Tuesday, September 23, 2014

Ảnh: việt cộng dùng cung nỏ ..bắn hạ máy bay (báo QĐND)


“Nhức mắt” với lạm thu đầu năm: Tiền thu đầy tay, biên lai không có

Báo điện tử Tầm nhìn- Bên cạnh những khoản học phí phải đóng theo quy định, phụ huynh nhiều trường còn phải đóng góp thêm những khoản phí không thể giải thích được là sẽ dùng vào việc gì? Đặc biệt, các khoản phí đều không có biên lai xác nhận thu.


Ảnh lớn: Phụ huynh học sinh Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (Cà Mau) phải đóng các khoản thu ngoài quy định. Ảnh nhỏ: Các khoản thu trong tháng 9 của Trường Mẫu giáo Mỹ Sơn (Gò Vấp).

Phí “lạ”

Tiếp xúc với phóng viên, nhiều phụ huynh học sinh có con học tại Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu (TP.Cà Mau) tỏ ra bức xúc khi nói về những khoản phí không biên lai mà họ phải đóng cho nhà trường vào đầu năm học 2014-2015. Một phụ huynh tên Th cho biết:

“Ngoài khoản phí theo quy định như: Hội phí (100.000 đồng/em/năm), bảo hiểm y tế bắt buộc (289.800 đồng/em/năm), chúng tôi còn được thông báo những khoản “phí lạ” nằm ngoài quy định, như: Tiền sơn trường, tiền mái che, tiền ép giấy khen; tiền khen thưởng, thi văn nghệ… Các khoản tiền khác thì không nói, riêng khoản tiền sơn sửa trường nằm trong diện xây dựng cơ bản được Nhà nước cấp kinh phí thực hiện mà nhà trường vẫn thu của phụ huynh là không thể chấp nhận”.

Các phụ huynh cho biết, vào đầu năm học 2014 – 2015, nhà trường tổ chức cuộc họp “bất thường” với phụ huynh để bàn chuyện thu thêm các khoản phí ngoài quy định. “Tại cuộc họp, sau khi thông báo về các khoản phí, nhà trường hỏi phụ huynh đồng ý hay không mà không ai dám phản ứng vì sợ ảnh hưởng đến con em mình. Tuy nhiên, điều khiến chúng tôi nghi ngờ là khoản thu đầu năm không được nhà trường công khai, minh bạch. Phụ huynh đóng tiền nhưng không có biên lai, biên nhận” – anh Th bức xúc.

Nói về những bức xúc của phụ huynh, ông Nguyễn Văn Phúc – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nguyễn Đình Chiểu khẳng định: “Các khoản phí này mới đưa ra hội ý phụ huynh. Tuy nhiên, một số phụ huynh “mát tay” đã đóng tiền luôn tại cuộc họp (?!)”.

Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Lê Minh Trí – Phó Trưởng phòng GDĐT TP.Cà Mau cho biết: “Trước thông tin trên, lãnh đạo phòng đã có văn bản yêu cầu hiệu trưởng trường này giải trình. Đồng thời chỉ đạo nhanh chóng rà soát để trả lại tất cả các khoản thu ngoài quy định cho phụ huynh học sinh, chúng tôi sẽ có hướng xử lý và chấn chỉnh kịp thời”.

Tương tự, tại Trường Mẫu giáo Mỹ Sơn (quận Gò Vấp, TP.HCM) vào đầu năm học mới nhiều phụ huynh cũng “choáng” khi mức tiền phải đóng lên tới hơn 6 triệu đồng. Cụ thể, ngoài các khoản tiền ăn, học võ, học vẽ, vệ sinh phí… các bé còn phải đóng thêm 3 loại phí gồm: học phí nuôi dạy 900.000 đồng; CSVC+ HP/năm: 3 triệu đồng và học phí giờ cá nhân 1,1 triệu đồng. Một phụ huynh có con học trong trường bức xúc: “Học phí giờ cá nhân thì tiêu vào việc gì chúng tôi không hề biết”.

Loay hoay “siết” lạm thu

Trả lời phóng viên Báo NTNN về vấn đề “siết” lạm thu, bà Phạm Thị Hồng Nga – Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết, từ ngày 15 đến 23.9, Sở đã thành lập 5 đoàn thanh tra đến 30/30 quận, huyện trên địa bàn thành phố về công tác thu chi đầu năm học. “Chúng tôi sẽ tiếp cận với từng em học sinh, từng giáo viên hỏi xem năm nay bố mẹ các em phải đóng góp gì, trường thu những gì, sau đó sẽ làm việc với ban giám hiệu các trường. Năm nay, Hà Nội làm sớm, khi nhiều trường còn chưa họp phụ huynh, nên hy vọng sẽ phát hiện và chấn chỉnh được lạm thu từ trong... trứng nước” – bà Nga nói.

Bà Nga cũng cho biết, đối với những khoản thu sai, nếu phát hiện, Sở sẽ kiên quyết xử lý kỷ luật và yêu cầu hoàn trả cho học sinh. Sở cũng yêu cầu không để học sinh tham gia quá 2 câu lạc bộ trong trường. Các trường chỉ được thu một loại quỹ hội cha mẹ học sinh chứ không được chia thành quỹ trường, quỹ lớp. “Các hội phụ huynh cũng phải giải trình việc thu quỹ đó dùng để làm gì, phải có dự kiến chi và có sự đồng thuận từ cha mẹ. Có dự kiến chi rồi thì không thể thu cao được” – bà Nga nói.

Ông Võ Minh Lợi - Phó Giám đốc Sở GDĐT TP. Cần Thơ cũng cho biết: Các năm học trước, từ phản ánh của phụ huynh về việc các trường tự ý đề ra một số khoản thu không hợp lý, sở cũng đã xử lý nghiêm. Bắt đầu từ năm học 2013-2014 đến nay ngành giáo dục TP.Cần Thơ đã siết chặt lại việc thu các loại phí của các cơ sở trường học bằng việc ban hành quy định cụ thể chi tiết các khoản nào được thu, các khoản nào không được thu để trường áp dụng. Bên cạnh đó, để đánh giá tình hình đầu năm học mới 2014-2015, Sở GDĐT TP. Cần Thơ cũng đã thành lập đoàn kiểm tra, ghi nhận tình hình thuận lợi, khó khăn của các trường cũng như những phản ánh của phụ huynh để có hướng điều chỉnh phù hợp trong việc thu chi.
10:23 | 23/09/2014
Theo Dân Việt

Phát hiện CSGT dẫn xe quá tải... đi trốn

Báo điện tử Tầm nhìn- Tại thời điểm có mặt, đoàn công tác phát hiện một số cán bộ CSGT Hòa Bình không ngăn chặn xe quá tải, thậm chí có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu ngược lại về hướng Sơn La để ẩn náu.

Đây là thông tin do Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo gửi Bộ GTVT sau cuộc kiểm tra thực tế vào ngày 15, 16/9 vừa qua về tình hình xử lý xe quá tải trên Quốc lộ 6 đoạn qua tỉnh Hòa Bình.

Cụ thể, trong 2 ngày, đoàn công tác liên ngành đã phát hiện gần 50 xe vi phạm (chiều Sơn La - Hà Nội), chiếm 30% trong tổng số xe được kiểm tra. Những chiếc xe này chở hàng vượt quá tải trọng cho phép từ 50-200%.

trạm cân, quốc lộ 6, Hòa Bình, CSGT, quá tải, dẫn đường, tiêu cực, Tổng Cục đường bộ
Xe quá tải đỗ tại một cây xăng tại huyện Tân Lạc chờ vượt trạm cân. Ảnh: Đường bộ

Cá biệt, nhiều xe quá tải đã quay lại, tự hạ tải, số khác đỗ rải rác trong các quán ăn, cây xăng... chờ đêm tối hoặc trời mưa để vượt trạm.

Trên thực tế, khi trạm cân TC038 (Hòa Bình) hoạt động trên đường Hồ Chí Minh thì xe quá tải lưu thông trên Quốc lộ 6 không bị kiểm soát, khi trạm cân này hoạt động tại Quốc lộ 6 thì xe quá tải "lọt" trạm cân TC021 (Sơn La) về đến Tân Lạc sẽ dừng lại và chờ thời cơ vượt trạm.

Đáng chú ý, khi đoàn công tác có mặt xử lý số xe đỗ hai phía trạm cân đã phát hiện một số cán bộ CSGT Hòa Bình không ngăn chặn các xe quá tải đỗ hai phía trạm cân hạ tải hoặc chạy ngược lại buộc phải vào cân kiểm tra.

Trái lại có hiện tượng xe CSGT dẫn xe quá tải quay đầu chạy ngược về hướng Sơn La và vào những chỗ khuất để ẩn náu.

Theo ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng cục trưởng Tổng Cục đường bộ, để xảy ra những sự việc trên là do lực lượng chức năng tỉnh Hòa Bình phối hợp chưa tốt, trạm cân tại Hòa Bình không được kiểm soát 24/24 giờ mà chỉ làm một nửa thời gian.

Ngoải ra lực lượng chức năng chưa địa phương chưa có biện pháp nên bất lực trong việc xử lý các xe đỗ tại trạm cân này.

Sau khi phát hiện những dấu hiệu tiêu cực tại trạm cân Hòa Bình, Giám đốc Công an tỉnh Hòa Bình đã ra quyết định thay toàn bộ lực lượng CSGT đang làm việc tại trạm TC038.

