Wednesday, November 18, 2015

Bộ trưởng VN muốn 'giảm stress' cho ĐBQH

 Theo BBC-18 tháng 11 2015 

Image copyrightGetty
Image captionBộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh cùng Thái Tử Đan Mạch Frederik ở Hà Nội (2011)
Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch Việt Nam Hoàng Tuấn Anh nói phát biểu của ông tại Quốc hội nhằm “giảm stress” cho các đại biểu.
Hôm 17/11, ông Hoàng Tuấn Anh đã nhiều lần khiến nghị trường cười “nghiêng ngả”, theo tường thuật của nhiều tờ báo trong nước
Một đại biểu hỏi ông về trách nhiệm của bộ trưởng vì du lịch Việt Nam chưa thực phát triển.
Ông Tuấn Anh nói: “Phiên chất vấn Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có hỏi bao giờ du lịch Việt Nam bằng Thái Lan, Malaysia, Singapo, tôi bỏ ngỏ cho nhiệm kỳ tiếp theo trả lời việc này, tôi không dám trả lời.”
Theo truyền thông Việt Nam, hội trường đã cười ồ khi nghe ông nói.
Kết thúc phần trả lời, ông bộ trưởng nói: “Trách nhiệm của chúng tôi sẽ truyền đạt lại cho Bộ trưởng kế tiếp. Thời gian không còn nữa thì làm sao.”
Hôm 18/11, trang Infonet, trang tin chính thức của Bộ Thông tin – Truyền thông Việt Nam, dẫn lời bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh giải thích.
“Tôi trả lời chất vấn như vậy là để giảm stress cho các đại biểu Quốc hội,” ông nói.

Bỏ môn học Lịch sử, một âm mưu “đốt gia phả” của dân tộc?

