Tuesday, November 29, 2016

20,000 vụ bạo hành xảy ra tại Việt Nam mỗi năm

20,000 vụ bạo hành xảy ra tại Việt Nam mỗi năm
Ảnh: Báo Ấp Bắc
Phúc trình của Bộ Y tế Cộng sản Việt Nam được công bố hôm 29/11 cho hay, ít nhất 20,000 vụ bạo hành gia đình xảy ra mỗi năm tại Việt Nam, trong vòng 5 năm trở lại đây.
Phúc trình này xác nhận rằng, số vụ bạo hành gia đình tại Việt Nam tăng hàng năm. Cứ khoảng từ 2 đến 3 ngày thì có một người chết vì nạn bạo hành tại gia đình, mà đa số nạn nhân là phụ nữ và trẻ em.
Thông tấn xã CSVN dẫn phúc trình của Bộ Y Tế nói rằng, đơn vị này hứa hẹn sẽ cung cấp điều kiện để các nạn nhân được chữa trị thương tích về thể xác lẫn tinh thần, đồng thời hợp tác với các tổ chức liên quan trừng trị hung thủ theo quy định của pháp luật.
Khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 11t cho đến 15 tháng 12 năm nay được coi là Tháng Hành Động Vì Bình Đẳng Giới Tính Và Bài Trừ Nạn Bạo Lực Gia Đình Trong Toàn Quốc. Nam giới được kêu gọi xung phong tham gia chiến dịch ngăn chận và bài trừ nạn bạo hành chống nữ giới.
Tuy nhiên, dư luận cho rằng tất cả mọi chiến dịch được hô hào tại Việt Nam chỉ là lời kêu gọi suông. Sự vô hiệu của luật pháp, và thái độ dửng dưng của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã để lan tràn tình trạng bạo hành khắp nơi. Nhiều nạn nhân còn tố cáo tổ chức hội phụ nữ tại địa phương chỉ làm nhiệm vụ hoà giải trong các vụ bạo hành một cách chiếu lệ, chứ không giải quyết được gì.
Song Châu / SBTN

Hà Tĩnh kết án 4 người biểu tình chống Formosa

Hà Tĩnh kết án 4 người biểu tình chống Formosa
Ảnh: viendongdaily.com
Một phiên toà địa phương tại Hà Tĩnh hôm 29/11 đã kết án 4 phụ nữ mỗi người 6 tháng tù giam, về tội gây rối trật tự công cộng vì đã tham gia cuộc biểu tình phong toả xa lộ hồi năm ngoái.
Theo RFA, bốn phụ nữ này gồm các bà Hoàng Thị Thái, Mai Thị Trinh, Mai Thị Tiềm và Lê Thị Thúy, đã cùng với người dân địa phương đã phong toả quốc lộ 1 A (đoạn qua thị trấn Kỳ Anh-  Hà Tĩnh) trong một cuộc biểu tình diễn ra ngày 11 tháng 12 2015, để phản đối chính quyền CSVN đã bắt giữ ông Hoàng Văn Thiết và ông Nguyễn Hữu Phương. Cuộc biểu tình đã làm tắt nghẽn quốc lộ 1 A suốt 20 tiếng đồng hồ, để đòi tự do cho hai người đàn ông nói trên.
Ông Nguyễn Hữu Phương bị bắt tại nhà máy thép Formosa, còn ông Hoàng Văn Thiết thì bị bắt cóc. Cả hai đều là thành viên của đội an ninh giáo xứ Đông Yên, theo các nhân chứng tham dự phiên toà.
Vụ nhà cầm quyền CSVN tại địa phương bắt hai ông Phương và Thiết đã làm bùng nổ cuộc biểu tình dẫn đến vụ bắt giữ và kết tội một số người. Một nhân chứng nói rằng người dân địa phương đã chặn xe cộ lưu thông trên đường, và hành vi này bị nhà cầm quyền địa phương cho là bất hợp pháp.
Hiện nay vẫn còn một số cư dân địa phương tham gia cuộc biểu tình bị bắt và bị giam giữ tại một nơi bí mật mà không ai được biết.
Song Châu / SBTN

Liệu vụ án Trịnh Xuân Thanh có bị chìm xuồng?

Nguyễn Dư (Danlambao) - Cái chuyện của Trịnh Xuân Thanh là chuyện xe cán chó, bởi lẽ tham nhũng nó xảy ra hàng ngày, hàng giờ trên khắp đất nước Việt Nam này. Nhưng nó lôi cuốn, làm cho mọi hí hửng của thiên hạ tập trung, nổi lên tò mò, theo dõi khác hơn những chuyện khác ở cái chỗ là khui ra dậy mùi "chuột chết" trong nội bộ, bè cánh đấu đá nhau loạn xà bần của triều đình nhà sản. Và nhiều người bất mãn trong chúng ta cũng mong chúng nó đấu đá đi đến sụp đổ chế độ càng sớm thì càng hay.

Những sự việc mà Trịnh Xuân Thanh ném "hòn chì" vào mặt Nguyễn Phú Trọng là chuyện thường tình ở đời. Tượng vàng năm mươi kg và hai căn biệt thự (theo như người ta đồn là trọng Trọng lú nhận) được tung lên trước công luận để "trả miếng", tố cáo như thế có ai tin hay không thì đó lại là sự hiểu biết, quyền tự do suy luận của mỗi con người, bởi nó không có bằng chứng cụ thể thuyết phục. 

Cả ngay chuyện tham nhũng của Trịnh Xuân Thanh cũng thế, khi mà chưa có kết luận điều tra thì chưa vội tin. Nhưng câu hỏi cần đặt ra là tại sao Trịnh Xuân Thanh lại lén lút trốn đi khỏi Việt Nam? Nếu thật sự hắn trong sạch, làm ăn thua lỗ, lỗi khách quan do thiếu khả năng điều hành không thôi, thì không đến nỗi phải ngồi tù. Vì theo luật rừng của đảng cs VN thì tội trạng ngoài ý muốn như thế chỉ giơ cao đánh khẽ đối với những người có công và gia đình cách mạng. 

Người ta chỉ cần gom lại một vài hiện tượng: từ làm ăn thua lỗ nhiều ngàn tỉ cho đến căn biệt thự của Trịnh Xuân Thanh, thì cũng có thể ngầm hiểu được rằng "của nổi" đó chỉ có thể từ tham nhũng mà ra.

Có người bảo rằng Trịnh Xuân Thanh có cái cái gốc to chống lưng. Tôi thì không tin điều đó. Nếu có cái gốc, thì Trịnh Xuân Thanh đường đường chính chính ở lại đối đầu với Trọng lú; đàng này hắn bỏ trốn, đến được nơi tưởng là an toàn lại vung vít lên tận mây xanh: đòi đưa Nguyễn Phú Trọng ra tòa án quốc tế (!); đòi họp báo để tố cáo; đòi đối chất với cơ quan công quyền tại Việt Nam có luật sư và nhà báo của các nước tham dự (!); thách thức tướng công an ra nước ngoài gặp hắn để sẵn sàng đối chất... Những cái "đòi" của hắn là chuyện... không tưởng! Nhưng cuối cùng thì hắn chỉ dám sai tên "phát ngôn viên" thay mặt họp báo.

Câu hỏi cần đặt ra: tại sao con "ểnh ương" lại to mồm đến thế? Đáng lý ra một tội phạm như Trịnh Xuân Thanh thì cần phải lặn sâu, im tiếng, yên thân như không ít những người đồng chí của hắn thoát hiểm, lặn biệt tăm với khối tài sản khổng lồ sống đến cuối đời. 

