Monday, February 15, 2016

Độc tài: Chính trị và tôn giáo

 VietnamDaily.News-02-15-2016
1
  1. Trung Cộng (TC) điển hình cho một nước độc tài chính trị
Theo dõi những sinh hoạt của TC, nhà nước cố đưa những bộ mặt đẹp ra trước quốc dân và thế giới để đánh bóng hình ảnh một cường quốc đang vươn lên với tinh thần dân tộc, chủ nghĩa ái quốc trong khi lý tưởng Cộng Sản suy tàn và hình ảnh lãnh tụ Mao phai mờ trong dân gian nhưng vẫn sáng ngời trong tâm các lãnh tụ hiện đại.
Trước sự đe dọa về một tình trạng suy thoái kinh tế có thể đưa TC trở về thời Mao (Bước Nhảy Vọt Vĩ đại), Tập Cận Bình sẵn sàng xiết chặt sự kiểm soát của đảng CS một khi bất ổn kinh tế đưa tới bất ổn xã hội, chính trị.
Nhìn những khuôn mặt trí thức, khoa học gia, nghệ sĩ, học giả, thương gia, báo chí TC đứng ra biện minh cho một Trung Hoa hòa mình với thế giới chỉ thấy một sự lường gạt trơ trẽn vì chỉ nhắc tới hoa lợi, thành công, tương lai (chưa xảy tới) của những chương trình hòa tấu của đảng CS, độc tài, tàn bạo, thủ đoạn. Điển hình nhất là sự đối xử với láng giềng: Nhật, VN, Phi, Đài Loan …
Rồi “con đường tơ lụa” và Ngân Hàng Đầu Tư (AIIB) như miếng mồi sáng giá và hấp dẫn nhất.
Tất cả chỉ che dấu một mục đích: Trung Hoa sẽ là, phải là số một Thế Giới = thống trị Thế Giới. Vì Trung Hoa từ xưa đã là trung tâm vũ trụ hàng ngàn năm trước khi Mỹ thành lập. Cai trị bằng sự tàn bạo và thủ đoạn TC phải bành trướng bằng mọi cách vì Trung Hoa đã có những cái vĩ đại: Vạn Lý trường thành, địa bàn, thuốc sung … và Trung Hoa có đông dân nhất thế giới. Nếu 1.3 tỷ người Trung Hoa chọn đảng CS lãnh đạo thì TC phải tiếp tục đứng đầu và lãnh đạo … thế giới. Còn chuyện chết hàng triệu người vì đói, chiến tranh, bệnh tật … chỉ là chuyện nhỏ và không phải lỗi của ban lãnh đạo CS (?). TC cho rằng chỉ có những người theo lý tưởng CS mới thực sự có khả năng cai trị Trung Hoa và thế giới mặc dù họ biết nếu không sử dụng bạo lực để kềm kẹp thì chẳng có ai theo CS cả. Tất cả những gì tốt thì nhà nước vơ về cho đảng CS, còn chuyện xấu xa (tham nhũng, chết người, chậm tiến, nghèo đói…) thì không phải do đảng (tuy nắm quyền cai trị, sinh sát) mà do kẻ thù bên ngoài (ở 8 ngàn dặm bên kia bờ Thái Bình Dương).
Vì TC tự hào có đông dân nhất nên tự cho quyền chiếm biển (Nam Hải ) tối đa theo nhu cầu hay ý muốn của đảng CS và chỉ có luật lệ của TC mới đúng còn luật thế giới (cho dù hàng trăm nước tôn trọng) là…đồ bỏ.
Sự trơ trẽn vô liêm sĩ của TC là cũng tổ chức các cơ quan, văn phòng mang các danh hiệu, chức năng y như của các nước dân chủ Tây Phương nhưng tất cả chỉ là bù nhìn của Đảng. Và TC tin rằng cứ nói láo và làm bừa (theo ý đảng CS) thì “để lâu, cứt trâu hóa bùn” là xong chuyện. Tiếc thay đa số dân Trung Hoa tin vậy và…tự hào là dân của nước Trung Hoa vĩ đại.
Vì độc tài, TC rơi vào tình trạng mất quân bình vì không có đối lập phê phán nên sẽ không thể tìm ra trung đạo.Trung Hoa mà không tìm ra trung đạo thì sẽ sụp đổ.
  1. Iran điển hình cho một nước độc tài tôn giáo
Độc tài tôn giáo có khuyết điểm lớn nhất là không có tranh luận. Lời nói của thánh (Mohammed) là không sửa đổi. Không biết có đúng không nhưng kẻ truyền đạo (inmam) thường diễn dịch lời thánh nhân theo ý mình mà không có ai có thể kiểm chứng. Khuyết điểm thứ hai là sự khác biệt sinh-tử giữa hai phái Suni và Shi’ite. Thứ ba là hệ thống đóng kín khiến tôn giáo không chuyển hóa theo thời đại. Bản chất con người là ham vui, thích đẹp, muốn cái gì mới lạ … khi bên ngoài có thứ hấp dẫn mà đạo giáo ngăn cấm thì dân phá rào là chuyện dĩ nhiên. Thứ tư là hệ thống đạo giáo tuy kỷ luật khắt khe nhưng lại thiếu kiểm soát, ai cũng có thể xưng là giáo sĩ (inmam) để giảng đạo. Vì không phát triển nên quay về quá khứ: chuyện thánh chiến, chuyện đế quốc Ottoman, lời tiên tri thống nhất thế giới dưới chế độ Hồi Giáo, các tôn giáo khác là dơ bẩn phải tiêu diệt thì mới đúng lời tiên tri (giá trị của những lời tiên tri này không được kiểm chứng). Nếu tiên tri đã đúng thì khối Hồi Giáo đâu có tệ hại như ngày nay?
Khi đảng chính trị nắm chính quyền thì không thể kỳ thị tôn giáo nhưng khi tôn giáo nắm chính quyền thì kỳ thị tôn giáo gần như chắc chắn xảy ra. Iran cũng như TC, tổ chức chính quyền giống như Tây Phương nhưng quyết định cuối cùng vẫn do Giáo Chủ (supreme leader tương đương với chủ tịch đảng). Khi báo chí, tự do ngôn luận, hội họp, đi lại, tòa án… đều bị nhà nước kiểm soát thì dân sẽ phải thụ động: lì ra, mặc kệ cho nhà nước vo tròn, bóp méo.
Độc tài giống như người đi bằng một chân, trước sau gì cũng té ngã. Tất cả chỉ vì “bản ngã” cho rằng chỉ có “tôi” mới đúng, tất cả những gì không phải “tôi” đều dẹp bỏ. Dân chủ là thay đổi, 2 chân, thì không những vững mà còn nhanh chóng phát triển.
TCL
26-1-2016

Dân Việt lại lo sợ cảnh sát giao thông lạm quyền

HÀ NỘI (NV) - Từ 15 tháng 2, cảnh sát giao thông được quyền trưng dụng các phương tiện của dân khi “thi hành công vụ” và không cần lập biên bản khi xử phạt lỗi giao thông.

Truyền thông Việt Nam loan báo, từ ngày 15 tháng 2, Thông Tư 01/2016 quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông (CSGT) bắt đầu có hiệu lực.


Người dân quan ngại cảnh sát giao thông sẽ lạm quyền trưng dụng tài sản cá nhân. (Hình: VNExpress)

Theo đó, ngoài việc kiểm soát xe, giấy tờ của người lái xe, CSGT còn được kiểm tra giấy tờ tùy thân của người ngồi trên xe đang bị kiểm soát...; được trưng dụng các loại xe đang lưu thông, các phương tiện như điện thoại di động, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân... “nhằm bảo đảm an toàn, thuận tiện hơn cho việc tuần tra, xử lý vi phạm.”

