Friday, March 20, 2015

Trung Quốc đả kích Mỹ về 'tuần tra chung trên biển Đông'

BẮC KINH (NV) .- Trung Quốc lại vừa lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ một cách kịch liệt, sau khi Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ đề nghị ASEAN thành lập lực lượng tuần tra chung trên biển Đông.


 Các xe lội nước của Hoa Kỳ tham dự cuộc tập trận Cobra Gold hàng năm chung với nhiều nước ở khu vực ASEAN. (Hình: PORNCHAI KITTIWONGSAKUL/AFP/Getty Images)

Hôm 17 tháng 3, 2015, tại cuộc gặp gỡ giữa Tư lệnh Hải quân nhiều quốc gia nhân dịp Triển lãm Hàng hải và Hàng không - Không gian Quốc tế ở Malaysia, Phó Đô đốc Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ đã nêu việc hợp tác của hải quân nhiều quốc gia tại vịnh Aden nhằm chống cướp biển như một dẫn chứng minh hoạ cho tính hiệu quả của việc thành lập lực lượng tuần tra chung tại biển Đông.

Theo đó, các quốc gia trong một khu vực có thể hợp tác với nhau để bảo đảm an ninh hàng hải mà không xâm hại chủ quyền của quốc gia khác. Tuy việc thành lập lực lượng tuần tra chung tại biển Đông không đơn giản nhưng Phó Đô đốc Thomas khẳng định, nếu ASEAN muốn thực hiện đề nghị vừa kể, Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ.

Mới đây, hôm 20 tháng 3, ông Hồng Lỗi, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Trung Quốc và ASEAN đã có một “sáng kiến chung”, qua đó các bên sẽ bảo vệ hòa bình, ổn định biển Đông một cách độc lập. Ông Hồng Lỗi nhận định, đề nghị của Phó Đô đốc Thomas, không giúp giải quyết tranh chấp tại biển Đông một cách thỏa đáng và cũng không đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng của khu vực.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, nhấn mạnh, trước nay, Trung Quốc vẫn cam kết “giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng và tham vấn với các quốc gia có liên quan trực tiếp”. Trung Quốc hy vọng “Hoa Kỳ sẽ tôn trọng nghiêm ngặt cam kết không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ”.

Cũng cần nói thêm rằng một ngày sau khi Phó Đô đốc Thomas đề nghị ASEAN thành lập lực lượng tuần tra chung trên biển Đông, ông Hishammuddin Hussein, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nêu đề nghị ASEAN thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình để cùng đối phó với các tranh chấp có liên quan tới những thành viên của ASEAN.

Ông Hussein bày tỏ hy vọng các quốc gia ASEAN sẽ tìm kiếm những vấn đề có thể đạt đến đồng thuận thay vì chỉ quan tâm tới các bất đồng. Bộ trưởng Quốc phòng Mã Lai dẫn xung đột biên giới giữa hai thành viên ASEAN là Campuchia và Thái Lan năm 2011 như một dẫn chứng về việc ASEAN cần có lực lượng gìn giữ hòa bình để phối hợp, triển khai tại những điểm nóng trong khu vực.

Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia nhấn mạnh, việc xúc tiến để thành lập lực lượng gìn giữ hòa bình của ASEAN sẽ là vấn đề mà Mã Lai ưu tiên thực hiện khi Malaysia trở thành Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Malaysia sẽ cùng với các thành viên trong khối ASEAN thảo luận về quy mô và hình thức của lực lượng này.

Tuy Trung Quốc chưa nêu quan điểm về đề nghị của Malaysia song bà Zhang Jie, chuyên gia về quan hệ quốc tế làm việc tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc, nhận xét, việc thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình của ASEAN không thực sự có lợi cho khu vực biển Đông.

Sau đề nghị của Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ và Bộ trưởng Quốc phòng Mã Lai, hôm 20 tháng 3, Phó Đô đốc Jesus C. Millan của Hải quân Philippines tuyên bố, Philippines sẵn sàng tham gia các cuộc tuần tra hỗn hợp cùng với hải quân các quốc gia ASEAN và Hoa Kỳ nhằm “bảo vệ sự ổn định và quyền tự do lưu thông trên biển”. (G.Đ)

03-20-2015 3:05:28 PM

Bốn Nghị sĩ Mỹ đòi 'cứng rắn' hơn với Trung Quốc

WASHINGTON DC. (NV) .- Bốn Thượng nghị sĩ, trong một thư ngỏ gửi Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng của Hoa Kỳ, kêu gọi “Cứng rắn” hơn với Trung Quốc, dường như là mong muốn lưỡng đảng.

 Lính Hải quân Mỹ bắt giữ một tàu trong cuộc tập trận chung với Hải quân Phi hàng năm. (Hình: THERENCE KOH/AFP/Getty Images)

Bốn nhân vật vừa kể bao gồm hai Thượng nghị sĩ Cộng hòa là ông John McCain  (Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện), ông Bob Corker (Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện) và hai Thượng nghị sĩ Dân chủ là ông Jack Reed và ông Bob Menendez.

Lý do khiến bốn Thượng nghị sĩ của Thượng viện Hoa Kỳ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải “cứng rắn” hơn với Trung Quốc là vì hoạt động cải tạo địa hình nhằm thay đổi hiện trạng biển Đông của Trung Quốc (biến các bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo, thiết lập các căn cứ quân sự trên những đảo nhân tạo đó) đã đến mức phải báo động cả về quy mô lẫn tốc độ.

Theo bốn Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ, bất kỳ quốc gia nào cải tạo địa hình nhằm củng cố yêu sách chủ quyền của mình ở biển Đông, đều khiến tranh chấp thêm phức tạp thêm và đi ngược lại với những lời kêu gọi tự chế của Hoa Kỳ và ASEAN.

Cũng vì vậy, theo họ, chính phủ Hoa Kỳ cần phải đối phó với thực tế đó bằng “một chiến lược toàn diện” nếu không muốn lợi ích lâu dài của Hoa Kỳ, cũng như của các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ gặp “rủi ro đáng kể”.

Trước mắt, bốn vị Thượng nghị sĩ này đề nghị Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố thông tin tình báo thường xuyên hơn trước về các hoạt động gây mất ổn định của Trung Quốc. Họ cũng đề nghị chính phủ Hoa Kỳ xem xét để đình hoãn việc hợp tác an ninh nào với Trung Quốc nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục các hoạt động cải tạo địa hình tại biển Đông.

Bốn vị Thượng nghị sĩ vừa kể còn đề nghị chính phủ Hoa Kỳ cho biết thêm thông tin về cách thức Hoa Kỳ giúp đỡ các đối tác trong khu vực để những đối tác này gia tăng nội lực chống lại sức ép của Trung Quốc.

Cũng cần nhắc lại là hồi thượng tuần tháng 7 năm ngoái, Thượng Viện Hoa Kỳ từng thông qua một nghị quyết, tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với quyền tự do hàng hải, hàng không và khẳng định, việc sử dụng hải phận, không phận ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương phải tuân thủ luật pháp quốc tế.

Nghị quyết đó kêu gọi Trung Quốc tránh các hoạt động trái với Công ước Ngăn ngừa xung đột trên biển. Trả biển Đông về nguyên trạng, giống như trước ngày 1 tháng 5, thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan 981 đến thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Hoàng Sa. Sau đó Hạ viện Hoa Kỳ cũng thông qua một nghị quyết tương tự về an ninh hàng hải tại châu Á – Thái Bình Dương.

Trên thực tế, chính phủ Hoa Kỳ đã “cứng rắn” hơn với Trung Quốc. Hồi thượng tuần tháng 2 vừa qua, Hoa Kỳ đã chính thức hủy bỏ kế hoạch gửi một hàng không mẫu hạm đến thăm Trung Quốc theo đề nghị của Trung Quốc – vốn được xem như dấu chỉ cho việc mở rộng quan hệ quốc phòng giữa hai bên.

Lúc đó, một viên chức của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ giải thích với báo Wall Street Journal rằng, quyết định vừa kể xuất phát từ sự lo ngại về các hành động của Trung Quốc ở Thái Bình Dương - nơi Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia ASEAN như Việt Nam, Philippines,… ở biển Đông và với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.

Quyết định vừa kể còn được xem như một tín hiệu nhằm thúc giục Trung Quốc phải nỗ lực tìm kiếm các giải pháp ngoại giao để giải quyết những tranh chấp về chủ quyền.

Cũng hồi thượng tuần tháng 2 năm nay, khi trò chuyện với CNN về chuyến công du Ấn Độ, ông Barrack Obama, Tổng thống Hoa Kỳ khuyến cáo, Trung Quốc không nên hiếp đáp Việt Nam và Philippines. Ông Obama nhấn mạnh, Hoa Kỳ rất muốn nhìn thấy một Trung Quốc trỗi dậy một cách ôn hòa và sự trỗi dậy đó không buộc các quốc gia khác phải trả giá. Ông Obama khuyên Trung Quốc nên cùng Việt Nam, Philippines giải quyết các tranh chấp về chủ quyền trên biển Đông bằng các biện pháp hòa bình theo qui định của luật pháp quốc tế.

Trung Quốc thì chỉ trích Hoa Kỳ kịch liệt sau một số hoạt động liên quan đến đối ngoại của Hoa Kỳ.

