Thursday, August 21, 2014

Việt Nam mua thủy phi cơ của Mỹ chở du khách ‘ngoại’

VIỆT NAM (NV) - Hai chiếc thủy phi cơ đầu tiên được hãng hàng không tư nhân Hải Âu nhập cảng, đã về đến phi trường Nội Bài chiều ngày 21 tháng 8, 2014.

Ðây là hai chiếc thủy phi cơ Cessna Grand Caravan EX thuộc thế hệ mới nhất của Hoa Kỳ, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam.


Hai chiếc thủy phi cơ đầu tiên về đến Việt Nam. (Hình: báo Tiền Phong)

Báo Tiền Phong dẫn lời ông Lương Hoài Nam, giám đốc điều hành hãng hàng không Hải Âu cho biết, giá mua một loạt 3 chiếc thủy phi cơ này là 10 triệu Mỹ kim dùng vào việc đưa đón du khách.

Chiếc Thứ Ba sẽ về đến Việt Nam vào cuối năm nay.

Ông Lương Hoài Nam cũng cho biết, hai chiếc thủy phi cơ đầu tiên của Việt Nam sẽ bay chuyến đầu tiên vào ngày 9 tháng 9 tới để phục vụ du khách đi từ Hà Nội đến Hạ Long, và bay một vòng ngắm cảnh vịnh Hạ Long.

Giá vé của chuyến đi này khoảng 5 triệu đồng, tương đương 250 đô la mỗi người khách trong vòng 25 phút. Ðây là chi phí không rẻ, cho nên người ta tin rằng chỉ có du khách ngoại quốc và người Việt Nam thuộc tầng lớp giàu, mới có thể mua nổi vé du lịch bằng thủy phi cơ.


Ðại diện công ty hàng không Hải Âu nhận chìa khóa “trao tay” của chiếc thủy phi cơ triệu đô. (Hình: báo Tiền Phong)

Báo Tiền Phong dẫn lời đại diện công ty Hải Âu cho biết, thủy phi cơ sẽ đưa đón du khách đi lại tuyến Hà Nội-Hạ Long, sau đó đến các tuyến: Sài Gòn-Phan Thiết; Phan Thiết-Nha Trang; và Sài Gòn-Nha Trang.

Báo Tiền Phong cũng dẫn lời cán bộ phụ trách ngành du lịch Việt Nam cho rằng, các tour du lịch bằng thủy phi cơ sẽ giúp khai thác tối đa thế mạnh của ngành du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Mỗi chiếc thủy phi cơ có thể chở tối đa 12 hành khách, bay với tốc độ 300 km/giờ, ở độ cao từ 150m đến 3,000m. Ðại diện công ty Hải Âu cũng cho biết, chi phí một giờ bay của chiếc thủy phi cơ là 4,000 Mỹ kim, chia đều cho số hành khách hiện diện trong chuyến bay. (PL)

08-21-2014 5:27:49 PM
Theo Người Việt

Hải Quân Mỹ giải cứu con tin, một công tác khó khăn phức tạp

Hành quân bí mật là sứ mạng mà các đơn vị lực lượng đặc biệt quân đội Hoa Kỳ hay những toán đặc nhiệm CIA đã từng thực hiện rất nhiều trong quá khứ với thành công cũng như thất bại.


Trại tù binh Sơn Tây nhìn giống như những căn nhà bình thường. Cuộc hành quân giải cứu năm 1970 tại đây không thành công vì tù binh đã được chuyển đi nơi khác.(Hình: US Air Force)

Không kể cuộc hành quân biệt kích nổi tiếng đạt được mục đích tiêu diệt Osama bin Laden ở Pakistan Tháng Năm, 2011, hầu hết những chiến dịch đặc biệt có sứ mạng giải cứu tù binh hay tù nhân bị bắt giữ làm con tin trên đất địch thường không đạt kết quả mong muốn.

Gần đây nhất, đầu mùa hè năm nay, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã cho thực hiện một cuộc hành quân bí mật với sứ mạng giải cứu một số con tin bị bắt giữ trong cuộc nội chiến ở Syria nhưng không thành công vì không tìm thấy các đối tượng đó tại địa điểm được tình báo xác nhận.

Hôm Thứ Tư, 20 Tháng Tám, Phó Đề Đốc John Kirby, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng, và bà Lisa Monaco, cố vấn tình báo cao cấp của Tổng Thống Barack Obama, loan báo sự việc này. Nữ phát ngôn viên Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Tòa Bạch Ốc Caitlin Hayden sau đó gải thích thêm: “Chúng tôi không bao giờ có ý định loan báo cuộc hành quân bí mật ấy. Quan tâm về sự an toàn của các con tin và tính cách bí mật của hành động buộc chúng tôi phải giữ càng kín càng tốt. Chúng tôi chỉ công bố hôm nay khi rõ ràng một số các cơ quan truyền thông đang chuẩn bị tường trình về chiến dịch ấy và thấy không thể có lựa chọn nào khác hơn là nói rõ chuyện ấy”.

Trước đó một hôm, ISIL hay ISIS, tổ chức phiến quân Hồi Giáo ở Iraq và Syria, còn có tên tự xưng là Islamic State (Nhà Nước Hồi Giáo), đã hành quyết một trong những con tin – phóng viên James Foley, bị bắt giữ từ Tháng Mười Một, 2012, bằng một hình thức rất man rợ là cắt cổ, và phổ biến bằng video hình ảnh việc ấy.

Tuy công bố việc đã có cuộc hành quân giải cứu, Bộ Quốc Phòng cũng như Tòa Bạch Ốc không tiết lộ rõ thời gian và địa điểm, chỉ cho biết là vào khoảng đầu mùa hè, nhưng không phải trong mấy tuần lễ mới đây. Các hãng truyền thông cũng dò hỏi và cho biết thêm một số chi tiết khác, theo đó số biệt kích tham gia chiến dịch cỡ trung đội, thuộc đủ mọi thành phần binh chủng và sử dụng trực thăng cũng như máy bay cánh thẳng, được các chiến đấu cơ phản lực và máy bay quan sát không người lái yểm trợ.

Có tin nói các biệt kích nhảy xuống đất bằng dù, có thể đây là cách để làm cho phiến quân ISIL bất ngờ vì nếu đáp xuống bằng trực thăng sẽ bị phát hiện ngay trước ít phút. Theo Bộ Quốc Phòng, sau đó các biệt kích không tìm thầy tù nhân con tin nhưng có chạm súng hạ sát một số phiến quân và bên phía biệt kích không có tổn thất nhân mạng nào.

Thành công của một chiến dịch giải cứu trước hết phụ thuộc vào sự chính xác của tin tình báo, sau đó là kế hoạch hành động thích ứng và cuối cùng là khả năng nhân sự thi hành công tác. Người ta không có gì nghi ngờ về điều sau này vì phụ trách thực hiện sứ mạng đều là những quân nhân đã được huấn luyện rất thuần thục, có đầy đủ kinh nghiệm và chiến đấu dũng cảm.

Nhưng khi tập hợp đầy đủ cả ba yếu tố vừa kể, vẫn có thể có rất nhiều ẩn số và tình huống bất ngờ khác, và do đó còn phải có may mắn mới thành công được.

Vụ giải cứu ở Syria tương tự như vụ giải cứu con tin ở trại tù binh Sơn Tây trong chiến tranh Việt Nam. Đêm 21 Tháng Mười Một, 1970, 56 biệt kích Mỹ đổ bộ xuống trại bằng trực thăng đã không tìm thấy 55 tù binh tại đây như tin tình báo cho biết, vì tất cả đã bị di chuyển đi nơi khác. Điều này có thể vì kế hoạch hành quân bị lộ nhưng cũng có thể chỉ do sự tình cờ, vì Bắc Việt thường di chuyển không giữ tù binh lâu dài tại một nơi nhất định.

Trong khi đó, việc chuẩn bị chiến dịch đòi hỏi thời gian lâu dài nghiên cứu phương cách hành động, huấn luyện biệt kích. Các biệt kích đã tập dượt hàng tháng ở một khu giống hệt như trại tù Sơn Tây được dựng lên trong căn cứ quân sự tại Florida. Họ thành thuộc đến mức một biệt kích sau này thuật lại là hoàn toàn bị lạc hướng, vì khi từ trực thăng nhảy xuống chạy tới vị trí chỉ định là một gốc cây,  nhưng trong đêm tối không tìm thấy cái cây đã bị chặt đi trước đó.

Một trường hợp thất bại nặng nề nhất trong việc giải cứu con tin là chiến dịch Eagle Claw ở Iran năm 1980 dự định cứu 52 con tin nhân viên Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ bị cách mạng Hồi Giáo Iran bắt giữ. Do nhiều tính toán sai lầm về kế hoạch hành động, khó khăn của lộ trình và những trục trặc kỹ thuật khác, cuộc hành quân giải cứu này phải hủy bỏ nửa chừng với tổn thất cho các biệt kích tám chết, bốn bị thương, một trực thăng và một máy bay vận tải C-130 bị phá hủy và năm trực thăng khác phải bỏ lại.

Như vậy giải cứu một nhóm tù binh hay con tin là một sứ mạng rất phức tạp và triển vọng thành công không nhiều, chưa kể tới tổn thất về cả hai phía người được cứu và người đi cứu. Tuy nhiên, chính sách của Hoa Kỳ là không thương lượng trả tiền chuộc với khủng bố bắt giữ con tin, cho nên những chiến dịch giải cứu sẽ còn tiếp tục là cần thiết phải thực hiện nhiều lần trong tương lai.  (HC)
08-21- 2014 2:08:22 PM
Hà Tường Cát/Người Việt (tổng hợp)

Người Hồi Giáo ở Anh kêu gọi cộng tác tìm thủ phạm giết Foley

LONDON, Anh (NV) - Các lãnh đạo Hồi Giáo ở Anh kêu gọi mọi người hãy liên lạc với cảnh sát nếu biết danh tính người đàn ông nói giọng Anh, xuất hiện trong đoạn video quay cảnh người phóng viên Mỹ bị cắt đầu.

Nhà báo James Foley, người vừa bị nhóm phiến quân Hồi Giáo cắt đầu. (Hình: AP Photo/freejamesfoley.org, Nicole Tung, File)

Hội Ðồng Hồi Giáo Anh, tổ chức đạo Hồi lớn nhất tại đây, lên án hành động “sát nhân ghê tởm” đối với nhà báo James Foley, đồng thời kêu gọi người dân Hồi Giáo phải có hành động đoàn kết nhằm chận đứng sự “đầu độc của chủ nghĩa cực đoan” đang xâm nhập vào các cộng đồng.

Trong lời kêu gọi của hội đồng, có đoạn nói: “Chúng tôi kinh hãi đối với hành động 'sát nhân ghê tởm' nhà báo Foley, một phóng viên, người đi qua bên vùng đó để phơi bày những sự vi phạm nhân quyền của chế độ Syria.”

