVH) bỏ trốn, tôi cũng đang công tác ở Đài Truyền hình. Báo đài lúc đó la ầm lên là ông HVH phản bội, dấu hiệu phản bội đã thấy rõ từ lâu (!). Gặp tôi cô Tuyết nói ngay Bác Hoan chẳng phản động gì cả. Khi họp Bộ Chính trị, bác Lê Duẩn nói thì các bác Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp cứ cắm đầu xuống mà nghe, không dám ngẩng đầu lên, không ai dám nói nửa lời, chỉ có bác Hoan làm dám đập bàn cãi lại, cãi nhau tay đôi(!)
Về trường hợp Hoàng Văn Hoan, tôi cũng được một lần tướng Qua kể như sau:
– Ở Hội nghị Geneve, khi Phạm Văn Đồng kêu ai làm việc thì người đó run lắm, lo chuẩn bị tối ngày, chỉ có ông Hoan là ung dung tự tại hai tay đút túi quần, ra sân đá banh cho đến lúc gặp Phạm Văn Đồng!
Về cái chuyện các phiên họp của Bộ Chính trị thì rất khôi hài. Cô Tuyết kể với vợ tôi:
– Đến em cũng không được vào phục vụ mà chỉ có quyền chỉ huy các nhân viên vào phòng họp phục vụ bưng bê, Các nhân viên đó phải được tuyển lựa từ Cao Bằng, Lạng Sơn về, toàn dân tộc thiểu số để họ không quen biết ai ở Hà Nội, biết gì họ cũng không có ai để mà nói.
Cô Tuyết hóm hỉnh nói với vợ tôi:
– Nhưng chị lạ gì, con gái thì nó phải hành kinh hàng tháng. Khi hành kinh đứa nào cũng muốn thủ trưởng cho nghỉ nhiều, thế là nó phải nịnh em. Mà muốn nịnh em thì chỉ có cách nghe được cái gì trong cuộc họp Bộ CT thì ghé tai em nói nhỏ để làm quà! Đứa nào cũng thế. Vì thế họp gì, nói gì em đều biết hết. Thời Lê Duẩn thì Lê Duẩn mắng mỏ người khác như mắng gia nhân, đầy tớ, đến sau này thì cá mè một lứa, Phan Văn Khải thì bảo Trần Đức Lương nên trả lại những quả đồi mà ông ta đã chiếm để làm villa, biệt thự. Trần Đức Lương thì mắng lại Phan Văn Khải rằng, mày hãy về bảo thằng con mày đừng giết người nữa rồi hãy bảo tao trả lại mấy quả đồi. Họ mắng chửi nhau còn hơn hàng tôm, hàng cá rồi lại khuyên nhau “vì sự ổn định đất nước”, “vì sự nghiệp lớn”, nên gác lại mọi chuyện, rồi lại hỷ hả với nhau, đâu lại vào đó!
Cái thời ông Trần Xuân Bách đưa ra lý thuyết đa nguyên, cô Tuyết còn kể với vợ tôi: – Trong Bộ Chính trị lúc đó chia rẽ và nghi kỵ nhau lắm, đi họp ai cũng được vợ chuẩn bị một chai nước riêng, để trong túi, khi khát thì lén quay đi, rót uống. Bánh kẹo, nước ngọt bày la liệt nhưng chẳng ai dám đụng vô một miếng. Thế là bọn nhân viên của em nó tha hồ bóc ra để cuối cuộc họp chia nhau vui như tết!!!
Có lần cô Tuyết kể trực tiếp cho tôi nghe, khi cần vụ của Lê Đức Thọ đem một cái chăn bông rách nát đến đổi chăn bông mới, cô nói với chú cần vụ: – Thủ trưởng của cậu tiết kiệm quá, chăn rách cả mền, lòi cả bông ra thế này mới chịu đem đổi. Cậu ta cười nói: – Tiết kiệm cái con tiều! Tối nào trước lúc đi ngủ ông ta cũng nắn bóp cái chăn đến nửa tiếng đồng hồ, chỉ sợ người ta gài mìn thôi nên chăn mới rách bươm ra như thế. Tối qua, bông nó xổ ra, bay tứ tung làm ông ấy ho suốt đêm nên sáng nay mới bảo tôi đem đổi!!!"
Đấy, mọi người đã thấy ban lãnh đạo CSVN họ đối xử "tốt" với nhau như thế nào chưa?
Đó là chuyện thời xưa, kể lại cho mọi người cùng biết, rằng nội bộ cái đảng CSVN từ xưa đến nay nó thối nát như cái hũ mắm. Sở dĩ mọi người không biết thì mới tưởng nó không thối, vì cộng sản là vua bưng bít thì ai có thể biết được, chưa nói đến chuyện họ chuyên đổi trắng thay đen.
Như chuyện ông Hồ Chí Minh chết, trong Di chúc nói nguyện vọng của ông ấy muốn hỏa thiêu, rồi đem tro rắc cả 3 miền, cho đúng kiểu tráng nhân quân tử như của chuyện Tàu. Vậy mà họ phanh thây, mổ bụng, moi gan ông Hồ rồi ném xác ông vào bể hóa chất song gọi là ướp xác. Những hành động như thế đối với người chết thì khác gì hành hình bằng cách dung Voi dầy, Ngựa xéo đối với kẻ tử tội? Rồi họ cho xây một cái Lăng to và hoàng tráng và kêu để tỏ lòng thành kính.
Thử hỏi mỗi chúng ta có ai dám thành kính với cha mẹ, ông bà mình như các họ đối xử với lãnh tụ “vô vàn kính yêu” như thế hay không?