Thậm chí, thông tư này còn cho phép CSGT xử phạt tại chỗ không cần lập biên bản đối với các trường hợp người phạm luật giao thông bị phạt tiền từ 250,000 đồng trở xuống.

Trước dư luận lo ngại CSGT sẽ lạm quyền, vi hiến nếu được phép trưng dụng phương tiện của người dân, nói với VNExpress, ông Nguyễn Hữu Dánh, phó cục trưởng Cục CSGT cho rằng, thông tư 01 không tăng thêm quyền hạn cho CSGT mà chỉ bổ sung một số mục so với trước đây.

“Lực lượng cảnh sát chỉ được phép trưng dụng khi có sự đồng ý của bộ trưởng Công An, ngoài ra chỉ được huy động để đưa người dân đi cấp cứu, truy bắt tội phạm,” ông Dánh nói.

Tuy nhiên, người dân cho rằng, điều này có thể bị kẻ mạo danh CSGT lợi dụng, trong khi người dân không biết phân biệt “người thật, người giả” thế nào. Hoặc nếu CSGT trưng dụng tài sản thì việc bảo mật thông tin cá nhân của người dân có được bảo đảm, chưa kể việc làm gián đoạn liên lạc gây ảnh hưởng công việc cá nhân.

Trả lời báo giới ngày 15 tháng 2, ông Nguyễn Văn Hậu, phó chủ tịch Hội Luật Gia Sài Gòn cho rằng, Thông Tư 01 vi hiến, có quy định trái với pháp luật hiện hành. Cụ thể là Luật Trưng Mua, Trưng Dụng Tài Sản năm 2008 và Hiến Pháp năm 2013 về quyền trưng dụng tài sản.

Thông tư chỉ quy định là CSGT được trưng dụng các loại phương tiện, thiết bị mà không quy định trường hợp nào thì được trưng dụng những tài sản đó của người dân. Trong khi đó, Hiến Pháp 2013 đã khẳng định, chỉ trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai. Nhà nước trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Luật cũng quy định rõ, chỉ những người có thẩm quyền bao gồm: Bộ trưởng các bộ, chủ tịch cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới được quyền quyết định trưng dụng tài sản.(Tr.N)

02-015-2016 1:27:44 PM 

Trộm cắp, 'xin đểu' hoành hành dịp Tết

 SÀI GÒN (NV) - Tình trạng trộm vào nhà để trộm cắp tài sản; cướp giật, xin đểu người đi đường... xuất hiện nhiều trong những ngày Tết ở thành phố Sài Gòn. Tin từ báo Người Lao Ðộng cho biết.

Ngày 15 tháng 2, cơ quan Cảnh Sát Ðiều Tra công an thành phố Sài Gòn cho biết, đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra vụ trộm cắp xảy ra tại khu biệt thự Ngân Long, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè.



Một kiểu chống trộm có một không hai ở Sài Gòn. (Hình: Người Lao Ðộng)


Theo trình báo của bà M.L. (43 tuổi), chủ nhà, tối 13 tháng 2, cả nhà bà đi chúc Tết nhưng quên đóng cửa ở tầng 1 nên trộm đã đột nhập vào nhà lấy đi một số tiền khá lớn cùng nhiều tài sản khác, ước tính thiệt hại hơn 800 triệu đồng.

Ðây chỉ là một trong hàng chục vụ trộm cướp, bởi theo công an Sài Gòn cho biết từ ngày 6 đến ngày 14 tháng 2, 2016 (tức 28 Tháng Chạp đến mùng 7 Tết), tại Sài Gòn xảy ra 68 vụ phạm pháp hình sự. Trong đó, 1 vụ giết người, 6 vụ cướp tài sản, 17 vụ cướp giật và 36 vụ trộm cắp.

Ðể chống trộm, chủ nhà không ngại “bôi bẩn” mặt tiền nhà, dùng nước sơn vẽ những dòng chữ đòi... đánh chết kẻ trộm!

“Khu cấm! Nguy hiểm chết người. Miễn vào cách 10 mét. Nếu lại mất trộm sẽ chịu trách nhiệm: Bị đánh chết,” đây là những dòng cảnh báo mà ông Nguyễn Hoàng Anh vẽ thật lớn, chiếm toàn bộ diện tích cửa cuốn ở căn nhà của mình tại huyện Củ Chi.

Ngoài ra, nhiều người dân phản ánh trong lúc đi du Xuân đã bị một số thanh niên xin đểu, hù dọa kim tiêm có máu HIV để lấy tiền. (Tr.N)

