Saturday, April 18, 2015

Tham nhũng, có tiền sẽ thoát án... tử hình?

NGỌC QUANG 18/04/15 07:58
(GDVN) - Với luật hiện hành, người bị kết án tử hình đồng thời phải khắc phục hậu quả thì Nhà nước không thu được đồng nào cả.
Vấn đề nộp tiền khắc phục hậu quả có thể thoát án tử hình một lần nữa lại được đặt ra tại Bộ Tư pháp chiều 17/4.
Thu hồi tài sản tham nhũng chỉ đạt hơn 10%
Cụ thể, dự thảo Bộ luật Hình sự do Bộ Tư pháp trình ra Ủy ban Thường vụ Quốc hội đầu tháng 4 vừa qua có đề nghị mở rộng các trường hợp không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế.
Theo đó, ngoài hai đối tượng là phụ nữ có thai và phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi như quy định hiện hành thì bổ sung thêm đối tượng nhưng sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục hậu quả của tội phạm do mình gây ra.
Cụ thể, đối tượng tự nguyện giao nộp cho Nhà nước ít nhất là 1/2 số tiền, tài sản do phạm tội mà có, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Theo ông Dũng - Phó vụ trưởng Vụ Pháp luật hình sự - hành chính (Bộ Tư pháp) cho biết, qua 14 năm tổng kết thi hành Bộ luật Hình sự cho thấy, tỷ lệ thu hồi tài sản đối với các loại tội phạm về tham nhũng rất thấp, chỉ hơn 10%.
Vì thế dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đề xuất không bỏ án tử hình đối với tội phạm về tham nhũng. Nhưng bên cạnh đó có thêm quy định, người phạm tội nếu khắc phục ít nhất ½ hậu quả thiệt hại do hành vi phạm tội của mình gây ra cho Nhà nước thì có thể được xem xét giảm án từ tử hình xuống chung thân. 
Ông Dũng thông tin: "Bài toán đặt ra là nếu cứ thi hành như hiện nay, người bị kết án tử hình cứ tử hình, đồng thời phải chấp hành khắc phục hậu quả thì Nhà nước không thu được đồng nào cả.
Qua nghiên cứu, đặc biệt học hỏi kinh nghiệm chống tham nhũng của Trung Quốc, chúng tôi đưa vào dự thảo quy định mới này nhằm giúp Nhà nước có thể thu được một khoản tiền nhất định do tham nhũng mà có".
Nếu Bộ luật hình sự (sửa đổi) được thông qua, những trường hợp như Dương Chí Dũng có thoát án tử hình? ảnh: TTXVN.
Tuy nhiên, cũng từ đề xuất mới này, nhiều ý kiến tỏ ra băn khoăn, liệu có xảy ra bất công bằng trong đời sống xã hội hay không, vì những người có tài sản hoặc có khả năng huy động tiền để khắc phục hậu quả sẽ thoát tử hình; còn người không có tiền thì không được xem xét. Về thắc mắc trên, ông Trần Văn Dũng cho biết, Bộ Tư pháp tiếp thu và sẽ có phản hồi trong thời gian tới.
Theo ban soạn thảo Bộ Luật Hình sự (sửa đổi), qua tham khảo ở một số quốc gia như Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, hình phạt tử hình chỉ nên áp dụng đối với một số tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc loại tội chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam; xâm phạm tính mạng con người; tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự quy định.
Trên tinh thần đó, dự thảo luật bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh: Cướp tài sản; Phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; Chống mệnh lệnh; Đầu hàng địch; Phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; Chống loài người; Tội phạm chiến tranh.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội - ông Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị giữ lại 5 mức án tử hình, chỉ bỏ tử hình đối với hai tội: Cướp tài sản; Phá huỷ công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia.
"Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị là từng bước bỏ án tử hình chứ không phải bỏ hoàn toàn", ông Sơn nói.
Đề nghị không xử tử hình người vận chuyển ma túy
Dự thảo bộ luật tách tội vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Điều 194 của BLHS hiện hành) thành các tội danh độc lập và chỉ giữ lại hình phạt tử hình đối với tội mua bán trái phép chất ma túy. Còn đối với các tội danh khác thì mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.
Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội - ông Ksor Phước cho rằng, hiện nay đối tượng bị kết án tử hình đa số liên quan đến tội ma túy, trong đó tội vận chuyển ma túy bị xử nặng và nhiều nhất. Bị cáo là người làm thuê vì lợi nhuận cao, do vậy nên nghiên cứu xây dựng nhà nước pháp quyền văn minh chúng ta bỏ dần và bỏ hẳn mức tử hình đối với tất cả các tội này.
Ông Nguyễn Doãn Khánh - Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương cũng ủng hộ đề xuất này.
"Đối với tội liên qua đến ma túy nên tách ra, chỉ xử tử hình với người cầm đầu, tổ chức vận chuyển trên quy mô lớn kéo dài, chứ không áp dụng với người vì mưu sinh mà phạm tội", ông Khánh nêu quan điểm.
Một điểm khác đáng chú ý trong dự thảo luật là đề nghị bổ sung đối tượng không áp dụng hình phạt tử hình với người từ 70 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc ở thời điểm thi hành án.
Việc bổ sung đối tượng này vào diện không áp dụng hình phạt tử hình nhằm thể hiện chính sách hình sự nhân đạo đối với những người đã đến tuổi thượng thọ - đối tượng được hưởng chế độ chúc thọ, mừng thọ của Nhà nước; được đặc cách hưởng chính sách bảo trợ xã hội.
Tuy nhiên, rất nhiều ý kiến không đồng tình khi áp dụng bỏ án tử hình với những người phạm tội ở tuổi 70.
Bà Trương Thị Mai - Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng: "Nên tăng độ tuổi này lên thành 80 tuổi, bởi vì hiện nay tuổi thọ trung bình của ta đã tăng, chứ người 70 tuổi còn khỏe lắm, chưa gọi là già được".
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng ủng hộ quan điểm này và đề nghị tăng tuổi không áp dụng án tử hình.
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cũng đề nghị mở rộng phạm vi áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với cả tội rất nghiêm trọng do vô ý (theo quy định hiện hành chỉ áp dụng đối với tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng).
Đồng thời, quy định trường hợp người bị kết án không thực hiện các nghĩa vụ thì hình phạt này được chuyển thành hình phạt tù có thời hạn theo tỷ lệ cứ 3 ngày cải tạo không giam giữ bằng 1 ngày tù nhằm tăng tính cưỡng chế và ý nghĩa răn đe, phòng ngừa của hình phạt cải tạo không giam giữ.
Bổ sung quy định về trường hợp người bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ.
Thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 4 giờ trong một ngày và không quá 5 ngày trong một tuần. Không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với người già yếu, phụ nữ có thai.