Bỏ môn học Lịch sử, một âm mưu “đốt gia phả” của dân tộc?
Trước thông tin Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ GD&ĐT dự kiến sẽ tích hợp môn Lịch sử với môn giáo dục công dân và an ninh quốc phòng thành môn mới là công dân với Tổ quốc. Điều này đã gây ra những phản ứng gay gắt của dư luận xã hội, đặc biệt là giới trí thức. Vì hầu hết mọi người đều cho rằng, Lịch sử là môn học rất quan trọng và cần phải được dành vị trí xứng đáng trong chương trình giáo dục hiện nay.
Tuy vậy, giải thích với báo chí ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, thông tin nêu trên chưa đầy đủ và chưa phản ánh đúng bản chất việc đổi mới giáo dục lịch sử trong chương trình phổ thông. Vì theo ông Nguyễn Vinh Hiển thì, ở bậc tiểu học môn Lịch sử vẫn học giống như hiện nay, nhưng kiến thức lịch sử sẽ nằm trong một số môn học khác trong môn Tìm hiểu xã hội. Còn bậc trung học cơ sở, thì môn Lịch sử được tích hợp với Địa lý thành môn Khoa học xã hội và ở bậc trung học phổ thông, môn Lịch sử tiếp tục tích hợp với Địa lý thành môn Khoa học xã hội. Không chỉ thế, môn Lịch sử sẽ được tích hợp trong hai môn học bắt buộc, đó là môn Giáo dục công dân & Giáo dục quốc phòng và môn Công dân với Tổ quốc. Với mục đích để giáo dục học sinh về truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nghệ thuật quân sự của cha ông.
Phản ứng của dư luận
Nhà sử học Dương Trung Quốc cũng vô cùng ngạc nhiên khi Bộ GD-ĐT không hề tham khảo ý kiến của Hội khoa học Lịch sử Việt Nam khi xây dựng đề án này. Theo ông Dương Trung Quốc trong bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, chúng ta không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình. Do vậy, nếu muốn thay đổi thì cần làm hết sức cẩn trọng, không thể làm đơn giản như cách đặt vấn đề của Bộ GD&ĐT vừa qua.
Theo VTC News cho biết, tại Hội thảo khoa học “Môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông” do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 15/11, nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng môn Lịch sử được tích hợp trong môn Khoa học xã hội và Công dân với Tổ quốc ở cấp trung học phổ thông (THPT) là không thỏa đáng và thiếu cơ sở khoa học và sẽ khiến học sinh càng quay lưng với môn Lịch sử.
Được biết trong cuộc hội thảo này, khi nói về tầm quan trọng của bộ môn Lịch sử GS. Phan Huy Lê thấy rằng lịch sử là cội nguồn sức sống của dân tộc Việt Nam và nếu không có sự kế thừa những truyền thống của dân tộc thì làm sao những thế hệ hiện tại có thể viết tiếp những trang sử, xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Theo ông, cách làm của Bộ GD&ĐTsẽ “khai tử” môn Lịch sử trên thực tế.
Không chỉ thế, Thượng tướng, PGS, TS Võ Tiến Trung, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Giám đốc Học viện Quốc phòng khẳng định không thể đưa môn Lịch sử tích hợp với môn Giáo dục Quốc phòng. Vì theo ông Trung tích hợp môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh với các môn học khác trong cấp THPT là trái với quy định pháp luật của nước ta. Đồng thời, Giáo dục Quốc phòng – An ninh là môn học đặc thù cả về nội dung, phương pháp và hình thức, hơn 80% bài giảng mang tính trang bị kiến thức, kỹ năng thiết yếu để bảo vệ Tổ quốc, do vậy không thể tích hợp với môn học khác.
Ngày 16/11/2015, tại phiên chất vấn Chính phủ tại Quốc hội Đại biểu Lê Văn Lai (tỉnh Quảng Nam) cho rằng sai lầm về phương pháp sẽ dẫn tới sai lầm về kiến thức, nhất là kiến thức lịch sử trong thế hệ trẻ và sẽ không có chỗ cho sự khắc phục hoặc thiếu kinh nghiệm. Theo ông Lai thì cho rằng những vấn đề tưởng như nhỏ, nhưng thực chất lại không nhỏ, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến các chủ thể liên quan. Đại biểu Lê Văn Lai khẳng định: “Theo tôi, bất cứ sự phá vỡ lớn nào cũng có nguyên nhân từ sự phá vỡ hệ thống. Chứng minh cho nhận định này là vấn đề tôi vừa chất vấn thầy Bộ trưởng về cách dạy môn Lịch sử. Vì đơn giản hóa vấn đề, chỉ chú trọng tới giấc mơ tích hợp mà quên mất hệ lụy khác”.
Chủ quyền HS-TS không được đưa vào giáo khoa Lịch sử
Theo báo Người Đô thị,, tại Hội thảo môn sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Hội Khoa học lịch sử Việt Nam tổ chức ngày 15.11 tại Hà Nội, GS-TS Nguyễn Quang Ngọc, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, cho biết cách đây hơn chục năm, khi được tham gia viết sách giáo khoa, ông đã tha thiết đề nghị phải đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào sách giáo khoa lịch sử phổ thông nhưng không được chấp nhận. Theo GS Ngọc, chỉ duy nhất trong sách giáo khoa lịch sử 10 (nâng cao) có một câu: “Kỹ thuật vẽ bản đồ cũng đạt được những thành tựu mới, trong đó đặc biệt là “Đại Nam nhất thống toàn đồ” được vẽ vào cuối thời Minh Mạng đã thể hiện tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất, bao gồm cả các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài Biển Đông”. Mà theo ông, đấy dường như cũng là câu duy nhất nói đến chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa trong toàn bộ bộ sách giáo khoa lịch sử phổ thông (cả chương trình chung và chương trình nâng cao) tính cho đến thời điểm này.
Cũng theo GS-TS Nguyễn Quang Ngọc cho biết, Hội Khoa học lịch sử đã nhiều lần đề nghị phải đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào trong chương trình sách giáo khoa lịch sử phổ thông nhưng từ năm 2012 cho đến nay sách giáo khoa lịch sử phổ thông vẫn giữ nguyên như cũ, chưa có thêm một dòng một chữ nào về lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa và nội dung giáo dục chủ quyền biển đảo trong sách giáo khoa lịch sử phổ thông cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang còn là con số không tròn trĩnh.
Theo GS Ngọc, trong SGK lịch sử có bảy bản lược đồ nói về lịch sử chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng cả bảy bản lược đồ này đều được hoàn thành từ lần xuất bản đầu tiên, không phải là bổ sung mới và không có bất cứ một lược đồ nào trực tiếp trình bày chủ quyền của Việt Nam trên biển Đông hay các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Điều đáng nói là, vấn đề tranh chấp chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng sa (đã bị Trung quốc cưỡng chiếm toàn bộ) và Trường sa thuộc chủ quyền của Việt nam đã bị chính phía Hà nội làm ngơ, việc không đưa lịch sử chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa và Trường Sa vào trong chương trình sách giáo khoa lịch sử phổ thông là bằng chứng cho thấy điều đó. Đây là hành động gián tiếp không thừa nhận chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, điều đó cho thấy chính quyền hiện nay đã “vô tình” tiếp tay cho giặc.
Cũng cần phải nhắc lại, vừa qua theo báo cáo của Ban Dân nguyện của Quốc hội thì cử tri của 28 tỉnh, thành phố đã kiến nghị và yêu cầu nhà nước tiến hành khởi kiện Trung quốc về chủ quyền của Việt nam đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa.
Có hay không một âm mưu “đốt gia phả” của Dân tộc?
Lịch sử của dân tộc Việt nam với hơn 4.000 năm lịch sử luôn gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước, đó là những trang sử hào hùng của dân tộc với các chiến công đánh bại các cuộc xâm lăng của các thế lực bành trướng Trung Hoa. Nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi toàn bộ nền kinh tế và kể cả chính trị của Việt nam đã và đang gắn chặt vào Trung quốc và họ bị thao túng. Không chỉ thế, Trung quốc ngày càng tỏ ra lấn lướt và áp đảo Việt nam trong vấn đề chủ quyền trên các hòn đảo hay bãi đá ngầm trên Biển Đông. Thậm chí họ không ngần ngại khi tuyên bố rằng toàn bộ chủ quyền hai Quần đảo Hoàng sa và Trường sa thuộc về Trung quốc từ thời cổ đại. Bên cạnh đó là các hành động cấm cản và đánh đập ngư dân Việt nam trong quá trình đánh bắt cá trên vùng biển truyền thống của mình. Vậy mà chính quyền Việt nam không dám ho he phản đối đích danh Trung quốc, chỉ dám gọi tên “tàu lạ” hay “nước lạ”, dù rằng đén nay có khá hơn đôi chút song vẫn không dám khởi kiện Trung quốc ra Tòa án Quốc tế như Philippine đã làm và thu được kết quả ban đầu.
Thông qua chủ trương tích hợp môn học Lịch sử đã cho thấy, đây là một chủ trương từ âm mưu của lãnh đạo cấp cao nhất của ban lãnh đạo Việt nam, núp dưới danh nghĩa Nghị quyết Số: 29-NQ/TW “về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường”. Chứ cái đó có lẽ không phải là ý kiến đơn thuần của lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Điều đó chứng tỏ ban lãnh đạo Việt nam đang bị một thế lực vô hình nào đấy ép buộc với mong muốn bức tử và thậm chí muốn xóa sổ lịch sử của dân tộc Việt nam ra khỏi chương trình giáo dục phổ thông hiện nay. Đồng nghĩa với việc họ muốn xóa bỏ truyền thống đánh giặc phương Bắc của ông cha ta trong quá khứ, điều được coi là mối nhục của thế lực bành trướng phương Bắc ngàn đời đã không xóa sạch được.
Điều này được chứng minh qua nhận định của GS.NGND Vũ Dương Ninh (ĐH Quốc gia Hà Nội), khi cho rằng: “Không phải đến thời điểm này mà một vài thập kỷ qua, môn Sử đã bị đối xử thiếu công bằng”. Mà theo GS. Ninh thì đây là những việc làm có tính toán kỹ càng và chủ đích. Theo đó, ban đầu vì lý do giảm tải, nên môn Lịch sử không còn được coi là môn thi chính thức trong chương trình thi tốt nghiệp phổ thông. Sau là tới, việc cho học sinh được phép lựa chọn thi ngoại ngữ hoặc môn Sử. Chưa hết, đến nay môn học Lịch sử lại được dạy tích hợp với các môn khác và kết quả cuối cùng thì môn Lịch sử đã dần biến mất khỏi chương trình giáo dục phổ thông. Dù rằng môn Lịch sử là một ngành khoa học có chức năng riêng biệt và vô cùng quan trọng. Theo ông, đây là điều hết sức đau xót.
Câu hỏi “Có hay không một âm mưu “đốt gia phả”?”, nghĩa là có hay không một âm mưu nhằm xóa bỏ lịch sử của dân tộc Việt nam? Đây là một câu hỏi hoàn toàn nghiêm túc, không mang tính chất cảm tính nhằm khiêu khích để kích động tinh thần chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Mà đây là điều có thật, đã và đang diễn ra một cách ráo riết hầu như để phục vụ cho một kế hoạch nào đó, sẽ diễn ra vào năm 2020 trong quan hệ Việt – Trung, mà lâu nay dư luận đang đồn thổi và nghi ngờ.
Bên lề hành lang Quốc hội, trả lời phỏng vấn báo chí nhà sử học Dương Trung Quốc đã góp ý rằng Bộ GD-ĐT cần hết sức thận trọng, nhưng theo ông dường như những người đưa ra ý tưởng và triển khai sự đổi mới này đang ấp ủ một âm mưu nào đó không rõ ràng. Vị Đại biểu Quốc hội này khẳng định: “Bộ GD-ĐT luôn lập luận không bỏ môn lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và đã khiến chúng tôi rất nghi ngờ”.
Cho dù, Đại biểu Quốc hội – nhà sử học Dương Trung Quốc không nói rõ ông nghi ngờ cái gì, vì ở thế của ông cũng không được phép nói ra một cách huỵch toẹt, nhưng ai cũng hiểu Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc muốn cảnh báo điều gì đối với dư luận xã hội?
Kết:
Nhiều người cho rằng, bỏ xem thường hoặc bỏ môn Lịch sử là tự chúng ta quay lưng với quá khứ, quay lưng với những kết quả mà cha ông ta đã dày công để xây dựng bờ cõi nước Việt Nam từ ngàn xưa đến hôm nay. Bạn nghĩ thế nào khi mà các chiến thắng lẫy lừng như Bạch Đằng giang, Chi lăng, Đồng đa… của cha ông chúng ta trước giặc bành trướng phương Bắc sẽ bị rơi vào quên lãng? Vậy mà có kẻ đang muốn tìm cách vứt bỏ những kỳ tích đó đi, họ muốn xóa bỏ quá khứ, thông qua việc xóa sổ môn học Lịch sử và coi vấn đề lịch sử của dân tộc Việt nam không có giá trị.
Trong một thời gian dài, nhà nước Việt nam luôn phát động và tổ chức các cuộc vận động họ tập theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, song có lẽ họ quên rằng ngay từ năm 1942, lúc cách mạng Việt nam còn trong trứng nước, khi nước nhà chưa được độc lập, cũng là khi ông Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông đang còn hoạt động trong bóng tối. Tuy vậy, vào lúc đó ông Hồ Chí Minh đã nhận thức được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Lịch sử và coi đó là trách nhiệm của mỗi người công dân nước Nam. Ông đã từng viết trên Báo Việt Nam độc lập số 117, ngày 1-2-1942 rằng “Dân ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam. Sử ta dạy cho ta những chuyện vẻ vang của tổ tiên ta. Dân tộc ta là con Rồng cháu Tiên, có nhiều người tài giỏi đánh Bắc dẹp Nam, yên dân trị nước tiếng để muôn đời. Sử ta dạy cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do. Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn.” – (Hồ Chí Minh toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia 2002).
Xin được trích lại, với hy vọng những người có trách nhiệm mở to mắt ra mà nhìn cái họa sắp đến của dân tộc Việt nam.
Ngày 18/11/2015
© Kami Blog
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
(RFA)

Đẳng cấp của sự chia sẻ

Tháp Eiffel được chiếu sáng màu quốc kỳ xanh, trắng, đỏ của Pháp để vinh danh các nạn nhân của các vụ tấn công khủng bố ở Paris, ngày 16/11/2015.
Tháp Eiffel được chiếu sáng màu quốc kỳ xanh, trắng, đỏ của Pháp để vinh danh các nạn nhân của các vụ tấn công khủng bố ở Paris, ngày 16/11/2015.
Trong tuần vừa qua, cả thế giới rúng động vì những tin tức khủng bố tại hai thành phố thủ đô Beirut (Lebanon) và Paris (Pháp). Các vụ đánh bom xảy ra trong 2 ngày liên tiếp nhau, nhưng chỉ đến khi Paris lâm nạn, cả thế giới nói chung hay dân tình Việt Nam nói riêng mới bắt đầu thực sự chú ý đến tình trạng khủng bố đã dai dẳng kéo dài trong cả chục năm trở lại đây.

