Friday, July 10, 2015

Một cách nhìn khác về chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng

07/11/2015 - 02:05 — VietTuSaiGon
Nhìn lại lịch sử đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam, có một điểm rất đặc biệt và có tính xuyên suốt, đó là “chiến lược đu dây và dựa lưng” hay nói cách khác, nền ngoại giao nhà nước Cộng sản có đặc trưng của một nền ngoại giao nhược tiểu, đặc việc ăn xin, dựa dẫm lên hàng đầu. Và lần này, khi mà Trung quốc bắt đầu rục rịch nhiều thứ theo khuynh hướng xấu, gấu Nga cũng không còn đủ mạnh để có thể chia cho vài mẩu bánh mì, chính sách ngoại giao của nhà nước Cộng sản Việt Nam chuyển hướng sang phía Mỹ.

Thử nhắc lại chuyện cũ, trong những năm 1950 đến 1965, hầu như mọi thứ quân nhu, quân dụng và vũ khí chiến lược của Cộng sản Bắc Việt đều do Cộng sản Trung Quốc cung cấp, kể cả chuyên gia quân sự để cố vấn cho Cộng sản đánh trận Điện Biên Phủ cũng là của Trung Quốc. Có thể nói trong giai đoạn này, nếu không có sự chống lưng của Cộng sản Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam hầu như không có gì đáng nói, nếu không muốn nói chẳng là gì cả đối với Pháp, Mỹ hay Việt Nam Cộng Hòa bởi họ có thừa gan dạ và lạc hậu nhưng lại thiếu những thứ rất căn bản để làm nên lịch sử của họ.

Những năm 1965 trở về sau, khi mà nợ nần với Trung Quốc đã tăng cao, trong khi đó Trung Quốc không đủ khả năng để tiếp tục cung cấp, chống lưng cho Cộng sản Việt Nam, lúc này, trục ngoại giao chuyển hướng sang Liên Xô, mọi thứ tài trợ, viện trợ từ Liên Xô một lần nữa giúp cho Cộng sản Việt Nam mạnh hơn. Và lúc này, tình anh em với Cộng sản Trung Quốc rất phai nhạt, phai nhạt đến độ Cộng sản Trung Quốc tuyên bố Cộng sản Việt Nam là thằng ăn cháo đá bát, qua cầu rút váng và Đặng Tiểu Bình đã đùng đùng lôi đình quyết “dạy cho Việt Nam một bài học”. Cái mà họ Đặng muốn dạy đây không phải là dân tộc Việt Nam hay quốc gia Việt Nam mà là dạy cho thằng đàn em Cộng sản Việt Nam một bài học về sự vong ơn bội nghĩa. Trận chiến 1979 với hàng trăm ngàn sinh mạng ngã xuống oan khuất là bằng chứng của trận lôi đình giữa anh em nhà Trung Cộng – Việt Cộng này.

Bù vào, sau khi vay tiền từ khối Sev, nhận viện trợ, vay nhân đạo từ Liên Xô lên hàng tỉ đô la để rồi bán chuối non, bán dưa hấu bơm nước, bí đao bơm nước cho Liên Xô, kết quả là trong hàng trăm ngàn lô hàng nhập khẩu từ Việt Nam, Liên Xô thở dài, lắc đầu vì chỉ dùng đuợc chừng vài chục lô sau khi tuyển lựa và mang đi đổ hầm rác. Cái tình anh em chiến hữu của Liên Xô và Cộng sản Việt Nam suy cho cùng là sự trả giá của họ vì cái điều gọi là “quốc tế Cộng sản” cùng với những bài thơ ca ngợi Stalin, ca ngợi Lênin của Tố Hữu, với những món hàng không xài được.

Và cái tình anh em đó cũng kết thúc khi Liên Xô sụp đổ, Cộng sản Việt Nam thẳng thừng tính phí lên cao gấp mười lần với những người Liên Xô đang lưu trú tại Việt Nam, kết cục là họ phải lo mà cuốn gói, trong vòng chưa đầy ba tháng cuối năm 1990, không còn thấy bóng dáng ông bà cô cậu Liên Xô nào trên đất Việt Nam. Và hầu như các tờ báo Liên Xô cũng nhanh chóng bị vứt vào sọt rác, thay vào đó, các phương tiện truyền thông nhà nước bắt đầu ca ngợi Mao Trạch Đông, Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Đặng Tiểu Bình. Ngay cả tờ tạp chí mệnh danh đứng đầu về tri thức những năm đó là tờ Kiến Thức Ngày Nay cũng đi hàng loạt bài về Đặng Tiểu Bình, ca ngợi ông ta là ngôi sao trên bầu trời chính trị thế giới. Và đương nhiên, Hội nghị Thành Đô như một bát nước lạnh (có cả mùi tanh) mà Cộng sản Việt Nam thẳng tay hắt vào người anh em mắt xanh mũi lỏ Cộng sản Liên Xô để quay sang õng ẹo trên lưng gã bự con bặm trợn Cộng sản Trung Quốc.

Đương nhiên là lần quay trở lại này, gã bự con Cộng sản Trung Quốc không còn hấp tấp, ham hố như trước mà anh ta bắt đầu tính toán, đề phòng mọi bề và đưa ra những thế buộc đối với kẻ phụ tình Cộng sản Việt Nam, nguyên tắt “bánh ít trao đi bánh qui trả lại” được thực hiện rốt ráo. Thậm chí, một cái bánh ít trao đi phải có năm, bảy cái bánh qui trả lại mới vừa lòng gã to vâm Cộng sản Trung Quốc. Và trong tình thế chẳng còn ai để dựa ngoài gã Trung Cộng, mà nếu không dựa thì có khi chết đói, chết khát, Cộng sản Việt Nam đã chọn Cộng sản Trung Quốc, mười sáu chữ vàng và bốn tốt cũng ra đời từ chỗ này.

Cộng sản Trung Quốc lúc này tha hồ tác oai tác quái bởi nước cờ chính trị khu vực đang rơi vào tay, có món lợi nào hời hơn món lợi lãnh thổ, lãnh hải đã bị buộc trong thế cờ chính trị, cả một đất nước Việt Nam trước sau gì cũng phải là của Trung Quốc, là tỉnh lẻ của Trung Quốc một khi ván cờ tàn. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam chỉ còn biết vâng phục, ngậm bồ hồn chịu nhục để có miếng xôi mà ăn. Hậu quả thì miễn bàn, nó đã hiển hiện quá rõ, chẳng còn gì để bàn thêm.

Nhưng thế cờ bỗng dưng một lần nữa thay đổi đột ngột, tình hình tài chính Trung Quốc có vấn đề trầm trọng, thị trường chứng khoán tuột dốc chưa từng thấy, và điều này chắc chắn sẽ kéo theo thị trường bất động sản bị xì bong bóng, có thể trong vòng chưa đầy nửa năm, tình hình kinh tế của quốc gia được xem là ngang hàng với Mỹ sẽ vấp rất nhiều khó khăn. Lúc này, YTrung quốc buộc phải nghĩ đến một chiến lược mới, mở rộng về phía Nam, lấy kinh tế biển, khai thác biển làm mũi nhọn. Và điều này đụng trực tiếp đến chuyện cũ, đó là phải biến Việt Nam thành tiền đồn trên đất liền để bảo vệ biển Đông mà họ gọi là biển Hoa Nam. Chỉ có cách này mới cứu vãn được tình hình Trung Quốc và đảm bảo nền độc tài cùng các nhóm lợi ích của họ lâu dài.

Và trong quá trình dựa lưng Trung Quốc, Cộng sản Việt Nam dần biến dạng thành một loại mafia mà ở họ, vấn đề lợi ích nhóm quyết định sống còn, những cuộc tàn phá tài nguyên, môi trường cũng như danh dự quốc gia, lợi ích lâu dài và lương tâm quốc gia dần nhấn chìm đất nước, dân tộc vào bóng tối dốt nát, tàn nhẫn, mất niềm tin. Bây giờ cũng là lúc người Cộng sản giật mình hoảng sợ trước tình hình chính trị quốc tế. Một bên Trung Quốc trắng trợn đòi nợ, một bên thì nhân dân phản đối. Với đà này, chẳng bao lâu nữa họ sẽ như thế nào tự họ quá biết.

Dựa Mỹ! Đó là kế hoạch táo bạo cứu vãn tình thế của chóp bu Cộng sản Việt Nam. Bởi ít ra, trong qua trình hòa hoãn, dựa lưng Mỹ, họ cũng đỡ bị nhân dân chống đối và trái bóng phản kháng sẽ nhanh chóng tạm dừng. Chỉ cần chừng đó, họ đủ thời gian để tẩu tán tài sản, tẩu tán mọi tài liệu. Hơn nữa, kinh nghiệm của Gorbachov, Raul Castro cho thấy đây là cách bảo toàn mạng sống tốt nhất. Và khi đã đủ thời gian để lớp sau mọc lông mọc cánh, một cơ chế bầu cử dân chủ trá hình sẽ diễn ra, lúc này con cháu của các quan chức chóp bu Cộng sản với đầy đủ phương tiện tài chánh lại đứng ra tranh cử. Đâu lại vào đó.

Vì đây là lúc mà mọi chế độ độc tài trên thế giới đều lung lay, có nguy cơ sụp đổ bất kì giờ nào, Cộng sản Việt Nam có vẻ như nhanh tay một chút, chuyển loại hình chính trị mà lợi ích nhóm vẫn được đảm bảo. Chính vì vậy, bây giờ Nguyễn Phú Trọng có thể hứa và làm nhiều hơn những gì Mỹ đưa ra. Nhưng ông ta không làm thế, dù sao cũng phải diễn kịch một chút cho nó ra vẻ mình là đảng viên trung kiên và không đến nỗi lộ mặt ăn xin truyền kiếp của chế độ.

VietTuSaiGon's blog

Nguyễn Phú Trọng nên thấy gì ở Mỹ?

Theo Người Việt-07-10-2015 6:18:23 PM
Ngô Nhân Dụng

Người Việt Nam sống ở Mỹ biết thế nào cũng được ông Nguyễn Phú Trọng nhắc tới. Quả nhiên, tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (CSIS), ông Trọng đã đọc một bài diễn văn viết sẵn, với câu này, “Tôi mong chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam tại Hoa Kỳ, tạo điều kiện để họ hội nhập tốt và đóng góp tích cực...”

Trước đây, ông Trương Tấn Sang qua Mỹ đã từng thỉnh cầu chính phủ Hoa Kỳ săn sóc đời sống của người Việt ở Mỹ khiến cho mấy triệu người bật cười rồi, năm nay ông Trọng lập lại. Nghe xong, người Việt phải bật cười lần nữa! Khi phát biểu những yêu cầu này, hai ông chỉ chứng tỏ họ không biết gì đời sống ở một nước dân chủ tự do, trong một xã hội mở, nhất là trong một nước do hàng trăm sắc dân họp lại mà thành, như nước Mỹ!

