Monday, October 19, 2015

Công an nhân dân hay lưu manh mặc quân phục?

Cảnh sát canh gác trước Toà án Nhân dân TP HCM.
Cảnh sát canh gác trước Toà án Nhân dân TP HCM.
Sáng 13/10, tôi nhận được cuộc điện thoại của một người tự xưng là cán bộ Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an Hà Nội. Anh ta nói là đã gửi giấy mời cho tôi đến địa chỉ thường trú của tôi và hỏi tôi đã nhận được chưa. Tôi nói, đó là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, còn địa chỉ nơi ở thì tôi đã ghi rõ trên phong bì đựng đơn khiếu nại rồi.
Anh ta mời tôi 2 giờ chiều ngày 15/10 đến làm việc về việc tôi bị cấm xuất cảnh và tước đoạt hộ chiếu tại sân bay Nội Bài vào ngày 7/5/2015, theo nội dung của đơn khiếu nại mà tôi đã gửi tới Bộ trưởng Công an, Phòng PA67 Công an Hà Nội và Đồn Công an Cửa khẩu Sân bay Nội Bài ngày 20/8/.2015.
Tiếp tôi tại Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh là trung tá Nguyễn Trường Giang, người đã gọi điện thoại cho tôi, và trung tá Hoàng Anh Tuấn.
Trung tá Giang chủ trì cuộc làm việc. Anh ta nói qua lý do mời tôi đến làm việc. Tôi phản đối việc họ cấm xuất cảnh đối với tôi, vì theo mục (d) khoản 1 Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP thì “Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này” nên việc Đồn Công an Cửa khẩu Sân bay Nội Bài cấm tôi xuất cảnh chỉ với lý do “theo đề nghị của Phòng PA67 Công an Hà Nội” là hoàn toàn trái pháp luật. Họ chỉ phân bua rằng cái này là do trên Bộ Công an đề nghị xuống, họ chỉ chấp hành.
Tôi phản đối việc họ cướp đoạt hộ chiếu của tôi hôm 7.5, vì họ tước đoạt hộ chiếu của tôi nhưng lại không chịu lập biên bản theo yêu cầu của tôi. Họ nói đó không phải là cướp đoạt mà là “thu giữ” (!).
Tôi yêu cầu họ giải thích vì sao tôi lại có tên trong danh sách không được xuất cảnh “vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia”, như khoản 6 Điều 21 Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định. Đây là điều khoản mà Đồn Công an Cửa khẩu Sân bay Nội Bài đã viện dẫn như cái cớ để không cho tôi xuất cảnh. Và tôi gây nguy hại cho “an ninh quốc gia” như thế nào? Viên trung tá Nguyễn Trường Giang lại giải thích: “Những chuyện này trên Bộ người ta quyết định, chúng tôi chỉ là cấp thừa hành nên không biết.”
Cuối cùng, họ dẫn Điều 24 của Nghị định 136 – “Người thuộc diện nêu tại Điều 21 và Điều 23 Nghị định này chưa được cấp giấy tờ có giá trị xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam. Trường hợp đã cấp thì Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an thực hiện việc huỷ giá trị sử dụng giấy tờ đó.” – để thông báo với tôi rằng hộ chiếu của tôi sẽ bị tiêu huỷ.
Họ lập biên bản với những nội dung như trên. Viên trung tá Nguyễn Trường Giang đọc biên bản, ký vào bên dưới rồi yêu cầu tôi ký. Tôi yêu cầu anh ta lập thêm một bản nữa để tôi giữ, nhưng anh ta nói tôi ký xong họ sẽ photo và giao cho tôi một bản.
Tôi ghi vào dưới biên bản: “Tôi phản đối việc cấm xuất cảnh và thu giữ hộ chiếu của tôi. Tôi yêu cầu làm rõ việc tôi bị đưa vào danh sách cấm xuất cảnh “vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia’ và trả lại hộ chiếu cho tôi.” Tôi ký xong, đưa lại cho trung tá Giang và đề nghị anh ta photo cho tôi một bản. Tuy nhiên, thái độ của anh ta lại khiến tôi hết sức bất ngờ. Anh ta điềm nhiên xếp tờ biên bản vào cặp rồi nói: “Chúng tôi sẽ gửi cho anh theo địa chỉ của anh sau” (!!!).  
Quá bức xúc, tôi nói thẳng vào mặt hai viên sỹ quan an ninh: “Đây là hành động lừa đảo của những tên lưu manh.” Với vẻ mặt lạnh tanh, hai viên sỹ quan nói nhát gừng rằng họ đang bận, rằng họ sẽ gửi cho tôi qua đường bưu điện…
--
Ngày công an Hà Nội mời tôi đến “làm việc” cũng là ngày trang mạng của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đăng bài viết mới nhất của tôi – “Hà Tĩnh trước làn sóng ‘Hán hoá’ mới”. Trước đó, tôi đã viết rất nhiều bài báo để đánh động dư luận về hiểm hoạ Trung Quốc ở Quảng Trị, ở Thừa Thiên - Huế, ở Hải Vân, ở Đà Nẵng, ở Bình Thuận, ở Lào Cai, ở Quảng Ninh, ở Hà Nội, ở trong bộ máy điều hành chính phủ… và trên hết là vạch trần những tội ác khủng khiếp của bè lũ cướp nước và bán nước do Phó Thủ tướng gốc tàu Hoàng Trung Hải đứng đầu.
Lẽ ra lực lượng công an nói chung cũng như những Nguyễn Trường Giang hay Hoàng Anh Tuấn kia nói riêng phải bảo vệ tôi mới đúng, bởi tôi đang phải làm thay nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia của họ. Nhưng không, hết tống tôi vào trại giam họ lại nhốt tôi vô trại tâm thần; hết đưa tôi vào danh sách cấm xuất cảnh “vì lý do an ninh quốc gia” họ lại giở trò lưu manh với tôi ngay giữa chốn công đường.
Rời khỏi trụ sở Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, nỗi bức xúc trong tôi dần lắng xuống, nhường chỗ cho một nỗi buồn thương man mác cứ mỗi lúc một xâm chiếm tâm hồn.
Tôi không buồn cho tôi, bởi cho dù bao phen bầm dập, tan nát cả nhà cửa lẫn hạnh phúc gia đình trong cuộc chiến vô cùng gian nan và nguy hiểm vì tương lai giống nòi, tôi vẫn còn may mắn giữ được mạng sống, chứ chưa đến nỗi chết không toàn thây trong tay hung thần “công an nhân dân” như bao người khác, mà em Đỗ Đăng Dư 17 tuổi mới đây là một ví dụ.
Tôi chỉ buồn cho đất nước tôi. Tôi chỉ thương nhân dân tôi.
* Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Hàng không mẫu hạm Mỹ, Nhật biểu dương lực lượng

Các thành viên của Lực lượng Tự vệ Hải quân Nhật Bản đứng trên boong tàu khu trục "Izumo" trong buổi duyệt binh trên biển diễn ra tại vịnh Sagami, ngày 15/10/2015.
Các thành viên của Lực lượng Tự vệ Hải quân Nhật Bản đứng trên boong tàu khu trục "Izumo" trong buổi duyệt binh trên biển diễn ra tại vịnh Sagami, ngày 15/10/2015.
VOA-19.10.2015
Hoa Kỳ và Nhật Bản đã phô trương lực lượng hải quân hôm 18/10 giữa lúc căng thẳng tăng cao ở Biển Đông vì những hành động của Trung Quốc nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền của nước này tại vùng biển đang trong vòng tranh chấp với nhiều nước trong khu vực.
Bản tin của tờ Daily Mail của Anh hôm nay tường thuật rằng sự xuất hiện của đoàn tàu chiến hùng hậu gồm tàu sân bay, tàu khu trục và tàu ngầm tập trung ở ngoài khơi Nhật Bản là một tín hiệu cho thấy sự hiện diện sâu rộng hơn của Hải quân Hoa Kỳ tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
Đây là lần đầu tiên Nhật Bản phô trương các khí tài quân sự của nước này, kể từ khi các nhà lập pháp Nhật Bản phê chuẩn đạo luật quốc phòng mới, cho phép các binh sĩ Nhật được chiến đấu ở nước ngoài để bảo vệ các đồng minh.
Tàu Izumo được mô tả là tàu chiến lớn nhất của hạm đội Nhật Bản kể từ sau Thế Chiến thứ Hai. Tàu sân bay trực thăng này dài 248 mét, được hạ thủy từ tháng 5, là biểu tượng điển hình cho thấy Nhật Bản đang mở rộng hoạt động ở nước ngoài, kể từ khi đạo luật quốc phòng được quốc hội Nhật thông qua. Tàu Izumo có khả năng chứa 28 máy bay, 400 quân và 50 xe vận tải.
Hành động phô trương lực lượng của các đồng minh của Mỹ diễn ra giữa lúc căng thẳng tăng cao trong các quan hệ giữa nhiều nước Đông Nam Á với nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc.
Sự kiện này diễn ra giữa lúc Mỹ đang có kế hoạch áp sát vùng biển tranh chấp nơi Trung Quốc đã xây nhiều đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa và thiết lập căn cứ quân sự trên đó.  
Trong một bài diễn văn sau một cuộc biểu dương lực lượng hải quân, Thủ Tướng Abe nói với các thuỷ thủ rằng hãy chuẩn bị để tham gia các sứ mạng tương lai và “bảo vệ nền hoà bình của đất nước.”
Trung Quốc trước đó đã bày tỏ quan ngại về việc chính phủ Nhật Bản thay đổi chiến lược quốc phòng.
Thủ Tướng Abe trở thành vị Thủ Tướng Nhật đương nhiệm đầu tiên có mặt trên một hàng không mẫu hạm Mỹ khi ông bước lên chiến hạm USS Ronald Reagan neo tại căn cứ Hải quân Yokosuka thuộc quận Kanagawa, Nhật Bản.
Hôm 18/10 hãng tin UPI tường thuật về hành động biểu dương lực lượng hải quân của các đồng minh của Mỹ cho biết là tham gia cái gọi là ‘cuộc duyệt binh ngoài biển’ này, ngoài các tàu chiến Mỹ, Nhật còn có các chiến hạm đến từ Ấn Độ, Nam Triều Tiên, Australia, và Pháp.
Tổng cộng có tất cả 50 tàu và 61 máy bay tham gia cuộc duyệt binh phô trương lực lượng, được tổ chức mỗi 3 năm một lần.
Theo UPI, USA Today, Daily Mail, SMH