Hiện Cục Cảnh sát kinh tế (C46) vẫn đang tiếp tục theo dõi công tác xử lý của lực lượng chức năng tại trạm cân này.
09:36 | 23/09/2014
Theo VNN

‘Dân số vàng' của Việt Nam còn đang ngái ngủ


Hôm rồi đám giỗ Nội, trong bàn tiệc trà dư tửu hậu, tôi có nghe ba tôi và bác Sáu nói chuyện về “dân số vàng” của Việt Nam. Thành thật mà nói, chuyện cũng chẳng mới mẻ gì, nhưng rõ ràng, nếu không lên tiếng, chưa chắc chuyện đó trở thành quá khứ. Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, một nước được coi là có “cơ hội dân số vàng” khi tỉ số phụ thuộc dân số của nước đó nhỏ hơn 50, nói theo cách khác là cứ một người ngoài độ tuổi lao động sẽ được trợ cấp bởi hơn hai người trong độ tuổi lao động. Còn theo Tổng cục thống kê VN, “cơ hội dân số vàng” xảy ra khi tỷ lệ trẻ em (từ 0 đến 14 tuổi) thấp hơn 30% và tỷ lệ người cao tuổi (65 tuổi trở lên) thấp hơn 15%. Theo Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc, vào năm 2010, số người trong độ tuổi lao động (15–64 tuổi) ở Việt Nam chiếm hơn 60%. Dự kiến trong giai đoạn năm 2011–2020, lực lượng lao động VN tăng 1% năm. Theo đó, ước lượng dân số trong độ tuổi lao động ở Việt Nam sẽ tương ứng 47,82 triệu người (2011); 50,4 triệu người (2015) và 53,15 triệu người (2020). Như vậy, trong vòng 30 năm tới, Việt Nam đang và sẽ bước vào thời kỳ “dân số vàng”.
Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam có một bài báo cáo vào năm 2010 để nhắc nhở Việt Nam về việc tận dụng cơ hội “dân số vàng” để phát triển nền kinh tế đất nước. Trong bài báo cáo này, các chuyên gia đã chỉ ra những kinh nghiệm của các quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á. Ở Đông Á, bao gồm Nam Triều Tiên, Đài Loan và Nhật Bản, các chuyên gia cho rằng chính thời kỳ “dân số vàng” đã đóng góp đến 30% vào sự phát triển thần kỳ ở 3 quốc gia này. Những yếu tố giúp các quốc gia này tạo ra điều kỳ diệu đối với quá trình phát triển của họ bao gồm: nguồn nhân lực dồi dào và có chất lượng, dân số ổn định và tăng trưởng việc làm cao, và tỉ lệ tiết kiệm và đầu tư cao.
Trong giai đoạn phát triển thần kỳ từ 1960-1990, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người ở Đông Á là vào khoảng 6%/năm. Có một thực tế là trước đó vào khoảng cuối những năm 1940, có một sự bùng nổ dân số diễn ra ở các quốc gia Đông Á này và thế hệ bùng nổ đó 20 năm sau đã trưởng thành và trở thành lực lượng lao động hùng hậu cho các quốc gia này.  Vào thời điểm đó, lực lượng lao động gia tăng với tốc độ trung bình năm là 2,4% và giảm mạnh tỷ số phụ thuộc dân số về mặt kinh tế. Chính sách dân số rõ ràng, có kế hoạch phù hợp, các quốc gia Đông Á hơn 20 năm sau thời kỳ bùng nổ dân số đã ban hành chính sách giảm sinh, vì vậy tỉ lệ tăng dân số tự nhiên giảm trong khi tỉ lệ tăng dân số tham gia lao động lại mạnh mẽ (do ảnh hưởng của đợt sóng dân số vào khoảng cuối năm 1940), do đó tỉ lệ phụ thuộc kinh tế của dân số rất thấp và biến khu vực Đông Á trở thành khu vực có dân số tham gia lao động vào hàng cao nhất của toàn khu vực. Đồng thời, việc làm và năng suất lao động của các ngành, đặc biệt là dịch vụ và công nghiệp chế tạo, tăng lên nhanh chóng. Số lượng lao động ngành nông nghiệp giảm nhưng năng suất lại tăng, thậm chí còn tăng cao nhất trong các ngành, nên vẫn đảm bảo được nguồn cung lương thực, thực phẩm cho xã hội.
Ở Đông Nam Á, thời kỳ “dân số vàng” đến muộn hơn so với các nước Đông Á. Ở Singapore, thời kỳ dân số vàng kéo dài từ năm 1980 đến 2020, Thái Lan là 1990 đến 2025, Malaysia là 2015 đến 2045, Phillipines là 2030 đến 2050, Việt Nam cùng chung thời kỳ với Indonesia từ 2010 đến 2040. Theo UNFPA, sỡ dĩ lợi tức dân số đóng góp vào sự phát triển đất nước ở khu vực Đông Nam Á không cao là vì trình độ tay nghề của lao động ở khu vực này thấp hơn so với Đông Á, chưa kể chính sách kinh tế chưa mang tầm vĩ mô cho nên không tận dụng hết năng lực cấp cao và để chảy máu chất xám ra nước ngoài rất lớn. Rõ ràng Việt Nam đang mới bước vào giai đoạn “dân số vàng” và rất cần sự đầu tư và kế hoạch phát triển bài bản để có thể tận dụng hết mọi lợi ích từ thời kỳ này. Chính việc dúc kết kinh nghiệm tận dụng thời kỳ “dân số vàng” của các nước Đông Á và Đông Nam Á là một bài học thực hành quý báu mà Việt Nam cần phải áp dụng.
Thế nhưng, thực tế cho thấy, người Việt Nam còn đang lơ là đối với tương lai của đất nước và của chính mình. Báo cáo gần đây nói về năng suất lao động của người Việt như một gáo nước lạnh dội vào chính người lao động ở Việt Nam. Đừng suốt ngày mơ mộng và tự ảo tưởng với bài ca: “Việt Nam với lực lượng dân số đông, trẻ và giá nhân công thấp.” Người nước ngoài vào đầu tư ở nước ta, trả cho dân ta số tiền rẻ mạt và chúng ta tự hào vì điều đó? Và rồi báo cáo về năng suất lao động đã chứng minh cho cả thế giới biết là Việt Nam có lực lượng lao động yếu kém nhất khu vực. Đáng tự hào chăng? Liệu có ai muốn đến Việt Nam và làm ăn?
Khi trò chuyện với một bạn trẻ đang làm việc tại Phòng Quản lý Tài nguyên và Môi trường ở một huyện thuộc tỉnh Bình Dương (tỉnh được xem là một trong những địa phương có nền kinh tế năng động nhất cả nước), tôi mới vỡ lẽ chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó. Bạn trẻ này tâm sự và than vãn rằng lương tháng quá thấp (khoảng 1 triệu 9 trăm nghìn đồng, chưa đến 100 đô la Mỹ), công việc là đo đạc và kiểm tra đất đai. Khi được hỏi công việc có áp lực không, anh cho rằng chẳng có nhiều việc để làm, mỗi ngày theo quy định là phải có mặt ở văn phòng lúc 8 giờ sáng và rời khỏi văn phòng lúc 5 giờ chiều, thế nhưng chẳng ai quản lý giờ giấc, thậm chí là có nghỉ làm vài ngày không xin phép cũng chẳng sao. Mỗi người một máy tính, tha hồ chơi game, xem phim và facebook. Anh cho rằng công việc ở đây làm bạn phí thời gian nhưng khi được hỏi là tại sao không xin việc ở nơi khác thì anh nói trình độ và bằng cấp không có, công việc hiện tại là do gia đình quen biết và xin cho. Đó chỉ là một ví dụ ở một đơn vị hành chính công của Việt Nam, còn phía khối doanh nghiệp nhà nước thì cũng không kém. Một người bạn của tôi đang làm ở phòng kinh doanh của một doanh nghiệp nhà nước lớn (có khoảng hơn 30 công ty con) thì có cách than vãn nhẹ nhàng hơn. Chả là mấy hôm nay tuyến cáp quang internet bị sự cố ngoài biển, bạn bực mình vì chẳng thể download phim về xem được. Là con gái một sếp nhân sự ở doanh nghiệp này cho nên dù chỉ có tấm bằng tốt nghiệp phổ thông, chị vẫn được vào làm ở đây. Lịch trình hằng ngày của chị như sau: 8 giờ đến cơ quan điểm danh và mở máy tính, đọc báo lướt web đến khoảng 9 giờ kém đi ăn sáng uống cà phê cùng đồng nghiệp, đến khoảng 10 giờ về lại văn phòng và download phim trong lúc tiếp tục lướt web đến 11 giờ hơn, 12 giờ nghỉ trưa nhưng vì là con gái nên chị tự cho phép mình về sớm một tí và vào muộn một tí vào đầu giờ chiều. Thường là đầu giờ chiều các sếp đi ra ngoài tiếp khách hoặc làm việc riêng đâu đó nên chị cũng lơ là công việc hơn buổi sáng một tí. Hai trường hợp trên đây không phản ánh tất cả nhưng cũng cho thấy tồn tại một bộ phận đang lãng phí của công và ăn bám xã hội một dưới vỏ bọc “nhân viên văn phòng”.
Ở một góc độ khác, có nhiều ý kiến Việt Nam nên tăng tuổi hưu cho cả nam lẫn nữ để ngăn chặn nguy cơ vỡ quỹ bảo hiểm xã hội. Thực tế cho thấy, có những người đã nghỉ hưu từ ngay khi họ bắt đầu bước chân vào một cơ quan hành chính sự nghiệp hay một cơ quan doanh nghiệp nhà nước. Cũng tại doanh nghiệp nhà nước trên, tôi thấy có rất nhiều trường hợp lao động đã đến hoặc quá tuổi hưu nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện tại văn phòng. Khi được hỏi vì sao lại có những trường hợp như vậy, thì người quản lý nhân sự thở dài và trả lời rằng: “Đa số họ là những người đã tham gia làm việc tại đây lâu, là anh em, đồng chí tốt của thủ trưởng, họ đến tuổi hưu nhưng về nhà cũng chỉ lãnh lương hưu ba cọc ba đồng, họ xin thủ trưởng cho tái ký hợp đồng lao động và lãnh lương doanh nghiệp. Thực ra công việc nhàn hạ, giờ giấc thoải mái, chẳng dại gì không tiếp tục tái ký hợp đồng để lãnh lương cao hơn mấy lần chế độ hưu trí của bão hiểm xã hội.”
Trong bài viết này, ở phần đầu tôi mượn những con số thống kê, những phân tích của Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc để nhấn mạnh tầm quan trọng của lợi ích từ thời kỳ “dân số vàng” đang diễn ra ở Việt Nam. Trong phần sau của bài viết này tôi đã không đề cập đến những vấn đề vĩ mô như chính sách, kế hoạch hay chiến lược phát triển gì cả, chỉ mong chính mỗi người chúng ta, những người đang tham gia lao động và đóng góp cho sự phát triển của bản thân và của đất nước, những người đang được xem là “dân số vàng” của Việt Nam hãy thay đổi từ bản thân mình để đừng đánh mất cơ hội phát triển, đừng để cả thế giới xem chúng ta là những kẻ lười biếng và còn ngái ngủ trên cơ hội của đất nước.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Sinh viên đòi dân chủ, cảnh sát Hong Kong đụng độ

