Wednesday, September 10, 2014

Tài sản quốc gia “vô tư” biến thành của riêng

NGỌC QUANG 10/09/14 14:04
(GDVN) - Nhiều quan chức sau khi nghỉ hưu tìm mọi cách không trả nhà công vụ, nhưng cho tới giờ chưa có một chế tài nào xử lý dứt điểm câu chuyện này.

Sáng nay (10/9), các ĐBQH chuyên trách thảo luận về một số vấn đề còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi), trong đó vấn đề quản lý nhà ở công vụ tiếp tục được đề cập.

Ông Phan Trung Lý - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết, liên quan đến nhà ở công vụ, hiện có 4 loại ý kiến khác nhau: Loại ý kiến thứ nhất tán thành với quy định của dự thảo Luật.

 Loại ý kiến thứ hai, đề nghị chỉ nên áp dụng chế độ nhà ở công vụ cho cán bộ cấp cao cần bảo vệ an ninh, không áp dụng chế độ này cho các đối tượng được điều động, luân chuyển khác.

Loại ý kiến thứ ba, đề nghị chỉ đầu tư xây dựng nhà công vụ tại khu vực vùng sâu, vùng xa, còn đối với cán bộ khi được điều động, luân chuyển đến các thành phố lớn thì đưa chế độ nhà ở công vụ vào tiền lương để họ tự thuê nhà ở nhằm tránh lãng phí, dàn trải.

Ý kiến khác đề nghị quy định chế độ nhà ở công vụ được áp dụng với tất cả các đối tượng thực hiện công vụ.


Nhiều ĐBQH đề nghị phải đưa vào luật để siết chặt quản lý nhà công vụ. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Cũng theo ông Lý, thời gian vừa qua để thực hiện chính sách điều động, luân chuyển cán bộ của Đảng và Nhà nước rất nhiều cán bộ đã được điều động, luân chuyển từ trung ương về địa phương hoặc từ địa phương lên trung ương, từ địa phương này đến địa phương khác công tác.

Quy định tạo lập quỹ nhà ở công vụ để cho các đối tượng được điều động, luân chuyển công tác, các đối tượng là giáo viên, bác sĩ làm việc tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thuê là hết sức cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho những người này yên tâm công tác, đây cũng là một trong những chính sách cán bộ của Đảng và Nhà nước đang được triển khai trên thực tế theo quy định của Luật nhà ở hiện hành.

Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bên cạnh việc tiếp tục thực hiện chính sách về nhà ở công vụ như Luật nhà ở hiện hành thì phải quy định rõ quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thuê nhà ở công vụ, đồng thời bổ sung chặt chẽ về đối tượng, việc quản lý, sử dụng nhà công vụ trong dự thảo luật.

Đề nghị bỏ quy định cấm kinh doanh vũ khí quân dụng

Đại biểu Lê Như Tiến – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nói: "Nhiều tài sản quốc gia là nhà công vụ đã biến thành tư vụ, vì vậy đề nghị tại kỳ họp Quốc hội này Chính phủ có báo cáo để Quốc hội biết và đưa ra quyết định".

Đại biểu Trần Ngọc Vinh (TP Hải Phòng) thì cho rằng, thời gian qua việc quản lý nhà công vụ còn yếu kém, tạo nhiều dư luận xã hội và thông tin đại chúng đã nêu và chứng minh một số nơi không nghiêm. Dự thảo luật thiết kế vẫn thiên về những người có điều kiện, còn nhóm khó khăn hơn, đặc biệt là người có công là chưa được rõ. Nên có nhà công vụ nhưng phạm vi thu hẹp lại.

Để tránh tình trạng khi hết điều kiện ở nhà công vụ nhưng không chịu trả nhà như hiện nay, đại biểu cho rằng chế tài xử lý vi phạm và thời hạn thu lại nhà, phải được quy định rõ để không gây khó khăn cho đơn vị cũng như người được điều động, luân chuyển nhận công tác mới.

Trong khi đó Đại biểu Lê Nam (Phó trưởng đoàn Đại biểu Thanh Hóa) đặt vấn đề luật phải làm rõ cán bộ cấp nào thì được hưởng chế độ sử dụng nhà ở công vụ.

"Quản lý lâu nay không rõ ràng, đây là công sản nên phải dứt khoát về sử dụng, cán bộ đã nghỉ hữu phải trả lại cho nhà nước hoặc bàn giao lại cho cán bộ thay thế. Nếu cán bộ vẫn gặp khó khăn về chỗ ở thì nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện để đảm bảo cho họ có chỗ ở", ông Nam nói.

Trước đó, tại cuộc họp báo Thường kỳ của Chính phủ vào cuối tháng 3/2014, đề cập tới thực trạng nhiều cán bộ sau khi nghỉ hưu nhưng vẫn không chịu trả lại nhà công vụ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Nên bày tỏ: "Đến giờ này, theo tôi nghe phản ánh chung thì nhà công vụ không nhiều lắm, mà chỉ tập trung ở các thành phố lớn, Hà Nội là nhiều nhất và tập trung ở Hoàng Cầu. Những người ở nhà công vụ khi hết thời gian công tác thì không còn tiêu chuẩn ở nhà công vụ nữa. Theo báo cáo, có rất nhiều trường hợp, nhiều người khi hoàn thành nhiệm vụ đã trả nhà, kể cả cán bộ cao cấp. Nhưng cũng không ít trường hợp ở lại, có trường hợp vì lý do khách quan, có trường hợp lại là những người khác ở lại…".

Theo Quyết định 755 của Thủ tướng Chính phủ trước đó đối với nhà công vụ, đơn giản chỉ là làm nhà công vụ để ở, quy định, chế tài chưa được rạch ròi, rõ ràng. Hồ sơ giao nhà, thu hồi nhà cũng phần lớn là tự giác. Khi xuất hiện tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 615 năm 2013 quy định rõ về thủ tục, chế tài, nhằm điều chỉnh tồn đọng, giao trách nhiệm cho Bộ Xây dựng quản lý. Bộ Xây dựng thành lập một tổ chức chuyên trách. Về mặt chế tài, nếu như ai hết tiêu chuẩn ở nhà công vụ, tổ chức này sẽ báo trước thời gian 6 tháng. Khi tổ chức đã thông báo, nếu vì lý do nào đó cán bộ chưa thực hiện thì tổ chức sẽ phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết.

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, cần có chế tài cụ thể để thu hồi nhà công vụ vì đó là tài sản công, nếu cố tình trây ì thì công khai danh tính trên báo chí và tổ chức cưỡng chế. Bộ trưởng Nên nhấn mạnh: "Bản thân cán bộ phải tự giác, gương mẫu chấp hành đúng quy định về nhà công vụ".

Trung Quốc vung tiền moi bí mật quân sự của Mỹ

(Baovietnam) - Một cựu nhân viên Không lực Mỹ vừa bị kết án ba năm tù vì bán thông tin quân sự của vệ tinh quân đội nước này cho Trung Quốc
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng, Brian Scott Orr đã bị kết án hôm 8/9 tại Los Angeles. Người này còn phải nộp phạt số tiền 10.000 USD.
Các công tố viên cho biết, Orr từng là nhân viên dân sự làm việc tại Phòng Thí nghiệm nghiên cứu của Không lực Mỹ tại New York. Khi đó, Orr làm về mạng lưới máy tính sử dụng để điều khiển các vệ tinh quân sự.
Các công tố viên cho biết, Orr bị mất quyền tiếp cận thông tin mật vì làm việc kém hiệu quả và hành vi bất thường. Orr từ chức năm 2011 nhưng vẫn giữ một số tài liệu tập huấn bí mật.
Vào năm ngoái, Orr đã bán một số thông tin với giá 5.000 USD cho một đặc vụ thuộc Cục Điều tra Liên bang Mỹ mà Orr tưởng là tình báo Trung Quốc. Hồi tháng 3, Orr bị kết tội vì đã sở hữu tài sản bị mất trộm của chính phủ.
Việc Trung Quốc sử dụng tiền để moi thông tin từ quân đội các nước đối lập, đặc biệt là Mỹ qua các quân nhân đã về hưu là hành động diễn ra thường xuyên của quốc gia này. Những gì Trung Quốc muốn có được tập trung vào hai yếu tố, hoặc bí mật phòng thủ, hoặc bí mật về công nghệ vũ khí.
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc được cho là có nhiều chi tiết giống với thiết kế F-22 của Mỹ, nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định Trung Quốc có ăn cắp công nghệ Mỹ và áp dụng vào J-20 hay không
Tiêm kích J-20 của Trung Quốc được cho là có nhiều chi tiết giống với thiết kế F-22 của Mỹ, nhưng chưa đủ cơ sở để khẳng định Trung Quốc có ăn cắp công nghệ Mỹ và áp dụng vào J-20 hay không
Hồi tháng 5/2014, một binh lính Hải quân Mỹ, Daniel Layug thừa nhận đã từng cung cấp thông tin cơ mật của lực lượng này cho các nhà thầu để đổi lấy các trang thiết bị công nghệ đời mới như Iphone, Ipad hoặc các phiếu mua hàng giảm giác tại các khách sạn lớn ở châu Á, nơi lực lượng mà anh ta phục vụ đi qua như Hong Kong, Malaysia, Indonesia, Thái Lan...
Hồi tháng 7/2014, một người gốc Trung Quốc làm việc tại Mỹ là Bác Sái (28 tuổi) cũng đã bị bắt khi tìm cách đưa các thiết bị quân sự và bí mật vũ khí mà họ thu thập được về các công ty nghiên cứu ở Trung Quốc.
Hôm 28/6/2014, một trường hợp tương tự với Bác Sái là Su Bin cũng đã bị bắt vì cáo buộc đánh cắp công nghệ không quân của hàng Boeing. Washington cho biết họ đang nỗ lực truy bắt những "cá nhân làm gián điệp kinh tế hoặc đánh cắp bí mật thương mại của các công ty Mỹ".
Không chỉ có quân sự, Trung Quốc còn tìm cách moi bí mật công nghệ phục vụ kinh doanh. Gần đây nhất là vụ việc một người Mỹ là kỹ sư Walter Liew đã "quay lưng lại đất nước vì lòng tham" khi bán công nghệ nhuộm trắng bí mật của hãng DuPont Co. cho Trung Quốc. Được biết với công nghệ này, các loại ô-tô, giấy, vật dụng hàng ngày sẽ trở lên trắng hơn so với khả năng sản xuất của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu J-16 được Trung Quốc nhái hoàn toàn của Su-30MKII của Nga
Máy bay chiến đấu J-16 được Trung Quốc nhái hoàn toàn của Su-30MK2 của Nga
Bộ Tư pháp Mỹ đã chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong việc sử dụng hacker của Trung Quốc và tiền để moi những bí mật quốc gia của Mỹ để chống lại người Mỹ.
Phải nói rằng, nước Mỹ đã phải vất vả để bảo vệ những tài sản mang tính bí mật của mình. Tuy nhiên không chỉ những quốc gia đối đầu với Bắc Kinh, mà đồng minh, bạn bè của họ cũng cần phải dè chừng, trong đó có nước Nga.
Năm 2013, Nga đã chặn được 46 quan chức nước ngoài và 258 điệp viên hoạt động gián điệp ở nước này, trong đó có một số điệp viên đến từ... Trung Quốc.
Một loạt các sản phẩm công nghệ vũ khí Nga đã bị nhái một cách thô bạo và sản xuất hàng loạt ở Trung Quốc. Gần đây nhất, Moscow đã phát đi phản ứng về việc Bắc Kinh đã chế tạo chiến đấu cơ đa năng J-16 dựa trên thiết kế máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Nga mà không được phép.
Được biết Nga đã từ chối bán động cơ AL31F cho các máy bay thế hệ J-15, J-11B của Trung Quốc, và nay họ cho ra đời J-16 để thay thế dần các máy bay bị hạn chế này, và hoàn toàn nhái theo bản vẽ thiết kế của Nga.
Đỗ Phong (Tổng hợp)

Chuyên gia TQ: Mỹ-Nhật 'chống lưng' Philippines trên biển Đông

(Baodatviet) - Chuyên gia TQ lại ca bài “Mỹ-Nhật đang ‘chống lưng’ Philippines trên biển Đông” nhưng cũng ngạo mạn cho rằng, điều đó “không thể thay đổi được cán cân lực lượng”.
Philippines dốc toàn lực nâng cao sức mạnh quân đội