Malaysia phẫn nộ vì hành vi khiêu khích của TQ ở Trường Sa

Ảnh chụp từ trên không cho thấy một công trình xây cất của Trung Quốc tại Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, ngày 10/12/2014.
Ảnh chụp từ trên không cho thấy một công trình xây cất của Trung Quốc tại Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, ngày 10/12/2014.
VOA-19.10.2015
Tư lệnh các lực lượng vũ trang Malaysia Zulkefli Mohd Zin cực lực đả kích ‘hành động khiêu khích vô căn cứ’ của Trung Quốc ở Biển Đông, trong một phát biểu hiếm hoi của Malaysia về cuộc tranh chấp này.
Kuala Lumpur từ trước tới nay vẫn tỏ ra thận trọng về các hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông.
Bản tin của International Business Times hôm 18/10 dẫn lời phát biểu của ông Zulkefli Mohd Zin tại một diễn đàn an ninh tổ chức ngay tại Bắc Kinh, thủ đô của Trung Quốc, đề cập đến “hành động ngang ngược’ của nước chủ nhà trong việc xây dựng các đảo nhân tạo ở biển Đông.
Trang mạng Channel News Asia cũng tường thuật về lời chỉ trích hiếm hoi của Malaysia về ý đồ độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein nói nước ông hy vọng Trung Quốc sẽ ngồi vào bàn đàm phán để đạt một Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) với các nước láng giềng, bởi vì theo ông, đây là cách tốt nhất để giải quyết tranh chấp biển đảo trong khu vực.
Bắc Kinh đã tìm cách trấn an rằng các những công trình xây cất của họ là nhằm "phục vụ các mục đích dân sự, nghiên cứu hàng hải và tạo điều kiện cho giao thông hàng hải, cũng như bảo đảm an toàn trong khu vực".

Theo International Business Times, Channel News Asia

Con ông cháu cha thời phong kiến VN

Theo BBC-6 tháng 8 2014 Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:

Image captionThời phong kiến Việt Nam, sự thăng tiến đến từ chế độ tập ấm hoặc qua thi cử, tiến cử

Tài liệu lấy từ cuốn Việt Nam Văn hóa Sử cương của Đào Duy Anh, bản in 14/08/1938 ở Huế:

Ấm thọ, ấm sinh

Xét phương pháp dụng nhân của lịch triều thì là thấy đồng thời vẫn có hai đường: một là theo thế tập, hai là theo nhân tài.
Các triều Lý, Trần, Lê vẫn có lệ thừa ấm, hễ con các quan thì lại được bổ làm quan. Ở triều Lê vẫn có lệ thừa ấm, có khoa nhiệm tử, cốt lấy con các quan mà bổ dụng.
Triều Nguyễn cũng có lệ tập ấm phàm quan chính nhất phẩm thì còn được tập ấm theo hàng tùng lục, gọi là ấm thọ, đó là bực cao nhất; còn bực thấp nhất thì các quan tùng ngũ được một người con tập ấm gọi là ấm sinh.
Tuy nhiên, phép thế tập ở nước ta không giống như phép thế tập của quý tộc các nước châu Âu, vì lệ tập ấm chỉ hưởng được một hai đời...
Các chọn nhân tài thì mỗi đời một khác. Ngoài chế độ khoa cử đặt từ triều Lý thì các triều Lý, Lê lại có phép tiến cử và phép bảo cử, phàm các quan to ai cũng phải cử một người có tài đức hoặc người có danh vọng để triều đình bổ dụng.

Dân chi phụ mẫu

Các quan tại triều là những người giúp đỡ nhà vua mà đảm đương quốc chính. Các quan ngoại chức (tỉnh, phủ, huyện, châu) vâng mệnh thay mặt vua để cai trị nhân dân.
Bởi thế nên các quan cũng như nhà vua, người dân thường gọi là cha mẹ dân...là hạng người có những đặc quyền xứng đáng với tư cách 'dân chi phụ mẫu'.
Quan không phải chịu thuế thân; ngoài tiền lương quan còn có tiền dưỡng liêm cấp cho các quan địa phương khi họ túng thiếu để họ khỏi nhũng lạm của dân.
Quan lại tuy nhiều đặc quyền song cũng không phải là ở trên pháp luật.



Chống địa phương chủ nghĩa

Nhà vua sợ các quan lạm dụng những đặc quyền ấy mà vũ uy tác tệ cho nên đã đặt ra nhiều điều lệ để chế tài các quan.
Ví dụ pháp luật cấm quan địa phương không được thụ nhiệm ở tỉnh nhà hay ở nơi cách nhà không đầy 500 dặm để cho thân thích bằng hữu khỏi cậy thế cậy thần mà làm ngang.
Cấm quan không được lấy vợ trong trị hạt vì sợ gia đình nhà vợ nhũng nhiễu.
Cấm không cho tậu ruộng vườn nhà cửa trong trị hạt vì sợ quan hiếp bách kẻ trị hạ để mua rẻ.
Cấm không được tư giao với đàn bà con gái trị hạt để đừng treo gương xấu cho nhân dân.
Cấm quan lại hồi hưu không được lui tới cửa công để thỉnh thác cầu cạnh.
Ngoài ra nhiều điều trừng trị các quan hối lộ và nịch chức, nếu thi hành cho nghiêm mật cũng có thể tránh được những tệ tham quan ô lại làm cực khổ nhân dân.

Tương lai của đất nước ở đâu?