Điều mà người Việt Nam sống ở Mỹ muốn gửi tới hai ông, cùng tất cả Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản Việt Nam, là yêu cầu quý ông bà không cần lo cho chúng tôi. Xin quý vị hãy “quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập của người Việt Nam ở trong nước Việt Nam!”

Nhiều người Việt đang bị bắt vào đồn công an một ngày bỗng bị treo cổ chết, công an bảo rằng họ tự tử nhưng không ai tin. Bao nhiêu nông dân Việt Nam bị Đảng Cộng Sản cướp đất để bán cho tư bản đỏ. Bao nhiêu trẻ em Việt Nam không được đi học; nhiều em đi học không đủ ăn đói quá không học được nữa; nhiều em đi học khi qua sông bố với con phải chui vào bao ni lông hay phải đu dây. Bao nhiêu người Việt Nam cần được “tạo điều kiện” vừa đủ cho họ được sống thôi, nhưng cuộc sống bình thường của họ đang bị đảng tước đoạt.

Còn người Việt Nam ở nước Mỹ, thực sự họ không cần “chính quyền Hoa Kỳ quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống, công việc và học tập...” nào cả. Nhiều người Việt đã trở thành tỷ phú mỹ kim hoàn toàn do sức làm việc, sáng kiến và cơ hội tạo ra, không ai thấy “chính quyền Hoa Kỳ” phải làm gì giúp họ cả. Bao nhiêu học sinh Việt Nam ra trường đứng đầu bảng; bao nhiêu sinh viên được học bổng của các định chế giáo dục tư, đã trở thành các giáo sư, các nhà nghiên cứu; chỉ cần các em nghe lời cha mẹ dậy cố gắng học hành, không em nào cần nhờ đến chính quyền nào giúp cả.

Hơn nữa, những người Việt Nam sống ở Mỹ chắc chắn không ai đòi hỏi và cũng không ai muốn được đối đãi đặc biệt. Tất cả các công dân và những người thường trú hợp pháp ở Mỹ đều được đối xử bình đẳng như nhau. Cơ hội mở ra cho tất cả mọi người như nhau, không ai cần được ưu đãi. Người gốc Trung Hoa, gốc Mexico hay gốc Nga cũng vậy. Không ai cần “chính quyền Hoa Kỳ” làm gì đặc biệt cho họ hết! Họ chỉ cần tuân thủ pháp luật, cố gắng đi học hay làm việc, cuộc đời họ do chính họ quyết định chứ không phải do những “nghị quyết”của đảng chính trị nào hoặc “chính sách ưu đãi” của bất cứ chính quyền nào cả.

Những điều trên, ông Nguyễn Phú Trọng không hề biết. Cho nên ông mở miệng nói ra những lời mà người Việt hay người nào nghe cũng phải thấy là “ngớ ngẩn.” Không phải riêng ông Trọng mới lẫn cẫn như vậy. Các người lãnh đạo Đảng Cộng Sản đều hoàn toàn lú về nếp sống trong các nước tự do dân chủ. Và họ không chịu học. Năm trước, ông Nguyễn Minh Triết sang New York, bị hỏi về chế độ một đảng độc quyền lãnh đạo tại Việt Nam, ông hỏi lại rằng, “Thế tại sao nước Mỹ lại chỉ có hai đảng? Một đảng hay hai đảng khác gì nhau?” Cả đời Nguyễn Minh Triết không được ai dạy cho biết rằng nước Mỹ có hàng chục đến hàng trăm đảng chính trị; người ta nói nhiều đến hai đảng bởi vì có hai đảng mạnh nhất, chứ không hề có luật lệ cấm bất cứ công dân nào lập thêm đảng mới cả!

Các lãnh tụ Cộng Sản đều “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh” cho nên cái gì họ biết về nước Mỹ đều do Hồ Chí Minh dạy. Trên báo Nhân Dân ngày 5 tháng 11 năm 1951, Hồ Chí Minh viết: “Văn hóa Mỹ ngày nay là văn hóa của bọn đại tư bản, bọn gây chiến tranh, bọn giết người... Xã hội Mỹ hôi thối như thế, văn hóa Mỹ suy đồi như thế, mà đế quốc Mỹ cứ khoe là ‘văn minh’ và đi truyền bá ‘văn minh’ cho các nước khác!” Năm 1953, trên báo Cứu Quốc (ngày 6 tháng 11), Hồ Chí Minh viết bài: “‘Văn minh Mỹ’ - người không bằng chó.” Trong đó có câu: “Theo báo Mỹ thì chó Mỹ ăn 30 phần 100 nhiều hơn nhân dân hai bang Anhđiana và Mitsuri cộng lại! Có 730 món đồ hộp cho chó xơi...” Kết thúc bài chửi Mỹ, Hồ Chí Minh còn đặt hai câu vè: “‘Văn minh’ trọng chó hơn người, ‘Văn minh’ của Mỹ buồn cười lắm thay!” Hai chữ “Văn minh” đều đặt trong dấu ngoặc để chế nhạo. (Các bài này còn chép trong tuyển tập Hồ Chí Minh cả).

Ông Nguyễn Phú Trọng từng làm chủ tịch Hội Đồng Lý Luận Trung Ương, chắc ông có đọc ít nhiều sách khác; không đến nỗi dốt như Nguyễn Minh Triết. Nhưng dù có đọc bao nhiêu sách viết về chế độ dân chủ mà không có dịp quan sát đời sống dân chủ tự do thì cũng chẳng biết gì cả.

Một điều chắc ông Nguyễn Phú Trọng không biết, là nước Mỹ nó thay đổi. Năm mươi năm trước đây, nhiều người da đen sống ở Mỹ còn bị chèn ép không sử dụng được quyền đi bỏ phiếu, một quyền đã được luật pháp bảo đảm. Năm 1964, đạo luật về dân quyền đã cấm các thủ đoạn chèn ép, ngăn chặn đó. Và bây giờ thì một người da đen đang làm tổng thống. Năm mươi năm trước, nhiều tiểu bang còn cấm người da đen không được kết hôn với người da trắng. Năm nay, họ có quyền lấy nhau. Không những thế, còn được phép lấy cả người cùng tính phái nữa!

Một quốc gia tiến bộ được là nhờ thay đổi, chấp nhận thay đổi và dám thay đổi. Đảng Cộng Sản đã kìm hãm không cho cơ chế chính trị nước ta thay đổi, cho nên nước Việt Nam bây giờ lạc hậu nhất trong vùng Á Đông và Đông Nam Á.

Một điều khác ông Nguyễn Phú Trọng nên học, là các thẩm phán ở Mỹ không nghe lệnh của đảng chính trị, dù đảng đang cầm quyền hay không. Ông John Roberts được một vị tổng thống Đảng Cộng Hòa đưa lên làm chánh án Tối Cao Pháp Viện, cách đây 10 năm. Nhưng trong một năm qua, ông đã hai lần bỏ phiếu phán quyết cho đạo luật cải tổ y tế của ông Obama, một tổng thống thuộc Đảng Dân Chủ, là hợp hiến. Ngay trong lần ra Thượng Viện điều trần trước khi được các nghị sĩ chuẩn y, ông Roberts đã xác định rằng vai trò các quan tòa giống như các trọng tài trong trận banh. Ông nhân danh các thẩm phán tuyên bố, “Chúng tôi không thuộc Đảng Dân Chủ, cũng không Cộng Hòa” khi làm nhiệm vụ thẩm phán. Tháng Hai năm 2015, hai thẩm phán Tối Cao Pháp Viện, Ruth Ginsburg và Elena Kagan, cùng do các vị tổng thống Dân Chủ đề cử, nhưng họ đã bỏ phiếu trái ngược nhau trong cùng một phán quyết. Cũng vậy, ông Clarence Thomas, vị thẩm phán tối cao thuộc Đảng Cộng Hòa nổi tiếng bảo thủ nhất, trong năm qua đã hai lần bỏ phiếu cùng một phía với các vị thẩm phán thuộc phái cấp tiến do Đảng Dân Chủ đưa lên.

Đảng Cộng Sản đã quen thói sai bảo các thẩm phán như đầy tớ, tòa án là một công cụ đảng dùng để bỏ tù những nông dân uất ức muốn kêu oan, những người Việt yêu nước chống Trung Cộng, và tất cả những công dân không đồng ý với chính sách của đảng. Vì vậy Đảng Cộng Sản đang ngăn cản không cho nước Việt Nam thay đổi, không cho nước Việt Nam tiến bộ.

Trong bài thuyết trình tại CSIS, ông Nguyễn Phú Trọng còn nhắc tới chuyện Hồ Chí Minh và Mỹ. Ông kể rằng những người ngoại quốc đứng bên cạnh Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 năm 1945 đều là người Mỹ. Ông quên không nói rõ rằng đó là thủ đoạn của ông Hồ để “dọa” các đảng phái quốc gia không Cộng Sản. Ông Hồ dùng các sĩ quan tình báo Mỹ OSS để tạo ra hình ảnh ông “được Mỹ ủng hộ.” Chính ông Bảo Đại chịu thoái vị nhượng quyền cũng vì tưởng Mỹ đứng sau lưng ông Hồ! Việc Hồ Chí Minh viết thư xin kết thân với Mỹ nhưng bị bỏ rơi, ông Trọng cũng nhắc lại và tỏ ý tiếc rẻ. Nhưng vào lúc đó mối lo lớn nhất của chính quyền Mỹ là cuộc xâm lăng của Chủ Nghĩa Cộng Sản trên toàn thế giới. Các cơ quan tình báo quốc tế đều biết ông Hồ là một điệp viên của Nga Xô. Chính quyền Mỹ hồi đó mà ủng hộ ông Hồ thì cũng không khác gì một chính quyền Mỹ bây giờ ủng hộ tay thủ lãnh al Qaeda nào đó làm chủ tịch một nước Trung Đông! Họ đã đủ hồ sơ về Hồ Chí Minh rồi, không cần phải chờ đọc những bài ông viết (trích dẫn trên đây) mới biết hết bụng dạ ông ta ra sao!

Tuy nhiên, nếu ông Nguyễn Phú Trọng kể lại các chuyện trên chỉ để biện minh cho đường lối “Quy Mã” của Đảng Cộng Sản, thì phải khuyến khích ông cứ tiếp tục nói. Những câu chuyện đó nên được kể nhiều lầm trong nội bộ Đảng Cộng Sản Việt Nam để thuyết phục tất cả các đảng viên rằng phải nhờ nước Mỹ giúp mới tạo được thế cân bằng đối đầu với Trung Cộng. Hơn thế nữa, các đảng viên cộng sản còn nên học tập những nền nếp trong đời sống dân chủ tự do ở nước Mỹ. Hơn 16,000 sinh viên Việt Nam đang theo học ở Mỹ có cơ hội học ngay tại chỗ.

