Tuesday, August 4, 2015

Hội nghị ASEAN khai mạc : Biển Đông được nêu lên bất chấp Trung Quốc

Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 04-08-2015 14:04

media
Áp phích Hội nghị ARF- Kuala Lumpur 2015.Reuters

Ngày 04/08/2015, Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 chính thức khai mạc tại thủ đô Malaysia. Trọng tâm của hội nghị là mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015. Hồ sơ tranh chấp Biển Đông cũng được đề cập đến, bất chấp phản đối của Bắc Kinh.

Ngoại trưởng Malaysia kêu gọi giải quyết tranh chấp một cách hòa thuận, trong lúc đồng nhiệm Philippines xác định sẽ nêu bật hồ sơ này trong các cuộc họp.

Giới quan sát đặc biệt ghi nhận sự kiện là trong phát biểu khai mạc hội nghị, Ngoại trưởng Malaysia Anifah Aman không quên giành một đoạn cho vấn đề Biển Đông, nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của Hiệp hội ASEAN : « ASEAN có thể và cần phải đóng một vai trò quan trọng trong việc tìm ra một giải pháp hòa thuận » cho vấn đề Biển Đông.

Đối với Ngoại trưởng Anifah Aman : « ASEAN đã có những bước khởi đầu tích cực, tuy nhiên cần nỗ lực nhiều hơn nữa, và trước tiên hết phải cho thấy là mình giải quyết vấn đề một cách hòa bình, trong tinh thần hợp tác ».

Tuyên bố của Ngoại trưởng Malaysia, nước hiện làm chủ tịch ASEAN đã mặc nhiên bác bỏ các tuyên bố liên tiếp của Trung Quốc trong hai ngày nay, theo đó các Hội nghị ASEAN không phải là diễn đàn để đề cập đến hồ sơ Biển Đông.

Sau khi Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhengmin) lên tiếng, đến lượt chính Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhập cuộc. Phát biểu ngày 03/08/2015 tại Singapore, ông Vương Nghị đã nhắc lại quan điểm của Bắc Kinh là không muốn ASEAN đề cập đến hồ sơ Biển Đông.

Theo nhân vật này « Trung Quốc không hề tin rằng một diễn đàn đa phương là địa điểm thích hợp để giải quyết những tranh chấp song phương ». Ngoại trưởng Trung Quốc không ngần ngại cảnh cáo là nêu vấn đề Biển Đông tại Hội nghị ASEAN sẽ « phản tác dụng » và làm tình trạng đối đầu thêm nghiêm trọng.

Bùn ngập ngang vai nơi vùng tâm lũ

ĐẶNG TRUNG - Thứ Tư, ngày 5/8/2015 - 10:30

(PLO)- “Thoát khỏi lũ” được gia đình ông Thótở tiểu khu 3 (phường Mông Dương, TP Cẩm Phả) chia sẻ sau những ngày di tảnvề đến nhà oan toàn.
Ghi nhận của PV tiểu khu 3 (Mông Dương, Cẩm Phả, Quảng Ninh), sau trận lũ khủng khiếp, nhiều gia đình đang khẩn trương dọn dẹp vệ sinh nhưng do lượng lớn bùn tràn vào nhà, có gia đình ngập sâu từ 1,5 đến 2 mét khiến người dân phải mất nhiều ngày để khắc phục.
Bà Vũ Thị Hải kể hôm sơ tán chỉ kịp mang theo mỗi sổ đỏ, một ít giấy tờ tùy thân và tiền, còn lại toàn bộ đồ đạc bị ngập sâu trong bùn vì mưa lũ ập xuống quá nhanh, khi trở về nhiều tài sản đã bị hư hại.

Gần mười thợ mỏ đến giúp gia đình nhà ông Thót dọn dẹp nhà cửa từ sáng sớm đến 1g chiều ngày 4-8 mới xong rồi trở về nhà dù gia đình đã mượn xong nồi hàng xóm nấu cơm mời ở lại dùng bữa để cảm ơn. Ảnh: Đ. TRUNG
Trong khi đó gia đình ông Thót chịu ảnh hưởng nặng nề nhất khi tất cả tài sản ngập sâu trong bùn, thợ mỏ phải đến giúp đỡ để đẩy bùn ra ngoài. Ông Thót cho biết trong nhà bị ngập bùn lên tới 2 mét vì thế ông phải đục thủng tường nhà để đưa bùn đất ra ngoài.

Vết tích cũ của bùn đất để lại ngang với vai ông Thót. Ảnh: Đ. TRUNG

Không có cách nào khác để đẩy bùn đất ra ngòi những người thợ mỏ buộc phải đục lỗ để bùn thoát ra ngoài. Ảnh: Đ. TRUNG
Ngồi ứa nước mắt bên chồng sách vở của cô con gái đang dạy học trên Hà Nội, bà Thót ân hận: “Mất gì cũng được, nhưng sách vở của con gái bị hư hại hết rồi, khi nó về không biết phải nói với nó như thế nào. Giờ chắc cũng đến vứt đi, đau lắm!”. Vừa nói bà Thót bưng chồng sách ra bên dòng kênh đang cuộn chảy đục ngầu…

Bà Nguyễn Thị Thót tâm sự rằng bà đã rất ân hận khi đi sơ tán mà không kịp mang theo sách vở của con gái để lại ở nhà. Ảnh: Đ. TRUNG


Những người dân ở tiểu khu 3 chia sẻ, con gái bà Thót là giáo viên môn địa lý. Toàn bộ sách vở nghiên cứ địa lý, biến đối khí hậu hư hại hoàn toàn… phía trên là bãi thải cọc 6 với hàng tỷ khối đất đá của Công ty Than Mông Dương. Ảnh: Đ. TRUNG
Bà Thót tiếc nuối nên đã chạy qua nhà hàng xóm xin nước sạch để rửa những bộ sách cho con gái mình bị vùi trong bùn. Bà Thót vừa rửa, vừa khóc, khiến những người chứng kiến không khỏi xót xa. Người dân kéo bà đứng dậy, rồi dìu bà vào nhà khuyên bà bỏ đi vì không thể nào dùng được nữa…

Bùn đất vẫn còn ngập một khu trọ của công nhân mỏ than Mông Dương. Ảnh: Đ. TRUNG

Nhiều đoạn đường vẫn còn đầy bùn cát sau lũ. Ảnh: Đ. TRUNG

ĐẶNG TRUNG

Tâm sự hai người Công giáo vừa ra tù

Theo BBC-4 tháng 8 2015
Ông Nguyễn Văn Oai nói ông "tự hào về bốn năm ngồi tù"
Hai trong số 14 bị cáo trong nhóm thanh niên Công giáo và Tin Lành ở vụ xử “âm mưu lật đổ chính quyền” hồi 2013 tại Việt Nam vừa được trả tự do sau bốn năm tù.
“Trở về sau bốn năm tù, tôi không thấy tiếc điều gì. Tôi tự hào về bốn năm tù đó,” ông Gioan Nguyễn Văn Oai nói với BBC Tiếng Việt.
Ông Paulus Lê Sơn thì nói thời gian ở tù là lúc ông “cảm nhận được sâu sắc hơn nhiều” về những “khó khăn đau khổ nhất của con người, cả về tâm hồn lẫn thể xác”.
Ông Nguyễn Văn Oai bị bắt cùng hai người khác hồi cuối 7/2011 khi tất cả cùng vừa từ Thái Lan trở về sân bay Tân Sơn Nhất. Ông Lê Sơn bị bắt sau đó ít hôm, 8/2011.
Phán quyết sơ thẩm ra án tù 13 năm cho ông Lê Sơn, là một trong những mức án nặng nhất, và án tù 4 năm cho ông Nguyễn Văn Oai.
Tại phiên phúc thẩm tháng 5/2013, ông Lê Sơn được giảm án vì "đã khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội".