Tôi hoang mang sợ hãi giữa cả đống tin tức ập vào trong cùng một thời điểm, của bạo lực, của chết chóc mà nạn nhân là trẻ em, từ rất rất nhỏ đến dưới tuổi vị thành niên. Khắp nơi trên đất nước này, ngày ngày những buổi chiều tôi vẫn nghe ong ỏng tiếng loa phường vang mãi câu ca “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai.” Mà đau lòng làm sao, tôi thấy mình vẫn đang sống trong một đất nước mịt mờ chẳng có ngày mai khi những mầm tương lai của đất nước đang bị hủy hoại bởi bàn tay của người lớn, của chính quyền, một cách dã man và vô nhân đạo.
Không ai có thể quên đi những hình ảnh gây chấn động dư luận tại trường mầm non tư thục Phương Anh, thành phố Hồ Chí Minh, khi các cô giáo hành hạ trẻ em như một sở thích cá nhân với đủ các hình thức dọa nạt, bóp mũi, tát vào mặt, cầm 2 chân dí ngược các em xuống bình nước. Rồi một năm sau đó, một bé trai 15 tháng tuổi tại trường mầm non ở Quảng Bình bị trói chân tay, nhét giẻ vào mồm vì bé không chịu ngủ trưa. Tại Lạng Sơn, một bé gái khóc quấy bị nhốt ngoài cửa. Còn biết bao nhiêu những vụ bạo hành tuổi thơ đằng sau những cánh cửa trường mầm non kia, được cho là nơi mà các em có những trải nghiệm đầu tiên về xã hội bên ngoài, về cuộc sống xung quanh mình, về những người bạn thân tuổi nhỏ, về những người lớn không phải là ông bà bố mẹ. Tâm hồn các em như một tờ giấy trắng tinh bị những nét bút đen đúa nguệch ngoạc vẽ nên, hình thành những cảm xúc đầu tiên không phải là niềm vui mỗi ngày đến lớp, là sự kỳ vọng thích thú khi học được điều hay, gặp được người bạn mới, mà đó là nỗi sợ hãi, sự ám ảnh mãi đeo đuổi các em từ tấm bé. Những vết bầm trên cơ thể rồi sẽ mờ, vết xước rồi sẽ lành da, nhưng tổn thương về tâm hồn sẽ để lại dị tật vĩnh viễn. Nhân cách, thói quen của trẻ em là sự phản ánh của mọi người xung quanh mình, cứ mỗi lớp mầm non được đào tạo từ bạo lực, vô nhân tính, thử hỏi những công dân tương lai của đất nước sẽ là những con người như thế nào?
Các vụ việc được phơi bày ra công chúng, bị xã hội lên án rầm rộ, liên tục kêu gọi cần phải trừng trị những kẻ ác nhân kia. Rồi sau khi họ nhận được những bản án thích đáng, chúng ta hả hê rồi cho qua mọi việc một cách nhanh chóng. Vậy còn biết bao nhiêu những em nhỏ khác, có thể cũng đang bị bạo hành trong bóng tối, một cách tinh vi, được che giấu kỹ càng hơn thì sao? Các bậc cha mẹ sau khi đọc những tin tức trên báo rồi cũng phải thầm mong rằng “chắc chúng nó chừa con mình ra”, hoặc có những gia đình chọn lựa cách tự nuôi nấng con mình tại nhà. Nhưng các ông bố, bà mẹ chẳng nhẽ không nhận ra một điều là chúng ta không thể mãi bao bọc con trong vỏ, các con cần được ra ngoài để phát triển toàn diện nhất. Và điều chúng ta cần mang lại cho những thế hệ mầm non là một môi trường tích cực, trong lành thực sự.
Trong tình trạng chung hiện nay đó là các trường mẫu giáo công, nơi có thể kiểm soát được trình độ, bằng cấp của giáo viên thì quá tải hết mức. Một lớp học hiện nay tại các trường công có thể lên tới khoảng 30 em/lớp mà mới chỉ đáp ứng được khoảng 60% số trẻ em tại nhiều khu vực. Cha mẹ muốn con được học trường mầm non có uy tín thì hoặc phải chạy tiền “xí” chỗ tại các trường công thật sớm, hoặc bỏ thật nhiều tiền vào các trường tư thục quốc tế. Rõ ràng, việc không đủ địa điểm, cơ sở vật chất cung cấp cho việc giáo dục trẻ em thuộc về trách nhiệm của nhà nước. Chưa kể các trường tư thục nhỏ lẻ không biết từ đâu mọc lên, có được cấp giấy phép thành lập hay không, chẳng có một ai kiểm chứng. Tuy nhiên, cũng chính bởi sự dễ dãi của không ít các gia đình khi gửi gắm con mình vào những cơ sở ngẫu nhiên vô tình góp phần vào hệ quả của những sự bạo hành đáng tiếc kia. Tôi có nghe anh bạn kể về một người bà con của mình vô tình được hàng xóm nhờ trông con hộ mà rất “mát tay”, con mau ăn chóng lớn, bụ bẫm. Thế là tin lành đồn xa, từ một nhà gửi con đến 5,6 nhà khác cũng nhờ vả, rồi dần dần là thành một nhà trẻ lúc nào không hay. Người bà con kia cũng bỗng dưng được gọi là “cô giáo dạy trẻ”. Khu nhà tôi ở cũng có các cô các bác nghỉ hưu rỗi việc tự “rêu rao” nhận trông trẻ, mỗi tháng chỉ nhận vài trăm ngàn một bé. Thế mà các gia đình xung quanh cũng gật gù giao con cho họ trông. Rõ ràng những hình thức “tự phát” như vậy ở Việt Nam là không hiếm. Chưa hết, để có được môi trường an toàn cho con, cha mẹ phải bỏ tiền ra “mua”, bằng cách nịnh cô giáo, quà cáp các dịp lễ tết, mong cô quan tâm chú ý và “nhẹ tay” với cháu. Vậy tôi hỏi, nếu con cái của các bậc cha mẹ đã “gửi gắm” cô phải chứng kiến những đứa trẻ khác bị bạo hành tại lớp, hàng ngày đến lớp vẫn thấy bạn A bị đứng góc, tét tay, bạn B bị nhốt ngoài hành lang, thì các con sẽ vẫn cảm thấy vui vẻ được chăng? Vẫn lớn lên với một tâm lý khỏe mạnh được chăng?
Có quá nhiều bất cập trong giáo dục nước ta từ cấp mầm non lên tới đại học. Trẻ em lớn lên tại Việt Nam hẳn phải trải qua một “tuổi thơ dữ dội” hơn trẻ em tại nhiều nước khác. Tuy nhiên, một khi nhà chức trách đang sống một cách vô cảm, bàng quan với tương lai của đất nước, hay không cần quan tâm, nghĩ ngợi đến thế hệ mầm non đang dần lớn lên, thì bản thân mỗi gia đình cần phải làm khác đi, nghĩ khác đi và nhìn xa hơn lợi ích cá nhân của riêng mình. Chỉ cần mỗi người cha người mẹ cẩn trọng hơn trong cách chọn trường lớp, lắng nghe con cái mình thay vì giao phó hoàn toàn cho người trông trẻ, quan sát tìm hiểu môi trường con đang học, những người con gặp hàng ngày… thì tôi tin rằng mầm mống của những nguy hiểm xảy đến với các em sẽ không còn cơ hội phát triển. Như một vườn cây được chăm sóc hàng ngày, sẽ không có cỏ dại mọc cản trở những nhánh mầm lớn lên khỏe mạnh từng ngày.
* Blog của Hoàng Giang là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Đúc Khuôn Tội Ác

Chiến tranh, trong mọi thời kỳ, bởi mọi nguồn cơn, là một tai họa lớn lao. Chiến tranh mang đến sự hủy diệt của không chỉ nhân mạng, làng mạc, phố xá, sông suối, núi rừng mà còn cả tình người, điều giúp cho con người tiếp tục là con người ngay cả trong những hoàn cảnh đen tối nhất. Chiến tranh cũng là cái cớ tuyệt hảo để người ta đạp đổ những hàng rào luân lý, đạo đức mà không cần phải cảm thấy áy náy. Để chiến thắng, người ta không ngần ngại áp dụng những thủ đoạn vô luân vô đạo. Một trong những thủ đoạn này là gắn đầu ác thú lên thân thể kẻ thù. Giới lãnh đạo của phe chiến thắng trong cuộc nội chiến Bắc Nam vừa qua, gồm thành phần chóp bu của đảng CSVN, chiếm giải quán quân trong lãnh vực này. Trong chiến tranh Việt Nam và rất lâu sau đó, họ đã giúp biến người dân người lính miền Nam thành những con quỷ khát máu, một lũ ăn thịt người trong mắt người dân và bộ đội miền Bắc. Sau khi chiến tranh chấm dứt, họ tiếp tục bôi nhọ hình ảnh người lính miền Nam như thế mặc dù họ đã mỗi ngày chạm mặt, sinh hoạt gần gũi với những con người bằng xương bằng thịt ở phía Nam đất nước. Cái hình ảnh xấu xa họ dựng lên trong thời chiến đã thấm sâu vào xương tủy, tim óc người miền Bắc, và sau này, lan tỏa đến các thế hệ trẻ trong cả nước. Đối với đa số dân chúng, “lính ngụy” và “ăn thịt người” là hai từ luôn đi đôi với nhau.
Nhà văn Trần Doãn Nho, tù cải tạo cho đến 1981, kể lại kinh nghiệm của ông về hiện tượng này trong lần viếng thăm thủ đô Hà Nội trong bài ký “Lô sơn yên tỏa” mà người viết trích dẫn dưới đây.
Bắt đầu trích --
Hồng im lặng uống hết cốc nước. Mặt trời lên cao. Tôi cảm thấy người bứt rứt nóng. Tôi trả tiền, ra đi. Hai chú cháu đi vòng quanh hồ Hoàn Kiếm. Nắng chói chang trên mặt hồ. Tháp Rùa với lá cờ đỏ dựng trên đỉnh và câu khẩu hiệu treo chung quanh trông nhỏ hẳn đi. Vài người câu cá quanh bờ hồ. Đám trẻ con chạy nhảy, la hét quanh các ghế đá. Hồng hỏi tôi:
- Ở quê mình, người ta theo ngụy nhiều không chú?
- Nhiều. Hầu hết đều là ngụy.
- Sao lại hầu hết. Nhân dân ta mà theo ngụy được à. Chỉ có bọn Thiệu chứ. Cháu nghe nói bọn ngụy tàn ác lắm, sao lại có kẻ theo chúng nhỉ. Mà chú, sao ngụy lại ăn thịt người vậy chú?
Tôi quay nhìn Hồng:
- Ai nói với cháu vậy?
- Cháu biết.
- Như chú cũng ngụy mà chú có ăn thịt người đâu.
- Chắc chú lầm lỡ. Chú trông hiền lành, đàng hoàng thế mà ngụy gì!
Tôi cười:
- Cháu sách vở, kinh điển quá.
- Cháu chưa hiểu ý chú.
- Chú muốn nói cháu chỉ lập lại những điều cháu học trong sách vở. Cháu ít biết bên ngoài.
- Cháu đi thực tế luôn à.
- Thực tế ở đây, chứ ở miền Nam cháu đã biết gì đâu.
Cô gái cười, đôi má phúng phính, hồng lên trong nắng. Tôi lách xe đạp tránh một bà cụ băng qua đường. Hai chú cháu đi vào một đoạn đường đầy bóng mát. Tiếng ve kêu ồn ào trên các vòm cây. Hà Nội vào trưa, một buổi trưa hè. Đó là năm 1983.
Hết trích --
Đó là năm 1983. Miền Nam  đã “giải phóng” được 8 năm. Nhưng miền Bắc thì rõ ràng là chưa!
*
Tôi đã nói về đề tài “lính ngụy ăn thịt người” một vài lần, nhưng chưa hề thấy đủ. Bởi vì chưa hề đủ! Đã có không ít người, vì những lý do mà họ nghĩ rằng cao cả, chỉ muốn quay lưng lại, tảng lờ, chối bỏ sự hiện diện của những nọc độc văn hóa đang luân lưu trong huyết quản dân tộc với luận điệu quen thuộc “Hãy chôn chặt chương sách sử xấu xa này và cùng hướng về tương lai.” Ừ thì chôn. Nhưng chôn ở đâu? Trong những cuốn sách của những cây bút thế giá đang tiếp tục bày bán đầy dẫy ở các hàng sách hoặc nằm nghiêm trang trong các thư viện trên cả nước, hoặc trong chồng sách giáo khoa được mang ra giảng dạy ở các cấp trung và tiểu học hàng ngày? Hoặc trên hệ thống Internet, nơi những nọc độc văn hóa được ngụy trang như là dữ kiện lịch sử sẽ xuất hiện trên màn hình máy vi tính của người đọc chỉ sau vài cú nhấn trên bàn phím?
Trong số những người tin vào huyền thoại “lính ngụy ăn thịt người” có thể kể đến Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái, những nhà văn có tiếng tăm của Việt Nam, "những người mà dựa vào chức năng của họ, trí tuệ và khả năng tư duy phải vượt trội hơn những tầng lớp khác trong xã hội" như tôi đã từng phát biểu. Vậy mà, ở vào những năm đầu thế kỷ 21, hơn một phần tư thế kỷ sau khi cuộc nội chiến kết thúc, họ tiếp tục sử dụng huyền thoại “ăn thịt người” khi cần phải mô tả tội ác của “lính ngụy” trong tác phẩm của mình.  
Về các nhà văn Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái, tôi đã đề cập một cách khá chi tiết trong bài viết “Khi nhà văn không chỉ là kẻ đồng lõa” và phổ biến trên liên mạng cách đây khá lâu. Xin nhắc lại một số dẫn chứng có liên quan đến điều đang được thảo luận. Những chỗ in nghiêng là câu đoạn mà người viết muốn lưu ý bạn đọc.
Vào tháng 11 năm 2002, tôi có cơ hội đọc Đi tìm nhân vật của Tạ Duy Anh trên mạng talawas. Tôi theo dõi Đi tìm nhân vật một cách thích thú, cho đến gần hết chương 6. Cũng trong năm 2002, tôi có dịp đọc Cõi người rung chuông tận thế  của Hồ Anh Thái. Vào lúc bấy giờ, hình như ông là chủ tịch Hội Nhà văn thủ đô Hà Nội. Ở một trang nào đó cũng nằm trong chương 6, tôi ngừng đọc. Nơi tôi đã dừng lại ở hai tác phẩm, có một điểm rất chung.

