Saturday, January 9, 2016

Ly cà phê cũ

Theo Người Việt-01-09-2016 3:20:01 PM 
Bùi Bảo Trúc


Tôi thích cà phê ngay từ khi chưa được uống một giọt cà phê nào. Ở nhà, “cụ giáo” của tôi rất nghiêm khắc không cho con cái đụng tới nó, hình như vì một bài viết trong tờ Sélection cho là cà phê có hại. Vì thế, cà phê không được tiến vào qua cái ngưỡng cửa nhà chúng tôi. Nhưng hồi học năm đầu của trung học, mỗi lần đi học về qua một cửa tiệm trên đường Nhân Vị, Chợ Lớn (bên kia là Cơ Thể Học Viện), tôi đều ngừng lại xem một ông già người Hoa rang cà phê trước cửa nhà ông để hít lấy cái mùi kỳ diệu của những hạt cà phê nâu đen trong cái chảo trên cái bếp than của ông.

Thế rồi chuyện phải đến (?) đã đến: Tôi uống lén được ly cà phê đầu tiên cùng với một điếu Bastos xanh hôm đi tập thể dục với một người bạn học lớp đệ lục (năm thứ hai trung học đệ nhất cấp), bạn tôi người tài không đợi tuổi, đã mỗi ngày hút 2 điếu Mélia vàng.

Người Sài Gòn oai hơn người Hà Nội. Ở Hà Nội hồi trước di cư, phải sang lắm mới biết uống cà phê. Nhưng ở Sài Gòn, gần như ai ai cũng uống cà phê. Ông xích lô, ông lái taxi, ông thư ký, mấy ông già, đàn ông, đàn bà đủ mọi hạng tuổi đều uống cà phê. Có một cách uống cà phê mà chỉ ở Sài Gòn mới có, đó là uống ngồi kiểu nước lụt, tức là ngồi chồm hổm, cà phê được đổ ra cái đĩa và... húp xì xụp. Cảnh uống cà phê như thế trông không quí phái lắm nhưng cách uống đó rất có lý: Buổi sáng trời lạnh, ngồi co ro như vậy cho ấm. Ly cà phê nóng đổ ra đĩa sẽ nguội đi, dễ uống hơn.

Mãi đến năm học thi Tú Tài 1 thì chuyện uống cà phê (lén) của tôi mới là chuyện thường xuyên. Mỗi ly cà phê bít tất hồi ấy có 2 đồng bạc. Gần như hôm nào tôi cũng đến một quán cà phê trên đường Hai Bà Trưng gần nhà thờ Tân Định để uống cà phê với Đinh Ngọc Mô (người phụ trách chương trình Đố Vui Để Học của Trung Tâm Học Liệu bộ Giáo Dục sau này) và cũng để ngắm cô hàng cà phê tên là Y. (ngó em hổng dám ngó lâu / ngó qua một chút đỡ rầu rồi thôi).

Cà phê trở thành một phần của đời sống của tôi từ đó. Sau trung học, tôi đi học xa khỏi Việt Nam và cà phê càng không rời tôi mặc dù cà phê ở ngoài Việt Nam không thể nào ngon bằng cà phê phin Việt Nam, thua xa những ly cà phê đầu đường xó chợ mà tôi uống ở Sài Gòn hồi học trung học

Sau mấy năm, về lại Sài Gòn, tôi lại trở về với cà phê Sài Gòn nhưng chuyện cà phê của tôi có đổi khác. Không còn là học sinh... nghèo nữa. Chúng tôi thay đổi phần nào nơi uống cà phê. Chỗ chúng tôi hay ngồi là quán Cái Chùa, tên thật là La Pagode ở góc đường Tự Do và Lê Thánh Tôn. Đó là chỗ để ngồi đấu hót thì đúng hơn, để gặp bạn, đủ các thứ bạn, còn cà phê thì nói cho ngay, không đáng kể lắm nếu không nói là dở. Chúng tôi đến đó là vì những lý do khác. Cũng như thế, cà phê ở Givral, Brodard và Continental... đều không có gì đáng nói. Những nơi như thế chỉ để ngồi chứ không vì cà phê.

Chính những tiệm cà phê không tên tuổi, không bảng hiệu lại là những nơi có cà phê ngon nhất. Hai nơi chúng tôi hay tới đều ở trong hai con đường nhỏ, một ở khu Bàn Cờ và một ở Tân Định. Ở trong con hẻm từ đường Cao Thắng rẽ vào, là căn nhà nhỏ của gia đình cụ Phong mà chúng tôi vẫn gọi là cà phê Phong. Tiệm không có bàn, chỉ có mấy cái ghế thấp, khách khứa bao giờ cũng chỉ năm, sáu người. Cà phê phin của cụ rất ngon. Chủ tiệm bao giờ cũng ngồi trên chiếc ghế xích đu. Khi có khách gọi cà phê thì ông cụ gọi vọng vào nhà trong, và cũng chẳng buồn đứng dậy. Ông cụ ngồi xích đu nghe lỏm đủ các thứ chuyện của khách, thỉnh thoảng góp vài câu với khách thường bằng câu “Cậu không bằng tôi...” bất kể khách nói gì, làm gì. Thỉnh thoảng có một người khách rất đặc biệt ghé vào, trong cả những buổi tối mưa ướt lướt thướt, gọi một ly cà phê đen không đường, không sữa ngồi uống một mình, uống xong lại lặng lẽ ra về trong mưa, hệt như bài Déjeuner du Matin của Jacques Prévert:

...Il s'est levé
Il a mis
Son chapeau sur sa tête
Il a mis son manteau de pluie
Parce qu'il pleuvait
Et il est parti
Sous la pluie
Sans une parole
Sans me regarder...

Đó là ông Đinh Hùng. Tôi chưa kịp làm quen để chào ông một câu thì ông qua đời. Năm ấy là năm 1967.
Tiệm cà phê kia nằm trên đường Lý Văn Phức từ đường Hiền Vương rẽ vào. Chủ nhà là một phụ nữ khoảng ngoài bốn mươi. Tiệm cũng không bàn ghế như những tiệm cà phê khác. Cũng chỉ vài cái ghế đẩu thấp. Chủ nhà rất tiết kiệm lời nói nhưng bù lại cà phê rất ngon. Chắc chắn còn nhiều người nhớ tên của bà: Cà phê Thái Chi.

Trong khi có người uống cà phê với rất nhiều đường, thì cũng có người không uống với đường, vì vị ngọt (quá đáng) có thể làm mất đi mùi cà phê.

Tôi uống đủ các thứ cà phê từ cà phê bít tất đến cà phê bột, cà phê dở và nhạt như nước mắt ma của 7-Eleven đến cà phê Ả Rập, cà phê espresso của Ý, của Pháp, cà phê Áo, cà phê kiểu Thổ Nhĩ Kỳ... và cà phê Starbucks...

Nhưng cho tới khi đọc một tùy bút của Võ Phiến tôi mới học được cách gọi cà phê ít sữa hay cà phê nhiều sữa một cách giản dị và dễ dàng, lại không thể lầm lẫn. Chú phổ ky ở cái tiệm mì nhỏ có cách gọi rất vắn tắt: “Một cà phê sữa, một sữa cà phê” là có ngay hai ly cà phê đúng ý của hai ông khách khó tính từ Sài Gòn xuống miền Tây công tác.

Cạnh tiệm phở Tầu Bay trên đường Lý Thái Tổ có một ông cụ bán cà phê bên một gốc cây to. Cà phê đá của cụ rất ngon tôi thường ghé trong những sáng Chủ Nhật trước khi lên ngồi cà phê cái chùa.

Bây giờ những ngày không đi làm tôi pha cà phê lấy ở nhà bằng những cái ấm cà phê tôi góp nhặt suốt nhiều năm qua. Cái của Ý, cái của Đức, Áo... thỉnh thoảng thay đổi cho đỡ chán. Nhưng hệt như người ta không bao giờ quên hẳn mối tình đầu, những ly cà phê thời tuổi trẻ vẫn trở lại hoài hoài. Tôi vẫn yêu những ly cà phê uống với những người bạn trung học. Tưởng tượng làm sao có cách nào trở lại với những ly cà phê rẻ tiền mà ngon đến thế.

Nhưng giấc mơ trở lại với những ly cà phê ấy chắc không bao giờ làm được nữa. Tuần qua một bài báo ở Sài Gòn viết về cà phê ở trong nước hiện nay, theo đó cà phê mà người dân Sài Gòn uống hiện nay được làm bằng 30% cà phê, còn 70% là đậu đỏ, đậu xanh pha cùng với một hai thứ hóa chất có nhiều phần độc hại khác cho khách.

Nhớ những ly cà phê ở mấy cái quán bình dân thời ấy biết là bao nhiêu nhưng nay làm thế nào còn tìm thấy được. Có phải lúc ấy đời sống hiền lành và giản dị hơn bây giờ như một câu trong bài Memories của Barbra Streisand không ?

“...can it be that it was all so simple then...”

