Wednesday, July 8, 2015

Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết tăng cường các quan hệ song phương

RFA 07.07.2015
2015-07-07

trong-obama-622.jpg
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ báo chí sau cuộc hội đàm ở Tòa Bạch Ốc hôm 7/7/2015. AFP Photo
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama hôm nay thứ Ba 7 tháng 7/2015 đã tiếp đón và hội đàm với Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục của Tòa Bạch Ốc.
Theo tường thuật của hãng thông tấn AFP, tại cuộc gặp Tổng thống Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cam kết hai bên sẽ tăng cường hơn nữa các quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ, thúc đẩy quan hệ quốc phòng giữa hai nước, đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP.

Biển Đông, Nhân quyền

Vấn đề Biển Đông cũng được 2 nhà lãnh đạo đề cập đến trong cuộc gặp lần này.  Tại cuộc gặp với Tổng thống Mỹ, ông Nguyễn Phú Trọng đã bày tỏ sự quan ngại của Việt Nam trước những diễn tiến về tình hình Biển Đông.
Đáp lại, Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế.
Tường thuật của AFP và AP cũng cho biết,  tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng đã được Tổng thống Obama nêu ra với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Ông Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh hội nhập quốc tế là chủ trương nhất quán của Việt Nam. Đồng thời cho rằng Việt Nam là nước có trình độ phát triển thấp nhất nên cũng gặp nhiều thách thức và phải sửa đổi nhiều quy định pháp luật trong quá trình hội nhập.
bieutinh-nguyenphutrong-400.jpg
Người Việt hải ngoại biểu tình trước Nhà Trắng hôm 7/7/2015 phản đối chuyến thăm của TBT Nguyễn Phú Trọng và đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam.
Ông Nguyễn Phú Trọng cũng bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ mở rộng thị trường cho hàng hóa Việt Nam và sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam cũng cho biết là ông rất vui mừng khi Tổng thống Obama đã nhận lời mời sang thăm Việt Nam trong thời gian tới.

Biểu tình phản đối

Trong lúc Tổng thống Obama tiếp đón ông Nguyễn Phú Trọng, hàng trăm người Việt hải ngoại đã tập trung biểu tình ở công viên Lafayette phía trước Tòa Bạch Ốc, phản đối sự hiện diện của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, đồng thời yêu cầu Hà Nội hãy trả tự do cho các tù nhân lương tâm, tôn trọng các quyền tự do dân chủ và nhân quyền của người dân trong nước.
Được biết, sau cuộc gặp với Tổng thống Obama ở Nhà Trắng, ông Nguyễn Phú Trọng đã được đưa sang Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tahm dự buổi ăn trưa do Phó tổng thống Joe Biden khoản đãi.
Phát biểu trước các quan khách, cả hai ông Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đều đánh giá cao những bước tiến trong quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù trong vòng 20 năm qua, kế từ khi bình thường hóa bang giao.
Nhân dịp này, một lần nữa, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng kêu gọi hai nước hãy cùng nhau thúc đẩy phát triển các mối quan hệ “lên một tầm cao mới”.

Mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á hiện ra sao?

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-07-08
Số phận Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê ngày càng mịt mờ và Dự án Nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco tại Nghệ An cũng phải tạm dừng
Số phận Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê ngày càng mịt mờ và Dự án Nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco tại Nghệ An cũng phải tạm dừng  Nguồn Đầu tư chứng khoán
Mỏ sắt lớn nhất Việt nam là Thạch Khê ở tỉnh Hà Tĩnh dù được phát hiện cách đây nửa thế kỷ vẫn chưa đem lại nhiều hiệu quả kinh tế có đất nước. Sau đây là bài phỏng vấn mà Tiến sĩ Địa Vật Lý Nguyễn Thanh Giang giành cho Kính Hòa về tình trạng mỏ sắt này hiện nay. Ông Nguyễn Thanh Giang là một trong những người tìm ra mỏ sắt này.
TS Nguyễn Thanh Giang: Mỏ sắt Thạch Khê nằm cách thành phố Hà Tĩnh 18km về phía đông bắc. Cách bờ biển 1,6km, cách cảng Vũng Áng 66km. Đây là mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á với trữ lượng nửa tỉ tấn, trữ lượng của nó chiếm đến phân nửa trữ lượng quặng sắt Việt nam. Hàm lượng sắt trung bình cho toàn mỏ là 58%.
Kính HòaTừ khi phát hiện ra cho đến nay việc khai thác mỏ sắt này diễn tiến như thế nào thưa Tiến sĩ?
TS Nguyễn Thanh Giang: Cho đến nay có nhiều tổ chức tư vấn để khai thác. Năm 64, 84, 85 thì tổ chức tư vấn của Liên Xô cũ đã lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho giai đoạn khai thác từ 91 đến 97.
Rồi một công ty của Đức cũng lập dự án tiền khả thi để khai thác đến độ sâu 400 mét. Công ty Nippon Steel cùng công ty Mitsui, công ty Nisho Iwai của Nhật bản cũng đã lập báo cáo khả thi cho mỏ với công suất 5 triệu tấn / năm.
Nhưng mà do nhiều nguyên nhân khác nhau những dự án đó không thể triển khai được. Cho đến năm 2007 thì tổng công ty thép Việt nam và Viện mỏ Liên bang Nga đã đưa ra đưa ra được một báo cáo nghiên cứu khả thi. Dựa vào báo cáo này thì mấy năm sau đó công ty cổ phần sắt Thạch Khê và Liên hợp thép Vũng Áng ra đời với cổ đông là 9 tập đoàn Việt nam với tập đoàn Formosa của Đài Loan và Tata của Ấn Độ. Sau khi tập đoàn này thành lập thì đưa ra một kế hoạch với 5 tỉ đô la đầu tư, họ dự đoán là đến năm 2012 thì sẽ cho ra đời mẻ thép đầu tiên. Rồi từ năm 2015 sẽ khai thác ổn định với 10 triệu tấn quặng một năm, để cung cấp cho các tổ hợp thép ở Vũng Áng với công suất 24 triệu tấn năm.
Hình ảnh Cận cảnh nỗi khổ của người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê
Cảnh nỗi khổ của người dân vùng dự án mỏ sắt Thạch Khê, bụi bặm, hiểm nguy luôn rình rập hàng trăm học sinh và giáo viên trường Tiểu học Thạch Hải, xã Thạch Hải
Nhưng mà sau đó suốt mấy năm không có vốn. Có các tập đoàn như Đóng tàu Việt nam có cổ đông khá lớn ở đấy bị sập tiệm. Có đến 4 tập đoàn Việt nam ở đấy rút đi, cho nên vốn đã thiếu lại càng thiếu.
Bên cạnh đó các phương án về kỹ thuật đưa ra không thích hợp và đúng đắn cho nên là bây giờ đến đấy thì như là một bãi chiến trường. Dân thì bị dồn đi, xóm làng xơ xác tan hoang, nước giếng ăn cũng không còn, nước ngoài đồng bãi cũng không còn. Rất nhiều người dân không được đền bù theo lời hứa nên rất tiêu điều, thậm chí là đói khổ nữa.
Từ năm 2013 có thêm được ký kết của Kobelco của Nhật ký một cam kết sẽ hỗ trợ kỹ thuật và tài chính, và mỏ đã bắt đầu sản xuất trở lại.
Kính HòaVới dự án hiện nay thì khai thác lên để xuất khẩu hay để luyện thép trong nước thưa Tiến sĩ?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Mỏ sắt Thạch Khê liên quan đến khu Formosa, tức là nó chính là nguồn cung cấp cho nhà máy thép ở Formosa. Và một số nhà máy thép trong nước.
Kính HòaNhư vậy mỏ sắt Thạch Khê và khu công nghiệp Vũng Áng của người Trung quốc đầu tư có liên hệ với nhau?
Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang: Đó là cái lý do, lý do để họ nhảy vào lập khu đó. Họ không có kỹ thuật cũng như không đóng góp tài chính vào việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê, nhưng mà họ trông chờ quặng sắt ở Thạch khê để đưa sang Formosa hoạt động.
Kính HòaVới dự án hiện nay có sự tham gia của Nhật bản thì nó có đúng với sự mong đợi của các nhà khoa học và kinh tế trong nước chưa?
TS Nguyễn Thanh Giang: Chúng tôi cho rằng nếu bây giờ Nhật bản họ đầu tư thêm vào mỏ sắt Thạch Khê, thì sẽ tạo điều kiện cho nó hoạt động trở lại. Tôi hy vọng là sự đóng góp của họ làm cho mỏ sắt Thạch Khê hoạt động hữu hiệu hơn.
Kính Hòa: Xin cảm ơn Tiến sĩ.