Những gì xảy ra trong suốt thời gian qua làm cho người ta nhận ra rằng: Trịnh Xuân Thanh biết chắc tỏng tòng tong nhiều những tay gộc nằm trong trung ương tham nhũng, do đó hắn cay cú, nuôi hận thù, đối với những kẻ truy đuổi hắn. Chuyện đời, người ta không cần liêm sỉ và cũng không ngượng mồm vì những chuyện đúng hay sai, có hay không trong sự việc của mình; mà chỉ cần được "trả miếng" (cũng là một cách biện minh, đồng thời tự trấn an cho mình là nhẹ tội vì cũng có kẻ đồng hội đồng thuyền) thì cũng hả giận lắm rồi.

Trịnh Xuân Thanh nghĩ rằng nhà cầm quyền CSVN không dám và không thể làm gì, cho nên sau khi mới trốn chạy, hắn thách thức đủ trò, lớn lối vì nghĩ rằng: "trạng chết thì chúa cũng băng hà" nên mới có chuyện hắn hùng hổ đòi tố cáo, thách thức. 

Nhắc lại trường hợp của Dương Chí Dũng, nếu người ta không dẫn độ hắn, rồi không đem ra trước vành móng ngựa thì không có cái chuyện Phạm Quý Ngọ đột ngộ từ trần; không có chuyện lòi ra đương kim chủ tịch nước Trần Đại Quang nhận bạc triệu đô; và cũng có thể là Nguyễn Bá Thanh cũng chưa... tới số. Rồi còn nhiều chuyện khác nữa. Nhưng nội bộ đảng (trong đó có nhiều tên tham nhũng, cũng có thể là liên quan) thống nhất, kịp thời chặn đứng sự việc; nếu không, biết đâu chừng sẽ lôi ra nhiều dây nhợ lòng thòng những gắn kết với nhau. Trong thời gian Dương Chí Dũng bị điều tra, những quan tham trong phe phái ăn chia hay những kẻ dính líu xơ múi cũng bị... lên ruột.

Thế thì những người tham nhũng chưa bị lộ, ít nhiều có dính líu trong phe cánh của Trọng lú hiện thời, có được bao nhiêu tên nắm đa số đủ mạnh, dám đứng ra khéo léo thuyết phục đồng bọn, ngăn chặn việc dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về Việt Nam, để sẽ không xảy ra trường hợp như Dương Chí Dũng?

Trọng Lú có dám chơi tới bến để chứng tỏ phe mình là trong sạch không? Thêm một việc nữa là đã "leo lưng cọp" trong vụ tham nhũng rùm beng này, nếu bỏ cuộc, mọi việc bị chìm xuồng thì phe cánh và nhất là sự nghiệp chống tham nhũng của Trọng lú sẽ tiêu tan, mang nỗi nhục trước quốc dân cho đến cuối đời.

Quý vị trong "đảng ta" hãy chọn một trong hai con đường để đi nhé! Mà đường nào thì đảng cũng nát bét.

30.11.2016

Tã khóc tã

Trần Quốc Việt (Danlambao) - Nhà văn Mỹ Mark Twain từng nói rằng “các nhà chính trị và tã phải được thay thường xuyên, và vì cùng lý do.”

Chế độ độc tài toàn trị ở Việt Nam là cái tã đã và đang rất nặng mùi ập lên số phận của người dân. Dưới bao lớp vàng son hàng mã rẻ tiền và mị dân như độc lập, tự do, hạnh phúc, dân giàu, nước mạnh, văn minh là tầng tầng lớp lớp phân bốc mùi lưu cửu suốt hơn nửa thế kỷ qua.

Những ai không chịu được đành phải ra đi, đến những nơi người ta thay tã chính trị thường xuyên qua các cuộc bầu cử tự do. Những người ở lại đầu tiên phải chấp nhận, rồi phải thích nghi để tồn tại và cuối cùng phải sống chung với tã từ năm này qua năm nọ, từ đời cha đến đời con đời cháu.

Cho nên ta hiểu vì sao các Tổng thống Mỹ và các nhà lãnh đạo của các nước dân chủ khác khi đến các nước độc tài, đặc biệt các nước cộng sản, đều không thể nào chịu được cái mùi tã chính trị mà họ chưa từng bao giờ phải ngửi ở quê nhà. Họ bắt buộc phải lên tiếng như Tổng thống Obama nhắc nhân dân Cuba nhớ thay tã cho chế độ trong dịp ông thăm viếng đảo quốc này khi ông kêu gọi nhân dân Cuba hãy “chọn chính quyền của họ trong các cuộc bầu cử tự do.”

Ngày nào đấy nhân dân Việt Nam sẽ thay đổi chế độ độc tài để chọn thể chế mới mà cho phép họ thường xuyên thay tã bằng lá phiếu tự do của mỗi người. Ngày đấy sẽ đến vì không ai chịu đựng mãi mùi rất hôi thối mà liệm kín xã hội và con người, liệm kín quá khứ, hiện tại và cả tương lai, và chưa kể đến bao lũ giòi bọ, sâu chuột sinh sôi nảy nở và béo phệ từ trong những đống phân dưới lớp tã ấy bò lúc nhúc lên đầu lên cổ người dân để đóng trò, răn đe và dạy dỗ.

Hôm nay dưới bóng chế độ toàn trị người dân Cuba phải khóc cho Fidel Castro - một cái tã lớn vừa rơi xuống để nhường cho cái tã hiệu Castro khác phủ tiếp lên số phận họ. Còn người dân Việt Nam không may hơn. Họ vừa phải chịu đựng cái tã cộng sản từ trước đến nay và phải còn khóc mướn trong ngày quốc tang sắp tới cho cái tã mới rơi xuống mà nhân dân Cuba phải bịt mũi trong suốt bao nhiêu năm qua.

30.11.2016


Công viên dê xồm

Tư nghèo (Danlambao) - Sau màn quốc táng quốc nhục, cờ rủ cờ rê để thương cha thương một thương ông thương mười đối với Fidel Castro, các quan chức con hoang lại đang râm rang chôm tiền thuế của dân để rút ruột một dự án gọi là công viên dê xồm.

Dự án xây-và-phá công viên này được đề xuất bởi Nguyễn Văn Hùng, bí thư đảng cộng tại Quảng Trị, nơi mà tên cha căng chú kiết FD đã đến ủng hộ cho những kẻ cũng mang dòng máu đỏ da vàng đang tàn sát người anh em cùng máu mủ của mình qua cái "sự nghiệp" đánh cho hộc máu đồng bào miền Nam.

Tháng 9, năm 1973 sau khi xé bỏ hiệp định Paris và tấn công giết chóc binh lính lẫn dân lành miền Nam Việt Nam, cộng sản Bắc Việt đã mời tên râu xồm này đến Quảng Trị, phì phà xì gà, đứng trên xe tăng giữa những hoang tàn, đổ nát, thê lương xác người, gây ra bởi tập đoàn cộng sản đánh thuê Hà Nội -  ta đánh là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Sô.

Mặc dù gọi là "đề xuất" để được Ban Bí thư đảng thông qua nhưng Nguyễn Văn Hùng đã cho biết đám con hoang đã "giải phóng mặt bằng" và sẽ khởi công công trình công viên dê xồm này ngay trong năm nay.