Đời sống nước Mỹ có cái hay và cái dở; người nhìn thấy nhiều cái hay hơn, người thấy nhiều cái dở hơn. Nhưng nó thay đổi, nó không đứng ỳ một chỗ. Chính nhờ thế nó tiến bộ. Nước Mỹ quý trọng tự do. Người Mỹ bảo vệ bình đẳng trong cơ hội. Những kẻ ngăn cản các quyền tự do, bình đẳng sẽ bị pháp luật trừng phạt. Người Mỹ tự quyết định đời sống của mình chứ không bao giờ “nhờ ơn đảng.” Guồng máy cai trị nước Mỹ có phân ra ba quyền, cân bằng và kiểm soát lẫn nhau. Cơ chế đó bảo đảm tự do và bình đẳng. Chỉ cần học mấy điều này thôi, chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn hữu ích.

Bi kịch và thành công của người Mỹ gốc Việt

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-07-10
trieu-giang-2-622.jpg
Poster quảng cáo phim VIETNAMERICA.Courtesy photo
Thời gian 40 năm kể từ khi Sài Gòn sụp đổ cũng là thời gian hình thành nên cộng đồng người Việt đầy sức sống tại Hoa Kỳ. Bộ phim tài liệu VIETNAMERICA ra đời ghi lại lịch sử hình thành cộng đồng tị nạn chính trị lớn nhất nước Mỹ.

Đón nhận rất nồng nhiệt

Nhân dịp bộ phim bắt đầu được chiếu rộng rãi trên toàn nước Mỹ, người thực hiện bộ phim là nhà báo Triều Giang dành cho Kính Hòa cuộc phỏng vấn về bộ phim lịch sử này.
Triều Giang: Bộ phim đã được hoàn thành và hiện được chiếu tại miền Nam California, và đã được các đồng hương của chúng ta đón nhận rất nồng nhiệt. Vé bán hai tuần trước đã “sold out”, một điều rất đáng mừng. Bây giờ bộ phim đang được chiếu khắp nơi, ở Houston là ngày 25 và 26, tức là còn hai tuần nữa. Cho đến hôm nay thì số nhà bảo trợ rất là đông và số thu được là khoảng 30 ngàn đô la, số vé hơn 2.000 vé cũng bán được một nửa. Ngày hôm thứ sáu vừa qua có một cuộc gặp mặt nho nhỏ với cộng đồng của chúng ta ở vùng DC, có một điều bất ngờ làm Triều Giang rất cảm động, đó là lúc đầu mình chỉ muốn nói thôi, muốn trình bày về thông tin thôi, vậy mà các bác các anh chị ở đó đã mở ra một cuộc quyên góp đưa cho Triều Giang đến 2.300 đô la. Điều đó chứng tỏ mọi người rất mong mỏi xem cái phim này, vì đó là lịch sử của mọi người chúng ta.
Bộ phim tên là VIETNAMERICA nói về lịch sử của người Mỹ gốc Việt, cái lịch sử đau thương lúc ban đầu nhưng mà mình cũng vượt qua được, vượt qua được tất cả. Mình là cộng đồng tị nạn lớn nhất nước Mỹ và có những đóng góp rất quan trọng.
-Nhà báo Triều Giang
Và phim đang được đưa đến với người (Mỹ) bản xứ ở đây qua các đại hội điện ảnh. 18 phút của bộ phim có nhan đề là Võ sư Hóa đi tìm mộ, đã được đưa vào 15 đại hội điện ảnh, và đã nhận được năm giải thưởng của quốc gia và quốc tế. Đó là những thành quả đầu tiên mà phim đã đạt được trong việc phổ biến đến người bản xứ và ngoại quốc ở đây.
Kính HòaBà vừa nói đến 18 phút trích ra từ bộ phim, bà có thể nói thêm về nội dung bộ phim và vai trò của 18 phút đó trong bộ phim là như thế nào!
Triều Giang: Bộ phim tên là VIETNAMERICA nói về lịch sử của người Mỹ gốc Việt, cái lịch sử đau thương lúc ban đầu nhưng mà mình cũng vượt qua được, vượt qua được tất cả. Mình là cộng đồng tị nạn lớn nhất nước Mỹ và có những đóng góp rất quan trọng.
18 phút là phần nói về thảm trạng thuyền nhân. Không phải ai cũng đến Mỹ bằng thuyền, mà còn có những tù nhân chính trị. Quốc hội Hoa Kỳ đã có chương trình giúp tù nhân chính trị còn gọi là chương trình HO. Phim VIETNAMERICA nói về tất cả những người này, còn 18 phút là nói về thuyền nhân.

Sự đóng góp của cộng đồng

Kính HòaTên phim là VIETNAMERICA, vậy có đề cập đến những bạn trẻ sinh ra hoặc lớn lên ở Mỹ không thưa bà?
trieu-giang-3-400.jpg
Nhà báo Triều Giang cùng poster quảng cáo phim VIETNAMERICA. Photo courtesy of Người Việt/Ngọc Lan.
Triều Giang: Cái phần đó rất là quan trọng, bởi vì cái nhóm mà mình gọi là thế hệ một rưỡi dù đi một mình hay với ba má khi miền Nam bị mất thì các em còn rất nhỏ. Cái nhìn của các em về những ngày cuối cùng của cuộc chiến, và các em đến đây với một thế giới đầy ngỡ ngàng, rồi các em làm thế nào để vượt qua để bây giờ có những thành công. Chúng ta có một vị tướng trong quân lực Hoa Kỳ, chúng ta có nhiều khoa học gia nổi tiếng, những bác sĩ, rồi nhiều luật sư… Chúng ta đóng góp rất nhiều cho đất nước này. Bộ phim dành rất nhiều thời gian cho nhóm những người trẻ đó.
Kính HòaTrở lại chuyện vượt biển tìm tự do sau năm 1975 thì thưa bà là dường như các cố gắng để tái lập các khúc lịch sử đen tối đó gặp nhiều khó khăn vì các trại thuyền nhân đang bị xóa đi. Khi thực hiện bộ phim bà có gặp khó khăn đó hay không, và bà có nhắm tới việc khôi phục lại giai đoạn lịch sử đó để thế hệ sau này biết hay không?
Triều Giang: Hội là một hội giáo dục và văn hóa, việc khôi phục lại những di tích đó nằm ngoài tầm tay của mình. Mình ghi nhận lại là một điều đáng mừng, mặc dù rất nhiều trại bị xóa bỏ, ví dụ như trại Songkla ở Thái Lan bây giờ không còn vết tích, Bi Đông bây giờ họ cũng xóa gần hết rồi, bên Indonesia thì họ có làm một bảo tàng cho người tị nạn, tuy nhỏ thôi và các vật trưng bày cũng sơ sài và nghèo nàn, nhưng đó cũng là cố gắng của chính phủ Nam Dương.
Khi làm phim này mình đi lại tất cả bốn nước Đông Nam Á, nơi mà trước đây có những trại tị nạn, hàng trăm nghĩa trang, hàng ngàn ngôi mộ vẫn còn đó, những ngôi mộ không có bia và những ngôi mộ chỉ với một cái huyệt mà chôn hàng trăm người. Những di tích thuyền nhân đó đã được ghi vào phim ảnh, và đó là điều mừng nhất, trước khi nó mất đi với thời gian hay là các nước sở tại người ta không muốn gìn giữ nữa.
Kính HòaBà đã nói về sự phát triên của cộng đồng người Việt ở hải ngoại, về những người mới đến, và những thế hệ sau đó. Theo bà cộng đồng người Việt còn cần làm những gì để làm tốt hơn vai trò của mình ở nước Mỹ?
Tôi nghĩ là sau khi phim được chiếu tại các rạp, được đưa vào truyền hình Hoa Kỳ, đưa vào DVD, chúng ta sẽ đưa lên Internet thì không có cái gì có thể ngăn cản được người trong nước xem phim này.
-Nhà báo Triều Giang
Triều Giang: Theo suy nghĩ của tôi là cộng đồng đã làm rất tốt, những cá nhân đã thành công làm nên vẻ vang cho cộng đồng. Mình ước mong là cộng đồng chúng ta đoàn kết hơn, nắm tay nhau hơn. Một hội rất nhỏ như là Hội bảo tồn lịch sử và văn hóa này, mà với sự vận động đã có được một số tiền do cộng đồng giúp, không đủ lớn để làm phim nhưng mà cũng không nhỏ, là 200 ngàn, rồi vay được 150 ngàn để làm bộ phim tổng chi phí là 350 ngàn. Một hội nhỏ đã vận động được như vậy để làm được một phim và đưa vào đại hội điện ảnh quốc tế. Triều Giang nghĩ là nếu chúng ta đoàn kết nhau lại, thì chúng ta sẽ làm rất nhiều việc với kết quả không ngờ.
Kính HòaNhững cố gắng bảo tồn văn hóa lịch sử của người Mỹ gốc Việt, cũng như là khôi phục lại lịch sử mà những người sinh ra và lớn lên ở Việt Nam người ta không biết, bà có nghĩ là những cố gắng đó có ảnh hưởng về Việt Nam không?
Triều Giang: Dạ rất là ảnh hưởng. Chúng tôi nhận được rất nhiều email của người trong nước gửi ra hỏi là bao giờ thì người trong nước sẽ được xem cái phim này. Họ cũng muốn biết lắm, muốn biết là chuyện gì đã xảy ra trong thời chiến tranh, chuyện gì đã xảy ra cho hàng triệu người bỏ nước ra đi, tại sao họ ra đi? Và chuyện gì làm cho họ trở thành một cộng đồng lớn mạnh như bây giờ.
Tôi nghĩ là sau khi phim được chiếu tại các rạp, được đưa vào truyền hình Hoa Kỳ, đưa vào DVD, chúng ta sẽ đưa lên Internet thì không có cái gì có thể ngăn cản được người trong nước xem phim này.
Kính HòaXin bà câu hỏi cuối cùng là trong lúc chúng ta đang nói chuyện ở đây thì ông Nguyễn Phú Trọng đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam cũng đang ở cách chúng ta không xa, bà có lời nhắn nhủ gì với ông ấy không?
Triều Giang: Vâng, dạ thưa ông Trọng, nếu ông muốn cai trị nước Việt Nam tốt hơn thì ông nên xem phim này, và đưa về Việt Nam trình chiếu cho người dân xem để biết rằng dân tộc của chúng ta thèm khát tự do, rất muốn sống tự do, và có tự do thì họ làm được tất cả. Nhìn vào cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại thì thấy là chúng tôi thành công như thế nào.
Kính HòaXin cám ơn bà Triều Giang.

VN tham dự phiên tòa Phillippines kiện TQ ở The Hague

RFA-2015-07-10
043_31197889-622.jpg
Một phiên xử ở tòa Trọng tài thường trực tại The Hague Hòa Lan, ảnh minh họa chụp trước đây.AFP

Như tin chúng tôi đã loan, các đại diện Việt Nam đang tham dự phiên tòa Trọng tài thường trực tại The Hague Hòa Lan với tư cách quan sát viên, trong vụ kiện của Phillippines xin phán quyết đường chủ quyền 9 đoạn mà Trung Quốc áp đặt trên biển Đông là không có giá trị.