Những bước đầu cho việc nâng cao quan hệ song phương Mỹ-Việt

Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-07-08
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau sau cuộc họp tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 07 tháng 7 năm 2015
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng bắt tay nhau sau cuộc họp tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 07 tháng 7 năm 2015 - AFP

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã tiếp tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng vào ngày hôm qua 7 tháng 7. Phát biểu của hai ông cũng được công khai.
Sau cuộc gặp được cho là lịch sử giữa một vị tổng thống quốc gia dân chủ và một tổng bí thư đảng cộng sản từng là cựu thù với nhau, những gì cần phải được thực hiện trong thời gian tới?
Gia Minh phỏng vấn giáo sư Jonathan London giảng dạy tại Đại Học Hong Kong về nhận định của ông đối với chuyến làm việc của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama.
Trước hết giáo sư Jonathan London cho biết:
Giáo sư Jonathan London: Dù còn sớm nhưng ít nhất cuộc gặp gỡ này với việc hai lãnh đạo gặp nhau là một bước đi lịch sử trong quan hệ song phương giữa hai nước.
Tôi đặc biệt mừng về phần nội dung của tuyên bố hai bên vì có rất nhiều nội dung liên quan đến vấn đề cải cách ở Việt Nam.
Gia Minh: Có người cho rằng đây là bước khởi đầu thôi và cũng vì quyền lợi của hai phía mà phải xích lại gần nhau, nhưng sắp đến Việt Nam cần phải làm gì nữa như từ ‘cải cách’ mà giáo sư đề cập đến?
Giáo sư Jonathan London: Rõ ràng Việt Nam cần một số bước đi mà chưa thấy.
Chính vì thế mà khi được Nguyễn Phú Trọng mời sang Việt Nam, thì ông Obama nói hy vọng sẽ sang Việt Nam trong tương lai chứ không nói chắc chắn sẽ sang. Bởi vì phía Mỹ vẫn thấy ở Việt Nam một số điều hết sức cơ bản và quan trọng. Trong đó hai điều lớn nhất: thứ nhất là vấn đề cải cách trong lĩnh vực kinh tế mà cốt yếu phải đó để thực sự được xem là một nền kinh tế thị trường, dù đã có một số tiến bộ đối với hồ sơ này.
Thứ hai vấn đề lớn là nhân quyền ở Việt Nam. Như tôi nói trước là rất vui mừng vì phía Hoa Kỳ đã đặt vấn đề này ở vị trí trung tâm; và tôi cũng có ấn tượng là phía Việt Nam cũng thấy rõ vấn đề đó vì ngay cả Nguyễn Phú Trọng cũng nhắc đến vấn đề đó.
Có một nghịch lý là Mỹ có rất nhiều quan hệ song phương với những nước mà có nhân quyền không tốt; nhưng riêng đối với Việt Nam họ yêu cầu có một số bước đi nhất định. Và điều đó theo tôi nghĩ là quan trọng.
Khi được Nguyễn Phú Trọng mời sang Việt Nam, thì ông Obama nói hy vọng sẽ sang Việt Nam trong tương lai chứ không nói chắc chắn sẽ sang. Bởi vì phía Mỹ vẫn thấy ở Việt Nam một số điều hết sức cơ bản và quan trọng
Giáo sư Jonathan London
Và tôi nghĩ Việt Nam càng tiến bộ về vấn đề nhân quyền thì quan hệ song phương giữa hai nước sẽ gần nhau hơn. Chẳng hạn nếu Việt Nam là một số điều quan trọng như thả những người nên thả và chấm dứt hành vi sách nhiễu… thì tôi có thể tưởng tượng Obama sẽ sang thăm Việt Nam trong năm nay.
Thế nhưng vẫn cần có một số tiến bộ!
Gia Minh: Người ta nói đến việc phải có niềm tin với nhau, vậy làm sao Việt nam xây dựng cho được niềm tin với Hoa Kỳ?
Giáo sư Jonathan London: Niềm tin là làm những gì nói. Nói đến nhân quyền mãi mà không làm thì không tin được.
Tôi nghĩ phía Mỹ muốn thấy Việt Nam thực hiện một số bước đi nhất định để chứng minh rằng khác so với trước đây Việt Nam nói có tôn trọng nhân quyền, thì thực sự có làm.
Điều đó sẽ mở rộng tiềm năng quan hệ song phương.
Tôi nghĩ Việt Nam càng tiến bộ về vấn đề nhân quyền thì quan hệ song phương giữa hai nước sẽ gần nhau hơn
Giáo sư Jonathan London
Gia Minh: Cũng có ý kiến nói rằng có sự thay đổi trong đảng cộng sản Việt Nam, giáo sư có thấy đúng là đến nay có thay đổi gì đó nơi người cộng sản Việt Nam?
Giáo sư Jonathan London: Chắc chắn đã có rồi; nhưng hơi buồn, hơi tiếc một chút lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ: làm sao lãnh đạo một đảng chính trị như đảng cộng sản lại nói là đại diện cho toàn dân Việt Nam; có ít kinh nghiệm quốc tế như thế là một hạn chế!
Việc Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ có thể nói, kể cả phái bảo thủ nhất trong đảng cộng sản Việt Nam, cho thấy sự cần thiết của mối quan hệ mạnh mẽ đối với Mỹ. Dù vẫn còn có những quan điểm khác nhau trong nội bộ đảng cộng sản Việt Nam nhưng rất khó tưởng tượng họ vẫn cứ nói đến diễn biến hòa bình…, hoặc nói xấu Mỹ liên tục.
Trên thực tế vì những quyền lợi chiến lược của Việt Nam, dù có quan điểm chính trị nào, đều vẫn phải có quan hệ tốt với Mỹ.
Gia Minh: Theo giáo sư thì Trung Quốc có để yên cho Việt Nam bắt tay với Mỹ và có mối quan hệ tốt như thế không?
Giáo sư Jonathan London: Theo tôi nghĩ phải bỏ qua ý kiến của Trung Quốc; không quan trọng! Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản họ sang Mỹ, họ có sợ gì (đâu)!
Việt Nam là nước độc lập không nên để ý đến quan điểm của Trung Quốc, đó là việc của Trung Quốc. Việt Nam chỉ nên lo những chiến lược, quyền lợi chính đáng của nước Việt Nam mà thôi. Đừng lo về Trung Quốc mà chỉ lo đến những việc Trung Quốc đang làm.
Việt Nam là nước độc lập không nên để ý đến quan điểm của Trung Quốc, đó là việc của Trung Quốc. Việt Nam chỉ nên lo những chiến lược, quyền lợi chính đáng của nước Việt Nam mà thôi
Giáo sư Jonathan London
Tôi nghĩ thời mà lãnh đạo Việt Nam lo liên tục về khuynh hướng của Trung Quốc đã lỗi thời rồi, đã quá khứ rồi. Nên hy vọng đây là sự bắt đầu cũa một thời đại mới trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam.
Gia Minh: Chỉ còn nửa năm nữa là đến đại hội 12 của đảng cộng sản Việt nam, GS có nghĩ sẽ có thay đổi trước hết là thành phần lãnh đạo có tư tưởng độc lập như giáo sư mới bày tỏ đó không?
Giáo sư Jonathan London: … rõ ràng vẫn còn nhưng người bảo thủ nhưng có vẻ ít nhất có một thế hệ mới đang lên. Họ sẽ thoáng hơn, cởi mở hơn. Đó cũng là một lý do để chúng ta, chưa thể nói lạc quan, nhưng không loại trừ khả năng sẽ có những thay đổi nhất định trong quan điểm, tư tưởng của đảng cộng sản Việt Nam.
Vấn đề tôi thấy quan trọng nhất dù vẫn là một chế độ theo chủ nghĩa Mác- Lê nin, nhưng tôi tin rằng, hy vọng rằng đảng cộng sản Việt Nam cần có tinh thần đa nguyên dù vẫn trong khuôn khổ một đảng. Điều này sẽ thuận lợi, sẽ tốt hơn, sẽ giúp cho chính trị của Việt Nam minh bạch, văn minh hơn và hiệu quả hơn.
Hy vọng trong năm tới Việt Nam sẽ có những thay đổi nhất định vì chúng ta biết thời điểm của nền chính trị bảo thủ đã qua rồi, bây giờ là thời đại mới phải có chính trị mới.
Gia Minh: Cám ơn giáo sư về những nhận định sau chuyến công du (của ông Nguyễn Phú Trọng) mà mọi người bàn tán nhiều vừa qua.

Tòa quốc tế phân định về quyền tài phán trong tranh chấp Biển Đông

AMSTERDAM, Hòa Lan (TH) - Trước tòa án quốc tế, ngày 8 tháng 7, Philippines khẳng định rằng những tuyên bố chủ quyền nuốt trọn gần cả Biển Đông của Trung Quốc là phi lý và bất hợp pháp, đồng thời cảnh báo về việc Trung Quốc ngày càng “hung hăng” trong hành động.


Trụ sở tòa án quốc tế ở The Hague, Hòa Lan. (Hình:Michel Porro/Getty Images)

Trong một tuần lễ từ 7 đến 14 tháng Bảy, năm thẩm phán tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) trụ sở tại The Hague, Hòa Lan, sẽ nghe điều trần của Philippines về đơn khiếu tố Trung Quốc nạp ngày 7 tháng 12, 2014. Các phiên điều trần đều là họp kín, tuy nhiên tòa chấp thuận đề nghị của Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia, Thái Lan cho phép mỗi nước được cử một phái đoàn nhỏ tham gia với tư cách quan sát viên.