Tuần hành bảo vệ cây xanh HN


Theo RFA-04-19-2015



Lúc này tại bờ hồ Hoàn Kiếm






Nguồn: https://www.facebook.com/RFAVietnam?fref=ts&ref=br_tf

Báo Đức: Trung Quốc đang phá hoại môi trường tại Biển Đông

(VIETNAM+) LÚC : 19/04/15 07:20
Hoạt động bồi đắp, lấn biển của Trung Quốc trên Biển Đông. (Nguồn: nytimes.com)

Việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các đảo nhân tạo ở Hoàng Sa và Trường Sa sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với môi trường và sinh thái ở Biển Đông. 

Đây là nhận định của giáo sư David Rosenberg thuộc Đại học Quốc gia Australia (ANU), chuyên gia về chính sách môi trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Phát biểu trong bài trả lời phỏng vấn với tiêu đề “Trung Quốc đang phá hoại Biển Đông” số ra ngày 17/4 trên báo điện tử Sóng Đức (Deutsche Welle - DW), giáo sư Rosenberg cho rằng việc cải tạo, xây dựng của Trung Quốc và Đài Loan ở quần đảo Trường Sa trước tiên để phục vụ các mục đích quân sự khi các đảo Ba Bình, đá Gaven, đá Gạc Ma và Chữ Thập đã được củng cố mạnh mẽ trong những năm gần đây.

Giáo sư Rosenberg nhận định chiến lược của Bắc Kinh trên Biển Đông rất tham vọng với mục tiêu tăng cường sự hiện diện ngày càng mạnh mẽ để cũng cố các đảo đang chiếm giữ và mở rộng kiểm soát các khu vực trên Biển Đông trong phạm vi cái gọi là “đường 9 đoạn”, qua đó nhằm bảo vệ yêu sách chủ quyền lịch sử và các lợi ích của Trung Quốc về thủy sản, tuyến đường hàng hải cùng tài nguyên dầu khí.

Theo giáo sư Rosenberg, để hiện thực hóa mục tiêu trên, Trung Quốc đã củng cố các hạm đội và cơ sở quân sự ở nhiều đảo ở Trường Sa và nước này không do dự trong việc sẵn sàng sử dụng tàu quân sự để bảo vệ, hộ tống cho ngư dân của họ.

Do đó, các bên liên quan cần theo dõi sát các kế hoạch xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Liên quan đến lĩnh vực môi trường, theo ông Rosenberg trong ngắn hạn, những thiệt hại đối với môi trường sẽ là rất lớn khi hệ sinh thái khu vực và các rạn san hô bị phá hủy bởi việc hút cát và xây dựng bê tông.

Trong khi đó, những hậu quả lâu dài chưa thể đánh giá một cách cụ thể nhưng cũng rất nghiêm trọng.

Về những thiệt hại tài chính mà việc phá hủy các rạn san hô gây ra, giáo sư Rosenberg cho rằng tuy không dễ để có thể định lượng một cách cụ thể nhưng hậu quả là rất đáng kể bởi các rạn san hô là nền tảng của hệ sinh thái đại dương, là không gian sống của hàng nghìn sinh vật biển, trong đó có những loài cá và tôm đặc biệt quý hiếm. 

Khu vực tam giác giữa Biển Đông, Biển Sulu và Biển Sulawesi cũng như khu vực tiếp giáp được các chuyên gia đánh giá là trung tâm đa dạng sinh học biển toàn cầu, do đó vùng này có ý nghĩa đặc biệt đối với nghiên cứu khoa học biển./.

