Wednesday, August 17, 2016

Vì sao Việt Nam phải vay Trung cộng 300 triệu USD làm cao tốc?

Mưu tính vay Trung Quốc 300 triệu USD (khoảng 7,000 tỷ đồng) để làm đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái, dù được các bộ bị coi là “cõng rắn cắn gà nhà” như Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ra sức cổ vũ, giờ đây đang rất gần với thất bại. Ngay cả chính quyền Quảng Ninh cũng phải tuyên bố sẽ khó lòng vay mượn khoản tín dụng này từ Trung cộng.
Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, dự án sử dụng vốn vay ODA của Trung Quốc. (Ảnh: vietq.vn)

Vì sao lại mưu tính trên lại dễ bị đổ vỡ?
Đầu tiên, một chuyên gia phản biện độc lập là ông Lê Đăng Doanh đã lôi toạc thực chất nguồn gốc rất đặc biệt của số vay 300 triệu USD trên: số tiền này được lấy ra từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc, chứ không phải là hỗ trợ xuất nhập khẩu. Nghĩa là điều kiện đi kèm của khoản vay này là Việt Nam phải nhập khẩu hàng hoá của Trung Quốc.
Ông Lê Đăng Doanh giải thích: “Trung Quốc hiện nay đang thừa quá nhiều thép và xi măng. Năng suất hằng năm của Trung Quốc đối với mặt hàng thép là 1.200 triệu tấn, Trung Quốc chỉ dùng 600 triệu tấn, số dư còn lại đang tìm cách đẩy sang liên minh châu Âu, sang Mỹ cũng như các nước khác... và đang bị các nước chống đối kịch liệt. Cho nên, bây giờ Trung Quốc dùng miếng 'mồi' 300 triệu USD này. Nếu Việt Nam nhận lời vay vốn thì Việt Nam phải nhập toàn bộ thép, xi măng, thiết kế thi công, công nhân lẫn giá, sát của Trung Quốc”.
Ông Lê Đăng Doanh cũng chỉ ra rằng đòn bẩy của Trung Quốc còn ở chỗ ban đầu họ đưa ra thiết kế rất thấp tuy nhiên, sau khi thực hiện thì giá cứ bị “đẩy lên”, dần dần giá chào rẻ ban đầu sẽ trở nên “rất đắt”. “Dự án đường cao tốc trên cao Cát Linh – Hà Đông là bài học nhãn tiền”, ông Doanh nhấn mạnh.
Nhưng còn một lý do khác mà đang phản ánh tình trạng bế tắc vay tín dụng của chính quyền Việt Nam. Đó là một khi các kênh cho vay tín dụng được coi là “truyền thống” như Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Phát triển Á châu (ADB), kể cả Nhật Bản đều đã đóng lại hoặc gần như chỉ còn nhỏ giọt, những kẻ vốn quen “ăn đậm” vốn ODA bắt buộc phải xoay sở sang kênh Trung cộng, dù phải chịu điều tiếng “vong thân mãi quốc”.
Từ năm 2014 đã bắt đầu hiện ra những dấu chỉ rõ rệt từ WB, IMF, ADB về việc sẽ chấm dứt các nguồn cho vay với lãi suất ưu đãi đối với Việt Nam.
Vào tháng 12 năm 2015, Victoria Kwakwa - đại diện của WB tại Việt Nam - là người đã phát ra tuyên bố: WB ngưng các khoản vay ưu đãi đối với Việt Nam.
Logic tiếp biến của chủ đề “tiền đâu?” là hàng loạt sự kiện chẳng thể buồn hơn: Chuyến làm việc của bà Christine Lagarde, Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), tại Việt Nam vào tháng 3/2016 đã rất đồng cảm với kết quả chuyến làm việc tại Việt Nam của ông Jim Yong Kim, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng thế giới trước đó đúng một tháng. Cả hai ông bà này đều không hứa hẹn cung cấp bất cứ một khoản cho vay mới nào đối với giới lãnh đạo Hà Nội, dù cả đại diện WB lẫn IMF đều được những nhân vật cao nhất Việt Nam như Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Tấn Dũng tha thiết đón tiếp.
Vẫn chưa phải hết. Sau hai cú sốc mang tên WB và IMF, giới lãnh đạo Việt Nam còn bị giáng thêm một đòn nữa, cũng vào tháng 3/2016, khi ADB cũng tuyên bố chấm dứt cho vay ưu đãi.
Âu đó cũng là một bài học đắt giá cho những kẻ “ăn của dân không chừa thứ gì” khi để lại cho người dân và các đời con cháu Việt một núi nợ ODA khổng lồ.
Lê Dung / SBTN

Dân Hải Phòng chặn trạm thu phí phản đối mức phí quá cao

Liên tiếp trong hai ngày 15, 16/8, người dân ở hai xã Lê Thiện và Đại Bản (huyện An Dương, Hải Phòng) đã mang xe cộ đến trước trạm thu phí số 2 trên Quốc lộ 5 để phản đối mức phí quá cao, khiến cho đời sống của người dân bị đảo lộn.
Ảnh: Kinh Doanh và Pháp Luật

