Friday, June 19, 2015

TPP: Hạ viện cho Obama quyền đàm phán nhanh

Theo BBC-19 tháng 6 2015

Trụ sở Quốc hội Mỹ trên Đồi Capitol, tại Washington, D.C
Hạ viện Mỹ hôm 18/6 cho phép Tổng thống Barack Obama đẩy nhanh tiến trình đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Hạ viện bỏ phiếu thông qua riêng rẽ dự luật về Quyền Thúc đẩy Thương mại (TPA), còn gọi là quyền đàm phán nhanh, mà không gắn kèm dự luật Hỗ trợ Điều chỉnh Thương mại (TAA).
Hạ viện đã bỏ phiếu với tỷ lệ 218 phiếu thuận và 208 phiếu chống để thông qua TPA, cho phép tổng thống thẩm quyền sớm hoàn tất tiến trình đàm phán các thỏa thuận thương mại, trong đó có TPP.
Tuần trước, gói dự luật gồm TPA và TAA bị các nghị sỹ đảng Dân chủ phủ quyết.
Dự luật nay sẽ được đưa ra Thượng viện, nơi Nhà Trắng và lãnh đạo đảng Cộng hòa đang tìm cách có thỏa thuận với những nghị sĩ Dân chủ ủng hộ thương mại.
Thứ Sáu tuần trước, Hạ viện cũng bỏ phiếu ủng hộ TPA nhưng nghị sĩ đảng Dân chủ đã bác bỏ TAA để “tiêu diệt” quyền đẩy nhanh tiến trình đàm phán các hiệp định thương mại.
Sau đó, chính quyền Obama đã có nỗ lực vận động để TPA được thông qua một cách độc lập, chứ không gắn kèm vào gói dự luật bao gồm cả dự luật TAA.
Với kết quả bỏ phiếu mới nhất, mục tiêu của ông Obama muốn thúc đẩy quan hệ của Mỹ với châu Á chưa bị dập tắt.
Ông Obama muốn tăng cường quan hệ Á thông qua TPP, hiệp định với sự tham gia của 12 quốc gia, gồm cả Việt Nam.
Tuy vậy, chưa rõ Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu thế nào.
Gói dự luật, gồm quyền đàm phán nhanh (TPA) và hỗ trợ người lao động (TAA), sẽ còn trải qua ba lần bỏ phiếu – hai ở Thượng viện.
Tháng trước, Thượng viện Mỹ phải mất hai tuần mới thông qua gói dự luật.
Nhiều người trong đảng Dân chủ lo ngại TPP sẽ khiến người Mỹ mất việc.
Đảng Cộng hòa nhìn chung ủng hộ các vấn đề thương mại nhưng không thể một mình thông qua luật.
Các nhà đàm phán đang chịu sức ép kết thúc tiến trình đàm phán đã kéo dài hơn 5 năm.
Họ hy vọng có thể được quốc hội thông qua TPP trước cuộc bầu cử tổng thống 2016.

Chiến tranh Nhân dân có hiệu lực trên biển?