Tất nhiên phải kể đến sự hỗ trợ đắc lực từ phía mạng xã hội Facebook khiến những người trước giờ chẳng hề quan tâm đến các vấn đề thời sự, chính trị cũng ngay lập tức sôi sục chia sẻ tin tức và niềm thương tiếc. Chỉ một hôm sau vụ khủng bố ngày 13/11, Facebook của tôi tràn ngập màu cờ nước Pháp.
Và bắt đầu từ đây, câu chuyện về ít nhất 129 người vô tội bị bắn chết tại thủ đô Paris dường như trở thành một cái nền để dựa trên đó người Việt bắt đầu thể hiện đẳng cấp với nhau.
Thể hiện đẳng cấp ra sao? Một bộ phận nhất định không chịu thay ảnh đại diện tạm thời thành màu cờ Pháp theo lời gợi ý của Facebook và chỉ trích đây là sự a dua chạy theo phong trào một cách vô nghĩa và vô ích.
Đám đông còn lại cũng ngay lập tức phản ứng và thậm chí viết một bài “thuyết trình” dài rất dài về “trào lưu tử tế” này và những lý do tại sao phần lớn dân tình quan tâm đến công dân Pháp và thủ đô Paris hơn những khu vực bị khủng bố khác. Những người “đẳng cấp” hơn, sẽ bỏ qua cả Paris và Beirut, họ dùng hashtag #Prayfortheworld hay #Prayforhumanity và đồng loạt đăng tải những sự kiện như voi chết, sóng thần, biểu tình… trên khoảng 10 địa điểm khác trên thế giới. Chỉ trong 2-3 ngày, Facebook của những người Việt nháo nhào và hổ lốn, bày phe chia phái, chỉ vì mỗi cái vấn đề…nên treo cờ trên ảnh đại diện hay không?
Chưa hết, những sự kiện nghiêm trọng về tổ chức Hồi giáo cực đoan ISIS và nạn nhân của các vụ việc khủng bố về đến Việt Nam, được bình luận và đàm phám dưới ngón tay của các “anh hùng bàn phím” cư dân mạng, trở nên nhếch nhác và thảm hại hơn bao giờ hết. Họ có thêm lý do nữa để tự hào về đất nước mình, một đất nước luôn an toàn và chẳng lo lắng sẽ có ngày xuất hiện một vụ thảm sát nào. Thay vì đi tìm những tài liệu về tôn giáo, chính trị để đọc, để hiểu, thì họ hò nhau mò mẫm các trang xã hội của người Hồi giáo, được cho là một thành viên của ISIS, thách thức đánh bom tại Việt Nam. Những lời bình luận bằng tiếng Việt hết sức bất lịch sự và…ngớ ngẩn được đăng tải tràn lan trên Facebook của người Hồi giáo lạ mặt ngay lập tức được chia sẻ và trở thành một câu chuyện đùa vui. Sự vô giáo dục và thiếu hiểu biết, cũng như tâm lý in dấu thù hằn của một bộ phận người Việt được thể hiện rõ ràng qua mỗi sự kiện lớn, dù là trong nước hay quốc tế. Những bình luận có ác ý kéo cả cuộc chiến thực dân Pháp để làm ví dụ cho “sức mạnh” Đại Việt cũng không hề ít ỏi. Họ nói “Người Việt chúng tôi còn đánh được cả Pháp, Mỹ, chứ IS đã là cái gì?”, “Vụ khủng bố ngày hôm nay là luật nhân quả vì 100 năm nô dịch Việt Nam.”
Đã quá chán ngán để nói đến những hiểm họa đang ngày ngày giết chết hàng trăm người dân Việt trên một đất nước được cho là đáng tự hào vì sự an toàn, từ tai nạn giao thông, chém giết, cướp bóc, ẩm thực độc hại cho đến các chính sách về bó buộc và kìm kẹp nhân quyền. Giờ đây tôi nhận thấy điều mà có thể giết chết không chỉ một con người, mà là cả một tộc người, một xã hội, đó là nhận thức hạn hẹp, yếu kém của từng cá thể. Và có lẽ đã đến lúc Việt Nam phải tự cầu nguyện cho chính đất nước của mình. Bởi Paris sau ngày 13/11 sẽ vẫn đứng thẳng, đứng vững và kiên cường, vì bề dày của lịch sử, của văn hóa và sự phát triển văn minh của từng công dân đã và đang sống trong lòng thành phố. Tôi tin là như vậy.
Sáng nay dậy đọc được tin, rằng có những người Hồi giáo sống tại Paris, cũng xếp hàng để đặt những đóa hồng trắng, thắp nến, hát quốc ca Pháp để tưởng nhớ và bày tỏ nỗi đau của mình tới các nạn nhân trước cửa nhà hát Bataclan, nơi có 89 người đã nằm xuống. Họ dùng những cử chỉ, lời nói ân cần nhất, không một chút căm thù phẫn nộ lẫn nhau. Nỗi buồn sâu nhất là nỗi buồn không thể diễn tả thành lời, giọt nước mắt mặn nhất là giọt nước chảy ngược. Tôi dám chắc những người đang ngày đêm cầu nguyện, sẽ chẳng ích kỷ yêu chỉ riêng kinh đô ánh sáng mà đang cầu nguyện một cách lặng lẽ nhất, thành tâm nhất cho những người dân vô tội tại mọi vùng đất nhỏ trên khắp thế giới.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

ASEAN cần mạnh mẽ hơn với TQ trong vấn đề biển Đông

 Việt Hà, phóng viên RFA 2015-11-18  
000_Hkg9812263.jpg
 Đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.  AFP PHOTO
Tình hình căng thẳng ở biển Đông giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN thời gian gần đây lại tiếp tục lên cao sau khi Trung Quốc cho tiến hành xây dựng một loạt đảo nhân tạo. Để đáp trả lại hành động này từ Trung Quốc, Hoa Kỳ mới đây đã bắt đầu thực hiện chương trình tự do hàng hải, theo đó Hoa Kỳ điều tàu tuần tra đến khu vực biển Đông, thách thức khu vực 12 hải lý quanh các đảo Trung Quốc xây dựng. Những diễn biến này sẽ được đề cập ra sao tại hội nghị thượng đỉnh Đông Á sắp tới tại Malaysia. Các cường quốc tham gia thượng đỉnh như Mỹ, Nhật Bản, Australia sẽ có phản ứng thế nào và họ nhìn nhận thách thức từ Trung Quốc trong tương lai ra sao?

Tại sao không chỉ đích danh TQ?

