Friday, September 26, 2014

Nếu mất nước, người chịu trách nhiệm chính là quân đội!

Những Mẹ Già, Em Gái… “hậu phương” (Danlambao) - Ngày nay, trước sự suy tàn của đất nước, sự thống khổ của người dân, hầu như mọi người đều chửi rủa, thâm thù bọn “đảng”, bọn “nhà nước” CS, nhưng suy cho thấu đáo, thì lực lượng Quân Đội là một nhân tố phải chịu trách nhiệm chính, nếu nước mất về tay bọn giặc Tàu!

I. Vai trò trọng trách của quân đội

Quân đội là một tập thể ưu việt và vô cùng quan trọng của một đất nước. Nước còn hay mất, chính quân đội có trách nhiệm lớn nhất, vì là đội ngũ đông đảo, có tổ chức, được đào tạo kỹ càng, nhất là tinh thần yêu nước, được trang bị vũ khí đủ loại, gồm cả HẢI, LỤC, KHÔNG QUÂN. Quân đội được toàn dân nuôi dưỡng, tin cậy và ủy thác việc bảo vệ đất nước chống xâm lăng, và hỗ trợ dân khi cần, cứu giúp dân lúc thiên tai đại họa, như chuyển vận người dân đến nơi an toàn khi lũ lụt, động đất, hỏa hoạn…, và chuyên chở lương thực, đồ dùng cho dân bị nạn, hay hỗ trợ các công trình kiến thiết lớn lao như ngành Hải Quân Công Xưởng. Hơn mọi thành phần khác, QĐ thường được toàn dân yêu mến, và dành cho những tình cảm trân trọng, nồng nàn, được coi như người CON TRAI CẢ trong gia đình, với quyền uy và sức mạnh để bảo vệ ngôi nhà là đất nước, và những người thân trong gia đình là toàn dân. Đó là VINH DỰ LỚN LAO, VÀ CŨNG LÀ TRÁCH NHIỆM NẶNG NỀ CỦA NGƯỜI LÍNH!

Với vai trò và trọng trách lớn lao như thế, việc GIỮ NƯỚC là thuộc trách nhiệm của QĐ. Các lực lượng QĐ khi chưa xảy ra chiến tranh, vẫn phải ngày đêm rèn luyện, ở trong tư thế sẵn sàng khi giặc manh nha ý định xâm lược, không bao giờ QĐ được lơ là nhiệm vụ canh giữ biên cương, biển đảo của quê hương. Khi chiến tranh xảy ra thì không chậm một giây, QĐ đã sẵn sàng tại nơi có chiến sự, và tấn công địch khi nó vào nhà mình, vì đó là quyền tự vệ chính đáng, ví dụ trận hải chiến tại Hoàng Sa mà Trung Cộng xâm lược năm 1974, hay trận chiến ở vùng biên giới miền Bắc vào năm 1979, mà quân TC tiến vào biên cương của ta. Chính sự hy sinh bảo vệ Tổ Quốc, để cho dân có cuộc sống bình yên, mà toàn dân, từ học sinh đến ông già bà cả đều quý mến người lính như đứa con ruột, như người anh, người em thân yêu của mình, nên mới có câu: tình QUÂN-DÂN NHƯ CÁ VỚI NƯỚC! Không bao giờ cá không cần nước, và không bao giờ nước làm hại cá (trừ khi những kẻ bất chính vì lợi riêng mà thải độc vào nước!). Vai trò ấy, cả QUÂN và DÂN, đều đã làm tròn thời gian trước đây, nhưng bây giờ…!

II. Quân đội hiện đang làm gì khi dân khổ, đấy nước lâm nguy?

Trong mắt người dân bây giờ, hầu như QĐ đã… biến mất tăm dạng! Các anh đang ở đâu, mà chúng tôi không nhìn thấy bóng dáng hào hùng của các anh? Có, nhưng chỉ thấy trên… TV, hoặc tang thương và ngỡ ngàng hơn, các anh xuất hiện trong các cuộc… cưỡng chiếm ruộng đất của người nông dân, khi người dân Tây Nguyên vùng lên vì uất ức, với những gương mặt gian ác của quân thù, chứ không phải là người anh, người con bảo vệ chúng tôi! Các anh sao lại trở thành con người khác như thế? Danh dự của các anh đâu? Trách nhiệm của các anh đâu? Các anh đang làm gì khi dân, và cả đồng đội của các anh như Đoàn Văn Vươn bị bắt nạt, bị ăn cướp ruộng vườn nhà cửa? Các anh ẩn mặt ở đâu khi quân thù phương Bắc tiến vào trong nhà mình, chúng ăn dầm ở dề, tàn phá đất nước, hôi của giết người? Các anh ở đâu mà để cho quân xâm lăng xây thành đắp lũy trong lòng quê hương ta, cướp tàu đánh người, cướp hải sản đánh bắt của ngư dân? Các anh ở đâu, mà khi dân lành bị bọn tham tàn đàn áp, giết chóc, nhà tan cửa nát không hề thấy các anh xuất hiện hay lên tiếng? Những lúc ấy, dân rất mong các anh có mặt hay lên tiếng, để kẻ tàn ác phải chùn tay. Chí làm trai của các anh đâu rồi? Tinh thần đánh Đông giẹp Bắc, “xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài yên” của các anh đâu? Các anh vẫn còn ăn lương của dân mà? Cha mẹ, anh chị em, vợ con của các anh vẫn là người dân mà, sao các anh không nhận ra, không thương mến? Người dân chúng tôi đi tìm các anh, nhưng không thể tìm ra, mà chỉ nghe những tiếng vọng vang ghê rợn, như từ âm ti đưa về: “QĐ anh hùng của VN đã không còn!”. Những người lính của miền Nam đã bị các anh tàn sát, xua ra khỏi nước để tiếp tay cho “chủ nhân” của các anh chiếm lấy nhà cửa, đôi khi cả vợ con của họ! Giờ này còn ai thì họ đang ôm hận vọng về cố hương, nhưng quê hương xa hút mịt mùng và chìm trong đau thương! Họ đau lòng khi thấy quân xâm lăng đến, họ sôi sục căm hờn khi thấy dân tình khổ ải, muốn đem sức còn để bảo vệ quê hương, đồng bào, nhưng các anh đâu cho, đến nỗi đám hậu duệ của họ muốn nối chí hào hùng của cha anh, thì phải đem sức trai ra phục vụ một… quê hương khác, chiến đấu ở một xứ sở xa xôi nào đó, để bảo vệ tự do cho “đồng loại” thay vì “đồng bào”! Máu xương của họ đổ ra, mà quê hương và người dân không được hưởng! Còn chúng tôi ở đây, đã có các anh ư? Nhưng các anh lại đã trở thành một loại người khác: “còn đảng còn mình”, dân thì mặc kệ, nước mất mặc lòng!

Ồ! Chúng tôi có thấy bóng dáng của các anh rồi, đó là cái ngân hàng QĐ với mác MB rất to, ở rất nhiều nơi trong nhiều thành phố lớn; đó là những cơ sở làm ăn hoành tráng của QĐ, kể cả những nhà hàng, những câu lạc bộ, những nơi ăn chơi giải trí… vô giới hạn, mà người dân không có! Chúng tôi cũng nhìn thấy những “Doanh trại QĐ Nhân Dân VN”, nhưng hình như vắng hoe không thấy có người lính ra vào! Chúng tôi cũng còn thấy những khu đất rộng bạt ngàn, được bao bọc bởi tường cao rào kín, kẽm gai và có cả mìn bảo vệ, nhưng đó không phải là quân trường, mà là phần đất đai tài sản kếch xù của QĐ! Người dân nói rằng, bộ đội bây giờ là ĐẠI GIA cả rồi, chứ không có dép râu mũ cối, cũng không thèm đeo ngang hông “cái đài”, “cái đổng”, không còn những nét mặt ngây ngô chân thật như hồi đất nước mới “thống nhất” nữa, mà nhà cửa các anh bây giờ là nhà cao cửa rộng như công đường, ăn chơi như công tử, đi du lịch nước ngoài như đi chợ, con cái đi du học ở các nước văn minh! Cung cách các anh ăn chơi giải trí thì rất “tinh nhuệ”, thay vì tinh nhuệ trong chiến đấu! “Luật bù trừ” chăng? Khi xưa các anh khổ vì thời CS rồi, bây giờ các anh đến thời “tự do”! Vâng! Có lẽ đúng. Các anh đã gian khổ chiến đấu để dành được tự do, nhưng là tự do chỉ cho các anh, còn dân thì… mất hẳn tự do rồi! Dân đang ở tù, một nhà tù khổng lồ! Dân đang khốn quẫn, rên siết vì đói khổ, vì lạc hậu, vì bị uy hiếp, bị bóc lột! Hàng trăm ngàn doanh nghiệp của dân bị phá sản, người thì bị tù đầy, bị tan cửa nát nhà, nhưng QĐ và CA, cán bộ thì đâu hề hấn gì? Ngày mới “giải phóng miền Nam”, các anh thường ngồi xe đò chung với dân, nhưng bây giờ các anh đã có xe hơi riêng, mà xe đắt giá! ĐÚNG LÀ THỜI CỦA CÁC ANH!