Chẳng hạn, vào thời điểm ông Obama đến thăm Ấn Độ, báo giới Trung Quốc đã kêu gọi giới lãnh đạo Ấn Độ “cảnh giác”, đừng để rơi vào “bẫy” do kẻ thù ở phương Tây dựng lên để chuyển trọng tâm chiến lược sang châu Á – một chính sách mà Trung Quốc cho rằng được soạn thảo và thực hiện nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Ở thời điểm đó, tờ Nhân Dân Nhật báo của Trung Quốc còn tố cáo Hoa Kỳ “xúi giục”, “gây bất hòa” ở biển Đông, sau khi Đô đốc Robert Thomas, Tư lệnh Hạm đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ, hoan nghênh việc Nhật mở rộng các cuộc tuần tra trên không ở khu vực biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng liên tục kêu gọi, các quốc gia bên ngoài khu vực nên “tôn trọng những nỗ lực gìn giữ hòa bình và ổn định của các quốc trong khu vực, đừng gây chia rẽ và tạo nên căng thẳng”. (G.Đ)

Người dân lên tiếng khi môi trường bị đe dọa

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ
2015-03-20  
 000_Hkg10161739.jpg
Người dân Hà Nội phản đối quyết định của UBND TP Hà Nội chặt 6700 cây xanh. Ảnh chụp hôm 20/3/2015. AFP photo

Nhiều người dân Hà Nội trong tuần qua bức xúc trước tin sẽ có 6700 cây xanh tại thủ đô sẽ bị chặt và thay thế theo kế hoạch 2014-2015. Và trước thực tế một số cây lớn không hề mục ruỗng bị đốn hạ, những người Hà Nội quan tâm đến môi trường và cảnh quan của thành phố nơi họ đang sinh sống đã lên tiếng và có hành động cụ thể kêu gọi ngưng hoạt động đốn hạ cây một cách tràn lan như thế của cơ quan chức năng.

Có thể nói đây là lần lên tiếng mạnh mẽ vì cây xanh, vì môi trường tại thủ đô Hà Nội và phần nào mang lại hiệu quả là trước mắt được Ủy ban Nhân dân thành phố lắng nghe cho dừng hoạt động chặt cây lại để nghe ngóng thêm.

Kế hoạch của chính quyền

Câu chuyện đốn cây để phục vụ công trình hạ tầng đô thị được nói đến đầu năm nay ở Hà Nội cũng như vào năm ngoái ở Sài Gòn. Sở Xây Dựng Hà Nội vào ngày 22 tháng giêng chủ trì cuộc họp báo cho biết công tác chặt cây nhằm bảo đảm an toàn cho thi công, vận hành tuyến đường sắt đô thị trên cao Cát Linh- Hà Đông cũng như bảo đảm an toàn giao thông trong mùa mưa bão.

Cụ thể theo Sở Xây Dựng thành phố Hà Nội thì tính đến trung tuần tháng hai vừa qua có gần 150 cây trên dải phân cách Nguyễn Trãi- Trần Phú đã bị đốn hạ. Từ tháng 11 năm ngoái cho đến trung tuần tháng 2 vừa qua có gần 400 cây xà cừ cổ thụ trên tuyến đường Nguyễn Trãi- Hà Đông bị chặt.

Chừng một tháng sau, có thông tin về tờ trình của Sở Xây Dựng gửi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội về Dự án Cải tạo, Thay thế cây xanh đô thị hai bên đường phố Hà Nội giai đoạn 2014- 2015. Theo đó cơ quan này đã lọc ra 6700 cây cần phải chặt bỏ. Đó là những cây bị xếp vào diện cong hỏng, dễ đổ, dễ gây tại nạn, gây hại cho sức khỏe con người, không có tác dụng cho cuộc sống.

Dân lên tiếng vì chưa được hỏi

Thông tin về Dự án vừa đưa ra và hoạt động chặt cây cũng được tiến hành khiến nhiều người quan tâm tại Hà Nội tỏ ra sửng sốt. Những người quan tâm đưa lên các trang mạng xã hội hình ảnh những cây thân gỗ lớn không hề bị mục ruỗng bị cưa ngang gốc.

Anh Lã Việt Dũng, một nhà hoạt động tại Hà Nội, cho biết quan sát về những cây bị chặt trong đợt mới tuần qua:

Thực tế tôi thấy những cây đã chặt đi phần lớn là những cây rất to, và đang sống rất khỏe chứ không phải những cây mục. Chúng tôi đi trên đường thấy những cây mục thì họ chưa chặt mà chặt những cây to, khỏe trước. Việc chặt của họ cho người dân cảm giác như chặt để lấy gỗ chứ không phải chặt để thay thế những cây hợp lý. Thứ hai nữa những cây mà họ thay thế vào ( những cây đã chặt) không hợp lý vì vòng đời sinh trưởng rất lâu, hằng chục năm mới lớn được mà tán rất bé.

Tôi đảm bảo khi những cây đó mọc lên thì Hà Nội sẽ nắng chói chang chứ không phải có bóng mát như hiện nay. Mà cây xanh là một trong những nét đẹp của Hà Nội mà không phải dễ gì chúng ta có được, nó đã có lịch sử hằng trăm năm nay rồi. Tôi thấy nếu để họ làm thì sau này hậu thế còn lâu mới có thể khôi phục được những cảnh quan như thế.

Một người nhân danh là công dân Hà Nội là ông Trần Đăng Tuấn, nguyên phó giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam và hiện là phó Chủ tịch Hội Truyền thông Số Việt Nam, ngay sau khi nhận được tin về dự án thay thế 6700 cây xanh tại Hà Nội, viết một bức thư ngỏ gửi cho chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội nói về vấn đề chặt bỏ 6700 cây như thế.

"Thực tế tôi thấy những cây đã chặt đi phần lớn là những cây rất to, và đang sống rất khỏe chứ không phải những cây mục. "- Anh Lã Việt Dũng

Sau khi có thư ngỏ của ông Trần Đăng Tuấn, một thư ngỏ khác của các tổ chức và công dân thành phố Hà Nội cũng được đưa ra về việc hặt và thay thế 6700 cây xanh ở thủ đô. Nhóm khởi xướng kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ, và chỉ sau một ngày công khai, thư ngỏ nhận được hơn 7 ngàn chữ ký.

Cô Dương Ngọc Trà, người liên lạc của nhóm khởi xướng thư ngỏ vừa nêu cho biết tính cấp bách của sự việc và quan tâm của cộng đồng khiến phải ra thư ngỏ gửi đến Hội đồng Nhân dân Thành phố, chủ tịch Nguyễn Thế Thảo và giám đốc sở Xây dựng Lê Văn Dục như sau:

Theo như chúng tôi được nhìn thấy trên phố thì trong mấy ngày nay việc chặt hạ cây xanh diễn ra rất quyết liệt. Nhiều tuyến phố mà trước đây rất nhiều cây xanh như Quang Trung ở ngay trung tâm Hà Nội cũng đã bị chặt hạ hết rồi, và người ta đang tiếp tục chặt hạ cây ở đường Nguyễn Chí Thanh, hôm qua ở Ngô Thì Nhậm- những con đường lớn. Và theo những thông tin mà chúng tôi vừa nhận được thì người ta còn chặt hạ nhiều cây nữa ở các tuyến phố trung tâm của thủ đô. Nên đây là việc rất cấp bách và chúng tôi đang làm mọi điều để dừng việc này lại.

Điều mà chúng tôi quan tâm nhất là phải dừng ngay dự án này lại, và phải làm rõ, minh bạch hơn, và trả lời những câu hỏi, quan tâm của người dân về dự án này. Đó là quan tâm của chúng tôi mà vẫn chưa được đáp ứng; mặc dù có một số trả lời của cơ quan có chức năng về vấn đề này như của ông Phan Đăng Long, Nguyễn Thế Thảo đã trả lời nhưng điều mà chúng tôi cần nhất là hành động dừng việc chặt cây lại và giải trình rõ ràng hơn những thắc mắc rất cụ thể của người dân. Vì chúng tôi chưa đạt được nên tiếp tục tiến hành chiến dịch này.

Cô Dương Ngọc Trà cũng cho biết những hoạt động được người quan tâm tiến hành nhằm kêu gọi cơ quan chức năng ngưng biện pháp chặt bỏ cây xanh còn tốt tại thủ đô:

Ngoài việc ký kiến nghị thư ra, chúng tôi cũng có yêu cầu mọi người dân thể hiện quyền kiểm soát của mình. Ví dụ khi thấy những cây trên tuyến phố mình sinh sống hay nơi làm việc bị chặt thì có thể ra để hỏi, ghi lại hình ảnh những cây đó có bị cong vênh, mục ruỗng như người ta nói hay không và hỏi những công nhân làm việc đó là tại sao làm như thế, có cơ sở, văn bản gì hay không.

Ngoài ra chúng tôi có phát động một số chiến dịch khác trên mạng như gắn nơ vàng trên những cây nằm trên các tuyến đường trong qui hoạch chặt. Rồi những chiến dịch truyền thông và những gì mà mình có thể làm được với tư cách cá nhân, đúng tinh thần pháp luật.

Phản hồi của cơ quan chức năng

Trong vụ việc chặt 6700 cây theo đề nghị của Sở Xây Dựng, lần này chủ tịch Ủy ban Nhân dân Nguyễn Thế Thảo đã có ý kiến kịp thời sau khi người dân lên tiếng.

Công nhân cây xanh làm việc dọc theo một đường cao tốc ở huyện Sóc Sơn, ngoại ô Hà Nội hôm 19/3/2015. AFP photo

Truyền thông trong nước loan tin vào ngày 18 tháng 3, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội đã có văn bản yêu cầu giám đốc Sở Xây dựng chỉ đạo, rà soát việc cải tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn thành phố.

Vào chiều ngày 20 tháng 3, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội tiến hành cuộc họp báo do phó chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng chủ trì. Tin cho biết các nhà báo tham dự đã nêu nhiều câu hỏi tuy nhiên theo thuật lại có 21 câu không được người đại diện ủy ban trả lời.

Ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng chủ trương thay thế cây xanh tại Hà Nội không nhận được sự đồng thuận của người dân là vì người thực hiện chưa cung cấp đầy đủ thông tin đến người dân và nhà tài trợ nôn nóng.

Đề nghị và ý kiến

Ông Nguyễn Ngọc Sinh, chủ tịch Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên và Môi trường Việt Nam, đưa ra nhận định về tình hình vừa qua như sau:

Có nhiều luồng thông tin khác nhau. Đến nay có phát biểu chính thống của ông chủ tịch thành phố nói hình như có sự hiểu không đúng đắn về chuyện này và cơ quan chức năng cũng không làm tròn phận sự của mình; tức không thông tin đầy đủ nên người ta có thể hiểu khác nhau.

Thực tế có nhiều nội dung, kế hoạch làm trong một thời gian dài chứ không phải một lúc, một nhát mà làm. Trong kế hoạch đó có thay thế những cây sâu, bệnh, những cây không đúng chủng loại, trồng không có tổ chức, những cây gây cản trở giao thông, cũng như một số qui hoạch buộc phải chặt hạ một số cây… Vì người ta không được thông tin đầy đủ nên có một số hiểu lầm. Chúng tôi chưa có điều kiện để xác minh hết, nhưng cũng có thể cả hai phía.

Một cư dân Hà Nội khác bày tỏ ý kiến về hoạt động chặt cây tại Hà Nội như sau:

"Điều mà chúng tôi quan tâm nhất là phải dừng ngay dự án này lại, và phải làm rõ, minh bạch hơn, và trả lời những câu hỏi, quan tâm của người dân về dự án này."- Cô Dương Ngọc Trà

Hiện nay ở Hà Nội trong thời kỳ làm con đường mới, có thể nói có khoảng 6 ngàn cây bị bức tử. Tất nhiên có những cây bị mối mọt như Giao thông- Công chính, nhiều cơ quan đã thông báo. Điều đó có thể đúng. Đúng vì có thể nói một cách công minh, chứ không phải vì vấn đề chính trị, thời kỳ Pháp thuộc người Pháp rất thông minh ở chỗ họ chọn những cây để trồng trên hè phố: cây ít rụng lá, không có sâu mọt, sâu róm, muỗi… Có thể nói họ chọn những cây trồng ở đô thị là văn minh. Thế nhưng từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nói một cách công minh rằng mình là người nông dân giành được chính quyền, ‘rũ bùn đứng dậy thắng lòa’, trình độ lớp 3-4 thôi nên cứ cây nào ‘ngon’ là trồng. Vì thế để lại những ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay.

Tôi nói một cách rất sòng phẳng và trong sáng như thế này: bây giờ con đường từ Hà Đông về Hà Nội rộng mỗi bên ba làn đường với đường xe điện trên cao ở giữa, thì những cây quá tuổi hay sâu mọt thì phải chính sửa và trồng lại cây mới đại diện cho thế hệ mới. Bây giờ chúng ta đã có đủ tri thức chọn những cây nào trồng ‘chuẩn’; tôi nghĩ được.

Nói thẳng, trong cơ thể con người có những mụn nhọt nào thì phải cắt bỏ để thân thể khỏe mạnh.

Nhà hoạt động xã hội Lã Việt Dũng cũng đề cập đến cách làm trong thời gian tới cần tránh:

Rõ ràng có những cây mục ruỗng thì họ phải thay thế thôi nhưng cần phải công khai, phải có ý kiến của dân. Cũng như nước khác làm thôi nếu muốn chặt một cành cây thôi cũng phải hỏi ý kiến của dân xung quanh đó. Chứ còn nếu họ thích thì cứ làm mà không hỏi ý kiến của dân là không được.

Tôi thấy họ chỉ thông báo một chiều mà không hỏi ý kiến của nhân dân, hỏi ý kiến của các nhà khoa học. Thứ hai nữa cách làm của họ là thay thế một cách đồng bộ, thì nhiều người phân tích rằng thay đồng bộ sẽ rất dở vì thay đồng bộ thì sau này sẽ chặt đồng bộ, đoạn đường đó sẽ chỉ có những cây rất nhỏ.

Theo những người quan tâm đến mảng xanh của thành phố Hà Nội, thì quyết định cho dừng chặt cây xanh, kiểm điểm Sở Xây dựng mà Ủy ban Nhân dân Thành phố đưa ra là đúng dù có hơi muộn. Những người được hỏi ý kiến đều mong muốn qui trách nhiệm rõ ràng đối với những ai làm sai khi tiến hành chặt những cây tốt, khỏe đang là tàng bóng mát của thủ đô.

Hãng thông tấn Reuters vào ngày 20 tháng 3 loan tin về quyết định của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội cho ngưng việc tiến hành kế hoạch chặt 6700 cây của Sở Xây Dựng.

Theo Reuters thì biện pháp đảo ngược tức thì đó cho thấy mạng xã hội như Facebook tại Việt Nam đóng vai trò ra sao khi xoi sét những quyết định của chính quyền tại một đất nước mà suốt bốn thập niên qua bị kiểm soát chặt chẽ bởi nhà nước độc đảng.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ScienceAndEnvironment/has-public-outcry-helped-saved-tree-in-hn-gm-03202015144627.html/03202015-khmt-gm.mp3

Việt Nam khó xử giữa Nga và Mỹ

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-03-20  
000_Hkg7400179.jpg
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta nói chuyện với các thành viên của tàu USNS Richard E. Byrd khi con tàu thả neo tại vịnh Cam Ranh của Việt Nam hôm 03 tháng 6 năm 2012. AFP PHOTO / POOL / Jim Watson

Mỹ vừa lên tiếng yêu cầu Việt Nam không cho phép Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho máy bay ném bom. Sau hơn một tuần kể từ khi có đề nghị từ phía Mỹ được công khai trên các phương tiện truyền thông, Việt Nam vẫn chưa chính thức đưa ra câu trả lời hay có bất kỳ phản ứng gì. Liệu Việt Nam có thuận theo đề nghị của Mỹ và liệu phản ứng của Việt Nam có ảnh hưởng gì tới quan hệ Việt - Mỹ hay không?

Quan điểm của Mỹ về việc Nga sử dụng cảng Cam Ranh của Việt Nam được một quan chức ngoại giao giấu tên tiết lộ với hãng thông tấn Reuters. Điều này cũng được tướng Vincent Brooks, Tư lệnh Lục quân Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, đề cập đến khi khẳng định máy bay chiến đấu của Nga bay gần tới Guam được tiếp nhiên liệu ở Cam Ranh.

Nga sẽ ở lại?

Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng dù Mỹ có phản ứng thế nào thì Nga vẫn sẽ tiếp tục được phép sử dụng cảng này trong nhiều năm nữa. Phương Nguyễn, chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington, cho biết:

“Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ phản ứng Mỹ bằng cách yêu cầu Nga ngưng các chuyến bay tới đây. Hiện chúng ta vẫn còn chưa biết cụ thể các chi tiết về các chuyến bay này. Chẳng hạn như liệu các chuyến bay đó có nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa quân đội Nga và Việt Nam? Liệu Việt Nam có biết rằng máy bay của Nga bay tới Guam hay không? Điều chúng ta biết là Nga sẽ còn hiện diện ở cảng này nhiều năm nữa. Chúng ta biết rằng Nga đang nâng cấp cơ sở thương mại và đang xây dựng một căn cứ tàu ngầm ở đây.”

Cam Ranh là một cảng vịnh nước sâu có vị trí chiến lược quan trọng ở Biển Đông. Nơi đây từng là căn cứ quân sự của Pháp dưới thời Pháp thuộc, là căn cứ quân sự khổng lồ của Mỹ trong thời điểm diễn ra cuộc chiến tại Việt Nam. Ông Leon Panetta, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, vào năm 2012 từng nhận định việc tàu Mỹ có thể sử dụng cảng này là một yếu tố quan trọng trong quan hệ Việt-Mỹ.

"Tôi không nghĩ rằng Việt Nam sẽ phản ứng Mỹ bằng cách yêu cầu Nga ngưng các chuyến bay tới đây. Hiện chúng ta vẫn còn chưa biết cụ thể các chi tiết về các chuyến bay này. Chẳng hạn như liệu các chuyến bay đó có nằm trong khuôn khổ hợp tác giữa quân đội Nga và Việt Nam? "-Phương Nguyễn

Sau khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam cho Liên Xô lúc đó thuê cảng và Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ở nước ngoài.

Vào năm 2002, sau khi Nga rút khỏi cảng này, Việt Nam tuyên bố sẽ không cho phép hải quân nước ngoài sử dụng khu vực quân sự của Cam Ranh nữa.

Kể từ năm 2010, Washington thấy xu hướng Matxcơva được đối xử đặc biệt ở Cam Ranh. Nga đang chế tạo một hạm đội tàu ngầm cho Việt Nam. Các chuyên gia quân sự của Nga cũng được cho là đang có mặt tại cảng Cam Ranh để giúp huấn luyện thuỷ quân Việt Nam về tàu ngầm. Hai nước cũng ký một thoả thuận cuối năm ngoái, theo đó, tàu Nga chỉ cần phát tín hiệu trước khi muốn cập cảng Cam Ranh, trong khi đó, hải quân Mỹ hay các nước khác chỉ được phép cập bến cảng một lần một năm.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thuộc trường đại học George Mason, cho rằng Việt - Nga có một mối quan hệ lâu đời, khó có thể thay đổi. Ông nói:

“Việt Nam thì thực sự đối với Trung, Nga cũng thế, tuy rằng hậu Nga không còn của đảng cộng sản nữa, nhưng quan hệ có truyền thống lâu đời rồi. Việt Nam cũng tin ở Nga, Nga bán tàu ngầm cho Việt Nam, bán khí giới cho Việt Nam. Việt Nam có thể trả lời rõ ràng là hiệp ước kí rồi, cho Nga làm trận đó, chứ đâu có hiệp ước làm Nga gây căng thẳng ở đó.”