Đã khốn nạn đến cùng cực như thế mà mồm miệng họ vẫn leo lẻo là học tập đạo đức Hồ Chí Minh. Có nhiều người bất bình, điên tiết chửi đổng rằng “Hóa ra đạo đức ông Hồ là chuyên nói láo hay sao?”
Chuyện xưa là thế, còn bây giờ sang nói chuyện miêng lưỡi của lũ tuyên giáo Cộng Sản thời nay:
Trước hết là cái chết bí ẩn của ông Nguyễn Bá Thanh là một ví dụ.
Chuyện về cái chết do "bị nhiễm phóng xạ" của ông Nguyễn Bá Thanh, Trưởng Ban Nội chính TW Đảng CSVN cũng thế. Tháng 9/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã bị bác sĩ nghi ngờ rằng "bị nhiễm phóng xạ và cần phải ghép tủy". Vì vậy ông Nguyễn Bá Thanh được gia đình đưa sang Hoa Kỳ để điều trị. Tại bệnh viện của Hoa Kỳ, các bác sĩ đầu ngành ở đây cũng đưa ra kết quả chẩn đoán đúng như với chẩn đoán của bệnh viện C Đà Nẵng, khẳng định ông Thanh bị nhiễm độc phóng xạ.
Cho tới khi dư luận xã hội có quá nhiều tin đồn thổi về bệnh tình của Trưởng Ban Nội chính TW Nguyễn Bá Thanh, thì ngày 29 tháng 12 năm 2014, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, ông Trần Thọ đã xác nhận với báo chí rằng: ông Nguyễn Bá Thanh vẫn sống và đang được chữa bệnh tại Mỹ.
Nngày 2 tháng 1 năm 2015, trang blog Chân Dung Quyền Lực đã đưa thông tin chính thức, trong thông báo họ khẳng định ông Nguyễn Bá Thanh sẽ về Việt Nam bằng một máy bay thuê riêng ngày 9 tháng 1 năm với ngày giờ cụ thể, và khẳng định rằng, ông Nguyễn Bá Thanh đã bị bị đầu độc bằng chất phóng xạ. Tin đồn vừa kể đã lan tỏa với tốc độ chóng mặt tại Việt Nam.
Đến lúc ấy, Phó Ban Tuyên giáo Nguyễn Thế Kỷ vẫn khẳng định: "Căn cứ nào nói (ông Thanh) bị đầu độc? Trên mạng có nhiều thông tin xấu độc, chia rẽ nội bộ, tung tin. Phải sàng lọc thông tin, không thể nghe bất kỳ thông tin nào trên mạng. Hoàn toàn không có chuyện đó".
Chỉ sau đó không lâu, mọi sự việc diễn ra đúng y như thông tin đưa ra của Blog Chân dung quyền lực. Nghĩa là, đúng 20h30 ngày 9 tháng 1 năm 2015, chuyên cơ y tế do gia đình ông Nguyễn Bá Thanh thuê đã chở ông Nguyễn Bá Thanh đã tới sân bay Đà Nẵng và ngay sau đó, ông Thanh được chuyển tới khoa Ung bướu Bệnh viện Đà nẵng. Trong lúc sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, đã cực kỳ xấu thì truyền thông nhà nước vẫn đưa tin sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh vẫn bình thường, vẫn ăn được cháo... Thậm chí còn viết rằng, ông Thanh nói "Tui vẫn khỏe, có chi mô!"
Kết quả cuối cùng thì chưa hết 3 ngày thì ông Nguyễn Bá Thanh chết .
Hay mới hơn một chút là sự vắng mặt bí ẩn của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh do bị câu lưu khi âm mưu đảo chính và dung lực lượng quân đội thuộc Quân khu 9 bắt giữ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Sài Gòn. Thì truyền thông nhà nước cũng chối bai bải rằng qua Pháp môt lồng ngực do bị bệnh phổi. Vậy mà chỉ 20 ngày sau, người mới bị phẫu thuật long ngực đi băng bang như bình thường, ngoài nét mặt thì xám ngoắt tại xấu hổ. Giờ thì đến cả cha cả con bị bắt giữ vì tội tham nhũng và phản quốc.
Tin đồn, ông Võ Văn Thưởng Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương bị bệnh ung thư thì không có gì là thất thiệt cả. Vấn đề là bệnh tình của ông Võ Văn Thưởng ra sao, chạy chữa thế nào mới là thôi. Đồng thời đó cũng là điều cảnh báo cho các hà lãnh đạo khác, để đề phòng trò bẩn của Trung Quốc. Chúng ta không muốn ông Võ Văn Thưởng chết, mà chỉ có Bắc Kinh và ông Nguyễn Phú Trọng cùng tay chân là mong muốn điều đó. Để họ được toại nguyện điều mong muốn, Việt Trung sớm được sum họp một nhà.
Tóm lại, đừng có tin cộng sản nói, mà hày xem cộng sản làm như lời cố tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng tuyên bố.
Ngày 02/12/2016
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA.