Việt Hà có cuộc trao đổi cùng chuyên gia cao cấp về Trung Quốc thuộc Viện Chiến Lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, bà Bonnie Glaser về vai trò của Mỹ và các nước ASEAN. Trước hết nói về vấn đề căng thẳng ở biển Đông tại hội nghị Đông Á sắp tới, bà Bonnie Glaser cho biết:
Có nhiều nước là thành viên của thượng đỉnh Đông Á và rất khó để khiến họ có thể có chung một tiếng nói. Do vậy đây là mẫu số chung cho kết quả mà chúng ta thấy.
-Bà Bonnie Glaser
Bonnie Glaser: Tôi nghĩ vấn đề biển Đông đã được nói đến trong khoảng 5 năm trở lại đây tại thượng đỉnh Đông Á. Đã có những thảo luận bởi một số nước. Tôi nghĩ vấn đề này có thể sẽ được đề cập trong tuyên bố chung. Tôi trông đợi là tuyên bố chung có nhắc tới Công ước của Liên hiệp quốc về luật biển (UNCLOS), tới hợp tác để giảm căng thẳng, nhưng tôi sẽ không ngạc nhiên nếu không thấy có nhắc đến những đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng hoặc bất cứ điều gì dẫn đến việc chỉ đích danh Trung Quốc. Tôi nghĩ là họ sẽ nói tới việc giảm căng thẳng, tuân thủ luật quốc tế. Vào năm ngoái thượng đỉnh cũng nhắc tới tự do hàng hải và thương mại thông thương. Theo tôi thì ngôn ngữ này sẽ được nhắc lại trong thượng đỉnh lần này.
Việt Hà: Bà và nhiều chuyên gia cũng đã từng nói là sẽ không ngạc nhiên nếu các tuyên bố chung không đề cập đến Trung Quốc. Tại sao các nước không thể chỉ đích danh Trung Quốc?
Bonnie Glaser: Tôi nghĩ nhiều nước có những cái nhìn khác nhau về vấn đề này. Trung Quốc cũng là thành viên của thượng đỉnh Đông Á, có một số nước cho rằng việc giải quyết căng thẳng ở biển Đông bằng ngoại giao im lặng là tốt hơn cả, thay vì gọi tên Trung Quốc trên giấy tờ. Có nhiều nước là thành viên của thượng đỉnh Đông Á và rất khó để khiến họ có thể có chung một tiếng nói. Do vậy đây là mẫu số chung cho kết quả mà chúng ta thấy.
Việt Hà: Bà có nghĩ là lãnh đạo các nước sẽ có một cách tiếp cận nào mới với Trung Quốc tại thượng đỉnh này không?
Bonnie Glaser: Vấn đề ở biển Đông rất phức tạp và nó không thể giải quyết bởi một thượng đỉnh Đông Á. Điều xảy ra ở thượng đỉnh phải là một chiến lược toàn bộ nơi mà các nước có cùng quan điểm cố gắng tìm cách gây ảnh hưởng đến thái độ của Trung Quốc. Cho đến lúc này tôi thấy là Trung Quốc không mất gì nhiều khi họ đơn phương thay đổi hiện trạng một cách liên tục nhằm có lợi cho mình. Nhưng thực tế là rất khó để có thể làm tăng những chi phí tổn thất cho Trung Quốc, và đó là điều mà tôi nghĩ Hoa Kỳ cùng một số nước đang cố gắng thực hiện, tức là chỉ ra những hậu quả mà Trung Quốc phải gánh chịu đối với các hành động của họ. Tuy nhiên, vẫn có sự không sẵn sàng của ASEAN và thậm chí nhiều thành viên của nhóm trong việc cho Trung Quốc gánh những hậu quả do hành động của mình. Cho nên vấn đề này rất khó để đề cập đến. Nó cần phải có nỗ lực của rất nhiều nước. Hoa Kỳ không thể làm một mình. Nó phải có sự kết hợp của những biện pháp kinh tế, ngoại giao và quân sự được sử dụng đồng bộ để có thể làm thay đổi những tính toán của Trung Quốc. Tôi nghĩ thượng Đông Á đưa ra một thông cáo chung là một việc có thể làm nhưng cuối cùng đó không phải là biện pháp duy nhất mà còn cần phải làm nhiều hơn nữa.
bonnie_glaser_csis-400.jpg
Bà Bonnie Glaser, chuyên gia cao cấp về Trung Quốc thuộc Viện Chiến Lược và Nghiên cứu Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, ảnh minh họa chụp trước đây. Photo courtesy of CSIS.
Việt Hà: Các nước trong khu vực trông đợi vào vai trò đi đầu của Mỹ trong khu vực. Với việc Mỹ gửi tàu chiến đến khu vực 12 hải lý quanh một số đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng được một số chuyên gia đánh giá là tích cực nhưng vẫn có nhận định cho rằng chưa đủ mạnh. Theo bà Hoa Kỳ còn cần phải làm gì để có thuyết phục các nước tham gia tạo sức ép lên Trung Quốc?
Bonnie Glaser: Việt Nam là một ví dụ điển hình khi nước này im lặng ủng hộ việc Mỹ thực hiện chương trình tự do hàng hải ở khu vực 12 hải lý quanh những bãi đá ngầm mà Trung Quốc cho xây dựng thành đảo nhân tạo. Nhưng về mặt công khai thì Việt Nam gần như không nói gì. Việt Nam chỉ nói là các nước phải tuân thủ luật quốc tế. Việt nam không đưa vấn đề ra tòa quốc tế theo UNCLOS như Philippines đã làm. Như các nước khác, Việt Nam muốn có lợi về mặt kinh tế trong quan hệ với Trung Quốc trong khi hy vọng là sẽ dựa vào các nước như Mỹ, Nhật hay các nước khác tạo áp lực lên Trung Quốc. Nhưng thành thực mà nói các nước có đòi hỏi về chủ quyền như Việt Nam cần phải làm hơn nữa. Hoa Kỳ không thể một mình làm hết. Nhật BẢn thì còn bị phân tâm bởi sức ép của Trung Quốc ở biển Hoa Đông nên những gì mà họ có thể làm ở biển Đông là rất giới hạn. Hiện tại chúng ta vẫn còn phải chờ xem là liệu Úc có thể tham gia nhiều hơn vào vấn đề biển Đông hay không. Họ có thể đơn phương thực hiện việc tuần tra trên biển cho mục đích tự do hàng hải nhưng chúng ta vẫn chưa thể biết được. Cho nên theo tôi, về mặt kinh tế, ngoại giao và quân sự, các nước cần phải tích cực hơn , nhất là các nước có đòi hỏi về chủ quyền.

Lý do kinh tế?

Việt Hà: Cũng có nhận định cho rằng vì mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc mà những sức ép từ Mỹ lên Trung Quốc chưa đủ mạnh vì nếu không thì sẽ không có lợi cho Mỹ. Việc Mỹ thực hiện chương trình tự do hàng hải trên biển Đông mới đây cũng là hơi chậm và chưa đủ. Bà có nhận xét gì về điều này?
Một số nước muốn Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc, đưa nền kinh tế của Mỹ vào những rủi ro nhưng chính họ lại không muốn kinh tế nước họ gặp rủi ro.
-Bà Bonnie Galser
Bonnie Galser: Tôi đã nghe một số người ở Việt Nam và một số nước khác nói vậy nhưng tôi không hiểu họ mong Mỹ làm gì thêm nữa. Đây là một ví dụ về một số nước muốn Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc, đưa nền kinh tế của Mỹ vào những rủi ro nhưng chính họ lại không muốn kinh tế nước họ gặp rủi ro. Hoa Kỳ được trông đợi là phải tham gia, phất một chiếc đũa thần còn những nước khác chỉ đi nhờ. Điều này hoàn toàn không thực tế. Tôi nghĩ là họ cũng phải tham gia cuộc chơi. Đây là vấn đề mà một mình nước Mỹ không thể tự giải quyết và tôi nghĩ là Mỹ đang cố gắng làm những gì có thể trong khi vẫn duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực, gây sức ép lên Trung Quốc để khiến họ xem xét lại cách tiếp cận của họ để điều tiết những căng thẳng liên quan đến tranh chấp về chủ quyền trong khu vực. Tôi cũng nghĩ là Hoa Kỳ đã nên thực hiện chương trình tự do hàng hải của mình sớm hơn nhưng tôi không nghĩ là 6 hay 8 tháng chậm hơn có thể là một nhân tố chính quyết định việc Mỹ có thành công trong việc khiến Trung Quốc thay đổi những tính toán của mình. Vẫn còn những nhân tố khác cũng quan trọng. Một lần nữa phải nói là thái độ của những nước đòi chủ quyền trong khu vực rất quan trọng.
Việt HàVới những diễn biến gần đây ở biển Đông, bà có đánh giá thế nào về triển vọng giải quyết tranh chấp trong khu vực?
Bonnie Glaser: Tôi nghĩ có thể là chúng ta đang ở một bước ngoặt. Sự kết hợp của vụ kiện mà Philippines đưa lên tòa trọng tài quốc tế theo UNCLOS và chương trình tự do hàng hải của Mỹ, theo tôi là một sự khởi đầu của một chiến lược hiệu quả hơn nhưng tôi không nghĩ là chúng ta sẽ có chiến tranh. Tôi không nghĩ là sẽ có những xung đột quân sự. Theo tôi câu hỏi lớn vào lúc này là liệu Trung Quốc có thể bị thuyết phục rằng cách mà họ đang làm nhằm giành quyền kiểm soát đối với các đảo, vùng biển và có thể là vùng trời ở khu vực biển Đông về lâu dài là không có lợi cho họ nếu so với những rủi ro mà họ có thể có trong quan hệ với các nước láng giềng. Nếu những nước láng giềng có thể khiến Trung Quốc lựa chọn giữa sử dụng vũ lực tại biển Đông và mối quan hệ tốt với láng giềng thì tôi sẽ lạc quan hơn. Nhưng vào lúc này tương lai vẫn chưa rõ ràng là lựa chọn nào Trung Quốc sẽ có.
Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.