Ảnh hưởng tới quan hệ Việt - Mỹ?

Cho đến giờ phút này, Việt Nam vẫn im lặng trước đề nghị của Mỹ. Trong khi đó, báo chí Việt Nam đăng bình luận của một nhà ngoại giao Nga rằng quan hệ Nga-Việt là không nhằm làm ảnh hưởng tới ai mà chỉ giúp hoà bình và an ninh khu vực. Bà Phương Nguyễn cho rằng chính điều đó cho thấy dù Việt Nam không chính thức lên tiếng, đó là một cách cho thấy họ không hài lòng với việc Mỹ xử lý vấn đề trong thời điểm hai nước chuẩn bị kỷ niệm 20 năm bình thường hoá quan hệ.

"Việt Nam đã nói là đứng giữa không thiên về nước nào nhất là vấn đề cảng Cam Ranh, không cho ai làm căn cứ quân sự, nhưng ngược lại trên đảo Cam Ranh sự hiện diện của Nga ở đây rất nhiều, đi vào rất nhiều. Nếu Việt Nam muốn chứng tỏ sự công bằng thì sao không cho Mỹ đi vào nhiều hơn thay vì mỗi năm chỉ cho vào một lần. "-GS Nguyễn Mạnh Hùng

Bà Phương Nguyễn cho rằng vụ việc này không làm ảnh hưởng tới quan hệ Việt - Mỹ, tuy nhiên khẳng định cảng Cam Ranh vẫn sẽ là chủ đề được Mỹ nhắc tới nhiều lần trong thương thảo với Việt Nam. Theo bà, cách thiết thực nhất đối với Mỹ hiện tại là tập trung xây dựng mối quan hệ an ninh với Việt Nam hơn là chĩa mũi dùi vào vai trò của Nga ở Việt Nam.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng thì đề nghị một giải pháp là Việt Nam nên cho phép Mỹ sử dụng cảng này nhiều hơn. Ông nói:

“Còn vấn đề quốc phòng, Việt Nam đã nói là đứng giữa không thiên về nước nào nhất là vấn đề cảng Cam Ranh, không cho ai làm căn cứ quân sự, nhưng ngược lại trên đảo Cam Ranh sự hiện diện của Nga ở đây rất nhiều, đi vào rất nhiều. Nếu Việt Nam muốn chứng tỏ sự công bằng thì sao không cho Mỹ đi vào nhiều hơn thay vì mỗi năm chỉ cho vào một lần.”

Cảng Cam Ranh là một lợi thế của Việt Nam mà nhiều quốc gia đều muốn được quyền sử dụng như bấy lâu nay. Vấn đề mà nhiều người đang quan tâm là Hà Nội tận dụng thế mạnh đó ra sao để có thể mang lại lợi ích tốt nhất cho đất nước.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/cam-ranh-bay-vn-between-old-n-new-friend-hn-03202015144049.html/vhn032015.mp3

Mở cửa thị trường nợ xấu: Thủ tướng vượt rào

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-03-20
1-TTg-bat-tay-australia-622.jpg
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Australia Tony Abbott tại Úc hôm 17/3/2015.Courtesy chinhphu.vn

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng loan báo mở cửa thị trường mua bán nợ của Việt Nam cho doanh nghiệp Úc. Đây là một nội dung đáng chú ý trong dịp ông viếng thăm Australia từ 16-18/3/2015.

Chưa có khung pháp lý mua bán nợ xấu

Theo VnEconomy, tại diễn đàn doanh nghiệp Việt-Úc ở Sydney hôm 17/3/2015, ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam ủng hộ cộng đồng doanh nghiệp Australia tham gia vào quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam. Một cách cụ thể ông Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẵn sàng mời gọi các nhà đầu tư Australia tham gia thị trường mua bán nợ; thị trường năng lượng; tham gia mua cổ phần tại các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa; tham gia  đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông vận tải; tham gia vào các kế hoạch  hiện đại hóa ngành than; tham gia công đoạn chế biến sâu  trong ngành công nghiệp bauxite – alumina – nhôm; đầu tư thăm dò, khai thác, chế biến đầu khí; kế hoạch hiện đại hóa ngành ngân hàng, hàng không, viễn thông.

"Tôi cho là lời mời vào dịp Thủ tướng đi thăm Úc cũng là một điều được thôi và hợp lý. Đây là một dịp để bày tỏ chủ trương của chính phủ Việt nam về việc đó, chứ còn thời gian để thực hiện thì chắc chắn cũng phải có thời gian để cho phía Việt Nam chuẩn bị đầy đủ các qui định pháp lý. "-Phạm Chi Lan

Trên thực tế Việt Nam chưa có khung pháp lý cho vấn đề mua bán nợ xấu, đặc biệt với sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài. Một chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành vào cuối tháng 1/2015 cũng chỉ đề cập tới điều gọi là “hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến xử lý nợ xấu”. Vậy thì điều Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hứa hẹn sẵn sàng mời doanh nghiệp Australia tham gia mua bán nợ mang ý nghĩa gì. Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan từ Hà Nội phát biểu:

“Tôi nghĩ Thủ tướng bày tỏ một ý chí về chính sách của Việt Nam. Thật ra việc đã được bàn nhiều ở Việt Nam, trong các hướng giải quyết nợ thì nên có cả việc bán nợ cho các tổ chức nước ngoài nếu như họ sẵn sàng mua. Còn việc xây dựng thể chế trong đó công cụ chính sách luật pháp liên quan thì chắc chắn chính phủ sẽ làm tiếp trong thời gian tới. Tôi cho là lời mời vào dịp Thủ tướng đi thăm Úc cũng là một điều được thôi và hợp lý. Đây là một dịp để bày tỏ chủ trương của chính phủ Việt nam về việc đó, chứ còn thời gian để thực hiện thì chắc chắn cũng phải có thời gian để cho phía Việt Nam chuẩn bị đầy đủ các qui định pháp lý và cho phía Úc nếu có quan tâm thì họ phải tìm hiểu thông tin về Việt Nam, kể cả môi trường pháp lý cũng như những điều kiện cụ thể của các khoản nợ mà họ có thể quan tâm.”


Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội

Nợ xấu ngân hàng ở Việt nam là một con số đầy bí ẩn, các nhà lãnh đạo cao cấp nhất cũng đưa ra những con số khác nhau. Vào tháng 8/2014 Ngân hàng Nhà nước cho biết nợ xấu của các tổ chức tín dụng khoảng 162.000 tỷ đồng tương đương 8 tỷ USD chiếm 4,11% tổng dư nợ. Tuy vậy Fitch tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế cho rằng tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam có thể lên tới 15%. Gần đây nhất vào đầu năm 2015 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hứa hẹn đưa nợ xấu về mức bình thường là 3%.

Ngay từ tháng 9/2013, Vnexpress dịch một bản tin của hãng tin Mỹ AP viết rằng: “Nợ xấu Việt Nam-món hời của nhà đầu tư ngoại. Rất nhiều nhà đầu tư đã nhìn thấy cơ hội và sẵn sàng tham gia mua bán nợ xấu nếu được mở cửa, trong khi Việt Nam cần vốn để hỗ trợ các nhà băng cho vay trở lại, thúc đẩy nền kinh tế…các khoản nợ xấu đang bủa vây hệ thống ngân hàng và dãy dài những ngôi nhà bỏ hoang mốc meo, cỏ mọc um tùm ở Hà Nội là những dấu hiện của của một nền kinh tế ốm yếu. Tuy nhiên với các nhà đầu tư nước ngoài, đây lại là cơ hội kiếm lời béo bở nếu họ được chính phủ chào đón.”

Cần có thêm nhiều cải cách cụ thể

Ngày 17/3/2015 tại Sydney Australia, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức ngỏ lời chào đón các doanh nghiệp Úc tham gia thị trường mua bán nợ của Việt Nam. Nhưng để mở cửa thị trường buôn bán nợ  đòi hỏi Việt Nam có thêm nhiều cải cách cụ thể.

Vào tháng 5/2013 Chính phủ Việt nam thành lập Công ty quản lý tài sản VAMC với số vốn ban đầu là 500 tỷ đồng để mua nợ xấu ngân hàng. Đến tháng 12/2014 Ngân hàng Nhà nước cho biết VAMC đã mua lại lượng nợ xấu khoảng 90.000 tỷ đồng tương đương 4,2 tỷ USD. VAMC không có vốn, nợ xấu được bán lại theo cách thức nhận trái phiếu đặc biệt. Ngân hàng bán nợ xấu cầm trái phiếu đặc biệt này đến Ngân hàng Nhà nước thế chấp và được vay với trị giá 70%.

Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:

"Mục tiêu phấn đấu để 2015 này đưa nợ xấu xuống mức 3% thì tôi nghĩ  là về hình thức thì có thể có nhưng bản chất của nó cục máu đông vẫn hoàn toàn chưa tan, chưa xử lý được. "-PGS Ngô Trí Long.

