Friday, April 1, 2016

16 chữ vàng đánh tan “luận điệu xuyên tạc”?

Lê Thiên (Danlambao) - Khi truyền thông CSVN báo tin Bộ trưởng Quốc phòng Trung cộng tới VN ngày 27-31/3/2016 “nhằm phản bác những luận điệu xuyên tạc sai trái về vướng mắc, bất đồng trong quan hệ Việt-Trung,” thì vào ngày 25/3/2016 chúng tôi cống hiến bạn đọc bài viết Mấy ghi nhận nhỏ về một bản tin của CSVN, phân tích cái mục tiêu hồ đồ ngang ngược của phía Trung Cộng cũng như thái độ hèn hạ đê tiện của phía CSVN đối với quan thầy của họ.

Rồi từ ngày 27 tới 31/3/2016 tất cả các báo lề đảng từ Quân Đội Nhân Dân tới Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Vietnamnet, VNExpress, Dân Trí... đều như quên tiệt cái chuyện “phản bác những luận điệu xuyên tạc sai trái...” mà chỉ xoáy sâu vào 16 chữ vàng và 4 tốt!

16 Chữ Vàng 

Cụ thể, bản tin ngày 27/03/2016 của Thông Tấn Xã CSVN (dưới nhan đề Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Quốc phòng Trung Quốc) nêu rõ “Đồng chí Thường Vạn Toàn khẳng định... thực hiện nghiêm các thỏa thuận giữa lãnh đạo cao cấp hai Đảng... theo phương châm ‘16 chữ’ và tinh thần ‘4 tốt’.  Tiếp theo sau, tới lượt “Phó Tham mưu trưởng Thích Kiến Quốckhẳng định... TQ mong cùng với VN thực hiện 16 chữ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai…” theo nguyên văn bản tin của Vietnamnet ngày 28/03//2016 - Tướng TQ: ‘Anh em xa không bằng làng giềng gần’. Vietnamnet còn lưu ý độc giả: “Ông [Thích Kiến Quốc] nhấn mạnh” lời khẳng định trên của ông ta! 

Thế là các báo đảng đua nhau xoáy vào 16 chữ vàng và 4 tốt bằng hàng loạt thành ngữ, sáo ngữ và công thức lừa mị quen thuộc, như “đoàn kết, hữu nghị, hòa bình, hợp tác, ổn định, phát triển, lòng tin…” 

Chẳng hạn, bản tin ngày 27/3/2016 của VNExpress (lặp lại bản tin của TTXVNCS) nêu rằng “Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc thăm Việt Nam, bàn về Biển Đông”, nhưng họ nào có hề đề cập gì tới những điều thiết thực ở Biển Đông mà phía Trung Cộng gây ra cho Việt Nam và ngư dân Việt Nam, ngang nhiên gia tăng phức tạp trên Biển Đông từng ngày cho Việt Nam? 

Biển Đông

Nói là “bàn về Biển Đông”, sao không chỉ ra cụ thể những vụ Trung Cộng công khai cướp bóc, đánh đắm tàu cá của người Việt Nam, gây thương vong và cả tử vong cho ngư dân Việt Nam, thậm chí hèn hạ cướp bóc tài sản trên tàu thuyền của Việt Nam, hành xử côn đồ kiểu hải tặc độc ác? mà chỉ nói chung chung “nhất trí quân đội hai nước phải kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình, không đe dọa sử dụng vũ lực, không để xảy ra xung đột, cùng giữ gìn hòa bình, ổn định hợp tác…”

Người dân Việt Nam có lạ gì miệng lưỡi quân Trung Cộng, luôn lớn tiếng tự cho mình “hết sức tự kiềm chế, kiểm soát tốt tình hình…” nhưng đồng thời lại ồ ạt chuyển vũ khí và các công cụ chiến tranh khác tới Hoàng Sa, Trường Sa, lại còn cho đó là “hành vi tự vệ”, đâu có “đe dọa sử dụng vũ lực” với ai! 

“Trung Quốc-Việt Nam hợp tác bàn về Biển Đông”? 

Vậy, thử hỏi có bàn hay không việc Cục Hải sự của Trung Cộng thông báo đặt giàn khoan Hải Dương 943 tại khu vực Biển Đông trong phạm vi lãnh hải Việt Nam từ ngày 25/4 đến 31/4/2016! 

Có bàn hay không việc Cục Hải sự ấy của Tàu Cộng cảnh báo tàu thuyền “nước ngoài” không đi lại trong phạm vi bán kính 1 hải lý (1,85 km)? 

Có bàn hay không “việc Trung Cộng liên tục tiến hành xây dựng ở Biển Đông”cũng như “việc Trung Cộng xây đường băng 3.500 m ở Hoàng Sa”

Điều này khiến Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự CSVN tại Trung Cộng, không thể không lên tiếng với BBC ngày 28/3/2016 (qua bài TQ muốn làm dịu quan hệ với VN?), cảnh báo rằng: “Các báo trong nước khi viết về quan hệ Việt-Trung thì lúc nào cũng nhấn mạnh ‘hữu nghị, hòa hảo’, nhưng sự thực có như thế đâu?” 

Ông Dương Danh Dy mạnh mẽ cảnh báo: “Cứ tin Trung Quốc là chết!” 

Ông Dương Danh Dy còn cho biết: “Khi có tin Bắc Kinh điều giàn khoan Hải Dương đến Biển Đông (đồng thời với sự hiện diện của Bộ Trưởng Quốc phòng TC tại VN) thì rõ là họ vẫn chơi trò ‘hai mặt.’