Ông Iqbal Sacranie, một cố vấn của hội đồng nói với báo Evening Standard phát hành ở London rằng bất kỳ ai nhận diện được người đàn ông đó thì có nhiệm vụ phải báo cáo với cảnh sát ngay.

Thủ Tướng David Cameron hôm Thứ Tư nói, người đàn ông xuất hiện trong cuốn video của Nhà Nước Hồi Giáo có vẻ rất giống người Anh, một trong hàng trăm công dân Anh đã từng du hành sang Syria để chiến đấu.

Một giới chức an ninh Âu Châu nói, xét theo giọng phát âm, thì nghe giống như thuộc vùng London hoặc ở gần London. Người này rõ ràng đã từng sống ở Anh rất lâu.

Cảnh sát đang so sánh giọng nói của người đàn ông với các băng thu âm họ có để tìm cách nhận diện.

Theo báo Guardian, một người từng là con tin nhận ra người đàn ông trong video là trưởng toán của ba tay thánh chiến người Anh, có nhiệm vụ canh gác những người ngoại quốc ở thành phố Raqqa, một cứ điểm thuộc miền Ðông Syria.

Ðài BBC cũng báo cáo về sự hiện diện của ba tay thánh chiến người Anh, được Nhà Nước Hồi Giáo giao cho nhiệm vụ canh chừng các tù binh ngoại quốc.

BBC thêm rằng “họ lấy biệt danh theo tên các ca sĩ trong The Beatles, và nghe đâu họ rất tàn bạo đối với các con tin.” (TP)
08-21-2014 4:32:17 PM
Theo Người Việt

Tổng thống Obama thề sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lại phiến quân IS

VOV.VN -Đây là tín hiệu cho thấy Mỹ sẽ không dừng lại chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu quân sự của phiến quân IS tại Iraq.
Reuters ngày 21/8 đưa tin, Tổng thống Barack Obama tuyên bố rằng, chiến dịch không kích nhằm vào phiến quân thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) sẽ không dừng lại sau khi nhóm này hành quyết một nhà báo Mỹ. Ông Obama cũng cho rằng, hành động này của phiến quân là bằng chứng cho thấy chúng đứng trên mọi tôn giáo.
Tổng thống Mỹ Obama (Ảnh: Reuters)
Phản ứng của Tổng thống Obama được đưa ra sau khi phiến quân IS ngày 19/8 đã đăng tải trên mạng đoạn video clip ghi lại cảnh hành quyết nhà báo James Foley. Phản ứng này của ông Obama là tín hiệu cho thấy Mỹ sẽ không dừng lại chiến dịch không kích nhằm vào các mục tiêu quân sự của phiến quân IS tại Iraq.
"Mỹ sẽ tiếp tục làm những gì cần thiết để bảo vệ người dân của mình. Chúng tôi sẽ thận trọng nhưng chúng tôi sẽ không ngừng lại. Khi người ta làm hại người Mỹ ở bất cứ nơi nào, chúng tôi sẽ làm những gì cần thiết để công lý được thực hiện", ông Obama nói.
Phát biểu tại buổi họp báo từ bang Massachusetts, Tổng thống Obama cực lực lên án vụ giết hại nhà báo James Foley. Ông Obama mô tả IS như một khối u đang đe dọa toàn bộ khu vực và nhấn mạnh: “Toàn thế giới kinh hoàng trước vụ giết hại tàn bạo nhà báo James Foley của nhóm khủng bố IS. Vụ giết hại nhà báo là một hành động động bạo lực gây sốc đối với những người có lương tâm trên toàn thế giới”.
Việc hành quyết nhà báo Foley có thể là bước ngoặt trong việc Mỹ sẽ coi tổ chức Nhà nước Hồi giáo như là một mối đe dọa tiềm năng đối với các lợi ích của Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, sự kiện này có dẫn đến việc Mỹ sẽ tăng cường chiến dịch ném bom nhằm vào phiến quân IS hay không vẫn chưa rõ ràng.
Tính từ thời điểm video về việc hành quyết nhà báo Foley được công bố, Mỹ đã tiến hành hàng chục cuộc không kích vào các mục tiêu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo nhằm bảo vệ cộng đồng tôn giáo thiểu số Yazidis ở Iraq, cũng như ngăn chặn phiến quân tiếp cận đập nước lớn ở Mosul và phá hoại con đập này - hành động có thể gây ra lũ lụt tràn ngập thủ đô Baghdad, nơi đặt trụ sở Đại sứ quán Mỹ.
Phát biểu của ông Obama cũng mang một thông điệp cứng rắn trước những hình phạt khắc nghiệt mà tổ chức Nhà nước Hồi giáo đưa ra chống lại bất cứ ai không đồng ý chấp nhận luật lệ Hồi giáo./.
Nguyễn Hùng/VOV.VN

Công an Trung Quốc nã súng vào người Tây Tạng, 5 chết

BẮC KINH, Trung Quốc (AFP) - Có năm người Tây Tạng thiệt mạng sau khi công an Trung Quốc nổ súng bắn vào một nhóm người biểu tình ôn hòa, theo một tổ chức tranh đấu nhân quyền hôm Thứ Tư.

Ðây là vụ mới nhất trong hàng loạt các vụ đàn áp nhân quyền liên hệ đến người thiểu số Tây Tạng thời gian gần đây.


Một nhóm người Tây Tạng lưu vong ở Ấn Ðộ biểu tình ở thành phố New Delhi phản đối Bắc Kinh đàn áp người Tây Tạng. (Hình: AP/Photo)

Công an Trung Quốc tuần qua nổ súng bắn vào dân chúng tại Kardze, một vùng có đông người Tây Tạng sinh sống, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm về phía Tây Nam Trung Quốc, theo các nhóm tranh đấu nhân quyền và đài phát thanh Á Châu Tự Do (RFA), dựa theo các nguồn tin địa phương.

Có ba người, tuổi từ 18 đến 60, nay được xác nhận là đã thiệt mạng vì các vết thương do cuộc nổ súng, theo nhóm mang tên “Free Tibet” tại Anh, nhưng không cho biết nguyên nhân của hai cái chết còn lại.

Tổ chức “International Campaign for Tibet” có trụ sở đặt tại Mỹ, nói rằng một người biểu tình đã tự tử khi bị công an giam cầm.

Khu vực Tây Tạng Tân Cương, nơi sinh sống của người Hồi Giáo Uighur, đã liên tục trong tình trạng bất ổn mấy năm gần đây.

Các nhóm tranh đấu nhân quyền quốc tế nói rằng đây là kết quả của chính sách cai trị hà khắc, gồm cả việc đàn áp tôn giáo và văn hóa, một điều chính quyền Bắc Kinh phủ nhận.

Cuộc biểu tình ở Kardze xảy ra sau khi một nhân vật lãnh đạo cộng đồng địa phương bị bắt, theo nguồn tin thông thạo.

Tổ chức “Internation Campaign for Tibet” nói rằng công an bắn “đạn chống biểu tình”, trong khi đó tổ chức “Free Tibet” cho hay một số người bị thương đã không được đưa đi điều trị.

Chính quyền Trung Quốc kiểm soát gắt gao hoạt động của giới truyền thông, cả nội địa lẫn ngoại quốc, ở khu vực này khiến rất khó kiểm chứng về tình trạng bất ổn tại đây.

Trong những năm gần đây người Tây Tạng thường tự thiêu để bày tỏ sự phản đối chính sách cai trị của Bắc Kinh.

Có ít nhất 120 người Tây Tạng đã tự thiêu kể từ năm 2009 dến nay, theo các dữ kiện do “Free Tibet” và đài RFA ghi nhận.

Kardze, nơi Trung Quốc gọi là Ganzi, từ lâu nay vẫn là nơi xảy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối. Hồi Tháng Ba vừa qua, một nhà sư nữ đã tự thiêu tại nơi này, theo “Free Tibet” và RFA. (V.Giang)
08-21-2014 3:41:43 PM
Theo Người Việt

Bệnh viện ở Việt Nam: Ði vệ sinh cũng phải trả tiền!

VIỆT NAM (NV) - Cái tên “nhà thương thí” biến mất, các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay còn tận thu tiền của bệnh nhân và người nhà của họ, khi cần sử dụng một dịch vụ công ích.

Báo mạng VietNamNet cho biết, đã nhận được nhiều lời than thở của người dân ra vào các bệnh viện: Bãi Cháy, Quảng Ninh, Thụy Ðiển-Uông Bí, Bình Thuận, Phú Yên, Huế, 115 ở Sài Gòn, Phạm Ngọc Thạch, Mắt, Nhân Dân Gia Ðịnh, quận 6, Long An,... có cùng tiêu đề nói về nạn tận thu.


Phải đóng tiền mới được vào nhà vệ sinh của bệnh viện. (Hình: VietNamNet)

Thư của nhiều người nói rằng, nạn thu phí lên xuống thang máy ở các bệnh viện đã được áp dụng từ hàng chục năm nay, chứ không phải mới đây.

Trong vài năm trở lại đây, các bệnh viện bắt đầu thu tiền... đi tiểu tiện của bệnh nhân và người nhà của họ, chứ không chỉ có việc lên-xuống thang máy.

VietNamNet dẫn lời bà Ðỗ Thị Hiền, cư dân tỉnh Nam Ðịnh cho biết, mỗi lần vào phòng vệ sinh ở bệnh viện Phụ Sản Trung Ương Hà Nội, bà phải trả từ 1,000 đến 2,000 đồng, tương đương 5 cent và 10 cent, tùy theo “tiểu” hay “đại tiện.”

Bà Hiền nói: “Phòng vệ sinh của bệnh viện chật chội, bẩn thỉu, lại nồng nặc mùi khai, nhưng phải đi tiểu tiện mới siêu âm được, nên tôi bị buộc phải bước chân vào.” Cũng theo bà thì khoản thu phí này là hết sức phi lý. Nhưng không biết kêu vào đâu được, nên mọi người đành cắn răng chấp nhận.

Tại bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương ở Hà Nội cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ở sát phòng vệ sinh, người ta cắt cử một nhân viên gác ngay cửa để thu tiền của bất kỳ ai muốn vào trong. Giá tiền ở đây từ 2,000 đến 3,000 đồng, tương đương 10 cent và 15 cent mỗi lượt.

Trong khi đó, tại một bệnh viện khác ở Hà Nội, các bệnh nhân khám bệnh trong phòng có máy lạnh được yêu cầu phải nộp thêm 30,000 đồng, tương đương 1.5 đô la trong vòng 5 phút đồng hồ. Trong trường hợp “được” nằm trên giường để bác sĩ hỏi han, khám bệnh, bệnh nhân sẽ được tính thêm một khoản nữa là 120,000 đồng, tương đương 6 đô la.