Theo những người dân sống tại địa phương, trạm thu phí được xây trên địa bàn khu dân cư, nên chỉ cần đi từ thôn này sang thôn kia đã phải đóng một khoản tiền rất lớn. Trước ngày 1/4/2016, giá phí chỉ là 10 ngàn đồng, đó là số tiền có thể chấp nhận được. Nhưng nay, mỗi lần qua trạm thu phí người dân phải mất 45 ngàn đồng (tăng gấp 4,5 lần). Người dân ở hai xã nói trên đa phần làm nông và lao động nghèo. Điều bất hợp lý là người dân chỉ đi quãng đường khoảng 1km nhưng lại phải trả số tiền cho cả toàn con đường.
Việc tăng phí đã làm cho đời sống người dân đảo lộn. Nếu trước đây, một xe cát xây dựng có giá 130 ngàn đồng nhưng với giá thu phí như hiện nay sẽ khiến cho chi phí chở hàng đội lên rất cao. Như vậy sẽ khó có thể cạnh tranh với những nơi khác không cần phải đi qua trạm thu phí.
Ngoài những việc trên, người nông dân ở xã Lê Thiện và Đại Bản cũng gặp nhiều thiệt hại. Vì mắc phải trạm thu phí, nên nông sản của người dân bị thu mua với giá rẻ hơn trước, để bù vào khoản tiền thương lái qua lại trạm.
Chẳng những vậy, chính quyền lại còn đứng về phía chủ đầu tư để bắt ép người dân. Từ xã Đại Bản chẳng có con đường tắt, đường tránh nào cho phép xe hơi qua lại. Nay chính quyền địa phương đã dùng mọi biện pháp để ngăn lại, nhằm tránh cho xe hơi né trạm.
Trước những bất công như vậy, khi nghe tin có đoàn kiểm tra của Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam, người dân ở hai xã Lê Thiện và Đại Bản đã đồng loạt đưa xe ra trạm thu phí để phản đối. Người dân yêu cầu phải có cơ chế đặc biệt, giảm thu phí cho người dân sống trên địa bàn.
Phía đại diện của Tổng cục đường bộ cho biết đã "tiếp nhận ý kiến" của người dân. Song, cái mà người dân mong chờ không phải là "tiếp nhận ý kiến", mà là lúc nào sẽ miễn giảm thu phí cho họ. Theo phía người dân cho hay, nếu không chịu miễn giảm, họ sẽ còn tiếp tục mang xe ra chặn trạm thu phí.
Ngọc Quân/SBTN

Cách Mạng “Dù” Hong Kong - Chưa thành công, nhưng họ đã thành nhân

Trần Thùy Dzương (Danlambao) - Sau thời gian tại ngoại, ngày 15/8/2016 - Một phiên tòa tại HongKong mở phiên xét xử 3 lãnh tụ sinh viên: Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) - Nathan Law (La Quán Thông) và Alex Chow (Chu Vĩnh Khang) những người khởi xướng và lãnh đạo phong trào biểu tình rầm rộ đòi dân chủ phản đối việc Trung Quốc can thiệp vào bầu cử dân chủ ở Hồng Kông, được mệnh danh là "Cách mạng Dù" tháng 9 năm 2014.

“Pháp trị thì không thể có thỏa hiệp, quyền lực là 
để bảo vệ chứ không phải để đàn áp người dân” 
(Thủ lĩnh sinh viên Joshua Wong “Hoàng Chi Phong”)

Trái với dự đoán của truyền thông quốc tế và báo chí HongKong, dưới áp lực của Bắc Kinh sẽ có những bản án nặng nề dành cho 3 “bị can” để làm gương răn đe như thường thấy tại Hoa lục, thì bất ngờ bản án được tuyên: Hoàng Chi Phong và La Quán Thông bị phạt lao động công ích 80 giờ, Chu Vĩnh Khang sắp lên đường đi du học Anh quốc nên lãnh án ba tháng tù treo

Theo cáo trạng: Hoàng Chi Phong, 19 tuổi, bị cáo buộc đã tham gia một cuộc biểu tình bất hợp pháp trong tháng 09/2014, cùng với các sinh viên khác leo qua các hàng rào sắt để xâm nhập vào Civic Square, (khu vực tòa nhà chính phủ). Còn Chu Vĩnh Khang, 25 tuổi bị cáo buộc tham dự vào cuộc biểu tình trên; và La Quán Thông, 23 tuổi do cổ vũ các bạn học tham gia.

Nói về điều này Thẩm phán Trương Thiên Nhạn (June Cheung) chủ tọa phiên tòa nhận định ba bị cáo Hoàng Chi Phong, La Quán Thông và Chu Vĩnh Khang chưa hề có tiền án tiền sự, và động cơ của tất cả họ là bất vụ lợi chỉ mang tính chính trị xã hội. Bà nói: “Chúng tôi tin rằng ba bị cáo chỉ bày tỏ yêu cầu và quan điểm dựa vào niềm tin chính trị trong mối lo ngại của họ đối với nền dân chủ của xã hội. Mục đích và động cơ của các bị cáo không nhằm phục vụ lợi ích riêng tư cho họ hay làm hại người khác” - Thẩm phán June Cheung tuyên bố. (Theo BBC, CNN) (1) 

Sau phiên tòa Hoàng Chi Phong nói: "Tòa án đã thừa nhận cuộc Cách mạng Dù, và việc vào Civic Square không hề vì lợi ích cá nhân mà nhằm bảo vệ những giá trị chung của dân chủ". La Quán Thông tái khẳng định cả ba hành động vì "công lý, lợi ích xã hội và quyền công dân của người dân", từ bản án này tòa án như đã"gởi đi thông điệp kêu gọi tôn trọng các quyền của công dân". Bản án khá nhẹ ngày 15-8 sẽ không ngăn cản các thủ lĩnh trẻ tuổi này tham gia chính trường Hồng Kông. Trong năm nay, Joshua Wong đã thành lập 1 đảng mới có tên Demosistō, với mục đích vào được hội đồng lập pháp của đặc khu. Do Joshua Wong còn quá trẻ nên Nathan Law, 23 tuổi, sẽ đại diện đảng này ra ứng cử vào tháng tới.

Về phía Human Rights Watch thì đả kích tư pháp Hồng Kông đã không khép lại vụ án, mà mang ra xét xử coi đây là việc "vi phạm tự do ngôn luận và tự do hội họp". Tháng trước khi ba lãnh tụ sinh viên bị cáo buộc, Amnesty International tố cáo"bản án làm người ta lo sợ cho tự do ngôn luận và quyền biểu tình một cách ôn hòa".