Báo Giáo Dục Việt Nam ngày 28/3/2016, trong bài 7 nỗi lo lớn của dân tộc cũng đã đặt ra vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam. 7 nỗi lo lớn của dân tộc là do đại biếu QHCS Võ Thị Dung đưa ra. Theo bà Dung, nỗi lo thứ nhất và lớn nhất của dân tộc VN là nỗi lo về ngoại xâm: “Trung Quốc đã ngang nhiên xâm chiếm biển đảo của nước ta, trước đây là quần đảo Hoàng Sa, nay là một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa”. Bà Dung nói: “Đảng và Nhà nước đã có một số chủ trương đấu tranh kiên quyết!” Chúng ta có quyền không tin về điều này. Cũng vậy, chúng ta chắc chắn không ai tin vào chuyện “Đảng và Nhà nước kiên trì bằng biện pháp hòa bình”. Toàn là đánh gió! Nhưng chuyện “họ [TC] càng ngày càng lấn tới thì là điều có thật! Và đó mới thực sự là “nỗi lo lớn cho đại sự quốc gia.” 

Báo Giáo Dục Việt Nam còn đưa ra nhận xét của ông nghị Dương Trung Quốc:“Làm sao cho biển không còn gợn sóng nữa, làm sao cho chúng ta bảo vệ được chủ quyền đất nước. Trên lĩnh vực này tôi thấy Quốc hội qua ý kiến của người dân là chưa hài lòng.” Là thành viên của cái gọi là Quốc Hội dưới chính thể CS, ông Dương Trung Quốc tự đỡ đòn và đỡ đòn cho cơ chế của ông. Người dân không phải chỉ “chưa hài lòng”! Người dân căm hận và hết sức bất bình về cách ứng xử ngậm miệng ăn tiền của các đại biểu quốc hội CSVN chứ không phải chỉ là “chưa hài lòng” thôi đâu!

Trở lại chuyện “tàu lạ” đâm chìm tàu thuyền của ngư dân Việt Nam. Chuyện ấy đâu là chuyện mới xảy ra! Hai từ “tàu lạ” đã xuất hiện từ lâu, khiến người dân ai cũng rõ “lạ” mà không lạ! 

Qua bài ‘Tàu lạ’ giết ngư dân...’ ngày 27-3-2016 trên Người Việt Online, Ts Phạm Chí Dũng lại đưa ra chuyện “tàu lạ” đánh hạ tàu cá ngư dân Việt Nam. Ông Dũng than thở: “Ngoài khơi Biển Đông, ‘tàu lạ’ vẫn ung dung tấn công và bắn giết ngư dân Việt. Trong đất liền, giới quan chức bám bờ vẫn hảo hảo chén thù chén tạc với nhau” và với cả bọn quan tướng Hán triều! 

Cuối bài, Phạm Chí Dũng báo động: “Tương lai rất cận kề là hàng loạt vụ khiêu khích và có thể cả tấn công của ‘tàu lạ’ sẽ liên tiếp xảy ra. Tương lai hãi hùng không kém là còn nhiều mạng sống của ngư dân sẽ được bạn vàng tính sổ.” Rồi ông Dũng đặt ngay câu hỏi: “Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những cái tang ấy?”Còn ai nữa, thưa Ts Phạm Chí dũng? Nhưng rồi bọn thủ ác cũng lũ a dua vẫn bình chân như vại!

Cam Ranh trong nội vi Đường Lưỡi Bò

Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, Trung Cộng đã đánh chiếm, cướp đoạt sau khi gây đổ máu hàng trăm sinh linh vô tội! Chẳng thấy có câu nào, lời nào từ phía CSVN đấu tranh với kẻ thù. Đã vậy, người ta còn tự nhận mình “chủ động mời tàu TQ thăm cảng Cam Ranh” (theo Vietnamnet ngày 29/3/2016). Đây, nguyên văn câu nói của tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng CSVN:Chúng ta chủ động mời tàu hải quân TQ thăm các cảng VN, trong đó có cảng Cam Ranh, hưởng các dịch vụ ở đó…” 

Hoàng Sa nhìn vào Cam Ranh! Chết rồi! Trúng kế chiến lược Lưỡi Bò Đại Hán rồi! Câu hỏi Việt Nam sẽ đi về đâu giờ đã có câu trả lời! 

Năm ngoái, Nga xâm lược Crimea của Ukraine. Cuộc xâm chiếm trái phép này được truyền thông CSVN và cả một ông tướng - tướng Lê Văn Cương - biện hộ, tán dương và cổ vũ mạnh mẽ khiến chúng tôi viết bài “Bài học Ukraina - Nước ta trước họa Tàu Nga”. Xin trích lại mấy đoạn liên quan tới Trung Cộng với Cam Ranh như sau đây:

“Nếu với CSVN, Trung Quốc được tôn vinh là ‘người anh em thắm thiết môi liền môi’, thì Nga cũng được tung hô là người ‘ân nhân vĩ đại’ mà Việt Nam có ‘nghĩa vụ’ phải ‘đáp đền’ và đáp đền một cách cụ thể xứng đáng: Cảng Cam Ranh

“Câu hỏi đặt ra ở đây một lần nữa: Nếu trong nước nổ ra một biến động bất thường, như một cuộc biểu tình đòi hỏi thay đổi nhân sự chẳng hạn, thì nhà cầm quyền CSVN sẽ làm gì nếu phía Nga và Tàu viện cớ ‘bảo vệ lợi ích hợp pháp’ củangười Nga, người Tàu tại VN như là một hành động “công khai và đúng luật”, dứt khoát đó “không phải là hành động ‘gây sự’” để đưa quân tới những điểm nóng? 

“Ấy là chúng tôi chưa bàn tới việc Trung Cộng hay Nga Cộng đã cài sẵn tình báo, ngụy tạo một biến động nào đó để chơi trò tầm ăn dâu lấn đất trên khắp đất nước Việt Nam!” 

Phản bác những luận điệu xuyên tạc?