“Giải phóng” miền Nam xong, các anh ham hưởng thụ, mê kinh tài nên quên béng rằng các anh đã bị đảng CS lừa là “miền Bắc thiên đường, miền Nam địa ngục”, dân miền Nam phải đi làm cu li, làm điếm cho Mỹ để kiếm cơm, cho nên kích động lòng thương của các anh, khiến các anh sẵn sàng hy sinh đi giải cứu dân Nam khỏi cảnh nhục nhằn đói rách! Nào ngờ…! Lẽ ra các anh phải tỉnh ngộ từ lúc đó, phải có thái độ từ lúc đó, nhưng không! Lẽ ra các anh phải bừng tỉnh mà tìm ra “lối thoát” cho cả dân tộc từ đó. Các anh phải cám ơn dân miền Nam đã “mở mắt” cho mình, và nên xin lỗi người ta, vì các anh đã đem đến cho người ta một sự “giải phóng” mà người ta hoàn toàn không muốn mà còn sợ hãi. Chính các anh đã phá vỡ cuộc sống yên lành của người ta, khiến gia đình họ tan nát, bản thân họ phải tù đày, trong khi họ từng đem máu đào bảo vệ quê hương, chống lại những người anh em lạc hướng lầm đường, đem trí tuệ và sức lực xây dựng đất nước giàu đẹp như các anh đã thấy. Lẽ ra các anh đã phải phân biệt được đâu là bạn, đâu là thù, để định lại trách nhiệm và đường đi của mình cho chính xác, thì lại không! Sau khi thấy người miền Nam tự do kinh doanh, tự do làm giàu, nhà cao cửa rộng, phố phường xa hoa, lẽ ra các anh phải thù hận, hài tội kẻ lừa dối mình, để bao nhiêu đồng đội phải “sinh Bắc tử Nam”, thì các anh lại… hận dân miền Nam, tại sao miền Bắc khổ sở nghèo nàn, mà miền Nam lại được sung sướng? Rồi các anh say mê làm giàu, say mê hưởng thụ! Tại sao không? Và các anh đã thỏa nguyện “chí làm giàu” thay cho “chí làm trai”, đã trở thành “thương nhân” thay vì “chiến sĩ”!

Nhưng các anh ơi! Dân đói, dân khổ thì mặc kệ dân đã đành, nhưng nếu mai này đất nước mất đi về tay quân xâm lược phương Bắc, thì sao hả các anh? Lúc đó các anh sẽ cùng số phận với dân, LÀ KẺ BỊ TRỊ, KẺ NÔ LỆ! Trước một kẻ thù hung bạo như bọn Tàu ô, kẻ thù truyền kiếp của dân Việt, liệu các anh có còn là “thành phần ưu đãi”, được tiếp tục làm “đại gia”, được mở ngân hàng, được tự do, được ưu ái để kinh doanh, hưởng thụ nữa không? Vợ con, gia đình các anh còn thoải mái sung sướng nữa không? Lấy gì bảo đảm hả các anh? Bây giờ các anh đang là CHỦ, mà những khu đặc trú của giặc Tàu, các anh còn chẳng được vô, không dám vô, thì mai này chúng làm chủ cả nước ta, các anh sẽ ra sao? Hay là các anh nói rằng giặc Tàu sẽ không thể chiếm VN? Lấy gì bảo đảm hả các anh? Chúng đang ngày đêm quấy rối biển Đông của chúng ta, chúng đã bồi biển để xây căn cứ quân sự ở Gạc Ma, Hoàng Sa, chĩa súng vào bụng chúng ta đó! Hội nghị Thành Đô đó: các “chủ nhân” của các anh là Đỗ Mười, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Lê Hồng Anh… đã ký giao đất nước này cho giặc Tàu vào năm 2020 rồi đó! Các anh không thấy bị xúc phạm khi vị “tổng tư lệnh” của các anh là tướng Phùng Quang Thanh tuyên bố tại hội nghị Sangri La, khi bọn giặc Tàu đưa giàn khoan HD 981 vào hải phận VN, rằng đó là “chuyện xích mích bình thương trong gia đình”? Nhục nhã không các anh? Người dân quèn còn không trị nổi, sao các “chiến sĩ anh hùng” như các anh mà lại chịu được?! Hay các anh đang “bàn kế hoạch” sẽ cải danh thành người Tàu, sẽ học tiếng Tàu, sẽ trổ tài khôn khéo lấy lòng Tàu để gia đình và bản thân các anh được tiếp tục vinh thân phì gia? Chắc được không các anh, hay giặc nó lại liệt các anh vào hàng “kẻ thù số 1”, vì các anh là QĐ VN, đã từng đánh lại nó, từng tiêu giệt hàng vạn binh lính của nó trong thời gian quá khứ, vì các anh là những thành phần kỳ cựu mà, chứ đâu có “nhẹ tội” như đám lính lau nhau sau này?

III. Quân đội có thể làm gì cho tổ quốc và cho dân bây giờ?

Chẳng biết các anh thế nào, chứ dân thì lo buồn lắm các anh ơi! Dân lo nước mất thì nhà sẽ tan, cả đời mình và con cháu mình sẽ bị làm thân nô lệ, nhất là đắc tội với Tiền Nhân đã đổ bao xương máu mà gây dựng và bảo vệ non sông này! Chắc chắn con cháu chúng ta sau này sẽ nhục mạ, sẽ thù hận chúng ta vì tham lam, hám lợi, vùi đầu trong ham hố, vô trách nhiệm đến nỗi để mất nước, và đổ lên đầu chúng những gánh nặng phải đền thay cha ông, chúng sẽ phải hy sinh mạng sống để khôi phục lại giang sơn VN!

Hỡi các quân nhân, những người con của Tổ Quốc VN, những tinh hoa của dân tộc, những người cha, người anh cả trong gia đình VN, các vị đành muối mặt mà vứt đi cái DANH DỰ và TRÁCH NHIỆM của QUÂN ĐỘI của một nước sao? Bao nhiêu công lao của tiền nhân, bao nhiêu ơn huệ của gia đình, bao nhiêu mến thương và tin tưởng của người dân dành cho các vị, các vị đành hắt đi một cách phũ phàng, để bám lấy đồng tiền? Phải, chỉ tiền mà thôi, chứ lương tâm và danh dự thì các vị đã tự đánh mất hết rồi! Các vị không ngại cả dân tộc khinh khi, cả thế giới nhìn vào QĐ VN bỗng dưng… biến mất sao? Người LÍNH mà vô trách nhiệm thì khác gì như chó không biết giữ nhà (vâng, người ta ví QĐ như chó để giữ nhà, nhưng là chó cưng, chó có ích), như muối mà không mặn, thành vô dụng và đáng bỏ đi thôi! Không những thế, các vị còn PHẢN LẠI ĐỒNG ĐỘI, những người đã hy sinh thân mình cho Tổ Quốc, đổi mạng mình để lấy sự vinh hoa và cuộc sống an nhàn cho các vị! Các vị CÓ THẤY BẤT XỨNG, VÀ CÓ AN HƯỞNG HẠNH PHÚC KHÔNG?

Còn có cách nào cứu vãn không? Thời gian đã cạn rồi, chỉ còn vài năm là đến thời hạn đã ký kết, để VN trở thành quận huyện của Tàu! Chúng tôi và các anh, sẽ phải ra khỏi thành phố, sẽ lên rừng ở, hay đi “kinh tế mới” để nhường nhà cho bọn giặc, như các anh đã xử với người dân miền Nam sau năm 1975! Hay là…, người yêu nước còn nhiều, người dân còn đầy, đang muốn dẹp bọn ác ôn để dành lại quyền làm chủ và bảo vệ đất nước. Đồng bào cả trong và ngoài nước cùng đồng lòng mong bảo vệ và xây dựng quê hương VN tự do no ấm. Nếu có các anh tham gia vào, thì dân đỡ khổ biết chừng nào, và kẻ tham tàn sẽ phải chùn tay bách hại dân lành, bọn giặc xâm lăng sẽ bị dẹp tan! Hoặc là các anh còn oai hùng hơn, sẽ thay dân mà làm việc ấy, như người dũng sĩ thay trời hành đạo, và phục hồi lại uy danh cho QĐ các anh, làm tăng lòng tin yêu của dân, quân với dân đều ĐẶT TỔ QUỐC TRÊN HẾT, và cùng chung tay giệt thù xây dựng lại đất nước? Có như thế thì vận mệnh nước mình, dân mình sẽ đến thời vinh quang! Các anh sẽ xứng danh là QĐ ND, nhà VN sẽ bừng sáng trên bầu trời Á Đông, muôn người con xa sẽ trở về từ muôn hướng, lúc đó thì các anh sẽ tha hồ làm giàu, một cách chân chính và vinh dự, để góp phần kiến tạo quê hương, chứ không như bây giờ! Xin đừng để cho câu nói sau đây của người dân bị đưa vào trang sử cái thời mà các anh gánh trách nhiệm chính với nước và với dân: ĐẢNG BÁM GHẾ, QUÂN ĐỘI BÁM MÂM, NGƯỜI DÂN LÃNH ĐỦ!