Dư luận cho rằng, hầu hết các bệnh viện “móc túi” người giàu đã đành, nay quay sang “tận thu” của cả những người dân nghèo ở Việt Nam bất đắc dĩ mới đến khám bệnh. (PL)
08-21-2014 5:25:14 PM
Theo Người Việt

Cầu mới khánh thành hơn 2 tháng đã sập

ĐIỆN BIÊN (NV) .- Chiếc cầu treo giúp người dân khỏi phải chui túi nylon qua suối chỉ khánh thành được hơn 2 tháng đã sập. Dân địa phương lại phải dựa vào các phương tiện tạm bợ.



Cầu treo qua suối Sam Lang sập chỉ hơn 2 tháng đưa vào sử dụng (Hình: VNExpress)

Theo tin VNExpress, chiếc cầu treo bắc qua suối Nậm Pồ, khu vực bản  Sam Lang, xã Nà Hỳ huyện Nầm Pồ tỉnh Điện Biên, đã sập xuống nước vào buổi tối ngày 22/7/2014 vừa qua, nay mới thấy có tin.

Đây là chiếc cầu dài 100 m, rộng 1.5 m, tải trọng 30 tấn với tổng mức đầu tư 3.5 tỷ đồng (khoảng gần 175,000 USD) được quảng cáo là “áp dụng công nghệ chịu lực hiện đại” được khánh thành ngày 5/5/2014 với tiền đầu tư xây dựng góp từ nhiều nguồn khác nhau.

Cầu đã được gấp rút thực hiện hai tháng sau khi báo chí đưa ra tin tức và hình ảnh từ cô giáo đến học trò chui vào túi ny lông rồi thuê người khỏe mạnh biết bơi kéo qua dòng suối. Bản Sam Lang cách thành phố Điện Biên 180 km đường rừng núi, có 100 hộ dân. Địa phương này bị chia cách bởi nhiều con suối, trong đó có suối Nậm Pồ rộng 80 m. Vào mùa lũ nước chảy xiết, thuyền, đò không thể hoạt động.

Chiếu cầu treo nói trên, khi khánh thành, đã được mô tả kỹ thuật là “áp dụng công nghệ mới như kết cấu thép chịu được mô-men xoắn, không rung lắc; hệ mặt cầu tạo ra những gân tăng cứng chịu được tải trọng lớn...”


Hình ảnh học sinh chui túi nilon vượt suối khi chưa có cầu treo Sam Lang. (Hình: VTC)

Từ áp lực của dư luận sau tai nạn sập cầu treo Chu Va ở huyện Tam Đường tỉnh Lai Châu làm 8 người chết và 38 người bị thương, Bộ Giao thông Vận tải CSVN đã giao cho Sở Giao thông Điện Biên “khẩn trương” xây cầu treo ở đây. Tuy nhiên, tiền vốn xây dựng không phải do bộ này bỏ ra.

Ông Nguyễn Hồng Trường, thứ trưởng GTVT được thuật lời trên báo điện tử VTC hôm Thứ Năm 21/8/2014 là “việc khảo sát, thiết kế và thi công cầu treo Sam Lang là đúng quy trình và đảm bảo các yếu tố kỹ thuật”.

Ông còn cho hay cầu treo đã được xây dựng “cao hơn mức lũ lịch sử cũ 2 mét” nên không ngờ cơn lũ hậu quả của trận bão số 2 giữa Tháng Bảy lại còn “cao hơn lũ lịch sử 5 mét” nên đã kéo phăng cây cầu, làm cư dân địa phương mất phương tiện qua lại. Trên phần bình luận của độc giả gửi tới báo VNExpress, có rất nhiều người đả kích từ thiết kế đến phẩm chất của cây cầu.

Theo VTC cầu treo Nậm Pồ được bộ GTVT chỉ thị gấp rút sửa chữa “phù hợp với mức lũ lịch sử mới” và “hoàn thành trước tháng 9 để “đảm bảo giao thông đi lại cho người dân”.


Cầu sập, người dân phải đi lại bằng bè tre. (Hình: VNExpress)

Trong khi chờ đợi sửa cầu treo, người dân địa phương qua suối trên những bè tre ở khu vực suối Páo với giá 10,000 đồng/người/lượt, còn người có xe máy thì 20,000 đồng/người/lượt'.

Trên cả nước, nhất là khu vực miền cao nguyên, đồi núi, còn hàng trăm cây cầu treo chờ sập nhưng không có tiền sửa chữa hay làm mới. Người ta chỉ biết có chuyện như vậy sau khi cây cầu treo Chu Va ở tỉnh Lai Châu sập làm vừa chết vừa bị thương gần 50 chục người.

Khi cầu Chu Va sập, một số cuộc điều tra đã dẫn tới việc bắt giữ 6 người gồm cả phó ban quản lý dự án cầu này. Dù là trưởng ban quản lý dự án nhưng lại là con rể của ông Lò Văn Giàng, bí thư tỉnh ủy Lai Châu, nên ông này được ưu ái bỏ ra ngoài.

Nhà cầm quyền CSVN vội vã mở cuộc điều tra sập cầu Chu Va chỉ vì tiền xây dựng cầu treo này và hàng chục cây cầu treo khác là tiền viện trợ lấy từ Qũy Danida (Quỹ Hợp tác phát triển của Bộ Ngoại giao Đan Mạch). (TN)

08-21- 2014 2:52:20 PM
Theo Người Việt

Nữ giám đốc bị tố hành hung nhân viên

Ngày 21-8, chị Phạm Thị Phiếm (SN 1990, ngụ xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) đã có đơn gửi cơ quan chức năng phản ánh việc bị bà Nguyễn Ngọc Ánh, Giám đốc Công ty TNHH Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản Quốc Ái (xã Hồ Thị Kỷ, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau), hành hung, giam lỏng trong công ty vì nghi gian lận một rổ tôm.

Chị Phiếm cho biết đã làm nhân viên thống kê của Công ty Quốc Ái hơn 3 năm nhưng không có hợp đồng lao động. Nhiệm vụ của chị Phiếm là ghi số liệu cân tôm nguyên liệu đầu vào từ các đại lý.

Chiều 16-8, trong quá trình cân, do sơ suất, chị Phiếm ghi 23 rổ (mỗi rổ khoảng 8 kg) thay vì 22 rổ. Phát hiện sự việc qua camera, bà Ánh yêu cầu chị Phiếm lên phòng làm việc. Lúc này, chị Phiếm giải thích do sơ suất nhưng bà Ánh không tin, cho rằng chị gian lận và đánh 2 bạt tai. Chị Phiếm bỏ chạy thì bị bà Ánh đuổi theo nắm tóc đánh tiếp.

“Tôi nói với bà việc tôi ghi sai tôi nhận trách nhiệm và đồng ý bồi thường thiệt hại cho công ty, còn bảo tôi nhận có gian lận thì không thể được vì tôi không có làm” - chị Phiếm nói.

Vợ chồng chị Phiếm trình bày sự việc bị giám đốc đánh và giam lỏng
Vợ chồng chị Phiếm trình bày sự việc bị giám đốc đánh và giam lỏng

Chị Phiếm cho biết chị và chồng được bố trí một phòng trọ để ở trong công ty. Chiều 17-8, bà Ánh tiếp tục xông vào phòng trọ dùng chổi, guốc đánh chị tới tấp rồi chỉ đạo bảo vệ không được mở cửa cho vợ chồng chị ra ngoài.

Ông Võ Văn Mười, Trưởng Công an xã Hồ Thị Kỷ, cho biết sau khi nhận được thông tin từ Cảnh sát 113 tỉnh Cà Mau, công an xã đã cử người đến làm việc. “Khi đó, có mời chị Phiếm nhưng chị than mệt không làm việc được. Sau đó, người nhà đưa chị Phiếm đi bệnh viện. Chúng tôi chỉ mới làm việc với công ty. Họ cho rằng chị Phiếm gian lận”.

Khi chúng tôi đến Công ty Quốc Ái tìm hiểu vụ việc thì bảo vệ cho biết bà Ánh bận đi công tác nên không tiếp được. Được biết, công ty này có khoảng 300 lao động, hầu hết đều không có hợp đồng lao động và không được đóng bất kỳ loại bảo hiểm nào.
Thứ Năm, 22:20  21/08/2014
Tin-ảnh: D.Nhân

Video-Ho Chi Minh: nụ hôn đồng tính


Cái chết của James Foley - bước ngoặt của cuộc chiến chống khủng bố?

VOV.VN - Sau vụ Foley, Chính quyền Mỹ sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực bởi cuộc chiến chống khủng bố hiện vẫn chưa mang lại nhiều tín hiệu tích cực.

Hôm 19/8 vừa qua, các thành viên của nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) đã cho đăng tải một đoạn video với tựa đề “Thông điệp gửi đến Mỹ” lên YouTube, quay lại cảnh hành hình nhà báo James Foley- một nhà báo người Mỹ bị bắt cóc ở Syria gần 2 năm trước.

Hình ảnh đời thường của nhà báo James Foley (Ảnh: AP)
James Foley là ai?
James Foley sinh tại Rochester, New Hampshire ngày 18/10/1973. Foley chọn báo chí như sự nghiệp thứ hai của mình và đã tốt nghiệp trường báo chí danh tiếng Medill thuộc đại học Northwestern University ở tuổi 35.
Ngay sau khi có bằng báo chí năm 2008, Foley lên đường đến Iraq. Trong một cuộc phỏng vấn với BBC hồi năm 2012, Foley giải thích về quyết định của mình: “Đó là công việc của những nhà báo như tôi. Tôi đến đó để mô tả về những đau thương do cuộc xung đột gây ra và những câu chuyện chưa được kể. Ở đó có bạo lực khủng khiếp nhưng cũng có những điều ý nghĩa về cuộc sống và đó là cảm hứng của tôi”.
Cũng trong năm 2012, nhà báo Foley đăng tải một đoạn video nói về “những điều gây sốc” mà anh từng được chứng kiến khi tác nghiệp ở tỉnh Idlib của Syria, không xa nơi anh bị bắt cóc. Trước khi bị bắt cóc, trên trang blog cá nhân mang tên “Thế giới của những rắc rối”, Foley đã chăm chỉ ghi chép tỉ mỉ những kinh nghiệm báo chí kể từ những ngày đầu khởi nghiệp. Khi bị bắt, Foley đang làm việc cho tờ GlobalPost Boston.
Trước khi bị IS bắt cóc ở Syria, hồi năm 2011, Foley từng bị bắt cóc cùng với nhiếp ảnh gia Anton Hammerl, và hai nhà báo khác ở Libya. Hammerl bị sát hại trong khi những người khác bị giam tại một nhà tù trước khi được phóng thích 6 tuần sau đó.
Tháng 12/2012, Foley bị mất tích sau khi người ta nhìn thấy anh lần cuối cùng còn sống ở Aleppo, Syria. Người ta đã không thể biết được vị trí nơi Foley bị giam cầm cũng như thủ phạm gây ra vụ bắt cóc, bởi tại thời điểm đó ISIL (sau này là IS) vẫn chưa hình thành.
Bạn bè xót thương
Clare Morgana Gillis, một trong những nhà báo bị bắt và giam giữ với Foley ở Libya bồi hồi nhớ lại: “Jim (tên gọi thân mật của James Foley) không bao giờ chịu ngồi yên thụ động, anh ấy không chịu được bất cứ điều gì làm chậm bước chân của mình. Anh ấy luôn phấn đấu để tiến lên phía trước, tiếp cận với những gì đang diễn ra và để hiểu hơn về những người anh ấy khai thác thông tin. Khi chúng tôi bị bắt ở Tripoli, anh ấy thực sự là người đã tiếp thêm sức mạnh và hy vọng để chúng tôi có thể vượt qua”.
Sarah Fang, một người bạn khác của Foley thì nhớ anh như là một người đàn ông ngoan cường: "Ý thức cầu toàn khiến anh ấy luôn cống hiến hết mình cho công việc. Là một nhà báo, anh ấy không màng đến an toàn của bản thân để có thể đưa đến cho mọi người sự thật. Anh ấy luôn sẵn sàng bước đến nơi mà không ai muốn tới”.
Phát biểu với tạp chí Newsweek, phóng viên phụ trách mảng Trung Đông của BuzzFeed, Sheera Frenkel nói rằng: “Foley là một đồng nghiệp hào hiệp và được nhiều người quý mến trong công việc. Anh ấy cảm thấy mình có trách nhiệm phải làm chứng nhân cho những sự kiện bạo lực và nguy hiểm bậc nhất của thập kỷ này. Anh ấy đã bị mắc kẹt lại trong câu chuyện của mình. Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì sự ra đi này của anh”.