Trước khi Thường Vạn Toàn đến VN, người ta loan báo Toàn sang VN là “nhằm phản bác những luận điệu xuyên tạc…” Khi Toàn đặt chân lên VN thì cái mục tiêu phản bác ấy bỗng dưng không còn được truyền thông CSVN quảng bá tung hô nữa. Người dân VN tưởng đâu mục tiêu kia đã bị gạt qua một bên để hai Đảng đi sâu vào chuyện Đảng sự to lớn hơn. Nhưng không! Không thể nào “mất cảnh giác” với những “luận điệu xuyên tạc”, việc Đảng sự sẽ hỏng bét. 

Vậy thì “phản bác những luận điệu xuyên tạc” bằng cách nào? Bắt bớ, hành hạ, giam tù và kêu án nhiều năm luôn là thượng sách đối với CS! Vừa đẹp lòng đàn anh vừa trấn áp được “dư luận xấu” xuyên tạc mối tình thắm thiết giữa hai đảng anh em! 

Hệ quả của toan tính trên là Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự, cô Nguyễn Minh Thúy trở thành vật hiến tế đầu tiên! Hai người đấu tranh cho Dân chủ-Dân quyền này bị ra tòa, ngày 23/4/2016, chỉ vài ngày trước ngày viên tướng Bộ trưởng Quốc phòng TC đến Việt Nam. Nguyễn Hữu Vinh lãnh 5 năm tù. Nguyễn Minh Thúy 3 năm!

Rồi đến Blogger Nguyễn Ngọc Già, tức cựu ký giả Nguyễn Đình Ngọc của đài truyền hình CSVN, bị đưa ra Tòa ngày 30/3/2016 và cũng chịu mức án cao: 4 năm tù về tội “đăng tin xuyên tạc, biên soạn, phát tán nhiều bài viết có nội dung chống chính quyền, xúc phạm uy tín, danh dự lãnh đạo đảng”. 

Cùng ngày 30/3/2016, ba phụ nữ dân oan tranh đấu cho chủ quyền đất đai lãnh án nặng với “cáo buộc chống phá nhà nước”. Bà Ngô Thị Minh Ước 4 năm tù; bà Nguyễn Thị Trí và Nguyễn Thị Bé Hai lãnh mỗi người 3 năm tù. 

Như vậy, để đón tiếp quan chức Tàu Cộng, CSVN kết án 6 người dân, gồm 3 người mỗi người án tù 4 năm, cùng với 3 người khác mỗi người chịu án 3 năm. Tổng cộng 21 năm tù cho 6 dân đen thấp cổ bé miệng Việt Nam. Đúng là 21 quả đại bác chào mừng đội quân Cộng đảng đàn anh đến VN mở rộng tay ban phát lại 16 chữ vàng và 4 tốt hữu hảo mà đám đồng chí đàn em vốn đã từng khom lưng cúi đầu đón nhận, nhưng chưa thực hiện đến nơi đến chốn, khiến Hán triều xốn xang, phải thân hành đi đến Việt Nam truyền lại bài học!

02.04.2016


“Dân chủ đến thế là cùng” hay “độc tài đến thế là cùng”?!

Trần Quang Thành (Danlambao) - Lời giới thiệu: Hiện nay Việt Nam đang xúc tiến cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021. Đây là một dịp dư luận xã hội lại bàn thảo câu nói của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”.

Luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân đã có cuộc trò chuyện với nhà báo Trần Quang Thành về chủ đề này.

Nội dung như sau – Mời quí vị cùng nghe



Trần Quang Thành: Xin chào LS Lê Quốc Quân.

Lê Quốc Quân: Xin chào ông Trần Quang Thành

TQT: Thưa LS Lê Quốc Quân,

Ông Tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam đang khuyếch trương một cái lời mà ông cho rằng rất tâm đắc Việt Nam “dân chủ đến thế là cùng”.

LS Lê Quốc Quân chứng kiến sự tuyên truyền râm rộ về cuộc bầu cử Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp niên khóa 2016-2021. LS Lê Quốc Quân nghĩ thế nào về tư “dân chủ đến thế là cùng” mà ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang khoe khoang?

LQQ: Thực ra tôi không hiểu từ “dân chủ” ông muốn nói ở đây nghĩa là gì? Nhưng tôi nghĩ nếu theo nghĩa đúng đắn của từ điển nếu mình dùng cái từ “dân chủ đến thế là cùng” áp dụng trong xã hội Việt Nam hiện tại thì đó là một sự nhạo báng về tiếng Việt

TQT: Người ta nói ở Việt Nam ngày nay phải nói “độc tài đến thế là cúng” mới đúng. Bởi vì chế độ cộng sản là một chế độ độc tài. LS Lê Quốc Quốc bình luận ra sao?

LQQ: Ngay bây giờ đảng cộng sản cũng đang hô hào hãy dân chủ ngay trong đảng. Bởi vì họ xác nhận trong đảng cũng chưa có dân chủ thưa anh. Ở Việt Nam đảng cộng sản lãnh đạo toàn bộ nhà nước và xã hội. Anh nhìn cái nón anh sẽ hiểu thế nào là cách lãnh đạo của đảng cộng sản lên xã hội và nhà nước Việt Nam. Trên cùng giả sử ta cho là một số nhân vật cao cấp ở trong bộ chính trị, rồi từ ý tưởng của các thành viên trong bộ chính trị người ta sẽ phổ biến tinh thần xuống trung ương và sau khi trung ương Đảng họp lại chỉ đạo theo đại hội. Bằng chứng vừa rồi đại hội làm theo những ý định của trung ương. Đặc biệt những người được bầu làm uy viên trung ương Đảng đó lần này là gần 200 người họ lại làm những chức vụ quan trọng nhất ở trung ương và các tỉnh hoặc làm bí thư, hoặc làm chủ tịch tất cả các tỉnh. Từ các tỉnh này các ông ủy viên trung ương đó là bí thư, là chủ tịch lại bắt đầu chỉ đạo thiết lập lên hội đồng nhân dân ở tỉnh rồi từ tỉnh lại thiết lập nên hội đồng nhân dân ở huyện, rồi từ huyện lại chỉ đạo xuống hội đồng nhân dân ở xã và ở xã chỉ đạo xuống thậm chí ở cấp thôn. Theo luật, người dân Việt Nam được duy nhất là bầu lên cán bộ thôn. Thế nhưng mà ngay việc bầu lên cán bộ thôn cũng chắc chắn là không có sự khách quan mà là do sự chỉ đạo của đảng cộng sản. 