02-15-2016 1:32:26 PM 

So sánh nền kinh tế thị trường và nền kinh tế Việt Nam

Nguyenvubinh — 02/15/2016 - 10:03
Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn rất khó khăn, với nhiều biểu hiện của một cuộc tổng khủng hoảng toàn diện, mà mức độ trầm trọng có lẽ chưa từng có trong lịch sử. Nhận định về nền kinh tế Việt Nam hiện nay rất khó và có nhiều quan điểm rất khác nhau. Một mặt, do không thể có các số liệu chính xác (theo chuẩn quốc tế) nên không thể đưa ra các đánh giá khách quan, chính xác. Nhưng mặt khác, quan trọng hơn, chưa có sự so sánh nào về cấu trúc, cơ cấu và cơ chế của nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường  bình thường, lành mạnh nên chúng ta chưa thể biết rõ mức độ cũng như bản chất cuộc khủng hoảng hiện nay.
     Nền kinh tế thị trường:  Một cách tổng quát, nền kinh tế thị trường là nền kinh tế lấy thị trường làm cơ sở, làm điểm quy chiếu cho tất cả các hoạt động kinh tế. Thị trường phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn, lao động và công nghệ. Người sản xuất sẽ căn cứ vào nhu cầu thị trường để quyết định sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Thị trường sẽ quyết định lợi nhuận của nhà sản xuất, của người kinh doanh. Ngược lại với thị trường, chúng ta đã biết tới nền kinh tế kế hoạch hóa, tất cả việc sản xuất, phân phối, tiêu dùng được quyết định bởi trung tâm ra kế hoạch, thường là các bộ kế hoạch của các nước XHCN cũ.
     Nền kinh tế Việt nam: Nền kinh tế Việt Nam, bắt đầu chuyển đổi cơ chế kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường (định hướng Xã hội chủ nghĩa) từ năm 1985-1986, đến nay đã được 30 năm. Bỏ qua những vấn đề thuộc về tuyên truyền và lý thuyết, căn cứ vào các yếu tố của nền kinh tế thị trường, chúng ta có nhận xét chung, đó là: Nền kinh tế Việt Nam không phải là một nền kinh tế thị trường. Chúng ta phân tích sự can thiệp của chính trị vào các yếu tố của kinh tế thị trường để thấy được hiện trạng của nền kinh tế hiện nay là hệ quả tất yếu của việc vi phạm nghiêm trọng các nguyên lý của kinh tế thị trường, cũng như sự yếu kém, thất bại trong xây dựng môi trường thể chế và sự lạm dụng, tùy tiện và trục lợi trong các chính sách kinh tế hiện hành.
     Để có sự so sánh, phân biệt được nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, cần tìm hiểu ba yếu tố lớn sau đây.
      1- Nguyên lý kinh tế thị trường:  Trước hết và trên hết, một nền kinh tế thị trường muốn vận hành và hoạt động hiệu quả, cần phải tuân thủ các nguyên lý, mà những nguyên lý này không thể bị vi phạm và can thiệp nếu không muốn có một sự biến dạng hoàn toàn hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
     - Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Trong các sách về kinh tế thị trường, các tác giả thường ít đề cập tới yếu tố này. Lý do là, sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là điều đương nhiên trong các nước tư bản, nơi các tác giả viết sách về kinh tế thị trường. Trong nguyên lý này, yếu tố sở hữu tư nhân về đất đai là yếu tố quan trọng, góp phần xây dựng thể chế kinh tế thị trường và còn là yếu tố xúc tác quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường.
     Nền kinh tế Việt nam đã vi phạm nguyên lý về sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Chúng ta đều biết rằng, đất đai là sở hữu toàn dân, không phải là tư hữu đất đai. Điều này làm biến dạng và đảo lộn hoàn toàn tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Bởi vì đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, nó chính là nền tảng cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Nó là gốc rễ cho hoạt động nông nghiệp, là cơ sở (mặt bằng, một yếu tố quan trọng của sản xuất, kinh doanh) cho các hoạt động kinh doanh. Đất đai không phải là sở hữu tư nhân, không được đưa vào thành thị trường nhà đất bình thường, không được định giá theo quan hệ cung cầu trên thị trường mà bằng sự định giá của nhà nước, đi ngược quy luật thị trường dẫn tới những hậu quả vô cùng nặng nề về kinh tế, và cả về xã hội. Vi phạm chế độ tư hữu về đất đai là vi phạm nguyên lý quan trọng nhất của nền kinh tế thị trường. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế VN đều bị bóp méo và biến dạng bởi yếu tố này.
     - Thị trường quyết định giá cả tất cả các loại hàng hóa trong nền kinh tế thị trường. Cung - cầu sẽ quyết định giá cả các loại hàng hóa là tiền đề quan trọng cho việc thị trường phân bổ có hiệu quả các yếu tố của quá trình sản xuất như vốn, lao động, công nghệ…Bất kỳ một sự can thiệp, tác động nào dẫn tới việc giá cả hàng hóa không được định đoạt bởi tương quan cung - cầu sẽ làm biến dạng và méo mó toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
     Trong nền kinh tế Việt Nam, giá cả các mặt hàng thiết yếu không phải do thị trường quyết định. Nói cách khác, có sự vi phạm nghiêm trọng về nguyên lý cung - cầu quyết định giá cả hàng hóa. Chúng ta đều biết rằng, các mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế Việt Nam như điện, nước, xăng dầu….do nhà nước quản lý, không do cung cầu trên thị trường quyết định, thậm chí vàng và đô-la cũng có lúc bị vi phạm quy luật cung cầu.    
     - Tương quan giữa lượng tiền tệ được phát hành và lưu thông với lượng hàng hóa được sản xuất ra ở mỗi quốc gia cần được tuân thủ nghiêm ngặt. Tỷ lệ giữa lượng tiền phát hành cần tương ứng với lượng hàng hóa mà quốc gia (nền kinh tế) sản xuất được. Nếu mối tương quan này bị phá vỡ, ví dụ lượng tiền in ra lớn hơn tỷ lệ tương quan với lượng hàng hóa sản xuất được sẽ dẫn tới lạm phát, làm đảo lộn các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế.
     Nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và lượng hàng hóa được sản xuất ra cũng bị vi phạm nghiêm trọng. Nhà nước Việt Nam, từ khi thành lập tới nay, đều giữ bí mật về lượng tiền in ra, phát hành. Ngoài mấy lần đổi tiền, làm người dân vô cùng điêu đứng, thì khi bước vào chuyển đổi cơ chế kinh tế, chuyển sang kinh tế thị trường cũng liên tục vi phạm nguyên lý về mối tương quan giữa lượng tiền phát hành và năng lực của sản xuất của nền kinh tế. Việc in tiền không căn cứ và không có giới hạn khiến cho giá cả hàng hóa năm nào cũng tăng ít nhất từ 20-50%/năm (trong khi các nền kinh tế thị trường chỉ từ 5-7%). Đồng tiền mất giá đã bóp méo toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh cũng như giảm mức sống mà người dân đáng ra phải được hưởng.
     2- Môi trường thể chế của nền kinh tế thị trường: Ngoài việc bảo đảm các nguyên lý của nền kinh tế thị trường, các quốc gia cũng cần xây dựng môi trường thể chế cho hoạt động của toàn bộ nền kinh tế. Xây dựng môi trường thể chế bao gồm xây dựng các bộ luật, các quy tắc ứng xử, cũng như môi trường xã hội xung quanh các hoạt động kinh tế. Các yếu tố quan trọng nhất của môi trường thể chế cho hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế thị trường bao gồm:
     - Tính trung thực, công khai và minh bạch của thông tin trong nền kinh tế thị trường. Chúng ta đều biết rằng, muốn quyết định sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin về mọi vấn đề liên quan tới các mặt hàng, ngành hàng mà họ dự định tham gia kinh doanh. Nếu không có đầy đủ các thông tin khách quan, trung thực, các doanh nghiệp sẽ không dám đầu tư. Nếu cứ quyết định kinh doanh trong khi không có đầy đủ các thông tin trung thực, sự thất bại là không tránh khỏi.
      - Tạo lập sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân tham gia vào nền kinh tế thị trường. Bất kể quốc gia nào, muốn nền kinh tế thị trường phát triển và hiệu quả, đều phải tạo dựng sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần tham gia, trong toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế. Đây cũng chính là một trong số các chức năng của chính phủ trong nền kinh tế thị trường.
      - Xây dựng môi trường lành mạnh cho các hoạt động chung của xã hội cũng như các hoạt động trong nền kinh tế. Đây chính là việc xây dựng cơ chế luật pháp và giáo dục để hạn chế và ngăn chặn tham nhũng ở các quốc gia. Tham nhũng là yếu tố tác động rất tiêu cực vào sự phát triển và hiệu quả của bất kỳ nền kinh tế nào.
     Ngoài các yếu tố trên, việc tạo lập đồng bộ các thị trường (thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường đất đai…), và một số yếu tố khác góp phần xây dựng nên môi trường thể chế cho một nền kinh tế thị trường lành mạnh.
     Việt Nam đã thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường thể chế lành mạnh, khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân.
     - Thông tin trong xã hội, trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay loại trừ hoàn toàn các thuộc tính trung thực, công khai và minh bạch. Bản thân các bộ luật, luật đã thiếu sự minh bạch, rõ ràng nhưng kèm theo là các quy định, văn bản hướng dẫn thi hành luật còn làm cho mọi thông tin trở nên rắc rối và khó hiểu hơn. Tính trung thực của thông tin trong nền kinh tế Việt Nam là một điều xa xỉ. Sự không trung thực bắt nguồn từ hệ thống chính trị, thẩm thấu vào hệ thống quản lý và lan tỏa ra toàn xã hội. Điều này thì không người dân Việt Nam nào không thấu hiểu bởi họ vừa là nạn nhân lại vừa là thủ phạm.     
     - Không tạo dựng được sân chơi bình đẳng cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và các cá nhân kinh doanh. Ưu tiên quá mức cho doanh nghiệp nhà nước đã làm biến dạng toàn bộ nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước được đầu tư 70% nguồn vốn toàn xã hội, nhưng chỉ tạo ra được 40% giá trị sản phẩm cho nền kinh tế. Không những thế, doanh nghiệp nhà nước chính là các núi nợ khổng lồ mà nền kinh tế đã và đang phải gánh vác. Ví dụ điển hình là tập đoàn Vinashine nợ 86.000 tỷ đồng không có khả năng thanh toán. Các tập đoàn kinh tế khác, cùng một cơ chế, cùng một con người, cũng ở trong tình trạng tương tự.     
      - Thất bại hoàn toàn trong việc xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh tại Việt Nam. Ở Việt Nam, tham nhũng xuất hiện ở tất cả các ngành nghề, các cấp, len lỏi vào mọi ngõ ngách, khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội của người dân. Ở một đất nước mà người bệnh nhân cần hối lộ bác sỹ để tiêm không bị đau thì không còn một cái gì trên đời không thể bị hối lộ, tham nhũng. Năm 2000, tôi đã viết rằng: "Tham nhũng ở Việt Nam là phương thức tự tồn tại của tất cả những người có điều kiện tham nhũng do mức lương khốn khổ cộng với tình trạng mua quan bán tước nở rộ hiện nay” (Việt Nam và con đường phục hưng đất nước). Sau 16 năm, chúng ta càng xót xa hơn khi đọc lại những dòng chữ này.
     3- Tác động chính sách:  Song song với việc bảo đảm các nguyên lý của kinh tế thị trường, xây dựng môi trường thể chế trong nền kinh tế thị trường, các chính phủ còn có các chính sách tác động vào nền kinh tế nhằm làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế, cũng như thực hiện các mục tiêu cụ thể của chính phủ trong các nhiệm kỳ cụ thể. Ví dụ, các chính sách tiền tệ, là việc tăng hay giảm lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế; chính sách tài chính, là việc tăng giảm chi tiêu của Chính phủ, tác động tới đầu tư; ngoài ra là các chính sách trợ giá nông sản, chính sách xuất nhập khẩu…Tuy nhiên, các chính sách của các chính phủ dân chủ tác động tới nền kinh tế thị trường bao giờ cũng căn cứ vào: 1- nhu cầu thực tế của thị trường, đồng thời bảo đảm không vi phạm các nguyên tắc, nguyên lý và quy luật của thị trường; 2- các chính sách phải rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và ổn định.
     Chính sách kinh tế ở Việt Nam đi ngược lại hoàn toàn các tiêu chí trong nền kinh tế thị trường như làm phẳng bớt các chu kỳ kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các ngành nghề, khu vực khó khăn, đặc thù… Các chính sách kinh tế được ban hành và thực thi tùy tiện, lạm dụng và trục lợi gây ra muôn và khó khăn cho người dân, doanh nghiệp và thị trường…
     Với sự khác biệt rõ ràng về nguyên lý, môi trường thể chế và tác động chính sách của nền kinh tế Việt Nam với một nền kinh tế thị trường bình thường, lành mạnh, chúng ta đã hiểu được căn nguyên những yếu kém, bất cập và cả sự tan hoang của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Chỉ có trở lại đúng với các nguyên lý, loại bỏ yếu tố chính trị, để thị trường quyết định và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực thì nền kinh tế Việt Nam mới có thể khôi phục và phát triển một cách bình thường./.
Hà Nội, ngày 15/02/2016
N.V.B

Nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao: Đừng cố chấp với em Nguyễn Mai 
Trung Tuấn nữa *

Trước hết cần khẳng định việc TAND tỉnh Long An đưa vụ án Nguyễn Mai Trung Tuấn - 16 tuổi, bị truy tố vì tạt axít đoàn cưỡng chế - ra xử phúc thẩm lưu động là không bình thường. 

Nguyễn Mai Trung Tuấn tại phiên tòa sơ thẩm trước đó - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ
Không ai đưa một người chưa đủ 16 tuổi khi phạm tội ra xét xử lưu động cả. Thời gian qua, dư luận và các chuyên gia pháp lý đã phê phán rất nhiều về những phiên tòa lưu động.

Đối với người chưa thành niên, nhất là các cháu chưa đến 16 tuổi, đường lối xử lý đối với hành vi phạm tội của các cháu đã được quy định rất rõ tại điều 69 Bộ luật hình sự năm 1999, nay là điều 91 Bộ luật hình sự năm 2015. 

Về cơ bản không có gì thay đổi, Bộ luật hình sự 2015 còn cụ thể hóa hơn cả Bộ luật hình sự 1999.

Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất cho họ và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục là chính; giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội thì tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp như: giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự…

Xem ra, TAND huyện Thạnh Hóa và TAND tỉnh Long An đã không quán triệt các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội, nên mới có thái độ “cố chấp” với cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn như vậy!


ĐINH VĂN QUẾ (nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao)
Theo Tuổi Trẻ
* VNTB đặt lại tiêu đề
* Tiêu đề gốc: Đừng cố chấp với em Nguyễn Mai Trung Tuấn nữa
15.02.2016

Việt Nam sử dụng thuốc diệt muỗi nghi ngờ gây teo não

Ngày 15-2, nguồn tin từ Bộ Y tế cho biết, hiện Việt Nam cũng dùng chất pyriproxyfen - chất nghi ngờ gây teo não ở thai nhi. Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, ông Trần Đắc Phu nói rằng Việt Nam có cấp phép cho sử dụng piryproxifen để ngăn ấu trùng muỗi trưởng thành từ năm 2015 đến nay. Tuy nhiên Việt Nam không bơm chất này vào nước sinh hoạt như một số quốc gia, mà chỉ sử dụng trong nước thải ở một số khu vực như công trường xây dựng, mương nước ô nhiễm…


Bộ Y tế nói rằng piryproxifen chỉ sử dụng ở những khu mương nước ô nhiễm. (ảnh: M.Trí)
Trước đó, hôm 14-2, báo chí nước ngoài đưa tin về Nhóm các bác sĩ Argenitna ở Physicians in the Crop-Sprayed Towns (PCST) đã có phúc trình bày tỏ sự nghi ngờ chất pyriproxyfen – một thuốc diệt các ấu trùng muỗi được đưa vào nguồn nước nhằm chấm dứt sự phát triển của các ấu trùng muỗi trong các bể chứa nước – mới là thủ phạm gây dị tật đầu nhỏ bẩm sinh ở thai nhi. Các tác giả cho biết, hóa chất này có tên thương mại SumiLarv, được sản xuất bởi công ty hóa chất Sumitomo Nhật Bản. Theo PCST, vào năm 2014, Bộ Y tế Brazil đã cho phép sử dụng pyriproxyfen để đưa vào các hồ nước tự nhiên của bang Pernambuco, nơi mà tốc độ phát triển của loài muỗi chứa mầm bệnh Zika đang rất mạnh. “Không phải ngẫu nhiên mà hàng ngàn đứa trẻ bị dị tật đầu nhỏ là con của các bà mẹ sống ở những khu vực sử dụng pyriproxyfen”, PCST cho biết.
Trên thực tế, bang Đông Nam Brazil này có tỉ lệ trẻ bị tật đầu nhỏ chiếm 35% tổng số trẻ mắc bệnh - đứng đầu trong cả nước về tỉ lệ mắc bệnh. “Những đại dịch Zika trước đây không gây ảnh hưởng đến trẻ mới sinh, mặc dù 75% dân số bị nhiễm vi rút này. Tương tự, ở các nước khác như Colombia, không ghi nhận trường hợp nào mắc tật đầu nhỏ dù có rất nhiều ca Zika”, phúc trình chỉ rõ. Cụ thể, theo phúc trình PCST, tại Colombia, đã có 3,177 phụ nữ nhiễm vi rút Zika, nhưng những đứa trẻ sinh ra từ những người mẹ này hoàn toàn khỏe mạnh.
Trước thông tin trên, công ty hóa chất Sumitomo nói trên trang web của họ rằng sản phẩm của Sumitomo “không chỉ an toàn với các động vật có vú, chim và cá mà nó còn được cho phép đưa thẳng vào nguồn nước uống của người”. Còn theo báo cáo của Abrassco, Tổ chức các bác sĩ và các nhà nghiên cứu y học Brazil, có sự liên quan giữa hóa chất này với sự bất thường ở thai nhi. Họ nêu đích danh pyriproxyfen như là 1 thủ phạm gây tật đầu nhỏ.
Trả lời báo chí vào chiều ngày 15-2, ông Trần Đắc Phu nói Việt Nam sẽ tiếp tục nắm bắt thông tin từ quốc tế để có biện pháp xử lý thích đáng vụ hóa chất này. Hiện tại vẫn tiếp tục sử dụng piryproxifen để ngăn ấu trùng muỗi trưởng thành.
Bộ Y tế nói rằng piryproxifen chỉ sử dụng ở những khu mương nước ô nhiễm. (ảnh: M.Trí)
02/15/2016 - 10:21
Vũ Minh Ngọc / SBTN