Miến Điện và giới trẻ Việt Nam

 Chân Như, phóng viên RFA -2015-11-18 
000_TS-Par8325087-622.jpg
Người dân Myanmar vui mừng sau chiến thắng của Đảng Liên đoàn toàn quốc đấu tranh vì dân chủ NLD hôm 9/11/2015. AFP PHOTO / YE AUNG THU
Sau cuộc tổng tuyển cử hôm mùng tám tháng 11 vừa diễn ra tại Miến Điện, với kết quả Liên Đoàn Toàn Quốc Đấu Tranh Vì Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo chiến thắng vẻ vang đã khiến cho nhiều người dân Việt Nam, đặc biệt là những nhà đấu tranh dân chủ, các trí thức cũng có ước mong Việt Nam sớm có được như vậy. Nhân sự kiện đặc biệt này, diễn đàn bạn trẻ sẽ cùng với ba bạn khách mời chia sẻ về những suy nghĩ của họ về cuộc bầu cử và liệu Việt Nam có dám noi gương Miến Điện hay không?

Gương sáng để Việt Nam noi theo

Chân Như: Đối với các bạn, kết quả của cuộc bầu cử ở Miến Điện có làm các bạn suy nghĩ về Việt Nam mình hay không?
Khải Tường: Em chào anh Chân Như và chào tất cả các bạn. Theo em Myanmar có lẽ là một bài học và cũng là một gương sáng để Việt Nam noi theo. Em đang rất phân vân không biết là Việt Nam họ có đang mở lòng ra để noi theo giống như Myanmar vì Myanmar đã làm một việc trước đây họ không bao giờ nghĩ tới. Họ nói thẳng là họ thoát Trung được. Em cảm thấy đây là một cái gương rất sáng và cũng là một điều rất đáng để học tập. Sau bao nhiêu năm, những độc tài chuyên chế đều chứng minh rằng nó sẽ không tồn tại với thời gian. Chỉ có những nguyện vọng chính đáng của người dân, những sự tư do, những gì thuộc quyền lợi cơ bản của con người đều sẽ chiến thắng.
Theo em Myanmar có lẽ là một bài học và cũng là một gương sáng để Việt Nam noi theo. Em đang rất phân vân không biết là Việt Nam họ có đang mở lòng ra để noi theo giống như Myanmar vì Myanmar đã làm một việc trước đây họ không bao giờ nghĩ tới.
-Khải Tường
Bảo Linh: Theo em kết quả bầu cử ở Miến Điện thì rõ ràng nó cả là một quá trình đấu tranh của bà Aung San Suu Kyi và những người ủng hộ đảng của bà trong suốt hơn hai thập kỷ qua. Em mong là Việt Nam mình cũng sẽ đi theo con đường của Miến Điện. Đó là để cho nhiều đảng đối lập cùng tham gia chính trị, cởi mở bầu không khí để cùng nhau điều hành Việt Nam thay vì độc tôn giống như hiện nay khiến nó cản trở cái con đường phát triển đất nước rất nhiều. Sự thành công của đảng đối lập của bà Aung San Suu Kyi ở Miến Điện trong những ngày vừa qua em thấy rõ ràng nó tác động rất nhiều đến những bạn trẻ ở Việt Nam về nhận thức chính trị. Theo quan sát trên facebook thì có rất nhiều bạn trẻ chia sẻ những tin tức và bà Aung San Suu Kyi và con đường đấu tranh cho dân chủ của bà.
Tuấn Văn: Dạ vâng, cũng như hai bạn đã nói khi nãy thì em cũng trả lời ngắn gọn. Theo ý kiến của em thì Myanmar đang thể hiện cách thoát khỏi Trung Quốc. Theo em nghiên cứu được từ xưa đến nay thì sau biến cô 8888 thì Myanmar dần dần là sân sau của Trung Quốc. Trung Quốc đầu tư nhiều vô Myanmar, khai thác một số khoán sản. Cuộc bầu cử dân chủ này, theo em nghĩ, Myanmar đang ra mặt thoát ly khỏi Trung Quốc.
Chân Như: Việt Nam có thể sử dụng phương thức đi đến dân chủ như Miến Điện không? Tại sao?
Bảo Linh: Em nghĩ hoàn toàn có thể sử dụng phương thức Miến Điện đã và đang làm. Tuy nhiên, cần làm rõ là các bên chính trị ở Việt Nam có chịu hòa giải dân tộc hay không? Có chịu hợp tác với nhau để vì lợi ích chung của đất nước hay không hay là vẫn kiên định theo lý tưởng của mình? Đó là vấn đề cản trở rất lớn ở Việt Nam. Đảng điều hành ở Việt Nam hiện tại chịu ảnh hưởng rất nhiều từ đảng CS Trung Quốc và giữa hai đảng có sự gắn bó mật thiết với nhau về ý thức hệ cũng như phương thức điều hành đất nước. Chính sự phụ thuộc này đã khiến Việt Nam khó có thể đi đến con đường dân chủ như Miến Điện. Nói khác hơn là phải thoát Trung Quốc từ giới lãnh đạo của Hà Nội, thì họa may mới có sự thay đổi. Mặt khác thì đảng CS đã triệt thoái các tư tưởng đối lập cũng như nền báo chí đối lập ở Việt Nam, nó làm cho sự phát triển dân chủ bị bóp nghẹt. Trong khi Miến Điện trước đó nền báo chí được quyền đăng tin, loan tin những thông tin về lực lượng đối lập của bà Aung San Suu Kyi hoặc là những tiếng nói của giới sinh viên. Ở Việt Nam thì hoàn toàn không có điều đó.
mien-dien-a-622
Người dân Miến Điện ủng hộ bà Aung San Suu Kyi reo mừng khi họ nhìn vào kết quả bầu cử chính thức bên ngoài Liên đoàn Quốc gia Dân chủ (NLD) trụ sở tại Yangon vào ngày 09 tháng 11 2015
Khải Tường: Thật ra như em nói lúc đầu: Myanmar là một tấm gương sáng và cũng là một chiến thắng đầy rực rỡ để Việt Nam học tập. Tuy nhiên, theo như em tìm hiểu từ các trang mạng thì Myanmar để tiến được quá trình dân chủ này họ đã phải thực hiện đến bảy bước. Theo em biết bước thứ nhất, một đại hội quốc gia được triệu tập để thảo lập ra một bản hiến pháp mới, tuy còn nặng mùi quân phiệt nhưng vẫn được trưng cầu dân ý và thông qua năm 2008. Vấn đề này ở Việt Nam, chính quyền họ giao nhiều quyền cho lực lượng công an. Họ để lực lượng công an là lực lượng nồng cốt để bảo vệ nền độc tài chính trị của họ. Tiếp theo là bước thứ hai của Myanmar. Năm 2010 họ có một cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội được tổ chức theo hiến pháp mới, quốc hội này đã bầu tướng Thein Sein làm tổng thống đầu năm 2011 và phê chuẩn một nội các hầu hết là các tướng lĩnh khoác áo dân sự. Vấn đề này ở Việt Nam thì hầu như họ tách quyền lợi chính trị quốc phòng của bên quân đội nhân dân Việt Nam và các tướng lĩnh so với những vị thủ tướng và các nguyên thủ quốc gia, em thấy quyền lợi họ cũng khác; Có nghĩa họ chia nhỏ ra và không để cho quyền lực của quân đội nắm nhiều. Do vậy, Việt Nam để làm giống Myanmar vẫn còn rất khó tại vì họ không chịu thay đổi tư do. Họ vẫn duy trì một bộ máy chính trị bảo hòa, họ không quan tâm đến ý kiến của đại bộ phận dân chúng, nên em nghĩ sự thay đổi này chắc phải rất lâu và rất dài. Đây là cuộc đấu tranh rất lâu dài. Nhưng em và các bạn trẻ đây vẫn hy vọng rằng sẽ có một gì đó thay đổi tốt đẹp hơn giống như Myanmar ngày nay.