“Nhân dân Nhật báo” Trung Quốc đưa tin, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài, Tổng tham mưu trưởng quân đội Philippines KataPan cho hay, cục diện giữa Philippines và Trung Quốc hiện nay giống như một “cuộc thi đấu quyền anh của người khổng lồ và kẻ tí hon”.
Tổng tham mưu trưởng KataPan - người vừa mới nhậm chức cách đây ít lâu cho rằng, để đối phó với người khổng lồ Trung Quốc đang “trỗi dậy bạo lực”, Philippines cần phải ra sức xây dựng quân đội vững mạnh hơn nữa, đồng thời mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác quốc phòng với các cường quốc trên thế giới.
Philippines đã và đang làm như vậy. Hồi đầu tháng 7, Tổng thống Philippines Aquino cũng cho hay, nội trong năm nay Mannila sẽ nhận được 8 chiếc trực thăng thông dụng, 8 chiếc máy bay tuần tiễu tầm xa, đồng thời sẽ nhận 2 chiếc đầu tiên trong số 12 máy bay chiến đấu FA-50 mua của Hàn Quốc vào năm 2015.
Ngoài ra, trước năm 2017 nước này còn mua thêm 3 tàu hộ vệ tên lửa, nâng tổng số tàu chiến lên con số 6. Quân đội Philippines cũng đang có kế hoạch tăng cường số lượng phi đội máy bay chiến đấu từ 1 lên 3, đồng thời trang bị hệ thống radar và pháo phòng không trên khắp đất nước.
Tổng tham mưu trưởng KataPan còn cho biết thêm, quân đội nước này đang cố gắng thuyết phục các nhà lập pháp, phê chuẩn khoản đầu tư khoảng 10 tỷ USD mua sắm chiến hạm và máy bay chiến đấu, để đạt mục tiêu đến năm 2028, Philippines sẽ có một “lực lượng vũ trang đẳng cấp thế giới”.
Philippines đang nâng cấp sức mạnh quân sự và mở rộng hợp tác quân sự để đối phó với Trung Quốc
Philippines đang nâng cấp sức mạnh quân sự và mở rộng hợp tác quân sự để đối phó với Trung Quốc
Theo số liệu công bố, hiện tại quân đội Philippines có khoảng 110.000 quân thường trực, chiếm tỷ lệ cao nhất là lực lượng Lục quân bao gồm 66.000 quân, với hơn 30 xe tăng và hơn 300 xe bọc thép, chủ yếu để đối phó với các phần tử ly khai phía nam nước này.
Lực lượng hải quân hiện có 3 tàu hộ vệ tầm trung, 10 tàu hộ vệ cỡ nhỏ, 13 tàu tuần tiễu và 60 tàu xuồng đổ bộ, chủ yếu là được mua của Mỹ. Trong tương lai, hải quân Philippines còn có kế hoạch sẽ đầu tư 11,6 tỷ USD để mua sắm thêm 3 tàu ngầm thông thường, 6 tàu hộ vệ tên lửa và 12 tàu tuần tiễu tầm xa.
Về lực lượng Không quân, hiện Philippines chỉ có 2 trung đội máy bay chiến đấu, được biên chế loại chiến đấu cơ F-5 từ những năm 60 của thế kỷ trước. Hai năm trước đây, Manila tỏ ý muốn mua thêm loại máy bay F-16 đã qua sử dụng của Mỹ, tuy nhiên tới nay vẫn chưa có kết quả.
Thực tế cho thấy, kể cả về binh lực và trang bị vũ khí, quân đội Philippines còn quá yếu so với các nước trong khu vực. Một đội quân sử dụng chủ yếu trang bị của thế kỷ trước với một quân đội “đẳng cấp thế giới” là hai khái niệm cách xa “một trời một vực”, nên để đạt được mục tiêu có một quân đội “đẳng cấp thế giới” thì quả là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn.
Quân đội nước này hiện đang tập trung chủ yếu vào nhiệm vụ đối phó với các phần tử khủng bố và các thế lực ly khai trên lục địa. Tuy nhiên, để đối phó lại với một quân đội Trung Quốc hùng mạnh, đang âm mưu độc chiếm biển Đông, con đường phát triển của quân đội nước này sẽ chú trọng vào lực lượng hải quân.
Philippines đang nhắm tới máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C của Mỹ
Philippines đang nhắm tới máy bay tuần tiễu chống ngầm P-3C của Mỹ
Mỹ-Nhật chống lưng Philippines đối phó Trung Quốc
Chuyên gia Trung Quốc Doãn Trác cho rằng, Philippines hiện đang tăng cường xây dựng hải quân với 2 mục tiêu: Mục tiêu truyền thống chính là cùng quân đội Mỹ ngăn chặn sự bành trướng của thế lực cực đoan ở miền nam, đây là thách thức to lớn đối với chủ quyền, an ninh và ổn định của Philippines.
Vì vậy, lực lượng hải quân đánh bộ của quân đội Mỹ thường trú tại đây, một mặt phụ trách việc huấn luyện, mặt khác tiến hành hiệp đồng tác chiến với quân đội Philippines để tiêu diệt những lực lượng vũ trang này. Tuy nhiên, đây sẽ là hướng phát triển thứ yếu của quân đội nước này.
Hướng phát triển trọng tâm trong xây dựng hải quân của Philippines chính là Biển Đông, đồng thời hiệp đồng với Mỹ và Nhật Bản để mở rộng phạm vi kiểm soát trên biển. Về vấn đề này, hiện Washington và Tokyo đang tích cực trợ giúp Manila xây dựng lực lượng hải quân.
Tuy hiện có thể không giúp đỡ được nhiều nhưng chắc chắn là Mỹ có thể hỗ trợ kinh phí cho Philippines, hoặc cung cấp một số trang thiết bị quân sự, ví dụ như bán lại 2 chiếc tàu cũ có trọng tải hơn 3.000 tấn dùng để tuần tra trên biển. Ngoài ra, Philippines cũng sẽ chi khoản tiền lên tới 1 tỷ USD để tăng cường khả năng tuần tra trên không và trên biển.
Ngoài ra, ông Doãn Trác còn kêu gọi Trung Quốc cần cảnh giác với ý đồ lôi kéo Philippines của Nhật Bản nhằm chống lại Bắc Kinh.
Tàu tuần tiễu  BRP Gregorio del Pilar (PF-15) của Philippines nguyên là tàu tuần tiễu lớp Hamiltoncủa Mỹ
Tàu tuần tiễu BRP Gregorio del Pilar (PF-15) của Philippines nguyên là tàu tuần tiễu lớp Hamiltoncủa Mỹ
Hồi tháng 6 năm 2014, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ở Tokyo. Thủ tướng Nhật cam kết sẽ cung cấp cho Philippines 10 tàu tuần tra trên biển, ngược lại Philippines cũng cho biết ủng hộ những nỗ lực thúc đẩy dỡ bỏ lệnh cấm quyền tự vệ tập thể của Chính phủ Nhật Bản.
Truyền thông Philippines tiết lộ, Nhật Bản sẽ bàn giao 3 tàu tuần tra cho Philippines trong năm 2014, 7 chiếc còn lại sẽ được bàn giao cho nước này trong khoảng thời gian từ nay đến đầu năm 2016.
Theo bài viết, ông Shinzo Abe còn có kế hoạch “bắt chước” hiệp định quân sự mới giữa Mỹ và Philippines, tức là ký kết hiệp định hợp tác bảo đảm an ninh giữa Nhật Bản-Philippines, sau khi nước này dỡ bỏ quyền tự vệ tập thể. Tuy nhiên, việc Tokyo có thực sự sẽ hỗ trợ quân sự cho Manila hay không vẫn còn phải chờ thời gian trả lời.
Ông Doãn cho rằng, Tổng thống Philippines Aquino và Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe đã đạt được sự nhất trí về mặt chính trị. Manila sẽ ủng hộ Tokyo sửa đổi Hiến pháp, còn Nhật Bản ủng hộ Philippines về vấn đề Biển Đông để chia sẻ một phần áp lực của nước này trên biển Hoa Đông.
Chính vì thế, có thể Philippines sẽ nhận được 2 - 3 tàu tuần tiễu trong năm nay, những tàu tuần tra này có trọng tải từ vài trăm tấn đến 1.000 tấn, tuy nhiên hỏa lực của chúng không được mạnh. Loại tàu này chỉ có thể làm tàu ngư chính chấp pháp chứ khó trở thành lực lượng tác chiến trên biển
Philippines đã mua 12 máy bay huấn luyện-chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc
Philippines đã mua 12 máy bay huấn luyện-chiến đấu FA-50 của Hàn Quốc
Chuyên gia Doãn Trác cho rằng, với việc bán trang bị vũ khí cho Philippines, Nhật Bản đang âm mưu thách thức chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Tokyo hy vọng thông qua chi viện cho Manila, sẽ tăng cường khả năng đối phó của Philippines trước Trung Quốc.
Ngoài việc không ngừng “khiêu khích” chủ quyền của Trung Quốc, Nhật Bản liên tục đưa vấn đề an ninh, tự do hàng hải ra thảo luận tại các hội nghị đa phương về ở Biển Đông nhằm “hạ thấp uy tín” Trung Quốc trước cộng đồng quốc tế. Đây được coi là “con bài tủ” về ngoại giao của Tokyo trong nhiều năm gần đây.
Nhật Bản vừa muốn phối hợp vừa muốn khống chế Philippines, nên việc vừa giúp đỡ tiền bạc vừa cung cấp trang bị là một phần trong chiến lược nhất quán của nước này, bao gồm sự ủng hộ về chính trị, ngoại giao và quân sự, giúp Philippines nâng cao sức mạnh, đủ khiến Trung Quốc phải bận tâm trên biển Đông.
Về vấn đề Philippines liên tiếp có các động thái “nho nhỏ” trên biển Đông có gây ảnh hưởng tới cán cân sức mạnh trên khu vực biển này hay không? Vị chuyên gia họ Doãn cho rằng, Philippines là một trong những nước nhỏ yếu của ASEAN nên điều đó không thể gây ra “sóng to gió lớn” trên biển Đông.
Nhật Bản đã quyết định viện trợ 12 tàu tuần tiễu cho Philippines
Nhật Bản đã quyết định viện trợ 12 tàu tuần tiễu cho Philippines
Theo Doãn Trác, Philippines là nước đầu tư ít nhất cho hải quân trong các quốc gia đông nam Á, đồng thời trang bị mua sắm của của nước này cũng không phải là loại hiện đại. Một minh chứng điển hình là nước này hầu như không có chiến hạm và máy bay chiến đấu đúng nghĩa của nó.
Cho đến nay, mặc dù trải qua một thời gian dài xây dựng, nhưng Philippines vẫn là quốc gia Đông Nam Á duy nhất hiện không có tên lửa, kể cả tấn công trên không và trên biển cũng chỉ có hỏa lực pháo. Đương nhiên, Hải quân Philippines cũng kém nhất trong khối ASEAN, khả năng tác chiến trên biển Đông gần như bằng không.
Ông Doãn còn cho rằng, hiện Tổng thống Philippines Aquino còn lấy vấn đề tranh chấp biển Đông làm cái cớ để tăng cường quân bị, ngoài việc để đối phó với Trung Quốc, còn nhằm mục đích khác là cải thiện quan hệ với giới chức quân sự, hòng rắp tâm sửa đổi Hiến pháp để nhắm tới mục tiêu cầm quyền thêm 1 nhiệm kỳ nữa.
Theo ông Doãn, tuy chưa biết là ông Aquino có đạt được mục đích hay không nhưng chắc chắn là trong thời gian tới Philippines sẽ tăng cường đầu tư cho quân đội nhất là hải quân. Đây sẽ là một trong những chính sách quan trọng nhất trong nội chính của nước này và nó cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với cục diện trên biển Đông.
Cao Minh