Foley không ngại nguy hiểm sẵn sàng có mặt tại những điểm nóng ở Trung Đông (Ảnh: AP)
Một đồng nghiệp khác của Foley, nhà báo Clay Dillow chia sẻ trên Twitter: “Foley là một trong những người giàu lòng vị tha nhất mà tôi từng biết. Thật may mắn khi được biết anh và được gọi anh là một người bạn”. Trong khi đó, Alex Sherman của Bloomberg News: “Xin hãy yên nghỉ bạn của tôi, chúng tôi sẽ nhớ mãi ngày hôm nay khi Jim bị IS chặt đầu sau 2 năm bị bắt cóc. Anh ấy là một con người hài hước, thân thiện và đáng yêu”.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo mới đây đã đưa ra cảnh báo cho rằng, Syria hiện là quốc gia nguy hiểm nhất trên thế giới đối với các nhà báo. Số liệu thống kê cho thấy, có ít nhất 66 nhà báo đã thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Syria. Nhà báo James Harkin trong một bài viết trên tạp chí Vanity Fair nói rằng: “Bạn càng đào sâu thông tin về các nhà báo bị mất tích ở Syria, càng có nhiều những sự thật được phơi bày và điều đó giống như lội qua một vũng lầy”.
James Foley – một nhà báo sẵn sàng hy sinh vì sự thật
Đêm 19/8, gia đình Foley đã có tuyên bố chính thức về sự ra đi của James Foley: “Chúng tôi cảm thấy tự hào về Jim hơn bao giờ hết. Jim đã cống hiến cả cuộc đời mình để phơi bày cho cả thế giới thấy sự đau khổ của người dân Syria. Chúng tôi yêu cầu những kẻ bắt cóc trả tự do cho các con tin còn lại bởi giống như Jim, họ là những người vô tội”.
Ngày 20/8, cha mẹ của James Foley cũng đã có cuộc tiếp xúc với giới truyền thông để nói về cái chết của con trai mình. John và Diane Foley xuất hiện bên ngoài ngôi nhà của họ ở Rochester, New Hampshire nói rằng: “Con trai chúng tôi là một nhà báo dũng cảm. Jim luôn hy vọng sẽ an toàn trở về nhà, Jim không muốn chúng tôi phải chịu đau khổ”.
Cha của James Foley, ông John nói: “Khi người ta hỏi Jim tại sao lại đến những nơi nguy hiểm như vậy, Jim đã hỏi lại rằng, tại sao lính cứu hỏa lại lao vào biển lửa để cứu người?… Đó là công việc”.
Ông John nói thêm: “Jim yêu thích tự do và cuối cùng đã được tự do. Giờ đây chúng tôi biết rằng Jim đã được bình yên trong vòng tay của Chúa, tận hưởng cuộc sống tự do trên thiên đường”.
Gia đình Foley cũng khẳng định: “Chúng tôi không có quyền kiểm soát chính sách của Chính phủ Mỹ ở Iraq, Syria hay bất kỳ nơi nào trên thế giới. Chúng tôi cám ơn Jim về những gì anh ấy đã mang lại cho chúng tôi. Jim là một đứa con ngoan, một người anh, một nhà báo và đơn giản là một con người tử tế. Xin hãy tôn trọng sự riêng tư của chúng tôi trong những ngày sắp tới khi chúng ta bày tỏ sự tiếc thương và trân trọng Jim”.

Tổng thống Obama cam kết bằng mọi giá sẽ đưa thủ phạm vụ giết hại nhà báo Foley ra trước công lý (Ảnh: Reuters)
Chính phủ Mỹ sẽ làm gì sau cái chết của Foley?
Sau sự ra đi của James Foley, nhà báo Pháp Nicolas Henin – người đã từng trải qua 7 tháng bị giam cầm cùng với anh ở Syria trả lời phỏng vấn của BBC đã lên tiếng cáo buộc Chính phủ Anh và Mỹ đẩy người dân của họ đến nguy cơ mất mạng khi không tiến hành đàm phán và thực tế, Foley – một công dân Mỹ đã trở thành “vật tế thần” cho những kẻ khủng bố.
Henin – người đã được IS phóng thích hồi tháng 4/2014 nói: “Là một người Mỹ, anh có thể sẽ trở thành mục tiêu ưa thích hơn của những kẻ bắt cóc. Chúng tôi bị nhốt lại chung phòng nhưng Foley đã bị đánh nhiều hơn, thật buồn khi anh ấy đã trở thành vật tế thần. Một số quốc gia như Mỹ và Anh đã không thực hiện đàm phán đủ tốt để có thể giúp công dân của họ thoát khỏi những nguy cơ chết người”.
Ngày 21/8, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã "bày tỏ sự ghê tởm" đối với hành động chặt đầu một nhà báo Mỹ của các chiến binh Hồi giáo và tuyên bố, Mỹ sẽ làm tất cả những gì cần làm để bảo vệ công dân của mình.
Phát biểu tại buổi họp báo từ bang Massachusetts, Tổng thống Obama cực lực lên án vụ giết hại nhà báo James Foley. Ông Obama mô tả IS như một khối u đang đe dọa toàn bộ khu vực và nhấn mạnh: “Toàn thế giới kinh hoàng trước vụ giết hại tàn bạo nhà báo James Foley của nhóm khủng bố IS. James Foley là một nhà báo, một người con, một người anh và một người bạn. James Foley bị bắt làm con tin cách đây gần hai năm ở Syria, khi ông đang can đảm đưa tin vào thời điểm xảy ra cuộc xung đột tại đó. Vụ giết hại nhà báo là một hành động động bạo lực gây sốc đối với những người có lương tâm trên toàn thế giới”.
Không lâu sau tuyên bố của Tổng thống Obama, Lầu Năm Góc cho biết máy bay Mỹ đã tiến hành 14 cuộc không kích trong vùng lân cận đập nước lớn nhất tại Mosul của Iraq, phá hủy hoặc làm hư hại các thiết bị quân sự của phiến quân IS.
Động thái này của Mỹ diễn ra hoàn toàn phù hợp với nhận định của giới phân tích khi cho rằng, vụ bắt cóc và hành hình nhà báo Foley sẽ không khiến Mỹ “chùn tay” trong việc thực hiện chiến dịch không kích nhằm vào các căn cứ của IS tại Syria và Iraq. Chính sách của Mỹ từ lâu đã không có chỗ cho sự trao đổi bởi Washington cho rằng, hành động này sẽ tạo ra động lực cho các nhóm cực đoan thực hiện thêm những vụ bắt cóc tương tự hòng gây sức ép lên chính quyền Mỹ.
Câu hỏi lớn nhất đặt ra hiện nay là liệu Mỹ có nâng cấp độ can thiệp nhằm truy quét các phần tử Hồi giáo cực đoan – những kẻ vốn từ lâu đã trở thành kẻ thù của nước Mỹ ở Syria và Iraq hay không? Dù đây không phải là câu hỏi dễ trả lời nhưng chắc chắn, sau vụ Foley, Chính quyền Mỹ sẽ phải chịu thêm nhiều áp lực bởi cuộc chiến chống khủng bố do Washington phát động cho đến nay vẫn chưa mang lại nhiều tín hiệu tích cực./.
Hùng Cường/VOV.VN

Bệnh viện thu tiền bệnh nhân đi thang máy

Mỗi lần dùng thang máy, người nhà và cả bệnh nhân phải trả phí 2.000 đồng. Câu chuyện này được một thành viên chia sẻ khi vào bệnh viện đa khoa Ninh Thuận thăm con một người bạn.


Thành viên Người Xứ Bố Sơn kể, bước vào cổng chính, phía trong Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi vào thang máy để lên lầu 5 (khoa Nhi). Bất ngờ, một người đàn ông mặc thường phục, đang ngồi ghế nhựa đỏ trong thang máy, đề nghị: “Anh cho em xin tiền phí thang máy”. 

"Hai anh em chúng tôi thực sự ngạc nhiên trước tình huống này. Tôi rút ví tiền và đưa cho người đàn ông đó 10.000 đồng, không thấy hoá đơn và cũng không thối tiền lại”.

Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận thu tiền phí đi thang máy với mức giá 2.000 đồng/người/lượt.
Bệnh viện đa khoa Ninh Thuận thu tiền phí đi thang máy với mức giá 2.000 đồng/người/lượt.

Lên khoa Nhi, anh hỏi lại bạn cùng một vài người đang chăm sóc các bé tại tầng 5 thì mọi người đều xác nhận, bệnh viện này có thu phí đi thang máy. Mỗi lần đi, họ phải trả 2.000 đồng, kể cả bệnh nhân. Còn nhân viên bệnh viện đi thang máy thì không mất tiền.


“Khi về, quay trở lại thang máy, tôi có chất vấn về việc tại sao không trả lại tiền thừa, người đàn ông đó nói đã trả rồi. Do không có bằng chứng gì, tôi đành im lặng chấp nhận. Lần này thì họ nghiêm túc thu 2.000 đồng/người/lượt”, thành viên này cho hay.

Anh cho biết thêm, theo quan sát, toàn bệnh viện có tổng cộng 8 thang máy. Thời điểm anh tới, chỉ thấy hao thang máy hoạt động. Có hai người (1 nam, 1 nữ) chịu trách nhiệm thu phí. Vì tiếc tiền, nhiều người lớn tuổi, đau khớp vẫn cố đi cầu thang bộ.