Theo lập luận của Philippines thì tòa trọng tài thường trực là nơi hợp lý nhất để giải quyết những tranh chấp giữa các quốc gia căn cứ theo Công Ước Quốc Tế về Luật Biển (UNCLOS). Trung Quốc và Philippines ở trong số những nước đã ký kết vào hiệp định này.
Manila cử phái đoàn pháp lý đến Hòa Lan. Luật sư đại diện, Paul Reichler, nói Philippines tin rằng tòa có thẩm quyền tài phán đối với tất cả những khiếu nại mà họ nêu lên.

Trung Quốc không tham dự phiên tòa vì cho là tòa không có thẩm quyền phân xử. Phát ngôn viên bộ ngoai giao Trung Quốc tuyên bố trong  buổi họp báo hôm Thứ Ba: “Trung Quốc chống tất cả mọi tiến trình phân giải do Philippines đưa ra và sẽ không tham dự."

Trong một văn kiện xác định lập trường đưa ra hồi tháng 12, Trung Quốc nhấn mạnh rằng UNCLOS không đề cập đến tranh chấp vì tối hậu đó là vấn đề thuộc chủ quyền quốc gia, chứ không phải là quyền khai thác tài nguyên biển.

Luật sư nói rằng vụ án vẫn được tiếp tục xử dù Trung Quốc không tham gia. Ông vững tin rằng cuối cùng tòa sẽ phán định thuận lợi cho Philippines.

Như vậy trong tuần lễ đầu tiên, tòa án sẽ chỉ có quyết định về thẩm quyền tài phán. Luật sư Reichler cũng như cố vấn pháp lý Judith Levine của tòa án từ chối cho biết chi tiết của tiến trình hành động. Nhưng luật sư Reichler cho biết tòa sẽ xác định dứt khoát về quyền tài phán trong vòng 3 tháng. Sau đó việc xét xử cuối cùng sẽ phải qua nhiều năm mới có bản án.

Phán quyết của Tòa Trọng Tài khi ấy có giá trị bắt buộc, nhưng Liên Hiệp Quốc không có một phân bộ đặc nhiệm nào để theo dõi cưỡng chế sự tuân hành, và do đó từ trước đến nay nhiều nước đã bỏ lơ, coi như không có. Tuy vậy, yếu tố tâm lý cùng tính nguyên tắc của bản án vẫn là quan trọng về mặt chính trị và sẽ là một tổn hại nặng cho Trung Quốc về ngoại giao nếu Philippines thắng kiện. Đồng thời, theo nhận định của các chuyên gia pháp lý, kết quả ấy sẽ thành tiền lệ để các quốc gia khác có tranh chấp noi theo hành động.

Điều này thể hiện qua việc dù luôn khẳng định không tham gia phiên phân xử, nhưng  theo tin Reuters, Trung Quốc vẫn ngầm vận động hành lang và liên lạc với tòa trọng tài thường trực thông qua đại sứ của họ tại The Hague.

Ngoại trưởng Philippines, Albert del Rosario, cho biết Philippines kiện Trung Quốc bởi vì những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông ngày càng trở nên “hung hăng” và thương lượng trở nên vô ích, theo AFP. Philippines kiện Trung Quốc về sự lấn chiếm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình và ngăn cản đánh cá ở Biển Đông. Philippines còn yêu cầu tòa tuyên bố đường lưỡi bò 9 đoạn là không có giá trị. (HC)
07-08-2015 5:40:11 PM

Trung Quốc cố gắng cứu vãn chứng khoán trên đà suy sụp

THƯỢNG HẢI, Trung Quốc (CNN) - Thị trường chứng khoán Trung Quốc tiếp tục sụt giảm hơn 8% khi mở cửa sáng thứ Tư, một thực trạng khủng hoảng không chỉ kinh tế mà còn là chính trị, khiến chính quyền Cộng Sản phải khẩn cấp đưa ra một loạt giải pháp để mong bình ổn tình thế.

Các nhà đầu tư ngồi trước bảng điện tử của một hãng ở Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc, lo lắng theo dõi biến động ở thị trường chứng khoán ngày Thứ Tư 8 tháng 7. (Hình: STR/AFP/Getty Images)

Chỉ mới gần đây, thị trường chứng khoán Trung Quốc trồi sụt bất thường và "tâm lý hoảng hốt" đã xuất hiện. Kể từ 12 tháng 6, chỉ số Shanghai Composite xuống 32%. Thị trường chứng khoán Thẩm Quyến, nơi tập trung nhiều công ty kỹ thuật và thường được so sánh như NASDAQ của Mỹ, xuống 41% trong cùng thời gian.

Ngày Thứ Tư 8 tháng 7 Shanghai Composite  tiếp tục giảm thêm 3.88% chỉ còn  3,582.50 điểm. Cùng ngày chỉ số Hang Seng của Hong Kong giảm 4.5% xuống 23,851.22 điểm.

Phát ngôn nhân Ủy ban Điều hành Chứng khoán Trung Quốc gọi tình trạng này là một “sự bán tháo phi lý.” Nhưng nhiều người khác cho rằng thị trường lên cơn sốt từ mùa Xuân vào giai đoạn kinh tế đi tới trì trệ.

CSF, công ty tài trợ chứng khoán Trung Quốc, loan báo sẽ cho các công ty môi giới mà chính phủ hỗ trợ vay $42 tỷ dollars (260 tỷ nhân dân tệ) để có thể mua thêm cổ phiếu hầu giữ chứng khoán không xuống giá hơn nữa. Đây chỉ là một trong nhiều hành động khác mà chính quyền đang nỗ lực thực hiện từ ít ngày vừa qua.

CSF cũng hứa hẹn sẽ mua thêm chứng khoán của các công ty nhỏ và trung bình, tuy nhiên không đưa ra con số cụ thể là bao nhiêu. 

Một chương trình kích thích kinh tế $40 tỷ (250 tỷ nhân dân tệ)  được loan báo hôm Thứ Tư nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong những khu vực kinh tế cần được phát triển nhất.

Chính quyền sẽ chi tiêu nhiều hơn cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng.

Các nhà đầu tư Trung Quốc được phép dùng bất động sản của họ để phụ bảo đảm cho chứng khoán. Các nhà giao dịch thường đầu cơ chứng khoán, họ sẽ vay tiền để mua khi cho rằng chứng khoán đang lên và sẽ có đủ tiền để trả nợ.

 Ngoài ra, chính quyền cho lệnh cho phân nửa các công ty ngưng trao đổi chứng khoán của họ trên thị trường, những cổ đông lớn không được bán bớt chứng khoán trong vòng 6 tháng, ngưng việc phát hành IPO mới và ngân hàng trung ương  nhà nước hạ lãi suất xuống tới mức thấp nhất để bơm thêm tiền vào thị trường.

Biện pháp sau cùng là hạ giá đồng tiền. Đồng nhân dân tệ xuống mạnh so với đồng dollar trong tháng 7 và người ta cho rằng sẽ còn tiếp tục hạ giá nữa. Đồng tiền yếu sẽ giúp cho hàng hóa xuất cảng trên thị trường Mỹ và các nơi khác và như vậy hồi phục sức sản xuất.

Thế nhưng các biện pháp này chưa làm yên lòng nhà đầu tư và ổn định thị trường như đã chúng tỏ trong phiên giao dịch sáng Thứ Tư. Theo Bespoke Investment Group, các thị trường chứng khoán Trung Quốc hiện nay mất $3,250 tỷ, con số ngang bằng toàn thể thị trường chứng khoán Pháp và 60% thị trường chứng khoán Nhật.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng đang trong bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Các thị trường từ Âu Châu đến Á châu giảm sút vì nhà đầu tư lo ngại về tình hình Hy Lạp trong khu vực sử dụng đồng euro chưa có giải pháp cho cuộc khủng hoảng nợ. Tại Nam Hàn, ngân hàng trung ương giảm lãi suất bốn lần trong vòng một năm, lần cuối cùng vào tháng trước để khuyến khích tăng trưởng trong tình hình xảy ra chứng bệnh Hội chứng Hô hấp Trung Đông (Mers). (HC)

07-08-2015 3:18:44 PM 

Tài khoản Facebook ở Việt Nam dễ bị đánh cắp

LONDON 8-7 (NV) - Tài khoản cá nhân trên mạng xã hội Facebook tại Việt Nam không an toàn vì có nhiều người kêu ca bị đánh cắp mật khẩu và trang cá nhân.

Một người ở Hà Nội chỉ vào hình “Lưỡi bò” bị cắt trên một trang cá nhân Facebook khi có các căng thẳng chủ quyền Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)

Theo một bản tường trình của tổ chức tư nhân tư vấn bảo mật SecDev tại Canada được đài BBC tường thuật lại thì “Vấn nạn đánh cắp tài khoản Facebook tại Việt Nam đang lan tràn như một 'đại dịch.'

Tường trình công bố ngày 6/7/2015 của SecDev cho biết trong 15 người dùng Facebook tại Việt Nam được SecDev liên lạc thì có một người từng bị đánh cắp tài khoản và 6 người khác quen biết một ai đó từng mất tài khoản.

Trên Facebook mấy ngày gần đây, người ta thấy có những người đấu tranh dân chủ tại Việt Nam khuyến cáo đừng vào trang cá nhân của người đó nữa vì mật khẩu đã bị đánh cắp. BBC thuật lại từ tường trình SecDev nói rằng, số lượng bình luận có từ khóa liên quan đến “hacking” trên trang cộng đồng của Facebook tiếng Việt cũng tăng thường xuyên trong 3 năm trở lại đây.

Một trong các phương thức được tin tặc sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, theo tường trình vừa kể, là tạo đường link giả mạo để yêu cầu người dùng đăng nhập lại tên và mật mã. Một phương thức cũng phổ biến không kém là giả mạo danh tính để kết bạn với bạn bè trên Facebook của nạn nhân và yêu cầu giúp đỡ.

Một cách phức tạp hơn là dùng mã độc để ghi lại thông tin được nhập trên bàn phím của điện thoại lẫn máy tính của nạn nhân và từ đó ghi lại địa chỉ email, tên đăng nhập, mật mã.

Theo SecDev, số lượng lớn các tài khoản bị đánh cắp không phải do tin tặc có trình độ cao, mà là do thói quen cá nhân lẫn các yếu tố văn hóa của người dùng Facebook tại Việt Nam.

"Sự chủ quan và thói quen vay mượn phi chính thức của giới trẻ tại Việt Nam đã tạo nên một môi trường hoạt động lý tưởng cho tin tặc," Bản tường trình viết, được BBC kể lại. Để dập tắt vấn nạn tin tặc, giới trẻ Việt Nam “cần nhanh chóng đề cao cảnh giác cũng như tăng cường các biện pháp an ninh mạng". 

Hiện nay, có khoảng hơn 31 triệu người Việt Nam sử dụng mạng xã hội Facebook để trao đổi thông tin, tăng 50% so với năm 2014 khi điện thoại thông minh càng ngày càng phổ biến khắp nơi trên cả nước. Người ta không cần đến máy điện toán để lên internet vì điện thoại thông minh cũng có luôn tính năng này.

Văn thư của Bộ Công An CSVN  yêu cầu các công ty cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam ngăn chặn mạng xã hội Facebook. (Hình: Internet)

Theo SevDev, 95% người có tài khoản Facebook tại Việt Nam ở độ tuổi 15-24 tuổi. Tổ chức này dẫn một báo cáo nói Việt Nam bị nhiều đợt tấn công mạng “từ những nhóm tin tặc được chính quyền hậu thuẫn và các nhóm dân tộc chủ nghĩa” hơn bất cứ nước nào khác trên thế giới trong năm 2014.

"Phần lớn các cuộc tấn công có liên quan đến tranh chấp chủ quyền trên biển ở với Trung Quốc," SevDev viết.

Khi thấy các thông tin “lề trái” xuất hiện tràn làn trên Facebook, ngay từ năm 2009, bộ Công an CSVN đã gửi văn thư đến 10 công ty cung cấp dịch vụ internet tại Việt Nam đòi hỏi họ “áp dụng các biện pháp kỹ thuật chặn triệt để đối với 8 trang mạng” trong đó có Facebook.

Hành động của chế độ Hà Nội cho thấy họ cố gắng đối phó với các thứ thông tin “ngoài luồng” vì chúng chứng tỏ nhà cầm quyền hoặc che đậy sự thật, hoặc dối trá bịp bợm người dân.

Vì sự ngăn chặn không có tác dụng nên trong một phiên họp chính phủ hồi giữa Tháng Giêng vừa qua, chính ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhìn nhận sự thất bại khi khả năng của công an mạng và đám “dư luận viên” vừa có giới hạn, vừa không ai sợ, không ai tin.

Cái mà chế độ Hà Nội, qua chỉ thị của ông Nguyễn Tấn Dùng, có thể làm được là phải cố gắng đưa tin “kịp thời để định hướng” dư luận, nhờ vậy mà “người dân có lòng tin”, bởi vì các mạng xã hội là “nhu cầu thiết yếu, không thể ngăn cấm”.

Ngày 15/7/2013, nhà cầm quyền CSVN đưa ra nghị định 72 cấm người sử dụng internet ở Việt Nam phổ biến lại các thông tin từ các nguồn khác. Mục đính chính của nghị định này là ngăn chặn phát tán các thứ thông tin có hại cho chế độ Hà Nội.

Từ đó đến nay, các mạng xã hội trên internet, gồm cả Facebook, vẫn được các người tại Việt Nam trao đổi, dẫn lại các thông tin từ bất cứ nguồn này trên thế giới gây được chú ý của người đọc.

Để đối phó với các trường hợp đánh cắp mật khẩu hoặc bị “kẻ gian” chiếm đoạt tài khoản cá nhân, một tổ chức có tên makeuseof.com (http://www.makeuseof.com/tag/check-accessing-facebook-account/ đề nghị 16 bước kiểm chứng để xem tài khoản (account) của mình có bị kẻ gian xâm nhập hay không, đồng thời lấy lại quyền kiểm soát của mình. (TN)
07-08-2015 2:24:12 PM 

Chiếm đoạt 400 tấn gạo trên sà lan

Đức Thịnh-07:59 ngày 09 tháng 07 năm 2015
TP - Sáng 8/7, Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Tiền Giang cho biết, đang điều tra và truy bắt nhóm người lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt 400 tấn gạo, trị giá khoảng 3,6 tỷ đồng.
Chiếm đoạt 400 tấn gạo trên sà lan
400 tấn gạo "bốc hơi" khỏi chiếc xà lan. Ảnh: Công an TP.HCM.
Chiều 4/7, CSGT đường thủy Công an tỉnh Tiền Giang tuần tra, phát hiện sà lan Thanh Hiệp 2, số hiệu ST 06.049 đậu gần cồn Tân Long thuộc phường Tân Long (Mỹ Tho, Tiền Giang) nhưng không có người.
Qua xác minh biết được ngày 30/6 ông Trần Hoàng Nghiệp (SN 1976, trú tại Sóc Trăng) là chủ chiếc sà lan,  giao sà lan cho ông Võ Văn Vẹn (SN 1976, ở tỉnh Trà Vinh) cùng 3 thuyền viên chở 640 tấn gạo từ Sóc Trăng đi cảng Cát Lái (TPHCM).
Nửa đêm 3/7, tín hiệu giám sát hành trình trên sà lan mất và ông Nghiệp không còn liên lạc được với ông Vẹn. Kiểm tra sà lan, mất 400 tấn gạo.

Chi 110 tỉ đồng mỗi tháng chỉ để ghi… công tơ điện

Việc dùng máy tính bảng và "gậy tự sướng" để ghi công tơ điện được cho là một “phát minh” của ngành điện nhằm giải tỏa những thắc mắc về giá điện tăng vọt trong tháng 6 vừa qua.
Chi 110 tỉ đồng mỗi tháng chỉ để ghi… công tơ điện
Dùng máy tính bảng và gậy “tự sướng” để ghi côngtơ điện tại Hà Nội. Ảnh: T.L
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại rằng việc đầu tư máy tính bảng và thiết bị để đo số điện liệu có gây lãng phí khi EVN đang trong quá trình điện tử hóa việc ghi số điện? Trong khi, EVN vẫn phải chi một khoản tiền tối thiểu là 110 tỉ đồng/tháng chỉ để… ghi công tơ điện.
Công nhân sướng với… “gậy tự sướng”
Hôm 7-7, theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Bộ Công thương, hiện TCty Điện lực Hà Nội đã triển khai ghi số điện bằng máy tính bảng phối hợp với thiết bị ghi chỉ số cho 29/30 Cty điện lực với 1.129 thiết bị áp dụng cho 500.000 khách hàng. Trong kỳ hóa đơn tháng 7.2015 này, dự kiến số lượng khách hàng được áp dụng biện pháp ghi chỉ số côngtơ là 1 triệu khách hàng, chiếm tỉ lệ 40%.
Việc đưa ra thiết bị này được EVN đánh giá là “nhằm nâng cao hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh”. Mặt khác với thiết bị đã có, ngay cả những ngày mưa, việc ghi số điện vẫn được tiến hành, đảm bảo an toàn cho công nhân, không phải leo trèo lên “đo bằng mắt” như trước đây mà nhàn hạ, thảnh thơi hơn.
Bộ thiết bị bao gồm một cây sào có thể điều chỉnh độ dài, giống như “gậy tự sướng” dùng để chụp ảnh, một đầu camera, một máy tính bảng. Camera gắn vào đầu gậy, ghi hình chỉ số côngtơ và hình ảnh sẽ lưu vào máy tính bảng để khi có thắc mắc, kiến nghị của khách hàng, EVN sẽ đưa ra hình ảnh có đầy đủ chỉ số côngtơ hiển thị ngày, giờ chụp để đối chiếu. Được biết giá của một bộ thiết bị này khoảng 4 – 5 triệu đồng.
Bộ Công thương cho biết, riêng trong tháng 6 đã có 151.788 thắc mắc của khách hàng, trong đó liên quan đến hóa đơn là 3.505 vụ. TCty Điện lực Hà Nội tiếp nhận 30.320 vụ, TCty Điện lực TPHCM tiếp nhận 117.115 vụ thắc mắc, kiến nghị về giá điện.
Vẫn phải chi 110 tỉ đồng mỗi tháng
Theo dự tính, nếu Hà Nội hoàn thành 100% côngtơ được ghi bằng “máy tính bảng” và “gậy tự sướng”, tức 2,5 triệu côngtơ, số lượng máy tính bảng và thiết bị đo đạc sẽ rơi vào khoảng… 5.000 bộ. Con số ấy nhân với giá thành có nghĩa TCty Điện lực Hà Nội sẽ phải chi tới hàng chục tỉ đồng cho “nỗ lực làm minh bạch giá điện”.
Liệu con số ấy có được tính vào giá thành để rồi mỗi người dân lại phải gánh thêm một khoản gọi là bù trừ cho chi phí máy tính bảng và “gậy tự sướng”? Điều đáng nói, mới đây dư luận đã không đồng tình với con số hàng chục ngàn lao động của EVN (EVN không thừa nhận con số 67.000 lao động) chỉ “ăn lương rồi đi ghi số côngtơ và đòi tiền điện”. Chi phí cho lực lượng đó quá lớn được cho góp phần đẩy giá điện lên cao.
Trao đổi với báo Lao Động, Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Đinh Quang Tri cho biết: “Việc ghi chỉ số côngtơ từ xa mới chỉ áp dụng với các khách hàng lớn là các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị sử dụng điện. Đối với khoảng 22 triệu hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt, tương đương 22 triệu côngtơ, hình thức phổ biến vẫn là ghi chỉ số côngtơ trực tiếp tại hộ dân.
Nếu áp dụng đồng loạt việc nối mạng để truyền dữ liệu côngtơ từ xa sẽ hết sức tốn kém, so với chi phí tối thiểu hiện nay đọc chỉ số côngtơ chỉ khoảng 5.000 đồng/côngtơ”. Như vậy chi phí cho một lần đọc côngtơ, tương đương chi phí mỗi tháng là 110 tỉ đồng
Theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện Bộ Công thương, hiện ngành điện đang đẩy nhanh lộ trình đưa khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất và kinh doanh điện nhằm tiết kiệm chi phí, tăng năng suất lao động và giảm lực lượng đi ghi côngtơ và thu hóa đơn tiền điện.
Một trong những giải pháp là dùng côngtơ điện tử, ghi chỉ số côngtơ từ xa, phối hợp với ngân hàng thu tiền điện qua tài khoản cá nhân. Hiện ở Hà Nội đã triển khai côngtơ điện tử cho một số khách hàng lớn như các khu chung cư, khách sạn.
Trong khi chờ lộ trình điện tử hóa việc ghi số điện từ xa và thu tiền điện qua hệ thống ngân hàng, EVN vẫn cứ phải chấp nhận “vung tay dùng gậy tự sướng” để minh chứng cho sự minh bạch của mình.
Năm 2021 ngành điện sẽ hết độc quyền: Quyết định số 63 ngày 8-11-2013 của Thủ tướng Chính phủ quy định về lộ trình, các điều kiện và cơ cấu ngành điện.
Theo đó từ năm 2016, thị trường điện VN sẽ chuyển từ thị trường phát điện cạnh tranh sang thị trường bán buôn điện cạnh tranh thí điểm, khách hàng lớn nối lưới truyền tải điện sẽ được phép mua điện từ các nhà sản xuất điện độc lập và từ năm 2021, khi thị trường bán lẻ điện cạnh tranh đi vào hoạt động, tất cả khách hàng mua điện sẽ được quyền lựa chọn người bán.
Thay côngtơ điện tử tốn 10.000 tỉ đồng: Ông Đinh Quang Chi cho hay, một vấn đề nữa là muốn áp dụng hình thức ghi chỉ số từ xa, bắt buộc phải thay thế toàn bộ 22 triệu côngtơ hiện có bằng côngtơ điện tử.
Theo tính toán của ngành điện, trong vòng 5 năm tới, nếu có đủ kinh phí, mỗi năm EVN phải thay thế từ 4 – 5 triệu côngtơ, chưa kể số phát triển thêm khoảng 500 nghìn đến 1 triệu côngtơ điện mỗi năm.
Với chi phí trung bình khoảng 600 – 700 nghìn đồng/côngtơ, đến năm 2020 khi cơ bản thay thế hoàn toàn côngtơ điện tử, EVN phải bỏ ra lượng kinh phí khoảng trên 10.000 tỉ đồng. Chi phí này đương nhiên tính vào giá điện.
Tuy nhiên, có nhiều ý kiến lo ngại rằng việc đầu tư máy tính bảng và thiết bị để đo số điện liệu có gây lãng phí khi EVN đang trong quá trình điện tử hóa việc ghi số điện? Trong khi, EVN vẫn phải chi một khoản tiền tối thiểu là 110 tỉ đồng/tháng chỉ để… ghi côngtơ điện.
Theo  (Lao Động)-08-07-2015

Bắc Kinh dọa Hà Nội: Gần với Mỹ hơn, sẽ bị trả thù

BẮC KINH 8-7 (NV) - Bắc Kinh bắn tiếng cho Hà Nội biết là nếu tiến gần hơn với Hoa Thịnh Đốn, được hiểu là để đối phó Trung Quốc, thì coi chừng sẽ gặp phải các đòn trả thù từ phương Bắc.


Phó tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu trong khi ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đứng nghe nhân dịp ông Trọng được đãi bữa ăn trưa ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm Thứ Ba 7/7/2015. (Hình: AP Photo/Manuel Balce Ceneta)

“Cái mối quan hệ mật thiết hơn giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mà một phần là nhắm (đối phó) với Trung Quốc, sẽ kéo theo các đòn đánh trả của Trung Quốc.” Bài bình luận của tờ Hoàn Cầu Thời Báo ngày 8/7/2015 viết. “ Điều này sẽ tạo ra ap lực cho cả ba phía mà khi nó diễn tiến, Việt Nam có thể là kẻ phải chịu nhiều thiệt hại nhất.”

Hoàn Cầu Thời Báo là một phó bản của tờ Nhân Dân Nhật Báo, cái loa tuyên truyền của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Cả hai tờ báo này cùng chia chung một trụ sở ở Bắc Kinh. Mỗi khi có bài bình luận gì, vì tế nhị, không đăng trên Nhân Dân Nhật Báo thì đẩy sang đăng trên Hoàn Cầu Thời Báo.

Mỗi khi có bất cứ biến cố, sự kiện gì liên quan tới Việt Nam mà họ đánh hơi thấy có thể bất lợi cho Trung Quốc, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đều nhanh chóng có những bài bình luận hoặc chửi bới, hoặc đe dọa Việt Nam, kể cả quân sự, dù lãnh tụ hai nước mỗi khi gặp nhau đều hô hò “16 chữ vàng” và “tinh thần 4 tốt.”

Ngày 7/7/2015, tổng thống Mỹ Barack Obama tiếp ông tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục trong Tòa Bạch Ốc dù ông không phải là người cầm đầu chính phủ hoặc tổng thống, chủ tịch nước như thông lệ tiếp khách. Cả hai ông thảo luận nhiều vấn đề, từ nhân quyền đến Biển Đông, hiệp định đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), trong mối quan hệ giữa hai nước.

“Báo chí tây phương đã diễn dịch quá đáng cuộc viếng thăm (của ông Nguyễn Phú Trọng) trong tầm nhìn địa chính trị. Họ coi cuộc thăm viếng như một nghi thức ngoại giao phối hợp giữa Việt Nam với Mỹ chống lại Trung Quốc và đây cũng là một chiến thắng của Mỹ trong chủ trương đối phó với Trung Quốc về mặt chiến lược.” Hoàn Cầu Thời Báo kể lể.

Với những nhận định như thế, Hoàn Cầu Thời Báo nói, một số nhà quan sát Mỹ và một số trí thức muốn gồm cả Việt Nam vào trong phe chống Trung Quốc. Tuy nhiên “Mục tiêu này có vẻ luôn luôn hiện ra ở chân trời, nhưng sẽ không bao giờ đến được.”

Theo Hoàn Cầu Thời Báo, Hoa Thịnh Đốn muốn Hà Nội phối hợp với họ trong chính sách xoay trục về Á Châu – Thái Bình Dương và tăng cường áp lực với Trung Quốc, trong khi Hà Nội hy vọng thân cận hơn với Hoa Thịnh Đốn có thể giúp họ đối phó với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Nhưng “điều này không hoàn toàn tượng trưng cho mối quan hệ Hoa Kỳ- Việt Nam.”

Báo này dọa rằng Việt Nam ngày càng bị áp lực chính trị từ Mỹ nên “tạo ra thử thách lâu dài cho sự ổn định” của chế độ Hà Nội. Hoàn Cầu Thời Báo nói trong khi là một trong những nước xuất cảng nhiều sang Mỹ nhưng cũng vì vậy mà phải “đối phó với sự xâm nhập chính trị của Tây phương.”

Tờ báo nêu ra một thực tế là trong khi Việt Nam coi Trung Quốc như một sự thử thách cho an ninh quốc gia thì họ lại “hưởng sức mạnh kinh tế nhờ Trung Quốc cũng như sự hậu thuẫn của hệ thống chính trị Cộng sản của Trung Quốc.”

Tờ báo đe rằng “Khi chiến lược căn bản của Việt Nam là cổ võ phát triển kinh tế xã hội như Trung Quốc và họ sẽ đạt được thành quả tối đa nếu chiến lược đó đừng đi ngược lại các tranh chấp Biển Đông.”

“Không nước nào được hưởng lợi khi mời Mỹ chen vào các cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Thật ra, điều đó báo hiệu thất bại.” Tờ Hoàn Cầu Thời báo dọa.

Khác với tờ Nhân Dân Nhật báo, tờ Hoàn Cầu Thời Báo cho độc giả bình luận thoải mái. Trong phần bình luận của độc giả dưới bài bình luận nói trên, ít nhất có 25 lời bình luận đối chọi nhau từ bênh đến sỉ vả Bắc Kinh. (TN)
08-07-2015 5:41:47 PM


Việt Nam - Hoa Kỳ ký kết nhiều Hiệp định và Thỏa thuận

RFA-08-07-2015
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước bữa ăn với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 07 Tháng Bảy 2015 tại Washington, DC
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước bữa ăn với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 07 Tháng Bảy 2015 tại Washington, DC  AFP
Việt Nam và Hoa Kỳ đã đạt được một số Hiệp định và Thỏa thuận trong chuyến viếng thăm chính thức của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, trong đó nổi bật là Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và Việt Nam thỏa thuận cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright.
Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ được Nhà Trắng phổ biến ngày 7/7/2015 sau khi Tổng thống Barack Obama hội đàm chính thức với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu dục.
Hiệp định và Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ gồm các vấn đề: tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và Nghị định thư của Hiệp định; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; Bản Ghi nhớ giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình các mối đe dọa đại dịch mới nổi và Chương trình An ninh Y tế Toàn cầu; Thỏa thuận Tài trợ giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam;
Việt Nam cấp giấy phép thành lập trường Đại học Fulbright Việt Nam mới.
Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt Nam – Hoa Kỳ có đoạn nói rằng, hai nước bày tỏ quan ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Đông làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin và đe dọa làm phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định.
Hai nước nhấn mạnh sự cần thiết đề cao các quyền tự do hàng hải và hàng không được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không hạn chế, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế những hành động làm gia tăng căng thẳng; bảo đảm tất cả các hành động và hoạt động phải phù hợp với luật pháp quốc tế; phản đối việc ép buộc, hăm dọa, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.
Hai nước hứa hẹn tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người và ủng hộ việc duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và xây dựng về quyền con người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau và thu hẹp khác biệt.
Hai nước khuyến khích sự hợp tác hơn nữa nhằm bảo đảm rằng mọi người, bao gồm cả những thành viên của các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới, chủng tộc, tôn giáo hoặc khuynh hướng giới tính, và bao gồm cả người tàn tật, được hưởng đầy đủ các quyền con người.
Liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Tuyên bố về Tầm nhìn chung cho thấy là  Việt-Mỹ sẽ còn tiếp tục đàm phán, đặc biệt về các cam kết liên quan tới Tuyên bố của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO năm 1998 về Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc.
Ngoài ra Nhà Trắng ghi nhận sự quan tâm của Việt Nam trong việc mong muốn đạt được qui chế kinh tế thị trường.

Bắt nhóm nhân viên trộm cắp hành lý ở phi trường Nội Bài

HÀ NỘI (NV) - Sau thời gian bị hành khách tố cáo và người dân lên án việc bị mất cắp hành lý tại phi trường Nội Bài, công an đã bắt giữ một số người trong đường dây trộm cắp là những nhân viên làm việc tại đây, theo tin báo Tuổi Trẻ.

 
Trộm cắp hành lý của khách đang là vấn nạn tại các phi trường ở Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)

Sáng 7 tháng 7, ông Dương Văn Giáp, trưởng Phòng Cảnh Sát Ðiều Tra Tội Phạm Về Trật Tự Xã Hội, công an Hà Nội, cho biết cơ quan này đã khởi tố, bắt giam ông Nguyễn Quốc Thắng (27 tuổi), nhân viên giám sát sân đỗ thuộc Phòng Tài Liệu và Hướng Dẫn Chất Xếp, Xí Nghiệp Thương Mại Mặt Ðất Nội Bài về tội “đã gây ra ít nhất 10 vụ trộm tại phi trường Nội Bài, hưởng lợi bất chính hơn 176 triệu đồng.”

Cũng theo Tuổi Trẻ, thời gian vừa qua, nhiều vụ trộm cắp tài sản, hành lý của hành khách xảy ra tại phi trường quốc tế Nội Bài gây tức giận trong dư luận, trong đó, có nhiều vụ các cơ quan bưu chính khi chuyển bưu kiện qua đường hàng không bị mất cắp.

Ngày 27 tháng 3, Tổng Công Ty Bưu Chính Viettel, thuộc Bộ Quốc Phòng, có đơn gởi công an Hà Nội đề nghị phối hợp điều tra làm rõ sự việc có dấu hiệu trộm cắp tài sản gồm nhiều bưu kiện là hàng hóa có giá trị.

Do đây là một công ty lớn của quân đội, buộc công an phải điều tra. Từ đây, cơ quan công an đã xác định ông Thắng không chỉ là nghi can trong vụ trộm cắp này mà còn là thủ phạm của hàng loạt các vụ trộm cắp hành lý khác.

Lợi dụng công việc với nhiệm vụ là giám sát việc vận chuyển hàng hóa, hành lý của hành khách, khách hàng từ khu vực hành khách lên máy bay và ngược lại tại phi trường quốc tế Nội Bài, từ năm 2009 đến khi bị bắt, ông Thắng đã tự mình hoặc móc nối với các nhân viên khác là ông Hồ Anh Tuấn (39 tuổi), nhân viên lái xe nâng; Nguyễn Thành Tỉnh (24 tuổi), nhân viên bốc xếp; và một số nhân viên khác là ông Tuấn, ông Dương... để lấy cắp hàng hóa từ bưu kiện ký gởi đến hành lý của hành khách rồi chia nhau.

Qua điều tra ông Thắng đã trộm cắp, hoặc tổ chức cùng đồng bọn trộm cắp, hơn 10 vụ từ chai dầu thơm, mắt kính, áo thun, máy ảnh đến điện thoại di động, máy tính bảng,... chiếm đoạt và hưởng lợi bất chính tổng số tiền hơn 176 triệu đồng.

Hiện cơ quan điều tra vẫn tiếp tục mở rộng vụ án, xác định các nghi can tiếp tay cho ông Thắng trong việc thực hiện hành vi trộm cắp trong hàng loạt vụ vừa qua. (Tr.N)

07-07-2015 5:39:30 PM

Phó giám đốc chết trong tư thế treo cổ tại nhà riêng

(TNO) Bà Vũ Thị Thuyết, phó giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương, vừa được phát hiện chết trong tư thế treo cổ tại nhà riêng.

Phó giám đốc chết trong tư thế treo cổ tại nhà riêng

ảnh minh họa

Thông tin ban đầu cho biết, lúc 16 giờ ngày 8.7, người dân phát hiện bà Vũ Thị Thuyết (43 tuổi, phó giám đốc Trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương (thuộc Sở LĐ -TB - XH Hải Dương) đã chết trong tư thế treo cổ ở tầng 2, tại nhà riêng (phố Tô Hiến Thành, phường Hải Tân, TP.Hải Dương).

Bà Thuyết là vợ ông Nguyễn Chí Đại, giám đốc bảo hiểm xã hội tỉnh Hải Dương .

Vụ việc đang được cơ quan công an tiến hành điều tra, làm rõ.

Kon Tum: Tài xế taxi đình công vì bị o ép không đủ sống

KON TUM (NV) - Không sống nổi với mức khoán quá cao nhưng tỉ lệ ăn chia thấp, nhiều tài xế của hãng Sun Taxi đã đồng loạt đình công đòi quyền lợi, theo tin của báo Người Lao Ðộng.

Ngày 7 tháng 7, hàng chục tài xế của công ty vận tải H&H Kon Tum, thuộc hãng Sun Taxi Kon Tum tiếp tục ngừng việc tập thể để đòi quyền lợi.