Trung Quốc tìm cách hủy diệt đôla Mỹ

HOÀNG DUY - Chủ Nhật, ngày 19/4/2015 - 05:35
(PL)- Tháng 9 hoặc tháng 10-2015, Trung Quốc sẽ khởi động “Hệ thống thanh toán quốc tế Trung Quốc”.
Các công ty châu Âu đang giảm thanh toán bằng nhân dân tệ Trung Quốc (TQ). Báo Les Échos (Pháp) ngày 17-4 ghi nhận đây là cú hãm phanh đầu tiên trong tiến trình quốc tế hóa nhân dân tệ TQ.
Tìm giá trị mới cho nhân dân tệ
Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen đã tiến hành khảo sát 1.610doanh nghiệp (DN) có làm ăn với TQ. 17% trong số này đã thanh toán bằng nhân dân tệ so với 22% cách đây một năm.
Ở châu Á, 52% DN Hong Kong hay 38% DN Đài Loan được hỏi có thanh toán bằng nhân dân tệ. Còn ở châu Âu, trong quý I-2015, chỉ 10% DN Pháp được hỏi thanh toán bằng nhân dân tệ so với 26% trong năm 2014. Nguyên nhân do đồng euro có giá hơn nhân dân tệ.
Dù vậy, TQ vẫn tiếp tục chiến lược quốc tế hóa nhân dân tệ. Hồi tháng 3, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhân dân TQ Dịch Cương thông báo TQ đã trao đổi với Quỹ Tiền tệ Quốc tế để đưa nhân dân tệ vào giỏ các tiền tệ có quyền rút vốn đặc biệt.
Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) là tiền tệ dự trữ quốc tế của Quỹ Tiền tệ Quốc tế bao gồm bốn loại tiền euro, bảng Anh, yen Nhật và đôla Mỹ.
Mỹ kiểm soát Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nên TQlập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á. Biếm họa của PARESH NATH, báo The Khaleej Times (Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất).
Ngân hàng Deutsche Bank đánh giá có 40% khả năng nhân dân tệ sẽ trở thành tiền tệ có quyền rút vốn đặc biệt vào tháng 10-2015. Deutsche Bank cho rằng sự kiện TQ kêu gọi thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á đã cho thấy TQ mong muốn giữ vai trò lớn hơn trong hệ thống tài chính quốc tế.
Theo đánh giá của Ngân hàng HSBC, đến năm 2017 nhân dân tệ sẽ trở thành loại tiền tệ có thể chuyển đổi hoàn toàn và đến năm 2025, nhân dân tệ sẽ trở thành một trong năm ngoại tệ dự trữ hàng đầu, chiếm 10% dự trữ ngoại tệ trong các ngân hàng trung ương.
Lập hệ thống thanh toán riêng
Để xúc tiến thanh toán rộng rãi bằng nhân dân tệ, TQ đã chuẩn bị sẵn sàng một hệ thống thanh toán quốc tế riêng mang tên “Hệ thống thanh toán quốc tế TQ” (CIPS). Hệ thống này sẽ được khởi động vào tháng 9 hoặc tháng 10-2015.
“Hệ thống thanh toán quốc tế TQ” nhắm đến nhiều mục đích: Quốc tế hóa nhân dân tệ và tăng cường sử dụng nhân dân tệ trên toàn cầu bằng cách giảm chi phí và thời gian giao dịch; đưa nhân dân tệ lên hàng bình đẳng với các loại tiền tệ mạnh khác như đôla Mỹ.
Trước nay các nước sử dụng “Hệ thống giao dịch tài chính liên ngân hàng quốc tế” (SWIFT). Việt Nam cũng đã gia nhập SWIFT vào tháng 3-1995. Khi một ngân hàng hay một vùng lãnh thổ bị loại khỏi hệ thống SWIFT thì mọi giao dịch ngân hàng đều bị chặn.
Ví dụ từ năm 2012, khoảng 30 ngân hàng Iran đã bị loại khỏi hệ thống SWIFT do lệnh cấm vận của Mỹ về chương trình hạt nhân Iran. Như vậy Iran có bán dầu thô thì các khoản thanh toán tiền mua dầu đều bị phong tỏa. Nga cũng đã bị phương Tây dọa sẽ loại Nga ra khỏi hệ thống SWIFT sau sự kiện Crimea sáp nhập vào Nga.
Lệnh phong tỏa khỏi hệ thống SWIFT như thanh gươm Damocles treo lơ lửng trên đầu nên các nước BRICS (Nga, TQ, Ấn Độ, Nam Phi, Brazil) tìm cách thoát vòng kềm tỏa bằng cách nhất trí thanh toán với nhau bằng nội tệ.
Nhân dân tệ không đạt tiêu chuẩn
Trang web Business Insider dẫn lời nhà kinh tế Mỹ Wolf Richter nhận định một khi nhân dân tệ TQ được quốc tế hóa thì ảnh hưởng của Mỹ sẽ suy giảm.
Ông ghi nhận Mỹ khó kìm hãm ý đồ quốc tế hóa nhân dân tệ vì nhiều nước đã chấp thuận thanh toán thương mại bằng nhân dân tệ. Hiện nay các ngân hàng đối lưu bằng nhân dân tệ đã hoạt động ở 15 TP trên thế giới, trong đó có Los Angeles ở Mỹ.
TQ cũng đã ký hiệp định trao đổi nhân dân tệ với các ngân hàng trung ương của 20 nước, trong đó có hai đồng minh của Mỹ là Anh và Úc.
Nhà kinh tế Wolf Richter nhận định đây là các bước đi ngắn nhưng nằm trong khuôn khổ quốc tế hóa nhân dân tệ một cách chậm rãi, có hệ thống, liên tục nhằm hủy diệt sức mạnh đồng USD và ảnh hưởng của Mỹ.
Ông kết luận: “TQ sẽ tiến hành một bước đi mới để trở thành đối thủ cạnh tranh về kinh tế, tài chính và chính trị với Mỹ”.
Vì lẽ đó, hồi cuối tháng 3, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jack Lew đã tuyên bố Mỹ từ chối xem nhân dân tệ như giỏ ngoại tệ dự trữ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ông nhấn mạnh: “Cần phải tự do hóa và cải cách hơn nữa để nhân dân tệ đáp ứng các tiêu chuẩn cần thiết”.
Hãng tin Sputnik (Nga) ghi nhận qua tuyên bố của Bộ trưởng Tài chính Jack Lew, Mỹ đã mở một mặt trận mới trong cuộc chiến tiền tệ với TQ vào thời điểm TQ đang xúc tiến thành lập Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á.
- Hãng tin Reuters đưa tin 20 ngân hàng đã được TQ lựa chọn tham gia “Hệ thống thanh toán quốc tế TQ” gồm 13 ngân hàng TQ và bảy ngân hàng là chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ở TQ.
- Hồi tháng 10-2014, Nga, Belarus và Kazakhstan đã thông báo nhất trí lập hệ thống thông tin liên ngân hàng tương tự hệ thống SWIFT trong khuôn khổ liên minh hải quan ba nước.Nga dự kiến sẽ khởi động dự án vào tháng 5 tới.

HOÀNG DUY

Lại cổ tích cho các cháu ngoan

      
Truyện cổ tích bị phát hiện có từ ngữ dung tục (ảnh TrầnThanh Sơn/facebook)

Các cháu ngoan của bác Hồ kính yêu ở trong nước còn đang thích thú với truyện Thạch Sanh và chi tiết được mẹ cởi quần nhường cho trước khi chết thì lại được đặt vào tay một cuốn truyện cổ tích khác không kém phần hấp dẫn.

Cuốn sách do nhà xuất bản Hải Phòng ấn hành hồi năm ngoái (2014) chắc chắn đã tới tay nhiều độc giả. Trong cuốn cổ tích này có một truyện rất đáng đọc với tựa đề “Thỏ trắng và hổ xám.” Những truyện về hổ không hiếm trong cổ tích Việt Nam và thường là những lần hổ thua nặng, hết thua trâu lại đến thua bác thợ cày, rồi lại thua cả cóc một cách thảm hại.

Trong truyện “Thỏ trắng và hổ xám,” hổ cũng thua thỏ. Hổ tìm đủ mọi cách để biến thỏ thành bữa ăn nhưng chuyện đó không dễ. Thỏ nhảy lên cây, rồi lại lừa để hổ để leo xuống, xong việc lại leo lên cây và dụ cho hổ làm theo lời thỏ để bị thỏ chơi cho một đòn nặng và thoát thân.

Những chi tiết như vừa kể thì cũng chẳng có gì đáng nói. Hổ còn bị những đòn hiểm độc hơn nhiều. Do đó không hề có chuyện độc giả phản đối vì những cảnh tàn ác có thể tạo những ý tưởng không tốt, độc ác, thiếu đạo đức không hợp với tâm hồn thơ ngây, trong sang của các độc giả tí hon.

Truyện “Thỏ trắng và hổ xám” bị nhiều ý kiến nói rằng một số chữ nghĩa trong truyện có thể được coi là quá tục tĩu với trẻ nhỏ. Mà thực là như thế. Những chữ đó thô tục đã đành mà lại không cần thiết cho truyện.