Biểu tình giữ đất liên tục trong những ngày Tết

Tin Hà Nam - Nhiều ngày nay, khoảng 70 gia đình của thôn Do Lễ, huyện Kim Bảng -  tỉnh Hà Nam biểu tình trên quốc lộ 21A để phản đối và yêu cầu nhà cầm quyền trả lại đất đai hợp pháp cho họ.
Đây là lần biểu tình thứ 2 của người dân kể từ ngày mồng 1 tết đến nay. Cuộc biểu tình trước đó bị trấn áp nặng nề. Lãnh đạo địa phương huy động đông đảo lực lượng công an gây ra một cuộc xung đột gay gắt với người biểu tình. Công an giựt và đập vỡ điện thoại ghi hình ảnh. Rút kinh nghiệm từ cuộc biểu tình trước người dân tại đây thể hiện sự quyết tâm giữ đất hơn nữa qua việc kéo ra quốc lộ 21A biểu tình với quan tài. Ngoài ra họ còn chuẩn bị nhiều dụng cụ thiết bị sẵn để tử thủ nếu bị đàn áp tương tự như những ngày vừa qua của lực lượng công an.
Trong khi việc thương lượng và đền bù cho dân chưa thỏa đáng thì chính quyền địa phương cho đào mồ mã để tiến hành việc giao mặt bằng cho công ty Hải Linh. Vì thế chính quyền gặp phải sự phản kháng quyết liệt từ người dân địa phương tại đây. Ngoài nỗi tức giận về việc mất đất, người dân còn rất hoang mang về mức độ an toàn của môi trường sống, khi chính quyền cho phép xây một kho chứa xăng dầu lớn tại đây. Cuộc đấu tranh của họ sẽ vẫn còn tiếp diễn trong những ngày tới.
02/15/2016 - 06:21
Thanh Lan / SBTN

Thủ tướng CSVN tới California tham dự hội nghi thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ

Hôm 14 tháng 2, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng cùng phái đoàn cấp cao Việt Nam đã tới Sunnylands - California tham dự Hội nghị Thượng đỉnh đặc biệt ASEAN - Hoa Kỳ trong 2 ngày 15 và 16 tháng 2.
Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN-Hoa Kỳ lần này có ý nghĩa đặc biệt, bởi đây là Hội nghị quốc tế quan trọng đầu tiên trong năm 2016 của ASEAN và là Hội nghị cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và một nước đối tác ngay sau khi ASEAN hình thành Cộng đồng. Truyền thông trong nước cho rằng chuyến đi này cũng trực tiếp góp phần tăng cường quan hệ song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, nhất là trong lĩnh vực hợp tác an ninh - quốc phòng, phát triển kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài, khai triển thương mại tự do, trong đó có Hiệp định TPP.
Theo AFP, trong hội nghị này, Tổng thống Obama và các đại diện từ Asean sẽ cố gắng thỏa thuận để đối phó với vô số các tranh chấp chủ quyền hàng hải trên Biển Đông. Hội nghị thượng đỉnh Sunnylands theo các quan sát viên là sự kiện thuộc loại quan trọng nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và khối Asean từ trước tới nay, khẳng định lại lập trường của Hoa Kỳ trong quan hệ với các nước Đông Nam Á.
Được biết sẽ có những cuộc biểu tình quy mô nhằm chống lại các lãnh tụ châu Á tham dự cuộc hội nghị thượng đỉnh này, chống lại chính sách trục xuất di dân của TT Obama, Hiệp ước TPP và chống cả tình hình nhân quyền tồi tệ của một số quốc gia mà lãnh tụ của họ có mặt trong hội nghị thượng đỉnh này, như Việt Nam, Cam Bốt, Lào.
02/15/2016 - 06:19
Thanh Lan / SBTN

Sau Giáo sư Nguyễn Đình Cống bỏ đảng, ‘Nhóm 61’ còn chờ đến bao giờ?

Gần hai tuần sau khi Giáo sư Nguyễn Đình Cống – một người đã kiên nhẫn đến tận cùng trong phong trào đòi bỏ chủ nghĩa Mác - Lê và “không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay không” – chính thức tuyên bố ra khỏi đảng Cộng sản vào ngày 3/2/2016, vẫn không một nhân sĩ trí thức nào trong nhóm “phản biện trung thành” bước tiếp ông.
Trong ảnh này có một số gương mặt đại diện cho “Nhóm 61”. Hình Internet.
Từ trước đại hội 12 của đảng cầm quyền ở Việt Nam, một số trí thức trong “Nhóm 61” (nhóm thường xuyên có thư kiến nghị với Bộ chính trị, Ban bí thư và Ban chấp hành trung ương về cải cách thể chế) đã từng thổ lộ ý định sẽ tuyên bố ra khỏi đảng nếu nhiệm kỳ khóa XII còn lưu giữ ông Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng sản Việtt Nam không thay đổi. Sự thể trần trụi là sau đại hội 12, không những ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục tái nhiệm tổng bí thư mà đường lối “đi lên chủ nghĩa xã hội” vẫn nguyên vẹn trong Báo cáo chính trị của đại hội này.
Vào năm 2015, sau khi có Kiến nghị 61, đã có vài cuộc họp quan trọng của các thành viên nhóm này với thái độ sẽ dứt khoát bỏ đảng. Tuy nhiên kết quả những cuộc họp này lại bị bỏ lửng vì “không đủ đa số”.
Thông tin mới nhất sau đại hội 12 cho biết sẽ có một làn sóng bỏ đảng trong “Nhóm 61” với điều kiện tập hợp đủ 25-30 người.
Tuy nhiên dư luận đang tỏ ra rất hoài nghi vào quyết tâm của “Nhóm 61”: nếu không có đủ cơ số vài chục người, chẳng lẽ không một cá nhân trí thức nào dám tuyên bố từ bỏ đảng Cộng sản như trường hợp Giáo sư Nguyễn Đình Cống? Chẳng lẽ việc từ bỏ đảng không xuất phát từ tâm nguyện và bản lĩnh cá nhân mà lại phụ thuộc vào tâm lý đám đông? Cuối cùng, những trí thức được tiếng giương cao ngọn cờ dân chủ nhưng lại đấu tranh theo một đường hướng có vẻ “cải lương” như vậy sẽ làm sao thuyết phục được các đảng viên khác và quần chúng đi theo, làm theo mình?
Cần nhắc lại, hiện tượng công khai bỏ đảng đã diễn ra từ một số năm trước. 2013 là năm có số bỏ đảng công khai nhiều nhất khi 3 đảng viên đồng loạt bỏ đảng và công khai ra tuyên bố là các ông Lê Hiếu Đằng, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Đắc Diên.
Cũng trong những năm qua, hiện tượng thoái đảng (âm thầm không sinh hoạt đảng, về hưu không nộp hồ sơ đảng viên cho chi bộ địa phương, không đóng đảng phí..) đã diễn ra khá rộng. Có con số thống kê cho biết có đến 40% đảng viên về hưu thoái đảng.
Tuy nhiên cho đến nay, làn sóng bỏ đảng vẫn chỉ là một đốm sáng nhỏ nhoi trong số 4.5 triệu đảng viên. Rất nhiều đảng viên, trong khi sẵn lòng “xả xúpáp” trong các cuộc nhậu hoặc gặp gỡ ngoài lề về hiện tình thổn thức của xã hội và về nạn tham nhũng “ăn của dân chẳng chừa thứ gì”, thì lại vẫn im như thóc trong các cuộc họp chi bộ và cấp ủy.
Thực trạng nín lặng trên cho thấy “dân trí đảng” vẫn chưa nâng tầm được bao nhiêu. Trên hết vẫn là tâm lý sợ hãi bị ảnh hưởng tiêu cực đến cá nhân mình (như sổ hưu, chức vụ), hay đến người thân của mình. Chính quyền lại khá giỏi giang trong những thủ đoạn chế tài như vậy.
Hãy chờ đợi xem “những người tiên phong” Nhóm 61 sẽ ứng xử với “trách nhiệm đảng viên” ra sao trong thời gian tới.
Hay họ sẽ quay sang ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng theo tư biện “chọn cái đỡ tệ hơn trong những cái tệ”, như một số người trong nhóm này đã từng kỳ vọng và quan niệm tương tự vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?
02/14/2016 - 21:08
Lê Dung / SBTN

