Tuesday, May 24, 2016

Cá voi nặng khoảng 2 tấn, dài 8m trôi dạt vào bờ biển Diễn Thịnh

GNsP (25.05.2016) – Khoảng 5 giờ 30 phút sáng ngày 25/5/2016, có một con cá Voi nặng khoảng 2 tấn, dài khoảng 8m, trôi dạt vào bờ biển Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An.
13241191_1571853889774500_4224333549044312585_n
Cá voi nặng khoảng 2 tấn và dài 8m trôi dạt vào bờ biển Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, Nghệ An vào sáng ngày 25.05.2016
13267849_1571853943107828_1924671627713173734_n
Người dân đang tìm cách sơ cứu cho cá voi.

13307383_1571853913107831_170561563986298813_n
Người dân cũng không biết nguyên nhân vì sao cá voi trôi dạt vào bờ. Hiện nay, các cơ quan chức năng vẫn chưa vào cuộc.
Hiện tại người dân đang đang đào hố cho cá duy trì sự sống.

Hiện tại nhà chức trách đang đang đào hố để duy trì sự sống cho cá.

Hiện tại cá Voi đang còn sống, người dân đang sơ cứu cho cá. Tuy nhiên vẫn chưa thấy cơ quan chức năng vào cuộc.
Sau đó hai tiếng, nhà chức trách mới đến hiện trường kiểm tra và làm việc. Sau đó, họ huy động máy múc tới, để đào một hố sâu duy trì sự sống cho chú cá voi.
Theo lời kể của người dân, khoảng 7 giờ, nhà cầm quyền mới đến đây, trong khi đó người dân đã kéo ra rất đông để tìm biện pháp sơ cứu cho chú cá.
Trong những ngày tháng 04.2016 vừa qua, bờ biển Diễu Châu cũng chịu ảnh hưởng chất độc xả thải từ khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh, khiến cá biển chết trôi lềnh bềnh.
Biển Miền Trung ô nhiễm nặng suốt hơn một tháng qua mà nhà chức trách vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, khiến người dân cả nước phẫn nộ và nổ ra nhiều cuộc biểu tình trong tháng 5 vào những ngày cuối tuần. Tuy nhiên, nhà chức trách lại huy động lực lượng đàn áp mặc áo xanh, đô thị, đồ thường phục trấn áp, đánh đập người dân xuống đường với thông điệp “Cá cần nước sạch! Dân cần minh bạch!”.
JB Thái Văn Dung
Ảnh: Fb Hoàng Thùy Linh


Có phải chùa Ngọc Hoàng thờ Mã Viện?

Trần Khải-24-05-2016
1.JPEG
Tổng Thống Barack Obama theo chương trình sẽ tới thăm Chùa Phước Hải, tên cũ là Chùa Ngọc Hoàng, tại vùng Đa Kao, quận 1 Sài Gòn, vào chiều ngày 24-5-2016.
Câu hỏi là: tại sao?
Có cái gì bí hiểm nơi đây, vì đây là Chùa Tàu, mà đúng ra chỉ là ngôi đền thời các vị thần, sau này khi chuyển sang cho nhà sư Việt Nam mới đổi tên là Chùa Phươc Hải và lập thêm Điện Phật.
Riêng Việt Báo được tin từ một học giả từng ở vùng Đa Kao và từng vào thăm Chùa Ngọc Hoàng, nói rằng trong chùa này có thờ tượng Mã Viện, một Tướng Tàu thời nhà Hán đã từng dẫn quân xâm chiếm Việt Nam, lúc đó đất phương Nam còn có tên là Giao Chỉ.
Có đúng Chùa Ngọc Hoàng thờ Tướng Tàu Mã Viện hay không?
Tướng Mã Viện hiện được nhiều đền thờ ở Trung Quốc thờ, vì ông có công theo vua Hán Vũ Đế thông nhất Trung Hoa thời Tam Quốc.
Đó là đền, không phải chùa, vì chùa là thờ Phật, còn đền đề thờ cõi nhân gian, cõi thiên.
Một trong những chiến tích lớn nhất của Mã Viện là việc xâm lược vùng Giao Chỉ. Mã Viện dập tắt cuộc khởi nghĩa của chị em Trưng Trắc – Trưng Nhị cùng chính quyền độc lập do hai bà xây dựng vào năm 43 ở miền Việt Nam và một phần phía nam Trung Quốc ngày nay. Vì vậy, từ góc nhìn của Việt Nam, Mã Viện là kẻ xâm lược. Nhờ thành tích này, Viện được phong là “Phục Ba tướng quân”, tước Tân Tức hầu, ban cho thực ấp 3.000 hộ. Viện được một số người Hán tôn kính (giống như trường hợp của các chiến binh vĩ đại trong thời kì đó) và các đền thờ Mã Viện đã được dựng tại một số nơi trong khu vực này trên lãnh thổ Trung Quốc.
Trong khi đó, cột đồng Mã Viện là một cây cột đồng lớn do viên chỉ huy quân đội nhà Hán là Mã Viện cho dựng sau khi chinh phục được cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng ở Giao Chỉ vào năm 43. Trên trụ đó có khắc sáu chữ Hán: Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt)(Cột đồng gãy, Giao Chỉ không còn)… Và dân Việt Nam hễ đi ngang cột đồng là ném một viên đá để giữ trụ đồng cho vững, sau thành một ngọn núi nhỏ.
Điểm bi hài, theo lời một người dân Hội An (Quảng nam), một ngôi chùa Tàu ở Hội An có thờ Mã Viện.
Chính phủ CSVN im lặng chuyện nàỳ, không đặt vấn đề, vì đây cũng là yếu tố thu hút du khách từ Trung Quốc tới, khi thấy rằng VN tôn trọng văn hóa các dân tộc khác, bất kể một thời chinh chiến sát phạt.
Nếu đúng như thế, đền thờ Hai Bà Trưng nhỏ hơn đền thờ Mã Viện ở Hội An… và đây là bí ẩn của lịch sử.
Theo học giả đã nêu phân tích, một lý do nhà nước Hà Nội mấy năm trước đã không cho công ty Formosa của Đài Loan xây đền thờ trong đất Hà Tĩnh, cũng vì sợ công ty này lập điện thờ Mã Viện và như thế sẽ gây sóng gió, tạo thêm những cuộc biểu tình.
Báo Pháp Luật Plus ghi nhận về Chùa Phước Hải, nơi TT Obama sẽ ghé thăm, trích như sau:
“Theo các tài liệu và trí nhớ của nhiều người cao tuổi ở Sài Gòn, chùa có nhiều tên gọi khác nhau: người Pháp gọi là chùa Đa Kao (do nằm ở khu vực Đa Kao) hoặc Empereur de Jade (Ngọc Hoàng), người Việt gọi là chùa Ngọc Hoàng, người Hoa gọi là Ngọc Hoàng điện (trên tấm biển ở cổng chùa có 3 chữ Hán đề: Ngọc Hoàng điện), đến năm 1982 mới đổi tên thành chùa Phước Hải.
Tương truyền, chùa Phước Hải do sư tổ Lưu Minh (người Trung Quốc) sang xây dựng vào năm Nhâm Thìn (1892), đến năm Canh Tý (1900) thì chùa được hoàn thành và làm lễ khánh thành vào năm 1906.
Theo học giả Vương Hồng Sển: “Lưu Minh ăn chay ròng, giữ đạo Minh sư, lập chí quyết lật đổ nhà Mãn Thanh, xuất tiền lập chùa vừa để thờ phượng, vừa để làm nơi hội kín”.
Sau này, theo thời gian chùa Phước Hải bị xuống cấp nên phải tiến hành trùng tu nhiều lần, mới nhất là vào năm 2006.
Có một học giả người Pháp từng nhận xét: “Đây là ngôi chùa đẹp nhất ở Nam phần và thú vị nhất do có các tư liệu quý về tôn giáo của người Hoa ở Đông Dương”.
Ngôi chùa cổ hơn 100 năm tuổi này đã được xếp hạng là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia ngày 15/10/1994. Điện Ngọc Hoàng nổi tiếng với người tứ phương thậm chí còn hơn cả đối với người Sài Gòn là bởi điện có tên trong sách du lịch Việt Nam (Non nước Việt Nam) và đặc biệt là sách du lịch quốc tế của Lonely Planet (nhà xuất bản cẩm nang du lịch tư nhân lớn nhất thế giới).
Có lẽ đây cũng là một nguyên nhân khiến ông Obama quyết định đến thăm ngôi chùa đặc biệt này với vai trò của một du khách hơn là một chính trị gia.
Chùa Phước Hải mang nét độc đáo riêng, gọi là chùa nhưng nơi đây không thờ Phật mà chỉ có 1 bức tượng nhỏ Bồ đề Đạt Ma – tổ thứ nhất Phật giáo Trung Hoa ở trên lầu mà thờ Ngọc Hoàng Thượng đế hay Ngọc Đế, vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của thiên đình, cai quản toàn bộ bầu trời, mặt đất, biển cả, và cõi âm phủ….”(ngưng trích)
Trong một bản tin trên Thư Viện Hoa Sen (thuvienhoasen.org) tác giả Chân Diệu Mỹ ghi về Chùa Phước Hải rằng:
“Chính điện thờ Ngọc Hoàng Thượng đế, Huyền Thiên Bắc Đế với các thiên binh, thiên tướng. Có phối thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và một số thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Hoa như: Thiên Lôi, thần Môn Quan (thần giữ cửa), thần Thổ Địa (thần đất đai), thần Táo Quân (thần lò bếp), thần Hà Bá (thần sông nước), Văn Xương và thần Lã Tổ (thần văn chương), Thái Tuế (sao giải hạn), Lỗ Ban (thầy dạy nghề), Nữ Oa Thánh Mẫu, 12 bà mụ, 13 đức thầy, v.v… Ngoài ra, chùa còn thờ thần Thành hoàng…Nhìn chung, các pho tượng thờ trong điện thờ đều là những tác phẩm điêu khắc gỗ đẹp.”
Và sau đây là Lời Ban Biên Tập Thư Viện Hoa Sen:
“Đọc xong chúng tôi thấy rằng chùa Ngọc Hoàng, mặc dầu mang tên “chùa” nhưng không phải là ngôi chùa vì nơi đây thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế và thờ các thần linh quen thuộc trong tín ngưỡng của người Tầu như: thần Thiên Lôi, thần giữ cửa, thần Thổ Địa, thần Táo Quân,thần Hà Bá, thần Lã Tổ, Thái Tuế, thần Lỗ Ban và Kim Hoa thánh mẫu. Chúng tôi cũng không hiểu vì sao mà chính phủ và Giáo hội Phật Giáo Việt Nam lại giới thiệu ngôi chùa Tầu này với tổng thống Obama để ông “bày tỏ thành kính và ngưỡng mộ truyền thống văn hóa Việt Nam” Mỉa mai thay!”
Câu hỏi bây giờ nêu ra cho các học giả về sử tại Sài Gòn: Chùa Ngọc Hoàng có thờ Mã Viện, đúng hay không?
Nếu đúng như thế, có ẩn ý nào của TT Obama khi thăm chùa này?
Theo VietNamDaily.News