Đảng cộng sản công khai nói là họ lãnh đạo triệt để và toàn diện... Nhìn cái nón anh thấy từ trên cao chỉ đạo xuống từng người dân là cái đáy của vành nón. Thế là một sự toàn trị chứ sao có thể nói là dân chủ được? Bởi vì dân chủ bao giờ nó cũng phải đi từ dưới lên và được bầu bán bằng chính người dân bời vì nhà nước này là vì dân, do dân và của dân (câu này cũng là copy chứ không phải là một câu sáng tạo gì của Việt Nam cả).

TQT: Vậy theo LS Lê Quốc Quân có cần thiết phải bầu ra cái quốc hội này làm gì nữa không bởi vì Đảng đã dùng đại hội đảng làm chỉ đạo toàn quốc rồi?

LQQ: Đây có những vấn đề nó lạ kỳ, nó cực kỳ là mâu thuẫn cả về hình thức lẫn nội dung. Ở Việt Nam nó là như vậy!

Bởi vì đảng cộng sản cũng nói rõ là họ lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo cả quốc hội. Quốc hội chỉ là cái nơi xây dựng pháp luật. Xây dựng pháp luật dựa vào nghị quyết của đảng. Có nghĩa là đảng đẻ ra nghị quyết; xong rồi dựa vào nghị quyết đó lại đẻ ra luật. Đảng là “bà” của pháp luật. Quốc hội chỉ là công cụ để đảng thực thi ý định của mình để ban hành các văn bản pháp luật mà thôi. 

Theo tôi quốc hội chỉ là một thành phần mở rộng hơn của trung ương đảng cộng sản thôi và như vậy về mặt nguyên tắc, về mặt nội dung có thể dẹp bỏ quốc hội - Không cần nữa.

TQT: Ông bình luận thế nào khi dư luận xã hội mói rằng quốc hội là hội nghị cán bộ đảng mở rộng có thêm vài chục ông là người ngoài đảng nhưng thuộc loại thân tín của đảng?

LQQ: Dựa theo số liệu thống kê ta đủ biết; Quốc hội có 500 người, có khoảng 25 người không phải là đảng viên cộng sản. Như vậy họ chỉ chiếm 5% thôi. Đảng cộng sản chỉ chiếm khoảng 3 đến 4% dân số Việt Nam - 4 triệu đảng viên trên 90 triệu dân - Đảng cộng sản chỉ chiếm 4% dân số nhưng lại nắm đến 95% số đại biểu quốc hội. Qua đó ta thấy cơ bản quốc hội là công cụ của đảng cộng sản.

TQT: Như vậy từ quốc hội đến hội đồng nhân dân các bộ máy đó mỗi năm chi tiêu tốn đến cả trăm tỷ đồng tiền thuế của dân. Bên cạnh đó nói lại phải nuôi một bộ máy cồng kềnh không thể kiểm soát nổi đó là bộ máy đảng. Ông bình luận sao vấn đề này?

LQQ: Biết nó rất là tốn kém, nhưng mà đã xây dựng mô hình nhà nước như thế này rồi nó cũng phải theo thôi. Thực ra nếu trong cái nền quản trị một nhà nước văn minh thì đảng nó có ý nghĩa gì đâu... Đảng nào cũng được. Nó có rất nhiều đảng. Nhưng mà cái người ta cần là cần nhà nước. ở Việt Nam khái niệm đảng và nhà nước nhiều người ngay kể cả thanh niên, sinh viên khi tôi hỏi họ vẫn đang bị lẫn lộn. Họ cũng không phân biệt được rõ thế nào là đảng, thế nào là nhà nước; thế nào là tổ quốc, thế nào là nhân dân. Các khái niệm này nó bị nhập nhằng, vì bị nhập nhằng như vậy cho nên họ cũng phải xây dựng cho nó đủ bộ lễ. Nó có những mâu thuẫn như trong hiến pháp nó có những qui định khác người mà qui về nó nằm trong điều 4 của hiến pháp. Tức là qui định một đảng phái chính trị nhưng mà được lãnh đạo nhà nước và xã hội. Nhà nước lại ở dưới đảng. Trong khi đó đảng lại phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Mà pháp luật lai do một thành tố của nhà nước. Thành tố này chính là quốc hội.

Bởi vì nói về nhà nước chúng ta có 3 thành tố rất rõ ràng: Quốc hội – Nhà nước (đứng đầu là Chủ tịch nước) - Chính phủ (đứng đầu là Thủ tướng chính phủ). Yếu tố đó rất rõ ràng. Nước ngoài tróng tam quyền phân lập họ còn có hệ thống tư pháp nữa. Nhưng thực ra ở Việt Nam hệ thống tư pháp nó cũng chưa thành một ngành độc lập. Chính đảng cộng sản nói quyền lực ở Việt Nam là thống nhất - Thống nhất ở đây là tập trung vào đảng cộng sản - nhưng có sự phân công phối hợp; tức là chính do đảng cộng sản phân công giữa 3 nhánh quyền lực là lập pháp, hành pháp và tư pháp theo ý định của đảng. Làm sao sự phân công này để các ông làm đúng ý của tôi. 

TQT: Nếu nhà nước sắp tới hình thành như thế này: Viện kiêm sát là một tướng công an; Tòa án tối cao là một tướng công an; Chủ tịch nước sắp tới cũng là một đại tướng công an.