Vụ việc phạm nhân đưa ảnh trong trai giam lên mạng xã hội

VRNs (09.9.2014) – Sài Gòn – Giới hữu trách Việt Nam sẽ xử lý thật nặng đối với phạm nhân Nguyễn Đức Hùng, người đã sử dụng điện thoại không rõ lấy từ đâu, để tải lên facebook các hình ảnh phạm nhân đang sử dụng ma túy, xăm trổ cho nhau… trong trại giam Tân Lập, tỉnh Phú Thọ. Và, sẽ xem xét kỷ luật các cán bộ quản giáo đã để xảy ra sự việc trên.
Bức ảnh phạm nhân Nguyễn Đức Hùng khoe là đang sử dụng thuốc phiện trong trại giam đã gây xôn xao dư luận, nhưng ông Nguyễn Hũu Kỷ, cán bộ trại giam Tân Lập – tỉnh Phú Thọ, đã bác bỏ thông tin này.
Một trong những tấm hình phạm nhân Nguyễn Đức Hùng đưa lên facebook. Ảnh VOA
Theo VOV ông Nguyễn Hữu Kỷ cho biết, đã thu hồi được chiếc điện thoại mà phạm nhân Nguyễn Đức Hùng sử dụng để “lướt” Facebook trong trại giam.
Cũng theo ông Kỷ, phạm nhân Hùng khai đã nhặt được chiếc điện thoại trong trại giam và thường xuyên dùng để chụp ảnh rồi đẩy lên mạng trong thời gian chưa lâu.”
Ông Kỷ lý giải, “do trại giam gần khu dân cư nên từng xảy ra việc các đối tượng bên ngoài đưa vật cấm vào trong trại cho phạm nhân bằng cách ném qua tường rào”.
Trước việc lý giải của ông của ông Nguyễn Hũu Kỷ, cám bộ trại giam, bạn đọc Trương quan Mỹ đặt vấn đề: “Điện thoại hiệu gì loại gì? Tại sao ông Kỷ không cho biết? Wifi ở đâu để kết nối lướt facebook? Mua thẻ ở đâu để nạp tiền cho điện thoại sử dụng 3G để lên Facebook, rồi đưa hình lên? Đồ sạc pin ở đâu mà có để sạc điện thoại? Cái điện thoại thứ hai chụp hình Hùng đang sử dụng điện thoại đâu sao không nghe nhắc đến?.” Còn nguyen dong sống ở Nam Định tiếp lời: “Cần xem lại khâu quản lý của trại giam này. Điện thoại “nhặt được” nghe khó quá, hơn nữa lại “nhặt được” trong trại giam.” binhaq kết luận: “mấy cán bộ cứ tưởng dân bây giờ ngu lắm, nói gì dân cũng tin, mấy ông lầm rồi.”
Một số bạn đọc khác cho rằng, phạm nhân Nguyễn Đức Hùng là “đại bàng” trong trại giam, hay con của ông lớn bà lớn nào đó thì mới dễ dàng có điện thoại sử dụng trong trại giam. Bạn đọc Huy nói: “thật ra mà nói không phải tự nhiên phạm nhân có điện thoại sử dụng đâu, chỉ có phạm nhân nhiều tiền có máu mặt mới được sử dụng như thế, cán bộ quản giáo trong trại giam sao mà không biết.” Nguyễn Phong thắc mắc: “Tại sao không thấy ai hỏi ‘Nguyễn Đức Hùng là con của vị nào nhỉ’ chỉ là con ai mới được ưu ái vậy thôi.”
Theo wikipedia, khi nói đến nhiệm vụ nhà tù thì ở một số quốc gia nhà tù đơn thuần chỉ được dùng làm nơi giam giữ, quản lý, cách ly tù nhân khỏi đời sống xã hội. Ở một số quốc gia khác nhà tù còn có nhiệm vụ giáo dục, cải tạo tù nhân, giúp họ xóa đi những cái xấu, trở thành những công dân có ích cho xã hội. Ở Việt Nam, nhà tù còn là một “trường dạy nghề” giúp cho những công dân tương lai nhận thức được giá trị của sức lao động, tránh cho họ sự “nhàn cư vi bất thiện”.
Vì thế, nhiều bạn đọc phản hồi lo lắng về cách giáo dục, quản lý tù nhân của các cán bộ quản giáo trong các nhà tù VN không giúp họ thành những công dân tốt mà trở thành những con người hung bạo hơn. Minh quang sống ở Long Biên, Hà Nội, lo lắng: “Trong tù “CẢI TẠO” thế này, thảo nào ra tù là gây tội ác ngay!”. Hanh Quyen bất an: “Trại giam là nơi cải tạo và rèn luyện, trau dồi đạo đức lối sống, vậy mà quản giáo quá lỏng lẻo … nhìn hình tôi nghĩ không phải trại Cải tạo mà là nơi sản sinh ra những Chí Phèo táo tợn thời hiện đại.” abc lo âu: ” Phạm nhân vào tù là để được giáo dục, với lối sống như vậy khi ra tù là thảm họa cho dân.”
Cổ nhân dạy: Nơi nào có đông đảo nhân dân cư trú, nơi đó có ngôi chùa, nhà thờ, hoặc thánh thất… thì chính quyền sở tại đỡ phải tốn công sức, tiền của, xậy dựng hàng chục nhà tù, trại giam cải tạo…
Báo Lao Động cho biết thêm, Trung tướng Cao Ngọc Oánh – Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (Tổng cục VIII Bộ CA) – chỉ đạo xử lý nghiêm cán bộ quản giáo trại giam Tân Lập (Phú Thọ) đã để lọt chiếc điện thoại vào trại giam làm phương tiện cho phạm nhân Nguyễn Đức Hùng sử dụng.
Bạch Hồng Quyền cho ý kiến: “Phạt cái thằng tuồn điện thoại vào cho phạm nhấn ý ông Oánh ơi, nguồn ở quản giáo và trực trại đó.”
Dẫn nguồn Vnexpress, Phạm nhân Hùng cho biết, đưa hình ảnh lên facebook để vợ con ở nhà xem.
Dẫn nguồn RFA cho hay, “phạm nhân Nguyễn Đức Hùng bị bắt giữ hồi năm 2011 với 3 tội danh với án phạt 15 năm 6 tháng tù giam”.
Phạm nhân Nguyễn Đức Hùng đang thụ án tại phân trại số 2, trại giam Tân Lập, do Bộ Công an quản lý, tại tỉnh Phú Thọ.
Hiếu sống ở Bình Định nhận định rằng: “Nguyễn Đức Hùng không khoe sự tù tội của hắn mà phạm nhân này đang khoe với cộng đồng bên ngoài về về cách quản lý khá lỏng lẻo trong trại giam. Chuyện nực cười về chốn ngục tù cũng như cách trả lời của nhà chức trách.”
Pv.VRNs

VOA Việt ngữ thương lượng phát thanh trên đài nhà nước Việt Nam

WASHINGTON DC (NV) .-  Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) - chương trình Việt Ngữ - đang có kế hoạch hợp tác để phát thanh ngay tại Việt Nam trên một làn sóng của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV).

 Người Việt biểu tình trước Tòa Bạch Ốc diễn tả không có tự do ngôn luận tại Việt Nam trong cuộc biểu tình trước Tòa Bạch Ốc hồi năm 2007 khi ông Phan Văn Khải, thủ tướng CSVN đến đây. (Hình: PAUL J. RICHARDS/AFP/Getty Images)

Đây là một kế hoạch hợp tác thông tin của đài VOA với phía truyền thông Việt Nam không được biết đến cho tới khi có một bản tin tiết lộ trên báo mạng điện tử WND (World Net Daily) ngày 31 tháng 8 năm 2014 về sự thương lượng của Hội Đồng Quản Trị Truyền Thanh của chính phủ Hoa Kỳ BBG (U.S. Broadcasting Board of Governors) với phía nhà cầm quyền CSVN.

Một nhân vật cao cấp trong hệ thống phát thanh của chính phủ Hoa Kỳ, không muốn nêu tên, xác nhận với Nhật báo Người Việt rằng, 'VOA đang thương lượng với Đài Tiếng Nói Việt Nam, về chương trình phát thanh này. Tuy nhiên phía Việt Nam muốn có toàn quyền lựa chọn chương trình phù hợp.'

Hôm 8 tháng 9 vừa qua, tổ chức xã hội theo dõi hoạt động của truyền thông chính phủ 'BBG Watch' lên tiếng chỉ trích đó là hành động trái luật và đi ngược lại tôn chỉ thông tin của chính hệ thống đài VOA.

Theo tiết lộ của ký giả Steve Peacock trên mạng WND, chương trình phát thanh tiếng Việt của đài VOA dự trù thời lượng sẽ dài 15 phút mỗi ngày từ Thứ Hai đến Thứ Sáu trên một kênh của đài truyền thanh quốc gia Việt Nam có tên là 'VOV Giao Thông', phát thanh trên cả nước.

Nếu kế hoạch được thỏa thuận sẽ được hiểu là mối quan hệ giữa nhà cầm quyền Việt Nam và Hoa Kỳ ngày một chặt chẽ hơn, khi mà Hà Nội chấp nhận để đài VOA phát thanh ngay tại Việt Nam thay vì người dân ở Việt Nam hiện vẫn bắt làn sóng ngắn để nghe trực tiếp chương trình phát thanh Việt ngữ của VOA.

Chương trình phát thanh sẽ có tên là “Chào nước Mỹ” (Welcome to America) trên tần số 91FM của đài 'VOV Giao Thông' được mô tả là được phát thanh “toàn vẹn, không bị tước quyền ưu tiên, không cắt xén sửa đổi, không bị rút gọn hay bị trích lại”.

Tuy nhiên, bản hợp đồng lại cũng cho phép phía đài VOV Giao Thông quyền lựa chọn “quyết định xem một chương trình đặc biệt nào đó (của đài VOA) có phù hợp với luật pháp Việt Nam hay không và cũng có sự lựa chọn cho phát thanh hoặc không cho phát thanh cái chương trình đó (của đài VOA) nếu họ muốn”.

Nội dung chương trình của đài VOA được phát thanh sẽ bao gồm các mặt trào lưu văn hóa, khoa học, giáo dục, xã hội, nghệ thuật và sinh hoạt đời sống ở Hoa Kỳ. Chương trình thử nghiệm phát thanh có thể nghe trên internet qua địa chỉ: https://vimeo.com/85859780

“Chúng tôi cho rằng VOA và Ủy Ban Điều Hành phát thanh Quốc tế (IBB) của cơ quan BBG hoàn toàn hiểu rằng sự xếp đặt phát thanh này, trong khi có thể giúp tăng số lượng thính giả tại Việt Nam, là rõ ràng vi phạm điều lệ Hiến Chương của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America Charter), và như thế vi phạm luật pháp Hoa Kỳ.” Tổ chức Quan Sát BBG (BBG Watch) viết bình luận trên trang mạng của họ.

BBG Watch cáo buộc rằng cơ quan BBG biết rất rõ nhà cầm quyền Việt Nam sẽ không cho phép VOA phát thanh các chương trình tin tức “luôn luôn đáng tin cậy và chính xác” cũng như “khách quan” và “toàn diện” như điều lệ mà đài VOA phải tuân thủ.

“Ban điều hành VOA biết rất rõ ràng rằng bất cứ người Mỹ gốc Việt nào hay cả người Mỹ, hoặc bất cứ ai, chỉ trích về nhà cầm quyền CSVN và các chính sách của họ đều “không phù hợp với luật pháp Việt Nam” nếu không hiểu theo nghĩa pháp lý thì cũng chắc chắn như vậy trong thực tế”. BBG Watch bình luận.

Theo tổ chức vừa kể, VOA và ban điều hành quốc tế IBB biết rất rõ rằng cái đòi hỏi quyền quyết định bỏ không phát thanh chương trình nào của VOA chỉ là một câu viết hợp đồng tiêu chuẩn trong các nước tự do dân chủ thật sự chỉ nhằm bảo vệ trong các trường hợp pháp lý lạ thường. “Nhưng tại Việt Nam thì có nghĩa là loại trừ các tiếng nói chỉ trích nhà cầm quyền”.

Tổ chức BBG Watch viện dẫn bản phúc trình nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ viết rằng “ Tuy hiến pháp và luật pháp (CSVN) công nhận quyền tự do phát biểu, gồm cả các thành viên báo chí, nhà cầm quyền (CSVN) tiếp tục dùng các điều luật bảo vệ an ninh quốc gia và chống bôi nhọ để giới hạn các quyền đó. Luật (CSVN) định nghĩa tội 'Tuyên truyền chống nhà nước XHCN', 'gây chia rẽ người không tôn giáo với tôn giáo', ...là những tội nghiêm trọng về an ninh quốc gia. Nhà cầm quyền cũng không cho phép 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước và các tổ chức XHCN'.”