Hong Kong, cựu thuộc địa của nước Anh, được trao trả lại cho Trung Quốc hồi năm 1997, với nguyên tắc "Một đất nước, hai chế độ" được thỏa thuận đến năm 2047. Hiện tại Hong Kong vẫn được hưởng "quyền tự trị", với các quyền như tự do hội họp và tự do ngôn luận được pháp luật bảo vệ như trước khi trao trả cho TQ.

Mặc dù Trung Quốc đã hứa tổ chức bầu cử trực tiếp (người dân tự ứng cử bầu cử) cho Hong Kong vào năm 2017, nhưng năm 2014 họ lại nói rằng nhà lãnh đạo đứng đầu chính quyền Hong Kong được bầu cử sẽ là người từ danh sách của hai hoặc ba ứng viên được một ủy ban chỉ đạo từ Bắc Kinh lựa chọn ra và chính điều đó đã khiến những người Hong Kong tức giận phản đối, trong đó quyết liệt nhất là các sinh viên và công dân trẻ .

Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) người tạo thời cuộc “Cách Mạng Dù” tại Hong Kong 2014


Hoàng Chi Phong trên ảnh bìa tạp chí TIME 2014

Ba lãnh tụ sinh viên Hồng Kong gồm Hoàng Chi Phong, 
La Quán Thông, Chu Vĩnh Khang (từ trái sang) - Ảnh: scmp.com

Những cánh dù cùng khát vọng với Hoàng Chi Phong 

50 ngày đêm Hong Kong sôi sục 

Biểu tình và tự do ngôn luận là nhân quyền đương nhiên 

Chúng tôi tự nguyện là tù nhân nếu điều đó mang lại lợi ích cho xã hội 

Chúng tôi đã và từng được học cái giá của Dân chủ tự do 

Chúng ta phải biết, chúng ta có quyền gì và can đảm sử dụng nó 

Không ai có quyền nhân danh nhân dân 
khi không phải do chính người dân trực tiếp chọn lựa chỉ định.

Lý tưởng của Sinh Viên không chỉ là tương lai của chính mình 

Không! Tôi không phải là lãnh tụ - Cha mẹ sinh tôi ra, 
giảng đường Đại Học dạy tôi làm người, 
dạy tôi hiểu thế nào công lý của tự do dân chủ…

Từ trong bản án đã tuyên tự nó nói lên rất nhiều điều - Nhưng điều đậm nét đọng lại đó là thuộc địa Hong Kong sau 137 năm (1860-1997) dưới chế độ mẫu quốc thực dân Anh người dân đã được khai sáng một nền văn minh pháp trị đúng nghĩa mà Pháp Đình là nơi không có chổ cho chính trị, nơi mà nhân quyền phải được tôn trọng tuyệt đối, nơi các quan tòa duy nhất chỉ phải tuân theo câu chữ của các văn kiện điều khoản pháp luật qui định mà không phải cuối thấp đầu trước bất cứ áp lực nào (ít nhất cũng thể hiện qua phiên tòa này). 

Từ đó chúng ta nhìn lại tại Việt Nam trên danh sách hàng trăm tù nhân lương tâm và chính trị đang bị tù đày tính đến 2016 (2)

Để chúng ta nhận diện một cách chính xác cơ chế thực thi công lý của Việt Nam là Pháp Trị hay Đảng Trị? Dù Việt Nam là thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc.

Nói gì thì nói - Nguyên tắc Tòa án phải là nơi “phi chính trị” trở nên khôi hài khi thế giới và toàn dân Việt hàng ngày vẫn nhìn thấy từng bầy quan tòa là đảng viên CSVN ngồi xét xử những “can phạm” nhân dân bằng lời nói ôn hòa lên tiếng phê phán chế độ độc tài toàn trị đảng CSVN (mà Việt Nam thì không hiếm các luật sư độc lập không phải là đảng viên CS) - Tại sao các quan tòa tại Việt Nam cứ phải là đảng viên CS!? - Xin thưa: Các quan tòa đảng viên CS này đang thực thi sự độc lập, không thiên vị khi xét xử những người phê phán chính cái đảng cộng sản của họ!?. 



______________________________________

Chú thích:

Lại là dư luận viên

Trần Nhật Phong (Danlambao) - Sau bài viết vụ Thu Phương, nhiều DLV inbox cho tôi, có thể nói là đọc… "sướng" cả mắt, vì không còn một từ ngữ “chợ búa” nào mà những DLV không sử dụng, thậm chí còn cài những đường links vào các virus với hy vọng tôi… "Trúng bẩy".

- Thằng khốn nạn, mày mà bò về Việt Nam thì ông đấm cho vỡ mặt.

- Thằng L... “cờ đỏ sao vàng” là thiêng liêng của dân tộc, mày dám bôi nhọ là giống cờ… Trung Quốc à? Mày có biết bao nhiêu xương máu ông cha của chúng tao đổ xuống hay không?

- Thằng… "Cờ hó" phản động, mày ganh tị với anh Dũng à? Lũ “Ba que” chúng mày cứ làm cu li ở Mỹ đi nhé, chỏ mồm vào Việt Nam làm …éo gì.

-...

Hơn 30 inbox, toàn là những ngôn từ đầy “giáo dục” của xứ “thiên đường”, tôi không biết nên cười hay chua xót cho cả mấy thế hệ được “đào tạo” bởi các “đỉnh cao trí tuệ”. Đọc những dòng chữ, nhìn những hình ảnh ngày nay của giới trẻ tại Việt Nam, với những màn đánh ghen “bề hội đồng”, những trò “chọc cười” dung tục rẻ tiền của Trường Giang, những “láo lếu” của Hari Won, những ngôn ngữ của báo chí “định hướng”, những phát biểu của “quan" và “vua”, tôi mới chợt nhận ra, những ông anh ‘tiền bối” của tôi quả thật nói không sai chút nào.