Hôm nay, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam ông Lê Hải Bình xác nhận như vậy với báo mạng Vn Express. Được biết Trung Quốc từ chối không tham gia vụ tranh tụng và theo thủ tục tòa Trọng tài thường trực đng xem xét các chứng lý tài liệu mà Philippines đưa ra để xác định Tòa có đủ thẩm quyền tài phán hay không.

Trong phiên tranh tụng đầu tiên tại The Hague, Ngoại trưởng Philippines del Rosario đã trình bày với Tòa là Trung Quốc đang thực hiện chiến thuật cắt lát ở Biển Đông để tiến tới kiểm soát toàn bộ khu vực này.

Trung Quốc áp đặt đường chủ quyền hình lưỡi bò chiếm trọn Biển Đông, áp sát bờ các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Bát nháo khu đón taxi ở phi trường Tân Sơn Nhất

SÀI GÒN (NV) - Tình trạng bát nháo, mất trật tự ở khu vực đón taxi tại phi trường Tân Sơn Nhất không chỉ làm khó chịu cho hành khách mà còn tạo ấn tượng xấu cho du khách quốc tế. 


Cảnh lộn xộn ở khu vực đón xe taxi tại phi trường Tân Sơn Nhất. (Hình: Tuổi Trẻ)

Phi trường Tân Sơn Nhất chính là điểm đến đầu tiên những ai tới thành phố Sài Gòn, nói rộng ra là Việt Nam, bằng đường hàng không. Thế nhưng, vừa bước ra khỏi khu vực nhà ga, người ta lại phải đối mặt với những ấn tượng xấu, gây phản cảm. Đó là tình trạng giành giật xe taxi tại phi trường, mà nếu người nào lịch sự văn minh sẽ phải trả giá bằng sự chờ đợi mỏi mòn.

Mặc dù trước cửa khu vực phi trường có con đường dành riêng cho taxi đậu và di chuyển, vùng tiếp giáp có hành lang phân luồng, cộng thêm đội ngũ nhân viên điều xe... song tình trạng ở đây hết sức bát nháo.

Mỗi khi có taxi của các hãng như M hay V trờ tới là hành khách lại nháo nhào, tiếng gọi nhau, tiếng hành lý kéo chạy, thi thoảng xen lẫn tiếng còi thổi “toét, toét” của an ninh phi trường nhằm vãn hồi trật tự nhưng dường như vô hiệu... Khách Việt phàn nàn đã đành, mà khách ngoại quốc lại càng cau có, bực bội vì sự mất trật tự của nơi này.

Bởi để đón taxi ở đây ngoài việc phải nhanh mắt, nhanh chân và luôn trong tư thế giả ngơ không biết có nhiều người đang xếp hàng đứng chờ thì mới đón được, còn không chỉ có đứng đó ngơ ngác nhìn một cách bất lực mà thôi.

Trả lời Tuổi Trẻ ngày 10 Tháng Bảy, ông Nguyễn Đức Tiến, phó giám đốc cảng kiêm giám đốc An Ninh Cảng Hàng Không Tân Sơn Nhất rất bàng quan cho rằng, do tâm lý vừa ra khỏi nhà ga, ai cũng muốn đi về nhanh nên tình trạng chen lấn, giành giật taxi.

“Mặc dù chúng tôi đã thiết lập hàng rào bằng inox, cả dây mềm cùng sự nhắc nhở của nhân viên an ninh hàng không, điều hành hãng hàng không và các bảng thông báo quy định nhưng nhiều hành khách đã không chấp hành, chen lấn, giành xe...” ông Tiến nói. (Tr.N)

07-10-2015 2:53:16 PM

‘Hết thời’ ngành trà Việt Nam?

TỔNG HỢP (NV) - Nắng hạn khiến ngành trà của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn. Trong khi hàng ngàn hecta trà tại Nghệ An và Hà Tĩnh chết héo vì hạn hán, thì ngành trà Lâm Đồng lao đao vì sản phẩm không xuất bán được do nhiễm thuốc diệt côn trùng. 


Nắng nóng kéo dài khiến hàng ngàn hecta trà ở Nghệ An chết cháy. (Hình: Người Lao Động)

Tin từ Người Lao Động ngày 10 Tháng Bảy, 2015 cho biết, dọc theo đường qua các xã Thanh Đức, Hạnh Lâm, Thanh Hương, Thanh Thịnh thuộc tỉnh Nghệ An, trải dài trên cánh đồng trà, những rẫy trà đã rũ lá vàng úa, những búp non ngả màu đen sạm do bị nắng táp.

“Nắng nóng, khô hạn khiến hơn 1,000 hec-ta (ha) trà ở khu vực bị cháy khô. Huyện đang thành lập đoàn tới các xã thống kê thiệt hại cụ thể của các hộ dân,” ông Lê Đình Thanh, trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Thanh Chương, cho biết.

Đứng cạnh vườn trà đã khô hết lá, ông Trần Văn Đức, ngụ xã Hạnh Lâm buồn bã, “Chưa năm nào nắng hạn như năm nay, không có lấy một giọt mưa. Nắng quá nên toàn bộ mấy sào trà của tôi bị cháy hết, không thu hoạch được gì cả.”

Cách đồi trà của ông Đức không xa, vườn trà của bà Trần Thị Ánh cũng đang bị chết héo. “Thu nhập của gia đình trông chờ vào mấy sào trà này, giờ xem như trắng tay,” bà Ánh rầu rĩ.

Ông Nguyễn Trọng Hoài, trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Hương Khê, cho biết tỉnh Hà Tĩnh vừa gởi phúc trình đề nghị nhà cầm quyền trung ương xem xét, cấp kinh phí 80 tỷ đồng để hỗ trợ chống hạn.

Tương tự, tại các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Quỳ Hợp ở tỉnh Nghệ An, nông dân cũng đang khốn đốn vì diện tích trà chết lan rộng. Riêng huyện Anh Sơn, thống kê của huyện cho biết, có khoảng 300 ha trà chết, 1,500 ha bị ảnh hưởng. Xã có diện tích trà bị thiệt hại lớn nhất là Thành Sơn với 55 ha, kế đến là Phúc Sơn 40 ha, Hùng Sơn 35 ha, Cẩm Sơn 30 ha, Khai Sơn 30 ha...

Theo phúc trình của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nghệ An, đến nay, toàn tỉnh có trên 2,260 ha trà cháy lá, thiệt hại từ 30%-70%, buộc phải phá để trồng lại. Hiện tỉnh Nghệ An kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 152 tỷ đồng.

Trong khi đó, theo thống kê của Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Lâm Đồng, trong 6 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh có 3,620 tấn trà đen tồn kho không thể xuất khẩu và đang vùng vẫy trong khó khăn.

Lý do, hàng ngàn tấn sản phẩm xuất khẩu tồn kho liên tiếp bị phía Đài Loan cáo buộc nhiễm dioxin và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể là Fipronil, một loại thuốc dùng để diệt côn trùng vượt ngưỡng cho phép, ông Lại Thế Hưng, chi cục trưởng Cục Bảo Vệ Thực Vật Lâm Đồng, xác nhận. (Tr.N)
07-10-2015 2:29:55 PM

Hệ thống quốc doanh tiếp tục là gánh nặng của kinh tế Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Đó sẽ là cảm nhận dễ đi đến khi nhìn qua kết luận kiểm toán 2014 của kiểm toán Việt Nam. Năm ngoái, cơ quan này đã kiểm toán 249 doanh nghiệp thuộc 38 tập đoàn và tổng công ty quốc doanh.


Nhiều dự án bất động sản do các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh đầu tư cách nay hàng chục năm vẫn còn dở dang, chưa hoàn tất. (Hình: VnExpress)

Thông qua việc kiểm tra các báo cáo tài chính và những hoạt động liên quan đến việc quản lý và sử dụng cả vốn lẫn tài sản của 249 doanh nghiệp thuộc 38 tập đoàn và tổng công ty quốc doanh, kiểm toán Việt Nam nhận định, nhiều dự án do các doanh nghiệp này đầu tư là “không hiệu quả” nên “lãng phí về vốn” và vì đó, thua lỗ.

Chẳng hạn đài truyền hình kỹ thuật số VTC đã chi tiền sắm sửa nhiều loại trang thiết bị nhưng không thể sử dụng. Ví dụ hệ thống truyền hình kỹ thuật số ngốn hơn 22 tỷ. Hệ thống phát thanh - truyền hình trên Internet ngốn 1.7 tỷ. Các thiết bị truyền hình kỹ thuật số mặt đất đã trang bị cho một số trạm phát cấp tỉnh, cấp huyện...

Kiểm toán Việt Nam còn nêu ra hàng loạt thực trạng khác, xuất hiện đã lâu, song đến nay vẫn còn là vấn nạn lớn: Nhiều tập đoàn, tổng công ty quốc doanh quản lý nợ không chặt chẽ, khiến nợ quá hạn phải thu hồi hoặc nợ khó đòi trở thành rất lớn.

Ví dụ như nợ khó đòi của công ty Gang Thép Thái Nguyên thuộc tổng công ty Thép Việt Nam hiện lên tới 595 tỷ, chiếm đến 93% số nợ phải thu hồi. Hoặc tổng công ty Thực Phẩm Đồng Nai (DOFICO) đang có đến 126 tỷ đồng thuộc dạng nợ khó đòi.

Do làm mất vốn được ngân sách cấp (thường được gọi là vốn chủ sở hữu), nhiều tập đoàn, tổng công ty Quốc Doanh đang duy trì hoạt động bằng vốn vay hoặc vốn chiếm dụng của các tổ chức tín dụng, thành ra hệ số nợ phải trả trên vốn của chủ sở hữu lên tới hơn 30 lần. Đây là chuyện đang xảy ra ở công ty Đầu Tư Phát Triển Xây Dựng Số 1 (31.33 lần), công ty Nguyên Liệu Giấy miền Nam (36.2 lần),...

Cũng theo kiểm toán Việt Nam, tình trạng thi nhau đổ vốn vào lĩnh vực bất động sản hồi giữa thập niên 2000 đã nhiều nhiều tập đoàn, tổng công ty Quốc Doanh sa lầy và đến nay vẫn chưa thoát ra được.

Ví dụ năm 2006, tổng công ty Điện Tử và Tin Học Việt Nam đầu tư dự án khu đô thị mới Cầu Giấy nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện. Tương tự, vào năm 2006, tổng công ty Vật Liệu Xây Dựng Số 1 đầu tư vào dự án Cao Ốc Valta của công ty Cơ Khí Xây Dựng Tân Định nhưng vì nhiều lý do, đến nay, sau chín năm, dự án này vẫn chưa hoàn tất.