'Tôi là người của đảng Việt Tân'

Ông Oai đã không đệ đơn kháng án, bởi: “Tôi nghĩ những vụ án như vụ của chúng tôi thì dù là huyện, tỉnh hay trung ương xử thì đều là một, bản án đã ở trong túi rồi. Tôi để họ thích đưa tôi đi đâu thì đi.”
Nhắc tới cáo buộc nêu trong phiên xử hồi 2013 theo đó xác định các bị cáo là thành viên của Việt Tân, một đảng phái chính trị của người Việt hải ngoại, ông Oai nói:
“14 người ra đứng trước phiên tòa cùng nhau, theo tôi biết thì mỗi người đều đấu tranh cho dân chủ nhưng họ có phải là người của Việt Tân hay không thì tôi không biết.”
“Riêng bản thân tôi là người của đảng Việt Tân. Tôi công nhận tôi là đảng Việt Tân. Đảng Việt Tân của chúng tôi rất mong được xây dựng một đất nước Việt Nam dân chủ.”
Ông Oai cho biết trong số những người cùng bị đưa ra xét xử, ông với một số người là “anh em quen biết, bạn học, đồng nghiệp... ở gần nhau và thường xuyên liên lạc, làm việc với nhau”, còn một số người khác thì ông “không quen biết”.
Tuy vậy, ông nói vụ án “âm mưu lật đổ chính quyền” đã khiến ông “cùng muốn chia sẻ, gánh vác” với những người chưa quen biết đó về “những kết quả, trách nhiệm mà người ta đã buộc vào cho chúng tôi”.
“Mặc dù không biết nhau nhưng đã [trong hoàn cảnh] như thế rồi thì anh em đồng lòng để vượt qua khó khăn.”
“Tôi nghĩ là tất cả những người bị đưa ra trong phiên tòa đó đều mong cho đất nước Việt Nam có một nền dân chủ thật sự trong tương lai.”

‘Không chấp nhận quản chế’

Ông Nguyễn Văn Oai nói ông “đã không chịu nhận bất kỳ tội gì”, và không chấp nhận ký bất kỳ loại văn bản, giấy tờ nào, kể cả giấy cho ông được tự do.
“Khi ra tù, họ yêu cầu tôi ký giấy xuất trại, tức giấy chứng nhận ra tù. Tôi trả lời là ‘các ông bắt tôi thế nào thì thả tôi ra như thế, nếu muốn giữ lại thì tôi sẵn sàng ở lại chứ tôi không ký gì hết’. Họ đã gây khó dễ từ chiều ngày 1 tới sáng ngày 2/8. Sau đó tới hơn 11 giờ trưa họ mới cho về.”
Theo bản án, cả ông Nguyễn Văn Oai và ông Lê Sơn đều phải chịu bốn năm quản chế sau khi mãn hạn tù.
Cả hai người đều khẳng định họ không quan tâm tới lệnh quản chế.
“Trước khi tôi được về khoảng một tháng, bên an ninh đòi tôi viết cam kết là khi trở về phải chịu quản chế. Tôi trả lời là tôi chẳng cam kết gì cả. Trước khi tôi về, họ nói ‘anh về phải chịu sự kiểm duyệt của công an, đi đâu thì phải xin phép’. Nhưng bản thân tôi không quan tâm tới điều đó,” ông Oai nói.
“Nếu có việc phải đi ra khỏi địa phương, tôi sẽ vẫn cứ đi như một người bình thường. Họ chặn lại hay xử lý thế nào là việc của họ.”
Ông Lê Sơn cũng có cùng quan điểm. Ông nói: “Thực hiện quản chế là quyền của họ, còn tôi sẽ thực hiện tất cả các quyền mà một con người được có theo lẽ tự nhiên. Đó là quyền tự do, quyền được mưu cầu hạnh phúc.”

‘Không thay đổi’

Về kế hoạch cho tương lai, ông Nguyễn Văn Oai nói ông chưa có dự kiến gì, nhưng “trái tim tôi hướng về nền dân chủ cho Việt Nam”.
“Tôi sẽ góp sức cùng các tổ chức quan tâm tới vấn đề nhân quyền Việt Nam để làm sao cho Việt Nam sớm có nền dân chủ thực sự,” ông Oai nói.
Paulus Lê Sơn nói ông đã có những giây phút ngã lòng, nhưng "hy vọng dư luận sẽ hiểu"
Nhìn lại việc được giảm án trong phiên tòa phúc thẩm, ông Lê Sơn "hy vọng là dư luận sẽ hiểu được điều này... Tôi không khai báo, công nhận gì cả, bởi những việc làm của tôi không phải là tội lỗi, không trái luân thường đạo lý... tôi chỉ muốn góp phần xây dựng đất nước."
Ông Lê Sơn nói trước ngày xử phúc thẩm ba hôm, Bộ Công an cử người tới gặp ông và khuyên nên viết, ký nhận một số chuyện để được nhẹ tội, giảm án. Đó cũng là lúc ông được biết tin mẹ đã qua đời từ trước đó hơn một năm.
"Lòng tôi đau đớn, tâm trí tôi bị hoảng loạn... Và rồi tôi làm theo ý họ. Đó là những giây phút tôi ngã lòng," ông nói.
"Sau đó, tĩnh tâm lại, tôi nghĩ rằng cuộc sống là một cuộc trải nghiệm mà chúng ta phải bước đi dù có đau khổ tới mức nào," ông nói với BBC.
“Trước khi bị bắt, cách nhìn nhận của tôi là theo đức tin, tôi phải sống theo lẽ công chính, công bình bác ái và yêu thương. Tôi phải lên tiếng cho công bình, lẽ phải, cho sự tự do mà Thượng Đế ban tặng cho con người. Sau bốn năm bị giam cầm, tôi trưởng thành lên nhiều lắm. Tôi hiểu những điều đó sâu sắc hơn rất nhiều.”
“Trước khi bị bắt, tôi có gặp bà Lê Thị Công Nhân. Bà ấy nói với tôi, ‘Những sự đau khổ nhất, ghê gớm nhất, những gì con người không tưởng tượng được trong tù thì chị đã gặp.’ Nhưng khi ở trong tù, tôi lại thấy những điều bà Lê Thị Công Nhân chia sẻ với tôi vẫn là chưa đủ. Những điều khó khăn đau khổ mà tôi cảm nhận được còn sâu sắc hơn nhiều.”
Được biết trong tháng Tám này, sẽ có hai người nữa trong cùng vụ án được trả tự do, gồm các ông Thái Văn Dung và ông Trần Minh Nhật. Một người nữa, ông Nguyễn Đình Cương, sẽ mãn hạn tù vào tháng Mười Hai.
Ba người này cùng bị mức án bốn năm tù ở phiên sơ thẩm, và y án trong phiên phúc thẩm.

TPP: VN đã thỏa thuận với Mỹ những gì?

