Tuesday, August 16, 2016

Cháy lớn thiêu rụi nhà máy dệt, thiệt hại hàng chục tỷ đồng

Khoảng 15h15 ngày 16/8, tại thôn Trung Đông, xã Duy Trung, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, xảy ra một vụ cháy lớn thiêu rụi nhà máy dệt, gây thiệt hại nặng.
Hiện trường vụ cháy.
Hiện trường vụ cháy.

Theo thông tin ban đầu, vào thời điểm trên, hàng chục công nhân đang làm trong xưởng dệt của công ty TNHH một thành viên Nam Trung phát hiện một đám cháy lớn. Lúc sau, ngọn lửa bắt đầu bùng cháy lan qua kho nguyên liệu bột cưa. Công nhân, người dân phát hiện đã gọi báo cho lãnh đạo công ty và Công an PCCC Quảng Nam. Đồng thời, mọi người khẩn trương di dời các bao bột cưa, gỗ và các vật liệu dễ cháy ra bên ngoài.
Cháy lớn thiêu rụi nhà máy dệt, thiệt hại hàng chục tỷ đồng - ảnh 1
Lực lượng chức năng ra sức dập tắt đám cháy.

Ngay sau khi nhận được thông tin, lực lượng Công an PCCC Quảng Nam, TP Đà Nẵng đã huy động hàng trăm chiến sĩ, hơn 10 chiếc xe chữa cháy nhanh chóng có mặt tại hiện trường dập lửa. Đến 20 giờ cùng ngày, đám cháy trên cơ bản được dập tắt. Ước tính thiệt hại ban đầu hàng chục tỷ đồng.
Nguyên nhân gây ra vụ cháy trên đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ.
07:35 ngày 17 tháng 08 năm 2016
Theo Công an TPHCM

Tài sản, thu nhập của quan chức: Không giải trình được, thu hồi ngay?

 Dương Lê-06:29 ngày 16 tháng 08 năm 2016 
TP - Cần bổ sung quy định công khai tài sản, thu nhập của các lãnh đạo chủ chốt lên các phương tiện thông tin đại chúng để cả xã hội giám sát, nhằm nâng cao trách nhiệm giải trình, sự liêm chính của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.

Nhiều bộ, ngành, địa phương đề nghị đối với tài sản thu nhập không giải trình được thì thu hồi ngay, không cần khởi kiện vụ án dân sự (ảnh minh họa). Ảnh: Như Ý.
Nhiều bộ, ngành, địa phương đề nghị đối với tài sản thu nhập không giải trình được thì thu hồi ngay, không cần khởi kiện vụ án dân sự (ảnh minh họa). Ảnh: Như Ý.

Đây là một trong những đề xuất đáng chú ý được Thanh tra Chính phủ 
(TTCP) tổng hợp từ ý kiến đóng góp của các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành đối với dự thảo Luật Phòng chống Tham nhũng (PCTN).
Tập trung kiểm soát tài sản của người đứng đầu
Theo TTCP, kết quả đánh giá 10 năm thực hiện Luật PCTN đã chỉ ra những bất cập trong các quy định của Luật, đáng chú ý là các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập chưa giúp kiểm soát biến động về thu nhập và còn vướng mắc về trình tự, thủ tục công khai bản kê khai, giải trình, xác minh tài sản, thu nhập khi có yêu cầu; thiếu quy định về việc xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý...
Để khắc phục những hạn chế, Ban soạn thảo luật PCTN sửa đổi đã dành một chương (Chương III, từ Điều 38- Điều 69) quy định về “Minh bạch và kiểm soát tài sản, thu nhập” nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính. Đây cũng là vấn đề mà dư luận đặc biệt quan tâm, nhất là đối với việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ quyền hạn.
Góp ý về “đối tượng kê khai tài sản, thu nhập” (Điều 42 dự thảo), có 4 ý kiến đề nghị bỏ “công chức xã, phường, thị trấn và người được bổ nhiệm vào ngạch công chức…” ra khỏi danh sách cần phải kê khai tài sản, thu nhập vì những đối tượng này không có thẩm quyền quyết định, khó có cơ hội tham nhũng…
Đồng quan điểm, UBND tỉnh Hà Tĩnh, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ngãi, Bình Phước, Hà Nội cho rằng cần thu hẹp đối tượng kê khai để đảm bảo kiểm soát hiệu quả và đề nghị tập trung vào đối tượng là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu trong các cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội; các chức danh bầu cử đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, người có chức vụ cao hoặc làm việc ở những lĩnh vực hay xảy ra tham nhũng.
Công khai lên phương tiện thông tin đại chúng
Cũng theo TTCP, có 36 ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, địa phương về quy định “công khai bản kê khai”, trong đó, UBND tỉnh Quảng Ngãi đề nghị bổ sung quy định việc công khai tài sản, thu nhập của các lãnh đạo chủ chốt lên các phương tiện thông tin đại chúng để cả xã hội giám sát nhằm nâng cao được trách nhiệm giải trình, sự liêm chính của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Trong khi đó, Bộ Tư pháp cho rằng, cần cân nhắc sự cần thiết xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về bản kê khai tài sản, thu nhập, cũng như cách thức quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu này để đảm bảo quyền bí mật riêng tư, bí mật gia đình của cá nhân đã được Hiến pháp và Luật Tiếp cận thông tin quy định. Bộ Tư pháp đề nghị hệ thống dữ liệu về bản kê khai tài sản, thu nhập chỉ nên được quản lý tại cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập và được trích xuất trong trường hợp cần thiết. 
Đối với quy định “nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập”, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đề nghị: Người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì ngoài việc kê khai tài sản của mình thì còn phải kê khai tài sản thuộc sở hữu của vợ (chồng), cha mẹ đẻ (cha mẹ nuôi), con đẻ (con nuôi); còn với người không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì chỉ kê khai tài sản của mình. Cơ quan này cũng nêu quan điểm, để đảm bảo việc kê khai được thực chất thì nên có quy định phần giải trình nguồn gốc tài sản ngay từ lúc kê khai lần đầu.
Đóng góp ý kiến, Bộ GTVT, UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Bình đề nghị: Đối với tài sản thu nhập không giải trình được thì thu hồi ngay mà không cần khởi kiện vụ án dân sự như dự thảo quy định. Còn UBND tỉnh Bắc Ninh cho rằng, nếu người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được một cách hợp lý nguồn gốc tài sản hoặc tài sản tăng thêm thì chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra xác minh...
Cơ quan nào kiểm soát tài sản của người kê khai?
Cũng theo TTCP, để khắc phục hạn chế hiện nay khi giao cho cơ quan quản lý người có nghĩa vụ kê khai đồng thời quản lý bản kê khai và xác minh tài sản, thu nhập, làm cho việc kê khai rất hình thức, thực chất không giúp kiểm soát được biến động về tài sản, thu nhập, dự thảo Luật PCTN đã quy định về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm: Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Thanh tra Chính phủ, TAND Tối cao, VKSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước…
Cụ thể, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng sẽ kiểm soát tài sản, thu nhập của những người có nghĩa vụ kê khai thuộc diện quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, người có nghĩa vụ kê khai được hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên công tác tại các Ban của Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách nhà nước.
TTCP kiểm soát tài sản, thu nhập của những người có nghĩa vụ kê khai được hưởng phụ cấp chức vụ từ 0,7 trở lên công tác tại bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan, tổ chức do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập…
Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam đề nghị: Người giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì ngoài việc kê khai tài sản của mình thì còn phải kê khai tài sản thuộc sở hữu của vợ (chồng), cha mẹ đẻ (cha mẹ nuôi), con đẻ (con nuôi; còn với người không giữ chức danh lãnh đạo, quản lý thì chỉ kê khai tài sản của mình. Cơ quan này cũng nêu quan điểm, để đảm bảo việc kê khai được thực chất thì nên có quy định phần giải trình nguồn gốc tài sản ngay từ lúc kê khai lần đầu.

Thanh tra giao thông, anh là ai?