Ngòi bút và chế độ

Theo Người Việt-01-09-2016 2:50:33 PM 
Lê Phan

Sự mất tích đột ngột của một đồng chủ nhân của một tiệm sách và một nhà xuất bản chuyên phát hành những cuốn sách về các câu chuyện “thâm cung bí sử” của các lãnh tụ của Trung Cộng đang gây chấn động ở Hồng Kông. Vợ ông đưa đơn báo mất tích với sở cảnh sát. Sau đó bà đột ngột rút lại đơn sau khi một bức thư với thủ bút của ông chồng cho biết là ông đã đi tự ý đi Hoa Lục, và đang hợp tác với một cuộc điều tra. Các viên chức biên giới Hồng Kông không có hồ sơ gì về việc ông rời lãnh địa. Bà vợ cũng nói ông đi không mang theo thông hành vào Hoa Lục.

Vụ ông Lee Bo, hay là Paul Lee, một công dân Anh, và bốn đồng nghiệp của ông đã có đủ tình tiết cho một cuốn tiểu thuyết gián điệp.

Nhưng đối với rất nhiều trong số 7.2 triệu người dân ở cựu lãnh địa Anh này, sự mất tích và rồi có vẻ tái xuất hiện bên kia biên giới phân chia Hồng Kông với phần còn lại của Trung Cộng đã làm bùng lên một mối hoảng sợ, bởi nó đã vi phạm đến một bảo đảm pháp lý là họ có thể được che chở khỏi bàn tay của Bắc Kinh cho đến giữa thế kỷ theo một thỏa thuận được biết dưới cái tên nghe rất hấp dẫn: Một quốc gia, hai thể chế.

Vụ này cũng đe dọa sẽ tạo căng thẳng giữa Hoa Lục và Anh Quốc, vốn gần đây đã tiến gần hơi với Trung Cộng, tuyên bố sự khởi đầu của một “thập niên hoàng kim” trong liên hệ song phương, và Nữ Hoàng Elizabeth II mới đón tiếp Chủ Tịch Tập Cân Bình như là một quốc khách. Hôm thứ ba, Ngoại Trưởng Philip Hammond của Anh, tuyên bố khi đang công du Bắc Kinh là ông Lee là một công dân Anh. Ngày hôm sau, ở Manila, đang công du Philippines, ông nói sẽ là “một vi phạm trắng trợn” thỏa thuận năm 1984 vốn đã mở đầu cho việc trả Hồng Kông về cho Trung Cộng nếu ông Lee, như nhiều người ở Hồng Kông lo sợ, đã bị bắt từ thành phố để đưa sang Hoa Lục rồi đưa ra tòa.

Khi Trung Cộng nhận Hồng Kông từ tay Anh Quốc hồi năm 1997, Bắc Kinh đồng ý cho lãnh địa “một mức độ tự trị cao.” Những người công khai chỉ trích đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn tiếp tục tự do để bày tỏ lập trường của mình không sợ bị “thủ tiêu” bởi công an, một chuyện vốn thường xảy ra cho những người như họ ở Hoa Lục. Như một nhà bình luận trên tờ South China Morning Post đã viết: “Tiếng đập cửa vào lúc nửa đêm là điều chúng tôi không lo ngại xảy ra ở Hồng Kông. Nhưng nếu nay chúng ta phải lo ngại thì đó sẽ là sự kết thúc lối sống của của chúng ta.” Ngay chính các nhà báo trong tờ Post hẳn cũng lo ngại bởi tờ báo mới bị chủ nhân của Alibaba, một đại công ty Hoa Lục mua.

Lo ngại về những trò đen tối của Hoa Lục ngày càng gia tăng từ hôm tháng 10, khi bốn người trong nhà xuất bản mất tích. Ông Gui Min Hai, chủ nhân của nhà xuất bản “Mighty Current,” nhà xuất bản cũng là chủ nhân của tiệm sách, là người đầu tiên mất tích. Ông Gui, một công dân Thụy Điển, mất tích từ cái condo của ông ở Thái Lan hôm giữa tháng 10.

Ông Gui còn có cái tài là có thể viết một cuốn sách trong một tháng. Những cuốn sách của nhà xuất bản của năm ông vốn là những cuốn sách viết về những scandal về các lãnh tụ, dám nói đến những chuyện mà các nhà xuất bản khác né tránh, chẳng hạn như cuộc đời tình ái của Chủ Tịch Tập Cận Bình, hay mới đây, một cuốn khác khẳng định cố Thủ Tướng Chu Ân Lai là đồng tính. Những cuốn sách này rất được dân chúng Hoa Lục ưa thích bởi nó bị cấm ở trong nước.

Đối với các nhà học giả về tư pháp và các nhóm nhân quyền, trường hợp của ông Lee, và của bốn đồng nghiệp của ông ở nhà xuất bản Mighty Current Media, là thí dụ mới nhất cho “cánh tay ngày càng dài” của nhà nước Trung Cộng, vốn với sức mạnh kinh tế mới, có vẻ sẵn sàng vượt khỏi phạm vi pháp lý của họ để tìm cách bắt người. Ở Hoa kỳ, các điệp viên của chính phủ Bắc Kinh đã gây áp lực cho những người Tàu hải ngoại bị cáo buộc về tội tham nhũng phải trở về Hoa Lục. Tháng 10 vừa qua, công an bắt cóc một thiếu niên ở Miến Điện mà bà mẹ, một luật sư nhân quyền, đang bị tù ở Hoa lục, rồi đưa em trở về Trung Quốc.

Luật Sư Jerome A. Cohen, đồng giám đốc của Viện Luật Pháp Hoa Kỳ-Á Châu của Viện Đại Học New York University giải thích: “Với Trung Quốc ngày càng tiếp xúc nhiều hơn với thế giới, những vấn đề này sẽ xảy ra thường xuyên hơn. Nó không phải là nới rộng cánh tay của luật pháp Trung Quốc, nó là sức với của sự vô luật lệ hay luật rừng của Trung Quốc.”

Đối với người dân Hồng Kông, Trung Cộng không cần đi xa. Bắc Kinh vẫn coi những người gốc Hoa ở Hồng Kông là công dân của Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc, ngay cả khi họ có thông hành ngoại quốc, và ngày nào mà họ chưa được cho phép từ bỏ tư cách công dân của họ với Hoa Lục. Thành ra khi Ngoại Trưởng Philip Hammond tiết lộ là ông Lee là công dân Anh, Ngoại Trưởng Vương Nghị của Trung Cộng ngay lập tức tuyên bố ông Lee “trước hết và trên hết là một công dân Trung Quốc.”

Nhà nghiên cứu Maya Wang của Human Rights Watch ở Hồng Kông giải thích: “Vụ những ông bán sách mất tích đã đánh vào đến tâm khảm của người Hồng Kông, và họ đang theo dõi vụ này rất kỹ.”
Như tờ New York Times giải thích, và như chúng ta cũng đã biết qua ảnh hưởng Trung Hoa trong khái niệm pháp lý của chúng ta, ý niệm sắc tộc, ái quốc và công dân có liên hệ chặt chẽ, khuyến khích các viên chức có thể diễn dịch rộng rãi lập trường về ai phải trung thành với Bắc Kinh. Ông Gary F. Locke, đại sứ Hoa Kỳ ở Trung Quốc từ năm 2011 đến 2014, lúc đầu đã được báo chí và dư luận trên Internet chào đón bởi họ coi ông được chọn làm đại sứ chính là vì ông là gốc Hoa. Nhưng khi rõ ràng là ông đến Trung Cộng với tư cách là đại sứ cho Hoa Kỳ, báo chí nhà nước trở mặt gọi ông là “phản bội” dân tộc.

Giáo Sư Liang Ying Ming, một giáo sư nghiên cứu quốc tế đã về hưu của Viện Đại Học Bắc Kinh giải thích: “Từ thời cổ đại, dân tộc Trung Hoa tin là nếu đã là gốc Hoa, ngay cả khi đi đến tận cùng của trái đất cũng vẫn là người Hoa.”

Ông Cohen và các nhà học giả tư pháp khác nói ý tưởng là ông Lee tự nguyện rời Hồng Kông, để lại giấy tờ ở nhà rồi không biết cách nào trốn qua được một biên giới kiểm soát chặt chẽ, thật là khó tin. Việc bắt người bị bắt cóc viết thơ để cho nhà cầm quyền khỏi liên lụy là một thủ thuật thường tình theo chính quyền. Hơn thế, hôm Thứ Tư, tờ South China Morning Post tường thuật là trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo trước khi mất tích, ông Lee đã nói ông không sợ cho sự an toàn của mình sau khi bốn đồng nghiệp biến mất bởi vì ông không đi Hoa Lục “từ nhiều năm nay” và không có ý định tính đi.

Chưa hết, một vị dân biểu thân Trung Cộng ở Hồng Kông, ông Ng Leung-Sing đã làm mọi người bực tức hơn khi hôm thứ ba nói là “một người bạn cũ” nói với ông là ông chủ bút và các đồng nghiệp bị mất tích của ông ta thực sự đã trốn sang Hoa lục để đi chơi gái và bị bắt. Trước sự phản đối mãnh liệt và tức giận, hôm sau ông Ng đã xin lỗi.