Cảnh sát chặn các sinh viên biểu tình tại trụ sở chính phủ ở Hong Kong, ngày 23/9/2014.
VOA-23.09.2014
Các sinh viên tranh đấu Hong Kong đối đấu với trưởng quan hành chánh lãnh thổ này và đụng độ với cảnh sát vào ngày thứ hai của cuộc biểu tình kéo dài một tuần để yêu cầu Trung Quốc cho phép tổ chức những cuộc bầu cử dân chủ vào năm 2017.
Hàng ngàn sinh viên bãi khoá một tuần lễ trong khuôn khổ một chiến dịch bất tuân dân sự để làm áp lực đối với Bắc Kinh. Ngày hôm nay, có khoảng mấy chục sinh viên vượt qua rào cản tiến về phía Trưởng quan hành chánh Lương Chấn Anh vừa mới rời khỏi văn phòng làm việc.
Cảnh sát nhanh chóng đưa ông đi nơi khác và giải tán những người biểu tình.
Sự kiện này cho thấy những căng thẳng do quyết định của Bắc Kinh trong tháng trước, bác bỏ việc đề cử mở rộng cho các ứng cử viên muốn trở thành người đứng đầu ngành  hành chánh Hong Kong.
Thay vào đó Trung Quốc nói rằng những ứng cử viên trước tiên phải được kiểm tra và phải được chấp thuận bởi đa số của một ủy ban hầu hết là những thành viên thân Bắc Kinh.
Những người biểu tình đòi dân chủ nói đạo luật được Quốc hội bù nhìn Trung Quốc  thông qua có nghĩa là Trung Quốc đang rút lại lời hứa cho phép người Hong Kong bỏ phiếu chọn nhà lãnh đạo vào năm 2017. Các nhà lập pháp đối lập hứa chống lại luật này tại cơ quan lập pháp Hong Kong.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ngày hôm nay, Hành chánh trưởng quan Lương Chấn Anh nói nhà cầm quyền Hong Kong  chú trọng đến những đòi hỏi của những người biểu tình.
Ông Lương nói ông quan tâm và lắng nghe những đòi hỏi của các sinh viên thuộc Tổng hội Sinh viên Hong Kong trong thời gian qua và những sinh viên thuộc các trường đại học khác về cuộc phổ thông đầu phiếu năm 2017.
Các tổ chức tranh đấu đe dọa sẽ sớm tổ chức những cuộc biểu tình rầm rộ để chiếm trung tâm tài chánh Hong Kong, một động thái có thể làm căng thẳng leo thang. Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết là những cuộc biểu tình ảnh hưởng rất ít hay không có ảnh hưởng đến quyết định của Bắc Kinh.
Trung Quốc cam kết tiếp tục chính sách “một quốc gia hai hệ thống” được thi hành sau khi Anh giao hoàn Hong Kong cho Trung Quốc vào năm 1997.
Theo thỏa thuận này, cư dân Hong Kong sẽ được tự do hơn là người dân tại Hoa lục, nhưng nhiều cư dân nói tự do này đang bị xói mòn.

Bắc Kinh “sẽ tích cực hơn” ở Hồng Kông

Huệ Bình-Thứ Ba, 23:35  23/09/2014

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 22-9 tái khẳng định chính sách của chính quyền trung ương đối với Hồng Kông là không thay đổi song cũng hàm ý Bắc Kinh sẽ đóng vai trò tích cực hơn trong nội bộ đặc khu này.

Phát biểu tại cuộc gặp các lãnh đạo doanh nghiệp lớn của Hồng Kông tại Bắc Kinh, ông Tập cho biết việc thực hiện nguyên tắc “1 người, 1 phiếu bầu” phải phù hợp với tình hình cụ thể của đại lục lẫn đặc khu. Theo tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng, Chủ tịch Trung Quốc nêu rõ sẽ hỗ trợ chính quyền Hồng Kông đối phó với bất kỳ hoạt động phá hoại gây mất trật tự xã hội nào - ám chỉ cuộc biểu tình của tổ chức “Chiếm lĩnh Trung tâm” dự kiến diễn ra trong tháng 10. Nhấn mạnh vai trò của Bắc Kinh đối với Hồng Kông, ông Tập khẳng định: “Chúng tôi nhất quyết theo đuổi chính sách “1 quốc gia, 2 chế độ”. Tôi hy vọng Hồng Kông dưới sự lãnh đạo của chính quyền trung ương và sự quản lý của giới chức đặc khu có thể tiếp tục phát triển và tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn”.

Sinh viên Hồng Kông lao tới chỗ Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh khi ông rời trụ sở chính quyền đặc khu ngày 23-9Ảnh: REUTERS
Sinh viên Hồng Kông lao tới chỗ Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh khi ông rời trụ sở chính quyền đặc khu ngày 23-9Ảnh: REUTERS

Về cuộc bãi khóa của sinh viên Hồng Kông đang diễn ra, Reuters đưa tin một vụ ẩu đả xảy ra trong ngày 23-9 khi khoảng 13.000 sinh viên kéo đến trụ sở chính quyền đặc khu, kêu gọi đặc khu trưởng giữ lời hứa lúc tranh cử là lắng nghe ý muốn của người dân. Tại cuộc họp báo trước đó, Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh cho rằng đề xuất của Bắc Kinh - hạn chế ứng viên cho vị trí người đứng đầu Hồng Kông trong cuộc bầu cử năm 2017 - là sự cải thiện đối với tình trạng hiện tại của nền dân chủ. Tuy nhiên, Chủ tịch Hội Liên hiệp Sinh viên Hồng Kông Châu Vĩnh Khang cảnh báo sẽ leo thang biểu tình nếu ông Lương không đối thoại với sinh viên trong 48 giờ tới.

Theo Người Lao Động

Dàn vũ khí Mỹ dùng để oanh kích phiến quân ở Syria

Quân đội Mỹ sử dụng các máy bay có và không người lái tối tân như Predator, B-1, F-22, F-16, F/A18 cùng các tàu chiến, tên lửa trong chiến dịch không kích IS ở Syria hôm nay.

Dàn vũ khí Mỹ dùng để oanh kích phiến quân ở Syria
Máy bay không người lái Predator do hãng General Atomics chế tạo và chủ yếu phục vụ Không quân và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA). Chúng do thám và oanh kích bằng hỏa tiễn tại Iraq, Afghanistan và ở Pakistan. Predator có thể phóng liên tục tới mục tiêu ở khoảng cách 740 km và hoạt động trên không liên tục trong 14 giờ. Predator có thể mang theo hai tên lửa AGM-114 Hellfire hoặc các vũ khí khác và do hai người điều khiển từ trạm chỉ huy. Các quan chức Mỹ đánh giá cao khả năng trinh sát, thu thập thông tin cũng như khả năng tấn công của chúng. Ảnh: Defense-arab
a
B-1 Lancer là máy bay ném bom chiến lược siêu thanh của Không quân Mỹ, sử dụng 4 động cơ phản lực General Electric F101-GE-102, tốc độ bay tối đa lên đến 1.448 km/h và có thể mang theo tên lửa hành trình AGM-86B, tên lửa tấn công tầm ngắn AGM-69 cùng nhiều loại bom khác. Chúng có khả năng bay cận âm ở độ cao dưới 100 m, thay đổi vị trí các cánh và được thiết kế gần giống với các loại phản lực chiến đấu nên chúng có thể bay ở tốc độ siêu âm mà không loại máy bay ném bom nào đạt tới. Ảnh: Wikipedia

a
F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ do hai hãng General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Với hơn 4.500 phi cơ phục vụ ở 25 quốc gia trên thế giới, chúng là một trong số những mẫu tiêm kích phổ biến nhất thế giới. Sự linh hoạt, khối lượng nhẹ và giá thành rẻ là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới thành công của F-16 trên thị trường xuất khẩu. Hiện tiêm kích F-16 hoạt động tại 24 quốc gia.