Nhiều năm trước đây, khi nhắc đến 2 chữ “Việt Cộng”, thì đa phần các ông anh “tiền bối” của tôi đều chửi đổng rằng “mấy thằng mọi rừng rú”, Tôi cho rằng mấy ông anh này quá cực đoan, có lẽ họ mang định kiến từ thời chiến tranh nên mới có những phát ngôn "nặng nề” như vậy.

Nhưng rồi đến khi tiếp xúc với những kẻ được xem là "đào tạo” từ môi trường “XHCN”, nhìn cách hành xử, ngôn ngữ nghèo nàn, cho đến những trò “láu cá vặt”, thậm chí cả sự tham lam giành giật, chen lấn, tôi mới hiểu được lời nói của những ông anh “tiền bối” không phải là… Vô lý. 

Từ những dịch thuật một cách nghèo nàn “dốt nát” của nền báo chí như “nhà trắng” hay “lầu năm góc”, ngôn ngữ nghe hay đọc, đều mang tính quê mùa, trong khi những chữ nghĩa trang trọng, vốn là chữ nghĩa của miền nam Việt Nam như “Tòa Bạch Ốc” hay “Ngũ Giác Đài”, đọc hay nghe đều êm tai thuận miệng, thì không bao giờ xuất hiện trên mặt báo chí cả. 

Tôi không biết là do “dốt nát” thật? Hay muốn “thuần Việt”? Hoặc có “định hướng” triệt tiêu ngôn ngữ của miền nam Việt Nam? 

Nếu ai đó giải thích rằng muốn ‘thuần Việt” thì xin lỗi, ngay cả 2 chữ “Cộng Sản” cũng nên “thuần Việt” cho tới nơi tới chốn, vì cụm từ này cũng là “Hán - Việt” đấy, và nó cũng là thứ chủ nghĩa ngoại lai chứ có”‘thuần Việt” bao giờ. 

Còn nếu giống như hai lý do khác mà tôi nêu ở trên, thì chắc không cần nói nhiều, 2 chữ “rừng rú” đã đủ diễn đạt tất cả. 

Một nền giáo dục lệch lạc, bế tắc, một thể chế co cụm, đổ thừa sự sai sót bằng hàng trăm lý do ngờ nghệch, mà vẫn ru ngủ dân chúng rằng “đất nước tươi đẹp ở ngày mai” hay “Việt Nam sẽ trở thành con Hổ Á Châu”, thì xin lỗi, người miền nam thường có câu nói là “nghe muốn đội quần”. 

Trong một xã hội, mà con người phải gian dối, nói láo, dẫm đạp lên luật pháp, thì xã hội đó sẽ về đâu? Từ những báo cáo gian dối của các ban ngành về các con số, từ những lời nói láo trắng trợn “lỗi tại thằng đánh máy”, cho đến cả thủ tướng của một quốc gia, ngang nhiên đạp lên qui định, luật lệ như tại khu phố đi bộ Hội An, hay bao che cho cả “quan chức” chỉ vì “nhân thân tốt”, xã hội đó không gọi là xã hội “rừng rú” thì không biết nên gọi là xã hội gì? 

Từ nhiều năm nay, người Cộng Sản luôn đóng vai nạn nhân để kêu gọi lòng thương xót của cộng đồng quốc tế, họ rêu rao chất độc màu da cam hủy diệt môi trường, tàn phá sinh mệnh con người… blah blah blah, nhưng đến chung cuộc, họ không thể chứng minh được rõ ràng về tác hại của chất khai hoang và bị thua kiện. 

Còn hiện nay, tác hại của Formosa rành rành trước mắt, cá chết, biển chết, Formosa “lén” chôn hàng tấn chất thãi độc hại ở nhiều nơi, bị công chúng phát hiện thì Formosa vẫn “phây phây”, không hề có ai bị bắt giữ, không hề bị ngưng hoạt động.

Thanh tra đến kiểm tra Formosa trước khi xảy ra vụ “cá chết”, thì chỉ kiểm tra đúng… Nửa ngày, nếu Lương Duy Hanh ở một quốc gia có luật lệ rõ ràng, minh bạch, thì “ông trưởng đoàn thanh tra” này đã phải vào ngồi ăn cơm tù chờ xét xử, đâu có “thoải mái” như hiện nay, đi đến tỉnh nào, đều có thư ký riêng thu “phong bì” đến đó. 

Đơn giản là vì Lương Duy Hanh là bà con bên vợ của Trần Hồng Hà, bộ trưởng tài nguyên và môi trường, cũng là một trong những vòi “bạch tuột” có nhiệm vụ thu gom "phong bì” cho Trần Hồng Hà trên danh nghĩa “trưởng đoàn thanh tra”, và chỉ diễn ra… Nửa ngày là phải, vì Lương Duy Hanh đến đó chỉ với một mục tiêu là… nhận phong bì, ký văn bản chứ có kiểm tra con khỉ gì đâu. 

Trong xã hội Việt Nam hiện nay, có bao nhiêu “quan” giống như Lương Duy Hanh, vô trách nhiệm coi sinh mạng người như cỏ rác, và xem luật lệ, qui định như “cái giẻ rách” của Nguyễn Xuân Phúc? 

“Thượng Bất Chính, Hạ Tắc Loạn”, ngay cả “vua” còn không xem qui định luật lệ ra gì, thì nói chi đến đám “con cháu” DLV ở dưới, cái “văn hóa rừng rú” đã trở thành chuyện bình thường trong xã hội ở Việt Nam. 