Thí dụ truyện kể rằng hổ trong lúc bực bội thỏ đã văng ra một câu chửi rất dân gian liên quan đến mẹ của thỏ. Gần đó là chi tiết thỏ tìm cách lừa hổ, nói với hổ là thỏ phải đi đại tiện nhưng lại dùng một chữ rất ngay tình và không mầu mè riêu cua gì để nói về chuyện bài tiết ấy. Thế rồi người kể truyện kể tiếp rằng thỏ dụ hổ tỏ thiện chí là sẽ không vồ thỏ ăn thịt bằng cách nằm ngửa giơ bốn chân lên trời thì thỏ mới từ trên cây leo xuống. Và khi hổ làm đúng lời thỏ, thì lập tức thỏ nhảy xuống và ... “bắt cọp” ngay tại chỗ. Hổ bị ... “bắt cọp” đau quá phải hứa không vồ thỏ nữa.

Dĩ nhiên võ “bắt cọp” được viết xuống ngay tình chứ không hề được bóng gió như trong thơ văn của Hồ Xuân Hương, Trạng Quỳnh ... làm gì cho các em khó hiểu.

Như thế, trong có một truyện cổ tích, các độc giả nhỏ tuổi đã đọc được một câu chửi, một động từ nói về một hoạt động của cơ thể mà trong tiếng Việt có ít nhất cả hơn một chục từ ngữ khác nhau để chỉ. Độc giả còn được chỉ mách cho một ngón đòn khá độc để vô hiệu hóa ngay đối thủ. Chỉ trong có một truyện, các em học được ngay ba điều.

Nhưng những điều ấy có cần thiết không, có cần để làm cho câu chuyện lý thú hơn không? Chắc là không.

Không có những chi tiết về câu chửi, về hoạt động bài tiết, về “bắt cọp,” những truyện hổ và cóc thi nhảy xa, truyện hổ bị lừa ăn no đòn của người thợ cày... thì những truyện cổ tích vừa kể vẫn hấp dẫn như thường. Truyện thỏ và hổ nếu bỏ bớt mấy chi tiết dùng thứ ngôn từ như trong cuốn truyện cổ tích cũng vẫn làm vui được trẻ nhỏ, không cần lối viết như thế.

Có điều không biết kiểu viết sách như thế là phản ảnh của cái xã hội độc địa vô giáo dục hiện nay hay đó là thứ sách vở để dạy dỗ rồi sản xuất ra cái thứ tuổi trẻ ở Việt Nam bây giờ.

Sau những ý kiến phản đối, cục xuất bản đã phải ra lệnh ngưng cuốn truyện cổ tích do nhà xuất bản Hải Phòng in ấn. Nhưng chắc chắn cuốn sách cũng đã đến tay một số cháu ngoan của bác, cái thứ con nít được mẹ dạy những câu chửi chồng (dẫu là để đùa giỡn*) học thêm được những “nghề nghiệp hay.”

(*) Internet: bé gái 4 tuổi với clip chửi chồng

Theo Người Việt-04-18-2015 2:13:23 PM
Bùi Bảo Trúc

Nguyễn Tấn Dũng phải lùi bước




Trong cuộc biểu tình tại tỉnh Bình Thuận làm kẹt xe dài gần 50 cây số trên quốc lộ số 1, người dân đã dùng tới “bom xăng” ném vào đám “công an cơ động.”

Ðây chỉ là những chai đựng xăng, đốt lửa, không gây thương tích nếu không ném trúng người; mà chắc những người ném cũng không cố ý ném trúng ai cả. Nhưng hình ảnh lửa bùng cháy loang ra trên mặt đường vào lúc chập tối, giữa tiếng reo hò của hàng ngàn người dân Bình Thuận, sẽ tạo ra những ảnh hưởng lớn trong các cuộc biểu tình phản kháng sau này. Bởi vì dân Việt Nam đang chứng kiến phong trào phản kháng cường quyền đang biến chuyển mỗi ngày một quyết liệt hơn.

Người dân Việt đã hết sợ Ðảng Cộng Sản, hết sợ từ lâu rồi, cho nên dân oan mới dám tổ chức biểu tình phản kháng. Anh Ðoàn Văn Vươn đã bước qua một lằn ranh giới khi một thân một mình dám kháng cự cả tập đoàn cường quyền gian ác, dù anh chỉ có những vũ khí thô sơ nhất. Bây giờ đồng bào xã Vĩnh Tân huyện Tuy Phong, Bình Thuận đã tự biến thành một một ngàn, hai ngàn Ðoàn Văn Vươn.

Một thay đổi quan trọng khác là nguyên nhân gây ra phong trào phản kháng của người dân xã Vĩnh Tân. Ðồng bào không nổi lên vì bị cướp đất như ở Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, Văn Giang tỉnh Hưng Yên, phường Dương Nội quận Hà Ðộng, vân vân. Nỗi phẫn uất của dân Bình Thuận là không khí, không khí ô nhiễm mỗi ngày họ phải hít thở.

Cuộc biểu tình ở xã Vĩnh Tân có thể mở đầu một phong trào mới: Ðòi quyền được sống trong một môi trường lành mạnh, nước và không khí phải sạch sẽ! Ðáng lẽ ra phong trào này phải bắt đầu từ các thành phố, như Sài Gòn, như Hà Nội. Vì đó là nơi người dân phải sống nhiều nhất với bụi và rác, cống rãnh ngập lụt vào mùa mưa, rau xanh và trái cây nhiễm độc, chưa kể tai nạn xe cộ giết người không khác gì bệnh dịch. Nhưng có thể nói bà con xã Vĩnh Tân đã được người Hà Nội kích thích với những cuộc biểu tình chống chặt cây. Người Hà Nội mới chỉ thấy mất một ngàn gốc cây trong mấy ngày mà đã phải hành động. Dân xã Vĩnh Tân không lẽ cứ chịu hít khói độc, hít bụi than, sống giữa những đống chất phế thải của nhà máy phát điện do Trung Quốc thiết kế; đã kêu khóc mấy tháng trời mà không ai thèm đoái hoài! Những cuộc biểu tình ôn hòa của dân Hà Nội đã buộc chính quyền phải thay đổi chính sách. Người dân Vĩnh Tân thấy họ không thể cứ cúi đầu chịu nhục mãi.

Nhưng trong chuỗi dây chuyền các cuộc phản kháng của dân Việt Nam cuộc đình công vào cuối tháng ba tại Sài Gòn có ý nghĩa lớn hơn nữa. Cuộc đình công của 70,000 công nhân hãng Pou Yuen đánh dấu một biến chuyển quan trọng trong phong trào lao động ở nước ta, sẽ ảnh hưởng tới cả những phong trào nhân dân phản kháng thuộc những lãnh vực khác. Trong vụ này, người nắm quyền cao nhất là thủ tướng chính phủ phải chịu thua và lùi bước.