a
F-22 Raptor của Mỹ là sự tổng hợp của hàng loạt tính năng ưu việt như công nghệ tàng hình, hệ thống điều khiển tự động, đa năng, đạt tốc độ siêu âm mà không đốt nhiên liệu phụ. Chúng ra đời để thay thế F-15E và cạnh tranh với tiêm kích Su-27 của Không quân Liên Xô. F-22 Raptor đáp ứng một loạt yêu cầu: chế tạo với vật liệu hợp kim và composite, hệ thống điều khiển bay điện tử, động cơ mạnh, có khả năng biến mất trên màn hình radar. Ảnh: NBC

a
“Ong bắp cày” F/A-18 Super Hornet có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ, bao gồm giành ưu thế trên không, hộ tống, do thám, tấn công mặt đất bất kể ngày đêm bằng vũ khí có điều khiển với độ chính xác cao. Chúng là một phiên bản có kích thước lớn và hiện đại hơn được phát triển từ máy bay F/A-18C/D Hornet. F/A-18 Super Hornet bắt đầu hoạt động trong biên chế các đơn vị của Hải quân Mỹ từ năm 1999. Ảnh: Fas.org

a
Tên lửa Tomahawk có trọng lượng 1.300 kg và chiều dài 5,56 m với phiên bản thường. Chúng có khả năng mang đầu đạn 450 kg hoặc đầu đạn hạt nhân W80. Phạm vi hoạt động của Tomahawk vào khoảng 2.500 km. Tuy chỉ bay với tốc độ cận âm, Tomahawk dễ dàng bắn hạ các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ đối phương nhờ khả năng né tránh linh hoạt hệ thống phòng thủ của đối phương. Với khả năng mang theo đầu đạn thông thường và đầu đạn hạt nhân, Tomakawk có khả năng phá hủy lớn hơn rất nhiều so với dáng vẻ bề ngoài của nó. Ảnh: Navy.mil

a
Arleigh Burke là lớp khu trục hạm đầu tiên sở hữu hệ thống tác chiến phòng thủ tên lửa Aegis với các thiết bị dò tìm, định vị hiện đại. Tàu lớp Arleigh Burke có hai hệ thống phóng đứng tên lửa. Các hệ thống ấy có thể phóng nhiều loại tên lửa khác nhau như: Tomahawk, tên lửa chống hạm Harpoon chống tàu chiến, tên lửa RIM-66 chống máy bay, hỏa tiễn chống tên lửa, hỏa tiễn chống tàu ngầm. Ảnh: Naval-technology

a
USS George H.W. Bush, thuộc lớp tàu sân bay Nimitz, là tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân của Hải quân Mỹ. Với chiều dài 333 m và lượng rẽ nước trên 100.000 tấn, chúng là những tàu chiến lớn nhất trên thế giới. Chúng sử dụng hai lò phản ứng A4W hạt nhân tạo ra hơi nước áp lực cao làm xoay bốn trục cánh quạt. Tốc độ tối đa của tàu là trên 30 hải lý một giờ (56 km/h). Tàu có thể mang theo 85-90 máy bay và trực thăng, bao gồm phi đội tiêm kích F/A-18-E/F Super Hornet. Vì sử dụng năng lượng hạt nhân, các tàu sân bay này có thể hoạt động trong vòng 20 năm mà không cần nạp nhiên liệu. Giới chuyên gia dự đoán chúng có thể hoạt động trên 50 năm. Ảnh: US Navy Flickr
09-24-2014
Theo News Zing

Dịch cúm H5N6 đang lan rộng tại Việt Nam

QUẢNG NAM (NV) - Chính quyền tỉnh Quảng Nam vừa thiêu hủy 3,100 con vịt của ba gia đình ngụ ở xã Tam Mỹ Ðông, huyện Núi Thành sau khi phát giác ba đàn vịt này bị nhiễm virus H5N6. 

Nhân viên thú y tỉnh Quảng Ngãi đang kiểm tra đàn vịt nhiễm virus cúm gia cầm. (Hình: Thời Việt)

Tuần trước, chính quyền tỉnh Quảng Ngãi cũng đã thiêu hủy 1,000 con vịt của một gia đình ngụ ở xã Tịnh Ấn Ðông, thành phố Quảng Ngãi vì đàn vịt này có 300 con bị chết do nhiễm virus H5N6 gây cúm gia cầm.

Nếu tính cả những đợt thiêu hủy trước đó thì Quảng Ngãi đã thực hiện bốn đợt thiêu hủy gia cầm bị nhiễm virus H5N6.

Dịch cúm gia cầm do virus H5N6 gây ra đang có dấu hiệu lan rộng trên toàn Việt Nam. Riêng tại khu vực miền Trung, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều đã có các ổ dịch cúm gia cầm do virus H5N6 gây ra.

Hồi trung tuần tháng này, Bộ Nông Nghiệp-Phát Triển Nông Thôn Việt Nam đã yêu cầu chính quyền các tỉnh giáp biên giới Việt-Trung kiểm soát chặt việc mua bán, vận chuyển gia cầm và sản phẩm gia cầm qua biên giới nhằm đối phó với dịch cúm gia cầm do virus H5N6 gây ra.

Trước nữa, vào giữa tháng 8, Việt Nam tìm thấy sự hiện diện của virus H5N6 trên một đàn gà được nuôi tại huyện Tràng Ðịnh, tỉnh Lạng Sơn và một đàn vịt được nuôi tại huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Ðó là lần đầu tiên Việt Nam tìm ra sự hiện diện của virus H5N6 trên lãnh thổ của mình.

Người ta vốn chỉ từng thấy virus H5N6-một chủng virus có độc lực cao, gây ra dịch cúm gia cầm trên vịt trời và chim hoang dã tại Thụy Ðiển, Ðức, Hoa Kỳ, Ðài Loan. Nay, virus H5N6 lây lan mạnh ở Trung Quốc, Lào và Việt Nam.

Trong một công điện gửi chính quyền các tỉnh, thành phố ở Việt Nam, Bộ Y tế Việt Nam cho biết, virus H5N6 trên đàn gà ở Lạng Sơn và đàn vịt ở Hà Tĩnh, có sự tương đồng tới 99% với chủng virus H5N6 lây sang người và làm một người tại tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc thiệt mạng hồi tháng 4 năm nay.

Cho đến nay, ca tử vong vừa kể là trường hợp duy nhất mà con người nhiễm virus H5N6 và thiệt mạng.

Suốt thập niên vừa qua, Việt Nam liên tục phải đối phó với các đợt dịch cúm gia cầm và phải gánh chịu nhiều tổn thất về nông nghiệp, chưa kể sức khỏe cộng đồng bị đe dọa.

Hồi tháng hai năm nay, dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra tái bùng phát và lan rộng ở 22 tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Trong đợt dịch đó, có ít nhất ba người đã thiệt mạng vì nhiễm vius H5N1 từ gia cầm sống.

Bên cạnh những nguy cơ về các đợt dịch cúm gia cầm do virus H5N1 gây ra. Việt Nam còn dối diện với nguy cơ dịch cúm gia cầm do virus H7N9 gây ra có thể sẽ bùng phát. Giống như virus H5N1, virus H7N9 cũng lây lan từ gia cầm sang người.

Virus H7N9 được phát giác hồi tháng 2 năm ngoái và vẫn khu trú trong phạm vi Trung Quốc song khả năng loại virus này xâm nhập Việt Nam rất lớn bởi các tỉnh của Trung Quốc nằm giáp với biên giới Việt Nam đều đã có ổ dịch do virus H7N9 gây ra.

Ðáng chú ý gia cầm nhiễm virus H7N9 không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào và chỉ có thể xác định virus H7N9 qua xét nghiệm, trong khi loại virus này lại có độc tính rất cao đối với con người. Cứ bốn người nhiễm thì có một người chết. Chưa kể virus H7N9 không chỉ xuất hiện trên gà, vịt mà còn tồn tại trên chim trời.

Cho đến nay, Việt Nam chưa tìm thấy sự hiện diện của virus H7N9 nhưng không thể loại trừ nguy cơ dịch cúm gia cầm do virus H7N9 bùng phát vì chính quyền Việt Nam không thể kiểm soát việc vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập cảng trái phép từ Trung Quốc vào Việt Nam. (G.Ð)

Theo Người Việt
09-23-2014 1:40:23 PM

Trái táo để 9 tháng không hỏng

Bà Thọ ở Hà Nội mua một quả táo thắp hương từ dịp Tết âm lịch, nay đã qua 9 tháng mà không hề hư hỏng. Bà luôn đặt nó trên tủ để ai đến thì cảnh báo.
Theo bà Đặng Thị Thọ (ở Yên Hòa, Cầu Giấy), dịp Tết 2014 bà mua vài quả táo thắp hương. Các thành viên trong nhà không thích ăn táo nên mấy quả cứ bỏ vạ vật trên nóc tủ. Một vài tháng xem lại, quả táo vẫn tươi nguyên. Thấy lạ, bà Thọ không vứt táo đi mà giữ lại để quan sát. Đến nay quả táo đã được giữ 9 tháng ở môi trường tự nhiên, chỉ héo và màu ngả vàng, nhẹ đi đôi chút nhưng vẫn rắn chắc.
"Ai đến nhà chơi là tôi giới thiệu quả táo để lâu không hỏng và cảnh báo mọi người đừng mua ăn nữa", bà Thọ nói.
Bà không nhớ rõ khi mua quả táo 9 tháng có màu gì, chỉ nhớ nó không dán tem và bà mua ngoài chợ. Cách đây 3 tháng bà cũng mua một quả táo khác có dán tem xuất xứ Châu Âu, thắp hương xong đặt cạnh quả táo 9 tháng xem còn giữ được bao lâu nữa. Sau 3 tháng, quả táo thứ hai vẫn giữ màu đỏ sậm pha vàng như lúc mới mua nhưng vỏ héo đi vì để lâu.
Sau 9 tháng quả táo bà Thọ mua chuyển sang màu vàng vàng, hơi héo nhưng vẫn rắn chắc. Ảnh: Hà My.
Trong một buổi làm việc mới đây với tỉnh Lạng Sơn, Phó giáo sư Phạm Xuân Đà, Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia cũng chia sẻ ông từng mua một quả lê xuất xứ Trung Quốc để ở phòng làm việc 5 tháng nay, chỉ héo mà chưa hỏng.
Theo ông Đà, hiện nay trên thị trường có khoảng 2.000 loại chất bảo quản nhưng chỉ 600 loại xác định được danh tính. Nhiều hóa chất lạ khó phát hiện, thậm chí không tìm thấy trong quá trình kiểm nghiệm, khiến việc kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm khó khăn hơn.
Bà Lê Thị Hồng Hảo, Phó Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm quốc gia chia sẻ thêm, bà từng biết về quy trình chăm sóc, thu hái táo ở các quốc gia tiên tiến. Táo được theo dõi đến một độ tuổi nhất định mới thu hái. Sau khi thu hoạch, người ta xử lý quả táo sang chế độ ngủ - tức không cho phát triển nữa. Vốn dĩ vỏ táo cũng khó bị xâm nhập hơn các loại quả thông thường. Vì vậy những quả táo ở các nước tiên tiến khi mang về Việt Nam vẫn giữ được lâu ở nhiệt độ thường. Nó héo vỏ dần rồi sau đó mới hỏng.
"Các loại táo nhập ngoại để lâu thường héo vỏ ngoài, lâu sau đó mới hỏng, trong khi táo, lê Trung Quốc để lâu thường bị thối từ bên trong ra", bà Hồng Hảo cho biết.
 
