Monday, August 4, 2014

Sóc Trăng lại có án oan?

Trong khi quyết định kỷ luật hàng loạt cán bộ công an liên quan đến 7 thanh niên ở huyện Trần Đề bị bắt oan sai trong vụ án giết tài xế xe ôm còn chưa ráo mực thì nay, các cơ quan tiến hành tố tụng ở Sóc Trăng lại đối diện với nghi án oan sai khác

Những ngày qua, người dân khóm Biển Dưới, phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng đã đến chia sẻ, động viên ông Phạm Văn Lé (SN 1963) và ông Phạm Văn Lến (SN 1975, em ruột ông Lé) sau khi họ được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng cho về nhà.

Anh giết người, em ngồi nhìn?

Theo cáo trạng của VKSND tỉnh Sóc Trăng, khoảng 0 giờ ngày 3-8-2012, sau khi nhậu say, Lâm Tài Mấu và Trần Đức Minh về nhà. Đi ngang nhà ông Lé, Mấu dừng lại chửi, đập cửa. Ông Lé mở cửa, phát hiện Mấu định nhào đến nên đẩy ra, tát một cái làm ông ta ngã xuống. Bà Thạch Thị Xem (vợ ông Lé) dùng cây ba trắc đánh vào chân Mấu 2-3 cái (theo Minh và Lến, bà Xem dùng chổi đánh). Thấy vậy, Minh chạy đến kéo Mấu đi về.

Trong lúc mọi người đến thăm, ông Phạm Văn Lến ra trước nhà ngồi thừ và nói cười như đứa trẻ
Trong lúc mọi người đến thăm, ông Phạm Văn Lến ra trước nhà ngồi thừ và nói cười như đứa trẻ

Khoảng 15 phút sau, Mấu quay lại chửi, đe dọa ông Lé. Tức giận, ông Lé chạy ra sau nhà lấy cây gài cửa đánh vào đầu Mấu 2 cái. Sau khi nằm bất động một lát, Mấu đứng dậy đi về. Minh theo sau một đoạn thì không thấy Mấu nên quay lại nhà người thân ngủ. Đến 2 giờ 45 phút cùng ngày, người dân phát hiện Mấu nằm chết ven đường. Kết luận giám định pháp y cho thấy Mấu tử vong do chấn thương sọ não.

Trong lúc xảy ra sự việc, ông Lến mở cửa ra xem nhưng sau đó đóng lại, ngủ tiếp vì… sợ liên lụy. Quá trình điều tra, ông Lé thừa nhận dùng cây gài cửa đánh chết ông Mấu, ông Lến cũng đến CQĐT đầu thú nên cả 2 bị khởi tố, bắt giam về tội “Giết người”. Bà Xem bị khởi tố tội “Không tố giác tội phạm” nhưng được cho tại ngoại.

Ngày 3-7-2013, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng bất ngờ thay đổi tội danh từ “Giết người” sang “Không tố giác tội phạm” đối với ông Lến. Đến ngày 29-7-2014, VKSND tỉnh Sóc Trăng ra quyết định hủy bỏ biện pháp tạm giam.

Riêng ông Lé, ngày 1-8-2014, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng ra quyết định tạm đình chỉ điều tra và quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn đối với bị can, lý do: “Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã có quyết định trưng cầu Phân viện Pháp y quốc gia giám định lại qua hồ sơ và vật gây nên dấu vết theo yêu cầu điều tra bổ sung của VKSND tỉnh Sóc Trăng. Đến nay, thời hạn điều tra đã hết nhưng chưa có kết quả giám định”.

Nhiều điều khó hiểu

Theo người dân địa phương, ông Lé có lối sống mẫu mực, sẵn sàng giúp đỡ người khác. Sau khi đi bộ đội ở chiến trường Campuchia về, ông làm bảo vệ kiểm lâm rồi chuyển sang công tác ở khóm đội. Về ông Lến, người thân khẳng định từ nhỏ đã khù khờ, thích chơi với trẻ con trong xóm. Hôm xảy ra vụ việc, mẹ ông Lến ngủ chung nhà, xác nhận cả 2 mẹ con không hay biết gì.