Nếu được như vậy thì thật vinh phúc, bằng không thì xin các anh, khi dân tình đã cùng khổ, nước nhà đã nguy ngập, người dân đồng lòng đứng lên giệt thù trong giặc ngoài, thì, VÌ TÌNH NGƯỜI, VÌ NHÂN ĐẠO, CÁC ANH XIN ĐỪNG NỔ SÚNG VÀO NGƯỜI DÂN CHÚNG TÔI, NHÉ! Hãy nhìn xem, chúng tôi chỉ là những học sinh, sinh viên là con em của các anh, hay những cụ già, những phụ nữ chân yếu tay mềm, những người dân oan bần cùng khốn khổ, và những người có đầy lòng yêu mến quê hương Tổ Quốc VN, chúng tôi không có một tấc sắt, một khẩu súng trên tay, vì bao nhiêu súng đạn, máy bay, tàu ngầm, do đồng tiền của chúng tôi, đã được giao hết cho các anh rồi. Xin đừng dùng nó để bắn vào chúng tôi, vì chúng tôi giữ đất nước này cho cả các anh mà!

Với hết tâm tình,


Cách mạng không cách mạng

Timothy Garton Ash * Trần Quốc Việt (Danlambao) dịch - Vào cuối năm 1989, bạn bè tôi ở trung Âu bất ngờ khám phá ra rằng kỳ diệu thay họ đã thực hiện được hai điều: trước tiên, họ đã phá hủy không chỉ một đế quốc, mà là một đế quốc được trang bị vũ khí hạt nhân. Thứ hai, họ đã sáng tạo ra cuộc cách mạng kiểu mẫu mới - kiểu mẫu mới 1989 thay thế kiểu mẫu cũ 1789.

Trong suốt 200 năm qua, cách mạng có nghĩa là bạo lực. Tôi nhớ một cuộc tranh luận tưởng chừng như diễn ra trong mơ giữa những nhà lãnh đạo Cách mạng Nhung ở Prague. Vấn đề được họ nêu ra là: "Chúng ta nên thực sự gọi sự kiện này là một cuộc cách mạng? Vì cách mạng có nghĩa là bạo lực nhưng chúng ta không muốn bạo lực, vì vậy có lẽ chúng ta không nên thực sự gọi sự kiện này là một cuộc cách mạng?"

Nhưng ta vẫn có đám đông cách mạng, ta có hàng trăm ngàn người trên đường phố Budapest, Prague, và Warsaw, và hiện diện trong những đám đông này là sự trải nghiệm kỳ lạ nhất trong đời. Tôi xin kể lại với các bạn một thời điểm: 300.000 người trên Quảng trường Wenceslas ở Prague, Vaclav Havel đang nói chuyện với Alexander Dubcek từ ban công của tờ báo Tiếng Tự do - tờ báo chính thức đã ngả sang phía cách mạng, và bất ngờ người nào đấy - người mà mãi mãi chẳng một sử gia nào sẽ biết tên tuổi - lấy chùm chìa khóa từ trong túi ra, giơ chúng lên cao, và bắt đầu lắc. Trong vòng một hay hai phút, 300.000 người lấy chìa khóa của họ ra lắc. Tôi có thể nói với các bạn rằng âm thanh của những chiếc chìa khóa của 300.000 người là âm thanh kỳ lạ nhất như tiếng của 300.000 cái chuông Tàu. Hành động ấy đã trở thành thói quen cách mạng. Đám đông cũng cực kỳ sáng tạo và tự phát. Họ luôn luôn nghĩ ra những cử chỉ thể hiện mới như những chìa khóa.

Khác với đa phần các cuộc cách mạng trước đây, từ 1789 và 1917 đến 1956 ở Hungary, quần chúng không có ý định sát hại ai, họ không có ý định đi đốt Cung điện Mùa Đông và treo cổ hay xử bắn Nga Hoàng. Họ chỉ có mặt ở đấy, và họ biết họ có mặt ở đấy để tạo ra những áp lực ôn hòa lên những chế độ cai trị, buộc chế độ phải thương lượng với nhóm lãnh đạo đối lập ở bàn tròn. Biểu tượng cao quý của năm 1989 không phải là máy chém mà là bàn tròn. Bàn tròn Ba Lan đặc biệt được đóng cho dịp này: ta vẫn có thể đi xem và chạm vào bàn tròn ấy trong dinh tổng thống ở Warsaw.

Đây là sự chuyển tiếp đến dân chủ thông qua thương lượng mà đòi hỏi sự thỏa hiệp sáng suốt. Điều mới mẻ ở hình thức cách mạng này không phải đâu là nơi cuối cùng ta đến mà cách ta đến đấy. Điều độc đáo của cuộc cách mạng mới không nằm ở cứu cánh mà ở phương tiện. Tôi tin một trong những nhận thức quan trọng về 1989 sẽ đảo ngược sự hợp lý của cách mạng thiên tả - cực đoan (Jacobin-Bolshevik). Không chỉ vì cứu cánh không biện minh phương tiện - mà là lập trường của cách mạng thiên tả - cực đoan cũ. Chính phương tiện ta dùng thực sự quyết định nơi cuối cùng ta đến.

Một trong những nhà lãnh đạo của năm 1989 ở Ba Lan, Adam Michnik, đã diễn đạt tuyệt vời điều này. Ông nói: điều chúng ta đã học được từ lịch sử Châu Âu là những ai bắt đầu bằng cách tấn công chiếm ngục Bastille cuối cùng sẽ xây nhiều ngục Bastille mới của riêng mình. Vì vậy ta phải bắt đầu như cách ta định hành xử. Tôi tin điều ấy hoàn toàn đúng: có sự tương quan sâu sắc giữa phương tiện ta dùng, cách mạng ôn hòa, và loại chế độ và xã hội ta xây dựng sau đó.

Lúc này, ta chắc có lẽ nói về 1989: đồng ý, đây đúng là sự kiện trọng đại nhưng sự kiện ấy chỉ là một loạt sự kiện rất đặc biệt liên quan đến sự sụp đổ của Liên Xô, chỉ là một thắng lợi bất ngờ, thoáng qua, và hy hữu. Một điều chúng ta biết chắc trong 20 năm qua thực sự không phải là như thế mà thực sự là một kiểu mẫu cách mạng mới. Trong cuốn sách mới ra của mình, tôi thuật lại hai trường hợp tôi đã chứng kiến trong thập niên vừa qua: Cách mạng Cam ở Ukraine và lật đổ Slobodan Milosevic ở Serbia. Tội phạm chiến tranh Châu Âu lớn nhất trong thời đại chúng ta cuối cùng đã bị chính nhân dân mình đánh văng ra khỏi quyền lực, mà hầu như chẳng phải bắn phát súng nào; họ đã tống khứ Milosevich trong một cuộc cách mạng nhung.

Chúng ta cũng có thể nói về Slovakia, Croatia, Georgia hay Nam Phi - mà cách riêng của mỗi nước rất giống cuộc cách mạng nhung, với nhiều yếu tố của cách mạng kiểu mẫu 1989. Không phải tất cả các nước này đều thành công - ngược lại, cách mạng nhung ở Miến Điện vào năm 2007 cho đến nay vẫn không thành công.

Có một vài vấn đề với kiểu mẫu cách mạng mới này. Theo quan điểm của tôi, vấn đề lớn nhất là, khác với năm 1789 hay 1917, ta không có khoảnh khắc vỡ bờ cách mạng - khoảnh khắc khi đầu vua bị chém bay, rồi những tiếng ồ vang lên sung sướng từ dân chúng, và mọi người đều biết đã có sự thay đổi lớn lao. Một đường vạch rõ ràng giữa quá khứ và tương lai. Ta không có khoảnh khắc ấy trong một cuộc cách mạng nhung, trong sự chuyển tiếp qua hiệp ước. Cho nên, nhiều năm về sau, người ta vẫn còn thấy thiếu cái gì đấy: đâu là thời khắc đoạn tuyệt tuyệt vời với quá khứ?

Timothy Garton Ash là giáo sư ở đại học Oxford và là sử gia và nhà bình luận Anh nổi tiếng.

Nguồn:

Trích dịch từ bài nói chuyện của tác giả tại Hay Festival, 2009. Bài được đăng lại trên tạp chí AnhIndex on Censorship số ra ngày 18/9/2009. Tựa đề của người dịch.