Cựu khoa trưởng Luật Khoa của Viện Đại Học Hồng Kông, ông Johannes Chan, viết trên một email được sinh viên phổ biến rộng rãi là: “Đề nghị mới nhất là nhà xuất bản đi Thẩm Quyến và bị bắt vì đi chơi gái điếm ở Thẩm Quyến là nực cười và là một chiến thuật bôi nhọ quen thuộc của Cộng Sản.” Tưởng cũng xin thêm là Giáo Sư Chan đã bị một ủy ban của chính quyền Hồng Kông từ chối không chịu bổ nhiệm là viện trưởng Viện Đại Học, một việc mà nhiều đồng nghiệp của ông và các sinh viên phản đối mãnh liệt và bảo là chính quyền đã đầu hàng Bắc Kinh.

Nhưng không hiểu có phải lần này Bắc Kinh đã đi quá xa hay không. Hôm 4 tháng 1 vừa qua, Trưởng Quan Lương Chấn Anh, trong một cuộc họp báo triệu tập vội vã, đã tuyên bố với báo chí là bất cứ một sự xâm phạm không cho phép nào của các nhân viên công an của Hoa lục sẽ là một sự vi phạm Luật Căn Bản “không chấp nhận được.” Luật Căn Bản (Basic Law) được coi như là “mini” Hiến Pháp của lãnh địa. Tuy vậy ông cũng thêm là “chưa có chỉ dấu” là có sự can thiệp của bên ngoài. Và mặc cho bức thư được một cơ quan thông tấn ở Đài Loan phổ biến nói là thủ bút của ông Lee, ông Lương và cảnh sát Hồng Kông nói cuộc điều tra sẽ tiếp tục.

Ở khu Cause Bay tuy tiệm sách của ông Lee -một tiệm sách khiêm nhường- đóng cửa, ở kế bên trong các tiệm sách khác những cuốn sách của nhà xuất bản vẫn được bày bán và theo một phóng viên của Thông tấn xã Reuters, số người từ Hoa lục đến mua vẫn đều đặn. Khi Reuters hỏi một ông chủ tiệm là bộ ông không sợ sao, ông ta trả lời “Không, tôi không sợ. Người ta ở Hoa Lục bị kiềm chế quá nên có nhu cầu muốn đọc loại sách này. Ngày nào họ còn mua thì tôi còn bán. Vả lại nếu không xuất bản ở đây thì sẽ có người khác xuất bản ở Đài Loan hay cả ở Nhật Bản. Có nhu cầu thì có người cung cấp.”

Nếu ông chủ tiệm sách tính đúng thì uy hiếp năm nhà xuất bản này cũng chẳng giúp gì cho Bắc Kinh trong việc ỉm đi những chuyện thâm cung bí sử mà họ muốn giấu.

Nhà hát cải lương trăm tỷ chưa khánh thành đã tính xây mới

SÀI GÒN (NV) - Bỏ ra hơn trăm tỷ đồng xây mới rạp Hưng Đạo cũ dành riêng để biểu diễn cải lương, nhưng chưa kịp khánh thành lại phải tính chuyện xây dựng cái thứ hai thay thế do thiết kế “lỡ cỡ.” 

Công trình rạp Hưng Đạo mới trị giá 132 tỷ đồng đang đắp chiếu chờ thanh tra. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)

Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời ông Trần Ngọc Giàu, giám đốc nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, chủ tịch Hội Sân Khấu thành phố Sài Gòn cho biết: “Sở Xây Dựng đang thanh tra công trình nhà hát cải lương Trần Hữu Trang mới xây chưa khánh thành.”

Theo ông Giàu, công trình này có kinh phí xây dựng 132 tỷ đồng từ ngân sách nhà nước. Được hoàn thành vào tháng 4, 2015 do ban quản lý dự án công trình này thực hiện chứ không do nhà hát Trần Hữu Trang phụ trách. Do vậy việc thanh tra lần này Sở Xây Dựng sẽ làm việc với Ban Quản Lý Dự Án chứ không liên quan đến nhà hát cải lương Trần Hữu Trang.

Ông Giàu khẳng định, hiện công trình mới trên nền rạp Hưng Đạo cũ có sân khấu quá nhỏ, chiều cao lẫn chiều rộng của sân khấu cùng với thiết kế âm thanh, ánh sáng của công trình này không đáp ứng được cho việc dàn dựng một vở diễn sân khấu chuyên nghiệp, chứ không chỉ riêng cải lương.

Khán phòng dành cho khán giả cũng có độ dốc chưa chuẩn để khán giả có thể ngồi xem sân khấu một cách thuận lợi. Nếu muốn đưa vào sử dụng phải sửa chữa lại, khắc phục những hạn chế trên.

Ông Giàu cho biết thêm, chủ trương của Sở Văn Hóa Thể Thao Sài Gòn sau khi thanh tra và sửa chữa xong, công trình “lỡ cỡ” này vừa xây mới này sẽ được bàn giao cho nhà hát cải lương Trần Hữu Trang sử dụng tạm đến năm 2020. Sau đó sẽ trả lại cho thành phố để giao cho một đơn vị khác sử dụng.


Một nhà hát cải lương đúng thiết kế dành riêng cho cải lương sẽ được xây dựng mới ở một địa điểm khác mà ngành văn hóa đang tính toán, có thể sẽ là trên nền rạp cải lương Olympic hay rạp Quốc Thanh cũ. (Tr.N)

01-09- 2016 1:35:31 PM 

Dọa đốt xe tải vì cán bộ ‘xử phạt không công bằng’

HÀ NỘI (NV) - Đoàn xe tải được cho là chở quá tải “nằm vạ” suốt đêm trên đại lộ Thăng Long, Hà Nội và dọa đốt xe nếu bị cưỡng chế vì cho rằng cán bộ thanh tra giao thông xử phạt không công bằng.

Lái xe tranh luận với cán bộ thanh tra giao thông vì cho rằng xử lý không công bằng. (Hình: Dân Trí) 

Theo Dân Trí, lúc 19 giờ ngày 7 tháng 1, đội thanh tra an toàn, thuộc Cục Quản Lý Đường Bộ I, Tổng Cục Đường Bộ Việt Nam, phát hiện đoàn xe tải Howo (thường gọi là xe “hổ vồ”) loại 4 trục lớn chở đá dăm có dấu hiệu cơi nới thùng xe, chở quá tải đỗ trên đại lộ Thăng Long, Hà Nội.

Tất cả 5 xe đều có biển số ở các tỉnh, thành khác nhau gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Lào Cai đều sơn màu xanh và có dán chữ Tuấn Anh ở đầu xe.

Khi cán bộ đến kiểm tra, các lái xe và người tự xưng chủ doanh nghiệp tỏ thái độ bất hợp tác, không đồng ý cân kiểm tra tải trọng và ngăn cản việc kéo xe về nơi xử phạt

Một người phản đối xưng tên Lê Văn Anh (32 tuổi), trú huyện Thạch Thất, nhận là chủ 5 xe tải trên cho biết, đoàn xe chở vật liệu xây dựng vào trung tâm thành phố Hà Nội, khi đậu xe ăn tối thì lực lượng thanh tra kiểm tra. Ông Anh thừa nhận, có xe vi phạm quá khổ quá tải và sẵn sàng cắt thùng xe nếu lực lượng chức năng xử phạt tương tự với các nhà xe khác cùng chạy trên tuyến đường.

“Chúng tôi chấp nhận xử phạt nhưng không phục và khẳng định chấp nhận vi phạm để duy trì hoạt động kinh doanh vận tải có lãi,” ông Anh nói.

Ngoài lực lượng thanh tra đường bộ, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, công an xã, có khá đông tài xế, những người tự nhận là của chủ xe có mặt tại hiện trường phản đối việc xử lý xe quá tải.

Nói với phóng viên Dân Trí, ông Bùi Danh Thái, đội trưởng Đội Thanh Tra An Toàn cho biết, đoàn xe “hổ vồ” nói trên đều quá tải trọng. Số lượng xe quá tải trên tuyến đường quá nhiều nên lực lượng chức năng chưa xử lý được triệt để chứ không phải chỉ xử lý đoàn xe này mà không xử xe khác.

Khoảng một giờ sau, một người tự xưng là chủ đoàn xe tải này kéo theo hơn 10 người tới cản trở lực lượng chức năng.

Sau khi lực lượng cảnh sát “tăng viện,” đến 1 giờ ngày 8 tháng 1, các tài xế và những người nhận là chủ xe vẫn không chấp nhận kiểm tra tải trọng bằng cân xách tay, ngăn cản khi xe kéo chuyên dụng của tổng cục đường bộ được điều đến.

Dù huy động công an địa phương ra phối hợp nhưng đoàn xe vẫn không hợp tác và người xưng tên Lê Văn Anh liên tục chỉ trích lực lượng thanh tra đường bộ.

