Monday, June 8, 2015

Quốc Hội người ta, Quốc hội mình!

Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-06-08
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa.
Một phiên họp Quốc hội Việt Nam, ảnh minh họa. AFP

Trước tình hình căng thẳng ở biển Đông do hoạt động xây cất các bãi đá và đảo của Trung quốc tại Trường sa gia tăng, cùng với sự can thiệp của nhiều cường quốc như Hoa Kỳ, Nhật bản, ngày 5/6/2015 Quốc hội Việt nam họp kín về biển Đông. Sau phiên họp này không có tuyên bố nào được đưa ra. Trong khi đó những quốc gia như Hoa kỳ, Nhật bản, Philippines  đều có những tuyên bố từ Quốc hội của họ. Sau đây là bài ghi nhận của Kính Hòa để tìm hiểu hoạt động và quyền lực thực tế của Quốc hội Việt nam.
Họp kín
Ông Hạ Đình Nguyên, một cựu sinh viên đấu tranh trước năm 1975 cho biết nhận định của ông về phiên họp kín của Quốc hội vừa qua để bàn về chuyện biển Đông:
Cái tình hình quốc tế thì người ta nhìn, người ta đọc người ta cũng hiểu thế nào đó. Còn tự nhiên họp kín để làm chi vậy? Tôi không hiểu được, tôi không hiểu được.”
Sau phiên họp kín, theo truyền thông Việt nam đưa tin thì vì chương trình nghị sự của Quốc hội không có thời gian nên các đại biểu không thảo luận được. Và cuối cùng Quốc hội không ra nghị quyết về biển Đông.
Trên thực tế những diễn biến căng thẳng tại quần đảo Trường sa đã bắt đầu bằng việc xây cất của Trung quốc, bắt đầu trước khi Quốc hội Việt nam nhóm họp. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Hà nội nói là vấn đề biển Đông đã được Quốc hội biết đến, nhưng vẫn không được đưa vào chương trình nghị sự.
Những việc mà khẩn cấp thì có thể là Quốc hội phải bỏ tất cả những việc khác đi để mà bàn cái chuyện khẩn cấp chứ không thể có cái chuyện cứng nhắc được.
Thực sự là cuộc họp Quốc hội lần này cũng không hề có chương trình như vậy. Sau đó có một vài người kiến nghị thì người ta mới đành đưa vào. Mà đưa vào thì lại trở thành cuộc họp kín, mà đã là họp kín thì không ai biết rằng có nghị quyết hay không, vì đã là kín thì người ta không thông báo ra. Đấy là điều mà nó chỉ làm cho những người gọi là đại diện của dân mất đi cái tính đại diện của mình mà thôi.”
Đã là họp kín thì không ai biết rằng có nghị quyết hay không, vì đã là kín thì người ta không thông báo ra. Đấy là điều mà nó chỉ làm cho những người gọi là đại diện của dân mất đi cái tính đại diện của mình mà thôi
Tiến sĩ Nguyễn Quang A
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm văn phòng Quốc hội nhận xét là vấn đề biển Đông và Trung quốc trong thời gian vừa qua được các cơ quan truyền thông bàn đến một cách rộng rãi chứ không bị giới hạn. Ngoài ra ông cũng cho rằng chương trình nghị sự của Quốc hội cũng mềm dẻo, chứ không cứng nhắc. Ông lấy ví dụ về lần họp Quốc hội năm 2014, người ta đã đưa vào chuyện giàn khoan Trung quốc xâm lấn thềm lục địa Việt nam, như là một chuyện lớn khẩn cấp sau khi có một đại biểu từ TP HCM là ông Trương Trọng Nghĩa nêu lên. Ông nhận định tại sao vừa rồi Quốc hội lại họp kín về biển Đông:
Có lẽ là người ta muốn nói với Quốc hội một số vấn đề về thái độ và phương pháp đấu tranh của mình, của Việt nam với Trung quốc, những cái quyết sách của Việt nam đối với Trung quốc, chuẩn bị thế này thế kia thì những chuyện ấy không thể công khai được.”
Những người theo dõi tình hình Việt nam cũng thấy là trong thời gian qua các cơ quan như Bộ ngoại giao cũng thường nhanh chóng đưa ra những tuyên bố chống lại những lấn lướt của Trung quốc. Ông Trần Quốc Thuận đoán lý do tại sao sau lần họp kín vừa qua Quốc hội Việt nam lại không đưa ra được nghị quyết về biển Đông:
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014.
Vùng đảo Gạc Ma nhìn từ trên cao, ảnh minh họa chụp hôm 15/5/2014. AFP
Khi Quốc hội mà ra nghị quyết để mà phản đối, thì thường là nghị quyết Quốc hội là một văn bản hoàn chỉnh. Nó phải kèm theo những biện pháp, giải pháp đủ thứ chuyện rườm rà. Thì cái cách người ta nó quen như thế. Chứ không chỉ ra một tuyên bố đơn giản. Tuyên bố đơn giản thì họ để cho các cơ quan khác.”
Quốc hội là ai và làm gì?
Theo pháp luật Việt nam thì Quốc hội Việt nam cũng có chức năng như ở tất cả các quốc gia khác, đó là cơ quan thể hiện ý chí là nguyện vọng của toàn dân, là nơi soạn thảo ra các bộ luật cho xã hội.
Trong những trường hợp khẩn cấp, hay đặc biệt, các vị dân cử ở các quốc gia có truyền thống lập pháp có thể nêu ý kiến của mình để các cơ quan chính phủ phải bắt tay vào thảo luận với họ, hay chính những nhà lập pháp đó cũng trực tiếp ra tuyên bố thay mặt cho những người dân mà họ đại diện. Trong câu chuyện căng thẳng tại biển Đông trong thời gian qua, Quốc hội các nước Hoa kỳ, Philippines đã làm như thế.
Các vị đại biểu Quốc hội Việt nam, trên nguyên tắc là đại diện cho tất cả các địa phương trên cả nước. Ngoài ra tại Việt nam còn có một cơ quan khác cũng có cấu trúc tương tự Quốc hội là Trung ương đảng cộng sản Việt nam. Cơ quan này cũng bao gồm những vị đến từ tất cả các địa phương của cả nước. Và rất nhiều vị ủy viên trung ương đảng cũng là đại biểu Quốc hội. Khi được hỏi về sự khác biệt giữa hai cơ quan quyền lực này, ông Trần Quốc Thuận cho biết:
Tôi nghĩ là Quốc hội chỉ là một bộ phận phụ tùng của đảng cho nên là ảnh biểu gì thì họ nghe thế thôi. Có cãi vả thì họ cho cãi vả những chuyện loanh quanh, những chuyện nhỏ không quan trọng để cãi vả. Còn những gì quan trọng thì họ giấu kín, họ phải nghe lời đảng thôi chứ
Ông Hạ Đình Nguyên
Tuy nó là hai nhưng mà là một, vì ở Việt nam chỉ có một đảng lãnh đạo. Đảng lãnh đạo đã ghi vào trong Hiến pháp rồi. Còn ở đây là người ta mở rộng ra để nghe tiếng nói của nhân dân. Ở Việt nam người ta hay dùng cái chữ là ý đảng lòng dân. Có khi nó phù hợp, có khi nó không phù hợp. Như vậy để điều chỉnh những chính sách cần thiết. Chứ còn đại biểu Quốc hội Việt nam thì trên luật lệ qui định là đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, nhưng mà thật sự họ phải chịu sự lãnh đạo rất chặt chẽ của đảng.”
Như vậy trên thực tế quyền lực của Quốc hội không phải là cao nhất như trong luật pháp Việt nam qui định. Ông Hạ Đình Nguyên bình luận về vai trò của Quốc hội:
Tôi nghĩ là Quốc hội chỉ là một bộ phận phụ tùng của đảng cho nên là ảnh biểu gì thì họ nghe thế thôi. Có cãi vả thì họ cho cãi vả những chuyện loanh quanh, những chuyện nhỏ không quan trọng để cãi vả. Còn những gì quan trọng thì họ giấu kín, họ phải nghe lời đảng thôi chứ.”
Khi được hỏi là trong lịch sử Quốc hội Việt nam đã có chuyện gì mà Trung ương đảng quyết định đồng ý mà Quốc hội phủ quyết hay chưa? Ông Nguyễn Quang A, người theo dõi sát những hoạt động chính trị tại Việt nam nói đó là trường hợp của dự án đường sắt cao tốc. Nhưng ông cho biết thêm là hình như người ta lại chuẩn bị đưa dự án đó trở lại bàn nghị sự.
Còn về câu chuyện tại sao Quốc hội không ra được nghị quyết về biển Đông thì ông cũng đồng ý với một ý kiến khác là có thể do trung ương đảng cộng sản Việt nam cũng chưa biết phải ứng xử như thế nào, hoặc là họ cũng không muốn đưa ra thái độ ứng xử trước Trung quốc.