Việt Nam dưới sự cai trị của tập đoàn con hoang có nhiều công viên dê xồm. Công viên dành cho Hồ Chí Minh còn trinh nhưng nhiều gái, dành cho Lê Nin chia tay cuộc đời, sự nghiệp Cắt Mạng vì bệnh Giang Mai. Và bây giờ đến phiên Fidel Castro. Cả ba tên, tên nào cũng râu ria, cũng dê cụ đúng với truyền thống cách mạng và bản chất lãnh tụ cộng sản: anh hùng giải phóng gái tơ.

30.11.2016

Làm sao giết chết người trong mộng?

Lê Hải Phòng (Danlambao) - Xin mượn câu thơ của Hàn Mặc Tử làm đề tài trong bài viết này. Số là bao nhiêu lớp trai trẻ hiến cả cuộc đời để rồi bể giấc mộng vàng khi ngã ngửa ra đảng đi trật đường rầy đưa cả nước sụp xuống bên bờ vực thẳm, đợi chờ thảm họa diệt vong trong bàn tay đại Hán. Căn nguyên cội rễ của độc tài gây tội ác là kẻ đã tạo ra cả một hệ thống đảng trị.

Nói nào ngay, sống trong một chế độ độc tài người dân đứng lên chửi vào mặt bọn cướp ngày ở trong cung đã là chuyện khó. Huống chi giết người trong mộng. Người trong mộng ở đây không phải là Mộng Cầm hay ai đó trong tâm trí của Hàn Mặc Tử. Mà là người mà đảng dùng súng ống, dùi cui, bạo lực, khát máu bắt toàn dân phải tôn thờ người trong mộng. 70 năm qua đi quả thật là một cơn ác mộng quá dài để vạch rõ bộ mặt lãnh tụ cuồng điên khi còn sống chỉ biết ôm chủ thuyết Mác, Lê, hôn hít lông cánh Mao rồi ngủ trong giấc mộng thế giới CS đại đồng. 

Có điều bây giờ mỗi ngày văn minh tiến bộ khai sáng mỗi khác. Đảng khó mà dùng tay che mặt trời. Nhiều bài báo lề dân viết lời bình phụ họa ăn mừng theo người tỵ nạn Cuba khắp 5 châu. Nhưng cũng sẽ có một ngày trên các trang blog, trang FB bị tê liệt hoàn toàn vì có quá nhiều người chia sẻ ăn mừng đảng CSVN sụp đổ. Ngày đó có còn quá xa lắm không? Dân Ba Lan, Đức cũng như Đông Âu đã đi trước và trả lời rồi. Người dân Cuba tỵ nạn mấy ngày qua cũng đã bước xuống đường cùng nhau ăn mừng đã trả lời cho mọi người biết tâm trạng của họ sung sướng đến dường nào. Họ reo mừng cái chết là một chuyện. Nhưng họ hy vọng nhờ cái chết đó mà đất nước họ giã biệt anh em Castro chuyển mình theo con đường tự do dân chủ. Người Việt cũng vui lây là tương lai không còn thấy cái cảnh quan tham Ba Đình mang gạo mặc kệ dân đói đem đi tặng "bạn bè đỉnh cao trí tuệ anh em." 

Chế độ độc tài CS nào cũng mang bản chất lưu manh, lừa dối, ác ôn. Cho nên luôn luôn đưa ra một lãnh tụ tô son trét phấn, vẻ mặt rồng mắt phượng lên lãnh tụ để quảng bá và tuyên truyền lôi kéo dân chúng tôn sùng. Dưới gót giày bạo lực áp bức dân chúng không thể phê phán lãnh tụ dù họ đã chết. Có một điều ở đời không có gì che đậy mãi dưới ánh sáng mặt trời. Một khi người dân vùng dậy lật đổ chế độ thối nát độc tài phi nhân, chỉ lo cho một đảng, một nhóm cầm quyền. Điều tất nhiên như mọi người đã thấy là người ta kéo sập tượng Lenin. Nếu sự kiện Thiên An Môn thành công thì hình tượng Mao không là ngoại lệ. 

Rồi một ngày nào đó những người con gái bắt phải hàng lớp đóng kịch tươi cười đú đởn chào mừng lãnh tụ như Bình Nhưỡng, Bắc Hàn. Tương lai lịch sử sẽ trả lại cho họ nụ cười chân thật mà họ chưa hề được tự nhiên biểu hiện tình cảm. Khi còn cầm quyền chưa bị phanh phui, không ai biết đoàn nữ binh gìn giữ an ninh cho Khadafi, Lybia có bao nhiêu người phải phục vụ thể xác cho nhà độc tài này. Khi Mao tại thế có ai dám vạch ra lối sống xa hoa, tuyển dụng gái trẻ phục dịch tắm hơi đấm bóp, dâm ô vô độ làm vua hơn cả vua. Có ai dám cả quyết là ông râu xồm Cát-cá-rô không hại bao nhiêu đời người con gái mất trinh cho ông khi ông sống vương giả trong tay có 3 du thuyền, 32 dinh thự và 9700 cận vệ. 

Quay lại chuyện Việt Nam bàn chuyện ông Hồ trong mộng (đảng vẻ) và thực sự ngoài đời. Nói nào ngay, ông Hồ thích lội bỏm bẻm cho vui chân, khi xăn quần đi qua vũng nước nhưng nhà báo điếu đóm chụp hình lăng xê mà thật ra chỗ khô cạn chỉ rất gần ở đó. Ông có thói quen vá tay vá cổ nhi đồng gái VN, khi tới thăm Nam Dương đất đạo Hồi ông lại giữ cái tật đùa tí cho hồn lâng lâng, vô tình báo chí họ tố cáo lên mặt báo là ông già xàm xỡ. Ông Hồ không lập gia đình, ghét tình yêu giả dối. Khổ một nỗi là Trần Quốc Hoàn giết cô Xuân phi tang không khôn khéo để lòi chuyện ra ngoài làm ông Hồ mang tiếng kẻ gian ác đối với người tình. Ông Hồ suốt đời hy sinh cho cách mạng tạo nên giai cấp cai trị giàu có là đảng, giai cấp bị trị nghèo mạt rệp là thằng dân. Cho tới bây giờ ông nằm xuống lâu rồi vẫn chỉ có đảng ngồi mát ăn bát vàng. Không ai có thể trách ông, chỉ trách là trách cái ông gian manh giả dối lừa gạt Trần Dân Tiên. Đồng chí Tiên ca tụng tâng bốc ông Hồ quá mức như vị Phật sống cứu độ nhân gian. Ông Hồ bận rộn việc nước, ông từng đắp chiếu Made in China khi nằm trong hang Pác Bó, đã từng ngủ nhà sàn hút thuốc lá Tây đi dạo suối Lenin. Ông Hồ bộn bề công việc nhưng vẫn lo chi tiết cho phụ nữ khi hỏi họ có kinh kỳ đều không, có lúc ông hỏi người thanh nữ miền xa tới thăm là cháu có buồn tiểu không bác dẫn chỗ cho mà đi. Ông có cái tế nhị yêu đời lạ lùng tha thiết là lo cho phái yếu, còn khi có đoàn nào trong Nam ra thăm toàn có thân thể gầy da móp xương, ông lại từ chối tiếp cứ mạnh ai đi tìm chỗ ăn ngủ đái ỉa. Ông Hồ có cái biệt tài là khóc thật chứ không thương vay khóc mướn như hàng đệ tử văn nô của ông là Tố Hữu khóc Stalin "Thương cha thương một, thương ông thương mười ". Này nhé ông đứng trước máy vi âm thật, lấy khăn Made in China là thật, từng giọt nước mắt rơi trên gò má thật. Ai bảo ông là đóng kịch khóc ngoài mà trong dạ vui. Cảnh chết chóc của một trăm bảy mươi hai ngàn người vô tội trong vụ CCRĐ biết đâu là chứng tỏ lòng trung thành thật sự với chiếu lệnh quan thầy đưa ra. Đối với ông Hồ chỉ có cách chức Trường Chinh làm bậy. Ông thương dân thương nước biết thế nào là đạo đức ơn đền nghĩa trả, thế mà cái thằng thế lực du côn nào lấy tên C.B viết trên báo Nhân Dân tố cáo vu oan giá họa tội ác người nuôi ăn nuôi ở tặng vàng cho đảng là bà Nguyễn Thị Năm. Ông Hồ ít khi xuất hiện nơi chỗ đông người, có lẻ sợ gặp dân cùi lây bệnh hủi. Tuy nhiên cái thằng cha nào lại đóng vai như ông, bịt râu đeo kiếng đi chứng kiến bà Năm bị đấu tố. 