Diễn văn của TT Obama: Có người 'được mời' nhưng 'bị chặn'

LTS - Dưới đây là nguyên văn phát biểu của TT Obama sau khi gặp các nhà lãnh đạo xã hội dân sự Việt Nam tại JW Marriot Hotel Hanoi, trưa Thứ Ba, 24 Tháng Năm. Hơn một nửa số người được mời gặp tổng thống Mỹ đã không thể đến được do sự ngăn chặn của chính quyền Việt Nam.

Blogger Ðoan Trang, một trong những người bị ngăn chặn đi gặp Tổng Thống Obama. (Hình: Trên www.bbc.com)

Tôi vừa có cuộc trao đổi tuyệt vời với một số nhà hoạt động xã hội dân sự ưu việt của Việt Nam. Tôi muốn ngỏ lời cám ơn họ đã dành thời giờ đến gặp tôi để thảo luận về công việc quan trọng mà họ đang làm cùng những tiến bộ đạt được ở Việt Nam.

Chúng ta có một loạt các nhà hoạt động nơi đây. Chúng ta có những mục sư mà giáo đoàn đang làm những việc quan trọng trợ giúp người cai nghiện và cổ vũ giáo hữu bảo vệ giá trị đức tin của họ. Chúng ta có những người bênh vực kẻ khuyết tật để làm sao cho họ có được công việc làm và cơ hội tại Việt Nam. Chúng ta có những người hoạt động cho LGBT để bảo đảm cho giới người bên lề này phải có tiếng nói. Chúng ta có những người hoạt động cho quyền tự do phát biểu, tự do báo chí và Internet, giúp cho công tác huấn luyện trên toàn quốc. Chúng ta có một nghệ sĩ rất nổi tiếng ở đây để đại diện nói lên quyền tự do ngôn luận và diễn đạt tư tưởng khắp Việt Nam.

Và như thế trong một chừng mực nào đó tôi đã nghe tất cả họ nhìn nhận rằng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể trên nhiều mặt - kinh tế phát triển nhanh, Internet bành trướng, niềm tin gia tăng - nhưng, như tôi đã nói hôm qua, vẫn còn những lãnh vực đáng quan tâm về tự do ngôn luận, tự do hội họp, trách nhiệm giải trình của chính quyền.

Tôi đã nhấn mạnh trong các cuộc họp ngày hôm qua với quý vị chủ tịch nước, thủ tướng, tổng bí thư, bà chủ tịch Quốc Hội, là chúng tôi tôn trọng chủ quyền và độc lập của Việt Nam. Tối hậu, chính dân chúng Việt Nam sẽ phải là người quyết định xã hội của họ hoạt động ra sao, và chính phủ của họ mang tính chất nào.

Nhưng chúng tôi tin vào những giá trị phổ quát xác định, và điều quan trọng đối với chúng tôi là phải nói ra những giá trị đó ở bất kỳ nơi đâu chúng tôi đến. Và đặc biệt quan trọng và hữu ích cho tôi là được trực tiếp lắng nghe những người vốn thường phải chịu các hoàn cảnh ngặt nghèo, nhưng vẫn mong muốn cất lên tiếng nói mạnh mẽ hơn vì tự do và nhân quyền.

Tôi cần phải lưu ý rằng có một số nhà hoạt động khác đã được mời nhưng họ bị ngăn chặn không thể tới đây vì những lý do khác nhau.

Theo tôi đây là một chỉ dấu cho thấy mặc dù đã có ít nhiều tiến bộ và mặc dù chúng tôi từng hy vọng rằng với việc có một số cải cách tư pháp đang được dự thảo và được thông qua thì sẽ có những tiến bộ thêm nữa, nhưng vẫn có những người biết rằng rất khó khăn khi muốn tụ tập và tổ chức ôn hòa để nói về những vấn đề mà họ quan tâm.

Tôi hy vọng rằng chính quyền Việt Nam sẽ nhận ra điều mà chúng tôi công nhận cùng nhiều quốc gia trên thế giới công nhận, và rằng như thế rất khó để có thể tiến lên một nền kinh tế thịnh vượng mới nếu không cởi trói cho tiềm năng của nhân dân quý vị. Và tiềm năng của nhân dân nước quý vị, một phần, do từ khả năng biểu lộ họ và tư tưởng mới của họ nhằm chấn chỉnh những cái sai trong xã hội. Do đó tôi hy vọng là càng ngày chính quyền Việt Nam - nhìn thấy những bước tiến lớn lao mà nước quý vị đã đạt được - sẽ vững tin hơn rằng nhân dân muốn cộng tác nhưng cũng muốn có thể tập hợp và tham gia vào xã hội theo những đường hướng tốt cho tất cả về lâu về dài.

Vì thế, một lần nữa, tôi muốn cám ơn quý vị về tất cả những việc can đảm đã làm và tôi muốn quý vị hiểu, nước Mỹ luôn luôn là người bạn. Chúng tôi nghĩ rằng việc làm của quý vị là quan trọng cho bất cứ nơi đâu, bao gồm, đồng thời cho nước Mỹ, nơi những nhà hoạt động đủ các loại và những người dân mà họ huy động, thường chỉ trích tôi rất nhiều và không làm tôi luôn luôn được thoải mái, nhưng tối hậu, tôi tin rằng đó là làm cho quốc gia tốt hơn và nhiệm vụ tổng thống của tôi tốt hơn vì tôi phải chịu trách nhiệm giải trình ấy.

Xin cám ơn nhiều. Rất trân trọng và cám ơn quý vị.

24-05-2016 6:14:28 PM 

(Chuyển ngữ: Hà Tường Cát/Người Việt)

Bắt chi cục phó thi hành án dân sự nghi ‘ăn’ hối lộ

ĐẮK LẮK (NV) - Ông phó chi cục trưởng Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk, bị khởi tố bắt giam về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” do nghi nhận hối lộ.


Hàng loạt lệnh thi hành án của tòa bị ông Ngân “lơ” không thực hiện.(Hình: Tiền Phong)

Theo tin Tiền Phong, ngày 23 Tháng Năm, ông Lê Hữu Thống, chi cục trưởng Chi Cục Thi Hành Án Dân Sự huyện Buôn Đôn, xác nhận ông Đặng Văn Ngân, chi cục phó chi cục này, đã bị cơ quan điều tra Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao bắt tạm giam từ ngày 20 Tháng Năm để điều tra về hành vi “thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Theo nguồn tin ban đầu, sai phạm khiến ông Ngân bị bắt là từ quá trình cưỡng chế bán đấu giá một căn nhà đường Trần Quang Khải, nội thành Buôn Ma Thuột.

Ông Đặng Văn Ngân, sinh năm 1962, chức danh chuyên môn là chấp hành viên trung cấp, đã nhiều lần chuyển công tác qua các cơ quan khác nhau trong ngành thi hành án tỉnh Đắk Lắk, trước khi về chi cục huyện Buôn Đôn từ Tháng Mười, 2015.

Theo Thanh Niên, trong quá trình tổ chức việc thi hành sáu bản án, quyết định của Tòa Án Nhân Dân tỉnh Đắk Lắk, Tòa Án Nhân Dân thành phố Buôn Ma Thuột có liên quan đến nghĩa vụ trả nợ của bà Nguyễn Thị Nhung (ngụ thành phố Buôn Ma Thuột) đối với bảy cá nhân số tiền 7 tỉ đồng, ông Ngân đã không làm đúng trách nhiệm.


Cụ thể, ông Ngân không thực hiện việc kê biên tài sản của bà Nhung dẫn đến việc người này đã tẩu tán một phần tài sản. Theo An Ninh Thủ Đô, bà Nhung tẩu tán nhà, đất trị giá hơn 4.5 tỉ đồng. Hậu quả, bảy cá nhân trên không được thi hành theo nội dung các bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hiện ông Ngân còn đang bị cơ quan chức năng xem xét thêm hành vi ra quyết định trái pháp luật. (Tr.N)

24-05-2016 3:20:38 PM 

Báo chí Trung Quốc thay chính phủ chỉ trích ông Obama

VIỆT NAM (NV) - Sau Tân Hoa Xã, tới lượt Hoàn Cầu Thời Báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc - chỉ trích Tổng Thống Barack Obama sau khi ông tuyên bố hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.
Giống như dân chúng Hà Nội, dân chúng Sài Gòn tỏ ra phấn khích trước sự kiện ông Obama thăm Việt Nam. Sự phấn khích này sinh từ hy vọng, sắp tới, Việt Nam có thể tách ra khỏi Trung Quốc. (Hình Tuổi Trẻ)

Khi tuyên bố hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, ông Obama từng giải thích, quyết định đó là vì nhu cầu phát triển quan hệ với Việt Nam, không phải vì Trung Quốc. Hoàn Cầu Thời Báo nhận định, đó là “dối trá.” Theo tờ báo này thì bản chất của quyết định hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam là nhằm lợi dụng Việt Nam để kiềm chế Trung Quốc.