Nhóm phóng viên ĐBSCL- 06:39 ngày 17 tháng 08 năm 2016 
TP - Sự kiện 3 cán bộ thanh tra giao thông Cần Thơ nhận hối lộ bị bắt quả tang và một thanh tra giao thông của tỉnh Hà Nam nhắn tin gạ tình bà mẹ thất lạc con nhỏ hồi tháng 7 vừa qua khiến dư luận phẫn nộ. Phóng viên báo Tiền Phong vào cuộc tìm hiểu, nhận diện về lực lượng này.
Những thanh tra giao thông Cần Thơ bị bắt vì làm tiền doanh nghiệp.
Bài 1: Liên minh ép doanh nghiệp
Bảo kê, tống tiền, ăn chặn, sách nhiễu… là những cụm từ được người dân và doanh nghiệp nhắc nhiều khi nói về một bộ  phận thanh tra giao thông ở nhiều địa phương.
Buộc chung chi
Lý Hoàng Minh, Đội phó Thanh tra Giao thông số 3 quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đươc xem là một trong những “hung thần” của lực lượng thanh tra giao thông thành phố, ông này thường tìm nhiều cách “móc túi” doanh nghiệp. Chỉ trong buổi chiều 16/7, Minh đã buộc một loạt doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn có hoạt động vận tải phải đưa tiền. Lúc 15 giờ, Minh nhận tiền của chủ một nhà máy nước đá tại quán café Ami trên đường Nguyễn Văn Linh. Đến 16 giờ, Minh đến nhận tiền của cửa hàng vật liệu xây dựng (VLXD) Nam Thành trên đường Nguyễn Văn Cừ. Khoảng một giờ sau, Minh đến nhận tiền của chủ một vựa cá ở chợ Tân An. Sau đó khoảng 20 phút, Minh lại đến một cửa hàng VLXD khác để nhận tiền thì bị Công an TP Cần Thơ ập vào bắt quả tang. Khám xét trong người Minh, Công an thu giữ 17 triệu VND và 100 USD.
Võ Hoàng Anh - Đội trưởng Thanh tra Giao thông số 3 quận Ninh Kiều và Đoàn Vũ Duy - Đội trưởng Thanh tra Giao thông số 11, quận Bình Thủy cũng chuyên ép doanh nghiệp chung chi và đã sa lưới pháp luật. Không chỉ trực tiếp nhận tiền, các thanh tra giao thông này còn thông qua những tên “cò” đi dọa nạt và thu tiền trực tiếp hoặc bắt doanh nghiệp nộp tiền qua tài khoản. Nguyễn Văn Cần, chuyên chạy xe ôm, là một trong số đó. Cần bị bắt cùng ngày với Lý Hoàng Minh. Tổng số tiền cơ quan điều tra thu được từ những thanh tra giao thông này (bao gồm tiền mặt và tiền trong tài khoản) là 3,436 tỷ đồng. Trong đó, số tiền giao nhận qua tài khoản là 3,013 tỷ đồng.
“Có nhiều doanh nghiệp không biết tên Cần là ai, ở đâu mà vẫn phải chuyển tiền vì nếu không chuyển thì xe chạy là bị bắt”-Đại tá Trần Ngọc Hạnh-Giám đốc Công an TP Cần Thơ nói. Ông còn cho biết, số tiền mỗi doanh nghiệp nộp vào các tài khoản hằng tháng 1 - 3 triệu đồng/xe, tùy xe và tùy theo tuyến đường xe lưu thông.
Theo Đại tá Hạnh, hầu như các loại xe có tên tuổi, các loại xe chở VLXD đều có tên trong danh sách nộp tiền hằng tháng. Ngoài ra, còn nhiều chủ xe khác phản ánh khi ngang địa bàn các quận của thành phố Cần Thơ cũng bị thu tiền. Ví dụ, xe đi ngang quận Ninh Kiều thì đóng tiền cho “cò” ở đây, còn đi sang quận Ô Môn thì phải tiếp tục đóng số tiền như vậy nữa, mỗi nơi có giá riêng.
Biết điều mới có cửa sống
Đại tá Hạnh cũng cho biết, có khoảng 50 - 60 doanh nghiệp trong danh sách thường bị các thanh tra giao thông bắt phải chung chi. Tuy nhiên, theo ông Hạnh, còn có nhiều doanh nghiệp khác cũng bị như vậy, rất bức xúc nhưng sợ ảnh hưởng công việc làm ăn nên im lặng chịu đựng. Ông Q., chủ cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng ở quận Ninh Kiều cho biết, “cò” bảo kê vô tới tận cửa hàng đặt vấn đề, thỏa thuận giá cả với thái độ áp đặt mỗi xe mấy triệu đồng/tháng. Dân kinh doanh xe tải cũng như kinh doanh VLXD bức xúc lắm nhưng chẳng ai dám lên tiếng.
Tài xế Hà Phước Minh, lái xe của Công Ty TNHH XD-TM-VT PT kể, cách đây chưa lâu anh chở 1m3 cát bằng xe có trọng tải  815 kg đến nhà một khách hàng ở đường Nguyễn Văn Linh (quận Ninh Kiều). Khi xe cát vừa vào đến nơi đã có 2 thanh tra giao thông áp sát theo sau và yêu cầu anh dừng lại để lập biên bản. Họ còn yêu cầu tài xế đưa xe đang chở cát đến trạm cân Cái Sơn Hàng Bàng, cách hiện trường 5 km. Tuy nhiên, sau khi cân xe và cát, một trong hai tiếp nhận điện thoại của ai đó, và chuyển sang phạt vi phạm lốp xe bị mòn chứ không phải lỗi phạt chở quá tải như lúc đầu. Theo tài xế Minh, nếu không được “bảo kê, mua đường”, khi  gặp thanh tra giao thông bắt quả tang vi phạm chở quá tải, ngoài việc tài xế bị giam giữ bằng, chủ vật liệu phải nộp phạt mức thấp nhất 2 triệu đồng, lái xe còn phải đi học lại luật giao thông để nhận lại bằng lái. Do vậy, để “an toàn”, chủ doanh nghiệp luôn phải lo chung chi trước mọi chuyện.
Tình trạng doanh nghiệp phải chung chi, “biết điều” với thanh tra giao thông cũng phổ biến tại nhiều địa phương khác. Theo một số chủ doanh nghiệp tại Sóc Trăng, đội ngũ thanh tra giao thông tỉnh này ít vòi vĩnh, nhũng nhiễu doanh nghiệp một cách lộ liễu, trắng trợn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp phải “biết điều” nếu không muốn bị làm căng. Anh Hoàng, một chủ xe ben kể, anh mua mấy chiếc xe ben để chở thuê kiếm sống. Lúc đầu, làm ăn riêng rẽ một mình nên anh hay bị kiểm tra. Sau đó anh xin đầu quân cho một doanh nghiệp thì hoạt động ít bị kiểm tra hơn.
Đại tá Trần Thanh Chàng - Trưởng phòng Cảnh sát điều tra Công an TP Cần Thơ nói: “Hầu hết doanh nghiệp vận tải đều bị ép đưa tiền vì khi “cò” đi khảo sát ngoài đường thấy những phương tiện này lưu thông mà không đưa tiền thì chúng điện thoại cho thanh tra giao thông tới bắt. Chủ phương tiện đưa tiền chậm trễ “cò” cũng kêu thanh tra xử phạt nặng”.

Chiếc giường và trái bắp

Cánh Cò, viết từ Việt Nam 2016-08-16  
63ab076739.jpg
 Trung tâm hành chính Đà Nẵng, thường được gọi là tòa nhà "trái bắp" (bên trái).  Internet photo
Câu chuyện chiếc giường của chị Toàn ở làng Thành Liên, xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa viết xong vẫn ám ảnh mãi. Nỗi ám ảnh nhân lên nhiều lần khi câu chuyện tòa nhà hình trái bắp của Đà Nẵng như một con dao cùn cứ chọc sâu vào vết thương của người theo dõi.

Cán bộ vung vải ngân sách

Dao cùn vì những chuyện vung vãi tiền bạc không còn xa lạ gì ở cái chính quyền này nữa. Nếu làm thống kê về phung phí tiền trong tất cả các nước trên thế giới, Việt Nam may ra chỉ thua Tàu, phần còn lại chả chịu kém ai.
Cộng sản như những đứa con hư, chỉ biết xài tiền của cha mẹ mà không bao giờ biết tiếc bởi chúng có đổ chút mồ hôi nào trên những đồng tiền đó đâu? Cha mẹ chúng là nhân dân, những người cắm mặt xuống đất hay dầm mưa dãi nắng quanh năm để con cái là những lãnh tụ, những Bí thư, những đảng viên cao cấp cứ thoải mái mở kho ra lấy tiền tiêu xài không biết chán.
Cha mẹ chúng không được phép lên tiếng rầy la, chỉ được quyền than thở và sau đó tiếp tục cắm đầu xuống ruộng hay lặn ngụp trong sình lầy bắt ốc hái rau đóng từng xu thuế cho đám con phá của.
Cha mẹ chúng là chị Toàn của Thanh Hóa chỉ còn chiếc giường mỏng manh cũng bị chúng lấy đi đánh bạc. Chị Toàn ngồi khóc còn chúng lại cười. Hình ảnh thường thấy của những đứa con a dua với chúng bạn không một chút lương tâm về mồ hôi nước mắt của cha mẹ mình.
Vì a dua theo lề thói khoe khoang, đứa con Đà Nẵng mới nảy ra ý tưởng xây tòa nhà cho 1.600 nhân viên chui vào làm việc. Hai năm sau, không biết hứng thú thế nào lại đòi dời sang nơi khác còn hai ngàn tỷ kia thì mặc cha mẹ chúng ngồi tiếc ngẩn tiếc ngơ.

