Sunday, December 21, 2014

Ảnh: Indonesia cho nổ tung tàu cá nước ngoài

NGUYỄN HƯỜNG 22/12/14 06:54

(GDVN) - Hai tàu cá nước ngoài đánh bắt bấp hợp pháp trong vùng biển Indonesia bị lực lượng Hải quân nước này đốt cháy.
Tờ Daily Mail hôm 21/12 đã cho đăng tải loạt ảnh cảnh hai tàu cá nước ngoài được cho là đánh bắt bấp hợp pháp trong vùng biển Indonesia bị lực lượng Hải quân nước này đốt cháy.

Theo Daily Mail, vụ việc diễn ra tại vịnh Ambon, Indonesia hôm 21/12. 
Hải quân Indonesia cho nổ tung hai chiếc tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển của mình. 
Những tàu cá bị phá hủy mang cờ của Papua New Guinea. Tàu bị bắt giữ hôm 7/12 gần biên giới biển của Indonesia và Papua New Guinea. Hai chiếc tàu mang 63 tấn cá và 62 thuyền viên, chủ yếu là người Thái Lan.

Thủy thủ đoàn đã bị bắt giữ và kết án ở Ambon trước khi tàu của họ bị phá hủy. Chủ tàu cá cũng đã bị kết tội ăn cắp cá từ vùng biển của Indonesia. 
Một chiếc tàu đầu tiên bị phá hủy. 
"Chúng tôi phải đánh chìm các tàu để những tàu nước ngoài khác phải suy nghĩ kỹ trước khi có ý định đánh bắt cá bất hợp pháp trong lãnh thổ của chúng tôi", phát ngôn viên hải quân Indonesia, Manahan Simorangkir nói.

Động thái này của Hải quân Indonesia diễn ra sau khi tân Tổng thống Joko Widodo lệnh cho lực lượng Hải quân nước này đánh chìm các tàu cá nước ngoài để ngăn chặn tình trạng Indonesia cho rằng ít nhất có 5.4000 tàu cá nước ngoài hoạt động bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia gây thất thu hàng chục tỉ USD mỗi năm. 
Tàu cá Papua New Guinea.
Đây là hai chiếc tàu cá nước ngoài thứ 4 và thứ 5 bị Hải quân Indonesia đánh chìm kể từ khi được phép. Số lượng các tàu cá nước ngoài đánh bắt bất hợp pháp trong vùng biển của Indonesia đã giảm hẳn kể từ khi các biện pháp cứng rắn này được thực thi.

Tuy nhiên, động thái này đã vấp phải phản ứng của một số quốc gia láng giềng có liên quan. Các quan chức của Cơ quan Thủy sản Đài Loan cho rằng Jakarta có thể bắt các tàu săn trộm và bắt giữ thủy thủ đoàn của họ, nhưng không được đánh chìm tàu./.

Đài Loan cám ơn Mỹ bán tàu khu trục bất chấp Trung Quốc ngăn cản

tau khu truc

Tàu khu trục hạm lớp Perry Mỹ sẽ bán cho Đài Loan

Bộ Quốc phòng Đài Loan đã cảm ơn Mỹ ngày 19.12 đồng ý bán bốn tàu khu trục lớp Perry cho Đài Loan bất chấp sự phản đối từ Trung Quốc. Động thái của Mỹ giúp Đài Loan gia tăng sức mạnh quốc phòng để bảo vệ an ninh.

Tổng thống Mỹ Barack Obama ký thông qua luật Dc. 18 - một dự luật cho phép Mỹ bán các tàu khu trục lớp Perry sang Đài Loan. Hành trình của dự luật bán 4 tàu khu trục cho Đài Loan rất gian nan. Hồi tháng 4 khi dự luật trên được Hạ viện Mỹ thông qua, nó đã bị chính phủ Trung Quốc phản đối gay gắt.

Khi Thượng viện Mỹ thông qua Đạo Luật Chuyển giao tàu Hải quân cho phép Mỹ bán bốn tàu khu trục cho Đài Loan vào ngày 4.12. Bắc Kinh ngay lập tức lên tiếng phản đối Washington. Trung Quốc cho rằng động thái này của Mỹ vi phạm bản Thông cáo 1982 của Trung Quốc và Mỹ về việc bán vũ khí cho Đài Loan. Bắc Kinh kêu gọi tổng thống Mỹ bác bỏ việc bán tàu chiến cho Đài Loan và buộc tội Mỹ  vi phạm các điều khoản trong thông cáo nói rằng Mỹ đồng ý không can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc.

Ngay sau khi tổng thống Mỹ Barack Obama thông qua dự luật bán tàu khu trục cho Đài Loan, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung quốc Tần Cương nói: "Trung Quốc kiên quyết phản đối việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan. Đây là quan điểm kiên quyết, rõ ràng và nhất quán của Trung Quốc".

"Việc làm của Mỹ là sự can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Trung Quốc. Gây thiệt hại chủ quyền, lợi ích an ninh của Trung Quốc và đi ngược lại với xu hướng phát triển quan hệ hòa bình giữa hai bờ eo biển Đài Loan", Tần Cương chỉ trích Mỹ can thiệp công việc nội bộ của Trung Quốc.

Đài Loan và Trung Quốc đã tách ra riêng biệt kể từ sau cuộc nội chiến năm 1949. Từ khi đó Trung Quốc luôn gắng để cô lập Đài Loan, họ coi Đài Loan là một tỉnh ly khai đang chờ thống nhất với Trung Quốc.

Mặc dù quan hệ kinh tế giữa hai bờ eo biển đài loan rất chặt chẽ và ngày càng gia tăng, Trung Quốc và Đài Loan vẫn coi nhau là các đối thủ chính trị.

 
Thiên Hà (theo Japan Times)

Đài Loan chuẩn bị xây hải đăng trên đảo Ba Bình – Trường Sa

RFI -ngày 21-12-2014 15:47


Đảo Ba Bình / Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam bị Đài Loan chiếm giữ (nguồn: unc.edu)

Chính phủ Đài Bắc có kế hoạch lập hải đăng trên đảo Ba Bình, (tên quốc tế Itu Aba), nơi mà Đài 
Loan đã xây dựng một đường băng và một cảng. Một quan chức thân cận với chính phủ Đài Loan nói rằng « ngọn hải đăng sẽ thắp sáng cho Sáng kiến Hòa bình ở Biển Đông ».

Theo báo Taipei Times, trên mạng, ngày 21/12/2014, Bộ Giao thông Đài Loan đã giao việc thiết kế và xây dựng hải đăng cho Công ty thiết kế công trình Đài Loan CECI phụ trách. Dự án sẽ được khởi công vào tháng 07/2015 hoặc vào năm 2016.

Không loại trừ khả năng đích thân Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu tới dự lễ khánh thành hải đăng.

Theo phía Đài Loan, do Trung Quốc, Việt Nam và Philippines đều có tranh chấp về lãnh thổ với Đài Loan trong khu vực này và theo dõi sát mọi động thái ở nơi đây, nên ngọn hải đăng được thiết kế với chiều cao và mức độ chiếu sáng phù hợp, theo tư vấn của các cơ quan chức năng, tránh gây ra những hành động khiêu khích.

Theo dân biểu Lâm Úc Phương (Lin Yu Fang), thuộc Quốc Dân đảng, thì quyết định xây hải đăng trên đảo Ba Bình là một cành ô liu hòa bình chìa ra đối với các nước trong khu vực, ánh sáng của hải đăng còn phục vụ cho công tác cứu hộ, cứu nạn trên biển. Tại khu vực Ba Bình, có nhiều tàu cá của Việt Nam và Philippines, hơn là của Đài Loan, do vậy, dự án này là một động thái chính trị, kêu gọi hòa bình.