Thế mới biết làm lãnh tụ một chế độ độc tài có nhiều chuyện che đậy nửa kín nửa hở vui đáo để. Chết rồi lắm kẻ tranh đua học tập để rồi chửi rủa cái thằng Tiên, đào mã cái tên C.B bôi xấu đạo đức người. 

Quanh đi quẩn lại chỉ có lớp người cai trị tiếp nối ăn ngủ trên xác chết đồng bào mới xuất mọi thần công lực thần tượng hóa, đua nhau sắp hàng dâng hương người đạo đức trong mộng. Chúng cố bám víu vào cái xác mà bao nhiêu năm qua dân chúng xem như là vì độc tài bưng bít sự thật, đảng đã manh tâm cài cắm người trong mộng vào trong tâm hồn, tiềm thức họ. Dân tộc VN làm sao giết chết người trong mộng để thực sự mình không còn ngủ mơ trong cái chăn CS đầy rệp, dòi, sâu bọ. 

Dân chúng muốn giải phóng thân thể mình ra khỏi nô lệ gông cùm cho đảng. Không gì hơn là tự đứng dậy bằng đôi chân của mình. Phải đánh tan người trong mộng với những huyền thoại dựng lên bằng lũ người chỉ biết lấy máu xương dân phục vụ đảng. Xin mượn hai câu thơ của Hàn Mặc Tử: "Làm sao giết chết người trong mộng/Để trả thù duyên kiếp phụ phàng". Thôi thì chôm chỉa một chút để phụ họa bài này: "Làm sao giết giặc Hồ trong mộng/Để trả thù chung nợ nước nhà". 

Quay qua chuyện Cuba. Fidel Castro chết xem như dân chúng giết chết người trong mộng mà đảng CS đã cài cắm vào cả thể chất và tinh thần họ trong 50 năm dài. Đảng CSVN làm quốc tang cho một tên cuồng điên đưa đất nước Cuba đi vào ngỏ cụt của nghèo đói lạc hậu, mà đáng lý ra nếu dân chủ tự do Cuba là một quốc đảo phồn vinh về xuât cảng đường mía và kỹ nghệ du lịch. Đảng để tang chia buồn râu xồm trong nhà hay râu quai nón bạn là quyền của đảng. Độc tài khát máu thì chia sẻ vui buồn với nhau. Còn dân cũng đang rục rịch chờ ngày ăn mừng đảng CSVN đua nhau về âm ty địa ngục. Dân ăn bánh vẻ 71 năm dài đằng đằng rồi. 

Để bọn bồi bút nghĩ xã hơi vì lo đăng tin quốc tang tịch tình tang. Sau đây là bài điếu văn thảo giùm cho ông Tổng: 

Cả Lú đọc điếu văn ông Cát Rô
Sao ông bỏ đi thình lình
Để tôi đứng khóc Ba Đình hôm nay
Hà Nội trở lạnh đêm ngày
Đàn chó chạy ông có hay không nào
Cầm trong tay xà rông Lào
Tôi nghe như thể đồng bào oán ai
Dầu sao tôi cũng miệt mài
Ôm chân Tàu khựa miệng nhai tượng vàng
Phi-đen ơi tôi khóc chàng
Bắt toàn dân phải sắp hàng để tang
Ông mang huân chương sao vàng
Nhớ xưa thương quá hai hàng lệ rơi
Ông đem đường mía tới mời
Xã hội chủ nghĩa một trời anh em
Ông ăn chả tôi ăn nem
Dân ăn khoai độn tình thêm mặn nồng
Ông ơi chết nhớ nằm lòng
Năm ngàn tấn gạo Quang côn tặng người
Bắt tay chưa nói hết lời
Ông đi biền biệt bỏ rời đảng tôi
Mai kia du kích tới nơi
Tên là Nguyễn Thị chân dài Kim Ngân
Gái nước tôi đẹp muôn phần
Tặng ông một chút quà ngần đấy thôi.

Đọc điếu văn xong mong ông cả Lú nhớ chắp hai tay, nhìn về miền Trung rồi há miệng nhắc nhở thế này nhé: Nhìn tổng quát, đất nước bao giờ chết dần mòn thê thảm có được thế này không?

30.11.2016

Việt Nam ‘ngậm bồ hòn làm ngọt’ với FTA Việt-Hàn


Nhà máy lọc dầu Dung Quất liên tục bị lỗ trong suốt 7 năm qua. (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI (NV) – Kể từ khi Hiệp Ðịnh Thương Mại Tự Do (FTA) Việt Nam-Nam Hàn có hiệu lực từ tháng 12 năm 2015 đến nay, Việt Nam mất 5,000 tỉ đồng thuế nhập cảng xăng dầu.
Ðó là thông tin do ông Lưu Mạnh Tưởng, cục trưởng Cục Thuế Xuất-Nhập Cảng, Tổng Cục Hải Quan công bố. FTA Việt Nam-Nam Hàn đã khiến lượng xăng dầu mà Nam Hàn xuất cảng sang Việt Nam tăng bảy lần.