Trung Quốc liên tục gửi thông điệp cho Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN

Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc thao dượt ở Biển Đông. Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’.
Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc thao dượt ở Biển Đông. Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’.
Tân Hoa Xã, tờ báo chính thức của nhà nước Trung Quốc, hôm thứ Hai (15/2) liên tiếp đăng các bài viết gửi đi những thông điệp từ Bắc Kinh đến hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, diễn ra trong hai ngày 15/2 – 16/2 tại Sunnylands, bang California, Mỹ.

Bài viết trên Tân Hoa Xã cảnh cáo rằng ‘Washington nên nhớ Trung Quốc sẽ không bao giờ làm ngơ trước bất kỳ mưu toan nào thách thức chủ quyền không thể tranh cãi của mình’ và việc ‘đánh giá thấp quyết tâm của Trung Quốc để bảo vệ những lợi ích cốt lõi sẽ là một sai lầm chết người’.
Trong bài nhận định có tựa đề ‘Chính sách châu Á ích kỷ của Hoa Kỳ là cội nguồn căng thẳng khu vực’, Tân Hoa Xã nhắc đến phát biểu của Phó cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Ben Rhodes nói rằng Mỹ sẽ gửi đi một ‘thông điệp cứng rắn’ đến Trung Quốc, ngụ ý nói Bắc Kinh là kẻ quấy rối, hiếp đáp các láng giềng nhỏ về vấn đề Biển Đông.
Tác giả bài viết nói thay vì là cơ hội để Mỹ và ASEAN tăng cường quan hệ, hội nghị thượng đỉnh ở Sunnylands có thể bị phía Mỹ biến thành một mưu toan nhằm lợi dụng các nước ASEAN để đối trọng với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.
“Mỗi một quốc gia đều có ‘national interests’ tức là quyền lợi quốc gia, mà quyền lợi quốc gia chủ chốt của mỗi nước là lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của mình. Vậy thì tại sao ông Tàu lại bắt những nước nhỏ không được đứng về phía này phía kia. Nếu bị Tàu bắt nạt, thì họ phải dựa vào một đế lực, tức là các cường quốc Âu, Mỹ chớ."-Giáo sư Tạ Văn Tài, Đại học Harvard, nói.
Bài báo nói ‘mỉa mai thay, trong khi kêu gọi những nỗ lực nhằm tránh có những hành động quân sự ở Biển Đông’, thì Washington lại gửi tàu khu trục đến gần đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng cũng như những phát biểu của các giới chức Hoa Kỳ liên quan đến vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.
Trong một bài phỏng vấn khác với chuyên gia Campuchia, Tân Hoa Xã nhắc Mỹ không nên sử dụng thượng đỉnh để chống Trung Quốc. Trước đó, phát biểu trước báo giới, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về Đông Á Daniel Russel, từng khẳng định thượng đỉnh Mỹ-ASEAN không nhằm bài Trung Quốc.
Giáo sư Tạ Văn Tài của Đại học Harvard, Mỹ, nhận định về vấn đề này:
“Khi Mỹ muốn họp với các nước Đông Nam Á về vấn đề tự do lưu thông trên Biển Đông như vậy là nó chống Trung Quốc, tuy rằng về vấn đề ngoại giao nó không nói rõ, thành ra ông Tàu ông mới nổi nóng lên và nói những luận cứ mà thực sự ông sẽ thua.”
Bài nhận định của Tân Hoa Xã không quên so sánh Trung Quốc, ngược lại với Mỹ, đã luôn luôn ‘cổ xúy cho sự phát triển và ổn định trong khu vực’ qua sáng kiến ‘một vành đai, một con đường’ cũng như việc thành lập Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Cơ sở Á châu. Bắc Kinh, theo tác giả, luôn thúc đẩy cho quy tắc ứng xử Biển Đông và việc xây dựng ‘hạ tầng dân sự’ của Trung Quốc là để đảm bảo tự do hàng hải.
Một bài viết khác cũng của Tân Hoa Xã nhắc nhở các nước thành viên ASEAN không nên đứng về phía nào giữa Mỹ và Trung Quốc trong hội nghị thượng đỉnh. Đòi hỏi này của Bắc Kinh, theo Giáo sư Tạ Văn Tài, là ‘rất chướng’.
“Mỗi một quốc gia đều có ‘national interests’ tức là quyền lợi quốc gia, mà quyền lợi quốc gia chủ chốt của mỗi nước là lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của mình. Vậy thì tại sao ông Tàu lại bắt những nước nhỏ không được đứng về phía này phía kia. Nếu bị Tàu bắt nạt, thì họ phải dựa vào một đế lực, tức là các cường quốc Âu, Mỹ chớ."
Cuối bài, Tân Hoa Xã khẳng định ‘Hoa Kỳ không phải và sẽ không bao giờ là phát ngôn viên cho một tổ chức độc lập như ASEAN về bất kỳ vấn đề gì’ và nói ‘đây là thời gian để cho các quốc gia ASEAN tỉnh táo đầu óc để tách ra khỏi sự can thiệp của Hoa Kỳ’.