Một người bạn tôi từ Việt Nam trở lại Hoa Kỳ, ông kể cho tôi nghe nhiều chuyện “động trời” ở Việt Nam. Thằng cháu gọi ông bằng bác ở ở Sài Gòn, gia đình tốn hơn 800 triệu VND (khoảng 40 ngàn Mỹ kim) “chạy chức” để nó được vào ngành công an. Thằng cháu trong buổi nhậu với ông bác “Việt Kiều” bắt đầu ngà ngà say “nói thật”:

- Thủ trưởng của cháu đã cảnh cáo cháu ngay từ ngày đầu vào nhận chức, cậu vào đây (ý nói ngành công an) là phải tuyệt đối bảo vệ ngành, bảo vệ chế độ, đó là “nồi cơm” của cậu và gia đình cậu, cậu “thông” thì mỗi tháng vài chục đến vài trăm triệu là chuyện bình thường, cậu “dại” thì ráng chịu. Lỡ sai thì “rút kinh nghiệm” viết báo cáo, anh em sẽ thuyên chuyển cậu sang nơi khác cho mọi việc êm xuôi, không bị “đá” ra khỏi ngành đâu mà sợ, còn không thì ráng mà “cắn”.

Ông bạn “vong niên” còn kể nhiều chuyện “trời ơi đất hỡi” trong xã hội Việt Nam hiện nay, ông nói với tôi rằng, điều đáng buồn là khi ngồi chơi với những người bạn, họ đem “chế độ” lên chửi không còn manh giáp nào, nhưng khi bước ra đường thì họ lại… Im lặng, thậm chí có nhiều thái độ rất… Vô cảm. 

Đó chính là thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay, ai muốn chửi cứ về nhà đóng cửa mà chửi, còn bước ra đường thì phải im lặng, muốn phát biểu thì phải “tô hồng” công ơn của bác, đảng, nếu không muốn bị PA 38 cô lập hay “tạt mắm tôm”. 

Sẽ còn bao nhiêu lần “rút kinh nghiệm” cho những thất thoát hàng tỉ Mỹ kim bằng “máu” của con dân Việt vì những “quan chức” như Lương Duy Hanh, Võ kim Cự, Trần Hồng Hà qua vụ Formosa? Hay vì thiếu “dưỡng khí Oxy” như ở Đà Nẵng? 

Sẽ còn bao nhiêu lần “lỗi tại thằng đánh máy” cho những tệ nạn xã hội, tội ác gia tăng, và sự hống hách của những “ông nội, ông ngoại” từ “Trung Hoa Đại Lục”? 

Sẽ còn bao nhiêu “đột phá” từ những sân Goft trên vùng đất của những nông dân nghèo chạy cơm từng bữa?

Sẽ còn bao nhiêu lần “đúng qui trình” từ những dự án vay vốn xây những chiếc cầu bị xập vì “địa chất yếu”, lỗi do… Nhà thầu Trung Quốc? 

Sẽ còn bao nhiêu tòa di tích lịch sử của miền nam Việt Nam sẽ bị “giải tỏa mặt bằng” trên danh nghĩa giao đất cho “nhà đầu tư” phát triển?

Và sẽ còn bao nhiêu người dân ở Sài Gòn sẽ trở thành “vô sản”, để tài sản của họ chạy vào túi của những "đại gia” ngoài Bắc như Phạm Nhật Vượng? 

Câu trả lời là sẽ còn… dài dài cho đến vài trăm năm nữa nếu cái đảng “cờ đỏ sao vàng” hay “cờ đỏ búa liềm” tiếp tục độc quyền cai trị dãy đất hình chữ S bên kia bờ Thái Bình Dương. 

Chạy là vừa nếu không muốn cho tương lai con em của mình mang những dị tật vì chất thải độc hại.

Chạy cho kịp nếu không muốn con cái của mình giống như các DLV mở miệng ra chỉ biết “thằng khốn nạn”, “ con mặt L...”, “cờ hó”.

Chạy cho thật nhanh nếu cảm thấy không thể học Trung ngữ để “theo kịp thời đại” của các “quan”, “vua” hiện nay.

Và với thể chế này, trong vòng 30 năm nữa, những người nói tiếng Việt sống bên ngoài Việt Nam sẽ còn đông hơn ngay trên mảnh đất chữ S, tôi tin rằng ngày đó sẽ không xa, nếu người dân ở Việt Nam tiếp tục… vô cảm với chính trị.


Công an Việt Nam "giỏi nhất thế giới", nhưng không bắt nổi một người nghiện ốm yếu


Bạn đọc Danlambao - Video phổ biến trên facebook cho thấy cảnh 2 cán bộ công an to cao, dùng công cụ hỗ trợ là... cây chổi quét nhà và ghế nhựa để khống chế một thanh niên nghiện.

Dù đã được đến 2 người dân xông vào trợ giúp, nhưng có lẽ do sợ bị lây nhiễn HIV nên sau màn múa chổi yếu ớt, 2 cán bộ CA này đã để cho đối tượng dễ dàng tẩu thoát.

Nghiệp vụ của công an - lực lượng tự nhận “giỏi nhất thế giới” là đây sao?