Ðiểm đáng lưu ý là lượng xăng dầu mà Nam Hàn xuất cảng sang Việt Nam cao bao nhiêu thì Việt Nam sẽ thiệt nhiều bấy nhiêu.
Hồi tháng 3 vừa qua, bộ trưởng Công Thương của Việt Nam từng có báo cáo riêng gửi thủ tướng Việt Nam lúc đó là ông Nguyễn Tấn Dũng về chuyện Việt Nam bị “hớ” khi ký FTA ASEAN-Nam Hàn mà Việt Nam là một trong các bên tham gia.
Báo cáo vừa kể được một số tờ báo nhanh nhảu thuật lại song ngay sau đó, những tờ báo này đồng loạt “tự ý đục bỏ” thông tin đã đưa.
Trong FTA giữa ASEAN với Nam Hàn, Bộ Tài Chính Việt Nam “phát hiện,” chính phủ Việt Nam “hớ” khi gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%. Mức thuế đó vừa khiến ngân sách Việt Nam mất một khoản thu lớn, vừa đẩy các doanh nghiệp xăng dầu của Việt Nam vào tử địa.
Thiệt hại của Việt Nam khi gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10% là “đủ đường.”
Chẳng hạn Việt Nam đã bỏ ra 3 tỉ Mỹ kim để xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) và đã phải dùng mọi cách để bù lỗ cho nhà máy này suốt bảy năm qua.
Cam kết của Việt Nam trong FTA giữa ASEAN với Nam Hàn: Hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%, trong khi nhà máy lọc dầu Dung Quất phải nộp thuế doanh thu 20% là một động tác giống như bóp mũi những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất. Còn hạ thuế doanh thu từ 20% xuống 10% đối với những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất thì ngân sách Việt Nam thất thu thêm một khoản khổng lồ khác, sau khi đã mất một khoản khổng lồ vì đã gật đầu chấp nhận hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%!
Thậm chí ngay cả khi chấp nhận hạ thuế doanh thu từ 20% xuống 10% đối với những doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất, những doanh nghiệp của Việt Nam như nhà máy lọc dầu Dung Quất cũng khó có thể cạnh tranh với xăng dầu nhập cảng. Lý do là vì quản lý tồi nên chi phí lớn, khó hạ giá thành, giảm giá bán. Những khoản vốn khổng lồ đã đầu tư cho việc xây dựng các doanh nghiệp như nhà máy lọc dầu Dung Quất coi như mất trắng.
Theo tường thuật của một số tờ báo thì Bộ Tài Chính Việt Nam đã đề nghị Bộ Công Thương Việt Nam “làm việc lại” với Nam Hàn để “điều chỉnh cam kết hạ mức thuế nhập cảng xăng dầu xuống 10%,” bởi với Việt Nam “xăng dầu là mặt hàng chiến lược, nhạy cảm cao” và Việt Nam phải duy trì sự bảo hộ đối với xăng dầu tối thiểu đến năm 2020. Tất nhiên là Nam Hàn từ chối. Nay, nếu Việt Nam đơn phương nâng mức thuế nhập cảng xăng dầu quá mức 10%, Việt Nam sẽ gặp đủ thứ rắc rối vì vi phạm cam kết.
FTA giữa ASEAN với Nam Hàn được ký hồi giữa năm 2006, có hiệu lực từ giữa năm 2007. FTA này xác lập lộ trình cắt giảm thuế nhập cảng giữa các thành viên theo ba nhóm hàng hóa. Ðầu năm nay, Việt Nam đã phải xóa bỏ thuế nhập cảng đối với 95% hàng hóa trong nhóm hàng hóa thông thường. Ðến đầu năm 2018, Việt Nam phải xóa bỏ 100% thuế nhập cảng hàng hóa trong nhóm hàng hóa thông thường. Một số hàng hóa được xếp vào loại “nhạy cảm” và “nhạy cảm cao” sẽ phải hoàn tất lộ trình giảm thuế vào đầu năm 2021.
Phải mất mười năm sau khi ký FTA vừa kể, chính phủ Việt Nam mới phát giác mình “hớ.” Lúc phát giác bị “hớ” thì Việt Nam đã ký thêm một FTA nữa riêng với Nam Hàn.
Thời gian vừa qua, Việt Nam đã ký hàng loạt FTA. Mục tiêu của các FTA là mở cửa các thị trường cho hàng hóa lưu thông dễ dàng. Các FTA mà Việt Nam đã ký với các quốc gia hay các khối quốc gia đã mở toang cửa thị trường Việt Nam cho các loại hàng hóa chảy vào Việt Nam nhưng ngoài chuyện khoe “bản lĩnh và năng lực” bởi thương thuyết thành công nhiều FTA, đến nay, chính phủ Việt Nam chưa làm bất cứ điều nào hữu ích để hàng hóa Việt Nam có thể dễ dàng xâm nhập các thị trường ngoại quốc.
Cũng vì vậy, nhiều chuyên gia kinh tế tại Việt Nam liên tục cảnh báo về việc ký quá nhiều FTA, bất chấp nội lực của Việt Nam đã kém lại thiếu chuẩn bị kỹ lưỡng, sẽ gây ra những hậu quả khôn lường cho kinh tế Việt Nam và FTA ASEAN-Nam Hàn là ví dụ minh họa cho những cảnh báo ấy.
Hồi đầu tháng này, khi tường trình về ngân sách quốc gia với Quốc Hội Việt Nam, bộ trưởng Tài Chính Việt Nam từng giải thích, một trong những lý do khiến bội chi trở thành trầm trọng là vì các nguồn thu giảm đáng kể và một trong những lý do khiến các nguồn thu giảm đáng kể là vì tác động của các FTA mà Việt Nam đã ký kết. Tính đến cuối tháng 10, thuế xuất-nhập cảng, một trong những nguồn thu quan trọng cho ngân sách của Việt Nam chỉ đạt được 65% mức dự trù.
Một số chuyên gia kinh tế từng than rằng, Việt Nam đã nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết các FTA nhưng các doanh nghiệp tại Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA đã ký với Nam Hàn – khoảng 73% chứng nhận xuất cảng sang Nam Hàn được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên đa số doanh nghiệp được hưởng ưu đãi trong số 73% này là doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam!
Những chuyên gia kinh tế đó nhiều lần nêu thắc mắc là nếu doanh nghiệp Việt Nam không hưởng được chút lợi lộc nào thì đàm phán-nhượng bộ-ký kết các FTA để làm gì (?) nhưng không có viên chức hữu trách nào thèm trả lời!
Tin mới nhất là trong bối cảnh ngân sách thất thu trầm trọng, bội chi tăng nhanh và mạnh thành ra phải liên tục vay mượn thêm để chi tiêu, Bộ Tài Chính Việt Nam đã ra lệnh cho ngành thuế phải… nỗ lực hơn nữa trong việc tận thu.(G.Ð)

Bình Dương: Mâu thuẫn nội bộ, cán bộ Viện Kiểm Sát đánh nhau

Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Dương xác nhận có việc đánh nhau giữa các thuộc cấp. (Hình: báo Bình Dương)
BÌNH DƯƠNG (NV) – Mâu thuẫn nội bộ, một cán bộ Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An đã xô xát gây thương tích cho cả viện trưởng và viện phó.
Chiều 29 tháng 11, báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn tin từ Viện Kiểm Sát Tối Cao cho biết thanh tra viện đang phối hợp với tỉnh Bình Dương “làm rõ vụ xô xát tại Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An giữa kiểm sát viên và lãnh đạo viện này.”
Nói với báo chí, ông Mai Văn Dũng, viện trưởng Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Dương, xác nhận có việc xô xát tại Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An giữa một kiểm sát viên với viện trưởng và viện phó.
“Vụ việc chỉ là mâu thuẫn nhỏ nội bộ, hiện tỉnh đang làm rõ, trước mắt hành vi của kiểm sát viên là vi phạm quy định của ngành chứ không có dấu hiệu hình sự gì cả. Nguyên nhân của vụ việc sẽ được đoàn thanh tra làm rõ,” ông Dũng nói.
Tuy nhiên, theo phóng viên báo Pháp Luật Sài Gòn, chiều 22 tháng 11, ông Dương Văn Vũ, kiểm sát viên và ông Nguyễn Văn Hùng, viện trưởng Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An đã xảy ra cãi vã rồi đánh nhau. Thấy vậy ông Bùi Như Lạc, viện phó nhảy vào can thiệp thì bị đánh gây thương tích nhẹ ở tay trái.
Trong khi đó, dư luận cũng cho rằng, ông Vũ đã dùng dao uy hiếp lãnh đạo Viện Kiểm Sát thị xã Thuận An dẫn đến thương tích.
Nói với báo chí tại trụ sở, ông Hùng cho rằng: “Ðây chỉ là xô xát nhỏ, chuyện nội bộ chứ không có đánh nhau gì cả. Vụ việc đang được lãnh đạo và các đơn vị chức năng tỉnh làm rõ.”
Song, khi phóng viên báo Pháp Luật Sài Gòn liên hệ với ông Lạc để tìm hiểu thêm nhưng ông này không nghe điện thoại.
Nói với báo chí, chiều 28 tháng 11, ông Dương Văn Vũ cho biết đã có bản tường trình gửi lãnh đạo tỉnh, “Do nghĩ bị trù dập trong đánh giá cán bộ, công chức nên hơi nóng giận và lớn tiếng cãi nhau với viện trưởng. Rất mong lãnh đạo cấp trên xem xét, rộng lượng bỏ qua.”
Về nguyên nhân thật của vụ việc trên, phía lãnh đạo Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Dương cho biết đang làm rõ nên chưa thể thông tin cụ thể. (Tr.N)

