Thursday, February 4, 2016

Vì sao Việt Nam chưa có doanh nghiệp tư nhân lớn như Samsung, Toyota,...?

Mặc dù hiện nay đã có những doanh nghiệp tư nhân lớn, có tên tuổi tại Việt Nam nhưng để kể ra một cái tên đại diện cho quốc gia (giống như nói đến Samsung là nói đến Hàn Quốc, nhắc đến Toyota là nhắc đến Nhật Bản), thì gần như là không có.

Kinh tế Việt Nam năm 2015 khép lại với điểm sáng như tăng trưởng đặt gần 6,7% nhưng lạm phát chỉ dưới 1%, kinh tế vĩ mô ổn định trong bối cảnh kinh tế thế giới, Trung Quốc, tỷ giá các đồng tiền trong khu vực biến động mạnh.

Tuy nhiên động lực tăng trưởng kinh tế hiện phụ thuộc nhiều vào khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài (FDI).


Theo đó các doanh nghiệp FDI đã xuất khẩu 115,1 tỷ USD, tương đương 71% giá trị xuất khẩu năm 2015. Tỷ lệ đóng góp tăng thêm 30% so với mức 41% năm 2009. Theo các chuyên gia kinh tế, động lực đến từ xuất khẩu FDI không bền vững và dễ thay đổi nhanh chóng khi những ưu đãi của chính sách thay đổi.

Động lực tăng trưởng bền vững theo ý kiến nhiều chuyên gia phải là khu vực doanh nghiệp trong nước.

Khu vực kinh tế trong nước bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh. Trong 3 thành phần cấu thành này, doanh nghiệp tư nhân được xem là đóng vai trò quan trọng nhất.

Doanh nghiệp tư nhân ở đâu trong nền kinh tế?

Theo PGS.TS Vũ Đình Hòe- phó tổng biên tập thời báo kinh tế Việt Nam, khu vực doanh nghiệp tư nhân giữ phát trò quan trọng trong việc phát triển sức sản xuất, phát huy nội lực trong phát triển kinh tế- xã hội, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngân sách, đồng thời tham gia giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội như tạo việc làm, xóa đói, giảm nghèo.


Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cũng từng chỉ ra vai trò quan trọng của loại hình doanh nghiệp này. Theo đó, ước tính năm 2013-2014, khu vực doanh nghiệp tư nhân (DNTN) đóng góp gần 50% GDP, 33% thu ngân sách nhà nước, 40% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội và đặc biệt có vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao đời sống người lao động.

Ông Vinh cho biết trung bình mỗi năm, DNTN tạo ra hơn 500 nghìn việc làm, chiếm 62% tổng số việc làm trong toàn bộ khối doanh nghiệp. Đồng thời đem lại thu nhập bình quân trên lao động là 42 triệu đồng/năm vào năm 2010 lên 74 triệu đồng/năm vào năm 2014.

Cùng với việc ra đời Luật doanh nghiệp năm 1999, loại hình DNTN được tạo điều kiện phát triển và bùng nổ về số lượng. Từ khi đất nước mở cửa đến nay, nhiều DNTN có tên tuổi như Vingroup, Hoàng Anh Gia Lai, FPT, Thiên Long,… đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế.

Không riêng tại Việt Nam, doanh nghiệp tư nhân còn đóng vai trò lớn trong nền kinh tế nhiều nước trên thế giới.

Hai ví dụ đối lập có thể thấy là: Cuba có dân số 11 triệu người, thành phố New York có 8 triệu người nhưng tổng GDP của New York đạt trên 1.000 tỷ USD trong khi tổng GDP của Cuba chỉ đạt trên 70 triệu USD.

Sự khác biệt của 2 nền kinh tế này là Cuba gần như không có DNTN, chủ yếu là DNNN trong khi New York chủ yếu là DNTN chứ không tồn tại DN nhà nước.

Vì sao Việt Nam hưa có doanh nghiệp tư nhân lớn như Samsung, Toyota?

Mặc dù hiện nay đã có những doanh nghiệp tư nhân lớn, có tên tuổi tại Việt Nam nhưng đây chỉ là số ít. Theo bộ trưởng Vinh, trên thực tế đa số DNTN hiện có quy mô nhỏ và vừa. Vốn bình quân của loại hình doanh nghiệp này chỉ bằng 1,5% mức vốn bình quân của 1 doanh nghiệp nhà nước và 19% của doanh nghiệp FDI.

Tài sản cố định bình quân của DNTN cũng chỉ dao động ở mức 4-7 tỷ đồng/DN và chỉ bằng 1% của DNNN và 5% của doanh nghiệp FDI. Mặc dù chiếm đông đảo về số lượng nhưng tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn của loại hình doanh nghiệp này chỉ chiếm khoảng 40% tổng toàn bộ khối doanh nghiệp.

Với quy mô nhỏ và vừa nên DNTN hiện gặp phải vấn đề thứ 2 là hạn chế về công nghệ, thiếu vốn, trình độ nhân lực không cao. Đa số các DNTN chưa có tầm nhìn, chiến lược kinh doanh dài hạn và thiếu sản phẩm mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra quy mô vốn nhỏ khiến DNTN bị yếu thế trong cạnh tranh tiếp cận các nguồn lực sản xuất và không đủ sức tích lũy, đầu tư để vươn ra thị trường quốc tế.

Để phát huy sức mạnh của DNTN từ đó tạo động lực bền vững cho nền kinh tế, bộ trưởng Vinh cho biết một số giải pháp đã và cần được Chính phủ triển khai như tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh thông qua hoàn thiện khung pháp lý với những đổi mới tư tưởng mạnh mẽ.

Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp (sửa đổi) thông qua năm 2014 thay đổi tích cực như: doanh nghiệp được quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành, nghề mà pháp luật không cấm, minh bạch hóa điều kiện kinh doanh, dơn giản hóa và giảm rào cản gia nhập thị trường, chú trọng chuyển công tác quản lý nhà nước từ tiền kiểm sang hậu kiểm,…

Ông Vinh còn cho biết Nhà nước cần đẩy mạnh các chính sách khuyến khích đầu tư, hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực công nghệ cho DNTN, hỗ trợ tiếp cận vốn, khai thác thị trường.

Ngoài ra việc đầu tư nhân lực cũng quan trọng không kém, Nhà nước cần triển khai các hoạt động hỗ trợ giúp phát triển đội ngũ doanh nhân, trang bị những kiến thức quản trị và hội nhập cho DNTN.


02-04-2016
Theo Trí Thức Trẻ

Dân và Nhà nước: Ai lo cho ai nhiều hơn?

Nhà nước bây giờ cái gì cũng muốn lo (bao biện) thay dân. Thậm chí đến cái tên người nước ngoài cũng lo dân không biết đọc nên phải phiên âm hộ. Cách đây vài năm, cộng đồng mạng bàn tán sôi nổi việc một tờ báo nọ đưa tin “đoàn đại biểu Quốc hội... do Ngài (một cái tên được phiên âm ra tiếng Việt rất lạ), chủ tịch Quốc hội dẫn đầu đã tới Hà Nội”. Khổ nỗi, trên diễn đàn người ta không hề quan tâm đến bài báo xem hai bên đã bàn những nội dung gì mà chỉ thấy tức cười với cái tên phiên âm nghe ngồ ngộ.

Chính lực lượng lao động và giáo dục mới là cái đáng dành toàn bộ nguồn lực để tái cấu trúc.
Một ví dụ nữa về lo cho dân đến mức phải tính toán cộng trừ giùm cho mà chắc ít người để ý. Cuối năm rồi Bộ luật Dân sự đã được thông qua, có điều khoản khống chế lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá 20%/năm. Thật khó hiểu tại sao luật lại ấn xuống một con số cứng nhắc trong một thế giới luôn thay đổi. Lo cho dân kiểu này vô hình chung hợp thức hóa hoạt động cho giới xã hội đen chuyên cho vay nặng lãi. Trừ những lúc lạm phát phi mã, còn trong điều kiện bình thường lãi suất cho vay tối đa 20% là con số cao khủng khiếp với bất kỳ ai. Giả dụ sau này lạm phát quanh quẩn vài phần trăm, lãi suất ngân hàng cũng quanh quẩn con số đó, lãi suất cho vay 20% cũng đồng nghĩa với bán nhà (trả lãi). Trong trường hợp này đáng lý chỉ cần quy định lãi suất cho vay tối đa không được vượt quá bao nhiêu phần trăm so với lãi suất bình quân của các ngân hàng thương mại lớn nhất là đủ. Ông bà mình có dạy rằng sự học trước hết phải biết phân biệt việc nghĩa với việc hại. Càng lên cao càng phải biết điều này. Mấy cái con số này đáng lý phải dựa vào thị trường để nó tự điều chỉnh thì là Nhà nước lại nhảy vào tính toán hộ.

Những trường hợp trên minh họa việc chính quyền lo cho dân. Nhưng tội nghiệp, “Lo gì mà lo bò trắng răng. Mua ba đồng thuốc nhuộm răng cho bò”. Thôi thì những trường hợp trên âu cũng là thương dân, chỉ tại không biết cách. Như dân đang đói khổ, phải đu người qua sông suối để đi lại. Ấy vậy mà lấy cớ do dân tha thiết đề nghị được hưởng thụ đầy đủ về mặt tinh thần, các địa phương vội thi đua xây các tượng đài ngàn tỉ, nhưng các công trình văn hóa dân tộc chỉ thấy “mà đây hương khói vắng tanh thế này?”. Năm rồi không phải ngẫu nhiên phong trào xây dựng làng văn hóa và tượng đài thi nhau rầm rộ ở các tỉnh thành.
Thế giới bây giờ thay đổi quá nhanh nên thoáng chốc nhiều vị lãnh đạo nước ngoài đã “tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm” chứ đâu có sung sướng để mà “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Cái hệ thống đó đòi hỏi công bộc của dân phải suy nghĩ liên tục, có khi đến 24 giờ một ngày, 365 ngày cho một năm và nhiều năm sau nữa.
Tưởng đâu những việc nhỏ như thế mà chính quyền còn lo lắng cho dân - sợ dân đọc cái chữ không tới, lo dân không biết tính cái lãi suất, thương dân không có nơi chiêm ngưỡng tượng đài, đờn ca tài tử - nhưng đến khi nhìn vào những việc quốc gia đại sự, mới giật mình soi mãi không biết bóng dáng của dân nằm ở hạng thứ mấy. Chẳng hạn cách đây đã lâu truyền thông nước nhà hồ hởi đưa tin chương trình mục tiêu lớn của Nhà nước là dồn toàn bộ công sức, quyết liệt tái cấu trúc đầu tư công cùng với mấy ông tập đoàn kinh tế và hệ thống ngân hàng để đưa đất nước phát triển lên tầm cao mới. Chỉ thấy toàn bàn đến công việc của các đại gia ngân hàng, đại doanh nghiệp và chính quyền. Toàn những vấn đề kinh bang tế thế phức tạp. Đố tìm thấy chỗ nào có ngữ nghĩa liên quan đến dân là gốc.