Người dân è cổ đóng thuế

Việt Nam khác người ở chỗ tiền trong ngân khố cạn kiệt phải tính tới chuyện vay nợ giật gấu vá vai nhưng nếu cần vung vãi cho ra vẻ tân tiến hiện đại thì bao nhiêu cũng chơi, bao nhiêu cũng đặt xuống cho canh bài phe phái.
Bà mẹ Toàn của Thanh Hóa thấy không, chiếc giường của bà nào có ăn thua chi mà khóc than níu kéo. Ngôi building đồ sộ kia còn không đứng được nữa kia huống gì là giường là chiếu?
Kẻ trên nói nóng và thiếu oxy, người dưới thì lại cho rằng làm việc trong một chốn thiên đàng như thế còn mong gì hơn. Kẻ thứ ba thì thầm, à thì ra chúng đang giở trò sang tay cho nhóm lợi ích nào đó nên đem cái nguyên nhân ngộp thở ra che mắt thế gian. Hai ngàn tỷ bán rẻ phân nữa thì chúng cũng có một ngàn tư túi.
Giận quá mất khôn, bà Toàn có chẻ giường ra thì cũng đâu đủ củi mà đốt tòa nhà vĩ đại này được?
Từ Bắc vô Nam bao nhiêu chiếc giường như thế rồi? bao nhiêu mảnh đời đã ngậm ngùi lìa thế gian vì thiếu một viên thuốc, một chỗ nằm. Bao nhiêu ước vọng cắp sách tới trường phải bỏ dỡ và bao nhiêu cô gái phải bán thân ra nước ngoài cho cán bộ có những tòa nhà như thế để đập để phá?
Đà Nẵng hay Sài Gòn Cần Thơ hay Hà Nội….tất cả các thành phố ấy dù nhà cao tầng có mọc lên đầy rẫy thì cũng từ xương máu nhân dân mà ra chứ nào phải của trên trời rơi xuống? Tiền vay bạc hỏi trên từng bắp thịt người dân thì có gì mà tự hào, hãnh tiến?
Có lúc người dân ngồi nhìn nhau tự hỏi họ đã làm gì nên tội mà từ đời cha tù đày cho tới đời con thất học chỉ có đám con của quan chức là công danh bằng phẳng quyền lợi ngập tràn. Như vậy là bất công là trấn lột… vậy mà người dân vẫn lót lá ngồi giữa chợ đếm từng đồng bạc lẻ gom góp cho cơ quan thuế vụ để bọn chúng cùng nhau phung phí tiêu xài.
Thành phố mở đèn người dân mở túi. Ai cũng phải chi vào ngân sách quốc gia. Quan lớn quan nhỏ hay ngay cả những kẻ chưa được làm quan phải nhớ rằng không có đồng tiền nào vô tri cả, chúng biết trả thù đấy. Hãy cười cho lớn để rồi khóc lớn hơn. Cái gương 30 tháng Tư còn đó, bao nhiêu đồng tiền cướp đoạt cũng trở thành phù du trong tích tắc. Lịch sử lập lại và dân chúng sẽ đòi phần của họ, liệu mà để dành cho đủ.
Cánh Cò, Việt Nam 16/08/2016
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA

Việt Nam đối mặt với dịch sốt xuất huyết

Việt Hà, phóng viên RFA 2016-08-16  
000_DC77D.jpg
Ấu trùng 'Chi Aedes' của loại muỗi gây sốt xuất huyết trong chiến dịch chống sốt xuất huyết tại New Delhi vào ngày ngày 18 tháng 7 năm 2016.  AFP PHOTO
Dịch sốt xuất huyết lại bùng phát mạnh ở Việt Nam trong các tuần qua khiến giới chức y tế lo ngại, thúc giục các địa phương đẩy mạnh công tác phòng chống dịch bệnh lây lan. Điểm đặc biệt là dịch năm nay bùng phát mạnh ở 4 tỉnh Tây nguyên vốn không phải là nơi lưu hành phổ biến dịch bệnh này so với cả nước, theo nhận định của Bộ Y tế. Những yếu tố nào dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh ở Việt Nam trong thời gian qua, người dân cần lưu ý những điểm gì trong phòng và điều trị bệnh?

Nguyên nhân dịch bệnh bùng phát

Thông tin mới nhất từ Bộ Y tế vào ngày 7 tháng 8 vừa qua cho biết Việt Nam đã phát hiện gần 50.000 ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng hơn gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Phó giáo sư Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế cho biết, sốt xuất huyết đã xuất hiện ở cả 48 tỉnh, thành phố và đã có 17 người tử vong. Điểm đặc biệt là khu vực Tây Nguyên có số ca mắc sốt xuất huyết chiếm đến 75% so với cả nước.
Mùa mưa cũng là một nhân tố dẫn đến sự gia tăng các trường hợp bị nhiễm sốt xuất huyết. Khi mưa xuống, nước đọng, muỗi có thể đẻ trứng, sinh sôi, nảy nở, khiến người dân có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh.
- Bác sĩ Babatunde Olowkure
Báo chí trong nước dẫn lời Cục trưởng cục Y tế dự phòng Trần Đắc Phu cho biết nguyên nhân dẫn đến bùng phát dịch mạnh vào năm nay là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, khiến nhiệt độ tăng, hạn hán kéo dài buộc các gia đình tăng trữ nước, tạo điều kiện cho muỗi sinh nở. Ngoài ra ông cũng cho biết vùng Tây nguyên vốn là nơi sốt xuất huyết không phổ biến nên miễn dịch cộng đồng thấp, ý thức phòng dịch của người dân khu vực này còn thấp. Theo ông Phu, có những gia đình dân tộc thiểu số có nhiều người mắc bệnh cùng lúc dù trước đó đã ký cam kết phòng chống dịch bệnh.
Nói về ý thức phòng bệnh và sự lây lan của dịch sốt xuất huyết, bác sĩ Babatunde Olowkure, chuyên gia nghiên cứu dịch bệnh của WHO cho biết:
“Một số lý do có thể là do con người không cẩn thận đề phòng, không dùng kem chống muỗi, che kín người hoặc tránh nước đọng trong nhà, hoặc ngoài nhà.”
Bác sĩ Raman Velayudhan, chuyên gia về kiểm soát dịch bệnh nhiệt đới của tổ chức Y tế thế giới (WHO) giải thích về yếu tố khí hậu và sự sinh sôi nẩy nở của muỗi, loại truyền virut sốt xuất huyết từ người sang người.
“Trứng muỗi có thể kéo dài thời gian sống tới 6 tháng để nở khi chúng gặp nước. Tức nó có khả năng thích ứng cao, có thể ở nơi khô ráo trong nhiều tháng mà không sao. Ngoài ra thì cũng có những nhân tố khác trực tiếp như thay đổi khí hậu, lũ lụt và hạn hán cũng đều tạo điều kiện cho sự sinh sôi của muỗi, dẫn đến sự lan rộng của sốt xuất huyết.”
Những vùng nước đọng trong và ngoài nhà là những môi trường lý tưởng để muỗi đẻ trứng. Điều này cũng giải thích vì sao vào mùa mưa hàng năm dịch bệnh thường phát triển mạnh. Thời gian này trong năm cũng là khoảng mùa mưa ở Việt Nam. Bác sĩ Olowkure giải thích:
“Thời tiết thay đổi, mùa mưa cũng là một nhân tố dẫn đến sự gia tăng các trường hợp bị nhiễm sốt xuất huyết. Khi mưa xuống, nước đọng, muỗi có thể đẻ trứng, sinh sôi, nảy nở, khiến người dân có nhiều nguy cơ bị nhiễm bệnh. Mùa mưa là mùa mà chúng ta nên cẩn thận với môi trường xung quanh, phải che đậy những thùng đựng nước, để tránh muỗi đẻ trứng trong các phần nước đựng trong nhà.”
Giới chức y tế Việt Nam không nói đến sự lây lan của dịch bệnh do sự di chuyển của người và hàng hóa, nhưng đây cũng được coi là một trong những yếu tố lây lan bệnh chủ yếu ở khắp nơi trên thế giới. Việt Nam lại là một nước đang phát triển, đô thị hóa và sự dịch chuyển của hàng hóa và người từ vùng này sang vùng khác diễn ra thường xuyên. Bùng phát dịch do phần đóng góp của nhân tố này là khó tránh khỏi. Bác sĩ Velayudhan nói:
000_Mvd6742598.jpg
Một bệnh nhân sốt xuất huyết được điều trị tại bệnh viện ở Asuncion vào ngày 29 tháng 1 năm 2016. AFP PHOTO
“Việc lan rộng dịch sốt xuất huyết trên thế giới xảy ra bởi nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính là việc đô thị hóa, dân cư đông đúc. Sốt xuất huyết truyền qua muỗi nhưng không phải cùng loại muỗi truyền sốt rét. Nó chủ yếu đốt vào ban ngày và có khả năng thích ứng rất cao với môi trường sống đô thị. Vì thế sốt xuất huyết chủ yếu là căn bệnh của thành phố nhưng giờ cũng đang lan dần ra các khu vực nông thôn…
Về cơ bản, dịch sốt xuất huyết lan rộng là do sự di chuyển của con người. Con người mang virut. Con muỗi chỉ có nhiệm vụ chuyển virut từ người này sang người khác. Nguyên nhân thứ hai là do sự di chuyển của hàng hóa. Một số loại hàng hóa có thể tạo điều kiện cho muỗi sinh nở.”