Dân biểu đảng Dân tiến, ông Khâu Chí Vĩ (Chiu Chih Wei) cho rằng quyết định xây hải đăng là một thông điệp chính trị. Đài Loan có lực lượng tuần duyên hiện diện trên đảo Ba Bình, do vậy, điều quan trọng là phải bảo đảm chủ quyền của Đài Loan đối với hòn đảo này.

Trong năm nay, Trung Quốc đã quyết định xây ngọn hải đăng trên 5 bãi đá, tại các nơi đang có tranh chấp, ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chính quyền Hoa Kỳ coi hành động này là một mối đe dọa.

Những cách giấu tiền kỳ quặc của quan tham Trung Quốc

Theo Soha.vn-21/12/2014 09:12

Quan tham giấu tiền.

“Không lo việc kiếm tiền, chỉ lo cách giấu tiền” – đó là tâm trạng phổ biến của các quan tham Trung Quốc hiện nay. Tiền quan tham vơ vét nhiều đến mức đếm cháy máy kiểm tiền có lẽ chỉ có ở Trung Quốc.

Chuyện thật như đùa này đã được Tân Hoa xã đưa tin: Ngụy Bằng Viễn, Vụ phó Vụ Than, Cục Năng lượng quốc gia bị điều tra về tham nhũng.
Khi các nhân viên khám nhà, phát hiện thấy kho tiền khủng, đem cân nặng tổng cộng 1.150kg.
16 máy đếm tiền được huy động để đếm, 4 cái bị cháy vì quá tải. Ít ai tưởng tượng ra hàng tấn tiền, tổng số tính bằng trăm triệu tệ này cất giấu ở đâu…
Tiền nhiều đến cháy máy đếm không phải là lần đầu. Trước đó, tháng 8/2012, cơ quan điều tra bắt giữ Âu Lâm Cao, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Đông Uyển, Quảng Đông và phải huy động 8 máy đếm tiền.
Sau 12 giờ, họ mới kiểm  xong 17 triệu tệ và 3 máy bị cháy vì quá tải.
Báo chí đã phanh phui các thủ đoạn của các quan tham, trong đó có những cách giấu tiền không ai ngờ tới: giấu trong bể cá cảnh, trong thùng đựng hoa quả, trong dây lưng, trong bình ga, trong bụng cá, thậm chí trong…hầm cầu (bể chứa phân).
Tóm lại, 30% giấu tiền ngay tại nơi sinh sống cho chắc ăn, 37% cất tại văn phòng, tại nhà cho thuê, căn hộ mới mua…
Theo tờ “Pháp chế buổi chiều”số ra mới đây, căn cứ các thông tin thu thập được qua các cuộc điều tra, trong số 27 quan chức đã ngã ngựa, có 8 người cho rằng cất tiền trong nhà là yên tâm nhất, nơi giấu tiền được họ chọn là các đồ gia dụng, các khe hở, trong các đường ống, các loại hộp và những nơi họ cho là kín đáo…
Mã Siêu Quần, giám đốc công ty cấp nước khu Bắc Đới Hà, thành phố Tần Hoàng Đảo, tỉnh Hà Bắc, nổi tiếng là “quan tép riu, nhận hối lộ khủng”.
Khi các nhân viên điều tra khám nhà đã lôi ra 120 triệu tệ tiền mặt, 37 kg vàng, 68 bộ giấy tờ nhà đất. Số tiền mặt khổng lồ ấy được tên quan tham giấu trong hơn 40 thùng đựng hoa quả, một số đã bị mục nát.
Tạ Minh Trung, Bí thư thành ủy Văn Xương, Hải Nam thì đựng hơn 25 triệu tệ tiền mặt trong 19 vali khóa số.
Đánh hơi sắp bị điều tra, Tạ đã bí mật cho xe chở 19 vali tiền này về giấu ở quê nhà huyện Hóa Châu thuộc tỉnh Quảng Đông.
“Sở dĩ các quan tham tìm mọi cách cất giữ tiền mặt bởi quy định phải dùng tên thật khi gửi tiền của ngân hàng.
Nếu gửi tiền vào ngân hàng dưới tên thật hoặc tên người thân thì khác nào “lạy ông tôi ở bụi này”…”
Giáo sư Uông Ngọc Khải ở Học viện Hành chính quốc gia Trung Quốc
An Đại Bân, Cục trưởng Giao thông huyện Ô Sơn, thành phố Trùng Khánh thì giấu tiền trong các thùng giấy để ngay trong nhà – một căn hộ chung cư.
Thật không may, đường ống nước khu vệ sinh nhà hắn ta bị bục khiến nước thấm xuống căn hộ tầng dưới.
Khi các nhân viên công ty quản lý khu nhà đến sửa chữa thì phát hiện ra 8 thùng nước khoáng để trong khu vệ sinh nhà y chứa toàn tiền mặt mệnh giá 100 tệ, tổng cộng tới 9,39 triệu.
Khi cuộc chiến chống tham nhũng ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt,  các quan tham cảm thấy giấu tiền trong nhà không yên tâm, họ bắt đầu chuyển sang giấu ở nhà người tình, họ hàng, thậm chí thuê căn hộ để cất giấu.
Qua thống kê, có tới 37% trường hợp trong số 27 quan tham bị ngã ngựa lựa chọn cách giấu tiền ở nhà thuê, căn hộ mua hoặc phòng làm việc.
Lý Hữu Sán, Phó giám đốc Sở Hợp tác kinh tế đối ngoại tỉnh Hà Bắc bị tử hình vì nhận hối lộ hơn 47 triệu tệ.
Y đã mua hẳn một ngôi nhà ở khu vực hẻo lánh ít người để cất giấu số tiền khủng.
Theo báo chí, tên quan tham này “quý tiền hơn mạng sống”.
Thú vui lớn nhất của y là mỗi ngày một lần phóng xe đến ngôi biệt thự vắng vẻ này dỡ số tiền tổng cộng 47 triệu 230 ngàn tệ này bày ra khắp nền nhà để ngắm, sau đó lại cất đi.
Hồ Hiến Lâm, Cục trưởng lương thực thị xã Bắc Lật, Liêu Ninh thì để tiền khắp mọi nơi.
Nhà ở, văn phòng, đụng vào chỗ nào cũng thấy có tiền: ngăn kéo, dưới gối, trên trần, trong ống sắt ngoài hiên, trong máy khử mùi nhà bếp, trong phòng ngủ…
Ngô Cẩm Hiền, Phó giám đốc Nhà máy cơ khí Tân Liên Nam Kinh giấu tiền trong tủ lạnh, bao gạo, hộp bánh, thùng mỳ và cả phía sau gương tủ áo...
Ngõa Triều Đảng, nguyên Hiệu trưởng Đại học dân tộc Vân Nam thì có cách cất tiền khác người: ông ta giao 7,4 triệu tệ vơ vét được cho 2 sinh viên giữ hộ.
Lý Quốc Uy, Cục trưởng Giao thông thành phố Chương Châu (Phúc Kiến) thì đặt làm riêng một bình ga giả có cửa mở ở đáy để chứa tiền.
La Diệu Tinh, Giám đốc Viện Miễn dịch thuộc Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Đông thì thuê hẳn một căn hộ để chứa số tiền do tham ô mà có.
Y cũng cẩn thận mua hẳn cỗ máy hút ẩm để bảo quản tiền, nhưng khi nhân viên điều tra phát hiện thì kho tiền 12 triệu tệ này đã mục một phần.
Văn Cường, Phó Cục trưởng Công an thành phố Trùng Khánh chọn cách giấu tiền ngoài nhà, ở những nơi ít ai ngờ tới.
Y đã dùng túi nilon, bọc giấy dầu bao gói 12 triệu tệ rồi dìm xuống đáy ao cá trong vườn.
Nhưng như thế vẫn chưa sánh được với Từ Kỳ Diệu, Giám đốc Sở xây dựng tỉnh Giang Tô: gã quan tham này bọc 4 triệu tệ vơ vét được thành các gói nhỏ đem nhét vào hốc cây, vùi dưới đất, nhét dưới mái ngói và…dìm trong hầm cầu (bể phốt).
Một số quan tham lại chọn cách giấu tiền trong tài khoản ngân hàng hoặc dưới tay người khác.
Thành Khắc Kiệt, nguyên Phó Chủ tịch quốc hội đã tự mình hoặc thông qua người tình Lý Bình nhận hối lộ tổng cộng 41 triệu 91 ngàn tệ.
Lý Bình đã cho thương gia Hồng Kông Trương Tĩnh Hải 11,5 triệu tệ (1/4 số tiền) để nhờ hắn lập tài khoản, chuyển tiền sang ngân hàng Hồng Kông cất giấu.