BBG Watch cho hay Bộ Ngoại Giao cáo buộc như vậy trong khi Đài Phát Thanh VOA, cơ quan IBB và BGG đã phạm luật khi muốn thỏa hiệp với một chế độ luôn luôn cấm đoán tất cả những lời đả kích chế độ.

Hiến Chương về điều hành và nội dung các chương trình phát thanh nhiều ngôn ngữ khác nhau trong đó có chương trình Việt ngữ của Đài phát thanh VOA được khởi thảo từ năm 1960 nhưng mãi đến năm 1976 mới được tổng thống Gerald Ford ký ban hành. (TN)

09-10- 2014 6:14:56 PM
Theo Người Việt

Lương tâm giá bao nhiêu?


VRNs (10.9.2014) – Sài Gòn – Hà Tam là lái xe chở hàng hóa. Hôm nay, xe đang bon bon chạy trên đường bỗng nhiên “khực” một cái rồi dừng lại. Hỏng rồi! Hà Tam xuống xe đến bên vệ đường vác hai hòn đá to chặn bánh sau lại rồi chui vào gầm sửa xe. Khoảng hơn hai tiếng đồng hồ thì xong. Hà Tam lên xe nổ máy chuẩn bị đi tiếp.

Đúng lúc đó có một ông lão chăn bò bên cạnh đường chạy đến đập đập tay vào cửa xe, nói rất to: “Này anh lái xe, anh đánh rơi đồ kìa!”. Ông lão vừa nói vừa chỉ chỉ về phía sau xe. Hà Tam đoán ông lão nhắc đến hai hòn đá chặn bánh sau xe mà mình vác ra lúc nãy. Hà Tam toét miệng cười, nói do vội đi nên quên mất. Nói vậy song anh ta vẫn cố ý nhấn ga cho xe chạy.

Ông lão vừa đuổi theo vừa quát to: “Anh làm người như thế à? Làm người phải có lương tâm chứ? Anh bỏ hai hòn đá to ở trên đường để cho người ta…”

Những lời trách cứ của ông lão chăn bò bị bỏ lại cùng đám bụi phía sau xe. Hà Tam cười thầm trong bụng: Lương tâm giá bao nhiêu tiền một cân?

Chạy hơn trăm cây số vào thành phố, đến trạm kiểm tra của cảnh sát, Hà Tam hết sờ túi này lại nắn túi nọ, tìm mãi không thấy giấy phép lái xe đâu. Hà Tam thừ người ra: Giấy phép lái xe rõ ràng là để trong chiếc ví da lúc nào cũng mang trong người, vậy sao lại tìm không thấy? Cẩn thận nhớ lại, Hà Tam mới chắc là chiếc ví da đã bị rơi khi mình chui vào gầm xe sửa chữa. Đành phải để xe lại trạm cảnh sát, Hà Tam vội vã vẫy taxi quay lại chỗ sửa xe.

Khi quay lại chỗ sửa xe ban sáng, Hà Tam tìm khắp nơi không thấy cái ví cũng không thấy ông lão chăn bò đâu. Hai hòn đá chặn bánh xe đã được ai đó khuân vào để bên vệ đường. Trên hòn đá thấy dán mảnh giấy có mấy chữ xiêu xiêu vẹo vẹo: “Muốn lấy lại giấy tờ thì phải vác hòn đá này lên trên đồi”.

Ôi mẹ ơi! Hòn đá vừa to vừa nặng, ngọn đồi trước mặt lại vừa cao vừa dốc, vác hòn đá này liệu có bò lên được trên đó không? Hà Tam kêu to lên: “Đừng bắt ép người ta như thế! Cần bao nhiêu tiền cứ ra giá đi!”.

 Khi Hà Tam vác hòn đá đến chân đồi thì thấy một cái mũ lá có kẹp một tờ giấy viết mấy chữ: “Đừng nói đến tiền, xin mời lên đồi”. Hà Tam tiếp tục đi, được một đoạn lại thấy cái mũ lá cũng có tờ giấy yêu cầu Hà Tam cứ vác đá lên đồi, các chuyện khác miễn bàn. Không còn cách nào khác, Hà Tam đành phải bê hòn đá vất vả từng bước bò lên.

Lên được đỉnh đồi thật không dễ gì. Vậy mà trên đó không thấy có người cũng không thấy giấy tờ lái xe, chỉ thấy có tờ giấy dán trên một thân cây yêu cầu Hà Tam vác hòn đá theo hướng chỉ dẫn đi xuống phía dưới.

Xuống được dưới chân đồi vẫn không thấy giấy tờ, ngoài một tờ giấy yêu cầu Hà Tam vác hòn đá đi ngược trở lên. Cứ như thế theo hướng chỉ dẫn trên các tờ giấy, Hà Tam vác hòn đá đi qua mấy quả đồi nhỏ, mệt tưởng chết, cuối cùng mới thấy cái ví da của mình đặt trên một nấm mồ đất trơ trọi.

Giấy tờ đủ cả, tiền bạc không thiếu một xu. Dưới cái ví tiền còn có một tờ giấy viết:

“Cái ví này là do tôi nhặt được, bây giờ nó đã trở về với chủ của nó. Anh có biết vì sao tôi lại bắt anh vác hòn đá đi một quãng đường xa đến trước nấm mồ này không? Đây là mộ của con trai tôi. Một đêm hai năm trước, nó đi xe máy về nhà, vấp phải hòn đá của một kẻ nào đó không có lương tâm bỏ ở trên đường, bị ngã mà chết. Tôi đưa anh đến tận mồ của con trai tôi là mong anh hiểu rõ một đạo lý: ” Lương tâm là vô giá, làm người có thể để mất cái gì thì mất nhưng nhất thiết không được để mất lương tâm”.



Hòa Augustino

Ba trẻ sơ sinh chết trong một ca trực… do trùng hợp ngẫu nhiên!

VRNs (10.9.2014) – Sài Gòn – Báo Người Lao Động đưa tin, 3 trẻ em sơ sinh đã tử vong trong cùng một ca trực, tại Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam, vào ngày 05.09 vừa qua.
Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn, Quảng Nam. Ảnh nguoilaodong
Ông Đặng Xuân Vinh, Phó Giám đốc TTYT huyện Phước Sơn cho biết “cả 3 trẻ tử vong đều nằm trong ca trực của bác sĩ Trần Thị Xuân và 2 nữ hộ sinh”. Ông Vinh nhận định: “3 trẻ tử vong trong cùng một ca trực là do trùng hợp ngẫu nhiên.”
Còn theo ông Nguyễn Văn Hai, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, cho biết, ông có nhận được “báo cáo miệng” từ Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn về vụ việc này. Tuy vậy, ông Hai khẳng định: “Các trường hợp đó do bệnh lý thôi, không có vấn đề gì”.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Phước Sơn cho biết, vào ngày 04.09, sản phụ Hồ Thị Phơ sinh thường được một bé trai nhưng bé đã tử vong sau đó 45 phút. Trước khi sanh, bác sỹ chuẩn đoán sản phụ Hồ Thị Phơ có biểu hiện sốt không rõ nguyên nhân. Sau khi sanh, sản phụ Phơ có biểu hiện choáng, suy tuần hoàn và được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam để điều trị.
Trường hợp thứ hai là con của sản phụ Hồ Thị Íp sanh vào ngày 04.09, cân nặng 2,8 kg, sức khỏe tốt, khóc to… Tám tiếng sau đó, bé có dấu hiệu khó thở, cơ thể tím tái. Bác sĩ cho biết bé bị viêm phổi sơ sinh do sặc sữa nhưng sau đó bé đã tử vong.
Kế đến, là con của sản phụ Hồ Thị Tiểu Điệp sanh bé trai nặng 1,6 kg, bé không khóc, không thở nhưng có nhịp tim và không phản xạ tay chân… Các bác sĩ thổi ngạt và bóp bóng cho bé nhưng trẻ ngừng tim vào lúc 15 giờ ngày 05.09.
VRNs

Rau sạch vẫn là sản phẩm nằm ngoài tầm với người tiêu dùng

Theo Songmoi.vn-09/09/2014 - 10:02
Rau an toàn được quảng cáo là rau “sạch”, chất lượng đảm bảo nhưng cho đến thời điểm này đầu ra của loại rau này vẫn luôn bấp bênh. Ngay cả ở chợ dân sinh tìm mỏi mắt cũng không thấy bởi rau giá cao mà kinh doanh lại không có lãi nên hầu hết các tiểu thương đều không bày bán.


Ảnh minh họa

Tại các chợ dân sinh, rau an toàn gần như vắng bóng. Các loại rau ở chợ, hầu hết đều được các tiểu thương quảng cáo là rau sạch, rau quê. Tuy nhiên, một tiểu thương bán hàng tại chợ Ngọc Lâm, Long Biên tiết lộ trên VOV “Cả chợ này không có ai bán rau an toàn cũng chẳng có rau quê, rau vườn. Lấy đâu ra lắm rau quê, rau vườn mà ngày nào cũng có bán?”. Các loại rau sạch vì giá cao, mẫu mã cũng không đẹp khiến các tiểu thương ở đây đều không nhập về bán. Tại các chợ đầu mối cũng như bán lẻ khác, rau an toàn cũng không bán được. Đa số người bán buôn rau cho rằng, kinh doanh rau an toàn không có lãi, độ rủi ro lớn vì giá thành cao, đầu ra không ổn định, trong khi không nhận được ưu đãi nào so với bán rau phun thuốc.

Bên cạnh đó, ngay cả người mua ở chợ đều không phân biệt được rau nào là an toàn và lo ngại “vàng thau lẫn lộn” khiến loại rau này lại càng không có chỗ đứng. Ngay cả ở trong siêu thị, dù sản phẩm có bao bì ghi rõ là đạt tiêu chuẩn VietGAP với nhiều thông tin nhưng thông tin chính về chất lượng, dư lượng, quy trình trồng và đóng gói thì lại khá sơ sài.

Trong khi số lượng người mắc ung thư tăng cao khiến nhu cầu ăn rau sạch ngày càng tăng nhưng chính thói quen và thị hiếu mẫu mã đẹp của người tiêu dùng là một nhân tố khiến sản phẩm này ít đất sống. Và tiếp theo vẫn là câu chuyện muôn thủa của nhà quản lý khi nhưng cơ sở kinh doanh rau an toàn không có được hành lang bảo vệ sản phẩm, các doanh nghiệp gian lận sẵn. Khi một cộng đồng rau sạch chưa thực sự tồn tại từ người dân và doanh nghiệp thì giấc mở thụ hưởng các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ an toàn vẫn còn xa tầm với.

Hải Băng

“Nhức đầu” đề toán, “đắng lòng” bài văn rập khuôn tại tiểu học

Theo Songmoi.vn-10/09/2014 - 07:41
Những tưởng kiến thức bậc tiểu học đơn giản như "hồi xưa" nên nhiều bậc phụ huynh rất tự tin chỉ bảo, hướng dẫn lũ trẻ làm bài. Thế nhưng, khi lao vào rồi thì họ mới biết mình cũng đang rơi vào "ma trận" như lũ trẻ khi đề bài toán thời nay "vô cùng khó" bởi tư duy giáo dục khác nhau và cũng bởi những cách ra đề có phần "tối nghĩa". Trong khi đó, nhìn sang môn văn cũng chẳng khá khẩm gì hơn khi nhiều cô giáo quyết không cho lũ trẻ "tả sự thật".


Bài toán gây tranh luận với các ý kiến trái chiều

 
Một bài toán đếm gà cho học sinh lớp 2, đọc lướt qua đề thì thấy đơn giản, dễ dàng tính ra đáp số thế nhưng lại gây ra tranh luận “nảy lửa” giữa các đáp án có trong đề. Đề bài toán này như sau: “Nhà Lan có 4 chuồng gà, mỗi chuồng có 8 con gà. Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà? Và đưa ra 4 phương án để học sinh lựa chọn: A. 4x8=32, B. 8x4=32, C. 4+8=12, D. 8:4=2.”