Nỗi buồn không tên

Năm XL (Danlambao) - Chúng ta tự hào là Dân tộc Việt anh hùng, hiên ngang, bất khuất từng đuổi quân xâm lược phương Bắc. Chúng ta có hơn bốn ngàn năm văn hiến,...

Dạ thưa, đó là ông bà tổ tiên chúng ta có công dựng và giữ nước. Chúng ta ngày nay ra sao? Có xứng đáng giòng giống Lạc Hồng? Riêng người viết cảm thấy tủi nhục vì gần 70 năm trên đất Bắc và gần 40 năm trên lãnh thổ Việt Nam đã bị chế độ cộng sản toàn trị đàn áp, cướp giết, đàn áp, khủng bố Nhân Dân, bán tháo tài nguyên đất nước và tới đây với mật ước Thành Đô giao đất và Dân tộc cho ngoại bang. Có lẽ Dân tộc chúng ta khéo chịu đày kiểu "dĩ hòa vi quý" nên để ác đảng cưỡi cổ miễn sao được yên thân? Buồn!

Nhìn thế giới "hèn yếu" hơn Dân Việt như Đông Âu chẳng hạn, nhưng họ đã vứt chủ nghĩa xã hội vào sọt rác từ thế kỷ trước. Thôi bỏ qua đi, giữa hai nền văn hóa không nên so sánh, nếu không sẽ có người nói là khập khiễng. Nay nhìn về Hồng Kông, họ cũng bị cai trị dưới ách cộng sản, cũng là Á Châu gần giống Việt Nam chúng ta nhưng họ ra sao? Họ rầm rộ xuống đường đòi quyền tự do bầu cử và thậm chí học sinh cũng biểu tình ủng hộ.


Việt Nam chúng ta ra sao? Tổ tiên anh hùng chẳng lẽ sinh ra mình hèn yếu? Các cuộc biểu tình chống Trung cộng (TC) chỉ lưa thưa lớt thớt. Người viết nghẹn ngào uất hận vì chính bản thân người viết không được cùng anh chị và toàn dân đứng lên đáp lời sông núi. Trong khi đó tiểu thương chợ Tân Bình biểu tình còn khí thế hơn. Đau!


Phong trào "TÔI MUỐN BIẾT, CHÚNG TA MUỐN BIẾT" là chiến lược mà chế độ thống trị cộng sản rất lúng lúng và lo sợ. Họ tồn tại đến ngày nay nhờ gian trá và bưng bít, nếu người Dân đều biết sự thực thì chế độ sẽ sụp đổ.

Chống TC thì chúng thẳng tay đàn áp, ngăn trở nhưng "dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra" theo hệ thống tuyên truyền cs thì CHÚNG TÔI LÀ DÂN tại sao chúng tôi không được biết những gì đảng csVN đang làm? Không biết thì làm sao để làm, nói chi bàn và càng không cho kiểm tra. Đảng là đầy tớ của Nhân Dân, Dân làm chủ! Vậy chủ hỏi đầy tớ sao không trả lời?

Chúng ta là Nhân Dân nên chúng ta có quyền và phải biết những gì đang xảy trên đất nước chúng ta!


Trung Quốc hưởng lợi nếu tham gia cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo

RFI-Đức Tâm

media
Cảnh sát chống bạo động gần vụ khủng bố tại Urumqi, khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, 22/05/2014.REUTERS/Cao Zhiheng/Xinhua

Không thể tự nhận là cường quốc mà lại thờ ơ trước các vấn đề quốc tế quan trọng. Trong một thời gian dài, Trung Quốc luôn luôn viện dẫn nguyên tắc « không can thiệp vào công việc nội bộ nước khác », để lẩn tránh trách nhiệm trước các cuộc khủng hoảng quốc tế.

Tháng trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã cáo buộc Trung Quốc hành xử như những kẻ đứng ngoài cuộc trong suốt 30 năm qua. Phát biểu này thể hiện rõ sự bực bội của Washington trước việc Trung Quốc từ chối ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo.

Trong những tuần qua, các thông tin nói rằng một số lực luợng nổi dậy ở Tân Cương đã được các chiến binh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo huấn luyện. Do vậy, Bắc Kinh khó có thể không hành động. Hơn nữa, chính tổ chức khủng bố này tố cáo là các quyền của người Hồi giáo tại Trung Quốc đã bị tước đoạt.

Theo giới quan sát, mặc dù ít có khả năng tổ chức Nhà nước Hồi giáo tiến hành khủng bố ngay trên lãnh thổ Trung Quốc, nhưng đây là một cơ hội để Bắc Kinh vừa tăng cường bảo vệ các lợi ích kinh tế, chính trị của mình, vừa thể hiện được vai trò cường quốc có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu.

Trung Quốc biết rõ là muốn thách thức vai trò Hoa Kỳ trong tư cách cường quốc kinh tế số một thế giới, cần phải tham gia tích cực hơn vào các vấn đề quốc tế. Sức ép của quốc tế đối với Trung Quốc gia tăng, đặc biệt vào lúc này, khi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bắt đầu khóa họp thường niên và Hoa Kỳ gia tăng các cuộc không kích nhắm vào tổ chức Nhà nước Hồi giáo tại Irak và Syria.

Là nước nhập khẩu dầu lửa nhiều nhất thế giới, Trung Quốc rất cần đa dạng hóa các nguồn cung ứng nhiên liệu. Các nước như Ả Rập Xê Út, Iran, Irak có thể chu cấp thêm khoảng 6 triệu thùng dầu mỗi ngày cho Trung Quốc. Như vậy, Bắc Kinh được hưởng lợi nhiều nếu an ninh trong khu vực này được bảo đảm.

Bối cảnh hiện nay tạo hy vọng là Trung Quốc sẽ tham gia tích cực hơn vào lĩnh vực an ninh. Thế nhưng, dường như mọi việc vẫn nguyên trạng.

Mối đe dọa của tổ chức Nhà nước Hồi giáo còn tạo cơ may cho Bắc Kinh thay đổi hình ảnh của mình. Cho đến nay, Trung Quốc bị tố cáo phát triển bộ máy quân sự, hung hăng đe dọa một số nước trong vùng Châu Á trong các tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển đảo. Nếu Bắc Kinh ủng hộ liên minh quốc tế về quân sự trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo, chắc chắn, quốc tế sẽ có cái nhìn khác về sức mạnh quân sự của Trung Quốc.

Ủng hộ chính sách của Hoa Kỳ tại Trung Đông sẽ tạo thế mạnh cho Trung Quốc đàm phán, kiềm chế được ảnh hưởng của Mỹ tại vùng Châu Á.

Trong con mắt của Bắc Kinh, chính sách xoay trục của Washington sang Châu Á là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Giờ đây, chính quyền Obama đang phải đối phó với nhiều hồ sơ nóng bỏng, như tổ chức Nhà nước Hồi giáo, khủng hoảng Ukraina, xung đột Palestine-Israel. Trung Quốc đang tìm cách xích lại gần Hàn Quốc với hy vọng chi phối liên minh quân sự tay ba Mỹ-Nhật-Hàn, tại Châu Á. Việc ủng hộ Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo sẽ tạo thế mạnh cho Bắc Kinh trong việc « dàn xếp » với Washington, để giảm bớt sự thống trị về quân sự của Mỹ trong khu vực.

Lập trường của Trung Quốc « ngầm ủng hộ » các hành động của Mỹ chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo là chưa đủ. Nếu tiếp tục chính sách « tọa sơn quan hổ đấu » thì Trung Quốc sẽ bỏ lỡ cơ hội được « ngồi cùng chiếu » với các cường quốc lớn trên thế giới.

Công an bố ráp công ty kinh doanh vàng lậu ở Hà Nội

HÀ NỘI (NV) - Một công ty kinh doanh vàng trái phép với lượng vàng cả trăm tỉ đồng vừa bị công an Hà Nội bố ráp. 


Khám xét sàn vàng VGX. (Hình: báo Thanh Niên)

Ngày 26 tháng 9, Cục Cảnh Sát Hình Sự Việt Nam cho biết, tiến hành khám xét trụ sở công ty VGX do ông Vũ Ðức Hiếu làm tổng giám đốc và bà Nguyễn Thị Mỹ Hạnh làm kế toán trưởng, để điều tra hành vi kinh doanh trái phép.

Theo báo Thanh Niên, dù không được phép kinh doanh vàng và những sản phẩm phát sinh từ vàng, nhưng từ năm 2012, công ty VGX vẫn lôi kéo các nhà đầu tư tham gia.

Nhà đầu tư có thể tham gia mua, bán vàng và tiền như Mỹ kim, Yên Nhật, Euro, đô la Úc...

Ðể tham gia kinh doanh mua bán, nhà đầu tư phải nộp vào trước một khoản tiền ký quỹ tối thiểu là $100 vào tài khoản giao dịch vàng bằng cách đến ngân hàng hoặc sử dụng Internet Banking của công ty VGX mở tại các ngân hàng.