Nguy cơ bệnh nặng

Một điểm đáng chú ý khác trong dịch bệnh năm nay ở Việt Nam, theo Bộ Y tế là đã phát hiện cả chủng virut sốt xuất huyết D4 bên cạnh loại D1 và D2 là hai loại vốn phổ biến trong các dịch sốt xuất huyết hàng năm tại Việt Nam. Sốt xuất huyết gây ra bởi 4 chủng virut là D1, 2, 3 và 4. Về cơ bản những người đã từng bị nhiễm sốt xuất huyết thì được miễn nhiễm với chủng sốt xuất huyết mà họ đã bị nhiễm trước đó nhưng không chắc có được sức đề kháng chéo. Điều này đặt ra những thách thức không nhỏ trong công tác phòng tránh và điều trị. Bác sĩ Velayudhan giải thích:
“Những thách thức bây giờ đối với các nước như Việt Nam là sốt xuất huyết gây ra bởi cả 4 loại virut không có đề kháng chéo. Tức là nếu bạn bị sốt xuất huyết bởi virut 1 thì không có nghĩa bạn sẽ miễn dịch với các chủng virut còn lại. Nếu 2 năm sau đó bạn bị virut 2 thì bạn có thể sẽ bị nặng, bởi vì đôi khi nhiễm virut có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp. Cho nên các nước như Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức có nhiều trường hợp bị nặng vì cả 4 loại virut đã xuất hiện tại đây. Nó sẽ có ảnh hưởng tới nhiều người hơn, có những người sẽ bị sốt xuất huyết đến 2 lần. Điều này sẽ dẫn đến các trường hợp nặng và khó khăn trong việc điều trị.”
Sốt xuất huyết không có tỷ lệ tử vong cao như sốt rét nhưng theo ước tính của WHO, dịch bệnh vẫn ảnh hưởng đến khoảng từ 50 đến 100 triệu người trên thế giới và có khoảng 20.000 người tử vong mỗi năm do bệnh.
Một điểm chú ý đối với sốt xuất huyết là con số người tử vong rất thấp. Đó cũng là lý do bệnh dịch không gây nhiều chú ý như sốt rét, vì sốt rét thì có hàng triệu người chết mỗi năm còn sốt xuất huyết thì chỉ có 20.000 ca mỗi năm.
- Bác sĩ Raman Velayudhan
Ngoài việc phải đương đầu với 4 chủng virut hiện có, Việt Nam cũng phải đối mặt với thực tế về sự hiểu biết của người dân đối với bệnh dịch. Bác sĩ Velayudhan cho biết:
“Một điểm chú ý đối với sốt xuất huyết là con số người tử vong rất thấp. Đó cũng là lý do bệnh dịch không gây nhiều chú ý như sốt rét, vì sốt rét thì có hàng triệu người chết mỗi năm còn sốt xuất huyết thì chỉ có 20.000 ca mỗi năm. Nhiều người khi bị sốt xuất huyết thường có triệu chứng như cúm. Họ uống Tylanol và sau đó hết bệnh. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ từ 2-5% ca bị nặng thì phải đưa vào bệnh viện để chăm sóc kịp thời.”
Ngoài ra, thiếu cơ sở điều trị bệnh cũng là một thách thức không nhỏ của Việt Nam, đặc biệt là khu vực Tây Nguyên, nơi dịch bệnh đang hoành hành nặng nề nhất. Báo Người Lao động mới đây trích lời của bác sĩ Y Bliu Arul, Phó giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Đăk Lak cho biết bệnh nhân sốt xuất huyết tăng đột biến đã khiến hầu hết các khoa của bệnh viện này quá tải, công suất sử dụng giường bệnh lên đến 200 – 300%.

Phòng chống dịch bệnh

Để đối phó với dịch bệnh, Bộ Y tế Việt Nam đã lập 8 đoàn công tác đi kiểm tra, giám sát chỉ đạo công tác phòng chống dịch bệnh tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Bộ Y tế cũng gửi công văn đến ủy ban nhân dân 63 tỉnh thành, đề nghị triển khai các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy. Theo chỉ đạo từ Bộ Y tế, các ổ dịch được phát hiện phải được phun hóa chất diệt muỗi 2 đến 3 lần cách nhau 1 tuần.
Vào ngày 7 tháng 8 vừa qua Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã đến kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh ở thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lak.
WHO mới đây cũng đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine ngừa sốt xuất huyết có tên là Dengvaxia của hãng Sanofi Pasteur của Pháp. Theo hãng sản xuất thì vaccine có hiệu quả tới 70% đối với những người đã phơi nhiễm trước đó với virut sốt xuất huyết và có hiệu quả ngăn chặn bệnh diễn biến trầm trọng đạt từ 90 đến 95%. Theo chuyên gia của WHO thì việc có vaccine sẽ làm giảm đáng kể các ca nhiễm bệnh và tử vong do bệnh. Vaccine hiện đã được cấp phép ở 4 quốc gia là Mexico, Brazil, El Salvador và Philippines.
Việt Nam cũng đã thử nghiệm vaccine này trước đó nhưng hiện chưa có thông tin gì về việc Vaccine sẽ sớm được cấp phép cho sử dụng rộng rãi tại Việt Nam.

Ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông cơ giới tại Việt Nam

Gia Minh, RFA 2016-08-16  
saigon-traffic-622.jpg
Xe cộ lưu thông trên đường phố Sài Gòn Couretsy of UNFPA Vietnam
Không khí tại các tỉnh/thành Việt Nam bị ô nhiễm môt phần được nói bởi lượng xe máy cá nhân quá nhiều. Thực tế ra sao và biện pháp của cơ quan chức năng trong vấn đề này là gì?

Thực trạng

Bầu không khí tại thủ đô Hà Nội bị cho là ô nhiễm hơn Sài Gòn . Đây là  đánh giá được Bộ Tài nguyên- Môi trường đưa ra trong một báo cáo công bố giữa tháng 7 vừa qua.
Điểm đáng chú ý là dù dân số và phương tiện giao thông tại Hà Nội ít hơn Sài Gòn, thế nhưng mức độ ô nhiễm không khí lại tệ hơn. Cụ thể theo báo cáo của Bộ Tài nguyên- Môi trường thì số ngày trong một năm ghi nhận chất lượng không khí tại Hà Nội kém là 237 ngày, số ngày chất lượng không khí xấu là 21 và 1 ngày ô nhiễm ở mức nguy hại.
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2015, chỉ tiêu benzene tại hầu hết các điểm quan trắc không khí giao thông Ở Hà Nội đều vượt tiêu chuẩn do Việt Nam qui định và có xu hướng gia tăng. Lý do của hiện tượng này được giải thích do số phương tiện giao thông tăng và lại sử dụng nhiên liệu hóa thạch xăng dầu nữa.
Thống kê cho thấy cả nước có chừng 37 triệu xe máy và 2 triệu xe ô tô. Riêng Hà Nội có hơn 5 triệu 300 ngàn và Sài Gòn gần 7 triệu 600 ngàn phương tiện giao thông cơ giới được đăng ký..
Xe máy chiếm đến 95% phương tiện giao thông tại Hà Nội và Sài Gòn, chỉ tiêu thụ 56% xăng nhưng thải ra 94% hydro cacbon (HC), 87% cacbon oxit (CO), 57% oxit nitro (Nox)… trong tổng lượng phát thải của các loại xe cơ giới. Bên cạnh đó còn có số xe vãng lai từ các địa phương khác đến. Nhiều xe sử dụng không bảo đảm tiêu chuẩn phát thải vì cũ kỹ.
Báo cáo của Bộ Tài nguyên- Môi trường Việt Nam thừa nhận từ 70 đến 90% ổ nhiễm không khí đô thị là từ các hoạt động giao thông- vận tải; công nghiệp và sinh hoạt chỉ chiếm từ 10 đến 30%.
Yếu tố đáng lo ngại nhất tại các đô thị Việt Nam là bụi, đặc biệt là bụi mịn. Mà bụi mịn như thế do xe cộ thải ra, gấp 3-5 lần tiêu chuẩn cho phép.
TS Phạm Ngọc Đăng
Giáo sư- Tiến sĩ Phạm Ngọc Đăng, giám đốc Trung tâm Môi trường Đô thị & Công nghệ nhận xét về tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam nhất là ở hai thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn:
“Nói chung yếu tố đáng lo ngại nhất tại các đô thị Việt Nam là bụi, đặc biệt là bụi mịn. Mà bụi mịn như thế do xe cộ thải ra. Còn các ô nhiễm khác như So2, Co, NoX… thì vẫn xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép thôi. Thế nhưng bụi gấp 3-5 lần tiêu chuẩn cho phép.
Nhận xét của một số tổ chức về môi trường nói rằng thành phố của Việt Nam thuộc loại đứng đầu về ô nhiễm là đúng thôi! Tuy vậy cũng cần khẳng định mức ô nhiễm bụi của các thành phố Việt Nam thì thấp hơn một số thành phố của Trung Quốc. Vì tại Trung Quốc ngoài ô nhiễm xe cộ, còn có những lò sưởi ấm đốt than rất phổ biến tại nhiều thành phố Trung Quốc. (Những lò sưởi) này thải ra bụi có carbon nhiều hơn.
Tại các thành phố Việt Nam ngoài bụi do xe cộ còn do xây dựng cũng chiếm tỷ lệ lớn. Có những thành phố mà bụi xây dựng chiếm đến 60-70%.”
Ngoài Hà Nội và Sài Gòn thì 3 địa phương khác củng được xếp vào tốp 5 thành phố Việt Nam có số lượng, mật độ xe máy lớn; mức ô nhiễm không khí cao đó là Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Nạn kẹt xe cũng được ghi nhận như một nguyên do gây ô nhiễm không khí khi mà nguồn khí thải tại các giao lộ vào giờ cao điểm tăng lên. Chỉ số ô nhiễm không khí ở Hà Nội và Sài Gòn lúc nào cũng ở mức 152-156 mg/m3; nhưng vào giờ cao điểm giao thông lên đến 200mg/m3.
Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa, một cư dân Hà Nội có ý kiến về nguyên nhân ô nhiễm nói chung và ô nhiễm không khí ở Việt Nam như sau:
“Mình học theo Trung Quốc, tức nhanh chóng tăng trưởng để ‘chiếm lấy vị trí đầu bảng’. Hôm nay tôi đọc báo thấy ô nhiễm thị thành của Việt Nam còn vượt cả bên Trung Quốc rồi. Việt Nam học theo Trung Quốc nhưng giỏi hơn cả thầy. (Tình hình) rơi tự do rồi, tức hôm nay ở mức này nhưng ngày mai ra đường thì lại ở mức thấp hơn.
‘Rơi tự do’ vì công nghệ của Việt Nam toàn cũ và nhặt nhạnh. Máy móc, công nghệ từ bên Trung Quốc đưa sang đều cũ lắm rồi.”