Chuyện dồn vốn do ngân sách cấp vào những dự án mà không kiểm soát được quá trình thực hiện, dự án chậm hoàn thành vừa làm giảm hiệu quả của vốn đầu tư, vừa lãng phí vẫn còn rất phổ biến. Kết luận kiểm toán 2014 của kiểm toán Việt Nam cho biết, trong giai đoạn từ 2011 đến 2013, nhiều dự án đã không hoàn thành đúng hạn.

Ví dụ dự án DAP Hải Phòng (sản xuất phân bón, hóa chất) do Vinachem (tập đoàn công nghiệp hóa chất Việt Nam) đầu tư, hoàn thành chậm hơn dự kiến tới 5 năm. Hoặc dự án xây dựng đài kiểm soát không lưu của phi trường Liên Khương do tổng công ty Quản Lý Bay Việt Nam đầu tư, hoàn thành chậm hơn dự kiến tới hai năm. (G.Đ)

07-10- 2015 3:25:50 PM

Philippines cáo buộc Trung Quốc coi thường UNCLOS

(Kiến Thức) - Philippines kêu gọi tòa PCA tuyên bố rằng những đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông là phi pháp, coi thường UNCLOS.

Trong phát biểu khai mạc phiên tòa ở La Haye 7/7, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario cho biết Philippines tìm đến sự can thiệp pháp lý vì hành vi của Trung Quốc đã trở nên ngày càng "hung hăng", coi thường UNCLOS và những cuộc đàm phán trở nên vô ích.


Ngoại trưởng Philippines: Tuyên bố lãnh hải dựa trên "quyền lịch sử" của Trung Quốc là “không có bất cứ cơ sở nào trong luật pháp quốc tế”.

Ngoại trưởng Del Rosario nói Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) mà cả Philippines và Trung Quốc đều đã phê chuẩn nên được sử dụng để giải quyết tranh chấp lãnh thổ của hai nước.
Theo VOA, Ngoại trưởng del Rosario nói với Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) La Haye: "Vụ kiện trước mặt quý vị có ý nghĩa tối quan trọng đối với Philippines và khu vực và với thế giới. Theo quan điểm của chúng tôi, nó cũng có ý nghĩa tối quan trọng là sự toàn vẹn của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển và cấu trúc cơ bản của trật tự pháp lý những vùng biển và đại dương”.

Trung Quốc bác bỏ tất cả những chỉ trích về những hành động của nước này, khẳng định họ có chủ quyền không thể tranh cãi ở Biển Đông.

Tuy nhiên Ngoại trưởng Philippines nói với tòa PCA ở La Haye rằng tuyên bố lãnh hải dựa trên "quyền lịch sử" của Trung Quốc là “không có bất cứ cơ sở nào trong luật pháp quốc tế”.

Những phát biểu của ông Del Rosario, được đưa ra trong phiên tòa kín nhưng được Manila công bố hôm 8/7, là một phần trong luận cứ mở đầu phiên tòa của Philippines.

Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện và cho biết họ sẽ không tuân theo bất kỳ phán quyết nào.

Minh Châu (TH

Kiện Trung Quốc về Biển Đông, Manila được điều trần lần thứ nhì

Theo RFI-Thanh Hà
Ngày 10-07-2015 17:21

media
Đòi hỏi chủ quyền của các quốc gia ven Biển Đông.Source : US defense department

Trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc ngày 10/07/2015 vừa quyết định cho phép Manila tiếp tục điều trần ở vòng hai. Đợt điều trần thứ nhì sẽ bắt đầu vào lúc 10 giờ sáng ngày 13/07/2015. Tin trên do báo Rappler của Philippines tiết lộ.

Theo lời phó phát ngôn viên của Tổng thống Philippines bà Abigail Valte, Tòa án Quốc tế đánh giá là : « Phía Philippines đã chuẩn bị đầy đủ để trả lời một cách tốt nhất những câu hỏi của bên Tòa án trong cuộc điều trần thứ nhì ». Trong một thông báo trước đó Manila ghi nhận việc được quyền điều trần thêm một đợt thứ hai chỉ là một « thủ tục bình thường », và điều đó chứng tỏ các vị thẩm phán của Tòa « muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề của vụ kiện ».

Tòa án Trọng tài Thường trực của Liên Hiệp Quốc, có trụ sở tại La Haye- Hà Lan, bắt đầu nghe đại diện chính quyền Manila trình bày lập trường của mình trong hai phiên điều trần mồng 7 và 08/07/2015. Tòa án sẽ xác định xem phía Trung Quốc hay Philippines có quyền sở hữu đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý, ở Biển Đông, nơi có những tuyến vận tải đường biển quan trọng đối với thương mại thế giới.

Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền đối với hơn 80% diện tích Biển Đông, trong đó gồm cả vùng biển mà Philippines khẳng định thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình. Các chuyên gia Philippines đưa ra các lập luận và tài liệu để chứng mình rằng đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc thông qua bản đồ 9 đoạn là vô giá trị, chiếu theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

Ngay từ đầu, Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện cùng Philippines và khẳng định Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc không có thẩm quyền xem xét hồ sơ này. Các vùng tranh chấp chồng lấn tại Biển Đông là những điểm nóng trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng các cơ sở quân sự trên đó, còn Hoa Kỳ thì thực hiện chính sách xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương.

Chuyên gia Mỹ : Bắc Kinh là kẻ xâm lược ở Biển Đông, Hà Nội không

Theo RFI-Trọng Thành
Ngày 10-07-2015 20:04

media
Phi đạo đang xây trên Đá Chữ Thập theo ảnh vệ tinh đăng trên trang web của CSIS.Reuters

Báo Want China Times của Đài Loan hôm nay, 10/07/2015, dẫn nghiên cứu của một học giả thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS, có trụ sở tại Washington, theo đó, chính Trung Quốc mới là "kẻ xâm lược thực sự" tại Biển Đông, chứ không phải Việt Nam, như cáo buộc trước đó của học giả Greg Austin trên báo The Diplomat.

Bài "China, not Vietnam is the aggressor in S China Sea: expert" của tờ báo Đài Loan nhắc lại, trong bài viết ngày 18/06 được đăng tải trên The Diplomat, có trụ sở tại Tokyo, nhà nghiên cứu Greg Austin (Viện Ngoại giao Đông Á/Est West Institute for the Diplomat, ở New York) đã mô tả Việt Nam như « kẻ gây hấn lớn nhất khu vực ». Tác giả Greg Austin cho rằng Việt Nam đã gia tăng gấp đôi số lượng thực thể chiếm đóng tại quần đảo Trường Sa kể từ năm 1996. Trước thời điểm này, theo ông Austin, Việt Nam chỉ kiểm soát 24 « thực thể địa lý » (tức đảo, rạn san hô, bãi cạn hay bãi đá ngầm…).

Trong bài « China’s False South China Sea Narrative » trên tạp chí mạng The National Interest (07/07/2015), ông Gregory B. Poling, thành viên ban phụ trách bộ phận Đông Nam Á (Sumitro Chair for Southeast Asia Studies) của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế CSIS khẳng định : có một sự khác biệt lớn giữa các hoạt động đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam và Trung Quốc.

Trước hết, việc mở rộng đảo của Việt Nam tại Trường Sa « vô cùng nhỏ so với Trung Quốc ». Riêng tại đảo Đá Chữ Thập (Fiery Croiss Reef) Trung Quốc đã mở rộng đến 800 acre (tương đương 32 ha), trong khi đó, toàn bộ các xây dựng của Việt Nam tại Trường Sa chỉ có diện tích 3,5 acre (1,4 ha). Vẫn theo nhà nghiên cứu Viện CSIS, diện tích toàn bộ các thực thể mà Trung Quốc đã tôn tạo rộng hơn Ba Bình, đảo lớn nhất tại Trường Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng chưa bao giờ thực hiện việc biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo mới.

Điều mà nhà nghiên cứu CSIS nhấn mạnh trong bài viết nói trên là không có chuyện Việt Nam tăng gấp đôi số lượng "thực thể địa lý" kiểm soát. Một số người, trong đó có ông Greg Austin, đã đánh đồng « feature » (thực thể địa lý) với « oustpost » (trạm tiền tiêu hay công trình). Thông tin đã được sử dụng cho cách hiểu sai lệch này là một ghi nhận của trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear (ngày 13/05), được đưa ra trong cuộc điều trần trước Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ, theo đó « Việt Nam có 48 ‘‘oustpost’’, Philippines 8 ; Trung Quốc 8, Malaysia 5 và Đài Loan 1 ». Cụ thể như tại đảo Đá Lớn (Discovery Great Reef), theo cách tính của Hoa Kỳ, Việt Nam có 3 « outpost ». Thông tin nói trên một lần nữa lại được Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Cartor nhắc đến tại hội nghị Shangri-La.

Theo ông Gregory B. Poling, thông tin về số lượng các "trạm tiền tiêu" hay "thực thể địa lý" mà các bên tranh chấp đang sở hữu tại Trường Sa nói trên là rất quan trọng. Việc so sánh như trên có thể che lấp đi thực tế mở rộng, xây dựng đảo nhân tạo quy mô rất lớn của Trung Quốc. Washington nên đưa ra các giải thích đầy đủ hơn về những gì diễn ra tại Biển Đông, để phản bác lại quan điểm sai trái của Bắc Kinh.

Đối mặt với Bắc Kinh, Hoa Kỳ và Việt Nam xích lại gần nhau

Theo RFI-Minh Anh
Ngày 09-07-2015 17:14
media
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng 07/07/2015.REUTERS/Jonathan Ernst

Obama mở cửa Nhà Trắng đón Nguyễn Phú Trọng, sàn chứng khoán Thượng Hải chao đảo, đàm phán nợ công Hy Lạp là những chủ đề thời sự nóng trên các mặt báo Pháp sáng nay 09/07/2015.

« Lần đầu tiên », « tính biểu tượng mạnh » là nhận định chung của một số nhật báo Pháp như Le Monde, Libération hay L’Humanité về sự kiện Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam được đón tiếp long trọng tại Phòng Bầu dục Nhà Trắng. Một vinh dự thường chỉ dành riêng cho các nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ.

« Obama mở rộng vòng tay đón lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam » là tựa bài phân tích của Arnaud Vaulerin, thông tín viên nhật báo thiên tả Libération tại Nhật Bản. Với tấm hình Obama cười vui vẻ bắt tay Nguyễn Phú Trọng, tác giả bình luận « Tấm ảnh nói rõ tầm quan trọng của chuyến công du này ». Bởi lẽ người mà ông Obama đón tiếp là một đại diện Việt Nam không do dân bầu lên, một quốc gia mà Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh chống lại trong gần 20 năm. Hoa Kỳ không trải thảm đỏ để đón ông Nguyễn Phú Trọng và cũng không dành cho ông hết mọi vinh dự của một chuyến công du cấp Nhà nước. Dù vậy, sự việc vẫn mang tính biểu tượng rất cao.