Một thùng táo đường Trung Quốc bọc vỏ xốp, chưa được dán tem. Ảnh: Phan Dương.
Ở các tỉnh miền Bắc đang là mùa táo, lê, lựu Trung Quốc nhập về tràn ngập chợ. Tại chợ đầu mối Long Biên, có nhiều loại táo nguồn gốc Trung Quốc như loại táo đường, táo đỏ và loại táo quả nhỏ, giá rẻ, thường được gọi táo mèo. Táo hồng, hay gọi là táo đường Trung Quốc quả to, xốp, nhẹ, đắt nhất trong các loại táo Trung Quốc, giá là 90.000 đồng một kg. Táo xuất xứ New Zealand, Mỹ, Hàn Quốc quả không to như táo Trung Quốc nhưng nặng, ăn giòn, ngon hơn, giá cũng đắt hơn.
"Trên mỗi quả táo của Mỹ hay New Zealand đều gắn một cái tem. Táo Trung Quốc tem không gắn liền quả, trong một thùng táo thường có rất nhiều tem rời", một tiểu thương chợ Long Biên cho biết.
Dựa vào màu sắc, hầu hết người mua đều biết phân biệt xuất xứ các loại táo. Quả táo New Zealand có màu vàng đỏ sẫm, nặng, ăn giòn, ngọt, nhiều nước. Giống táo Fuji (Mỹ) màu đỏ, nặng tay, dáng góc cạnh. Quả táo Trung Quốc màu hồng nhạt, nhẹ, xốp và bột, quả tròn đều...
Hiện nay tại các chợ lẻ Hà Nội loại táo mèo (miền nam được gọi là táo bom bi), xuất xứ Trung Quốc đang được giới thiệu là táo ta, từ Lào Cai, Lạng Sơn hoặc Đà Lạt. Giá táo này chỉ từ 10.000 đến 20.000 đồng một kg và có mặt ở khắp các chợ. Ngoại hình nhỏ, xấu, nhiều quả vẫn dính lá khô khiến người mua tin đây là táo trong nước, mua ăn nhiều.
Theo ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu Việt Nam chưa cho phép trồng các loại táo có nguồn gốc ôn đới này. Để trồng được phải nghiên cứu kỹ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, sâu bệnh… Người tiêu dùng nên đề phòng, cảnh giác với các loại táo không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
10:56 - 23/09/2014
Theo Phan Dương/Vnexpress

Tỷ đô vẫn khó thoát ngập

MAI VỌNG - ĐÌNH PHÚ-06:33 23/09/2014

TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu (ĐH Quốc gia TP.HCM), vừa đưa ra cảnh báo tình trạng mưa là ngập ở TP.HCM khó có thể thay đổi.

Tỷ đô vẫn khó thoát ngập
Cần ưu tiên giải quyết vốn cho chống ngập ở những khu dân cư nghèo - Ảnh: Diệp Đức Minh
Trẻ con Sài Gòn vô tư bơi trên đường ngập lụtSau cơn mưa trên đường 19 (Q.Thủ Đức), nước ngập gần nửa mét, nhiều đứa trẻ cởi trần, kéo nhau ra đường bơi lội.
lulut-khihau
Nguyên nhân vì sao?
Câu trả lời của TS Hồ Long Phi là do biến đổi khí hậu khiến ngày càng có nhiều trận mưa vượt tần suất thiết kế hệ thống thoát nước của TP, đỉnh triều cường cũng tăng cao theo từng năm.
Thiết kế thấp hơn thực tế
Cụ thể, tần suất thiết kế hiện nay theo quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước của TP.HCM đến năm 2020, đối với tuyến cống cấp 3 là mưa 75,88 mm trong 3 giờ; tuyến cống cấp 2 là mưa 85,36 mm; kênh, rạch chính cấp 1 là mưa 95,91 mm trong 3 giờ, đỉnh triều thiết kế là +1,32 m. Trong khi trên thực tế, theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước (TTĐHCTCNN) TP, trận mưa cực lớn kéo dài 3 giờ vào chiều 6.9 vừa qua trên địa bàn TP.HCM, ngay trong thời gian đầu của trận mưa, cường độ mưa đã đạt đến lưu lượng 100 mm/giờ (trạm Cầu Bông), 90 mm/giờ (trạm Quang Trung), lưu lượng mưa lớn nhất sau trận mưa là 122,3 mm (trạm Cầu Bông, Q.Bình Thạnh).
TS Hồ Long Phi nhận định: “TP.HCM trước kia mưa 30 - 40 mm là ngập, nay có thể chịu được những trận mưa đến 80 mm. Nhưng vừa rồi gặp trận mưa hơn 120 mm nên chịu thua thôi. Trong lịch sử, TP.HCM đã từng có trận mưa đến 145 mm. Rồi đây sẽ có những trận mưa 150 mm và đến lúc có thể lên đến 200 mm. Những trận mưa cực lớn như vậy, không có hệ thống thoát nước nào của TP chịu nổi”.
3 khó khăn lớn
Trên 1 tỉ USD đã được TP bỏ vào cuộc "đại phẫu" hệ thống thoát nước, những chiếc cống hộp đường kính đến 2 m được lắp đặt thay thế cho những đường ống cống nhỏ. Nỗ lực này - theo TS Hồ Long Phi - đã mang lại hiệu quả chống ngập trên diện tích khoảng 3.000 ha ở khu vực trung tâm TP. Tuy nhiên, “chừng đó tiền nghe thì nhiều, nhưng chẳng đáng là bao so với nhu cầu của TP cần gấp 5 lần như vậy. Rồi thì đang khởi đầu bỗng khựng lại do khủng hoảng kinh tế. Một loạt dự án bày ra lại để đó do hết vốn. Mà vốn cho các dự án chống ngập phần lớn đều vay của nước ngoài. Trước đây, việc vay vốn còn dễ do VN lúc đó còn là một nước nghèo. Nay vay khó vì VN đã được xếp vào ngưỡng các nước có thu nhập trung bình”, TS Phi nói.
Ngoài khó khăn thứ nhất về vốn, khó khăn thứ hai, theo TS Phi là ở cơ chế. Trước đây bộ máy điều hành chống ngập của TP do Sở Giao thông công chánh (nay là Sở Giao thông vận tải) điều hành. Các dự án chống ngập lại được giao cho các đơn vị khác nhau quản lý như Sở Xây dựng đảm nhận dự án Tân Hóa - Lò Gốm, Sở Giao thông công chánh đảm nhận dự án kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn quản lý dự án Tham Lương - Bến Cát... Sau đó, việc quản lý riêng lẻ này đã được gom chung lại thành một đầu mối, khi UBND TP thành lập TTĐHCTCNN TP. Tuy nhiên, "gọi là TTĐHCTCNN nhưng muốn làm gì cũng phải xin ý kiến sở này, sở kia. Nếu muốn thực sự thay đổi, trung tâm phải có thực quyền, được giao quyền", TS Phi nói.
Khó khăn thứ 3 của chuyện chống ngập là nhận thức của người dân chưa cao khi hành vi xả rác xuống kênh rạch, cống rãnh vẫn cứ diễn ra hằng ngày.
Tỉ đô vẫn khó thoát ngập
Giải pháp nào ?
TP.HCM đang đi đúng hướng trong bài toán chống ngập, đó là giải quyết hạ tầng thoát nước ở khu vực trung tâm TP trước. Tuy nhiên, theo TS Hồ Long Phi, việc đầu tư hệ thống thoát nước ở nội thành hiện nay chưa đủ, phạm vi giải quyết chỉ mới được khoảng 100 km2, trong khi diện tích đô thị hóa ở TP.HCM hiện nay đã lên trên 600 km2. Để đầu tư hạ tầng thoát nước cho phần còn lại, phải có vốn, trong khi ngân sách không thể đáp ứng nổi nhu cầu vốn cho chống ngập lên đến cả chục tỉ USD. Nguồn vốn tư nhân thời gian qua đã được huy động rất nhiều vào các dự án bất động sản, hạ tầng giao thông (có khả năng sinh lợi), trong khi dự án thoát nước thì hầu như không có nhà đầu tư tư nhân nào bỏ vốn vào.
Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách quá ít như hiện nay, theo TS Hồ Long Phi, TP không nên đầu tư dàn trải, mà nên tập trung vào những dự án cốt lõi; phần còn lại vận động sự góp sức của các nguồn lực xã hội. Kế đến là nên ưu tiên giải quyết những điểm ngập gây thiệt hại nặng nhất.
TP chờ nguồn vốn từ Ngân hàng Thế giới
Tỉ đô vẫn khó thoát ngập
Ông Nguyễn Hữu Tín - Ảnh: Đình Phú
Đến nay, TP mới chỉ có khoảng 3.200 km cống thoát nước (còn thiếu hơn 2.500 km cống), phần lớn có tiết diện nhỏ và đã đầu tư từ hàng chục năm qua, chỉ có thể đáp ứng cho đô thị 2,5 triệu dân, trong khi đó dân số TP bây giờ đã hơn 10 triệu dân.
Theo các chuyên gia dự báo, biến đổi khí hậu sẽ có những tác động bất lợi đến TP.HCM trong những thập niên tới. Thực tế thời gian qua, tình trạng ngập lụt trên địa bàn TP bị chi phối bởi 4 yếu tố: lượng mưa lớn, triều cường, thủy điện xả lũ và cốt nền thấp. Giải quyết được tác động bất lợi của 4 yếu tố này gây ra là một bài toán khó, nhưng không phải không làm được nếu có sự kết hợp đồng bộ về mặt đầu tư hạ tầng từ ngân sách và sự tham gia ứng phó hiệu quả của người dân. Ví như từ nhiều năm trước, TP khuyến cáo cốt nền xây dựng cao 2,05 m so với mực nước biển, nhưng trên thực tế, có thể do chi phí đầu tư cao nên nhiều chủ đầu tư và người dân không tuân thủ. Hậu quả là nhiều công trình, nhà cao tầng bị nước tràn vào gây thiệt hại về tài sản. Để góp phần giải quyết vấn đề ngập nước về lâu dài, TP đang tính toán để quy định tăng cốt nền lên 2,2 m, bởi đỉnh triều cường vừa qua đã vượt qua mức 1,60 m. Nếu không tuân thủ quy định cốt nền thì sắp tới có thể sẽ không được cấp phép xây dựng.
Hiện tại một số biện pháp kết cấu trên quy mô vừa (phạm vi TP) và quy mô lớn (phạm vi lưu vực sông) đang được nghiên cứu và đánh giá. Với tình trạng mực nước biển dâng, các công trình bảo vệ TP với biện pháp kết cấu đang trở nên vô cùng cần thiết. Một phương án khác nhiều triển vọng về ngắn hạn là sẽ xây dựng các cổng ngăn triều trong hệ thống nước TP, kết hợp với đê bao xung quanh TP về dài hạn. Các cổng ngăn triều tạo thêm sức chứa trong hệ thống nước. Đê bao có thể bảo vệ hầu hết các khu vực của TP hiện nay.
UBND TP đã kiến nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư trình Chính phủ xem xét, chấp thuận danh mục các dự án về chống ngập đề nghị Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ trong năm tài khóa 2015 - 2018 với tổng số vốn hơn 1 tỉ USD. Nếu được chấp thuận và thực hiện theo kế hoạch, hàng loạt dự án như quản lý rủi ro ngập nước khu vực TP.HCM, cống kiểm soát triều Bến Nghé, cống kiểm soát triều Phú Xuân, đê bao bờ tả sông Sài Gòn (đoạn từ rạch Cầu Ngang đến khu đô thị Thủ Thiêm), xây dựng và cải thiện hệ thống thoát ngoài lưu vực Tân Hóa - Lò Gốm... sẽ góp phần giải quyết tình trạng ngập lụt trên diện rộng hiện nay.
Có một thực tế là một số công trình mới đầu tư đảm bảo yêu cầu kỹ thuật nhưng vẫn bị ngập vì tắc nghẽn dòng chảy do việc xả rác xuống cống quá nhiều. TP luôn mong muốn người dân ý thức hơn trong vấn đề này.
Ông Nguyễn Hữu Tín, Phó chủ tịch UBND TP.HCM
 Theo Báo Thanh Niên