Trong khi đó chính lực lượng lao động và giáo dục mới là cái đáng dành toàn bộ nguồn lực để tái cấu trúc. Những điều căn cơ cho người dân thì chưa thấy nói hoặc chỉ bàn chiếu lệ. Còn nhớ trong phiên tranh luận lần thứ hai (trong ba phiên theo quy định) để tranh cử tổng thống cách đây năm năm ở Mỹ, người đầu tiên được vinh hạnh chất vấn các ứng viên là một cậu sinh viên năm thứ nhất với câu hỏi đầy thách thức, rằng các ông sẽ làm gì để giảm thất nghiệp vài năm tới để tôi về báo lại với ba mẹ lên kế hoạch cuộc đời cho tương lai. Một cường quốc hàng đầu như thế cũng chỉ đem chuyện đời sống người dân làm quốc sách đo tầm lãnh đạo. Thế nên họ mới giàu.

Thế giới bây giờ thay đổi quá nhanh nên thoáng chốc nhiều vị lãnh đạo nước ngoài đã “tuyết sương nhuốm nửa mái đầu hoa râm” chứ đâu có sung sướng để mà “vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa”. Cái hệ thống đó đòi hỏi công bộc của dân phải suy nghĩ liên tục, có khi đến 24 giờ một ngày, 365 ngày cho một năm và nhiều năm sau nữa. Chỉ cần có trục trặc là họ phải giải trình với dân đủ điều nên suy nghĩ liên tục đến bạc đầu là vì vậy. Nó không giống với hệ thống mà khi đã được đặt vào đó và cứ làm đúng quy trình là ngồi luôn ở đấy.

Lấy cái Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà người Việt lo sốt vó không biết sắp tới ứng phó thế nào thì thấy liền. Nhìn qua thiên hạ, thấy chính quyền các nước bàn tới bàn lui làm thế nào để có những thay đổi trong cấu trúc thị trường lao động, thay đổi trong mẫu hình thương mại với các nước để người dân không bị cướp mất công ăn việc làm. Khác với ta, đang mải bàn những đại công trình lý thuyết cao siêu bí hiểm mà người dân không đời nào thấu hiểu nổi.

Thế giới giờ đây đang quay cuồng, hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác, chuyển từ hết trục này sang trục khác. Một dân tộc chỉ tiến lên được khi cơ chế tạo ra con người không thờ ơ với thế sự nước nhà. Muộn lắm rồi, tội lắm anh ơi!

Theo TBKTSG
02-04-2016

Tại sao CSVN sợ đổi mới chính trị dân chủ ?

 (Phạm Trần) -02/04/2016 - 08:01
Đòi hỏi sau 30 năm đổi mới kinh tế, đảng Cộng sản Việt Nam  phải can đảm đổi mới chính trị để cứu nước ra khỏi chậm tiến và lạc hậu, nhưng đổi mới như thế nào thì chưa ai định hình được, ngoại trừ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người tiếp tục chống lại quyền làm chủ đất nước của nhân dân.
Ông Trọng nói:”Phải nắm vững và khẳng định: Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước; mà là đổi mới cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy; chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu; tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia.”  (theo VietNamExpress, 12/01/2015)

ĐỐI DIỆN  VỚI THỰC TẾ
Nói như thế là cãi chầy cãi cối. Cơ chế của đảng và nhà nước Cộng sản là một   tổ chức cầm quyền bằng bạo lực và độc tài tòan trị.  Chính sách một đảng cầm quyền đã thất bại mọi mặt sau 30 năm đổi mới kinh tế với chủ trương “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”;  làm theo kinh tế thị trường, nhưng lại phải đeo theo cái đuôi “định hướng xã hội chủ nghĩa” cù nhầy, bảo thủ chỉ cốt làm giầu cho đảng và lãnh đạo.
Xuân Dương tiết lộ trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 03/02/2016:”Hết năm 2014, tổng số nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đã lên tới 1,57 triệu tỷ đồng nghĩa là khoảng 70  tỷ USD. 

“Có ý kiến cho rằng: “Khoản nợ của các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lãnh có nguy cơ đe dọa an ninh tài chính quốc gia nếu các doanh nghiệp này hoạt động không hiệu quả, không có khả năng trả nợ”.

Vậy mà Nghị quyết của đảng XII chỉ nói sẽ:”Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.”
Đảng và nhà nước CSVN đã “chú trọng” suốt 5 năm trời trong  khoá đảng XI (2011-2015) mà cho đến nay, các Tập đòan Kinh tế nhà nước và khối Doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ vẫn không chịu giải thể, chậm bán cổ phần đang là mối nguy đe dọa kinh tế sẽ tụt hậu thêm trong 5 năm tới.
Lý do họ tiếp tục chai lì vì Doanh nghiệp nào cũng có phần ăn của các cá nhân,  tổ chức đảng và nhà nước. Những người này đã cấu thành các  nhóm lợi ích bao che và chia chác cho nhau nên rất khó giải quyết.
Cũng trong 5 năm của khóa đảng XI, nhà nước đã tái cơ cấu kinh tế 3 lần mà dân vẫn phải đi làm thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài.  Bây giờ, Nghị quyết XII lại hứa sẽ:”Cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, chú trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.”
Nhưng bài học hứa cuội  “phấn đấu để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”  của ông Trọng và khóa đảng XI cũng đã tan theo mây khói.
Giờ đây, Nghị quyết XII lại tiếp tục thề ”Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”, nhưng “sớm” là bao nhiêu năm hay cũng sẽ mút mùa như bao nhiều lời hứa  hão khác của đảng ?

Trong khi đó thì năng lực lao động và óc sáng tạo của công nhân Việt Nam vẫn còn nằm trong  nhóm thấp nhất Châu Á.

Báo Doanh Nghiệp viết ngày 13/05/2014:”Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) vừa công bố cho thấy năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình Dương (những nơi có thể thu thập số liệu) – thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần.
So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.
Một xu hướng đáng chú ý là tốc độ tăng của năng suất lao động giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%.”