“Thực chất giải quyết vấn đề nợ xấu là một bài toán nan giải, nợ xấu là một cục máu đông, nó là bệnh nan y bệnh trầm kha của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Mặc dù đã thành lập Công ty VAMC Quản lý Tài sản với mục đích xử lý nợ xấu, nhưng xử lý bằng hệ thống trái phiếu, trái phiếu đặc biệt. Vừa qua Thống đốc có nâng lên 8.000 tỷ đồng để xử lý, tôi nghĩ cũng không phải tiền tươi thóc thật, không có nội lực kinh tế thật sự thì chắc chắn khó giải quyết. Cái đó chẳng qua là chuyển từ túi này qua túi kia, hay nói cách khác gom nợ từ các tổ chức tín dụng chuyển sang một công ty mà công ty này không giải quyết không xử lý được và thực chất nợ xấu vẫn còn đó. Cho nên mục tiêu phấn đấu để 2015 này đưa nợ xấu xuống mức 3% thì tôi nghĩ  là về hình thức thì có thể có nhưng bản chất của nó cục máu đông vẫn hoàn toàn chưa tan, chưa xử lý được.”

Chúng tôi nêu câu hỏi với chuyên gia Phạm Chi Lan, vai trò của VAMC và điều kiện minh bạch về nợ xấu, có thể cản trở việc mở cửa thị trường mua bán nợ xấu cho nhà đầu tư nước ngoài hay không? Bà Phạm Chi Lan nhận định:

“Tôi nghĩ việc Việt Nam thành lập cơ quan VAMC thì cũng tương tự như nhiều nước đã làm, đấy là một công cụ cần thiết để giải quyết vấn đề nợ nần và tôi nghĩ nó không cản trở các đối tác khác tham gia mua bán nợ; bởi vì họ có thể mua chính các món nợ mà bản thân VAMC mua lại và cũng đang muốn bán ra thị trường. Tôi nghĩ là việc VAMC có những lúng túng trong xử lý những khoản nợ họ đã mua vào, là điều cũng có thể hiểu được trong điều kiện của Việt Nam. Vừa là các khoản nợ ở Việt Nam rất phức tạp, rồi xác định quyền sở hữu các tài sản nợ đó cũng là một việc hết sức phức tạp mà nhiều khi nó vượt khỏi thẩm quyền của VAMC giải quyết. VAMC cũng là mô hình tương đối mới ở Việt Nam, dù có học hỏi các nước cũng vẫn cần thời gian để Việt Nam thực sự áp dụng được vào trong hệ thống của mình và thúc đẩy tạo năng lực cho nó có thể hoạt động được thực sự. Tôi tin nếu có sự tham gia thêm của các công ty nước ngoài, thì chính bản thân những hoạt động đó sẽ giúp thêm cho VAMC học hỏi và làm tốt hơn chức trách của mình.”

Để mở cửa thị trường nợ xấu cho doanh nghiệp nước ngoài như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng loan báo ở Sydney ngày 17/3/2015, thì Việt Nam phải cải cách luật pháp vượt qua những rào cản rất phức tạp mà thể chế kinh tế và chính trị của Việt Nam đã tạo ra. Một thí dụ hiển nhiên, rất nhiều khoản nợ xấu ngân hàng là vì cho doanh nghiệp nhà nước vay để phát triển bất động sản hoặc đầu tư ngoài ngành. Rất khó nếu không muốn nói là vô phương thu hồi nợ từ những con nợ quốc doanh này. Bản thân con nợ, cùng các tổ chức Đảng liên quan, có thể cản trở việc định giá tài sản thế chấp theo đúng giá trị thị trường. Ngoài ra còn cần khung pháp lý cho phép nhà đầu tư nước ngoài được quyền sở hữu bất động sản hay tài sản thế chấp.

Tiến độ cải cách thể chế của Việt Nam được ghi nhận là quá chậm chạp và chắc hẳn chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đã nhận thức chuẩn xác, khi bà cho rằng Thủ tướng Việt Nam mới chỉ bày tỏ với nước bạn một ý chí của chính phủ về chính sách của Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/vn-should-open-bad-debt-market-to-foreign-investors-nn-03202015141144.html/vnn032015.mp3

Toàn cảnh buổi họp về chặt hạ cây xanh 'chóng vánh' bất ngờ

Buổi họp về chặt hạ 6.700 cây xanh, có 21 câu hỏi được đặt ra nhưng lãnh đạo thành phố chưa trả lời và cuộc họp kết thúc trong sự bất ngờ hụt hẫng của phóng viên.

Chiều ngày 20/3, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hùng – Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội chủ trì cuộc họp báo chí liên quan việc thay thế 6.700 cây xanh trên địa bàn thành phố.
Mở đầu buổi họp báo về việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn, ông Nguyễn Quốc Hùng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội - cho biết, thành phố luôn lắng nghe tiếp thu trên tinh thần cầu thị nhất các ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học cũng như các cơ quan báo chí phản ảnh những vẫn đề trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.
Toàn cảnh buổi họp về chặt hạ cây xanh 'chóng vánh' bất ngờ - Ảnh 1

Ông Nguyễn Quốc Hùng nhận lỗi xin tiếp thu ý kiến nhân dân.

Ông Nguyễn Thịnh Thành - Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội thông tinvề việc Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan dừng việc chặt hạ, thay thế cây trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu, những cây đã hạ chuyển thì trồng ngay cây thay thế theo quy hoạch và tiến hành chăm sóc, quản lý theo phân cấp và quy định; hoàn thiện hè đường, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gẫy ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân…
Có 21 câu hỏi “chất vấn” khác nhau yêu cầu làm rõ những vấn đề đằng sau việc chặt hạ, thay thế 6.700 cây xanh.
Toàn cảnh buổi họp về chặt hạ cây xanh 'chóng vánh' bất ngờ - Ảnh 2

Một người dân trong hội trường nêu quan điểm được chú ý.

Thay mặt dư luận, người dân, nhiều phóng viên đưa ra những câu hỏi được quan tâm đến như: Có bao nhiêu cây xanh trên các tuyến phố Hà Nội bị chặt hạ, kinh phí bao nhiêu? Nhiều cây bị chặt hạ, thay thế là cây cổ thụ có khối lượng gỗ lớn, được thành phố cho sử dụng vào mục đích gì? Căn cứ nói người dân đồng tình ủng hộ trước đó trong báo cáo?...
Bất ngờ nhất trong cuộc họp là việc một người dân xưng là người dân thủ đô được kì vọng sẽ thay mặt hơn 7 triệu người dân lên tiếng nhưng người này nêu quan điểm chưa rõ ràng. Đại loại quan điểm ủng hộ việc chặt hạ cây xanh của thành phố.
Tuy nhiên, đáp lại 21 câu hỏi của báo chí đưa ra, ông Nguyễn Quốc Hùng chỉ gói gọn phân tích, trình bày những vấn đề không cụ thể. Nội dung ông Nguyễn Quốc Hùng tập trung là việc cảm ơn dư luận đã quan tâm đến những vấn đề của Hà Nội và tiếp thu đầy đủ ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học.
Ông Hùng đánh giá cây xanh là di sản được ông cha để lại. “Ứng xử với hệ thống cây xanh ở Hà Nội có cả hệ thống pháp luật, được xây dựng từ nhiều thời kỳ qua. Việc chặt hạ, thay thế cây xanh trên những tuyến phố Kim Mã, Huế, Hàng Bài… đây là chủ trương đúng của thành phố. Việc thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, tuy nhiên do việc thực hiện thiếu thông tin, thiếu minh bạch, nôn nóng của một số đơn vị chức năng gây bức xúc trong dư luận”, ông Hùng nói.
Toàn cảnh buổi họp về chặt hạ cây xanh 'chóng vánh' bất ngờ - Ảnh 3

Các phóng viên báo đài hụt hẫng vì cuộc họp kết thúc bất ngờ.

Thay mặt UBND TP Hà Nội, ông Hùng khẳng định việc chặt hạ, thay thế cây xanh hoàn toàn không có gì mờ ám, lợi ích nhóm. Ông Hùng nhận những thiếu sót trong việc chặt hạ, thay thế cây xanh. Ngoài ra, ông Hùng cho biết, những cây bị chặt hạ có cả quy trình, quy định rất chặt chẽ trong việc thu gỗ, củi. Những cây được dịch chuyển, ông Hùng mời phóng viên báo chí đến địa điểm tập kết kiểm tra.
"Chúng tôi nghiêm túc kiểm điểm những vấn đề này. Từ nay trở đi những vấn đề lớn của thành phố sẽ nghiêm túc tiếp thu đóng góp ý kiến của nhân dân, các nhà khoa học để thực hiện chủ trương đúng đắn, thành công để đưa vào cuộc sống”, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội trình bày.
Sau đó, ông Hùng chỉ đạo Sở Xây dựng trực tiếp trả lời rõ những câu hỏi của báo chí. Tuy nhiên, phóng viên không nhận được câu trả lời trực tiếp từ phía Sở Xây dựng Hà Nội. Đại diện Sở Xây dựng hứa sớm trả lời bằng văn bản và cuộc họp kết thúc trong sự ngỡ ngàng của báo giới.
Nhất Nam-21.03.2015 | 07:30 AM

Thấy hàng xóm, xấu hổ nhà mình!

Ông Kem Sokha (giữa), chủ tịch đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP), tham gia biểu tình ở thủ đô

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Campuchia trao thêm quyền cho đảng đối lập”. Quốc hội Campuchia ngày 20/3/2015 đã thông qua Luật bầu cử mới, theo đó trao thêm quyền cho đảng đối lập chính, tờ Cambodia Daily đưa tin.

Luật bầu cử mới cho phép đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP) tham gia cùng đảng cầm quyền Nhân dân Campuchia (CPP) của Thủ tướng Hun Sen thành lập Ủy ban giám sát bầu cử Quốc gia (NEC). Thành viên trong NEC là vấn đề gây mẫu thuẫn lớn giữa hai đảng trong thời gian qua.