Câu chuyện của thành viên này ngay lập tức được chia sẻ trên khắp diễn đàn, mạng xã hội với hàng nghìn lượt bình luận.

Một số thành viên khác nhận xét, coi đây là chuyện lạ, chỉ có ở Việt Nam và băn khoăn, không hiểu dịch vụ này ở đâu ra, có đúng quy định không và nếu không đúng thì tại sao vẫn diễn ra? “Thu phí đi thang máy với người nhà bệnh nhân còn chấp nhận được, chứ bệnh nhân mà cũng thu phí là sao?”, thành viên Khoadung thắc mắc.


Còn thành viên Thang Vu chia sẻ: “Lấy tiền của dân xây bệnh viện, làm thang máy, xong giờ dân dùng cái gì cũng phải trả phí”.

Trong khi đó, không ít các thành viên khác cho hay, rất nhiều bệnh viện ở TP.HCM, Nha Trang, Bình Thuận, Phú Yên, Quảng Ninh... cũng thu phí đi thang máy. Người thu phí thang máy còn mặc cả đồng phục của bệnh viện. Tuy nhiên, phần lớn các bệnh viện này chỉ thu từ 1.000-2.000 đồng/người/lượng với người nhà bệnh nhân, còn bệnh nhân thì miễn phí.


Để làm rõ sự việc trên, PV đã liên lạc qua số điện thoại đường dây nóng của bệnh viện đa khoa Ninh Thuận nhiều lần, song đều nhận được câu trả lời duy nhất: “Chị không rõ vấn đề này”. 

Trao đổi qua điện thoại với một số bệnh viện ở TP.HCM, Phú Yên thì được xác nhận đúng là họ có thu phí thang máy, và rằng: “Vấn đề này nhân viên không thể trả lời được. Nếu muốn, em làm việc với bệnh viện thì phải vào trong này để lãnh đạo trả lời trực tiếp vì... còn nhiều chuyện nhạy cảm!”.


Nhưng khi PV xin số điện thoại của lãnh đạo bệnh viện thì ngay lập tức nhận được câu trả lời: “Lãnh đạo bệnh viện chị bận lắm, không có thời gian trả lời điện thoại của em đâu”, hay “Chúng tôi đang bận rất nhiều việc, tôi phải đi họp bây giờ”. Nói vừa dứt câu, người trực điện thoại đường dây nóng cúp máy.

Theo Bảo Hân / Vietnamnet
Nguồn Zing News

Bất bình việc tranh giành 'kinh doanh' xác chết ở Việt Nam

(Baodatviet) - 2 trại hòm ở huyện Long Thành tranh giành quyền được khâm liệm xác chết, dẫn đến xô xát khiến 1 người bị đâm trọng thương khiến dư luận bất bình.
Đây không phải là lần đầu các trại hòm ở huyện Long Thành cạnh tranh kinh doanh không lành mạnh. Chính vì vậy, người dân mong muốn chính quyền địa phương cần có biện pháp chấn chỉnh, xử lý mạnh tay hơn để tránh các trường hợp tương tự có thể tiếp diễn.

“Quyết chiến” vì giành xác chết

Vào khoảng 14 giờ 45, ngày 12/8, trên quốc lộ 51, anh Nguyễn Huy Cường (32 tuổi, ngụ tại khu Phước Hải, thị trấn Long Thành, huyện Long Thành) đi xe gắn máy chở anh Phạm Văn Vững (23 tuổi, ngụ tại tỉnh Thái Bình) từ hướng Đồng Nai về tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đến đoạn đường trên, xe của Cường va quẹt vào dải phân cách bê tông khiến 2 người té xuống đường và tử vong tại chỗ.
Trong khi Cảnh sát giao thông và Công an xã Phước Thái (huyện Long Thành) đang bảo vệ hiện trường để chờ cơ quan chức năng đến điều tra nguyên nhân vụ tai nạn thì nhân viên của một số trại hòm tại Long Thành cũng có mặt. Do muốn giành xác nạn nhân để khâm liệm và bán quan tài cùng các dịch vụ mai táng kèm theo nên giữa 2 trại hòm Phước Thiện và Long Thọ đã xảy ra ẩu đả.
Trong lúc náo loạn, một thanh niên của trại hòm Long Thọ đã rút dao thủ sẵn trong người đâm anh Trần Văn Bé Minh (ngụ tại khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành), người của trại hòm Phước Thiện. Anh Minh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Thống Nhất với vết thương khá nặng. Gây án xong, đối tượng đã bỏ trốn.

Trại hòm Phước Thiện, khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành.
Trại hòm Phước Thiện, khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành.

Nhắc đến vụ án này, nhiều người ở thị trấn Long Thành khẳng định đây không phải lần đầu tiên xảy ra ẩu đả giữa các dịch vụ mai táng. Cách kinh doanh của một số trại hòm ở Long Thành thường là khi biết tin có người qua đời liền cho nhân viên tới để tìm cách hợp đồng với người nhà nạn nhân trong việc khâm liệm và bán hòm.
Thực tế, tâm lý của gia đình người chết khi đó do đau buồn, bối rối nên chẳng màng về giá cả dịch vụ lo hậu sự. Do đó, việc ngã giá ở ngay hiện trường có người chết của những cửa hàng kinh doanh mai táng đã trở nên khá phổ biến.
Chiêu trò kinh doanh mai táng
Một số người dân ngụ mặt tiền Quốc lộ 51 còn cho biết, thời gian qua tình trạng các dịch vụ mai táng ở thị trấn Long Thành đi phát tờ rơi ở khu dân cư không còn là cá biệt. Trại hòm nào cũng để lại danh thiếp và hứa trả phần trăm cho người báo tin khi có vụ tai nạn chết người.
Chị H.V., chủ quán tạp hóa gần hiện trường vụ tai nạn kể lại, sau khi tai nạn xảy ra ít phút thì xe của 2 trại hòm liền có mặt. “Chứng kiến vụ việc ẩu đả giữa 2 bên, tôi thấy rất tội nghiệp cho người đã nằm xuống. Dường như họ coi người tử nạn như một món hàng, bất chấp đạo đức, pháp luật; họ lao vào nhau đánh đấm, kể cả đâm chém thì không thể nào chấp nhận được”- chị V. bức xúc.
Cùng tâm trạng như chị V., ông N.V.X., ngụ tại khu Phước Hải, thị trấn Long Thành nói: “Lẽ ra họ phải đồng cảm với sự đau buồn của gia đình có người thân từ trần. Đằng này, họ chỉ quan tâm tới việc làm ăn mà quên đi đạo lý “nghĩa tử là nghĩa tận”. Đã không ít lần, một số nhân viên các trại hòm còn đánh nhau ngay tại đám tang khiến gia chủ phải can ngăn, thậm chí năn nỉ họ mới thôi”.
Đề cập việc một số trại hòm trên địa bàn vì tranh giành kinh doanh dẫn đến việc thường xuyên mâu thuẫn cãi vã, gây hấn như người dân phản ảnh, Phó chủ tịch UBND thị trấn Long Thành Nguyễn Văn Gạt thừa nhận thông tin người dân bức xúc về các vụ ẩu đả giữa những nhân viên dịch vụ mai táng là có cơ sở; kể cả việc vào nhà xác của Bệnh viện đa khoa huyện Long Thành nhằm giành quyền “lo” cho người chết.
Theo ông Gạt, trước đây chính quyền địa phương đã mời đại diện các cơ sở này lên làm việc và yêu cầu viết cam kết không để xảy ra tình trạng tranh giành, đánh nhau gây mất an ninh trật tự. Tới đây, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục nhắc nhở các cửa hàng kinh doanh hòm trên địa bàn chấp hành các quy định về kinh doanh lành mạnh, nếu để xảy ra vụ việc gây rối trật tự công cộng, sẽ xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Chiều 16/8, khi phóng viê đang tác nghiệp ở khu Cầu Xéo, thị trấn Long Thành để thu thập ý kiến người dân về hoạt động của trại hòm Phước Thiện thì có một số người lạ mặt đã cản trở và có hành vi hăm dọa, uy hiếp tinh thần nhà báo.
Để tránh xảy ra vụ việc đáng tiếc, phóng viên lên xe đi chỗ khác nhưng vẫn bị 3 người, gồm 2 nữ, 1 nam phóng xe gắn máy theo dõi. Được sự trợ giúp của Công an thị trấn Long Thành, các phóng viên mới thoát khỏi sự đeo bám của những người này./.

(Nguồn: Đồng Nai Online/ Vietnamnet)

Xe cứu thương đối đầu xe tải, 3 người chết, 2 người nguy kịch

(NLĐO)- Vào khoảng 14 giờ 40 phút, ngày 21-8, tại km 781 + 800, trên tuyến Quốc lộ 1, đoạn qua địa bàn xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe cứu thương và xe tải, làm 3 người chết, 2 người nguy kịch.

Xe tải và xe cứu thương đối đầu nhau làm một cháu bé trên xe cứu thương chết tại chỗ

Tai nạn xảy ra khi xe cứu thương BKS 74B - 0549 của Bệnh viện đa khoa khu vực Triệu Hải (Quảng Trị), do lái xe Bùi Hữu Quýnh (48 tuổi), điều khiển chạy theo hướng bắc-nam, trên xe chở 5 người (trong đó có một cháu nhỏ), đến địa điểm trên đã tông trực diện vào xe tải BKS 43C - 026.42 của doanh nghiệp Dũng Hòa (TP Đà Nẵng), do lái xe Nguyễn Anh Tài (24 tuổi), điều khiển, chạy theo hướng ngược lại.

Theo bác sĩ Nguyễn Trí Long, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải, vụ tai nạn khiến 3 người trên xe cấp cứu gồm tài xế Quýnh, bà Nguyễn Thị Tâm cùng con gái tên Hàn (6 tháng tuổi) tử vong; điều dưỡng Lê Thị Hằng và ông Nguyễn Hùng (chồng bà Tâm) bị thương rất nặng. Hiện bà Hằng đang cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, ông Hùng được chuyển ra Bệnh viện Đa khoa Quảng Trị trong tình trạng rất nguy kịch.

Theo ông Long, chiếc xe cứu thương của Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải đang trên đường chuyển cháu bé cùng vợ chồng ông Hùng (trú xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong) vào Bệnh viện Trung ương Huế để cấp cứu bệnh nhược cơ bẩm sinh.

Tại hiện trường, xe cứu thương hư hỏng nặng, phần đầu xe bị bẹp nát; đầu xe tải hư hỏng nhẹ.
Hiện trường vụ tai nạn.
Hiện trường vụ tai nạn

Trạm Cảnh sát giao thông Hải Lăng, Công an tỉnh Quảng Trị đã có mặt kịp thời cấp cứu người bị nạn và bảo vệ hiện trường, phối hợp với Công an huyện Hải Lăng điều tra làm rõ vụ tai nạn. Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa khu vực Triệu Hải cũng có mặt đưa các nạn nhân bị thương đi cấp cứu, đồng thời đến thăm hỏi gia đình những người bị tử nạn.
Thứ Năm, 19:20  21/08/2014
 Tin- ảnh: Thi Nhân-Q.Nhật

Tàu ngầm Kilo thứ tư của VN đã ra biển thử nghiệm



(Quốc phòng Việt Nam) - Chiếc tàu ngầm Kilo thứ tư của Hải quân Việt Nam bắt đầu ra biển Baltic để thử nghiệm cấp nhà máy vào hôm 21/8.