Ngoài chủ trương mở cửa nửa vời vì sợ mất quyền, tan đảng, chế độ giở giăng giở đèn ở Việt Nam còn theo chân đàn anh Tầu để “kiên định và tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa phá sản Mác-Lênin” để cướp đi  quyền làm chủ đất nước của dân. Nhân dân Nga đã ruồng bỏ nó trước điện Cẩm Linh năm 1991 mà đảng CSVN lại đặt miếng giẻ rách này  lên bàn thờ bắt dân phải nhang khói thì chỉ có những người mắc bệnh tâm thần mới làm như thế.

Với tư duy hủ lậu và thoái trào như vậy nên  bộ máy cầm quyền của đảng và nhà nước tiếp tục cồng kềnh và nặng nề. Càng cải tổ hành chính, đơn gỉan hóa thủ tục và gỉảm biên chế để bộ máy nhà nước  phục vụ dân đắc lực hơn thì nó lại phình ra to hơn để hành dân; thủ tục giấy tờ chồng chéo lên nhau nhiều hơn và lại có thêm nhiều nhân viên, cán bộ  ngồi chơi ăn lương.
CHỐNG CÁI GÌ-CHỐNG AI ?

Bước sang lĩnh vực chống tham nhũng, quan liêu và lãng phí  thì ai ở Việt Nam cũng biết đó là  thất bại hàng đầu của cá nhân ông Trọng nói riêng và tòan đảng và nhà nước nói chung sau 3 năm thi hành Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (ban hành 16/01/2012). Vì vậy công tác này lại được đặt lên hàng đầu trong số nhiệm vụ trong 5 năm tới của khóa đảng XII vừa mới kết thúc ngày 28/01/2016, nhưng qúa khứ là bằng chứng khiến mấy ai tin ông Tổng Bí thư Trọng,  người còn kiêm chức Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng sẽ làm được gì ?
Còn chuyện gọi là “tăng cường quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền quốc gia”  trong câu nói của ông Trọngchẳng qua cũng chỉ là một cách nói cho có nói vì đảng và nhà nước CSVN đã bất lực từ lâu trước những hoạt động quân sự và bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Trường Sa.

Chính phủ Việt Nam đã ru ngủ dân  trong nhiều năm bằng chiêu bài “đấu tranh bằng biện pháp hòa bình” để tránh xung đột võ trang với quân xâm lược Bắc Kinh. Nhưng Chính phủ Trung Hoa không coi Việt Nam ra gì mà còn  tiếp tục khống chế, đàn áp dã man ngư dân Việt Nam ở Biển Đông. Bắc Kinh còn không thèm nhắc đến chuyện họ chiếm Hòang Sa năm 1974 mỗi khi Việt Nam nói đến.



Thái độ lừng khừng ở Biển Đông của Việt Nam đã được chứng minh bởi Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội.
Tướng Lịch là người dự kiến sẽ thay Tướng Phùng Quang Thanh giữ  Bộ Quốc phòng nói:” Trên Biển Đông, ngoài sự cạnh tranh giữa "5 nước, 6 bên"  (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei, (Đài Loan và Trung Quốc) , đây còn là nơi diễn ra tranh chấp của các nước lớn, tập trung là Trung Quốc và Mỹ. Trong đó, Trung Quốc đẩy mạnh ý đồ kiểm soát, gia tăng hoạt động xây đắp đảo, nỗ lực thay đổi hiện trạng.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) viết : “Theo tướng Lịch, sắp tới, Trung Quốc sẽ tiếp tục đẩy mạnh thực thi chủ quyền trên thực tế bằng biện pháp dân sự và tuyên bố khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như toàn bộ phạm vi đường 9 đoạn. Nước này không giấu diếm ý đồ từng bước quân sự hóa Hoàng Sa, Trường Sa và kiểm soát gần trọn Biển Đông.

Vậy Việt Nam phải làm gì ?  Cũng như ông Trọng, tướng Lịch lại dịu giọng để hòa hoãn với láng giềng phương Bắc  khi ông bảo:”Đứng trước hoàn cảnh này, chủ trương nhất quán của Việt Nam là kiên quyết, kiên trì đấu tranh để giữ vững lãnh thổ, lợi ích quốc gia; giữ môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng phát triển. Chúng ta phải giữ mối quan hệ hữu nghị với các nước lớn đồng thời phải không để rơi vào cái bẫy của họ".

Nhưng ai giăng bẫy và bẫy gì ? Đã nhiều lần phía Việt Nam ngụ ý nói đến trường hợp Trung Quốc có thể mượn cớ bị Việt Nam khiêu khích  sẽ tấn công quân sự nên Việt Nam phải khôn khéo để  tránh đổ máu mà vẫn bảo vệ được lãnh thổ. Nhưng liệu mặt trái của sự dè dặt này có  khỏi  làm ô uế lịch sử quật cường chống Bắc thuộc của Tổ tiên ta không ?
TTXVN viết tiếp:”Nhắc lại 3 giải pháp với vấn đề Biển Đông (đối thoại, pháp lý, quân sự), tướng Lịch khẳng định, không nước nào muốn chiến tranh xảy ra. "Biện pháp tối ưu là kiên trì thực hiện giải pháp hòa bình và đối thoại hòa bình. Chúng ta tuân thủ pháp luật quốc tế để giữ vững, khẳng định độc lập, chủ quyền của đất nước".