Chị Sơn Thị Sửa, sống sát vách nhà ông Lé, cho biết lúc nghe tiếng cãi nhau, vợ chồng chị có khuyên Mấu đi về. Lúc đi, Mấu còn vẫy tay chào vợ chồng chị. Còn theo một số người dân, lúc đó, họ nhìn thấy Mấu và Minh đi về bình thường, không biết vì sao Mấu đi một đoạn gần 1,5 km rồi tử vong. Hơn nữa, dù đầu và mặt nạn nhân dính đầy máu nhưng quần áo không dấu vết gì. Trước sân nhà ông Lé và trên suốt đoạn đường Mấu đi qua cũng không có bất kỳ vết máu nào.

Liên quan đến tình tiết này, sau 3 lần đưa ra xét xử và phải tạm hoãn, luật sư bào chữa cho biết trước lúc phát hiện Mấu chết ven đường, một nhân chứng có thấy chiếc ô tô chạy qua nhà và tiếng một người la “á”. Hiện trường nơi Mấu chết đầy vết máu.

“Nhân chứng cung cấp thông tin trên nhưng CQĐT không điều tra theo hướng Mấu bị tai nạn giao thông. Trong khi đó, suốt quá trình điều tra, ông Lé một mực không khai nhận đã dùng cây gài cửa đánh nạn nhân. Bà Xem cũng khẳng định không thấy chồng đánh người. Đặc biệt, ông Lé cho biết bị ép cung, bức cung, bị chích điện ngất xỉu nhưng sau đó CQĐT cho rằng ông tự thắt cổ tự tử” - luật sư này băn khoăn.

Ông Lé cho biết 2 lần ông và ông Lến được 2 cán bộ điều tra cho thực nghiệm lại vụ giết người ngay trong… trại giam, cán bộ điều tra hướng dẫn cách cầm cây đánh ông Mấu rồi ghi hình.