Như vậy, cả hai tàu Kilo thứ ba và thứ tư của HQVN đều đang trong quá trình thử nghiệm trên biển.
Như vậy, cả hai tàu Kilo thứ ba và thứ tư của HQVN đều đang trong quá trình thử nghiệm trên biển.
Các cuộc thử nghiệm trên biển cấp nhà máy cho chiếc tàu ngầm xuất khẩu diesel-điện thứ tư của đề án 636.1 Varshavyanka đóng cho Hải quân Việt Nam đã bắt đầu ngày hôm nay ở biển Baltic.
Hãng thông tấn ITAR-TASS được một nguồn tin trong tổ hợp quân sự-công nghiệp cho hay.
“Hôm nay, con tàu đã ra biển Baltic để bắt đầu các cuộc thử nghiệm trên biển cấp nhà máy. Trên chiếc thứ ba của loạt tàu này vẫn đang tiếp tục việc đào tạo thủy thủ đoàn của nước đặt hàng”,- người đối thoại của hãng tin thông báo. Ông không nói rõ thời gian thử nghiệm chiếc tàu ngầm thứ tư sẽ kéo dài trong bao lâu.
Trước đó, thông tấn xã Interfax dẫn một nguồn tin giấu tên trong ngành công nghiệp đóng tàu Nga cũng cho biết rằng, chiếc tàu ngầm Kilo thứ ba của Hải quân Việt Nam sẽ được bàn giao vào cuối năm 2014.
"Hiện tại, con tàu đang bước vào giai đoạn ba của cuộc thử nghiệm và với kíp vận hành tàu ngầm là các thủy thủ Việt Nam... tàu đã hoàn thành tốt các cuộc thử nghiệm của giai đoạn một và hai", nguồn tin của Interfax cho biết. Theo kế hoạch, trong tháng 11 năm nay, chiếc tàu ngầm Kilo thứ ba sẽ được chuyển giao cho Hải quân Việt Nam

Hợp đồng cung cấp cho Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm diesel-điện thuộc Đề án 636 đã được ký kết vào năm 2009 trong chuyến thăm Moscow của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài việc đóng mới sáu tàu ngầm, thì hợp đồng còn bao gồm cả việc đào tạo các kíp vận hành tàu ngầm cho Việt Nam cũng như việc cung cấp các trang thiết bị và kỹ thuật cần thiết.
Công tác đào tạo các kíp vận hành tàu ngầm cho Việt Nam sẽ được thực hiện tại vịnh Cam Ranh, phía Nga sẽ phối hợp cùng Việt Nam để xây dựng trung tâm huấn luyện vận hành tàu ngầm Kilo hiện đại bậc nhất.
Tàu ngầm diesel-điện thuộc Đề án 636 là loại tàu ngầm thế hệ thứ ba của Nga. Tàu có khả năng hiện đại hóa cao, có thể tích hợp với các loại vũ khí mới, đặc biệt là loại tên lửa hiện đại như Club-S. Là loại tàu có độ ồn cực thấp nên phương Tây đặt cho loại tàu này là "lỗ đen".
PVD

PICS:Ớn lạnh “đặc sản” bình dân

Nếu chỉ một lần tận mắt chứng kiến các loại “đặc sản” bình dân như: khô tẩm gia vị, da heo phồng, bì heo, tóp mỡ... được chế biến ra sao thì hẳn nhiều người sẽ tởn tới già

Các “đặc sản” này được chế biến từ những lò sản xuất chui, không đăng ký, không qua kiểm soát nên cơ sở rất dơ bẩn, nguyên liệu hôi thối. Nghiêm trọng hơn là để xóa dấu vết hàng phế thải, chúng được xử lý qua hàng chục loại hóa chất, gia vị độc hại để trở thành những món ăn ngon miệng, rẻ tiền.

Hãi hùng khi vào lò

Bì heo, tóp mỡ là những món khoái khẩu của giới ăn vặt hay dân nhậu nhưng ít ai biết tại các lò, chúng được chế biến không khác gì thức ăn dành cho… gia súc. Không chỉ nguyên liệu mà các vật dụng chứa đựng hầu như không bao giờ được rửa nên lẫn tạp chất, lông heo; khu vực chế biến thì nhớp nhúa, hôi hám.

Cơ sở sản xuất da heo phồng bẩn vẫn hoạt động dù đã bị đình chỉ
Cơ sở sản xuất da heo phồng bẩn vẫn hoạt động dù đã bị đình chỉ

Khô bò đen, nguyên liệu không thể thiếu cho món bánh tráng trộn, món ăn vặt đang hút người dùng, trước giờ được người bán giới thiệu làm từ phổi bò vừa bị lật tẩy là làm từ phổi heo phế thải.

Ngày 12-8, khi vào lò của ông Sơn Chiều tại nhà không số, nằm sâu trong hẻm thuộc ấp 4, xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP HCM, chúng tôi cùng các thành viên đoàn liên ngành huyện Bình Chánh không thể tưởng tượng đây là cơ sở chế biến thực phẩm cho người vì mùi hôi tanh, dơ dáy; khắp sân, hàng rào từng miếng “khô bò” được đem phơi như giẻ lau nhà thu hút ruồi, nhặng bâu về đánh chén.
Nơi chế biến khô bò, thực phẩm dành cho người, rất mất vệ sinh
Nơi chế biến khô bò, thực phẩm dành cho người, rất mất vệ sinh

Công nghệ sản xuất khô bò đen siêu rẻ (giá sỉ 40.000-50.000 đồng/kg) được chủ cơ sở khai là dùng phổi heo (loại phế thải, hôi thối, nhiều lá phổi còn lưu bệnh tích của heo giá 13.000 đồng/kg) luộc chín rồi xắt miếng, tẩm ướp gia vị, phụ gia, sau đó ngào đường, sả ớt... Phần vụn thì thành “khô bò đen”, loại miếng lớn được đem phơi sau đó chiên lại thành “khô bò miếng”. Thành phẩm làm ra, chủ cơ sở đổ ra sàn nhà, ngay cạnh ổ chó và chó, gà thì đi lại tung tăng. Tại khu vực sản xuất, chúng tôi còn ghi nhận có một số bịch bột các màu nghi là hóa chất dùng trong chế biến.

Trong vai người mua hàng, ngày 21-8, chúng tôi đến cơ sở làm da heo phồng không phép nằm trong con hẻm nhỏ trên Quốc lộ 50 (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh), mọi người làm việc náo nhiệt dù cơ sở này đã bị đình chỉ hoạt động. Hai nồi luộc da sôi sùng sục, bên trong đen ngòm. Cạnh đấy là mấy thanh niên ở trần lôi da heo ngâm từ thùng ra để cạo lớp mỡ, lúc này da heo có màu trắng, sạch bong chứ không như hiện trạng khi trong nồi luộc. Bên dưới là rạch nước đen ngòm, hôi hám đầy rác thải.

Chủ cơ sở là ông Lê Vĩnh Phước “khoe” với chúng tôi giấy phạt của cơ quan chức năng ghi ngày 6-5 với tổng tiền phạt 17,65 triệu đồng mà ông chưa có tiền đóng. Ông cũng nói thẳng là gia đình không có tiền đóng phạt, cũng không thể thực hiện đúng theo hướng dẫn của thú y vì không có vốn và nếu ông bỏ nghề thì không biết làm gì để mưu sinh!

Vợ ông Phước trấn an chúng tôi rằng sau khi luộc, rửa, da heo còn được nướng trên cát ở nhiệt độ cao nên an toàn, ăn không bị sao (!). Quá trình sản xuất hết sức dơ bẩn, tuy nhiên khi bán ra thị trường thì thành phẩm đều rất bắt mắt, giá rẻ, lại ngon miệng nên các loại thực phẩm chế biến trên vẫn đắt hàng.

Gian nan xử lý

Sáng 21-8, chúng tôi quay lại cơ sở chế biến khô bò của ông Sơn Chiều, ghi nhận chỉ còn... nền nhà, mọi vật dụng lẫn chủ nhân đã dời đi đâu không rõ. Theo thông tin chúng tôi có được thì chủ cơ sở này vẫn còn “nợ” một số tiền phạt từ tuần trước. Tương tự, chiều 20-8, khi đến điểm sơ chế phụ phẩm trâu, bò bằng hóa chất nằm trong hẻm C4 đường Phạm Hùng (xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh), bị cơ quan chức năng xử lý hồi tháng 4 vừa qua, thì cửa đóng, người vắng.

Người dân xung quanh cho biết đây là chiêu chung của các chủ cơ sở làm thực phẩm bẩn, hễ bị phát hiện là dời đi nhưng không ai dám chắc là bỏ nghề mà thường tìm địa điểm khác kín đáo hơn để tiếp tục hoạt động.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, đại diện Đội QLTT 6B (Chi cục QLTT TP HCM) cho biết khi có thông tin về khô bò đen sản xuất bẩn, đã tiến hành kiểm tra tại chợ sỉ Bình Tây. Tuy nhiên, tiểu thương rất nhạy thông tin nên đã giấu hàng, kết quả đội chỉ xử lý được một chủ hàng tại 2 sạp liền kề trên đường Lê Tấn Kế (phường 2, quận 6) còn đang bày bán 22 kg khô bò đen.

Chủ sạp trình bày hàng mua của người lạ đến chào bán, không có hóa đơn chứng từ, hàng hóa không nhãn mác, không hạn sử dụng. Do đó, đội tịch thu tiêu hủy tang vật, đồng thời phạt 1,6 triệu đồng hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc.

Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP HCM, khó khăn trong quản lý thực phẩm hiện nay là một bộ phận người tiêu dùng còn rất dễ dãi trong lựa chọn thực phẩm, vẫn mua những loại không rõ nguồn gốc. Phía “cung” thì nhiều hộ sản xuất thực phẩm nhỏ lẻ làm theo quy trình truyền thống nên việc thay đổi hành vi, thói quen của người dân gặp nhiều khó khăn.

Sơ chế tai heo nơi dơ bẩn
Đoàn liên ngành huyện Bình Chánh ngày 19-8 đã kiểm tra Công ty TNHH Sản xuất Hòa Thắng (B8/10E, ấp 2, xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh) chuyên sản xuất thức ăn gia súc đang sơ chế 470 kg tai heo. Nơi thực hiện sơ chế không bảo đảm vệ sinh, sàn nhà đọng nước bẩn lẫn nhiều tạp chất. Đoàn kiểm tra đã đình chỉ hoạt động sơ chế trái phép trên, lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, niêm phong lô hàng và tiến hành lấy mẫu xét nghiệm để kiểm dịch lại lô hàng.