Bộ công an, Tòa án tối cao, Viện kiểm sát tối cao, Chủ tịch nước đều là người xuất thân từ ngành công an. Một hệ thống như vậy có còn tam quyền phân lập nữa không hay là như thế nào thưa ông?

LQQ: Xét về cả về mặt hình thức và nội dung Việt Nam chưa bao giờ có tam quyền phân lập. Nhưng ít nhất về các các chức danh nó cũng đã có sự phân biệt tư cách nhất định. Nhưng mà bản thân hình thức các chức danh đó thì dù họ là công an hay không phải công an khi họ đại diện cho chức danh đó, ngành nghề đó ví dụ họ bên ngành kiểm sát họ vẫn phải theo sát chức danh, nhiệm vụ của ngành kiểm sát; tòa án vẫn là việc của tòa án; Chủ tịch nước có chức năng, nhiệm vụ của chủ tịch nước. Các chức năng ấy là khác nhau và biệt lập dù họ là ai. Thế nhưng mà tôi đồng ý với anh ở chỗ nếu tất cả là công an thì tư duy của những người làm công an có thể nó mang nặng vào cái ngành đó Và nó áp đặt cái ý thức của công an. Dù sao những người đó họ được đào tạo từ công an; đã hoạt động trong ngành công an thì họ sẽ có những tư duy của công an. Và tư duy của công an trong một xã hội đang hội nhập nó đòi hỏi rất nhiều vấn đề về ngoại giao, về kinh tế, về thương mại quốc tế mở rộng như thế này tôi e rằng tư duy công an ấy nó sẽ không phù hợp và giả sử nếu phù hợp một phần nào đó thì nó không hiệu quả.

TQT: Quốc hội là cơ quan lập pháp. Nhưng trên thực tế gần như 13 khóa quốc hội chưa làm ra một luật nào mà đều do hành pháp lảm từ A đến Z. làm luật để quốc hội thông qua rồi lại làm thông tư hướng dẫn thực hiện. Phải chăng cơ quân lập pháp chỉ là hình thức?

LQQ: Khôi hài lăm anh ơi! Tôi rất là buồn vì tôi là con người rất say mê với vấn đề của quốc hội. Tôi từng ứng cử đại biểu quốc hội năm 2007 và tôi bị bắt khi trên tay còn cầm hồ sơ đi nộp ứng cử. Năm 2011 tôi cũng ứng cử và bị đấu tố ngay tại phường bằng cách thức của người ta để loại tôi ra một cách bất công. Nhưng mà tôi vẫn say mê bởi vì tôi nghĩ ở đó là nơi người ta làm luật và có tính đại diện cho nhân dân để tiến hành làm luật. Khi cơ quan an ninh hỏi tôi tương lai ông định làm gì? Ông định chống phá mãi à?! Tôi bảo tôi vẫn mong muốn làm một đại biểu quốc hội trong một xã hội dân chủ, tự do để tôi có thể tự nghĩ ra hoặc cố gắng để xây dựng một đạo luật nào đó dù có thể là ngắn; dù có thể là đơn giản cho nhân dân có hiệu quả.

Điều quan trọng nhất luật pháp ở nước ngoài đại biểu quốc hội họ tự nghĩ ra, hoặc họ từ đề xuất dự luật. Nhưng ở Việt Nam như anh nói từ xưa đến nay đều do bên hành pháp tự soạn thảo ra luật rồi đưa ra quốc hội. Chẳng qua đại biểu quốc hội cũng chỉ bình luận về câu từ. Cho nên phải nói thẳng chất lượng làm luật ở Việt Nam là cực kỳ thấp. Trình độ và khả năng của đại biểu quốc hội đã thấp rồi nhưng họ còn không cơ hội và không dám nói; không có điều kiện để nói ra suy nghĩ thật của chính mình nữa. Tôi nghĩ do đó hậu quả cuối cùng bộ luật chất lượng cực kỳ thấp. Điều này xảy ra trong xã hội rồi. Rất nhiều đạo luật đầy tính mơ hồ. Ngay chính các đại biểu ban hành những đạo luật không rõ ràng, minh bạch và trong sáng vì chính họ vẫn hiểu rằng minh ban hành như thế này, nhưng mà ra thực tế chắc gì đã thực hiện được. Ý định là thế này, chỉ đạo là thế này nhưng trong thực tế nó khác. Họ sử dụng những từ ngữ, những thuật ngữ rất mập mờ; rất có tính dự phòng để dư những khoảng thời gian nhất định chứ không xác định hiệu lực một cách dứt điểm và phải tin tưởng ngày từ trong đầu là có hiệu lực vào ngày nọ, ngày kia. Thậm chí họ còn mớm vào hay còn dự phòng những điều nó không được áp dụng. Qua đó anh thấy nó rất lạ kỳ.

TQT: Chúng ta vừa bàn thảo với nhau chung quanh câu chuyện về quốc hội, về hội đồng nhân dân, về bầu cử để đi đến một suy nghĩ là xã hội Việt Nam hiện nay dưới sự lãnh đạo độc tôn của đảng cộng sản là một xã hội “dân chủ đến thế là cùng” hay là một xã hội ”độc tài đến thế Là cùng”?!

Kết luận của LS Lê Quốc Quân là thế nào?

LQQ: (Cười sảng khoái) Cái này cũng rất là khó nói với anh vì nó phụ thuộc vào nhận thức của từng người .

Câu đó của ông Nguyễn Phú Trọng bị người ta nói rất nhiều rồi. Theo tôi làm ở đâu, lảm ở lĩnh vực gì lâu thì có cái người ta gọi là bệnh nghề nghiệp và đôi khi người ta gọi là bị nhiễm độc nữa. Nhiễm độc tư tưởng vào đấy. Bản thân ông Nguyễn Phú Trọng là một tiến sĩ bảo vệ đảng. Từ xưa đến nay ngài chăm chú vào việc bảo vệ đảng. Cho nên có thể những tư duy của ngài nó bị nhiễm sâu vào cái chuyện như vậy.