PICS: Mỹ bán và triển khai ‘hàng nóng’ gì áp sát Trung Quốc?

(Baodatviet) - 'Vòng kim cô' của Mỹ đang dần xiết chặt quanh Trung Quốc khi chính phủ Mỹ vừa đồng ý bán máy bay không người lái (UAV) RQ-4 Global Hawk cho Hàn Quốc.


Thông tin Mỹ đồng ý bán UAV RQ-4 Global Hawk cho Hàn Quốc được tờ JoongAng Ilbo ngày 19/12 cho hay. Theo đó, để nhận được cái gật đầu của Mỹ, Hàn Quốc đã phải theo đuổi thương vụ này từ năm 2006 đến nay.


Sau nhiều lần gửi đề xuất đến chính phủ Mỹ, đến tháng 12/2012, Hàn Quốc tiếp tục gửi thư đề xuất đến quốc hội Hoa Kỳ rằng họ muốn mua 4 chiếc UAV RQ-4 Global Hawk do Công ty Northrop Grumman nghiên cứu và chế tạo. Tháng 1/2013, Quốc hội Mỹ đã phê chuẩn thư đề xuất này.


Đến ngày 3/11/2013, cơ quan chịu trách nhiệm về công tác mua sắm trang thiết bị quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này sẽ chi ra một khoản gần 848 triệu USD để mua 4 chiếc UAV đề cập ở trên.


Chỉ tính từ đầu năm 2014, đây là lần thứ 2 chính phủ Mỹ đồng ý bán loại UAV RQ-4 Global Hawk cho đồng minh đang có mối quan hệ không mấy hữu hảo với Trung Quốc. Theo đó, hồi đầu năm 2014, Mỹ cũng đã chính thức đồng ý bán cho Nhật Bản 3 chiếc RQ-4 Global Hawk.


Theo trang tin quân sự Arms-Tass, việc mua RQ-4 Global Hawk đã được Tokyo cân nhắc từ lâu nhằm thực hiện nhiệm vụ giám sát và cảnh giới không phận và khu vực biển xung quanh Nhật Bản từ trên không tại khu vực biển Senkaku/Điếu Ngư.


UAV RQ-4 Global Hawk có kích cỡ khá lớn, dài tới 14,5m, cao 4,7m, sải cánh 39,9m, trọng lượng cất cánh 14,62 tấn. RQ-4 Global Hawk được trang bị các thiết bị cảm biến, điện tử và kết nối dữ liệu đặt trên máy bay trong khi phần điều khiển đặt trên mặt đất có thiết bị phục vụ cất hạ cánh (LRE), trung tâm điều khiển máy bay (MCE) cùng với các thiết bị liên lạc, hỗ trợ và huấn luyện nhân sự vận hành bay.


RQ-4 Global Hawk còn có khả năng phủ sóng gây nhiễu toàn bộ khu vực tác chiến, tạo thuận lợi cho nhóm tác chiến bên dưới hoạt động hiệu quả hơn. RQ-4 có thể hoạt động như một máy bay AWACS mini.


Ngoài ra, để tăng khả năng sống sót, RQ-4 được trang bị một hệ thống bảo vệ mềm AN/ALR-89 gồm các thành phần: Cảm biến cảnh báo laser AN/AVR-3; cảm biến cảnh báo radar AN/APR-49; hệ thống phóng mồi bẫy cùng hệ thống ngụy trang kéo theo ALE-50.


Với khả năng của RQ-4 Global Hawk cộng với tầm bay 14.000km, trần bay 18.288m, thì việc Mỹ bán cho đồng minh Nhật Bản và Hàn Quốc loại UAV này được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng giám sát của cả Tokyo và Seoul tại những khu vực 'nhạy cảm'. (Ảnh trong bài: UAV RQ-4 Global Hawk tại căn cứ Misawa, Nhật Bản)


Không chỉ bán cho UAV do thám, Mỹ còn triển khai hàng loạt thiết bị chinh sát và phòng thủ tên lửa khác đến cả Nhật Bản và Hàn Quốc bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Ngày 23/10 vừa qua, quân đội Mỹ tại Nhật đã tiếp nhận hệ thống radar X-Band thứ 2 để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tokyo trước nguy cơ từ bên ngoài.


Theo thông tin được Mỹ tiết lộ, X-Band được tích hợp với hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Mỹ, giúp theo dõi toàn bộ hoạt động của tên lửa đối phương đồng thời đưa ra giải pháp đánh chặn hiệu quả nhất dựa vào tất cả các tài nguyên của quân đội Mỹ trên toàn thế giới.


Để làm được điều đó, X-Band có khả năng đáng kinh ngạc khi quan sát được những đối tượng to bằng quả bóng chày đang bay ở khoảng cách 4.000 km


Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc cũng đang cân nhắc về việc đồng ý cho Mỹ triển khai hệ thống đánh chặn tên lửa THAAD tại nước này. Như vậy, một khi Mỹ nhận được cái gật đầu đồng ý từ phía Hàn Quốc thì việc radar X-Band kết hợp với hệ thống THAAD sẽ tạo nên mạng lưới giám sát và phòng thủ cực hoàn hảo điểm nóng Hoa Đông.

Chủ Nhật, 21/12/2014 10:40

Nga-Mỹ-EU mải đấu đá, để TQ thừa cơ vươn vòi bạch tuộc

(Baodatviet) - Cuộc đấu giữa Nga với Mỹ-EU đang ngày càng khốc liệt, TQ nhân cơ hội này vươn cái vòi bạch tuộc của “Con đường tơ lụa” ra khắp thế giới.