TT Obama củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương

Tổng thống Obama đi từ Marine One đến Air Force Once tại sân bay quốc tế Los Angeles, lên đường đến Rancho Mirage ở Sunnylands.
Tổng thống Obama đi từ Marine One đến Air Force Once tại sân bay quốc tế Los Angeles, lên đường đến Rancho Mirage ở Sunnylands.
Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ tìm cách củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương trong nhiều năm sắp tới, khi ông chủ trì cuộc họp thượng đỉnh với 10 nước Đông Nam Á ở khu nghỉ mát lịch sử Rancho Mirage ở Sunnylands (bang California) hôm nay và ngày mai. Thông tín viên Tòa Bạch Ốc, Mary Alice Salinas tường trình.
Nghị trình làm việc tại địa điểm thắng cảnh tuyệt đẹp này sẽ không nặng phần nghi thức trịnh trọng, nhưng các nhà lãnh đạo sẽ bàn về một loạt các vấn đề gai góc và quan trọng, tâm điểm của kế hoạch tái cân bằng chiến lược của Mỹ hướng về Châu Á-Thái Bình Dương.
Hoa Kỳ xem việc chủ động giao tiếp với các nước Đông Nam Á là hết sức quan trọng đối với an ninh, thịnh vượng của nước Mỹ trong tương lai.
ASEAN đang bùng nổ tăng trưởng, cùng lúc với sự gia tăng của những mối căng thẳng. Đó cũng là lý do Tổng thống Mỹ sẽ thúc giục giới lãnh đạo Đông Nam Á thông qua một bộ quy tắc giúp đảm bảo rằng từng nước có thể theo đuổi các lợi ích của mình một cách hòa bình và hợp pháp.
Ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, phát biểu:
‘Một khối ASEAN đoàn kết chặt chẽ sẽ đảm bảo sự tăng trưởng và ổn định được xây dựng trên cam kết chung về luật lệ và công bằng. Điều này cũng tạo điều kiện cho các nước lớn như Mỹ cùng các cường quốc khác tham gia một cách xây dựng trong vai trò đối tác, đồng thời ngăn chặn khu vực Đông Nam Á trở thành một phạm vi ảnh hưởng hoặc trở thành một trận địa.’
Tòa Bạch Ốc mô tả khu vực Đông Nam Á là ‘trái tim’ của Châu Á Thái Bình Dương và xem ASEAN như một diễn đàn tốt để xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm xử lý một loạt các vấn đề.
Một vấn đề tạo ra những căng thẳng lớn nhất chính là tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, một trong những hải lộ nhộn nhịp nhất thế giới.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Ben Rhodes nhấn mạnh:
‘Hiện đang có các yêu sách chủ quyền khác nhau. Hoa Kỳ không có tuyên bố chủ quyền tại đây, cho nên, lợi ích quốc gia của Mỹ là nhìn thấy các yêu sách chủ quyền được giải quyết phù hợp với luật quốc tế hiện có, nếu không mọi chuyện sẽ đi theo luật rừng, kiểu nước lớn hiếp đáp nước nhỏ. Và đó là cách dẫn tới cái vòng lẩn quẩn của xung đột, không có lợi cho bên nào cả.’
Tòa Bạch Ốc cho hay sẽ nêu rõ sự phản đối với việc mà Mỹ gọi là Trung Quốc ‘quân sự hóa’ những nơi đang có tranh chấp và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các cuộc tuần tra để khẳng định quyền tự do hàng hải trong khu vực.
Mỹ hy vọng sẽ siết chặt quan hệ thương mại, khai thác sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh tại California cũng sẽ bao gồm các cuộc thảo luận về các vấn đề như chủ nghĩa cực đoan bạo động, an ninh mạng và biến đổi khí hậu.
Các quan chức trong chính quyền của Tổng thống Obama cho biết Tổng thống Mỹ hy vọng sẽ hoàn tất một kế hoạch làm việc cho năm cuối nhiệm kỳ của ông để tăng cường hơn nữa các nỗ lực tái cân bằng của Mỹ.
Ông Obama hy vọng việc này sẽ gửi thông điệp tới các chính quyền tương lai của Mỹ rằng Hoa Kỳ cần tham gia với khu vực nhiều như thế để đảm bảo và duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong nhiều thập kỷ tới.

Ngoại trưởng Úc chất vấn TQ về tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông

Ngoại trưởng Australia Julie Bishop.
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop.
VOA-16.02.2016
Ngoại trưởng Australia Julie Bishop hôm 14/2 đã lên đường đi thăm Nhật Bản và Trung Quốc. Đứng đầu nghị trình của bà ở Trung Quốc là chất vấn Bắc Kinh về ý đồ của chương trình xây đảo ồ ạt ở Biển Đông.

Nhiều nước lo ngại rằng Trung Quốc có thể quân sự hóa các cấu trúc nhân tạo nằm ở vùng biển có nhiều tranh chấp.
Bà Bishop nói bà sẽ thúc ép Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị giải thích khi bà gặp ông.
Bắc Kinh luôn phủ nhận họ có kế hoạch quân sự hóa các đảo. Năm ngoái, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói với Ngoại trưởng Bishop rằng việc xây dựng ở các đảo là dành cho các hoạt động “nhân đạo” như tìm kiếm và cứu nạn. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cam kết không quân sự hoá Biển Đông trong cuộc họp với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại California hồi tháng 10.
Kể từ đó, Trung Quốc đã xây các đường băng đạt chuẩn quân sự và tháp hải đăng trên một số đảo nhân tạo. Còn hiện nay họ đang xây các cơ sở hạ tầng cảng có thể tiếp nhận tàu hải quân.
“Tôi sẽ tập trung quan điểm vào việc Trung Quốc dự kiến làm gì với các cấu trúc ở đó, chúng ta có thể trông đợi sẽ thấy điều gì từ các tháp hải đăng và các cơ sở ở đó. Tôi sẽ chú ý quan tâm đến những điều đó. Họ sẽ làm gì với điều đó?” bà Bishop phát biểu.
Một chủ đề khác được cho là cũng là ưu tiên cao trong nghị trình chuyến công du của bà là kế hoạch thành lập hạm đội tàu ngầm mới của Australia và các vấn đề an ninh trên bình diện rộng hơn ở khu vực. Trong chuyến thăm, bà Bishop sẽ gặp Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tưởng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Chiến dịch tuần tra Biển Đông 'Operation Gateway' là sự đóng góp của Australia vào công cuộc duy trì an ninh và ổn định tại Đông Nam Á.
Chiến dịch tuần tra Biển Đông 'Operation Gateway' là sự đóng góp của Australia vào công cuộc duy trì an ninh và ổn định tại Đông Nam Á.
Chuyến thăm diễn ra vào lúc chính phủ Australia tiếp tục cân nhắc có tham gia cùng Mỹ thực hiện các cuộc tuần tra khẳng định tự do hàng hải ở vùng có tranh chấp trong Biển Đông hay không. Các hoạt động này có mục đích làm suy yếu tuyên bố chủ quyền thái quá của Trung Quốc và kiểm nghiệm những cam kết trước đây về việc không quân sự hóa các đảo.
Các tin tức cho hay Australia đã gia tăng các chuyến bay do thám quân sự ở vùng tranh chấp trong Biển Đông trong 12 đến 18 tháng trở lại đây.
Một hoạt động tuần thám thường lệ ở khu vực trong khuôn khổ cuộc hành quân mang tên Operation Gateway của Australia đã châm ngòi cho một phản ứng trên tờ Hoàn cầu Thời báo của nhà nước Trung Quốc.
Báo này đe dọa trong một bài xã luận rằng “Máy bay quân sự Australia không nên thường xuyên đến Nam Hải (tức Biển Đông) và đặc biệt là đừng thử thách sự kiên nhẫn của Trung Quốc bằng cách bay sát các đảo của Trung Quốc. Thật xấu hổ nếu có ngày một máy bay bị rơi và tình cờ đó lại là máy bay của Australia”.
Theo Business Insider Australia, The Sydney Morning Herald.

Việt Nam cần làm gì để phát triển công tác xã hội chuyên nghiệp?

 Thanh Trúc, phóng viên RFA 2016-02-15  
16-ctxhqt-622
Họp báo về Hội thảo khoa học quốc tế “Nâng cao chất lượng đào tạo, chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội”. Courtesy molisa.gov.vn
Dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp là đề tài thảo luận tại hội thảo khoa học quốc tế do Đại Học Lao Động Xã Hội TP Hồ Chí Minh phối hợp cùng một số tổ chức và một số khoa học gia nước ngoài hồi tháng Giêng vừa qua.