Hoàn Cầu Thời Báo còn cảnh báo, sau Hiệp Định Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam chính là bằng chứng cho thấy, Hoa Kỳ có dụng tâm kiềm chế Trung Quốc về mọi mặt “ý thức hệ, quân sự và kinh tế-thương mại.”

Trước đây, Trung Quốc thường xuyên khuyến dụ Việt Nam rằng, một trong những nền tảng để phải gìn giữ, phát triển quan hệ Trung-Việt là “sự tương đồng về ý thức hệ.”

Nhiều người từng dự đoán, Trung Quốc sẽ rất giận dữ nếu Hoa Kỳ hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam vì điều này sẽ giúp Việt Nam nâng cao khả năng tự vệ, thay đổi tương quan thực lực giữa Việt Nam và Trung Quốc. Thậm chí có thể biến Việt Nam thành yếu tố quan trọng trong việc ngăn chặn Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông, chi phối khu vực Đông Nam Á.

Song trái với những dự đoán đó, hôm 23 Tháng Năm, sau khi ông Obama tuyên bố hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhận định, lệnh cấm bán vũ khí là sản phẩm của thời kỳ Chiến Tranh Lạnh và Trung Quốc hy vọng quyết định của ông Obama “hữu ích cho hòa bình và ổn định trong khu vực.” 

Trước đó một chút, vào thời điểm ông Obama lên đường đến thăm Việt Nam, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc từng tuyên bố, Trung Quốc “cảm thấy vui” khi quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam phát triển.

Song “hữu ích” hay “cảm thấy vui” là ngôn từ ngoại giao. Tân Hoa Xã - cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc - huỵch toẹt, Hoa Kỳ và Việt Nam chủ động đến với nhau là vì Biển Đông. Theo Tân Hoa Xã, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sẽ không bao giờ có thể trở thành thực sự thân thiết vì “khác biệt về tư tưởng.”

Tân Hoa Xã cũng không giấu diếm sự phẫn nộ đối với Hoa Kỳ khi nhận định, Hoa Kỳ là đối tượng “chuyên gây sóng gió ở Châu Á-Thái Bình Dương” và liên tục tỏ ra “thiếu kiềm chế trong việc can thiệp vào khu vực này.” Việc hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam, thắt chặt quan hệ với Việt Nam của Hoa Kỳ được xem là cách “tìm một chỗ đứng vững chắc tại Biển Đông trong khi không hề có liên quan.”

Theo Tân Hoa Xã, sở dĩ Hoa Kỳ hủy lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam là vì “tin rằng Việt Nam là một quốc gia phù hợp đối với việc triển khai các ý tưởng của Hoa Kỳ ở Biển Đông.” Cũng vì vậy, Tân Hoa Xã khuyến cáo giới lãnh đạo Việt Nam phải “thận trọng với Hoa Kỳ” vì Hoa Kỳ “không thành thật.”

Sự giận dữ của hệ thống truyền thông thuộc chính quyền Trung Quốc tiếp tục gia tăng sau phát pháo lệnh của Tân Hoa Xã.

Trong khi Hoàn Cầu Thời Báo chỉ trích ông Obama cố tình thả lưới “quây” Trung Quốc trước khi mãn nhiệm kỳ, kéo Việt Nam vào hệ thống an ninh khu vực bao gồm: Úc, Nhật, Nam Hàn, Philippines, do Hoa Kỳ chỉ huy thì Trung Hoa Nhật Báo cho rằng, các quốc gia khác không được châm lửa đốt khu vực.


Theo Trung Hoa Nhật Báo, chuyến thăm Việt Nam của ông Obama là “tín hiệu xấu” cho “hòa bình và sự ổn định vì làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông” và “có thể tạo ra xung đột.” (G.Đ)