Hong Kong: sinh viên bao vây nhà Đặc Khu Trưởng, đòi đối thoại

000_Hkg10098491.jpgMột trong những hoạt động trong thời gian sinh viên Đại Học Hong Kong bãi khóa, đòi hỏi Trung Quốc phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, ảnh chụp hôm 23/9/2014.AFP
RFA 23.09.2014
Tại Hong Kong, xáo trộn đã xảy ra hồi sáng nay khi khoảng 20 sinh viên tìm cách bao vây ông Đặc Khu Trưởng Lương Chấn Anh, lúc ông này đang trên đường trở về văn phòng sau cuộc họp báo.
Tin tức Đài chúng tôi thu thập được cho biết vụ xô xát diễn ra giữa toán sinh viên và toán cảnh sát cùng với toán bảo vệ ông đặc khu trưởng. Phía cảnh sát dùng loa phóng thanh để đưa ra lời cảnh báo với các sinh viên, nói rằng họ đã làm mất trật tự. Để đối lại, sinh viên hô to những khẩu hiệu đòi chính quyền địa phương đối thoại trực tiếp với họ.
Xáo trộn xảy ra một ngày sau khi sinh viên Đại Học Hong Kong quyết định bãi khóa, đòi hỏi Trung Quốc phải cho cư dân Hong Kong được quyền tự do ứng cử, thay vì Bắc Kinh tự đưa ra danh sách các ứng cử viên.
Một lãnh tụ sinh viên còn cho biết trong vòng 48 giờ tới cuộc tranh đấu sẽ leo thang nếu ông đặc khu trưởng vẫn từ chối tiếp sinh viên.
Ông Lương Chấn Anh không nói gì với toán sinh viên, nhưng ông có nói với báo chí rằng Bắc Kinh nắm mọi quyết định về chính trị.

Cải cách ruộng đất trong lịch sử


Trần Gia Phụng (Danlambao) - Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) của cộng sản Việt Nam (CSVN) bắt đầu từ năm 1949 đến năm 1956, diễn ra ở Bắc Việt Nam. Sách báo đã viết nhiều về CCRĐ, về phương pháp CCRD, về tội ác của Hồ Chí Minh (HCM) và CSVN trong CCRĐ. Bài nầy xin đặt lại cuộc CCRĐ trong khung cảnh lịch sử hiện đại.

1 - Trước khi cải cách ruộng đất

Sau thế chiến thứ hai, tại Bắc Kỳ, mặt trận Việt Minh (VM) do đảng CS chỉ huy nhanh tay cướp chính quyền và lập chính phủ tại Hà Nội ngày 2-9-1945 do HCM lãnh đạo. Trong khi đó, Pháp trở lui Việt Nam, chiếm Nam Kỳ rồi tiến ra Bắc Kỳ. Hồ Chí Minh liền thỏa hiệp với Pháp, ký hiệp ước Sơ bộ (6-3-1946) tại Hà Nội vàTạm ước (14-9-1946) tại Paris, hợp thức hóa sự hiện diện của Pháp ở Việt Nam.

Pháp càng ngày càng áp lực VM và đòi kiểm soát an ninh Hà Nội, thì VM bất ngờ tấn công Pháp tối 19-12-1946, để lãnh đạo VM có lý do chính đáng trốn khỏi Hà Nội, tránh bị Pháp bắt. Việt Minh và HCM để lại Hà Nội 4,000 quân tự vệ nhằm bảo vệ Hà Nội chống Pháp, thực chất là cầm chân quân đội Pháp tại đây để lãnh đạo VM có thời giờ trốn chạy vào các chiến khu trên rừng núi. Quân tự vệ chiến đấu anh dũng, trong từng ngôi nhà được gần 2 tháng, cầm cự cho đến ngày 17-2-1947 mới hoàn toàn rút lui. Đây cũng là kế hoạch của HCM và VM, vì cuộc chiến đấu trong gần 2 tháng đã làm cho Hà Nội sụp đổ, nhà cửa hư hại. Dân Hà Nội bỏ chạy lánh nạn chiến tranh, về vùng nông thôn lân cận do VM kiểm soát. Việc làm cho Hà Nội sụp đổ hoang tàn đúng theo “Lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến” do HCM đưa ra ngày 16-1-1947, một tháng trước khi cuộc chiến đấu ở Hà Nội chấm dứt. (Hồ Chí Minh toàn tập tập 5, Hà Nội: Nxb. Chính Trị Quốc Gia, 2000, tt. 25-26.) “Lời kêu gọi đồng bào phá hoại để kháng chiến” chính là kế hoạch “tiêu thổ kháng chiến”, với những khảu hiệu “Phá hoại để kháng chiến”, “Tản cư cũng là kháng chiến” “Vườn không nhà trống”.

2 - Các giai đoạn Cải cách ruộng đất

Chủ trương “Vườn không nhà trống” không hiệu quả đối với quân Pháp vì quân Pháp được tiếp liệu dồi dào từ Nam Việt Nam. Ngược lại “vườn không nhà trống” làm cho dân chúng thêm nghèo đói trong chiến tranh, không có lúa gạo mà ăn, lấy thực phẩm đâu mà nuôi quân CS? Lương thực nuôi quân càng ngày càng cạn kiệt, nên CSVN mở ra kế hoạch CCRĐ bằng sắc lệnh số 78/ SL ngày 14-7-1949, rất nhẹ nhàng để nông dân cày bừa, tăng gia sản lượng nông nghiệp. Đây là giai đoạn CCRĐ lần thứ nhứt.

Giai đoạn thứ hai vào năm 1950, CSVN ra sắc lệnh số 20/ SL ngày 12-2-1950, tổng động viên toàn bộ "nguồn nhân lực [người], vật lực [gia súc, nông cụ] và tài lực [tiền bạc] cho tổ quốc". Tiếp đó, ngày 22-5-1950, xuất hiện cùng một lúc hai sắc lệnh CCRĐ số 89/FL và số 90/ FL, vẫn chưa nặng nể.

Giai đoạn CCRĐ thứ ba bắt đầu bằng sắc lệnh ngày 20-4-1953, đăng trên Công báo CSVN ngày 20-5-1953. Giai đoạn thứ tư vào cuối năm 1953, CSVN ra sắc lệnh CCRĐ ngày 4-12-1953 gồm 3 phần, 12 đề mục và 38 điều khoản. 

Vào giữa năm 1954, nước Việt Nam bị chia hai sau Hiệp định Genève (20-7-1954). Cộng sản Việt Nam ở phía bắc và Quốc Gia Việt Nam ở phía nam vĩ tuyến 17. Sau khi tái tổ chức chính quyền, tạm ổn định tình hình, HCM ký sắc luật về CCRĐ giai đoạn thứ 5 ngày 14-6-1955, rất cứng rắn so với các sắc luật trước. (Lâm Thanh Liêm, Chính sách cải cách ruộng đất Việt Nam (1954-1994), Paris: Nhà sách và xuất bản Nam Á, 1995, tr. 14.) Sau những cuộc thảm sát “long trời lỡ đất”, CCRĐ đợt 5 của CSVN chấm dứt ngày 20-7-1956.

3 - Cộng sản càng thành công, CCRĐ càng cứng rắn

Các giai đoạn CCRĐ chẳng những khác nhau về nội dung cải cách mà quan trọng hơn là khác nhau về cách thi hành CCRĐ. Đặc biệt, CS càng thành công trên chiến trường thì CCRĐ càng cứng rắn.

Trong chiến tranh, khi thiếu lương thực nuôi quân, CSVN mở cuộc CCRĐ một cách nhẹ nhàng, bằng sắc lệnh số 78/ SL ngày 14-7-1949, thành lập "Hội đồng giảm tô", giảm thiểu đồng bộ tiền thuê đất, nhằm khuyến khích nông dân ra sức cầy bừa, tăng gia sản lượng nông nghiệp, cung ứng nhu cầu đội quân CS càng ngày càng đông. 