Theo BBC-4 tháng 8 2015


Chuyến công du Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được giới chuyên gia cho là đã giúp mở đường cho việc chốt lại đàm phán song phương Mỹ-Việt về TPP
Hôm 3/8, báo trong nước đồng loạt dẫn thông báo từ Bộ Công Thương Việt Nam cho biết nước này đã hoàn tất đàm phán song phương với 11 nước trong khuôn khổ Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong đó có Hoa Kỳ.
Điều này dẫn đến một số ý kiến từ giới chuyên gia cho rằng Hà Nội và Washington đã tìm được tiếng nói chung về những vấn đề vướng mắc lâu nay, trong đó có vấn đề nghiệp đoàn và định nghĩa nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.
Những thỏa thuận giữa Việt Nam và phía Hoa Kỳ không được tiết lộ rộng rãi trong các bản tin trong nước.
Báo New York Times hôm 3/8 cho biết trong vòng đàm phán tại Hawaii, phía Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ các lợi ích mà các doanh nghiệp nhà nước đang được hưởng.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng phản đối lập trường từ Hoa Kỳ và Nhật Bản rằng không nước nào được phép lấy lý do thiếu nguồn lực để không đảm bảo việc thực thi các quy định chung.
"Tôi tin là sau chuyến đi của Tổng bí thư [Đảng Cộng sản Việt Nam] Nguyễn Phú Trọng sang Hoa Kỳ thì lập trường hai bên đã gần nhau hơn và sẵn sàng đi tới thỏa thuận", Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói với BBC trong cuộc phỏng vấn ngày 4/8.
"Tôi cho rằng phía Việt Nam cũng đã hiểu những yêu cầu cơ bản của Hoa Kỳ, thực sự mong muốn tham gia TPP và sẵn sàng có những điều chỉnh cần thiết".
"Về phía Hoa Kỳ, tôi nghĩ rằng họ hiểu Việt Nam hơn qua chuyến thăm của ông Trọng. Có thể thấy họ đã làm hết mức để tổ chức tốt chuyến đi đó, mở đường cho hai bên trong quan hệ kinh tế và giải tỏa những khúc mắc còn lại trong đàm phán TPP".
Trả lời BBC trong cuộc phỏng vấn cùng ngày, Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho rằng thông báo hoàn tất đàm phán cho thấy giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đã "có sự nhất trí" về vấn đề nghiệp đoàn và kinh tế thị trường.
"Theo những thông tin chúng ta được biết thì cuộc đàm phán bốn ngày tại Hawaii đã được tiến bộ đáng kể và thống nhất được 98%. 2% còn lại chưa thống nhất được nên chưa đi đến ký kết được".
"Theo tôi đây là một trong những chứng minh rằng yêu cầu của TPP là rất cao và quá trình đi đến thống nhất đòi hỏi có những sự nhượng bộ và thỏa hiệp với nhau chứ không thể chỉ là các yêu cầu có tính chất đơn phương của một phía nào đó."
Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ, được đưa ra sau cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Obama hôm 7/8, cho biết "Hoa Kỳ hoan nghênh tiến bộ của Việt Nam trong cải cách kinh tế" cũng như "ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam đạt được quy chế kinh tế thị trường".

Nền kinh tế Việt Nam được cho là sẽ hưởng lợi lớn nhất từ TPP

Xuất khẩu giảm sau TPP?

Thông báo về việc Việt Nam hoàn tất đàm phán song phương được đưa ra giữa lúc một báo cáo của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) Việt Nam cho rằng việc tham gia TPP có thể giúp nâng GDP của Việt Nam lên trong thời gian tới, nhưng có thể làm xuất khẩu suy giảm.
Báo cáo của VEPR cho rằng sau khi TPP được ký kết, Việt Nam sẽ có mức tăng đầu tư lớn nhất trong các nước, tương đương mức tăng của Nhật Bản và gấp đôi mức tăng của Úc, Malaysia, Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, xuất khẩu của Việt Nam có thể sụt giảm do sản xuất trong nước giảm ở một loạt các ngành do cạnh tranh từ nước ngoài, cạnh tranh về nguồn lực sản xuất và do sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu từ ngoài TPP vào TPP.
Bên cạnh đó, các dòng thuế khi giảm về 0% sẽ khiến doanh thu từ thuế giảm, ảnh hưởng đến thu ngân sách, báo cáo nói thêm.
"TPP là cơ hội và môi trường mới, nhưng là tốt hay xấu thì còn phụ thuộc vào phía Việt Nam", ông Nguyễn Đức Thành, Viện trưởng VEPR, nói với BBC ngày 4/8.
Tiến sỹ Lê Đăng Doanh cho biết báo cáo của VEPR "đã có gây tranh cãi".
"Nhiều người đã đặt câu hỏi và bày tỏ sự nghi ngờ về việc xuất khẩu giảm", ông nói.
"Đấy là xét trên quan điểm tĩnh chứ không phải quan điểm động. Nền kinh tế sau khi hội nhập rồi thì sẽ có thay đổi về cấu trúc kinh tế và có thêm đầu tư từ bên ngoài vào, và rất có thể kết quả xuất khẩu sẽ thay đổi."
"Mặc dù vậy, ý kiến này cũng nên được xem xét ở giác độ là việc tăng xuất khẩu Việt Nam có đáp ứng được quy tắc xuất xứ và các yêu cầu rào cản kỹ thuật về thương mại hay và nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm hay không."
"Khả năng tăng xuất khẩu thì có nhưng các doanh nghiệp việt nam có thể tận dụng được đến đâu thì chưa rõ ràng."

'Tình cảm không thể cân đong đo đếm'

Theo BBC-4 tháng 8 2015
Tỉnh ủy Sơn La đã tới học hỏi kinh nghiệp xây dựng tượng đài Hồ Chủ tịch ở Tuyên Quang (ảnh của báo Tuyên Quang)
Giới chức tỉnh Sơn La nói Đề án tượng đài Hồ Chủ tịch 1.400 tỷ đồng là "nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào".
Dư luận hiện đang bàn tán về dự án tượng đài mà tỉnh Sơn La chuẩn bị khởi công tháng 10 tới.
Đề án xây dựng tượng đài "Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc" có tổng đầu tư 1.400 tỷ đồng từ nguồn vốn trung ương, địa phương và vốn xã hội hóa đã được các cấp chính quyền thông qua.
Báo Dân Việt dẫn lời ông Trần Bảo Quyến, Phó Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch Sơn La nói "mục đích chính của Đề án là nhằm đáp ứng nguyện vọng và tình cảm của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói chung và nhân dân các dân tộc Sơn La nói riêng đối với Bác Hồ kính yêu".
“Với tình cảm biết ơn sâu sắc với lãnh tụ, chúng tôi đề xuất với tỉnh, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch và được Trung ương nhất trí cho phép xây dựng tượng đài tại Sơn La.”
Ông Quyến cho rằng khi xây xong tượng đài, "Sơn La sẽ có cơ hội quảng bá về du lịch. Đây sẽ là điểm đến thú vị cho người dân đến tham quan và tìm hiểu về lịch sử Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng".
"Hiện, Sở cũng đang nâng cấp nhà tù Sơn La và một số địa danh văn hóa khác."
Nói với BBC, bà Trần Mai Dung, một người buôn bán, nhà ở TP Sơn La cho rằng: "Hồ Chủ tịch là vĩ nhân của Việt Nam và quốc tế, nên việc xây tượng người dân ai cũng ủng hộ."
"Thế nhưng con số khổng lồ quá, tiền ấy người nghèo ao ước mà không có. Tôi nghĩ xây là cần thiết, nhưng ngân sách chỉ vừa phải thôi thì mới phù hợp."
"Thêm nữa, tôi nghe nói là xây ở dưới phố, cái này phải xem lại. Cần phải có một vị trí cao, đẹp, như trên ngọn núi hay quả đồi gì đó để tượng đài nhìn xuống Sơn La mới xứng đáng."