Mao (bìa trái) và Chu Đức (thứ nhì từ phải sang) từng nêu ra học thuyết Chiến tranh Nhân dân
Bước sang thế kỷ 21, học thuyết Chiến tranh Nhân dân xây dựng trên lý thuyết của Mao Trạch Đông và nguyên soái Chu Đức vẫn tiếp tục được đề cao trên báo Quân đội Nhân dân ở Việt Nam, tuy rất ít phân tích và trống vắng kiểm định.
Trong bản đăng ngày 23/12/2012, sau khi đánh giá "chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không là tầm cao trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh", Đại tướng Phó Quân ủy Trung ương kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh viết:
“Lực lượng và thế trận của chiến tranh nhân dân Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, trên hết và hơn hết biểu hiện cho ý chí ngoan cường, dũng cảm, trí tuệ và sức sáng tạo của con người Việt Nam, của nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, thể hiện trong phương châm chiến lược lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn và thắng địch bằng Mưu, Kế, Thế, Thời.”
Đại tướng Thanh không giải thích thế nào là Mưu, Kế, Thế, Thời và chừng như phương châm “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn” chỉ là khẩu ngữ viết cho tranh cổ động.
Trên thực tế chiến trường, Quân đội Nhân dân thường xuyên có khả năng mở đồng loạt nhiều mặt trận từ Quảng Trị lên Pleiku, xuống An Lộc vào Tây Ninh cùng một lúc, tức đông quân và lấy lớn đánh lớn.
Ngay trong chiến tranh Việt-Pháp, Quân đội Nhân dân luôn dụng nhiều đánh ít.
Trận Đông Khê tháng 9 năm 1950, Tổng bộ Việt Minh dùng hai trung đoàn chủ lực 174 và 209 đánh hai đại đội Lê dương của tiểu đoàn 2 trung đoàn 3 Lê dương [II/3e REI] dưới quyền đại úy Allioux có cấp số 250 binh sĩ.
null
Trận Điện Biên Phủ - hình dựng lại sau cuộc chiến
Chưa tính đến trung đoàn Sông Lô 209 của Lê Trọng Tấn, chỉ riêng trung đoàn 174 Cao-Bắc-Lạng đã đông gấp 20 lần quân Pháp.
Trong hồi ký Người lính già Đặng Văn Việt, Chiến sĩ Đường số 4 Anh hùng, Nxb Trẻ 2003, cựu trung tá Đặng Văn Việt “hùm xám đường biên giới”, là trung đoàn trưởng trung đoàn 174 trong trận này, ở trang 149 ghi rõ:
“Thế và lực giữa ta và địch đã thay đổi. Để đẩy mạnh cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, Bộ Tổng Tư lệnh và Trung ương Đảng cho thành lập hai trung đoàn mạnh – hai đơn vị chủ lực mạnh đầu tiên của của quân đội ta: E174 – E209. E174: Lập nên bởi các lực lượng tinh nhuệ của ba trung đoàn địa phương ba tỉnh: Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn. Quân số lên đến 5.500 (gần một lữ) gồm 6 tiểu đoàn: 3 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh (6 khẩu pháo 75 ly), 1 tiểu đoàn cao xạ (12 khẩu 12,7 ly), 1 đại đội trợ chiến (6 cối 81 ly, 6 súng không giật 75 ly), 1 đại đội trinh sát, 1 đại đội công binh, 1 đại đội thông tin liên lạc, 1 đại đội cảnh vệ. Chỉ huy: Đặng Văn Việt – trung đoàn trưởng, Chu Huy Mân – chính ủy.”
Trận đồi Him Lam (đồi Béatrice) chiều 13 tháng 3-1954, hai trung đoàn 209 và 141 tràn ngập tiểu đoàn 3 của Bán Lữ đoàn 13 Lê dương [III/13e DBLE] dưới quyền thiếu tá Paul Pégot có quân số 450 binh sĩ. Không ngẫu nhiên phương Tây luôn nhìn huyền thoại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp song hành với chiến thuật biển người.
Đại tá Pierre Rocolle trong luận án Vì sao Điện Biên Phủ [Pourquoi Dien Bien Phu, Nxb Flammarion,1968] mô tả chiến thuật này:
“Theo những tiêu chuẩn của chiến thuật Việt Minh, tấn công một cứ điểm, cần tập trung nỗ lực trên một trận địa thật thâu hẹp (vào chừng vài trăm thước) hầu đánh thủng hệ thống phòng thủ tại một điểm.
null
Tác giả hỏi 'Chiến tranh Nhân dân' của Việt Nam làm được gì trước hàng không mẫu hạm Liêu Ninh?
Tất nhiên cần lượng lớn súng cối và đại bác bộ binh đối diện khu vực tấn công, đồng thời tập trung các đơn vị được chỉ định xung phong đông từ 10 đến 20 lần quân trú phòng trong một hành lang hẹp trên địa thế chọn lựa.
Thực hiện đầu tiên một xé rào rồi nới rộng dần bằng cách tung những làn sóng tiến công tiếp theo cho đến khi trọn chu vi phòng thủ đối phương bị tràn ngập.” (trang 348)
Như thế, phương châm chiến lược “lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn” của “nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo” mà đại tướng Phùng Quang Thanh ca ngợi, ít tính khả tín.
Càng thêm khó hiểu khi đại tướng nhấn mạnh: tạo thế trận liên hoàn của “chiến tranh nhân dân đất đối không, đất đối biển”.
Hôm nay trước uy hiếp của Hải quân Trung Quốc, dân Việt không khỏi băn khoăn làm cách nào dân miền Trung cách Trường Sa 248 hải lý có thể lấy đất ruộng đương đầu với hạm đội thủy chiến Trung Hoa, đặc biệt đương đầu với hàng không mẫu hạm Liêu Ninh mà chắc chắn Trường Sa sẽ là mục tiêu oanh kích?
Chiến tranh Nhân dân, từng là học thuyết quân sự chánh thức trong quá khứ, cáo chung trên Biển Đông.
null
Ngư dân Việt Nam thường phải ra các vùng cá bị Trung Quốc tuần tra
Ngay cả trong quá khứ, học thuyết này mang những giới hạn, vì ẩn vào dân khi yếu, dùng tai mắt dân quan sát, lấy thóc dân nuôi binh và dùng sức dân vận chuyển… không giúp ích cho một đạo quân tác chiến độc lập tách rời dân chúng.
Như khi hành quân ngoại biên, Quân đội Nhân dân không bình định được Campuchia trong 10 năm chiếm đóng, chính vì dân xứ Khmer không theo. Trên mặt biển, các hải đoàn Việt Nam hoàn toàn cô độc trước hải lực hùng hậu của Trung Hoa.
Cập nhật học thuyết chiến tranh của quân đội trở nên cấp thiết.
Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả Trần Vũ, đã đăng trên trang Tiền Vệ. Các đề xuất các ý tưởng, giải pháp quân sự mới mẻ hoặc muốn thảo luận nghiêm túc về chủ đề này, xin gửi về Diễn đàn BBC ở địa chỉ: vietnamese@bbc.co.uk. Xin đọc thêm bài tiếng Anh về học thuyết quân sự 'Chiến tranh Nhân dân' (renmin zhanzheng) của Mao Trạch Đông tại đây, và bài phê phán tác giả Trần Vũ trên báoNhân Dân tại đây.

Ý kiến: 'Quyền chửi là tự do ngôn luận'

Toàn bài này có thể tóm tắt trong một câu: Chửi tục là một quyền tự do ngôn luận cần được bảo vệ vì có khi những sự việc xảy ra mà cách duy nhất bộc lộ hết cảm xúc tức giận hay bực bội, là chửi tục.
Cấm chửi tục, như Thành phố Hà Nội đã ra quyết định “ kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lý,” là cấm người ta bộc lộ hết cảm xúc của mình, và là vi phạm tự do ngôn luận.
Nguyên tắc này được công nhận trong luật Mỹ vào thế kỷ trước, năm 1970. Paul Cohen, một thanh niên 19 tuổi có việc vào tòa án Los Angeles để làm chứng trong một vụ án. Lúc này là lúc chiến tranh tại Việt Nam đang lên cao và thanh niên Mỹ đang bị động viên vào lính. (Thời đó Mỹ vẫn còn bắt lính.) Cohen mặc áo khoác trên đó có dòng chữ “FUCK THE DRAFT” (“đ.m. quân dịch”) và nhiều người trong tòa, trong đó có cả phụ nữ và trẻ em, phải nhìn thấy dòng chữ tục này. Thế là anh bị bắt về tội gây rối trật tự công cộng.
Khi kháng án lên tới Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ, luật sư đại diện cho Cohen là Melville Nimmer, một giáo sư luật đại học UCLA. Sau này, các đồng nghiệp cũ của ông kể lại với sinh viên rằng, khi ra tòa, nhiều người dặn ông là đừng dùng từ “F” vì vị chánh thẩm Tối cao Pháp viện, ông Warren Burger, là người rất nghiêm túc.
Mở đầu phiên tòa, Chánh thẩm Burger còn bảo, “Tòa đã rất quen thuộc với những dữ kiện trong vụ án này và ông không cần thiết phải nói nhiều về dữ kiện.” Tuy nhiên, ngay trong phần mở đầu, ông Nimmer kể ngay về người thanh niên với áo khoác mang dòng chữ “Fuck The Draft.”
Sau này, các học giả đánh giá hành động này của Nimmer là một hành động xuất sắc. Giáo sư Geoffrey Stone đại học Chicago cho rằng ngay lúc ông Nimmer nói lên từ “fuck” trong tòa là ông đã thắng. Giáo sư Christopher Fairman đại học Ohio State cho rằng nếu “Nimmer đồng tình với luật cấm kỵ của Burger” thì ông đã thua rồi.
Đúng vậy. Nếu cho rằng Cohen có quyền dùng từ “fuck” mà chính luật sư của Cohen còn ngại không dám dùng, thì có tin được không?
Quả nhiên Nimmer thắng. Trong phán quyết Cohen v. California, với đa số 5-4, Tối cao Pháp viện công nhận rằng ngôn ngữ có hai chức năng song song, không chỉ chuyển tải những “suy nghĩ có thể giải thích tương đối chính xác, tách biệt” mà còn chuyển tải những “cảm xúc không diễn đạt được.”
Những cảm xúc này nhiều khi không thể miêu tả một cách ôn hòa bình tĩnh được.