Việt Nam bất ngờ hủy lễ kỷ niệm trận Long Tân

RFI - 17-08-2016 15:12 
media
Khu rừng cao su nơi diễn ra trận Long Tân 1966. Ảnh chụp năm 2005. Wikipedia 
Theo dự kiến ngày mai, 18/08/2016, sẽ diễn ra lể kỷ niệm 50 năm trận Long Tân ngay tại địa điểm này, với sự tham dự của cả ngàn cựu chiến binh Việt Nam của Úc. Thế nhưng chiều ngày 16/08, chính quyền Hà Nội đã thông báo cho phía Úc quyết định hủy lể tưởng niệm này mà không đưa ra một lời giải thích nào, gây phản ứng thất vọng từ phía Canberra.
Long Tân là trận đầu tiên và cũng là trận duy nhất mà binh lính Úc đơn phương đối đầu với Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam trong hai ngày 18 và 19/08/1966 tại một khu rừng cao su gần xã Long Tân, phía Nam Vũng Tàu. Trong trận này có 18 binh sĩ Úc tử trận. Phía quân Giải phóng thì có 30 người bỏ mạng tại chiến trường. Từ năm 1989, hàng năm các cựu chiến binh Việt Nam của Úc vẫn kéo đến Long Tân để kỷ niệm trận này, nhưng năm nay là kỷ niệm 50 năm, cho nên phía Canberra muốn làm một lễ lớn.
Ngoại trưởng Julie Bishop và bộ trưởng bộ Cựu chiến binh Dan Tehan hôm nay, 17/08, đã ra một tuyên bố chung cho biết là chính phủ Úc « vô cùng thất vọng về quyết định này và về cách thức mà quyết định được đưa ra, vào lúc sắp diễn ra lễ kỷ niệm ».
Theo lời bà Bishop và ông Tehan, quyết định hủy lễ kỷ niệm trận Long Tân là một tin « gây thất vọng lớn » cho hơn 1000 ngàn người Úc, gồm các cựu chiến binh và thân nhân của họ, đã đến Việt Nam để dự lễ « nhằm tưởng niệm và vinh danh những người đã hy sinh ở cả hai phía trong cuộc chiến Việt Nam ». Bản tuyên bố chung của hai vị bộ trưởng Úc nhấn mạnh, đối với nhiều cựu chiến binh, đây sẽ là lần đầu tiên họ trở lại Việt Nam.
Về phần thủ tướng Malcolm Turnbull thì đang yêu cầu hội đàm khẩn cấp với thủ tướng Việt Nam về quyết định nói trên, một quyết định mà mà chính phủ Úc xem là « một vố rất đau ».
Cũng trong ngày hôm nay, theo báo chí Úc, công an địa phương đã chặn ngõ vào địa điểm diễn ra lể kỷ niệm 50 năm trận Long Tân, không cho phóng viên của đài truyền hình ABC đi vào đây.
Theo lời bộ trưởng Cựu chiến binh Tehan, phía Úc đã làm việc với chính phủ Việt Nam từ 18 tháng qua về việc tổ chức lễ kỷ niệm này và đã cố làm sao cho lễ kỷ niệm được diễn ra một cách « có chừng mực ». Ông Tehan cho biết quyết định hủy lễ kỷ niệm trận Long Tân là do chính quyền trung ương của Việt Nam đưa ra và phía Úc tin rằng quyết định này « không có liên quan gì đến bất cứ phương diện nào của quan hệ giữa hai quốc gia ».

Phản kháng xã hội dẫn đến Thủ tướng xin lỗi về xe đi vào phố cấm

Đoàn xe thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới, 8/8/2016.
Đoàn xe thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rầm rộ kéo vào phố cổ Hội An, bất chấp bảng cấm xe cơ giới, 8/8/2016.