Lại chuyện tiếm quyền và làm thay


Thời gian vừa qua dư luận thành phố Đà Nẵng rúng động với một vụ án giết, hiếp nghiêm trọng. Sau gần một tuần điều tra, công an thành phố đã bắt được nghi phạm. Trong một diễn biến liên quan, chủ tịch thành phố, ông Huỳnh Đức Thơ được mô tả trên báo chí nhà nước là đã vào thẳng khu vực tạm giam để 'hỏi cung'.
Vietnamnet, một trong những báo điện tử hàng đầu của Việt Nam hiện nay, đăng trên trang Facebook của họ: "Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đích thân hỏi cung tên tội phạm. May mắn là tên tội phạm nguy hiểm này đã bị tóm gọn chỉ sau 5 ngày tìm kiếm."
Bức tranh của nền tư pháp Việt Nam qua sự kiện này hiện lên thật kỳ quái.
Chủ tịch thành phố thì đòi làm thay vai trò của cơ quan điều tra ngay cả trong một nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao là 'hỏi cung', trong khi Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân chẳng có chỗ nào cho phép ông tham gia tiến trình điều tra, xét hỏi cả. Ông cần phải lưu ý rằng, thân là nhân viên công vụ thì phải luôn khắc cốt ghi tâm quyền lực nhân dân giao cho mình bao giờ cũng có giới hạn ghi rõ trong luật pháp mà mình không được phép bước qua. Cứ mỗi lần bước qua là một lần tiếm quyền, là không còn chính đáng nữa.
Còn Vietnamnet, một trong những báo điện tử nhiều người đọc nhất Việt Nam thì đưa tin kiểu kết án, gọi luôn nghi phạm là 'tên tội phạm', như muốn chiếm luôn quyền của Tòa án. Thời gian qua, Vietnamet là tờ báo thường xuyên giật tít và viết bài kiểu này, chứng tỏ nhận thức về quyền con người bao gồm quyền được xét xử công bằng (fair trial) và các vấn đề công lý hình sự khác của báo rất thấp. May cho họ là tới giờ Việt Nam chưa có các cơ chế hỗ trợ cho những nghi phạm vốn thấp cổ bé họng kiện lại họ vì những bài báo kiểu như thế này.
Công an bắt được một nghi phạm. Người này chẳng hề được thông báo là anh ta có quyền im lặng, luật sư thì không được tiếp cận từ đầu để đảm bảo nghi phạm không bị bức cung, nhục hình. Báo chí, sau khi lấy tin từ công an, viết hàng loạt bài gọi luôn nghi phạm là 'tên tội phạm', mô tả chi tiết hành vi của nghi phạm như thể đó là sự thật khách quan, xong thì thay luôn quan tòa kết án. Viên chức dân cử thì đến thẳng buồng tạm giam, đóng luôn vai trò của điều tra viên, đặt ra các câu hỏi theo lối khẳng định luôn nghi phạm có tội để báo chí đưa tin. Cả xã hội theo đó sẽ ào ào lên hành xử với nghi phạm này như thể anh ta chắc chắn đã có tội, tạo ra một áp lực rất lớn đối với quá trình xét xử sau đó của Tòa án.
Nghe Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Huỳnh Văn Nén (Bình Thuận) kể về những oan khiên đã chịu, ai cũng uất ức thay cho các ông ấy. Nhưng liệu có bao giờ bạn chịu hiểu chính cái quy trình nói trên là nguyên nhân gốc rễ của những oan sai đó không?
Nên nhớ là cả hai vụ này được phát hiện oan sai đều do hung thủ đích thực, vì day dứt lương tâm, mà ra đầu thú chứ hệ thống tư pháp chẳng thể nào tự khám phá ra. Thế nếu hung thủ thực sự không thấy áy náy và không ra đầu thú thì sao? Hỏi nghĩa là bạn trả lời luôn rồi đó, có Trời mới biết đã có bao nhiêu vụ tương tự như trên, mà kẻ oan khuất chẳng hề được may mắn như hai ông Chấn, Nén.
Vậy thì, nếu không lên tiếng để có một tiến trình tư pháp hình sự văn minh hơn ở đất nước chúng ta, kẻ chịu oan khiên tiếp theo biết đâu đó sẽ là tôi hoặc bạn, hoặc gia đình, bạn bè, người thân của chúng ta.
Viết tới đây bỗng nhớ tới Myanmar, sau khi chuyển tiếp chính trị, bộ máy cảnh sát, quân nhân được yêu cầu phải tham gia các lớp học về quyền con người do Liên Hợp Quốc phối hợp với Chính phủ tổ chức. Mỗi khóa kéo dài chỉ khoảng 2-3 tuần, và người học được yêu cầu phải có chứng chỉ tốt nghiệp thì mới tiếp tục công tác. Hi vọng một ngày Việt Nam cũng sẽ như thế, để toàn bộ hệ thống công quyền, thay vì suốt ngày điệp khúc trung thành với một lý tưởng hão huyền, trở về với một điều giản dị bình thường mà quan trọng hơn rất nhiều: đối xử với người khác cho ra một con người.