Đó là vì 40 năm sau khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, chuyến công du 4 ngày của ông Nguyễn Phú Trọng cho thấy một giai đoạn quan trọng mới trong tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai quốc gia, được khởi động từ năm 1995. Trước khi đến Hoa Kỳ, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã giải thích rằng : « Việt Nam và Hoa Kỳ, xưa kia là kẻ thù, nay đã trở thành bạn bè và tích cực tham gia vào một đối tác toàn diện từ năm 2013 ».

Tổng thống Mỹ Barack Obama đánh giá chuyến thăm Hoa Kỳ của ông Nguyễn Phú Trọng làm « nổi bật một mối quan hệ mang tính xây dựng dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau" bất chấp một "lịch sử khó khăn" liên quan đến cuộc chiến (Le Monde). Rằng Việt Nam đã thực hiện nhiều « tiến bộ đáng kể » (Libération).

Nhân quyền xuống hàng thứ yếu

Tuy nhiên việc Obama quyết định tiếp lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam tại Nhà Trắng gặp phải sự phản đối gay gắt từ giới đấu tranh nhân quyền. Dù rằng cả hai lãnh đạo đều cho biết có những bàn luận « thẳng thắn », nhưng các nhật báo Pháp đều có cùng nhận định là không trông đợi được gì nhiều trong cuộc gặp gỡ lần này.

Việt Nam từ nhiều năm nay vẫn luôn bị chỉ trích cản trở các quyền tự do cơ bản (quyền tập hợp, thành lập hội đoàn và biểu tình) và các quyền tự do tín ngưỡng cũng như việc thường xuyên lạm dụng vũ lực trong các trại giam. Các báo Pháp trích dẫn con số ước tính của do tổ chức Quan sát Nhân quyền Human Rights Watch cho biết hiện Việt Nam có khoảng 150 tù nhân chính trị (các nhà viết blog, luật sư, đại diện tôn giáo, các nhà đấu tranh xã hội và nghiệp đoàn). Do đó, theo ông John Sifton, giám đốc HRW phụ trách Châu Á, được Libération trích dẫn, Việt Nam tiến bộ quá ít, nên chưa « xứng đáng được thưởng bằng một cuộc gặp gỡ tại Phòng Bầu dục ».

Mối họa Trung Quốc là tâm điểm

Dù vậy đối với Washington, chuyến đi này rất quan trọng. Lời mời đến thăm Hoa Kỳ nhân dịp kỷ niệm 20 năm quan hệ bang giao Việt – Mỹ, sự tiếp đón long trọng dành cho ông Nguyễn Phú Trọng còn cho thấy rõ sự manh nha cải thiện quan hệ với các cựu thù cộng sản của Hoa Kỳ, nhất là sau thông báo gần đây bình thường hóa quan hệ với Cuba.

Le Monde trích nhận định của ông Hoàng Anh Tuấn, Giám đốc Viện Đối ngoại và Nghiên cứu chiến lược của Việt Nam, cho rằng : « Chuyến đi này chứng tỏ là Hoa Kỳ công nhận và tôn trọng chọn lựa chính trị của Việt Nam và hệ thống mà đất nước đi theo ». Chuyến công du lịch sử đến Nhà Trắng cũng cho thấy "độ chín muồi trong quan hệ Mỹ - Việt", sau hai mươi năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai cựu thù.

Bên cạnh đó, Libération và Le Monde có cùng quan điểm cho rằng trọng tâm của chuyến công du Hoa Kỳ lần này của lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam là mối đe dọa ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực. Nhật báo Le Monde cho rằng: "Cách thức Washington tiếp đón Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, chứng minh tầm mức quan trọng ngày càng lớn của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, vào thời điểm mà Trung Quốc ngày càng lớn mạnh trên phương diện kinh tế và chiến lược tại Châu Á - Thái Bình Dương".

Một quan điểm cũng được Libération đồng chia sẻ. Tờ báo viết : « Việc thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ với Hà Nội minh chứng một sự chuyển hướng chính sách đối ngoại của Washington về Châu Á kể từ năm 2009. Đối mặt với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc với những tham vọng bá quyền hàng hải nhằm tranh giành vai trò cảnh binh trong khu vực, chính quyền Obama có ý định tái khẳng định sự hiện diện của mình trên Biển Đông. Để làm được điều này, Hoa Kỳ cần phải xây dựng mối quan hệ hữu hảo chiến lược và những liên minh cần thiết ngay tại sân sau của Trung Quốc ».

Do đó, theo Libération, chuyến công du này xảy ra trúng thời điểm đối với Hà Nội. Việt Nam cho đến giờ vẫn luôn thi hành một chính sách đối ngoại cân bằng giữa các cường quốc (xưa kia là Nga – Trung, bây giờ Bắc Kinh – Washington). Và Việt Nam chưa bao giờ bỏ lỡ một cơ hội nào để thoát phần nào sự kềm chế của anh bạn láng giềng chuyên « lấy thịt đè người ».

Lịch sử « ngàn năm đô hộ giặc Tàu » vẫn để lại chấn thương trong sâu thẳm tâm thức người Việt. Và lịch sử giữa hai quốc gia anh em cộng sản này vẫn luôn là những cuộc xung đột. Dù không nêu đích danh Trung Quốc, trong buổi gặp gỡ Tổng thống Mỹ hôm thứ Ba vừa qua, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam công khai bày tỏ mối quan ngại liên quan đến những xung đột trên Biển Đông, nơi mà « luật quốc tế không được tôn trọng ».

Ngay tại khu vực này, nơi giao thoa của nhiều tuyến hàng hải quan trọng và quyền lợi kinh tế chiến lược của cả Châu Á, Trung Quốc không ngừng cải tạo các bãi đá ngầm trong khu vực quần đảo Trường Sa để xây dựng bức « Vạn Lý Trường Thành bằng cát ». Điển hình là Bắc Kinh sắp hoàn thành một phi đạo dài 3100m trên Đá Chữ Thập, theo như tiết lộ của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Hoa Kỳ.

Việt Nam muốn độc lập chính sách ngoại giao

Đối mặt với các chiến dịch bê-tông hóa của Trung Quốc trong khu vực quần đảo tranh chấp, Việt Nam đã chọn xích lại gần với Hoa Kỳ hơn khi quyết định để ông Nguyễn Phú Trọng, nhà tư tưởng và lãnh đạo chủ chốt của Đảng, từng rất thân với Trung Quốc, đến thăm Washington. Hà Nội mong muốn tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ, vốn dĩ cũng có tham vọng cập vào các cảng của Việt Nam.

Bình luận về chuyến đi này của ông Nguyễn Phú Trọng, chuyên gia Hoàng Anh Tuấn, được Le Monde trích dẫn cho rằng : Hà Nội muốn "chứng tỏ với Bắc Kinh là Việt Nam có ý định tiến hành một chính sách ngoại giao thật sự độc lập". Vị chuyên gia này cũng nhắc lại rằng « Ngược dòng lịch sử, chúng ta nhận thấy là ảnh hưởng của Trung Quốc lên Việt Nam không ngừng suy giảm kể từ giữa thế kỷ XIX, nghĩa là khi người Pháp đến Việt Nam ».

Một quan điểm cũng được ông Jonathan London, chuyên gia về Châu Á học, giáo sư trường đại học Hồng Kông đồng chia sẻ trên tờ Wall Street Journal, được Le Monde dẫn lại : « Việc lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam, người đảm bảo cho ý thức hệ của đảng, đến thăm Hoa Kỳ cho thấy là Việt Nam đang tiến hành một chiến lược tái cân bằng ».

Hiệp ước Mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương : Lợi hay hại?

Một chủ đề quan trọng khác cũng nằm trong chương trình nghị sự giữa ông Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama: đó là Hiệp ước trao đổi mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP, một thỏa thuận trao đổi tự do giữa 12 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhưng không có Trung Quốc. Về phần này, nhật báo Le Monde trích dẫn lại nhiều nhận định trái ngược nhau của một số chuyên gia trong nước.

Theo quan điểm của chuyên gia phân tích Hoàng Anh Tuấn, "TPP rất quan trọng đối với Việt Nam, do đó cũng như là dạng mẫu cho mọi thỏa thuận thương mại khác. Hơn nữa, TPP không chỉ mang tính chất kinh tế mà còn cả vấn đề chiến lược".

Thế nhưng, không phải ai cũng có cùng quan điểm trên. Đối với ông Bùi Kiến Thành, người từng tham gia các cuộc đàm phán, TPP chưa hẳn là liều thuốc chữa bách bệnh. Theo ông, Việt Nam chẳng được lợi gì khi tham gia TPP, mà chỉ có thiệt. Do bởi nền kinh tế Việt Nam còn xa để mà có thể đối đầu với sự cạnh tranh giữa các quốc gia trong khu vực.

Tuy nhiên, đối với những người chủ trương cải cách trong chế độ, tham gia TPP cũng là một phương cách mở ra trào lưu tự do cả về mặt kinh tế lẫn chính trị. Đối với giáo sư Tương Lai, cựu viện trưởng Viện Xã hội học và cũng từng là chuyên gia nổi tiếng về chủ nghĩa Mác-xít, "TPP vẫn sẽ là một bước đi quan trọng cho phép Việt Nam tiếp tục tránh xa quỹ đạo Trung Quốc"

Báo chí nhà nước và báo chí tư nhân


Một dự luật báo chí sửa đổi sẽ được Quốc hội Việt Nam cứu xét thông qua vào cuối năm 2015 bên cạnh nhiều dự luật khác.
Dự án Luật Báo chí sửa đổi sẽ được Quốc hội Việt Nam xem xét vào cuối năm nay. Cùng với các dự án Luật Trưng cầu ý dân, Luật về Hội, Luật Biểu tình,… dự án này là một bước triển khai các quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân.
Điều 14 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định:
“1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.” Cũng theo điều này, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì một trong 4 lý do sau đây: lý do quốc phòng, an ninh quốc gia; lý do trật tự, an toàn xã hội; lý do đạo đức xã hội; lý do sức khỏe của cộng đồng. Trong việc thực hiện quyền con người, quyền công dân, Việt Nam cũng như các nước dân chủ khác đều tuân thủ nguyên tắc: “1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.” (Điều 16 Hiến pháp).
Quyền tự do báo chí là một trong những quyền công dân mà Hiến pháp ghi nhận tại Điều 25 cũng phải được điều chỉnh theo các quy định trên.
Tuy nhiên, cho đến lần sửa đổi này, dự thảo Luật Báo chí báo chí vẫn chưa thừa nhận báo chí tư nhân. Theo Điều 16 dự thảo Luật, đối tượng được thành lập cơ quan báo chí chỉ là “cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp” và “các tổ chức khác của Nhà nước do Chính phủ quy định”.
Khó có thể nói rằng việc hạn chế đối tượng được thành lập cơ quan báo chí chỉ trong phạm vi các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan Nhà nước và các tổ chức “của Nhà nước” là phù hợp với cam kết “công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm” quyền con người, quyền công dân tại Điều 14 và “mọi người đều bình đẳng trước pháp luật; không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội” tại Điều 16 của Hiến pháp. Như vậy, chỉ có thể hiểu rằng việc hạn chế xuất phát từ các lý do quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội.