Kon Tum: Chi 530 tỉ đồng làm đường, 7 năm chưa xong

Tuyến đường đã làm 7 năm nhưng vẫn còn như bãi đất hoang. (Hình: báo Người Lao Ðộng)
KON TUM (NV) – Ngày 28 tháng 11, chỉ còn rất ít công nhân thi công với một số máy móc để “cho có” nằm rải rác bên tuyến đường 675A đã khởi công từ 7 năm trước.
Theo tin báo Người Lao Ðộng, năm 2009, ủy ban tỉnh Kon Tum phê duyệt dự án xây dựng tuyến đường 675A từ Sê San 3 đi quốc lộ 14C dài 58 cây số (có 4 cây số trùng với đường vào thủy điện Sê San), rộng 3.5 mét, với kinh phí 529 tỉ đồng do ủy ban huyện Sa Thầy làm chủ đầu tư và Ban Quản Lý Ðầu Tư và Xây Dựng huyện quản lý.
Dự kiến, tuyến đường này sẽ hoàn thành vào tháng 6 năm 2014. Thế nhưng, sau 7 năm tất cả tuyến đường mới chỉ hoàn thành xong việc san ủi nền và rải lớp đá đầu tiên, tất cả vẫn còn dang dở không thể thông tuyến, khiến việc đi lại của người dân càng thêm gian nan mỗi khi qua lại nơi này.
Giải thích với phóng viên báo Người Lao Ðộng, ngày 29 tháng 11, ông Nguyễn Hữu Dụ, phó trưởng Ban Quản Lý Ðầu Tư và Xây Dựng huyện Sa Thầy, cho biết, công trình ì ạch là do thiếu vốn. “Chủ đầu tư đã giải ngân hết tiền cho đơn vị thi công, khi nào có kinh phí sẽ tiếp tục hoàn thành,” ông Dụ nói. (Tr.N)

‘Nạo vét’ ở Việt Nam: Vẫn là ‘treo đầu dê, bán thịt chó’

Một trong những cuộc biểu tình phản đối dự án “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân của ngư dân xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)
ÐỒNG NAI (NV) – Tuy không hẹn nhưng trong ngày 28 tháng 11, chính quyền hai tỉnh Ðồng Nai và Bình Thuận cùng yêu cầu chấn chỉnh cái gọi là “nạo vét luồng lạch.”
Theo báo chí Việt Nam, ông Võ Văn Chánh, một phó chủ tịch của tỉnh Ðồng Nai vừa yêu cầu các cơ quan hữu trách trong tỉnh này phải chấn chỉnh ngay việc “nạo vét luồng lạch” vì “đi đâu cũng nghe dân chửi”!
Trước đây, chính quyền tỉnh Ðồng Nai cho phép “nạo vét luồng lạch” để duy trì sự ổn định của hoạt động giao thông đường thủy nhưng các doanh nghiệp tham gia hoạt động này chỉ tận thu cát, còn bùn, đá thì đổ lại xuống sông. Nếu chỉ tính riêng đoạn từ thành phố Biên Hòa đến huyện Nhơn Trạch, mỗi ngày, các doanh nghiệp tham gia “nạo vét luồng lạch” đã lấy mất 10,000 mét khối cát của sông Ðồng Nai.
Cuối cùng, “nạo vét luồng lạch” trở thành lý do khiến bờ nhiều đoạn sông, rạch ở Ðồng Nai bị sạt lở, môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
Sở Giao Thông-Vận Tải tỉnh Ðồng Nai, nơi chịu trách nhiệm chính về kế hoạch “nạo vét luồng lạch” phân bua, họ chỉ cấp giấy phép cho 6/14 dự án “nạo vét luồng lạch” ở Ðồng Nai, 8/14 dự án còn lại do Bộ Giao Thông-Vận Tải cấp giấy phép.
Viên phó chủ tịch tỉnh Ðồng Nai, người tổ chức cuộc họp để chấn chỉnh việc “nạo vét luồng lạch,” yêu cầu, phải giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm khắc tất cả các sai phạm, bất kể giấy phép do nơi nào cấp.
Cũng trong ngày 28 tháng 11, ông Phạm Văn Nam, một phó chủ tịch của tỉnh Bình Thuận, loan báo, chính quyền tỉnh này quyết định chấm dứt dự án “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân, thuộc xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân.
Dự án này do công ty Ðại Nam Việt làm chủ đầu tư. Trên giấy tờ, dự án “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân vừa nhằm giúp tàu bè ra vào dễ dàng, vừa tận thu cát nhiễm mặn để xuất cảng sang Singapore.
Từ năm 2013 đến nay, do tác động của dự án “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân, bờ biển trong vùng bị sóng biển xâm thực nên liên tục sạt lở, nhà cửa, bãi tắm bị biển nuốt dần, ngư dân không thể neo tàu thuyền ở bến Cô Kiều bên trong cửa biển Hồ Lân. Việc ra vào cửa biển Hồ Lân khó khăn hơn vì luồng lạch bị bồi lấp.
Sau ba năm, “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân, khai thác và xuất cảng khoảng 120 ngàn khối cát nhiễm mặn sang Singapore và tạo ra thảm trạng vừa kể, công ty Ðại Nam Việt đã chủ động đề nghị chấm dứt thực hiện dự án, chính quyền tỉnh Bình Thuận nhanh chóng chấp thuận bởi “việc tiếp tục triển khai dự án sẽ không hiệu quả, nhân dân không đồng thuận”!
Cần nhắc lại là từ 2014 đến nay, ngư dân xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, đã biểu tình vài lần để phản đối việc thực hiện dự án “nạo vét luồng lạch” ở cửa biển Hồ Lân nhưng đến nay – một tháng trước khi “giấy phép tận thu cát nhiễm mặn để xuất cảng sang Singapore” của công ty Ðại Nam Việt hết hạn, chính quyền tỉnh Bình Thuận mới “nhất trí” với yêu cầu chấm dứt thực hiện dự án. Ðây không phải yêu cầu của dân mà là đề nghị của công ty Ðại Nam Việt.
Năm ngoái, cũng vào thời điểm này, Tỉnh Ủy Khánh Hòa từng yêu cầu chính quyền tỉnh Khánh Hòa làm việc với Bộ Tư Lệnh Vùng 4 Hải Quân và các cơ quan hữu trách để tạm ngưng nạo vét đầm Thủy Triều trong vịnh Cam Ranh vì sợ các cuộc biểu tình phản đối dự án “nạo vét luồng lạch” sẽ biến thành bạo động như đã từng xảy ra ở một số địa phương khác. (G.Ð)