Bước đầu, cảnh sát đã xác định có khoảng 700 nhà đầu tư tham gia mở tài khoản tại sàn VGX với tổng số tiền giao dịch lên tới hơn 110 tỷ đồng (tương đương $ 45 triệu)

Tiến hành khám xét văn phòng công ty này ở quận Ðống Ða, Hà Nội, cảnh sát đã thu giữ được nhiều tài liệu quan trọng và rất nhiều dữ liệu trong máy tính về các các giao dịch kinh doanh vàng trái phép.

Tại Việt Nam hiện nay, nhà cầm quyền không cho phép cá nhân, doanh nghiệp nào được tổ chức và thực hiện kinh doanh vàng trên tài khoản dưới mọi hình thức. Bởi đây được xem là hình thức đánh bạc trá hình, nơi rửa tiền và lừa đảo khó kiểm soát. (Tr.N)

09-26-2014 5:34:42 PM
Theo Người Việt

Doanh nghiệp 'dẹp tiệm' tiếp tục tăng ở Việt Nam

HÀ NỘI (NV) .- Theo thống kê của Bộ Kế hoạch – Đầu tư CSVN vừa công bố, trong 9 tháng đầu năm nay, 90% doanh nghiệp vừa được thành lập xin giải thể hoặc ngưng hoạt động.


 Đại diện doanh nghiệp nộp đơn thông báo dừng hoạt động. (Hình: TBKTVN)

Báo cáo vừa kể cung cấp các số liệu khá chi tiết. Theo đó, trong 9 tháng đầu năm 2014, tại Việt Nam có 53,192 doanh nghiệp được thành lập mới, nhưng lại có 48,330 doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động. Còn nếu tính riêng tháng này thì có 5,742 doanh nghiệp được thành lập nhưng có tới 4,549 doanh nghiệp ngưng hoạt động.

Ông Bùi Hà, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân của Bộ Kế hoạch – Đầu tư Việt Nam, khái quát, số doanh nghiệp phải giải thể, ngưng hoạt động trong chín tháng vừa qua đã tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đáng lưu ý là số doanh nghiệp được thành lập và tổng vốn đăng ký kinh doanh tiếp tục giảm.

Đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam cũng đang giảm. Theo Cục Đầu tư nước ngoài của Bộ Kế hoạch - Đầu tư CSVN, tổng vốn đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam trong chín tháng vừa qua vào khoảng hơn 11 tỉ Mỹ kim, giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm 2013.

Ông Võ Trí Thành,  Viện phó Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế của Việt Nam nhận định, từ đầu năm đến nay, kinh tế vĩ mô của Việt Nam đã ổn định song vẫn đang đối diện với những rủi ro lớn.

Theo ông Thành, sự ổn định thể hiện qua những yếu tố như: lạm phát giảm mạnh, tỷ giá VND/USD không biến động nhiều, cán cân vãng lai cân bằng, cán cân thanh toán quốc tế thặng dư, dự trữ ngoại hối tăng, thanh khoản ngân hàng cải thiện rõ rệt và mức xếp hạng tín nhiệm của Moody và S&P tăng.

Tuy nhiên, theo ông Thành, tăng trưởng của cả năm sẽ chỉ trong khoảng từ 5.5% đến 5.7%, không đạt mục tiêu mà Quốc hội Việt Nam đề ra  (5.8%).

Dẫu kinh tế vĩ mô đã ổn định, song ông Thành cảnh báo, sự ổn định đó rất mong manh vì cải cách cơ cấu, đặc biệt là đối với hệ thống doanh nghiệp quốc doanh vẫn hết sức chậm chạp và điều đó khiến thị trường sút giảm niềm tin.

Sự ổn định của kinh tế Việt Nam mong manh còn vì thâm hụt ngân sách đã lên tới gần 5%. Trong chín tháng qua, ngân sách Việt Nam chỉ thu vào chưa tới 598,000 tỉ đồng, trong khi đã phải chi 722,000 tỉ đồng. Nợ công dù chưa tới ngưỡng 60% GDP nhưng đang tăng rất nhanh.

Chưa kể nguy cơ bất ổn tài chính vẫn tiềm ẩn vì nợ xấu tăng, sở hữu chéo ngân hàng và tính minh bạch thấp. Ông Thành giải thích, tuy lãi giảm, doanh nghiệp vẫn khó vay tiền vì nợ xấu lớn và đang tăng. (G.Đ)
09-26-2014 3:18:12 PM
Theo Người Việt

Bỏ cấm vận võ khí cho Việt Nam: đang thương thảo, chưa quyết định

Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel LocklearTư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear
VOA-26.09.2014
Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương, Đô đốc Samuel Locklear, khẳng định các cuộc đối thoại về việc nới lỏng cấm vận võ khí sát thương cho Việt Nam đang tiếp diễn, chưa có quyết định chung cuộc.
Phát biểu tại Ngũ Giác Đài hôm 25/9, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ cho biết Washington hiện đang ở bước đầu bàn về khả năng liệu có thể cung cấp võ khí sát thương cho Việt Nam hay không, có thể dành cho Việt Nam sự hỗ trợ quân sự nào và nguyên do vì sao.
Vẫn theo lời Đô đốc Locklear, việc này phần lớn phụ thuộc vào Việt Nam muốn gì vì họ có nhiều đối tác, nhiều láng giềng, cũng như nhiều mối quan ngại về an ninh.
Ông Locklear nói các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương ngày càng nhận thức rõ ràng về môi trường và nhu cầu an ninh của mình và ngày càng hướng ra bên ngoài nhiều hơn trong xu thế ảnh hưởng của toàn cầu hóa.
Tư lệnh Thái Bình Dương của quân đội Mỹ nhấn mạnh Hoa Kỳ đặc biệt quan tâm đến việc giúp các nước này hiểu rõ những gì đang xảy ra với họ và cách có thể ứng phó hữu hiệu hơn.
Đô đốc Locklear nêu rõ Châu Á Thái Bình Dương mãi mãi có vai trò quan trọng với Hoa Kỳ mà thông điệp này đã được thể hiện rõ trong chính sách tái cân bằng lực lượng ‘Xoay trục về Châu Á’ của Tổng thống Barack Obama.
Ông Locklear nói lợi ích của Hoa Kỳ sẽ gắn chặt với những gì diễn ra tại Châu Á Thái Bình Dương và cho dù đối diện với các mối đe dọa lớn hơn ở các nơi khác, Mỹ cũng không thể nào phủi bỏ trách nhiệm ở khu vực này. 
Phát biểu của Tư lệnh Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương được đưa ra giữa lúc Việt Nam đang nỗ lực vận động Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương từ năm 1984 và có tin nói rằng các cuộc thảo luận đang diễn ra ở Washington về việc này có thể dẫn tới một quyết định vào cuối năm nay.
Hoa Kỳ đã nhiều lần nhấn mạnh lệnh cấm này không thể gỡ bỏ nếu Việt Nam không có cải thiện đáng kể về nhân quyền.
Nguồn: Speeches/Testimony by Commander, U.S. Pacific Command, Admiral Samuel Locklear/PACOM.mil
 

Đầu tư hàng loạt công trình tiền tỉ để… nhốt trâu bò!