Khó thay đổi trong một sớm một chiều

Chân Như: Nói người phải ngẫm đến ta, chính thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng đã từng khuyên chính quyền quân phiệt Miến phải "dân chủ - đa đảng - hòa giải dân tộc" để ổn định và phát triển đất nước trong lần phát biểu trước đây. Vậy tại sao ông Dũng và đảng CSVN lại không làm được điều như vậy?
Tuấn Văn: Cũng đơn giản thôi anh. Có một người lãnh tụ cũng rất lớn của Việt Nam mình cũng từng nói là đừng nhìn vô những gì họ nói, hãy nhìn những gì họ làm. Nói thẳng ra nói thì ai cũng nói được hết nhưng làm được hay không lại là một vấn đề khác nữa. Em xin lỗi, nhưng họ không có đặt mục tiêu dân chủ và nhân quyền người dân lên hàng đầu. Lúc nào họ cũng muốn vơ vét tiền bạc tài sản vô túi riêng cho nên không thể nào họ làm như Myanmar được nếu họ làm như vậy thì chẳng khác nào họ chẳng còn gì.
Bảo Linh: Em đọc trên mạng thì người ta nói là những người nói dối nhiều nhất là những chính trị gia. Do vậy, để dối lòng dư luận và vì mục đích dành sự ủng hộ, họ có thể nói sướng miệng những câu mà nếu làm tổn hại đến lợi ích của họ và rồi nghĩ rằng dư luận thời gian sau sẽ quên đi. Lời nói của ông Thủ tướng hoàn toàn cũng sẽ đi vào quên lãng hoặc ông chỉ nói cho vui miệng lúc đó, theo phong trào, giống như đang diễn đàn của một hội nghị nào đó. Còn tư duy lãnh đạo của những người CSVN thì họ vì lợi ích cá nhân của họ nhiều hơn là lợi ích chung của đất nước, nên khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.
Khải Tường: Khi anh đặt ra câu hỏi này thì em nhớ đến một câu nói mà giống như bạn Tuấn Văn có nói. Là có một câu nói của một vị tổng thống đáng kính trước năm 1975 của mình. Đối với người cộng sản thì đừng nghe những gì cộng sản nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm. Họ nói thì họ nói rất là dữ; Họ nói kiểu rất là “đao to búa lớn”; Họ có thể làm được mọi thứ. Nhưng chính ngay cả con ông Dũng cũng sống ở bên Mỹ; Ngay cả người thân của họ cũng cần cái nền dân chủ. Ông cũng phát ngôn dân chủ này, dân chủ nọ. Tuy nhiên, đối với em vấn đề là những gì ông Dũng nói thì chắc chỉ là dân chủ rởm.
Tư duy lãnh đạo của những người CSVN thì họ vì lợi ích cá nhân của họ nhiều hơn là lợi ích chung của đất nước, nên khó có thể thay đổi trong một sớm một chiều.
-Bảo Linh
Trước tiên, em nói vấn đề em thấy nhiều nhất đó vẫn là vấn đề hòa hợp hòa giải dân tộc. Để tiến đến vấn đề dân chủ ngay cả bà Aung San Suu Kyi có nói với giới quân sự là không được truy cứu tội trạng, không tịch thu tài sản. Tại Việt Nam, theo những gì xảy ra sau năm 1975, khi mà cộng sản Bắc Việt bước vào miền Nam thì họ làm ngược lại hết họ truy cứu tội trạng của những người thuộc chế độ cũ, họ giam cầm, ho bắt cải tạo. Đối với những người bỏ nước đi thì họ cho là bán nước, phản bội tổ quốc. Đó là vấn đề ngay sau năm 75. Sau này, khi nhà nước mở cửa cho đến năm 1990 không bị cấm vận nữa, thì bắt đầu họ lại quay ngoắt ra họ nói là những người Việt Kiều qua nước ngoài thì là khúc ruột ngàn dặm rồi Việt Kiều yêu nước; Nghĩa là so sánh giữa hai quá trình thì những lời nói của những người làm chính trị của chế độ cộng sản có vẻ họ là những con rắn hai lưỡi. Vì thế, em nghĩ những điều ông Dũng nói em cũng chẳng tin được.
Chân Như: Thái độ của sinh viên, học sinh Việt Nam đối với nền dân chủ nước nhà hiện nay theo các bạn nó ra sao?
Bảo Linh: Theo em, một bộ phận giới trẻ ngày nay có nhận thức cũng khá sâu sắc về chính trị. Nhất là những bạn trẻ được tiếp xúc va chạm với xã hội nhiều, tiếp xúc với những thủ tục hành chính rườm rà và những bạn trẻ mà được đi ra nước ngoài du học hay du lịch thì họ sẽ nắm bắt được tình hình đất nước cũng như soi xét lại những thông tin về lịch sử của Việt Nam trong những năm chiến tranh. Họ có thể tiếp cận một cách đa chiều hơn, vì thế, làm cho nhận thức chính trị của giới trẻ ngày nay thay đổi và làm một số bạn trẻ tiếp cận được nên họ có thể thay đổi tư duy chính trị của mình cởi mở hơn. Xu thế đòi hỏi tự do ngôn luận và dân chủ ngày nay thì ngày càng gia tăng trong giới trẻ, tại vì họ ý thức được tương lai của họ gắn liền với sự thay đổi với chính trị. Khi chính trị thay đổi theo một chiều hướng tích cực thì nền kinh tế sẽ phát triển theo và cuộc sống của giới trẻ trong tương lai cũng sẽ thay đổi theo như vậy. Bên cạnh đó có một tín hiệu đáng buồn là vẫn còn một số các thành phần các bạn trẻ giống như là thiếu kiến thức về lịch sử; một số giống như bị nhồi sọ quá lâu. Do vậy, trong một sớm một chiều thì họ sẽ chưa nhận thức được, mà hy vọng trong tương lai, họ có thể thay đổi được tư duy của mình.
Khải Tường: Thật ra em và một số rất nhiều bạn ở trên facebook cũng như là trên các cộng đồng mạng, có những thay đổi về suy nghĩ, về chính trị, về những bài học lịch sử mà chúng em được học khi còn đi học có nhiều cái xa lạ. Những bạn trẻ ngày nay cũng có nhiều tiến bộ hơn trong đổi mới tư duy. Tuy vậy, em cảm giác được là chỉ có một bộ phận nào đó trên cộng đồng mạng chứ thật sự khi tiếp xúc các bạn ở ngoài thì các bạn( em không muốn dùng cụm từ rất là có mang tính đụng chạm) chỉ có thể là anh hùng bàn phím trên facebook thôi. Còn khi các bạn ra ngoài thì các bạn không dám nói những gì động chạm đến chính trị, động chạm đến thể chế độc tài này mặc dù họ cũng biết, họ cũng nhận thức được nhưng họ sẽ không dám nói. Khi mà nói đến thì họ sẽ lảng tránh đi hoặc là họ sẽ không đào sâu. Đôi khi em nói về những vấn đề liên quan tới vấn đề dân chủ hay là tự do trong ngôn luận, tự do báo chí thì họ nói là ăn cơm nhà mà vác tù và hàng tổng, ăn bo bo mà nói chuyện thế giới. Em rất lo ngại vấn đề các bạn trẻ ngày nay họ đang run sợ, họ không dám nói lên sự thật, và họ không dám nắm bắt lấy tương lai của mình. Tuy nhiên, bên cạnh đó thì mình vẫn hy vọng là với lối thay đổi tư duy cũng như các bạn trẻ ngày nay được tiếp xúc với nền văn hóa thế giới, cũng như những sự thật, những tài liệu về lịch sử thì họ sẽ có một suy nghĩ khác. Em hy vọng một ngày nào đó, giới trẻ mình sẽ biết đề cao tính dân tộc lên. Chỉ có tính dân tộc tự chủ, tự quyền và tự nắm bắt lắy số phận của mình thì mới có thể tiến tới quá trình dân chủ, và thành công rực rỡ như Miến Điện ngày nay.
Tuấn Văn: Em rất thích cách nói của bạn Khải Tường. Em cũng xin nói thêm ý kiến của em: hiện tại, nhìn không đâu xa, nhìn những người bạn của em, em thấy họ cũng không quan tâm gì lắm đến chính trị. Hầu hết họ đi học rồi đi làm như bình thường nhưng về nhậu là chủ yếu; Bia rượu Việt Nam bán rất là rẻ. Em không biết có phải là chiêu bài của ai hay không nhưng bia rượu thì rất rẻ nên họ vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu; Một tuần có bảy ngày nhưng họ đã nhậu hết bảy tháng rồi; Họ còn hơi sức đâu lo đến chuyện này chuyện kia nữa. Có một số bạn, cũng giống như các bạn nói là cũng tiếp xúc internet, tiếp xúc với những người đi trước nhiều, thì họ có một cái nhìn tốt hơn, một cái nhìn sâu sắc hơn nhưng lên tiếng thì em nói xung quanh em chưa ai dám lên tiếng; Nói có lên tiếng chẳng qua là những bất đồng tức thời, cãi nhau với mấy tên khu vực hay mấy ông tổ trưởng, mấy ông trưởng ấp. Thật sự, mình cũng không trách một số bạn ấy chẳng qua họ cũng còn có gia đình ở đây, tại vì mình đang sống với ho [CSVN]. Riêng bản thân em, em tin tới một lúc nào đó như người ta vẫn thường nói “tức nước thì vỡ bờ”, “bứt dây thì động rừng” thôi. Cũng tới lúc nào đó những người đã, đang và sẽ có ý định bán nước cũng sẽ tiêu tan thôi.
Chân Như: Xin cám ơn ba bạn Bảo Linh, Khải Tường và Tuấn Văn đã dành thời gian để đến với chương trình Diễn đàn bạn trẻ kỳ này.