Biện pháp đề ra

Thủ tướng chính phủ Việt Nam vừa ký quyết định số 985a về việc ban hành Kế hoạch Hành Động quốc gia về quản lý chất lượng không khí mục tiêu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Theo quyết định này thì khuyến khích chủ nhân các phương tiện giao thông như xe máy, ô tô đổ xăng sinh học. Từ năm 2007, chính phủ Hà Nội đã có đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025; tuy nhiên đến nay gần hết năm 2016 số điểm bán xăng sinh học vẫn chỉ mới ‘trên đầu ngón tay’.
Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa nói về vấn đề xăng sinh học tại Việt Nam:
“Biện pháp này thì đúng vì xăng có chì khi pha (xăng sinh học) vào để tăng chỉ số octane lên. Tuy nhiên hiện nay phát triển chưa nhiều. Còn động cơ (sử dụng) ở Việt Nam vẫn là loại được chế tạo cho nhiên liệu hóa thạch. Nếu thay bộ chế hòa khí, thay đổi tỷ lệ alpha thì có thể sử dụng. Tuy vậy hiện nay không có người mua nên sản xuất xăng sinh học bị lỗ. Khi dùng thì độ bền của động cơ hiện nay bị giảm đi. Do đó cần phải thay đổi động cơ mới phù hợp. “
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng cũng cho biết thông tin về chương trình đưa xăng sinh học vào sử dụng:
“Hiện nay là chừng 1-2% và phấn đấu đạt 5% theo kế hoạch đến năm 2020-2025.
Đúng ra không có gì lớn về mặt kỹ thuật. Và tại Việt Nam có một số nhà máy sản xuất xăng sinh học rồi, làm từ sắn là chính.
Tuy nhiên người ta vẫn e ngại nếu pha nhiều xăng sinh học thì máy chạy không tốt. Vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh không có gì ảnh hưởng cho nên dân vẫn lo.”
Một biện pháp được nêu ra nhằm giảm bớt ô nhiễm không khí là kiểm định khí thải đối với xe máy theo như đề xuất của Bộ Giao thông- Vận trong dự thảo về qui định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy.
Năm địa phương được đề xuất tiến hành thực hiện kiểm định khí thải xe mô tô, xe máy từ nay đến năm 2020 gồm Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ.
Từ năm 2020 mới áp dụng đồng loạt cho các thành phố trực thuộc Trung ương theo lộ trình.
Giáo sư Phạm Ngọc Đăng có ý kiến về vấn đề qui chuẩn áp dụng cho xe cộ:
“Nói chung các thành phố đều có biện pháp như đề ra những qui định. Đối với xe cộ có qui định về tiêu chuẩn và tiến hành kiểm tra, kiểm soát, đăng kiểm. Thế nhưng tình trạng số xe vi phạm quá lớn cho nên rất ‘băn khoăn’ trong việc xử lý. Ở các nước khác, số xe vi phạm chỉ chừng độ 10-20%; trong khi đó ở Việt Nam số này lên đến 50%. Nếu cấm thì phải dừng lại mọi hoạt động hay sao? Đây là tình trạng của một nước nghèo!”
Nhiều ý kiến đều cho rằng nếu phương tiện giao thông công cộng tiện lợi, an toàn thì nhiều người dân sẽ giảm bớt sử dụng xe máy để làm phương tiện giao thông.
Việt Nam lâu nay có hệ thống xe buýt nhưng trong thực tế loại phương tiện này còn nhiều bất cập. Mục tiêu phấn đấu xe buýt phải giải quyết được từ 15% đến 30% nhu cầu đi lại của người dân.
Phải làm từ gốc là qui hoạch khu dân cư tăng cường diện tích giao thông công cộng lên. Cần thay đổi tư duy chứ không phải hạn chế xe máy mà được đâu.
Kỹ sư Vi Toàn Nghĩa
Một số công trình giao thông công cũng bắt đầu được tiến hành. Tuy nhiên theo ý kiến của một công dân quan tâm như kỳ sư Vi Toàn Nghĩa thì vẫn có những bất hợp lý nên ông có ý kiến đề xuất:
“Phải làm từ gốc là qui hoạch khu dân cư tăng cường diện tích giao thông công cộng lên. Tình hình sắp đến ở Hà Nội sẽ là 1000 người/km2. Phải dành cho bên giao thông chừng 25% diện tích nhưng hiện nay chưa được 10%.
Cần thay đổi tư duy chứ không phải hạn chế xe máy mà được đâu. Ví dụ đê sắp vỡ là chỉ đắp đất thì khó duy trì.
Theo tôi chủ trương của các ông (lãnh đạo) thế nào ấy, không bình thường!”
Một biện pháp được áp dụng từ lâu nhằm làm không khí được trong lành là trồng cây xanh để chúng hấp thu khí carbonic và thải ra oxy cho con người hít thở. Thế nhưng trong khi xe cộ ngày càng tăng thêm mà diện tích mảng cây xanh lại bị thu hẹp lại.
Biện pháp trồng cây cũng được nhắc đến nhưng rồi cũng có những trở ngại như trình bày của giáo sư Phạm Ngọc Đăng:
“Có kế hoạch trồng thêm 1 triệu cây. Cây trồng mới thì nhỏ trong khi đó lại chủ trương chặt cây to biết bao giờ được 70 tuổi như những cây bị chặt đi.Thế rồi một khó khăn nữa là bão lớn thường gây đỗ cây.”
Theo chuyên gia môi trường Pháp Jacques Moussafir thì với mức độ ô nhiễm như hiện nay và tốc độ tăng chừng 15% xe máy cùng 10% xe ô tô làm phương tiện giao thông cá nhân tại Việt Nam thì nồng độ bụi tại khu vực thủ đô Hà Nội sẽ gấp 10 lần khuyến cáo mà Tổ chức Y tế Thế giới WHO đưa ra.

Những tiếng vọng từ Núi Pháo

Nhóm phóng viên tường trình từ VN
Theo RFA- 2016-08-16  
nuiphao.jpg
Núi Pháo trong vành đai nội bất xuất ngoại bất nhập.  Resident photo
Sau khi được phát hiện bởi nhóm kĩ sư thăm dò khoáng sản Canada, và qua hai lần đổi chủ, khu mỏ Núi Pháo ở xã Hang Hùm và Hà Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động vào năm 2014. Trong suốt hai năm khai thác, tác hại do công trình này gây ra không nhỏ chút nào. Nhiều gia đình sống trong ô nhiễm không khí, xã Hà Thượng là xã chịu thiệt hại nặng nhất. Và đặc biệt, một cụm dân cư bỗng chốc bị cô lập, mọi việc đi lại khó khăn đến mức họ tự gọi tên đây là cái chuồng chó nhốt họ suốt hai năm nay! Những tiếng kêu từ mười một gia đình trong khu mỏ Núi Pháo nghe ra chừng lọt thỏm giữa sự vô tâm của công ty khai thác và nhà nước.

Giới chức địa phương nói gì?