Phần trích dẫn dưới đây từ Đi tìm nhân vật đề cập đến sự tàn bạo của chiến tranh. Tôi không biết Tạ Duy Anh đã gặp những khó khăn nào trong việc cho ra đời cuốn sách này (hình như sách bị tịch thu/cấm phát hành một thời gian?) với phần diễn tả sự thống khoái bệnh hoạn của người lính bộ đội trong khi tàn sát lũ "lính nguỵ" và đám "nguỵ cái" dưới đây, nhưng tôi phải thú thực đã cảm thấy có sự khiên cưỡng trong tâm lý nhân vật: 
"... Quân ta ào lên, bắt giết, đâm, giẫm đạp. Một mụ nguỵ cái, ngực để trần, miệng há ra ú ớ. Niềm căm thù kẻ hạnh phúc hơn mình bốc lên ngùn ngụt trong ngực mình. Mình găm vào ngực mụ cả loạt khiến ngực mụ vỡ toác mà mặt mụ vẫn chưa tắt hy vọng. Giết người lúc ấy sao thấy sướng thế! Một thằng nguỵ bị mình xọc lê vào bụng, nghe ‘thụt’ một cái. Mình nghiến răng vặn lê rồi trở báng súng phang vào giữa mặt hắn. Hắn lộn một vòng, gồng mình giãy chết như con tôm sống bị ném vào chảo mỡ." 
Đoạn kế tiếp là một xung đột đầy kịch tính, phục vụ cùng một mục đích: diễn tả sự tàn bạo của chiến tranh, trong đó người lính là con thú mắc bẫy. Người lính cụ Hồ chọn ném đứa bé hai tuổi xuống ao nước cho chết đuối thay vì để nó, một cách không thể nghi ngờ, bị sát hại bởi "Mỹ nguỵ" sau đó. Bất kể có đồng ý với cách hành xử của người lính hay không, tôi ghi nhận nỗ lực của Tạ Duy Anh trong việc chuyên chở khá thành công điều xem chừng như một nghịch lý: những tư duy nhân bản có khi được thể hiện dưới những dạng tàn bạo nhất. Đoạn này chấm dứt như sau: 
"Hai ngày sau bọn địch phản công. Cả trung đội mình bị băm nát. Thằng Thiết bị đạn găm đầy mình, vừa đưa tay ấn ruột vào, vừa bóp cò. Bọn nguỵ ào lên như lũ quỷ, quyết bắt sống thằng Thiết. Như sau này anh em trinh sát kể lại, chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội. Nó đã hy sinh như một người anh hùng trên chiến trận." 
Dưới đây là đoạn trong chương 6 của Cõi người rung chuông tận thế của Hồ Anh Thái mà tôi muốn chia sẻ cùng bạn đọc: 
"Hùng lao người bơi xuôi theo dòng suối tương đối cạn, xa hẳn chỗ Hoa đang nấp. Lũ thám báo văng tục chạy men bờ đuổi theo. Có những chỗ suối cạn không bơi được, Hùng phải chạy. Bốn tên thám báo nhảy chồm chồm trên những tảng đá giữa lòng suối, rồi quây được Hùng vào giữa. Anh quật ngã một thằng. Nó cắm đầu xuống nước, không thấy động đậy gì. Nhưng những thằng kia đã xúm lại. Chỉ một lát sau, chúng đã lôi xềnh xệch Hùng lên bờ. Thân thể anh bầm dập đẫm máu. Chúng đấm đá túi bụi để lấy cung cho tới khi anh ngất đi. Anh tỉnh lại, chúng đánh tiếp. Hoa hiểu vì sao chúng không dùng đến súng. Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng rừng này. 
Cuối cùng, điều Hoa không ngờ đã tới. Cô chỉ nghĩ rằng bọn thám báo sẽ lôi Hùng đi làm tù binh để tiếp tục lấy khẩu cung. Nhưng thằng cầm con dao găm của anh đã cúi xuống rạch một đường thành thạo trên bụng Hùng. Anh quằn quại hét lên một tiếng rùng rợn. Ở trên cao, Hoa nghiến chặt răng gần như ngất đi. Hai thằng kia đè chặt chân tay Hùng cho thằng mổ bụng moi tim gan ra. Chúng nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ. Hai hột tinh hoàn thì được phân chia cho hai thằng chắc là cấp cao hơn." 
Tạ Duy Anh là nhà văn có tay nghề cao. Chỉ cần một câu ngắn, "... chúng quay thằng Thiết như quay một con lợn rồi róc thịt uống rượu trả thù cho đồng đội", ông đã làm được nhiều việc. Trước hết ông xác lập "thực tế" dựa vào cung cách diễn đạt ngắn, gọn như một mệnh lệnh của cấu trúc câu. Người đọc không có thì giờ, và do đó, cơ hội để hoài nghi khẳng định của ông. Thứ đến, ông "tầm thường hoá", không phải bản chất và mức độ tàn độc mà là sự hiện hữu và khả năng tái diễn của, một tội ác khủng khiếp bằng cách nói về nó một cách thản nhiên như đang nói về một sự kiện vô cùng bình thường, cho dù có trông đợi hay không, sẽ chắc chắn xảy ra một cách đều đặn và tự nhiên như người Hà Nội sẽ tiếp tục đi ăn chả cá Lã Vọng. Sau hết, ông xác định "ranh giới" của những tội ác được phép xảy ra: tất cả những gì khác hơn việc ăn thịt đồng loại, và trong Đi tìm nhân vật, đó là những tội ác (của bộ đội) xảy ra trước và sau câu văn ngắn gọn nói trên! Không giống như những đoạn văn khác, Tạ Duy Anh xây dựng đoạn “lính ngụy ăn thịt người” một cách thoải mái và tự tin, tôi có thể hình dung. Ông không hề ngay cả trong một sát na hoài nghi điều mình viết xuống. Bởi vì "lính nguỵ ăn thịt người" là điều có thật, cũng thật như mặt trời sẽ mọc ở hướng Đông vào mỗi buổi sáng. Ông không phải hư cấu, và ông yên tâm vô cùng.