Nhìn qua thì phụ huynh dễ dàng tìm ra đáp số là 32 con gà, thế nhưng phương án A và B trong bài cũng như giáo viên cho rằng đáp án A là sai đã gây ra tranh luận tứ phía. Nhiều phụ huynh cho rằng phép nhân có tính giao hoán nên 4x8 hay 8x4 thì chẳng có gì khác nhau bởi đều có kết quả chung là 32 nên dù chọn A hay B đều đúng. Tuy nhiên, có ý kiến lại cho rằng vì đề bài hỏi là có tất cả bao nhiêu con gà nên phải lấy số gà x số chuồng nên chỉ có đáp án B là chính xác.

Cùng với các phụ huynh, ngay cả các chuyên gia giáo dục cũng bị thu hút và có những ý kiến trái chiều xung quanh bài toán này. Một vị tiến sỹ trao đổi với Chất lượng Việt Nam về bài toán đếm gà và cho rằng cả 2 đáp án đều đúng vì bài liên quan đến khái niệm “thứ nguyên”. Tức là ở đây, câu "mỗi chuồng có 8 con gà" phải viết chuẩn xác dưới dạng 8 gà/chuồng và đáp án chính xác cho bài toán là:

Số gà = 4 chuồng x 8 gà/chuồng = 8 gà/chuồng x 4 chuồng = 32 gà.

Tuy nhiên, TS Vũ Thu Hương (giảng viên khoa Giáo dục tiểu học - Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) lại cho rằng ở bài toán này cần phân biệt cho học sinh hiểu đâu là đơn vị tính đâu là số lần được gấp lên. Với câu hỏi “Hỏi nhà Lan có tất cả bao nhiêu con gà?”, số gà là đơn vị tính, sẽ viết phép tính là 8x4 (tức là 8 con gà gấp lên 4 lần). Còn viết 4x8 (sẽ được hiểu là số chuồng là 4 gấp lên 8 lần). Dù kết quả cuối cùng của phép tính đều là 32 nhưng trong khi đề yêu cầu tính số gà, vì vậy viết 4x8 sẽ sai về mặt bản chất.  Tươn tự, PGS Văn Như Cương cũng nhận định“Đáp án của cô giáo đưa ra 8 (gà) x4 =32 là đúng, phải tính số gà thì phải lấy số con gà rồi nhân với số chuồng.”
 
Và những bài toán ra đề tối nghĩa

Trước đó, vào cuối năm 2013, một bài toán kiểm tra của lớp 1 đã nhanh chóng lan truyền trên mạng và nhanh chóng thu hút được sự chú ý. Theo đó, bài toán có đề như sau: “Hai bác thợ cưa một cây gỗ dài 7m thành những đoạn dài 1m. Cứ 12 phút thì cưa xong một đoạn. Hỏi cưa cả cây gỗ đó hết bao lâu?” Nguyên nhân khiến bài toán trở nên “hot” như vậy là do sự khác biệt giữa bài giải của học sinh (cưa cả cây gỗ đó hết số phút là 12x6=72) và đáp án của giáo viên (cưa cả cây gỗ hết 12x7=84 phút).

 

Cách giải của học sinh được nhiều người lớn đánh giá là đúng và cho rằng “cô giáo rập khuôn”. Tuy nhiên, một số người lại phản bác rằng ở đây là cái cây đang sống nên phải cưa thành 7 đoạn nên đáp án của giáo viên là chính xác. Tương tự, đề Toáncũng cho học sinh lớp 1 với yêu cầu tìm số lớn hơn 60 và nhỏ hơn 80, trong đó có 2 phương án A: 61, B: 70 đã gây nên “bão” trong cộng đồng mạng. Bởi dựa theo đề bài thì cả 2 đáp án đều đúng nhưng khi học sinh chọn phương án A thì lại bị giáo viên chấm là sai và sửa lại là B. Cũng trong đề kiểm tra này, có câu hỏi “số 49 gồm”; có 2 đáp án gồm 4 và 9, 40 và 9. Kiểu đề bài ra theo kiểu đánh đố học sinh như thế này đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng mạng. Theo Tiến sỹ Lê Thống Nhất thì đề bài này rất tối nghĩa và nếu ra câu hỏi như trên thì 2 đáp án trên đều đúng.

Với Toán tiểu học mà nhất là từ lớp 1-3, các em bắt tay vào học chữ, học con số, học cách tính toán nên những câu hỏi mà đề bài đưa ra các em đều hiểu một cách đơn giản nhất. Thế nhưng, nhiều giáo viên vì vận dụng bài toán một cách rập khuôn, ủng hộ một lối suy nghĩ mà bác bỏ hoàn toàn những phương án còn lại. Chính vì vậy đã khiến nhiều đề bài toán viết một cách khó hiểu và gây ra nhiều tranh cãi trong cách giải.

 Không rập khuôn khó được điểm cao

 

Với đề bài “Kể về một người thân mà em yêu quý nhất”, một cô bé đã tả bà mình như sau “Bà ngoại em có mái tóc tém nhuộm màu vàng. Hằng ngày bà mặc váy ngắn, mang giày cao gót, đi làm trên chiếc xe máy tay ga…” Bài văn này em học sinh đã bị cô giáo cho 4 điểm vì “thiếu thực tế”. Theo quan điểm của cô giáo thì“Bà ngoại phải là tóc dài bạc trắng búi sau gáy chứ không phải tóc tém nhuộm vàng. Bà ngoại đi xe đạp hay đi bộ chứ làm sao cưỡi được xe máy tay ga. Bà ngoại mặc đồ bộ và mang dép hay guốc chứ không phải váy ngắn tới đầu gối và giày cao gót…”. Ở xã hội hiện nay có rất nhiều khi mới 50 tuổi nhưng đã lên chức “bà” và trong số này, không ít người rất “sành điệu” nên hình ảnh người bà mà em học sinh tả không có gì xa lạ mà là hết sức bình thường. Tuy nhiên, nếu như không tả thật giống như ngoài đời thì đa phần các em học sinh đều viết theo một khuôn mẫu như tóc bà bạc phơ, bà em rất hiền và tốt bụng, em lớn lên bằng lời hát ru ngọt ngào của bà…” mà không có nhiều sự sáng tạo.

Chính vì không thể tả thật như những gì mình thích nên những bài văn tả người thân, tả cô giáo, tả con vật…của các em cũng đều dựa theo một công thức chung. Chẳng hạn với đề tả người mẹ thì phải luôn hiền dịu, tần tảo sớm hôm để nuôi con ăn học; cô giáo thì phải có tóc dài, dịu dàng; ông ngoại thì phải có tóc bạc, hiền từ, nhân hậu…Thế nên mới xuất hiện những bài văn khá sáo rỗng và viết một cách máy móc khiến ai đọc cũng phải “cười ra nước mắt” như “Nhà em có cây chuối rất to, chiều nào em cũng leo lên cây chuối ngồi hóng mát. Khi em leo lên, cành chuối rung rinh” hay “Nhà em có nuôi một con gà trống rất đẹp, em rất yêu nó. Hằng ngày, em cho nó ăn. Chiều chiều, em dắt nó đi dạo mát 15 phút”…

Chính phương pháp dạy theo lối mòn đã khiến các em mất đi sức sáng tạo mà chỉ chăm chăm dựa vào những câu chữ đã được cô giáo hướng dẫn và phải thật mỹ miều, khác xa với sự thật thì mới đạt điểm cao. Thêm vào đó, do thiếu quan sát thực tế nên nhiều em đã “gắn” những câu chữ trong bài văn mẫu khác viết vào bài của mình khiến người lớn đọc văn của lũ trẻ mà phải "cười ra nước mắt". Thiếu trải nghiệm thực tế, thiếu hiểu biết kèm theo những hướng dẫn một cách máy móc đã khiến cho nhiều bài văn của các em học sinh phải “viết sai sự thật” và bài của em nào cũng na ná tương tự giống nhau vì đã có một “phom” hướng dẫn. Với cách dạy như hiện nay đã triệt tiêu đi sự sáng tạo của các em và biến các em trở thành những cái máy sao chép lời văn một cách sáo rỗng, rập khuôn.

Chỉ qua hai môn học chính ở bậc tiểu học là đã đủ thấy chương trình giáo dục lẫn tư duy người thầy nhiều khi chưa bắt kịp với sự phát triển của xã hội, khiến thế hệ trò ngày nay "thiệt thòi" hơn trò khi xưa vì không được miêu tả sự thật mà chúng quan sát thấy, để rồi xã hội sẽ dễ phải nhận những "lứa gà công nghiệp thải loại" vì những tư duy tính chuồng hay tính gà, cây sống hay cây chết kể trên.

Hải Băng
Tổng hợp

Thêm Vinafood 1 xuất khẩu gạo: Nông dân thêm... "chết"?

(Baodatviet) - Hai Tổng công ty lương thực chỉ làm cho giá gạo Việt Nam ngày càng rẻ hơn, họ thắng thầu giá thấp để rồi dìm giá của nông dân.
PGS.TS Vũ Trọng Khải, chuyên gia độc lập về kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn, nguyên Hiệu trưởng trường Cán bộ Quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II tại TP.HCM thẳng thắn chỉ rõ.
Hưởng lợi trên lưng nông dân
Bộ Công thương vừa đề xuất xem xét, bổ sung Tổng công ty lương thực miền Bắc (Vinafood 1) cùng Tổng công ty lương thực miền Nam (Vinafood 2) làm đầu mối giao dịch hợp đồng tập trung tại các thị trường Philippines, Indonesia, Malaysia.
Lý do Bộ Công thương đưa ra là hiện chỉ có Vinafood 2 là doanh nghiệp đầu mối duy nhất tại các thị tập trung trọng điểm truyền thống nói trên. Vinafood 2 đang gặp phải một số khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới vai trò đầu mối cung cấp gạo theo hợp đồng Chính phủ tại các thị trường này.
Gạo Việt Nam ngày càng mất giá bởi thói quen thắng thầu bằng mọi giá của hai tổng công ty lương thực
Gạo Việt Nam ngày càng mất giá bởi thói quen thắng thầu bằng mọi giá của hai tổng công ty lương thực
Tuy nhiên, trao đổi với Đất Việt, PGS.TS Vũ Trọng Khải cho rằng, đề xuất trên sẽ chẳng thay đổi được gì bởi Vinafood 1 và Vinafod 2 đều đang hưởng lợi trên lưng nông dân.
"Họ có chăm lo gì đến chân hàng, đến nông dân, sản xuất đâu! Với tâm lý phải thắng thầu bằng mọi giá, hai tổng công ty này đã trúng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines hồi tháng 4 với cái giá rẻ mạt, thấp hơn so với các nhà thầu khác từ 28-32 USD/tấn, đến lúc lỗ rồi ai chịu?
Hay như tháng 8 vừa qua, Vinafood 2 tiếp tục bỏ thầu với mức giá thấp nhất (460 USD/tấn) khi tham gia đấu thầu cung cấp 500.000 tấn gạo cho Philippines. Thế nhưng Vinafood 2 cũng chẳng trúng thầu bởi mức giá trần mà Philippines đưa ra còn thấp hơn (456,6 USD/tấn).
Vinafood 1 và Vinafood 2 chỉ làm cho giá gạo Việt Nam trên thị trường thế giới ngày càng rẻ đi mà thôi. Họ thắng thầu giá thấp để rồi lại dìm giá của nông dân", ông Khải phân tích.
Ông gay gắt chỉ rõ: "Vậy nên đề xuất kia không giải quyết được cái gì cả. Vinafood 1 và Vinafood 2 là hai đứa con sinh đôi giống nhau như hai giọt nước. Họ sẽ lại chia nhau thị phần, đàm phán với nhau mà chẳng cạnh tranh gì, chỉ "chết" nông dân" mà thôi".
PGS.TS Vũ Trọng Khải thẳng thắn cho rằng cần phải giải tán hai Tổng công ty lương thực để từng công ty con độc lập cạnh tranh với nhau, khi ấy nông dân mới hết khổ.
"Phải xóa bỏ các tổ chức kinh doanh không phù hợp với Luật Doanh nghiệp như Vinafood 1, Vinafood 2 bao gồm hàng chục công ty thành viên, trong đó thành viên nào cũng có đầy đủ quyền tự do kinh doanh", ông nói.