Một cán bộ chuyên viên môi trường đang làm việc tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chia sẻ:
Họ sống trong môi trường ô nhiễm như thế, rồi kế sinh nhai của họ bị ảnh hưởng vì trước đây họ bám trục đường để sống nhưng giờ đã trở thành ốc đảo.
- Công an huyện Đại Từ
“Anh không có giấy tờ gì, không có ai bảo lãnh thì anh không vào được bên trong. Phải có người bảo lãnh thì mới có thể vào được chứ bình thường thì không vào được.”
Vị cán bộ này chia sẻ thêm là khu khai thác khoáng sản của Công ty Núi Pháo nằm trên một khu vực trải dài, vắt qua Quốc lộ 37 tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Mấy trăm hộ dân ở xã Hà Thượng, huyện Đại Từ sống quanh khu vực này đang khổ sở từng ngày. Bất cứ ai đến gần khu dân cư trên đều choáng váng với mùi hóa chất nồng nặc. Người dân nơi đây phải đóng kín cửa suốt ngày, giăng bạt để ngăn bụi.
Và đáng sợ nhất là tiếng ồn, âm thanh ù ù phát ra gần như 24/24h trong ngày, cộng với tiếng mìn phá đá vào canh trưa, từ 11h cho đến 1h, ngay giờ nghỉ trưa của người dân đã khiến cho đời sống nơi đây đảo lộn hoàn toàn. Không khí bị ô nhiễm trầm trọng, người dân hứng chịu hoàn toàn mọi sự khó chịu và mối nguy từ môi trường ô nhiễm nặng.
Ông Chu Văn Tuất, Bí thư xã Hà Thượng tỏ ra bức xúc khi nói về môi trường, điều kiện sống của người dân bị xâm hại:
“Người ta đang phải chịu vấn đề về ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí, ô nhiễm hóa chất…”
Vì lý do bận họp nên chúng tôi không gặp được ông Bí thư xã này nhiều hơn, chúng tôi tìm hiểu sự vụ qua một công an huyện Đại Từ, cán bộ công an này yêu cầu giấu tên khi trả lời phỏng vấn vì theo ông, câu chuyện của Núi Pháo là một câu chuyện dài, tế nhị và nhạy cảm, đụng chạm đến nhiều ông lớn và những thế lực nhóm, lợi ích nhóm. Ông nói:
“Người dân đang phải chịu rất nhiều khó khăn. Đầu tiên là họ sống trong môi trường ô nhiễm như thế, rồi kế sinh nhai của họ bị ảnh hưởng vì trước đây họ bám trục đường để sống nhưng giờ đã trở thành ốc đảo. Họ sống ngay sát nhà máy nên việc ô nhiễm môi trường thì miễn bàn, có chứng nhận của Bộ, sở tài nguyên môi trường, rồi của tỉnh như hàm lượng cyanua có thời điểm lên quá 217 lần so với quy định. Rồi kết luận mới nhất của ủy ban tỉnh Thái Nguyên, về sử dụng hóa chất 2015, lượng hóa chất sử dụng trong năm 2015 của công ty Núi Pháo là hơn 900 ngàn tấn, vượt DT của công ty Núi Pháo gần 3 lần. Đương nhiên là có một thế lực ghê gớm đứng sau, như một số bài báo về cyanua tại đây, giờ trên mạng chỉ còn cái tít thôi.”
Vonfram.jpg
Khu vực khai thác Vonfram.

Ông cho biết thêm là từ người dân cho đến các cán bộ của xã Hang Hùm, xã Hà Thượng, huyện Đại Từ đã nhiều lần khiếu nại, kiến nghị lên cấp trên nhưng mọi việc vẫn cứ chìm xuồng, người dân khổ nạn vẫn hoàn khổ nạn. Trong khi đó, trẻ em và người già trong khu chuồng chó bị bao vây bởi hàng rào và bảo vệ mỏ, hầu như hoàn toàn bị cô lập với bên ngoài, việc đi chợ hay đi đâu cũng phải trình báo lý do với bảo vệ mỏ. Nếu có ai đến thăm mười một gia đình này thì phải có gia đình này ra cổng mỏ bảo lãnh và nói rõ lý do cũng như mục đích thăm. Phóng viên, nhà báo thì tuyệt nhiên không được vào thăm người dân bên trong khu mỏ.

Người dân kêu trời không thấu!

Anh Xuân, một người dân có nhà còn mắc kẹt trong khu chuồng chó giữa mỏ Núi Pháo đã than thở với chúng tôi:
"Ô nhiễm trầm trọng, như nước ăn thì bể thải của nhà máy đổ ra cách nhà tôi 2 đến 3 mét, ngay sát giếng ăn của gia đình tôi. Từ năm 2012 đến nay giếng không còn dùng được, gia đình tôi phải đi xin nước ăn ở xa. Họ rào lại đi đứng không được, mình đi lại vất vả, muốn làm gì cũng không được, hai con nhỏ của tôi cũng bị ảnh hưởng việc học hành. Bốn năm nay thì sinh hoạt, cuộc sống rất vất vả. Thực tế là không phải đền bù không thỏa đáng mà là công ty Núi Pháo chưa bao giờ nói chuyện với chúng tôi, chưa bao giờ họ đến đây để nói chuyện về việc đền bù. Bản thân gia đình tôi chưa ngăn cản công ty Núi Pháo bao giờ, thậm chí là rất tạo điều kiện. Như trước đây họ múc cái mương qua trước nhà mình, mình cũng cho họ múc, còn múc vào của mình gần 3 mét đất nữa. Họ bảo cứ để họ làm rồi cuối năm tính, làm xong là họ không thèm nói gì tiếp với mình luôn.”
Anh Xuân nói rằng anh và mười gia đình còn lại chỉ mong được giải thoát khỏi khu chuồng chó giữa lòng Núi Pháo này càng sớm càng tốt. Anh sống trên đất của cha mẹ để lại, đây là diện tích đất xây dựng nhà ở và đất vườn, đất ruộng có nguồn gốc lâu đời của ông nội anh, đến cha anh và bây giờ là gia đình anh đang sử dụng. Về vấn đề thủ tục đền bù giải tỏa hết sức đơn giản bởi giấy tờ đất hợp pháp. Nhưng suốt nhiều năm nay phía công ty khai thác Núi Pháo cũng như phía chính quyền địa phương vẫn chưa đưa ra giải pháp di dời mười một gia đình này ra khỏi Núi Pháo.
Thực tế là không phải đền bù không thỏa đáng mà là công ty Núi Pháo chưa bao giờ nói chuyện với chúng tôi, chưa bao giờ họ đến đây để nói chuyện về việc đền bù.
- Anh Xuân
Một phụ nữ không muốn nêu tên, sống trong khu chuồng chó Núi Pháo, chia sẻ:
“Rào xung quanh như thế nên đi lại, ra vào rất khó khăn. Nhiều lúc, anh em bà con đến cũng bị cản trở, gây khó. Như thùng nước trước nhà em là thùng nước rất độc. 4 hướng quanh nhà em là toàn tải nặng, nên lúc nó chạy, nhà rung lắc rất ảnh hưởng. Chưa kể bom nổ. Rồi gần nhà em có cái nhà máy sản xuất Vonfram tinh luyện nữa, ngoài ô nhiễm môi trường, không khí thì còn nguồn nước uống nữa. Nhà em đã hiến gần 2 ngàn mét đất ở đường tải dịch mới của Núi Pháo ở đầu và cuối đường quốc lộ 37. Rồi cái thùng nước giờ độc hại nữa, trước đây chưa biết độc thế nào, nhà em cũng ủng hộ thêm 300 mét đất nữa. Thế đó, nhà em đã làm rất nhiều cho Núi Pháo nhưng họ chưa làm được gì cho chúng em. Hôm vừa rồi, có xe của đoàn thanh tra chính phủ về. Em vô tình ra ngay khu rào chắn, có anh nhà báo muốn vào trong xem lời em nói đúng không nhưng bảo vệ không cho vào, mặc dù không mang theo máy ảnh hay máy quay phim gì cả. Rõ ràng giữa người dân và cán bộ, tiếng nói của chúng em muốn ra ngoài cũng rất khó.”
Người phụ nữ này đã bày tỏ nguyện vọng được đền bù đúng giá trị đất, để chị có tiền mà di dời nhà cửa, tái định cư trên một diện tích đất khác và ổn định công ăn việc làm. Với mức giá ép đền bù hiện tại thì không tài nào có thể tái định cư được. Và nỗi thao thức, tiếng kêu vì môi trường quá bẩn của chị cũng là tiếng kêu chung của 11 gia đình còn mắc kẹt trong lòng khu mỏ Núi Pháo. Mong rằng tiếng kêu của họ không bị lọt thỏm giữa những mâu thuẫn của lợi ích nhóm và cổ phần ma!

‘Chìm xuồng’ vụ cá chết?

 Gia Minh, RFA 2016-08-16  
000_9U46D
Một người dân với những con cá biển đã chết trên một bãi biển ở huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế ngày 21 tháng 4 năm 2016.  AFP photo
Thảm họa cá chết hằng loạt do chất thải độc hại mà Formosa Hà Tĩnh thải ra ở Vũng Áng từ hồi tháng tư đến nay có được giải quyết thỏa đáng theo nguyện vọng của những người bị tác động hay chưa?