Trung Quốc tranh thủ “trói” châu Âu vào “vòng kim cô kinh tế”
Báo chí phương Tây đồng loạt đưa tin, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đang đẩy nhanh tiến trình khai thông “con đường tơ lụa” vươn tới Trung và Đông Âu, cụ thể là Trung Quốc sẽ đầu tư 3 tỷ USD vào việc xây dựng phân khúc châu Âu của "con đường tơ lụa" và có ý định chi thêm 1 tỷ USD chi phí phát sinh cho dự án này.
Tất cả 16 quốc gia ở Trung và Đông Âu đã được mời tham gia dự án xây dựng cơ sở hạ tầng. Tại Belgrade, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã hội đàm trong hai ngày với lãnh đạo các nước này theo công thức “16 + 1” và đã tiến hành các cuộc hội kiến tay đôi.
Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc với Trung và Đông Âu là sự kiện quy mô lớn nhất nhằm vận động sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình về thành lập khu vực thương mại tự do dọc theo con đường tơ lụa. Vào tháng 11, ông Lý Khắc Cường đã tổ chức hoạt động tương tự ở Myanmar tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc.
Dự án này là một phần của tham vọng bành trướng tài chính trên phạm vi toàn cầu của Trung Quốc. Mục đích của dự án là xây dựng một hành lang giao thông mới từ Địa Trung Hải đến Đông Âu và Trung Âu với con đường thuận tiện để đi tới châu Phi.
Phó Giám đốc Viện Chính trị và kinh tế thế giới (IMEMO) của Nga - ông Vasily Mikheev nói: “Một trong những ý tưởng quan trọng của ông Tập Cận Bình là chiến lược mới cho vốn tư bản Trung Quốc. Nguồn vốn đang rất dồi dào của Trung Quốc không có đủ chỗ đứng trên thị trường nội địa. Do đó, cần phải mở ra giai đoạn mới”.
Ông Mikheev nhấn mạnh, Bắc Kinh đang bước vào giai đoạn mới có thể được gọi là chiến lược bành trướng tài chính ở nước ngoài để mở rộng phạm vi ảnh hưởng về chính trị. Nguồn vốn tư bản Trung Quốc chính là một vũ khí mới, có sức mạnh ghê gớm trên vũ đài quốc tế, vì thế cần phải được hỗ trợ bằng sáng kiến chính trị lớn.
Vì vậy, Trung Quốc đã hiện thực hóa nó bằng chiến lược kinh tế quy mô trên phạm vi toàn cầu, đó là xây dựng con đường tơ lụa trên biển và trên bộ. Các dự án này là rất tốn kém, nhưng Bắc Kinh hoàn toàn có thể hoàn thành dự án kỳ vĩ này trong lĩnh vực hiện không có đối thủ cạnh tranh.
Tuyến đường tơ lụa trên đất liền và trên biển của Trung Quốc đang bao bọc cả châu Á và châu Âu
Tuyến đường tơ lụa trên đất liền và trên biển của Trung Quốc đang bao bọc cả châu Á và châu Âu
Hôm 18-11 vừa qua, Bắc Kinh đã tiến hành khai trương tuyến đường sắt xuyên lục địa Trung Quốc - Tây Ban Nha dài nhất thế giới, chạy từ phía đông Trung Quốc đến khu vực Địa Trung Hải của châu Âu, xuyên qua 6 quốc gia Á-Âu, có độ dài lên tới 13.052 km, với tổng thời gian hành trình lên tới 21 ngày.
Tuyến đường sắt Nghĩa Ô - Madrid (YixinOu - nối liền Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan) mới được đưa vào sử dụng này đã phá vỡ kỷ lục của tuyến đường sắt số 1 thế giới trước đây là tuyến nội địa Moscow-Vladivostok khi nó dài hơn tuyến đường sắt Nga tới 725km.
Tuy nhiên, không như tuyến đường sắt nội địa của Nga, trong suốt cuộc hành trình xuyên lục địa Á-Âu của mình, hàng hoá trên chuyến tàu Yixinou sẽ bị tái kiểm tra và đóng gói lại ở 3 trạm kiểm soát, do những tiêu chuẩn hải quan khác nhau ở những quốc gia mà nó chạy qua.
Bắc Kinh luôn muốn nối Nghĩa Ô, trung tâm bán buôn hàng hoá tiêu dùng lớn nhất thế giới thuộc tỉnh Chiết Giang với thị trường châu Âu bằng đường sắt. Theo Uỷ ban châu Âu, Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất của EU với kim ngạch giao dịch thương mại song phương lên tới hơn 1 tỉ USD/ngày.
Xây dựng được tuyến đường sắt này, Trung Quốc sẽ bớt phụ thuộc vào vận chuyển đường biển và hàng không. Ngoài ra, đường sắt được cho là phương tiện nhanh hơn đường biển và rẻ hơn nhiều so với đường hàng không. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể sẽ phải trợ giá, do chi phí vận chuyển trên tuyến đường đường sắt này đang có giá cao hơn 20% so với tuyến đường biển.
Cuối tháng 3 vừa qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thông báo sẽ xây dựng tuyến đường sắt tơ lụa mới mang tên YuxinOu, xuất phát từ thành phố Trùng Khánh, phía Tây Nam Trung Quốc, dài 11.179 km, qua 6 quốc gia là Trung Quốc (Tân Cương), Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan và dừng lại ở thành phố Duisburg của Đức.
Dự kiến, khi tuyến đường sắt này hoàn thành, việc đi lại giữa thành phố 30 triệu dân Trùng Khánh - biểu tượng phát triển của vùng tây nam Trung Quốc và Duisburg - cảng nội địa lớn nhất thế giới, đồng thời còn là một trong những trung tâm vận tải và thương mại quan trọng nhất của Đức sẽ mất khoảng 16 ngày.
Tuyến đường sắt YixinOu, nối liền Nghĩa Ô - Trung Quốc với Madrid - Tây Ban Nha
Tuyến đường sắt YixinOu, nối liền Nghĩa Ô - Trung Quốc với Madrid - Tây Ban Nha
Ngoài ra Trung Quốc còn xây dựng 3 tuyến đường sắt mới cũng thuộc dự án “Con đường tơ lụa” là tuyến Vũ Hán - Meilink Pal Dube (Cộng hòa Czech) mang tên HanxinOu, tuyến Thành Đô - Lodz (Ba Lan) mang tên RongOu và tuyến Trịnh Châu - Hamburg (Đức) mang tên ZhengxinOu.
Toàn bộ các tuyến đường sắt Yixinou, YuxinOu, HanxinOu, RongOu và ZhengxinOu sẽ “hợp long” ở Lan Châu, sau đó đi qua Ô Lỗ Mộc Tề (Urumqi) - thủ phủ của khu tự trị Tân Cương. Bắt đầu từ đó, nó sẽ chạy qua Kazakhstan và tỏa thành nhiều nhánh để tới các địa điểm ở châu Âu.
Trong bối cảnh sự đói khát tài chính trong EU, thái độ hào phóng của Trung Quốc là không có giới hạn. Hơn nữa, Bắc Kinh hứa sẽ khuyến khích các công ty và ngân hàng ở Trung và Đông Âu phát hành chứng khoán để thanh toán nợ trên thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, các bên đang tìm kiếm khả năng thành lập một quỹ phi Euro để thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ.
Xét theo mọi việc, doanh nghiệp châu Âu đánh giá tích cực kết quả chuyến thăm của ông Lý Khắc Cường, coi đó là một cơ hội tốt. Nhưng giới chính trị ở nhiều nước lo lắng trước việc Trung Quốc đang tích cực tiếp cận châu Âu, coi hoạt động của ông Lý Khắc Cường là một thách thức bởi Bắc Kinh đang muốn “trói” châu Âu vào chiếc vòng kim cô kinh tế của mình.