Thứ Hai, 23:43  04/08/2014
 Bài và ảnh: PHẠM CÔNG

Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc

Cuộc chiến tranh lạnh giữa hai khối tư bản (đứng đầu là Mỹ) và cộng sản (đứng đầu là Liên Xô) đã chấm dứt vào đầu thập niên 1990 sau khi Liên Xô tan rã và chế độ cộng sản sụp đổ ở Đông Âu. Vui mừng trước sự cáo chung của chiến tranh lạnh, không hiếm người hân hoan tin tưởng từ nay thiên hạ sẽ thái bình, và vì thái bình, sẽ thịnh vượng mãi mãi.
Tuy nhiên, sự lạc quan kéo dài không lâu. Hiện nay, bóng ma chiến tranh lạnh đang lù lù xuất hiện trở lại với hai kẻ thù rất lớn: Nga và Trung Quốc.
Từ mấy tháng nay, qua các biến động tại Ukraine, người ta thấy rõ là Vladimir Putin có rất nhiều tham vọng và sẵn sàng bất chấp tất cả các thiệt hại về kinh tế để mở rộng tầm ảnh hưởng của Nga, qua đó, biến Nga thành một đế quốc lớn và mạnh, đủ sức để đương đầu với Mỹ và Cộng đồng châu Âu. Việc xâm  lăng của Nga ở một phần lãnh thổ của Ukraine đặt Mỹ và các đồng minh vào một thế rất khó xử: Họ chỉ có một vũ khí duy nhất là kinh tế, nhưng trong lãnh vực kinh tế, hầu như tất cả các quốc gia ở Tây Âu đều có những quan hệ chằng chịt với Nga, do đó, chủ trương cấm vận đối với Nga rất dễ gây nên những phản ứng ngược.
Tuy vậy, không ai tin Nga có thể uy hiếp được Mỹ và châu Âu. Sức mạnh của Nga chỉ đủ để uy hiếp một số quốc gia trong khu vực, chủ yếu là các quốc gia nằm trong khối Liên Xô cũ. Ngay cả khi thu phục lại hết tất cả các quốc gia trước đây từng nằm trong Liên bang Xô Viết, Nga cũng không đủ mạnh để trở thành một nguy cơ đối với thế giới.
Kẻ thù thứ hai, Trung Quốc, đáng sợ hơn. Sau mấy chục năm ẩn nhẫn lo phát triển theo chính sách của Đặng Tiểu Bình, gần đây, có lẽ tự tin vào sức mạnh kinh tế và quân sự của mình, Trung Quốc bắt đầu giương vây giương cánh thách thức với thế giới. Sự thách thức ấy thể hiện ở hai địa điểm: châu Phi và châu Á. Phần lớn người Việt, theo dõi các tranh chấp biển và đảo giữa Trung Quốc với Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philippines và Việt Nam, dễ có cảm tưởng chiến tranh lạnh đang xảy ra ngay trong khu vực mình ở. Tuy nhiên, theo Nick Turse, trên tờ The Huffington Post mới đây, tâm điểm của cuộc chiến tranh lạnh ấy không chừng đang xảy ra ở Nam Sudan tận Phi châu.
Nam Sudan (tên đầy đủ là Cộng hoà Nam Sudan, The Republic of South Sudan) là một quốc gia mới nhất hiện nay: Nó chỉ được thành lập vào năm 2011 sau khi tách rời ra khỏi Sudan. Về địa thế, Nam Sudan giáp giới, về phía bắc, với Sudan; phía đông, với Ethiopia; phía đông nam với Kenya; phía nam với Uganda; phía tây nam với Cộng hòa Dân chủ Congo; và phía tây với Trung Phi (Central African Republic). Với dân số khoảng 9 triệu, Nam Sudan có khá nhiều sắc tộc; các sắc tộc ấy lại hiếm khi thuận hoà với nhau, do đó, hầu như ngay sau ngày tuyên bố lập quốc, Nam Sudan đã rơi vào nội chiến. Hiện nay, hai lực lượng chính đang tranh giành nhau một cách quyết liệt nhất là lực lượng chính phủ của Tổng thống Salva Kiir và một lực lượng khác do cựu phó Tổng thống Riek Machar, người bị Tổng thống Kiir cáo buộc là âm mưu đảo chính, lãnh đạo. Cả hai đều được ủng bộ bởi nhiều sắc tộc. Hậu quả là có ít nhất trên 10.000 người bị giết; vô số phụ nữ bị hãm hiếp và khoảng một triệu rưỡi người phải tản cư, trong đó, có trên 250.000 người phải chạy sang các nước láng giềng để xin tị nạn.
Khi Nam Sudan tổ chức trưng cầu dân ý để ly khai ra khỏi Sudan vào năm 2011, Mỹ rất ủng hộ. Tờ The New York Times xem sự ra đời của nước Nam Sudan có thể, trong chừng mực nào đó, được xem là một tác phẩm của Mỹ. Trước, quan hệ giữa Mỹ và Sudan cực xấu: Mỹ xem Sudan như một nơi chứa chấp bọn khủng bố, do đó, đã ra lệnh cấm vận Sudan trong thời gian khá dài. Giúp đỡ thành lập nước Nam Sudan được xem là một cách để giảm thiểu các nguy cơ gây rối từ Sudan.
Để giúp Nam Sudan trong những năm chập chững lập quốc, Mỹ đã đổ ra cả hàng tỉ Mỹ kim để viện trợ, xây dựng hạ tầng cơ sở, từ cầu đường đến trụ sở văn phòng chính phủ các cấp, và giúp đỡ về quân sự cũng như an ninh. Ngày Nam Sudan tuyên bố độc lập, Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu: “Tôi tự tin là quan hệ hữu nghị giữa Nam Sudan và Mỹ sẽ chỉ càng ngày càng sâu đậm trong những năm sắp tới.” Các nhà chiến lược của Mỹ hy vọng với sự ổn định, phát triển và dân chủ ở Nam Sudan, Mỹ có thể sẽ đẩy mạng tiến trình dân chủ đến các nước chung quanh. Ngoài ra, còn một lý do khác, rất thực dụng: Nam Sudan là nơi sản xuất dầu khí lớn hàng thứ ba ở châu Phi, chỉ sau Nigeria và Angola.
Tuy nhiên, các dự tính của Mỹ chỉ là một giấc mơ. Chính phủ nước Nam Sudan càng ngày càng tỏ ra tham nhũng và bất lực, họ lại không đoàn kết được mọi người. Các tranh chấp giữa các đảng phái và các sắc tộc càng ngày càng trầm trọng. Tiền viện trợ của Mỹ đổ vào đó như muối đổ biển. Tuyệt vọng với Tổng thống Kiir, Mỹ quay sang ủng hộ cựu Phó Tổng thống Machar.
Giữa lúc ấy, Trung Quốc nhảy vào giúp Tổng thống Kiir. Họ viện trợ cho chính phủ Kiir số lượng vũ khí trị giá cả hàng chục triệu đô la. Họ cũng đổ hàng tỉ đô la giúp chính phủ Nam Sudan xây dựng các cơ sở vật chất mà không kèm theo bất cứ điều kiện gì về dân chủ và nhân quyền. Bù lại, họ được quyền khai thác và mua dầu khí của Nam Sudan. Hiện nay, Trung Quốc tiêu thụ đến gần 80% số lượng dầu thô của nước này.
Như vậy, trong cuộc nội chiến ở Nam Sudan hiện nay, có hai lực lượng chính đứng phía sau: Mỹ và Trung Quốc.  Bộ trưởng Thông tin Nam Sudan Michael Makuei Leuth xem những xung đột tại nước ông là điểm nóng trong cuộc chiến tranh lạnh giữa hai nền kinh tế và quân sự lớn nhất thế giới hiện nay.
Không phải ai cũng đồng chí với ông, nhưng hầu như ai cũng thấy những tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc tại châu Phi càng ngày càng quyết liệt. Người ta chỉ không biết được một điều: Khi nào thì những tranh chấp ấy nổ lớn?
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trung Quốc tuyên bố 'xây bất cứ cái gì ở Biển Ðông'