Cảnh sát cơ động giở thói ăn cướp bất thành



Bạn đọc Danlambao - Hai viên cảnh sát cơ động hùng hổ túm cổ áo một thanh niên để giở trò ăn cướp, nhưng đến khi bị người dân phản ứng thì vội vàng lên xe bỏ chạy khỏi hiện trường. Toàn bộ những hành vi côn đồ này đã được người dân ghi lại và phổ biến trên các mạng xã hội.

Theo facebook Heo Mập Pher, vụ việc xảy ra vào tối ngày 6/6/2015 tại ngã tư Trần Hưng Đạo và Nguyễn Thái Học, quận 1, Sài Gòn. Chỉ sau 24 tiếng, đoạn video trên đã thu hút trên 650 ngàn lượt xem và 31 ngàn lượt chia sẻ.

Mở đầu đoạn clip cho thấy cảnh một thanh niên bị cảnh sát cơ động túm cổ áo, yêu cầu phải giao chìa khoá xe và lên phường ‘làm việc’.


Người thanh niên phản ứng một cách khá chừng mực, đồng thời lên tiếng tố cáo viên cảnh sát này đã ra tay đánh người trước đó.

Khi bị một số người dân lên tiếng phản đối, hai viên cảnh sát cơ động này dù vẫn tỏ thái độ thách thức nhưng đã phải dừng tay. Sau đó, bọn chúng vội lên xe bỏ chạy khỏi hiện trường.

Khuôn mặt viên cảnh sát cơ động giở thói côn đồ.

Video cho thấy rõ thái độ hống hách và côn đồ của những kẻ mang danh cảnh sát cơ động, thực chất lại là những kẻ cướp đêm do đảng cộng sản bảo kê.

Nếu phải rơi vào tay CA, không biết số phận người thanh niên trong video sẽ ra sao? Một lần nữa, tinh thần đoàn kết của người dân đã khiến những kẻ cướp khoác áo CA phải dừng tay và bỏ chạy.

Không có Hồ Chí Minh, Trưng Vương Gia Long thơ mộng biết bao!

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Lâu lắm bất ngờ rất thú vị chạm một bài viết trên báo “nhà nước” (Tuổi Trẻ Cuối Tuần) viết về Sài Gòn mà xuyên suốt hơn 2000 từ (kể cả chú thích) không hề có bóng dáng Cách Mạng, Cộng sản hay Hồ Chí Minh, chính vì vậy mà bài viết rất gần gũi gợi nhớ một khung trời cũ thơ mộng của Sài Gòn sẽ làm bất cứ ai từng sinh ra và sống tại Sài Gòn thời cắp sách đến trường cũng phải bâng khuâng hoài cảm.

(Trích dẫn bất vụ lợi, không tiện xin phép trước – Vì vậy kính mong báo Tuổi Trẻ cuối tuần và Tg Lê Văn Nghĩa thứ lỗi). 

Ơi Em, Bắt Hồn Tôi Về Đâu…

Thoạt đầu, tôi định đặt tựa bài này là “Thiên đàng mơ mộng”, vì thấy thật đúng tâm trạng của những thằng học sinh Petrus Ký chúng tôi thời đó. Thời chúng tôi có rất nhiều thiên đàng mơ mộng: “Em theo trường về... áo dài tà áo vờn bay” (1).

1. “Thiên đàng” của những thằng tóc hớt ngắn, quần xanh áo trắng là nơi các nữ thiên thần áo dài trắng túa ra như lũ chim bồ câu sau giờ tan học của Trường Nữ sinh Gia Long. Thằng học sinh Petrus Ký Sài Gòn nào mà chẳng mơ được “mần quen” cùng một em áo dài.

Phượng vĩ và đàn bồ câu Áo trắng Gia Long ngày xưa 

Phía bên hông cổng Trường Gia Long, trước cổng chùa Xá Lợi, “cạnh tranh” với những chiếc xe bán bò bía, gỏi đu đủ là những chàng quần xanh áo trắng Petrus Ký đang gửi hồn qua cánh cổng thâm nghiêm có từ năm 1915 với cái tên thơ mộng “Trường nữ sinh Áo Tím”.

Nghe kể lại, trường được thành lập do đề nghị của nghị viên Hội đồng quản hạt Nam kỳ Lê Văn Trung cùng vợ của tổng đốc Phương và một số trí thức người Việt. Khóa đầu tiên (1915) trường tuyển 45 nữ sinh với đồng phục là áo dài tím. Những đời hiệu trưởng đầu toàn là người Pháp.

Năm 1949, nữ sinh Trường Áo Tím cùng nam sinh Trường Petrus Ký tổ chức bãi khóa kỷ niệm ngày Nam kỳ khởi nghĩa nên chính quyền đã đóng cửa trường. Năm 1950, sau một cuộc đấu tranh, biểu tình dài ngày với sự ủng hộ của phong trào học sinh lúc ấy, trường được mở cửa lại.

Đánh dấu sự kiện quan trọng này, sau bảy đời hiệu trưởng trường là người Pháp, lần đầu tiên trường có nữ hiệu trưởng là người Việt: bà Nguyễn Thị Châu. Năm 1953, Trường Áo Tím đổi tên thành Trường nữ trung học Gia Long. Áo dài tím được thay bằng áo dài trắng với phù hiệu là bông mai vàng. Chương trình giáo dục bằng tiếng Pháp được chuyển sang quốc ngữ.

Biết đâu chính “mối tình” gắn kết tranh đấu của Áo Tím và sau đó Gia Long trong những năm về sau đã gắn kết “trai Petrus Ký, gái Gia Long” trong những mối tình thật và ảo của lứa tuổi học trò. Hãy mơ đi những chàng trai Petrus về “thiên đường” tuổi nhỏ dại của mình!

2. Khoảng giữa thập niên 1970, bài hát Con đường tình ta đi của nhạc sĩ Phạm Duy làm xáo động những trái tim mới lớn với những lời ca mộng mị: “...Lá đổ để đưa đường/ Hỡi người tình Trưng Vương” Tôi không biết đó là lời cảm thán của chàng trai nào. Nhưng có lẽ thích hợp hơn xin hãy cho chàng trai ấy là người của Trường Chu Văn An. Như một mặc định, “trai Petrus Ký, gái Gia Long” thì nữ sinh Trường Trưng Vương lại là “của riêng” của những Nam sinh Trung học Chu Văn An mặc dầu hai trường cách trở về mặt địa lý một quãng đường khá dài.

Trường chàng thì ở tận nhà thờ ngã sáu, đường Minh Mạng, còn “thiên đường” của nàng là trường Nữ Trung Học Trưng Vương ở đối diện Sở thú - Thảo cầm viên, số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tội nghiệp cho nam sinh Trường Võ Trường Toản cùng ăn chung xe gỏi bò với các nàng nhưng chỉ đứng xa ngắm những chàng trường Chu Văn An đón nàng mà hát câu cảm thán: “Trưng Vương hôm nay mưa vẫn giăng đầy trời/ Bóng người thì mịt mùng/ Từng hàng me rung rung” (2).

Nữ sinh Trưng Vương - Lối xưa áo trắng hồn thu thảo (1960)

Có lẽ “nhân duyên tiền định” của hai trường này đều xuất phát từ “người phương Bắc”. Học sinh Chu Văn An đa số là người miền Bắc và Trường Trưng Vương cũng vậy. Điều này cũng dễ hiểu vì Trường Trưng Vương là ngôi trường có gốc gác từ Hà Nội.

Theo “gia phả”, trường được thành lập từ năm 1925, trên con đường Đồng Khánh, phía nam hồ Gươm mang tên Trường Nữ trung học (College de Jeunes Filles), ngôi trường nữ trung học đầu tiên và duy nhất của nữ giới miền Bắc. Vì nằm ở đường Đồng Khánh nên còn được gọi là Trường Đồng Khánh. Đến năm 1948 trường được chuyển đến đường Hai Bà Trưng (Hà Nội) và đổi tên là Trường Trưng Vương. Năm 1954, một số giáo sư và học sinh di cư vào Sài Gòn và thành lập lại Trường Trưng Vương.