  - 

Đầu tư hàng loạt công trình tiền tỉ để… nhốt trâu bò!
Được khởi công xây dựng từ những năm 2010-2011 và theo kế hoạch sẽ hoàn thành trong vòng 1 đến 2 năm, thế nhưng, hàng loạt công trình trường học, nhà ở cho học sinh có giá trị tiền tỉ ở huyện nghèo Minh Hóa (Quảng Bình) sau nhiều năm khởi công mà không đưa vào sử dụng.
Thay vào đó các chủ đầu tư đã nhận được những công trình bị bỏ hoang từ nhiều năm qua và ước mơ được học, được ở trong những ngôi trường, ngôi nhà khang trang của các em học sinh vùng cao tan theo nhà hoang.
Khi chủ đầu tư quá ưu ái nhà thầu!
Bước vào năm học mới 2014-2015, dường như không thể chờ đợi thêm được nữa, nhiều phụ huynh học sinh trên địa bàn huyện Minh Hóa đã phản ánh về thực trạng hàng loạt công trình trường học, nhà ở cho học sinh được Nhà nước cấp vốn hàng tỉ đồng nhưng qua nhiều năm xây dựng dở dang và bị bỏ hoang từ nhiều năm. Trong khi đó, con em họ phải học nhờ và ở nhờ tại những phòng học, phòng ở tạm bợ.
Trên địa bàn huyện rẻo cao Minh Hóa có 4 công trình phòng học và nhà ở cho học sinh ở xã Quy Hoá, Minh Hóa, Hóa Sơn và Dân Hóa. Các công trình có tổng mức đầu tư từ 2 đến  3,5 tỉ đồng và đều là các công trình nhà kiên cố 2 tầng, được khởi công xây dựng từ năm 2010- 2011 do các xã làm chủ đầu tư, song bị bỏ hoang từ nhiều năm qua bởi các nhà thầu không tiếp tục thi công hoặc không hoàn thiện công trình để có thể đưa vào sử dụng.
Đáng nói là các chủ đầu tư đều rất ưu ái các nhà thầu khi mà nhà thầu mới chỉ làm được một, đã thanh toán gấp 2,3 và còn cao hơn thế nữa khối lượng thực tế đã thi công được. 
Thông tin từ các chủ đầu tư (UBND các xã) và đơn vị hưởng lợi là các trường học cho biết thực trạng trên như sau: Về công trình nhà lớp học 2 tầng, 4 phòng của Trường mầm non Quy Hóa thuộc xã Quy Hóa có tổng mức đầu tư hơn 2,5 tỉ đồng được khởi công xây dựng vào tháng 10.2011. Công trình bước vào giai đoạn hoàn thiện thì nhà thầu bỏ không làm nữa cách đây 2 năm.
Theo số liệu báo cáo của UBND xã Quy Hóa thì nhà thầu thi công công trình này là Công ty TNHH Tiến Hoàng (có trụ sở ở T.P Đồng Hới) có giá trị phần xây lắp của công trình là 2,1 tỉ đồng và nhà thầu đã nhận hơn 1,8 tỉ đồng.
Bước đầu UBND xã Quy Hóa thừa nhận đã nghiệm thu khống giá trị thi công là 86,665 triệu đồng. Tuy nhiên, theo nguồn tin của chúng tôi khối lượng nghiệm thu khống thực tế cao hơn nhiều lần số tiền này.
Đối với công trình lớp học 2 tầng, 4 phòng học tại Trường Tiểu học -THCS Hoá Sơn có tổng mức đầu tư ban đầu gần 2 tỉ đồng, được bắt đầu khởi công vào năm 2010 do Công ty TNHH Tây Sơn (có trụ sở ở huyện Quảng Trạch) thi công.
Ông Đinh Xuân Đại - Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn cho biết, sau nhiều lần thi công cầm chừng do vướng việc giải phóng mặt bằng, đến năm 2013 đơn vị thi công mới thi công xong phần thô của tầng 1.
Khi được hỏi phía chủ đầu tư đã chuyển bao nhiêu tiền cho nhà thầu, ông Đại cho hay: Tôi không nhớ nữa, kế toán xã đi vắng và hiện Công an tỉnh đang điều tra làm rõ vấn đề này.
Một nguồn tin cho biết, mặc dù mới thi công xong phần thô của tầng 1, song nhà thầu đã được chủ đầu tư nghiệm thu và thanh toán đã hoàn thiện tất cả các hạng mục của tầng 1 (đưa vào sử dụng được công trình tầng 1 - PV). 
Và sau khi ứng quá số tiền thực tế đã thi công khoảng 700 triệu đồng, nhà thầu này đã trốn biệt tăm hơn 1 năm qua khi không cho nhân công tiếp tục thi công công trình.
Công trình Trường Mầm non Minh Hóa, điểm trường Tân Lý  có tổng mức đầu tư gần 3,4 tỉ đồng dừng thi công và bị bỏ hoang 2 năm. 
Công trình Trường Mầm non Minh Hoá, điểm trường Tân Lý thuộc xã Minh Hóa có tổng mức đầu tư gần 3,4 tỉ đồng được khởi công vào cuối năm 2011 do Công ty TNHH Vĩnh Phú. Mặc dù đã bước vào giai đoạn hoàn thiện công trình, nhưng nhà thầu đã dừng thi công và bỏ hoang công trình 2 năm qua.
Ông Cao Ngọc Uyên - Chủ tịch UBND xã Minh Hóa cho biết, tổng giá trị xây lắp của công trình là 2,8 tỉ đồng và phía chủ đầu tư đã được thanh toán 2,5 tỉ đồng cho nhà thầu.
Cuối cùng là công trình khu bán trú dân nuôi của Trường Tiểu học - THCS Dân Hoá thuộc xã Dân Hóa được khởi công vào năm 2010, có tổng mức đầu tư 3,5 tyỉ đồng do Công ty TNHH Tây Sơn thi công. Sau khi thi công xong một phần móng nhà và đổ một số trụ bê tông nhà thầu đã dừng thi công và bỏ hoang công trình này hơn 3 năm qua.
Ông Hồ Tuân - Chủ tịch xã Dân Hóa vô tư cho hay: Do sợ bị cắt nguồn vốn ngân sách cấp cho nên mặc dù khối lượng thực tế thi công nhà thầu mới làm được vài trăm triệu, song phía chủ đầu tư đã chuyển gần 1,6 tỉ đồng cho nhà thầu. Ai ngờ chuyển tiền xong họ trốn luôn không quay lại làm.
 Trong khi những công trình tiền tỷ bị bỏ hoang  thì nhiều em học sinh mầm non phải học trong những dãy nhà học cấp 4 đang xuống cấp nghiêm trọng và không đảm bảo điều kiện.

Nuôi nhốt trâu bò
Hệ luy từ việc đầu tư, quản lý, thi công các công trình nói trên đó là hàng trăm học sinh mầm non, tiểu học và THCS phải học nhờ và ở nhờ tại những phòng học, phòng ở tạm bợ trong nhiều năm qua.
Trong khi những công trình lớp học, nhà ở cao tầng được đầu tư xây dựng có giá trị hàng tỷ đồng đáng lẽ ra được đưa vào sử dụng từ nhiều năm qua lại bị bỏ hoang để mặc cho cỏ mọc, chất lượng công trình xuống cấp trở thành nơi nuôi nhốt trâu bò cho nhiều gia đình và rêu phong bám đầy công trình một hình ảnh hết sức phản cảm ở môi trường giáo dục.
Cô Đinh Thị Thu Hiền - Hiệu trưởng Trường Mầm non Minh Hóa cho biết: Theo kế hoạch công trình điểm trường Tân Lý phải được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng trong năm 2012.
Tuy nhiên, do công trình này không được hoàn thiện và bị bỏ hoang 2 năm qua nên 4 lớp học với 140 em học sinh phải học trong dãy nhà cấp 4 khá chật chội và đã xuống cấp. Hiện 30 đến 40 em học sinh cùng cô giáo phải học, sinh hoạt và ngủ trên diện tích phòng khoảng 30 m2. Từ thực tế đó dẫn đến chất lượng nuôi dạy các cháu bị ảnh nghiêm trọng. Cùng đó việc đăng ký phấn đấu trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 cũng đành phải gác lại.
Vấn đề này nhà trường, cũng  như phụ huynh học sinh rất bức xúc phản ánh nhiều lần lên xã, song vẫn không có thay đổi.
Đáng nói hơn, người được phía nhà thầu giao quản lý việc thi công công trình đã nhiều lần bán vật liệu thi công công trình, điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Vấn đề này cũng được ông Cao Ngọc Uyên - Chủ tịch UBND xã Minh Hóa thừa nhận là có. Cùng cảnh ngộ, Trường Mầm non Quy Hóa có hai lớp học phải học nhờ ở nhà sinh hoạt cộng đồng.

Công trình lớp học 2 tầng của Trường Mầm non xã Quy Hóa có tổng mức đầu tư 2,5 tỉ đồng bước vào giai đoạn hoàn thiện, song nhà thầu dừng thi công khiến công trình bị bỏ hoang 2 năm qua.
Tại Trường Tiểu học  - THCS Hóa Sơn cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Thầy Nguyễn Văn Bằng-Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, hiện 4 lớp học THCS phải học nhờ phòng học của các em học sinh tiểu học. Do phải san sẻ 4 phòng học cho các học sinh THCS nên các em học sinh tiểu học không thực hiện được việc học bán trú 2 buổi/ngày.
“Do thiếu phòng học nên trường rất khó khăn trong việc thực hiện việc phụ đạo cho học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi của trường. Nếu công trình lớp học đang bị bỏ hoang tại trường được xây dựng hoàn thiện và đưa vào sử dụng theo đúng kế hoạch thì sẽ giúp trường giải quyết được các vấn đề nói trên, song tiếc rằng chờ mãi công trình này vẫn cứ ở trạng thái dở dang và bỏ hoang”, thầy Bằng cho biết thêm.
Khác hẳn với việc phải lâm vào cảnh thiếu phòng học, phải đi học nhờ, các em học sinh ở Trường Tiểu học - THCS Dân Hóa phải ở “ké” và  ở nhờ nhà người dân.
Thầy Nguyễn Thanh Sơn Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Dân Hóa cho biết: Do công trình nhà ở bán trú dân nuôi xây dựng dở dang và bị bỏ hoang hơn 3 năm qua, nên những năm qua hàng trăm em học sinh dân tộc thuộc diện theo quy định phải được ở nhà bán trú dân nuôi (các trường hợp học sinh ở các bản có nhà  xa trường không thể đi về hàng ngày được) đã phải ở nhờ ngoài nhà dân, số ít còn lại được các thầy cô trong trường nhường lại phòng ở.
Cụ thể, theo quy định có 230 học sinh phải được ở khu bán trú dân nuôi tại trường. Tuy nhiên, hiện tại mặc dù đã cố gắng hết sức nhà trường cũng chỉ bố trí được cho 30/230 em ở tại trường trong các phòng ở dành cho giáo viên, số còn lại 200 em phải tự liên hệ và xin ở nhờ ngoài nhà dân. Việc này đã gây ra rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý học sinh của nhà trường và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dạy và học…
Thông tin từ UBND huyện Minh Hóa cho biết, trước thực trạng nói trên huyện đã chỉ đạo phòng Giáo dục, Kinh tế - Hạ tầng và Phòng Tài chính…tiến hành về kiểm tra thực tế tại các công trình nói trên để có biện pháp chỉ đạo giải quyết.
Liên quan đến việc quản lý, đầu tư, xây dựng tại các công trình này phía Công an tỉnh Quảng Bình đã có quyết định khởi tố vụ án và bị can đối với Chủ tịch UBND xã Hóa Sơn và Dân Hóa, cũng như đối với nhà thầu xây dựng công trình nhà bán trú dân nuôi xã Dân Hóa (Báo Motthegioi.vn đã thông tin).