Hàng chục lái xe kéo đến trụ sở Sun Taxi Kon Tum đòi quyền lợi. (Hình: Người Lao Ðộng)

Theo nhiều nhân viên, trước đó, vào ngày 3 tháng 7, đã có nhiều tài xế của hãng taxi này ngừng việc đòi giảm mức khoán, chia lại tỉ lệ được hưởng. Thời điểm này, lãnh đạo hãng cam kết đến ngày 6 tháng 7, sẽ giải quyết dứt điểm, thế nhưng, họ lại không thực hiện.

Anh Nguyễn Nam (32 tuổi), tài xế đang đình công, cho biết so với những hãng taxi khác tại địa phương thì hãng Sun Taxi Kon Tum khoán mức cao, nhưng tỉ lệ ăn chia tài xế nhận được thấp.

“Trung bình một tháng, ai chạy nhiều lắm thì được 4 đến 5 triệu đồng, không thì chỉ 2-3 triệu đồng. Thu nhập không đủ sống. Chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị lên hãng và được hứa sẽ tính mức ăn chia cho phù hợp nhưng giờ vẫn vậy,” anh Nam nói một cách bất bình.

Trả lời giới truyền thông, ông Phan Xuân Hòa, giám đốc chi nhánh Sun Taxi Kon Tum, cho rằng mức ăn chia, mức khoán là theo quy định của tổng công ty, không thể thay đổi. Ngay từ đầu khi ký hợp đồng vào công ty, lái xe đã chấp nhận điều này.

“Những người nào muốn ở lại với hãng thì ở lại, còn lái xe nào không muốn làm nữa thì làm đơn xin nghỉ việc, công ty sẽ chấp nhận,” ông Hòa nói.

Tuy nhiên, để giải tán cuộc đình công, đại diện Liên Ðoàn Lao Ðộng và công đoàn ngành giao thông vận tải Kon Tum đã đề nghị hãng này phải tổ chức hội nghị người lao động ngay trong tháng 7, với sự có mặt của lãnh đạo tổng công ty để tìm hướng giải quyết cho rõ ràng và được hai bên cùng đồng ý.

Sun Taxi Kon Tum cũng là hãng đã cho tài xế Nguyễn Xuân Tiến nghỉ việc, sau khi anh này quay clip tố cảnh sát giao thông vòi tiền mãi lộ rồi tung lên mạng mà nhiều báo đã đưa tin. (Tr.N)
07-07-2015 5:26:36 PM

Bến Tre: Xe cấp cứu bốc cháy sau khi tông xe máy, 2 người tử vong

Dân trí Chiều tối ngày 8/7, thông tin từ công an tỉnh Bến Tre cho biết, trên địa bàn xã Thành Thới A, huyện Mỏ Cày Nam, vừa xảy ra vụ tại nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe cấp cứu và xe máy khiến 2 người chết và 4 người bị thương.

Theo thông tin ban đầu chiều ngày 8/7, chiếc xe cấp cứu của  Bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Trà Vinh chở em Đặng Trung Kiên (7 tuổi, bị ung thư máu) lên Bệnh viện Nhi Đồng (TP Hồ Chí Minh) cấp cứu; trên xe còn có điều dưỡng Trần Thị Mỹ Nhân, 2 người nhà của bệnh nhi và tài xế tên Nguyễn Trung Triển. 
Một số hình ảnh hiện trường vụ tai nạn
Chiếc xe cấp cứu cháy rụi sau vụ tai nạn
Vào lúc 16h, khi xe vừa qua dốc cầu Cổ Chiên (thuộc địa bàn xã Thành Thới A, Mỏ Cày Nam, Bến Tre) đã xảy ra tai nạn với xe gắn máy do ông Nguyễn Văn Út (48 tuổi, ngụ huyện Mỏ Cày Nam) điều khiển. Vụ tai nạn làm bé Kiên và ông Út tử vong, 4 người đi trên xe cấp cứu bị thương phải đưa đến bệnh viện cấp cứu. Chiếc xe cấp cứu bị cháy rụi sau khi lăn nhiều vòng.
Ngay trong chiều tối 8/7, cơ quan công an tiến hành công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn.
Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tiếp tục điều tra, làm rõ.
Một số hình ảnh hiện trường vụ tai nạn

Một số hình ảnh hiện trường vụ tai nạn
Một số hình ảnh hiện trường vụ tai nạn
Thứ Tư, 08/07/2015 - 20:55
Minh Giang

Mất cắp tại sân bay: Khi “thượng đế” cố tình… “cầm nhầm”!

Dân trí Hình ảnh trích xuất từ camera của Trung tâm An ninh hàng không - Cảng Hàng không Nội Bài, đã ghi nhận nhiều vụ việc hành khách “trộm” đồ của nhau ngay tại cổng soi chiếu an ninh, những đồ dùng có giá trị thường bị “cầm nhầm” là điện thoại iPhone, ví tiền…

Hành khách “trộm” của hành khách!

Vụ việc gần đây nhất được phát hiện hôm 6/7 vừa qua. Người vi phạm tên là Trần Thị H, thường trú tại huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.
Cụ thể, khoảng 9h ngày 6/7, trong khi làm nhiệm vụ tại khu vực sảnh E nhà ga T1 Nội Bài nhân viên an ninh Phạm Sỹ Hoàng nhận được thông tin trình báo của hành khách Nguyễn Thị Loan đi trên chuyến bay VJ161 chặng Hà Nội - TPHCM, có để quên 1 điện thoại iPhone 5 màu trắng tại quầy check in số 112 sảnh E nhà ga T1 Nội Bài.
Bằng biện pháp nghiệp vụ với sự hỗ trợ của hệ thống camera giám sát, lực lượng an ninh hàng không Nội Bài đã phát hiện chị Trần Thị H cũng là hành khách đi cùng chuyến bay đã lấy chiếc điện thoại iPhone 5 của khách Nguyễn Thị Loan.
Theo Trung tâm An ninh Nội Bài, việc làm của Trần Thị H đã vi phạm vào khoản 1, điều 15 Thông tư 30/2012/TT-BGTVT ngày 01/08/2012 của BGTVT. Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài đã phối hợp với Cảng vụ Hàng không miền Bắc yêu cầu những người liên quan viết tường trình sự việc, lập biên bản vi phạm đối với hành khách Trần Thị H và bàn giao người và tang vật vi phạm cho Cảng vụ Hàng không miền Bắc xử lý.
Hình ảnh từ camera ghi nhận vụ trộm đồ ngay tại cổng soi chiếu an ninh ngày 30/6

Hình ảnh từ camera ghi nhận vụ trộm đồ ngay tại cổng soi chiếu an ninh ngày 30/6
Hình ảnh từ camera ghi nhận vụ "trộm" đồ ngay tại cổng soi chiếu an ninh ngày 30/6
Ngày 30/6, tại cổng soi chiếu an ninh ga đi quốc nội - Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài, camera đã ghi lại hành vi của hành khách Huỳnh Đình H có hành vi chiếm đoạt một điện thoại di động iPhone 4 của khách Nguyễn Thanh Phương để trong khay nhựa để kiểm tra an ninh. Cả 2 hành khách này cùng đi chuyến bay VN1543, chặng Hà Nội - Phù Cát (tỉnh Bình Định).
Sau khi xem lại hình ảnh được phân tích từ camera, hành khách Huỳnh Đình H đã thừa nhận hành vi sai trái của mình. Trung tâm An ninh hàng không Nội Bài đã lập biên bản vi phạm và bàn giao người cùng tang vật cho Cảng vụ Hàng không miền Bắc xử lý theo quy định.
Liên quan đến vấn đề mất cắp hành lý và tài sản tại sân bay, ông Lại Xuân Thanh - Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam - cho biết, gần đây không nhận được thông tin khiếu nại của hành khách về việc mất cắp, tuy nhiên lực lượng an ninh hàng không đã phát hiện nhiều trường hợp “cầm nhầm” tại sân bay. Sau khi triển khai các quy trình kiểm tra, những tài sản này đều được bàn giao tận tay cho khổ chủ.
Bị đuổi khỏi ngành hàng không nếu trộm cắp
Khu biệt vấn đề mất cắp tài sản trong hành lý ký gửi của hành khách khi đi máy bay cho thấy, trách nhiệm đối với trường hợp mất cắp hành lý, hàng hóa là các đơn vị liên quan trực tiếp đến dây chuyền xử lý hàng hóa, hành lý chịu trách nhiệm về việc mất cắp hành lý, hàng hóa đối với giai đoạn hành lý, hàng hóa thuộc phạm vi quản lý. Nhân viên hàng không, người giám sát việc xử lý hành lý, hàng hóa, người đứng đầu tổ, đội, ca, kíp… và đứng đầu hệ thống xử lý hàng hóa chịu trách nhiệm liên đới.
Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho hay, khi xảy ra hiện tượng mất cắp hành lý, hàng hóa, đơn vị đang quản lý hành lý, hàng hóa phải thông báo ngay cho lực lượng an ninh hàng không, Cảng vụ hàng không. Trong đó, Cảng vụ hàng không có trách nhiệm chủ trì, quyết định phân định trách nhiệm của từng đơn vị đối với việc mất cắp hành lý, hàng hóa; đánh giá tính chất của hành vi trộm cắp, giấu đồ bất hợp pháp; chuyển giao vụ việc cho cơ quan Công an theo quy định.
“Cảng vụ Hàng không phải làm việc với cơ quan Công an để nắm thông tin về việc xử lý hành vi trộm cắp được chuyển giao. Thực hiện việc đình chỉ hoạt động của nhân viên hàng không, người đứng đầu trong hệ thống quản lý, xử lý hành lý, hàng hóa chịu trách nhiệm về vụ việc mất cắp theo quy định” - Cục trưởng Lại Xuân Thanh nhấn mạnh.