'Không đo đếm được"

Sơn La là tỉnh nghèo miền núi cao ở Tây Bắc đất nước, dân số khoảng 1,1 triệu người, tổng số hộ nghèo là gần 71.000 hộ.
Kinh phí 1.400 tỷ theo một số ước tính tương đương thu nhập một tháng của 1 triệu người dân Sơn La, tức ngót nghét toàn tỉnh.
Số tiền này có thể xây hàng trăm trường học và trạm xá cho địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Trần Bảo Quyến: “Đã là tình cảm của nhân dân Tây Bắc thì không thể cân đong đo đếm được. Do đó, cá nhân nào nói lãng phí là chưa đúng”.
Công trình tượng đài Hồ Chủ tịch theo dự kiến được xây trong bốn năm 2015-2019, đặt tại quảng trường Tây Bắc trung tâm thành phố Sơn La với diện tích khoảng 10-15 ha.
Các hạng mục chính của công trình gồm đền thờ Hồ Chủ tịch với tượng ông Hồ cao từ 5-8 m; đài tưởng niệm anh hùng liệt sỹ; bảo tàng ; khu điều hành và đón tiếp; khuôn viên cây xanh, quảng trường có sức chứa 20.000 người...
Chưa rõ chi tiết thiết kế, song diện tích thi công công trình ở Sơn La không lớn hơn công trình tượng đài Hồ chủ tịch với nhân dân các dân tộc tỉnh Tuyên Quang nhiều.
Công trình ở Tuyên Quang diện tích 8,5 ha vừa khánh thành ngày 19/5/2015 với tổng chi phí giai đoạn 1 là gần 200 tỷ đồng.
Báo Tuyên Quang cho hay Tỉnh ủy Sơn La đã tới Tuyên Quang học tập kinh nghiệm dựng tượng đài hôm 22/7, tức sau khi Sơn La thông qua nghị quyết xây dựng công trình đồ sộ và tốn kém này.

Nhu cầu rất lớn

Hiện nay trong cả nước có 134 tượng đài Hồ Chí Minh các loại và sẽ thêm hàng chục công trình trong 15 năm tới.
Đó là thống kê chính thức của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. 31 trong số đó được xây dựng tại các quảng trường và trung tâm hành chính-chính trị.
Bộ này từng tổ chức hội thảo về "Tiêu chí, nội dung, địa điểm xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030" hồi tháng Tư. Theo đề xuất đưa ra tại hội thảo, đến hết năm 2030, các địa phương sẽ xây mới thêm khoảng 58 tượng đài Hồ Chủ tịch.
Không chỉ Sơn La, nhiều tỉnh thành khác cũng muốn xây dựng tượng đài Hồ Chủ tịch.
Ngoài nguồn vốn, các chuyên gia của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch còn quan ngại về thiết kế và chất lượng tượng.
Hàng chục bức tượng đã được dựng là nhân bản từ chung một mẫu.

Dân mình thích hóng và… háo!

Theo songmoi - 05/08/2015 - 07:16

Nhân việc cả ngàn người kéo nhau đi xem hai hót gơn hẹn hò giao đấu ở Sài Gòn, và nhiều chuyện rầm rĩ trên mạng gần đây, sáng nay tám chuyện, lại nghe ông anh nói “…Như hồi cái đường nhà anh thành điểm đua xe, đêm nào cũng đua, mà đoạn cua từ Điện Biên Phủ chỗ vòng xoay Cửa Nam có những tuần đêm nào cuộc đua cũng có chú tử nạn. Ấy thế nhưng có lần dân tình thực khuya đi xem đua xe về mặt buồn thiu, hỏi ra mới biết đêm đó chẳng đứa nào chết cả”. Vậy là nổi hứng tán nhảm tý về chuyện hóng – háo.
NgườiViệt mình, nhiều người thích hóng và rất….háo!
Loanh quanh luẩn quẩn ở nhà thì háo nghe chuyện kín hở hàng xóm láng giềng. Ra đường thì thích nhìn ngó hóng hớt xem có gì lạ. Gặp nhau tụ bạ thì chuyện hóng chuyện háo nổ như pháo rang.
Cái sự hóng - háo có lẽ nó ăn vào máu rồi. Hóng - háo từ chuyện bé tí tì ti như con kiến đến chuyện nhớn nhao như con voi. Từ chuyện lợi ích sát sườn đến chuyện rất chi là….giời ơi đất hỡi. Thậm chí, rất nhiều chuyện “trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông”, hoặc giống y như chuyện chị gà mái rụng lông của Andersen.
Nhưng nhiều người sẵn sàng dẩu mỏ hỏi lại: Hóng có gì sai, mà háo có gì là… không đúng?
Không sai!
Hơn nữa, háo với hóng thì ở đâu chả thế, chứ riêng gì người Việt!
Nhưng mà cơ khổ, ở ta thì tỷ lệ những người thích hóng và háo là hơi cao. Mà lại toàn chỉ thích hóng những thứ như: lộ hàng; tai nạn; oánh chửi nhau; chuyện thâm cung bí sử triều đình… thế mới hiểm.
Những người đó, họ tinh mắt, thính tai và…. đánh hơi cực giỏi. Cứ chỗ nào chuẩn bị có chuyện… là y như rằng họ biết trước. Và lũ lượt kéo đến… háo hức …. hóng và hóng.
Vểnh tai, vươn cổ, mắt nhìn chăm chắm, họ kê ghế, lót dép ngồi xem. Họ theo dõi câu chuyện với tất cả sự phấn khích say mê. Cứ y như hồi xưa dân tình vác ghế kéo nhau đi xí chỗ ở bãi chiếu bóng vậy. Rất vui.
Hóng xong rồi thì họ… háo. Họ háo hức nhập vai, cứ như chuyện đó là của chính họ vậy. Và họ muốn câu chuyện kết thúc theo ý của mình. Chín người mười ý, tôi đúng, tôi đúng và… chỉ tôi đúng. Vậy là họ quay ra… cãi nhau. Rất vui.
Cãi nhau gì thì cãi nhau, nhưng cuối cùng, trên hết, tất cả họ đều có một đồng thuận đến khát khao, đó là một cái kết cho câu chuyện.
Có điều với dân hóng, cái kết của câu chuyện phải thật ấn tượng chứ không thể nhợt nhạt phai nhòa. Và trên hết, phải thỏa mãn được cái tôi đắc thắng.
Thế nên, nếu chưa đúng ý, họ sẵng sàng ép câu chuyện phải ra kết quả họ muốn cho bằng được thì thôi. Dẫu đó có thể chỉ là một vật tế thần. Không quan trọng, miễn là có một cái kết như họ muốn. Vậy mới được, vậy mới đúng, vậy mới bõ công tả xung hữu đột hóng và háo chứ. Ơ kìa!
…………….
Hết chuyện rồi à? Giải tán thôi nhỉ.
Anh ơi, trả em cái dép…. em về! Thế là tan một “buổi chầu”.
 Khôi Nguyễn

Nước mắt ở Mông Dương

 ĐẶNG TRUNG - Thứ Tư, ngày 5/8/2015 - 02:45
(PL)- Hàng trăm tỉ đồng trôi theo lũ, tương lai của hàng ngàn công nhân bị đe dọa.
Ngày 4-8, khu vực mỏ than Mông Dương (Quảng Ninh) trời đã hửng nắng nhưng khuôn mặt các công nhân ngành than đều thiếu vắng nụ cười. Hậu quả của đợt mưa lũ này quá nặng nề và phải mất rất nhiều thời gian nữa ngành than mới có thể khôi phục lại hoạt động.
Nước như cuốn trôi cả Mông Dương
Dẫn tôi băng qua đống sình lầy ngập ngụa, công nhân Nguyễn Văn Tuấn (quê Hưng Yên) tâm sự: “Chiều 27-7, đội chúng tôi có 37 người đang làm việc dưới độ sâu 250 m thì được thông báo mưa lớn có thể ngập hầm, anh em phải rút lên ngay. Khi ra khỏi hầm, tôi thấy mưa đổ như thác, những dòng nước ào ạt đổ xuống hầm như muốn cuốn cả mỏ than này đi”.
Theo quan sát, tới nay các khu vực hầm lò của mỏ than Mông Dương vẫn chìm sâu trong nước, nhiều hầm bị sạt lở nghiêm trọng. Anh Tuấn cho hay toàn bộ máy móc, đường điện… phục vụ khai thác các hầm lò có độ sâu từ 97 đến 250 m đều đang ngập sâu trong bùn. Toàn bộ khu vực kho than, điểm trung chuyển than cũng chịu chung số phận.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Tuất, Phó Chánh Văn phòng Công ty Cổ phần Than Mông Dương, cho hay trận lũ quá lớn, mặc dù hệ thống thoát nước ở các hầm lò được thiết kế rất hiện đại nhưng vẫn không thể hút kịp nước ra bên ngoài. “Hiện một lượng nước khổng lồ lên đến 36.000 m3 vẫn chưa được hút ra, trong khi nước từ các con suối vẫn ồ ạt đổ vào. Chúng tôi chưa thể thống kê hết thiệt hại vì hàng loạt máy móc vẫn chìm sâu dưới nước nhưng chắc chắn không thể dưới 500 tỉ đồng” - ông Tuất buồn rầu.
Nỗi buồn của những người thợ mỏ khi lũ đi qua. Ảnh: Đ.TRUNG