Cuộc đình công lớn nhất, đạt kết quả nhanh nhất ở Việt Nam từ trước đến nay diễn ra tại công ty Pou Yuen (Bửu Nguyên) vốn Ðài Loan. Nhưng điều đáng nói nhất là cuộc đình công này không nhắm những mục tiêu quen thuộc của phong trào công nhân, như lương bổng, điều kiện làm việc. Các công nhân Pou Yuen đứng đậy để đòi hỏi Ðảng Cộng Sản phải sửa một đạo luật mới được Quốc Hội thông qua vào năm ngoái. Và cuối cùng, Nguyễn Tấn Dũng đã chịu thua, hứa sẽ ra lệnh sai Quốc Hội bù nhìn sửa lại luật theo đòi hỏi của công nhân.

Các công nhân làm việc trong các cơ xưởng của người ngoại quốc đều phải đóng thuế bảo hiểm xã hội, giống như người đi là ở các nước Âu Mỹ đóng Social Security. Tiền đóng góp được đưa vào một quỹ để đầu tư sinh lời. Trước đây, khi các công nhân nghỉ việc, họ có quyền rút hết số tiền “để dành” này, không cần phải chờ tới lúc về hưu mới lãnh dần dần - giống như ở Canada hay ở Mỹ. Năm ngoái, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã làm luật mới, không cho phép các công nhân nghỉ việc được rút hết tiền ra, mà phải chờ tới lúc về hưu. Tất cả các công nhân đều thấy họ bị “bóc lột;” nhưng phải chờ tới 70,000 công nhân của Pou Yuen đứng ra phản kháng thì vấn đề mới được công khai nêu ra trước dư luận.

Anh chị em công nhân tại hãng Pou Yuen không đòi hỏi cho quyền lợi của riêng họ, mà cho tất cả các công nhân Việt Nam đang đóng thuế bảo hiểm xã hội.

Tại sao họ không chấp nhận một chế độ bảo hiểm cho giống như giới lao động ở các nước Âu Mỹ?

Thứ nhất, vì tiền mất giá với nạn lạm phát kinh khủng. Rút được tiền ra ngay chắc chắn tốt hơn là gửi cho cái quỹ của nhà nước, chờ năm, mười năm sau mới được rút, dù nó hứa sẽ sinh lợi. Thứ hai, quỹ bảo hiểm xã hội nằm trong tay Ðảng Cộng Sản thì gửi tiền cho nó giữ cũng giống như trao trứng cho ác. Cả cái Ðảng Cộng Sản là một đảng mafia. Ðảng mafia ở các nước khác chỉ khai thác các sòng bài, các lầu hồng hay buôn lậu. Ðảng Cộng Sản Việt Nam khai thác tất cả tài nguyên của đất nước. Trong đó ít người để ý tới tiền tiết kiệm của người dân trong các ngân hàng, tiền đóng vào các quỹ y tế, xã hội, hưu bổng của dân. Những thứ quỹ này là “món bở” lớn nhất, do Nguyễn Tấn Dũng nắm trong tay, toàn quyền sử dụng và chia chác.

Bình thường, người dân Việt Nam không để ý tới những thứ quỹ như vậy, vì không thấy chúng can dự trực tiếp tới đời sống hàng ngày của mình. Nhưng trong tay bọn tham quan thì đó là những kho vàng mà chúng là những kẻ được Ðảng Cộng Sản trao cho hết chìa khóa, ha hồ mở cửa chia chác với nhau. Năm ngoái, trong khi Quốc Hội bù nhìn thảo luận về dự luật bảo hiểm xã hội mới, nhiều đại biểu có lương tâm đã tố cáo ban quản trị quỹ đem tiền đầu tư vào những nơi khả nghi, nhiều rủi ro. Người dân có thể nổi cơn bất bình khi thấy một việc xây cây cầu hay một con đường bị rút ruột. Họ có thể tức giận khi thấy công ty Vinashin làm mất hàng tỷ Mỹ kim trong mấy năm, nợ như chúa Chổm phải lấy công quỹ trả. Mà tiền bạc chạy đi đâu không ai biết! Nhưng rất ít người nhìn thấy một đạo luật thay đổi quỹ bảo hiểm xã hội cũng có thể giúp bọn mafia kiếm hàng tỷ đô la, kiếm đều đều từ năm này sang năm khác! Vai chính trong truyện và phim God Father (Bố Già) đã nói về anh con rể luật sư, “Một tay sát thủ cầm súng không bằng một thằng sách cặp biết dùng luật.”

Nhưng anh chị em công nhân Pou Yuen đã nhìn ra, và đã phản kháng. Bố Già Nguyễn Tấn Dũng chịu thua. Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu đám nghị gật phải họp nhau sửa lại điều 60 trong đạo luật, cho phép người lao động có thể rút tiền ra một lần chứ không phải chờ đến lúc về hưu.

Ðiều đáng chú ý là anh chị em công nhân Pou Yuen không đòi hỏi những quyền lợi trước mắt, nhưng đã nhìn xa. Họ buộc nhà nước Cộng Sản phải thay đổi cả một đạo luật. Từ trước đến nay chưa một cuộc vận động nào ở nước Việt Nam đạt được một mục tiêu như vậy. Ðiều này có ý nghĩa chính trị rất lớn.

Cho nên Luật Sư Lê Thị Công nhân nhận xét, “Ðây là một bước tiến đáng mừng của người công nhân lao động. Họ đã nhận thức cao và thái độ ứng xử rất tích cực. Phải nói rằng họ đã bắt đầu quan tâm hơn đến những vấn đề chính trị. Chính trị là làm luật mà! Các công nhân biết xuống đường ngay khi có những thay đổi từ bên trên; chứ không đợi cho đến khi nó trực tiếp ảnh hưởng đối với cá nhân của từng người.”

Trong vụ đình công vừa qua, chúng ta còn thấy thái độ đồng tình của ban giám đốc và chủ nhân xí nghiệp Pou Yuen. Các công ty đặt hàng với Pou Yuen như Nike và Adidas cũng vậy. Họ đã chấp nhận cho 70,000 công nhân ngưng việc, biểu tình trong khuôn viên xí nghiệp suốt mấy ngày trước khi tràn ra đường. Giới tư bản, giới lao động, và tầng lớp quản lý chuyên nghiệp đều là nạn nhân của một đảng mafia, đều bị chúng nã tiền hối lộ, sách nhiễu, bóc lột như nhau! Ðây là lúc có thể cất lời kêu gọi mọi người cùng đoàn kết chống một kẻ thù chung, là đám cướp ngày!