Nhận định từ ngoài

“Giải pháp đối với vụ tai tiếng cá chết của chính quyền Việt Nam vẫn chưa được nhiều dân chúng địa phương bằng lòng”, là đề tựa của bài viết của cộng tác viên Ralph Jennings đăng trên tạp chí Forbes vào ngày 11 tháng 8 vừa qua.
Theo tác giả thì sau khi 80 tấn cá chết tấp dọc dãi bờ biển các tỉnh miền Trung, dân chúng đã lên tiếng phản đối cho rằng chính quyền quá chậm trong công tác tìm kiếm nguyên nhân gây ra thảm họa đó. Một số cuộc biểu tình nổ ra nhưng bị dập tắt.
Cuối cùng Bộ Tài Nguyên- Môi trường Việt Nam vào cuối tháng 6 cũng chỉ đích danh công ty Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm của thảm họa. Trong cuộc họp báo cơ quan chủ quản Việt Nam cho trình chiếu băng video thu sẵn xin lỗi của đại diện Formosa Hà Tĩnh và thông báo thủ phạm đồng ý bồi thường cho ngư dân chịu thiệt hại 500 triệu đôla Mỹ kèm theo lời hứa sẽ bảo đảm xả thải theo đúng qui định của Việt Nam.
Tác giả Ralph Jennings cho rằng những động thái đó được xem như đóng lại vụ việc mà lúc đầu rất bí ẩn không rõ vì sao hằng triệu con cá biển chết trôi giạt vào bờ từ đầu đến giữa tháng tư vừa qua.
Tuy nhiên đến khi bài báo được đăng hôm 11 tháng 8, ông Ralph Jennings viết là nhiều vấn đề vẫn còn ‘bốc mùi nồng nặc’ nếu như đi hỏi thăm dân tình.
Ý kiến đầu tiên được trích dẫn là của một người hiện là thành viên xã hội dân sự có tên Hội Anh Em Dân Chủ và từng độc lập đi điều tra thảm họa cá chết. Theo người này thì chừng 5 triệu người dân tại 4 tỉnh miền Trung chịu tác động do thảm  họa cá chết vì chất thải độc hại của Formosa Hà Tĩnh.
Hình ảnh cho thấy những nạn nhân bị hư hại da vì bị phơi nhiễm độc chất trong nước biển.
Sản lượng cá mà ngư dân đánh bắt được chỉ còn chừng 1/5 so với một năm trước đây. Cá nhiễm độc bị nghi được giới làm nước nắm tiêu thụ để ướp muối lấy sản phẩm này.
Chủ nhân của những khu nghỉ dưỡng dọc bờ biển không có khách đến nghỉ.
000_A4667.jpg
000_A4667.jpg

Ý kiến người dân

Vào ngày 16 tháng 8, chúng tôi tiếp xúc với một số người dân tại khu vực bị tác động ở Vũng Áng, Hà Tĩnh để hỏi về công tác bồi thường cho ngư dân và gia đình trực tiếp chịu tác động trong vụ thảm họa cá chết thì nhận được câu trả lời gần như nhau là chẳng có mấy hỗ trợ đến tay dân cho đến nay, ngoại trừ số gạo cứu đói mấy chục kilogram từ thời gian đầu.
Một ngư dân ở Cồn Sẻ, Quảng Bình trình bày:
“Trước mắt ngư dân làm ăn khó khan: trước đây đi đánh bắt đâu trúng đó; làm được về bán cũng dể dàng. Nay thì cá, mực, tôm, ghẹ ít đi nhưng làm được về bán cũng khó hơn. Trước đây bán được 500 ngàn thì nay bán được từ 50 ngàn đến 100 ngàn thôi. Người ta không dám mua ăn mà chỉ mua cho gia súc, gia cầm ăn mà thôi.
Nay phải vay mượn hoặc nếu trước đây có một số vốn thì bỏ ra để con em học hành đã. Chờ phía Nhà nước đền tiền từ Nhà máy Formosa thì chưa biết đến ngày nào!”
Từ địa phương ngay trung tâm chịu tác động là Vũng Áng, Hà Tĩnh, một nữ thanh niên cho biết:
“Trước đây nói có đền bù mà chỉ thấy mỗi nhân khẩu được đền bù 22 kilogram gạo thôi. Còn tiền Formosa đền bù thì dân chưa thấy gì cả.
Chưa thấy xã, huyện ai về kê khai số thiệt hại của dân cả.”

Đề xuất

Những người dân chịu tác động nặng bởi thảm họa các chết hồi tháng tư vừa qua, đều có đề nghị cơ quan chức năng cần rốt ráo giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường, chứ không thể lấp liếm rồi để tình trạng rơi vào quên lãng, hay ‘đánh bèo sang ao’ như cách giải mà chính quyền thường làm bấy lâu nay.
Người ngư dân ở Cồn Sẽ, Quảng Bình nêu rõ những đề xuất cho vụ việc Formosa gây thảm họa môi trường cho địa phương người này sinh sống cũng như những vùng khác:
Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm, cá không làm được; con em sắp nhập học mà mấy tháng trời không làm ăn gì được thì lấy tiền đâu cho con em đi học.
Một nữ thanh niên ở Kỳ Anh
“Nguyện vọng của bà con ngư dân tỉnh Quảng Bình cũng như 4 tỉnh miền trung gồm: thứ nhất buộc Nhà máy Formosa đền bù thỏa đáng cho ngư dân; thứ hai nhà nước buộc Formosa đóng cửa không cho hoạt động nữa; thứ ba chính phủ buộc phải đưa dân đi khám càng sớm càng tốt vì trong 4 tháng qua nhiều người bị nhiễm chì, nhiễm độc…”
Ý kiến đó cũng được chia sẻ bởi nữ thanh niên từ Kỳ Anh, Hà Tĩnh:
“Đầu tiên Formosa phải ra khỏi đất nước Việt Nam. Thứ hai phải đền bù thiệt hại tài sản những tháng bị ô nhiễm môi trường. Thứ ba phải cải tạo môi trường cho bà con làm ăn, sinh sống. Chứ cứ tình trạng như thế này thì không chết bây giờ cũng sẽ chết dần dần thôi.
Hiện nay nguồn nước bị ô nhiễm, cá không làm được; con em sắp nhập học mà mấy tháng trời không làm ăn gì được thì lấy tiền đâu cho con em đi học. Khi con em đi học phải chuẩn bị biết bao nhiêu thứ; nhiều gia đình khó khăn quá, đông còn thì có nguy cơ phải để con em thất học thôi.”
Những người dân trong vùng chịu tác động đều tỏ rõ cương quyết sẽ lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết vấn đề một cách rốt ráo, thỏa đáng cho dân chịu tác động cho đến khi nào yêu cầu mà họ cho là đúng đắn như thế được đáp ứng.
“Đến khi Formosa ra khỏi Việt Nam thì dân mới không lên tiếng nữa. Khi Formosa đi rồi, dân còn yêu cầu chính quyền phải cải tạo môi trường để sống chứ không thể để như thế này được.
Như ở bên Nhật phải mất 50-60 năm mới khôi phục lại được nguồn nước, nguồn biển của họ huống gì Việt Nam là đất nước còn lạc hậu thế này. Chắc chắn không biết bao giờ mới khôi phục lại được nguồn nước, biển sạch cho dân!”
Theo tác giả Ralph Jenninings thì chỉ có duy nhất một tác động được cho là “tích cực” qua thảm họa môi trường Formosa xả thải chất độc ra biển Việt Nam khiến cá chết hằng loạt từ Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh cho đến Thừa Thiên- Huế vào đầu tháng tư vừa qua: đó là dân chúng khắp nơi tại Việt Nam nay tỏ ra quan tâm hơn đến an toàn thực phẩm. Ngay như rau ăn họ cũng phải rửa và nấu kỹ hơn.
Vấn nạn ô nhiễm môi trường cũng được dân chúng quan tâm hơn. Điều này được thể hiện qua những vụ dân mạnh dạn phản đối đơn vị gây ô nhiễm khiến họ phải chịu; dù rằng cơ quan chức năng vẫn mạnh tay đàn áp các cuộc tập trung biểu tình lên tiếng; cũng như lần lữa trong giải quyết theo yêu cầu của người dân.

Chính quyền đánh đập Giáo dân biểu tình phản đối Formosa?

Xuân Nguyên, RFA 2016-08-16  
banho-400.jpg

Bà cụ Nhơn – 64 tuổi, bị công an đánh gãy tay.