Riêng về trường hợp Hồ Anh Thái, không có gì khó khăn để nhận ra đoạn văn của tác giả này chỉ là  một sao chép vụng về  từ một điều đã nghe/đọc/nhặt từ một hay nhiều nơi nào khác. "Thám báo ngụy" và "ăn thịt người" là những cụm từ cũ mèm, sáo mòn được dùng đi dùng lại không biết bao nhiêu lần bởi những cây viết trước ông. Hơn thế nữa, khả năng “hư cấu” nghèo nàn của ông khiến câu chuyện càng trở nên khó tin. Ông không nhìn ra cái chi tiết “Chúng (lính thám báo) nổi lửa nướng tim gan ăn ngay tại chỗ” đang chửi nhau chan chát với “Hoa hiểu vì sao chúng không dùng đến súng. Chúng cũng không muốn gây ra tiếng nổ ở vùng rừng này.” Tất nhiên Hồ Anh Thái chưa từng ở vào cái khung cảnh ông đang diễn tả như là một người lính, bất kể là thám báo “nguỵ” hay trinh sát “Việt cộng.” Cho nên ông thay vì rón rén mồi lửa lại đi "nổi lửa" nướng thịt người và trong cùng một lúc rất cẩn thận không dùng đến súng vì sợ gây tiếng động! Ông không hề biết gì về khoảng cách và tốc độ mà khói và mùi thịt cháy khét, thịt rừng hay thịt… người, có thể đạt đến!
Trong khi tay nghề cao thấp khác nhau, cả hai nhà văn đều cùng chia sẻ một điều: niềm tin tuyệt đối vào chuyện lính ngụy thật sự ăn thịt người. Tất nhiên Tạ Duy Anh và Hồ Anh Thái không phải là những nhà văn duy nhất sử dụng huyền thoại này để diễn tả tội ác của người lính miền Nam. Tôi tin rằng còn có nhiều tác phẩm với những tình huống tương tự. Và tôi cũng tin như đinh đóng cột là tất cả các tác giả chuyên trị  “lính ngụy ăn thịt người” không có ai chứng kiến tận mắt cái tội ác ghê rợn này. Nhưng tất cả đều thuộc nằm lòng, đều hăng hái nói về, hăng hái viết về, và sẵn sàng làm chứng cho sự hiện hữu của một tội ác như thế. Không chút đắn đo!
Tai sao? Quyền lực nào đã khiến cho họ, một cách mù quáng, biến cái tội ác ghê rợn này thành một tín điều bất khả tư nghị và vất qua một bên lý trí và chức năng sáng tạo của mình để chỉ sử dụng một cách máy móc một khuôn mẫu mòn nhẵn để cực tả “tội ác” tưởng tượng của người lính miền Nam? Cái khuôn đến từ đâu, do ai đúc ra, và trong tình huống nào. Câu hỏi hóc búa, nhức nhối, đầy dằn vặt. Và trong nhiều năm, tôi không có câu trả lời.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Một vài nhận xét về quá trình chuẩn bị đại hội đảng 12

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội Theo RFA-2015-10-1
Đại hội toàn quốc của Đảng cộng sản Việt nam lần thứ XII sắp tới sẽ diễn ra vào quý I năm 2016. Quá trình chuẩn bị cho đại hội là thời kỳ mà đảng cộng sản được sự quan tâm nhiều nhất của truyền thông, dư luận và của quốc tế. Thông thường, đó cũng là dịp các cơ quan truyền thông của nhà nước ra sức tuyên truyền, đánh bóng những thành tích cũng như cổ động cho đường lối, chính sách trong dự thảo văn kiện trình đại hội.
Bối cảnh diễn ra đại hội XII lần này có nhiểu điều đặc biệt. Vấn đề quan trọng nhất, sau 30 năm đổi mới, những sai lệch và khác biệt về nguyên lý, cơ chế, cấu trúc cũng như các chính sách kinh tế của nền kinh tế Việt Nam so với nền kinh tế thị trường lành mạnh, bình thường đã bộc lộ toàn diện và đưa tới sự cạn kiệt, cùng cực của nền kinh tế. Để diễn đạt một cách ngắn gọn và dễ hiểu, tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế hiện nay làm ra không đủ cho chi tiêu của quốc gia trong cùng một thời gian (ví dụ một năm). Trong khi đó, số nợ (nợ nước ngoài và nợ dân) đang ở con số gấp đôi GDP, và hoàn toàn không có khả năng thanh toán. Các doanh nghiệp phá sản hàng loạt, số còn lại chỉ tồn tại ngắc ngoải. Điều quan trọng hơn, các chuyên gia kinh tế, những người có tìm hiểu và nghiên cứu đều thống nhất một nhận định: nền kinh tế phải cải tổ ở mức cao nhất, về thể chế. Tất cả những giải pháp chắp vá đều không thể giải quyết được vấn đề và không đưa được nền kinh tế ra khỏi đại khủng hoảng.
Về mặt xã hội và chính trị, những dồn nén cùng cực của người dân khắp mọi miền đất nước vì mất đất, vì oan khuất, vì sự chèn ép của các cơ quan và nhân viên công quyền đã và đang ở mức báo động. Quá trình đàn áp các tôn giáo không hề có dấu hiệu thuyên giảm...thanh niên, sinh viên ra trường không có công ăn việc làm, không có thu nhập...tất cả đều đang ở trạng thái tuyệt vọng và giận dữ. Trong khi đó, việc Trung quốc tiếp tục các hoạt động xâm lấn và xây dựng ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như dồn ép, tấn công ngư dân trên biển, ngư trường của Việt Nam càng làm cho người dân phẫn uất. Sự trở mặt của đồng minh Trung quốc cũng đã biến tranh chấp trên biển Đông thành tranh chấp địa chiến lược khu vực và toàn cầu. Một lần nữa, Việt Nam lại ở trọng tâm tranh chấp giữa các nước lớn, một vị thế đầy rủi ro và không nên có.
Trong bối cảnh đặc biệt như vậy, sự chuẩn bị của Đảng cộng sản Việt Nam là gì? trước hết, Đảng cộng sản Việt nam vẫn thống nhất tuyệt đối trong việc duy trì sự độc quyền lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, kiên quyết không nhượng bộ về nguyên tắc, trong khi có những nới lỏng về mặt truyền thông và xã hội dân sự. Những cam kết quốc tế nói chung, cũng như cam kết để tham gia TPP chỉ là những thủ đoạn qua cầu quen thuộc. Việc xử lý vấn đề xâm lấn của Trung Quốc bằng cách kéo các cường quốc làm đối trọng để đu dây vẫn tỏ ra có hiệu quả mặc dù vẫn có những vấn đề đối ngoại lệ thuộc Trung quốc khiến người dân bất bình.
Có hai vấn đề nổi bật trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII của Đảng cộng sản Việt nam. Thứ nhất, xem nhẹ và bỏ qua những khuyết tật cấu trúc, thể chế của nền kinh tế. Như trên đã đề cập, nền kinh tế hiện nay đang trong quá trình khủng hoảng về nguyên lý, cơ chế và cấu trúc. Những cải cách nửa vời trước đây, chỉ có tác dụng cởi trói nhất định cho người dân đã hết hiệu nghiệm. Toàn bộ sự bế tắc, khủng hoảng của nền kinh tế đều do những lệch lạc về nguyên lý, về cơ chế và cấu trúc gây ra. Sự cải tổ nền kinh tế là không thể tránh được, và quan trọng hơn, cần thực hiện triệt để về nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của nền kinh tế. Tức là cải tổ toàn diện thể chế kinh tế. Tuy nhiên, Đảng cộng sản lại một lần nữa bỏ qua cơ hội để cải tổ thực sự nền kinh tế. Có lẽ, việc vượt qua các thời điểm khủng hoảng trước đây cộng với ảo tưởng khi Việt Nam tham gia vào TPP khiến cho người ta thực sự bỏ qua vấn đề nghiêm trọng này. Việc xem nhẹ và bỏ qua cải cách thể chế kinh tế chính là nguyên nhân gốc rễ của quá trình sụp đổ chế độ trong tương lai gần.
Thứ hai, nét đậm trong sự chuẩn bị Đại hội XII Đảng cộng sản Việt Nam lần này chính là sự chuẩn bị về nhân sự, tức là đấu đá phe cánh. Phe cánh ở đây chỉ đơn thuần kết hợp bằng lợi ích, chứ không phải về quan điểm, lý tưởng. Quá trình đấu đá giữa một bên sử dụng các nguyên tắc tổ chức của Đảng và một bên sử dụng quyền lực hành pháp có lẽ sẽ đi tới một sự thỏa hiệp nào đó. Những hi vọng đột phá về chính trị rất khó xảy ra khi cả hai phía đều chuẩn bị những phương án tấn công ngay khi đối phương có dấu hiệu “chệch hướng” nào đó. Dường như họ vẫn ý thức được, mặc dù đang là đối thủ một mất một còn, nhưng cả hai bên đều đang trên cùng một con thuyền.
Những may mắn đã từng liên tiếp xuất hiện khiến cho niềm tin chung vào sự phục hồi về kinh tế, hoặc sự ổn vững của chế độ vẫn đang chi phối phần lớn những đánh giá hiện nay. Đặc điểm chung của sự sụp đổ hoặc thay đổi chế độ mà chúng ta chứng kiến gần đây là sự bất ngờ. Việc bỏ qua cải tổ triệt để thể chế kinh tế trong quá trình chuẩn bị Đại hội XII của Đảng cộng sản chính là thách thức lớn nhất cho sự tồn vong của chế độ trong tương lai gần./.
Hà Nội, ngày 18/10/2015
N.V.B
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Hy vọng về nghiệp đoàn độc lập sau TPP