Tướng Lịch đã nói như thế tại cuộc gặp mặt đại biểu cán bộ cấp cao Quân đội nghỉ hưu, nghỉ công tác tổ chức tại Bộ Quốc phòng ngày 30/01/2016.
Cũng nên để ý trong câu nói về  “đổi mới chính trị” theo quan điểm của ông Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài “tăng cường quốc phòng” đảng còn phải tăng cường cả về “an ninh” nữa. Cụm từ “an ninh” của ông Trọng nên được hiểu là thứ “an ninh nội bộ” và giữa đảng và dân.  Lực lượng võ trang gồm Quân đội và Cộng an đã được lệnh giữ vai  chủ động  để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ chống lại  điều được gọi là “các thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” chống phá đảng, nhà nước và nhân dân !
Nhiều lần trong nhiệm kỳ khóa XI, ông Trọng đã công khai chỉ thị cho Quân đội và Công an phải theo dõi chặt chẽ tư tưởng của binh lính, công an và phải canh chừng các tổ chức nhân dân không thân thiện với đảng. Trong số này có các Tổ chức Xã hội Dân sự , Tôn giáo, các Nhà báo tự do. Các vùng dân cư được gọi là “các điểm nóng” trong xã hội như người Dân tộc ở dọc biên giới Trung-Việt, Lào-Việt, Kampuchia-Việt Nam, Tây Nguyên và những vùng đồng bào Tôn giáo cũng được quan tâm theo dõi.
Một trong những lệnh của đảng là tuyết đối không để hình thành các Tổ chức chính trị đối lập, kiên quyết không cho tư nhân ra báo và phải ngăn chận chia rẽ trong cán bộ, đảng viên.
Vì vậy mà Nghị quyết XII tiếp tục nhìn nhận:” Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, nhất là nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ "diễn biến hòa bình" của thế lực thù địch nhằm chống phá nước ta; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; sự tồn tại và những diễn biến phức tạp của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí...”
Như vậy là ông Trọng muốn đảng tiếp tục kìm kẹp dân, không cho dân được hưởng các quyền tự do đã quy định  trong Hiến Pháp. Đảng CSVN cũng nhất quyết không cho dân có quyền “làm chủ đất nước” như đảng vẫn ra rả tuyên truyền ngày đêm rằng “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, của dân, do dân và vì dân”.

Vì vậy mà Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã mạnh dạn phát biểu tại Đại hội đảng XII ngày 23/01/2016:”“Thực tế năm năm qua, chúng ta đã tích cực đổi mới về thể chế kinh tế, đạt kết quả nhất định. Nhưng đổi mới hệ thống chính trị thì hầu như chưa làm. Chính vì vậy, công cuộc đổi mới năm năm qua chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.”



Ông Vinh là một trong số 14 Bộ trưởng trong Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng không được tái bầu vào Ban Chấp hành Trung ương đảng khoá XII đã nói thẳng trước mặt ông Trọng: “Bao năm qua, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp gần như không thay đổi. Nền chính trị phù hợp với nền kinh tế tập trung, kế hoạch hóa trước đây, đặc biệt là trong hoàn cảnh chiến tranh, nay không còn phù hợp với nền kinh tế thị trường. Thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho phát triển. Vì vậy, trong giai đoạn tới, việc đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ với đổi mới về kinh tế là yêu cầu hết sức cấp bách.”

Rất tiếc, những lời nói công chính rất được lòng mọi người của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh đã bay qua tai ông Nguyễn Phú Trọng như nước đổ đầu vịt.

Tại vì  ông Trọng và đảng CSVN sợ dân chủ và sợ mất quyền cai trị độc quyền nên ông mới nói:” Đổi mới chính trị không phải là làm thay đổi chế độ chính trị, thay đổi bản chất của Đảng, Nhà nước.”

Lời nói nghe chói tai và lãng nhách này của ông Trọng không khác gì chủ trương ”Đổi mới tư duy nhưng vẫn làm như cũ” .
Như thế thì thà nói chuyện với đầu gối còn lý thú hơn. -/-
Phạm Trần (02/016)
Bài viết được tác giả gởi đến SBTN
(Các bài viết trong mục Blog thể hiện quan điểm riêng của tác giả)

Bắt gần 2kg cocain vận chuyển qua phi trường Tân Sơn Nhất

Gần 2kg cocain được giấu bên trong tượng đá có hình giống chim đại bàng làm bằng đá tự nhiên được phát giác tại phi trường Tân Sơn Nhất.



Cocain được giấu trong bức tượng chim đại bàng. Ảnh: Tuổi Trẻ
Theo nhà chức trách cho biết, cocain được giấu bên trong 4 tượng chim đại bàng, khối lượng của nó là 1,84kg. Một nữ hành khách N.T.H.A (48 tuổi) mang quốc tịch Việt Nam, ngụ tại Quận 8, Sài Gòn mang về từ Brazil. Khi làm thủ tục tại quan thuế, lô hàng này được nhập cảng dưới hình thức quà tặng.
Chi cục quan thuế phi trường Tân Sơn Nhất phải phối hợp với nhiều cơ quan có trách nhiệm như: Đội phòng chống ma túy thuộc Cục quan thuế, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy của Bộ Công an. Một lãnh đạo quan thuế phi trường Tân Sơn Nhất cho báo chí biết: “Chúng được để chung với hàng trăm tượng chim khác, đựng trong thùng sắt. Chúng tôi phải dùng máy cắt, khoan phá mới phát hiện được. Ước tính giá trị hơn 5 tỷ đồng"
Hiện nay, vụ án đang được phía công an CSVN mở rộng điều tra.
Một vài năm trở lại đây, Việt Nam đang trở thành thị trường tiêu thụ ma túy có nguồn gốc từ các nước Nam Mỹ. Phi trường Tân Sơn Nhất trở thành nơi trung chuyển cho các loại ma túy đi khắp nơi trên thế giới. Cách đây hơn 2 năm, có tất cả 600 bánh heroin với trọng lượng khoảng 229kg được giấu trong 12 dàn loa từ phi trường Tân Sơn Nhất xuất cảng sang Đài Loan bị phát giác. Với số lượng heroin khổng lồ như vậy, nhưng cơ quan thuế quan tại Tân Sơn Nhất không phát hiện. Đồng thời, chiếc máy soi chiếu để phát hiện heroin tại phi trường bỗng dưng...bị hư. Rất nhiều người, trong đó có cả những tướng lãnh Việt Nam cho rằng, có bàn tay của lãnh đạo thuế quan Tân Sơn Nhất nên heroin mới qua được phi trường Tân Sơn Nhất dễ đến như vậy. Vậy mà từ đó đến nay, không hề có lãnh đạo nào tại phi trường Tân Sơn Nhất bị bỏ tù, thậm chí là kỷ luật cũng không có.
02/04/2016 - 07:39
Ngọc Quân/SBTN

Ngân hàng nhà nước sẽ ‘múa” nợ xấu ra sao năm 2016?