Theo VOA-17.08.2016
Trong một hội nghị hôm 17/8 ở Hà Nội, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã xin lỗi nhân dân về việc đoàn xe của ông hồi tuần trước đã đi vào một phố cấm ở Hội An.
Báo chí Việt Nam trích lời Thủ tướng Phúc phát biểu tại hội nghị về cải cách hành chính như sau: "Thủ tướng đã đi bộ trước hàng cây số rồi, xe ôtô vẫn đi phía sau, Thủ tướng không biết. Nhưng khuyết điểm đó vẫn có trách nhiệm của Thủ tướng trong việc quán xuyến, cũng phải xin lỗi người dân để người dân thông cảm".
Sự việc làm thủ tướng Việt Nam phải xin lỗi diễn ra vào chiều muộn ngày 8/8 khi ông Phúc ghé thăm khu phố cổ ở thành phố du lịch Hội An trước khi dự một hội nghị về phát triển du lịch tại tỉnh Quảng Nam.
Thủ tướng đã đi bộ và trò chuyện với nhiều người ở khu phố cổ. Sau chuyến thăm, trên mạng xã hội đã xuất hiện các bức ảnh và một số đoạn video cho thấy một đoàn xe có cảnh sát hộ tống được cho là của thủ tướng đã chạy trên phố đi bộ.
Những hình ảnh này đã lan truyền với tốc độ chóng mặt, khiến đông đảo công chúng bày tỏ ý kiến trên mạng xã hội, trong đó đa số phê phán việc đoàn xe đã đi sâu vào khu phố chỉ dành cho người đi bộ. Họ cho rằng điều đó cho thấy nhiều quan chức Việt Nam thích đứng trên pháp luật cũng như thiếu tế nhị trong việc tôn trọng di sản.
Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.
Hình ảnh cho thấy khoảng một chục chiếc xe tháp tùng ông Phúc lăn bánh trên các con phố nhỏ trong khi các du khách vẫn đi lại.
Báo chí Việt Nam không đề cập trực tiếp đến sự việc cũng như phản ứng của người dân. Mặc dù vậy, ít ngày sau khi có những ý kiến ồn ào trên mạng xã hội, báo chí dẫn lời vị Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam xác nhận rằng đoàn xe của thủ tướng có đi vào khu vực nội thành Hội An, và địa phương nhận thấy “có sơ suất, khuyết điểm của các cơ quan phối hợp, vì sự thay đổi đột xuất về lịch trình”.
Các nhà quan sát nhận định rằng việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 17/8 đưa ra lời xin lỗi về một hoạt động công vụ là điều hiếm có và là một tín hiệu tốt. Từ Hà Nội, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, người theo dõi sát tình hình kinh tế, chính trị ở Việt Nam, nói với VOA:
“Tôi nghĩ đấy là thể hiện tinh thần cầu thị và cũng rất là chân thành của thủ tướng. Và từ trước đến nay, sự kiện như vậy xuất hiện ý kiến ở trên mạng, chúng ta thấy là ít khi người đứng đầu của chính phủ Việt Nam lại có ý kiến xin lỗi trong một cuộc họp chính thức như vậy. Và tôi nghĩ đây là một biểu hiện tiến bộ và đáng hoan nghênh trong quan hệ giữa nhà cầm quyền và các người dân bình thường”.
Nhà hoạt động dân chủ Phạm Đoan Trang ở Hà Nội cũng đánh giá rằng hành động của Thủ tướng Phúc là “một việc rất tốt”. Bà Trang cho rằng phản ứng đón nhận tích cực của công chúng với lời xin lỗi có thể làm cho các quan chức lạm dụng việc xin lỗi sau này. Mặc dù vậy, bà Trang vẫn cho rằng việc giới chức chính quyền có thái độ cầu thị hơn với dân là một bước tiến lớn. Bà nói:
“Cái tiền lệ này nếu mà bị phát huy nhiều quá, đến mức lạm dụng lại thành ra mị dân thì nó cũng không phải là tốt. So với các quan chức khác, so với các chính quyền khác, nội các khác từ trước tới giờ, thì nhiệm kỳ này ông Phúc nổi bật lên hơn hẳn. Bởi vì tôi cũng có chứng kiến các quan chức nhà nước Việt Nam từ cấp sở trở lên làm việc với người dân rất nhiều. Và họ không bao giờ có khái niệm là họ phải xin lỗi, chưa bao giờ có chuyện xin lỗi cả, không bao giờ họ sai cả. Cho nên lần này được ông thủ tướng xin lỗi thấy là quá khác luôn, đã là tốt quá, tích cực quá so với từ trước đến nay”.
Nhiều nhà hoạt động dân chủ có hàng nghìn người quan tâm trên mạng xã hội đã đăng các bài viết chỉ trích Thủ tướng Phúc liên quan đến sự việc ở Hội An. Tuy nhiên, sau khi ông Phúc xin lỗi, họ đã tuyên bố xóa các bài chỉ trích của họ.
Một số nhà hoạt động và nhà quan sát cho rằng lời xin lỗi cho thấy chính phủ và quan chức Việt Nam ngày càng phải đối diện với nhiều áp lực hơn từ công luận và dường như họ bắt đầu thay đổi để thích nghi. Nhưng cũng vẫn còn sự hoài nghi rằng một lời xin lỗi chưa báo hiệu gì nhiều về sự thay đổi bản chất. Bà Trang nhận xét:
“Trong một nền văn hóa, bối cảnh chính trị mà quan coi thường dân, và dân tự coi thường mình, tự hạ thấp mình, cái điều này cũng không đủ, nó giống như một cánh én không làm nên mùa xuân. Cái điều này không làm nên thay đổi gì cả. Tôi chỉ hy vọng nó thành tiền lệ. Nhưng để nó thành tiền lệ được, chúng ta những nhà hoạt động xã hội và người dân cũng phải xúm vào và đẩy nó lên nữa chứ không phải như vậy là thành tiền lệ ngay được”.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh đồng ý với nhận định rằng việc thay đổi có tính căn bản sẽ đòi hỏi nhiều nỗ lực. Ông nói:
“Cái việc thay đổi bản chất một chế độ, một mối quan hệ lâu nay đã được hình thành từ rất lâu và có liên quan đến rất nhiều vấn đề về hành chính, về quy định, về việc thực hiện pháp luật, thì những điều đó theo tôi cần phải có nỗ lực lâu dài hơn, và phải có sự cố gắng bền bỉ hơn”.
Về những ý kiến bày tỏ sự hứng khởi rằng các quan chức Việt Nam giờ đây phải chú ý đến hình ảnh của họ trong con mắt công chúng hơn vì phản kháng trên mạng xã hội thật sự có tác dụng, nhà hoạt động Phạm Đoan Trang nêu ra ý kiến thận trọng:
“Đây là chủ đề khá là an toàn nên là rất nhiều người dân thể hiện quan điểm như vậy, và có kênh nào đó đã truyền thông tin đến tai thủ tướng. Tôi không tin là với các chủ đề khác thì họ sẽ có phản ứng như vậy”.
Bà Trang nhắc lại rằng hồi năm ngoái, khi chính quyền Hà Nội có kế hoạch thay thế hàng nghìn cây xanh, gây nhiều bức xúc trong dư luận, và đây cũng là chủ đề “an toàn”, song sự phản ứng của người dân kể cả trên mạng xã hội đã không đủ mạnh và không buộc được chính quyền phải đưa ra lời xin lỗi nào.