BẮC KINH (NV) - Trung Quốc có thể xây bất cứ gì họ muốn tại các đảo ở Biển Ðông, một viên chức cấp cao của Trung Quốc nói như thế hôm Thứ Hai.



Bãi đá ngầm Gạc Ma mà Trung Quốc cướp của Việt Nam năm 1988. Hiện Trung Quốc đang bơm cát lên biến nó thành đảo nhân tạo. (Hình: SCMP)

Lời tuyên bố này được đưa ra chỉ ít ngày trước cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN diễn ra ở Miến Ðiện, chống lại một số đề nghị từ Mỹ và Philippines muốn các nước tranh chấp Biển Ðông ngừng tất cả các vụ xây dựng cơ sở, tiền đồn hay như Trung quốc đang tiến hành các chương trình bị nghi ngờ là biến các bãi đá ngầm ở Trường Sa thành đảo nhân tạo.

Từ ngày 5 tháng 8, 2014 đến 10 tháng 8, 2014 này, Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao Giữa Asean Với Các Ðối Tác (PMC), ASEAN với 3 nước Ðông Bắc Á lần thứ 15 (APT-15), Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao Các Nước Tham Gia Cấp Cao Ðông Á lần thứ 4 (EAS FMM-4) và Diễn Ðàn Khu Vực ASEAN lần thứ 21 (ARF-21) sẽ diễn ra tại Nay Pyi Taw, Myanmar.

Các cuộc họp vừa kể, có sự tham dự của nhiều đối tác khu vực như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc mà theo giới quan sát quốc tế, vấn đề tranh chấp và căng thẳng về Biển Ðông nhiều phần sẽ được chú trọng.

Hồi tuần trước, Bộ Ngoại Giao Philippines bắn tiếng đề nghị các nước dừng tất cả mọi hoạt động xây dựng ở các đảo tại các khu vực có tranh chấp trên Biển Ðông, như một phần của kế hoạch ba phần mà họ dự trù sẽ đưa ra ở cuộc họp nói trên.