Khác hẳn thái độ nhẫn nhịn những năm trước, bước vào năm 2016, một trong những tổ chức phân tích tài chính lớn ở Việt Nam là công ty chứng khoán VCBS đã đánh giá tỷ lệ nợ xấu thực chất của nền kinh tế có thể lên đến 11.02%.

Hình Internet
Trước đó vào tháng 11/2015, Ngân hàng nhà nước vẫn báo cáo tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống giảm về 2.72% so với con số 3.25% đầu năm do các ngân hàng tiếp tục tăng tốc trích lập dự phòng để xử lý nợ xấu, đồng thời đẩy mạnh bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC).
Trước đó nữa, vào tháng 9/2015, một tổ chức tín dụng độc lập là FT Confidential Research đã công bố: Tỉ lệ nợ xấu ngân hàng Việt Nam vào khoảng 15% trong năm 2014, thực tế cao hơn nhiều so với con số chính thức.
Vào giữa năm 2015, một bản thống kê từ báo cáo tài chính của 13 ngân hàng thương mại đã hiện ra: Tổng số nợ xấu của 13 ngân hàng tăng mạnh 21.2%, trong đó rất đáng chú ý, số nợ khả năng mất vốn ngày càng đột biến, lên tới 23,850 tỷ đồng, chiếm đến 50.6% tổng số nợ xấu.
Về cơ cấu nợ, nợ nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tiếp tục tăng lần lượt 51% và 22%, nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) có dấu hiệu suy giảm 14%.
Ngay những ngân hàng thương mại nhà nước thuộc loại “cá mập” và luôn được ưu ái về chính sách tín dụng như BIDV, Vietcombank và Vietinbank, cũng đứng đầu về số nợ xấu - xét theo số tuyệt đối.
Sau thời kỳ “ngồi mát ăn bát vàng” những năm 2007-2011 mà đã bị giới doanh nghiệp tố cáo là “lãi suất cho vay cắt cổ là cách nhanh nhất để tự sát,” giới chủ ngân hàng trở về thời kỳ phôi thai khó sinh, ngầy ngật trong cơn đau đẻ lợi nhuận lẫn thể ung thư nợ xấu rất có triển vọng thuộc về giai đoạn cuối.
Nợ xấu chồng chất lại là án tử cho thị trường tài chính và nền kinh tế Việt Nam. Chỉ đến cuối năm 2014, Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình mới lần đầu tiên tiết lộ con số nợ xấu vào năm 2013 lên đến khoảng 500,000 tỷ đồng (tương đương khoảng $25 tỷ), trong khi vào thời điểm năm 2013, Ngân hàng nhà nước chỉ công bố “láo” con số nợ xấu vào khoảng 150,000 tỷ đồng.
Vũ điệu nhảy múa số liệu nợ xấu của Ngân hàng nhà nước đã biến diễn sôi động kể từ khi chính phủ mới của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được thành lập vào tháng Tám năm 2011. Từ đó đến nay, thống kê sơ bộ cho thấy đã có ít nhất 15 lần tỉ lệ nợ xấu được Ngân hàng nhà nước cho “khiêu vũ” với độ biến thiên từ 3% đến 10%. Tuy thế, các số liệu được công bố lại quá thiếu cơ sở và chẳng còn làm mấy người ngờ nghệch tin tưởng. 
Báo cáo mới nhất về tỷ lệ nợ xấu của Công ty chứng khoán VCBS có lẽ là một tín hiệu “xét lại” những con số nợ xấu mà Ngân hàng nhà nước đã công bố. Thậm chí, đây còn có thể là một tín hiệu về chính trị, khi đáng chú ý không kém là VCBS thuộc Vietcombank - một ngân hàng có cổ phần chi phối của Ngân hàng nhà nước.
Vào kỳ họp quốc hội cuối năm ngoái, Học viện chính sách công thuộc Bộ Kế hoạch và đầu tư của Bộ trưởng Bùi Quang Vinh - người vừa đưa ra đòi hỏi phải đổi mới chính trị tại đại hội 12 của đảng cầm quyền - đã phản pháo báo cáo chính phủ về tỷ lệ nợ công. Theo học viện này, tỷ lệ nợ công thực tế đã vượt quá ngưỡng nguy hiểm, tức trên 65% GDP.
02/04/2016 - 08:09
Lê Dung / SBTN