Công trình khu bán trú dân nuôi xã Dân Hóa có tổng mức đầu tư 3,5 tỉ đồng, đây là công trình có dấu hiệu nghiệm thu khống gần 1 tỉ đồng và bị bỏ hoang 3 năm qua.
Theo phản ánh của dư luận và một số cán bộ có trách nhiệm ở Minh Hóa thì tất cả các công trình nói trên đều có vấn đề sai phạm nghiêm trọng trong công tác quản lý, đầu tư xây dựng; chất lượng thi công công trình và dấu hiệu nghiệm thu, quyết toán khống khối lượng thi công. Dư luận đề nghị Công an tỉnh Quảng Bình tiếp tục chỉ đạo lực lượng Công an kinh tế vào cuộc tiến hành kiểm tra, điều tra để làm rõ các vấn đề này tại các công trình còn lại trên địa bàn huyện Minh Hóa.
Bài, ảnh: Quốc Nam

Chợ 15 tỷ chưa sử dụng đã 'sụp lún không dừng'

Theo  - 

Chưa đưa vào sử dụng mà phần nền của công trình đã bị sụp lún nặng
Chưa đưa vào sử dụng mà phần nền của công trình đã bị sụp lún nặng
UBND huyện Lai Vung (Đồng Tháp) quyết định đầu tư kinh phí gần 15 tỷ đồng để xây dựng Nhà lồng chợ Bách hóa Lai Vung (BHLV) trong khu vực mở rộng chợ thị trấn Lai Vung, Công ty Cổ phần Đô thị Sen Vàng làm chủ đầu tư...
Công trình thi công hoàn thành đã hơn 9 tháng nhưng chưa được đưa vào sử dụng do bị sụp lún nền cục bộ, gây lãng phí.
 Nham nhở
Công trình Nhà lồng chợ Bách hóa Lai Vung có quy mô 1 tầng, hạng mục chính của công trình có diện tích 1.944m2 do Công ty TNHH tư vấn xây dựng H&X (TP.Cao Lãnh) thiết kế và Công ty Cổ phần xây dựng Tân Tiến (TP.Cao Lãnh) trúng thầu thi công, với tổng giá trị gần 7,8 tỷ đồng.
Khác hẳn với vẻ bề thế từ bên ngoài, chợ Bách hóa Lai Vung đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”, không người qua lại.
Công trình được bàn giao mặt bằng và thi công ngày 20.2.2013 nhưng trước đó đã xảy ra hiện tượng lún nền 1,2 tấc so với cao độ san lắp mặt bằng thiết kế. Từ lúc triển khai thi công công trình đến khi hoàn thành vào ngày 20.12.2013, phần nền của công trình có hiện tượng lún không dừng.
Ông Nguyễn Văn Tài - Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án xây dựng huyện Lai Vung cho hay, đến nay phần nền Nhà lồng chợ Bách hóa Lai Vung đã bị lún hơn 2 tấc so với thiết kế.
Vì có độ lún lớn nên phần nền của Nhà lồng chợ Bách hóa Lai Vung bị hư hỏng nhiều. Đến nay, sau 9 tháng hoàn thành, các bậc tam cấp công trình dù được ốp đá granit tự nhiên rất đẹp nhưng bị bong tróc nham nhở. 
Hai sảnh ở phía đầu và cuối công trình không còn gạch lót, lộ những hố sâu hun hút. Phía mặt trước và mặt sau của nhà lồng chợ cũng xảy ra hiện tượng tương tự.
Khác hẳn với vẻ bề thế từ bên ngoài, chợ Bách hóa Lai Vung đang trong tình trạng “cửa đóng then cài”, không người qua lại.
Anh Lê Vĩnh Châu - tiểu thương ngành hàng mỹ phẩm - bách hóa chợ thị trấn Lai Vung cho biết: “Lãnh đạo địa phương bảo công trình chợ đã hoàn thành, ngày 20 Tết Nguyên đán năm 2014 tiểu thương dọn qua bán nhưng tôi không chịu. Cũng may mắn cho tôi và các tiểu thương ở chợ, nếu dọn qua bán mà xảy ra sự cố thì nguy...” .
Đau đầu
Theo mục tiêu xây dựng Nhà lồng chợ bách hóa của UBND huyện Lai Vung thì công trình được thực hiện nhằm đảo bảo cho nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, chuyển đổi nghề nghiệp cho một bộ phận người dân và tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.
Do xảy ra lún, nứt công trình nên khi nào tiểu thương chợ thị trấn Lai Vung di dời qua khu chợ mới vẫn chưa có lời đáp.
Ngoài ra, khi công trình hoàn thành còn hình thành được khu đô thị mới làm thay đổi bộ mặt thị trấn Lai Vung. Tuy nhiên, từ khi xảy ra sụp lún công trình đến nay đã gây không ít khó khăn, trở ngại cho địa phương. Việc làm sao tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sụp lún công trình đang làm đau đầu lãnh đạo huyện.
Cùng với sự sụp lún công trình Nhà lồng chợ Bách hóa, cạnh đó 2 hạng mục công trình Nhà lồng chợ Thực phẩm và Nhà lồng chợ Ăn uống do Công ty Cổ phần phát triển Đô thị Sen Vàng làm chủ đầu tư cũng xảy ra hiện tượng lún cục bộ.
Do xảy ra lún, nứt công trình nên khi nào tiểu thương chợ thị trấn Lai Vung di dời qua khu chợ mới vẫn chưa có lời đáp.
 Huyện Lai Vung đang thuê Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình Đồng Tháp (thuộc Sở Xây dựng Đồng Tháp) kiểm tra chất lượng và tìm nguyên nhân sụp lún công trình, đồng thời thuê Công ty TNHH Kiểm định tư vấn và đầu tư xây dựng Nam Mê Kông tìm phương án khắc phục, nhưng mọi việc vẫn chưa được giải quyết.
Ông Hồ Thanh Phương - Chủ tịch UBND huyện Lai Vung cho biết: “Theo Trung tâm Kiểm định thì nguyên nhân bước đầu xác định sụp lún công trình là do thi công trên nền đất lún và thiết kế không đảm bảo. Hiện địa phương đang đề nghị Trung tâm Kiểm định chất lượng công trình Đồng Tháp xác định rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân trong việc xảy ra sụp lún nhà lồng chợ Bách hóa Lai Vung để quy trách nhiệm cụ thể. Trong trường hợp phát sinh do yếu tố khách quan thì ngân sách nhà nước chịu”.
Khi chợ Lai Vung mới được xây dựng người dân địa phương rất phấn khởi.
Tuy nhiên, sau khi công trình bị sụp lún, ít nhiều đã gây tâm lý thất vọng cho nhiều người. 
Để khắc phục sự cố sụp lún Nhà lồng chợ Bách hóa Lai Vung, ông Hồ Thanh Phương cho biết thêm, huyện chọn phương án cải tạo nền bằng phương pháp móng cọc và dầm, sàn bê tông cốt thép toàn khối do Công ty Nam Mê Kông tư vấn, với tổng kinh phí trên 5 tỷ đồng, huyện đang lập tờ trình gửi Sở Xây dựng thẩm định lại và cho ý kiến.
Trong khi chờ kết quả thẩm định, các đơn vị bảo hiểm công trình, chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và đơn vị thi công tính toán đền bù khoảng 1,3 tỷ đồng, phần còn lại huyện ứng ngân sách để thi công sửa chữa. Khi có kết quả thẩm định, huyện sẽ tính toán lại trách nhiệm của các bên có liên quan.
Nằm ở vị trí đẹp, tiếp giáp với QL80 và thuộc khu vực trung tâm của thị trấn Lai Vung, do đó khi chợ Lai Vung mới được xây dựng người dân địa phương rất phấn khởi.
Tuy nhiên, sau khi công trình bị sụp lún, ít nhiều đã gây tâm lý thất vọng cho nhiều người. Mong rằng, ngành chức năng có liên quan sớm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục sụp lún để sớm đưa chợ Lai Vung vào hoạt động.