Lung lạc châu Á bằng lợi ích, tấn công ngoại giao kinh tế vào ASEAN
Tại diễn đàn ASEAN và hội nghị cấp cao Đông Á (12-14 tháng 11), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cũng đã thu hút sự chú ý của các thủ lĩnh “nhóm 10” ASEAN cũng như lãnh đạo Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia tới sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Trung Quốc đã bàn về mở rộng số lượng thành viên tham gia vào các dự án như tạo lập tuyến đường biển và đường bộ của Con đường Tơ lụa từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương và Ngân hàng Á châu đầu tư vào cơ sở hạ tầng và khu vực tự do thương mại ở châu Á-Thái Bình Dương.
Để thiết lập hành lang thương mại-giao thông Á-Âu, Trung Quốc đã thành lập “Quỹ Con đường Tơ lụa” và dự kiến đầu tư vào quỹ này 40 tỷ USD. Trước đó, Bắc Kinh công bố rằng ở bước khởi động sẽ đóng góp 50 tỷ USD vào dự án của Ngân hàng Á châu đầu tư cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, quỹ này rộng cửa hoan nghênh các nhà đầu tư từ châu Á cũng như bên ngoài khu vực tham gia vào.
Phần “con đường tơ lụa” trên lục địa bên phần đất Trung Quốc
Phần “con đường tơ lụa” trên lục địa bên phíaTrung Quốc
Trước đó, phát biểu trong cuộc họp tại Bắc Kinh với các nhà lãnh đạo từ Bangladesh, Campuchia, Lào, Mông Cổ, Myanmar, Pakistan và Tajikistan hôm 8-10, ông Tập Cận Bình nói mục tiêu của quỹ Con đường tơ lụa là để “phá vỡ nút thắt cổ chai trong kết nối” tại châu Á, tập trung xây dựng đường giao thông, đường sắt, cảng, sân bay khắp Trung Á và Nam Á cả trên biển và trên bộ.
Nằm trong chuỗi tham vọng này, trước đó, tháng 10/2013, trong chuyến thăm một số nước Đông Nam Á, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình còn đưa ra một “sáng kiến”, kêu gọi các nước trong khu vực cùng hợp tác với Trung Quốc để xây dựng “Con đường tơ lụa trên biển trong thế kỷ 21” - thực chất là tuyến đường biển huyết mạch nối Trung Quốc với Ấn Độ Dương bằng cách đi qua Biển Đông và vượt qua eo biển Malacca.
Theo quan điểm của ông Viktor Sumsky - Giám đốc Trung tâm ASEAN thuộc trường MGIMO, tại Naypyidaw thủ đô của Myanmar, cũng sẽ mở ra cuộc tấn công ngoại giao của Trung Quốc nhắm tới các nhà lãnh đạo đông nam Á bởi đề xuất của Trung Quốc phần nhiều phù hợp với những gì mà bản thân ASEAN mong muốn.
Dù sao chăng nữa, các nước có kết nối tương hỗ với nhiều hạng mục trong kế hoạch phát triển tổng thể trên không gian ASEAN. Cuộc thảo luận về chủ đề này diễn ra đã mấy năm nay, và trong suốt thời gian đó các nước ASEAN xem Trung Quốc như là một đối tác quan trọng trong quá trình thực thi các dự án cơ sở hạ tầng.
Nhìn toàn cục, cả “Con đường tơ lụa của thế kỷ 21”, cả dự án Ngân hàng Á châu đầu tư cơ sở hạ tầng mà phần lớn các chuyên viên gọi là phương án Trung Quốc thay thế cho Ngân hàng Phát triển châu Á, cả khu vực thương mại tự do ở châu Á-Thái Bình Dương - đều là những dự án địa chính trị ở tầm chiến lược và có cơ sở thực tiễn.
Nhận xét của chuyên viên Yakov Berger từ Viện nghiên cứu Viễn Đông của Nga cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà các dự án này được ví với kế hoạch Marshall, từng thay đổi cấu trúc mối quan hệ quốc tế sau Thế chiến II. Sáng kiến của Bắc Kinh có ý nghĩa quan trọng đối với châu Á, với khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đối với thế giới về sự biến cải cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc đề xuất phát triển công nghệ, thay đổi toàn bộ mạng lưới đường sắt, xa lộ, mạng tiềm năng cũng như bất kỳ mạng nào có thể liên kết toàn khu vực từ Thái Bình Dương đến Đại Tây Dương. Đó là sự thay đổi trong hệ thống tài chính, mà chỗ dựa căn bản sẽ không chỉ riêng đồng USD mà cả những ngoại tệ khác, trước hết là đồng tiền quốc gia của Trung Quốc và các nước khác.
Phần “con đường tơ lụa” trên lục địa bên phần bên nước ngoài
Phần “con đường tơ lụa” trên lục địa chạy sang châu Âu
Đó là sự thay đổi cả trong những khối hiện thực, bởi trong vành đai kinh tế của Con đường Tơ lụa sẽ gồm cả những vùng kém phát triển hơn so với Trung Quốc. Các địa bàn này đòi hỏi phải phát triển cả công nghiệp lẫn dịch vụ. Ý nghĩa quan trọng không kém là sự tái cơ cấu nền kinh tế thế giới, mà ở mức độ lớn cũng là tái cơ cấu chính trị.
Xem xét tính toán của Bắc Kinh về tái cơ cấu hạ tầng giao thông-liên lạc trên không gian Á-Âu, giới chuyên viên đã gọi đây là cuộc bành trướng toàn cầu mới của Trung Quốc, bởi túi tiền của Tập Cận Bình đang rủng rỉnh, còn chiếc ví của Obama gần như trống rỗng, trong khi các nền kinh tế đang khát vốn để tăng trưởng.
Thử điểm lại các khoản tiền của Bắc Kinh tung ra gần đây: Con đường tơ lụa mới 40 tỷ USD từ châu Á luồn lách đến từng ngóc ngách của châu Âu để xây dựng hệ thống cảng khẩu, khu công nghiệp cơ sở hạ tầng tại các quốc gia châu Á nó đi qua, 20 tỷ USD cam kết vốn vay cho khu vực Đông Nam Á và 8 tỷ USD cam kết cho riêng Myanmar vay.
Trong khi Nga với Mỹ và châu Âu đang đấu đá đến hồi quyết liệt vì cuộc khủng hoảng Ukraine thì quả thực Trung Quốc đã làm được rất nhiều việc. Túi tiền không đáy và tham vọng không giới hạn đã khiến Trung Quốc thò tay khống chế khắp 2 châu lục Á-Âu, tạo lập ảnh hưởng lớn ở châu Phi và Mỹ Latin.
Kinh tế quyết định chính trị, một khi Bắc Kinh xây dựng hoàn hảo con đường tơ lụa xuyên lục địa, toàn bộ 2 châu lục này sẽ phụ thuộc vào Trung Quốc, đẩy bật ảnh hưởng của Mỹ ra khỏi khu vực Á-Âu, chiến lược “tái cân bằng” của ông Obama có xoay tứ phía cũng chả thể giúp Washington tạo lập được sự cân bằng chứ đừng nói là răn đe Bắc Kinh.
Có thể Trung Quốc sẽ không nắm được vị thế lãnh đạo thế giới nhưng trên thế giới cũng không còn ai có thể kiềm chế được Bắc Kinh vì tất cả những mối quan hệ lợi ích đan xen chồng chéo giữa các bên. Trong cuộc đấu khốc liệt giữa Nga với Mỹ và EU, kẻ thắng cũng sẽ trở thành bại tướng dưới tay Trung Quốc.
Phải chăng đã đến lúc Nga-Mỹ-EU nên dừng lại, đừng để Trung Quốc “đục nước béo cò” rồi đến lúc hối hận cũng không kịp?
  • Thiên Nam