Ổ vi trùng, hóa chất độc hại
Theo TS-BS Trần Văn Ký, phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam - Hội Khoa học Kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam, các loại “đặc sản” bình dân có điểm chung là giá rất rẻ. Ai cũng biết là những nguyên liệu như tôm, thịt bò, heo, mực đều đắt tiền. Do đó, một là, người sản xuất dùng nguyên liệu giả; hai là, hàng thật nhưng là loại phế thải.
Để xử lý các nguyên liệu này, người ta phải dùng rất nhiều loại hóa chất độc hại ở tất cả các công đoạn sản xuất như ngâm, tẩy, rửa, tẩm ướp, bảo quản. TS-BS Ký nhấn mạnh bí quyết của những món ăn này chính là các loại gia vị tạo cảm giác thèm ăn, càng ăn lại càng thấy ngon. Gia vị, phụ gia có loại được phép dùng, có loại cấm nhưng chắc chắn những nơi sản xuất không đăng ký sẽ dùng loại cấm để tiết giảm chi phí và đều là những chất độc hại cho người dùng.
Khi ăn các loại “đặc sản” vỉa hè này, nếu bị tiêu chảy là may vì độc chất được tống ra ngoài. Còn không, chúng sẽ được tích tụ trong cơ thể, đến một ngày bùng phát ra thì không thể cứu chữa được vì ung thư, suy gan, thận mạn tính...
“Trước đây, các loại “đặc sản” bình dân thường chỉ đắt hàng ở các khu công nghiệp, trường học, nơi có thu nhập thấp, nay đến dân công sở có kiến thức nhất định cũng ghiền” - TS-BS Ký nói.

Thứ Năm, 22:18  21/08/2014
 Bài và ảnh: NGỌC ÁNH

Dân đánh chết trộm chó:Cách trụ sở 1km, CA đến không kịp ? !



(Tin tức pháp luật) - Tại Hải Dương, vừa xảy ra trường hợp dân đánh chết trộm chó. Nơi xảy ra vụ việc cách trụ sở công an 1km nhưng công an đến không kịp.

Nguồn tin từ CAH Bình Giang, tỉnh Hải Dương cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ một đối tượng trộm chó bị người dân đánh hội đồng dẫn tới tử vong.
Vụ việc xảy và vào khoảng 2h30 ngày 13/8, tại thôn Lôi Khê, xã Hồng Khê, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Cách trụ sở 1km, công an không tới kịp
Chiều ngày 14/8, trao đổi với PV, ông Hòa -Chủ tịch xã Hồng Khê - huyện Bình Giang cho biết: "Sự việc xảy ra ở thôn Lôi Khê, tôi cũng được nghe công an báo cáo lên rồi. Theo thông tin được biết thì thời gian qua tại địa bàn mất rất nhiều chó, nên sự việc xảy ra dân bức xúc, kéo đến đánh trộm chó.
Nhiều vụ người dân bức xúc đánh chết trộm chó nhưng thịt chó vẫn là món khoái khẩu của nhiều người Việt
Nhiều vụ người dân bức xúc đánh chết trộm chó nhưng thịt chó vẫn là món khoái khẩu của nhiều người Việt
Trong lúc "cẩu tặc" bị dân đánh, dân làng họ kéo ra và công an cũng có ra nhưng không kịp được. Bây giờ thử nghĩ làm sao công an biết ngay được, đánh xong rồi thì người ta mới gọi công an đến chứ cơ quan chức năng mà có ở đấy thì làm sao xảy ra việc như vậy được.
Sự việc xảy ra theo tôi là dân hơi quá. Có nhiều sự lựa chọn sao lại chọn đánh chết người. Trộm chó thì nhiều nhưng cũng không nên làm như thế vì tài sản bị mất cũng chẳng đáng bao nhiêu cả".
Ông Hòa nói tiếp: "Sau vụ việc, công an cũng mời dân làng lên trụ sở để làm việc. Trường hợp dân đánh trộm chó mà phát hiện sớm thì không xảy ra sự việc như thế đâu".
Được biết vụ việc xảy ra với rất đông người dân, phát ra âm thanh ồn ào, một câu hỏi đặt ra là tại sao công an xã họ không hay biết gì mà phải sau đó được người dân đến báo mới biết để đến giải quyết....?
Ông Hòa giải thích: "Trụ sở công an cách đấy khoảng 1km nên cũng không biết được Công an cũng chỉ trực ở trụ sở nên lúc nào công an được báo mới biết để đến, nhưng không kịp được.
Trộm chó nó cũng thường lợi dụng lúc công an đi tuần xong mới ra tay, nên công an họ cũng không biết sớm được vụ việc xảy ra".
Dân đánh chết trộm chó là... mạnh tay
Trao đổi thêm về vụ việc này với trưởng thôn Lôi Khê, ông nói: "Thời gian qua, tính từ đầu năm tới nay địa bàn chúng tôi mất nhiều chó rồi, dân họ mất cũng phải chục con đấy mà đối tượng trộm hung hăng quá. Chúng dùng hung khí nên dân họ rất bức xúc....
Bắt được trộm chó, người dân họ cũng có nhiều cách giải quyết nhưng họ lại đi đánh người ta đến tử vong. Có thể gọi người dân họ là tự vệ quá mức.
Dân người ta nghèo, mất chó từ đầu năm nên họ bức xúc lắm. Người chết rồi thì có thể nói việc làm này là mạnh tay".
Trao đổi về trách nhiệm của người dân sau khi đánh trộm chó tử vong, ông trưởng thôn này chia sẻ: "Trước đó, tôi cũng hay nghe trên đài báo chí, nếu bắt được hung thủ thì sẽ phải xử lý theo pháp luật. Cái này tôi nghĩ dân họ cũng biết, nếu theo dõi bao chí nhiều thì nắm được ngay.
Sự việc xảy ra, người dân thường dùng chân tay không để đánh trộm, lúc tôi ra thì chỉ còn tang vật và xe máy của trộm chó để lại. Theo tôi sự việc này nếu công an xã đến sớm thì sẽ không xảy ra trường hợp đáng tiếc này, nhưng trụ sở cách xã 1km nên thành ra không kịp".
Theo thông tin trước đó trên ANTĐ, một số người dân phát hiện 2 nam thanh niên, đi xe mô tô BKS 34B1- 335.49, có hành vi trộm cắp 1 con chó của gia đình ông Vũ Văn Thành (SN 1963), trú tại thôn Lôi Khê liền hô hoán người dân xung quanh và tổ chức truy đuổi.
Sau một hồi, người dân đã bắt giữ được 1 đối tượng, được xác định là Nguyễn Văn Công (27 tuổi, trú tại xã Cổ Bì, Bình Giang), do quá khích, một số người đã lợi dụng đêm tối, xông vào đánh hội đồng khiến đối tượng bị thương phải nhập viện cấp cứu. Do vết thương quá nặng nên đến 6h cùng ngày, đối tượng đã tử vong. 

Huyền Hồ

Cháu cục trưởng trúng tuyển: Bộ Công thương đang...kiểm tra!



(Tin tức thời sự) - Trước thông tin ĐBQH yêu cầu thanh tra toàn diện việc tuyển dụng của Bộ Công thương, TT Đỗ Thắng Hải cho biết, 'Bộ đang làm'.

Liên quan tới thông tin của báo Đất Việt, ngày 20/8, nhiều ĐBQH đã yêu cầu Thanh tra Bộ Nội vụ tiến hành thanh tra toàn diện việc tuyển dụng của Bộ Công thương trong thời gian gần đây để làm rõ các sai phạm về tuyển dụng tại Bộ Công thương và xử lý theo quy định của pháp luật.
Thứ trưởng Bộ công thương Đỗ Thắng Hải, cho biết, Bộ Công thương chưa nhận được đơn thư tố cáo nào liên quan tới vụ việc này. Theo ông, hiện chưa thể kết luận là có sai phạm hay không bởi nhiều nguyên nhân.
Bộ Công thương đang kiểm tra thông tin
Bộ Công thương đang kiểm tra thông tin "cháu cục trưởng trúng tuyển"
Thứ nhất, phải xem xét vấn đề thể hiện trong đơn tố cáo liệu có đúng không?; Người làm đơn là thật hay chỉ là nặc danh?; Người đưa ra thông tin này là vì mục đích gì, vì mục đích cá nhân hay vì động cơ nào khác...?
Thứ hai, theo phản ánh của ĐBQH, nhiều đơn tố cáo về gian lận thi tuyển công chức tại Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương năm 2013.
Cụ thể, trong đợt thi tháng 7/2013 Cục Quản lý cạnh tranh được tuyển sáu chỉ tiêu, nhưng kết quả ...9 người trúng tuyển. Thứ trưởng Thắng Hải giải thích, việc này là vô lý.
"Không thể có chuyện chỉ tiêu 6 mà tuyển dụng 9! Tuyển dụng phải theo quy định của Luật công chức, theo quy chỉ tiêu của Bộ Nội vụ phân xuống. Họ không thể bỏ tiền túi để trả lương", ông Hải nói.
Vấn đề thứ ba, ông Hải nêu là thông tin, 100% nhân viên hợp đồng của cục đều... đỗ. Trong đó, hầu hết số người đỗ đã được chỉ rõ là con cháu, người nhà của các cán bộ ở cục.
Ông Hải cho rằng, chuyện con cháu và người đang làm hợp đồng trúng tuyển là rất bình thường. "Ai cũng có quyền thi tuyển và làm việc, không phải là con cháu cán bộ thì không được làm việc".
Những vấn đề khác, ông Hải cho biết chưa nhận được thông tin liên quan.
Mặc dù chưa nhận được đơn thư tố cáo trực tiếp, nhưng thể hiện tính minh bạch, nghiêm khắc Thứ trưởng Đỗ Thẳng Hải trấn an, dư luận cứ yên tâm, Bộ đang cho kiểm tra.
"Dù chúng tôi chưa nhận được thông tin trực tiếp phản ánh vấn đề này nhưng ngay cả khi chưa nhận được đơn thư tố cáo, Bộ Công thương cũng đã yêu cầu Cục tổ chức cán bộ kiểm tra thông tin. Khi có kết luận chúng tôi sẽ thông tin chính thức", ông Hải nói.
Liên quan tới yêu cầu tiến hành thanh tra toàn diện việc tuyển dụng của Bộ Công thương trong thời gian gần đây của ĐBQH, ông Hải cho biết đó là trách nhiệm của Bộ Nội vụ.
Trước câu hỏi của báo Đất Việt, "khi các ĐBQH đồng loạt lên tiếng yêu cầu thanh tra toàn diện việc tuyển dụng của Bộ Công thương, Bộ Nội vụ sẽ phản ứng thế nào? Có tiến hành thanh tra không?
Thứ trưởng Bộ Nội vụ - Trần Anh Tuấn cho biết, "sẽ cho kiểm tra lại thông tin".
Trước đó, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương có gửi tới báo Đất Việt văn bản gửi đích danh Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình yêu cầu chỉ đạo làm rõ sau khi vụ gian lận trong thi tuyển dụng ở Cục quản lý thị trường Bộ Công thương được phát giác.
Tuy nhiên, trong lúc Bộ Công thương chưa ban hành các quyết định hành chính xử lý sai phạm và Bộ Nội vụ thì vẫn chưa thực hiện việc thanh tra, kiểm tra và làm rõ thì ông Cương cho biết lại nhận được nhiều đơn và điện thoại của một số cá nhân (trong đó có công chức của Bộ Công thương) tố cáo về gian lận thi tuyển công chức tại Cục quản lý cạnh tranh Bộ Công thương cũng đã được tiến hành trong năm 2013.
Cụ thể theo ông Cương chuyển, trong đợt thi tháng 7/2013 Cục Quản lý cạnh tranh được tuyển sáu chỉ tiêu, nhưng kết quả 9 người trúng tuyển. Và điều đặc biệt là 100% nhân viên hợp đồng của cục đều... đỗ.