Năm học đầu tiên phải học nhờ cơ sở của Trường nữ trung học Gia Long. Mãi cho đến năm 1957, Trường Trưng Vương dời về số 3 Nguyễn Bỉnh Khiêm (nguyên trước đó là Quân y viện Coste của quân đội Pháp).

“Hành lang ấy xa dần xa bước chân người - Một thoáng trường xưa đã nghe thời gian thoi đưa” … (Tình Thơ của Hoài An)

Bởi vậy ta không lấy làm lạ khi đây là một trong những ngôi trường mang đậm dấu ấn kiến trúc Pháp và được bình chọn là ngôi trường có kiến trúc đẹp nhất Sài Gòn. Nhờ là học sinh Trưng Vương nên mỗi lần làm lễ kỷ niệm Hai Bà, nữ sinh Trưng Vương được ưu tiên tuyển chọn làm Trưng Trắc, Trưng Nhị cưỡi voi trong lễ diễu hành.

Ngày lễ kỷ niệm Hai Bà Trưng – Sài Gòn trước 1975

Có lần đi xem lễ diễu hành trên đường Thống Nhất (nay là đường Lê Duẩn), khi hai nàng học trò Trưng Vương ngồi trên voi “phất ngọn cờ vàng” đi ngang, tôi thấy thằng bạn có vẻ phấn khích. Tôi hỏi: “Mầy thích “ghệ” áo vàng hả?”. Nó trả lời buồn xo: “Không, tao thích con voi. Bây giờ tao ước gì mình được làm con voi”.

Rồi nó cảm thán nhại theo thơ của Nguyễn Công Trứ: “Kiếp sau xin chớ làm người/ làm voi nàng cưỡi, cái vòi đung đưa”. Sau này tôi mới biết cô gái đóng vai Trưng Trắc - áo vàng đó đã cho chàng leo cây, “Trưng Vương vắng xa anh dần. Mùa thu đã qua một lần. Còn đây bâng khuâng”.(2) Ôi, tội nghiệp một thời mê gái !

3. “Áo dài trắng em mang mà anh nhớ...” đâu chỉ ở Sài Gòn. Ở một vùng trời tỉnh Gia Định, những chiếc tà áo của nữ sinh Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt vờn bay thật nhẹ nhàng, thanh khiết. Tôi khoái chữ “vờn bay” của nhà thơ Phạm Thiên Thư hơn chữ “tung bay” của nhạc sĩ Từ Huy khi nói về chiếc áo dài của nữ sinh trung học. Chữ “tung” có vẻ gì đó mạnh bạo quá khi nói về chiếc áo dài vốn dĩ đằm thắm.

Thật thiệt thòi khi ngôi trường này không được nhắc đến trong âm nhạc hoặc thơ ca, có lẽ những chàng thi sĩ, nhạc sĩ chỉ thích tụ tập ở Sài Gòn mà bỏ quên một ngôi trường nữ làm đẹp và trắng khung trời Gia Định.

“áo ai trắng quá nhìn không ra”...(thơ Hàn Mặc Tử)...

Từ Sài Gòn, xuôi theo đường Đinh Tiên Hoàng, quẹo tay mặt, qua cầu Bông một đoạn, nhìn sang tay trái là một ngôi trường kiến trúc kiểu hiện đại hơn trường Gia Long và Trưng Vương. Chuyện cũng dễ hiểu vì năm 1960, tòa tỉnh trưởng Gia Định đã dùng một khu đất trước kia là ao rau muống để xây dựng trường trên đường Lê Văn, gần Lăng Ông thuộc xã Bình Hòa (tỉnh Gia Định). Trước kia trường mang tên Trương Tấn Bửu, thành lập năm 1957, có hai lớp đệ thất một nam và một nữ, học nhờ tại trường nam tỉnh lỵ (nay là Trường THCS Lê Văn Tám).

Năm 1959, lớp nam sinh chuyển về Trường Hồ Ngọc Cẩn (nay là Trường Nguyễn Đình Chiểu). Khi xây dựng xong, trường được đặt tên là Trường nữ trung học Lê Văn Duyệt và chương trình học bắt đầu từ lớp đệ thất đến lớp đệ nhị. Học sinh nào đậu tú tài I sẽ chuyển sang học Trường Trưng Vương. Khoảng năm 1965-1966 trường mới có lớp đệ nhất. So với hai trường nữ đàn chị thì nữ sinh Lê Văn Duyệt nào có kém cạnh chi, cũng làm những chàng trai thốt lên: “Ơi em, bắt hồn tôi về đâu?”...

Có những chàng trai lãng mạn thì cũng có những chàng trai rất thực tế. Hiệp mập, thằng bạn của tôi, phát biểu: “Tao không lấy vợ là “ghệ” Gia Long, yểu điệu thục nữ quá cỡ, tao chỉ muốn vợ tao là nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh”. Tôi sửng sốt vì Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh mới vừa thành lập năm 1971.

Sau Mậu Thân 1968, một góc đường Minh Mạng, Sư Vạn Hạnh gần chùa Ấn Quang bị cháy rụi. Vài năm sau đó, chung cư Minh Mạng ra đời, phía bắc của chung cư, ngay góc đường Hòa Hảo, Minh Mạng (nay là đường Nguyễn Chí Thanh), Trường nữ trung học tổng hợp Sương Nguyệt Anh cùng được xây dựng.

Không phải thằng Hiệp mập không có lý của nó, vì nữ sinh trường này được học một chương trình giáo dục hoàn toàn mới. Đây là ngôi trường nữ đầu tiên tại VN với lối giáo dục theo phương pháp tổng hợp theo mô hình của các nước tiên tiến thời ấy. Song song với việc giảng dạy như các trường công lập khác, trường còn dạy thêm kinh tế gia đình (tức nữ công gia chánh, may vá nấu ăn), môn doanh thương (tức kế toán đánh máy), âm nhạc (đàn tranh, piano), hội họa, nghệ thuật cắm hoa, và cả môn võ aikido, vovinam.

Ngay từ năm lớp 6, nữ sinh Trường Sương Nguyệt Anh đã được học cả hai sinh ngữ Anh và Pháp khi mà học sinh công lập các trường khác chỉ được học một sinh ngữ. Trường được trang bị một phòng thính thị máy móc rất tối tân để luyện giọng chính xác với giáo sư ngoại quốc, một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ.

Với lối giáo dục mới mẻ này, sau bảy năm trung học, nữ sinh trường có cơ hội thành một thiếu nữ VN văn võ song toàn. Còn theo thằng bạn tôi, giúp ích xã hội được hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn là một bà xã biết dạy chồng bằng võ vovinam và tài nội trợ.

Sài Gòn, cùng với những trường nữ trung học công lập Gia Long, Trưng Vương, Lê Văn Duyệt, Sương Nguyệt Anh cũng còn trắng trời áo dài với những trường nữ trung học tư khác như Thánh Linh, Hồng Đức... đã nhốt hồn những chàng trai mặt bắt đầu nổi mụn trứng cá và vỡ giọng với những thổn thức “áo ai trắng quá nhìn không ra”..(thơ Hàn Mặc Tử)..

Những cô nữ sinh với những ngôi trường ấy đã là một phần hồn của chúng tôi, một phần hồn của Sài Gòn đã đào tạo những nữ lưu anh kiệt về các mặt chính trị, văn hóa, khoa học, và tiếp tục những nữ lưu anh kiệt lại là những anh kiệt nữ lưu khác.

Cảm ơn Sài Gòn đã có những ngôi trường ấy cho tôi nhớ. Cảm ơn Sài Gòn có những ngôi trường thiên đàng tuổi nhỏ dành riêng cho chàng trai mơ về những mái tóc, những chiếc áo dài trắng vờn bay... vờn bay! 

Chú thích:

(1): Ngày xưa Hoàng Thị - thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy. Ngày ấy, trên toàn miền Nam, đồng phục cho nữ học sinh là áo dài trắng, quần trắng (hoặc đen), nam học sinh là quần xanh, áo trắng và đeo phù hiệu mang tên trường trên áo. Không có đồng phục cho riêng từng trường như bây giờ. Lúc ấy chỉ có Trường trung học công lập Mạc Đĩnh Chi nam sinh và nữ sinh học chung.

(2): Trưng Vương khung cửa mùa thu - nhạc và lời Nam Lộc.

(*): Trường Gia Long nay là Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Trường Petrus Trương Vĩnh Ký nay là Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong. Trường Lê Văn Duyệt nay là Trường THPT Võ Thị Sáu. Trường Sương Nguyệt Anh nay là Trường THPT Sương Nguyệt Anh.