24-05-2016 3:59:16 PM 

Thư gửi ông Trần Đại Quang – Chủ tịch nước

05/24/2016 - 17:21 


Thưa ông Trần Đại Quang!
Có lý do cụ thể mà tôi buộc phải gọi tên ông chứ không thể viết là “thưa chủ tịch” được. Bởi lẽ, cho đến này vẫn chưa có kết quả bầu cử chính thức để biết rằng ông, bà Kim Ngân và ông Phúc có phải là Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội hay là Thủ tướng.
Nhưng dù sao chăng nữa thì ông cũng đã chính thức đứng ở cương vị Chủ tịch nước để tiếp Tổng thống Obama, một Tổng thống do dân bầu và không có bất kì sự mập mờ nào trong quá trình bầu bán giống như kiểu bầu bán ở xứ ta. Cũng như ông Phúc, bà Ngân đã đứng ở các cương vị lãnh đạo chính phủ, lãnh đạo quốc hội để tiếp ông Obama.
Qua quá trình theo dõi những buổi tiếp khách, hội kiến cũng như các hoạt động của vị Tổng thống đáng kính của nước Mỹ, tôi thấy lãnh đạo Việt Nam còn lợn cợn một số vấn đề chín chưa ra chín mà sống cũng không ra sống. Khi xem các vị tiếp một nguyên thủ tầm cỡ quốc tế, tôi có cảm giác như đang ăn sắn sượng. Không tài nào nuốt nổi. Mà cái củ sắn sượng này là do ông, bà Ngân và ông Trọng nhổ về nấu đãi cho cả dân tộc này chứ không ai khác.
Củ sắn sượng thứ nhất là của ông – Trần Đại Quang, Chủ tịch nước trước khi có kết quả bầu cử của dân – đã ngang nhiên đẩy tình thế đến chỗ Tổng Thống Mỹ Obama phải miễn cưỡng chào cờ của đảng Cộng sản Việt Nam. Không chừng với các ông, đó là một sự thông minh, khôn khéo và là một sự nhạy bén về tiếp giao chính trị. Tầm cỡ một Tổng thống của một siêu cường quốc khi sang Việt Nam thì vẫn bị ông chơi khăm phải cúi chào lá cờ Cộng sản, lá cờ mà người Mỹ ghét cay ghét đắng còn chính phủ Mỹ thì không công nhận.
Có thể vậy lắm chứ. Kiểu thông minh trong giới chính trị Việt Nam hay lẩn quẩn ở chỗ tìm một vị trí cao hơn người để chụp hình, sang ảnh ra thì thấy mình cao hơn người, rồi đứng cho oai vệ, diễn vai trang nghiêm, đẩy khách vào chỗ thụ động phải làm theo sự sắp đặt của mình… Đó là thành tích tiếp khách của các ông Cộng sản trên thế giới. Nhưng rất tiếc ông Quang ạ, bữa nay đã là những năm cuối thập niên thứ hai của thế kỉ 21.
Khi mà thế giới đã đi xa lắc xa lơ thì các ông còn ngồi tính toán khôn lõi những thứ không đáng có. Bởi giá trị của một chính khách không phải là khôn lõi hoặc léo hánh. Cũng như tầm vóc của một quốc gia không phải là nổ, nói dóc, khoe khoan như chúng ta đang nổ về tiềm lực kinh tế, chúng ta đang nói dóc về sự sáng suốt của đảng Cộng sản và chúng ta đang khoe khoan về cái gọi là “dân chủ đến thế là cùng” hay “dân chủ gấp vạn lần các nước tư bản”. Rất tiếc là các ông lại dẫm ngay vào vũng nước trâu của lịch sử. Các ông lại luôn mồm nổ, luôn mồm nói dóc và luôn mồm khoe khoan và léo hánh.
Và củ sắn sượng thứ hai là do ông Nguyễn Phú Trọng nấu cho dân tộc này khi ông ta ngồi chễm chệ và tỏ ra ngang hàng, thậm chí có chút bề trên với Tổng thống Obama. Giả sử như ông Trọng có quyền tối thượng trong nhà nước Cộng sản, thì các ông các bà cũng cần phải sáng suốt để thấy rằng cái quyền ấy chỉ có giá trị tại Việt Nam và khi đứng trên phương diện quốc tế nó không có ý nghĩa gì cả. Một Tổng bí thư đảng thì mãi mãi chỉ là Tổng bí thư đảng, làm sao có thể đứng ngang hàng với nguyên thủ. Một khi ông Trọng tỏ ra ngang hàng, thậm chí bề trên với ông Obama chỉ làm cho quốc tế nhận ra sự thiếu hiểu biết về nguyên tắc tiếp nguyên thủ quốc tế, họ dễ dàng nhận ra cái gốc dân cày, thô lỗ và hỗn láo của hệ thống cầm quyền Cộng sản mà lẽ ra các ông các bà phải khéo léo giấu nó đi.
Lại nữa, chuyện bà Kim Ngân mời ông Tổng thống đi thăm ao cá trong vườn nhà bác Hồ. Lẽ ra, các ông các bà nên dắt ông ấy đi thăm rừng vàng biển bạc, thăm biển miền Trung, biển mệnh danh đẹp nhất Việt Nam mới đúng chứ. Bất quá thì cùng nhau ngửi cá chết cho nó thể hiện cái tình đồng loại đồng cam cộng khổ giữa người lãnh đạo với nhân dân. Sao lại phải diễn một cách tốn kém dắt ông ấy vào thăm ao cá nhà bác Hồ. Điều này có ý nghĩa gì đâu trong lúc nhân dân miền Trung đang phải gồng lưng với biển chết, cá chết mà các ông các bà lại đi dắt người ta vào ao cá vô hồn kia!
Mà đã lỡ diễn thì cố gắng diễn cho có bài bản một chút, ai dè lại để lộ bản chất của dân nuôi lợn ra như vậy. Ông Tổng thống Mỹ cho cá ăn một cách tượng trưng, tao nhã và nhẹ nhàng. Sau đó ông nhường phần cho cá ăn cho bà Ngân. Đó là kiểu ga lăng của người Tây Phương. Đằng này bà Kim Ngân lại đối xử hết sức hồ đồ. Có cảm giác giống như bà đang dắt chồng của bà đi cho lợn ăn và bị chồng nạnh phần khó, bà nổi giận hắt luôn một thau cám vào chuồng. Ôi thôi là ốt dột không thể nào bàn. Củ sắn sượng này thực sự là quá vĩ đại và nó sẽ sống mãi trong sự nghiệp vinh quan của chúng ta!
Và ông Quang, tôi muốn khuyên ông một điều, ông cố gắng khuyên đám công an đàn em của ông bớt đánh dân đi, và ông nên gần dân một chút. Có ai mà đường đường là chủ nhà, chủ tịch của Việt Nam mà khi đi với một ông Tổng thống của một quốc gia cựu thù, cách chúng ta đến nửa vòng trái đât, vậy mà nhân dân lại vui mừng, reo hò, chen nhau bắt tay, chen nhau chụp hình chung với ông Tổng thống cựu thù kia mà bỏ ông đi một mình chẳng biết chui vào đâu như vậy! Rõ ràng là các ông đã tự tách mình ra khỏi nhân dân, không có sự gần gũi với nhân dân và nhân dân dường như không nhìn thấy sự có mặt của ông lúc đó.
Có khi nào ông tự đặt câu hỏi: Phải chăng dân không bầu mình nên chẳng thèm để ý đến mình? Và có khi nào ông thử đặt tình huống ông và ông Obama cùng tranh cử chức vị Chủ tịch nước Việt Nam do dân bầu? Tôi dám cược với ông là mặc dù Obama ở Mỹ nhưng ông ta sẽ chiếm tuyệt đại đa số phiếu bầu và sẽ đắc cử Chủ tịch nước Việt nam đấy! Ông thấy như vậy có nhục không hả ông?
Và có khi nào ông đặt câu hỏi: Tại sao một dân tộc bị nhồi sọ hơn nửa thế kỉ để căm thù đế quốc Mỹ lại yêu mến người Mỹ đến vậy? Tại sao các ông – những đảng viên ưu tú của đảng Cộng sản, đảng lãnh đạo tiên phong và luôn đi dưới ánh sáng thiên tài Hồ Chí Minh lại bị dân xem như không hề có mặt, dân coi như một đứa trẻ mồ côi hư hỏng như vậy?
Phải chăng dân tộc Việt Nam quá vọng ngoại, chỉ mê Mỹ, mê Tây mà không mê Việt Nam? Và phải chăng người Việt Nam đã quá khinh ghét Cộng sản? Xin thưa ông là cả hai câu hỏi trên đây đều không đúng vấn đề. Mà bản chất của vấn đề nằm chỗ khác.
Nếu nói dân Việt vọng ngoại thì hoàn toàn sai ông ạ, bởi suốt nhiều năm nay, họ đâu có vọng ai ngoài chuyện nghĩ đến một tương lai xán lạn của dân tộc và luôn giữ niềm tin ấy để sẵn sàng hi sinh tất cả mọi thứ cho sự nghiệp dân tộc để rồi lại tiếp tục trả giá khi các ông có được ngày hôm nay. Nhưng bù vào sự hi sinh của nhân dân để che chở, bảo bọc lấy các ông thì các ông lại vọng Liên Xô, vọng Trung Quốc, vọng vào một thứ quốc tế Cộng sản vừa không tưởng vừa phản động, đánh mất bản sắc dân tộc.
Và nếu nói rằng nhân dân khinh các ông, tôi không hẳn tin vậy, bởi chỉ một bộ phận nhỏ nhân dân bị các ông ép đến đường cùng họ mới khinh bỉ các ông thôi, đại đa số nhân dân không đến mức khinh bỉ chế độ Cộng sản đâu, họ chỉ không chấp nhận chế độ Cộng sản và xem như đó là thứ tai họa, một loại tầm gởi trên cây lịch sử nhân loại, tránh càng xa càng tốt. Chính nhờ cái tâm lý tránh càng xa càng tốt trong nhân dân mà các ông còn tồn tại đến bây giờ, và điều đó biểu hiện rất rõ trong mối thâm tình mà nhân dân đã dành cho ông và ông Obama khi hai ông cùng đi chung trên đoạn đường có nhân dân đón tiếp. Họ chỉ đón mừng Obama, họ xem như ông không hề có mặt.
Sở dĩ tôi phải nói dài dòng với ông như vậy là vì thiện chí của tôi. Tôi vẫn luôn mong muốn ông được nhân dân gần gũi và tin cậy. Tôi vẫn luôn mong mỏi ông kịp thời phản tỉnh để lấy lại thể diện của chính ông và các đồng đảng của ông. Chí ít là làm cho nhân dân tin tưởng, gần gũi nhân dân và bỏ bớt thói tiểu nhân.
Tôi nói các ông có thói tiểu nhân là vì khi Mỹ người ta đã mở rộng tấm lòng, đã giải trừ cấm vận vũ khí, mở rộng ban giao và đầu tư vào Việt Nam trong thời gian tới, không ngoại trừ người ta sẽ viện trợ vũ khí, sẽ tài trợ cho các ông… Lẽ ra các ông dù không muốn cũng phải giữ thể diện, đằng này các ông ngăn chặn các nhà hoạt động dân chủ, nhà yêu nước một cách thô bạo, đưa công an đến chặn cửa không cho các nhà hoạt động đến gặp mặt theo lời mời của Tổng thống Mỹ. Các ông làm vậy không sợ người ta khinh các ông sao?
Nghĩ cũng mừng cho dân tộc mà buồn cho các ông. Bởi dân tộc này đủ sáng suốt để vượt qua nửa thế kỉ tuyên truyền, nhồi sọ của các ông mà xông ra đường bắt tay với thế giới tiến bộ. Và cũng buồn cho các ông vì các ông được công du sang các nước văn minh, được “đi một ngày đàng học một sàng khôn”, vậy mà khi cần tỏ cái khôn thì các ông lại hổ lốn và thô thiển một cách không kìm hãm được.
Lần này, nhân dân Việt Nam sẽ được thế giới chìa tay đón nhận như một người bạn tiến bộ. Nhưng các ông lại bị thế giới coi khinh. Vậy thôi, chuyện gì đến rồi cũng phải đến! Các ông tự làm tự chịu thôi, đành vậy!

Trung Quốc cảnh báo TT Obama chớ ‘châm lửa’ ở châu Á

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh.
Theo The Washington Post, VOA-25-05-2016
Trung Quốc hôm thứ Ba đã cảnh báo Tổng thống Obama chớ châm ngòi lửa ở châu Á sau khi ông thông báo dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Tổng thống Barack Obama đã công bố bước đi lịch sử hôm thứ Hai trong chuyến thăm đầu tiên đến Việt Nam, nhấn mạnh động thái này “không phải vì Trung Quốc”, trong khi thừa nhận rằng Washington và Hà Nội cùng nhau chia sẻ mối quan ngại chung về những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông.
Ông Obama nói: “Hoa Kỳ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán thiết bị quân sự cho Việt Nam đã áp dụng khoảng 50 năm nay. Việc bán vũ khí vẫn sẽ phải đáp ứng những điều kiện gắt gao, bao gồm những điều kiện về nhân quyền, nhưng sự thay đổi này bảo đảm là Việt Nam tiếp cận được với các thiết bị cần thiết để tự vệ”.
Ngoại trưởng John Kerry cho biết, việc nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí không phải vì Trung Quốc mà vì thúc đẩy một “trật tự dựa trên luật lệ” ở thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
Bắc Kinh và Hà Nội có mối quan hệ phức tạp: Chính phủ hai nước đều có hệ tư tưởng thống nhất về cộng sản và không ưa nền dân chủ phương Tây, nhưng trong lịch sử lại là kẻ thù của nhau và cuộc chiến mới nhất là chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979. Hiện nay, hai quốc gia đang quyết liệt tranh giành chủ quyền trên nhiều đảo nhỏ ở Biển Đông.

Trung Hoa Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cảnh báo trong một bài xã luận đăng hôm thứ Ba rằng Hoa Kỳ và Việt Nam không nên châm ngòi cho một “mồi lửa trong khu vực”. Tờ báo cho rằng động thái của ông Obama có nghĩa là để “kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc”.
Trung Hoa Nhật báo lập luận: “Điều này, nếu đúng là sự thật, thì là điềm xấu cho hòa bình và ổn định khu vực”.
Hoa Kỳ cáo buộc Trung Quốc quân sự hóa ở Biển Đông bằng cách xây dựng trên các bãi cạn để biến chúng thành các căn cứ quân sự.
Bắc Kinh nói quốc gia này chỉ khẳng định chủ quyền “không thể chối cãi” đối với các đảo và cáo buộc rằng Hoa Kỳ can thiệp bằng cách khuyến khích các bên có tranh chấp chống lại Trung Quốc.
Hoàn cầu Thời báo gọi tuyên bố của ông Obama cho rằng động thái với Việt Nam không phải nhắm vào Trung Quốc là “một lời nói dối tồi”, và thêm rằng điều đó làm trầm trọng thêm “sự đối kháng chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh”.
Hoàn cầu Thời báo viết: “Khi Hoa Kỳ có một nhu cầu cấp bách để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông, các chuẩn mực của cái gọi là nhân quyền có thể được nới lỏng”.
Các chuyên gia Trung Quốc cho biết họ dự kiến các tàu chiến Hoa Kỳ sẽ sớm hay muộn được phép vào Vịnh Cam Ranh, một cảng nước sâu từng được sử dụng như một căn cứ hải quân quan trọng của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam.
Ông Shi Yinhong, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Renmin của Trung Quốc nói, Bắc Kinh sẽ không phản hồi theo cách "ăn miếng trả miếng" nhưng sẽ tiếp tục xây dựng sức mạnh quân sự ở Biển Đông, trong khi gây áp lực với Hà Nội không đến quá gần Washington.
Về phía chính phủ Trung Quốc, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh không bình luận về lý do khiến Hà Nội muốn dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí, mà chỉ nói rằng: “Có thể quý vị nên hỏi Việt Nam. Lệnh cấm vận vũ khí là sản phẩm của thời Chiến tranh Lạnh. Lẽ ra lệnh này không nên tồn tại. Chúng tôi đặt hy vọng vào một mối quan hệ bình thường giữa Hoa Kỳ và Việt Nam”.