Trong đó, hầu hết số người đỗ đã được chỉ rõ là con cháu, người nhà của các cán bộ ở cục, như: Lê Thị V.A. - cháu vợ cục trưởng; Phạm Thị T.N. - em họ cục phó, Phan H.L. - cháu ruột trưởng phòng 5...
Ngoài ra còn có con cháu trong ngành công thương, như Tiêu Q.K. - con trai phó giám đốc Sở Công thương Hải Phòng...
Xuất phát từ sai phạm tại Cục quản lý thị trường cho thấy sai phạm đang bị tố cáo tại Cục quản lý cạnh tranh cũng có những dấu hiệu tương tự. Ông Cương đề nghị, "Bộ trưởng chỉ đạo Thanh tra Bộ Nội vụ tiến hành thanh tra toàn diện việc tuyển dụng của Bộ Công thương trong thời gian gần đây để làm rõ các sai phạm về tuyển dụng tại Bộ Công thương và xử lý theo quy định của pháp luật".
Lam Lam

Thủ tướng Canada cấm ký giả Trung Quốc tháp tùng

OTTAWA, Canada (Epoch Times) - Văn Phòng Thủ Tướng Canada Stephen Harper mới đây loan báo quyết định cấm các ký giả của các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc tháp tùng ông Stephen trong chuyến công du tới vùng Bắc Cực, trong lúc có nghi ngờ họ làm gián điệp.

Ông Stephen khởi sự chuyến đi Bắc Cực vào hôm Thứ Tư.


Thủ tướng Canada, ông Stephen Harper. (Hình: AP/Photo)

Một phát ngôn viên Văn Phòng Thủ Tướng Canada nói với cơ quan thông tấn Québeco Média (QMI Agency) rằng “một số cơ quan truyền thông không còn được mời tham dự chuyến đi với ông Harper,” theo tờ báo Winnipeg Sun.

Các ký giả bị cấm tháp tùng làm việc cho Tân Hoa Xã và tờ báo Nhân Dân, hai cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc.

Một nguồn tin thông thạo cho hay quyết định này dựa trên thái độ hung hãn, thiếu lịch sự của họ khi hành nghề trong thời gian qua.

Tuy nhiên, cũng có các nguồn tin khác nói rằng có sự lo ngại là họ cũng phục vụ cho cơ quan tình báo Trung Quốc.

Chuyến đi thường niên thứ chín đến Bắc Cực của ông Harper nhằm chứng tỏ chủ quyền của Canada trong khu vực phía Bắc, thúc đẩy phát triển kinh tế và thiết lập các căn cứ quân sự để bảo vệ an ninh khu vực này.

Li Xue Jiang, trưởng phòng Ottawa của tờ Nhân Dân, hồi năm ngoái đã bị nhân viên an ninh kềm giữ sau khi xô tùy viên báo chí Julie Vaux của ông Harper và giật microphone để có câu hỏi. Việc này được các ống kính truyền thông ghi lại.

Ông này sau đó giật lấy microphone của một thành viên Hội Ðồng Cơ Mật (Privy Council Office), theo đài CBC Radio-Canada. Ba nhân viên an ninh bảo vệ ông Harper ôm lấy ông Li và đưa ra khỏi phòng họp báo.

Ông nói rằng bà Vaux đẩy ông trước và ông chỉ muốn hỏi về quan điểm của chính phủ Canada liên quan đến đầu tư ngoại quốc.

Giám đốc đặc trách truyền thông của Thủ Tướng Harper, ông Andrew MacDougall, nói rằng “dù đồng ý hay không về diễn tiến cuộc họp báo, việc một ký giả Trung Quốc có hành vi xô đẩy nhân viên chúng tôi là điều không thể chấp nhận.”

Hồi năm qua, cũng có các nguồn tin ở Canada cho hay ông Li và ký giả Zhang Dacheng, thuộc Tân Hoa Xã, thường xuyên chụp hình và dò hỏi các đồng nghiệp, chụp rất nhiều hình bên trong phi cơ vận tải loại C-130J của Không Quân Hoàng Gia Canada.

Vào năm 2012, Mark Bourrie, một ký giả chuyên săn tin ở Quốc Hội Canada cho Tân Hoa Xã, nói rằng trưởng phòng Zhang Dachang yêu cầu ông ta dùng thẻ nhà báo của mình để thu thập tin tức tình báo về những người biểu tình chống Hồ Cẩm Ðào khi ông này đến Canada, đặc biệt là các thành viên Pháp Luân Công. (V.Giang)
08-21-2014 3:03:30 PM
Theo Người Việt

Ngư dân bị móc sắt xuyên người được đưa vào bờ cấp cứu


Sáng nay (21/8), ngư dân bị móc sắt xuyên người trên Biển Đông đã được tàu SAR 274 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (Đà Nẵng MRCC) đã được đưa vào bờ cấp cứu,.

Tàu cứu nạn SAR 274 làm nhiệm vụ cứu nạn.
Tàu cứu nạn SAR 274 làm nhiệm vụ cứu nạn.
Trước đó, sáng cùng ngày, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II nhận được thông tin từ Thuyền trưởng tàu QNg 94589 TS báo tin trên tàu có một thuyền viên tên Nguyễn Nghĩa, sinh năm 1971 bị móc sắt móc vào nách phải gây chảy máu nhiều, khó thở.
Vị trí tàu bị nạn cách đảo Đá Bắc – quần đảo Hoàng Sa khoảng 55 hải lý về hướng Bắc Tây Bắc, cách Đà Nẵng khoảng 200 hải lý về hướng Đông Bắc. Tàu QNg 94589 TS yêu cầu cứu nạn khẩn cấp.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Khu vực 2-Đà Nẵng đã yêu cầu Đài Thông tin duyên hải Đà Nẵng nối máy với Trung tâm cấp cứu y tế thành phố Đà Nẵng để tư vấn cầm máu cho nạn nhân. Đồng thời điều động tàu SAR 274 khẩn trương lên đường ứng cứu.
Tàu cá cũng được hướng dẫn khẩn trương chạy về bờ.
Tàu SAR 274 đã chạy hết tốc lực để nhanh chóng tiếp cận hiện trường. Đến 22h cùng ngày, tàu SAR 274 đã đón được ngư dân bị nạn, đưa về bờ cấp cứu.


2 Phó Giám đốc Sở đánh nhau trong bữa nhậu giữa giờ hành chính


(Dân trí) - Đang “chén ông chén tôi” thì 2 ông Phó giám đốc của Sở Nội vụ và Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Phước gây sự với nhau. “Ông Nội” đã bị “ông Ngoại” dùng ly bia đập liên tiếp vào đầu, phải nhập viện khâu nhiều mũi.

Vào lúc 14 giờ, ngày 12/8 (thứ 3) tại nhà hàng karaoke Bóng Trăng (thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước), trong lúc vừa nhậu nhẹt vừa hát hò, 2 người trong một nhóm khách ăn mặc lịch sự đã lao vào nhau ẩu đả. Một người được dìu ra khỏi phòng trong tình trạng đầu, mặt bê bết máu trong khi người còn lại dù được can ngăn nhưng vẫn “la lối om sòm”.
 
Người dân địa phương chứng kiến vụ việc không khỏi bất ngờ khi nhận ra người bị thương là Phó giám đốc Sở Nội vụ và người vẫn hung hăng la lối là Phó giám đốc Sở Ngoại vụ. Sự việc nhanh chóng được mọi người truyền tai nhau. Vụ ẩu đả trở thành câu chuyện hài vì… “ông Ngoại đánh ông Nội”.
 
Quán karaoke Bóng Trăng nơi hai phó giám đốc sở xô xát gây thương tích. Ảnh: NĐ
Quán karaoke Bóng Trăng nơi hai phó giám đốc sở xô xát gây thương tích. (Ảnh: PLTPHCM).
Chiều 20/8, đại diện văn phòng UBND tỉnh Bình Phước cho biết, đơn vị này đã tiến hành xác minh và khẳng định vụ việc đang gây xôn xao dư luận về cuộc ẩu đả của Phó giám đốc Sở Nội vụ và Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh này khi đi ăn nhậu trong giờ hành chính là có thật.
Theo đó, sau khi kết thúc buổi học dành cho chuyên viên chính trị, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ là ông B.Q.K. và Phó giám đốc Sở Nội vụ là ông P.T.C. có tiệc “tiếp khách” tại nhà hàng karaoke Bóng Trăng. Trong lúc “chén ông chén tôi” ông Q.K. cầm ly đi mời một số người nhưng không mời ông T.C. Cho rằng ông Q.K. “mất lịch sự” với mình nên vị Phó giám đốc Sở Nội vụ đã lớn tiếng chỉ trích khiến hai bên lời qua tiếng lại.
Khoảng 14 giờ, khi khách mời đã vãn, Phó giám đốc Sở Ngoại vụ cầm ly bia hắt vào mặt Phó giám đốc Sở Nội vụ rồi dùng ly đánh tới tấp vào đầu khiến ông T.C. phải chuyển đến bệnh viện khâu nhiều mũi.
Ngày 20/8 UBND tỉnh Bình Phước đã tiến hành họp đột xuất yêu cầu Giám đốc Sở Nội vụ và Sở Ngoại vụ báo cáo vụ việc. Thông tin ban đầu được biết, hai “ông phó” trong vụ ẩu đả đã xin lỗi nhau và nhìn nhận để xảy ra vụ việc là do say xỉn.
Nhằm thực hiện triệt để quy định về việc “cán bộ công chức không được uống rượu bia trong giờ làm việc và tác phong ứng xử chuẩn mực” được tỉnh Bình Phước ban hành trước đó, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Trăm đã yêu cầu xử lý nghiêm đối với các "ông phó” của 2 sở nêu trên.
Vân Sơn – Phước Đạt