Tù nhân lương tâm Đỗ Văn Hoa mãn hạn tù

CTV Danlambao - Ông Đỗ Văn Hoa, một dân oan tại Bắc Giang bị kết án 4 năm tù giam theo điều 88 “Tuyên truyền chống Nhà nước” vừa mãn hạn tù ngày hôm qua mồng 6 tháng 6 năm 2015. Bị bắt hồi tháng 6/ 2011 và cùng bị kết án với ông Đỗ Văn Hoa còn có hai người khác là ông Đinh Văn Nhượng và ông Nguyễn Kim Nhàn. Ông Đinh Văn Nhượng, năm nay 57 tuổi mới trở về tuần trước là người mãn án đầu tiên trong nhóm 3 người.

Trong thời gian ở nhà tù Ba Sao - Nam Hà, ông Đỗ Văn Hoa liên tục bị biệt giam, bị đối xử vô cùng khắc nghiệt như cắt giảm khẩu phần ăn do trại cung cấp vốn đã quá ít ỏi, bị cắt hoặc hạn chế thời lượng, số lần gặp thân nhân. Phía trại giam cũng gây khó khăn trong cho bà Dương Thị Hà, vợ ông Hoa trong việc tiếp tế cho chồng.

Giống như những tù nhân lương tâm khác, ngoài bản án 4 năm tù giam, ông Đỗ Văn Hoa phải chịu 3 năm quản chế tại địa phương. Sức khỏe của ông Hoa rất sa sút sau bốn năm tù đầy.

Người duy nhất trong nhóm 3 dân oan Bắc Giang là ông Nguyễn Kim Nhàn, năm nay 66 tuổi bị kết án nặng nhất là 5 năm 6 tháng tù giam. Ông Nhàn hiện đang thụ án tại Trại 6-Thanh Chương, Nghệ An.

Các ông Nguyễn Kim Nhàn, Đỗ Văn Hoa, Đinh Văn Nhượng
không nhận tội trước phiên toà tại Bắc Giang


Quê hương tôi cứ mãi điêu linh (Kỳ 3)


"Bác" tham gia cách mạng văn hóa Mao.

Ngày 7 tháng 6 năm 1966, Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh đã tiến hành một cuộc họp ở Hàng Châu. Vào thời điểm đó cuộc cách mạng Văn hóa đang bắt đầu, nội dung cuộc đàm tiếu về văn hóa, những trao đổi giữa Mao và Hồ đồng thế hệ Cộng sản cũ từng thân thiết, tin cậy lẫn nhau không ai có thể đụng chạm đến suy nghĩ và độc đoán của họ.

Từ năm 1950-1967, Hồ Chí Minh mỗi năm sang Trung Quốc bốn lần vào kỳ nghỉ, sinh nhật, đàm phán hoặc hội nghị. Đặc biệt ngày 10 tháng 6, Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông có một cuộc họp tại Hàng Châu, đánh dấu sự khởi đầu Cách mạng Văn hóa theo thông báo "số 516" vừa được công bố trong nội bộ đảng. Trong cuộc họp giữa Hồ và Mao nhấn mạnh chủ đề văn hóa. Hồ Chí Minh cho biết: "Tôi là kẻ thực hiện những phát minh của Chủ tịch Mao..." Ông nói thêm: "Chúng tôi là những người trên bảy mươi, có một ngày đi chầu Marxist, những người kế nhiệm chưa chuẩn bị, hy vọng thế hệ mới đừng quá muộn".

Mao Trạch Đông đề cập những kẻ có lập trường nổi loạn đổi mới văn hóa: "Tại Cương Sơn, Bộ trưởng Tổng cục Chính trị Vương Đào lấy một chính trị viên của tôi làm hậu cần, một hình thức phản bội đảng. Bạn "Hồ" thấy đấy, hướng tới tất cả các cuộc nổi loạn sẽ diễn ra trong đó cần đề cập đến "Trần (Chen), Khúc (Qu), họ còn bao nhiêu phần trăm trung thành với đảng? Một đầu kia có Vương Minh (Wang Ming), Nhiêu Sấu Thạch (Rao Shushi), Bành Đức Hoài (Peng) chưa thấy dấu hiệu phản đảng". Mao Trạch Đông nói tiếp: "Sau khi phái chủ nghĩa cơ hội xuất hiện đứng đầu Vương Đào, Trần (Chen), và cánh tả Vương Minh (Wang Ming), Khúc (Qu), Lý Lập Tam (Li Lisan) tất cả hai cánh tả cơ hội đang trổi dậy. Chúng tôi có kinh nghiệm, để chúng nó xuất hiện, sau đó tóm lấy tập thể. Vì vậy, trước hết cảm ơn Quốc Dân Đảng chủ nghĩa đế quốc, cảm ơn những kẻ cơ hội và cánh tả phản động. Nếu không, chỉ bằng chủ nghĩa Mác chưa phải là giáo dục đảng của chúng tôi". 

Rõ ràng Mao tạo ra cuộc trao đổi cách mạng văn hóa với Hồ, hầu tìm một tia hy vọng nào đó, trong không khí nặng nề. Nội bộ đảng "chia rẽ" từng quan điểm triết học. Mao Trạch Đông đột nhiên nói: "Đồng chí Hồ Chí Minh ủng hộ tôi, 'kết hợp hai thành một mặt trận cách mạng văn hóa". Hồ Chí Minh đáp: "Tất nhiên, tôi ủng hộ "kết hợp hai thành một", thống nhất Việt Nam-Trung Quốc, (có nghĩa Việt Nam-Trung Quốc là một quốc gia). Rõ ràng, Hồ Chí Minh không ngại phát biểu bán nước, Mao Trạch Đông hiểu ý không bất ngờ, trái lại Hồ cũng hoàn toàn hiểu ý của Mao Trạch Đông muốn đề cập cách mạng văn hóa là nước cờ thanh trừng những thành phần không đồng quan điểm và còn lấy được Việt Nam làm bàn đạp chính trị đối phó với cách mạng văn hóa.

Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Phó chủ nhiệm chiến tranh chính trị Lê Liêm, Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Tổng bí thư Trường Chinh, và Chủ tịch UB liên Việt toàn quốc Tôn Đức Thắng. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Hồ Chí Minh đề nghị được xem áp phích cách mạng văn hóa.

Trong cuộc trò chuyện Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh, chỉ đề cập bắt đầu cuộc "Cách mạng Văn hóa". Mao Trạch Đông nói: "Hôm nay, tôi chỉ ngủ được hai giờ vì vấn đề tim, và muốn nhìn thấy bạn Hồ ở thời gian này... như trước đây đã từng họp ở Lư Sơn, hôm nay tôi không ngủ, không đi bơi, bởi vì Bành Đức Hoài đang có ý trở cờ. Bây giờ, chủ yếu là để xem nội dung những áp phích, báo loan tải cũng rất sống động. Áp phích phải đủ nặng quan điểm đánh chúng nó, cần một khối lượng tuyên truyền ngoạn mục. Bạn có thể đi cùng tôi đến Đại học Chiết Giang để nhìn cách mạng văn hóa. Và tối nay, chúng ta hóa trang đeo khẩu trang đi cùng với sinh viên Chiết Giang đến từng nhà vận động quần chúng cách làm này thực tế tìm toàn bộ phản động".

Trước ngày 03 tháng 6 Hàng Châu, Hồ Chí Minh đã tiếp nhận được "Cách mạng Văn hóa", đang diễn ra như dự định của Mao. Đánh dấu, đối mặt với tình huống nghiêm trọng, Lưu Thiếu Kỳ đã chủ trì một cuộc họp mở rộng Ủy ban Thường vụ CPC, Ủy ban Trung ương Cục chính trị, bố trí đề xuất đòi hỏi tám kế hoạch chống văn hóa, cố gắng để kiểm soát sự suy thoái tình hình trong đảng. Đối với tám kế hoạch, Mao vẫn chưa an tâm. Tại Hàng Châu, Mao Trạch Đông đã "phá vỡ" một chút phản động. Do đó, Mao Trạch Đông cần gặp Hồ Chí Minh, đề nghị đến Đại học Chiết Giang để xem học tập diễn hành và phương thức đánh văn hóa, Hồ Chí Minh thăm hoạt động chống văn hóa, trong khi ấy người nước ngoài không được ưu tiên này kể cả báo chí truyền thông.