Hình ảnh từ camera ghi nhận vụ trộm đồ ngay tại cổng soi chiếu an ninh ngày 30/6
Ngành hàng không đang tăng cường các biện pháp giám sát an ninh nội bộ (ảnh chỉ có tính chất minh họa)
Theo đó, các cơ quan đơn vị phải ban hành quy trình giám sát cụ thể đối với việc quản lý, xử lý hành lý, hàng hóa. Phân công trách nhiệm và có hình thức xử lý cụ thể, đặc biệt chú trọng việc chịu trách nhiệm chính của nhân viên giám sát, người đứng đầu trong từng ca, kíp, tổ, đội… trong việc để xảy ra hành vi trộm cắp tài sản.
Đặc biệt, Cục trưởng Lại Xuân Thanh thể hiện sự kiên quyết trong việc xử lý vi phạm đối với nhân viên hàng không: “Khi đã có hành vi trộm cắp, chiếm đoạt trái phép tài sản của tổ chức, cá nhân thì không sử dụng làm việc tại vị trí nhân viên hàng không ở bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng”.
Cùng với việc kiểm tra, rà soát chặt chẽ người và phương tiện ra, vào khu vực hạn chế và tại cảng hàng không, sân bay, thì Cục Hàng không yêu cầu Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài kiểm tra, rà soát việc sử dụng cửa từ thay thế cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không nhằm loại bỏ các kẽ hở để lợi dụng việc ra vào khu vực hạn chế bằng thẻ từ để đưa các đồ vật, tài sản… trái phép ra, vào khu vực hạn chế.
Thứ Tư, 08/07/2015 - 13:34
Châu Như Quỳnh

Bất ngờ với “ruột” của pho tượng Phật 45m vừa đổ sập

Theo Dân trí-07-08-2015
Pho tượng Phật cao 45m tại chùa Sắc Thiên Vương Quan Âm (An Mỹ, Quỳnh Phụ, Thái Bình) đang trong giai đoạn thi công thì bất ngờ đổ sập hoàn toàn, “phơi ra” những thanh sắt chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa và thân tượng đều được xây bằng gạch.


Bất ngờ với “ruột” của pho tượng Phật 45m vừa đổ sập


1 2
Những thanh sắt ở đài sen rất nhỏ, chỉ nhỉnh hơn chiếc đũa.
4 5 6 7
Phần thân tượng vỡ vụn, bên trong toàn gạch
Tượng Phật hàng chục tấn đổ sập khiến phía mái hiên và trần phía trước ngôi Chánh điện bị hư hại nặng.

Lợi dụng bảo vệ ngư dân để trục lợi

Theo Đất Việt - 07-07-2015
Bài điều tra “Tuần tra biển khống, “rút ruột” Nhà nước hàng tỉ đồng” đã gây chấn động dư luận cả nước.

Lợi dụng bảo vệ ngư dân để trục lợi
Các tàu tuần tra chỉ nằm bờ, nhưng Biên phòng tỉnh Quảng Trị vẫn lập hồ sơ khống để rút tiền của Nhà nước. Ảnh: H.N
Trong năm 2013-2014, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã có 11 kế hoạch tuần tra giám sát nghề cá trên biển được lập khống với tổng số tiền đã được quyết toán gần 1,9 tỉ đồng, trong đó riêng nhiên liệu gần 1,750 tỉ đồng và tiền ăn thêm đi biển + phụ cấp đặc biệt là 91,4 triệu đồng.
Biển Đông bị Trung Quốc xâm lấn, ngư dân bị uy hiếp, chủ quyền quốc gia trên Biển Đông bị xâm phạm, ngư trường truyền thống của Việt Nam bị tàu cá của Trung Quốc vào khai thác. Trước tình hình phức tạp đó, tất cả mọi lực lượng đều được huy động để bảo vệ chủ quyền. Ngư dân – chính những người cần được bảo vệ – cũng là một lực lượng thực thi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền trên biển.
Nhưng nhiều cá nhân thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã lợi dụng chính nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, canh giữ lãnh hải, bảo vệ ngư dân của mình để trục lợi.
Tham nhũng, rút ruột dự án công trình tội một, tham nhũng bằng cách “rút ruột” một cuộc tuần tra trên biển tội mười. Bởi vì, hành vi tham nhũng này chính là bỏ bê nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân, là thả cửa cho giặc lộng hành trong chính căn nhà mình.
Tự lập hồ sơ khai khống tuần tra, nhưng để tàu neo đậu tại cảng, không ra khơi có nghĩa là bỏ biển cho giặc xâm lấn, là bỏ ngư dân đơn độc trên ngư trường. Ngư dân bám biển khai thác hải sản, làm “cột mốc sống” chứng minh chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Nhiệm vụ thiêng liêng và khó khăn như vậy, nhưng trong tay ngư dân không một tấc sắt, họ phải dựa vào sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang khi gặp nguy biến.
Ngư dân sẵn sàng ra khơi làm “cột mốc sống” vì có niềm tin sắt son rằng, sau lưng họ, bên cạnh họ có nhiều lực lượng hỗ trợ, trong đó có bộ đội biên phòng. Cho nên, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị lập kế hoạch khống để lấy tiền bỏ túi mà không tuần tra là ăn cắp tiền nhà nước, là đánh cắp lòng tin của ngư dân. Và nguy hiểm hơn, đó là nối giáo cho giặc.
Mỗi công dân Việt Nam đều hướng về Biển Đông, mỗi người Việt Nam yêu nước thương nòi đều theo dõi từng diễn biến liên quan đến Biển Đông. Mỗi dòng tin ngư dân Việt Nam bị tấn công trên biển, bị tàu Trung Quốc bắt giữ hay đuổi đánh là một nỗi đau xót tận cùng gan ruột. Vậy mà những người có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ chủ quyền và bảo vệ ngư dân lại có thể “ăn bớt” chính nhiệm vụ của mình.
Phải xử nghiêm những kẻ nối giáo cho giặc.

Một nghi phạm chết tại trụ sở công an xã

Theo NLĐ-07-08-2015
Nghi phạm bị công an xã đưa về trụ sở vì bị tình nghi trộm cắp tài sản. Sau đó, người nhà nhận được tin nghi phạm đã treo cổ chết

Một nghi phạm chết tại trụ sở công an xã
Trụ sở công an xã Lục Sĩ Thành (nằm trong khuôn viên UBND xã này) – nơi phát hiện ông Tư treo cổ tự tử
Chiều 8-7, Đại tá Phạm Văn Ngân, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long, cho biết đang trực tiếp chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tiến hành điều tra việc ông Trần Ngọc Bé Tư (SN 1977, ngụ ấp Long Thạnh, xã Lục Sĩ Thành, huyện Trà Ôn) chết trong tư thế treo cổ tại trụ sở Công an xã Lục Sĩ Thành.
Theo đại tá Ngân, ông Tư bị đưa về trụ sở công an xã vào đêm 7-7 để làm rõ thông tin trình báo của người dân rằng ông này đột nhập vào nhà dân trộm cắp tài sản. Tại đây, bước đầu các công an viên đã lập biên bản tạm giữ hành chính ông Tư vì ông này đã thừa nhận hành vi phạm tội.\
Ông Trần Ngọc Bé Ba (41 tuổi, anh trai của ông Tư) cho hay khoảng 21 giờ ngày 7-7, trong lúc say xỉn, ông Tư đi đến nhà bạn mình là ông Lương Văn Bé Năm chơi nhưng đã đi nhầm vào nhà bà Lê Thị Đen (mẹ ông Năm) ở kế bên.
Sau đó, bà Đen kêu ông Tư đi về nhưng ông này không chịu mà tiếp tục ngồi lại khiến bà Đen trình báo công an xã mời về trụ sở làm việc.
“Việc Tư bị bắt không ai trong nhà hay biết. Cho đến khoảng 9 giờ sáng hôm sau, công an xã đến báo tin thì gia đình tôi mới biết. Tại trụ sở công an xã, tôi thấy Tư chết trong tư thế quỳ gối dưới sàn nhà, hai tay co cụm lại trước ngực, treo cổ lên cửa sổ bằng một cái mền” – ông Ba nói.
Sau đó, thi thể ông Tư đã được cơ quan Công an bàn giao cho gia đình mang về an táng.