Trong khi đó, TS Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL cho rằng, nếu tập hợp được hai Tổng công ty lương thực thì cũng tốt, bởi vấn đề hiện nay của Việt Nam là làm sao có được lực lượng đầu mối xuất khẩu gạo mạnh, nhất là trong bối cảnh gạo Việt Nam phải cạnh tranh với rất nhiều nước khác. Đối với ngành lúa gạo Việt Nam, hoạt động xúc tiến thương mại đang rất yếu. Nếu làm tốt khâu này thì tập trung hai đầu mối cũng có thuận lợi.
Thêm đầu mối cũng tốt, nhưng...
Ông Bảnh phân tích, hiện hai thành viên của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) là Vinafood 1 và Vinafood 2 nắm lượng gạo xuất khẩu rất lớn, chiếm hơn 50% thị phần, còn các doanh nghiệp khác không được bao nhiêu. Qua đợt trúng thầu cung cấp 800.000 tấn gạo cho Philippines, cho thấy năng lực của hai tổng công ty này còn nhiều vấn đề phải xem lại. Khâu xúc tiến thương mại, dự đoán thị trường, dự báo giá thầu của hai tổng công ty rất kém.
"Tâm lý của hai tổng công ty khi tham gia đấu thầu có lúc hốt hoảng. Lúc đầu họ sợ Thái Lan sẽ xả hàng sau mấy năm ứ đọng, rồi sợ thua Ấn Độ, Pakistan nhưng thực tế thì Ấn Độ bị khô hạn, Thái Lan thì chính phủ mới đang kiểm tra... thành ra hai tổng công ty lương thực Việt Nam bị hố, thắng thầu về rồi mới thấy rẻ quá".
Ông Bảnh cũng nói thêm về tình trạng độc quyền của VFA. Theo đó, VFA chỉ cấp quota xuất khẩu gạo chủ yếu cho "con" của mình là Vinafood 1 và Vinafood 2, trong khi một số đơn vị khác độc lập làm lại không được xuất trực tiếp.
"Một số doanh nghiệp làm cánh đồng mẫu lớn, có vùng nguyên liệu, nước ngoài vào kiểm tra, thẩm định rồi đặt hàng. Nhưng sau đó VFA cho rằng như vậy là không được, phải xuất khẩu thông qua ủy thác cho các tổng công ty của VFA, khi ấy nước ngoài lại từ chối mua.
Ví dụ trường hợp của Công ty CP đầu tư Vinh Phát sản xuất gạo hữu cơ xuất khẩu qua Mỹ với giá rất cao, hàng nghìn USD một tấn, lại bị VFA yêu cầu phải ủy thác, nhưng khách hàng không chịu. Hay Công ty Trung An ở Cần Thơ được Malaysia đặt hàng 85.000 tấn gạo, VFA giao cho họ có 35.000 tấn còn 50.000 tấn thì giao cho các công ty khác. Nhưng phần của các công ty khác thì bên Malaysia cắt hợp đồng vì "tôi chẳng biết mấy ông này là ai".
"Nói thế để thấy chính sách và điều hành của VFA đang có vấn đề, nếu cứ độc quyền như thế thì dẫu có thêm đầu mối xuất khẩu cũng chẳng giải quyết được gì. Hai "ông" tổng lại đi bỏ thầu giá gạo thấp quá rồi về thu mua gạo của bà con nông dân với giá thấp khiến bà con thiệt thòi. Chính vì thế, VFA phải minh bạch chỗ này, để các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, khi ấy bà con nông dân mới được lợi", ông Bảnh nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, GS.VS Trần Đình Long, Chủ tịch Hội giống cây trồng Việt Nam cũng thẳng thắn nhìn nhận, từ trước tới nay việc xuất khẩu gạo qua các tổng công ty nhà nước còn mang tính độc quyền, chưa có cơ chế rõ ràng với nông dân. Trong khi đó, doanh nghiệp chỉ hướng đến lợi nhuận, còn lợi ích chia sẻ lại cho nông dân gần như bằng không, nếu có cũng không đáng kể.
Về việc Bộ Công thương đề xuất bổ sung Vinafood 1 cùng với Vinafood 2 làm đầu mối xuất khẩu gạo tại các thị trường tập trung truyền thống, theo ông Long chỉ khả thi nếu kèm theo điều kiện.
"Nếu những doanh nghiệp này cùng với nông dân tổ chức sản xuất, phân chia chuỗi hàng hóa để giá gạo tăng lên và thu nhập người dân tăng lên thì mới được. Công ty nào có đủ điều kiện xuất khẩu gạo, làm về thương mại thì không cấm nhưng phải làm với giá cạnh tranh. Còn nếu vẫn độc quyền, xuất khẩu với giá thấp, tức là có lợi ích nhóm thì cuối cùng cũng chỉ có một nhóm người được hưởng lợi mà thôi, còn nông dân chẳng được gì".
Thành Luân

Dự án của Trung Quốc chưa hoàn thành đã hại dân Việt

HÀ TĨNH (NV) - Người dân xã Kỳ Thịnh, huyện Kỳ Anh đang “khóc ròng” vì gần cả trăm hec ta lúa bị thiệt hại nặng nề do dính phải nguồn nước nhiễm mặn thải từ KCN Formosa của Trung Quốc.


Hệ thống xả thải lộ thiên không qua xử lý của KCN Formosa. (Hình: Dân Trí)

Khác hẳn với những cánh đồng trĩu nặng hạt vàng ươm cách đó không xa, cả cánh đồng rộng lớn thuộc 6 thôn: Trường Yên, Trường Phú, Cảnh Trường, Ðỗ Gộ, Trường Sơn. ngăn cách với khu công nghiệp Formosa chỉ một con đường nhựa trông thật thảm hại, lúa đang chết mòn.

Trưởng thôn Cảnh Trường, ông Lê Văn Hùng dẫn nhà báo Dân Trí đi một vòng trên cánh đồng của xóm
để tận mắt thấy sự thảm hại của cánh đồng lúa nhiễm mặn. Không khó để tận mắt chứng kiến cảnh bọt nước từ KCN Formosa đổ ra tung trắng xóa trên cánh đồng, nhiều nơi cát vùi lấp ruộng.

Chỉ tay về phía những cánh đồng bỏ hoang, ông Hùng quan ngại, “Cánh đồng này trước kia là vùng trọng điểm trồng lúa, năng suất từ 2-3 tạ/sào, nhưng vụ Hè thu vừa qua lúa chuẩn bị trổ đòng thì đột nhiên đồng loạt trắng bông, hạt lúa lại thấy vị mặn. Ban đầu không hiểu rõ nguyên nhân vì sao sau một tuần lúa lại bị chết cháy. Dân bèn ngửi mùi nước thì thấy tanh tanh, nếm lại có vị mặn. Lúc này mới hiểu rõ, đó chính là do nước mặn thải ra từ KCN Formosa.”

Tại thôn Ðỗ Gộ, ông Lê Minh Căn cho biết, đất bị nhiễm mặn xảy ra từ vài năm nay, nhưng nó bắt đầu gây hậu quả nặng nề từ hơn 5 tháng nay. “Từ khi khu công nghiệp Formosa cho xả nước mặn vào những cánh đồng kia, bà con nơi đây đã không trồng được lúa nữa. Lúa cứ đến kỳ trổ đòng là chết trắng.”

Ông Lương Văn Ðình, chủ tịch xã Kỳ Thịnh cho biết, nguyên nhân khiến lúa bị mất trắng một phần do con đường ngăn dòng chảy thuộc dự án Fomorsa được thi công từ năm 2010 làm cho cánh đồng bị ngập úng nặng, phần khác là do nước mặn từ việc hút cát san lấp mặt bằng xả thẳng ra đồng ruộng.

“Tính đến thời điểm này Kỳ Thịnh có có tới hơn 69 hecta lúa của 784 hộ thuộc 5 thôn bị nhiễm mặn nặng từ nước thải của khu công nghiệp Fomorsa. Theo tính toán của chúng tôi, năng suất bình quân/ha bị thiệt hại trước đây là gần 44 tấn/hec ta,” ông Ðình thống kê.

Theo ông Ðình, do đời sống bị ảnh hưởng nặng nề, người dân ở các thôn đã phản đối rất mạnh, chính quyền xã cũng đã nhiều lần có văn bản phúc trình gởi lãnh đạo huyện, khu kinh tế Vũng Áng chờ biện pháp xử lý.

Tuy xác định được nguyên nhân là do nhiễm mặn từ KCN Formosa, nhưng cho đến nay giải pháp khắc phục và biện pháp hỗ trợ người dân vẫn chưa được thống nhất phương án hỗ trợ cho nhân dân. Theo nhà cầm quyền xã Kỳ Thịnh, chính việc dây dưa phương án khắc phục hỗ trợ đã khiến người dân thêm tức giận.

Khu công nghiệp Formosa nằm trong dự án khu kinh tế Vũng Áng do tư bản Ðài Loan đầu tư 100% mà thời gian qua gây xôn xao dư luận với việc được nhà cầm quyền CSVN ở Hà Tĩnh cho phép tuyển 10,000 lao động từ Trung Quốc sang làm việc trong khi hơn 160,000 cử nhân thất nghiệp. (Tr.N)

09-10-2014 1:48:50 PM
Theo Người Việt

TP. Hồ Chí Minh rộ nạn cướp ‘cắt túi đeo, rạch đùi nạn nhân’

SÀI GÒN ( NV) - Cư dân Sài Gòn đang rất lo ngại và lo sợ trước tình trạng cướp giật diễn ra liên tục trong thời gian gần đây, đặc biệt là chiêu cướp “cắt túi đeo, rạch đùi nạn nhân.”

Dư luận rất lo ngại trước các vụ cướp trên đường phố Sài Gòn như được phổ biến trên Facebook. ( Hình báo Người Lao Ðộng)

Nhiều người nghĩ đeo túi quai chéo ra đường sẽ an toàn vì bọn cướp muốn giật cũng khó khăn, Thế nhưng chúng lại có chiêu thức “giải mã” khá hiệu quả là dùng dao y tế cắt đứt quai đeo, để lại vết thương cho nạn nhân.

Mới đây, một cư dân mạng có nickname Trang Puka đăng tải thông tin trên Facebook mình bị cướp kèm theo hình ảnh chụp vết thương dài, sâu do cướp dùng dao y tế gây ra. Những thông tin này ngay lập tức lan rộng với cả ngàn lượt chia sẻ kèm nhiều bình luận bày tỏ sự phẫn nộ đối với bọn cướp manh động.

Trang Puka kể lại sự việc xảy ra lúc 16 giờ ngày 9 tháng 9, 2014. Khi cô đang đi từ hướng ngã tư Hàng Xanh về nhà, đến chân cầu Ðiện Biên Phủ thì bị kẻ cướp cao to lực lưỡng phóng nhanh đến cắt đứt dây túi đeo chéo, đạp ngã xe nhưng xe không ngã vì cô chạy chậm. Mặc dù túi dẫu đã bị cắt đứt quai, song do đông người chúng chưa kịp cướp.

Có lẽ, chưa lấy được “chiến lợi phẩm” nên hai tên cướp cầm dao mổ y tế trên tay, quay lại chỉ vào mặt nạn nhân chửi thề. Lúc đó đông người xúm quanh nên hai tên cướp bỏ chạy.

“Về đến nhà, thấy máu tùm lum mới biết đùi bị đứt một đoạn khá sâu nên đón taxi vô bệnh viện Gia Ðịnh may và chích ngừa xong về. Có đời nào đeo túi chạy xe máy đâu, hôm nay cốp xe đầy đồ, mà đi gần nhà nghĩ không sao, ai ngờ đâu...!” - Trang Puka than thở. Cô chia sẻ thông tin để mọi người cảnh giác.

Nhiều cư dân mạng bình luận dưới dòng chia sẻ: “Vết cắt thấy sâu quá. Tụi này ác thiệt”; “Dã man quá!”; “Sao Sài Gòn không lập chốt chặn như Hà Nội... Sẽ còn có bao nhiêu người chết và tàn tật vì cướp giật lộng hành nữa?”; “Ghê quá riết không ai dám ra đường”; “Từ mai đi học không mang túi xách nữa, đeo ba lô thôi”; “Hên là không bị té, sợ thật!”; “Ra đường chắc không dám đem gì, mặc đồ rách rưới”...