Sau cuộc bầu cử hồi năm 2013 với chiến thắng thuộc về CPP, CNRP cáo buộc đảng cầm quyền “chi phối NEC và gian lận”. Đảng đối lập tổ chức biểu tình rầm rộ, gây bất ổn trong thời gian dài tại Campuchia trong khi các nghị sĩ CNRP tẩy chay Quốc hội gần một năm.

Theo Luật bầu cử vừa được thông qua, NEC mới sẽ được thành lập vào đầu tháng 4 nhằm chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử năm 2017. Trong đó, mỗi đảng CPP và CNRP sẽ có 4 thành viên tham gia, còn thành viên thứ 9 là một nhân vật độc lập được cả hai đảng đồng thuận. 

Phát ngôn viên Quốc hội Campuchia Chheang Vun cho biết tiến trình lựa chọn các thành viên mới của NEC (Ủy ban giám sát bầu cử Quốc gia) sẽ được bắt đầu (Ảnh: The Pnom Penh Post)

Hai đạo luật mới do toàn bộ 103 nghị sỹ tham dự phiên họp Quốc hội Campuchia, trong đó có Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền, Thủ tướng Hun Sen và Chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) đối lập Sam Rainsy thông qua ngày 19-3-2015 gồm một đạo luật về bầu cử và một đạo luật về thành lập Ủy ban Bầu cử quốc gia (NEC).

Hai luật trên được các chuyên gia của CPP và CNRP soạn thảo sau khi ông Hun Sen và ông Sam Rainsy đạt được thoả thuận hồi tháng 7-2014 nhằm chấm dứt 10 tháng tẩy chay Quốc hội của phe đối lập sau cuộc bầu cử năm 2013. Sau khi được Quốc hội thông qua, các luật bầu cử này sẽ được trình lên Thượng viện Campuchia để xem xét, trước khi trình lên Hội đồng Hiến pháp Campuchia và cuối cùng là Quốc vương Norodom Sihamoni ban hành chính thức.

Phát biểu trong phiên họp Quốc hội, ngày 19/3, nghị sỹ CPP Bin Chhin nêu rõ:“Các dự luật mới được đưa ra nhằm mục tiêu bảo đảm tính công bằng và tự do của các cuộc bầu cử trong tương lai”.

Theo quy định của luật mới, NEC sẽ có 9 thành viên, bao gồm 4 thành viên thuộc mỗi đảng CPP và CNRP cùng 1 thành viên do hai đảng thống nhất. Sau khi các luật bầu cử mới chính thức có hiệu lực, các ứng cử viên tương lai sẽ được phép trình đơn gia nhập NEC lên Quốc hội.

Phát biểu trước báo giới, một nhà làm luật kỳ cựu của CPP kiêm phát ngôn viên Quốc hội Campuchia, ông Chheang Vun cho biết, Ủy ban Thường trực Quốc hội Campuchia gồm 13 thành viên (trong đó có 7 thành viên thuộc CPP và 6 thành viên thuộc CNRP) dự kiến sẽ bắt đầu quy trình thay đổi các thành viên trong NEC.


Mặt tích cực của Chiến Thắng 30/4/1975, hay Ai đã làm sạch đống Bã Tư Bản

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Cố TT Võ Văn Kiệt có câu: "Ngày 30 tháng Tư 1975, có triệu người vui, có triệu người buồn". Đồng ý rằng nhận định trên đây của người có công lớn với Kách Mạng rất là cực kỳ chính xác, nhưng suốt 40 năm qua, hầu như dư luận có khuynh hướng thiên về triệu người buồn tức về mặt tiêu cực, mà quên đi mặt tích cực của Chiến thắng 30 Tháng Tư, 75.

Quả vậy, hàng năm, hễ cứ gần đến dịp đảng ta ăn mừng kỷ niệm Đại Thắng Mùa Xuân 1975, là y như rằng bọn phản động chống phá tổ con Bìm Bịp, vì "muốn có thêm chút thu nhập" (1) (bởi bản chất của Tư Sản là cá nhân chủ nghĩa, chỉ biết lợi ích bản thân, nên lòng ngập sân si, trí đầy ảo tưởng, nuôi kỳ vọng hảo huyền sau này về hưu sẽ có đủ khả năng xây được cái dinh thự hoành tráng với ngai vua bằng vàng ròng, chạm trổ tinh vi hình con phượng múa con rồng lộn, trang trí nội thất rặt những hàng độc thuộc loại quốc cấm như ngà voi trống đồng, giống ổ Bìm Bịp chúa), lại toa rập cấu kết với tiên sư thằng Anh Tẹc Nét, tung lên giữa trời toàn những cái xấu của Kách Mạng Vô Sản có tính cách tạm thời mà đảng ta chưa khắc phục được do hậu quả chiến tranh, tàn dư phong kiến, thực dân đế quốc và Mỹ Ngụy để lại.

Một cảnh trong ổ Bìm Bịp chúa

Một ổ Bìm Bịp chúa khác

Chúng vẫn cứ chứng nào tật nấy: luôn luận điệu một chiều. Chúng chỉ nói rặt những mặt tiêu cực Giải Phóng gây nên cho một phía tức là bên thua cuộc, mà không nêu lên mặt tích cực của phía bên kia là chủ nhân ông của cuộc "Chiến tranh thần thánh" đã làm nên chiến thắng chấn động điạ... cầu hai ngăn.

Nói về mặt tiêu cực do Giải Phóng mang lại một cách túm gọn, ấy là cả Miền Nam đang trù phú vui tươi lành mạnh và lành lặn bỗng lăn quay ra bị phỏng sạch; nam thì phỏng hai hòn, nữ thì sém cả lá (đa). Rát quá. Chịu không thấu, nam nữ già trẻ lớn bé phải xô nhau chạy đâm trào xuống biển, để nước cuốn trôi đi, nếu thoát được nạn hải tặc thuyền chìm, cứ trôi đi, đi mãi sang bờ đại dương bên kia, khiến ngài thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nay phải tốn công tốn của xuất dương ca bài HGHH con cá nó sống vì nước, Kách mạng sống vì "khúc ruột ngàn dặm", "không thể tách rời". Hòn Ngọc Viễn Đông đang được các lân bang thèm thuồng mong ước được như, bỗng dưng biến thành Hòn Dờ - ai- sắc Phỏng, trông mà phát khiếp.

Tuy đó là sự thật, nhưng vẫn chỉ là mặt tiêu cực, mà tiêu cực thì xấu; xấu mặt xấu mày Đảng ta, đồng thời nó chửi cha "chụm từ" Giải Phóng.

Xét thấy tình trạng chửi cha Giải Phóng này đã đến lúc phải chấm dứt, không khoan nhượng, Đảng đã thống nhất ra quyết nghị: Kỷ niệm 40 năm tròn Đại Thắng Mùa Xuân năm nay, bộ phận tuyên giáo phải vận dụng tối đa lực lượng hùng hậu của Báo lề Đảng xấp xỉ ngàn đơn vị, kết hợp nhuần nhuyễn một cách tài tình và sáng tạo dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác Lê và tư tưởng Hồ Chí Minh, với đội ngũ Dư Luận Viên đang bừng bừng khí thế thành tích vừa rồi làm thất bại âm mưu Nhớ ơn Chiến sĩ Gạc Ma của thế lực thù địch chỉ biết yêu nước mà không yêu Chai Na là ông cố ông cha đảng ta, để biến thành sức mạnh tổng hợp long trời lở đất, hạ quyết tâm oánh thắng bọn báo Lề Dân, ngõ hầu phổ biến trùm lên mạng mặt tích cực mà Chiến thắng 30 Tháng Tư 1975 đã mang lại cho đảng ta. 

Nhắc đến mặt tích cực tức những cái được của chiến thắng 30 Tháng Tư 75 thì nhiều vô kể, cao hơn cả đống bã tư bản Mỹ Ngụy để lại từ bến Hải vô Cà Mâu, từ vùng thấp lên miền cao lên núi cả tỷ trang chắc chi đã đủ, chưa nói đến nội dung lòng nào mà kể cho cam. Lại nữa, thời đại tin học, mấy ai kham khổ đọc dài; ngay cả áo quần ngoài, trong, các em các chi ngày nay cũng chỉ khoái thong dong với mô- đeo chim cánh cụt. Nên chỉ xin kể đôi nét tượng trưng:

Trước 30 Tháng Tư 75, Miền Bắc đang trong cảnh khố rách áo ôm vì hạt gạo phải cắn làm đôi, hạt muối cắn làm ba để chi viện cho đồng bào Miền Nam ruột thịt bị Mỹ Ngụy kìm kẹp bóc lột cướp sạch sành sanh; nhà không có mà ở, đất không có để cày; (Miền Bắc) áo quần thì xám xịt một màu, không phải do khói bom Mỹ, nhưng do vải hợp tác xã sản xuất; con nít thì đồ chơi duy nhất chỉ là dái mít, vốc đất, bỗng dưng chỉ vài hôm sau chiến dịch Hồ Chí Minh quang vinh giải phóng xong Sài Gòn, hang ổ cuối cùng của Ngụy, Bộ đội Cụ Hồ nườm nượp về Bắc mang theo chiến lợi phẩm đủ thứ làm khởi sắc hẳn toàn cõi đất Bắc, từ vải vóc muôn màu đến con búp bê biết nhắm mở mắt. Rồi Hà Nội chỉ có tiếng lạch cạch xe đạp, đột nhiên rộn ràng inh ỏi tiếng động cơ xe máy, ô tô chạy đầy đường từ Thành đồng Tổ quốc đi trước về sau, xe Molotova nối đuôi chở ra... Giấc mộng "Đài, Đồng" bấy lâu nay thành hiện thực. Trong khi đó nơi chốn tôn nghiêm, một bộ phận rất nhỏ lặng lẽ chia nhau 16 tấn vàng lấy từ Ngân khố Quốc gia VNCH là tài sản của nhân dân. 