Cần nâng cao chất lượng đào tạo

Kết quả buổi hội thảo cho thấy việc nâng cao chất lượng đào tạo công tác xã hội và chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội là điều hết sức cần thiết cho một đất nước trên đà phát triển như Việt Nam.
“Nâng cao chất lượng đào tạo, chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội” cũng là tựa đề của buổi hội thảo qui tụ nhiều chuyên gia Hoa Kỳ, Anh, Nga, Singapore bên cạnh các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo các tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế, khoa học gia, chuyên gia, giảng viên các học viện vân vân...
Công tác xã hội là ngành rất quan trọng mà mới và thiếu ở Việt Nam. Quan trọng nhất là trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay rất cần những người làm công tác xã hội ở các cộng đồng, cách địa phương.
-TS Vũ Mạnh Lợi
Nội dung buổi hội thảo nêu lên những tiêu đề thảo luận như Việt Nam đã phê duyệt Đề Án Phát Triển Công Tác Xã Hội Quốc Gia từ năm 2010, qua đó công tác xã hội chính thức được nhìn nhận là một nghề mới có tính cách chuyên nghiệp.
Phát triển dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp là một vấn đề quan trọng được nói đến từ rất lâu chứ không phải mới. Phó giáo sư tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, tốt nghiệp khoa Xã Hội Học Đại Học Washington ở Seatle, Wahington State, hiện là giảng viên Học Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, giảng viên về công tác xã hội Đại Học Thăng Long, Hà Nội, nhận định như vậy:
“Công tác xã hội là ngành rất quan trọng mà mới và thiếu ở Việt Nam. Quan trọng nhất là trình độ phát triển của Việt Nam hiện nay rất cần những người làm công tác xã hội ở các cộng đồng, cách địa phương, để hỗ trợ cho bà con trong nhiều lãnh vực khác nhau. Cá nhân tôi thì tôi nghĩ hội thảo đó và việc xây dựng phát triển ngành này là cực kỳ quan trọng, tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của các chuyên gia quốc tế.”
Tính đến lúc này, toàn quốc Việt Nam có 76  Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp mỗi năm cung ứng khoảng 2.400 đến 3.000 cán sự hay nhân viên công tác xã hội. Theo nhận định của giới chuyên gia thì tuy số lượng tăng nhanh như thế nhưng chất lượng đào tạo nhân viên công tác xã hội xem ra còn kém và thiếu tính chuyên nghiệp.
Theo tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp phát triển chậm hơn nhiều so với sự phát triển kinh tế:
“Cải cách kinh tế của Việt Nam xảy ra đầu năm 90, nếu nói theo mốc chính thức là từ năm 1986, nhưng trên thực tế phải 4 năm sau thì cải cách kinh tế mới thực sự bắt đầu. Quá trình thay đổi lĩnh vực xã hội ở Việt Nam thông thường chính phủ nói là nó song hành với kinh tế nhưng trên thực tế thì không phải, trên thực tế bao giờ cũng chậm hơn. thường thôi.
16-ctxhqtb-400
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học quốc tế “Nâng cao chất lượng đào tạo, chuyên nghiệp hóa dịch vụ công tác xã hội”. Courtesy molisa.gov.vn
Riêng trong lãnh vực công tác xã hội sự thay đổi chậm có lý do của nó. Ở Việt Nam hồi xưa chính phủ đảm nhiệm hoàn toàn việc cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản. Thời bao cấp nhà nước là người duy nhất cung cấp dịch vụ từ y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục rồi các dịch vụ khác như nhà ở, nước sạch các thứ... Hồi đấy không ai gọi đó là công tác xã hội cả, cho nên khu vực dành cho các xã hội dân sự để tự lo lấy các nhu cầu xã hội của mình thì nó không phát triển. Bây giờ trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường, kể cả thể chế chính trị hành chính cũng thay đổi theo, thì người ta càng ngày càng thấy rõ hơn là cái phần mà nhà nước cung cấp dịch vụ xã hội cho nhân dân bây giờ là không đủ. Thế thì nó cần sự tham gia của các tổ chức xã hội, của cộng đồng. Từ đó nẩy sinh vấn đề cần sự phát triển một chuyên nghành Công Tác Xã Hội một cách chuyên nghiệp, kể cả chuyện ngày nay chúng ta dùng từ Công Tác Xã Hội mà ngày xưa không dùng từ đấy…”

Cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế

Tại buổi hội thảo về phát triển dịch vụ xã hội và công tác xã hội chuyên nghiệp, giám đốc trường Đại Học Lao Động-Xã Hội cơ sở II, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Anh Thủy, đề cập đến việc thiết kế một chương trình đào tạo ở các bậc học theo hướng đổi mới, nâng cao chất lượng, kết hợp đào tạo với kiểm huấn, thực hành.
Bên cạnh đó, phó giáo sư tiến sĩ Bùi Anh Thủy nói tiếp, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo nghề Công Tác Xả Hội để tiếp cận chuẩn quốc tế.
Về lãnh vực đào tạo người hành nghề Công Tác Xã Hội chuyên nghiệp, tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi của Học Viện Khoa Học Xã Hội đưa ra một cái nhìn rộng hơn:
“Tôi nghĩ nhà nước chỉ tạo ra các chính sách, tạo thuận lợi cho việc phát triển, còn việc đào tạo tôi nghĩ phù hợp hơn là việc của các tổ chức xã hội dân sự của cộng đồng, có thể là các tổ chức phi chính phủ trong nước hoặc các tổ chức phi chính phủ quốc tế.
Tôi nghĩ nhà nước chỉ tạo ra các chính sách, tạo thuận lợi cho việc phát triển, còn việc đào tạo tôi nghĩ phù hợp hơn là việc của các tổ chức xã hội dân sự của cộng đồng, có thể là các tổ chức phi chính phủ.
-TS Vũ Mạnh Lợi
Nhưng không chỉ những người đó mà có những người hành nghề độc lập, họ không có tổ chức gì cả nhưng họ được đào tạo bài bản. Thế thì tôi nghĩ đào tạo Công Tác Xã Hội cần sự tham gia rộng rải hơn, cần một cách nhìn rộng mở hơn, bao gồm cả những người hành nghề công tác xã hội mà không nhất thiết trong một tổ chức. Những người có năng lực nhất định về một lãnh vực nhất định, họ am hiểu thì họ có thể cung cấp tư vấn, cung cấp lời khuyên, cung cấp những dịch vụ xã hội, tư vấn pháp lý, giáo dục... Rất nhiều mà không nhất thiết ở trong khuôn khổ của các tổ chức NGO.”
Theo thứ trưởng Bộ Thương Binh, Lao Động Và Xã Hội, ông Doãn Mậu Diệp, từ giờ đến 2020 Việt Nam cần đào tạo khoảng trên 60.000 nhân viên hành nghề Công Tác Xã Hội chuyên nghiệp. Mục đích của việc đào tạo 60.000 cán sự xã hội có tay nghề, thứ trưởng Doãn Mậu Diệp giải thích, sẽ góp phần giải quyết cũng như phòng ngừa các vấn đề xã hội như bạo lực gia đình, phụ nữ và trẻ em bị ngược đãi, nạn buôn người, nạn xâm hại tình dục thiếu nhi, chưa kể những đối tượng đặc thù như người già, người tàn tật, người yếu thế cần sự giúp đỡ...
Đối với tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi, đào tạo 60.000 nhân viên hành nghề Công Tác Xã Hội chuyên nghiệp từ giờ đến 2010 là một thách đố lớn trong thời gian ngắn:
“Trong thời gian từ giờ đến 2020 mà nói về đào tạo chính qui, bài bản thì chắc chỉ được một số nhỏ thôi. Tuy nhiên điều quan trọng là người có trách nhiệm đã nhận thức được nhu cầu, trách nhiệm và việc phải làm thì có nhiều cách, không phải là hay nhất và lý tưởng nhất, nhưng mà nó đáp ứng được nhu cầu bức thiết của xã hội.
Lớp lang bài bản thì có thể đào tạo ra được một nhóm, một số lượng khá đông người hành nghề Công Tác Xã Hội trong một thời gian khá ngắn. Tức là vừa cần đào tạo bài bản vừa cần đào tạo vừa làm vừa học.”
Điều vô cùng quan trọng nữa trong công tác đào tạo, tiến sĩ Vũ Mạnh Lợi thuộc Học Viện Khoa Học Xã Hội kết luận, là vai trò của chính phủ trong việc đầu tư vào lãnh vực này. Nói một cách khác, phải huy động được sự đầu tư và nguồn lực của chính phủ vào việc xây dựng các dịch vụ xã hội cũng như đào tạo ngành nghề công tác xã hội.