Mong một mức thưởng Tết đẹp như mùa xuân

Chỉ còn nửa tháng nữa là hết năm 2014, đã nhìn thấy năm 2015 phía trước. Và Tết, cũng chỉ hai tháng nữa, Tết Nguyên đán Ất Mùi cũng sẽ đến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Cùng với niềm vui xuân đến là những khoản chi tiêu, không trốn được, đè lên đôi vai người lao động. Về quê ăn Tết với cha mẹ, làng xóm, những món quà cho cha mẹ và manh áo mới cho các em và nhiều khoản chi cho những ngày Tết…, bao nhiêu mong đợi khoản tiền thưởng Tết sau cả một năm đằng đẵng lao động. Còn đến những hai tháng nữa, nhưng nhiều công nhân đã xao xác hỏi nhau thông tin về khoản tiền thưởng Tết. Các nhà báo cũng đã bám sát các doanh nghiệp, cố gắng tìm kiếm những tín hiệu vui. Tiếc thay các nhà báo đã thất vọng.
Một chủ doanh nghiệp may ở TP Hồ Chí Minh đã trả lời một cách lạnh lùng: Xin các anh đừng hỏi gì về Tết cũng như thưởng Tết. Chúng tôi đang mất ăn mất ngủ không phải vì thưởng Tết mà mất ăn mất ngủ để lo lương tháng 1-2015. Các anh nhớ cho, tháng sau đã tăng mức lương tối thiểu… Đang không có thêm gần một tỷ đồng cho vụ đó, nói gì đến Tết. Một chủ doanh nghiệp, sản xuất vật liệu xây dựng đã nửa đùa nửa thật: Liệu thưởng Tết cho công nhân mỗi người mấy trăm viên gạch có mà tha hồ ăn Tết? Chúng tôi còn tồn kho khối ra đấy. Dĩ nhiên sau đó ông này vội thanh minh là nói đùa và đề nghị các nhà báo đừng đưa câu nói đùa ấy. Thế nhưng dư vị cay đắng của câu nói đùa làm cho chúng tôi thêm thương cảm với người lao động khi mùa xuân đến, bởi thực tế đã có không ít doanh nghiệp thưởng Tết bằng… hiện vật tương tự kiểu như thưởng giấy vệ sinh, thưởng quần đùi… đã từng xảy ra ở những mùa Tết trước.
Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Phạm Minh Huân nhận định: “Mức thưởng Tết năm 2015 do điều kiện khó khăn, nên khả năng sẽ có nhiều doanh nghiệp có mức thưởng khiêm tốn. Bộ Lao động - Thương Binh & Xã hội đã có văn bản yêu cầu các Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố và doanh nghiệp chuẩn bị phương án về lương, thưởng Tết năm 2015 cụ thể và báo cáo về Bộ. Đặc biệt, các doanh nghiệp có tình hình khó khăn càng cần có phương án hỗ trợ người lao động trong Tết Nguyên đán chu đáo”. Nhận định của Thứ trưởng Phạm Minh Huân có nhiều cơ sở khi các số liệu cũng chứng minh cho thấy tình trạng khó khăn của các doanh nghiệp. Theo Tổng cục Thống kê, trong 11 tháng năm 2014, cả nước đã có tới 60.340 doanh nghiệp phải giải thể hoặc đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn, hoặc ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký (tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước), bao gồm 8.661 doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể; 10.147 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động có thời hạn; 41.532 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký.
Tuy nhiên, cũng không quá thất vọng, theo dò hỏi từ nhiều doanh nghiệp, đa số các doanh nghiệp sẽ vẫn có mức thưởng tương đương năm 2014, tuy nhiên với các doanh nghiệp may, da giày… mức thưởng chỉ là ví dụ, khoảng 300.000-400.000 đồng, chưa đủ một lượt vé tàu, xe.
Thật ra, nghĩ về thưởng Tết, những thương cảm không chỉ dành cho người lao động mà còn tới các chủ doanh nghiệp. Năm ngoái, gần đến giao thừa, người dân thấy một người ăn mặc tử tế, uống rượu đế với mấy bà gánh đồ nhậu dọc bờ biển Đà Nẵng. Anh ta vừa uống rượu vừa khóc. Sau một hồi tâm sự, người ta mới biết rằng anh ta là chủ một doanh nghiệp xây dựng. Năm hết, Tết đến, không lo nổi lương thưởng cho công nhân, anh ta bỏ nhà ra đi… Vào Đà Nẵng vay tiền một ông bạn, cũng là chủ doanh nghiệp. Tiếc là anh ấy cũng không lo được tiền thưởng Tết cho công nhân. Trong khi đó, trước cửa nhà vẫn có vài chục công nhân bám trụ, chờ ông chủ về, lấy tiền về quê ăn Tết.
Thế đấy. Thảm cảnh thưởng Tết bằng gạch hay cá tươi có lẽ khó xảy ra như những năm trước, khi mỗi lần phát thưởng Tết, những chợ cóc lại được mở ngay trước nhà máy xí nghiệp để bán đồ thưởng Tết với giá rẻ. Tuy nhiên, không nói khác được. Người lao động cũng phải gắn số phận mình, mức sống của mình với doanh nghiệp mà mình làm việc. Khoản trông đợi có thể hy vọng nhất với người lao động tại các doanh nghiệp đang bê bết vì nợ và hàng tồn kho là những khoản trợ giúp từ các cấp chính quyền và các tổ chức xã hội. Xin có những điều tốt đẹp nhất đến với người lao động.
Chủ Nhật, 21/12/2014 - 14:44
Theo Từ Dân
An ninh thủ đô

Sầu Đông

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Người ta biết chắc chắn rằng phía dưới lớp giá băng khắc nghiệt của mùa đông ấy những mầm xanh đang kiên cường cựa mình trong băng giá không lâu sẽ vươn vai đánh thức cả dân tộc đón chào một mùa xuân mới. Những mầm xanh ấy là họ, các bloggers Việt Nam đang thách thức giá buốt mùa Đông trong lao tù CSVN...


*

Những chiếc lá thu vàng muộn màng còn sót lại cô đơn đong đưa trong gió mùa đông bắc tràn về mang hơi thở rét mướt không nhầm lẫn được của mùa đông như đưa tiển sắc thu cuối mùa tàn phai trong giá lạnh. Qui luật thiên nhiên bốn mùa khác biệt từ muôn thuở nhưng tự nó đã luân hồi tạo nên sức sống mãnh liệt vĩnh hằng của nhân loại cho dù nhận thức bản ngã của mỗi nhân tố cá thể trong luân hồi ấy tương tự như bốn mùa không hề là giống nhau.

Tạo hóa đất trời sinh ra vạn vật đã dung hòa trong vô vàn tương phản như vậy thì tại sao những người CSVN lại bắt bớ cầm tù những đồng loại, đồng bào trong nước khác biệt chính kiến khi họ chỉ sử dụng quyền cơ bản nhất của con người là quyền tự do ngôn luận bày tỏ quan điểm của riêng mình mà Việt Nam là thành viên LHQ đã ký kết tuân thủ thực thi Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền?

Không như: “loài cầm thú mới quay lưng lại với nỗi khốn cùng của đồng loại để chỉ biết chăm sóc bộ lông của chính nó” (lời Karl Marx). 

Lạnh lẽo của không gian làm lòng người dù xa lạ cũng se thắt với đồng loại khi nghĩ đến gần 40 blogger bị giam cầm trong lao tù CS thì thân nhân họ - những tù nhân lương tâm ấy - nỗi khổ đau còn nhân lên nhiều lần.