Đó mới chỉ là vài món vật chất trong rừng tài sản Kách Mạng vừa giải phóng được của Miền Nam phồn vinh giả tạo (Miền Bắc ta thà khố rách áo ôm thật sự trăm phần trăm, còn hơn là phồn vinh giả tạo, nên cái phồn vinh giả tạo của MN là không khá được, nên Kách Mạng phải hốt hết hốt liền hốt sạch đưa về Bắc xử lý.

Về tinh thần thì, Chiến Thắng ngày 30 Tháng Tư 1975- phải nói đúng ra là Chiến Lợi Phẩm- đã làm quân Giải Phóng hồ hởi phấn khởi đến phát khóc, ví dụ cụ thể như bộ đội gái Dương Thu Hương khi vô đến Sài Gòn, lơ ngơ giữa đủ thứ lạ ngoài Bắc không có; thấy sách báo địch bán đầy bên lề đường Đại lộ Lê Lợi với đủ thứ đề tài, đa dạng khuôn khổ, đủ kiểu hình bìa, muôn vàn màu sắc... cô sáng mắt lên, tò mò mở đọc, thích thú quá, rồi kết luận dứt khoát, đại khái, "Té ra Văn Minh đã bị Man Rợ đánh bại".

Đó là văn chương. Về âm nhạc, từ ngày đó Kách Mạng đã nhảy vọt một bước cực kỳ hoành tráng, từ Cô Gái Vót Chông, Trường Sơn Đông Nhớ Trường Sơn Tây, Quê Hương Năm Tấn, Bác Đang Cùng Chúng Cháu Hành Quân... lên Xuân Này Con Không Về, Đưa Em Vào Hạ, Mùa Thu Chết, Người Tình Mùa Đông... nghe quá đã. Càng nghe nhạc Ngụy, càng thú như lú vì bùa, nên đảng phải vận dụng "36 kiểu" dụ khị bọn ca sĩ Ngụy ma cô đĩ điếm ở nước ngoài về nước hát nhạc Ngụy, nghe cho đã hơn.

Một mặt tích cực khác ta phỏng được từ Chiến Thắng 30 Tháng Tư 75 nữa, là ngày nay con cháu các nhà Kách Mạng Lão Thành đi du lịch các nước Tư Bản như ăn cơm bữa, đặc biệt là bọn trẻ đi du học bên thằng Mỹ cút mà con Phượng Yêu của đồng chí đương kimThủ tướng Ba Ếch đòi cút theo. 

Về Kinh Tế, nhờ đánh thắng Mỹ Ngụy, phỏng trên tay hoàn toàn Miền Nam, thu giang sơn về một mối, mà nước ta bỏ được Đồng Rúp ông Liên Xô để núp Đồng Đô thằng Mỹ Cút; bỏ kinh tế tập trung XHCN nhảy cái phóc sang cách làm ăn Kinh tế Thị Trường TBCN để nhờ đó thoát khỏi cảnh khố rách áo ôm cho giờ đây được lôm côm bảnh chọe xế nọ lầu kia, chân dài thoải mái, và nhờ cái đuôi XHCN định hướng vùng nao có đất ngon "hợp đồng" tốt là cưỡng chế tức thì mà khỏi lo bị kiện tụng, vì có câu "Luật là Tau; Tau là Luật".

Như đã thưa ở trên, nói đến cái được của Kách Mạng nhờ Giải Phóng Miền Nam thì hơi đâụ kể hết cho tường tận nguồn cơn. Chỉ xin túm tắt một câu là Kách mạng được đủ thứ thượng vàng hạ cám. Tuy không kể hết ra đây, nhưng ai cũng đã biết.

Chỉ có một điều không biết. Là, tại sao đống bã Tư Bản Mỹ Ngụy để lại vừa to vừa tởm như Kách mạng sỉ vả suốt mấy mươi năm, mà ai đó lại có thể làm sạch; con gì đã ngốn sạch một cách ngon ơ như thế? 



_______________________________________

Ghi chú:

(1) Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn nói về người Mỹ gốc Việt biểu tình chống CS.

Hà Nội: Hỏa hoạn tại công ty cổ phần xây lắp và cơ khí ở Trần Quý Cáp

NHÓM P.V (VIETNAM+) 
Xe cứu hỏa được điều động đến để dập đám cháy. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Vào khoảng 20 giờ tối 20/3, nhiều người dân đã phát hiện một đám cháy tại Công ty cổ phần xây lắp và cơ khí cầu đường đường sắt Việt Nam ở số 460 Trần Quý Cáp, Đống Đa, Hà Nội.

Theo các nhân chứng, họ ngửi thấy mùi khét nồng nặc trong không khí. Khi chạy ra địa chỉ nói trên thì nhìn thấy lửa cháy dữ dội trong công ty.

Xe cứu hỏa được điều đến hiện trường. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Ngay lập tức, một số người dân đã gọi điện thoại báo cho lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy. Lực lượng chức năng đã điều 5 xe cứu hỏa tới hiện trường để dập đám cháy.

Đến 21 giờ, đám cháy đã được khống chế và hiện chưa thống kê được thiệt hại./.
Lực lượng cứu hỏa đang khắc phục vụ cháy. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Lực lượng cứu hỏa đang khắc phục vụ cháy. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Vụ hiệu trưởng 'ăn chặn' học trò: Bốc hơi gần 1 tỷ đồng

Hoàng Lam-13:03 ngày 20 tháng 03 năm 2015
TPO - Sở GD-ĐT Thanh Hóa vừa có kết luận sai phạm liên quan đến việc thu chi tài chính của Trường dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa.



Trước đó, Báo Tiền Phong đã phản ánh những sai phạm về việc thực hiện các chính sách dân tộc của hiệu trưởng trường này. Sau đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có quyết định không bổ nhiệm lại chức danh hiệu trưởng đối với bà Phạm Thị Hà- nguyên hiệu trưởng nhà trường.

Kết luận của Sở GD- ĐT nêu rõ, theo quy định, học sinh nếu học tập và rèn luyện tốt (ở năm học trước đó) được nhà trường thưởng 1 lần/năm, mức thưởng: Đạt kết quả khá 400.000đ; đạt kết quả giỏi 600.000đ. Qua xác minh, từ năm học 2009 - 2014 tổng số học sinh được thưởng là 2.450 lượt em.

Số tiền trường đã chi cho học sinh là 213.000.000đ, trong khi số tiền phải chi theo quy định là 1.505.800.000đ, như vậy còn thiếu trong các năm học là 842.800.000đ. Trong đó, số tiền còn thiếu trên trường đã chi học bổng vượt số lượng được duyệt 345.024.000đ; chi cho học sinh đi thăm quan ngoại khóa 254.780.000đ; chi học sinh ăn tết tại trường 142.761.000đ và thưởng cho tập thể học sinh xuất sắc, tập thể học sinh tiên tiến, phòng ở kiểu mẫu, học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia.

Về trang cấp hiện vật và bảo hiểm y tế, nhà trường không phát quần áo dài tay, áo nilon đi mưa, áo ấm trong suốt 4 năm học. Theo quy định, hàng năm trường phải chi mua bảo hiểm y tế (BHYT) cho những học sinh chưa có thẻ bảo hiểm y tế, nhưng từ năm học 2009 - 2013 trường chỉ mua bảo hiểm thân thể bằng kinh phí ngân sách, không mua BHYT; Năm học 2013-2014 nhà trường có mua BHYT cho học sinh, nhưng lại từ kinh phí học sinh đóng góp…

Mẹ nhường khố cho Thạch Sanh và Trăn tinh bị chém “phọt óc chết tươi"

Dân trí Dị bản trong câu chuyện Thạch Sanh ở cuốn sách do Nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản đã có tình tiết Thạch Sanh được mẹ nhường chiếc khố duy nhất và chém trăn tinh vỡ đầu, phọt óc gây nhiều băn khoăn cho các bậc phụ huynh.

Mới đây, nhiều phụ huynh tỏ ra ngạc nhiên khi phát hiện chi tiết lạ trong câu truyện cổ tích Thạch Sanh được in trong tập Truyện cổ tích Việt Nam gồm những tác phẩm chọn lọc cho thiếu nhi của nhà xuất bản Kim Đồng tái bản 10/2014. Cuốn sách này do nhóm tác giả sưu tầm và tuyển chọn, do ông Trần Đình Nam làm chủ biên.
Cuốn sách có dị bản về câu chuyện Thạch Sanh
Cuốn sách có "dị bản" về câu chuyện Thạch Sanh
Cuốn sách do nhóm tác giả sưu tâm và tuyển chọn
Cuốn sách do nhóm tác giả sưu tầm và tuyển chọn
Tại trang 40 của cuốn sách có đoạn: Thạch Sanh con ơi! Mẹ phải chết đây con ạ! Con sống được là nhờ xóm nhờ làng, vậy khi con khôn lớn, con phải hết lòng vì làng vì xóm. - Nói rồi, bà cởi chiếc quần độc nhất của mình trao cho con: - Con cũng đã lớn rồi đấy, cởi truồng mãi thế người ta cười cho, hãy giữ lấy cái quần này của mẹ mà mặc. Rồi bà tắt thở.
Thạch Sanh không nỡ để mẹ chết trần, nên chỉ xé một mảnh ống quần để làm cái khố, còn mặc vào cho mẹ rồi nhờ xóm làng chôn cất tử tế.”
Tiếp đó, trong đoạn miêu tả Thạch Sanh giết trăn tinh viết: “Thạch Sanh vung búa đánh nhau với trăn tinh suốt một ngày một đêm không phân thắng bại. Cuối cùng Trăn tinh bị đuối sức, Thạch Sanh giơ búa nhè giữa đầu Trăn tinh bổ xuống thật nhanh, nó bị vỡ đầu, óc phọt ra chết tươi.”
Anh Dương Hiệp (ở Long Biên, Hà Nội) cho rằng: “Việc thêm tình tiết mẹ nhường chiếc khố duy nhất cho Thạch Sanh không hợp lý, hơn nữa, việc dùng ngôn từ miêu tả mang tính bạo lực về cuộc chiến với Trăn Tinh không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi”.
Cùng quan điểm trên, chị Minh Nguyệt (Nam Từ Liêm, Hà Nội) nói: “Thiếu gì cách tưởng tượng để miêu tả mà phải đưa cảnh vỡ đầu, phọt óc vào sách của trẻ nhỏ”.
Đoạn trích Thạch Sanh được mẹ nhường khố
Đoạn trích Thạch Sanh được mẹ nhường khố
Đoạn trích dùng từ ngữ bạo lực miêu tả cảnh Thạch Sanh giết trăn tinh
Đoạn trích dùng từ ngữ bạo lực miêu tả cảnh Thạch Sanh giết trăn tinh
Liên quan đến sự việc trên, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Dân Trí, ông Nguyễn Hùng Vĩ – Chuyên gia nghiên cứu văn học dân gian, giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cho rằng: Việc thêm những tình tiết lạ trong câu truyện Thạch Sanh như trên là không phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi, gây tác động xấu đến tâm lý của trẻ nhỏ. Hơn nữa, trong đoạn giết trăn tinh có thể tưởng tượng ra những chi tiết vừa oai hùng vừa mang tính nghệ thuật, giả dụ như “khi trăn tinh chết một tia chớp lóe lên vang động cả núi rừng” chứ không cần phải đưa những từ ngữ bạo lực “vỡ đầu, phọt óc” vào câu chuyện.
Về chi tiết Thạch Sanh được mẹ nhường khố, nhà nghiên cứu Nguyễn Hùng Vỹ cho rằng,đây là một sự vụng về trong biên soạn, việc nhường y phục cho người khác (cho con, cho bạn…) là một mô típ sẵn có trong kho tàng truyện kể dân gian và người kể truyền miệng có thể dùng. Câu chuyện Chử Cù Vân nhường y phục cho con trai Chử Đồng Tử vốn đã nằm sẵn trong tâm thức dân gian. Tuy nhiên, việc ghép tình tiết này vào câu chuyện Thạch Sanh là không phù hợp. Việc trao đổi y phục giữa những người đồng giới là bình thường, nhưng sự trao đổi khác giới như cách kể ở đây lại là một điều rất vụng về, cần phải tránh.
Thứ Sáu, 20/03/2015 - 12:46
Lê Tú

Mắc cạn ở Hoàng Sa, tàu Việt Nam bị tàu Trung quốc đập phá

Theo Dân Việt-03- 20-2015
Mắc cạn ở Hoàng Sa, tàu Việt Nam bị tàu Trung quốc đập phá

Sáng 20.3, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải khu vực 2 (DanangMrcc) cho biết, một tàu cá của tỉnh Quảng Ngãi trong lúc bị mắc cạn ở gần quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc tiến tới cướp, đập phá.

Ông Bùi Tấn Nguyên, Giám đốc DanangMrcc cho hay, sáng 19.3, tàu QNg95431 (Quảng Ngãi) bị hỏng máy và mắc cạn ở rạn san hô Duy Mộng (thuộc quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam) khi đang đánh bắt. Trên tàu có 10 ngư dân.

Chiều 19.3, khi tàu QNg95431 đang được khắc phục sự cố và chờ tàu bạn đến lai kéo khỏi rạn san hô, bất ngờ một tàu Trung Quốc tiến tới. Một nhóm người đã nhảy lên tàu QNg95431 cắt lưới cụ, cướp đi máy Icom…

Chũng theo ông Nguyên, vợ của chủ tàu QNg 95431 đã gọi thông báo sự việc trên cho DanangMrcc và Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Ngãi để được hỗ trợ khẩn cấp. Hiện tàu QNg 95431 đang được 2 tàu cá khác tiến hành lai dắt khỏi rạn san hô.

Bắt đường dây làm giả sữa cho bà bầu, trẻ em

TTO - Công an TP.HCM vừa bắt quả tang một đường dây chuyên làm giả các loại sữa dành cho bà bầu và trẻ em.

Một số dụng cụ dùng để sản xuất sữa giả bị thu giữ tại nhà của Hồ Bảo Sơn - Ảnh: M.Thương
Một số dụng cụ dùng để sản xuất sữa giả bị thu giữ tại nhà của Hồ Bảo Sơn - Ảnh: M.Thương

Chiều 20-3, nguồn tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46), Công an TP.HCM hiện thu giữ hàng trăm lon sữa thành phẩm các loại cùng nhiều thiết bị để sản xuất giả.

Theo nguồn tin này, khoảng 10g sáng ngày 20-3, sau thời gian dài theo dõi, tổ trinh sát của phòng PC46 phát hiện Phan Văn Chánh (20 tuổi, ngụ Q.10) đang dừng xe gắn máy trước một cửa hàng mua bán sữa trên đường Tân Phước (P6, Q.5), chuẩn bị giao một lô hàng nghi là sữa giả nên kiểm tra hành chính.

Kết quả kiểm tra phát hiện trong hai thùng carton do Chánh chở, chứa 24 lon sữa loại 400gram, mang thương hiệu Abbott - Ensure Gold, 12 lon sữa loại 850gram mang thương hiệu Abbott Glucerna do Hoa Kỳ sản xuất, toàn bộ số hàng này được Chánh xác nhận là hàng giả, được ba của Chánh chỉ đạo đi giao hàng.

Khám xét khẩn cấp nơi ở của Chánh tại đường Nhật Tảo (P4, Q.10), PC46 phát hiện đây chính là nơi sản xuất hàng loạt sản phẩm sữa giả với quy mô hàng chục lon mỗi ngày.

PC46 đã thu giữ 33 lon sữa thành phẩm mang thương hiệu Abbott Ensure Golod loại 400gram, 8 lon Ensure Gold loại 840gram, hơn 20 lon sữa loại 400, 850 gram Glucerna cùng hơn 100 vò lon các loại.

Ngoài ra, PC46 cũng thu giữ rất nhiều vỏ hộp, nắp hộp, các dụng cụ chuyên dùng để làm giả sản phẩm và một máy dập nắp giấy bạc, nắp lon sữa.

Theo lời khai của Hồ Bảo Sơn (62 tuổi), chủ “xưởng sản xuất sữa” thì các sản phẩm bị phát hiện là do Sơn trực tiếp làm giả bằng cách đi thu gom vỏ lon sữa ngoại tại các vựa ve chai trên địa bàn TP, sau đó về làm sạch, mua các loại sữa rẻ tiền, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường để đóng gói, làm mới giao cho các đại lý bán sữa thu lợi.

Điều đáng nói là Hồ Bảo Sơn chính là người bị PC46 bắt giữ vào năm 2012, cũng về hành vi sản xuất sữa giả, bị kết án 3 năm tù giam.

Khi vừa ra tù, Sơn lại tiếp tục sản xuất và bị bắt.

20/03/2015 16:58
MỸ THƯƠNG - GIA MINH

Trung Quốc phủ sóng 4G trái phép tại đảo Chữ Thập và đảo Subi

(Kiến Thức) - Ngày 20/3, Tập đoàn viễn thông China Mobile tiết lộ, công ty đã xây dựng thành công trạm điện thoại di động 4G tại đảo Chữ Thập và đảo Subi.

Thông tin trên được trang mạng China News đưa hôm 20/3.

Phủ sóng 4G tại 2 đảo trên đồng nghĩa tín hiệu di động 4G của Trung Quốc đã vươn tới các đảo mà nước này đang chiếm đóng trái phép tại quần đảo Trường Sa.
Sóng di động 4G sẽ giúp ích rất nhiều cho binh lính Trung Quốc đồn trú trái phép tại đảo cũng như ngư dân đánh bắt cá. Ngoài ra, các tàu ở Trường Sa khi tác nghiệp trên biển có thể liên lạc với gia đình, xem thông tin thời tiết biển...


 Hình ảnh trạm điện thoại di động 4G của Trung Quốc

Theo báo cáo, Trạm di động TD-LTE tại đảo Chữ Thập là trạm 4G đầu tiên của Trung Quốc được mở thông qua đường truyền vệ tinh. Sau khi cung cấp dịch vụ mạng 4G, binh lính và ngư dân trên đảo sẽ sử dụng các thiết bị di động tải dữ liệu với tốc độ cao, khoảng 1Mb/s, và chat trực tuyến bằng video với người nhà trong đất liền. Dự kiến trong nửa đầu năm nay, Trung Quốc sẽ hoàn thành nâng cấp trạm 4G tại 7 đảo chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa.

Việt Nam từng nhiều lần khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Vì vậy, mọi hoạt động của các bên tại những khu vực này mà không được sự cho phép của Việt Nam đều bất hợp pháp và vô giá trị.
 23:16 20/03/2015
Hà Nam