Không thuyết phục

Tuy nhiên, lý do này tỏ ra không thuyết phục. Ở hầu hết các nước, báo chí chủ yếu là của tư nhân và trên thực tế, chưa có trường hợp nào báo chí trở thành mối nguy hiểm đối với các chính thể “của dân, do dân, vì dân”.
Ở Việt Nam thực ra cũng không phải chỉ có một loại hình duy nhất là báo chí thuộc các cơ quan, tổ chức “của Nhà nước”. Chính dự thảo Luật cũng thừa nhận thực tế này tại khoản 2 Điều 27 khi quy định về tiêu chuẩn người đứng đầu cơ quan báo chí của “các tổ chức tôn giáo, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học cơ bản chuyên ngành và những trường hợp đặc biệt khác” và tại khoản 6 Điều 21 khi quy định về thủ tục cấp giấy phép hoạt động cho trang thông tin điện tử tổng hợp của doanh nghiệp.

Theo khảo sát sơ bộ của chúng tôi, hiện nay, trong các tổ chức tôn giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và các tổ chức thành viên, trực thuộc có 1 đài truyền hình (Truyền hình An Viên), 3 tạp chí (Tạp chí Nghiên cứu Phật học của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành lập năm 1990; tạp chí Khuông Việt của Học viện Phật Giáo Việt Nam; tạp chí Thế giới Phật giáo của Thành hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh) và các báo Giác Ngộ Online (thành lập năm 1996), Nguyệt san Giác Ngộ (phụ trương của Giác Ngộ Online) của Thành hội Phật giáo Việt Nam TP Hồ Chí Minh.
null
Việt Nam vừa đánh dấu 90 năm ngày 'báo chí cách mạng' với chính phủ tiếp tục nhấn mạnh vai trò của tuyên truyền, hướng dẫn dư luận của truyền thông.
Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, hiện có hơn 80 trường đại học tư thục, trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài và hàng chục viện, trung tâm nghiên cứu ngoài công lập. Các đơn vị này đều có nhu cầu ra tạp chí, tập san để thông tin về hoạt động của mình, công bố và trao đổi về kết quả nghiên cứu của mình, và trên thực tế, nhiều tạp chí, tập san của các đơn vị đã ra đời.
Trong các doanh nghiệp, Công ty Phát triển và Đầu tư công nghệ (FPT) là một doanh nghiệp tư nhân đã thành lập báo điện tử VnExpress từ năm 2001. Tờ báo tư nhân này kịp trở thành báo điện tử hàng đầu của Việt Nam và nằm trong top 500 báo điện tử có nhiều độc giả nhất thế giới trước khi Thủ tướng Chính phủ giao nó cho Bộ Khoa học và Công nghệ trực tiếp quản lý vào năm 2008. Một số tên tuổi nổi tiếng khác trong báo giới Việt Nam như báo điện tử VietNamNet, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC do các doanh nghiệp nhà nước (Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông Việt Nam VNPT, Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện VTC) thành lập. Khi các doanh nghiệp này được cổ phần hóa, đài và báo của họ không còn là của doanh nghiệp nhà nước nữa. Mãi đến năm 2008, Thủ tướng Chính phủ mới giao VietNamNet và Đài truyền hình VTC cho Bộ Thông tin và Truyền thông quản lý. Ngoài ra, do thay đổi cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, một số cơ quan cấp tổng cục đã chuyển thành tập đoàn kinh tế hoạt động theo mô hình doanh nghiệp như Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam,… Các doanh nghiệp này này cho đến nay vẫn tiếp tục xuất bản những ấn phẩm báo chí chuyên ngành của cơ quan nhà nước trước đây.

Góp phần đáng kể

Bên cạnh sự tồn tại các “cơ quan báo chí” độc lập của tổ chức tôn giáo, trường đại học và viện nghiên cứu ngoài công lập, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, còn có một thực tế đáng quan tâm đang diễn ra hiện nay là ngày càng có nhiều cơ quan báo chí liên kết với tổ chức, cá nhân ra các ấn phẩm phụ của báo in, sản xuất các chương trình, kênh giải trí trên đài phát thanh, truyền hình. Điều 46 dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đã thừa nhận sự liên kết này bằng quy định: “Cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật sau khi được sự đồng ý của cơ quan chủ quản.” Sự tham gia của tư nhân vào hoạt động báo chí đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của báo chí, làm cho báo chí đa dạng hơn, sinh động hơn, hấp dẫn hơn. Tuy vậy, thời gian qua, không ít lần Bộ Thông tin và Truyền thông đã phải xử phạt các hành vi vi phạm Luật Báo chí, chủ yếu xảy ra ở hoạt động liên kết. Theo chúng tôi, những hành vi vi phạm này xảy ra là do đối tác liên kết của cơ quan báo chí nhà nước không phải chịu trách nhiệm chủ yếu về sản phẩm báo chí liên kết. Nếu họ không phải “núp bóng” cơ quan báo chí nhà nước mà được đứng ra tổ chức báo của mình thì hẳn là ý thức trách nhiệm sẽ cao hơn. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy, ở các nước này, báo chí chủ yếu là của tư nhân, tuy rất đa dạng về quan điểm, phong cách nhưng đều phải tuân thủ các quy định của pháp luật, trước hết là quy định của các bộ luật hình sự, dân sự. Những hành vi đưa tin sai sự thật, xúc phạm tổ chức, cá nhân, tiết lộ bí mật quốc gia, kích động bạo lực và các hành vi vi phạm pháp luật khác có thể dẫn đến những án phạt rất nặng, thậm chí dẫn đến phá sản là điều mà không một chủ báo nào không sợ.
null
Một đoàn khảo sát thuộc Liên hiệp hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam đã tới Anh và BBC tìm hiểu về luật tự do thông tin trong dịp hè 2015.
Về cơ sở pháp lý, thực ra, việc thừa nhận báo chí tư nhân không chỉ phù hợp với Hiến pháp mà còn phù hợp với quy định của Luật Báo chí hiện hành và của chính Điều 1 dự thảo Luật Báo chí sửa đổi: “Báo chí ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội ; là diễn đàn của nhân dân.”
Với quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Báo chí, công dân có quyền lập diễn đàn của mình dưới nhiều hình thức – hoặc tham gia trao đổi các vấn đề kinh tế - xã hội trên các cơ quan ngôn luận “của Nhà nước” hoặc thành lập diễn đàn của mình và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của diễn đàn. Trước một việc sớm muộn cũng diễn ra, chủ động nghiên cứu, ban hành quy phạm pháp luật để điều chỉnh sẽ tốt hơn là ứng phó một cách thụ động.

Thái độ dè dặt

Theo chúng tôi, về đối tượng được thành lập cơ quan báo chí, tốt nhất nên quy định : “Đối tượng được thành lập cơ quan báo chí là cơ quan nhà nước Việt Nam và các tổ chức hợp pháp của Việt Nam. Chính phủ quy định việc xuất bản, phát hành ấn phẩm của cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.”
Trong khi giữ thái độ dè dặt, chỉ chấp nhận sự tham gia của tư nhân vào hoạt động báo chí dưới hình thức liên kết với cơ quan báo chí “nhà nước”, dự thảo Luật Báo chí sửa đổi lại mở cửa khá rộng với cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội các cấp. Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, tới nay, cả nước đã có trên 800 cơ quan báo chí, với gần 1500 ấn phẩm, 68 đài phát thanh, truyền hình. Thậm chí, một số địa phương còn tổ chức đài phát thanh - truyền hình cấp huyện.
Sự phát triển của báo chí thể hiện tác động tích cực của Luật Báo chí trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc phát triển quá nhanh số lượng cơ quan báo chí và đội ngũ nhà báo trong khi vẫn duy trì chế độ bao cấp về xuất bản và phát hành đang đặt ra những vấn đề cần được điều chỉnh kịp thời. Đại bộ phận báo, đài hiện nay vẫn được Nhà nước bao cấp toàn bộ hoặc một phần về nhân sự, trụ sở, trang thiết bị, chi phí in ấn và được phát hành tới các đơn vị hành chính, các tổ chức chính trị, xã hội cũng bằng ngân sách nhà nước; số cơ quan báo chí tự cân đối thu chi chỉ vào khoảng trên dưới 10 đơn vị và cũng chỉ đối với khoảng vài chục ấn phẩm báo chí; chỉ một vài đài phát thanh - truyền hình có thính giả, khán giả thường xuyên.
Một số cơ quan báo chí còn đồng thời sở hữu nhiều loại hình báo chí, như Thông tấn xã Việt Nam có bản tin, báo in, báo điện tử và kênh truyền hình riêng; Đài Tiếng nói Việt Nam cũng có báo in, báo điện tử và kênh truyền hình. Bên cạnh đó, một số ngành cũng thành lập riêng các đài truyền hình của mình. Sắp tới một kênh truyền hình cũng được thành lập ở Báo Nhân Dân. Có thể nói đây là hậu quả của chính sách bao cấp tràn lan, thiếu quy hoạch hợp lý trong một thời gian dài, gây lãng phí lớn về thời gian, công sức và tiền của, cần sớm được khắc phục.
Đáng tiếc là dự thảo Luật Báo chí sửa đổi lần này không những không đưa ra được quy định điều chỉnh tình trạng nói trên mà còn tăng thêm gánh nặng cho ngân sách nhà nước và chi phí xã hội bằng quy định tại Điều 7 về việc lập Quỹ hỗ trợ phát triển báo chí với nguồn “hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, tài trợ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và các nguồn hợp pháp khác”.

Ba mô hình

Theo chúng tôi, để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, đồng thời nâng cao chất lượng báo chí, Luật Báo chí cần quy định rõ các mô hình tổ chức báo chí, cụ thể là 3 mô hình sau:
null
Tác giả đề xuất ba mô hình tổ chức báo chí nhằm giúp nhà nước giảm gánh nặng ngân sách, đồng thời nâng cao chất lượng.
- Mô hình “cơ quan nhà nước”, chỉ bao gồm cơ quan báo chí của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ (Báo Nhân dân, Tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Đại biểu nhân dân). Các đơn vị này được ngân sách nhà nước đảm bảo hoàn toàn về trụ sở, phương tiện làm việc, lương và công tác phí; nhưng việc phát hành, đơn vị phải tự lo.
- Mô hình “đơn vị sự nghiệp có thu”, bao gồm cơ quan báo chí của các bộ ngành; tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương. Cơ quan chủ quản có trách nhiệm đảm bảo cung cấp trụ sở, phương tiện làm việc khi thành lập đơn vị; còn toàn bộ hoạt động của đơn vị theo nguyên tắc tự cân đối thu chi.
- Mô hình “doanh nghiệp kinh doanh có điều kiện”, bao gồm báo chí của tổ chức khác, thực hiện nghĩa vụ tài chính với Nhà nước như các doanh nghiệp thuộc khối văn hóa.
Trên cơ sở quy định này, Chính phủ sẽ xác định lộ trình để các bộ, ngành, địa phương, tổ chức sắp xếp lại cơ quan báo chí của mình phù hợp với yêu cầu phát triển và khả năng của nền kinh tế. Đối với hoạt động phát thanh - truyền hình, cần tách tổ chức truyền dẫn, phát sóng khỏi các đài phát thanh - truyền hình, thu gọn đầu mối để tránh tình trạng lãng phí do các đài chồng lấn sóng nhau và đài nào cũng phải liên tục nâng cấp trang thiết bị như hiện nay.
Bài viết là Tham luận công bố tại 'Hội thảo tham vấn chuyên gia về dự thảo Luật Báo chí' do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Việt Nam tổ chức ngày 10/7/2015 tại Hà Nội và được BBC đăng với sự đồng ý của tác giả.