'Phải chửi'

Vụ sử dụng hastag “ #ĐMCS” hay “ #DMCS” trên Facebook là một trường hợp như vậy. Như Paul Cohen phản đối chế độ quân dịch, thì cũng nhiều người phản đối chính quyền cộng sản.
Có nhiều điều chính quyền cộng sản làm đáng bị chỉ trích, và những điều này có thể được đưa ra mổ xẻ, phân tích, phản hồi, theo kiểu trí thức. Cũng như có nhiều người ở Mỹ từng đưa vấn đề quân dịch ra mổ xẻ, phân tích, để rồi cuối cùng Hoa Kỳ bãi bỏ chế độ quân dịch và biến quân đội thành hoàn toàn tình nguyện.
Nhưng có những người như Cohen không thể ôn hòa mà họ cho rằng là phải chửi. Và #ĐMCS cũng vậy, có những người cho rằng họ không có thể ôn tồn bình tĩnh với cộng sản nữa, mà phải chửi thôi. Cùng một chuyện, người này có thể trí thức được, nhưng người khác thì phải chửi thôi. Ngôn luận của cả hai, cần được công nhận.
Tất nhiên, người Hà Nội có nhiều lý do để chửi, không phải lý do nào cũng liên quan đến chính trị hoặc nhà cầm quyền.
Hàng tôm hàng cá chửi là vì họ có lý do của họ. Nhân danh văn hóa, hay giáo dục, hay gì đấy để cấm chửi, là ngăn chặn không cho người ta diễn đạt hết cảm xúc.
Không có người nào giống người nào. Một câu chửi có thể có vẻ chói tai, mất dạy, với người này, nhưng lại là những lời chí lý đối với người khác. Chính Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ cũng thấy điều này khi phán quyết Cohen viết, “one man's vulgarity is another's lyric” - một câu chửi tục đối với người này là lời hát êm tai đối với người khác.
Bài viết thể hiện cách hành văn và quan điểm của tác giả.

Khủng hoảng triết lý, đường lối giáo dục VN?

Theo BBC-9 giờ trước


Có ý kiến cho rằng giáo dục Việt Nam gặp bế tắc
Mới đây Nhóm Đối thoại giáo dục gồm các nhà khoa học trẻ và tâm huyết với ngành giáo dục do giáo sư Ngô Bảo Châu chủ trì vừa đưa ra khuyến nghị đại học Việt Nam tới giới lãnh đạo ngành.
Bản khuyến nghị là kết quả ba năm nghiên cứu của nhóm về cải cách Đại học cho rằng "Hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam cần được cải cách cơ bản và sâu sắc ngay từ nguyên lý và quy tắc tổ chức" và là một quá trình lâu dài và liên tục.
Nhân khuyến nghị này, trong cuộc phỏng vấn với BBC Việt Ngữ, giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc Trung tâm Minh Triết Việt Nam ở Hà Nội, cho rằng giáo dục Việt Nam đang ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối, triết l‎ý giáo dục, kéo theo khủng hoảng về phương thức và quản lý tổ chức giáo dục.
“Do triết lý giáo dục của Việt Nam hiện nay không được xác định tốt nên người học, người dạy và cả người quản lý đều lúng túng. Vì thế không thúc đẩy được sự hình thành những tài năng giáo dục cho thời kỳ mới, không giúp nảy nở những nhân tố tích cực của dân tộc, kể cả tâm thức của người học cũng như tâm thế của người dạy.”
Ông nói thêm chính trong tình hình ấy “sự vươn lên để có tài năng từ người quản lý đến người thầy thật giỏi đang là cái Việt Nam còn thiếu”.
Theo giáo sư Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu, Phó Ban Dân vận Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, “nguyên nhân cơ bản là lý thuyết Mác Lênin không giải đáp nổi vấn đề này và những người gọi là nắm chủ thuyết này cũng không biết về chủ thuyết đó, không biết cái gốc cũng như cái ngọn, hay cái hệ thống và vì thế nó như thợ thuyền đẽo cày ở ngã ba. Cuối cùng đẽo một thanh gỗ thành cái tăm.”

'Cùng nơi Ngôn cú'

Để giải giải quyết tình trạng hiện nay, giáo sư Mai trích dẫn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói năm ngoài là phải đổi mới thể chế và Đảng cũng đã thấy vấn đề tuy nhiên ông cho rằng giới lãnh đạo “không dám đi đến tận cùng”.
“Ông tổ về văn hóa, cụ Trần Nhân Tông, trong một tác phẩm rất lớn là Cư Trần Lạc Đạo, có nói một câu là "Cùng nơi Ngôn cú", tức là nơi lĩnh vực tư duy, khoa học, lý thuyết, văn hóa, tinh thần thì phải đi cho tới tận cùng, đến điểm cao nhất, sâu sa nhất, bao quát nhất, gốc rễ nhất, nhưng mình có chịu đi theo đâu mà chỉ loanh quanh vào những cái phần hình thức. Đấy là vấn đề.”
Việc các nhà lãnh đạo Việt Nam không làm được điều đó theo ông là “khó hiểu mà dễ nhìn thấy.”
“Không ai trong những người lãnh đạo Việt Nam hiện nay có thể trở thành người được gọi là những nhà khoa học, nhà tư tưởng, tức cái vốn trí thức, tư tưởng và tư duy của họ rất nông vì thế họ suy nghĩ hời hợt, bề ngoài và đấy là cái khó,” giáo sư Mai nói.
Trước câu hỏi Việt Nam hiện nay đang có những cải cách giáo dục ráo riết thì liệu những cải cách này đi tới đâu, có hiệu quả và có đi đúng hướng hay không, giáo sư Mai nói:
"Nếu căn cứ vào những người quản lý, lãnh đạo thì tôi không hy vọng. Cái lò đào tạo ra người quản lý là trường Nguyễn Ái Quốc, trường Đảng, thì đó là những nơi xơ cứng nhất, giáo điều nhất, kiến thức hẹp nhất.
“Họ lại rất thích áp đặt, không thích cãi lại, không thích hoài nghi khoa học thì làm sao họ có thể là người chủ xướng cho một sự khai phóng trong giáo dục, để cho mỗi học sinh là một nhân phẩm tự do, một thuyết khách tự do, để trưởng thành thành một con người - con người chính nó, của nó và riêng nó và đấy là một vấn đề lớn,” ông nói.
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cũng cho rằng xã hội đồng thời buộc phải sống và có những nhóm người phải gồng mình lên để phát triển tài năng, phẩm chất, phẩm hạnh của mình.
“Nhu cầu ấy tồn tại thường xuyên trong xã hội cho nên chúng ta thấy có những nhân vật kiệt xuất nổi lên, những người trẻ trong nhà trường khi ra nước ngoài, trong môi trường khoa học xã hội thuận lợi, họ phát triển được tài năng.
“Như thế tức là xã hội đang cố gắng bù đắp lại những thiếu sót, những lỗ hổng mà cơ chế và chính sách đang tạo ra.”