Ngài là một tiến sĩ bảo vệ đảng và thứ hai ngài là một cử nhân văn chương. Cử nhân văn chương mà sử dụng cái từ dân chủ trong bối cảnh Việt Nam hiện tại “dân chủ đến thế là cùng” cá nhân tôi không có bình luận gì khác nữa. Cái này phải để cho nhân dân vậy?!

TQT: Xin cảm ơn LS Lê Quốc Quân


Trần Quang Thành
danlambaovn.blogspot.com

Tá hỏa phát hiện chíp điện tử gắn dưới đáy bát ăn cơm

Theo Người đưa tin-31/03/2016 12:23PM
Chiếc bát ăn cơm bất ngờ rơi mất phần đáy, để lộ ra một hệ thống mạch và chíp điện tử dây dợ chằng chịt, bốc mùi khó chịu. 
Sau khi tiếp nhận thông tin từ anh Lê Ngọc Lan (SN 1976), ở đội 5, thôn Bầu, xã Kim Trung, huyện Đông Anh, Hà Nội qua đường dây nóng, về việc gia đình anh có một chiếc bát ăn có nhiều dấu hiệu lạ, PV đã đến tận nhà anh để tìm hiểu.

Anh Lan cho hay, ngay sau khi phát hiện chiếc bát lạ, anh đã dùng điện thoại di động gọi đến nhiều cơ quan có thẩm quyền với hi vọng tìm được sự giải đáp.

Chiếc bát này bình thường vẫn được gia đình anh Lan sử dụng để ăn cơm.
Chiếc bát này bình thường vẫn được gia đình anh Lan sử dụng để ăn cơm.  

“Từ sáng đến giờ mất khối tiền điện thoại rồi em ạ. Anh gọi đến số 19008198, họ cho số 1060, rồi cứ tổng đài này cho số tổng đài khác để gọi, nhưng đều không có kết quả” – anh Lan chia sẻ.

Trao đổi với PV, anh Lan cho biết, nhà anh thường khi ăn sáng muộn, khoảng 10h trưa 30/3, anh có bê bát ăn từ sáng đi rửa. Đang rửa, một chiếc bát bỗng rụng trôn (phần phía dưới bát – PV), để lộ ra trong đó nhiều chip, mạch điện tử khiến anh vô cùng lo lắng.

Sau khi phát hiện đáy bát được gắn chip và các thiết bị điện tử, anh Lan vô cùng lo lắng.
Sau khi phát hiện đáy bát được gắn chip và các thiết bị điện tử, anh Lan vô cùng lo lắng.  
Vừa nói, anh Lan vừa cầm chiếc bát đưa cho chúng tôi xem. Theo quan sát, đây là một chiếc bát sứ trắng đơn thuần, không có bất cứ họa tiết gì đặc biệt. Tuy nhiên, dưới đáy bát quả nhiên xuất hiện một hệ thống như mạch điện tử và có mùi hắc rất khó chịu.

Theo như anh Lan nói, đây là một trong số những chiếc bát nhà anh mua về để ăn cơm, giá chỉ vài nghìn đồng/chiếc. Gia đình anh mua chúng cách đây khoảng đôi ba năm, nhưng mua ở hàng xén ngoài chợ chứ không phải trong cửa hàng hay siêu thị nên không nhớ rõ địa chỉ mua.

Anh Lan cho biết thêm, trước đây, nhà anh có vài chiếc bát như này. Tuy nhiên, giờ chỉ còn duy nhất chiếc bát này xót lại. Đáng nói, những chiếc bát ăn cơm trước đây không có những dấu hiệu lạ như chiếc bát này.
Anh Lan và em trai mình đang trao đổi với PV về chiếc bát có gắn vật thể lạ xuất hiện trong nhà mình.
Anh Lan và em trai mình đang trao đổi với PV về chiếc bát có gắn vật thể lạ xuất hiện trong nhà mình. 
Khi đang trò chuyện với PV, em trai anh Lan cũng ghé sang nhà chơi. Nhìn thấy chiếc bát, và nghe anh trai mình kể về “sự tích” phát hiện ra nó, anh chẹp miệng liên tục và nói “chết nhỉ…” rồi đặt ra nhiều giả định. Trong đó, em trai anh Lan cho rằng, rất có thể bát này được gắn chip nghe trộm, camera theo dõi với một mục đích nào đó.

Tuy nhiên, khi xem chiếc bát này, nhiều người nhận định, đây là một dụng cụ dùng để gian lận khi chơi xóc đĩa.

Anh Lan cũng cho hay, bản thân không có chuyên môn nên không dám bình luận hay nói gì thêm khi phát hiện sự kì lạ trong chiếc bát ăn cơm nhà mình. Chỉ đơn giản vì lo sợ loại bát này có thể đe dọa đến sức khỏe người sử dụng nên anh mới muốn cảnh báo đến các cơ quan chức năng, hi vọng họ có thể giúp anh giải đáp thắc mắc này.

Ông Trần Minh Lợi bị công an bắt: “Ăn đòn” vì không hiểu ý đảng?

Nguyễn Đình Ấm-04-01-2016

Ông Lợi (X) bị bắt!

(VNTB) - Hành vi đóng giả sai phạm hoặc bày cách cho người khác để bắt tham nhũng như phóng viên Hoàng Khương, nông dân Trần Minh Lợi… là biện pháp khôn ngoan chống tham nhũng cũng như công an đóng giả đủ thứ người, dùng mọi mánh lới, “mồi nhử” để bắt tội phạm. Thế nhưng người dân có sáng kiến bắt tham nhũng lại bị trừng trị, còn công an thì có công!