Nghĩ về quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam

Người dân ở TpHCM chờ đón Tổng thống Obama, ngày 24/5/2016.
Người dân ở TpHCM chờ đón Tổng thống Obama, ngày 24/5/2016.
Nhân chuyến công du của Tổng thống Barack Obama tại Việt Nam, chúng ta thử nghĩ về mối quan hệ (chính trị) giữa hai nước từng là kẻ thù của nhau trong suốt thời chiến tranh Việt Nam.
Nhắc đến chữ “kẻ thù”, xin lưu ý là, với các chính khách Mỹ, như họ thường nói, chỉ có những lợi ích quốc gia vĩnh viễn nhưng không có bạn hay kẻ thù vĩnh viễn. Bạn hay thù có thể thay đổi từng lúc, tuỳ theo quyền lợi quốc gia của họ. Mà quyền lợi quốc gia của Mỹ, trong giai đoạn hiện nay cũng như trong vài thập niên tới, chủ yếu nằm ở vùng châu Á – Thái Bình Dương nơi họ bị thách thức lớn nhất từ một cường quốc mới nổi: Trung Quốc. Có thể nói toàn bộ chiến lược quay về với châu Á và Thái Bình Dương của Mỹ đều xuất phát từ những đe doạ đến từ Trung Quốc.
Về phương diện chính trị và quân sự, những đe doạ từ Trung Quốc chủ yếu diễn ra trên mặt biển. Chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, nếu xảy ra, chắc chắn sẽ xảy ra trên biển. Có hai vùng biển chính có thể biến thành chiến trường: Hoa Đông và Biển Đông. Khả năng bùng nổ xung đột lớn ở biển Hoa Đông tương đối ít vì ở đó Trung Quốc phải đối đầu với một kẻ thù rất giàu và cũng rất mạnh, hơn nữa, có quan hệ liên minh chiến lược chặt chẽ với Mỹ: Nhật Bản. Chỉ có ở Biển Đông là Trung Quốc có nhiều ưu thế nhất. Tất cả các đối thủ của Trung Quốc ở vùng biển ấy đều nhỏ và yếu hơn Trung Quốc hẳn. Bởi vậy, để bành trướng lãnh hải và lãnh thổ, chắc chắn Trung Quốc sẽ chọn hướng Biển Đông của Việt Nam. Mà họ đã bắt đầu tiến trình bành trướng ấy thật. Từ hơn một năm nay, họ đã bồi đắp các bãi đá thành đảo nhân tạo và biến chúng thành các căn cứ quân sự. Các nhà bình luận chính trị dự đoán không lâu nữa, Trung Quốc sẽ tuyên bố vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông.
Đối diện với nguy cơ bành trướng ấy của Trung Quốc, Mỹ tuyên bố chính sách chuyển trục về châu Á – Thái Bình Dương. Ở vùng này, Mỹ đã có bốn đồng minh lâu đời và đáng tin cậy nhất: Úc, Nhật, Hàn Quốc và Philippines. Từ mấy năm nay, Mỹ ra sức tăng cường hợp tác với nhiều quốc gia khác trong khu vực. Liên quan đến Biển Đông, ngoài Philippines, các nước được nhắm tới đầu tiên là Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trong số đó, Việt Nam chiếm vị trí quan trọng hàng đầu vì Việt Nam có đảo và vùng biển bị tranh chấp nhiều nhất. Có thể nói chiến lược đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông của Mỹ sẽ phụ thuộc khá nhiều vào thái độ của Việt Nam: Nếu Việt Nam đồng tình với việc xâm lấn của Trung Quốc, Mỹ sẽ mất đi một chỗ dựa quan trọng. Quan trọng nhưng không phải bất khả thay thế: Mỹ vẫn còn nhiều đồng minh khác trong khu vực.
Về phía Việt Nam cũng vậy. Trừ phi Việt Nam cam tâm bán đứng Biển Đông cho Trung Quốc, cách duy nhất để Việt Nam có thể bảo vệ chủ quyền của mình trên Biển Đông là phải liên kết với Mỹ. Trước hết, cần loại trừ ngay khả năng Việt Nam có thể một mình bảo vệ được chủ quyền của mình. Tương quan lực lượng giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay khác hẳn những năm 1978-79. Để tự vệ, Việt Nam cần có đồng minh. Từ mấy năm nay, Việt Nam cố sức xây dựng đối tác chiến lược với nhiều quốc gia trên thế giới. Nhưng những quốc gia thực sự có thể giúp Việt Nam trong thế trận đương đầu với Trung Quốc rất hiếm. Ngay cả Nga, nước Việt Nam hy vọng nhất, mới đây cũng tuyên bố ủng hộ Trung Quốc trong chính sách phi quốc tế hoá các tranh chấp ở Biển Đông. Ấn Độ cũng không phải là nước đáng tin cậy: Một mặt, Ấn Độ có truyền thống phi liên kết lâu đời; mặt khác, về quân sự, Ấn Độ cũng không phải là đối thủ của Trung Quốc. Đó là chưa kể, về quyền lợi, không có lý do gì để Ấn Độ chọn đứng hẳn về phía Việt Nam. Một số quốc gia khác, như Úc hay Nhật chỉ có thể trở thành hữu dụng khi Mỹ cũng nhập cuộc. Thành ra Việt Nam chỉ có một đồng minh duy nhất có động cơ và đủ khả năng để giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông: Mỹ. Không còn nước nào khác. Tuyệt đối không.
Bởi vậy, có thể nói tuy cả hai có cùng quyền lợi trên Biển Đông nhưng rõ ràng là Việt Nam cần Mỹ hơn là Mỹ cần Việt Nam.
Đó là trên nguyên tắc.
Trên thực tế, cho đến nay, nước bày tỏ nhiều thiện chí nhất là Mỹ chứ không phải Việt Nam. Để củng cố mối quan hệ song phương, Mỹ có hai nhượng bộ chính: Một, thừa nhận thể chế chính trị phi dân chủ của Việt Nam (qua việc tiếp đón Nguyễn Phú Trọng ở Nhà Trắng, và những cam kết không xâm phạm vào thể chế của nhau) và hai, làm ngơ trước những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam khi quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Trong khi đó Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền. Thả người này ra, họ lại bắt người khác. Trong nhà tù của họ, do đó, lúc nào cũng đầy những tù nhân lương tâm, không có tội nào khác ngoài việc đòi hỏi dân chủ hay chống lại Trung Quốc.
Ở phương diện này, có thể nói Việt Nam đã “thắng” Mỹ.
Có điều, đó chỉ là những cái “thắng” tạm thời. Về lâu về dài, để xây dựng cái Nguyễn Tấn Dũng gọi là “niềm tin chiến lược”, hai bên cần chia sẻ với nhau những bảng giá trị chung, trong đó, nổi bật nhất là những vấn đề liên quan đến nhân quyền. Không có sự chia sẻ ấy, mọi sự hợp tác đều vẫn bị giới hạn. Chính sự giới hạn đó sẽ làm Việt Nam bị thiệt khi thực sự đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông.

* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Vì sao Mỹ bất ngờ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam?