Sập mỏ than ở Hòa Bình, 1 người chết, 2 người mất tích

Theo CATP/CAND-23:12 ngày 18 tháng 11 năm 2015
Phát hiện mỏ than bất ngờ bị sập, nhóm công nhân tá hỏa bỏ chạy nhưng có 3 người bị mắc kẹt. Lực lượng chức năng Hòa Bình mới chỉ đưa được 1 thi thể nạn nhân ra ngoài.
Khoảng 15 giờ ngày 18/11, mỏ than ở xã Tử Nê, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) bất ngờ bị sập. Tại thời điểm sập mỏ, có 6 công nhân trong hầm.

Thấy rung chuyển, 3 công nhân chạy thoát ra ngoài, 3 người còn lại mắc kẹt trong mỏ.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, lực lượng công an, bộ đội, dân quân... đã có mặt tại hiện trường để triển khai cứu hộ, cứu nạn. 
Đại tá Nguyễn Văn Trung - Giám đốc Công an tỉnh Hoà Bình cho biết: đến 16 giờ cùng ngày, nạn nhân đầu tiên đã được cứu ra ngoài nhưng đáng tiếc, nạn nhân này đã tử vong. 
Hiện tại, lực lượng cứu hộ tại hiện trường có khoảng 1.000 người cùng máy móc, trang thiết bị nỗ lực tìm kiếm hai người bị nạn còn lại.
Theo xác minh ban đầu, nhóm công nhân đang tổ chức thăm dò khai thác tại lò than trên thì bất ngờ một lượng nước, đất đá lớn từ trên ụp xuống, một số người kịp chạy ra khỏi lò còn lại mắc kẹt trong đó. 

Đưa lao động Trung Quốc vào Đà Nẵng là vội vã

(NLĐO) - “Nếu Đà Nẵng thực sự thiếu nhân lực, thiếu đội ngũ lao động kỷ thuật đáp ứng yêu cầu công việc mới tính đến chuyện cho nhà đầu tư nước ngoài đưa người của họ vào làm việc” - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh nhấn mạnh.

UBND TP Đà Nẵng vừa chấp thuận cho phép Công ty TNHH Sichuan Huashi (Trung Quốc) đưa 300 lao động từ Tứ Xuyên vào Đà Nẵng xây khách sạn (KS) JW Marriott (quận Ngũ Hành Sơn). Công trình này do Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Sliver Shores (có lãnh đạo cũng là người Trung Quốc) làm chủ đầu tư.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh cho rằng đây là việc làm vội vã, bởi “nếu Đà Nẵng thực sự thiếu nhân lực, thiếu đội ngũ lao động kỷ thuật đáp ứng được yêu cầu công việc mới tính đến chuyện cho nhà đầu tư nước ngoài đưa người của họ vào làm việc”.

Khu khách sạn ven biển Đà Nẵng của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Sliver Shores

Khu khách sạn ven biển Đà Nẵng của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Sliver Shores

Theo ông Nguyễn Xuân Anh, từ trước đến nay, hàng loạt dự án khu nghỉ dưỡng, khách sạn tầm cỡ quốc tế đã được xây dựng ở Đà Nẵng đều do các chuyên gia, tư vấn thiết kế, đội ngũ kỷ thuật trong nước đảm trách và cũng hoàn thành đúng tiến độ.

Ông cho biết rất ủng hộ và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Trung Quốc cũng như doanh nghiệp FDI vào đầu tư trên địa bàn TP Đà Nẵng. Tuy nhiên, về vấn đề lao động, phải xem xét kỹ trên địa bàn có đáp ứng được hay không. Nếu đáp ứng được, các doanh nghiệp không việc gì phải đưa lao động nước ngoài vào mà phải ưu tiên số 1 giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.

Ông Nguyễn Xuân Anh cũng cho biết hiện nay, lãnh đạo UBND TP Đà Nẵng đi công tác nước ngoài. Khi nào lãnh đạo này về sẽ cùng Thường trực Thành ủy Đà Nẵng hội ý, xem xét kỹ mới chính thức cho phép hay không. Theo ông, phía chủ đầu tư Sliver Shore xây thêm khách sạn hay khu hội nghị là chuyện của họ, TP Đà Nẵng không giao nhiệm vụ phải xây để phục vụ Hội nghị APEC 2017.
18/11/2015 18:03
Tin-ảnh: H. Dũng

Hải Phòng: Sập cần cẩu hơn 70m, nhiều người thương vong

Theo Petrotimes.vn-15:10 | 18/11/2015

Một chiếc cần cẩu cao hơn 70 mét bất ngờ đổ sập xuống đường phố Hải Phòng khiến nhiều người thương vong.

Vụ tai nạn lao động xảy ra tại công trình xây dựng khu đô thị mới ngã 5 sân bay Cát Bi, TP Hải Phòng.
Theo đó, vào khoảng 11h30 phút ngày 18/11, một giàn máy cẩu "khổng lồ" cao hơn 70 mét đang thi công tại dự án trên bất ngờ đổ sập.
hai phong sap can cau hon 70m nhieu nguoi thuong vong
Hiện trường vụ sập cần cẩu 
Do vị trí công trình thi công nằm sát mặt đường Lê Hồng Phong, quận Ngô Quyền lại không có các biện pháp an toàn nên khi cánh tay cẩu đổ xuống đã đè trúng người đi đường khiến 1 người đàn ông đi xe máy tử vong tại chỗ. Một phụ nữ đi xe đạp gần đó cũng bị thương nặng đã được đưa đi cấp cứu ngay sau đó.
Đến thời điểm hiện tại, người điều khiển máy cẩu mắc kẹt trong cabin đang được lực lượng chức năng tìm mọi cách đưa ra ngoài.
Nhiều người dân tập trung đứng xem khiến đoạn đường qua khu vực hiện trường vụ tai nạn ùn tắc một thời gian ngắn.
Các cơ quan chức năng đã điều động các lực lượng công an, cảnh sát giao thông và cứu hộ tới hiện trường để tham gia điều tiết giao thông, bảo vệ hiện trường, triển khai các biện pháp cứu hộ cứu nạn.
Một số hình ảnh ghi nhận tại hiện trường vụ tai nạn:
hai phong sap can cau hon 70m nhieu nguoi thuong vong
Một người đàn ông đi xe máy bị đè, tử vong tại chỗ
hai phong sap can cau hon 70m nhieu nguoi thuong vong
Cánh tay cẩu dài hơn 70 mét đổ sập kinh hoàng 
hai phong sap can cau hon 70m nhieu nguoi thuong vong

hai phong sap can cau hon 70m nhieu nguoi thuong vong
Vụ tai nạn khiến đoạn đường đi qua đây ùn tắc một thời gian ngắn 