Chưa dám đả hổ chỉ đập vài con ruồi

Nam Nguyên, phóng viên RFA 2016-12-02  
Kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra ở Hà Nội từ 28 đến 30/11.
 Kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra ở Hà Nội từ 28 đến 30/11. Courtesy chinhphu.vn
Hầu hết báo điện tử dòng chính ở Việt Nam đều đưa tin về sự kiện hàng loạt cán bộ bị kỷ luật vì dính tới quy trình bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Nhân vật này đã đào thoát sang Châu âu, ngay sau khi Đảng và Chính phủ khởi động điều tra và truy cứu trách nhiệm về vụ thất thoát hơn 3.300 tỷ đồng ở Tổng Công ty xây lắp dầu khí PVC, giai đoạn ông Trịnh Xuân Thanh là Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

Chưa thấy trách nhiệm người đứng đầu

Dư luận từng cho rằng, ông Trịnh Xuân Thanh là khởi điểm của chiến dịch chống tham nhũng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng được gọi là chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” phiên bản Việt Nam.
Nhận định về sự kiện hai lãnh đạo Tỉnh ủy, một nguyên Phó ban Tổ chức Trung ương cùng 3 thứ trưởng Bộ Nội vụ bị Ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật hoặc đề nghị Ban Bí thư xem xét xử lý, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon phát biểu:
Vấn đề quan trọng là kỳ này họ muốn bốc ra những người có trách nhiệm liên quan ở các cấp, nhưng mà vẫn chưa bốc lên đến cấp cao nhất…
-LS Trần Quốc Thuận
“Vấn đề quan trọng là kỳ này họ muốn bốc ra những người có trách nhiệm liên quan ở các cấp, nhưng mà vẫn chưa bốc lên đến cấp cao nhất… Bởi vì những danh hiệu như là anh hùng lao động hay là chuyện phê chuẩn phó chủ tịch tỉnh thì mấy ông tham mưu chỉ đề xuất thôi, chứ muốn thành được cái chức đó thì phải có người ký…Những người ký đó là ai thì kỳ này không thấy nêu ra mà chỉ nêu ra bộ phận tham mưu, bộ phận giúp việc, phê bình cũng lớn chức nhưng ở cấp Bộ, Ủy ban Trung ương nhưng cũng chỉ là cơ quan tham mưu thôi, chưa phải là cơ quan quyết định. Như vậy cơ quan quyết định là ai, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cũng chưa chỉ ra tận gốc.”
VnExpress, VietnamNet, Dân Trí điện tử cũng như các báo khác đã đưa tin chi tiết về nội dung kỳ họp thứ 8 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương diễn ra ở Hà Nội từ 28 đến 30/11. Trong đó có nội dung 8 điểm về xem xét, xử lý và đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên và tổ chức đảng vì can dự vào việc đề bạt bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh vào chức vụ sau cùng là Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang.