Sáng ngày 15/8/2016 vừa qua, hơn 4.000 Giáo dân xứ Quý Hòa đã tuần hành biểu tình từ nhà thờ xứ đi đến thị xã Kỳ Anh để yêu cầu chính quyền minh bạch về việc hỗ trợ đền bù cho ngư dân bị tác hại bởi thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

Yêu cầu chính quyền minh bạch

Hơn 4.000 Giáo dân xứ Quý Hòa mang theo rất nhiều biểu ngữ như: “Formosa cút khỏi Việt Nam”, “Hãy chung tay bảo vệ môi trường”,… đã tuần hành biểu tình đến trụ sở Ủy ban Nhân dân thị xã Kỳ Anh để yêu cầu minh bạch việc hỗ trợ, đền bù cho người dân ở trung tâm vùng thảm họa.
Tuy nhiên khi vừa đi đến đầu xóm đã bị công an xã, lực lượng cảnh sát cơ động của thị xã ngăn chặn.
Chị Phượng, một giáo dân tham gia cuộc biểu tình hôm 15/8 cho biết, chính quyền địa phương vẫn im lặng kể từ khi công ty Formosa nhận trách nhiệm và đã đền bù 11.500 tỉ đồng cho ngư dân 4 tỉnh miền Trung, nên họ quyết tâm tuần hành biểu tình lên Ủy ban Nhân dân Thị xã để yêu cầu giải trình.
Cũng theo chị Phượng, giáo dân ở đây đã nhiều lần muốn tuần hành biểu tình đến Ủy ban Thị xã Kỳ Anh, nhưng lần nào cũng thất bại, vì chính quyền luôn ngăn chặn khi giáo dân vừa đi đến đầu xóm. Chị cho biết quyết tâm của người dân:
“Dân muốn lên tận ủy ban nhân dân của thị xã, muốn họ trả lời chi tiết và chính xác để dân hiểu, nhưng bị cản không đi được. Ngày hôm qua dân quyết định đi, nhưng vừa lên tới đường của xóm thì công an xã điện lên cho cơ động của Thị xã, sau đó các múi đường chính lên đường quốc lộ bị chặn hết”.
Ông Nguyễn Thành Lạng, trưởng Hội đồng Mục vụ Giáo xứ Quý Hòa cho biết, Linh mục quản xứ đã đi vắng từ những ngày trước đó, nên ngày hôm qua bà con đã tự tổ chức biểu tình, Giáo dân rất bức xúc việc công ty Forrmosa đã lén lún chôn rác thải trong lòng đất ở khắp nơi trong Thị xã Kỳ Anh và có thể là ở nhiều tỉnh trên cả nước.
Theo ông đây cũng là nguyên nhân khiến cho hơn 4.000 Giáo dân quyết tâm biểu tình. Ông kể lại:
Ngày hôm qua thì dân đi được khoảng 4 km so với nhà xứ thì không có chuyện chi, nhưng từ 3 km tiếp theo thì bị cản trở rất nhiều, họ không cho đi. Thậm chí công an còn đánh đập một số dân ở đây, một người bị gãy tay, còn một số bị thương nhẹ, đến bây giờ nạn nhân đó còn đang nằm tại bệnh viện thị xã Kỳ Anh”.
Công an đánh đập một số dân ở đây, một người bị gãy tay, còn một số bị thương nhẹ, đến bây giờ nạn nhân đó còn đang nằm tại bệnh viện thị xã Kỳ Anh 
Ô. Nguyễn Thành Lạng, Giáo xứ Quý Hòa

Công an ngăn chận, đánh đập

Chị Phượng cũng xác nhận rằng, trong ngày hôm qua có khoảng 200 công an, cảnh sát cơ động được điều đến để ngăn chặn người dân đi biểu tình. Công an đã cướp hết băng rôn, biểu ngữ, loa phóng thanh của giáo dân, và họ lập hàng rào để chặn không cho dân bước qua.
Trước việc lực lượng công an đánh một số giáo dân khi họ cố gắng vượt qua hàng rào để tiếp túc biểu tình, giáo dân đã phải‘tự vệ’. Chị Phượng cho biết:
Dân vượt qua cái rào cản đó, nhưng họ không cho. Lực lượng của họ đông, có dùi cui và các vũ khí phòng vệ nhưng dân thì tay không, dân muốn qua nhưng không làm sao qua được. Giáo dân cũng đông, dân xông lên muốn vượt qua cái rào cản của họ, thì họ dùng dùi cui để đánh dân, có nhiều người bị đánh nhưng có một bà không may bị bong gân hay bị gì đó, công an bồng lên xe nhưng dân không cho, rồi có 2 người chở bà ấy đi bệnh viện, tiếp đó người dân mới bùng lên.”
Chị Phượng nói thêm, mặc dù bị cản trở nhưng giáo dân vẫn tiếp tục tuần hành lên Ủy ban thị xã Kỳ Anh, chỉ tiếc là tất cả băng rôn, biểu ngữ, loa phóng thanh đã bị cướp hết. Khi đến nơi thì chính quyền lại đóng cửa trụ sở, nên giáo dân đành kéo nhau trở về trong không khí bực bội.
Chị Hoa, con gái của bà Nhơn – một giáo dân bị công an đánh gãy tay trong ngày hôm qua kể về sự việc:
“Hôm qua dân đi biểu tình, thì bị công ăn chặn lại, thế là công an đập gục xuống, khi bà bắt đầu nằm xuống thì nó lại đạp bà 1 gậy nữa, tiếp theo nó đập vào chân. Khi anh công an đánh, bà liền ôm vào chân anh ấy, và anh ấy kéo lê lê bà đi 3 mét. Khi đó bà ngất xỉu nên họ bế bà vào viện. Vào đến bệnh viện Đa khoa Kỳ Anh thì bác sĩ siêu âm… và kết quả là bà bị bể xương ống”.
Chị còn cho biết, khi sự việc xảy ra, chính công an xã đã đưa mẹ của chị đến bệnh viện, họ chi trả những khoản viện phí cho việc điều trị. Chính quyền xã có đến hỏi thăm, nhưng viên công an đánh mẹ của chị bị gãy tay thì không thấy đến.
Chúng tôi liên lạc với một nhân viên công quyền ở xã Kỳ Hà để tìm hiểu về sự việc người dân biểu tình và một số người bị công an đánh đập trong ngày hôm qua, thì được ông cho biết:
“Công an có đánh dân đâu, do xô lấn nhau rồi bà tự ngã gãy tay thôi, chứ làm gì có ai đánh. Sau khi bà cụ bị gãy tay, thì có anh công an, cán bộ đưa đi bệnh viện. Ngày hôm qua dân đi biểu tình có mang băng rôn, loa đài, rồi hát,… đại ý như là nói xấu cán bộ, nói xấu nhà nước. Họ đòi hỏi sự minh bạch rồi, việc đền bù không thỏa đáng”.
Từ khi bị thảm họa đến giờ là không muối không biển, thì người dân lấy chi sống. Từ đó đến giờ gần 4 tháng trời rồi mà họ chỉ hỗ trợ 1 nhân khẩu 15kg gạo 1 tháng, mà số gạo người ta cấp cho mình đó không ăn được.
Người dân Kỳ Anh

Hiện trạng cuộc sống ngư dân

Người dân ở xã Kỳ Hà sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt hải sản và làm muối, nhưng từ ngày thảm họa ô nhiễm môi trường biển xảy ra, họ không có bất kỳ thu nhập nào để trang trải cho cuộc sống. Có chăng là sự hỗ trợ từ phía nhà thờ, các nhà hảo tâm.
Còn phía chính quyền thì chỉ được 5 triệu đồng đối với những thuyền có công suất lớn hơn 90 Cv, còn thuyền múng thì được 3 triệu đồng một chiếc, và một người nhận được 15 kg gạo/tháng. Nhưng số gạo hỗ trợ có chất lượng cực kỳ kém. Chị chia sẻ:
“Từ khi bị thảm họa đến giờ là không muối không biển, thì người dân lấy chi sống. Từ đó đến giờ gần 4 tháng trời rồi mà họ chỉ hỗ trợ 1 nhân khẩu là 15kg gạo 1 tháng, mà số gạo người ta cấp cho mình đó không ăn được, gạo quá khô không ăn được, chỉ dùng làm bún, làm bánh được thôi. Mà 15kg gạo 1 tháng đó ăn với cái gì? Và cũng chẳng có một lời động viên nào từ phía chính quyền.”
Lo ngại về việc hơn 1.000 học sinh tại giáo xứ có thể chưa được đi học trong năm học mới, ông Lạng cho biết, giáo viên các trường cấp I, II, III đã mời bà con đi họp phụ huynh để chuẩn bị cho năm học mới nhưng có lẽ các em học sinh sẽ khó có thể đến trường trong thời điểm này, vì gia đình không có tiền để đóng các khoản học phí. Ông tiếp lời:
“Các cô, thầy ở nhà trường cũng về để động viên, rồi lên kế hoạch cho năm học mới, nhưng dân ở đây bảo không có tiền để đóng các khoản đầu năm học mới. Nếu giả sử nhà trường giảm toàn bộ thì sẽ cho con em trở lại trường, còn nếu nhà trường chỉ giảm được mấy phần trăm đó, thì chắc chắn năm học mới này, con em ở Giáo xứ Quý Hòa thực sự chưa thể vào học được”.
Những giáo dân ở xứ Quý Hòa mà chúng tôi tiếp xúc sau cuộc biểu tình đều mong muốn, chính quyền địa phương cần triển khai nhanh việc hỗ trợ, đền bù cho người dân trong vùng thảm họa. Cần ưu tiên việc miễn tiền học phí, để các em có thể đến trường, đồng thời phải đóng cửa công ty Forrmosa, bởi nếu công ty còn hoạt động thì rác thải sẽ lại bị công ty này lén lút thải đi khắp nơi trên cả nước.