Bước đột phá

Liệu có hy vọng là những khuyến nghị mới nhất sẽ được giới lãnh đạo giáo dục ở Việt Nam tiếp thu, quyết tâm thực hiện hay không?
Giáo sư Nguyễn Khắc Mai cho biết là bao giờ cũng có những hy vọng nhưng có đạt được như mong ước tối đa hay không thì đó còn là câu hỏi.
"Trong tình hình hình nay thì còn ở trong trạng thái nhùng nhằng. Hy vọng tới đây sẽ có được một sự bứt phá khỏi con đường đi hiện nay, tạo ra một chân trời mới."
Và để có được bước đột phá này theo ông cần có một số yếu tố như những người tử tế, có học, có tâm huyết, có đạo đức trong số các nhà lãnh đạo phải vươn lên, thực hiện lời dạy của Trần Nhân Tông, đi tới cùng chứ không thể nửa chừng nửa vời.
Ông hy vọng nếu giới trí thức hành động, suy nghĩ, dấn thân thì có thể đây sẽ là bước đổi mới.
Cuối cùng ông kết luận rằng để có một nền giáo dục mới hay cả trong các lĩnh vực khác thì phải xây dựng ba cột trụ, đó là lớp trí thức hiện tại phát triển với số lượng đông thêm; những doanh nhân cấp tiếp (không phải những doanh nhân thành đạt do ăn cắp ăn cướp của xã hội của nhà nước của dân mà thành đạt); và chính sách nhân văn
“Đó là những cột trụ sẽ hy vọng đỡ cho ngôi nhà của đất nước,” giáo sư Nguyễn Khắc Mai nói.

VN kéo dài tuổi nghĩa vụ quân sự đến 27

Theo BBC-19 tháng 6 2015

Quốc hội Việt Nam chiều 19/6 biểu quyết thông qua Luật nghĩa vụ quân sự sửa đổi, kéo dài độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Luật nghĩa vụ quân sự hiện hành quy định độ tuổi gọi công dân nhập ngũ trong thời bình từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Nay luật mới nói công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
Tuy vậy, công dân đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
Luật quy định, thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 6 tháng trong trường hợp: bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu; đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Việc đăng ký nghĩa vụ quân sự và thực hiện nghĩa vụ quân sự là bắt buộc đối với công dân nam.
Đối với công dân nữ, chỉ quy định người có chuyên môn phù hợp với quân đội nếu tự nguyện và quân đội có nhu cầu thì được phục vụ tại ngũ và được đăng ký vào ngạch dự bị.
Các đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự gồm: công dân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích; đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật được miễn nghĩa vụ quân sự.

‘Phải xấu hổ về nạn mất trộm hành lý’

Theo BBC-18 tháng 6 2015

Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu giảm số vụ mất cắp hành lý bay
Bộ trưởng Giao thông Vận tải Việt Nam khiển trách cấp dưới vì số vụ khiếu nại mất cắp hành lý khi đi máy bay liên tục tăng.
Ông Đinh La Thăng nói: “Mỗi năm để xảy ra hàng trăm vụ mất cắp mà các anh không thấy xấu hổ à?”
“Các anh không thông về tư tưởng, chưa thấy được trách nhiệm của mình. Còn vô cảm thì còn mất cắp.”
Ông Thăng chủ trì cuộc họp hôm 18/6, có sự tham dự của Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam.
Cục trưởng Lại Xuân Thanh cho biết năm 2013 có 205 khiếu nại của hành khách liên quan đến việc bị trộm cắp tài sản, trong đó có 141 vụ liên quan đến các chuyến bay quốc tế.
Năm 2014 là 301 vụ và trong 6 tháng đầu năm 2015 là 168 vụ khiếu nại.
Ông Thanh cho biết năm 2013, có 8 vụ phát hiện việc trộm cắp liên quan đến nhân viên hàng không; năm 2014 có 9 vụ và 6 tháng đầu năm 2015 là 5 vụ.
Báo Giao thông dẫn lời Bộ trưởng Thăng tỏ ra không hài lòng: “Mình phải có lòng tự trọng của một đất nước hoà bình, là điểm đến của du lịch mà lại để hành khách nơm nớp lo sợ mất cắp.”
Ông nói: “Để như vậy là có lỗi với đất nước, với nhân dân. Không có lòng tự trọng thì mới để tình trạng này kéo dài mãi.”
Ông kết luận: “Từ nay đến cuối năm mà không giảm số vụ trộm cắp sân bay thì sẽ truy trách nhiệm các Giám đốc cảng vụ.”
Theo trang VietNamNet, có mặt tại cuộc họp, Thiếu tướng Nguyễn Đình Thuận, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế tổng hợp (A85, Bộ Công an), kể rằng đã có một lãnh đạo Bộ Công an “gửi kiện hàng về Nội Bài còn mất cả iPad lẫn máy tính”.

Ngập, ngập nữa, ngập mãi!