Trong thẩm quyền của mình, Ủy ban Kiểm tra Trung ương cơ quan giữ cây roi kỷ luật của Đảng Cộng sản Việt Nam đã quyết định  thi hành kỷ luật 4 trường hợp. Bao gồm cảnh cáo ông Bùi Cao Tỉnh, nguyên Vụ trưởng, nguyên Trợ lý Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; khiển trách ông Trần Công Chánh, Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2015 -2020; khiển trách bà Trần Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng Ban thi đua – Khen thưởng Trung ương. Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, các vi phạm, khuyết điểm của ông Trần Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Nội vụ chưa đến mức phải thi hành kỷ luật. Yêu cầu Ban cán sự Đảng Bộ Nội vụ tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, sâu sắc và có biện pháp khắc phục.
Ngoài ra Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư cảnh cáo đối với ông Huỳnh Minh Chắc, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2010-2015 và ông Trần Lưu Hải, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương. Một Thứ trưởng Nội vụ khác là ông Nguyễn Duy Thăng cũng bị đề nghị xem xét xử lý về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng.
Riêng tập thể Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ nhiệm kỳ 2011-2016 phải tổ chức kiểm điểm nghiêm túc vì có liên quan tới việc thẩm định và đề nghị phê chuẩn chức danh Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang cho ông Trịnh Xuân Thanh, cũng như  từng đề nghị khen thưởng cho Tổng Công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và cá nhân ông Trịnh Xuân Thanh.
trinh-xuan-thanh-1202-622.jpg
Ông Trịnh Xuân Thanh, ảnh minh họa chụp trước đây. Courtesy photo
Trả lời chúng tôi, ông Nguyễn Đăng Quang cựu đại tá ngành công an hiện nghỉ hưu ở Hà Nội trình bày ý kiến:
“Tôi cho rằng vụ Trịnh Xuân Thanh này không chỉ đơn thuần là nội hàm của riêng vụ này và qua vụ này còn nói lên nhiều vấn đề khác. Theo cảm nhận của tôi việc xử lý vụ này nói chung còn lúng túng còn chưa rõ ràng. Cứ đợi thêm một thời gian nữa xem hình thức kỷ luật đối với ông Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng như thế nào thì mới rõ hơn được.”
Đối với dư luận cho rằng, chiến dịch chống tham nhũng và làm trong sạch Đảng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa mang tính quyết liệt, Luật sư Trần Quốc Thuận nhắc lại vấn đề kỷ luật cựu Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng về nhiều vụ việc trong đó có vụ Trịnh Xuân Thanh. Nhưng dư luận nói nhiều về việc làm sao cách chức một người không còn chức vụ nào cả. Luật sư Trần Quốc Thuận nhấn mạnh:
“Phải truy tận gốc, truy tận nơi, truy trách nhiệm cao nhất. Tự nhiên đâu phải chuyện luân chuyển, chuyện cho chỉ tiêu Hậu Giang bầu ra phó chủ tịch…Nhà nước Việt Nam hay nói trách nhiệm người đứng đầu, như vậy người đứng đầu là ai. Trong sự việc này trách nhiệm người đứng đầu thế nào không thấy nói. Tôi nghe nói toàn cấp phó không thấy nói gì tới người đứng đầu, rồi sau khi bầu xong thì phê chuẩn, thì phải là bên Chính phủ, Thủ tướng phê chuẩn… như vậy chỗ đó được biết thế nào thì không thấy nói.”