Từ năm 1950, CSVN được Trung Cộng viện trợ võ khí, quân nhu, quân dụng và cả kinh tế nữa. Cộng sản bắt đầu chuyển qua phản công trong chiến tranh. Từ đó, CSVN cần thêm nhân lực, tăng cường quân đội, dân công tải đạn... Vì vậy gọi là để tiếp tục công cuộc CCRĐ, CSVN ra sắc lệnh số 20/ SL ngày 12-2-1950, tổng động viên toàn bộ "nguồn nhân lực [người], vật lực [gia súc, nông cụ] và tài lực[tiền bạc] cho tổ quốc". Nhờ đó, CSVN dễ bắt lính, đưa cả phụ nữ đi dân công, tải đạn. Kế hoạch đưa phụ nữ đi dân công do tướng Trần Canh đưa ra khi qua làm cố vấn cho HCM năm 1950. (Trương Quảng Ba, “Quyết sách trọng đại Trung Quốc viện trợ Việt Nam chống Pháp”, đăng trong Hồi ký của những người trong cuộc…”, Nxb. Lịch sử đảng Cộng Sản Trung Quốc, 2002, Dương Danh Dy dịch, tr. 23.)

Trong thời gian từ 1951 đến 1953, phương pháp CCRĐ cứng rắn dần, nhất là trong các vùng hoàn toàn do CS kiểm soát. Tuy nhiên, CS còn dè dặt, e ngại tiếng đồn trong quần chúng lan rộng, khiến người ta sợ hãi, bỏ vùng CS mà “dinh tê”, về vùng do chính thể Quốc Gia kiểm soát, hoặc di cư vào Nam năm 1954.

Ngày 20-7-1954, hiệp định Genève được ký kết. Đảng CSVN làm chủ miền bắc vĩ tuyến 17. Ngay khi vừa về Hà Nội ngày 15-10-1954, CSVN ra các quy định nghiêm cấm báo chí: "Không được chống chính phủ và chế độ; không được xúi giục nhân dân và bộ đội làm loạn; không được nói xấu các nước bạn; không được tiết lộ các bí mật quân sự; không được đăng bài vở có phương hại đến thuần phong mỹ tục." (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa, Sài Gòn 1959, tr. 31.) 

Nắm vững ngành truyền thông, không còn lo ngại dân chúng Bắc Việt có thể thông tin liên lạc với bên ngoài lãnh thổ, CSVN mở lại cuộc CCRĐ “long trời lỡ đất”, tự do hoành hành bằng phương pháp tàn bạo bất nhân nhất trong lịch sử Việt Nam. Điều mà dân chúng rất lo sợ trong CCRĐ lần nầy là bị quy vào thành phần địa chủ và bị đưa ra đấu tố trước tòa án nhân dân (TAND). 

Cuộc đấu tố bắt đầu bằng đấu lý, rồi đấu lực, đấu pháp và đấu ảnh. Đấu ảnh khá lạ lùng trong lịch sử tòa án, xảy ra trong trường hợp nạn nhân đã chết. Đội CCRĐ đem hình ảnh hay một vật dụng tượng trưng (áo, quần...) của nạn nhân để đấu tố. Nhân vật bị đấu ảnh nổi tiếng nhứt là nhà cách mạng Phan Bội Châu. Ảnh của ông bị đem ra đấu tố, rồi vứt ảnh vào chuồng trâu. (Theo lời kể của đại tá cộng sản Phan Thiệu Cơ (cháu nội Phan Bội Châu) do Phan Thiện Chí viết lại trên báoKiến Thức Ngày Nay số 50, Tp.HCM ngày 15-12-1990. Ngoài ra, Lê Nhân cũng kể lại việc nầy trong thư viết từ Hà Nội ngày 05-12-2005 gởi cho Phan Văn Khải, lúc đó là thủ tướng CS. (Đàn Chim Việt ngày 5-12-2005.) (Người viết cũng được cháu nội Phan Bội Châu ở Canada xác nhận điều nầy khi gặp nhau ở Toronto năm 2006.)

Các biện pháp trấn áp, tra tấn, bắt đầu từ bỏ đói, bỏ khát, phơi nắng, phơi mưa, mắng chửi, hành hạ, nhục hình, thậm chí đào một cái hố, bắt nạn nhân nằm xuống, rồi bắt dân chúng tiểu và đại tiện lên nạn nhân, giựt tóc, đánh đập, gìm nước (rồi kéo lên cho tỉnh lại), dùng tre nhọn xuyên thủng tay chân, thân thể. Có khi đội CCRĐ chôn nạn nhân xuống đất, chừa cái đầu lên trên, dùng bò kéo lưỡi cày có răng nhọn ngang qua đầu nạn nhân cho đến chết. Nhiều nạn nhân chứng kiến các cuộc trấn áp dã man, sợ quá, lên cơn đau tim chết, hoặc tìm cách tự tử để khỏi bị hành hạ.

Kết quả theo một tài liệu trong nước, trong cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956), tổng số người bị quy và bị giết thuộc thành phần địa chủ trong CCRĐ là 172,008 người. Tài liệu nầy cho biết 123,266 người tức tỷ lệ 71,66% bị quy sai. (Đặng Phong,Lịch sử kinh tế Việt Nam tập II, 1955-2000, Hà Nội: Nxb.Khoa Học Xã Hội, 2005, tr. 85.) Đó mới chỉ là thiệt hại nhân mạng. Quan trọng hơn nữa là lần nầy, do tự do hoành hành, cuộc CCRĐ hết sức khốc liệt, đẵm máu, vô luân, đảo lộn văn hóa, đạo lý, đúng là “bại nhân nghĩa, nát cả càn khôn”. (Lời Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo”.) 

4 - Trung cộng hay CSVN độc ác?

Theo dõi diễn tiến các cuộc CCRĐ, điểm dễ nhận thấy là trong hai đợt CCRĐ đầu tiên (1949 và 1950), CSVN thực hiện CCRĐ để phục vụ nhu cầu lương thực, nuôi quân trong hoàn cảnh chiến tranh. Sau đó, CSVN thực hiện CCRĐ theo bài bản “thổ cải” của Trung Cộng. Nguyên vào đầu năm 1950, Hồ Chí Minh qua Trung Cộng và Liên Xô xin viện trợ. Stalin giao cho Mao Trạch Đông giúp đỡ CSVN. Từ đó, Trung Cộng viện trợ và đáp ứng tối đa cho nhu cầu của CSVN, viện trợ võ khí, quân nhu, quân dụng, kinh tế, cả cố vấn quân sự và cố vấn chính trị, trong đó có cả cố vấn CCRĐ. 

Sau Đại hội 2 tại Tuyên Quang ra mắt đảng Lao Động (từ 11 đến 19-2-1951), CSVN cử người sang Trung Cộng tham dự khóa học tập về chủ nghĩa Mác-Lê tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng chính là để học phương thức CCRĐ theo đường lối “thổ cải” của Trung Cộng. (Nguyễn Văn Trấn, Viết cho mẹ và quốc hội, Nxb. Văn Nghệ [tái bản], California, 1995, tr. 164.) 

Theo các cố vấn Trung Cộng, Mao Trạch Đông đã nói “... Cái cây nó cong về bên hữu, ta muốn uốn nó cho ngay thì tất nhiên là phải bẻ cong nó qua về bên tả, bên trái. Buông ra nó trở lại là vừa.” Các cố vấn Trung Cộng còn cho rằng:“Không sợ quá trớn. Có quá trớn mới bớt lại mà ngay được. Đấu tranh ruộng đất là một cuộc cách mạng kinh thiên động địa. Trong một cuộc đảo lộn lớn lắm của cuộc sống, có người chưa quen, họ kêu. Không có gì lạ cả. Ta đánh họ đau mà họ không kêu, đó mới đáng lấy làm lạ chớ... Một xã có từng nầy bần cố nông thì theo kinh nghiệm Trung Quốc, nhất định phải có bằng nầy địa chủ...”(Nguyễn Văn Trấn, sđd. tr. 166.) Từ đó cuộc CCRĐ của CSVN trở nên cứng rắn, sắt máu như mọi người đều biết. Vì vậy, nhiều người cho rằng Hồ Chí Minh và CSVN thực hiện CCRĐ giai đoạn thứ 5 tàn bạo theo mô thức Trung Cộng vì do sức ép của Trung Cộng. 

Điều nầy không ai phủ nhận. Tuy nhiên, nhìn thật kỹ từ phía CSVN, bản thân Hồ Chí Minh và nhóm lãnh đạo CSVN chẳng những rất ưng ý mô thức tàn bạo của Trung Cộng, mà còn cố tình làm mạnh hơn, không phải chỉ vì CSVN vâng lời Trung Cộng, mà chính vì bản chất gian ác, Hồ Chí Minh và CSVN tự ý cố tình làm như thế. Vì vậy, không thể nói cuộc CCRĐ ác độc là do lệnh của cố vấn Trung Cộng, mà còn vì sự ác độc thú tính của Hồ Chí Minh và lãnh đạo CSVN.

5 - Đất đai của toàn dân do nhà nước quản lý

Âm mưu chính của CSVN là muốn xóa bỏ quan niệm tư hữu đất đai thâm căn cố đế của nông dân Việt Nam, là giới rất bảo thủ và thủ cựu, đồng thời CSVN muốn áp đặt nền nông nghiệp chỉ huy của chế độ CS, thực hiện chủ trương đất đai thuộc “quyền sở hữu của toàn dân, do nhà nước quản lý”. Xin hãy chú ý đến tổ chức hợp tác xã nông nghiệp (HTXNN) do CS bày ra sau CCRĐ. Sau CCRĐ, CSVN chia đất cho nông dân cày cấy, nhưng nông dân chưa kịp mừng vui, thì CSVN tổ chức HTXNN, lùa nông dân vào HTX, buộc nông dân đem đất đã được chia và cả đất riêng nhỏ nhoi do tổ tiên để lại, gia nhập vào đất HTX do nhà nước quản lý. Từ đây, nông dân hoàn toàn tay trắng, chẳng còn đất đai, chỉ làm công cho HTX tức cho nhà nước CSVN, nghĩa là CSVN chẳng những ăn cướp đất của địa chủ, phú nông mà ăn cướp cả đất của nông dân nghèo khổ hết sức bài bản vào tay CSVN.