Trúc Giang (Danlambao) - Chỉ một, hai cơn mưa lớn đầu mùa thôi cũng đủ biến phố xá ở Sài Gòn thành sông. Nước ngập khắp mọi nơi. Từ những điểm đen ngập nước triền miên như đường Kinh Dương Vương (Bình Tân), khu vực gần bến xe Miền Tây nước ngập gần cả mét đến các tuyến đường khác như: Nguyễn Hữu Cảnh (Bình Thạnh), Phạm Thế Hiển (Quận 8); Huỳnh Tấn Phát (Quận 7-Nhà Bè) cũng chìm trong biển nước!

Chúng ta không thể thống kê hết số lượng các tuyến đường bị ngập nước ở Sài Gòn vì nó ngày càng tăng đến nỗi có người khôi hài nói rồi Sài Gòn chỉ còn một điểm ngập là NGẬP TOÀN CẢ THÀNH PHỐ! Không biết chính quyền CS Sài Gòn điều hành công tác chống ngập úng này như thế nào nhưng kết quả thì thật thảm bại: càng chống càng ngập, số lượng, tỉ lệ ngập năm sau cao hơn năm trước là điều ai cũng thấy. 

Hôm qua khi tìm kiếm thông tin trên internet, tôi tình cờ tìm thấy 2 tin tức có liên quan đến việc ngập lụt ở Sài Gòn:





Liên kết 2 dữ liệu trên lại với nhau cho ta thấy tầm nhìn vĩ mô hết sức hạn hẹp và yếu kém của chính quyền CS Sài Gòn. Họ đã vì ham quyền lợi trước mắt, của lợi ích nhóm để rồi phải trả giá dài dài cho việc phá vỡ quy hoạch trong công tác chống ngập lụt ở Sài Gòn. Còn nhớ cách nay hơn chục năm, có rất nhiều ý kiến của các kiến trúc sư, các nhà quy hoạch có tâm huyết phản đối việc xây dựng khu đô thị Phú Mỹ Hưng vì đó là nơi chứa nước, thoát nước cho cả vùng rộng lớn ở Sài Gòn. Tuy nhiên, chính quyến CS vẫn quyết tâm bảo thủ thực hiện cho bằng được dự án PMH để rồi ngày nay phải trả một bài học hết sức đắt giá: phải đi vay hàng mấy trăm triệu USD để đi làm công tác chống ngập! Nhưng mà có chống ngập được đâu một khi môi trường tự tiên bị phá nát bởi những dự án manh mún lợi bất cập hại như Phú Mỹ Hưng. Không chỉ PMH, việc đô thị hóa ồ ạt, xây nhà cao tầng ở những khu trũng của thành phố như Nhà Bè, Quận 7 cũng làm cho Sài Gòn dần dần phải trả giá cho việc ngập lụt càng thêm nặng trong tương lai gần. 

Cũng cần nói thêm là từ 2011-2013 chính quyền thành phố cũng đã xuất ngân sách hơn 8.000 tỉ đồng để chống ngập lụt nhưng kết quả chỉ là thảm hại bất kể họ cứ họp, bàn cãi nhau mãi vẫn không tìm ra được biện pháp tối ưu để chống ngập lụt. Thế mới biết tàn phá thiên nhiên, hủy hoại mội trường, đi ngược với quy luật tự nhiên là tự sát nhưng CS xưa nay vẫn thích làm vậy. Thực tế 80 năm qua cho thấy CS không muốn làm đúng ngay từ đầu mà muốn làm sai để té ra tiền vào túi, sau đó họ sửa sai để lấy thành tích! 

Lãi mấy ngàn tỉ đồng từ dự án PMH dân chúng không ham vì chưa chắc người dân thành phố được hưởng lợi gì từ các dịch vụ công ích của chính quyền hay sẽ lọt vào tay các nhóm lợi ích nào đó do chính sách thu, chi tài chính khá mập mờ của họ. Nhưng chắc chắc thảm họa về môi trường, về kẹt xe, ngập nước, thiệt hại về kinh tế, về sức khỏe và tiền lãi phải trả nợ vay cho Ngân hàng Thế giới thì người dân chịu thuế, người chịu phí phải oằn lưng lãnh đủ. Thế mới thấy cái giá mà CS làm sai mà hậu quả là cả một dân tộc và thế hệ con cháu chúng ta phải trả giá. Cái giá mà CS biến Sài Gòn từ “Hòn ngọc Viễn đông” thành bãi rác phế thải của châu Á, rồi tới “cái bang” của thế giới quả là quá đắt!

SG, 18/6/2015


Kỷ niệm ngày QLVNCH 19/6: Cám ơn Anh


Xưa tình yêu cho quê hương, đã giục anh lên đường, theo lý tưởng màu cờ sáng tươi. Ơi đời lính, bao gian nguy, anh can trường dấn thân, băng mình trong bão đạn để che chắn hậu phương. Nơi nào đó trên quê hương đã từng là chiến trường, nơi anh để lại phần máu xương. Ơi giòng máu anh thanh xuân, giữ miền Nam ấm êm, cho đàn em đến trường, dân sống đời tự do.

Một ngày nao gẫy súng, trời xanh mất chim bàng, nên trời u ám, đen tối ngày tháng Tư. Dù đạn bom nay dứt, phố phường thay chiến địa, thân anh mảnh tàu vỡ, càng nát tan trong sóng đỏ vô nhân.

Xin cúi chào anh, kiên cường trên bất hạnh. Miền Nam không quên anh! Chúng tôi không quên ơn!