Xe ủi cán người trong vụ cưỡng chế đất: người nhà nạn nhân lên tiếng

Nhiều nông dân nghèo mất ruộng ở Việt Nam đi biểu tình đòi đất vì không được bồi thường thỏa đáng.
Nhiều nông dân nghèo mất ruộng ở Việt Nam đi biểu tình đòi đất vì không được bồi thường thỏa đáng.
Gia đình nạn nhân bị xe ủi cán qua người khi tham gia biểu tình phản đối cưỡng chế đất ở Hải Dương sáng 10/7 quyết tâm đấu tranh đến cùng để đòi lại công lý.

Vụ việc của bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, người thôn Hoàng Xá, xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giang, xảy ra lúc 8 giờ sáng trước cổng dự án thi công khu công nghiệp Cẩm Điền - Lương Điền khi bà cùng đám đông tìm cách ngăn không cho chiếc máy xúc ủi đất ruộng của nông dân để tiến hành dự án vì giá bồi thường quá thấp.

Trong cuộc trao đổi với VOA Việt ngữ lúc 9 giờ tối cùng ngày, bà Lê Thị Thụy, chị ruột của nạn nhân cho biết bà Châm đã được chuyển từ bệnh viện tỉnh Hải Dương sang phòng cấp cứu bệnh viện Việt - Đức ở Hà Nội, đồng thời kêu gọi mọi người ủng hộ công lý cho dân nghèo mất ruộng cày để tránh những thảm cảnh đau lòng khi máu đã đổ vì đất.

Bà Thụy: Bà Châm bây giờ hãy còn nằm phòng cấp cứu. Con rể và con dâu nhà tôi đang ở bên trong, tôi ở bên ngoài chưa biết thế nào được.

VOA: Xác định ban đầu, bác sĩ cho biết tình trạng bà Châm thế nào?

Bà Thụy: Bà Châm bị gãy xương bả vai, gãy quai hàm mặt, tổn thương mắt, mắt bây giờ sưng húp không còn nhìn thấy gì nữa.

VOA: Tình hình có nguy kịch đến tính mạng không?

Bà Thụy: Cái này thì chưa biết. Bệnh viện tỉnh bảo nếu mổ thì nguy cơ bị nhiễm trùng nhiều, cho nên họ sợ họ phải đưa lên trên này.

VOA: Mọi chuyện sáng nay diễn ra thế nào?

Bà Thụy: Bà con chúng tôi đứng chặn đầu xe ủi. Chị em chúng tôi cứ giật lùi đến đâu thì nó tiến đến đấy. Bà Châm ngã ra thế là nó chèn lên luôn. Chúng tôi chỉ muốn giữ đất của chúng tôi. Chúng tôi quyết không cho xe nào vào ủi cả. Thế nhưng người điều khiển xe ủi hung hăng lắm, nó bảo giết chết hết. Chị em chúng tôi cầm cờ, nó lủi hết vào cờ. Khi bà Châm ngã ra, nó chèn lên luôn. Hình ảnh đã đưa lên trên Facebook cả, bà Châm lọt vào gầm xe như thế còn gì là người. Nó chèn lên rồi, chúng tôi hô hoán, nó vẫn đứng ở trên xe nó nhìn. Chúng tôi kêu gào "Giết chết em tôi rồi" mà mãi về sau nó mới lái xe lùi lại. Lúc đó bà Châm mới được đưa đi cấp cứu. Nếu nó lùi ngay từ đầu thì bà ấy không đến nỗi nặng như thế.

VOA: Bà con có xác định được người điều khiển xe ủi là ai không, người của đơn vị thi công hay của công ty chủ đầu tư?

Bà Thụy: Tụi này nó thuê bọn đầu gấu, bọn xã hội đen về.

VOA: Vì sao bà con phản đối dự án này?

Bà Thụy: Từ 2008 họ đòi phá ruộng, giá đền bù quá thấp chị em chúng tôi không lấy. Chúng tôi không nhất trí với giá tiền hỗ trợ mà bây giờ chúng tôi đã mất trắng ruộng đất rồi. Không còn ruộng đâu để mà cấy hết. 8 năm trời nó không nói năng gì đến. Bây giờ có công ty Singapore nhảy vào. Thay vì họ họp xem ý của chúng tôi thế nào, đằng này từ đợt chúng tôi đấu tranh trên ruộng về, gần 2 tháng nay, nó không nói năng gì. Thế bây giờ nó đưa người về để áp đảo chúng tôi. Nó thuê đầu gấu về để đánh đập dân. Chiều qua nó đánh 1 thanh niên rồi sáng nay lại xảy ra chuyện này. Người dân chúng tôi trăm sự nhờ báo chí lên tiếng giúp đỡ chúng tôi cho đỡ thiệt thòi. Đơn từ chúng tôi khiếu kiện cả trung ương. Trung ương gửi đơn về, nó chẳng giải quyết gì cả từ xã lên tỉnh đến huyện. Từ hôm qua đến giờ nó cho người đến áp đảo, đánh đập. Người dân chúng tôi rất bức xúc. Đề nghị các ban ngành giải quyết làm sao cho nhanh chóng. Dân chúng tôi cũng mệt lắm rồi. 2 tháng nay cơm nắm, cơm đùm lên đồng để canh gác không cho nó ủi đất. Bây giờ nó san lấp mặt bằng, ép dân. Sáng nay xảy ra vụ việc như thế mà chiều nay nó vẫn đưa mấy xe bọn đầu gấu về mà không có công an nào can thiệp cả. Áp đảo, người dân chúng tôi khổ lắm.

VOA: Nếu họ vẫn tiếp tục, không lùi bước, người dân dự định thế nào?

Bà Thụy: Người dân chúng tôi đấu tranh đến cùng. Đổ máu thì đổ, đấu tranh đến cùng. Không để cho chúng nó như thế được. Chúng tôi rất bức xúc, cả thảy 115 hộ mất sạch ruộng rồi, không còn một tấc đất nào để chúng tôi sống nữa.

VOA Việt ngữ cố gắng liên lạc với quan chức địa phương để ghi nhận ý kiến giới hữu trách nhưng không được hồi đáp.

Bấm vào để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn

Washington Post: Mỹ phải tận dụng vị thế của mình tăng sức ép với Việt Nam

Washington Post: Mỹ phải tận dụng vị thế của mình tăng sức ép với Việt Nam
Tổng thống Barack Obama bắt tay Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau khi phát biểu trong Phòng Bầu dục tại Tòa Bạch Ốc, Washington, ngày 7 tháng 7, 2015.
Washington Post, một trong những tờ báo uy tín hàng đầu của Mỹ, hôm thứ Năm đăng bài xã luận kêu gọi Mỹ sử dụng mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam để hối thúc nước này mở rộng những quyền tự do, sau cuộc hội kiến lịch sử giữa Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Bài xã luận có tựa đề “Trading for human rights” (Đổi lấy nhân quyền) xuất hiện trên báo in ra ngày 9 tháng 7 và được xếp đầu tiên trong số ba bài xã luận phản ánh quan điểm chính thức của tờ báo.
Mở đầu bài xã luận, Washington Post gọi chính quyền cộng sản Việt Nam là một “vấn đề,” trước hết là đối với người dân Việt Nam. Tờ báo nhận định rằng dù những cải cách kinh tế định hướng thị trường đã đưa nhiều người Việt Nam thoát nghèo, “bốn mươi năm sau khi Sài Gòn sụp đổ vẫn không có sự chuyển tiếp dần dần sang nền dân chủ đa đảng, vẫn còn 110 tù nhân chính trị, cũng như kiểm duyệt tràn lan.”
Với những vấn đề về nhân quyền, và với việc Việt Nam là “nước thành viên độc tài có mức lương thấp duy nhất” trong TPP, tờ báo nói quyết định của chính quyền Obama mời Việt Nam vào TPP và đón tiếp ông Trọng trong Phòng Bầu dục là “không thể biện minh được.”
Tuy nhiên, tờ báo cho rằng TPP có tiềm năng là một thỏa thuận tốt đối với Mỹ vì nó sẽ giúp giảm mức thuế quan của Việt Nam áp đặt lên hàng hóa của Mỹ, cũng như đòi hỏi Việt Nam phải cam kết tôn trọng quyền của người lao động. “Chắc chắn đó chỉ là cam kết trên giấy, nhưng nó thêm vào cơ sở pháp lý cho ngoại giao nhân quyền của Mỹ và cho đòi hỏi của những nhà hoạt động của Việt Nam.”



Ngoài ra còn có những “cân nhắc chiến lược” vì cả Mỹ và Việt Nam đều quan tâm đến việc kiểm soát những hành động “hung hăng” của Trung Quốc ở Đông Á và điều này khiến cả hai nước trở thành “đối tác tự nhiên” dù hai bên từng đối đầu trong lịch sử.
Washington Post nhận định, kinh tế và địa chính trị có thể biện minh cho việc đưa quan hệ ngoại giao Mỹ-Việt vốn đã đáng kể lên tầm mức tiếp theo, TPP – với một điều kiện.
“Chính quyền Obama và những chính quyền tiếp nối phải xem mối quan hệ gần gũi hơn như là một phương tiện để đạt được mục đích tối quan trọng: tự do nhiều hơn, về chính trị cũng như kinh tế, ở châu Á.
“Việt Nam đã nhẹ tay hơn với những người bất đồng chính kiến trong năm qua, thả 50 trong số 160 tù nhân lương tâm trong năm 2014. Điều này không thể hiện sự thay đổi căn bản ở Hà Nội mà là một nỗ lực xoa dịu những người ở Mỹ chỉ trích việc đưa Hà Nội vào TPP.
“Tuy nhiên, có mang tính cơ hội hay không, sự thay đổi này cho thấy Hà Nội cần chúng ta – có lẽ nhiều hơn chúng ta cần họ. Điều này cho Mỹ sức ảnh hưởng mà Mỹ không được ngần ngại sử dụng thay mặt cho những người Việt Nam dũng cảm không chia sẻ ‘triết lý chính trị’ của những người cai trị họ.”
07-10-2015
Nguồn: Theo VOA Tiếng Việt