Trước đó, Hoa Kỳ, một đồng minh thân cận của Philippines, cũng từng bắn tiếng kêu gọi các bên tranh chấp dừng các hoạt động xây dựng, qua lời một viên chức ngoại giao cao cấp điều trần ở Thượng Viện. Nếu đề nghị được đồng thuận thì các căng thẳng tranh chấp tự nó sẽ xuống thang.

Hồi đầu Tháng Sáu, Manila từng lên án Trung Quốc tiến hành hút cát dưới lòng biển để biến một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa trong đó có bãi đá ngầm Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South Reef, cướp của Việt Nam năm 1988) thành một đảo nhân tạo khổng lồ gồm cả cầu cảng cho tàu quân sự, tàu dân sự, phi trường cùng các cơ sở phục vụ cả dân sự và quân sự.

Dịch Tiên Lương, phó tổng vụ trưởng Vụ Biên Giới và Ðại Dương, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nói với các nhà báo rằng Trung Quốc có quyền xây dựng bất cứ gì tại các đảo trên Biển Ðông như biện pháp nhằm nâng cao các điều kiện sống căn bản ở đó.

“Các đảo của quần đảo Trường Sa đương nhiên là lãnh thổ Trung Quốc nên bất cứ gì Trung Quốc làm hay không làm ở đó thì tùy thuộc nhà cầm quyền Trung Quốc. Không ai có thể thay đổi lập trường của nhà cầm quyền,” Dịch Tiên Lương nói.

Ông ta nói thêm rằng nêu vấn đề này ra bây giờ là mâu thuẫn vì các nước khác cũng đã có những chương trình xây dựng tương tự suốt nhiều năm qua.

“Tại sao các nước khác ngang nhiên xây phi trường mà chẳng ai nói một tiếng? Rồi bây giờ Trung Quốc mới bắt đầu xây dựng một một vài công trình nhỏ và cần thiết, cải thiện điều kiện sống trên các đảo thì nhiều người lại nêu các sự nghi ngờ.”

Rõ ràng là một kẻ dùng lời lẽ dối trá tưởng rằng có thể chống chế được cho những gì họ đang làm ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, không kể những gì quy mô họ đã làm mấy năm trước, từ xây dựng phi trường, nhà máy lọc nước biển, đường sá, dinh thự, bệnh viện, đài radar v.v... ở Hoàng Sa, các pháo đài to lớn có cả bãi đáp trực thăng, trạm truyền tin vệ tinh ở Trường Sa.

Ngày 7 Tháng Sáu 2014, tờ South China Morning Post tại Hồng Kông thuật theo sự tiết lộ của một viên chức Trung Quốc nói Trung Quốc đang có kế hoạch quy mô lớn, biến bãi đá ngầm Gạc Ma thành đảo nhân tạo. Nguồn tin đưa ra cả bản đồ minh họa để chứng minh. Tuy nhiên, Dịch Tiên Lương chối rằng ông ta không biết gì về chuyện đó.

Dịch Tiên Lương kêu rằng đề nghị “dừng” các hoạt động gây căng thẳng đều không ích lợi gì mà lại còn có thể bị coi như nỗ lực cản trở các cố gắng của Trung Quốc và ASEAN tiến đến một Bộ Quy Tắc Ứng Xử (COC) trên Biển Ðông, coi như thay thế cho COC. Nhưng giới bình luận chính trị quốc tế đều tin rằng Trung Quốc không hề muốn có sớm một bộ COC.