Tổng thống Obama loan báo quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Tổng thống Obama loan báo quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Hà Nội, ngày 23/5/2016.
Tháng Năm 2016. Dù Tết nguyên đán đã trôi qua từ lâu, nhưng Bộ chính trị mới ở Việt Nam hoàn toàn có lý do để sung sướng khi hát lại một điển ngữ “Mùa xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh giá”.
Mùa xuân ấm áp sẽ đến sau mùa đông lạnh giá’
Chỉ ít giờ đồng hồ sau khi đặt chân đến Hà Nội, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố một quyết định gây chấn động: Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam sau 41 năm dựng rào chắn.
Khỏi phải nói, chính quyền còn lâu mới biết tôn trọng nhân quyền đã thỏa mãn đến choáng váng. Nước Mỹ quá đẹp. Mỹ từ ca ngợi tuôn ra như suối chảy. Việt - Mỹ đã hoàn toàn bình thường hóa quan hệ… Mỹ tràn đầy cơ hội bán vũ khí cho Việt Nam…Vai trò của Mỹ được nâng tầm…Obama trong lòng người dân Việt Nam…Lòng tin chiến lược vv…
Nhưng không tờ báo nhà nước nào đả động nguồn cơn chính yếu vì sao Việt Nam đang tha thiết muốn được dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí: có những dấu hiệu nào đó cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị một kế hoạch tập kích đất “Giao Chỉ”, không phải ở thì tương lai xa mà có thể ngay trong vài năm tới, thậm chí ngay trong một số tháng tới.
21/5/2016, chỉ một ngày trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội, Tổng cục 2 thuộc Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập một đơn vị tình báo mới mang tên T1.
Tình báo Quốc phòng phải phục vụ đắc lực, hiệu quả hơn nữa cho Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội kịp thời phát hiện, đánh giá đúng tình hình để xác định chủ trương, sách lược và biện pháp xử lý đúng đắn, kịp thời, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, nhất là bị động, bất ngờ về chiến lược” - một yêu cầu gần như điều lệnh quân sự được giới lãnh đạo đảng đặt ra.
Việc công bố trên báo chí về thành lập một đơn vị tình báo của Bộ Quốc phòng có thể được xem là bất thường, nếu đối chiếu với truyền thống bảo mật tuyệt đối về thông tin của những cơ quan đặc biệt, nhất là cơ quan tình báo thuộc tầm “chiến lược”.
Hầu như tương tự với sự kiện trên, kịch bản người Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương là khó hình dung nhất trong tất cả các kịch bản đã được nêu ra trước chuyến công du Việt Nam của Obama.
Từ ‘chưa có quyết định nào’…
Tại cuộc họp báo ở Hà Nội ngày 10 Tháng Năm, 2016, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã bắn một tín hiệu đủ rõ khi nói rằng “chưa có quyết định nào” về lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam.
Trước chuyến đến Hà Nội của Obama chỉ vài ngày, Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống - ông Ben Rhodes - còn cho rằng "Chúng tôi đã không thực hiện quyết định cuối cùng liên quan đến vấn đề này, chúng tôi hy vọng rằng đây sẽ là chủ đề thảo luận với Việt Nam". Dựa theo tin tức đó, một tờ báo của Việt Nam bình luận “Như vậy gần như chắc chắn lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ áp đặt lên Việt Nam sẽ chưa thể được dỡ bỏ ngay trong chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama. Diễn biến mới chắc chắn sẽ làm không ít người phải cảm thấy thất vọng, vì đa phần các dự đoán đều cho rằng đây chính là “món quà” Tổng thống Obama dành tặng riêng Việt Nam”.
Với khá nhiều chuyên gia quốc tế và quốc nội, khả năng triển vọng nhất là Mỹ sẽ chỉ gỡ bỏ thêm một phần lệnh cấm vận, nhưng kèm theo những điều kiện cụ thể về nhân quyền. Việc dỡ bỏ hoàn toàn, nếu có, chỉ có thể diễn ra vào cuối năm 2016 hoặc sang năm 2017.
Trong bối cảnh đó, sự kiện Tổng thống Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đã có cái gì đó phi logic khi có đến nửa trăm nhà hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự độc lập ở hai miền Bắc - Nam Việt Nam bị công an thẳng tay ngăn chặn “không cho đi đón Obama”.
Vậy khi đột ngột quyết định dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương, người Mỹ nhận được gì từ chính quyền Việt Nam? Cải thiện nhân quyền, gia tăng hiện diện quân sự tại Đà Nẵng và Cam Ranh, hay cả hai?
… đến giả thiết nào?
Giả thiết đầu tiên là đơn giản nhất nhưng khó tin nhất: Washington cảm thấy lệnh cấm vận đã tồn tại quá lâu và “đã đến lúc gỡ bỏ”. Nhưng có lẽ chỉ vài phần trăm trong giới quan sát tin rằng Mỹ - quốc gia khởi nguồn chủ thuyết thực dụng - làm điều này một cách ngẫu hứng.
Giả thiết thứ hai là cuộc mặc cả về cải thiện nhân quyền với Hà Nội.
Trước chuyến công du Việt Nam, khó có thể cho rằng Tổng thống Obama và đoàn tùy tùng của ông có thể dễ dàng bỏ qua áp lực từ Quốc hội Mỹ về vấn đề nhân quyền. Khi đó, phần lớn giới nghị sĩ Mỹ đã quyết liệt yêu cầu Obama phải tỏ thái độ với Hà Nội, và Mỹ sẽ không thể có nhân nhượng nào nếu Việt Nam vẫn tiếp tục bắt bớ bất đồng, sách nhiễu các nhà hoạt động nhân quyền và gần đây đánh đập dã man nhiều người dân đi biểu tình vì môi trường.
11 tháng Năm, 2016 - Ngày Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 22, Phó trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Scott Busby còn khẳng định trước cộng đồng người Việt tại Washington: “Trong khi xây dựng mối liên hệ mạnh mẽ hơn với Việt Nam, tôi xin cam đoan với quý vị rằng nhân quyền vẫn là hàng đầu trong lịch trình của chúng tôi.”
Với giả thiết thứ hai này và nếu Mỹ không thay đổi quan điểm về ưu tiên nhân quyền ngay tại thời điểm Obama tuyên bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí, hẳn chính quyền Việt Nam đã phải có một nhượng bộ đủ lớn về cải thiện nhân quyền để có thể nhận được “món quà” từ phía Mỹ. Trong trường hợp khả quan, sự nhượng bộ đó phải là một cam kết có lộ trình rất chi tiết của Việt Nam về cải thiện nhân quyền, bao gồm cải cách luật pháp, tự do tôn giáo, tự do báo chí, Công đoàn độc lập và Xã hội dân sự.
Thế nhưng hàng loạt biểu hiện rõ như ban ngày khi công an Việt Nam chỉ trả tự do trước thời hạn án tù giam có 3 tháng cho duy nhất trường hợp Linh mục Nguyễn Văn Lý - trước khi Obama đến Hà Nội, còn giới hoạt động nhân quyền Việt Nam bị công an ngăn cấm thô bạo và còn bị bắt cóc - khi Obama đã đến Hà Nội…, cho thấy giả thiết về cải thiện nhân quyền là quá khó để đứng vững.
Cùng lúc, nhiều tổ chức quốc tế như Ân xá quốc tế, Theo dõi nhân quyền quốc tế và một số nghị sĩ Mỹ phải bày tỏ phản ứng bất lợi cho Tổng thống Mỹ: cho đến tận bây giờ, Việt Nam vẫn chưa có bất cứ một cải thiện nào “có thể chứng minh được” về nhân quyền mà đủ để Mỹ dang tay tự hủy bỏ một trong những đòn bẩy dân chủ then chốt là lệnh cấm vận vũ khí.
Một phóng viên của đài BBC có mặt tại Hà Nội là Jonathan Head bình luận: việc cân nhắc về nhân quyền với khả năng bỏ cấm vận vũ khí dường như đã được để sang một bên. Điều trớ trêu là phóng viên này đã trở nên một nhân chứng sống cho bình luận của mình khi ông bị chính quyền Việt Nam tước quyền tác nghiệp báo chí ngay vào ngày đầu tiên Obama có mặt tại Hà Nội.
Sau hết, chỉ còn là chủ đề lợi ích - giả thiết thứ ba. Đến lúc này và nếu có thể, hãy nhớ lại triết lý của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry phát ra vào năm 2013: Nơi nào Mỹ và Việt Nam có lợi ích chung, nơi đó hai bên có thể làm việc cùng với nhau”.
Nơi nào vậy?
Biển Đông!
Còn Cam Ranh?
Không quá khó đoán là lợi ích lớn nhất của Mỹ ở Biển Đông là bảo đảm an ninh an toàn hàng hải cùng tàu bè kinh thương của Mỹ. An ninh Biển Đông lại liên quan mật thiết với các căn cứ quân sự của Việt Nam ở Cam Ranh và Đà Nẵng. Vài ngày trước khi Tổng thống Obama đến Hà Nội, đã xuất hiện tin tức về “có khả năng Mỹ được đặt thiết bị quân sự ở Đà Nẵng để giúp phòng tránh thiên tai”. Phải chăng đó là tiền đề cho sự hiện diện cao hơn và dày hơn của đội ngũ cố vấn và binh lính Mỹ ở vùng duyên hải miền Trung Việt Nam?
Nếu quả thật Mỹ nhận được cam kết của Việt Nam về tăng cường hiện diện quân sự Mỹ ở khu vực Biển Đông, thậm chí có cả một thỏa thuận ngầm nào đó về việc tàu chiến Mỹ có thể ra vào quân cảng Cam Ranh, đó sẽ là lý do đủ lớn và đủ vững để Mỹ thấy “đã đến lúc” dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương.
Bên lề giả thiết trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bất ngờ có chuyến làm việc ở nước Nga của Putin chỉ ít ngày trước khi Obama đặt chân đến Việt Nam. Trong thời gian Thủ tướng Phúc lưu lại Moscow, vài tờ báo Việt Nam phóng tác “Nga có thể trở lại Cam Ranh”. Nhưng sau khi ông Phúc trở về, đã không có bất cứ tin tức nào được công bố trên báo chí về sự “trở lại” ấy. Kết hợp với nhiều thông tin trước đây, có thể xác nhận rằng nước Nga hầu như không còn mặn mà với Cam Ranh, cũng như Việt Nam không nằm trong sơ đồ chiến lược của “Sa hoàng mới”.
Một chi tiết khác cũng rất đáng chú tâm: ngoài Ngoại trưởng John Kerry, có cả Cố vấn an ninh Susan Rice cũng tháp tùng Tổng thống Mỹ trong chuyến thăm Việt Nam. Sự có mặt cùng lúc của bộ ba quyền lực này cho thấy những vấn đề an ninh quan trọng như có bỏ lệnh cấm vận vũ khí hay không chỉ được quyết định vào phút cuối, căn cứ vào một hệ thống kịch bản đã được soạn sẵn.
Thể diện Mỹ: ‘được ăn, được nói, được gói mang về’
Tất nhiên khi công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí, Tổng thống Obama có lưu ý việc bán từng mặt hàng vũ khí sẽ được xem xét căn cứ vào tình hình nhân quyền của Việt Nam cũng như mục đích sử dụng vũ khí. Nhưng nhiều dư luận cho rằng đây là một câu thòng “cho có” và ý nghĩa của câu này là khá tối nghĩa.
Nếu giả thiết về “thỏa thuận quân sự” giữa Mỹ và Việt Nam là có cơ sở, đó có thể là lý do giải thích vì sao chuyến đến sân bay Nội Bài của ông Obama lại phải dời lại đến đêm 22/5, thay vì buổi sáng hoặc buổi chiều 22/5 là thời gian diễn ra bầu cử quốc hội và cũng là thời gian có thể nổ ra nhiều cuộc biểu tình môi trường. Đến Hà Nội khi màn đêm đã đen đặc, Obama đã không được hưởng không khí đón tiếp nồng hậu vào ban ngày ban mặt của người dân chứ không phải chính quyền Việt Nam.
“Thỏa thuận quân sự” cũng có thể là lý do để giải đáp việc Tổng thống Mỹ lại chọn đến thăm “chùa lạ” - ngôi chùa có tên “Ngọc Hoàng” do người Trung Quốc lập, toàn thờ người Trung Quốc và chẳng hề tiêu biểu cho “truyền thống văn hóa Việt Nam” như một số ai đó trong “bộ tham mưu liên quân Mỹ - Việt” tư vấn cho Obama.
Và càng có thể là lý do để khiến thể diện Mỹ xuống cấp đến thê thảm khi có đến hơn phân nửa khách xã hội dân sự do chính Tổng thống Obama mời vào buổi sáng ngày 24/5 đã bị công an Việt Nam dùng nắm đấm nhốt ở nhà hoặc ở đồn - một sự thật “được ăn, được nói, được gói mang về” dành cho vị thế người đứng đầu cường quốc số 1 thế giới mà có lẽ Quốc hội và người dân Mỹ kiêu hãnh không thể tưởng tượng nổi.