Mẹ Luật Sư Lê Quốc Quân - Cha của Doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức
 - Mẹ của sinh viên Đinh Nguyên Kha. 

Chính xác bao gồm 37 blogger, mới nhất là nhà văn trầm lặng Nguyễn Quang Lập, một blogger ôn hòa không làm bất kỳ điều gì phạm pháp chỉ chuyển tải sự thật và chống xâm lược trên blog “Quê Choa”, ngày 17/12/2014 nhà văn chống gậy vì liệt nửa người này bị khởi tố theo điều 88 về “tội tuyên truyền chống nhà nước”. Nhiều blogger đã bị quy chụp cho tội này và tội âm mưu lật đổ chính phủ - Điều 79 Bộ Luật Hình Sự.

Lạnh lẽo tê tái như mùa đông khi nghĩ đến... Dẫu có đi cùng trời cuối đất cũng chẳng thế thấy được “đầy tớ” nào lại khủng bố đánh đập bắt bớ chủ nhân mình khi bị chủ la rầy khiển trách vì vô trách nhiệm, tương tự như vậy, chỉ xin lỗi cảm ơn chứ không có công ty xí nghiệp nào hành hạ vu cáo người tiêu dùng khi bị phản hồi chứng minh sản phẩm bán ra thị trường có khuyết tật. 

Và vì vậy, rất gần Việt Nam, có thể kiểm tra để thấy được khắp các quốc gia láng giềng toàn khối Asean không nơi nào, trừ chế độ CSVN, có thảm cảnh tù nhân lương tâm, blogger, PV báo chí bất đồng chính kiến bị nhà nước, chế độ bắt giữ cầm tù mà tang vật “vũ khí” của họ chỉ là cái laptop và những lời nói trung thực. 

Thế giới như phẫn nộ, “Việt Nam vẫn là nhà tù lớn thứ nhì thế giới chỉ sau Trung Quốc trong đó giam giữ hơn 30 bloggers và nhiều thành viên bất đồng chính kiến với nhà cầm quyền CS Việt nam…” Đó là lời bà Delphine Halgand đại diện Reporteurs Sans Frontieres, Phóng Viên Không Biên Giới, khi công bố phúc trình về Chỉ Số Tự Do Ngôn Luận, Báo Chí Thế Giới 2014 trong buổi họp báo tại Câu Lạc Bộ Báo Chí Quốc Gia ở Washington DC (*).

Trong khi đó tại một buổi họp cải cách tư pháp trung ương, ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Chính phủ nhận thức rõ đòi hỏi về dân chủ, pháp quyền của nhân dân, của xã hội là đòi hỏi mang tính tất yếu, khách quan và cũng là xu thế của thời đại…(**)

Thì ngay sau đó các công dân Nguyễn Hữu Vinh, Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập đang sử dụng quyền công dân ghi trong điều 19 Hiến Chương Quốc Tế Nhân Quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và bày tỏ ý kiến; kể cả tự do bảo lưu quan điểm mà không bị can thiệp; cũng như tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền bá các ý tưởng và thông tin bằng bất kỳ phương tiện truyền thông nào, và không có giới hạn về biên giới” thì bị bắt giư truy tố về tội “tuyên truyền chống nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính phủ”.

Nguyễn Hữu Vinh blog anh Basàm - 
Giáo sư Hồng Lê Thọ blog Người Lót Gạch - 
Nhà Văn Nguyễn Quang Lập blog Quê Choa.

Theo báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương, hiện nay, cả nước có 634 cơ quan báo, tạp chí, xuất bản 813 ấn phẩm, một hãng thông tấn quốc gia, 5 tờ báo điện tử lớn, hàng chục trang online, hàng trăm trang thông tin điện tử, hàng ngàn Website, 67 đài phát thanh, truyền hình (trung ương 2, điạ phương 65), vài chục triệu máy thu hình, 65 đài cấp tỉnh, 500 đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện, hàng ngàn đài truyền thanh cấp xã, hơn 16.000 phóng viên nhà báo có thẻ bên cạnh đó một lực lượng quân sự lớn hàng thứ 23 thế giới và thứ 3 khu vực... tất cả đều nằm trong tay đảng CSVN.

Liệu đồng bào chúng ta và cả thế giới... tin không!? Những bloggers với duy nhất cái laptop “tuyên truyền chống nhà nước” và “âm mưu lật đổ chính phủ”? 

Cây ngay không hề sợ chết đứng. Người tốt không bao giờ sợ vu khống, những lời nói nghịch nhỉ tương tự như những liều sinh tố giúp ta cao lớn thêm lên. Bởi vì:“...Điều tôi lo sợ là nếu dân chúng thôi, không còn chỉ trích và phê phán (chính phủ) thì xã hội sẽ thối rữa. Chúng ta cần có một phe đối lập đủ mạnh để nhắc nhở chúng ta mỗi khi chúng ta sai lầm. Khi không bị đối lập, ta sẽ nghĩ rằng mọi việc ta làm đều đúng cả” (Nguyên thủ tướng, CT/ đảng cầm quyền UMNO Malaysia - Bác sĩ Mahathir).

Hôm 18 /12/2014 thông tin thời tiết cho biết trên độ cao 2.800m khu vực Phan Xi Păng mái nhà cao nhất của Việt Nam băng giá phủ dày đặc nhiệt độ âm 1 độ C. Nhưng người ta biết chắc chắn rằng phía dưới lớp giá băng khắc nghiệt của mùa đông ấy những mầm xanh đang kiên cường cựa mình trong băng giá không lâu sẽ vươn vai đánh thức cả dân tộc đón chào một mùa xuân mới. Những mầm xanh ấy là họ, các bloggers Việt Nam đang thách thức giá buốt mùa Đông trong lao tù CSVN.



_______________________________________

Chú thích:


Ba ông: Châu - Sơn - Văn là người gì?

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Ba ông khoa học gia: Ngô Bảo Châu, Đàm Thanh Sơn và Vũ Hà Văn gửi thư kiến nghị đến ba ông... cộng sản: Trần Đại Quang (Bộ trưởng BCA), Nguyễn Hòa Bình (Viện trưởng VKSNDTC) và Trương Hòa Bình (Chánh án TANDTC) để [1] "...khẩn thiết đề nghị các quý cơ quan cho nhà văn Nguyễn Quang Lập được tại ngoại trong quá trình điều tra".

Vô tri!

Ông Châu mang quốc tịch Việt - Pháp [2]; ông Sơn thì quốc tịch Việt - Mỹ [3]; ông Văn với quốc tịch Việt - Mỹ [4], có nghĩa cả ba ông vẫn là công dân Việt Nam.

Đặt trong tư cách nếu họ là "người nước ngoài", phải công nhận thư của ba ông Châu - Sơn - Văn với nội dung mực thước, lịch lãm, mềm mỏng và hợp lý hợp tình, đặc biệt hợp (thông) lệ (quốc tế) trong tư cách ba nhà khoa học tiếng tăm thế giới với "quyền lực mềm" của họ. Không ai dám và không ai ngu để lên án một nghĩa cử cao đẹp của "người nước ngoài" như thế.

Một khi, cả ba ông là người Pháp hay người Mỹ, phải nói thật lòng, tôi rất biết ơn và cảm kích, thậm chí ủng hộ cao nhất, bởi trong tư cách "người nước ngoài" các ông đã bày tỏ tấm lòng chan chứa tình yêu thương đồng loại, khi gởi cho 3 ông CSVN, đề nghị để nhà văn Nguyễn Quang Lập tại ngoại hầu tra.