Hơn 1,500 tiểu thương chợ Hà Tĩnh bãi thị thành công

Tiểu thương đã mở nhạc cùng nhau hò reo nhảy múa vì được kinh doanh lâu dài. (Hình: VNExpress)
HÀ TĨNH (NV) – Chiều 29 tháng 11, tiểu thương ở chợ trung tâm thành phố Hà Tĩnh đã mở nhạc cùng nhau hò reo nhảy múa, mở cửa kinh doanh trở lại sau nhiều ngày kéo nhau đi phản đối việc ban quản lý bán ngôi chợ này.
VNExpress dẫn lời bà Hoàng Thị Bích Lan, kinh doanh hàng vải, cho biết, các tiểu thương mở nhạc, reo hò, nhảy múa là vì sáng cùng ngày tiểu thương Hà Tĩnh có cuộc đối thoại thành công với ông Ðặng Quốc Khánh, chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh về chủ trương bán chợ Hà Tĩnh cho doanh nghiệp.
Trước đó, từ ngày 26 đến 29 tháng 11, hơn 1,500 tiểu thương chợ Hà Tĩnh đóng cửa sạp để biểu tình phản đối việc ép tiểu thương ký hợp đồng tạm thời 3 tháng để chờ chuyển đổi mô hình quản lý chợ.
Chợ Hà Tĩnh đồng loạt ngừng kinh doanh từ ngày 26 tháng 11. (Hình: VNExpress)
Chợ Hà Tĩnh đồng loạt ngừng kinh doanh từ ngày 26 tháng 11. (Hình: VNExpress)
Tại cuộc họp này, đại diện của Sở Công Thương Hà Tĩnh và ban quản lý chợ yêu cầu người dân giao lại hợp đồng mua ki-ốt trước đây, để ký hợp đồng mới với thời hạn 3 tháng, hết thời hạn này sẽ tính tiếp, mà theo ông Nguyễn Duy Hòa, trưởng ban quản lý chợ Hà Tĩnh cho biết “việc ký hợp đồng 3 tháng là thực hiện theo chỉ đạo của Sở Công Thương Hà Tĩnh nhằm thực hiện lộ trình chuyển đổi ban quản lý chợ thành doanh nghiệp hoặc hợp tác xã quản lý chợ.”
Các tiểu thương không đồng tình thời hạn trên, họ muốn ký hợp đồng thuê ki-ốt dài hạn như trước kia. Trước áp lực của tiểu thương và dư luận, sáng 29 tháng 11, ông Ðặng Quốc Khánh buộc phải đối thoại với hơn 1,500 hộ tiểu thương.
Tại cuộc đối thoại, ông Khánh hứa chính quyền tỉnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tiểu thương ở chợ Hà Tĩnh được kinh doanh lâu dài, không phải kinh doanh 3 tháng mà trước đó ban quản lý chợ đã thông báo. (Tr.N)

Ông Trump thúc công ty Apple rút khỏi Việt Nam

Điện thoại iPhone được trưng bày tại trụ sở của Apple ở Cupertino, California, 21/3/2016.
Điện thoại iPhone được trưng bày tại trụ sở của Apple ở Cupertino, California, 21/3/2016.
VOA Tiếng Việt -30.11.2016
Tổng thống đắc cử của Mỹ không muốn tập đoàn Apple tiếp tục sản xuất sản phẩm ở Việt Nam, mà thay vào đó, chuyển về Hoa Kỳ, đã gây nhiều phản ứng trái chiều ở trong nước.
Ông Donald Trump mới đây đã nói với ông Tim Cook, Tổng giám đốc điều hành của Apple, rằng ông muốn tập đoàn sản xuất iPhone lập nhà máy ngay tại Hoa Kỳ.
Tổng thống tân cử tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với tờ the New York Times hôm 23/11 rằng ông sẽ đưa ra các chính sách về thuế có lợi để Apple “xây một hoặc nhiều nhà máy lớn ở Mỹ” thay vì sản xuất sản phẩm ở các nước như Trung Quốc hay Việt Nam.
Tiến sĩ Ngô Trí Long, cựu viện phó Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng quan điểm của ông Trump “có tính chất chủ nghĩa dân tộc, bảo hộ”, và điều đó sẽ khiến thế giới và Việt Nam “chịu thiệt thòi”.
Về tuyên bố muốn rút việc sản xuất linh kiện sản phẩm của Apple khỏi Việt Nam, chuyên gia kinh tế độc lập này nói thêm:
“Ít nhất bản thân ông ấy cũng sẽ bị ảnh hưởng vì khi đưa về, tiền lương, tiền công ở bên đấy rất là cao, mà khi tiền lương, tiền công cao thì chi phí giá thành đội lên rất là lớn. Mỹ liệu có khả năng chịu đựng được hay không. Nếu lao động, nhân công rẻ thì chắc chắn nó sẽ tốt hơn, chi phí thấp hơn mà chi phí thấp hơn thì Mỹ được hưởng lợi”.
Nhiều tờ báo ở trong nước cũng đồng loạt đưa ra nhiều bình luận về tuyên bố của ông Trump. Tờ Người Đưa Tin viết rằng “ông Trump tung chiêu dụ Apple bỏ Trung Quốc, Việt Nam để về Mỹ”.
Tờ này viết tiếp: “Bất kỳ chính sách ưu đãi như thế nào đi chăng nữa thì để sản xuất một sản phẩm tại một quốc gia có chi phí nhân công cao như Mỹ, giá iPhone sản xuất tại Mỹ có thể tăng gấp đôi so với giá hiện tại, điều mà Apple chắc chắn không muốn”.
Báo chí trong nước trích dữ liệu từ Cục Đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch & Đầu tư) cho biết rằng công ty Apple đã lập chi nhánh tại Việt Nam cuối năm ngoái với vốn điều lệ 15 tỷ đồng.
Trước những phát ngôn ít ỏi liên quan tới Việt Nam, ông Long cho VOA Việt Ngữ biết thêm rằng các kinh tế gia ở trong nước vẫn đang theo dõi mọi động thái của ông Trump để đoán định xem chính sách đối với Việt Nam của ông Trump trong tương lai ra sao.
Tiến sỹ kinh tế này nói thêm:
“So với ông Obama thì ông này tính cách hoàn toàn khác. Người ta cũng có suy nghĩ rằng với tính cách thất thường thì đường lối của ông ấy như thế nào cũng chưa rõ. Người ta cũng đang chờ đợi. Chính kiến Việt Nam thực sự mà đánh giá cụ thể ông như thế nào thì cũng chưa có ai có quan điểm, nhưng tất nhiên là cũng sẽ khó khăn hơn thời ông Obama”.
Dù theo đánh giá của các nhà quan sát, hiện vẫn chưa rõ chính sách của ông Trump đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, phát biểu tại một cơ quan nghiên cứu về chính sách công ở thủ đô Washington DC mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh bày tỏ lạc quan rằng mối quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục phát triển.
Quan chức ngoại giao hàng đầu của Việt Nam ở thủ đô Washington nói thêm rằng Việt Nam sẽ tiếp tục làm việc với tân chính quyền Mỹ để củng cố quan hệ đối tác chiến lược toàn diện một cách thực tiễn, lâu dài và bền vững.
Việt Nam sẽ chủ trì hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, APEC, vào năm sau và theo ông Vinh, Hà Nội hy vọng rằng Tổng thống đắc cử Trump sẽ tới thăm Việt Nam và tham dự sự kiện này.