Kính Hòa, phóng viên RFA -2015-10-19  
Bài Công đoàn là của ai đăng trên Thời báo kinh tế Sài gòn ngày 24 tháng 7, 2015
 Bài Công đoàn là của ai đăng trên Thời báo kinh tế Sài gòn ngày 24 tháng 7, 2015  Screenshot
Việc đạt được thỏa thuận về hiệp ước kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) làm dấy lên hy vọng và sẽ có những nghiệp đoàn độc lập được phép hoạt động ở Việt nam trong tương lai. Tuy nhiên cũng có nhiều nghi ngại là đảng cộng sản Việt nam sẽ tìm cách ngăn trở việc này. Sau đây là những ý kiến khác nhau về nghiệp đoàn độc lập có liên quan đến TPP được Kính Hòa ghi nhận.
Không phải đợi đến khi thỏa thuận TPP đạt được vào mùa thu năm nay, một tổ chức công đoàn độc lập bên trong Việt nam là Lao Động Việt đã xúc tiến việc tổ chức hoạt động một cách chính thức. Bà Đỗ Thị Minh Hạnh, người từng bị bỏ tù vì hoạt động công đoàn cho biết:
Vào tháng tư năm 2015 Lao động Việt đã gửi đơn đến chính phủ Việt nam, yêu cầu Việt nam cho thành lập nghiệp đoàn độc lập tại Việt nam, và Lao động Việt được hoạt động công khai tại Việt nam. Nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời nào. Người đứng đơn để xin thành lập nghiệp đoàn này, thay mặt cho Lao động Việt là chị Lê Thị Công Nhân.”
Một trong những người thành lập Lao động Việt là ông Trần Ngọc Thành tỏ vẻ nghi ngờ thiện chí của chính phủ Việt nam về việc cho phép các nghiệp đoàn độc lập được hoạt động công khai.
Có thể là họ sẽ cho nhưng sẽ tìm cách cản trở và biến tướng những cái công đoàn hiện nay. Chúng ta có theo dõi trong thời vừa rồi khi mà Quốc hội thảo luận quyền lập hội mà chính ông Bộ trưởng Nội vụ đưa ra dự thảo, thì họ tìm mọi cách để tránh né việc thành lập Công đoàn độc lập.ông Trần Ngọc Thành
Có thể là họ sẽ cho nhưng sẽ tìm cách cản trở và biến tướng những cái công đoàn hiện nay. Chúng ta có theo dõi trong thời vừa rồi khi mà Quốc hội thảo luận quyền lập hội mà chính ông Bộ trưởng Nội vụ đưa ra dự thảo, thì họ tìm mọi cách để tránh né việc thành lập Công đoàn độc lập
Ông Trần Ngọc Thành
Thứ nhất là họ nói rằng những tổ chức như công đoàn, đoàn thanh niên, hay mặt trận tổ quốc,…là đã có rồi.
Thứ hai là họ đưa ra nhiều cái tiêu chuẩn để hạn chế những người thành lập. Do đó khi mà họ đã vào TPP rồi thì việc câu giờ hay tìm cách cản trở sẽ là thực tế sẽ xảy ra sắp tới.”
Một đảng viên cộng sản, giảng viên tại một trường chính trị của đảng cộng sản có bút danh là Nguyễn Hồn Việt lại tin rằng chuyện nghiệp đoàn lao động độc lập được phép hoạt động sẽ là chắc chắn mặc dù kèm theo nhiều hoài nghi:
“Có công đoàn độc lập thì tôi nghĩ là sẽ có, nhưng mà có ở mức độ nào, có xong mà họ lại chọc gậy bánh xe, không cho thực chất, làm ra rồi mà họ lại bắt bớ thì công đoàn ấy cũng không lớn mạnh được.”
Một khó khăn khác cho việc thành lập các tổ chức công đoàn độc lập được bà Đỗ Thị Minh Hạnh cho biết là ý thức của người công nhân hiện nay, họ cho rằng công đoàn không phải là chuyện của họ mà là chuyện của nhà nước, do rằng những người công nhân Việt nam hiện nay khi lớn lên và đi làm việc thì đã thấy là xã hội được tổ chức như thế.
12 nước thành viên Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt TPP tại Atlanta, Mỹ ngày 5/10/2015.
12 nước thành viên Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt TPP tại Atlanta, Mỹ ngày 5/10/2015. AFP
Các cơ quan truyền thông của Việt nam cũng có đưa tin về chuyện cải thiện điều kiện làm việc của công nhân Việt nam sau khi tham gia TPP. Tờ báo nêu chuyện nghiệp đoàn độc lập rõ ràng nhất là tờ Kinh tế Sài gòn với bài viết của tác giả Minh Đức vào ngày 10 tháng 10. Trong bài báo này tác giả có trích tin từ trang insidetrade.com chuyên về kinh tế và nghiệp đoàn tại Mỹ. Nguồn tin được trích dẫn nói rằng thỏa thuận sẽ được được phía Hoa kỳ dùng thuế quan để làm điều kiện chế tài nếu Việt nam không tuân thủ việc cho phép nghiệp đoàn độc lập hoạt động.
Bài báo trên tờ Kinh tế Sài gòn cũng có nói là trong tình trạng Việt nam hiện nay chỉ có duy nhất một tổ chức công đoàn thì việc cho phép nhiều nghiệp đoàn độc lập hoạt động sẽ gây khó khăn cho Việt nam. Ngoài ra cũng theo bài báo thì còn có chuyện soạn thảo luật lệ mới và sự đảm bảo sự thi hành các luật lệ đó cũng là những khó khăn.
Ông Trần Ngọc Thành bình luận về những điều mà bài báo cho là khó khăn này
Tôi nghĩ rằng việc cho phép hay không cho phép, nó liên quan đến sự tồn vong của chế độ nhiều hơn là các điều khoản pháp luật. Thực ra bây giờ Việt nam có đến hàng ngàn điều khoản pháp luật rất là chồng chéo lên nhau. Và tất cả là để phục vụ cho chế độ, phục vụ cho sự tồn tại của đảng cộng sản, cho sự độc tài. Còn nếu mà điều chỉnh các điều khoản pháp luật cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, hay sự phát triển thì tôi thấy là không khó. Có thể phủ nhận những điều khoản cũ, đưa ra những điều khoản mới về quyền lập hội, về quyền bình đẳng giữa các hội chẳng hạn thì tôi nghĩ rằng vấn đề không có gì khó.”
Ông Nguyễn Hồn Việt cũng đề cập đến những mối lo ngại khó khăn từ đảng cầm quyền, mặc dù, theo ông cũng có nhiều người trong đảng mong muốn sự cải cách theo hướng cho phép công đoàn độc lập hoạt động.
Chắc chắn đảng cộng sản sẽ cho phép thành lập nghiệp đoàn độc lập theo thỏa thuận TPP. Lý do thứ nhất là vì đó là điều kiện để gia nhập TPP. Thứ hai tôi nghĩ rằng đấy cũng là mong muốn của phần lớn họ. Họ cũng nghĩ rằng là cần phải sửa đổi xã hội này theo một hướng tích cực hơn, khoa học hơn. Thế nhưng để làm được như thế thì cái thứ nhất cần phải có một lộ trình. Cái thứ hai là cũng còn có nhiều cái mà họ gặp phải như bị bó vậy. Không biết thoát ra bằng cách nào, mà nếu làm quá thì lại sợ đảo lộn xã hội lên.
Chắc chắn đảng cộng sản sẽ cho phép thành lập nghiệp đoàn độc lập theo thỏa thuận TPP...Thế nhưng để làm được như thế thì cái thứ nhất cần phải có một lộ trình. Cái thứ hai là cũng còn có nhiều cái mà họ gặp phải như bị bó vậy. Không biết thoát ra bằng cách nào
Ông Nguyễn Hồn Việt
Ông Vũ Hồng Lâm chuyên gia về Việt nam từ Trung tâm chiến lược Thái Bình Dương ở Hawaii nói với chúng tôi rằng Việt nam có đến 5 năm để thực hiện một lộ trình thay đổi các điều luật cho phù hợp, và trong năm năm đó, vẫn theo lời ông Lâm thì nhận thức xã hội và chính trị ở Việt nam sẽ có những thay đổi lớn, và vì thế chuyện công đoàn độc lập được phép hoạt động sẽ không là vấn đề lớn nữa.
Trang mạng insidetrade.com thì có nói đến việc thành lập một ủy ban gồm có các chuyên gia độc lập về lao động trong ít nhất 10 năm để theo dõi việc thực thi thỏa thuận cũng như nhận diện những thách thức nào gây trở ngại trong thời hạn ít nhất 10 năm. Trang này trích dẫn các nguồn tin từ giới nghiệp đoàn nghi ngờ là các ủy ban này không đủ quyền lực để thúc đẩy sự tuân thủ thỏa thuận về nghiệp đoàn.
Tác giả Minh Đức của tờ Kinh tế Sài gòn cho biết là hiện nay vẫn không có sự xác nhận chính thức của cơ quan chính quyền Việt nam về việc hoạt động độc lập của công đoàn, ngoài lời cam kết của người đại diện Việt nam tại buổi lễ công bố thỏa thuận TPP là ông Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng nói là Việt nam cam kết tuân thủ những điều kiện về lao động của tổ chức lao động thế giới mà mình là một thành viên.
Chúng tôi cũng không liên lạc được với các quan chức của Tổng liên đoàn lao động Việt nam để bình luận về vấn đề này. Nhưng một vị ủy viên trung ương đảng xin được giấu tên cho biết rằng TPP đòi hỏi về mặt cơ chế việc cho phép các tổ chức công đoàn hoạt động. Ngoài ra ông này cũng nói rằng công đoàn là tổ chức của công nhân, việc công nhân tự nguyện ủng hộ sự hình thành của công đoàn là một chuyện bình thường, và nếu những tổ chức công đoàn hiện có mà không làm gì cho quyền lơi của công nhân thì sẽ không nhận được sự ủng hộ.

Sông Việt bị tác động bởi đập Trung Quốc

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam Theo RFA-2015-10-19  
Trận lũ bất thường trên sông Hồng đoạn chảy qua TP Lào Cai gây ngập lụt nhiều diện tích rau màu của người dân là do Trung Quốc xả lũ phía thượng nguồn
 Trận lũ bất thường trên sông Hồng đoạn chảy qua TP Lào Cai gây ngập lụt nhiều diện tích rau màu của người dân là do xả lũ phía thượng nguồn  Courtesy nld.com
Những con sông mệnh danh là huyết mạch của Việt Nam đồng thời cũng là nơi cung cấp phù sa để tạo ra những nền văn minh lúa nước của đất Việt như sộng Hồng, sông Cửu Long đang rên xiết bởi những đập thủy điện của Trung Quốc. Nếu như trước đây, đồng bằng sông Cửu Long trù phú bao nhiêu, đồng bằng sông Hồng với nền văn minh lúa nước huyền nhiệm và phồn thịnh bao nhiêu thì đến nay, những con sông này uể oải, mệt mỏi vì thiếu nước, khô cạn vào mùa khô và chảy xiết, cuồng dữ thất thường mỗi khi phía Trung Quốc xả đập.
Sông Hồng dậy sóng
Một người tên Phú, ở tỉnh Lào Cai, ngay bên bờ sông Nậm Thi, tức là đoạn hạ lưu sông Hồng đi qua tỉnh Lào Cai, Việt Nam, chia sẻ: “Trên Trung Quốc xả lũ kia nó mới to, chứ bình thường thì không to. Thủy điện Hòa Bình thì xả không bao nhiêu. Mùa khô thì nước hiếm hoi, mùa mưa thì nó xả nước về để cứu đập, nước dâng cao lắm…”.
Theo ông Phú, là cư dân có hơn bốn đời sống ở tỉnh Lào Cai, sống sát bên bờ sông Nậm Thi, có thể nói là cha con ông gần như thuộc hết tính nết của con sông này. Hiếm có khi nào sông Nậm Thi dâng nước cao đến mức như lần Trung Quốc xả lũ trong ngày 11 tháng 10. Trước đây, thời cầu Cốc Lếu cũ còn thấp lè tè dưới lòng sông, chỉ có chu kì bốn mươi năm thì Lào Cai bị một trận lụt, chuyện này giống như một thứ chu kì đặc biệt mà những gia đình sống lâu đời, chịu ghi vào gia phả những hiện tượng tự nhiên như ông cụ tổ của ông Phú rồi đến ông cố, ông nội và cha ông, giờ đến ông mới để ý, mới nghiệm ra chu kì bốn mươi năm.
Nhưng trong mười năm trở lại đây, sông Nậm Thi, tức sông Hồng đoạn qua Lào Cai không còn cái chu kì bốn mươi năm đó nữa, nó dâng nước, gây lụt tùy tiện và trong mười năm, có đến hơn hai chục lần ngập lụt. Hiện tại, nhà cửa trên thành phố Lào Cai đã kiên cố, nhất là nhà hai bên bờ sông đều xây cao tầng và nền móng cũng được đắp cao so với trước đây mười năm. Nhưng điều đó cũng chẳng ăn thua gì so với mực nước lũ. Con nước trong các trận lũ mười năm trở lại đây dâng rất cao và dữ tợn hơn nhiều so với trước.
Ông Phú khẳng định trận lũ hôm ngày 11 tháng 10 ở Lào Cai là một trận lũ do Trung Quốc xả đập, bởi vì lượng nước dâng cao với tốc độ chóng mặt và sức chảy của nó đã khiến cho nhiều thuyền nhỏ bị lật úp. Ông Phú nói rằng cho đến bây giờ, ông vẫn không rõ được liệu có người nào chết do trận lũ xả đập vừa rồi hay không. Bởi lẽ, có nhiều thuyền bè bị lật như vậy thì liệu con người có sống sót nổi hay không. Nhưng đất Lào Cai là vùng biên giới, có nhiều phức tạp, thỉnh thoảng vẫn có xác chết trôi trên sông Nậm Thi mà không rõ tung tích, đời sống của dân vạn chài ở đây cũng bấp bênh, phiêu linh, khó nói, thậm chí có người không có cả thẻ chứng minh nhân dân, họ sống chui ngay trên đất nước của mình nên chuyện sống chết của họ cũng chẳng ai rõ được.
Ông Phú cũng cho biết thêm là vào mùa nắng, hầu như nước sông Nậm Thi xuống rất thấp, với một đoạn sông hẹp, hay bị ứ dồn nước từ thượng nguồn nhưng có mực nước thấp như vậy thì chắc chắn ở đoạn hạ lưu sông Hồng sẽ không có nước. Và chuyện này đã có hậu quả khá rõ ràng, những nông dân dưới đồng bằng sông Hồng bị thất thu nặng nề bởi lượng nước con sông này đang ngày càng khô cạn.
Chiếc xe khách chết máy giữa ngầm tràn. Ảnh: LaoCaiOnline.com.
Chiếc xe khách chết máy giữa ngầm tràn. Ảnh: LaoCaiOnline.com.
Chắc chắn, trong vài năm nữa, đồng bằng sông Hồng không còn mệnh danh là vựa lúa xứ Bắc được nữa. Bởi đồng bằng sông Hồng có phì nhiêu, màu mỡ hay không là nhờ vào lượng phù sa bồi đắp hằng năm. Nếu như sông Hồng trơ cạn vào mùa khô thì nước biển sẽ xâm nhập, tình trạng nhiễm mặn ngày càng nặng hơn. Và với một thành phố có sông Hồng đi qua khá hẹp như Lào Cai, nếu tình trạng xả đập ào ạt như đã thấy, chắc chắc hai bên bờ sông sẽ bị lở lói, đe dọa đời sống nơi đây.
Sông Cửu Long cạn nguồn
Một nông dân tên Miền, sống ở tỉnh An Giang, chia sẻ: “Năm nào nó cũng dâng lên ngập lộ, mỗi mùa nước nổi thì nó nặng lên thêm ấy chứ. Trước đây nhà anh đâu có bị ngập mà bây giờ nó bị nghập. Các vùng như Sóc Trăng, Bạc Liêu bị ngập mặn nặng, mà đã ngập mặn thì sẽ không làm được lúa gạo chi hết…”..
Theo ông Miền, trận lụt thất thường vào ngày 11 tháng 10 năm 2015, cùng lúc với trận lụt ở sông Hồng phía Bắc Việt Nam và cùng trong thời gian này, phía khu vực có các đập thủy điện ở Trung Quốc bị mưa to, điều này cho thấy rõ thêm là vấn đề xả đập thủy điện của Trung Quốc đã gây thiệt hại đến Việt Nam.
Các đập thủy điện như Cảnh Hồng, Đại Chiếu Sơn, Xiaowan cùng với tám con đập con của nó ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc có ảnh hưởng đến các con sông ở Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Trước đây, đồng bằng sông Hồng đã nuôi sống miền Bắc Việt Nam thì hiện tại, đồng bằng sông Cửu Long đã giữ chỗ cho Việt Nam ở vị trí xuất khẩu gạo nhất nhìn thế giới.
Một người phụ nữ chạy xuồng máy trên sông Tiền
Một người phụ nữ chạy xuồng máy trên sông Tiền Giang. RFA
Nhưng với đà mực nước sông ngày càng khô cạn vào mùa nắng, nước biển liên tục tràn vào và tình trạng ngập mặn ngày càng nặng nề như đang thấy, chẳng bao lâu nữa, đồng bằng sông Cửu Long chỉ còn là một chấm hồng trong lịch sử nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt là trong tình hình Trái đất ngày càng nóng lên, băng tan và mực nước biển dâng cao, nếu những con đập thủy điện ở Trung Quốc tiếp tục tích nước vào mùa khô và xả vô tội vạ vào mùa mưa thì chắc chắn đồng bằng sông Cửu Long sẽ không còn gì.
Chỉ riêng trong trận xả đập ngày 11 tháng 10 vừa qua, đã có không biết bao nhiêu gia đình bị thiệt hại mùa màng, tài sản, gia đình ông Miền cũng bị thất thoát hoa màu, ngập úng nhiều thứ. Trong khi đó, đâu phải chỉ riêng chuyện xả đập, ông Miền nói rằng với tư duy và trình độ của một nông dân thôi mà ông đã thấy Việt Nam là cái hố xả của Trung Quốc, khi nào cần nước thì họ tích, thừa nước thì họ xả. Hàng hóa và tư tưởng cũng vậy, suốt mấy chục năm nay, Trung Quốc đã xả hàng triệu triệu tấn hàng phế phẩm độc hại của họ vào Việt Nam và xả hàng đống tư tưởng hay mô hình kinh tế, công nghệ rác của họ vào Việt Nam. Nói đến đây, ông Miền thở dài, lắc đầu nhìn ra sông.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

Gia đình Đỗ Đăng Dư gởi đơn lên cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc?

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok-2015-10-19  
Mẹ, anh trai và chị gái của em Dư đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Ảnh chụp tại tại sân nhà tang lễ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trưa ngày 11/10/2015.
Mẹ, anh trai và chị gái của em Dư đang chờ kết quả khám nghiệm tử thi. Ảnh chụp tại tại sân nhà tang lễ Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), trưa ngày 11/10/2015.  Photo Nguyen Dinh Ha/luatkhoa.org
Vụ việc thiếu niên 17 tuổi Đỗ Đăng Dư bị đánh chết trong trại tạm giam Công an Hà Nội đang được nhóm hơn chục luật sư trong nước yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ những vi phạm pháp luật suốt quá trình bắt giữ, tạm giam cho đến khi chết. Ngoài ra vụ việc cũng được nói đã được trình đến cơ quan phụ trách vấn đề nhân quyền của Liên hiệp quốc.
Yêu cầu rút đơn?
Bà Đỗ thị Mai, mẹ của nạn nhân Đỗ Đăng Dư, vào sáng ngày 19 tháng 10 cho biết về việc có người đến gia đình yêu cầu rút đơn gửi đến cơ quan nhân quyền Liên hiệp quốc trình bày về cái chết của người con mà bà này cho là oan ức:
“ Ông ấy bên Hội đồng Nhân dân sang khuyên chứ không phải bên công an. Ông ấy sang bào nhà tôi rút tờ đơn không làm gì nữa để bên công an người ta sang bồi thường ít nhiều, lấy tiền ở nhà hay sang xã lấy. Tôi bảo bây giờ đã ủy quyền hết cho luật sư rồi thì phải tham khảo luật sư; chứ tôi không nói gì.”
Bà này nói rằng do bản thân cũng như gia đình không biết gì nhiều về luật pháp nên mọi việc đều phải hỏi ý kiến của luật sư giúp gia đình trong vụ việc này là luật sư Trần Thu Nam.
“ Pháp luật tôi không hiểu như thế nào do tôi ít học, không được học mấy nên về pháp luật nhờ luật sư giúp đỡ, chứ tôi không biết gì đâu.”
Chúng tôi cũng được luật sư Trần Thu Nam nói về thông tin gia đình hỏi ý kiến ông về việc tiếp xúc với cơ quan Liên hiệp quốc:
“ Việc họ liên lạc với bên Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc thì có một kênh khác có người bên Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc tiếp xúc với gia đình. Họ có hỏi tôi tư vấn gì không thì tôi nói nếu đúng người bên Cao ủy Nhân quyền Liên hiệp quốc nắm vụ việc thì sẽ được bảo vệ tốt hơn. Nếu có cơ quan quốc tế nhân quyền lên tiếng thì sẽ có tác động rất lớn đối với chính phủ Việt Nam. Tôi chỉ biết tư vấn cho họ về những vấn đề hợp tác với Cao ủy thôi; chứ còn việc tiếp xúc với Cao ủy như thế nào, ai là người đưa đến thì tôi cũng không được rõ lắm và tôi cũng không có tư vấn về việc đó.”
Còn về việc có người đến yêu cầu gia đình rút đơn gửi đến cơ quan Liên hiệp quốc thì luật sư Trần Thu Nam cho biết ông chưa được gia đình chính thức thông báo; và luật sư Trần Thu Nam đề nghị nên cẩn trọng về thông tin này:
“ Việc này thì tôi có nghe trên phương tiện thông tin đại chúng và facebook thôi. Thực ra gia đình chưa có ý kiến và chưa hỏi về vấn đề này với tôi. Thực ra mà nói đó chỉ là thông tin thôi, còn nó có thực sự hay không thì lại là vấn đề khác… Có thể người nào đó bắn tin, cho nên chúng ta không nên quá vội vàng khi đánh giá sự việc, kể cả thông tin của gia đình vì gia đình chưa thể đánh giá sự việc đó có đúng sự thật hay không, hay đối tượng nào đó gây nhiễu sự kiện này. Cho nên chúng ta phải hết sức tỉnh táo khi phán xét một sự việc mà theo luật sư là phải có chứng cứ.”
Hỗ trợ từ các tổ chức xã hội dân sự
Thông tin về việc cháu Đỗ Đăng Dư bị đưa vào Bệnh Viện Bạch Mai trong tình trạng hôn mê, phù não được một thành viên của Hội Phụ nữ Nhân quyền là chị Trần Thị Nga đưa lên các trang mạng xã hội. Theo chị Trần Thị Nga thì chính gia đình đã chủ động liên lạc với hội để được công khai về vụ việc của cháu Đỗ Đăng Dư. Chị Trần Thị Nga nói:
“ Trường hợp cháu Đỗ Đăng Dư từ khi ngày nhập viện 4/10 đến ngày 6/10, họ qua người này, người kia mới biết đến những người đấu tranh, trong đó có Hội Phụ nữ Nhân quyền. Họ qua người này, người kia và đặc biệt những người quen của gia đình Đỗ Đăng Dư cũng biết tôi là người đẩy thông tin vụ án Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng nên họ đã chủ động liên lạc với tôi để nhờ đưa tin vì tôi biết cách đưa tin và biết cách giúp đỡ gia đình họ, cũng như hướng dẫn về mặt pháp lý phải làm như thế nào. Chính họ là người chủ động liên lạc nhờ tôi làm việc đó.”
Ý thức luật pháp
Luật sư Trần Thu Nam thừa nhận tình trạng nhiều người dân Việt Nam, nhất là những người dân nghèo còn rất ít hiểu biết về luật pháp và các quyền lợi hợp pháp của bản thân họ. Dù rằng Việt Nam hiện có dịch vụ trợ lý pháp lý cho người nghèo; nhưng chẳng mấy người biết cách để mà sử dụng.
“ Có thể nói rằng hiểu biết pháp luật của người dân Việt Nam nói chung là một hạn chế. Họ hiểu biết pháp luật rất ít, có thể khẳng định như vậy, và họ không biết cách sử dụng hết các quyền lợi của mình đối với dịch vụ pháp lý. Hiện nay Nhà nước Việt Nam có dịch vụ trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo; thế nhưng người dân không quan tâm nhiều lắm, và hình như được phổ cập rất ít; cho nên họ không biết cách tiếp xúc thế nào và bày tỏ những vướng mắc pháp lý của mình như thế nào, và trợ giúp pháp lý cho những người nghèo, những người ở vùng sâu- vùng xa còn bị hạn chế.”
Trong trường hợp của gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư, luật sư Trần Thu Nam cho biết sau khi vướng vào vụ việc thì trong mọi tình huống đều hỏi ý kiến của luật sư:
“ Đối với gia đình Đỗ Đăng Dư, qua sự việc này họ thấy vai trò của luật sư rất lớn và rất quan trọng trong quá trình đi tìm sự thật của vụ án cũng như bảo vệ tối đa quyền lợi cho mình theo qui định của pháp luật. Hiện nay họ nhận thức được điều đó, và mọi việc họ đều nhất nhất hỏi ý kiến của luật sư trước khi thực hiện.
Tôi cũng rất mừng khi người dân nhận ra vài trò của luật sư trong xã hội nói chung và trong vấn đề pháp lý nói riêng.”
Sau khi xác nạn nhân Đỗ Đăng Dư được đưa về quê chôn cất và một số nhà hoạt động xã hội đến thăm thì lực lượng công an đã vào ngay trong nhà hành hung những người đến phúng điếu. Một nạn nhân bị đánh nhiều nhất là nhà hoạt động Trương Văn Dũng ở Hà Nội.
Theo chị Trần Thị Nga thì dù gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư vì cái chết oan ức của người thân trong trại giam công an số 3 Hà Nội mà đòi hỏi công lý cho người qua đời; nhưng hành xử mang tính trấn áp của công an và cơ quan chức năng địa phương có thể làm cho gia đình hoảng sợ. Trong tình thế đơn độc hiện nay của gia đình tại thôn Đông Cựu, xã Đông Phương Yên, huyện Chương Mỹ, Hà Nội thì cần có thêm nhiều người quan tâm lên tiếng và đồng hành cùng gia đình trong quá trình đòi công lý.
Nhà hoạt động Trần Thị Nga cho rằng nếu mọi người không lên tiếng thì vừa qua là vụ việc của Đỗ Đăng Dư, có thể trong thời gian sắp tới sẽ có thêm nạn nhân chết vì bị tra tấn trong đồn công an mà người đó có thể là thân nhân của những người không lên tiếng đòi hỏi chấm dứt tình trạng này theo như Công ước chống tra tấn mà Việt Nam đã tham gia ký kết và Quốc hội phê chuẩn vào năm ngoái.