Một khi đã quản lý đất đai canh tác ở nông thôn, đảng Lao Động (LĐ) quản lý luôn kho lúa gạo toàn dân, nghĩa là dễ dàng làm chủ nền kinh tế nước nhà, bởi vì nền kinh tế Việt Nam lúc đó hoàn toàn dựa trên nông nghiệp. Quản lý lương thực đồng thời, còn giúp quản lý hộ khẩu (gia đình) vì gạo bán theo sổ hộ khẩu. Đó là lý do chính của cuộc CCRĐ giai đoạn thứ 5 vào năm 1955.

6 - Thiết lập hệ thống lãnh đạo cs ở nông thôn

Âm mưu thứ hai là cuộc CCRĐ nhắm xóa bỏ hệ thống cấu trúc xã thôn cũ và thay bằng lãnh đạo CS. Tổ chức xã thôn Việt Nam có từ lâu đời và rất phức tạp, gồm có (bất thành văn): Ban cố vấn, Hội đồng kỳ mục, và Hương hội. Tổ chức xã thôn cũ còn có đặc tính chung là tự trị. Tục ngữ có câu: “Luật vua thua lệ làng”. Chẳng những tự trị, sinh hoạt xã thôn rất dân chủ. Các việc quan trọng trong làng đều được đem ra bàn bạc trong các kỳ họp hằng tháng tại đình làng để hỏi ý dân. Điều nầy đi ngược lại với lối cai trị độc tài của CS. Do đó, CCRĐ với những màn đấu tố dã man nhằm xóa bỏ hẳn cấu trúc xã thôn với những tổ chức và nấc thang giá trị văn hóa cũ, để thay thế bằng tổ chức xã thôn mới, hoàn toàn thuộc quyền kiểm soát của cán bộ đảng viên CS. Giới lãnh đạo xã thôn cũ lại là giới khá giả trong làng, có ít nhiều ruộng đất, nên dễ bị CS quy vào thành phần địa chủ, và trở thành đối tượng đấu tố trong cuộc CCRĐ do đội CCRĐ đưa ra đấu tố, đúng theo chủ trương: “Trí, phú, địa, hào; đào tận gốc, trốc tận rễ”, mà cộng sản quyết tâm càn quét toàn bộ giới lãnh đạo cũ trong làng.

7 - Chuẩn bị tấn công Nam Việt Nam

Âm mưu thứ ba là CSVN tổ chức thanh lọc kỹ càng dân chúng Bắc Việt Nam, ổn định tuyệt đối nông thôn Bắc Việt Nam. Hồ Chí Minh vốn là một gián điệp của Đệ tam Quốc tế Cộng sản, đã học ngành tình báo tại Moscow (Liên Xô). Sau năm 1954, Hồ Chí Minh và CSVN lo sợ chính phủ Quốc Gia Việt Nam và các tổ chức hay đảng phái theo chủ nghĩa dân tộc hoặc các tôn giáo, gài người ở lại đất Bắc sau hiệp định Genève. Xa hơn, CSVN nghi ngờ các thế lực thù địch cho người trà trộn trong nhóm miền Nam tập kết ra Bắc để phá hoại hoặc làm tình báo. Vì vậy, tiến hành CCRĐ là phải truy xét, soi rọi lý lịch ba đời nông dân, điều tra cặn kẽ, không bỏ sót bất cứ một gia đình hay nhân vật nào bị nghi ngờ có thể nằm trong mạng lưới điệp viên của miền Nam.

Cuộc CCRĐ áp đặt nông thôn Bắc Việt Nam với khoảng 70% dân số, dưới quyền thống trị của CSVN, mở đầu cho kế hoạch áp đặt sự toàn trị của CSVN ở Bắc Việt Nam sau 1954, bằng việc cải cách công thương nghiệp ở thành phố, khóa sổ báo chí (vụ Nhân Văn Giai phẩm) và thanh trừng nội bộ đảng CSVN (Vụ án chống đảng), đi đến chỗ ổn định tuyệt đối Bắc Việt Nam, nhằm chuẩn bị tấn công Nam Việt Nam. 

8 - Đoạn kết CCRĐ: Thời cơ cho Lê Duẩn

Trong khi đó, Lê Duẩn đứng đầu Trung ương cục miền Nam (đổi thành Xứ ủy Nam Bộ tháng 10-1954, rồi trở lại TƯCMN tháng 1-1961). Lê Duẩn đã dày công xây dựng cơ sở CS ở miền Nam trong thời gian chiến tranh (1946-1954). Tuy nhiên, thành tích nầy không sáng chói bằng giới lãnh đạo CS ở miền Bắc. Vì vậy sau năm 1954, Lê Duẩn trốn lại ở miền Nam, quyết chí đánh miền Nam, vì nếu CSVN đánh miền Nam, thì quyền lãnh đạo chiến tranh chắc chắn phải vào tay Lê Duẩn. Vì tham vọng quyền lực, nên Lê Duẩn nóng lòng đánh miền Nam, nhằm tạo hào quang cho chính mình. 

Điểm đáng chú ý là tuy phản ứng của dân chúng đối với sự tàn bạo của cuộc CCRĐ năm 1956 bị dẹp yên, nhưng để lấy lòng dân chúng, hội nghị Trung ướng đảng Lao Động lần thứ 10 từ tháng 9 đến tháng 11-1956, quyết định Trường Chinh, trưởng ban chỉ đạo CCRĐ trung ương, rời chức tổng bí thư đảng LĐ tuy vẫn còn trong Bộ chính trị. Hồ Chí Minh, chủ tịch đảng LĐ, kiêm nhiệm chức vụ nầy. 

Lúc đó, Lê Duẩn đang nằm vùng ở miền Nam, không lãnh đạo CCRĐ giai đoạn 5 ở ngoài Bắc, không bị tai tiếng vì vụ CCRĐ, nên được gọi về Hà Nội ngày 4-7-1957, giữ chức ủy viên thường vụ bộ chính trị đảng LĐ, phụ tá cho Hồ Chí Minh. Sau đó, đại hội III đảng LĐ từ 5-9 đến 10-9-1960 bầu Lê Duẩn làm bí thư thứ nhất (không phải là tổng bí thư) thay Trường Chinh. Như thế có nghĩa là kết cục của CCRĐ năm 1956 tạo cơ hội cho Lê Duẩn thay Trường Chinh. Nhờ đó Lê Duẩn thăng tiến nhanh chóng. 

Ngày nay, một số người cho rằng việc CCRĐ do Hồ Chí Minh chủ trương, còn việc tấn công Nam Việt Nam do Lê Duẩn thúc đẩy, Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp không muốn đánh Nam Việt Nam (?). Xin lưu ý một điểm quan trọng: chủ trương tấn công Nam Việt Nam do chính Hồ Chí Minh và Võ Nguyên Giáp đưa ra đầu tiên tại hội nghị Liễu Châu (Quảng Tây) từ 3 đến 5-7-1954 với thủ tướng Trung Cộng là Chu Ân Lai, trước khi hiệp định Genève được ký kết. Lúc đó Lê Duẩn còn ở trong Nam và không tham dự hội nghị nầy. Như vậy, không thể nói là Hồ Chí Minh không chủ trương tấn công Nam Việt Nam mà phải khẳng định chắc chắn rằng chủ trương tấn công miền Nam là do tham vọng của Hồ Chí Minh và toàn thể tập đoàn lãnh đạo CSVN, muốn thống trị toàn cõi Việt Nam. Cấp bậc càng cao, trách nhiệm và tội lỗi càng nhiều.

Kết luận

Đặt các giai đoạn CCRĐ từ 1949 đến 1956 trong khung cảnh lịch sử, những điểm dễ thấy là: 1) Nội dung và phương pháp các giai đoạn CCRĐ do CS thực hiện thay đổi theo hoàn cảnh chiến tranh. Lúc đầu (năm 1949), nhẹ nhàng để tăng gia lương thực nuôi quân, rồi khi CS siết chặt vùng cai trị, thì CCRĐ cứng rắn dần dần, và trở nên tàn bạo theo sự thành công của CS trên chiến trường. Cuộc CCRĐ lên cực điểm dã man sau khi CSVN chiếm được miền Bắc Việt Nam sau hiệp định Genève ngày 20-7-1954. 2) CCRĐ khốc liệt không phải chỉ do sự chỉ đạo và hỗ trợ của cố vấn Trung Cộng, mà do chính lãnh đạo CSVN tự ý muốn đẩy mạnh CCRĐ đến độ tàn bạo để thực hiện chủ quyền và chủ thuyết CS. 3) CCRĐ nằm trong tiến trình của CSVN cải đổi nền nông nghiệp tư nhân tự do qua nông nghiệp chỉ huy của CS theo chủ trương “đất đai là tài sản của toàn dân do nhà nước quản lý”. 4) CCRĐ nhắm xóa bỏ hệ thống lãnh đạo xã thôn cũ và thay bằng lãnh đạo của CSVN. 5) CCRĐ cấp bách ổn định Bắc Việt Nam, để tiến hành chiến tranh xâm lăng Nam Việt Nam của giới lãnh đạo CSVN. 6) Kết cục của CCRĐ đưa đến sự thoái lui tạm thời của Trường Chinh, lý thuyết gia hàng đầu của CSVN, tạo thời cơ cho Lê Duẩn tiến lên. 

Cuối cùng, một kẻ giấu mặt trong CCRĐ là Trung Cộng. Trung Cộng xúi giục CSVN thực hiện CCRĐ một cách tàn bạo, vì Trung Cộng ngầm chủ trương tàn phá Việt Nam. Việt Nam càng bị tàn phá, càng yếu kém, thì càng có lợi cho Trung Cộng. 

Toronto, 23-9-2014