Ngày 23/3/2016, ông Trần Minh Lợi ở xã Ea Bhốk huyện Cư Kuin tỉnh Đắc Lắc bị công an bắt khẩn cấp, khám xét nhà cửa. Hiện ông Lợi đang bị tạm giam để điều tra xử lý về tội “xúi giục” người khác đưa hối lộ (một tờ báo “mách nước”).

Số là, trước đó CA địa phương bắt vụ đánh bạc và  3 sĩ quan công an gợi ý cho người nhà can phạm đưa số tiền lớn thì cho tại ngoại, xử êm. Gia đình bị can cầu cứu và ông Lợi chỉ bảo cho họ cách “tóm” tham nhũng và họ đã bí mật ghi âm, ghi hình để ông Lợi tố cáo các sếp CA này  dẫn đến họ phơi mặt xấu trước dư luận, sẽ bị kỷ luật (dù miễn cưỡng).

Phải chăng, những gì đã xẩy ra thì việc ông Lợi bị bắt giam và chắc chắn sẽ bị xử nặng là “đúng quy trình” của đảng CS?

Sự thật đã chứng tỏ những anh vô tư hoặc cố tình hăng hái chống  tham nhũng  nhằm vào các thế lực mạnh như quan chức, đại gia, công an… đều có “hậu vận” xấu.

Năm 2006 hai nhà báo Nguyễn Việt Chiến (báo Thanh Niên) và Nguyễn Văn Hải (báo Tuổi trẻ) say sưa viết hàng loạt bài phanh phui vụ tham nhũng lớn, cờ bạc ở PMU 18 nhằm vào nhiều quan chức, đảng viên, đại gia như Bùi Tiến Dũng, thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến… Tội của các sếp này rất lớn mà nếu đúng như sự “tha thiết” chống tham nhũng của đảng thì các phóng viên phải được khen thưởng. Thế nhưng, các sếp bị tố cáo nhiều tội kia chỉ bị xử  nhẹ (so với tội), còn những anh liên quan đến việc chống tham nhũng nhưng  “quá đà” thì lĩnh đủ (dù họ chỉ có những sơ suất nghiệp vụ): Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Văn Hải bị khởi tố,điều tra, bắt giam, ra tòa… Nguyễn Quốc Phong Phó tổng biên tập báo Thanh Niên, Bùi Văn Thanh Phó TBT biên tập báo Tuổi trẻ bị kỷ luật thu thẻ nhà báo…

Năm 2012, nhà báo Hoàng Khương - báo Tuổi trẻ - theo phân công của tòa soạn hăm hở thực hiện các vụ điều tra tiêu cực của cảnh sát giao thông. Với kinh nghiệm, sự tận tụy của một nhà báo giỏi, anh này đã đóng vai hoặc đi cùng tài xế ghi âm, ghi hình phanh phui tình trạng mãi lộ của CSGT, bắt quả tang CSGT ăn hối lộ, trong đó có vụ cùng em vợ hối lộ CSGT để bắt “tại  trận” tham nhũng… Nếu đúng như đảng hô hào thì Hoàng Khương phải được khen thưởng, nhưng ngược lại anh bị khởi tố, điều tra, ra tòa với mức án 4 năm tù.

Giữa năm 2015 ông Kim Quốc Hoa, TBT báo Người Cao Tuổi cũng bị khởi tố, điều tra vì tội “đăng bài sai sự thật” mặc dù trong thời gian dài với hàng trăm bài báo NCT đã phanh phui rất nhiều vụ tham nhũng lớn, đánh vào nhiều ung nhọt của xã hội được dư luận hết sức hoan nghênh, ca ngợi. Thế nhưng ông Hoa lại bị khởi tố, điều tra, thu thẻ nhà báo… Dư luận đồn đoán “dòng thác” chống tham nhũng của báo NCT bị “chặn” là do giọt nước “tràn ly” từ bài “Thị trường sao và vạch”. Mặc dù bài này chỉ khơi khơi bề ngoài hiện trạng tham nhũng trong quân đội nhưng “vào vùng cấm”.

Có lẽ tôi là một trong những “học viên” sớm được học về “giới hạn chống tham nhũng” trong những năm làm báo ở ngành hàng  không Việt Nam. Lần đầu chúng tôi phanh phui việc tham nhũng vật tư, đất đai, tiền phúc lợi xây 5 nhà riêng cho quan chức thì được cấp trên ủng hộ rùm beng, đó là vụ “vật tư rơi vào tay ai” mà cả “làng báo” thời đó biết. Thế nhưng, khi tôi phanh phui các vụ lớn như mua máy bay King Air B 200, hai máy bay Fokker 70,thuê 10 máy bay A 320… mờ ám thiệt hại cho nhà nước vô cùng lớn thì lập tức bị loại khỏi phóng viên, rồi điều tra, khởi tố, khám xét nhà cửa với mưu toan cho tôi vào nhà đá với tội nực cười “vu khống lãnh đạo HKVN”.... Trong khi bị điều tra tôi mới biết mình đã đánh vào “sân sau” của nhiều chóp bu “thiên đình”. Việc dùng đến cơ quan trung ương điều tra án nghiêm trọng A 24 bộ công an, viện kiểm sát tối cao trực tiếp nhúng vào vụ án “vu khống” chứng tỏ việc chống tham nhũng của tôi là  “quá đà”, đúng như sếp đại tá A 24 chân thành nói với tôi: “Chống tham những tùy nơi, tùy chỗ, cứ chống bừa có lúc chết”.

Đến nay lại đến “Hai nương rẫy” Trần Minh Lợi. Một thường dân mà dám và bắt quả tang nhiều vụ sai phạm, ăn hối lộ của quan chức, công an đầy quyền lực là chuyện không thể diễn ra mãi được?