Hà Tĩnh: Phó chủ tịch xã đột ngột tử vong tại trụ sở

Theo daikynguyenvn-1 hour trước
Phó chủ tịch xã đột tử tại công sở ngày giáp Tết - Ảnh 1
Phát hiện ông Sỹ nằm bất động trên sàn nhà, mọi người đã đưa đến bệnh viện cấp cứu nhưng nạn nhân đã tử vong trước đó (ảnh minh họa)
Phó chủ tịch UBND xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đột ngột tử vong tại nơi làm việc.
Theo báo Người Đưa Tin, ông Trần Xuân Thủy – Chủ tịch UBND xã Xuân Lĩnh, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh cho biết, chiều hôm qua (3/2), ông Nguyễn Tiến Sỹ (48 tuổi) – Phó chủ tịch xã đến cơ quan làm việc như thường ngày.
Một lúc sau, các đồng nghiệp trong cơ quan bất ngờ phát hiện ông Sỹ nằm bất tỉnh dưới nền nhà nên lập tức gọi xe đưa đi cấp cứu, tuy nhiên ông Sỹ đã tử vong trước khi tới bệnh viện.
Người nhà ông Sỹ cho biết, ông có tiền sử về bệnh tim, cao huyết áp, nguyên nhân khiến ông tử vong đột ngột có thể là do nhồi máu cơ tim. Gia đình cũng không yêu cầu khám nghiệm tử thi nên thi thể ông Sỹ được bàn giao lại cho gia đình mai táng.
Trước đó, tại tỉnh Thanh Hóa, khoảng 5h chiều ngày 4/9/2015, ông Lê Xuân Thục – chủ tịch UBND xã Hoằng Đức, huyện Hoằng Hóa cũng bị đột tử tại trụ sở làm việc.
Tại thời điểm trên, một số viên chức UBND xã Hoằng Đức có nghe tiếng động mạnh trên phòng làm việc của ông Thục ở tầng 2 tòa nhà công sở xã. Một số người chạy lên thì thấy ông Thục nằm gục dưới nền nhà, gần cửa phòng. Mọi người vội đưa ông Thục đi cấp cứu nhưng ông đã tử vong trước đó.
Ông Thục mới giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Hoằng Đức được khoảng 2 tháng, ông đã nghỉ làm để đi điều trị bệnh tim và cũng mới đi làm lại thì xảy ra sự việc trên.
Bạch Liên tổng hợp

Người đi bộ... khóc ròng!

Theo NLDO-03/02/2016 23:32

Vỉa hè bị lấn chiếm, đi xuống lòng đường thì có thể bị CSGT xử phạt, người đi bộ chỉ còn biết… kêu trời khi ra ngoài đường!

Hà Nội là địa phương đầu tiên xử phạt đối với người đi bộ vi phạm luật giao thông. Việc xử phạt mới triển khai từ đầu tháng 2-2016 nhưng đã vấp phải không ít bất cập.
Như bị đánh đố
Khắp các con đường lớn nhỏ ở Hà Nội, hầu hết vỉa hè đều bị lấn chiếm nghiêm trọng. Từ gánh hàng rong đến quán trà đá, bãi giữ xe đều nghiễm nhiên coi vỉa hè là nơi kinh doanh của mình. Tại khu vực phố cổ, hàng quán đua nhau bày biện bàn ghế, hàng hóa tràn cả ra đường khiến người đi bộ không thể phân biệt đâu là vỉa hè, đâu là đường đi.
Với những con đường lớn như: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo..., hai bên vỉa hè được cho thuê để các đơn vị triển khai dịch vụ giữ xe: ô tô làn ngoài, xe máy làn trong. Vỉa hè chỉ còn lại một phần rất nhỏ, người đi bộ phải luồn lách khi đi qua khu vực này. Đáng nói là những vỉa hè ấy được chính UBND TP Hà Nội cho phép các đơn vị thuê sử dụng dịch vụ giữ xe!

Nhiều vỉa hè ở Hà Nội bị chiếm dụng làm chỗ để xe, người đi bộ phải đi xuống lòng đường
Nhiều vỉa hè ở Hà Nội bị chiếm dụng làm chỗ để xe, người đi bộ phải đi xuống lòng đường
Theo ghi nhận của chúng tôi, những ngày giáp Tết, tình trạng giao thông ở Hà Nội càng trở nên hỗn loạn hơn do lượng xe từ các địa phương đổ về. Đây cũng là lúc người đi bộ thấm thía nỗi khổ. Luôn có những người phóng xe lên vỉa hè, nối đuôi nhau đi ngược chiều, người đi bộ nhiều phen khiếp vía.
Chị Nguyễn Thị Lộc (ngụ phường Kim Mã, quận Ba Đình) bức xúc: “Lâu nay, hàng quán lấn chiếm nhưng không bị xử lý, giải quyết triệt để, bây giờ ra đường không biết đi như thế nào. Đi sai bị phạt mà đi đúng lại không có chỗ. Đó là chưa nói đến việc một số nơi chưa đầy đủ và đồng bộ vạch sơn, đèn tín hiệu cho người đi bộ sang đường”.
Nhiều người dân khi được hỏi đều cho rằng việc xử phạt người đi bộ vi phạm giao thông là cần thiết, giữ gìn an toàn cho mọi người. Tuy nhiên, để người đi bộ không bị xử phạt oan cũng như tạo thành thói quen, nền nếp chấp hành luật lệ giao thông thì trước hết, các cơ quan chức năng phải nghiêm chỉnh dẹp nạn lấn chiếm vỉa hè. Khi đã có vỉa hè thông thoáng, an toàn, người đi bộ không dại gì lao ra đường để đón nhận nguy hiểm. Ngoài ra, hạ tầng phải tốt, các yếu tố kỹ thuật như hệ thống biển chỉ dẫn, đèn tín hiệu, sơn kẻ vạch... phải được hoàn thiện.
Sẽ kiểm tra những vỉa hè bị lấn chiếm
Theo lãnh đạo Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt (PC67) Công an TP Hà Nội, trong 3 ngày vừa qua, lực lượng CSGT đã tiến hành xử phạt hơn 100 trường hợp vi phạm luật giao thông, nhắc nhở nhiều người đi bộ đi sai phần đường. Đến nay, việc quan trọng nhất vẫn tập trung nhắc nhở, tuyên truyền cho người dân. Việc xử phạt trước mắt tập trung vào những trường hợp cố tình vi phạm, như: băng qua đường kể cả khi có dải phân cách, rào chắn hoặc khi có vỉa hè vẫn đi bộ xuống lòng đường gây nguy hiểm cho bản thân và các phương tiện khác.
Về việc người dân buộc phải vi phạm do không có vỉa hè để đi, lãnh đạo PC67 khẳng định lực lượng CSGT chỉ xử phạt người đi bộ ở những tuyến đường có biển báo, đèn tín hiệu và vạch kẻ đường. Với những khu vực không có vỉa hè, người đi bộ phải xuống lòng đường để di chuyển thì không xử phạt. Với những tuyến phố bị lấn chiếm, Phòng CSGT sẽ phối hợp với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội kiểm tra và điều chỉnh cho phù hợp.
Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, cho rằng song song với việc xử phạt người đi bộ phạm luật, cần tổ chức bảo vệ vỉa hè và những kết cấu hạ tầng dành cho người đi bộ. Ngoài ra, cần xử phạt nghiêm, chặt chẽ hơn những đối tượng chiếm dụng, sử dụng trái phép và cấp giấy phép sử dụng trái phép hạ tầng dành cho người đi bộ.