Trước đó, một đoạn camera quay lại cảnh tên cướp ra tay chớp nhoáng, lấy túi xách trong cốp xe đang lan truyền nhanh chóng trên trang mạng xã hội Facebook. Trên Facebook của cư dân mạng có nickname Yen Vuong cho biết cô đã cất công đến cửa hàng bánh nơi mình bị mất giỏ xách để xin xem lại camera, nhằm biết quá trình mất đồ thế nào.

Ban đầu, tiệm bánh không đồng ý cung cấp, cô bực nên đến công an phường trình báo. Sau một hồi nói qua nói lại, cuối cùng công an viên cũng xuống hiện trường và cô lấy được đoạn camera mình cần. “Khổ chủ” đã tung đoạn clip lên mạng để rút kinh nghiệm và cảnh báo mọi người thận trọng khi ra đường.

Một số cư dân mạng nhận định: “Khủng khiếp!”; “Ðúng là chuyên nghiệp và nhanh ghê!”; “Cảm ơn bạn đã bỏ ra 20 triệu mua cho mọi người bài học kinh nghiệm nha Yến.” “Thật lòng tui rất sợ! Bây giờ không biết ra đường đi đứng thế nào cho an toàn đây trời!”; “Cốp xe đóng rồi. Lúc nó chạy xe đến đầu tiên, nó lấy áo mưa che lại, dùng đoản bẻ khóa cho cốp bung ra, rồi quay xe lại cùng chiều để giật...”; “Lúc nó chạy xe lại là nó đã mở được cốp xe của tỷ rồi. Lúc tỷ sơ ý là nó lấy chạy liền. Rất là nhanh!”...

Vấn nạn cướp giật ở Việt Nam hiện đã trở thành bệnh “nan y” mà nhà cầm quyền Cộng Sản gần như bất lực. Chỉ tội cho dân lành luôn phải mang tâm trạng bất an trong cuộc sống hàng ngày của một xã hội “rối như canh hẹ” (TR.N)

Theo Người Việt

VN đòi TQ bồi thường cho ngư dân

BBC- 10:49 GMT - thứ tư, 10 tháng 9, 2014
Tàu cá QNg 96697 TS bị tịch thu cá và trang thiết bị
Hà Nội vừa lên tiếng phản đối và yêu cầu Trung Quốc bồi thường cho các vụ tấn công vào tàu cá Việt Nam gần khu vực quần đảo Hoàng Sa hồi tháng Tám.
Truyền thông trong nước cho biết Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 9/9 đã triệu đại diện từ đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để phản đối "hành vi đập phá, tịch thu trái phép tài sản và đánh đập ngư dân Việt Nam đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực quần đảo Hoàng Sa" của lực lượng chức năng Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình được dẫn lời nói hành động của phía Trung Quốc đã "xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, trái với luật pháp quốc tế ..."
"Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc điều tra và xử lý nghiêm khắc các hành vi của lực lượng chức năng Trung Quốc, đồng thời không để tái diễn những hành động trên và bồi thường cho các ngư dân Việt Nam", ông Bình nói thêm.
Hôm 16/8, ông Trần Bút, chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi xác nhận với BBC một tàu cá từ Lý Sơn của ngư dân Trần Hiền đã bị tấn công khi đang đánh bắt gần quần đảo Hoàng Sa hôm 14/8.
Ông Hiền khi đó được báo trong nước nói ngày 14/8, một tàu hải giám Trung Quốc xuất hiện khi tàu ông đang thả lưới ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Theo ông, phía Trung Quốc đã thả xuồng số hiệu 2002 cùng 12 người "dùng dùi cui, búa dồn ngư dân về phía mũi rồi đập phá cabin, thuyền thúng, cắt dây hơi".
Ngày 18/8, thuyền trưởng một tàu cá khác nói với BBC đã bị tàu Trung Quốc tấn công, đập phá và cướp tài sản.
Thuyền trưởng Lê Khởi của tàu QNg 96697 TS cho biết vụ việc xảy ra sáng hôm 15/8 tại vùng biển gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, khi tàu của ông bị tàu kiểm ngư Trung Quốc số hiệu 46101 thả hai ca-nô để tiếp cận và khống chế các ngư dân trên tàu.
Ông Khởi cho biết khi vụ này xảy ra, tàu ông có 12 thuyền viên. T̀àu đã tăng tốc chạy tránh nhưng không kịp.
"Tôi bị đánh cho tới giờ vẫn còn tức thở, có lẽ vì họ biết tôi là thuyền trưởng mà lại cho tàu vòng tránh," ông nói.
'Đồng tình với Bộ Ngoại giao'
Trả lời BBC ngày 10/9, ông Võ Văn Trác, Phó Chủ tịch thường trực Hội nghề cá Việt Nam, cho biết những vụ tấn công vào tàu cá Việt Nam của lực lượng chức năng Trung Quốc đang xảy ra "thường xuyên" hơn.
 "Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc bồi thường và "xử lý nghiêm khắc" lực lượng chức năng"

Ông cũng cho biết yêu cầu của phía Bộ Ngoại giao Việt Nam là "rất chính đáng, thực tế".
"Ngư dân Việt Nam rất đồng tình với ý kiến của Bộ Ngoại giao," ông cho biết.
Ông Trác cũng nhấn mạnh chính phủ cần bổ sung các biện pháp cần thiết bên cạnh việc hỗ trợ ngư dân đánh bắt.
"Vừa qua cũng có chính sách hỗ trợ ngư dân đánh bắt xa bờ, trong đó có việc đóng tàu sắt. Các biện pháp như vậy rất thực tế và được ngư dân hoan nghênh," ông nói.
"Tuy nhiên bên cạnh đó cũng phải có nhiều biện pháp đồng bộ khác. Còn phải tổ chức các tuyến hậu cần dịch vụ trên bờ và trên biển, phối hợp các lực lượng trên biển, giúp ngư dân trong công tác đào tạo, huấn luyện."
"Các biện pháp đó để giúp ngư dân tránh những khó khăn, rủi ro trên biển."

Các cường quốc đem chiến đấu cơ, tàu chiến dậm dọa nhau

(Baodatviet) - Máy bay quân sự Nga bám sát tàu hải quân Canada, chiến đấu cơ Trung Quốc vờn máy bay Mỹ... liên tiếp những vụ dậm dọa nhau của các cường quốc.
Ngày 7/9, một tàu hộ tống hải quân Canada đang tham gia cuộc diễn tập của NATO ở Biển Đen đã bị 3 máy bay quân sự của Nga bám sát ở ngoài khơi bờ biển phía nam Ukraine.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Rob Nicholson xác định trong số 3 chiến đấu cơ của Nga có hai chiếc Su-24 Fencer và một máy bay do thám. Ông Nicholson cho rằng gọi đây là một vụ “khiêu khích không cần thiết”. Máy bay Nga đã không gây ra mối đe dọa nào, nhưng nó có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực giữa lúc một thỏa thuận ngừng bắn mong manh đang được duy trì.
Tàu HMCS Toronto của Canada
Tàu HMCS Toronto của Canada
Trong khi đó, Mátxcơva cho biết 3 chiến đấu cơ của họ đang thực hiện “chuyến bay đã định trên vùng biển trung lập ở Biển Đen, gần biên giới Liên bang Nga”.
“Đường bay của các máy bay của Không quân Nga đã đi qua khu vực có HMCS Toronto nhưng máy bay không tiến tới tàu quân sự nước ngoài này”, thiếu tướng Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga nói.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh, các nước thành viên NATO hối hả đưa tàu chiến đến Biển Đen tham gia tập trận. Trong số tàu chiến điều động đến Biển Đen có tàu khu trục USS Ross của Hải quân Mỹ, tàu Commandant Birot của Hải quân Pháp, tàu khu trục HMCS Toronto của Hải quân Canada và tàu khu trục Almirante Juan de Borbon của Hải quân Tây Ban Nha.
Trước đó, vào ngày 19/8,  máy bay chiến đấu J-11 của Trung Quốc đã bay kèm máy bay trinh sát Mỹ một thời gian và sau đó thực hiện nhào lộn xung quanh P-8 Poseidon. Washington gọi hành động của Không quân Trung Quốc là "hung hăng" và "nguy hiểm". Bắc Kinh cho biết, động thái trên chỉ đơn thuần là một phản ứng với "các hoạt động tình báo quy mô lớn, thường xuyên và chi tiết" của máy bay Mỹ.
Trong vòng một tuần sau cuộc đụng độ đó, Đài Loan đã cử các chiến đấu cơ bám sát hai máy bay quân sự Trung Quốc được cho là đã vào không phận của mình. Các máy bay Trung Quốc khi đó đang trên đường bay tới Biển Đông.
Các cuộc đụng độ không chỉ xảy ra trên không. Hồi tháng 12/2013, một tàu tuần dương mang đầu đạn tên lửa của Mỹ từng đối đầu với tàu hải quân Trung Quốc ở Biển Đông. Trên biển Hoa Đông, cảnh tàu quân sự Trung Quốc và Nhật Bản bám sát nhau cũng thường diễn ra.
Các chuyên gia phân tích cho rằng, những động thái trên của Trung Quốc không có nghĩa là Trung Quốc muốn có đụng độ thật sự. Chỉ là Trung Quốc đang cố gắng gửi đi thông điệp bằng cách đe dọa người khác.
Tờ Asahi Shimbun của Nhật Bản khi đó cho rằng, Trung Quốc thể hiện tư thế đối đầu với Mỹ có thể là để tăng cường sĩ khí ở trong nước. Mặt khác, từ khi chính quyền của Tổng thống Obama đề xuất chiến lược xoay trục, Trung Quốc tìm mọi cách thể hiện sức chiến đấu của quân đội có thể tạo ra mối đe dọa cho Mỹ trên các phương diện như tàu ngầm, tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu tàng hình.
Mỹ-Trung cũng đã mở rộng lĩnh vực chiến tranh tình báo xoay quanh bá quyền ở Thái Bình Dương. Vì thế, cuộc đụng độ giữa máy bay hai nước không nằm ngoài mục đích trên.
An Nhiên

PICS:Triển lãm CCRĐ: Khoét thêm vết thương để bao che tội ác? - Phần I

ccrd-622.jpg
Cải cách ruộng đất 1946-1957. File photo
J.B Nguyễn Hữu Vinh
2014-09-10
Tôi sinh ra sau khi cuộc “Cải cách ruộng đất” được thực hiện xong. Khi tôi có chút hiểu biết thì những sự kiện đã xảy ra trước đó cả chục năm vẫn hàng ngày, hàng giờ được nhắc lại như một nỗi kinh hoàng. Nỗi kinh hoàng đó không phải là bom rơi, đạn lạc, người chết  hay lũ lụt... mà nó hiển hiện và tồn tại trong từng công việc, từng cách nghĩ, việc làm của người dân Việt Nam đã chịu ảnh hưởng từ “cuộc cách mạng long trời lở đất” trước đó được gọi là “Cải cách ruộng đất”.