Sáng 4-8, bà Lương Thị Nhót ở tiểu khu 3 (Mông Dương, TP Cẩm Phả) trở về nhà sau những ngày di tản vì mưa lũ. Ngày đi di tản bà Nhót cho biết chỉ kịp cầm theo sổ đỏ, hộ khẩu và một ít tiền…, còn ngày trở về căn nhà đã tan hoang. Ảnh: Đ.TRUNG
Chưa biết tương lai về đâu
Dự kiến có khoảng 4.000 công nhân mỏ than Mông Dương sẽ phải ngưng việc từ ba đến năm tháng để chờ công ty khôi phục sản xuất. Một lãnh đạo Công ty Cổ phần Than Mông Dương cho hay có thể sẽ bố trí tạm công nhân sang một số công ty than khác trên địa bàn, khi công ty khắc phục xong hậu quả sẽ gọi công nhân trở lại. “Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của công nhân, bởi những công ty khác lương thấp hơn khá nhiều. Những công nhân được lưu dụng ở lại để dọn dẹp môi trường lương cũng giảm mạnh, chỉ còn khoảng 4-5 triệu/tháng so với 10-12 triệu đồng trước đó” - vị này nói thêm.
Anh Nguyễn Tiến Thắng, quê Thanh Hóa, tâm sự: “Tổ mỏ của tôi có 37 người nhưng đến nay có đến 20 người bỏ về quê rồi, một số khác đang ở lại chờ việc. Tôi may mắn được lưu dụng để dọn dẹp vệ sinh nhưng lương thấp quá, không làm thì cũng không còn nơi nào để làm. Nếu cứ kéo dài như vậy thì gia đình đói mất”.
Rời Mông Dương, chúng tôi không thể quên được những ánh mắt thất thần vẫn hằn sâu nơi những người thợ mỏ. “Chỉ mong Nhà nước, tập đoàn, công ty sớm khắc phục hậu quả để chúng tôi có công ăn việc làm trong vài tháng tới. Chỉ mong vậy thôi” - công nhân Hoàng Văn Tuấn nhắn gửi.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: “Không để dân bị đói trong mưa lũ”
Sáng 4-8, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến động viên, chia sẻ những mất mát mà người dân Quảng Ninh đang phải hứng chịu. Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang yêu cầu tỉnh cần triển khai quyết liệt, khẩn trương hơn nữa các biện pháp hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ. Đặc biệt không được để người dân bị đói trong mưa lũ.
Cùng ngày, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã đến thăm, tặng quà, chia sẻ nỗi đau với nạn nhân sống sót trong vụ sập nhà làm tám người trong cùng gia đình tại phường Cao Thắng thiệt mạng (ảnh: BQP).
Ngành than cam kết cấp đủ than cho nhà máy điện
Đó là khẳng định của ông Nguyễn Văn Biên, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) khi trao đổi với báo giới chiều 4-8 để thông tin về tình hình mưa lũ tại Quảng Ninh.
Ông Biên cho biết đợt mưa lớn kỷ lục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã gây thiệt hại lớn cho sản xuất kinh doanh của Vinacomin. Nhiều mỏ bị ngập nặng như Ngã Hai, Mông Dương, Cái Đá, trong đó riêng mỏ than Mông Dương ngập rất nặng, phải rút công nhân ra khỏi mỏ (dự kiến phải mất từ ba đến năm tháng khắc phục). Theo ông Biên, các nhà máy điện Phả Lại, Quảng Ninh, Hải Phòng, Uông Bí,... đã có than dự trữ 15-20 ngày nên chưa bị ảnh hưởng ngay. Các nhà máy nhiệt điện khác chịu ảnh hưởng lớn là Duyên Hải, Vĩnh Tân 2 do lượng dự trữ thấp, phải tập trung cấp bình quân khoảng 5.000-6.000 tấn than/ngày.
TRÀ PHƯƠNG

ĐẶNG TRUNG

Bác có ra sao, cháu mới bị bú

C.T (Danlambao) - Cháu trong hình chụp bị Bác bú mồm ngày nào nay đã thành bà cụ rụng hết răng, phải nhai trầu bỏm bẻm, nhưng mỗi lần nhìn lại cảnh mình ngày xưa còn bé bị bác Hồ bú mồm, bà cụ thấy xấu hổ, thắc mắc: Bác có ra sao, cháu mới bị bú mồm.

Bà cụ nghĩ cái ngày mình về với ông bà ông vải có thể đến bất cứ lúc nào, không phải bà sợ mình rồi cũng chịu chung số phận với hai cậu Thanh Bá, Thanh Quang, nhưng vì tuổi tác. Nhân sinh thất thập cổ lai hy,” ông cụ” mới ngày nào ôm mình bú mồm chùn chụt cũng đã mất hút non một phần hai thế kỷ rồi; Cháu bé trong vòng tay Bác năm xưa giờ đây cũng đã xấp xỉ tuổi cha già DT ngày ấy. Bà muốn trước khi nhắm mắt, được thanh thản tâm hồn, nếu không thanh thản được hoàn toàn mọi vướng víu thì ít ra cũng giải tỏa được điều thắc mắc mà bà cho là một nỗi oan bà phải chịu, đó là, tại sao lúc còn nhỏ, đã bị bác Hồ bú mồm.

Bà dành trọn thời gian còn lại để đi tìm hiểu Bác có ra sao, cháu mới bị bú mồm. Bà nhờ con và cháu ra chợ mua cho bà bất cứ những sách nào viết về bác Hồ để bà nghiên cứu. Với quyết tâm tìm cho ra sự thật trước sau như một, không gì lay chuyển làm chao đảo lập trường được, bà dẹp luôn nghề bê-bi-xít/giữ em tức coi bầy cháu con bà đến gửi mỗi ngày có trả lương, để dành trọn thì giờ đọc hết đống sách báo về bác Hồ.

Nhưng sau khi đọc hết toàn bộ sách về bác, như: “Hồ Chí Minh Toàn Tập, Vừa đi đường vừa kể Truyện, Đời hoạt động của CT Hồ Chí Minh, Búp Sen Xanh, Từ Làng Sen, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người, Cha và Con, Bác Hồ Người cho Em tất cả, Nhật ký Trong Tù v.v...” bà thấy bác Hồ là một ông thánh. Một ông thánh thì không thể đi bú mồm bất cứ ai, nhất là mồm bé gái.

Bà rùng mình nhớ lại lần đó... bà bị són cả quần vì quá sợ hãi: râu bác đâm khắp má, tay bác siết muốn gãy cổ, mồm bác ngoạp đầy mặt, ngập mùi hôi thuốc lá...

...Và từ ngày đó về mãi sau này, hễ mỗi khi nghe hát hay bị hát bài “đêm qua em mơ gặp bác Hồ” là toàn thân bà toát mồ hôi nhớt, bất kể thời tiết Xuân Hạ Thu Đông. Bà thường tâm sự với chồng “Trước đó em yêu Bác bao nhiêu thì sau đó, em tỡn bác bấy nhiêu!”. “Rõ ràng là như vậy, chứ còn gì nữa!!!”.

Những gì bà đọc được trong sách báo, mà sách báo do đảng ta xuất bản hay cho phép xuất bản thì có bao giờ sai. “Bác Hồ từng dạy “Bác cháu ta có thể sai, chứ Mao Chủ tịch không bao giờ sai”, chắc là tại mình sai đây”, bà tự phê mình. “Nhưng rõ ràng bà bị bác bú mồm mà, hay là mình nằm mơ?”.

“Hay là mình nằm mơ?”. Bà nhúc nhích cả hai tay, vận động hết cơ bắp già véo vào hai bắp vế teo để xem mình tỉnh hay mê. Bà vẫn tỉnh táo mà, và rõ ràng ngày xưa còn bé bà bị bác bú mồm là chuyện có thực, chứ không phải là mơ, như người ta đang mơ thiên đàng xã nghĩa dù đến hết thế kỷ này chưa biết mặt mũi nó ra sao.

Như đã trình bày ở trên, theo sách báo đảng, bác Hồ là thánh nhân, là nhà văn hóa thế giới, nếu ông thánh hay nhà văn hoá thế giới có lúc bị “sa chước cám dỗ”, cùng lắm thì cũng chỉ âm thầm tự bú mồm mình, cho đỡ ghiền, chứ Người không thể bú mồm kẻ khác, lại bú ở chốn công khai. Vậy thì ắt là phải có một động cơ giơ động lực nào đó ra đưa Bác lên một tầm cao mới hơn tính Thánh nhân và tính Văn nhân của Người? Bà phải tìm cho ra cái động cơ nào ấy trước khi bà về thế giới bên kia.

Bà nhớ đến mấy đứa cháu thường nhắc đến Giáo sư Gu Gồ, Nhà thông thái Diu Tút; chúng hay nói với nhau, “Hỏi Du Tút, Gu Gồ là xong ngay”; chúng còn bảo, “Diu, Gu trung với Bạn; hiếu với Chân. Khó khăn nào cũng vượt qua, thắc mắc nào cũng thỏa mãn”.

Thế là bà nhờ cháu chỉ cho cách leo lên mạng, tìm đến Giáo sư Gu Gồ để hỏi “Sự Thật về Hồ Chí Minh”.

Sau khi được xem cái video clip “Sự Thật về Hồ Chí Minh”. Bà mỉm cười thoả mãn: “À, hèn chi! Bác có ra rứa, Cháu mới bị bác bú mồm”.

C.T

04.08.2015

Kịch bản nào cho Việt Nam trong Đại hội Đảng Cộng Sản lần 12

Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng (Danlambao) - Trên con đường đến Đại Hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam chúng ta thấy xuất hiện nhiều sự kiện rất đáng chú ý. Muốn đoán Việt Nam sẽ ở trong kịch bản nào, thiết nghĩ chúng ta cần xem nhân vật nào là thiết kế viên và ai là diễn viên, cùng những thế lực tác động vào kịch bản. Sau đây chúng tôi xin lược trình một số diễn biến nổi bật trong sân khấu chánh trị VN hiện tại để từ đó nhìn ra kịch bản trong tương lai.

Tôi chỉ xin nêu lên những sự kiện nổi bật trong thời gian gần đây. Mốc thời gian xin lấy từ sự kiện bỏ phiếu tín nhiệm ông Nguyễn Tấn Dũng đến thời gian nầy.

Chỉ còn vỏn vẹn sáu tháng nữa là đại hội đảng cộng sản bắt đầu. Trong khoảng thời gian chạy nước rút đó, có thể sẽ xảy ra những cảnh tượng bi phẫn để đưa đến kịch bản mới cho Việt Nam và quyết định vận mạng chính trị, kinh tế cả nước trong năm năm sắp tới.

A- Thiết kế viên của kịch bản 

Thiết kế viên thứ nhất, không ai khác hơn là Trung Cộng, họ muốn Việt Nam mãi mãi chịu dưới áp lực kinh tế, chánh trị, cả mặt quân sự để phục vụ Giấc Mơ Trung Hoa và có thể trở thành nước chư hầu phương Nam của họ. Họ không coi Việt Nam là đồng minh, họ chỉ muốn VN là chư hầu; họ không cần cam kết quan hệ bền vững, mà họ chỉ muốn có sự qui phục lâu dài (Mạnh Kim). (Kịch bản Bắc Kinh).

Thiết kế viên thứ hai là Mỹ, họ muốn Việt Nam trở thành đối tác toàn diện với họ và có thể sẽ ký kết hiệp ước quân sự giữa hai bên với mục đích sử dụng Việt Nam là một quân bài trong chuổi bao vây sự bành trướng của Trung Cộng. Họ dùng lợi ích kinh tế và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ làm động lực và họ sẽ làm nhiều cách để Việt Nam thấy rõ được hưởng lợi khi là đồng minh trong chiến lược Xoay Trục sang Thái Bình Dương của họ. (Kịch bản Tây phương)

Trong chính trường Việt Nam hiện có hai nhóm được coi là đại diện cho hai kịch bản đó. Nhóm ông Nguyễn Phú Trọng tiêu biểu cho kịch bản Bắc Kinh và nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng được coi như “thụ ủy” cho kịch bản Tây phương mà Mỹ là đại biểu. Ở đây cũng cần lưu ý là người Mỹ rất thực tế, ông Trọng hay ông Dũng đều như nhau, ai chấp nhận và thực hiện chiến lược Chuyển Trục sang Thái Bình Dương là được. 

B- Nhân vật chính của các kịch bản.

Nguyễn Phú Trọng: đại diện cho kịch bản Bắc Kinh, nhưng tôi xin được nói đến nhân vật Nguyễn Bá Thanh trước.

Nguyễn Bá Thanh

Ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư thành phố Đà Nẵng, được chuyển về Hà Nội nắm chức vụ trưởng ban Nội Chính Trung Ương và được ông Trọng đề cử vào Bộ Chánh Trị (nhưng thất bại). Nhưng thình lình có tin ông nhiễm phóng xạ và tin tức loan ra nhanh chóng nhưng bị phe báo lề phải phủ nhận. Cuối cùng thông tin từ Ban Bảo Vệ Sức Khỏe Trung Ương: Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị đầu độc!

Ngày 16/8/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa sang Mỹ, ngay sau khi nhập viện, ông đã được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” và lập tức được chuyển đến bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ), đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và điều trị nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra.

Tháng sau ông được chuyển về Việt Nam điều trị và qua đời ít lâu sau đó. Người tín cẩn bị đầu độc chết, đó là sự thất bại, sự suy thoái quyền lực đau đớn của ông Trọng.

Phạm Quang Nghị

Người cùng phe với ông Trọng, được cử đi Mỹ thay ông Phạm Bình Minh, được ngoại trưởng Mỹ John Kerry chính thức mời. Ông là Ủy Viên Bộ Chính Trị kiêm Bí Thư Thành Ủy Hà Nội. Ông được xem là người có nhiều khả năng được kế vị chức tổng bí thư sau khi ông Trọng nghỉ vào đầu năm 2016. Ông Nghị không có tên trong thành phần phái đoàn đi Mỹ với ông Trọng. Ộng cũng là nhân vật "diện kiến" giới chính khách Mỹ vào tháng Bảy năm ngoái. Nhưng từ sau chuyến đi, dường như vai trò của ông bị lu mờ. Có phải chăng phe thân Bắc Kinh đã yếu thế?

Phùng Quang Thanh

Sự vắng mặt của ông trong hai hội nghị quan trọng của đảng cộng sản Việt Nam gây ra rất nhiều đồn đoán, nhất là tin ông Thanh đang chữa bệnh tại Pháp. Ngày 2 tháng 7/ 2015 trả lời cho BBC, Giáo sư Phạm Gia Khải, thành viên Ban Bảo Vệ Chăm Sóc Sức Khỏe Trung Ương, đưa ra trong cuộc phỏng vấn tuyên bố: “Các kết quả xét nghiệm tại Việt Nam cho thấy Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh chưa có dấu hiệu bị ung thư”. Giáo sư Khải cho biết ông Thanh được chuyển sang Pháp từ ngày 24/6.

Xét nghiệm không thấy có triệu chứng bệnh ung thư, tại sao lại đưa sang Pháp điều trị? Lý giải thế nào để phản biện lại những đồn đoán về việc loại trừ phe thân Trung Cộng trong đại hội 12. Với điều kiện sức khoẻ như vậy, ông Phùng Quang Thanh sẽ không hội đủ điều kiện để đảm nhận chức vụ Chủ Tịch Nước, như dư luận đồn đoán sau khi bỏ phiếu tín nhiệm kỳ rồi. Ông đã không tham dự Đại Hội Thi Đua Quyết Thắng Toàn Quân Lần Thứ IX năm 2015 khai mạc sáng thứ Tư 1 tháng 7 tại Hà Nội, sự kiện do Quân Ủy Trung Ương và Bộ Quốc Phòng tổ chức. Ông Thanh cũng vắng mặt trong cuộc họp Chính Phủ Thường Kỳ tháng 6 hôm 29 tháng 6 vừa qua.

Ông Thanh là Bộ Trưởng Quốc Phòng, nhiệm vụ là bảo vệ đảng, nhưng sa vào hoàn cảnh bi đát nầy, phe Bắc Kinh yếu thế rõ rệt.

Nguyễn Phú Trọng: đại diện cho kịch bản Bắc Kinh

Ông Trọng phải diện kiến Tập Cận Bình từ 7 đến 10 tháng 4 năm 2015 trước khi đi Mỹ hội kiến với Tổng Thống Obama Hoa Kỳ ngày 7 tháng7 năm 2015. Chuyến viếng thăm TC của ông Trọng có thể để củng cố quyền lực cho phe đảng, cũng có thể có những hứa hẹn những điều làm Trung cộng yên lòng và họ sẽ không làm cản trở chuyến đi Mỹ của ông. 

Chuyến đi cũng hàm ý được Mỹ thừa nhận sự lãnh đạo của đảng cộng sản, tạo tư thế cho đảng cộng sản VN tiếp tục lãnh đạo đất nước trong ít nhất 5 năm nữa, cũng là liều thuốc an thần cho giới lãnh đạo Bắc Kinh về mối bang giao VN-Mỹ không đi quá xa như Bắc Kinh lo sợ. Gần đây có những động thái chứng tỏ ông Trọng đưa ra những cố gắng sau cùng để lấy thanh thế cho đảng trước khi ông hết nhiệm vụ năm 2016. Vài vụ sau đây:

1- Ngăn chận thành công chuyến đi Mỹ của Phạm Bình Minh theo lời mời của ngoại trưởng Mỹ Kerry.

2- Cử Phạm Quang Nghị, người cùng phe, đi Mỹ thay ông Phạm Bình Minh.

3- Ông Trọng đề cử 2 người vào Bộ Chánh Trị là Nguyễn Bá Thanh và Vương Ðình Huệ nhưng Ban Chấp Hành Trung Ương đã lại bác bỏ.

4- Sau khi đi Trung Cộng về, ông đi Mỹ và được Tổng Thống Obama hứa tiếp theo nghi thức quốc trưởng. Theo thông cáo của Tòa Bạch Ốc cuộc thảo luận giữa ông Obama và ông Trọng ngày 7/7 sắp tới sẽ bao gồm ba trọng điểm: (1) Tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng, đặc biệt với việc sớm kết thúc đàm phán TPP; (2) mở rộng khuôn khổ sự tiếp cận cảng Cam Ranh của Hải Quân Mỹ; và (3) năng cấp hợp tác quốc phòng thông qua việc tiến tới hủy bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

5- Phái đoàn đi Mỹ của ông Trọng không có Phạm Quang Nghị cũng không có bộ trưởng công an Trần Đại Quang và Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương Đinh Thế Huynh - hai nhân vật còn tuổi để ứng cử vào Bộ chính trị khóa tới.(theo Việt Nam Thời Báo).

Sự đuối thế của ông Trọng quá rõ cho dù ông đã hết sức gắng gượng. Đó chứng tỏ xu hướng thân Bắc Kinh có thể sẽ bị loại trừ nhanh chóng, hoặc bằng chánh trị, có thể bằng con đường không êm thấm. Trang mạng Boxum của Trung Cộng nói phái thân Hoa thất thế.

Nguyễn Tấn Dũng: được coi là “thụ ủy” của kịch bản Tây phương

Ông Dũng bị tố cáo tội tham nhũng, thất bại trong việc điều hành kinh tế ở Việt Nam. Dưới trướng ông là nhóm lợi ích. Họ ra sức vơ vét của cải từ tài nguyên quốc gia đến đất đai, ruộng vườn của người dân đem bán rồi chia nhau. Đến nổi bà Đoan phải thốt lên: “ăn hết không chừa thứ gì”. Nhưng họ là nhóm có thế lực tài chánh thực sự ở Việt Nam hiện nay, điều nầy tạo thêm sức mạnh cho ông Dũng.

Sau đây là một vài sinh hoạt tạo đà cho ông trong cuộc chạy đua vào đại hội 12 năm 2016:

1- Ông thất bại trong việc điều hành kinh tế, nên vào tháng 10 năm 2012, khi Bộ Chính Trị định kỷ luật, nhưng Ban Chấp Hành Trung Ương đã bác bỏ. Ông thắng một bàn ngoạn mục làm ngơ ngác phe Bắc Kinh và khiến ông Trọng bật khóc.

2- Ông thành công trong việc cử ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân vào Bộ Chánh Trị, nối thêm vây cánh cho phe ông.

3- Nguyễn Bá Thanh, người được coi thân cận ông Trọng chết với đầy nghi vấn, là một lợi thế cho ông Dũng.

4- Quốc hội chấp nhận đề nghị nới rộng quyền chánh phủ, trước đó ông Nguyễn Sinh Hùng, chủ tịch quốc hội, phản bác, và gần đây chính ông chấp nhận đề nghị nầy. Đó là hành động đầu hàng ông Dũng.

5- Việc ông Phùng Quang Thanh đi chữa bệnh ở Pháp, gián tiếp loại trừ quyền lực ông, người thuộc phe ông Trọng. Lý do sức khoẻ của ông Thanh không đáp ứng yêu cầu cho chức vụ Chủ Tịch Nước. Thêm một thắng lợi cho phe Tây phương.

6- Thượng Tướng Đỗ Bá Tỵ, phe ông Dũng, được đề cử thay thế nhiệm vụ Phùng Quang Thanh và liền sau đó Tư Lệnh và Chánh Ủy Bộ Tư Lệnh bảo vệ thủ đô Hà Nội bị thay thế. Một lợi thế rất lớn cho ông Dũng, vì vậy ông mới dám mạnh dạn kêu gọi quân đội trung thành với tổ quốc mà không đề cập phải trung thành với đảng như từ khi thành lập đảng đến bây giờ.

Những dấu hiệu trên đây chứng minh gần như rõ ràng là phe Tây phương đang thắng thế.