Hành vi đóng giả sai phạm hoặc bày cách cho người khác để bắt tham nhũng như phóng viên Hoàng Khương, nông dân Trần Minh Lợi… là biện pháp khôn ngoan chống tham nhũng cũng như công an đóng giả đủ thứ người, dùng mọi mánh lới, “mồi nhử” để bắt tội phạm. Thế nhưng người dân có sáng kiến bắt tham nhũng lại bị trừng trị, còn công an thì có công!


Những sự thật này rất ăn khớp với chỉ thị 15. Phải chăng đảng CS nắm quyền “điều tiết” chống tham nhũng, ai không hiểu ý “chống quá đà” là sẽ bị ăn đòn?

'Người tự ứng cử như cá nằm trên thớt'

Theo BBC-1 tháng 4 2016 

Image copyrightVo An Don
Một số người tự ứng cử Đại biểu Quốc hội ở Việt Nam phê phán giai đoạn lấy ý kiến của cử tri về người ứng cử tại nơi sinh sống, làm việc.
Luật sư Võ An Đôn viết trên Facebook của ông, gọi những gì ông trải qua trong buổi lấy ý kiến hôm 01/04 ở nơi ông cư trú là buổi 'đấu tố'.
"Tham dự hội nghị có hơn 100 người, phần lớn là công an, người nhà công an, cán bộ các đoàn thể chính quyền địa phương, người lạ mặt ở địa phương khác, dân chúng trong thôn chỉ vài người được mời đến dự."
"...Họ đem chuyện gia đình, chuyện tôi không tham dự các cuộc họp của thôn, chuyện tôi viết bài trên Facebook ra mạc xác tôi; họ cho rằng tôi không đủ điều kiện làm đại biểu quốc hội, vì tôi có tư tưởng phản động; họ khuyên mọi người không bầu tôi.
"Điều đáng buồn là chính lãnh đạo Đoàn luật sư được mời đến dự lại đấu tố tôi, cho rằng tôi vừa bị Sở tư pháp phạt tiền vì không lập sổ tài chính nhưng không khai báo và tôi có tư tưởng không đảm bảo để bầu vào quốc hội," ông Võ An Đôn viết.
Luật sư Đôn chỉ nhận được 29 phiếu ủng hộ trên tổng số 86 phiếu trong buổi tiếp xúc cử tri. Đến ngày 02/4 ông Đôn còn có buổi lấy phiếu tại Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên.

'Cá nằm trên thớt'

Ca sỹ Mai Khôi trả lời BBC Tiếng Việt hôm 01/04 sau buổi lấy ý kiến cử tri ở tổ dân phố tại thành phố Cam Ranh rằng, những người tự ứng cử "hoàn toàn như cá nằm trên thớt, và họ muốn mình vào được vòng nào là có sự sắp xếp của họ và mình cứ thế theo thôi."
Mai Khôi kể lại về buổi hội nghị cử tri hôm 31/03: "Gọi là lấy ý kiến cử tri nhưng không được vận động trước, thứ hai là không được trình bày chương trình hành động của mình, không được phát biểu ý kiến gì ngoài việc phát biểu cảm ơn mọi người trong tổ dân phố của mình.
"Khôi thấy buổi lấy ý kiến đó như là hình thức, thiếu nội dung vì người ta không biết mình là ai, đang làm gì thì làm sao người ta cho ý kiến chính xác được. Ở đây chỉ là sự cảm tính."
Trước buổi hội nghị với cử tri, Mai Khôi cho biết 'một lãnh đạo' đã tới tận nhà dặn dò cô một số điều không nên nói, mà cô kể lại rằng người này nói rất khéo léo, trong lời dặn dò có nhiều 'ẩn ý'.
Khi được hỏi liệu cô có cho rằng mình sẽ qua được vòng hiệp thương để tiếp xúc cử tri, Mai Khôi nói xác suất có lẽ rất thấp.
"Đến nước này thì mình thấy rõ là họ đã có con đường, có sắp xếp của họ rồi, mình thấy rõ là chắc không có cơ hội đi tiếp."

'Không ghi âm, ghi hình'

Image copyrightLam Ngan Mai
Image captionĐoạn tin trên Facebook kể lại chi tiết buổi lấy ý kiến cử tri của ca sỹ Lâm Ngân Mai
Ca sỹ Lâm Ngân Mai ở thành phố Hồ Chí Minh cũng tường thuật chi tiết về buổi lấy ý kiến cử tri về cô tại tổ dân phố Gò Vấp hôm 31/03 trên Facebook cá nhân.
Cô kể lại bị yêu cầu bỏ lại túi xách bên ngoài, và khi vào bên trong hội trường thì không được ghi âm, ghi hình cuộc họp do đã có "ban tổ chức làm việc đó".
Cũng tương tự như ca sỹ Mai Khôi, Lâm Ngân Mai được yêu cầu không trình bày chương trình hành động của mình.
Lâm Ngân Mai viết, có sáu người lên phát biểu ý kiến về cô, trong đó nhắc trình độ lớp 9/12 của cô là "mơ mộng không đủ tiêu chuẩn làm Đại biểu Quốc hội, vì ngay cả ông [tổ trưởng dân phố] tự nhận mình lớp 10 đi xin việc làm còn khó, tổ trưởng nói thế".
Ca sỹ này cũng nêu một người "không tên" đã liệt kê lại hàng loạt phát biểu của cô trên mạng xã hội như Facebook và YouTube, và kết luận, "nếu bầu Mai thì chắc Mai sẽ xây Vạn lý Trường Thành bằng thuế dân".
Tường thuật trên Facebook của cô có đoạn tả lại việc nhiều người cho rằng cô đã ngụy tạo chữ ký của những người ủng hộ.
Ca sỹ Lâm Ngân Mai đăng tải đoạn video thu âm buổi tiếp xúc cử tri lên kênhYouTube của cô. Trên kênh này cũng có video cô tự giới thiệu chỉ học tới lớp 9 do gia đình hoàn cảnh khó khăn.