“Long” và “lở”

Ở cuộc cách mạng đó, điều duy nhất đạt được thành công rõ nét nhất, chính là sự phá hủy nhanh chóng một nền văn hóa Việt Nam được xây dựng qua cả ngàn năm và thường xuyên được coi là nền văn hiến quý báu từ lâu đời.
Cuộc “Cải cách ruộng đất” với khẩu hiệu rất đơn giản, hiền lành "Người cày có ruộng" đã nhanh chóng đưa cả xã hội Việt Nam với con số nông dân chiếm tuyệt đối lao vào một cơn cuồng nộ cướp, phá, giết... bất chấp tất cả những nguyên tắc xã hội xưa nay là bảo vệ sự công bằng, bác ái và nhân hậu, trật tự và luân lý. Ở cuộc “Cải cách ruộng đất” đó, những giá trị tinh thần bị hủy hoại rất thành công. Những hiện tượng con đấu cha, vợ tố chồng vốn là điều tối kỵ trong truyền thống văn hóa Việt Nam từ ngàn đời không hề được dung dưỡng, này được dịp tha hồ thể hiện để "lập công".
Có thể nói, cuộc “Cải cách ruộng đất” đã thật sự làm "long" và "lở" không chỉ là trời đất, mà thực sự đã làm long, lở và sụp đổ, tan rã một hệ thống đạo đức, văn hiến tự ngàn đời. Nhà văn Dương Thu Hương có viết, đại ý rằng: Đất nước Việt Nam đã qua lịch sử cả ngàn năm, trải qua bao nhiêu chế độ. Nhưng, chưa có một chế độ nào có thể làm cho con đấu cha, vợ tố chồng, con gái, con dâu vu cáo cha đẻ, bố chồng cưỡng hiếp mình. Chỉ có chế độ Cộng sản làm được điều "vĩ đại" đó mà thôi.
Và cứ thế, xã hội đi vào cơn trầm luân của chủ nghĩa vô thần, vô luân, vô luật pháp. Kể từ đó, cái gọi là "vô sản", cái sự "nghèo" được coi là môt phẩm chất tốt đẹp nhất để tiến thân trong xã hội cộng sản. Sự phân tầng xã hội căn cứ vào mức độ "nghèo" của cá nhân đạt đến mức nào. Có thể nói rằng: Trừ giai đoạn những người Cộng sản lộ nguyên hình là các tư bản đỏ, phần trước đó, sự nghèo khó là tấm áo khoác của hầu như toàn bộ bộ máy lãnh đạo, là nấc thang, là tiêu chuẩn cho việc thăng quan, tiến chức và cầm quyền trong xã hội Việt Nam.
ccrd-1-400.jpg
Lễ khai mạc phòng "Trưng bày chuyên đề về Cải cách ruộng đất 1946-1957" tại 25 Tôn Đản, Hà Nội. Photo by J.B Nguyễn Hữu Vinh.
Câu khẩu hiệu "Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" của Trần Phú Tổng bí thư Đảng CS được dùng như một câu Kinh Thánh trong mọi hành động xã hội, đã nhanh chóng đưa Việt Nam vượt ra khỏi ranh giới xã hội loài người. Cái gọi là "thành phần" xuất hiện trong “Cải cách ruộng đất” thời đó, cho đến nay tròn 60 năm sau vẫn ám ảnh trong từng tờ hồ sơ, lý lịch của các em nhỏ đến trường, dù chúng chẳng hiểu "thành phần" nghĩa là cái gì và từ đâu ra.
Dần dần theo với thời gian, với những lo toan của cuộc sống đầy gian nan vì kinh tế, giá cả, độc hại, môi trường... người ta nguôi ngoai dần với những tội ác mà cái gọi là “Cải cách ruộng đất” đã gây ra cho dân tộc. Cả xã hội, cả đất nước gồng mình lên qua bao cuộc chiến tranh và cố quên đi những nhức nhối, lở loét, hận thù âm ỉ trong lòng người nông dân xuất phát từ cuộc “Cải cách ruộng đất” đã qua.
Bỗng nhiên, hôm nay nhà nước mở "Triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Hà Nội".
Ngay từ khi nghe tin có cuộc triển lãm về Cải cách ruộng đất tại Hà Nội, nhiều người đã tỏ ý nghi ngờ về mục đích và nội dung của nó. Nhiều câu hỏi được đặt ra: Tại sao sau 60 năm, giờ nhà nước Cộng sản mới nói đến CCRĐ? Phải chăng, họ muốn thật sự nhìn nhận lại những sai lầm, những hậu quả để rút kinh nghiệm? Phải chăng, đã đến lúc nhà cầm quyền CSVN hiểu rằng không thể có điều gì giấu kín mãi được. Khi mà sự bưng bít đang được thực hiện, thì những tác phẩm như Ba người khác của Tô Hoài, Đêm giữa ban ngày của Vũ Thư Hiên và mới đây là Đèn Cù của Trần Đĩnh sẽ còn hấp dẫn bạn đọc trong và ngoài nước.
Và để hóa giải những điều đó, đảng đã dám "nhìn thẳng vào sự thật" như lời đảng tuyên bố cách đây... 30 năm?
Những câu hỏi đó, thôi thúc chúng tôi đến khai mạc "Trưng bày chuyên đề về Cải cách ruộng đất 1946-1957" tại 25 Tôn Đản, Hà Nội.

Triển lãm hay cuộc đấu tố mới?

ccrd-5-400.jpg
Mô hình, hiện vật trưng bày bên trong phòng "Trưng bày chuyên đề về Cải cách ruộng đất 1946-1957" tại 25 Tôn Đản, Hà Nội. Photo by J.B Nguyễn Hữu Vinh.
Khi chúng tôi đến, thủ tục khai trương Triển lãm đã bắt đầu. Theo như Ban tổ chức, thì việc triển lãm là nhằm để "cho thế hệ sau hiểu hơn về “Cải cách ruộng đất”". Thế nhưng, nhìn vào đám người tập trung khoảng vài ba chục ở buổi khai trương, người ta mới cảm nhận được rằng: Sau mấy chục năm dưới sự lãnh đạo của đảng, thế hệ trẻ ngày nay cho rằng sự quan tâm đến những vấn đề ngoài bản thân mình là điều xa xỉ. Tập trung xem triển lãm, chủ yếu là mấy ông già hoặc công an, cán bộ, một số các cháu gái phục vụ với áo dài đỏ lăng xăng đi lại cầm băng đỏ và kéo. hàng loạt các phóng viên truyền hình, quay phim tua tủa. Chỉ có vậy.
Ông Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quốc gia lên phát biểu: “Cải cách ruộng đất là một cuộc cách mạng dân chủ ‘long trời lở đất’, mang lại những giá trị to lớn của một xã hội mới, một chế độ mới, một cuộc sống mới cho người dân Việt Nam”.
Chưa rõ cái "dân chủ" cái "giá trị to lớn" của “Cải cách ruộng đất” ở đâu, người ta chỉ biết rằng đó là một cuộc cướp bóc trắng trợn và được cả xã hội tiến hành dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Hậu quả của nó là hàng trăm ngàn con người bị cướp bóc, ảnh hưởng, hàng loạt người bị giết chết bằng nhiều cách. Thậm chí là ngay cả những người là ân nhân của Đảng cũng không thoát bày tay của đảng đưa sang thế giới bên kia mà miệng vẫn hô vang "bác" và đảng muôn năm(!).
ccrd-6-400.jpg
Mô hình, hiện vật trưng bày bên trong phòng "Trưng bày chuyên đề về Cải cách ruộng đất 1946-1957" tại 25 Tôn Đản, Hà Nội. Photo by J.B Nguyễn Hữu Vinh.
Thế rồi, tất cả vào khu gian trưng bày hiện vật triển lãm. Không gian của Triển lãm trong một căn phòng khá rộng, hơn 200 mét vuông.
Cũng không có gì lạ khi nhìn hình thức bài trí của Triển lãm này. Nếu như, người ta kinh hoàng đến tận ngày nay các buổi đấu tố địa chủ khi xưa, thì bây giờ vào xem lại Triển lãm này, người ta sẽ thấy rõ tư duy đấu tố đang được lặp lại dưới hình thức "Trưng bày hiện vật".
Đó là khu vực tố cáo đời sống "sung sướng, giàu có bọn địa chủ", nào là cái điếu hút thuốc, đôi giày thêu, chiếc ấm đồng, cái sập gụ... tất cả đều được đưa ra ghép vào tội ác của bọn địa chủ, phong kiến.
Một vị nhìn phương phi, mặc chiếc áo xám có hình cờ Việt Nam như các đại biểu Quốc hội vẫn đeo đi cùng với vài quan chức của nhà bảo tàng. đám báo chí chĩa máy quay, máy ảnh vào đó đi từng bước. Tôi đi bên cạnh một vòng theo chiều kim đồng hồ bám dọc tường. Lời cô thuyết minh viên leo lẻo: "Nhữn hiện vật này chứng minh rằng bọn địa chủ bóc lột nhân dân ta thậm tệ". Thế nhưng, có lẽ chính cô ta không hiểu từ "bóc lột" nó có nghĩa như thế nào và trong những thứ được trưng bày ở đây, thứ nào là bóc, thứ nào được lột và từ đâu.
Đi bên cạnh, cô thuyết minh viên áo đỏ liên tục: "Cải cách ruộng đất xóa bỏ chế độ người bóc lột người, là cách mạng về quan hệ sản xuất và nông dân đổi đời..." và rất nhiều ngôn từ như xưa nay đảng vẫn nói.
Tôi quay lại nói với vị này: "Quan chức Cộng sản ngày nay thì đất đai, nhà cửa, ăn chơi còn gấp trăm lần địa chủ phong kiến trước đây. Mà tất cả là từ tiền tham nhũng của dân, còn địa chủ phong kiến ngày xưa có ăn chơi cũng là tiền của họ. Bây giờ có ông quan hàng trăm ha đất như Chủ tịch Bình Dương thì bọn địa chủ sao so được anh nhỉ?"
Qua chỗ hai người kéo cày, tôi bảo: "Bây giờ khác xưa rồi, bây giờ có tận bốn đứa học sinh kéo bừa cơ". Mọi người cười ồ, ông quan này cũng gật đầu đồng tình làm mình thấy lạ là một ông quan có thái độ vui thế. Đi một đoạn, ông hỏi: Ở huyện nào đấy? Không hiểu ông định hỏi quê quán hay nơi ở nhưng không tiện hỏi lại, nên tôi trả lời: Tôi ở ngay HN đây thôi. Và cứ thắc mắc không biết ông này là ai.
ccrd-4-400.jpg
Ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội tại Lễ khai mạc phòng "Trưng bày chuyên đề về Cải cách ruộng đất 1946-1957". Photo by J.B Nguyễn Hữu Vinh.
Cho đến khi về nhà mới biết đó là ông Lê Như Tiến - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội. Chính ông này đòi phải ra nghị quyết về Biển Đông hôm trước.
Có thể nói, những hiện vật trưng bày trong cái gọi là Triển lãm này là một mô hình đấu tố mới, nhằm lấp liếm, bào chữa cho những tội ác đối với ngay cả những đồng bào của mình, đối với những người có đầu óc và tri thức làm giàu cho quê hương đất nước. Bỗng dưng một ngày đẹp trời họ được hưởng nhờ thành quả Mác - Lenin xếp họ vào "giai cấp bóc lột". Và họ bị cướp đoạt, bị tra tấn, bị bắn, bị giết và "Cải cách ruộng đất hoàn thành thắng lợi".
Cố thuyết minh viên chỉ vào hai chiếc áo rách mà rằng: "Đây là hai chiếc áo của nông dân, bị bọn địa chủ bóc lột thậm tệ. Nhưng không phải tất cả các địa chủ đều xấu, mà vẫn có những địa chủ tốt". Khi hết buổi thuyết minh, tôi nói với cô ta: "Cô thuộc bài, nhưng nói có những địa chủ tốt là sai". Cô ta hỏi lại: "Sai chỗ nào ạ". Tôi đáp: "Cô có hiểu Trần Phú đã viết Trí, Phú, Địa, Hào đào tận gốc, trốc tận rễ" hay không mà bảo có địa chủ tốt? Tốt sao phải đào?". Cô ta ấp úng: "Nhưng mà những điều đó đã qua hơn 50 năm rồi ạ". Tôi hỏi lại: "Vậy sao chiếc áo rách này hơn 50 năm vẫn còn giữ?". Cả phòng triễn lãm cười vang.
Thật ra, tranh luận với cô ta thì chẳng có mấy tác dụng. Nhưng điều thú vị, là chính những người tham gia vào xem triển lãm lại là những người luôn có những cái thở dài và lắc đầu ngán ngẩm mà không dám phản ứng khi bên cạnh, bên ngoài là hàng loạt công an. Một người chụp ảnh liên tục các hiện vật lầm bầm trong miệng: "Đ.M, cứ tưởng là chúng nó phục thiện, biết nhận lỗi, ai ngờ lại bày trò lưu manh này ra".
Và khi chụp hình xong, anh ta kết luận: "Thôi, cái hay hôm nay, là chúng nó đưa ra để dân biết rằng cái giai cấp địa chủ, phong kiến ngày xưa chẳng là cái đ. gì so với bọn quan cộng sản tham nhũng hôm nay".
(Còn tiếp)
Hà Nội, Ngày 9/9/2014
J.B Nguyễn Hữu Vinh
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
iBook Cải Cách Ruộng Đất:
Chuyên đề Cải Cách Ruộng Đất: