Thursday, February 26, 2015

Các quan chức Trung Quốc tìm kiếm lời khuyên từ các nhà sư

 Lu Chen, Epoch Times 26 Tháng Hai , 2015
Một nhà sư tại chùa Lạt-ma tại Bắc Kinh vào ngày 24/10/2012. Trong những năm gần đây, nhiều quan chức Trung Quốc đã kết thân với các tu sĩ và khí công sư nhằm tìm kiếm lời khuyên cho sự nghiệp của mình. (Wang Zhao / AFP / Getty Images)
Hình ảnh một nhà sư tại chùa Ung Hòa Cung tại Bắc Kinh vào ngày 24/10/2012. Trong những năm gần đây, nhiều quan chức Trung Quốc đã kết thân với các tu sĩ và khí công sư nhằm tìm kiếm lời khuyên cho sự nghiệp của mình. (Wang Zhao / Getty Images)
Không bằng lòng với chủ nghĩa vô thần Mác-xít của Đảng Cộng sản, nhiều quan chức trong chính quyền Trung Quốc đang kết thân hay tìm kiếm các dịch vụ từ các nhà sư Phật giáo và Đạo sỹ để nhờ giúp đỡ vượt qua những thời khắc đầy biến động trong sự nghiệp. Các quan chức này muốn được tư vấn, cầu may, và thậm chí là được khoan hồng cho những tội lỗi của họ.
Trong khi các nhà sư và Đạo sỹ thời cổ đại tránh xa khỏi sự hỗn loạn của thế giới trần tục, thì những người tu hiện đại, bị ý thức hệ chính quy Cộng sản Chủ nghĩa dán nhãn là “mê tín dị đoan”, đã biến tu luyện thành một công việc kiếm lời.
Theo tạp chí Phoenix có trụ sở tại Hồng Kông, ông Dương Vệ Trạch, cựu bí thư Đảng Cộng sản (đã bị thanh trừ) của thành phố Nam Kinh Đông thuộc miền đông Trung Quốc, đã duy trì một mối quan hệ chặt chẽ với sư trụ trì Shi Chuanzhen. Sau khi ông Dương bị thanh trừng bởi cơ quan kiểm tra kỷ luật của chính quyền, Phoenix đã đăng một số bức ảnh chụp chung của ông với nhà sư Shi.
Ông Shi đã phát biểu với Southern Weekly, một tờ báo tiếng Trung, rằng các quan chức sẽ đến tìm ông ta để được tư vấn về các rắc rối trong sự nghiệp hay trong cuộc sống, hay chọn ngày lành tháng tốt cho các sự kiện, ví dụ như đám cưới.

Các quan chức cộng sản khác đã biếu tặng những khoản tiền lớn tới đền Huyền Trang, với hy vọng có được sự khoan hồng cho những tội lỗi của mình. 

Các quan chức cộng sản khác đã biếu tặng những khoản tiền lớn tới đền Huyền Trang, nơi ông Shi Chuanzhen làm trụ trì, với hy vọng có được sự khoan hồng cho những tội lỗi của mình.
Theo bài báo của tờ Southern Weekly, trong phòng tiếp tân của ông Shi tại đền Huyền Trang, các bức ảnh được treo trên tất cả các bức tường. Đó là những bức ảnh chụp chung giữa vị trụ trì và các quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản ở cả cấp địa phương và cấp trung ương. Ông Dương Vệ Trạch cũng đã đến thăm ngôi đền này.
Các quan chức khác đã kết thân với ông Shi cũng đã bị sa thải, trong đó có ông Quý Kiến Nghiệp, cựu Thị trưởng thành phố Nam Kinh và ông Phùng Á Quân, một thành viên của một ủy ban thành phố.
Ông Shi Chuanzhen không chỉ là một vị sư trụ trì. Ông ta cũng là Phó Chủ tịch của Hội Phật giáo Nam Kinh được chính quyền phê duyệt và là thành viên của Hội nghị Chính trị Hiệp thương của thành phố.
Một số nhà sư nổi tiếng của Trung Quốc đã trở thành những nhân vật kết nối quan trọng giữa các quan chức cấp cao, theo Duowei, một phương tiện truyền thông trực tuyến tiếng Trung ở nước ngoài vào ngày 18/2. Bài báo cho biết nhiều quan chức hiện đang tìm đến những nhà sư nổi tiếng để tạo mối quan hệ với các quan chức cao cấp khác, nhằm tìm kiếm cơ hội thăng tiến và giàu có.
Theo truyền thông Trung Quốc đại lục, khí công sư Wang Lin, nổi tiếng với “sức mạnh ma thuật” tạo ra rắn từ bồn rửa bát trống không, hoạt động rất tích cực trong giới kinh doanh và giải trí, .
Tại tỉnh Giang Tây ở miền đông nam, ông Wang đã có biệt danh là “bộ trưởng ngầm” của Vụ Tổ chức Đảng Cộng sản nhờ danh tiếng của ông ta đối với các quan chức cấp tỉnh, theo báo cáo của Duowei.
Năm 2006, ông Song Chenguang, Bí thư thành phố Y Xuân đã đến tham khảo ý kiến của ông Wang để xem qua và phê duyệt kế hoạch điều chỉnh nhân sự của mình. Theo lời khuyên của ông Wang, ít nhất một cán bộ đã bị từ chối đề bạt với lý do rằng việc này sẽ mang lại xui xẻo cho sự nghiệp của ông Song.
Theo vietdaikynguyen

Trưởng Đặc khu Hồng Kông bị Nghi ngờ Can thiệp vào việc Bầu cử tại trường Đại học

(L) Johannes Chan Man-mun, former dean of the University of Hong Kong (HKU) Faculty of Law, and (R) Leung Chun-ying, Hong Kong's Chief Executive. (Epoch Times)(Trái) ông Johannes Chan Man-mun, cựu chủ nhiệm Khoa Luật Đại học Hồng Kông (HKU), và (Phải) ông Lương Chấn Anh, Trưởng Đặc khu Hồng Kông. (Epoch Times)

Lin Yi, Epoch Times  24 Tháng Hai , 2015

Bình luận

HỒNG KÔNG—Có bằng chứng cho thấy Trưởng Đặc khu Hồng Kông Lương Chấn Anh có thể đã cố gắng ngăn chặn ông Johannes Chan Man-mun, cựu chủ nhiệm Khoa Luật Đại học Hồng Kông (HKU), được bầu làm Phó Hiệu trưởng của trường đại học này.
Ngày 11 Tháng Hai, cựu tổng biên tập tờ Ming Pao, ông Lau Chun-to, đã viết một bài báo mang tựa đề “Lên án Johannes Chan Man-mun sẽ làm tổn hại cả Đại lục lẫn Hồng Kông.” Theo bài báo, các nguồn tin đã chỉ ra rằng phe cánh tả đang cố gắng cản trở việc thăng chức của ông Chan —là một kiểu trừng phạt đối với HKU (Đại học Hồng Kông), vì những lý do chính trị.
Ông Lương cũng có thể đã chỉ định một trong những tay chân tin cậy của mình vào Ban Hội đồng HKU, để họ có thể dựng lên một đội ngũ có kỷ luật và chờ cơ hội để trục xuất ông Benny Tai Yiu-ting, người đã phối hợp tổ chức phong trào ủng hộ dân chủ Chiếm Đóng Trung Tâm. Mục đích là để ngăn chặn các nhân viên hoạt động chính trị tích cực, không cho họ tham gia vào các hoạt động phản kháng dân sự, bài báo cho biết.

Chứng cớ

Văn phòng Trưởng Đặc khu đã trả lời vào ngày 12 tháng Hai rằng báo cáo của ông Lau là không chính xác. Tuy nhiên, một số phương tiện truyền thông đã trích dẫn bằng chứng để hỗ trợ cho lời tuyên bố của ông Lau.
Truyền hình Cáp Hồng Kông dẫn lời một nguồn tin nói rằng vào cuối năm ngoái, Ủy ban bầu cử HKU đã nhất trí đề cử ông Johannes Chan làm Phó hiệu trưởng.
Nguồn tin cho biết, ông Chan là ứng cử viên duy nhất được đề cử bởi ủy ban, nhưng mặc dù hai tháng đã trôi qua, Hội đồng HKU vẫn chưa đưa vấn đề này lên chương trình nghị sự.
Nguồn tin cũng nói rằng ông Lương đã điện thoại cho các thành viên Ban Hội đồng và chất vấn về mối quan hệ giữa ông Chan và phong trào Chiếm Đóng Trung Tâm. Ông Lương cũng hỏi là liệu ông Chan có phù hợp với vị trí của Phó Hiệu trưởng hay không.
Một nguồn tin khác cho biết, các quan chức chính phủ ủng hộ ông Lương, trong đó có Cố vấn Đơn vị Chính Trị Trung Ương Sophia Kao Ching-chi, đã liên lạc với HKU về vị trí Phó Hiệu trưởng của ông Chan.
Khi Đài phát thanh truyền hình Hồng Kông (RTHK) hỏi cô về chuyện này, Kao phủ nhận về việc cô đã chủ động liên lạc với các thành viên trong Ban Hội đồng. Tuy nhiên, cô thừa nhận rằng không loại trừ một cuộc trò chuyện bình thường.
Dennis Kwok Wing-hang, một thành viên Hội đồng Lập pháp lĩnh vực pháp lý Đảng Dân sự, từng nhận danh hiệu ‘Senior Counsel’ cho luật sư có đóng góp nổi bật cho Luật pháp Hồng Kông và là cựu sinh viên HKU. Ông nói rằng ông đã biết được từ hai vị giáo sư của Khoa Luật rằng Trưởng Đặc khu và Cục Hành chính Hồng Kông đã vận động các thành viên trong Ban Hội đồng HKU không bổ nhiệm ông Chan làm Phó Hiệu trưởng .
“[Các giáo sư] muốn tôi phải hành động như một đại diện của bộ phận pháp lý, làm việc với những người khác để bảo vệ nền tảng của luật pháp tại Hồng Kông. Họ không muốn Đại học Hồng Kông trở thành võ đài chính trị”, ông Kwok nói và cho biết thêm rằng ông đã hứa sẽ không tiết lộ tên của những vị này.

Hỗ trợ cho ông Chan

Ông Kwok nói rằng ông Chan có một tỷ lệ ủng hộ rất cao tại trường đại học Hồng Kông. Ủy ban bầu cử, trưởng khoa của các phân khoa chính, và cựu Chánh án Andrew Li Kwok-nang nhất trí ủng hộ ông Chan thăng chức Phó Hiệu trưởng.
Ông Kwok chỉ trích chính phủ của ông Lương can thiệp vào việc tự quản của HKU.
“Đó rõ ràng là can thiệp vào hệ thống quản lý có tính chất đặc thù của trường học, và thậm chí còn tồi tệ hơn, là làm cho trường đại học trở thành đấu trường chính trị,” ông nói.
Ông Kwok nói rằng bằng chứng rất rõ ràng cho thấy mưu đồ làm mất uy tín một cách có hệ thống và chỉ trích một cách cường điệu nhằm chống lại ông Chan.
Trước khi ông Lương trở thành Trưởng Đặc khu, ông là chủ tịch Hội đồng Đại học Thành phố Hồng Kông. Ông Lương đã từng can thiệp vào hệ thống kiểm định chất lượng học thuật của trường đại học này và ra lệnh khôi phục học vị tiến sĩ của một sinh viên Trung Quốc đại lục bị trường đại học này nghi ngờ, ông Kwok cho biết.
Các hành động của ông Lương đã làm nổ ra tranh luận. Ông Kwok đưa ra sự kiện trên để nhắc nhở rằng “những hành động của người đàn ông này có thể truy vết được. Những gì ông ta đã làm, động cơ của ông ta, và cách ông ta tạo nên những chỉ trích về chính trị không phải là lần đầu tiên. ”
Về việc cô Sophia Kao được cho là có dính líu đến trường hợp của ông Chan, ông Kwok tin rằng vị trí đặc biệt của cô Sophia— một vị trí mà các cuộc hẹn cấp cao của chính phủ đều phải thông qua cô ta, sẽ đặt ra vấn đề liệu cô có chủ động hay không khi nói chuyện với mọi người về ông Chan.
Ông Kwok tin rằng tình hình rất nghiêm trọng và ông sẽ tiếp tục theo dõi chuyện này. Ông nghĩ rằng chính phủ cần phải đưa ra lời giải thích thêm.
Ông Kwok hy vọng rằng những người đang quan tâm về HKU và các giá trị cốt lõi của Hồng Kông nên đứng lên. Ông kêu gọi Hội đồng HKU bỏ phiếu theo lương tâm của họ.
Sau khi các phương tiện truyền thông đại diện cho Đảng Cộng sản Trung Quốc lên án nặng nề ông Chan, 19 vị giáo sư đại học gần đây đã đưa ra một tuyên bố chung: “Bảo vệ tự do và văn minh trường đại học”.
Họ chỉ trích cơ quan ngôn luận của Đảng về việc làm mất uy tín ông Chan mà không dựa vào bối cảnh của tình huống. Họ yêu cầu chính phủ nói chuyện và hành động thận trọng, đồng thời tôn trọng tự do học thuật của trường đại học, và họ kêu gọi các phương tiện truyền thông nhà nước “hãy tự trọng.” Tính đến 20:00 ngày 12 tháng 2, họ đã thu thập được gần 750 chữ ký.
Một nhóm các nhân viên khoa luật, cựu sinh viên, và những người bạn của HKU cũng tham gia đệ trình chỉ trích “việc cường điệu vô căn cứ” của cơ quan ngôn luận của Đảng về ông Chan.
Ngoài ra, hiệp hội sinh viên HKU sẽ đưa ra một tuyên bố chung và tham gia đệ trình yêu cầu các thành viên Ban Hội đồng HKU giữ vững quyết định tùy theo ai có khả năng, mà không để cho chính trị xen vào. Các sinh viên cũng yêu cầu là để hồ sơ sổ sách được trung thực, thì nên để cho công chúng được truy cập đến tất cả các văn bản của các cuộc họp liên quan đến vấn đề này.
Theo vietdaikynguyen

Điểm báo quốc tế về Việt Nam

Theo RFI-Thanh Phương


Trong phần tạp chí Việt Nam trong dòng thời sự hôm nay, chúng tôi xin điểm một số bài về Việt Nam trên báo chí quốc tế những tuần qua. Đầu tiên là bài viết trên tạp chí The Economist số ra ngày 14/02/2015 nói về lao động xuất khẩu Việt Nam.

 Giấc mơ đổi đời

Tờ báo nhắc lại rằng mỗi năm lại có thêm 1,5 triệu người gia nhập thị trường lao động của Việt Nam, một quốc gia đã có dân số trên 90 triệu người. Nhưng tỷ lệ tăng trưởng chỉ có 6% không đủ nhanh để cung cấp việc làm cho toàn bộ lực lượng lao động trẻ này. Với giấc mơ đổi đời, nhiều thanh niên Việt Nam đua nhau ra nước ngoài kiếm sống, làm nghề giúp việc gia đình, công nhân xây dựng hay công nhân nhà máy.

The Economist nêu trường hợp của Hằng, một cô gái gia đình nông dân tại xã Tân Liễu, tỉnh Bắc Giang, sang lao động ở Đài Loan từ năm 18 tuổi. Đối với cô, lắp ráp điện thoại di động mỗi ngày từ 12 đến 16 tiếng đồng hồ còn đỡ nặng nhọc hơn là làm nghề nông. Nhưng để Hằng có thể ra nước ngoài lao động, gia đình cô phải vay đến 5000 đôla để trả tiền công ty môi giới lao động. Hằng đã phải làm việc cật lực trong suốt hơn một năm trời mới trả xong món nợ đó.

Trước đây, Việt Nam xuất khẩu lao động sang Liên Xô và các nước chư hầu Đông Âu, nay các quốc gia thu hút lao động Việt Nam nhiều nhất là Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia và Hàn Quốc. Theo The Economist, từ năm 2005 đến nay, số lao động xuất khẩu của Việt Nam đã tăng gần gấp đôi, lên tới 500 ngàn người. Số tiền 1,6 tỷ đô la mà những lao động này gởi về nước mỗi năm đã góp phần không nhỏ vào việc giảm bớt cách biệt giữa các tỉnh nghèo với các tỉnh giàu.

Đi lao động ở nước ngoài qua các kênh chính thức dĩ nhiên là an toàn hơn là những đường dây trái phép, tạo điều kiện cho việc buôn phụ nữ làm gái mãi dâm qua biên giới miền Bắc sang Trung Quốc. Nhưng theo tờ The Economist, trong số những lao động ra nước ngoài theo kênh chính thức, mà hơn một phần ba là phụ nữ, một số đã bị bóc lột thậm tệ. Tờ báo nhắc lại nội dung một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 2014, cho biết trong số các lao động Châu Á ra nước ngoài làm việc, lao động Việt Nam thuộc loại nợ nần cao nhất. Cho nên họ rất dễ bị siết nợ và bị cưỡng bức lao động.

Do bị đối xử tàn tệ, một số lao động đã phá bỏ hợp đồng và tìm việc khác, thường là làm lậu. Vấn đề này trở nên trầm trọng ở Hàn Quốc đến mức vào năm 2012, chính phủ nước này đã bãi bỏ “Hệ thống Giấy phép Tuyển dụng” cho Việt Nam. Các giấy phép này sau đó được cấp trở lại trên cơ sở thử nghiệm, nhưng Bộ Lao động Việt Nam vào tháng Giêng 2015 vừa qua cho biết là chính phủ Seoul có thể ngưng cấp trừ phi tỷ lệ công nhân Việt Nam làm lậu giảm từ 40% xuống còn 30%.

Theo The Economist, Việt Nam đã ý thức được vấn đề. Với sự trợ giúp của các nhà tài trợ quốc tế, chính quyền Hà Nội đã lập một số văn phòng để hướng dẫn những người chuẩn bị đi lao động nước ngoài hiểu được quyền và quyền lợi của họ. Báo chí Việt Nam cũng đưa tin nhiều về các vụ công an khám xét những công ty môi giới lao động làm ăn trái pháp luật.

Nhưng những thay đổi đó chủ yếu còn sơ sài. The Economist trích lời ông Futaba Ishizuka, một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Kinh tế ở Nhật, cho rằng chính phủ Việt Nam chưa thật sự có quyết tâm chính trị đưa vào khuôn khỗ các công ty môi giới, mà thường là những công ty trực thuộc các doanh nghiệp Nhà nước, nhưng lại hoạt động không có giấy phép.

Tuy gặp nhiều rủi ro như vậy, theo The Economist, nhiều người dân vùng nông thôn, nhất là từ các tỉnh miền Bắc và miền Trung, vẫn muốn đi làm việc ở nước ngoài, vì nhờ tiền của các lao động xuất khẩu này, mà người dân các vùng nông thôn nghèo như xã Tân Liễu có thể xây sửa nhà cửa khang trang hơn, như Hằng cho biết cô đã để dành được 3.200 đôla để sửa nhà cho gia đình ở quê.

Nô lệ ngay trên đất Châu Âu

Nhưng không chỉ có những lao động xuất khẩu ở châu Á bị bóc lột, mà ngay tại Vương Quốc Anh, một quốc gia châu Âu, cũng có những người lao động Việt Nam phải làm việc như là nô lệ. Tờ nhật báo The Southern Daily Echo số ra ngày 20/02 vừa qua đã có bài viết về một lao động nhập cư trái phép người Việt Nam phải làm việc như nô lệ tại một trại sản xuất cần sa ở Southampton và đã tuyệt vọng đến mức phải gọi điện thoại cho cảnh sát để tự nộp mình.

Lam Nguyen-Viet ( Nguyễn Việt Lâm ? ) đã đến Anh quốc việc làm cách đây 2 năm hy vọng khi trở về nước sẽ có cuộc sống khá hơn cho bản thân và gia đình.

Nạn nhân đã đến Anh quốc theo lời dụ dỗ của một băng nhóm hứa hẹn cho có việc làm cho anh.Bố mẹ anh đã phải dành dụm tiền để anh có thể sang Anh quốc trái phép, nhưng khi đến nơi anh buộc phải làm việc cho các trại trồng cần sa và các nhà máy sản xuất cần sa

Do phải sống trong điều kiện quá kinh khủng và bị đe dọa đánh đập, thậm chí đe dọa đến tính mạng, ngày 27/07 năm ngoái, anh gọi điện thoại cho cảnh sát, tự nộp mình để thoát khỏi sự khống chế của các băng đảng cần sa. Thứ tư vừa qua, 18/02, anh đã bị kết án 18 tháng tù vì tội tham gia sản xuất cần sa. Trừ thời gian bị tạm giam, anh sẽ mãn hạn tù trong năm nay và sau sẽ bị trục xuất về Việt Nam.

Những đứa bé bị bỏ rơi

Về phần các phụ nữ Việt Nam lấy chồng Hàn Quốc thì gặp một thảm trạng mới, đó là phải bỏ con. Trang mạng AsiaNews.it của Ý ngày 20/02 vừa qua có một bài nói về việc ngày càng có nhiều trẻ em nhập cư bị bố mẹ và chính phủ Hàn Quốc bỏ rơi. Chỉ trong năm 2014 đã có khoảng 90 bị bỏ rơi như vậy ở Seoul, phần lớn là con của những bố mẹ ngoại quốc sống không có giấy tờ cho nên không được hưởng phúc lợi xã hội.

AsiaNews nêu trường hợp của một cô gái Việt Nam, Tăng Thị Ngọc Mai, 23 tuổi, đến Hàn Quốc cách đây 5 năm qua đường dây môi giới hôn nhân trái phép, đưa phụ nữ Việt Nam sang làm vợ của đàn ông nghèo vùng thôn quê, mà trên thực tế là bán họ đi như nô lệ tình dục.

Sau khi trốn khỏi người chồng hung dữ, không có giấy tờ, Mai quan hệ với một đồng hương Việt Nam. Nhưng người này bị trục xuất về nước sau khi bị cảnh sát khám xét nhà, vào lúc mà cô đang có thai.

Con gái của Mai vừa sinh ra cách đây 2 ngày ( 18/02/2015 ), nhưng cả cả hai mẹ con có nguy cơ bị trục xuất khỏi Hàn Quốc vì cô không có tiền, không có giấy tờ và không có phương tiện sinh sống. Chiếu theo luật Hàn Quốc, Mai cũng không được hưởng trợ cấp Nhà nước và hưởng các dịch vụ xã hội.

Theo AsiaNews, trường hợp của Mai đã gây chấn động dư luận Hàn Quốc và bây giờ nhiều người dân nước này đang đặt ra  câu hỏi về số phận của những người đến từ Đông Nam Á hoặc Trung Quốc tìm một cuộc sống tốt đẹp hơn ở một quốc gia được mệnh danh là một trong những con rồng châu Á.

Thật ra thì những người lao động nhập cư không có giấy tờ, nếu không bị bắt thì họ vẫn cứ sống tại Hàn Quốc, còn nếu chẳng may bị bắt thì bị trục xuất về nước. Nhưng vấn đề trở nên rắc rối hơn khi họ có con. Trong năm 2014, theo thống kê đã có 90 em bé là con của người nhập cư bị bỏ trên xe taxi, trên xe lửa hoặc trước cửa các bệnh viện.

Chẳng ai biết phải xử lý những em bé này như thế nào. Chiếu theo luật thì để được hỗ trợ, phải có ít nhất một trong hai người bố mẹ là công dân Hàn Quốc. Nhưng làm sao chứng minh được điều đó nếu bỏ mẹ đã biến mất như vậy?

Theo AsiaNews, trong trường hợp của Mai, cô đã nhận được sự trợ giúp từ Global Sarang, một tổ chức từ thiện Thiên chúa giáo, hiện điều hành một nhà tạm cư cho phụ nữ nhập cư ở Seoul. Nhưng chủ tịch tổ chức này không mấy lạc quan, vì quỹ hoạt động của họ rất hạn chế.

Hàn Quốc đã ký kết Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em, công ước buộc các nước thành viên phải cung cấp những dịch vụ y tế và giáo dục cơ bản cho mọi trẻ em trên lãnh thổ của họ. Nhưng tại Hàn Quốc, những trẻ em không có giấy tờ không được hưởng những dịch vụ cơ bản, vì chính phủ Seoul không muốn chi tiêu cho những trẻ em này, các trường học và các trường học thì từ chối tiếp nhận. Một quan chức bộ Phúc lợi Xã hội Hàn quốc nói với tờ Korea Times: “ Về mặt nguyên tắc, chính phủ Hàn Quốc không thể giúp trẻ em của những bố mẹ đã vi phạm pháp luật. Những dịch vụ của Nhà nước là chỉ dành cho công dân Hàn Quốc”.

Sách dịch và kiểm duyệt ở Việt Nam

Trang mạng The Diplomat ngày 06/02 có bài của nhà báo Helen Clark ( từng làm việc ở Hà Nội trong 6 năm ) nói về vấn đề kiểm duyệt ở Việt Nam qua bản dịch cuốn “Điệp viên yêu chúng ta” ( The Spy Who Loved Us ) , nói về điệp viên Việt Nam Phạm Xuân Ẩn, của tác giả Thomas Bass, hiện viết cho tờ Washington Post.

Kiểm duyệt ở Việt Nam vẫn thường là chủ đề mà báo chí ngoại quốc và các tổ chức nhân quyền như Human Rights Watch hay Uỷ ban Bảo vệ Nhà báo nói đến. Nhưng họ chủ yếu đề cập đến các biện pháp kiểm duyệt Internet qua việc ngăn chận các trang blog và trang web. Trên thực tế, theo The Diplomat, ngay cả sách dịch cũng bị kiểm duyệt như cuốn tiểu sử điệp viên Phạm Xuân Ẩn của Thomas Bass.

Sau nhiều năm làm việc cho nhiều hãng tin quốc tế, Phạm Xuân Ẩn cuối cùng đã giữ chức trưởng văn phòng Sài Gòn của tuần báo Time. Nhưng vừa làm báo ở miền Nam, ông vừa bí mật làm tình báo cho chế độ Hà Nội. Sau khi Sài Gòn thất thủ, ông được tặng danh hiệu “ Anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân. Cuốn tiểu sử Phạm Xuân Ẩn The Spy Who Loved Us của Thomas Bass đã được xuất bản vào năm 2009 và sau đó ít lâu, một bản dịch tiếng Việt Nam được đặt hàng.

Đây không phải là cuốn tiểu sử đầu tiên về Phạm Xuân Ẩn. Trước đó, các nhà xuất bản ở Việt Nam đã phát hành một số sách về điệp viên này bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Vào năm 2003, nhà xuất bản Thế giới đã phát hành một cuốn sách về Phạm Xuân Ẩn được quảng cáo tuyên truyền rầm rộ.

Theo The Diplomat, tác giả Thomas Bass đã viết: “ Những gì xuất bản ở Việt Nam đều bị kiểm duyệt. Trong 5 năm, tôi đã thấy họ cắt xén, sửa tới sửa lui cuốn sách của tôi”. Theo Thomas Bass, những người kiểm duyệt hay những người nói chuyện với ông là “những người tốt”, nhưng họ lấy làm tiếc đã phải làm như vậy, bởi vì không có sự chọn lựa nào khác. Nhiều đoạn trong cuốn sách đã bị cắt bỏ trong bản dịch tiếng Việt, như đoạn nói cải cách ruộng đất thập niên 1950 và đoạn mô tả Phạm Xuân Ẩn “yêu mến” nước Mỹ như thế nào.

Ông Thomas Bass cũng cho biết: “ Ngôn ngữ của miền Nam và trong bản gốc bị thay thế bằng ngôn ngữ của người miền Bắc đã chiến thắng Sài Gòn năm 1975”. Hai từ chủ đạo của nhà kiểm duyệt là “ phù hợp” và “ nhạy cảm”. Những gì liên quan đến các tệ nạn xã hội như hộp đêm, ma túy, mãi dâm đều bị xem là “không phù hợp” với “truyền thống văn hóa Việt Nam”. Chính trị, tham nhũng hay chính quyền đều là những chủ đề “nhạy cảm” không nên đụng đến.

Nhà báo Helen Clark kết thúc bài viết trên The Diplomat với câu hỏi: “Về mặt chính thức thì chiến tranh đã qua từ lâu và đã được quên đi. Thế thì tại sao lại bỏ đi những đoạn nói điệp viên Phạm Xuân Ẩn đã “yêu mến nước Mỹ” như thế nào, ngay cả bây giờ khi quan hệ giữa hai nước tốt chưa từng có?”

Theo nhà báo Helen Clark, tác giả Thomas Bass đã đặt dịch một bản không chính thức cuốn sách của ông về Phạm Xuân Ẩn. ( RFI cũng xin nói thêm là trên mạng hiện lưu hành một bản dịch tiếng Việt với những đoạn được ghi rõ là bị kiểm duyệt cắt bỏ hoặc sửa đổi và với những từ, cụm từ bị xem là dịch không chính xác ).

"Thảm sát Maidan" và Việt Nam thập niên 1950

Cũng liên quan đến lịch sử Việt Nam, nhà báo Sergei Blagov vừa có bài đăng trên trang mạng Asia Times ngày 09/02, so sánh “Vụ thảm sát Maidan” ở Ukraina với những gì xảy ra ở miền Nam Việt Nam dưới thời tổng thống Ngô Đình Diệm.

Blagov nhắc lại rằng trên trang Facebook cá nhân, đạo diễn Mỹ Oliver Stone vào cuối tháng 12 năm ngoái đã đăng một bài nói về vụ thảm sát trên quảng trường Maidan ở Kiev vào năm 2014. Sau một cuộc phỏng vấn dài bốn tiếng đồng hồ với tổng thống bị lật đổ Viktor Yanukovich, Oliver Stone đã lập luận rằng những tay súng đã bắn chết 14 cảnh sát và làm bị thương khoảng 85 cảnh sát khác, cũng như hạ sát 45 thường dân biểu tình ở thủ đô Ukraina là những kẻ thuộc “thành phần thứ ba”. Theo lời Oliver Stone, nhiều nhân chứng, kể cả Yanukovich và các quan chức cảnh sát, tin rằng những phần tử ngoại quốc, đã được các phe thân phương Tây đưa vào, trong đó có “bàn tay lông lá” của CIA.

Đối với Blagov, nói như thế chẳng khác gì sao y bản chánh “Thảm sát Maidan” từ những vụ đụng độ ở Sài Gòn tháng Tư năm 1955. Thời gian đó, những tay bắn tỉa cũng được mô tả là “Lực lượng Thứ ba”, mà có tin đồn cho là người của tướng Trịnh Minh Thế. Nhưng những tay súng bí ẩn đó, cũng như những kẻ chỉ huy, cho tới nay vẫn chưa được xác định danh tính, cũng như danh tính của những tay súng ở quảng trường Maidan cho tới nay vẫn là một bí ẩn.

Nhà báo Blagov nhắc lại rằng tướng Trịnh Minh Thế cũng đã chết trong hoàn cảnh bí ẩn. Cũng giống như vụ ám sát tổng thống Kennedy ở Dallas năm 1963, tướng Trịnh Minh Thế đã trúng đạn từ một tay súng ngày 03/05/1955.

Trở ngược lịch sử, sau chiến thắng tháng 4/1955, tổng thống Ngô Đình Diệm đã dẹp tan mọi lực lượng chống đối như là bước đầu tiên để giành độc quyền lãnh đạo ở miền Nam. Vụ đụng độ ở Sài Gòn đã được báo chí chính thống lúc ấy mô tả như là xung đột giữa tổng thống liêm khiết Ngô Đình Diện với Vua Bảo Đại thối nát. Cũng như thế, thay đổi chế độ ở Ukraina năm 2014 cũng được mô tả như là cuộc nổi dậy tự phát của dân chúng chống tổng thống Yanukovich tham nhũng.

Điều kỳ lạ, theo Blagov, cả hai lãnh đạo mới của Ukraina và Việt Nam đều từng phục vụ trong chế độ củ. Ngô Đình Diệm từng là Thượng thư Bộ lại dưới triều Vua Bảo Đại, còn tổng thống đương nhiệm của Ukraina Porochenko từng là bộ trưởng Thương mại và Phát triển Kinh tế vào năm 2012, tức là dưới thời tổng thống Yanukovich.

Còn những điểm tương đồng khác được Blagov nêu lên, đó là khi chính quyền Ngô Đình Diệm phải đối đầu với phe đối lập vũ trang, họ liền tố cáo những người chống đối là “những tên khủng bố” và “những kẻ xâm lược”. Những người đối lập vũ trang đó thật ra không phải là “khủng bố”, mà cũng chẳng phải là “xâm lược”, nhưng 3 triệu người Việt Nam và 58 ngàn lính Mỹ đã bỏ mạng để chứng minh điều đó.

Theo Blagov, chính quyền mới của Ukraina cũng đã vội lên án những người đối lập là “khủng bố” và “xâm lược”. Vùng chiến sự miền Đông Ukraina được mô tả là vùng “ Chiến dịch Chống Khủng bố”. Chiến sự chưa biết bao giờ mới chấm dứt và chính quyền Kiev đang hối thúc Hoa Kỳ cung cấp vũ khí. .

Nhà báo Blagov nhắc lại rằng vào cuối năm 1950, sau việc cung cấp vũ khí Mỹ là đến việc gởi các cố vấn quân sự Mỹ, dọn đường cho việc đưa lính Mỹ tham chiến để bảo vệ miền Nam Việt Nam. Cuối cùng, tổng thống Ngô Đình Diệm đã bị chính quân đội của ông lật đổ và ám sát. Theo Blagov, đó có thể là kịch bản đang chờ đón Ukraina.

Ân xá Quốc tế : Việt Nam vẫn hạn chế nghiêm ngặt quyền tự do ngôn luận

Theo RFI-Thanh Phương
Ngày 25-02-2015 13:56

media
Biểu tượng "Ngọn nến Hy vọng" trên trang amnesty.fr (DR)
Trong bản báo cáo thường niên 2014 về tình hình nhân quyền trên thế giới, tổ chức Ân xá Quốc tế nhận định rằng Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm ngặt các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tập hợp một cách ôn hòa.

Hôm nay, 25/02/2015, tổ chức Ân xá Quốc tế ( Amnesty International ) vừa công bố bản báo cáo thường niên 2014 về tình hình nhân quyền trên toàn thế giới.

Nhận định chung của Ân xá Quốc tế : năm 2014 là một năm « rất tồi tệ » đối với hàng triệu người là nạn nhân của bạo lực. Thế mà phản ứng của cộng đồng quốc tế với các vụ xung đột và hành động bạo lực của các quốc gia và các tổ chức vũ trang rất là vô hiệu quả và đáng chê trách. Theo Ân xá Quốc tế, trước việc gia tăng các vụ tấn công man rợ và trước việc người dân nhiều nước bị đàn áp, cộng đồng quốc tế đã không có hành động gì.

Riêng về Việt Nam, trong phần mở đầu, Ân xá Quốc tế nhận định : « Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm ngặt các quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội và tự do tập hợp một cách ôn hòa. Nhiều tù nhân lương tâm bị giam giữ trong những điều kiện khắc nghiệt sau những phiên xử không công bằng (... ) Đã có thêm các blogger và nhà hoạt động nhân quyền bị bắt giữ và xét xử. Chính quyền đã tìm cách ngăn chận hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự chưa được cấp phép, bằng cách sách nhiễu, theo dõi và hạn chế tự do đi lại. Các nhân viên an ninh đã sách nhiễu và hành hung các nhà hoạt động hôn hòa và bắt giam họ trong thời gian ngắn. »

Trong báo cáo, Ân xá Quốc tế cũng nhắc lại rằng Việt Nam đã được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc vào tháng 01/2014 với nhiệm kỳ hai năm. Nhưng vào tháng 6 năm ngoái, Việt Nam đã bác bỏ 45 trên 227 khuyến nghị của Nhóm làm việc về Phiên kiểm điểm định kỳ phổ quát trong tháng 02/2014. Những khuyến nghị bị bác bỏ bao gồm những khuyến nghị về các nhà hoạt động nhân quyền và bất đồng chính kiến, về tự do ngôn luận và về án tử hình.

Báo cáo cũng cho biết là vào tháng 2 năm ngoái, một một phái đoàn Ân xá Quốc tế đã đến thăm Việt Nam để mở các cuộc họp chính thức. Trong chuyến viếng thăm vào tháng 7, Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về quyền tự do tôn giáo đã tìm thấy bằng chứng về những vụ vi phạm nghiêm trọng, trong đó các vụ công an bố ráp, ngăn cản nghi lễ tôn giáo, đánh đập, tấn công các thành viên những tổ chức tôn giáo độc lập.

Trung Quốc 'hòa dịu nguy hiểm' trong tranh chấp biển đảo

TRUNG QUỐC - Sự thay đổi thái độ hiên nay của Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp biển đảo chỉ nhằm thích ứng với tình thế, mục tiêu cuối cùng  của họ vẫn là bành trướng trên toàn khu vực Tây Thái Bình Dương.


Các tàu hải tuần Trung Quốc ngăn chặn một tàu cảnh sát biển Việt Nam đi đến gần giàn khoan HD-981 (bên phải phía xa). Vụ đối đầu kéo dài hai tháng năm ngoái  năm nay tạm thời chưa thấy tái diễn. (Hình: Hoàng Dinh Nam / AFP / Getty Images)

Khởi đầu từ 2012, đến nay Trung Quốc đang đẩy nhanh việc nạo vét đáy biển để xây dựng đảo nhân tạo trên các rạn san hô, mỏm đá. bãi ngầm mà họ đã cưỡng chiếm của Việt Nam và Philippines ở vùng quần đảo Trường Sa. Trên căn bản, khoan đào hay nạo vét chẳng có ý nghĩa khác nhau bao nhiêu trong sự xác định chủ quyền. Nhưng việc xây dưng căn cứ ở các bãi đá không gây ra đối đầu căng thẳng như khi việc giàn khoan nước sâu HD-981 hoạt động trong hai tháng năm ngoái tại khu vực đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Trên biển Hoa Đông, số các vụ tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển quần đảo Sinkaku/Điếu Ngư thuộc Nhật Bản cũng đã giảm từ 28 lần tháng 8 năm 2013 xuống chỉ còn 6 lần tháng 6 năm 2014. Theo nhận định của ông Yanmei Xie thuộc International Crisis Group: “Sự giảm thiểu có thể dễ hiểu là để tránh rủi ro đụng độ với Nhật Bản. Tuy nhiên Trung Quốc đã có thể mặc nhiên xác định một thực trạng rằng có sự trùng lấp trên vùng biển này và Nhật Bản không là nước duy nhất có quyền tuần tiễu khu vực quần đảo.”

Sau những cuộc tiếp xúc bên lề hội nghị APEC tháng 11 năm ngoái ở Bắc Kinh giữa chủ tịch Trung Quốc, tổng thống Hoa Kỳ và thủ tướng Nhật Bản, tình hình biển Đông Nam Á cũng như Hoa Đông có vẻ đi đến một giai đoạn lắng dịu. Trung Quốc dường như ý thức được rằng thái độ hung hăng gặp nhiều bất lợi về mặt ngoại giao và nay họ muốn tiếp tục đi đến mục tiêu bằng đường lối cố hữu là lấn từng phần nhỏ trong một thời gian lâu dài.

Đường lối hòa dịu này thể hiện rõ qua việc Cơ Quan An Ninh Hàng Hải Trung Quốc đầu năm nay thông báo cho Việt Nam biết là giàn khoan HD-981 sẽ đi ngang EEZ Việt Nam để đến Singapore. Theo luật hàng hải, EEZ là hải phận quốc tế tàu bè mọi nước đều có quyền đi qua, thông báo minh bạch như vậy không phải là cần thiết và trái ngược hẳn sự vi phạm khoan dò trong EEZ năm ngoái gần Hoàng Sa.

Theo cơ quan phân tích quân sự tư nhân IHS Jane, trong vòng 9 tháng gần đây, Trung Quốc đã nạo vét đáy biển và tạo ra một đảo nhân tạo 63 hectares ở bãi đá Tư Nghĩa (Hughes Reef) cùng nhiều đảo nhân tạo khác trong quần đảo Trường Sa.

Nhiều giải thích khác nhau về mục đích của Trung Quốc trong việc làm này.

Các quan sát viên tin rằng ý đồ đầu tiên của Trung Quốc có liên quan đến mục tiêu quân sự. Bãi đá Tư Nghĩa được cải tạo thành một pháo đài nổi, có bãi đáp cho máy bay trực thăng, cầu cảng cho chiến hạm neo đậu và hữu dụng cho các chiến dịch săn chống tàu ngầm. Trên bãi đá Vành Khăn còn có phi đạo cho máy bay cánh thẳng và căn cứ đặt hỏa tiễn phòng không. Theo Peter Dutton, giám đốc Viện Nghiên Cứu Trung Quốc thuộc USNW thì với những căn cứ này Bắc Kinh có thể muốn thực hiện tham vọng thiết lập một vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng Biển Đông.

Cựu cố vấn an ninh quốc gia Philippines, ông Roilo Golez, mô tả mỗi đảo nhân tạo này là một “hàng không mẫu hạm không thể đánh chìm.” Tuy vậy, nhận định này hơi quá đáng, bởi lẽ ở một vùng biển xa xôi hẻo lánh và trên một diện tích nhỏ bé, các căn cứ quân sự ấy không thể phòng thủ nếu xảy ra chiến tranh lớn. Vả lại nằm cách xa lục địa Trung Quốc trên 600 dặm, vấn đề tiếp liệu cho những căn cứ này rất phức tạp. Công dụng thực tế của các đảo nhân tạo này chỉ là trạm tiếp tế cho các tàu hải tuần và hải giám, những đội tàu đánh cá và khai thác hải sản.

Như vậy, nỗ lực chính trong việc tạo lập những đảo nhân tạo này có lẽ có một ý nghĩa khác. Các chuyên viên thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế đặt giả thuyết là Bắc Kinh đang tìm cách phủ nhận thách thức pháp lý mà Philippines nêu ra trong vụ kiện tại Tòa Án Trọng Tài The Hague, bằng cách xác định hiện diện thực tế của Trung Quốc ở vùng biển Trường Sa. Hành động này sẽ “gây nhiễu loạn” các bằng chứng mà tòa án có thể dùng làm căn cứ để phán định, bởi vì “vấn đề sẽ trở nên nan giải một khi các thực thể bị biến đổi vĩnh viễn,” chuyên viên Gregory Poling giải thích.

Về mặt công pháp quốc tế, chủ quyền trên biển căn cứ theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển UNCLOS. Nhưng UNCLOS  không đề ra vấn đề xác định chủ quyền hải đảo như thế nào mà chỉ quy định các quốc gia nên qua những thủ tục gì để giải quyết tranh chấp chủ quyền hải đảo.

Luật căn bản về vùng biển là “Đất xác định chủ quyền vùng biển chứ không phải ngược lại,” như vậy vùng biển trong Đường Lưỡi Bò do Trung Quốc tự đặt ra, vốn đã là trái phép, không xác định được chủ quyền của họ đối với những hải đảo trên Biển Đông.

Vùng biển gồm lãnh hải 12 hải lý và EEZ 200 hải lý, tính từ bờ biển. Lãnh hải thuộc chủ quyền của một quốc gia và các nước khác không được xâm phạm. Nhưng EEZ không hoàn toàn như vậy, tất cả mọi quốc gia đều có quyền tự do lưu thông hàng hải và bay qua không phận EEZ.

Đảo được định nghĩa là một thực thể thiên nhiên bao quanh bởi biển, không có giới hạn về diện tích lớn nhỏ, nếu có thể đủ điều kiện cho người cư trú với sinh hoạt thường xuyên thì cũng có lãnh hải và EEZ như đất liền. Nhưng những bãi đá chìm dưới mặt nước khi thủy triều dâng cao thì không được coi là đảo, kể cả trường hợp được cải biến thành đảo nhân tạo.

Về mặt pháp lý, các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa không có giá trị để xác định chủ quyền về mặt pháp lý, cũng không xác định được chủ quyền vùng biển. Nhưng phán quyết về chuyện này sẽ rất lâu dài và không đủ giá trị cưỡng chế. Như nhiều trường hợp khác trong thực tế, lý thuộc về kẻ mạnh và nếu bên mạnh không tuân hành sự phân xử, dù là của tòa án quốc tế, thì bên yếu cũng phải đành chịu.

Trong chuyện tranh chấp ở Trường Sa, không chỉ riêng Trung Quốc mà Đài Loan và Việt Nam cũng cố gắng xây dựng những căn cứ, nhưng sử dụng được những căn cứ này vào mục đích gì thì mỗi bên có khả năng khác nhau. Người ta tin rằng Trung Quốc muốn bằng những đảo nhân tạo xác định sự hiện diện của họ và nới rộng thêm là tính cách hợp lý trên thực tế của Đường Lưỡi Bò mà họ tự tuyên bố.

Việt Nam và các quốc gia khác trong vùng Biển Đông không có một phương cách gì hiệu quả để đối phó với ý đồ của Trung Quốc, mà phải vận dụng phối hợp nhiều  khả năng, từ ngoại giao, chính trị, pháp lý đến quân sự. Việt Nam có thể tranh cãi về lý, viện dẫn những bằng cớ lịch sử dù chắc chắn là sẽ không thể dứt điểm, đồng thời hăm dọa có thể kiện trước tòa án quốc tế nhưng nên hiểu là sẽ chỉ có giá trị tinh thần hay nhiều nhất là về mặt chính trị và ngoại giao.

Điểm quan trọng nhất là Việt Nam phải ngăn chặn không để cho Trung Quốc chiếm thêm một khu vực nào như toàn thể Hoàng Sa năm 1974 hoặc một vài đảo Trường Sa năm 1988. Để làm được điều này Việt Nam cần có lực lượng đủ sức tự vệ với một cuộc đụng độ tương đối nhỏ trong thời gian ngắn để quốc tế có điều kiện kịp lên tiếng bênh vực. Sẽ không thể có trường hợp Hoa Kỳ, Ấn Độ, Nga, Liên Âu hay bất cứ một quốc gia nào trực tiếp can thiệp nếu như chưa xảy chiến tranh giữa những nước đó với Trung Quốc.

Tranh chấp ở Biển Đông là vấn đề sẽ còn lâu dài và đừng quên rằng thực tế tất cả các bên cho đến bây giờ đều theo một đường lối là nói và làm khác nhau. Việt Nam và Philippines tố cáo Trung Quốc đơn phương nghiên cứu Biển Đông, theo tin của Tân Hoa Xã, trái Nguyên Tắc Ứng Xử chung đã thỏa thuận năm 1992 và kế tiếp. Trong khi đó Pan Pacific Petroleum, Australia, cho biết đã hoàn thành nghiên cứu cùng thăm dò địa chấn ở lô 121 ngoài khơi Việt Nam và sẽ có thể quyết định việc khoan đào khai thác cuối năm nay. ExxonMobil khởi sự khoan một giếng thẩm định tại mỏ khí đốt Cá Voi Xanh vùng nước sâu ngoài khơi Phú Khánh. (HC)

Việt kiều Mỹ lừa đảo $170,000 bị bắt ở Việt Nam

HÀ NỘI (NV) - Tờ Tuổi Trẻ dẫn tin từ Phòng Cảnh Sát Ðiều Tra Tội Phạm về ma túy, công an Hà Nội cho biết vừa bắt giữ ông Alexander Công Giáp (56 tuổi), quốc tịch Hoa Kỳ, người bị Interpol phát lệnh truy nã quốc tế do bị tình nghi đã lừa đảo $170,000 tại Hoa Kỳ.

 
Ông Alexander Công Giáp đã bị công an Sài Gòn bắt giữ. (Hình: Zingnews)

Dẫn phúc trình điều tra của cảnh sát Hoa Kỳ, báo Tuổi Trẻ cho hay, ông Giáp bị Interpol truy nã từ tháng 8, 2014, về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước khi phạm tội, ông Giáp được cho là đã điều hành 3 cơ sở kinh doanh, trong đó có một công ty chuyên hỗ trợ các thủ tục về thuế ở Hoa Kỳ.

Vẫn theo báo Tuổi Trẻ, từ tháng 8 đến tháng 12, 2008, ông Giáp bị cáo buộc lừa đảo một nữ khách hàng, chiếm đoạt của bà này số tiền $170,000 bằng thủ đoạn mời chào cơ hội “đầu tư.” Thế nhưng, khi nhận được tiền chuyển vào tài khoản công ty, ông Giáp đã dùng để trả nợ cá nhân.

Còn theo trang “Zing.vn,” hồi năm 2013, ông Giáp bị tòa án một quận phía Ðông bang Virginia, Hoa Kỳ kết án tội “Lừa đảo qua mạng” theo Luật Hình Sự Hoa Kỳ.

Cuối tháng 1, 2015 công an Hà Nội nhận được thông tin ông Alexander Công Giáp đang trốn ở thành phố Sài Gòn.

Qua xác minh cho thấy, ông Giáp nhập cảnh vào Việt Nam qua cửa khẩu phi trường Tân Sơn Nhất. Từ đây, ông ta trốn đi nhiều địa phương như Ðồng Nai, Tiền Giang... để rồi thuê trọ tại một chung cư trên đường Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, Sài Gòn.

Ngày 29 tháng 1, 2015, biết tin ông Giáp từ Thái Lan về Sài Gòn, công an Hà Nội đã tới gặp và công bố việc bắt giữ theo lệnh truy nã quốc tế. Hiện nay nghi can đã được đưa từ Sài Gòn ra Hà Nội, chờ hoàn thành thủ tục bàn giao cho cảnh sát Hoa Kỳ. (Tr.N)
02-26-2015 3:35:21 PM

Bà Rịa – Vũng Tàu: Đã thiếu nợ còn dùng súng bắn gia đình chủ nợ

Dân trí Ngày 26/2, Công an huyện Châc Đức cho biết đang điều tra truy bắt nhóm đối tượng cầm súng và mã tấu do Quý Na Tô (hiện đang bỏ trốn) cầm đầu xông vào nhà dân đánh, chém làm 1 người bị thương tích nặng.

Liên quan đến vụ việc, chị Chi (em gái của nạn nhân cho biết), trước đây gia đình chị có mở tiệm cầm đồ. Lúc đó, Quý Na Tô (đối tượng giang hồ có tiếng tại địa bàn xã Bình Ba) đến cầm một chiếc xe máy trị giá 40 triệu đồng.
Sau một thời gian gia đình nghỉ kinh doanh cầm đồ, chị Chi cho ông Quý lấy xe về đồng thời nợ lại số tiền 25 triệu đồng. Ngày 24/2, chị cùng người bạn trai đến nhà ông Quý đòi số tiền trên thì bị cha con ông Quý ném gạch đá đuổi đánh.
Vết máu tại hiện trường
Vết máu tại hiện trường
Về đến nhà chị có kể lại sự việc cho anh trai mình là Nguyễn Ngọc Tuấn (38 tuổi, ngụ xã Bình Ba, H.Châu Đức). Anh Tuấn đang lái xe khách ở Đà Lạt, điện thoại hỏi Quý tại sao thiếu nợ mà còn đuổi đánh em mình. Quý nói lại với Tuấn là sẽ đợi Tuấn về nhà chém luôn.
Khoảng 17h ngày 25/2, Quý kéo một nhóm khoảng 8 người đến nhà chị Chi gây sự. Khi vừa đến trước cửa nhà thấy chị Chi và bạn trai đang đứng nói chuyện, Quý rút súng ra tính bắn. Thấy vậy chị Chi cùng bạn trai vội chạy vào nhà đóng cửa lại. Lúc này mẹ chị Chi trong nhà đi ra quỳ gối xin Quý đừng bắn.
Anh Tuấn được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa
Anh Tuấn được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Bà Rịa
Cùng lúc đó anh Tuấn (anh chị Chi) vừa về tới. Thấy “đối thủ”, Quý ra lệnh đàn em xông vào đánh chém anh Tuấn. Chỉ đến khi Công an huyện Châu Đức có mặt thì nhóm này mới bỏ hung khí và chạy trốn.
Tại hiện trường, công an thu giữ được nhiều mã tấu, 1 vỏ đạn. Riêng nạn nhân Tuấn lập tức được gia đình đưa đi bệnh viện Bà Rịa cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương trên người bị nhiều vết chém, bàn tay đứt lìa ngón tay trỏ.
Hiện Công an Châu Đức đang điều tra làm rõ vụ án cũng như truy bắt các đối tượng trên.
Thứ Năm, 26/02/2015 - 10:55
Nguyễn Nam

Hà Tĩnh: Bắt cán bộ Chi cục thuế Hà Tĩnh đánh bạc

Dân trí Khi các con bạc đang say sưa sát phạt nhau tại nhà anh Nguyễn Hữu Tài (phường Thạch Qúy, TP Hà Tĩnh), lực lượng Cảnh sát cơ động Công an Hà Tĩnh đã ập vào bắt tại trận 4 đối tượng, thu giữ tại chiếc bạc gần 53 triệu đồng.

Trước đó, vào khoảng 0h30 ngày 26/2, nhận được tin báo của các trinh sát, lực lượng Cảnh sát cơ động Công an Hà Tĩnh đã ập vào nhà của anh Nguyễn Hữu Tài và bắt giữ 4 đối tượng đang đánh bạc.
Các đối tượng cùng tang vật tại cơ quan điều tra


Các đối tượng cùng tang vật tại cơ quan điều tra
Các đối tượng cùng tang vật tại cơ quan điều tra
Các đối tượng tham gia đánh bạc gồm: Thái Hồng Sơn (SN 1966, trú tại phường Thạch Quý, TP Hà Tĩnh, hiện đang là Cán bộ Cục Thuế Hà Tĩnh), Nguyễn Trọng Vinh (SN 1978, trú tại thị Trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà), Ngô Đực Thế (SN 1986, trú tại xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc) và Nguyễn Xuân Hưng (SN1977, trú tại xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên).
Tang vật tại hiện trường bị lực lượng chức năng thu giữ gồm: 52.750.000đồng, 01 bộ bài tú lơ khơ 52 quân, tiền trong người các đối tượng tự giao nộp 48.100.000đồng và 250 USD; 05 điện thoại di động, 01 xe máy và 1 xe mô tô.
Hiện Lực lượng Cảnh sát cơ động đã bàn giao người và tang vật cho Công an TP Hà Tĩnh điều tra xử lý theo pháp luật.
                               Xuân Sinh – Tiến Hiệp

Đá Chữ Thập: pháo đài canh giữ biển Đông?

Việt-Long - RFA 2015-02-26
reclamation
Tàu thuyền Trung Quốc đang bồi đấp đảo mới từ Đá Chữ Thậpchinatopix.com.
Báo Wall Street Journal sưu tầm hình ảnh những đá, bãi đang được Trung Quốc kiến tạo và mở rộng ở Trường Sa, đem đặt cạnh những không ảnh chụp các vị trí  này trước đây trong năm ngoái, cho thấy diện tích các nơi này được làm tăng gấp nhiều lần. Riêng Đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam năm 1988 đã được kiến tạo tăng diện tích gấp hơn 10 lần so với đầu năm ngoái, khiến nó trở thành hòn đảo lớn nhất Trường Sa, lớn hơn cả đảo Ba Bình vốn bị Đài Loan chiếm giữ từ đầu thập niên 1950.

Anh hưởng quốc tế?

Việc Trung Quốc tái tạo đảo ở Trường Sa đã được quốc tế chú ý từ đầu năm ngoái khi Bắc Kinh khởi sự kiến tạo đá Chữ Thập một cách đại quy mô, cùng lúc với năm đảo và bãi đá khác, trong đó có đá Gác-Ma cũng chiếm của Việt Nam, và gần đây lại xây đắp một vị trí thứ bảy nữa ở Đá Vành Khăn, cách Palawan 209 km.  Giới chuyên gia quân sự và chiến lược là những người lưu ý tới sự kiện này nhiều nhất, vì họ thấy được qua hành động đó, Trung Quốc quyết tâm bành trướng lấn chiếm 90% diện tích biển Đông, đối đầu với chính sách của Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược sang khu vực châu Á Thái Bình Dương.
reclamation-fiery-cross-reef
Không ảnh chụp Đá Chữ Thập đang được bồi đắp, tân tạo
Tất nhiên mọi sự kiện liên quan đến biển Đông đều liên quan chặt chẽ tới Việt Nam trên mọi phương diện, từ chủ quyền đến kinh tế, quân sự, ngoại giao, ảnh hưởng vào chế độ chính trị... nhưng hành động này của Trung Quốc ở biển Đông mang nhiều ý nghĩa hơn đối với chiến lược châu Á của Hoa Kỳ.  Sách lược biển Đông của Trung Quốc không có gì là lạ, nhưng diễn tiến trong năm qua đã chứng tỏ Bắc Kinh rất quyết đoán và gấp rút thực hiện nó, song song với việc phát triển quốc phòng, mặc dù kinh tế và nội trị có những khó khăn riêng.

Ý nghĩa chiến lược?

Báo chí của Trung Quốc gọi đá Chữ Thập là căn cứ lợi hại từ đó có thể tung ra cuộc tấn công chiếm giữ thủ phủ Sài Gòn của miền Nam Việt Nam trong vòng vài giờ đồng hồ! Nhưng đó chỉ là điều khoa trương ồn ào, không do Quân Ủy Trung ương Bắc Kinh phát biểu, để hăm he và bảo Việt Nam đừng trông mong vào Mỹ. Dường như Trung Quốc cũng hiểu rằng việc tấn công chiếm Sài Gòn không thực tế và không quan trọng bằng tính cách căn cứ hải dương, pháo đài trấn ngự con đường biển từ eo Malacca ngược lên tới nam Trung Hoa, lên tận biển Hoa Đông vào Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, trước hết, nhóm đá và bãi được tân tạo để có thể làm căn cứ hải dương và điểm tiếp vận cho các hạm đội hải quân cùng hằng ngàn tàu đánh cá của Trung Quốc. Quan trọng hơn thế, khi căn cứ này đi vào hoạt động nó sẽ cho thấy ngay hình ảnh lãnh hải rộng lớn của biển Đông nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc.

Vai trò quân sự?

Thực ra nhóm vị trí tân tạo này chỉ tạo nên hình ảnh và hình thức một lãnh thổ xa xôi của Trung Quốc, nhằm khoa trương về cái gọi là chủ quyền lãnh hải Trung Quốc từ Hải Nam tới Trường Sa và qua khỏi Trường Sa. Nó không đủ điều kiện địa lý và pháp lý để Bắc Kinh dựa vào đó xác định chủ quyền lãnh hải đặc quyền.
Về mặt quân sự, vị trí này cũng chỉ mang tính hình thức.  Ngay trong trường hợp giả dụ xảy ra chiến tranh với Việt Nam, liệu cái căn cứ vững chắc và to lớn nhất trong 
kilo-636
Tàu ngầm Kilo-636 của Việt Nam
nhóm đó là đá Chữ Thập có chịu nổi chục quả ngư lôi loại ASuW 53-65, 533 ly, với khối nổ ba trăm kilogram phóng từ tàu ngầm Kilo-636 KMV "sát thủ thầm lặng" của Việt Nam? Trận tấn công có thể khiến cầu tàu, sân bay cùng theo nhau lặn xuống đáy biển! Hay nếu Việt Nam may ra "mượn" được qua tay Mỹ vài quả bom tấn kiểu "shock-and-awe" nữa, thì cả một loạt căn cứ gọi là "tân tạo bề thế" đó cũng sẽ bị xóa vĩnh viễn trên bản đồ. Như vậy liệu nó có khả năng giữ được cái gọi là vai trò pháo đài trấn ngự biển Đông đối đầu với chính sách chuyển trục của Mỹ?

Chủ đích khác

Hình ảnh "pháo đài trấn ngự biển Đông", do đó, chỉ là hình ảnh trên mặt hình thức để khoa trương mà thôi. Một dúm đá với rạn san hô lèo tèo khi nổi khi chìm trên mặt nước như vậy có tân tạo bồi đắp đến mấy thì cũng chỉ tạo được một hình thức không có thực chất, không có gì lợi hại về mặt quân sự và cũng không làm mốc cho lãnh thổ mở rộng. Ngay cả hòn đảo lớn nhất và kiên cố nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình bị Đài Loan chiếm cứ cũng không đủ điều kiện cho một căn cứ kiên cố trên biển, so với những điểm chiến lược như dãy đảo Saipan, Iwo Jima dẫn vào đất Nhật. Phòng thủ nhóm đảo nhỏ nhoi đó cũng đã khó, khoan nói đến căn cứ xuất phát tấn công.
Tóm lại hành động chiếm cứ và bồi đắp kiên cố những đá và bãi ở Trường Sa không thể làm nghiêng cán cân lực lượng trước ưu thế quân sự tuyệt đối của Mỹ ở biển Đông, mà chỉ là để tạo nên một hình ảnh lãnh thổ bao trùm biển Đông. Trung Quốc chỉ cố thổi phồng hình ảnh lên cho thành thực tế, để cho quốc tế nếu không nhìn nhận thì cũng không thể đẩy được Trung Quốc ra khỏi vùng lãnh thổ lãnh hải mà họ nhất quyết bám chặt bằng mọi giá.

Không chiến tranh

Nhóm đá mới bồi đắp này quả là không có ý nghĩa gì về quân sự khi chẳng may xảy ra chiến tranh, nhưng liệu Trung Quốc có để xảy ra một cuộc chiến tranh ở biển Đông, trong khi đám báo chí Trung Quốc phụ họa với đảng Cộng sản cầm quyền lúc nào cũng hô hoán chuyện dạy Việt Nam một bài học nữa, rồi thì "thừa khả năng đánh chiếm Việt Nam trong vài ngày"? Câu trả lời có nhiều phần là KHÔNG, vì chiến tranh sẽ lật ngược quyền lợi chiến lược và kinh tế của Bắc Kinh.
Không gây chiến tranh nhưng Trung Quốc gắng tô bồi nhóm đảo cỏn con đó để có thể mở ra vùng nhận dạng phòng không mới ở biển Đông. Kỳ thảo luận bàn tròn "Thế giới Trong tuần" ngày 11 tháng 12 năm 2013 nói rằng Trung Quốc chỉ mở vùng nhận dạng phòng không đó khi có đủ lực lượng hải quân tuần tra đến tận Trường Sa, Singapore. Nay là lúc Trung Quốc ráo riết chuẩn bị cho cả hải quân lẫn không quân khả năng tuần tra và kiển soát không phận hải phận biển Đông, bằng những hoạt động được nói đến trong lần thảo luận này.
Nhóm đảo tân tạo còn có lợi cho Trung Quốc về kinh tế, trong lãnh vực giao thông chuyển vận và ngư nghiệp. Từ tháng 7năm ngoái Bắc Kinh đã khuyến khích ngư dân của họ mở rộng ngư trường về phía nam, nói là các tàu cá sẽ được tiếp liệu ở Trường Sa.
air-strip-2
Phi cơ chiến đấu của Trung Quốc trên đường bay trên đá Chữ Thập tân tạo- Ảnh mô phỏng

Dựa vào đâu?

Trung Quốc có thể sẽ áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông, đồng thời mở rộng hoạt động quân sự và ngư nghiệp trên vùng biển sân trước của Việt Nam. Đến lúc đó Việt Nam sẽ phải có phản ứng, nhưng dựa vào đâu để phản ứng, thì đó là câu hỏi mà toàn dân toàn quân Việt Nam sẽ buộc đảng Cộng sản cầm quyền phải trả lời thích đáng.
Liệu đảng Cộng sản có thể nói "dựa vào chính mình" trong một quốc gia mà chính trường rối loạn với trận đấu đá giết chóc nhau công khai để tranh giành quyền lực, người dân thì bị cướp đoạt, áp chế một cách tàn bạo không nương tay?

Ông đồng bà cốt bận rộn đầu năm

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Theo RFA-2015-02-26

Đền Lư Giang (Hoàng Mai, Hà Nội)
 Đền Lư Giang (Hoàng Mai, Hà Nội)motthegioi.vn

Tết về, cũng là dịp các ông đồng, bà cốt khắp các miền đất nước hốt bạc. Đặc biệt đối với các ông đồng, bà cốt ở phía Bắc, nơi gần với thủ đô, đây là dịp mà họ đếm tiền không xuể, có nhiều người nói vui là sau mùa Tết, các ông bà này lo giữ cái chứng minh nhân dân cho thật kĩ vì sợ nếu mất chứng minh, chỉ tay chưa kịp phục hồi sau một quá trình đếm tiền làm mòn sạch, sẽ rất khó cho việc lăn dấu tay làm chứng minh nhân dân. Đó là chuyện đùa, nhưng chuyện thật cũng chẵng khác gì chuyện đùa bởi đa phần cán bộ, quan chức ở Hà Nội đều rất mê tín. Chức quyền càng to thì mê tín càng đáng sợ.

Hối lộ, đút lót và nhảy đồng trong lòng thủ đô…

Một trợ lý ông đồng, còn gọi là đệ tử của Ông, chia sẻ: “Trước đây thì có nhưng giờ thì ít hơn, nhập ở điện hoặc nhà nào có chuyện thì mời Ông về nhập, nói linh thiêng lắm…!”

Theo người này, bắt đầu từ ngày hai mươi tháng Chạp trở đi, các điện thờ ông đồng bà cốt bắt đầu nóng dần lên, xe cộ vào ra nườm nượp, đa phần là đi tạ lễ. Và chắc chắn một điều những người đến đây tạ lễ là vợ các quan chức nhà nước. Vì tháng Giêng họ đã khấn vái, xin lộc, xin tài, xin sức khỏe, xin công danh sự nghiệp. Sau một năm dài được thăng quan tiến chức, được ăn nên làm ra bởi được phù hộ, che chở, họ buộc phải đến tạ lễ đễ năm sau còn có cơ hội xin các thứ mà năm trước họ đã xin, để tiếp tục vinh thân phì gia.

Và kể từ ngày ba mươi tháng Chạp trở đi, các điện thờ ông dồng bà cốt chật như nêm. Đặc biệt, điện thờ bác Hồ ở Ninh Bình, Thanh Hóa và Hà Nội có số lượng người đến tạ lễ, cầu lộc đông la liệt, nằm ngồi từ trong nhà ra đến tận ngõ, nhiều người phải thuê phòng trọ ở lại qua đêm để được đến phiên chầu ông, chầu bà, chầu bác. Trong những lúc như thế, tình trạng đút lót, hối lộ lại diễn ra giữa những người tạ lễ với các đệ tử ở các điện.

Thường thì người nào muốn được vào hầu đồng sớm để còn đi lo việc khác thì tìm cách nào đó khéo léo nhét tiền cho các đệ tử, gọi là lì xì đầu năm. Lúc này các đệ tử sẽ hỏi tên nếu thấy lạ, trường hợp quen mặt thì nhận ra người quen và sắp xếp tên của người vừa lì xì cho mình lên vị trí thuận lợi để được hầu sớm, về sớm.

Có thể nói nạn hối lộ, đút lót, mãi chô diễn ra rất rầm rộ và nhịp nhàng ở các cửa điện. Bởi theo người đệ tử này thì đó là chuyện bình thường, điều đó cho thấy cá điện thờ, các ông đồng bà cốt, các đệ tử đã bắt kịp thời đại, nắm được cái phông văn hóa của thời đại để mà hoạt động và thăng tiến.

Và người đệ tử này cũng tiết lộ thêm là ngoại trừ thời kỳ ông Lê Duẩn làm Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, cái thời mà đền đài, miếu mộ, lăng tẩm bị đấp phá không thương tiếc ấy, những thời kỳ của các tổng bí thư sau này rất mê tín, đặc biệt tin vào ông đồng bà cốt. Điển hình là thời đại của Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông này tuy không mê tín nhưng vợ con ông lại rất  siêng đi cầu nguyện ở những chốn thờ phượng, ở các điện.

Các Tổng bí thư Cộng sản sau ông Mạnh cũng là những người vô thần nhưng gia đình của họ lại rất mê tín, rất siêng đi đến các điện, các phủ. Phủ Tây Hồ được nhang khói nườm nượp, hoạt động nhập đồng, nhảy đồng diễn ra công khai như một thứ lễ hội tâm linh cũng chỉ phát triển vào thời các ông Tổng bí thư sau này. Và cái biệt danh Trọng Lú mà giới blogger và những lãnh đạo Hà Nội thi thoảng vẫn gọi lúc trà dư tửu hậu là do một lần bác Hồ nhập vào xác đồng, gọi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng một cách trìu mến bằng cái tên Trọng Lú để khen tài năng và đức độ hiền hòa, khen chữ nhẫn đến độ giống như lú của hậu duệ lãnh đạo đảng.

Các điện thờ nhuộm màu Trung Quốc

Một người khác, cũng là đệ tử của một xác đồng được gọi là Đức Thánh Trần ở Đền Thượng thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Lào Cai, chia sẻ: “Chị này hôm qua vào hầu chưa được giờ vào đi, đúng rồi, không riêng gì ở đây đâu. Ai cúng vái xin lộc thì ra đằng trước nha!”

Theo người này, hiện nay, không riêng gì điện thờ Đức Thánh Trần ở đền Thượng, Lào Cai bị lai căn văn hóa, biến Trần Hưng Đạo thành một vị thánh mang dáng dấp Trung Hóa mà hầu như ở tất cả các điện thờ ở phía Bắc đều mang dáng dấp Tàu. Từ danh xưng cho đến thủ tục làm lễ, áo quần và đặc biệt tất cả các ông thần, bà chúa, ông thánh, bà tiên đều xưng danh nghe rất Tàu và luôn cho các đệ tử biết là mình đang sống ở cõi giới mà khi họ tả nghe toàn cảnh trong phim Tàu. Đáng sợ nhất là khi họ nói họ là đệ tử của các thánh thần bên Tàu.

Ông đệ tử này đưa ra nhận xét là hầu hết các điện đều có chút gì đó mang tính dàn dựng và định hướng để nó gần giống với không khí sinh hoạt của các triều đại phong kiến Trung Quốc. Và mục tiêu cuối cùng của việc dàn dựng này là các thánh thần, ông tiên bà tiên tuy là đang ở trú xứ Việt Nam nhưng lại luôn hướng về cội nguồn Trung Hoa.

Đây là vấn mà theo ông là hết sức nhạy cảm và đáng sợ, dường như có một bàn tay chỉ định nào đó từ bên trên để các điện thờ, các thánh thần trở thành những tuyên truyền viên văn hóa Tàu và dần biến người Việt thành những đệ tử mù quán cùa các thần thánh Tàu. Và đáng kinh tởm là ngay cả thần thánh, danh tướng Việt Nam một thời họ cũng đặt dưới sự lãnh đạo của các thánh thần Trung Hoa.

Tết về, mùa đồng bóng lại về trên đất Bắc, trên thủ đô Hà Nội. Mọi chuyện lại diễn ra rầm rộ, năm sau sặc mùi Trung Hoa hơn năm trước. Nhân dân mãi là một đám đông rồng rắn ù tì trong cây gậy chỉ huy của bề trên nào đó. Thật là buồn khi phải nói đến chuyện này giữa mùa Tết, mùa trẩy hội!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/witchcraf-sorceri-busi-nwyea-02262015090614.html/02252015-vttvn.mp3

Đông Á Xoay Vần

Gia Minh & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2015-02-25
Cầu Liede dọc theo sông Pearl tại thành phố Quảng Châu
Cầu Liede, bên phải là tháp Canton, cao nhất, và các tòa nhà chọc trời khác dọc theo sông Pearl tại thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 8 tháng 1 năm 2015. (Ảnh minh họa) chinatourguide.com

Bước vào một năm âm lịch mới, với nhiều quốc gia Đông Á vẫn còn sử dụng lịch pháp này và coi năm Ất Mùi là một vận hội mới, Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về vận hội đó.

Gia Minh: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, chúng ta vừa bước vào một năm âm lịch mới, năm nay được gọi là Ất Mùi. Như thông lệ thì mở đầu cho một chu kỳ mới, ai cũng muốn dự đoán thời vận của năm mới, nhất là tại khu vực Đông Á là nơi mà nhiều quốc gia vẫn dùng âm lịch làm cơ sở tính toán thời vận. Trên diễn đàn này, ông nhiều lần cảnh báo thời kỳ thoái lui của kinh tế Trung Quốc sau mấy thập niên tăng trưởng rất ngoạn mục. Nếu Trung Quốc thoái lui như vậy thì các nước Đông Á sẽ ra sao? Và Việt Nam nên làm gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng ta sẽ trước tiên nhìn vào Trung Quốc vì đấy là một cường quốc kinh tế cấp vùng với sản lượng đã vượt qua Nhật Bản năm năm về trước để là nền kinh tế đứng hạng nhì thế giới.

- Khi nhìn vào Trung Quốc thì ta không thể quên chuyện trường kỳ và vấn đề ngắn hạn. Trong ngắn hạn, kinh tế Trung Quốc bước vào thời suy giảm, với đà tăng trưởng thấp và rủi ro cao hơn. Xứ nào cũng có thể trải qua giai đoạn ấy khi áp dụng quy luật của thị trường để tăng trưởng và sau vài chục năm thành công thì cũng có lúc hụt hơi và bị khủng hoảng nếu tăng trưởng không có nền tảng lành mạnh. Nhưng nhìn trong trường kỳ - và đây là một đặc tính của lãnh đạo Trung Hoa thời xưa hay Trung Quốc thời nay – thì xứ này theo đuổi một chiến lược lâu dài là dùng kinh tế hơn quân sự như lợi thế giúp mình trở thành một siêu cường ngang tầm Hoa Kỳ rồi vài chục năm nữa thì sẽ vượt qua Hoa Kỳ để trở thành một trung tâm có ảnh hưởng của thế giới.

Gia Minh: Vâng thưa ông, nếu bây giờ ta nói về chuyện ngắn hạn thì những gì có thể xảy ra cho kinh tế Trung Quốc?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Theo thuật "quỷ biển" quen thuộc của văn hoá chính trị Trung Hoa, là gây ra ấn tượng sai về chính mình để lừa gạt người khác, lãnh đạo Bắc Kinh thành công khi làm thế giới hiểu lầm. Rằng họ áp dụng quy luật thị trường để phát triển quốc gia và nhờ kinh tế tăng trưởng khả quan thì chính trị trên thượng tầng cũng thay đổi khiến Trung Quốc sẽ theo xu hướng dân chủ. Sự thật không được lạc quan như vậy vì Bắc Kinh chỉ áp dụng quy luật thị trường một cách hạn chế và tập trung tài nguyên vào khu vực kinh tế nhà nước với các tập đoàn quốc doanh được chế độ độc tài ưu tiên nâng đỡ và ngày nay vẫn cung cấp đến 40% Tổng sản lượng GDP.

- Tuy nhiên, sau một giai đoạn tăng trưởng với lực đẩy là đầu tư, chiếm tới hơn 40% của GDP, thì kinh tế Trung Quốc hết đà tăng trưởng và ưu thế có nhân công rẻ với lương bổng thấp cũng không còn. Vì vậy, từ nhiều năm nay lãnh đạo xứ này phải chuyển hướng kinh tế là tìm lực đẩy nhờ tiêu thụ, với ưu tiên là khu vực dịch vụ thay vì khu vực chế biến hàng công nghiệp nhẹ.

Gia Minh: Thưa ông, từ Đại hội khóa 18 vào cuối năm 2012 thì Bắc Kinh đã nói đến việc cải cách kinh tế theo hướng đó và sẽ áp dụng quy luật thị trường một cách phổ biến hơn, với tầm quan trọng giảm thấp của các tập đoàn kinh tế và ngân hàng của nhà nước. Nhưng sau ba năm thì họ có làm được như vậy không? Hõi cách khác, họ có thực lòng cải cách như vậy không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi nghĩ rằng họ thật sự chẳng có cách nào khác vì khu vực kinh tế nhà nước thành những trung tâm thu vét tài nguyên mà chẳng đóng góp gì cho phát triển. Nhưng cũng chính các trung tâm ấy đang tìm cách cản trở nỗ lực chuyển hướng vì sợ mất quyền lợi. Vì thế chúng ta mới thấy cả một chiến dịch giải trừ tham nhũng và truy tố các đảng viên cao cấp để lãnh đạo có thể thâu tóm quyền lực về trung ương hầu lèo lái con thuyền kinh tế ra khỏi vùng giông bão. Thuần về kinh tế thì việc chuyển hướng đó không dễ mà phải cần thời gian trong khi tốc độ tăng trưởng sẽ giảm chứ không thể là trên 7% một năm như Bắc Kinh đề ra.

- Yếu tố thứ hai mà ta cần chú ý là trong ba chục năm đầu của thời cải cách do Đặng Tiểu Bình đề xướng thì các tỉnh duyên hải đã phát triển mạnh nhờ hội nhập và làm ăn với bên ngoài. Trong khi các tỉnh bị khóa trong lục địa thì vẫn nghèo nàn và lạc hậu khiến xã hội xứ này gần như bị chia đôi như trong quá khứ và gây lo sợ cho lãnh đạo. Vì vậy họ tập trung quyền lực về trung ương để có thể tái phân lợi tức và phát triển các tỉnh ở bên trong. Nỗ lực đó cũng chẳng dễ dàng và mau chóng hoàn tất, dù hậu quả xã hội của tình trạng phát triển thiếu cân bằng và chẳng công bình đó đang gây ra nguy cơ động loạn, là điều đã từng xảy ra trong lịch sử xứ này.

- Sau cùng, cũng cần nhìn thấy một yếu tố bất ổn thứ ba là su vụ Tổng suy trầm toàn cầu vào năm 2008, Bắc Kinh dùng tín dụng làm đòn bẩy kích thích kinh tế, với số vay nợ tăng gấp bốn và nay đã vượt gấp đôi Tổng sản lượng. Các doanh nghiệp Trung Quốc nay có mức nợ cao nhất thế giới và điều ấy cũng đe dọa hệ thống ngân hàng khiến khủng hoảng tài chính có thể bùng nổ như đã xảy ra cho mọi quốc gia đi trước, thí dụ như Nhật Bản hay Đại Hàn vào các năm 90, 97.

Gia Minh:Tổng kết lại về kinh tế Trung Quốc vào đầu năm Mùi, thì vận hội mới của họ là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Lãnh đạo Bắc Kinh đang trước hết thâu tóm quyền lực và còn độc tài hơn trước để bố trí lại phương tiện cho các khu vực và thành phần kinh tế theo ưu tiên khác. Hậu quả là thêm nạn độc tài mà ít đà tăng trưởng. Họ bước vào năm mới trong tình trạng khó khăn ấy nên viện dẫn một động lực tâm lý khác là chủ nghĩa quốc gia dân tộc, cũng là một truyền thống khá quen thuộc mỗi khi quốc gia lâm nguy. Trong hoàn cảnh đó, các nước Đông Á tính sao?

Gia Minh:Quả thật như vậy, trong hoàn cảnh đó các nước lân bang tại Đông Á tính sao?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi trộm nghĩ rằng họ có những cơ hội mới về kinh tế mà cũng gặp hiểm tai lớn về an ninh.

- Trong quá khứ, xứ nào cũng từng áp dụng chiến lược thu hút tư bản để phát triển nhờ có nhân công nhiều và rẻ như Hoa Kỳ đã khởi đầu từ 130 năm về trước, hoặc Nhật Bản từ 60 năm trước. Trung Quốc cũng theo đường này và với dân số cao nhất địa cầu đã trở thành một công xưởng của thế giới. Chuyện ấy ngày nay đã hết vì họ cũng bị nạn lão hóa dân số từ kế hoạch mỗi hộ một con được ban hành từ năm 1978 và vì nhân công khan hiếm hơn đã đòi mức lương cao hơn.

- Vì vậy, rất nhiều quốc gia trên thế giới có thể trám vào cái khoảng trống do kinh tế Trung Quốc để lại. Khoảng trống đó là các ngành sản xuất sản phẩm tiêu dùng như áo quần, giầy dép, đồ đạc và cả ngành ráp chế điện thoại cầm tay hay linh kiện điện tử. Các ngành này có ưu điểm là cần ít tư bản và có thể di chuyển cơ sở tương đối dễ dàng đến những nơi có nhân công nhiều và rẻ.

Gia Minh:Thưa ông, thế thì ai chuyển tư bản vào nhưng nơi đó?


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chính là các doanh nghiệp đã từng góp phần cho đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc. Bây giờ, các tập đoàn quốc tế ấy sẽ phải tìm nơi khác làm công xưởng. Nơi đó có thể là Mexico hay Peru tại Trung Nam Mỹ, có thể là vài xứ Đông Phi chưa bị loạn vì nạn khủng bố Hồi giáo. Nhưng an toàn và nằm giữa một khu vực thịnh vượng thì có các nước Châu Á, như Bangladesh, Sri Lanka, và nhất là các nước Đông Nam Á như Miến Điện. Lào, Cam Bốt, Việt Nam, Philippines hay Indonesia. Trong danh sách này có khi còn vài xứ khác chứ mình chưa thể biết hết được. Mà đã nói về nhân lực thì ta chẳng thể quên thành phần phụ nữ ngày nay đã mạnh mẽ tham gia thị trường lao động, nhất là tại Đông Á.

- Nếu nghĩ đến các tiêu chuẩn quyết định cho việc thiên hạ chọn nơi đầu tư để thay thế thị trường Trung Quốc thì ta có thể kể ra là 1) dân số, 2) trình độ tay nghề nhờ giáo dục và đào tạo, 3) khả năng Anh ngữ và 4) nhất là sự lành mạnh của môi trường đầu tư với luật lệ minh bạch.

- Kể từ năm Mùi này, ta có thể nghĩ đến một kỷ nguyên tăng trưởng cho các nước tại Đông Á khi họ thay thế vai trò của Trung Quốc. Đây là một sự xoay vần mới, có thể kéo dài cả chục năm cho đến khi các nước đó cũng tiến lên một trình độ phát triển khác.

Gia Minh: Thưa ông, trong vành cung Đông Á kéo dài từ Ấn Độ dương qua Thái bình dương như ông vừa trình bày thì có cả Việt Nam. Liệu Việt Nam có nắm bắt được cơ hội này không?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi e là không vì dù Việt Nam có nhiều lợi thế cạnh tranh với các nước Đông Á kia nhờ nhân lực trẻ và có hiểu biết nhưng lại gặp giới hạn là môi trường đầu tư chưa thông thoáng, hành chính thiếu minh bạch và có quá nhiều tham nhũng. Và Việt Nam còn bị một giới hạn chết người hơn nữa là lãnh đạo Hà Nội lại coi xứ mình như sân sau của Trung Quốc nên ưu tiên tạo điều kiện dễ dãi cho giới đầu tư của Trung Quốc. Thành thử, Việt Nam có thể lỡ cơ hội thoát Tầu, đấy là chuyện rất đáng nói về năm Mùi.

Gia Minh:Hồi nãy ông có nói rằng các nước Đông Á có những cơ hội mới về kinh tế mà cũng gặp rủi ro lớn về an ninh. Thưa ông, rủi ro đó là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Khi lãnh đạo Trung Quốc phải chuyển hướng trong giai đoạn khó khăn, họ đề cao chủ nghĩa dân tộc và nói đến giấc mơ Trung Hoa là trở thành siêu cường ngang tầm Hoa Kỳ. Họ chưa có khả năng quân sự để thách đố sức mạnh của Hoa Kỳ mà vẫn có thể uy hiếp xứ khác, trước hết là các lân bang tại Đông Á. Trong số này không có các nước vững mạnh như Nhật Bản, Nam Hàn hay thậm chí Đài Loan mà chỉ có các nước trong vùng Đông Nam Á. Bị rủi ro nhất trong số này cũng chính là Việt Nam, ngày nay đang bị bao vây ở bên ngoài mà bên trong thì bị Trung Quốc điểm vào xương sống sau khi đã thu phục giới lãnh đạo ở trên.

Gia Minh: Câu hỏi cuối về sự xoay vần sắp tới của Đông Á, thưa ông, các quốc gia trong khu vực này có thể làm gì để thêm sức mạnh về kinh tế mà giảm thiểu rủi ro về an ninh từ Bắc Kinh?


Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ rằng các quốc gia phú cường trên thế giới đều muốn có một khu vực Đông Á thịnh vượng và ổn định nên vì quyền lợi của mình, họ đều phải canh chừng động thái của Trung Quốc. Ta có thể kể đến hàng loạt quốc gia bán đảo hay quần đảo vây quanh Trung Quốc từ Ấn Độ dương qua Thái bình dương, là Ấn Độ, Úc, Nam Hàn, Nhật Bản và dĩ nhiên cả Hoa Kỳ. Không ai muốn công khai nói đến chuyện be bờ ngăn chặn Trung Quốc như đã từng làm chung quanh Liên bang Xô viết trong thời Chiến tranh lạnh, nhưng chính vì chủ trương bành trướng của Bắc Kinh, phản ứng ngăn chặn này đang tự nhiên thành hình và đấy cũng là một sự xoay vần của Đông Á.

Gia Minh: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc phỏng vấn này.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/east-asian-rebalance-02252015140820.html/02252015-east-asian-rebalance.mp3

Việt Nam và những điều kỳ lạ


Cao Huy Huân
Theo VOA-26.02.2015

Đầu năm Ất Mùi, xin kính chúc các độc giả một năm mới thành công và thắng lợi. Vì là dịp đầu năm cho nên tôi cũng dành cho bài viết này những điều trăn trở nhất của mình về đất nước mà tôi sinh sống. Thời đại này là thời đại mở cửa ra thế giới, nhìn ra xung quanh và ngẫm nghĩ lại chính mình để thay đổi những điều đang cần thay đổi, điều chỉnh những cái chưa hay, bãi bỏ những cái trì trệ và phát huy những cái tốt đẹp. Ở xứ này, có nhiều điều rất kì lạ, kì lạ đến mức khó mà tìm thấy ở nơi nào trên thế giới. Vấn đề là những điều kì lạ này không phải tự nhiên mà có, mà tất cả đều xuất phát từ con người. Sau đây xin phép liệt kê những điều kì lạ đó.

1. Trên thế giới này chỉ có ba quốc gia áp dụng hình thức sổ hộ khẩu là Trung Quốc, BắcTriều Tiên và Việt Nam. Chưa biết hình thức này có ích lợi gì không nhưng ba quốc gia này cũng là những quốc gia bị liệt vào hàng không có nhân quyền. Thử tưởng tượng, đem khẩu hiệu “nhà nước của dân, do dân và vì dân” ra so sánh với sổ hộ khẩu thì bỗng dưng cái khẩu hiệu đó mất hiệu lực từ khi nào. Mặc dù là công dân của nước Việt Nam nhưng lại không được phép tự do chuyển chỗ ở trong vòng lãnh thổ Việt Nam, đi đâu cũng phải trình phải báo, đăng ký tạm trú tạm vắng.

2. Thêm một vấn đề nữa cũng liên quan đến cái hộ khẩu. Đại loại là nếu như Hoa Ký cũng áp dụng hình thức hộ khẩu như Việt Nam thì khi một người đang sinh sống ở Hawaii nhưng có hộ khẩu ở Alaska, thì khi người đó mua một chiếc xe ở Hawaii, vẫn phải tìm cách đưa chiếc xe đó về Alaska mà đăng ký lưu hành. Thật là khó khăn, mất thời gian, công sức và lãng phí biết bao nhiêu thứ chỉ vì cái hình thức nhảm nhí này. Cũng chả biết mục đích của hình thức đăng ký lưu hành phương tiện giao thông này có ý nghĩa gì, chỉ biết là nó vô cùng phiền toái và vô nghĩa.

3. Chưa có quốc gia nào trong mỗi chương trình đại học hay cao đẳng đều phải có chứng chỉ về lý thuyết triết học Marx – Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh. Các quốc gia khác không tuyên truyền về những lý thuyết đó cho tầng lớp trí thức tương lai của mình. Với họ, làm người tốt và có ích cho xã hội là đủ rồi. Nếu hỏi thử các bạn sinh viên xem có thích học những lý thuyết đó không, chắc chắn đa số câu trả lời sẽ là không. Bản thân tôi cũng từng học qua, vấn đề là thời gian đi học những môn đó, tôi chỉ đến cho có mặt điểm danh rồi ngồi dưới làm việc riêng, những sinh viên khác cũng như vậy, chả ai muốn lắng nghe những lý thuyết suông như vậy. Đến khi thi cử, thật xấu hổ, nhưng tôi phần học vẹt phần chuẩn bị tài liệu quay cóp chứ thật tình chẳng thể nào thấm nổi những lý thuyết đó vào đầu để mà trả lời câu hỏi. Mỗi sinh viên trung bình tốn 3 học kỳ cho các lý thuyết đó, và cuối cùng cái nhận được là con số không và sự mơ màng về giá trị nền thể chế.

4. Luật lao động quy định phải cung cấp sơ yếu lý lịch khi tham gia lao động thậm chí ở những doanh nghiệp nước ngoài. Trong sơ yếu lý lịch cần nêu rõ thông tin bản thân và gia đình trước và sau năm 1975 đã và đang làm gì. Thật sự cần thiết thông tin đó sao? Năng lực làm việc của một người thứ nhất không liên quan đến gia đình họ và thứ hai cũng chẳng liên quan gì đến cái năm 1975 đó. Và thực tế đã chứng minh, năng suất làm việc của dân Việt Nam được xếp hàng lè tè ở thế giới và khu vực. Chắc là có liên quan đến năm 1975.

5. Luật Việt Nam quy định không cho phép một người nam mang quốc tịch nước ngoài và một người nữ mang quốc tịch Việt Nam ở chung một phòng khách sạn khi hai người không có giấy chứng minh đã kết hôn với nhau. Tuy nhiên, nếu một người nam mang quốc tịch Việt Nam và một người nữ mang quốc tịch nước ngoài ở chung một phòng khách sạn thì không sao. Cũng chẳng có vi phạm gì nếu đó là hai người nam hoặc hai người nữ. Vậy cuối cùng, mục đích của cái luật đó là gì? Nếu luật đưa ra mà chẳng để có mục đích gì thì chẳng khác nào làm trò cười cho thiên hạ.

6. Mới đây Bộ Công thương ra nghị định mới về việc đóng thuế đối với hình thức kinh doanh qua mạng xã hội, mà phổ biến ở Việt Nam hiện là Facebook. Điều đáng nói là những quy định mới này rất mập mờ và khó áp dụng, ví như chuyện kinh doanh qua Facebook thì người bán hàng phải có nghĩa vụ đóng thuế thế nhưng khi được hỏi là hình thức quản lý và quy trình kiểm tra thuế như thế nào thì Bộ này lại đẩy trách nhiệm sang Bộ Tài chính. Sao các Bộ cứ thích làm khó nhau và làm khó người dân như vậy nhỉ?

Thực sự có những điều ở Việt Nam rất khó hiểu nhưng đến giờ vẫn còn áp dụng. Trên đây chỉ là một cơ số nhỏ mà tôi cảm thấy băn khoăn và e ngại nhất cho tình hình xã hội ở Việt Nam nhất. Chắc là còn nhiều điều kì lạ khác nữa nhưng trong vốn kiến thức nông cạn của tôi chưa khám phá ra hết. Đầu năm Ất Mùi chỉ xin cầu cho những điều kì lạ ở Việt Nam sẽ dần thay đổi và biến thành những điều bình thường. Để cho quốc thái, dân an, và mùa xuân luôn ở lại với đất nước mà đáng lẽ ra đã là số một ở châu Á như phát biểu của cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thêm 4 người Thượng Việt Nam bị Campuchia trục xuất

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho biết ít nhất 4 người Thượng hiện đang lẩn trốn ở Phnom Penh trong khi hàng chục người nữa vẫn còn ẩn náu trong các khu vực hẻo lánh của tỉnh Ratanakkiri.
Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho biết ít nhất 4 người Thượng hiện đang lẩn trốn ở Phnom Penh trong khi hàng chục người nữa vẫn còn ẩn náu trong các khu vực hẻo lánh của tỉnh Ratanakkiri.
Theo VOA-26.02.2015
Giới hữu trách Campuchia ở tỉnh phía Đông Ratanakkiri vừa trục xuất 4 người Thượng Việt Nam về nước bất chấp những phản đối của giới bảo vệ nhân quyền nói rằng nhóm này bị phớt lờ những thỉnh cầu tìm quy chế tị nạn.

Phát ngôn nhân của tỉnh, ông Moeung Sineat, ngày 25/2 nói với đài VOA rằng 4 người vừa bị trục xuất là những di dân bất hợp pháp bị phát hiện khi đang lẩn trốn trong rừng và Campuchia có quyền gửi trả họ về nước:

“Nói chung họ vào lãnh thổ Campuchia bất hợp pháp, chúng tôi phải hợp tác với phía Việt Nam để trả  họ về.”

Người Thượng ở Tây Nguyên Việt Nam lâu nay tố cáo rằng họ bị đàn áp vì đấu tranh đòi quyền tự do tôn giáo và quyền lợi đất đai.

Ông Chhay Thy, điều phối viên tổ chức bảo vệ nhân quyền Adhoc ở tỉnh Ratanakkiri, mạnh mẽ lên án hành động trục xuất:

“Giới hữu trách Campuchia trục xuất họ mà không tiến hành các cuộc phỏng vấn để tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ đi đào tị, đó là hành động vi phạm quyền của người tìm quy chế tị nạn và không tôn trọng hiệp ước về người tị nạn của Liên hiệp quốc.”

Ít nhất 7 người khác đã bị Campuchia trục xuất hồi tháng trước sau khi bị phát hiện trốn trong rừng của tỉnh biên giới Ratanakkiri.

Ít nhất 13 người Thượng Việt Nam đã tới được thủ đô Phnom Penh để chờ được quyết định xem họ có được xét duyệt là người tị nạn hay không.

Các tổ chức bảo vệ nhân quyền cho biết ít nhất 4 người khác hiện đang lẩn trốn ở Phnom Penh trong khi hàng chục người nữa vẫn còn ẩn náu trong các khu vực hẻo lánh của tỉnh Ratanakkiri.

Hàng ngàn người Thượng từ Tây Nguyên Việt Nam đã vượt biên chạy sang Campuchia trong năm 2001 và 2003. Nhiều người đã bị bắt đưa về nước, một số người xin được quy chế tị nạn sang Mỹ và các nước Tây phương định cư.