Đến 10 giờ trưa 8 tháng 1, nhóm người của đoàn xe dọa sẽ đốt xe nếu cưỡng chế. Buộc đội thanh tra phải báo cáo về Tổng Cục Đường Bộ và Công An Hà Nội. (Tr.N)

01-09-2016 1:51:31 PM 

Trái banh tới vòng cấm địa , trước khung thành VC

1
Ngày 5 tháng 1 năm 2016
H,
Cho đến nay, chỉ còn 16 ngày nữa là đến Ðại Hội Ðảng CSVN và không đầy một tuần nữa sẽ diễn ra phiên họp kỳ thứ 14, tức kỳ họp chót của Ban Chấp Hành Trung Ương đảng CSVN khóa XI. Do vậy, ngày 21/12/2015 Hội nghị TW13 kết thúc; lập tức, ngày 23/12/2015 Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc, kéo dài đến ngày 27/12/2016; theo “mật lệnh” của Nguyễn Phú Trọng, trên danh nghĩa là theo lời mời của Chủ tịch Nhân đại toàn quốc Trung Quốc, ông Trương Đức Giang; nhưng dư luận cho rằng đây là chuyến đi báo cáo kết quả nhân sự Đại hội Đảng CSVN lần thứ 12 với ban lãnh đạo Trung quốc, sau Hội nghị TW13; đồng thời để xin Tập Cận Bình giúp Nguyễn Phú Trọng giành tiếp chức Tổng Bí thư trong Đại hội 12.
Điều cần lưu ý là ngay khi Nguyễn Sinh Hùng vùa rời Trung Quốc thì buổi chiều cùng ngày 27/12/2015, Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc thông qua dự luật chống khủng bố đầu tiên của nước này, khiến người ta nghi ngờ về một tình huống chuẩn bị cho một biến động có thể xảy ra trước và sau kết quả Đại hội 12.
Về phía Việt nam, cũng ngay lập tức, Đại tá Hà Minh Trân, Phó Cục trưởng Cục A67, cho biết: “Tại Việt Nam… lực lượng Công an đã phát hiện 10 đối tượng khủng bố quốc tế là thành viên chi nhánh tổ chức khủng bố quốc tế Al Qaeda và JI nhập cảnh vào Việt Nam”. Phải chăng đây là hành động dọn đường cho phép quân đội nước Trung quốc có thể tham gia vào các hoạt động chống khủng bố ở Việt nam trong giai đoạn Đại hội 12 sắp tới? Không biết tin này có liên quan gì đến bản tin “5.200 cảnh sát, bộ đội thực tập phương án bảo vệ Đại hội Đảng 12” của phe ông Nguyễn Tấn Dũng đã triển khai để sẵn sàng đối phó mọi tình huống có thể xảy ra bất lợi cho mưu đồ tham vọng của Dũng.
Nghi vấn về chuyến thăm Trung quốc của ông Nguyễn Sinh Hùng cũng được báo Đài Loan nhận xét dưới tựa đề “Việt Nam sắp đại biến, Chủ tịch Quốc hội cầu cứu Tập Cận Bình”. Báo này viết: “Trong hai ngày 23-24/12/2015, Tập Cận Bình và Du Chính Thanh tại Bắc Kinh đã lần lượt tiếp kiến Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng. Giới quan sát cho rằng, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 sắp diễn ra, cạnh tranh trên chính trường đang rất kịch liệt, người được mệnh danh ‘đả phá diện mạo độc tài biến tướng’ thuộc phe cải cách là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đang chiếm lấy ưu thế. Việt Nam sắp có biến cố lớn, Nguyễn Sinh Hùng thăm Bắc Kinh lần này có thể là để cầu tiếp viện.”
Có điều không nên quên là “Trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã mở toang cửa cho Trung Quốc dùng công nghệ ô nhiễm, kém hiệu quả để khai thác Bauxite ở Tây Nguyên; đưa công nghệ luyện thép lò đứng đã bị truy đuổi ở chính Trung Quốc vào Vũng Áng; để cho công nghệ nhiệt điện đã từng hủy hoại môi trường Trung Quốc tràn ngập lãnh thổ VN; và trong khi thăm VN Tập Cận Bình chỉ mời Dũng thăm Trung Quốc mà không đếm xỉa tới Trọng, Sang và Hùng; như thể là Dũng đã được Tập Cận Bình chọn vàsẽ là Tổng Bí Thư sau Đại hội 12”.
Ngoài ra, dư luận vẫn còn nhớ “Trong suốt hai nhiệm kỳ Thủ tướng, “Dũng phải chịu trách nhiệm chính trong việc kinh tế Việt Nam lụn bại, văn hóa tham nhũng tràn lan. Dũng cũng là thủ phạm chính trong việc vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam: bắt giữ các nhà đấu tranh dân chủ, gây ra thảm trạng dân oan, đứng đằng sau các nghi án thanh trừng nội bộ. Chính sách ‘cái còng và khẩu súng’ của Dũng đã đẩy đất nước vào chế độ ‘công an trị’ khiến người dân bị tước những quyền tự do tối thiểu của con người…
1
Nhưng, cho dầu thế nào, với bản chất của một tên gian hùng ngoại hạng, chuyên lừa lọc, dối trá, Dũng vẫn lo chuyện bất trắc có thể xảy ra, nên một mặt tìm cách trấn áp những thành phần dám phơi bày những âm mưu tham lam của Dũng, bằng cách cho tay sai dựng thành những dư luận đe dọa những người dám vạch trần các tội lỗi của Dũng cùng phe nhóm hay gia đình Dũng, như trường hợp blog Osin (tức nhà báo Huy Đức) dám nói tới “Em Vợ Thủ Tướng & Siêu Lừa Dương Thanh Cường” [Xem hình Trần Quốc Liêm, em vợ Nguyễn Tấn Dũng, và vợ ông, Trần Hoa Mai] Vợ chồng tướng công an Trần Quốc Liêm – em vợ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng – là “mắt xích” quan trọng nhất trong vụ án Dương Thanh Cường (lừa đảo ngân hàng Agribank 966 tỷ đồng). Thế nhưng, khi tường thuật phiên tòa diễn từ 22-10-2015 và kéo dài suốt tuần, các nhà báo (lại) đều làm như không nhìn thấy “cặp voi này trong phòng khách”. Không một lần, cái tên Trần Quốc Liêm và vợ ông, Trần Hoa Mai, xuất hiện trong các bài tường thuật. Vụ án, vốn được xếp trong “tám Đại án tham nhũng”, nếu vẫn được tuyên vào thứ Tư, 4-11-2015, sẽ đi qua như một vụ hình sự thường… Ông Trần Quốc Liêm không những là em của bà Trần Thanh Kiệm – phu nhân đương kim Thủ tướng – mà còn đang là một viên tướng quyền thế; và bài “Ai Bảo Kê Cho Trầm Bê” [Xem https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/05/6389-thu-cua-ong-trinh-van-lau-gui-tbt-nguyen-phu-trong-va-bo-chinh-tri/#more-158366%5D.
Ông Đức còn viết: “Từ Chân Dung Quyền Lực cho tới Câu Lạc Bộ Nhà Báo Trẻ, chúng ta thấy, bằng thủ đoạn đổi trắng thay đen, những người ủng hộ “Anh Ba” không chỉ sử dụng hữu hiệu xã hội đen trong đời thực mà còn chi phối cả bọn côn đồ Internet”.https://anhbasam.wordpress.com/2015/12/30/6322-huy-duc-vai-trang-sach-trang/. Ngoài ra, cái chết của Phạm Quý Ngọ trước khi có thể nói ra cấp trên trực tiếp; và Nguyễn Bá Thanh phải chết khi dám công khai tuyên chiến “hốt liền, không nói nhiều”… cũng là những thí dụ điển hình.
Ngày 21-10-2015, Huy Đức đưa lên FB bài viết, “Bao Giờ Bằng Được Campuchia“, nói về chuyện hai đứa con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chưa hề có công trạng hay chứng minh được tài cán gì bỗng dưng một người trở thành Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang, một người trở thành tỉnh ủy viên Bình Định. Đặc biệt, Nguyễn Thanh Nghị – năm 2010, khi đang là Hiệu phó trường Kiến trúc, ứng cử thành ủy viên TP. HCM đã rớt thê thảm (chỉ được khoảng 20 phiếu trên tổng số gần 400 đại biểu), vài tháng sau đó lại trở thành ủy viên dự khuyết TƯ Đảng. Do vậy, ngày 27-10-2015, Huy Đức được một sỹ quan An ninh mời đi café ở quán café số 5 Hàn Thuyên; tại đây Huy Đức được một sỹ quan cấp bậc trung tá cùng với một đại úy mớm ý cho biết Huy Đức sẽ bị “thủ tiêu”.
Ngoài ra, ngày 5/1/2016, Trang Ba Sàm có “đôi lời” trước khi đăng bức thư của ông Trịnh Văn Lâu, cựu Ủy viên BCH TW đảng, cựu bí thư tỉnh ủy tỉnh Tây Ninh và tỉnh Vĩnh Long, gửi cho TBT Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, BCH Trung ương đảng CSVN. Trong thư có nói tới ông Mười Rua, cựu giám đốc công ty Vissan, là anh nuôi của Thủ tướng và là người đã gặp ông Trịnh Văn Lâu, “hạch sách và giải đáp về những vi phạm của Nguyễn Tấn Dũng”. Thư cũng có nói tới chuyện ông Trầm Bê vận động ông Trịnh Văn Lâu giúp bầu ông Nguyễn Tấn Dũng làm TBT ở Đại hội 12 ra sao, cũng như mối quan hệ khắng khích giữa Thủ tướng với ông Trầm Bê thế nào. Mời bà con cùng đọc và thẩm định nội dung thư:https://anhbasam.wordpress.com/2016/01/05/6389-thu-cua-ong-trinh-van-lau-gui-tbt-nguyen-phu-trong-va-bo-chinh-tri/#more-158366
Bên cạnh đó, website cổ súy Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm Tổng bí thư được phổ biến rộng rãi đã lọt vào danh sách các trang được nhiều người truy cập nhất Việt Nam… Khi phóng viên VOA tiếng Việt truy cập trang web này vào tối ngày 1/1/2016, theo công cụ đếm trên đó, có hàng nghìn người đọc cùng lúc, và đa phần người truy cập trên trang này là từ Việt Nam. Chưa rõ ai đứng đằng sau trang web mà cho tới nay, theo con số đếm hiển thị trên trang mà VOA Việt Ngữ không thể xác nhận độc lập, đã có tới hơn 2 tỷ lượt người xem…