Vụ Formosa: chưa lộ diện dê tế thần

Cùng thời gian với việc công bố kỷ luật 7 cán bộ lãnh đạo liên quan tới quy trình đề bạt bổ nhiệm ông Trịnh Xuân Thanh, từ một người chịu trách nhiệm cao nhất trong vụ bê bối ở Tổng Công ty cổ phần xây lắp dầu khí PVC trở thành Phó Chủ tịch tỉnh Hậu Giang, hôm 30/11/2016  báo chí dòng chính ở Việt Nam còn được độc giả chú ý với thông tin liên quan tới Formosa Hà Tĩnh và trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Ông Võ Kim Cự là người trực tiếp vận động và đưa dự án thép khổng lồ về Vũng Áng Hà Tĩnh. Hiện nay ông Võ Kim Cự là Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, đại biểu Quốc hội khóa 14 đương nhiệm.
Tôi có theo dõi nghiên cứu thấy rằng ông Võ Kim Cự đã vi phạm nhiều điều, làm không đúng thẩm quyền, vi phạm nhiều quy định làm không đúng Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam.
-Nguyễn Đăng Quang
Theo VnExpress, sáng 30/11/2016 trong dịp tiếp xúc cử tri thành phố Đà Nẵng, ông Đinh Thế Huynh Thường trực Ban Bí thư xác nhận là Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang làm rõ trách nhiệm của ông Võ Kim Cự, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh trong thảm họa môi trường Formosa. Bên cạnh đó, Ban Cán sự Đảng và Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cũng bị kiểm tra, đặc biệt là quá trình lắp đặt hệ thống xả thải của Formosa. Ông Đinh Thế Huynh cho biết sau khi kiểm tra xong sẽ có thông báo.
Cựu đại tá Công an Nguyễn Đăng Quang nêu nhận xét về trường hợp ông Võ Kim Cự và thảm họa môi trường Formosa. Ông nói:
“Tôi có theo dõi nghiên cứu thấy rằng ông Võ Kim Cự đã vi phạm nhiều điều, làm không đúng thẩm quyền, vi phạm nhiều quy định làm không đúng Luật Đầu tư nước ngoài của Việt Nam. Trong đó rõ nhất là khi chưa có quyết định của Chính phủ thì ông ấy đã có công văn chấp nhận cho Formosa thuê đất 70 năm, đó là vượt quyền, lộng quyền. Việc này Thanh tra Chính phủ đã có ý kiến rồi, nhưng cho đến giờ này ông ấy vẫn gọi là ‘nhâng nháo’ nói là mình làm đúng thẩm quyền.”
Đáp câu hỏi về khả năng kỷ luật ông Võ Kim Cự nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh, đặc biệt hiện nay ông đang là Đai biểu Quốc hội Khóa 14, Chủ tịch Liên Minh hợp tác xã Việt Nam. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Saigon nhận định:
“Việc kỷ luật Đảng thì cứ việc kỷ luật, còn ông ấy là đại biểu Quốc hội, nếu có truy cứu trách nhiệm hình sự thì người ta mới xem xét tới tư cách đại biểu Quốc hội. Kỷ luật Đảng thì không ảnh hưởng gì tới danh hiệu đại biểu Quốc hội. Nếu truy cứu trách nhiệm hình sự thì người ta phải đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội của ông đó đi, hoặc sai phạm nặng thì bãi miễn. Bây giờ kỷ luật Đảng mà nặng thì ngươi ta sẽ xem xét tư cách đại biểu Quốc hội của ông Võ Kim Cự, thí dụ kỷ luật Đảng đến mức khai trừ thì chắc chắn chức danh đại biểu Quốc hội sẽ không còn.”
Theo Luật sư Trần Quốc Thuận, dư luận hay nói tới một con dê tế thần trong vụ thảm họa môi trường Formosa. Nhưng theo ông hiện nay chưa thấy con dê tế thần đó ở đâu vì cần phải có chứng cứ rõ ràng. Vẫn theo lời cựu quan chức Quốc hội Việt Nam, đưa Formosa về Hà Tĩnh không phải là việc mà một mình ông Võ Kim Cự có thể làm được, ông ấy từng nói có các Bộ ngành ở Trung ương đồng ý và có phê duyệt của người đứng đầu Chính phủ.

Tại sao ngư dân Kỳ Anh vẫn chưa nhận được tiền đền bù của Formosa?