Tuy nhiên, Hồ Chí Minh có một số phản ứng, sau đó ông trả lời: "Việt Nam không phải không có vấn đề, nhưng có thể tham gia vào cuộc cách mạng văn hóa". Chúng ta phải tham gia vào "Bão lửa cách mạng văn hóa". Tình cờ Mao đáp: "Việt Nam có thể tham gia vào cuộc cách mạng văn hóa mạch mẽ hơn". Sau cuộc đàm thoại, Hồ Chí Minh, cho biết: "Hôm nay, tôi nói chuyện rất nhiều với Chủ tịch Mao trong chủ đề nhất định cách mạng văn hóa". 

Ngày hôm sau, mặt trời bình minh, Hồ Chí Minh hứng khởi chấp nhận các yêu cầu của Mao Trạch Đông cho đó phù hợp với Việt Nam. Sau khi Hồ đến Đại học Chiết Giang xem các áp phích. Trên đường trở về, Hồ Chí Minh im lặng, đột nhiên cho biết: "được công khai quan điểm, chắc chắn cách mạng văn hóa sẽ thành công, nhờ vậy những tác phẩm thơ và bút ký của mình nhất định đi vào lịch sử giáo dục nhân dân Việt Nam".

Nhà lãnh đạo Cộng sản Việt Nam, "Bác" không bao giờ bỏ được cái tật xấu xa mắt híp, hôm các em nhi đồng. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Mao đề xuất Hồ hành động cách mạng văn hóa.

Tại Hàng Châu, Mao Trạch Đông đề nghị triệu tập một triệu người Việt Nam tham dự hội nghị đoàn kết chống chủ nghĩa đế quốc. Mao cho biết: Đại hội này, "Cả hai chúng ta tham gia đoàn kết với Việt Nam. Như trước đây báo chí phương Tây đã nói, Nguyễn Ái Quốc bị chết tại Hồng Kông đó là sự thật, anh (Hồ) không thể chết rồi xuất hiện lại... Tuy nhiên phải thay đổi nhân vật và họ tên cho hợp với hoàn cảnh xuất hiện mới chính danh, hy vọng thời điểm hợp lý ấy chúng ta thực hiện thành công. Nay anh "Hồ" cũng cần thiết đứng trước 1 triệu người Việt Nam để công bố cách mạng văn hóa. Hồ Chí Minh cho biết: "Tôi đã nói với Ủy ban Trung ương (CPC), không thể công bố công khai, bất tiện khi tham dự trước cuộc họp của cộng đồng, như vậy, đại hội chưa sắp xếp và tổ chức".

Trong cuộc trò chuyện này, Mao Trạch Đông hỏi: "Tôi nghe nói anh cũng phản đối sùng bái cá nhân". Tuy nhiên MSS cứ vận động tuyên truyền thờ chủ nghĩa cá nhân mỗi ngày sâu rộng mãi mãi, làm sau cản trở họ đây chứ? Hồ Chí Minh trả lời: "Tôi không chấp thuận việc sùng bái cá nhân". Mao nói: "Tại miền Nam Việt Nam, nếu người ta không tôn thờ bạn, không thể lắng nghe lời nói của bạn hay chống lại bạn thì hậu quả sẽ thế nào? "

Mao Trạch Đông nói tiếp: "Máy bay Mỹ ném bom mỗi ngày, chuyên gia Trung Cộng bắn rơi nhiều máy bay, tôi nghĩ cần phải đến thăm miền Nam Việt Nam để xem xét, quan sát máy bay Mỹ đang ném bom". Hồ Chí Minh ngay lập tức trả lời: "Mao Chủ tịch không thể đến nơi Mỹ đang ném bom. Ngay cả tôi, họ không cho đi thăm". Mao nói: "Không sao, tôi và anh bí mật cũng đi, anh không thấy sao, ở Việt Nam có nhiều chuyên gia Trung Quốc muốn tôi cải trang thành chuyên gia". Hồ Chí Minh cho biết: "Không có vấn đề gì tại nơi Mao chủ tịch đi thăm, người Việt Nam đã nói với tôi rằng muốn đi thăm phải chờ giành chiến thắng, khi ấy chúng tôi mời Mao chủ tịch". Hồ Chí Minh cho biết: "Mao chủ tịch nói, rất tiếc đồng chí Hồ Chí Minh không cho đi thăm, tôi không còn cách nào". Hồ Chí Minh trở lại Hà Nội mang theo những gì học được nơi Mao Trạch Đông đem ra thực hiện, trước nhất những nhà trí thức, văn nghệ sĩ, báo chí, truyền thông đều sinh hoạt theo chỉ thị của đảng, những thành phần khổ nhất đã từng liên lụy phong trào "Nhân văn Giai phẩm", từ đó cả đời họ bị đảng "Bác" kềm kẹp, bám mãi không tha.

Một cánh cửa khác Trung Quốc kẻ thù của dân tộc Việt Nam.

Đọc lịch sử, luôn luôn có cảm giác về trọng lượng. Đặc biệt lịch sử quan hệ Trung-Việt thời kỳ Hồ có nhiều trường hợp! Trong một thời gian dài mới hiểu thấu Hồ Chí Minh có chính sách chư hầu, dẫn đầu du nhập văn hóa, kinh tế lệ thuộc Hán. Đến thời kỳ Lê Duẩn đột nhiên Việt Nam trở thành kẻ thù? Vượt qua bởi các sự kiện, đề cập đến cuộc chiến tranh tàn bạo giữa Việt Cộng và Trung Cộng, Hồ và Mao gần như cấm kỵ mọi tâm trí không ai được quyền sai quan điểm. Cuộc chiến tranh gián điệp, quân đội Trung Quốc gần như chiếm được Hà Nội, những yếu tố làm cho hai nước xã hội chủ nghĩa huynh đệ, một khi đã thù tất nhiên thâm hận!

Võ Nguyên Giáp để lại một mật thư tại MSS cho biết: "Bắt đầu từ Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai khuấy bột biến ra nhân vật Hồ Chí Minh, thành thật mà nói "Bác Hồ" là ngoại vi của Trung Cộng, chính Mao Trạch Đông bí mật gửi Hồ Chí Minh đến Việt Nam hoạt động. Theo MSS đã tạo ra hồ sơ mạo danh Nguyễn Sinh Cung tham gia cách mạng Trung Quốc và sau đó thay vào một tên giả khác là Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh có tên thật là Hồ Tập Chương thời thơ ấu trao dồi kinh sử văn hóa Trung Hoa, nhưng sau khi đầu quân cách mạng Trung Quốc ông và các nhà lãnh đạo Trung Cộng đề ra một cách sống thân thiện "giả mạo tình bạn sâu sắc", (có nghĩa người sống không thực). Cuộc cách mạng nổ ra ở Trung Quốc vào năm 1911, lúc ấy Hồ lấy cảm hứng từ "anh em cộng sản" để tìm cho mình một vị trí ngoài tầm kiểm soát của Mao-Chu". 

Năm 1923, Hồ Chí Minh và Trương Thái Lôi (Zhang Tailei) thề sống chết anh em trung thành. Năm 1924, Hồ Chí Minh bí danh Lý Thụy đến từ Quảng Châu, với sự giúp đỡ của Lưu Thiếu Kỳ, Bành Đức Hoài và Chen. Nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ của nhiều người tiên phong cách mạng Trung Cộng do đó trong tương lai Trung Quốc nhất định chi phối cuộc đời Hồ Chí Minh đầu tiên chính sách "thân thiện" chư hầu, khi tình hình chính trị cướp được chính quyền thành công ở Việt Nam. Lý Thụy bắt đầu bằng cách sử dụng bút danh "Hồ Chí Minh" vào ngày 13 tháng 8 năm 1942, cũng trong ngày, ông đã liên lạc với các lực lượng cách mạng chống Nhật-Việt ở huyện Tĩnh Tây (Jingxi) tỉnh Quảng Tây, kể từ đó liên lạc với tổ chức địa phương những dân tộc Việt. Đồng thời, ông nối liên lạc với đảng ủy Quảng Tây, ông nhận được lệnh sẵn sàng hành động trở lại để tiếp tục dẫn đầu cuộc cách mạng năm 1945, sau khi Nhật Bản đầu hàng, Việt Minh đã kiểm soát hầu hết các vùng giải phóng Việt Bắc.

Hồ Chí Minh cướp được chính quyền, kể từ đó chính thức thành lập chính phủ Việt Minh cũng năm này "Bác" đã có nhiều lần sang thăm Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Trung Cộng chào đón nồng nhiệt. Ngay cả đến tháng 5 năm 1962, Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Đức, Chu Ân Lai cùng gửi thư đến Quảng Châu chúc mừng sinh nhật 72 năm của Hồ Chí Minh (1960-1962). Thử hỏi, Hồ Chí Minh là người Việt hay người Hán? Lý do nào Hồ Chí Minh thích tổ chức sinh nhật tại Trung Quốc đã trên 9 lần. Sinh nhật trên đất quê hương đối với Hồ là điều cần thiết của một con "lươn".