Trong lúc đó cũng có trang web nêu thắc mắc “Đảng CS sẽ đi vào quá khứ bằng cái quan tài, hay bằng ‘thuyền hoa trên sông máu’?” khi tài sản tập trung trong tay một số người mà hầu hết là các viên chức, đảng viên cao cấp, những người này sở hữu hằng tỷ đô la gồm tiền ký gửi tại ngoại quốc, đất đai, khách sạn, cơ sở dịch vụ, xí nghiệp…. Những người có mức sống cao đa số là đảng viên hoặc có liên hệ họ hàng với cán bộ. Nhà giầu không ai khác hơn là các nhà tư sản đỏ, đảng viên, họ kinh doanh làm ăn lớn rồi chuyển những số tiền khổng lồ ăn cắp của nhân dân ra nước ngoài… mà người dân hầu như bị “vô cảm” quá lâu khiến… coi như không biết gì…, khiến Đại hội đảng lại bị coi như liên tiếp đá trái banh về phía trước.
Điều rất đáng buồn là dư luận cứ rối lên vì chuyện đấm đá trong hàng ngũ lãnh đạo CSVN mà không lưu ý tới chuyện phe nào cầm quyền đất nước và dân tộc VN vẫn tiếp tục triền miên trong khổ nạn, từ ngoại xâm tới nội xâm. Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm Tổng Bí Thư, hay ai khác trong Bộ Chánh trị, trong Trung Ương Đảng làm TBT, VN vẫn tiếp tục trầm luân trong thảm nạn độc đảng độc tài. Trong trường hợp Nguyễn Tấn Dũng được chọn làm Tổng Bí Thư, rồi thừa thắng xông lên kiêm nhiệm chức Chủ tịch Nước… rồi theo gương Putin của Nga đẩy tham vọng lên cao hơn, để trở thànhTổng thống nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN… thì VN vẫn tiếp tục bị cai trị bởi một kẻ độc tài gian tham, dối trá, lộng quyền… Độc tài nào cũng là độc tài. Tất cả là đại họa độc tài.
Nếu dư luận quên, xin được nhắc lại cho nhớ, ít nhứt cũng là chuyệnngười dân VN đang lầm than trong đói nghèo vì đại họa độc tài, bị giai cấp cầm quyền bóc lột cùng cực, bịnh tật cũng bị phân biệt đối xử và bóc lột không nương tay. Xin kể ra đây trường hợp được Bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc ghi nhận, Giáo Già có được qua email. Xin trích đăng nguyên văn.
Sự Tàn Nhẫn Và Vô Nhân Đạo
Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Tôi không có dịp đi nước ngoài nhiều, nên không biết ở ngoài người ta có hệ thống chăm sóc sức khỏe cho lãnh đạo hay không. Nhưng nhìn từ góc độ y đức tôi thấy chuyện dành ra một tài khoản và ban bệ chỉ để lo chuyện sức khỏe cho lãnh đạo thật là vô minh.
Thời còn làm trong bệnh viện nhà nước tôi chứng kiến nhiều cảnh đau lòng. Thường dân không có thuốc phải nằm chờ chết. Cán bộ cao cấp thì được lệnh mua thuốc ngoại, giá bao nhiêu cũng được duyệt.
1
Thường dân nằm la liệt hành lang bệnh viện [xem hình]. Cán bộ nằm phòng có máy lạnh. Đó là thời 79-85. Nhưng thời nay cũng chẳng có gì khác. Cũng như giữa giàu và nghèo, khoảng cách giữa dân và quan càng ngày càng lớn. Quan thì giàu, dân thì nghèo.
Người ta nói một chuyện làm một chuyện khác. Nói xóa bỏ giai cấp, nhưng lại tạo nên một giai cấp ăn trên ngồi trước. Nói là đầy tờ nhân dân, nhưng trong thực tế là cha mẹ nhân dân. Ngôn ngữ dưới thời XHCNVN không còn ý nghĩa thật của nó nữa.
Sài Gòn có bệnh viện Thống Nhất dành cho lãnh đạo. Nhưng ít ai biết rằng bất cứ tỉnh nào cũng có một khu trong bệnh viện chỉ dành cho lãnh đạo. Phải bao nhiêu tuổi đảng mới được nằm ở các khu đặc trị đó.
Tôi không có vinh dự điều trị cho các vị lãnh đạo vì tôi đoán lý lịch của mình không “sạch” mấy (do học y thời trước 75). Nhưng tôi được biết đồng nghiệp điều trị cho các lãnh đạo than trời lắm. Họ nói các vị lãnh đạo coi bác sĩ chẳng ra gì, đối xử với bác sĩ như là cấp trên và cấp dưới. Chán lắm. Bực tức lắm. Nhưng nhiệm vụ và y đức thì phải làm, chứ chẳng ai ham làm trong các khu đặc trị cho lãnh đạo cả.
Thật ra, mấy khu đặc trị là những khu nguy hiểm trong bệnh viện. Dù trang bị tốt hơn các khu khác, nhưng tử vong vẫn cao trong mấy khu đặc trị. Lý do đơn giản là bác sĩ chẳng dám quyết định gì cả. Cái gì cũng hỏi cấp trên.
Có lẽ nhiều người không biết, nhưng có ca phải hỏi ý kiến… cấp ủy. Không có hệ thống y khoa nước nào quái đản như nước ta, bác sĩ xin ý kiến cấp ủy để điều trị!?!
Có cụ bị để nằm cho đến chết vì chẳng ai dám quyết định, ai cũng sợ trách nhiệm. Có lần tôi tham dự hội chẩn về một trường hợp và bị ám ảnh lâu dài về hệ thống y tế dưới thời XHCN. Ông cụ không phải là cán bộ cao cấp, nhưng là bố của một ông thứ trưởng, nên cũng được nằm khu dành cho lãnh đạo. Ông cụ bị cao huyết áp và tiểu đường, bệnh rất hay gặp.
Người ta hội chẩn mãi, xin ý kiến mãi, thậm chí ông thứ trưởng bay vào Sài Gòn thăm bố. Chẳng ai dám làm gì! Ba tuần sau, ông cụ qua đời. Chính cái hệ thống phân biệt đối xử và giai cấp làm cho ông cụ chết.
Chính cái hệ thống đó đang giết người dân nữa. Đọc blog thấy có tin Thanh Hóa “đầu tư xây dựng trụ sở Ban Bảo vệ – Chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Thanh Hóa“. Có cái gì ghê tởm ở đây. Chúng ta biết rằng người dân Thanh Hóa đang đói. Gần 250.000 người đói. Vậy mà người ta thản nhiên xây tập trung tiền bạc vào việc chăm sóc sức khỏe cán bộ!?!
Đâu chỉ Thanh Hóa mới lo chăm sóc sức khỏe cán bộ. Trung ương cũng thế. Chẳng những huy động, mà còn huy động toàn hệ thống. Thử đọc bản tin Huy động sức mạnh của toàn hệ thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ thì biết người ta muốn gì. Đọc bản tin đó gần chục lần tôi vẫn không giải thích được tại sao người ta lại vô cảm, ngạo mạn, ngang nhiên, trắng trợn như thế.
1
Trong khi bệnh viện các cấp quá tải, trong khi hai ba bệnh nhân phải nằm chung giường [Xem hình], trong khi bệnh nhân nằm ghế bố la liệt ngoài hành lang, mà có một giai cấp ngang nhiên huy động toàn hệ thống để chăm sóc cho một nhúm cán bộ đảng viên.
Họ xem bệnh viện, bác sĩ, y tá, chuyên gia như là tài sản của riêng họ, muốn làm gì thì làm. Không hiểu trong lịch sử nước nhà, đã có một giai cấp thống trị nào chẳng những bất tài mà còn tàn nhẫn với người dân như hiện nay. Tìm hoài trong cổ sử mà chưa thấy.
Tạm thời có thể nói đảng viên là giai cấp tàn nhẫn nhất với người dân trong lịch sử Việt Nam??
Bác Sĩ Đỗ Hồng Ngọc
Đó là “Đại Họa Độc Tài”; nhưng không có đại họa nào không có hồi kết thúc. Nên, trong lúc VC tiếp tục đá trái banh về phía trước thì người dân thức tỉnh cũng đang dẫn banh vào vòng cấm địa, trước khung thành VC.
Hãy nhìn vào thực tế, trong những cuộc cách mạng dân chủ, sự đóng góp của người dân tuy là yếu tố âm thầm nhưng là yếu tố quyết định. Tuy nó tiềm tàng nhưng vô cùng mạnh mẽ; như nó đã chứng tỏ tại nhiều quốc gia Đông Âu, Phi Châu, và tại Liên Xô cũ. Ngày nay, tại Việt Nam, tuy yếu tố nhân dân còn giới hạn, chưa tập trung, thiếu tổ chức… nhưng hầu như tất cả đã có và đang trên đà phát triển; đặc biệt là các blogger với thành phần trẻ đã hết sợ hãi bạo lực, với sự yểm trợ của quốc tế. Những hạt giống đã được gieo xuống. Xin mỗi người, mỗi tổ chức, đoàn thể… trong điều kiện và phương tiện sẵn có của mình nên tập trung chăm bón.
Từ đó, xin được mượn lời kết của bài viết “Đấu tranh giành lại Công Lý” của Đại tá Cổ Tấn Tinh Châu, đăng trên trang web Tân Đại Việt [http://tandaiviet.org/v1/2015/12/31/dau-tranh-gianh-lai-cong-ly-co-tan-tinh-chau/], làm phần kết cho Thư Cho Con kỳ này:
Hôm nay đây, những chiến sĩ năm xưa vẫn tiếp tục cuộc chiến không vũ trang để cùng nhau đòi lại Tự Do – Dân chủ và Công Lý cho Tổ Quốc. Đã không chấp nhận trở thành nạn nhân của chế độ cộng sản, vậy thì hãy dũng cảm đứng lên cùng tiến bước trên con đường đổi thay để viết tiếp những trang sử hào hùng trong công cuộc giành lại tự do, dân chủ và công lý cho dân tộc Việt Nam”.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
(Đại gia đình Nguyễn Ngọc Huy)