Việt Nam sẽ làm gì khi chỗ dựa tinh thần Fidel Castro đã ra đi?

Lãnh đạo VN đến viếng cố Chủ tịch Cuba Fidel Castro
VOA Tiếng Việt-29.11.2016 
Sự ra đi của cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro, người được các nhà lãnh đạo Việt Nam coi là chỗ dựa tinh thần đã nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ truyền thông và công chúng Việt Nam.
Trong khi chính phủ Việt Nam quyết định để tang lãnh tụ Cuba với nghi thức quốc tang vào ngày 4/12 và truyền thông chính thống của Việt Nam có nhiều bài viết ca ngợi và thương tiếc lãnh tụ vĩ đại cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản thì nhiều người dân bày tỏ trên mạng xã hội rằng ông Fidel Castro không xứng đáng được tưởng nhớ như vậy.
Trong mấy ngày qua, nhiều người đã dùng mạng xã hội Facebook để chỉ trích ông Fidel Castro về những điều mà họ cho là những “tội ác” mà ông đã thực hiện thời còn lãnh đạo Cuba. Nhiều người chia sẻ một bài viết của tạp chí GQ về việc Fidel Castro từng sở hữu nhiều công ty bất động sản, từng “quan hệ với 35.000 phụ nữ và hút cigar từ năm mới lên 14 tuổi.”
Một người dùng Facebook có tên Chau Doan viết “có những người bị nhồi sọ quá lâu nên đang thương tiếc một kẻ độc tài đã giết hàng chục ngàn người Cuba và bần cùng hóa cả một đất nước.” Một người dùng khác có tên Trinh Huu Long của tổ chức phi chính phủ VOICE viết trên trang Facebook của mình để phản ứng trước quyết định của Việt Nam cử hành quốc tang ông Fidel Castro. Dân mạng này viết: “Vì lối suy nghĩ và cách tuyên giáo từ những năm 60, Đảng Ta lố bịch hoá những người mà họ ca ngợi, mà lần này nạn nhân là Fidel Castro” và “Nghi lễ quốc tang phải phù hợp với tâm tình của con người. Sẽ là một thảm hoạ ngoại giao nếu dưới lá cờ rủ là những cuộc nhậu và karaoke tưng bừng của dân chúng.”
Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Phạm Chí Dũng cho rằng luôn có các ý kiến đánh giá trái chiều “đối với bất kỳ một nhân vật lịch sử nào từ trước tới giờ ở Việt Nam – chẳng hạn như Hồ Chí Minh hay Nguyễn Văn Thiệu hay Ngô Đình Diệm” và cả Fidel Castro. Ông Dũng nói:
"Đường lối của Fidel có thể nói từ năm 1959 tới giờ tức là từ cách mạng Cuba tới giờ, gây tranh cãi rất nhiều. Và bây giờ chúng ta nhìn, chưa nói tới người Việt, mà bây giờ nói tới dòng suy nghĩ ở Pháp là đã khác rồi. Ví dụ như ngay 1 tờ (báo) cánh tả Liberation thì trước đây họ đánh giá họ cũng khá nồng nhiệt với Fidel thì bây giờ họ cũng cho rằng Fidel là người có vẻ bảo thủ. Mà thực ra thì tôi cho là Fidel là người rất bảo thủ."
Những người thuộc thế hệ trước từng chứng kiến sự giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất của Cuba cho Việt Nam trong cuộc kháng chiến giành độc lập và mối quan hệ rất đặc biệt trong hơn 55 năm qua của 2 dân tộc không đồng ý với quan điểm chỉ trích lãnh tụ quá cố của Cuba.
Lưu Kha, một cựu nhà báo có gần 15 năm học tập và công tác ở Cuba, cho rằng nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ Fidel Castro vì ông “đấu tranh cho 1 lý tưởng mình tin tưởng và suốt cả cuộc đời mình chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng đó.” Theo nhà báo từng cộng tác với TTXVN, ông Fidel – theo cách gọi thân mật của người Việt Nam – là người có khả năng “hùng biện và có sức lôi cuốn rất lớn”:
"Không chỉ những người yêu quý Fidel mà cả những người không thích Fidel hoặc coi ông như là kẻ thù cũng phải thừa nhận ông là một con người hùng biện, có sức thu hút và có ảnh hưởng lớn đối với các phong trào giải phóng dân tộc."
Ông Fidel từng tuyên bố “Vì Việt Nam Cuba sẵn sàng hiến dâng cả máu của mình” và từng tới thăm Việt Nam 3 lần. Theo nhà báo Lưu Kha Cuba dưới sự lãnh đạo của Fidel được coi là nước Cộng sản có hệ thống giáo dục và sức khỏe tốt cho người dân và Việt Nam nhìn Cuba như một trong số ít các nước ở thế giới thứ 3 có nhiều thành công như vậy. Ông Kha cho biết:
"Cuba đi theo con đường lối xã hội chủ nghĩa nên nó có những cái khác với những con đường đi của các nước khác cho nên họ có thể có những nhận xét khác với Fidel, coi Fidel là độc tài. Thế nhưng nếu họ nhìn kỹ vào thực chất của cuộc cách mạng Cuba thì họ sẽ không thể nói như vậy."
Nhận xét về việc liệu Việt Nam sẽ như thế nào sau sự ra đi của “chỗ dựa tinh thần” Fidel Castro, cựu nhà báo Lưu Kha nói:
"Hai nước cùng đi theo chủ nghĩa xã hội nhưng cũng có những con đường đi riêng của mình. Không ai có thể lấy con đường đi của một nước này để áp đặt lên một con đường của nước khác. Đối với Cuba chũng như vậy và đối với Việt Nam cũng như vậy. Nhưng con đường đi của Việt Nam là do nhân dân Việt Nam quyết định chứ không phải do Cuba quyết định và cũng không phải do Mỹ quyết định, không phải do bất cứ một nước nào khác quyết định cả."
Còn nhà báo Phạm Chí Dũng lại cho rằng sự ra đi của ông Fidel là một mất mát lớn cho một bộ phận lãnh đạo Việt Nam:
"Việt Nam không ảnh hưởng gì cả, đó là đối với xã hội Việt Nam. Nhưng mà đối với một bộ phận nho nhỏ trong giới lãnh đạo Việt Nam thì điều đó có ý nghĩa như một sự mất mát về chỗ dựa tinh thần, đặc biệt là những người bảo thủ và giáo điều như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những lớp kế cận được dự phòng của ông Trọng như ông Đinh Thế Huynh hay là một số người khác. Và sắp tới thì vấn đề ý thức hệ sẽ càng chông chênh hơn nữa."
Theo ông Dũng, điều tốt đẹp về mặt cá nhân mà ông Fidel Castro đã làm là “ông dừng lại sớm hơn là những lãnh đạo Việt Nam.” Trong khi những lãnh đạo Việt Nam muốn nắm quyền lực “cho đến lúc chết” thì nhà lãnh đạo Cuba đã từ bỏ chức vị chủ tịch nước cách đây 10 năm. Ông Dũng cho rằng “không nên có một thái độ quá tàn nhẫn đối với một con người huyền thoại như Fidel nhưng cũng không thể bỏ qua một điều rằng ông ta đã bỏ lỡ những cơ hội để làm cho 1 đất nước Cuba đỡ bức bí về kinh tế hơn.”