Ngày 10 tháng năm 1960 Mao Trạch Đông vận dụng hết nỗ lực viện trợ cho miền Bắc Việt Nam và MTDTGPMNVN, từ nhiều nguồn cung cấp vũ khí và tuyên truyền quan điểm Cộng sản. Nguồn: tài liệu Huỳnh Tâm.

Những năm tháng Lê Duẩn nối nghiệp đảng.

Lê Duẩn thân Liên Xô bài Trung Cộng, lên tiếng Việt-Hoa tình ghét bỏ, Thật khó hiểu, sau cái chết của Hồ Chí Minh có một cái gì đó Trung Cộng khó buông Việt Nam. Lê Duẩn đã lãnh đạo miền Bắc Việt Nam, ông chỉ muốn tìm vũ khí thống nhất Việt Nam. Động thái này đã gây ra một cuộc suy thoái trong quan hệ giữa Trung Cộng và Việt Cộng. Trung Cộng cho rằng do sự lắng nghe và xúi giục của Liên Xô cũ, một số lượng lớn cộng đồng người Hoa không còn tự do sinh hoạt chung với cộng đồng người Việt, sau khi Việt Nam và Liên Xô thành lập liên minh chặt chẽ. Đổi lại, năm 1979 Liên Xô trao tặng Lê Duẩn giải thưởng Hòa bình Lenin.

Kể từ đó người Hoa nhận được thái độ khinh thị và khinh miệt, đôi khi trục xuất người Hoa tại biên giới ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong mắt Trung Cộng cho rằng quyền lực Việt Nam đã di chuyển đến gần với chủ nghĩa xét lại Liên Xô, chống Trung Quốc là có hành vi phản bội, "tình đồng chí và tình anh em", do đó không tránh khỏi cuối điểm chiến tranh biên giới năm 1979-1984 và 1988 v.v... Vào thời điểm đó không thích hợp để kích động chính sách cứng rắn đối với Trung Quốc. Bộ Ngoại giao Bắc Kinh tuyên bố: 

"Do xung đột giữa Trung Cộng và Liên Xô, một phần Hoa Kỳ làm rào cản không chấp nhận (Nhóm xã hội chủ nghĩa) tiến vào Đông Dương. Mặc dù Hồ Chí Minh có hỏi chúng tôi về Liên minh thống nhất và đoàn kết với Liên Xô, nhưng mục tiêu muốn đạt được điều này rất rắc rối, bởi vì có nhiều điều ràng buộc Trung Cộng dựa vào nhân dân Trung Quốc. Tại thời điểm đó, Trung Quốc đã cung cấp 500.000 tấn lương thực viện trợ hàng năm, cũng như súng, đạn dược và tiền bạc, chưa kể đến USD tiền viện trợ của Liên Xô".

Nếu Bắc Kinh không duy trì được sự thống nhất và đoàn kết với Liên Xô, mọi thứ sẽ rất nguy hiểm, như trước đây Hồ Chí Minh phải đi chầu Bắc Kinh từ ba đến năm lần mỗi năm, sau đó có MTGPMNVN, Nguyễn Hữu Thọ cũng thường xuyên thăm Trung Cộng, nói đúng hơn là đi báo cáo tình hình chiến tranh và nhận viện trợ từ tay Trung Cộng, tất nhiên cùng một cách ép Việt Cộng từ bỏ Liên Xô, khía cạnh này Việt Cộng sợ không thể thực hiện được! Bây giờ Trung Quốc muốn thấy tình hình đất nước Việt Nam nô lệ Bắc Kinh, thậm chí họ còn xúi giục ghét tư bản! Bộ Chính trị của Lê Duẩn công khai mạt sát nhiều hơn với Trung Cộng. Nhưng phía Trung Cộng tự coi mình được quyền nằm trên chiếc ghế dài có Việt Cộng thân tôi hầu, hoặc một cách khác Trung Cộng tìm kiếm môi trường chính trị ổn định. Trung Cộng tin rằng sẽ dung nạp được Việt Cộng, tránh trong khu vực Đông Nam Á có thể trở thành kẻ thù của Trung Cộng! Rất lo lắng Quan hệ Trung-Xô, làm thế nào có thể chịu đựng được Việt Cộng? Vì còn những mệnh lệnh môi trường quốc tế. Việt Cộng đối với Trung Cộng là một điều không thể tránh khỏi, thực tế Trung Cộng có những hành động khiêu khích không gián đoạn tại biên giới của Việt Nam, Trung Quốc hứa sẽ không gửi quân vào Việt Nam nếu từ chối hỗ trợ của Liên Xô. Trong khi ấy giấc mơ Đông Nam Á của Lê Duẩn chỉ là khởi đầu, Trung Cộng cho đây là một hành động có ý nghĩa chiến lược quan trọng, Trung Cộng dường như không để cho Lê Duẩn tiếp tục gây rối. Vì vậy, khi có sự hiện diện chính trị của Trung Cộng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam trở thành chướng ngại trong giấc mơ bá chủ của Trung Cộng, bùng nổ cuộc chiến tranh Việt Cộng và Trung Cộng sẽ không được hòa bình như thời Hồ Chí Minh chấp nhận thân tôi chư hầu. 

Đối với các tác động của chiến tranh Việt Nam, có thể nói rằng Trung Cộng không đạt được giấc mơ. Nhưng cuộc chiến có lẽ là sự khởi đầu từ phía Trung Cộng để chấp nhận các ý tưởng của một cuộc chiến tranh hiện đại, trong những năm cuối chiến tranh, quân đội Trung Cộng lần lượt hiện đại hóa khu vực quân sự, đáng kể nhất biên giới Trung-Việt là một sân tập bắn.

Lịch sử Việt Nam có những tiếng thở dài.

Việt Cộng bảo vệ quyền lợi quốc gia hay vì duy nhất cho đảng, một khi các mối đe dọa đến từ chiến lược Trung Cộng đối đầu với chủ nghĩa Sô vanh Việt Cộng, lần này Trung Cộng không tiết lộ các điểm tra cứu thông tin về chiến tranh một cách dễ dàng, dù tìm kiếm trong phân người chết cũng không có. Tuy nhiên, khách quan mà nói, ngay cả trong trường hợp không có sự thù địch giữa hai nước, cầu chì vẫn nóng, người Việt Nam vẫn ghét mối quan hệ Việt-Trung. 

Mặc dù thời đại Hồ Chí Minh cả hai bên nhấn mạnh đồng nhịp sống "tình đồng chí tình anh em" cùng chung chiến lược, nhưng đó chỉ là một khát vọng hơn là hiện thực. Nhìn vào bản đồ, chúng ta có thể hiểu rằng Trung Cộng không bao giờ từ bỏ tham vọng chính trị ở Việt Nam, do đó mới có Hồ Chí Minh con đẻ của Bắc Kinh, chúng ta có quyền thảo luận trong quá khứ đến bây giờ đều là sự thật Bắc Kinh bành trướng, ngay cả những thay đổi về thái độ của Trung Cộng. 

Việt Cộng không có nghĩa là Việt Nam đồng minh chiến lược của Trung Cộng, kể cả phương diện ngoại giao, Việt Nam vẫn tiếp tục hoạt động sau khi Trung Cộng cho phép. Việt Cộng luôn luôn có cái nhìn bơi nước xoáy theo chiều hướng của Trung Cộng ban cho, kêu ăn thì ăn, kêu nói thì nói không khác một người rơm chỉ biết phục tùng Bắc Kinh. Ngay cả lịch sử của Trung Quốc cũng nói lên tham vọng cướp nước Việt Nam.

Hồ Chí Minh cúi đầu trước Trung Cộng chớ bao giờ mong đợi nơi lòng yêu nước của ông ta. Hồ Chí Minh đã từng công khai tuyên bố: "Đồng chí Thanh Linh (Ching-ling) đã được tử vì đạo (đảng), nhưng tên cô ấy luôn sống trong trái tim tôi, cô ấy đổ máu sẽ không bao giờ vô ích, nhiều người sẽ đi cùng với cô ấy. Trong những cách để di chuyển về phía trước có rất nhiều đồng chí tốt, chúng tôi tin rằng sự nghiệp cách mạng của Trung Cộng và Việt Cộng sẽ có thể hoàn thành thế giới mà tôi muốn! Việt Nam không có thống nhất, thì cuộc đời này tôi sẽ không kết hôn".

Bài đã đăng:


08/06/2015



Luận bàn về trưng cầu dân ý

Trúc Giang (Danlambao) - Ở một quốc gia mà chữ “nhân dân” được CS sử dụng nhiều nhất tới mức lạm dụng: ủy ban nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, tòa án nhân dân, VKS nhân dân... vvv… Nhưng mỉa mai thay, chưa bao giờ tiếng nói người dân được đảng CS tôn trọng mà đôi khi còn xem là phản động rồi bắt họ nhốt vào lao tù. Điển hình rõ nét là những luật có liên quan đến tiếng nói phản biện của người dân như luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý cứ bị CS lợi dụng chiêu bài “dân trí thấp” để trì hoãn mãi. Nên nhớ ở chế độ dân chủ đúng nghĩa, không một chính trị gia nào có quyền phát biểu, dám phát biểu chê dân ngu. Vì nếu làm điều đó thì chẳng khác nào họ tự đào mồ chôn sự nghiệp chính trị của chính bản thân mình...

*

“Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc biệt. Đó có thể là sự thông qua một hiến pháp mới, một sự sửa đổi hiến pháp, một bộ luật, một sự bãi miễn một quan chức đã được bầu hay đơn giản chỉ là một chính sách riêng của chính phủ. trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình thức dân chủ trực tiếp (Trích nguồn: http://vi.wikipedia.org/wiki).

Ở các quốc gia thật sự dân chủ trên thế giới, việc trưng cầu ý dân là một việc làm hết sức bình thường. Đặc biệt đối với các vấn đề hệ trọng có liên quan đến thể chế chính trị mà ở đó một quyết định sai lầm của chính phủ có thể gây ra sự bất bình, gây chia rẽ sâu sắc của dân chúng, đôi khi nó gây nên khủng hoảng niềm tin và dẫn đến sụp đổ của cả một thể chế chính trị của một quốc gia. Khi đó tiếng nói từ lòng dân có vai trò quyết định và nhất thiết phải có một cuộc trưng cầu dân ý diễn ra.

Úc là một quốc gia độc lập từ Anh đã rất lâu, tuy nhiên vẫn theo thể chế quân chủ Nữ hoàng. Năm 1999, các nhà làm luật của Úc dự kiến sẽ từ bỏ chế độ quân chủ để theo thể chế cộng hòa. Tuy nhiên, kết quả thăm dò ý dân năm đó thì có đến 55% dân Úc phản đối từ bỏ chế độ Nữ hoàng. Kết quả là chính phải chiều theo ý kiến của người dân cho tới ngày nay.

Gần đây nhất, trong cuộc trưng cầu dân ý để Scotland độc lập và ly khai ra khỏi vương quốc Anh vào tháng 9/2014. Kết quả là 2.001.926 cử tri (55,30 %) đã bỏ phiếu chống và 1.617.989 cử tri (44,70 %) bỏ phiếu thuận (theohttp://vi.wikipedia.org/wiki) . Điều này đồng nghĩa lòng dân quyết định thể chế chính trị của một quốc gia và Scotland không thể tách ra khỏi vương quốc Anh theo ý nguyện của số đông dân chúng. 

Hai sự kiện nêu trên từ 2 quốc gia dân chủ trên thế giới cho ta thấy ở đó những từ ngữ như: “của dân”, “do dân” và “vì dân” (tiếng Anh là: “of people”, “by people” and “for people”) được chính phủ tuyệt đối tôn trọng và sử dụng đúng nơi, đúng lúc, không lừa dối, mị dân. Chính phủ vì là “của dân” và “do dân” bầu ra nên những quyết định hệ trọng họ đều làm là “vì dân”, vì lợi ích quốc gia là trên hết chứ không phải vì lợi ích riêng của bất cứ cá nhân, tổ chức hay đảng phái nào. Một điểm cần lưu ý nữa là ở các nước dân chủ và phát triển, muốn làm chính trị thì bản thân các chính trị gia phải giàu có. Khi đó họ mới toàn tâm theo đuổi sự nghiệp chính trị để lấy tiếng, vì nước vì dân thật sự chứ không phải làm để mục đích “kiếm cơm” như các chính trị gia nghiệp dư kiểu ở Việt Nam. Vì lý do họ cống hiến không phải vì tiền nên mỗi khi cảm thấy mình không xứng đáng với lòng tin của dân, việc từ chức đối với họ sẽ diễn ra hết sức nhẹ nhàng và hết sức tự nhiên. Đó là văn hóa từ chức. Ở Việt Nam vì tham quyền lực và quyền lợi nên mấy ông/bà đại biểu QH ai cũng mải mê bám ghế mãi đến 2 nhiệm kỳ bất kể chẳng làm được lợi gì cho dân, cá biệt có lãnh đạo như “đồng chí X” còn tham lam dùng mọi thủ đoạn xấu xa để tìm mọi cách đeo bám thêm vài nhiệm kỳ nữa ở một chức vụ khác trong đảng bất cần dân chúng có tín nhiệm hay không. Thế cho nên khi ông Nguyễn Sự - bí thư thành ủy Hội An vừa từ chức đã gây bão mạng vì được xem như chuyện lạ có thật ở Việt Nam!

Liên hệ đến tình hình trưng cầu dân ý Việt Nam. Mặc dù hiến pháp có quy định về điều này nhưng mãi cho đến nay, các đại biểu QH mới bàn về dự thảo luật trưng cầu dân ý nhưng vẫn còn bất đồng gay gắt vì họ lo “dân mình còn ngu” của những ông nghị gật “suy bụng ta ra bụng người- Hà Minh Huệ!. Đây rõ ràng là sự trì hoãn, chần chừ có chủ đích nhằm mục đích ngu dân để dễ cai trị của đảng CSVN. Sâu xa hơn nữa việc trì hoãn thông qua luật trưng cầu dân ý của CSVN để nhằm phát huy tối đa “lợi ích nhóm” (cả về chính trị lẫn kinh tế) nhằm tư lợi riêng của các nhóm lợi ích trong đảng CS. Ta còn nhớ vụ bô xít ở Tây Nguyên, biết bao kiến nghị, tiếng nói phản biện của trí thức yêu nước đều rơi vào quên lãng. Phải chăng các ông “nghị gật” này chê luôn các trí thức ở VN cũng “dân trí thấp” luôn hay sao nên chẳng thèm đếm xỉa gì tới miễn sao có lợi cho đảng là đảng cứ làm bất kể những thảm họa về môi trường, kinh tế và an ninh quốc phòng! 

Ở một quốc gia mà chữ “nhân dân” được CS sử dụng nhiều nhất tới mức lạm dụng: ủy ban nhân dân, quân đội nhân dân, công an nhân dân, tòa án nhân dân, VKS nhân dân... vvv… Nhưng mỉa mai thay, chưa bao giờ tiếng nói người dân được đảng CS tôn trọng mà đôi khi còn xem là phản động rồi bắt họ nhốt vào lao tù. Điển hình rõ nét là những luật có liên quan đến tiếng nói phản biện của người dân như luật biểu tình, luật trưng cầu dân ý cứ bị CS lợi dụng chiêu bài “dân trí thấp” để trì hoãn mãi. Nên nhớ ở chế độ dân chủ đúng nghĩa, không một chính trị gia nào có quyền phát biểu, dám phát biểu chê dân ngu. Vì nếu làm điều đó thì chẳng khác nào họ tự đào mồ chôn sự nghiệp chính trị của chính bản thân mình.

SG, 8/6/2015


“Vì tương lai con em chúng ta” kiểu gì vậy?

(Theo Hà Linh/ Nhịp Cầu Thế Giới)-06-07- 2015

“Mỗi khi các bà mẹ Việt Nam lên tiếng “Chị/tớ/em giờ chỉ tập trung lo cho con cái thôi, sức đâu mà lo chuyện ngoài xã hội!”, là mình lại vô cùng bối rối, vì mình không thể nào giải thích được thế nào mới là “lo cho con cái” theo định nghĩa của họ”.

“Vì tương lai con em chúng ta” kiểu gì vậy?
 Bạn muốn tương lai như thế nào cho trẻ em ở Việt Nam? Ảnh minh họa

Mỗi khi than thở về những vấn đề như môi trường, tham nhũng, bầu cử, biểu tình, bất công…, mình luôn bị các bà mẹ (và cả các ông bố) phủ đầu, với lý lẽ là vì mình còn một mình, còn rảnh rỗi, thừa hơi nên mới lo chuyện linh tinh.

Lời khuyên luôn là khi mình có gia đình, con cái như các bạn/anh/chị ấy, mình sẽ thấy lo cho gia đình mình là quan trọng nhất. Đặc biệt như các chị, giờ chỉ mong yên ổn để tập trung kiếm tiền nuôi con, để lo cho tương lai của con cái là mệt lắm rồi, lấy đâu ra hơi sức để mà lo chuyện bao đồng nữa.

Nhưng mình lại thấy tất cả các vấn đề trên thực ra ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai con cái chúng ta.

Hãy nhìn bản thân, nhìn xung quanh xem, có phải bạn đang chọn trồng cây rái, rau xanh tại nhà để tránh ăn bẩn. Chọn làm bình lọc trong nhà để không bị uống nước bẩn. Chọn bịt mặt bịt mũi ra đường để chống bụi. Chọn cho con học trường đắt tiền để con có tuổi thơ. Chọn đút lót cô giáo để con cái không bị trù dập.

Chọn đút tiền bác sĩ để họ làm đúng chức trách. Chọn chạy việc cho con. Chọn nai lưng ra đi làm thêm làm nếm để bù đắp lại tiền lương thiếu hợp lý. Chọn mua thêm bảo hiểm bên ngoài dù đã bị bắt buộc mua bảo hiểm của nhà nước. Chọn dạy con phải “khôn ngoan” khi ra đời, vì “xã hội đầy phức tạp”.

Thật ra, tại sao bạn không nghĩ tới việc tất cả cùng trồng cây sạch để công chức không phải đi làm cái việc của nông dân (điều này đồng nghĩa với việc yêu cầu nhà chức trách phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình, vì bảo đảm nguồn thực phẩm an toàn cho người dân là việc mà chúng ta đã phải trả thuế cho Cục Vệ sinh và An toàn Thực phẩm).

Tại sao không nghĩ tới việc phải đấu tranh để có được nguồn nước sử dụng trong sạch (và đây chính là chuyện môi trường, vấn đề mà đáng lẽ Bộ Môi trường phải có trách nhiệm). Sao không nghĩ đến việc yêu cầu các cơ quan chuyên trách phải đảm bảo việc quy hoạch phù hợp, bảo vệ môi trường để đi ra ngoài đường nếu ta bịt mặt là vì sợ đen chứ không phải sợ bụi.

Sao không nghĩ đến việc đấu tranh để người làm công ăn lương có đồng lương xứng đáng, phù hợp hơn, để mỗi người có thể yên tâm lo cho cuộc sống với công việc chân chính của mình (nếu ai thích giàu có thì xin mời, cứ đi làm thêm, nhưng phải đi làm thêm để đủ mức sống tối thiểu là không phù hợp với định nghĩa của chữ tiền lương).

Có như vậy họa chăng mới hết hiện tượng giáo viên, bác sĩ, công chức nhũng nhiễu, vì nếu họ sống vui vẻ với đồng lương, bên cạnh cơ chế nghiêm minh, những hành vi nhũng nhiễu sẽ dẫn tới khả năng bị sa thải, cân nhắc thiệt hại sẽ khiến họ chọn làm tốt công việc của mình để giữ được chỗ.

Tựu trung, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta không nghĩ tới việc đấu tranh để có một xã hội minh bạch, nơi ở đó pháp luật được coi trọng, và “xã hội phức tạp” được thay thế bằng việc “tôi không làm gì sai với luật pháp, tôi không sợ”?

Rõ ràng, những vấn đề tưởng đao to búa lớn ấy thực ra là các vấn đề thiết thân, ảnh hưởng trực tiếp và thường xuyên lên cuộc sống của từng người hàng ngày.

Quay lại chuyện tương lai con cái. Bạn muốn con mình trở thành người thế nào? Tử tế, có cuộc sống hạnh phúc?

Bạn thực sự nghĩ rằng bạn có thể dạy con thành người tử tế, khi chính bản thân các bạn đang bị cuốn theo cái xã hội đầy xấu xa, và các bạn không thèm làm gì khác ngoài nương theo cái xấu xa ấy để sống? Bạn dạy con thật thà bằng việc đút tiền cho thầy cô, bác sĩ, cảnh sát giao thông và bao nhiêu dịch vụ công khác nữa?

Bạn dạy con chính trực với việc đi mua việc cho con? Bạn dạy con sáng tạo với việc răm rắp nghe theo những bất công, những điều vô lý đầy rẫy quanh bạn? Các bạn đang sống đầy khốn khổ, và các bạn lại chọn không làm gì, vậy dựa vào đâu mà các bạn hy vọng con cái mình sẽ được sống một cuộc sống hạnh phúc?

Mình cực kỳ hoang mang khi cân nhắc tới việc sinh con. Nhưng mình còn hoang mang hơn nữa khi nhìn thấy phản ứng của tầng lớp có học trong xã hội Việt Nam trước những bất công của xã hội.

Có con là mong ước chính đáng của mỗi người, và mình thực sự khâm phục sự dũng cảm của phụ nữ Việt Nam khi họ dám sinh con trong xã hội này, như thể họ chẳng thấy nó có vấn đề gì cả.

Chưa cần nói tới chuyện mong muốn con cái khi trưởng thành trở thành người “khiêm tốn – thật thà – dũng cảm”, mình sợ với môi trường độc hại ở Việt Nam – nơi mình đang bị đầu độc, và con mình sẽ bị đầu độc từ trong bụng đến khi ra đời – không biết mình có sống để nuôi được nó tới lúc trưởng thành hay không?

Hoặc giả, con mình có thể sống đến lúc trưởng thành để bắt đầu hành trình “tự diễn biến” sao cho “phù hợp” cái cái xã hội này không nữa? Mình không nhìn thấy bất cứ một tương lai tốt đẹp nào cho con cái mình, nếu mình cứ “kệ” như cách các bạn chọn.

Đấy, vì mình nghĩ thế, nên mỗi khi các bà mẹ Việt Nam lên tiếng “Chị/tớ/em giờ chỉ tập trung lo cho con cái thôi, sức đâu mà lo chuyện ngoài xã hội!”, là mình lại vô cùng bối rối, vì mình không thể nào giải thích được thế nào mới là “lo cho con cái” theo định nghĩa của họ.


Phóng viên Báo Giao Thông bị côn đồ đánh đập dã man

(NLĐO) - Hai phóng viên Báo Giao Thông khi vừa tác nghiệp xong đã bị một nhóm côn đồ lao vào đánh tới tấp và cướp máy quay phim.

Khoảng 15 giờ 30 phút chiều 8-6, hai phóng viên (PV) Vĩnh Phú và Linh Hoàng được giao nhiệm vụ đi ghi nhận tình trạng xe ben chở cát gây mất an toàn giao thông tại khu vực phường Long Trường, quận 9, TP HCM. Khi hai người vừa vào quán cà phê gần khu vực ghi nhận để viết bài thì một nhóm thanh niên (khoảng 7 người), lao vào hăm dọa rồi bất ngờ đánh tới tấp.
Nhóm thanh niên này cướp đi một máy quay phim (trị giá khoảng 10 triệu đồng) và đuổi theo hai PV hơn 500 m khiến hai người phải nhảy xuống sông để bỏ trốn.
Phóng viên Báo Giao Thông bị côn đồ đánh đập dã man

Phóng viên Linh Hoàng đang trình báo vụ việc tại công an phường Long Trường (quận 9)

Công an phường Long Trường phối hợp cùng công an quận 9 sau đó có mặt, giải cứu được hai người và đưa vào bệnh viện Đa khoa quận 9 điều trị. PV Linh Hoàng bị đa chấn thương, chảy nhiều máu. Riêng PV Vĩnh Phú có nhiều vết sưng, phù nề, được các bác sĩ yêu cầu phải theo dõi cẩn thận, nếu có triệu chứng lạ phải nhập viện ngay trong đêm.
1Vết thương chảy nhiều máu trên đầu PV Linh Hoàng do nhóm đối tượng gây ra (ảnh do Báo Giao Thông cung cấp)
Tối cùng ngày, thượng tá Trịnh Văn Sâm, Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an quận 9, cho biết đơn vị xác nhận có vụ việc trên và đang tiến hành xác minh lời khai các nhân chứng để truy bắt các đối tượng.
Được biết, vào ngày 7-6, Báo Giao Thông đã đăng tải video clip phản ánh tình trạng xe ben chở cát tại khu vực này gây mất an toàn giao thông. Đến ngày 8-6, hai PV trở lại tác nghiệp thì xảy ra vụ việc trên.
08/06/2015 21:20
Tin-ảnh: G.Minh