Hoàng Dung, thông tín viên RFA 2016-12-02  
Do biển bị nhiễm độc, ngư dân phủ bạt ghe thuyền, nằm bờ không ra khơi. Hình chụp hôm 21/08/2016 tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh.
Do biển bị nhiễm độc, ngư dân phủ bạt ghe thuyền, nằm bờ không ra khơi. Hình chụp hôm 21/08/2016 tại thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh. RFA photo
Theo quyết định 1880 QĐ – TTg do ông Trương Hòa Bình phó thủ tướng chính phủ ký ngày 29 tháng 09 năm 2016, thì yêu cầu các địa phương phải xác định kinh phí, mức bồi thường gửi về cho trung ương để xem xét và làm sao các ngư dân có thể nhận được tiền đền bù trong tháng 10 để ngư dân có thể ổn định cuộc sống, tuy nhiên đến hôm nay đã là tháng 12 các bà con ngư dân ở thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chính quyền vẫn làm chậm trễ trong việc sao kê những thiệt hại cho bà con, trong khi ngư dân ở 3 tỉnh còn lại đã nhận được tiền đền bù.
Từ tháng 10 đến nay, chính quyền thị xã Kỳ Anh đã tập trung bà con nhiều lần để họp, để thảo luận trong việc sao kê những thiệt hại, tuy nhiên trong những cuộc họp đó thì chính quyền không giải đáp những thắc mắc của bà con, không lắng nghe ý kiến của bà con. Trước tiên, vào tháng 10 thì chính quyền Kỳ Anh đã dùng quyết định số 6851/BNN-TCTS ngày 12/8/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT để sao kê tài sản, tuy nhiên quyết định này đã không có hiệu lực, sau khi có quyết định mới của chính phủ, trước việc chính quyền dùng sai quyết định để sao kê tài sản, thì người dân đã phản đối kịch liệt và không sao kê vì họ cho rằng chính quyền cố ý làm sai. Trước sự phản đối của người dân thì chính quyền mới dùng quyết định số 1880 để sao kê, tuy nhiên sau đó theo quyết định 1880 thì các em trên 15 tuổi được tính 1 lao động nhưng chính quyền Kỳ Anh vẫn không chấp nhận, nhiều ngư dân họ cho biết họ rất mệt mỏi trước những việc làm không minh bạch của chính quyền Kỳ Anh, họ chỉ mong muốn chính quyền Kỳ Anh làm giống với quyết định số 1880 của chính phủ, để ngư dân sớm nhận được tiền đền bù, vì tính đến nay đã gần 8 tháng ngư dân không có việc làm, không có thu nhập gì.

Người dân bức xúc

Chính phủ đưa ra một công văn của chính phủ là từ 15 tuổi trở lên là đủ tuổi kê khai cho lao động bắt hàu, bắt ốc cho nên dân ở đây không đồng ý như rứa.
-Bà Truyền
Trước việc chính quyền liên tục làm sai với quyết định, không giải quyết thỏa đáng cho người dân, thì nhiều ngư dân tỏ ra bức xúc, chia sẻ với chúng tôi bà Truyền ở xã Kỳ Hà, Kỳ Anh cho biết, trong thông báo mới của chính phủ thì trẻ em trên 15 tuổi thì được tính 1 lao động, nhưng chính quyền xã, huyện không đồng ý, bà Truyền cũng cho biết, ở vùng quê của bà thì các em học sinh từ 6,7 tuổi trở lên, buổi đi học buổi đi bắt ốc, bắt Hàu để kiếm sống rồi không riêng gì các em từ 15 tuổi trở lên, bên cạnh đó nhiều người già sống neo đơn sống bằng việc bắt Hàu cũng không được đền bù nên người dân đang đòi.
Bà Truyền chia sẻ:
Nhà chị đây là ba đứa sinh viên mà đến mùa hè là hắn về hắn nghỉ ba tháng hè là con nhà chị đây là tập trung ra ngoài rào để hắn bắt con nghêu, con hàu, con cua, con ốc để hắn kiếm tiền để vào trường học. Chính phủ đưa ra một công văn của chính phủ là từ 15 tuổi trở lên là đủ tuổi kê khai cho lao động bắt hàu, bắt ốc cho nên dân ở đây không đồng ý như rứa
Chị Bàu ở Kỳ Hà cũng cho biết thêm là chính quyền ở đây đang cố tình làm sai quyết định mới của chính phủ về việc đền bù, 1 số chủ ghe, chủ thuyền cũng bị bớt xén.
Luật của chính phủ ra là ghe cũng có, rồi người chủ ghe cũng có mà giờ họ nói lại là chủ ghe lại không có thuyền viên đi thuyền không có mà chủ ghe cũng không có. Giờ kiểu họ đang bắt làm đi làm lại là dân họ không chịu hiện giờ vẫn chưa có một đồng tiền đền bù mô hết.
Ông Hoa ở thôn Đông Yên cũng cho biết, chính quyền làm sai quyết định của chính phủ nên anh liên tục phản đối và sẽ không nhận tiền đền bù đó.
“Quyết định của chính phủ 1 đàng nó làm 1 nẻo”