Ai dám khủng bố đại hội XII ?

VŨ THẠCH 
VIETNAMDAILY.NEWS-01-09-2016
Khác với tất cả các đại hội đảng trước đây, kể cả trong những giai đoạn mờ khói chiến tranh, một lễ xuất quân và diễn tập chống khủng bố đã diễn ra tại Hà Nội với con số 5300 công an đủ loại, la liệt xe bọc thép, xe gắn súng trên nóc, xe gắn bệ nâng, xe phá sóng, xe liên lạc, xe chữa cháy, v.v… Mức tốn kém lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Đặc biệt tạo ấn tượng sâu đậm là cảnh diễn công an giải phóng các con tin bị nhóm khủng bố đầy súng ống bắt lên một xe buýt, và cảnh chống lại một đám đông với hàng ngàn gậy gộc, củi lửa.
Công luận khá ngạc nhiên khi đọc tin này vì lãnh đạo luôn khẳng định “tình hình bình ổn” tại Việt Nam, và lúc nào công an cũng đã đập tan mọi loại “phản động” trong trứng nước. Vậy ai là kẻ khủng bố? Ai có khả năng khủng bố Đại hội đảng CSVN sắp tới?
Câu trả lời đầu tiên: dứt khoát không thể là dân oan. Trong suốt những năm qua, bà con dân oan, đa số là phụ nữ, thiếu niên, người cao tuổi, sống tiều tụy dưới những tấm bạt che ở lề đường mà vẫn bị công an, trật tự cướp đi. Họ không có một tấc sắt trong tay và cũng chẳng hề dùng gậy gộc. Thực tế này khác quá xa đám đông mà công an diễn kịch trong buổi thực tập vừa qua. Hơn thế nữa, cũng trong suốt những năm qua, con số bà con dân oan tụ tập được tại Hà Nội để phản đối bất kì chuyện gì chưa bao giờ lên quá ba trăm người. Ở đâu ra đột nhiên có con số hàng ngàn, chục ngàn người bạo động như công an diễn tập?
Câu trả lời kế tiếp: cũng dứt khoát không thể là ISIS hay các tổ chức hồi giáo quá khích. Đơn giản là vì số người theo đạo Hồi tại Việt Nam quá nhỏ, sống quá xa Hà Nội, và rất hiền lành, không dính dáng gì đến các nhóm hồi giáo quá khích quốc tế. ISIS lại càng không có lý do gì để đưa người đến Việt Nam khủng bố vì cả vị trí địa lý lẫn mức độ ảnh hưởng quá thấp của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như đối với các nước mà ISIS coi là kẻ thù. Ngay cả các nhóm Hồi giáo Ngô Duy Nhĩ mà Trung Quốc cố dán nhãn khủng bố cũng chẳng dùng Việt Nam làm bàn đạp vì quá dễ bị lộ và chẳng tạo được tác động gì. Ngư dân Việt đang chết hàng tuần, hàng tháng dưới tay khủng bố Tàu trên Biển Đông vẫn chẳng tạo được áp suất gì lên nhà nước Việt Nam. Hơn thế nữa, nhà nước còn cho cán bộ đến bịt miệng các nạn nhân, không cho làm lớn chuyện. Thế thì bắt con tin nhằm áp lực nhà nước Việt Nam có ích gì?
Vậy còn ai khác dám khủng bố Đại Hội XII?
Trước khi trả lời câu này, cần mở ngoặc nói về 2 phe cánh chính đang kình nhau trước thềm Đại Hội XII. Khá nhiều người đang chia họ thành cánh thân Mỹ và thân Tàu. Nhưng nếu nhìn kỹ hơn, cách phân chia này không hợp lý vì cả 2 phe đều có hướng hành xử rất giống nhau trong quan hệ với Mỹ và Tàu:
– Tất cả các nhân sự chính của 2 phe đều đang cất giữ tài sản và chuẩn bị cho ngày hạ cánh ở Mỹ và các nước đồng minh cật ruột của Mỹ. Họ dư biết các cơ quan FBI, Bộ Nội An, Bộ Tư Pháp của Mỹ và các cơ quan tương tự tại các nước phương Tây có khả năng truy nguồn các tài sản của họ, nhưng họ vẫn chọn vì đó là những nơi an toàn duy nhất. Vì vậy, quan chức thuộc cả 2 phe đều muốn “chơi” với chính phủ Mỹ.
– Cùng lúc, cả 2 phe đều muốn dựa vào Tàu để giảm bớt áp suất dân chủ, nhân quyền, mà họ gọi là “diễn biến hòa bình” của Mỹ, ăn dần vào thân thể. Dựa vào Tàu sẽ kéo dài thêm tuổi thọ của chế độ được năm nào tốt năm đó. Vì vậy, mỗi khi có các quan lớn của thiên triều đến, hay khi Tập hoàng đế triệu hồi, lãnh đạo của cả 2 phe đều răm rắp đến thủ phục đầy đủ. Trong nhiều năm dài suốt từ thời Mao Trạch Đông, Bắc Kinh luôn theo chính sách nuôi dưỡng, phủ dụ, ban bố quyền lợi cho ít là 2 phe kình nhau ở thượng tầng đảng CSVN.
Nhưng nay chính sự hằn thù quá thâm sâu giữa 2 cánh lãnh đạo đảng – đang lan đến cả hàng gia đình và con cái của cả 2 phía – cùng với sự có mặt của Hoa Kỳ tại Việt Nam, đã dồn Bắc Kinh vào thế phải chọn một trong hai nếu không muốn mất cả hai. Với chuyến đi của Nguyễn Sinh Hùng sang chầu Tập Cận Bình ngay sau Hội Nghị 13 và được dẫn đi bái Mao Trạch Đông rồi sau đó ra về ca ngợi mối tình hữu nghị Việt – Trung, ai cũng có thể thấy Bắc Kinh đã dứt khoát và công khai chọn phe nào rồi.
Phe ông Nguyễn Tấn Dũng, sau mấy năm liền đeo đuổi chiến thuật vừa làm eo với những câu tuyên bố thuộc loại “không đổi lấy quan hệ viển vông”, vừa làm lành với những quyết định cho mở thêm các khu biệt lập của hàng chục ngàn “công nhân” Tàu tại từng tỉnh, cũng như ôm hôn thắm thiết từng quan lớn từ Bắc Kinh như Dương Khiết Trì cho báo chí chụp hình, nay đã chính thức bị Bắc Kinh từ khước, không nhận làm thuộc hạ nữa.
Và đó mới là lý do đằng sau 2 tình huống đã được diễn tập tại sân vận động Mỹ Đình. Phe “mất chủ” của ông Dũng, dựa hoàn toàn vào công an, muốn dằn mặt đối thủ và chứng minh rằng họ có đầy đủ súng ống, phương tiện và nhân lực để chống lại cả 2 loại chiến thuật quen thuộc của Trung Quốc:
– Chiến thuật thứ nhất, các đội đặc công Trung Quốc nhân danh chống khủng bố ở nước ngoài theo luật mới vừa được Bắc Kinh thông qua, hay ngay cả hợp tác với đặc công quân đội Việt Nam để xông vào bắt các các lãnh tụ thuộc phe ông Dũng tại Đại hội XII, để rồi cánh ông Trọng buộc lên họ đủ loại tội trạng trước khi đem đi giam giữ. Khi dùng đúng chữ “diễn tập chống KHỦNG BỐ”, ông Dũng muốn chỉ thẳng mặt điều luật mà Bắc Kinh vừa thông qua.
– Chiến thuật thứ nhì, Bắc Kinh dùng “biển người” bao gồm hàng vạn công nhân Trung Quốc đang đóng sẵn quanh vùng Hà Nội. Hàng vạn người này sẽ giả dạng dân chúng Việt Nam tràn vào Đại hội đảng XII và cũng tiến hành các việc nêu trên. Khối người này chắc chắn sẽ không chỉ đem theo gậy gộc mà còn có cả AK và lựu đạn.
Tóm lại, chữ “chống khủng bố” ở đây chỉ diễn tả nỗi lo lắng tột cùng của phe không được Bắc Kinh chọn. Họ không đang lo sợ viển vông. Đã có rất nhiều đòn đe dọa từ ngoài khơi đến trong bờ, nhưng rõ ràng nhất vẫn là việc thông qua luật mới chống khủng bố của Bắc Kinh như một món quà cho ông Nguyễn Sinh Hùng đang đứng trên đất Tàu. Và với hiện trạng Bộ trưởng Quốc phòng chuyên bênh vực Tàu, Phùng Quang Thanh, đang đứng cùng phe với ông Nguyễn Phú Trọng, cánh ông Dũng không thể an lòng dù đã mánh lới thay thế gấp rút được 2 ông tướng cao nhất của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.
Liệu các đòn dằn mặt tiền Đại Hội này có đủ để chận đứng các ý đồ của phe đang đeo lủng lẳng ấn tấn phong của Bắc Triều không? Đặc biệt khi cả 2 cánh đều biết rõ chiêu thức: yếu chỗ nào thì phải dương oai diễu võ khỏa lấp chỗ đó.
Bắc Kinh lại càng rành rẽ cái trò Trương Phi quậy bụi mù để giả bộ đông quân. Nhiều Tào Tháo đang mỉm cười ở Trung Nam Hải.