Toàn cảnh Nhà lồng chợ Bách hóa Lai Vung
Phú Thuận (ĐTO)

Cách dạy con "không cần roi" của người Mỹ

Các bà mẹ Mỹ có những cách phạt con rất công hiệu, không cần đòn roi, không cần quát mắng con vẫn đi vào nề nếp. Các mẹ Việt Nam nên tìm hiểu và học hỏi theo họ.

Sau khi tốt nghiệp đại học, cô bạn thân nhất của tôi quyết định sang Mỹ du học, và đến nay đã 8 năm, cô ấy đã có được sự nghiệp thành công và gia đình hạnh phúc bên đó. Tuy ở cách xa nhau, nhưng chúng tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên, và chỉ đến dịp nghi Tết chúng tôi mới có cơ hội gặp mặt nhau.
Tháng trước, do có công việc gia đình nên cô đã quay lại Việt Nam ít ngày. Trước ngày quay về Mỹ, tôi có chuẩn bị một bữa ăn nhỏ tại nhà và bảo cô ý đến. Lúc chúng tôi đang chuẩn bị bữa ăn trong bếp, đứa nhỏ nhà tôi bỗng chạy vào bếp nghịch ngợm và làm đổ bình hoa để trên bàn. Thấy vậy, tôi quay ra quát và đánh vào mông con “mẹ đã bảo con ra ngoài chơi rồi cơ mà, vào đây làm cái gì. Sao mà càng lớn càng khó bảo thế hả?”. Bị đánh, con khóc, tôi càng mắng “khóc gì mà khóc, tự mình làm chứ ai làm. Đi ra ngoài ngay, còn mò vào nữa thì đừng trách mẹ không nói trước”.
Bạn tôi lắc đầu “cậu vẫn nóng tính như vậy, chẳng chịu sửa gì cả. Nóng tính quá với con như thế không tốt đâu”. Tôi vừa lau dọn “thành quả” của con, vừa “thanh minh” “mình bực lắm, thằng bé càng lớn càng bướng. Lúc nãy là nó làm đổ bát canh nóng thì không biết thế nào, phải đánh mấy cái cho chừa lần sau không dám thế”.
Cô ấy khuyên tôi “Lần sau cậu đừng đánh con như thế, nó là con trai hiếu động là chuyện bình thường. Cậu nên nhẹ nhàng khuyên bảo chứ đừng dùng hành động mạnh như thế”. Tôi chỉ ngán ngẩm nói “Ôi giời, thằng bé nhà mình nói nhẹ không nghe đâu, cứ phải quất cho vài roi mới nên thân”.
dạy con, kiểu Nhật, mẹ Mỹ
Các bà mẹ Mỹ có những cách phạt con rất công hiệu, không cần đòn roi, không cần quát mắng con vẫn đi vào nề nếp. Các mẹ Việt Nam nên tìm hiểu và học hỏi theo họ. (ảnh minh hoạ)
Nghe tôi nó vậy, cô thở dài “Tại sao cứ phải đánh con như vậy mới được. Mình thấy cách phạt con như vậy thật vô lí, một hai lần đánh thì nó nghe, nhưng đánh nhiều quá đến lúc nó nhờn rồi thì cũng vô ích thôi. Từ sau khi đến Mỹ, mình nhận thức thấy, các bà mẹ ở đây có phương pháp dạy, phạt, thưởng con rất hợp lí, không cần dùng đòn roi mà con vẫn nghe lời”.
Cảm thấy không hài lòng, cô ấy đã chỉ tôi một số cách phạt con hiệu quả mà không cần dùng đến đòn roi mà các bà mẹ Mỹ đang thực hiện.
1. Cấm túc
Cấm túc là phương pháp phạt phổ biến nhất được sử dụng tại các gia đình Mỹ. Mỗi khi con mắc sai lầm gì, các bà mẹ sẽ không cho con ra ngoài chơi, yêu cầu con phải ngoan ngoãn ở nhà. Thời gian bị cấm túc sẽ phụ thuộc vào mức độ phạm lỗi mà con gây ra. Dù trẻ lớn hay nhỏ, một khi đã mắc lội đều bị cấm túc.
Do các trẻ nhỏ của nước ngoài, từ bé đã được dạy những bài học cơ bản nhất là không được động đến các thiết bị nguy hiểm trong nhà. Nên họ không lo lắng nhiều khi cấm túc, bắt các bé ở trong nhà. Nhưng các mẹ Việt Nam thì khác, chiều chuộng, bao bọc con quá kĩ nên sẽ nghĩ nhốt trẻ một mình trong phòng là nguy hiểm.
Cô bạn tôi đã áp dụng cách này với nhóc tì nhà mình và phải thừa nhận đây là phương pháp hiệu quả. Một khi bị nhốt trong nhà, các bé sẽ có thời gian suy nghĩ về những hành động mà mình đã gây ra. Ai mà lại thích bị nhốt trong nhà, đến lúc đó, chúng sẽ tự nhận ra và biết kiểm điểm lỗi lầm của mình. Không cần đánh đòn mà con vẫn biết lỗi.
2. Cắt tiền tiêu vặt
Các bạn trẻ ở Mỹ thường được cấp tiền tiêu vặt hàng ngày hoặc hàng tháng. Nhưng một khi phạm lỗi, số tiền tiêu vặt đó sẽ bị cắt. Nhưng bù lại, họ biết cách động viên khuyến khích con bằng cách, cho con tự làm việc nhà và trả công theo đúng mức độ làm việc của con.
Cô ấy kể đã từng cắt tiền tiêu vặt của con trong 1 tuần vì tội nói dối mẹ.
3. Tước bỏ thú vui, sở thích của con
Đánh đòn có thể khiến con đau, nhưng chúng chỉ đau lúc ấy. Đối với các bạn nhỏ, tước bỏ những thú vui, sở thích của con khi con làm sai còn hiệu quả hơn là dùng đòn roi. Những “đặc quyền” mẹ tước phụ thuộc vào từng sở thích cụ thể của con, đó có thể là không cho xem tivi, dùng máy tính, đi chơi nhà hàng xóm...
Thông thường, cô ấy thường phạt con khoảng từ 1-2 ngày. Sau mỗi lần như thế, cu cậu nhà cô ấy thường không lặp lại nỗi đã mắc nữa.
4. Cho con làm việc nhà
Đi kèm với việc cấm túc, các bà mẹ Mỹ thường yêu cầu con làm việc nhà để “chịu phạt” vì lỗi lần mình đã gây ra. Trẻ nhỏ thì yêu cầu dọn phòng của chính mình; lớn thì cắt cỏ ngoài vườn, dọn dẹp lại toàn bộ nhà cửa. Sau mỗi lần như vậy, không chỉ giúp trẻ hối lội mà còn rèn luyện cho con biết tự làm việc nhà.
Có lần đứa lớn nhà cô mải đi chơi nên không chịu dọn dẹp lại phòng mình theo yêu cầu, cô đã phạt con bé không những phải dọn phòng mình mà phải dọn luôn cho cả nhà.
5. Biết khen thưởng con đúng lúc
Liệu có nên kết luận trẻ nhỏ ở Mỹ sướng hơn ở Việt Nam, khi chúng phạm lỗi không bị đánh, khi lập công được khen thưởng. Còn ở Việt Nam, phạm lỗi thì bị đánh, làm tốt thì ít được khen ngợi. Chỉ cần một câu khen ngợi đã giúp các bé thấy vui vẻ, và có động lực để lần sau cố gắng.
Biết đâu chỉ một cái ôm, một cái vỗ tay, một cái hôn chúc mừng sẽ giúp con thích thú hơn rất nhiều.
Đó là những cách phạt con không cần đòn roi mà bạn tôi đã nói cho tôi. Tôi thừa nhận người Mỹ họ dạy con một cách công minh, có thưởng có phạt rõ ràng. Có thể mỗi hình phạt của hộ sẽ kéo dài 1,2 ngày hay thậm chí hàng tuần, nhưng hiệu quả mang lại cao hơn một trận đòn roi. Trước đây, cô bạn này vốn là người nóng tính và bảo thủ, nhưng có lẽ sống ở nước ngoài lâu nên cô đã thay đổi tư tưởng, biết nghĩ một cách phóng khoáng và chín chắn hơn.
Đứa trẻ nào mà chẳng mắc lỗi, nhưng phạt chúng như thế nào mà không mang tiếng ác thì là lại chuyện lớn. Hãy thử tập làm người mẹ Mỹ, hãy thử học cách phạt con của họ xem công hiệu ra sao.
26/09/2014 14:36
(Theo Khám phá)