Nguồn:VTC news

Về vụ lao động Trung Quốc 'đổ bộ' vào Đà Nẵng

Theo Petrotimes.vn-18:11 | 18/11/2015
Dư luận ở Đà Nẵng đang rất không đồng tình với việc UBND thành phố cho phép Công ty TNHH Sichuan Huashi đưa 300 lao động từ Tứ Xuyên (Trung Quốc) qua Đà Nẵng xây khách sạn JW Marriott.

su tac trach chinh tri cua nguoi tham muu
Khách sạn JW Marriott đang được xây dựng ở Đà Nẵng (Ảnh: Thanh Hiếu)
Dư luận không đồng tình bởi “cái cớ” mà phía Công ty TNHH Sichuan Huashi đưa ra là hết sức “cắc cớ”, nếu không muốn nói là hoàn toàn không chính đáng. Trong cái gọi là “công văn”, ký ngày 15/10/2015 có đoạn viết rằng “Hiện nay công ty chúng tôi đang đốc thúc xây dựng thi công khách sạn giai đoạn hai (JW Marriott), theo yêu cầu từ phía chủ đầu tư làCông ty TNHH Đầu tư và phát triển Sliver Shores (xin lưu ý, công ty này có lãnh đạo là người Trung Quốc-PV) phải kịp đưa khách sạn 5 sao và khu hội nghị quốc tế để phục vụ cho APEC 2017, dự kiến được tổ chức tại thành phố Đà Nẵng…”.

Lý do này là “bịa đặt”, bởi chẳng có chính quyền, chẳng có cá nhân đồng chí lãnh đạo ở Đà Nẵng giao việc ấy cho họ cả. Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh khẳng định trong phần trả lời phỏng vấn của phóng viên Infonet rằng “Chẳng có ai giao cho họ việc đó. Xây thêm khách sạn, hay xây khu hội nghị là chuyện cá nhân của họ, không ai giao cho họ nhiệm vụ phải xây mấy cái đó để phục vụ Hội nghị APEC 2017 cả”.

Lạ là trong năm 2014, khi Trung Quốc ngang ngược đưa giàn khoan 981 hạ đặt trái phép ở vùng biển nước ta, chính công ty này đã rút hết người của họ về nước trong thời gian dài. Ấy vậy mà trong công văn họ nêu “Tiến độ thi công công trình bị trì trệ nghiêm trọng, nguyên nhân như sau: 1. Nhân viên quản lý và người thiết kế là người nước ngoài, do ngôn ngữ bất đồng, dẫn đến việc giao tiếp với người bản địa gặp khó khăn, khó quản lý. 2. Quy mô công trình lớn, kỹ thuật phức tạp, phần lớn lao động bản địa không thích ứng được, dẫn đến hiệu quả công việc thấp. 3. Lao động bản địa do bận việc đồng án (viết sai chính tả-PV), nghỉ phép trì hoãn quá nhiều, số lượng lao động cũng không ổn định…”. Nêu lý do này là “đổi trắng thay đen”. Hỏi, thời gian dài họ “đóng cửa” công trình vì “rút quân” về nước, là do ai?

Cả nước đều biết thợ xây dựng Đà Nẵng nổi tiếng trong Nam ngoài Bắc, đã có hàng trăm công trình ở khắp mọi miền đất nước do bàn tay người thợ Đà Nẵng xây dựng đã trở thành thương hiệu. Nói như Bí thư Nguyễn Xuân Anh, xây khách sạn có cái gì mà ghê gớm, sản xuất giàn khoan dầu khí thợ mình còn làm được, nói chi chuyện xây khách sạn. Bao nhiêu nhà đầu tư xây các khách sạn, resort quy mô lớn ở Đà Nẵng có đem lao động nước họ qua đâu, toàn thợ xây dựng Đà Nẵng cả đấy chứ! Viện dẫn lý do thợ Đà Nẵng không đáp ứng được công trình có quy mô, kỹ thuật phức tạp, là sự xúc phạm của Sichuan Huashi với chính người dân Đà Nẵng.

Một điều vô lý ầm ầm mà Sichuan Huashi nêu ra, hãy xem họ lý giải trong công văn “Dự kiến đến cuối tháng 10/2015 số lượng lao động thi công phải đạt 650 người, trong đó lao động bản địa khoảng 350 người, cán bộ kỹ thuật người nước ngoài theo nhu cầu phải đạt 300 người… cán bộ kỹ thuật điều động nội bộ từ công ty mẹ (Tứ Xuyên-Trung Quốc) dự định đề nghị đưa vào khoảng 300 cán bộ lành nghề, đáp ứng về chất lượng tiến độ”.

Có lẽ chỉ có ở Công ty Sichuan Huashi “xài sang”, cứ 1 người gọi là cán bộ kỹ thuật “kèm” hơn 1 người công nhân. Thưa “ông” Sichuan Huashi! Kinh doanh trong ngành xây dựng theo kiểu lý giải của các “ông” thì chỉ có “cạp” đất, chứ không có cám mà bốc đổ vào miệng đâu.

Với những dẫn chứng trên đây, chúng tôi cho rằng việc Công ty TNHH Sichuan Huashi, đề nghị đưa 300 người, với cái gọi là “cán bộ kỹ thuật” từ Trung Quốc sang Đà Nẵng là hoàn toàn không chính đáng. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, Nguyễn Xuân Anh: Chủ trương của lãnh đạo Đà Nẵng là tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Thành phố luôn tạo điều kiện hết mức để họ làm ăn có lợi nhuận, đồng thời tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương. Vấn đề người lao động nước ngoài, không riêng gì Trung Quốc phải xem xét cụ thể, nếu tại địa phương đáp ứng được, thì phải ưu tiên cho lao động tại chỗ, không việc gì phải cho phép đưa người lao động nước ngoài vào.

Chúng tôi cho rằng việc tham mưu của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cho UBND thành phố về việc cho phép 300 lao động người Trung Quốc vào Đà Nẵng là vội vàng. Những người có trách nhiệm ở sở này chưa làm tròn chức năng “tham mưu” một cách đúng nghĩa. Lẽ ra trong vấn đề nhạy cảm, khu vực xây dựng cũng hết sức nhạy cảm (công trình nằm kề sân bay Nước Mặn), người tham mưu, ngoài phân tích đánh giá nhu cầu của phía đối tác, còn phải có nhãn quan kinh tế kết hợp với quốc phòng. Sự cẩu thả, nếu không muốn nói là lơi là về ý thức chính trị, đã dẫn đến tham mưu sai. Mà tham mưu sai thì hậu quả không phải chỉ tính bằng tiền.

Để kết thúc bài viết này, chúng tôi xin được trích đăng ý kiến của ông Bùi Văn Tiếng, nguyên Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Đà Nẵng, nay là Chủ tịch Liên hiệp các hội văn học, nghệ thuật TP Đà Nẵng: “Đây không phải là câu chuyện quản lý không được thì cấm. Đây chính là câu chuyện thương hiệu của Đà Nẵng trên lĩnh vực tạo nguồn nhân lực, đồng thời cũng là câu chuyện kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng. Nàng Mỵ Châu trong cổ tích còn lấy lý do trái tim đặt nhầm chỗ để mà vô ý, còn người Đà Nẵng đương đại, chúng ta lấy lý do gì để biện minh cùng hậu thế nếu chúng ta cũng vô ý như nàng?”.

Đặng Trung Hội