* Blog của Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Màn trình diễn cho cá ăn như đổ cám vào chuồng lợn của bà Nguyễn Thị Kim Ngân đắt khách như tôm tươi

Hồ Liệt Ngư (Danlambao) - Chỉ trong vòng 12 giờ sau khi trang Facebook Danlambao đăng tải clip bà chủ tịch đảng hội mời tổng thống Obama cho cá ăn ở ao cá "bác Hồ", lượng khách truy cập đã tăng... khủng. Đến trưa thứ Ba, đã có 7 triệu lượt xem, hơn 103 ngàn lượt chia sẻ (share), 162 ngàn like và hơn 45,000 comments. Những con số này tiếp tục gia tăng.

Hình ảnh bà ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, kiêm chủ tịch đảng hội, cộc cằn thô lỗ, vốc từng nắm cá quăng xối xả xuống ao như quăng cám vào chuồng lợn, hất nguyên cái xô thức ăn xuống ao như đi đỗ bô, rồi vội vã ngoảy đít quay đi làm Obama chỉ kịp ồ một tiếng và vẫy tay chào lẹ đàn cá để theo kịp bà Ngân, đã làm cho cư dân mạng vừa cười ngất ngư vừa xấu hổ cho đất nước Việt Nam có một mụ cộng sản vô văn hóa, cục mịch như thế lại ngồi ngất ngưởng trên đầu và đại diện cho 90 triệu dân Việt trong cái gọi là Quốc Hội Việt Nam.



Có bạn đã bênh vực màn diễn cho cá bác Hồ đớp cám heo của đồng chí Ngân rằng - đồng chí gái xuất thân từ ao cá tra Bến Tre, may mà đồng chí ấy đứng trên bờ ao quăng cám cho cá chứ đồng chí ấy diễn show theo kiểu nông dân Nam bộ, ngồi trên cầu lắt lẻo khó coi mà cho cá ăn thì Ồ-ba-ma có nước mà Ồ-chết-bỏ.

Theo tin vỉa hè mới nhất nhận được từ trung đoàn bảo vệ cá bác Hồ thì hiện tại có hơn chục chú cá bị bể đầu, sức trán, ngất ngư, lờ đờ bởi hành vi đổ cám cho lợn của bà chủ tịch Ngân. Hiện số phận của những con cá bác Hồ này coi bộ cũng đen tối như các anh chị cá Vũng Áng ngộ độc tại biển Đông, có nguy cơ sẽ được vào lăng nằm phơi bụng cạnh bác Hồ.

Và cũng theo tin đồn thổi từ các tùy tùng của Obama là sau khi chứng kiến cảnh ma đàm Ngân hung hăng quăng cám heo vào đầu cá, Obama đã ngửa mặt lên trời mà than rằng: lãnh đạo cộng sản Hà Nội mãnh liệt, hung hăng, thô lỗ như thế thì ngày xưa chúng chỉ cần lấy cám heo mà quăng vào đầu lính Mỹ thì Mỹ phải cút, Nguỵ phải nhào là đúng rồi!

24.05.2016

Hồ Liệt Ngư (sẽ thành Hồ Cá Chết)

Người gốc Việt, dân cử Mỹ, và phản ứng về việc bỏ cấm vận vũ khí VN

Linh Nguyễn/Người Việt (tổng hợp)

LITTLE SAIGON, California (NV) - Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận hiệu lực từ nửa thế kỷ, về việc bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, trong cuộc họp báo Hôm Thứ Hai, 22 Tháng Năm, cùng Chủ Tịch CSVN Trần Đại Quang, tại Hà Nội. Người Mỹ gốc Việt và một số giới chức dân cử Mỹ có những phản ứng khác nhau về quyết định này.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng(Giáo sư môn Chính trị học và Bang giao Quốc tế tại Đại Học George Mason – Virginia, và là thành viên cao cấp của Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quan Hệ QuốcTế CSIS của Hoa Kỳ).

"Quyết định của TT Obama là điều Việt Nam trông đợi. Nhưng quyết định này cũng làm một số người ngạc nhiên. Có lẽ phía chính quyền của ông Obma đã có quyết định rồi nhưng chọn đúng thời điểm khi ông Obama công du Việt Nam để loan báo hòng tạo được ảnh hưởng lớn. Về bối cảnh bang giao Việt – Mỹ, quyết định bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam là hoàn tất tiến trình bình thường hóa bang giao giữa Washington và Hà Nội, từ việc bình thường hóa ngoại giao dưới thời Tổng Thống Clinton, rồi bình thường hóa quan hệ kinh tế thời Tổng thống Bush, và bây giờ là bình thường hóa quân sự thời Tổng thống Obama. Đối với Hà Nội, quyết định này là biểu tượng quan trọng là Washington ủng hộ họ và Việt Nam có sự cộng tác mật thiết với cường quốc mạnh nhất thế giới và cũng giúp cho chính quyền Hà Nội có một sự chính thống nào đó trong quan điểm của người Mỹ đối với đảng cộng sản và chính quyền hiện tại. Còn đối với ông Obama thì đây là quyết định lịch sử, một di sản lịch sử mà ông để lại như những di khác khác là bang giao với Cuba, ký việc ước cấm phổ biến võ khí nguyên tử với Iran và bây giờ là bỏ cấm vận võ khí với Việt Nam. Những di sản này của ông Obama sẽ tạo thuận lợi cho những người thừa kế ông làm việc. Còn đối với nước Mỹ, thì đây là bước tiến tạo nên lòng tin chiến lược giữa hai nước và khuyến khích Việt Nam càng ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong cán cân quyền lực tại Á Châu để chống lại chính sách khống chế của Trung Quốc tại Biển Đông mà sự khống chế này sẽ làm hại quyền lợi của nước Mỹ.

NV: Thưa giáo sư, trước chuyến công du Việt Nam của TT Obama, một số dân biểu, nghị sĩ Mỹ kêu gọi ông Obama nêu vấn đề nhân quyền tại Việt Nam với giới lãnh đạo Hà Nội, vậy mà ông Obama cho Hà Nội được quyền mua võ khí nhưng không đạt thỏa thuận nào về nhân quyền, vậy khi về lại Mỹ, ông Obama liệu có gặp khó khăn nào với phía Lập pháp không?

G.S Hùng: Tôi không nghĩ ông Obama sẽ gặp khó khăn nhưng trước khi ông đi Việt nam đã có những chỉ trích và áp lực rồi và ngay sau khi ông công bố quyết định bỏ cấm vận võ khí Việt Nam thì lập tức có một số người, một số đoàn thể và cơ quan chỉ trích. Nhưng nên nhớ là báo chí cho biết ông Obama đã liên lạc rất thường xuyên với quốc hội nên tôi tin là ông Obama đã tiên đoán được những phản ứng này. Nhưng phía Hà Nội đã thả Linh mục Nguyễn Văn Lý trước khi ông Obama bỏ cấm vận võ khí; còn phía chính quyền Mỹ thì đã nói việc bỏ cấm vận võ khí chỉ là mở đầu về nguyên tắc thôi, còn mỗi khi Việt Nam mua võ khí thì Mỹ sẽ quyết định theo từng trường hợp và mỗi trường hợp đều gắn liền với vấn đề nhân quyền. Ngoài ra, hiệp ước TPP đã trù liệu Việt Nam phải thi hành quyền lao động vàMỹ cũng đã yêu cầu Hà Nội thi hành và soạn những luật để thi hành quyền này và Mỹ s8ãn sàng giúp đỡ để làm luật đó.

-NV: Giáo sư nghĩ sao về lời tuyên bố của TT Obama là việc bãi bỏ lệnh cấm bán võ khí cho Việt Nam không nhắm vào Trung Quốc?

-G.S Hùng: Ông Obama nói thế thôi chứ Ngoại trưởng Mỹ Kerry đã tuyên bố bỏ cấm vận võ khí nhằm giúp Việt Nam có khả năng phòng thủ thì đó là rõ ràng nhắm vào Trung Quốc rồi.

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa
(Nhà bình luận)
Thời Chiến tranh lạnh, vào năm 1976, Quốc hội Hoa Kỳ đã có Đạo luật Kiểm soát Xuất cảng Võ khí (Arms Export Control Act - AECA) theo đó, Tổng thống được phép quyết định việc xuất nhập cảng võ khí và dịch vụ liên quan tới quốc phòng. Khai triển đạo luật ấy là Những Quy định về Giao dịch Võ khí Quốc tế (International Traffic in Arms Regulations – ITAR) được trao cho Bộ Ngoại giao thi hành nhằm bảo vệ an ninh và quyền lợi của Hoa Kỳ, để các loại võ khí siêu hạng không rơi vào tay đối thủ hay kẻ thù. Việt Nam rơi vào những quy định của ITAR từ năm 1984 vì lý do vi phạm nhân quyền. Sau khi hai nước thiết lập bang giao từ năm 1995, Việt Nam vẫn còn bị những hạn chế đó.Từ năm 2014, Chính quyền Barack Obama đã có ý gỡ bỏ những cản trở cho Việt Nam nhưng phải đi từng bước, với từng loại quân trang rồi quân cụ từ cấp thấp nhất. Việc Tổng thống Obama thông báo tại Hà Nội hôm 23 rằng từ nay Việt Nam sẽ hết bị cản trở là bước sau cùng để hoàn toàn bình thường hóa quan hệ giữa hai nước.