Cám ơn Anh


Làn sóng mới người tỵ nạn chính trị từ VN (1)

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-06-18
Sau tám năm chờ đợi, chiều thứ Ba 25/11 vừa qua thêm 39 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan đã đặt chân xuống phi trường quốc tế Vancouver của Canada. Đây là đợt thứ nhì. Đợt đầu tiên với 28 người đã tới Vancouver hôm 13 tháng 11, 2014.
Sau tám năm chờ đợi, chiều thứ Ba 25/11 vừa qua thêm 39 người Việt cư trú bất hợp pháp tại Thái Lan đã đặt chân xuống phi trường quốc tế Vancouver của Canada. Đây là đợt thứ nhì. Đợt đầu tiên với 28 người đã tới Vancouver hôm 13 tháng 11, 2014.- RFA
Từ khi VN tiến hành cải cách về kinh tế vào năm 1986, cho dù nền kinh tế đã phần nào phát triển. Tuy vậy trước việc chính quyền VN tiếp tục, bóp nghẹt các quyền tự do dân chủ và tôn giáo, thì đến nay vẫn có một làn sóng ngầm không ít những người đấu tranh tìm đường trốn khỏi VN để xin tỵ nạn vì lý do chính trị và tôn giáo.
Cuộc sống hiện nay của họ ra sao và những người này còn sẽ tiếp tục đấu tranh hay không?
Trong bài thứ nhất, Anh Vũ sẽ giới thiệu về chặng dừng chân đầu tiên của những người tỵ nạn này ở Thái lan và Campuchia.
…Buộc phải rời bỏ quê hương
Sau khi chiến tranh VN kết thúc, do sự sai lầm trong các chính sách chính trị và kinh tế của nhà cầm quyền cộng sản, đã dẫn đến một làn sóng người VN lên đến gần một triệu người bỏ nước ra đi để tìm kiếm cơ hội tỵ nạn ở nước ngoài.
Từ năm 1986, đảng CSVN phải thực hiện một cuộc cải cách kinh tế để thoát ra khỏi bờ vực phá sản. Đời sống kinh tế trong nước có khá hơn, cũng như sau đó các trại tỵ nạn của người Việt ở nhiều nơi trên thế giới bị đóng cửa, các nước không còn muốn nhận thuyền nhân nữa; khi đó cuộc khủng hoảng người tị nạn Việt nam tưởng như đã chấm dứt.
Tuy vậy ít người biết rằng từ đó đến nay, vẫn còn một làn sóng người Việt nam tị nạn chính trị mới. Nhiều người trong số họ buộc phải bỏ nước ra đi, mà các nước trong khu vực Đông Nam Á là chặng dừng chân đầu tiên của họ.
Theo số liệu thống kê, hiện tại ở Thái lan đang có khoảng 950 người tỵ nạn, tương tự ở Campuchia cũng có đến gần 200 người.
Nói về lý do khiến bản thân phải chạy sang Campuchia để tỵ nạn, ông Hồ Văn Chỉnh cho chúng tôi biết:
Trước đây tôi ở tỉnh Vĩnh long, tôi đã bị chính quyền VN bắt cóc từ Campuchia đưa về VN bỏ tù. Sau khi tôi vượt ngục và trốn sang đây thì tôi bị kết án vắng mặt 17 năm, vì liên quan đến việc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi đa nguyên, đa đảng
ông Hồ Văn Chỉnh
“Trước đây tôi ở tỉnh Vĩnh long, tôi đã bị chính quyền VN bắt cóc từ Campuchia đưa về VN bỏ tù. Sau khi tôi vượt ngục và trốn sang đây thì tôi bị kết án vắng mặt 17 năm, vì liên quan đến việc đấu tranh đòi quyền tự do dân chủ và đòi đa nguyên, đa đảng.”
Anh Hoàng Đức Ái một nhà tranh đấu ở Nghệ An bị truy đuổi nên buộc phải bỏ nước ra đi đến Thái lan, anh nói:
“Lý do tôi phải đến Thái lan tỵ nạn là do tôi là 1 trong 8 người ở Nghệ An đã rải truyền đơn tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội.”
Thân phận tỵ nạn này còn dành cho những người sắc tộc H’mông, vì bị chính quyền đàn áp buộc họ phải từ bỏ tôn giáo mà họ tin theo. Một thầy truyền đạo người H’mông đang tỵ nạn ở Thái lan, yêu cầu được dấu danh tính cho chúng tôi biết. Ông nói:
Một gia đình dân tộc theo đạo Tin Lành, từ vùng Tây Nguyên chạy sang Thái Lan xin tị nạn năm 2010. Sau đó gia đình của anh Siu A Nem và 7 người con khi đến Canada tháng 7 năm 2014 (RFA)
Một gia đình dân tộc theo đạo Tin Lành, từ vùng Tây Nguyên chạy sang Thái Lan xin tị nạn năm 2010. Sau đó gia đình của anh Siu A Nem và 7 người con khi đến Canada tháng 7 năm 2014 (RFA)
“Quê quán của tôi ở VN là ở Lào cai, vì lý do ở VN tôi là một lãnh đạo tôn giáo, đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo cũng như tranh đấu chống việc chính quyền cướp đất của cộng đồng người H’mông chúng tôi.”
Khó khăn nơi “đất khách quê người”
Những khó khăn của những người bỏ nước ra đi tìm đường tỵ nạn ở nước ngoài khó mà kể hết, vì đối với họ tất cả đều mới lạ. Nói về những khó khăn hiện nay, anh Hoàng Đức Ái ghi nhận:
“Khó khăn thứ nhất là về công việc, mình không có việc làm. Thứ 2 là chính quyền Thái lan họ không cho mình nhập cư, nên nếu mình ra ngoài làm việc thì sợ họ bắt, vì nếu bị họ bắt thì chắc chắn sẽ nguy hiểm. Thứ 3 là vấn đề ngôn ngữ, vì không có ngôn ngữ thì rất khó khăn cho mình.”
Thầy truyền đạo người H’mông tiếp lời:
Quê quán của tôi ở VN là ở Lào cai, vì lý do ở VN tôi là một lãnh đạo tôn giáo, đã đấu tranh cho quyền tự do tôn giáo cũng như tranh đấu chống việc chính quyền cướp đất của cộng đồng người H’mông chúng tôi
Một thầy truyền đạo người H’mông
“Ở Thái lan này thì cuộc sống nói chung cũng có nhiều cái khó khăn lắm, một là mình phải cố gắng đi kiếm việc làm, song vì mình là người sống bất hợp pháp nên người thuê mình làm họ ép giá rất là thấp. Cũng vì Thái lan họ không ký cái Công ước Quốc tế năm 1951 để bảo vệ người tỵ nạn, vì thế chúng tôi sang lánh nạn ở đây thì sự nguy hiểm luôn thường trực 24/24.”
Những khó khăn thì chồng chất như vậy, song việc có được Cao ủy tỵ nạn LHQ (UNHCR) cứu xét để cấp quy chế tỵ nạn cho những người tỵ nạn hay không thì là cả một vấn đề lớn và cũng hết sức khó khăn. Anh Hoàng Đức Ái khẳng định:
“Hiện tại, tình hình những người tỵ nạn ở Trung Đông hay những người tỵ nạn ở VN cũng rất là nhiều, mà Cao ủy (tỵ nạn) ở đây thì làm việc hết sức chậm trễ. Cho nên các hồ sơ tỵ nạn sau này càng lâu hơn vì số người tỵ nạn ngày càng đông. Như lịch phỏng vấn của tôi cũng đã dời lại 2-3 lần, bây giờ cũng đã hết 1 năm rồi.”
Kể cả những trường hợp đã được chấp nhận cho hưởng quy chế tỵ nạn ở Campuchia, song quyết định đó cũng không có hiệu lực. Từ đó dẫn đến tình cảnh những người này vẫn phải sống một cuộc đời vô tổ quốc từ nhiều năm nay. Từ Campuchia, ông Hồ Văn Chỉnh nói với chúng tôi:
“Sau khi UN rút quân thì họ giao tôi lại cho phía Capuchia và họ cấp cho tôi một cái giấy do Phó Thủ tướng ký, nhưng cái giấy này không có hiệu lực gì hết. Bây giờ thì họ khong công nhận, mà họ chỉ công nhận giấy nhập tịch thôi. Do đó hiện tại cuộc sống của chúng tôi cũng hết sức khó khăn và ở Campuchia bây giờ chúng tôi không có tương lai gì hết.”
Tuy nhiên, ở miền đất mới đa số những người tỵ nạn vẫn không từ bỏ công việc đấu tranh của mình, họ vẫn tiếp tục tham gia công việc đấu tranh trong điều kiện có thể. Anh Hoàng Đức Ái bày tỏ:
“Đối với những người tỵ nạn như tôi hay một số người bạn ở đây, hàng ngày vẫn theo dõi tình hình ở VN để tiếp tục đồng hành đấu tranh với những người đấu tranh trong nước. Đặc biệt là đối với các bạn trẻ, bằng những bài viết trên các trang blog.”
Hiện tại, tình hình những người tỵ nạn ở Trung Đông hay những người tỵ nạn ở VN cũng rất là nhiều, mà Cao ủy (tỵ nạn) ở đây thì làm việc hết sức chậm trễ. Cho nên các hồ sơ tỵ nạn sau này càng lâu hơn vì số người tỵ nạn ngày càng đông
Anh Hoàng Đức Ái
Thầy truyền đạo người H’mông cho chúng tôi biết hiện tại số người H’mông tỵ nạn về vấn đề tôn giáo ở Thái lan có khoảng 350 người và ông vẫn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho bà con sắc tộc H’mông ở trong nước. Ông nói:
“Tôi vẫn tiếp tục hoạt động về niềm tin tôn giáo ở đây. Trước tình hình cộng sản VN đã ngăn cấm không cho đồng bào hoạt động tôn giáo tự do theo ý muốn của người dân thì tôi cũng tìm hiểu các thông tin về vấn đề này để viết các báo cáo để cho các tổ chức Nhân quyền biết, để lên tiếng bảo vệ đồng bào H’mông của chúng tôi.”
Về nguyện vọng chung của những người tỵ nạn hầu như cũng giống nhau, tất cả đều mong nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt nam ở khắp nơi trên thế giới và mong muốn nhanh chóng được đi định cư ở nước thứ 3. Ông Hồ Văn Chỉnh cho biết:
“Bây giờ cộng đồng thế giới hãy lên tiếng để giúp chúng tôi được đi định cư ở nước thứ 3, vì chỉ có thế chúng tôi mới có tương lai cho con cái sau này. Cho đến giờ tôi đã tỵ nạn ở đây 15 năm rồi, mà họ không cho chúng tôi nhập tịch gì hết. Chẳng biết tương lai của chúng tôi sẽ ra sao nữa.”
Được biết không phải chỉ có ở các nước Đông Nam Á, nhất là Thái lan mới có những người VN tỵ nạn về các lý do chính trị và tôn giáo. Tại một số quốc gia thuộc các châu lục khác hiện nay cũng có người tỵ nạn Việt Nam.
Trong bài sau, mời quý vị đón nghe phần tường trình của thông tín viên Tường An từ Paris, về cuộc sống của những người tỵ nạn đến từ VN ở Âu châu và Úc châu.