Ðồng bào xã Vĩnh Tân, Bình Thuận chắc cũng đã theo dõi cuộc tranh đấu của công nhân hãng Pou Yuen. Thành công của anh chị em công nhân Pou Yuen cũng giống như kết quả mà dân Hà Nội đã dạt được khi ngăn cản kế hoạch “ăn cây” của băng đảng tay chân Nguyễn Phú Trọng. Mỗi cuộc phản kháng thành công sẽ kích thích cho mọi người ý thức về các quyền lợi của chính mình đã bị Ðảng Cộng Sản tước đoạt. Rất mừng thấy khí thế của dân Việt Nam đang lên, Ðảng Cộng Sản đang lùi từng bước một.
Theo Người Việt-04-17-2015 7:41:45 PM
Ngô Nhân Dụng

Những câu chuyện đắng cay về tờ vé số độc đắc

Theo daikynguyenvn-04-18-2015
Chỉ vì những tờ vé số độc đắc, rất nhiều bi kịch đã xảy ra. (Ảnh: internet)
Mâu thuẫn tiền trúng số, vợ giết luôn cả chồng
Ngày 17/4, TAND Tối cao tại TP.HCM đã mở phiên phúc thẩm, bác kháng cáo của bị cáo, y án sơ thẩm, tuyên phạt Đặng Hồng Giang (SN 1972, ngụ tại Long An) 8 năm tù về tội “giết người”, theo báo Phụ nữ đưa tin.
HĐXX nhận định, căn cứ các chứng cứ hồ sơ, xét thấy cấp sơ thẩm đã xét xử đúng tính chất mức độ hành vi của bị cáo, nên giữ nguyên án sơ thẩm. Theo đó bị cáo Đặng Hồng Giang sẽ bị phạt 8 năm tù về tội giết người.
Bà Đặng Thị Hồng Giang và ông Nguyễn Thanh Phong kết hôn và tạm trú tại Long An. Hai ông bà đã từng có thời gian sống hạnh phúc cùng 2 người con học hành chăm ngoan dù hoàn cảnh cuộc sống gia đình khó khăn.
Năm 2010, bà Giang bất ngờ trúng số độc đắc, lãnh được gần 2 tỷ đồng. Sau đó, bà đem số tiền trên gửi cho người chị giữ giùm. Ông Phong cho rằng bà Giang xem thường mình, toàn quyền quyết định tài sản chung của gia đình. Từ đây mâu thuẫn giữa 2 người bắt đầu và ngày càng phát sinh trầm trọng hơn. Ông Phong thường xuyên đi uống rượu say, về nhà gây gổ với vợ.
Bà Đặng Hồng Giang trong phiên tòa xét xử. (Ảnh: phapluattp)
Một lần uống rượu say về, ông Phong gây gổ với bà Giang, 2 người đã giằng co té ngã xuống đất. Trong lúc tức giận, bà Giang dùng kéo sắt đâm vào người ông Phong 2 nhát. Hàng xóm phát hiện can ngăn, đưa ông Phong đến bệnh viện nhưng ông đã tử vong vì bị thủng tim và phổi.
Trúng 7 tỷ đồng vé số, mạt vận, chết trong nghèo khó sau 3 năm
Đó là trường hợp của ông Nguyễn Lộc (SN 1956, từng trú tại TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương), vốn là thợ sửa đồng hồ trên vỉa hè ở thị xã Thủ Dầu Một.
Căn nhà ông Lộc từng ở cùng vợ con lúc nghèo khó. (Ảnh: kienthuc)
Một buổi chiều của năm 2000, ông thấy có một cụ bà đi ngang qua chỗ mình làm, tay run run với lốc vé số ế. Thấy vậy, ông móc sạch những đồng bạc lẻ trong túi mua 6 vé. Không ngờ cả 6 tờ đều trúng độc đắc. Ở thời điểm đó ông Lộc lãnh được gần 750 triệu đồng. Vận may chưa dừng ở đó, 2 tháng sau đó ông liên tục mua vé số. Chỉ trong 60 ngày ngắn ngủi, ông Lộc bỗng chốc trở thành đại gia giàu nhất Thủ Dầu Một nhờ 55 tờ vé số độc đắc trị giá gần 7 tỷ đồng.
Có trong tay số tiền quá lớn, ông thay đổi hẳn. Từ một người chồng hiền lành, thương yêu vợ con hết mực ngày nào, ông đã trở thành một tay ăn chơi nổi tiếng đất Thủ Dầu Một. Không tiếc tiền ăn chơi, nhưng chuyện vợ con, gia đình thì ông bỏ mặc. Ông có một người con gái bị tật nguyền, nhưng lại không mang đi chữa trị dù rằng tiền lúc đó không thiếu.
Qua 3 năm ăn chơi trác táng, tiền như núi rồi cũng mòn, ông trở lại thành kẻ trắng tay.
Trở lại với nghề sửa đồng hồ, nhưng quen thói ăn chơi xa xỉ, chán nản với việc kiếm từng đồng bạc lẻ, ông say xỉn cả ngày. Vợ con cũng ngán ngẩm bỏ đi.
Từ đó ông lang thang khắp nơi, trong một lần say rượu ông đã bị xe tông chết giữa đường, cuộc đời của ông thợ đồng hồ kết thúc trong thê thảm.
Con sống tha hương vì lòng tham chiếm đoạt vé số độc đắc của mẹ, tình anh em rạn nứt
Đó là bi kịch xảy ra với gia đình bà Trần Thị Mai (Long An). Trước kia dù cuộc sống  khó khăn nhưng 2 vợ chồng vẫn cố gắng làm lụm vất vả nuôi con ăn học. May mắn các con chị đều học hành thành tài rồi lần lượt có gia đình. Chỉ riêng cậu con trai thứ tên Lâm vẫn độc thân sống với bố mẹ.
Một ngày nọ, bà Mai vì lòng thương cụ bà bán vé số ế, bà đã mua một tờ và đưa cho Lâm giữ.
Chiều hôm đó, bà cụ bán vé số vui mừng đến báo tin trúng độc đắc. Nghe mẹ báo tin, Lâm phóng xe đi lãnh thưởng nhưng lại trở về với vẻ mặt ủ rũ rồi nói rằng tấm vé trật lất, chắc bà bán vé số nhầm lẫn. Tưởng thật, đôi vợ chồng già buồn xo vì mừng hụt.
Chỉ đến khi bà cụ đưa ra cuốn sổ ghi đúng dãy số trúng độc đắc trên tờ vé số đã bán cho bà Mai thì bà mới linh cảm con trai “có vấn đề”. Bị gia đình và hàn xóm gây sức ép, Lâm buộc phải đưa ra tờ vé số.
Đáng buồn hơn là tiền lãnh được còn chưa kịp chia thì những đứa con còn lại đã nổi lòng tham, dựng chuyện nói xấu nhau, nịnh cha mẹ hòng kiếm phần nhiều. Tình cảm anh em cũng rạn nứt từ đó. Riêng Lâm, vì xấu hổ với việc làm sai trái của mình đã âm thầm bỏ đi biệt tích, không một lần liên lạc với gia đình.