Điều đáng tiếc là ông Obama lại phải khẳng định rằng quyết định ấy “không nhắm vào Trung Quốc” là một phát biểu không cần thiết. Đáng tiếc hơn vậy là ông gạt qua một bên mối quan tâm về tình trạng vi phạm nhân quyền quá trắng trợn của Hà Nội đã được Quốc hội và các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền nêu ra. Và ông được chế độ đáp lễ bằng cách ngăn cản việc ông tiếp xúc với một số nhân vật bất đồng chính kiến, thậm chí còn giam giữ họ để họ khỏi gặp Tổng thống Mỹ.

Hai điều ấy gây thất vọng cho nhiều người về sự quyết đoán của tổng thống Hoa Kỳ.

Nhưng dù quyết định gỡ bỏ việc xuất cảng võ khí được thông báo một cách ngoạn mục – hay nhục nhã – sự thật thì việc Hà Nội mua võ khí của Hoa Kỳ vẫn sẽ được cứu xét qua từng hồ sơ và Quốc hội Mỹ vẫn có tiếng nói trong từng quyết định ấy để các loại võ khí siêu hạng của Hoa Kỳ không lọt vào tay một đối thủ, là Trung Cộng, cường quốc chống lưng cho chế độ Hà Nội, và yếu tố nhân quyền sẽ còn chi phối từng quyết định xuất cảng. Quả thật Hoa Kỳ muốn bình thường hóa quan hệ với một chế độ không bình thường trong quan hệ của chế độ với chính người dân của mình. Lại một thành tích khác của Barack Obama! Không đáng ngạc nhiên nhưng đáng buồn.

Tiến Sĩ Nguyễn Bá Tùng
(Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam)
"Mỹ bỏ cấm vận là chuyện đương nhiên, thuần túy lợi ích kinh tế. Tôi thấy xót xa, vì cố tìm chữ nhân quyền trong những lời nói của Tổng Thống Obama, nhưng không thấy. Có lẽ cộng đồng người Việt ở hải ngoại không đủ mạnh để Tổng Thống Obama quan tâm."

Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên
(Thành viên Mạng Lưới Nhân Quyền)
Chính quyền Obama đã nhịn nhục Đảng CSVN một cách quá đáng. Để được gì? - Một hy vọng (hay là một cam kết trong bí mật?) là Việt Nam sẽ ngã về phía Hoa Kỳ trong vấn đề an ninh và thương mại, phục vụ cho chủ trương xoay trục của Hoa Kỳ?

Nhân quyền thì luôn luôn bị nằm nguội lạnh phía sau (back burner). Nhìn CSVN cư xử nhân quyền trong chuyến Obama viếng thăm này:

- Thả LM Nguyễn Văn Lý sớm được hơn 1 tháng.
- Bắt công dân Mỹ Nancy Nguyễn.
- Đàn áp thô bạo người dân quan tâm môi trường.

Chính quyền Obama chỉ hổ trợ nhân quyền Việt Nam trên đầu môi chót lưỡi.

Rồi nhìn cách CSVN cho người ra phi trường Nội Bài đón ông Obama tối Chủ Nhật 22/5: chỉ là hai nhân vật cấp thấp của Bộ Ngoại Giao (Thứ Trưởng Hà Kim Ngọc) và Phủ Chủ Tịch (Chủ Nhiệm Văn Phòng Đào Việt Trung) - Một sự hạ thấp vị thế của Tổng Thống Obama cũng như của siêu cường số một thế giới.

Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, hôm 19/5 viết rằng việc “Việt Nam tiến lại gần hơn Mỹ là một tiến trình tự nhiên đối với việc phát triển nền kinh tế dựa vào xuất khẩu ở Đông Nam Á, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc Hà Nội có ý định xa lánh Trung Quốc..." “Nếu Hoa Kỳ tính dùng Việt Nam để khống chế Trung Quốc thì đó là điều vô vọng." Nó cho thấy hai điều: (1) Trung Quốc vẫn khống chế toàn diện Đảng CSVN và (2) Đảng CSVN chỉ lợi dụng Hoa Kỳ.
Chính quyền Obama tương nhượng đến thế là cùng!

Tạ Phong Tần(Blogger)
"Năm 2012, tôi đọc báo Nhân Dân phỏng vấn ông Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam thời đó rêu rao quân đội Việt Nam chính quy, hiện đại, nhưng sự thưc hải quân CSVN quá yếu. Ngay cả khi ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc tấn công, có bảo vệ gì được cho dân. Không có vũ khí để tranh chấp trên biển."

"Năm 2014, Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố bỏ một phần cấm vận. Lập tức truyền thông trong nước cho đó là một thắng lợi cho Việt Nam. CSVN quên rằng người Mỹ có câu thòng rằng, phải được Tổng Thống Mỹ phê duyệt. Như thế bỏ cấm vận vẫn như chưa bỏ mà thôi."

"Ngày nay, Tổng Thống Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận hoàn toàn, là một người dân thường, trên thực tế làm sao biết có câu thòng nào hay không? Không ai biết chi tiết!"

"Tóm lại ai cũng thấy Trung Quốc leo thang ở biển Đông, họ coi cứ như ở ao nhà của mình. Việt Nam không có khả năng chống. Khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận thì CSVN buộc phải theo Mỹ thôi!"

Loretta Sanchez
(Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ)

Dân Biểu Loretta Sanchez (CA-46), phát biểu rằng Hạ Viện Hoa Kỳ tuần trước thông qua phần đề nghị tu chính của bà, rằng sự gia tăng liên hệ về quân sự với Việt Nam phải tùy thuộc điều kiện Việt Nam thực thi cải tổ về nhân quyền.

Trích Thông Cáo Báo Chí:

"Tôi sợ rằng sớm bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, Hoa Kỳ làm suy yếu một cách nguy hiểm đòn bẩy của chúng ta để bảo đảm cải cách nhân quyền tại Việt Nam trong tương lai. Bây giờ, còn ưu đãi gì để dành cho chính phủ Việt Nam thấy ý nghĩa, để thực hiện những cải cách nhân quyền và tôn trọng các quyền dân sự của người dân Việt Nam? Chúng ta đã cho họ một vé miễn phí kèm theo một cảnh báo nghiêm khắc mà Việt Nam có thể dễ dàng bỏ qua."

"Tổng thống Obama sẽ gặp các nhà hoạt động nhân quyền vào sáng mai tại Hà Nội. Nhưng hầu hết, nếu không nói là tất cả, các nhà hoạt động này đã bị quản thúc tại gia hoặc bị công an bắt giữ. Vì thế, ngay trong chuyến thăm của tổng thống, chính phủ Việt Nam tiếp tục có các hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn, có hệ thống và nghiêm trọng đối với người dân Việt Nam, từ việc hành hung và giam giữ các nhà hoạt động ôn hòa, nhà báo và gia đình của họ; để đàn áp dữ dội về tự do ngôn luận, bất đồng chính kiến và tự do báo chí. Tôi sẽ tiếp tục lên tiếng quan ngại nghiêm trọng của tôi về triển vọng ưu tiên thương mại hoặc sức mạnh quân sự mà không có nhân quyền."

"Hôm qua, Phụ Tá Ngoại Trưởng Patrick Murphy, đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, gọi tôi và chúng tôi đã có một cuộc thảo luận về chính sách mới của chính quyền. Tôi đã nói với ông Murphy rằng sự lựa chọn của chính quyền Mỹ trong việc theo đuổi các chính sách mới này sẽ được các sử gia đánh giá gay gắt. Theo ông Murphy việc thả Linh Mục Lý sớm trước khi mãn hạn tù, là một sự nhượng bộ lớn cho chính phủ Việt Nam, tuy nhiên đó vẫn không đủ. Chính phủ Việt Nam phải thả tất cả các tù nhân chính trị nhằm thể hiện cam kết của họ để cải thiện nhân quyền. Đó là một ngày buồn cho chính sách đối ngoại của Mỹ và nhân quyền."

Alan Lowenthal
(Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ)
Trích Thông Cáo Báo Chí:

“Quyết định của Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam là quá sớm và thất sách. Tôi vô cùng thất vọng khi chúng ta mất đi thêm một cơ hội nhằm thúc đẩy chính quyền Việt Nam đưa ra bất kỳ cam kết nào về việc cải thiện nhân quyền của người dân Việt Nam."

“Bằng bất kỳ phương thức đo lường nào, Việt Nam gần đây vẫn chưa có tiến triển hướng tới việc tôn trọng những quyền tự do của chính người dân của họ. Chỉ trước thời gian Tổng Thống Obama đến ViệtNam, chính quyền CSVN đã đàn áp các cuộc biểu tình vì thảm họa môi trường đang xảy ra tại bốn tỉnh Miền Trung Việt Nam và sau đó là cuộc bầu cử Quốc Hội CSVN được dựng lên và các ứng viên độc lập không được Đảng Cộng Sản phê chuẩn đã bị loại bỏ. Ba ngày trước đây, một người Mỹ gốc Việt hoạt động vì nhân quyền là cô Nancy Nguyễn từ Nam California đã bị mất tích tại Việt Nam. Trong ngày Tổng Thống Obama đặt chân đến Việt Nam, các nhà hoạt động và một số ký giả dự trù sẽ gặp Tổng Thống đã bị ngăn chặn bởi các thế lực của chính quyền CSVN."

“Việt Nam tiếp tục bắt giam các tù nhân lương tâm thuộc mọi giới, từ các luật sư nhân quyền, bloggers, cho đến các nhà hoạt động vì quyền lao động và các vị lãnh đạo tôn giáo. Nếu Việt Nam muốn xây dựng một mối quan hệ mạnh mẽ hơn với Hoa Kỳ, và trước khi Hoa Kỳ bán bất kỳ vũ khí sát thương nào cho Việt Nam, thì chính quyền CSVN phải bắt đầu tôn trọng các quyền tự do và căn bản của người dân Việt Nam.”