Những vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp bức xúc dư luận

(Kiến Thức) - Liên tiếp xảy ra những vụ phóng viên bị hành hung khi tác nghiệp như: PV Báo Giao thông bị đánh cướp, PV báo Tuổi trẻ bị dí dùi cui...

Phóng viên bị công an phường Văn Quán hành hung tập thể?

Vào khoảng 21h30’đêm 18/6, trong quá trình nhập vai tác nghiệp nhằm ghi lại hình ảnh Công an phường Văn Quán (Quận Hà Đông, Hà Nội) lập chốt kiểm tra các phương tiện giao thông tại ngã 3 Nguyễn Khuyến (Hà Đông), phóng viên Tống Văn Đạt của báo Tuổi trẻ Thủ Đô cho rằng đã bị lực lượng này ra tay trấn áp bằng cách dí dùi cui điện vào đầu và hành hung tập thể.

 Phóng viên Tống Văn Đạt của báo Tuổi trẻ Thủ đô bị hành hung khi đang tác nghiệp.

Theo một số nhân chứng có mặt tại hiện trường, vào thời điểm đó, anh Đạt bị người mặc sắc phục công an dùng dùi cui điện dí trực tiếp vào đầu từ phía sau khiến anh bị choáng.

Cùng lúc đó, một nhóm khoảng 7-8 người bao gồm cả Công an phường Văn Quán và một số thanh niên xăm trổ đã lao vào đấm đá anh Đạt, lôi anh Đạt từ ngoài đường lên cabin xe. Sự việc chỉ dừng lại khi có sự ngăn cản của đồng nghiệp và người dân đi đường.

Nhung vu phong vien bi hanh hung khi tac nghiep buc xuc du luan
Phóng viên Báo Giao thông bị đánh, cướp khi tác nghiệp

Trước vụ việc phóng viên bị hành hung lúc ghi hình Công an lập chốt kiểm tra trên  khoảng 10 ngày (tức ngày 8/6), khi đang tác nghiệp đề tài phản ánh việc các xe chỏ cát gây bức xúc cho người dân, phóng viên Vĩnh Phú và cộng tác viên Linh Hoàng thộc báo Giao thông vận tải (Văn phòng đại diện phía Nam) bị một nhóm khoảng 7 người lạ mặt tới đánh đập, giật máy.