Đảng và ác bá


Năm 2012 trên Cánh cò có bài “Cường hào ác bá đỏ”, lúc ấy tập trung vào vụ án khu cống Rộc của anh em Đoàn Văn Vươn với các chi tiết:
“7 giờ 30 phút ngày 5-1, hơn 100 cán bộ công an, quân đội và đại diện các ban ngành chức năng tiến hành cưỡng chế hơn 50 ha đầm nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả tại vùng bãi bồi của Đoàn Văn Vươn tại khu cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng. Khi các cơ quan tiến hành cưỡng chế đã bị gia đình ông này quyết liệt chống trả lại bằng vũ khí trong đó có chất nổ và súng hoa cải gây thương tích nặng cho một số công an trong đó có một thượng tá chỉ huy vụ cưỡng chế này.”
Đó là cường hào lớn, cường hào có môn bài có cương lĩnh và có cả Quốc hội phía sau. Còn cường hào nhỏ như “cái đêm hôm ấy đêm gì” hay “mùa sưu thuế ở Thanh Hóa” thì cả nước làm sao đếm xuể.
Vậy cường hào là ai và ác bá là kẻ nào.
Theo nhiều tự điển lẫn các tác phẩm văn học viết về hai nhóm này thì cường hào là chính quyền cấp thấp xuất hiện từ thời Pháp thuộc, có nhiệm vụ thay chính phủ bảo hộ lo việc thu thuế, quản lý nhân khẩu và các thủ tục hành chánh khác. Những chức vụ như chánh tổng, hay có nơi gọi là cai tổng, lý trưởng, hương quản . . .là kẻ thù của dân chúng bởi sự hống hách lạm quyền và nhất là dẫm lên luật pháp muốn bắt giữ, tra khảo hay tống giam ai cũng được để từ đó khi nghe tới hai chữ cường hào là người dân phát khiếp, run rẩy như thấy cọp về làng.
Về ác bá thì miền Bắc có danh từ địa chủ còn trong Nam thì có bá hộ hay điền chủ, những kẻ có tiền bỏ ra mua đất cho người nông dân thuê lại để làm ruộng. Tài sản và sự giàu có của họ phải nương vào cường hào để trấn áp người dân nào không nộp tô đúng quy định, sự hợp tác này hình thành cụm từ “cường hào ác bá” như một cặp song sinh, cộng sinh với nhau trên xương máu người dân.
Khi bản tuyên ngôn độc lập được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại Hà Nội vào năm 1945 người dân ở các thôn xã xa xôi của miền Bắc hớn hở tin rằng nạn cường hào sẽ không còn đất sống. Người dân không thể ngờ rằng trong nỗ lực tiêu diệt Việt gian, cường hào, địa chủ. . . Đảng Lao động Việt Nam, sau này đổi tên là Đảng Cộng sản Việt Nam, đã phát động chương trình Cải cách ruộng đất và cuộc cải cách này tiêu diệt cường hào địa chủ thì ít mà tận diệt người dân thường thì nhiều.
Tưởng đâu nạn cường hào ác bá chấm dứt nhưng cũng từ năm ấy chính người Cộng sản lại tự cấy hạt giống cường hào vào chính tâm hồn họ một cách âm thầm nhưng khốc liệt để tới ngày nay người dân mới nhận ra được cái lõi của con người cộng sản với tấm căn cước mới: cường hào đỏ.
Các vụ lớn như Quỳnh Lưu, Tiên Lãng không hề làm cho chế độ lo sợ bởi người cộng sản đã trang bị tận răng tâm lý chết sống một lòng của người đảng viên đối với quyền lợi và miếng cơm manh áo của họ. Hình ảnh cai tổng thời Pháp thuộc được thay vào đó là Huyện ủy, Tỉnh ủy hay Ủy viên trung ương. Lý trưởng, hương quản là chỉ huy các lực lượng công an, an ninh sẵn sàng bóp họng người dân nào không tuân lệnh đảng.
Cường hào không làm ra tiền được, chúng chỉ ăn cắp hay ăn cướp của dân. Mà muốn cướp thì phải có của để mà cướp, người dân chỉ còn có đất thì nhà nước cướp một lần thật gọn: đó là chính sách quản lý đất đai không cho người dân nào có quyền sở hữu dù một mảnh vườn một mẩu đất con con.
Từ đó, cường hào lớn nhất đối với bần nông chính là Đảng cộng sản Việt Nam khi chính đảng chủ trương sở hữu đất đai toàn diện.
Do không có quyền gì trên mảnh đất đang canh tác nên khi ác bá xuất hiện thì hoạt cảnh cường hào tiếp tay với ác bá lại diễn ra như thời Pháp thuộc.
Nếu ác bá thời xưa là địa chủ, hay điền chủ, bá hộ thì ngày nay ác bá chính là các công ty kinh doanh lớn nhỏ, cấu kết với bọn cường hào là chính quyền các cấp tước đoạt đất đai tài sản của người dân.
Dương Nội với ác bá Geleximco, Văn Giang với Ecopark và hàng trăm vụ khác diễn ra trên khắp đất nước này.
Kết hợp với ác bá người Việt chưa đủ, đám cường hào đỏ còn táo tợn cấu kết với bọn ác bá nước ngoài để tận thu tài nguyên quốc gia. Từ Bauxite tới Vũng Áng những ác bá hiện đại nguy hiểm gấp ngàn lần thời thực dân, chúng tiêu diệt tới cùng từng sự sống nhỏ bé nhất. Guồng máy cường hào không ai kiểm soát ấy cứ vận hành ngày đêm thách đố lương tâm người Việt qua hơn 70 năm và còn tiếp tục gậm nhấm dài lâu tiến trình phát triển trên lưng người dân cùng khổ.
Cường hào và ác bá chỉ sợ duy nhất một nền pháp luật công minh, vì lẽ đó Đảng Cộng sản hết lòng khuyến khích một nền pháp lý què quặt và trình diễn. Cường hào lớn cách nào cũng không vào tù, ác bá độc ác cách mấy cũng có thể mua chuộc pháp luật. Formosa, tên ác bá mới và lớn nhất vừa mua chuộc pháp luật Việt Nam với cái giá 500 triệu đô la.
Hàng trăm ngàn dân oan cả nước kêu thấu trời xanh nhưng chưa có một nhân vật nào dù nhỏ nhất phải vào tù vì cướp đất. Tiếng kêu khản họng của dân oan như vọng vào sa mạc, họ sống mà như đã chết, uất hận tận cùng rồi cũng chỉ trông mong vào luật nhân quả, mà hỡi ơi, nhân quả hình như không có thật ở cõi đời này.
Với ác bá Formosa tuy mạnh nhưng đụng vào lịch sử: Quỳnh Lưu, nơi đang có các cuộc đấu tranh trực diện với cường hào xứ Nghệ. Và phản ứng của người dân tại các tỉnh miền Trung khác với phản ứng cam chịu của người dân oan mất đất, họ tập trung lại biểu tình, đỏi bồi thường và nhất là đỏi đuổi cổ tên ác bá Formosa ra khỏi đất đai của họ.
Lịch sử xoay vần, tạo nên rồi lại diệt.