Đến khi nào người dân mới nhận được tiền đền bù?

boi_thuong_quang_tri-622.jpg
Hôm 16/11/2016 Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bắt đầu thực hiện chi trả cho người dân tại thôn Vịnh Mốc, xã Vĩnh Thạnh.Courtesy Thanh Niên
Từ khi thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra đến nay, thì người dân không còn thu nhập nào nữa hết, 1 số người trẻ đã đi làm culi ở các nơi khác để kiếm sống, giờ ở nhà toàn phụ nữ và trẻ em, nhưng họ rất chờ vào khoản đền bù ít ỏi này của Formosa để duy trì cuộc sống, nhưng câu hỏi để khi nào người dân ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh nhận được tiền đền bù thì là câu hỏi mà người dân cũng rất khó để trả lời.
Bà Truyền cho biết, chính quyền nói nếu người dân làm theo ý của chính quyền xã, huyện Kỳ Anh thì đến lễ Noel người dân sẽ nhận được, còn nếu người dân vẫn không hợp tác và đòi quyền lợi của mình thì chưa biết đến khi nào.
Nếu mà  đồng ta như quyết định của họ đưa ra thì họ nói đến lễ Noel là có tiền mà giờ dân đây nói là nọ biết đến lễ Noel là có tiền có thể sang năm cũng chưa có.
Chị Bàu cũng cho biết thêm:
“Giờ họ nói là làm nhanh thì có không thì ra ngoài tết.”
Ở xã Kỳ Lợi việc sao kê đã xong, nhưng khi nào dân nhận được tiền đền bù thì chưa biết, vì chính quyền hết lần này đến lần khác thẩm định.
Ông Hoa cho biết:
“Cũng không biết nữa, hấn nói làm xong khi mô nhận tiền khi đó, nhưng thẩm định các thứ nữa”

Người dân vẫn tiếp tục đấu tranh

Người dân ở Kỳ Anh cho biết họ sẽ tiếp tục đấu tranh để đòi lại quyền lợi chính đáng của mình, dù có thể nào đi nữa, họ cũng cho biết thời tiết hiện nay không thuận lợi nên người dân không có những cuộc xuống đường.
Bà Truyền chia sẻ:
Dân muốn xuống đường để biểu tình để nhà báo quốc tế về để họ phỏng vấn để mà nói với họ là:
Cuộc sống người dân giờ chưa có nghề chi mà giờ dân khổ lắm nghề thì không có nghề chi cả tiền đền bù thì giờ đang nằm một nơi thì chưa có nói thật chứ giờ tiền cũng không có một đồng mà tiêu giờ khổ lắm.
-Chị Bàu
Tiền xử lý rác thải,
Tiền đền bù thiệt hại,
Đảng đã lấy từ lâu,
Nay đã để ở đâu,
Phải nói cho dân biết,
Đừng đồng loã cấu kết,
Dân sống không bằng chết,
Là để mà nói nhà báo để họ quay phim để họ đòi hỏi đồng tiền cho mình chứ giờ khổ lắm sống không bằng chết dân ở đây. Vẫn tiếp tục đấu tranh vẫn xuống đường nhưng mà về mùa này là do thời tiết không thuận lợi chứ họ rất muốn xuống đường để mà đi đòi hỏi cho con em họ. Rồi đây họ sẽ bắt con em mình bỏ học chứ họ cũng không cho đi học nữa bởi vì lấy gì mà mà ăn mà học đây.
Chị Bàu cũng cho biết hiện cuộc sống của người dân rất khó khăn, nhiều gia đình phải chấp nhận vay nặng lãi để trang trải cuộc sống:
“Cuộc sống người dân giờ chưa có nghề chi mà giờ dân khổ lắm nghề thì không có nghề chi cả tiền đền bù thì giờ đang nằm một nơi thì chưa có nói thật chứ giờ tiền cũng không có một đồng mà tiêu giờ khổ lắm, dân giờ khổ và bức xúc lắm rồi nói xuống đường mà giờ đang mưa gió đây không thì họ cũng xuống đường rồi.”
Nhiều ngư dân ở Kỳ Anh chia sẻ với chúng tôi, cuộc sống của người dân quá khổ do Formosa gây nên rồi, giờ họ chỉ mong chính quyền Hà Tĩnh làm đúng quyết định đền bù để ngư dân sớm có tiền để trang trải cuộc sống, nhất là trong dịp cuối năm này.