Nhung vu phong vien bi hanh hung khi tac nghiep buc xuc du luan-Hinh-2
Phóng viên Vĩnh Phú và cộng tác viên Linh Hoàng sau khi bị hành hung

Sau khi bị tấn công, cả hai được đưa vào bệnh viện quận 9 cấp cứu. Cộng tác viên Linh Hoàng bị rách da dầu, phải khâu ba mũi; phóng viên Vĩnh Phú bị chấn thương vùng mặt, đầu.

Đến ngày 10/6, cảnh sát điều tra Công an Q.9 (TP.HCM) đã tiến hành khởi tố vụ án đồng thời tung lực lượng trinh sát đặc nhiệm phối hợp với Công an các phường trên địa bàn truy xét bắt nhóm đối trên.

Phóng viên báo Dân trí bị Giám đốc doanh nghiệp đe dọa, lăng mạ

Cũng trong tháng 6, nhà báo Phạm Quốc Cường (báo điện tử Dân Trí) được cơ quan cử về huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn thu thập tư liệu điều tra một số cây cầu dân sinh ở huyện này do xí nghiệp cơ khí Quang Trung (trụ sở tại Ninh Bình) thi công có hiện tượng không đảm bảo chất lượng, dễ xảy ra tai nạn.

Nhung vu phong vien bi hanh hung khi tac nghiep buc xuc du luan-Hinh-3
 Một cầu treo có dấu hiệu xuống cấp tại huyện Chợ Mới (Bắc Kạn)

Nhà báo Phạm Quốc Cường đã chủ động gọi điện thoại liên lạc với giám đốc Xí nghiệp Cơ khí Quang Trung để đặt lịch phỏng vấn. Tuy nhiên ông Nguyễn Tăng Cường đã dùng lời lẽ tục tĩu, thiếu văn hóa (tát vào mặt, vả gãy răng) lăng mạ, sỉ nhục nhà báo Phạm Quốc Cường.

Cho rằng đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng nhân phẩm, tính mạng của nhà báo, vi phạm Luật Báo chí, Chi hội nhà báo Báo điện tử Dân trí và Báo Khuyến học & Dân trí đã có công văn gửi Hội Nhà báo Việt Nam và Công an tỉnh Ninh Bình đề nghị các cơ quan này điều tra làm rõ sự việc.

Phóng viên Thông tấn xã bị hành hung khi tác nghiệp tại Tuyên Quang

Ngày 3/10/2014, Cơ quan thường trú TTXVN tại Tuyên Quang đã cử phóng viên Nguyễn Văn Tý xuống địa bàn địa bàn thôn Bình Man, xã Sơn Nam, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang thu thập thông tin về vụ một số hộ dân lợi dụng việc san ủi, cải tạo mặt bằng đất ở và đất vườn của gia đình để khai thác quặng Cao Lanh trái phép.

Nhung vu phong vien bi hanh hung khi tac nghiep buc xuc du luan-Hinh-4
 Hiện trường khu vực khai thác trái phép.

Sau khi tác nghiệp (quay phim, chụp ảnh) tại gia đình ông Trần Ngọc Sơn (gia đình được UBND huyện Sơn Dương cho phép san ủi, cải tạo mặt bằng theo văn bản số 1063/UBND-TNMT ngày 31/7/ 2014), phóng viên Tý đã đến một số hộ gia đình khác để tìm hiểu thêm thông tin thì bị hai thanh niên đi xe máy dùng mũ bảo hiểm hành hung.
Sau khi được người dân can ngăn một thanh niên đã bỏ đi. Khoảng 10 phút sau, thanh niên này quay lại và cầm theo một con dao dài khoảng 40 cm truy đuổi và dọa giết phóng viên Tý. Dù được nhiều người dân đã can ngăn, nhưng trước sự hung hãn truy sát của đối tượng khiến phóng viên Nguyễn Văn Tý đã phải bỏ chạy vào UBND xã Sơn Nam yêu cầu sự giúp đỡ của chính quyền xã.

Hành hung, đạp máy ảnh của phóng viên

Khoảng 21h30 ngày 26/4/2014, nhận được tin báo có vụ hỏa hoạn xảy ra phía sau gara ôtô Việt Hàn, gần tòa nhà Keangnam, phóng viên Bùi Mạnh Hưng (Báo điện tử Kiến thức) đã tới hiện trường để nắm bắt thông tin vụ việc.

Trong lúc tác nghiệp, bất ngờ phóng viên Mạnh Hưng bị một nhóm 7-8 người gồm cả nam, nữ chạy từ phía bên kia garage ô tô sang và đấm, tát liên tiếp vào đầu, vào mặt; buộc anh Hưng phải xóa hết những hình ảnh đã chụp, cùng các hình ảnh liên quan tới hiện trường của vụ cháy trong máy ảnh.

Nhung vu phong vien bi hanh hung khi tac nghiep buc xuc du luan-Hinh-5
Chiếc máy ảnh tác nghiệp của phóng viên bị nhóm côn đồ đập hỏng

Khi đang thực hiện thao tác xoá, anh Hưng bị một đối tượng giật chiếc máy ảnh trên tay rồi đó tháo thẻ nhớ cầm đi. Anh Mạnh Hưng cự lại, giải thích thì bị các đối tượng giằng và ném chiếc máy xuống đất. Trước khi anh Mạnh Hưng rời đi, nhóm người hành hung phóng viên còn đe dọa nếu còn thấy anh xuất hiện ở hiện trường thì coi chừng đến tính mạng.

Cần có cơ chế cụ thể bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp tại những điểm nóng
Trên đây chỉ là số ít trong hàng loạt vụ phóng viên bị hành hung đe dọa mỗi năm. Nhìn chung, số vụ việc xảy ra có chiều hướng tăng, tính chất các vụ việc ngày càng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống, tâm lí, tinh thần của các nhà báo.

Tuy nhiên, hầu hết những vụ việc này chưa được xử lý triệt để, chỉ dừng lại xử lý ở mức phạt hành chính hoặc tự thỏa thuận giải quyết. Điều này đặt ra một vấn đề là cần phải có cơ chế cụ thể hơn để bảo vệ nhà báo khi tác nghiệp tại những điểm nóng, những nơi nguy hiểm.
05:30 20/06/2015
Hồng Liên (Tổng hợp)