Nhưng... cả ba ông đều là người Việt Nam! Người Việt Nam nổi tiếng cả thế giới! Không biết ba ông khoa học gia này có phải vì "xài tiếng tây" nhiều quá mà quên (phứt) chữ "đồng bào" - chỉ có Việt Nam có (chữ này) thôi, các ông khoa học gia tiếng tăm ơi (!?). 

Vì thế, khi gắn lá thư vào tư cách công dân Việt Nam, các ông khoa học gia đã biểu hiện rất rõ thái độ ban bố cho ông Lập. Mặt khác các ông lòi "cái đuôi" van xin "ơn mưa móc" vốn đẻ ra từ "cái đầu" bị nhồi sọ quá nặng do CSVN gây ra! Trách sao dư luận không lên án và chỉ trích!

Vì họ là người Việt Nam...

... nên tôi phải nói tiếp. Lá thư không những vô tri mà còn chẳng cho thấy, họ hiểu biết một chút gì về luật pháp cơ bản.

Ông Lập bị bắt và tạm giam, khởi tố theo điều 88 LHS, phải hiểu "công đoạn này", không liên quan đến tòa án. Vì thế, các ông gởi cho Trương Hòa Bình, nghĩa là "ba ông" không hiểu những quy định tối thiểu về luật pháp. 

Sau nữa, ba ông Châu - Sơn - Văn, hoặc cố tình phớt lờ hoặc chẳng hiểu gì về khái niệm "toàn trị" của chế độ CS. Minh chứng, trong thư họ còn phân biệt "vai trò" giữa cơ quan này và cơ quan kia mà không thèm quan tâm cả 3 ông CS đó đều là... "dân công an". Hay họ chưa bao giờ biết tới khái niệm "nhà nước công an trị"?!

Trong thư, Châu - Sơn - Văn viết:

1. Qua các tác phẩm và bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Lập mà chúng tôi đã đọc, chúng tôi cảm thấy rằng ông là một người có tâm với đất nước.

Bình: Việc ông Nguyễn Quang Lập "có tâm với đất nước" hay "vô tâm với đất nước", có mắc mớ gì đến việc bắt bớ vô pháp và tùy tiện của CSVN? Thậm chí, đồng ý rằng ông Lập "có tâm", vậy thử hỏi, người "không có tâm" thì cứ bắt ư?

2. Ông Nguyễn Quang Lập sức khỏe yếu, bị liệt nửa người từ hơn 10 năm nay. Chúng tôi thấy việc tạm giam ông Lập không phản ánh đúng tính nhân đạo của hệ thống pháp luật và xã hội Việt Nam.

Bình: Nếu ba ông Châu - Sơn - Văn là... "người có tâm"... ngay thẳng, tại sao không nói huỵch tẹt (ví dụ): ...tạm giam ông Lập phản ánh tính vô nhân đạo của hệ thống pháp quyền XHCN, đã thể hiện bấy lâu nay, với hàng trăm người vô tội, nhưng nhà nước CHXHCNVN vốn luôn phủ nhận khái niệm "tù nhân lương tâm" trước quốc nội và quốc tế.

3. Chúng tôi e rằng việc tạm giam ông Lập trong tình trạng sức khỏe như vậy tạo ra một hình ảnh xấu về Việt Nam trên trường quốc tế.

Bình: Phải nói cho chính xác "hình ảnh nước CHXHCNVN" vốn đã rất xấu, nay việc bắt giam vô pháp và vô nhân đạo đối với ông Nguyễn Quang Lập, nó tạo nên hình ảnh đổ nát hoang tàn về mọi mặt, đặc biệt đánh đổ hoàn toàn hiến pháp (mà các ông Châu - Sơn tham gia "cùng viết hiến pháp" đó), vốn quy định tại điều 2 khoản 1: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân". Chẳng có việc gì, các ông Châu - Sơn - Văn phải dùng chữ "e" với "ấp" gì ở đây! Cách viết của các ông không xứng đáng với tiếng tăm của các ông. Nói trắng ra: Hèn!

4. Chúng tôi tin rằng các cơ quan điều tra có đầy đủ các biện pháp ngăn chặn khác để việc ông Nguyễn Quang Lập tại ngoại không làm ảnh hưởng đến công tác điều tra.

Bình: Chu mẹc chèn đéc ơi! Các ông viết: "Chúng tôi tin rằng các cơ quan điều tra có đầy đủ các biện pháp ngăn chặn khác...", hóa ra, trong khi xin người CS cho ông Lập tại ngoại, các ông "thay mặt" (đại) ông Lập "nhận tội" mẹ nó rồi còn gì?!

Tôi cực lực lên án những trí thức kiểu ba ông Châu - Sơn - Văn, như tên Tàu cộng Mao Trạch Đông đã chửi: Trí thức chỉ là cục phân! 

Tôi sửa lại: Trí thức Việt Nam có đành lòng làm phân cũng không nên làm bãi phân lỏng. 

Tám đồng ba đống phân tươi
Cô gái mỉm cười, chết lúa nhà em



___________________________________

Ghi chú:

- Giải thích "thơ con cóc": Nếu chín đồng chia cho 3 "đống phân" thì nó tròn trịa quá, rõ ràng quá. Mỗi đống đáng giá 3 đồng. Người Việt Nam hay dùng những chữ: "ba mớ", "ba trợn", "ba sạo" v.v... để chỉ những gì không đáng, vớ vẩn, hay chuyện tào lao, ruồi bu kiến đậu. Vì thế, mỗi đống phân không đáng dùng chữ "ba" nghĩa là còn tệ hại hơn rất nhiều. Việt Nam với đại diện "Lúa", nên ý nghĩa câu thơ: Trí thức như các ông Châu - Sơn - Văn thì chết mẹ Việt Nam rồi còn gì!!!

- Một số độc giả vẫn binh vực các ông Châu Sơn - Văn (đại ý): Sự lên tiếng của họ là tốt, hợp lý v.v... và để thức tỉnh lớp trẻ v.v.... Một độc giả với nick "Có đồ chơi" viết tên DLB: "Ok, có thể tạm gọi GS ở ngã ba đường, chính "phản động" lại xô GS trở về với đảng, nhà nước. Hãy cám ơn phản động!". Ôi trời! Sao lại có chuyện "xô " với "đẩy"?! Các ông khoa học gia này già đầu hết rồi, làm ơn đừng nói theo kiểu con nít như vậy nữa! 

Các ổng nếu còn ý thức bản thân là công dân Việt Nam - với khả năng, tiếng tăm nổi bật - phải chỉ rõ, việc các ổng lên tiếng đấu tranh cho dân tộc này, quê hương này đó là "trách nhiệm vụ", "bổn phận sự" của mấy ổng. Đừng mang các ý nghĩ "ban bố", "bố thí" ra để kể công kể trạng gì cả! Trí thức sanh ra để làm gì, nếu không phải để phục vụ cống hiến cho dân tộc, cho nhân loại? Đền đáp ư? Lương bổng cao ngất đó! Các đặc quyền đặc lợi khác đó! Sự nể trọng và vinh danh đó! Đủ chưa? Hay người dân phải quỳ mọp bên chân, "cắn cỏ ngậm vành" mới thỏa lòng mấy ổng?! Nếu vậy, đó là quan lại, vua chúa, chứ trí thức cái con mẹ gì!