Nguyễn Tấn Dũng thích làm tổng thống cộng hoà hay chỉ muốn hạ cánh an toàn

VIETNAMDAILY.NEWS-09-01-20191
Mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng thân Mỹ và thân Trung Cộng đang gây khó khăn cho việc chọn lựa lãnh đạo cấp cao của CSVN trong thời gian trước mắt.  Hội Nghị Trung Ương 13 (HNTƯ 13) của CSVN kết thúc ngày 21/12/2015 đã không giải quyết được vấn đề này. Có tin là HNTƯ 14 sẽ tiếp tục giải quyết và nếu không được nữa thì Đại Hội 12 của Đảng CSVN, dự trù khai diễn vào 21/1/2016 sẽ phải giải quyết.
Trên đây là một thực tế mà trong thời điểm đầu năm 2016 này chúng ta ai cũng cần nắm bắt.  Ngoài ra còn nhiều thực tế khác, sẽ được trình bày trong những đoạn viết tiếp theo để chia sẻ cùng độc giả một ý kiến trong giai đoạn khó khăn này.  Xin mới qúy độc giả theo dõi và coi như món qùa đầu năm mà ngưới viết  trân trọng cống hiến.
Thực tế hoàn cảnh chính trị hiện tại của VN cần nắm bắt
Thực tế quan trọng nhất mà chúng ta cần nắm bắt là CSVN đã ký gia nhập Hiệp Định Hợp Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) do Hoa Kỳ đề xướng.  Thực tế này chứng minh quan hệ với Trung Cộng càng ngày càng tệ hại trong khi quan hệ với Hoa Kỳ  đã thay đổi toàn diện đời sống xã hội theo chiều hướng tốt đẹp hơn.
Những hành động ngang ngược của Trung Cộng trong thời gian qua đã giác ngộ hàng ngũ lãnh đạo và hầu hết các các đảng viên CSVN vốn có khuynh hướng thân Tầu để giờ đây họ trở thành xa lánh Bắc Kinh.  Tuy nhiên vì sự an toàn cho VN nên họ vẫn nuôi dưỡng khuynh hướng thân Tầu bằng một số động tác giả và môt trong những động tác giả đó là sự tranh cải gay gắt trong HNTƯ 13 vừa qua về việc chọn lọc lãnh đạo cấp cao của CSVN.
Một thực tế khác cần ghi nhận là Nguyễn Tấn Dũng hiện nay đang đứng đầu phe cải cách ở VN.  Truyền thông gần đây đưa tin : Nguyễn Tấn Dũng trong một bữa tiệc đã nói rằng “ Đảng CSVN chỉ có đi theo những gía trị phổ quát của thế giới mới có thể tiếp tục lãnh đạo nhân dân VN, nếu không sẽ lập tức bị giải tán” .
Khảo sát của Viện Nghiên Cứu PEW cho thấy : Mỹ được đa số dân chúng VN ưa chuộng trong khi Trung Quốc bị đa số dân Việt nghi kỵ.  Tỷ lệ người Việt thích Mỹ là 78%,  trong khi con số người Việt có cảm tình với Trung Quốc chỉ là 19%.
Giờ đây, đảng CSVN vẫn độc quyền về quyền lực nhưng nó không còn giữ độc quyền về cuộc sống chính trị.  Điệp khúc của những người bất đồng chính kiến, nhờ internet, đã trở thành thuyết phục hơn trong những phân tích về sự kém hiệu quả chính trị của Đảng.
Là một kẻ cơ hội khôn ngoan, Dũng đã phản ứng thuận chiều của đám đông, một đám đông không còn kiên nhẫn để chờ đợi một sự thay đổi nữa.  Trong 10  năm tại chức thủ tướng, Dũng đã đưa những người quản lý tài năng vào nội các, và đã chăm chú lắng nghe những lời khuyên của các nhà kinh tế thuộc thế hệ mới được đào tạo tại các đại học danh tiếng của thế giới văn minh.
Sự ngăn chặn của nhóm giáo điều đang suy giảm trong Đảng.  Nắm bắt được thực tế này, chính Dũng đã vận động cho VN gia nhập TPP, và đã khơi động cho một chương trình cải cách được mệnh danh là : “đả phá diện mạo độc tài biến tướng”.
Cũng có nguồn tin cho biết rằng Dũng chủ trương đổi tên nước là “Việt Nam Dân Chù Cộng Hòa”.  Với những tiết lộ này, nhiều người hy vọng Dũng có thể sẽ là một tia sáng cho đường hướng cải cách mà toàn dân mong đợi.
Nguyễn Tấn Dũng đã làm gì, đang làm gì và sẽ làm gì ?
Tại Đại Hội Đảng 13 lần này, Dũng tuy muốn làm Tổng Bí Thư nhưng không tự mình điền đơn xin tái ứng cử mà muốn để cho các đàn em trong Trung Ương Đảng đề cử.  Dũng muốn dùng chính lá phiếu của các đàn em để gây uy tín cho mình, và khi sử dụng chiêu thuật này Dũng đã tin chắc là khó có ai có thể cạnh tranh với Dũng.
Tuy nhiên con đường mà Dũng lựa chọn, mặc dù là con đờng tốt, nhưng không phải là  không gian lao vất vả.  Đầu tiên phải kể là những thư nặc danh tấn công đời tư và chuyện gia đình của Dũng được phổ biến như mưa trên internet.
Quan trọng nhất là việc Dũng đã khơi mào cho làn sóng chống Trung Quốc khi sảy ra vụ Bắc Kinh mang giàn khoan HD 981 vào thềm lục địa của VN vào tháng 5/2015.  Sự khơi mào này đã dẫn đến việc người dân nổi dậy đốt phá 1000 công ty và nhà máy Trung Quốc tại khu chế xuất Bình Dương.
Trong lá thư 9 trang  gửi Bộ Chính Trị nói về chuyện giàn khoan Dũng đã nói toạc móng heo là Dũng “không hy sinh chủ quyền lãnh thổ cho những quan hệ hữu nghị viển vông”. Vụ giàn khoan là trở ngại chính cho chuyện Dũng được chọn làm Tổng bí Thư kỳ này.
Trong tình hình căng thẳng hiện nay, trước ngày Đại Hội Đảng 12 khai diễn, có bài viết của  Facebook Nguyễn Hiếu Học “Tin nhắn gửi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng” kêu gọi phải làm ngay một cuộc đảo chính để có thể trở thành anh hùng dân tộc, hoặc Dũng và cả gia đình sẽ phải chết thê thảm dưới bàn tay của Trọng.
Từ hai năm trở lại đây, những người thân cận với Nguyễn Tấn Dũng loan tin : “Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ giải tán Đảng CSVN để làm Tổng Thống với một lộ trình gồm ba bước :  thứ nhất, giành chức Tổng Bí Thư tại Đại Hội Đảng 12;  thứ hai, giành chức Chủ Tịch Nước để làm tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang; thứ ba là giải tán đảng cộng sản và ra ứng cử tổng thống.
Hiện nay Dũng đại diện cho một bộ phận gồm những kẻ có tài sản kếch sù do tham nhũng.  Dũng hiểu rất rõ là 1502 đại diện dự Đại Hội Đảng 12 sẽ là nhân tố quyết định kẻ thắng cuộc.  Trong ván bài chót này Dũng ráo riết mua chuộc họ bằng mọi cách để tạo thế “chống lưng”.  Ngoài ra Dũng cũng đã chuẩn bị sẵn hai công cụ đấu tranh là Bộ Công An và Tống Cục 2 Quốc Phòng, để làm vũ khí trực chiến chống đối phương.
Hành động của Dũng lần này là một hành động sinh tử.  Dũng phải đấu tranh tích cực để bảo vệ cho sinh mạng mình, cho sinh mạng của gia đình mình, cho tài sản của mình và cho tài sản của gia đình mình cũng như của những người đã vì mình mà tranh đấu.  Dũng phải thắng lợi kỳ này thì mới lo được việc “hạ cánh an toàn” cho tất cả những người đồng hội đồng thuyền.
Nguyễn Phú Trong phải làm gì sau khi đã khóc một lần vì đồng chí X ?
Sau khi HNTƯ 13 thất bại, ngay ngày tiếp theo, Trọng đã phái đàn em Nguyễh Sinh Hùng sang Bắc Kinh để báo cáo tình hình và xin viện trợ.  Ở nhà Trọng lo binh lực và cảnh sát chống đảo chính.