“Bao nhiêu năm nhịn ăn nhịn mặc để lo cho chúng nó bằng bạn bằng bè, những tưởng bốn đứa ăn học thành người sẽ có hiếu với cha mẹ. Nào ngờ, đồng tiền lại làm lu mờ hết tình mẫu tử”

- Báo Đời sống và Hôn nhân dẫn lời bà Mai.
Tính đến nay đã 7 năm gia đình đổi vận nhờ trúng số thì cũng chừng ấy năm ròng Lâm chưa một lần quay về nhà hay gọi điện hỏi thăm vợ chồng bà một tiếng. Đã có lúc bà từng nói “Ước gì, đừng trúng vé số”.
TBI tổng hợp

“Phí bôi trơn” làm nản lòng nhà đầu tư FDI

Theo daikynguyenvn-04-18-2015
(Ảnh: Internet)
(Ảnh: Internet)
Một trong những điều các doanh nghiệp FDI e ngại nhất khi đầu tư tại Việt Nam, đó là thủ tục hành chính rườm rà, khó khăn, để giải quyết thì phải tốn chi phí bôi trơn không hề nhỏ.
Qua khảo sát chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014, tỷ lệ doanh nghiệp FDI trả chi phí không chính thức (còn gọi là chi phí bôi trơn) để giải quyết các việc là 58,2%.
Hầu như tất cả các hoạt động đều cần phí bôi trơn mới giải quyết được việc, khoảng 17,2% doanh nghiệp FDI phải trả chi phí không chính thức để có được giấy phép đầu tư. 31,4% doanh nghiệp đã phải trả hoa hồng khi cạnh tranh giành các hợp đồng của cơ quan nhà nước, thủ tục xuất nhập khẩu là 66,2%.
Đặc biệt chi phí bôi trơn để giành hợp đồng trong năm 2014 cao gấp 3 lần so với năm 2013.

Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cảm nhận bất an trong môi trường đầu tư Việt Nam, tham nhũng đang có xu hướng tăng, làm gì cũng bị nhũng nhiễu.

Ông Edmund Malesky, GS.TS Kinh tế, Đại học Duke, Hoa Kỳ, Trưởng nhóm nghiên cứu PCI 2014 cho VOV biết: “Chi phí thực sự của tham nhũng không chỉ nằm ở các khoản chi bôi trơn trực tiếp, mà còn gồm cả hiệu quả bị mất đi khi các nhà thầu không đủ năng lực được lựa chọn thay vì những nhà thầu có năng lực nhưng không hối lộ.”
Bà Virginia Foote, Chủ tịch Hội đồng thương mại Việt – Mỹ, chia sẻ với Diễn đàn Kinh tế Việt Nam: “Doanh nghiệp Mỹ ngại làm ăn kiểu quan hệ ở Việt Nam bởi nếu phải trả “phí bôi trơn”, chính họ cũng sẽ gặp rắc rồi khi gửi báo cáo kiểm toán về Mỹ.”
Đa số các doanh nghiệp đều cho rằng chi phí không chính thức này khá tốn kém, nhưng lại giúp giải quyết được công việc. Nếu như không có khoản chi này thì không sao giải quyết được việc, mà những việc này đa phần là các quy định thủ tục hành chính rườm rà.
Ngân hàng Thế giới, Bộ phát triển quốc tế vương quốc Anh (DFID) và Thanh tra Chính phủ đã công bố báo cáo Tham nhũng: “Hầu hết các doanh nghiệp đều tin rằng tham nhũng bôi trơn là thực tiễn thông thường và đã trở thành luật chơi ở Việt Nam. Doanh nghiệp bị cuốn vào vòng xoắn ốc đi xuống – họ hối lộ vì sợ rằng nhiều doanh nghiệp cũng đang làm điều đó để có được dịch vụ như mong muốn, và đồng thời cũng bởi vì các cán bộ nhà nước cũng đang chờ đợi điều đó”.
Vốn FDI có vai trò mạnh mẽ nhằm tăng trưởng sản xuất và xuất khẩu, chiếm 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và trên 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết được việc làm cho một lượng lớn người lao động.
Để giúp các doanh nghiệp FDI ổn định hoạt động tại Việt Nam cần phải có chính sách đủ mạnh để đẩy lùi nạn tham nhũng trong các cán bộ công chức. Với hiện trạng tham nhũng đã thành “tự nhiên” như ở Việt Nam hiện nay, một chính sách “đủ mạnh” cần phải giải quyết tham nhũng từ trên xuống dưới, bắt đầu từ cấp lãnh đạo cao nhất trở xuống, và cơ quan chống tham nhũng cần là cơ quan độc lập như cách mà Singapore đã từng làm.
Ngọn Hải Đăng

Vì sao sau 20 năm, con rồng Việt Nam vẫn…nghèo?

Theo daikynguyenvn-04-18-2015
Con rong VN
Tiếp theo bài Con rồng Việt Nam trước và sau 20 năm, Đại Kỷ Nguyên sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nguyên nhân vì sao Việt Nam vẫn nghèo.
Việt Nam sau 20 năm gia nhập ASEAN và bình thường hóa với Mỹ, EU, đã có rất nhiều cố gắng để thoát khỏi nước nghèo, nhưng vẫn đứng hàng thứ 7 trong ASEAN, chỉ hơn Lào, Campuchia và Myanmar. Sau 20 năm, thế giới đã có những thay đổi cơ bản, chuyển sang nền kinh tế tri thức, còn ta thì vẫn không đuổi kịp các nước trong khu vực, khoảng cách càng ngày càng cách xa.
Làm gì để đất nước thoát nghèo? Đứng trước thách thức và cơ hội mới khi cộng đồng kinh tế ASEAN thành lập, hãy vì sự phát triển thịnh vượng của đất nước. Hãy biết quý tiếc thời gian và nguồn lực phát triển của đất nước. Một trong số những nguyên nhân nghèo là vì lãng phí.
Lãng phí trong xây dựng cơ bản
Ai cũng biết việc sử dụng ngân sách quá lãng phí từ khâu phân bổ nguồn vốn đầu tư, đến thi công thực hiện. Lãng phí thất thoát 30% trong xây dựng cơ bản đã trở thành phổ biến, người ta đua nhau xây dựng công trình lớn để có tiền lót tay hợp lý. Ai cũng biết rằng, một số công chức giàu lên mà chủ yếu là nhờ xây dựng.

Thống kê cho thấy hầu hết các lãnh đạo cấp tỉnh, cấp huyện đều đã mua nhà ở Hà Nội, Sài Gòn.

Phân bổ nguồn lực vốn, kể cả cấp trung ương và cấp địa phương không hợp lý, xây dựng rất nhiều công trình xong thì hiệu quả sử dụng rất thấp. Có rất nhiều dẫn chứng như:
Chuyện bảo tàng Hà Nội, được khánh thành tháng 10/2010, xây dựng nguồn ngân sách nhà nước 2.300 tỷ đồng. Nhưng đến nay công trình này vẫn gần như để trống, vắng khách. Nên nhớ là tiền xây dựng tương đương 120 triệu USD, bằng 20% xuất khẩu hạt tiêu năm 2014, bằng 1/3 xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quí I/2015.
Có quy mô lớn nhất cả nước Bảo tàng Hà Nội với tổng vốn xây dựng lên đến 2.300 tỷ đồng.
Có quy mô lớn nhất cả nước Bảo tàng Hà Nội với tổng vốn xây dựng lên đến 2.300 tỷ đồng.
20120912165514_003
Sau 2 năm, nhiều lớp gạch sàn bị sụt tách.
Sau 2 năm, nhiều lớp gạch sàn bị sụt tách.
Chuyện con đường đẹp nhất Tây Nguyên, nối từ cửa khẩu Bờ Y đến Quốc lộ 14 ở phía Bắc thị trấn Plei Kần, huyện Ngọc Hồi – Kon Tum được đưa vào sử dụng 2009, dài 19 km, tổng vốn đầu tư hơn 900 tỉ đồng. Tuy nhiên, từ khi đưa vào sử dụng đến nay, “siêu lộ” có 6-8 làn xe, rộng 40-50 m này hầu như không có phương tiện qua lại. Người dân địa phương đã tận dụng con đường thênh thang này làm bãi phơi nông sản, lội bộ lên nương rẫy, tập lái ô tô, xe máy…!
Con đường nghìn tỷ chỉ để phơi lúa mì, mỏi mòn chờ có người đi qua. (Ảnh: tienphong)
Con đường nghìn tỷ chỉ để phơi mì, mỏi mòn chờ có người đi qua. (Ảnh: tienphong)
Chuyện công trình Tượng đài Bà Mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam được xây dựng với kinh phí hơn 411 tỉ đồng, khánh thành 3/2015, mới khánh thành xong mà sân, nền đã hỏng, không có người đến, vì ở một vùng quê rất nghèo đói. Công trình đã gây không biết bao bức xúc trong dư luận.
(Ảnh: NLĐ)
(Ảnh: NLĐ)
Còn chuyện ném tiền qua các công trình xây dựng, dự án chợ, cầu đường, trường trạm, mương thủy lợi tại các địa phương thì vô cùng nhiều, các phương tiện thông tin thường xuyên đăng tải, nhưng vẫn không thấy giảm đi.
Lãng phí trong sử dụng đất đai
Đất là nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển, nhưng kể cả đất đô thị và đất nông nghiệp đang bị lãng phí quá lớn, nhất là từ sau khi khủng hoảng bất động sản, thì các công trình dở dang, các khu đất quây hàng rào để không, rất lãng phí.
Chỉ riêng tại Sài Gòn, hiện có 348 khu đất với 1.170ha bị bỏ hoang, 285 khu cho thuê trái phép, 65 khu cho mượn không đúng pháp luật. Theo thông kê của sở Tài nguyên và Môi trường thành phố cho biết các tập đoàn, tổng công ty đang trực tiếp quản lí, sử dụng 410 khu đất với diện tích 6,3 triệu mét vuông, nhưng sử dụng đúng mục đích chỉ 2,5 triệu mét vuông, chiếm khoảng 39%. Số còn lại là bỏ hoang, cho thuê trái phép…
Theo số liệu từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong số hơn 7,5 triệu héc-ta đất nhà nước giao cho các tổ chức, có đến hàng trăm nghìn héc-ta sử dụng không đúng mục đích, bị lấn chiếm, cho thuê, cho mượn trái phép, chuyển nhượng trái pháp luật, thậm chí còn dùng ma thuật biến đất công thành đất tư.
Một vấn đề nhức nhối khác trong sử dụng đất hiện nay là tình trạng phát triển sân golf tràn lan. Trong số 166 dự án sân golf hiện có thì 145 dự án được nhà nước cấp 52.700ha đất, bình quân mỗi sân rộng 300 ha. Nhưng một nửa trong số đó đang đắp chiếu, trong khi đất sản xuất nông nghiệp thì đang bị thu hẹp dần.
Lãng phí trong việc tổ chức lễ hội
Đất nước cần tập trung nguồn lực để phát triển thì chúng ta lại quá lãng phí tiền của, thời gian vào việc tổ chức lễ hội tràn lan ở cả trung ương và địa phương. Lễ hội lớn cấp quốc gia như đại lễ 1000 năm Thăng Long, tiêu tốn 10.000 tỷ, Lễ hội đền Hùng, lễ hội tại các tỉnh thành cũng tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Còn trong dân gian thì lễ hội quá nhiều, theo thống kê thì nhiều nhất thế giới, hàng năm thường lễ hội đến tháng 3 âm lịch mới xong.

Lễ hội lớn cấp quốc gia như đại lễ 1000 năm Thăng Long, tiêu tốn 10.000 tỷ, Lễ hội đền Hùng, lễ hội tại các tỉnh thành cũng tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Nói về lãng phí của Việt Nam thì rất nhiều, việc lãng phí đó đã làm thất thoát đáng kể các nguồn lực phát triển, trong khi các nước giàu như Nhật mà họ lại rất tiết kiệm, biết sử dụng tối đa các nguồn tài nguyên để phát triển. Nên chăng chúng ta cũng cần tiết kiệm để góp phần đưa Việt Nam trở thành thịnh vượng?
Thành Tâm