C- Những thế lực gây áp lực chánh trị

Trong chiến lược Xoay Trục của Mỹ sang Châu Á, Việt Nam chắc chắn được Mỹ lưu tâm vì vị trí địa chánh trị. Vì vậy Mỹ áp dụng nhiều biện pháp để giúp VN phát triển kinh tế cũng như vai trò của mình trong khu vực Đông Nam Á, và trên hết là vấn đề bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VN. Do đó họ đã liên tục gởi những nhân vật cao cấp trong chánh phủ sang để hội đàm với cấp lãnh đạo VN. Sau đây là những chuyến đi gần đây nhất.

Trợ lý Ngoại Trưởng Phụ Trách Kiểm Soát và Thanh Sát Vũ Khí của Hoa Kỳ, ông Frank A. Rose, có chuyến công du đến Việt Nam và các nước châu Á từ 5 đến 16 tháng 7. Ngày 13 đến 14 tháng 7 ông sẽ có mặt tại Hà Nội, Việt Nam để làm việc với lãnh đạo Bộ Ngoại Giao và Trung Tâm Vệ Tinh Quốc Gia về các vấn đề liên quan an ninh không gian và kiểm soát vũ khí đa phương. Tháng Ba năm ngoái, ông Rose đã có chuyến thăm và làm việc với Trung Tâm Vệ Tinh Quốc Gia (VNSC) thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công Nghệ Việt Nam.

Hồi tháng Hai năm nay, Thứ Trưởng Ngoại Giao Phụ Trách Vấn Đề Kiểm Soát Vũ Khí và An Ninh Quốc Tế của Hoa Kỳ, bà Rose Gottemoeller, cũng đã có chuyến thăm Việt Nam để thảo luận về an ninh khu vực, hợp tác an ninh và an ninh hàng hải.

Sau khi Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ashton Carter có chuyến thăm chính thức tới Việt Nam ngày 1 tháng 6 năm 2015, trong đó ông Carter và người đồng nhiệm Phùng Quang Thanh ký một văn bản về thúc đẩy hợp tác quốc phòng. Thời Báo Hoàn Cầu lại có bài xã luận kêu gọi Việt Nam giữ cái đầu lạnh trước 'lời đường mật' của Hoa Kỳ. “Người Việt Nam thừa biết Washington đang dùng Hà Nội để kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông”.

Trước đó, trợ lý Ngoại Trưởng đặc trách các vấn đề về chính trị và quân sự Hoa Kỳ Puneet Talwar cũng đã có chuyến thăm Việt Nam hồi cuối tháng Giêng. Trong một phát biểu tại Học Viện Ngoại Giao Việt Nam, ông Talwar nói việc "mở rộng và củng cố quan hệ với Việt Nam" là "yếu tố mang tính quyết định" cho nỗ lực xoay trục sang châu Á của Hoa Kỳ.

Bà Bộ Trưởng bộ Nội Vụ Hoa Kỳ cũng có mặt tại Hà Nội vào cuối tháng 6 năm 2015.

Bao nhiêu chuyến đi, tiếp xúc của những giới chức cao cấp hai bên để làm gì nếu không phải để thuyết phục Việt Nam theo quỹ đạo của phe Tây phương.

Áp lực chính trị từ những tổ chức xã hội dân sự, những nhà tranh đấu cùng những đảng viên cộng sản phản tỉnh.

Theo thiển ý, những áp lực chính trị từ những thành phần nầy chưa đủ mạnh để tạo sự thay đổi chính trị trong nước, nhưng họ đang từng bước vững mạnh và tiếng nói của họ có được sự chú ý nghiêm chỉnh từ nhà cầm quyền. Vụ ngừng chặt cây xanh ở Hà Nội là một bằng chứng.

Phần nữa, đại đa số dân chúng ít khi biểu lộ thái độ chính trị, nhưng không có nghĩa là họ phó mặc, không quan tâm. Họ có thái độ chính trị rõ rệt.

Theo sự thăm dò của cơ quan PEW, cơ quan được đa số những nhà nghiên cứu tín nhiệm kết quả thăm dò. Pew đưa ra bản kết quả thăm dò như sau:

- “78 phần trăm người Việt Nam được khảo sát cho biết họ có cái nhìn tích cực về nước Mỹ”.

- Họ “nói ‘không’ với Trung Quốc”.

- “Trung Quốc nhìn chung nhận được đánh giá tích cực từ cộng đồng quốc tế, tuy nhiên Nhật Bản và Việt Nam là hai nước nổi bật trong cuộc khảo sát vì có quan điểm rất tiêu cực về Trung Quốc với tỉ lệ lần lượt là 89 và 74 phần trăm. 19 phần trăm người Việt Nam có quan điểm tích cực về Trung Quốc, cao hơn năm ngoái 3 điểm phần trăm”.

- Về quân sự, đồ biểu dưới đây cho biết sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Châu Á được 71% người Việt Nam cho là tốt và 13% cho là xấu.

Những con số đã chứng tỏ quan điểm chánh trị của người Việt Nam. Tự nó là một áp lực mà nhà cầm quyền Hà Nội đã, đang thấy và đặc biệt quan tâm.

Cùng với áp lực chánh trị từ những tổ chức xã hội dân sự, những nhà tranh đấu, những đảng viên cộng sản phản tỉnh, tất cả những tiếng nói nầy sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi trong tương lai.



Tóm lại, những vận động ngoại giao của Mỹ và những đòi hỏi của đồng bào trong nước có một số điểm gần giống với chánh sách của ông Nguyễn Tấn Dũng hơn là chánh sách của phe đảng quyền, trừ phi họ xoay chiều nhanh chóng để phù hợp và tồn tại.

Kịch bản có thể thấy trong và sau đại hội đảng cộng sản lần thứ 12

Tôi xin đưa ra dự đoán, chỉ là dự đoán mà thôi, dựa trên những phân tích trên.

1- Ông Trọng sẽ hưu trí và phe Đảng chỉ chiếm những vị trí kém quan trọng, đảng cộng sản VN tiếp tục suy yếu kể từ Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu, Nguyễn Phú Trọng cho đến khi bị đào thải.

2- Ông Dũng có thể sẽ là Tổng Bí thư kiêm Chủ Tịch nước như trường hợp Tập Cận Bình với quyền hạn tuyệt đối và vẫn giữ đảng cộng sản như là bình phong để áp dụng chánh sách độc đảng, độc đoán. 

3- Có thể có một số thay đổi để biến Việt Nam thành nước “tự do, dân chủ” chỉ trên danh nghĩa, nhưng trên thực tế là chế độ độc tài, sắt máu kiểu Putin cai trị Nga Sô.

4- Vì nhu cầu khẩn cấp để cải thiện kinh tế, ông Dũng sẽ xích gần với Mỹ nhanh hơn, tham dự chặt chẽ hơn trong hệ thống kinh tế tư bản.

5- Vì nhu cầu kiềm chế Trung Cộng ở biển Đông, Mỹ có thể nhượng bộ một số yêu cầu để Việt Nam trở thành quân bài trong thế Xoay Trục của Mỹ, tạo cơ hội cho kinh tế VN được tăng trưởng. Mỹ có thể bải bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí mà Thượng Nghị Sĩ John McCain vừa kêu gọi hôm 5 tháng 7 năm 2015 và ông đề nghị chánh phủ Hoa Kỳ bán cho Việt Nam những vũ khí cần thiết để tự bảo vệ. 

Việt Nam không có nhiều thì giờ để chần chờ, Mỹ không còn đủ kiên nhẫn để đợi. Chúng ta hãy chờ xem những diễn biến có tánh cách “định hình” trong quan hệ Mỹ- Việt-Trung trong thời gian gần đây khi Tổng Thống Obama, và Tổng Bí Thư Tập Cận Bình sẽ cùng đến Việt Nam trong cuối năm nay.

04.08.2015