Phạt cao nhất 120.000 đồng
Điều 9 Nghị định 171 quy định việc xử phạt người đi bộ vi phạm như sau:
- Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000-60.000 đồng đối với một trong các hành vi: đi không đúng phần đường quy định; không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, người kiểm soát giao thông.
- Phạt tiền từ 60.000-80.000 đồng đối với những hành vi: mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
- Phạt tiền từ 80.000-120.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc (trừ người phục vụ việc quản lý, duy trì đường cao tốc).

Bài và ảnh: NGUYỄN QUYẾT

Bình Thuận: Giòi lúc nhúc trong thùng thịt trâu "hô biến" thành thịt bò

Cảnh sát mật phục, phát hiện đường dây chuyên mua thịt trâu Ấn Độ nhập khẩu trôi nổi trên thị trường với giá rẻ, phù phép "biến" thành thịt bò bán ra cho người tiêu dùng thu lợi nhuận khủng.

Từ nguồn tin tố giác của người dân, khoảng 18 giờ ngày 3/2, Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49), lực lượng CSGT và các ngành chức năng tỉnh Bình Thuận bất ngờ kiểm tra ô tô BKS 53M-1118 do ông Nguyễn Văn Hòa, tạm trú tại Phú Trinh, TP Phan Thiết (Bình Thuận) là chủ xe, lưu thông trên QL1A đoạn qua xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận).
Trên chiếc xe khách 16 chỗ này, cơ quan chức năng phát hiện nhiều thùng thịt là thực phẩm nhưng không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ. 
thịt bò, thịt trâu, chợ Phan Thiết, cảnh sát môi trường, hàng giả
Cơ quan chức năng kiểm tra số hàng trên xe khách BKS 53M-1118
Chiếc xe cùng tang vật được đưa về trụ sở Chi cục Quản lý thị trường Bình Thuận để kiểm tra. Tại đây, cơ quan chức năng phát hiện 16 thùng thịt đã được đóng gói ghi tên nhãn hiệu bằng tiếng nước ngoài, có dán giấy ghi chữ tiếng Việt là thịt trâu đông lạnh, xuất xứ từ Ấn Độ và 2 thùng xương bò. Tổng trọng lượng là 318 kg. Số thịt này đã bốc mùi hôi thối, có màu tái nhợt và thâm đen. Trên xương bò, tổ kiểm tra phát hiện có giòi nằm lẫn trong các thớ thịt.
Chủ số hàng này là bà Trần Thị Thu Hương (tên thường gọi là Ý, 30 tuổi) trú tại thôn Văn Lâm, xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) là chủ cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt bò có quy mô lớn tại huyện Hàm Thuận Nam.
Bà Ý khai nhận mua số thịt trâu Ấn Độ từ một bạn hàng từ Đồng Nai với giá 100.000 đồng/kg rồi về trộn lẫn với thịt bò do cơ sở bà giết mổ để bán ra thị trường với giá 250.000 đồng - 280.000 đồng/kg.
Còn theo hồ sơ của cơ quan công an, cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt bò của bà Ý và một vài cơ sở khác tại thôn Văn Lâm (Hàm Thuận Nam) đã mua thịt trâu Ấn Độ nhập khẩu trôi nổi trên thị trường với giá rẻ. 
thịt bò, thịt trâu, chợ Phan Thiết, cảnh sát môi trường, hàng giả
Dòi bò nhung nhúc trong lô xương bò
thịt bò, thịt trâu, chợ Phan Thiết, cảnh sát môi trường, hàng giả
thịt bò, thịt trâu, chợ Phan Thiết, cảnh sát môi trường, hàng giả
Số hàng thịt trâu không đảm bảo ATVSTP sẽ bị tịch thu, tiêu hủy 
Sau khi tẩm với tiết bò để có màu sắc đỏ và mùi giống thịt bò, các cơ sở này phân phối tại chợ Phú Thủy, các chợ trong TP Phan Thiết, Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, cơ sở nấu thức ăn tiệc cưới, quán ăn...đặc biệt là các quán bò né đang hoạt động rầm rộ tại Phan Thiết gần đây.
Trao đổi với P.V, trung tá Trương Sĩ Trung, chỉ huy tổ kiểm tra cho biết, số thịt trâu hôi thối, đã chuyển đổi màu sắc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ bị tịch thu, tiêu hủy; chủ số hàng này sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Trung tá Trung cũng lưu ý người tiêu dùng cần nắm rõ đặc điểm thịt trâu Ấn Độ có màu đen sẫm không đỏ tươi như thịt bò Việt Nam để tránh bị lừa khi mua hàng.
04/02/2016  12:15 
Lê Huân