Dân Hà Nội từ nhiều ngày nay đã biết là sẽ có 15.000 lính của Bộ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô và vài ngàn cảnh sát cơ động chống đảo chính trang bị xe bọc thép và xe tăng trấn giữ an ninh cho thủ đô trong thời gian Đại Hội Đảng 12 nhóm họp.
Ngày 1/1/2016, Nguyễn Phú Trọng, trong vai trò Quân Ủy Trung Ương làm việc với Bộ Tư Lệnh Quân Khu Thủ Đô, đã lên tiếng kêu gọi binh sĩ phải “sẵn sàng chiến đấu” và phải tuyệt đối “trung thành với Đảng”.  Trọng còn nhớ rõ, năm 2012, chí vì một chút lơi lỏng từ phiá mình, đã tạo cho Dũng cơ hội vận động HNTƯ 6 bác bỏ lệnh kỷ luật cuả Đảng và tỉnh bơ giữ nguyên ghế thủ tướng.  Hôm đó Trọng đã uất ức đến cực điểm và đã phải bật khóc giữa đám đông
Lần này thì Trọng cẩn thận hơn, quyết liệt hơn và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, nhiều tiên đoán cho biết là chưa chắc gì phần thắng đã phải rơi vào tay Trọng Lú.
Nguyễn Sinh Hùng đã làm được những gì ở Trung Quốc ?
Nguyễn Sinh Hùng sang báo cáo thiên triều và lạy van Tập Cận Bình thế nào thì không biết, nhưng ngay trước hôm Hùng trở về VN thì Hùng đã ký kết với Tầu một hiệp ước chống khủng bố, cho phép Tầu mang quân sang VN, và thiết lập đường giây liên lạc nóng giữa hai bộ quốc phòng.
Truyền thông cũng cho biết là, trước khi về, Hùng đã không quên đến sụp lậy dưới chân tượng đài Mao Trạch Đông để cám ơn công lao dưỡng dục và giáo huấn Đảng CSVN.
Tại Việt Nam, ngày 28/12/2015, đại tá Hà Minh Trân, Phó Cục Trưởng Cục A 67 cho biết : “Lực lượng công an đã phát hiện 10  đối tượng khủng bố là thành viên chi nhánh khủng bố quốc tế Al Qaeda và JL”.  Điều này có nghĩa là CSVN đã dọn đường cho quân Trung Quốc vào VN dưới danh nghĩa chống khủng bố, khi nào cần thiết.
Bức thư ngỏ kêu gọi lãnh đạo đổi tên Đảng tên nước
Một số đông nhân sĩ, trí thức, cựu lãnh đạo trung cao cấp và các nhà xã hội hàng đầu ở Việt Nam đã gửi thư ngỏ tới Bộ Chính Trị đảng CSVN yêu cầu đổi tên nước, đổi tên đảng, từ bỏ chủ thuyết Marx-Lenin và thay đổi triệt để vì tương lai dân tộc.
Bức thư đề ngày 9/12/2015 đã được 127 người ký tên, kêu gọi : “ Đại Hội là cơ quan cao nhất của Đảng CSVN đề xướng cuộc cải cách chính trị trong hòa bình với tinh thần khép lại quá khứ, không hồi tố, phát huy dân chủ với tất cả sức mạnh đoàn kết của toàn dân tộc”.
Bức thư ngỏ 9/12 được công luận luận đánh giá là mạnh và thẳng thắn chưa từng thấy.  Nội dung bức thư được viết  như sau : “ Sự phát triển của đất nước bị kìm hãm chủ yếu là do.”  Đảng CSVN từ nhiều năm nay đã dẫn dắt cả dân tộc đi con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô Viết dựa trên chủ nghĩa Marx-Lenin.
Trên con đường đó, Đảng CSVN bám giữ thể chế độc tài toàn trị với bộ máy cầm quyền hết sức nặng nề, thiên về dùng bạo lực và dối trá, vi phạm nhiều quyền tư do dân chủ và lợi ích chính đáng của nhân dân, tạo thuận lợi cho tệ tham nhũng và sự thao túng của các nhóm lợi ích bất chính.
Đại hội 12 phải bầu được Ban Chấp Hành Trung Ương khóa mới, đủ sức đưa đất nước vượt qua những khó khăn thách thức để phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, và bảo vệ tốt nền độc lập và chủ quyền quốc gia.  
Tuy phải đối mặt với những thách thức mới rất gay gắt nhưng với sự cổ vũ và bài học chuyển đổi thế hệ độc tài sang dân chủ một cách hòa bình ở nhiều nước, đặc biệt là ở My-anmar mới đây, Đảng CSVN đang có cơ hội thuận lợi hơn bao giờ hết để đưa đất nước chuyển sang giai đoạn phát triển mới”. 
Bức thư này nói lên quyết tâm và sự mong mỏi của toàn dân.  Phải coi đây là lời tuyên chiến giữa toàn dân và chế độ.  Nếu Đảng CSVN sáng suốt thì họ không thể nghĩ khác.
Bài viết của Nguyễn  Thanh Giang bênh vực Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Thanh Giang là một trong những người đã ký vào bức thư ngỏ nói trên.  Ngoài ra, ông còn viết một bài khác chỉ để ca tụng Nguyễn Tấn Dũng.
Thanh Giang viết : “Người duy nhất hiện nay có khả năng đẩy Đảng CSVN nhích về phía ánh sáng là Nguyễn Tấn Dũng.  Người có khả năng đương đầu với phe Nguyễn Phú Trọng để hạn chế tối đa nguy cơ lún sâu vào vòng đô hộ của Trung Quốc cũng là Nguyễn Tấn Dũng”.
“Ở xứ này, do Tổng Bí Thư dại mà thủ tướng phải mang vạ.  Do Nông Đức Mạnh đã ký kết với Giang Trạch Dân mà Nguyễn Tấn Dũng phải đưa Trung Quốc vào khai thác bauxite Tây Nguyên,  Do Nguyễn Phú Trọng đã ký kết với Hồ Cẩm Đào mà Nguyễn Tấn Dũng đã phải đưa Trung Quốc không chỉ vào các tỉnh biên giới mà còn ào ạt tràn vào các tỉnh trong nước gây nên những hiểm họa không chỉ về kinh tế mà còn cả về quốc phòng nữa”.
Có thể coi đây là phát súng lệnh để hai bên giao chiến sau khi mọi việc chuẩn bị đã sẵn sàng.  Dân tộc đã nhượng bộ quá lâu, thế hệ trẻ thức thời đã nhịn nhục quá lâu, trí thức lãnh đạo cũng đã im tiếng quá lâu.  Cơ hội đã đến.  Toàn dân phải đoàn kết cương quyết đứng lên tiêu diệt cộng sản.  Hiên ngang đi vào thế giới tự do hay muôn đời làm nô lệ cho
kẻ thù phương Bắc.  Chúng ta đã mất hết và không còn gì để mất thêm. Hãy làm một cuộc Đại Cách Mạng Dân Chủ cho Dân Tộc và Tổ Quốc.  Hãy trở thành “con người đích thực và kiêu hãnh” của  thế giới dân chủ hôm nay.
Kết
Không ai đánh đổ được cộng sản nhưng chúng nó lại tự tiêu diệt lẫn nhau như người ta vẫn thường nói.  Đảng CSVN đã cai trị dân tộc ta từ hơn 40 năm, một thời gian tính ra cũng đã khá dài so với đời sống con người. Trong thời gian khá dài đó biết bao đau đớn khổ cực đã xảy ra cho dân tộc.  Việt Nam dưới sự cai trị độc tài của cộng sản đã trở thành một quốc gia tụt hậu vào hạng nhất nhì thế giới.
Ly khai với một hệ tư tưởng chính trị lạc hậu đi ngược xu thế phát triển của nhân loại, quá trình chuyển hóa đó là một sự lột xác mang tính chất tiến bộ.  Trong chính trị cần phải nhạy bén để nhanh chóng tìm ra hướng phát triển đúng, ngõ hầu kịp thời tránh nguy cơ tụt hậu hay đào thải.
Chấp nhận các giá trị dân chủ tự do lớn để đồng hành với dân tộc, Miến Điện đang nêu gương sáng cho mọi dân tộc trong vùng còn u mê ám chướng.  Họ đã sớm rút tỉa được chân lý là sức mạnh chính trị không thể vay mượn từ bên ngoài mà phải là sức mạnh của toàn dân.  Chỉ bằng cách đồng hành cùng dân tộc trong một thể chế chính trị dân chủ,  mới có thể làm nên sự nghiệp huy hoàng./.