Nếu Hoa Kỳ có một đề nghị như thế thì ông ta nói chưa nhìn thấy trong khi vấn đề Biển Ðông là vấn đề của các nước liên quan trực tiếp. Bắc Kinh luôn luôn muốn gạt Hoa Kỳ ra khỏi các tranh luận hay đàm phán về tranh chấp Biển Ðông. Bắc kinh chỉ muốn dùng thế nước lớn và quân sự để đối phó tay đôi với các nước nhỏ phía Nam cho dễ bắt nạt.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền hình “Lưỡi Bò” chiếm đến 90% diện tích Biển Ðông và bị các nước trong khu vực phản bác. Người ta tin rằng nằm sâu dưới lòng biển là một khối dầu khí khổng lồ bên cạnh nguồn lợi thủy sản dồi dào là động cơ thúc đẩy lòng tham của giới lãnh đạo Bắc Kinh. (TN)
08-04-2014 5:52:08 PM
Theo Người Việt

Báo Mỹ: TQ vẫn phải "hít khói" phương Tây về công nghệ máy bay

Thiên Minh - theo Trí Thức Trẻ | 04/08/2014 13:31


Nguyên mẫu máy bay chiến đấu J-31 tại triển lãm hàng không Zhuhai năm 2012

(Soha.vn) - "Xét về tổng thể, Trung Quốc chủ yếu vẫn là một kẻ theo đuôi nhanh chân, luôn chơi bài bám đuổi các công nghệ mới..." - Một chuyên gia nhận định.

Tờ Defense News (Mỹ) ngày 3/8 đăng bài viết cho hay, vụ việc một doanh nhân Trung Quốc tên là Su Bin bị cáo buộc ăn cắp thông tin mật liên quan đến một số chương trình máy bay quân sự của Mỹ như C-17 Globemaster, F-35 và F-22 cho thấy Trung Quốc phần nào đang "khát khao" công nghệ Mỹ.

Trung Quốc đang phát triển một bản sao của C-17 là máy bay vận tải Xian Y-20 và 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình là J-20 và J-31. Yêu cầu của Trung Quốc đối với một loại máy bay vận tải hạng nặng như C-17 khá cao. Theo thông tin từ các phương tiện truyền thông Trung Quốc đợt cuối tháng Bảy, Đại học quốc phòng Trung Quốc đã đưa ra một bản báo cáo, trong đó nhận định Trung Quốc cần tới 400 máy bay vận tải Y-20 để bắt kịp khả năng triển khai lực lượng của quân đội Mỹ.
Máy bay vận tải Y-20
Máy bay vận tải Y-20

Các chuyên gia hàng không phương Tây cho rằng ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề liên quan tới việc sản xuất động cơ tiên tiến cho các loại máy bay chiến đấu và chế tạo vật liệu composite cao cấp. Trung Quốc đang nỗ lực sản xuất 2 loại máy bay chở khách thân hẹp loại 174 chỗ ngồi C919 và loại 95 chỗ ngồi ARJ21. Dự án này do Tập đoàn máy bay thương mại Trung Quốc (Comac) đảm nhiệm.

"Chương trình C919 thông báo sẽ có thêm vài đợt trì hoãn - mục tiêu hiện tại là tiến hành chuyến bay thử nghiệm đầu tiên trước cuối năm 2015 và đưa máy bay vào hoạt động năm 2018, chậm so với thời điểm dự kiến ban đầu là năm 2016 (chương trình này được khởi động năm 2008)"- Roger Cliff, một chuyên gia về hàng không Trung Quốc tại Hội đồng Đại Tây Dương nhận định.

Mô hình máy bay C919 tại triển lãm hàng không Singapore 2014
Mô hình máy bay C919 tại triển lãm hàng không Singapore 2014

Mô hình máy bay ARJ21 tại triển lãm hàng không Singapore 2014
Mô hình máy bay ARJ21 tại triển lãm hàng không Singapore 2014

Theo Cliff, các kỹ sư của Comac có khả năng hạn chế trong việc xác định yêu cầu đối với các hệ thống chính và hệ thống phụ.

"Nói cách khác, các kỹ sư của Comac có khả năng hạn chế trong việc thiết kế máy bay" - Cliff nói.

Cũng có nhiều nghi ngại xung quanh chương trình ARJ21 khi nó chưa được Cục Hàng không Liên bang Mỹ cấp chứng chỉ.

Cliff cho rằng tất cả những vấn đề này khiến người ta đặt nhiều câu hỏi về khả năng thiết kế của ngành hàng không quân sự Trung Quốc.

"Các kỹ sư của Comac không thể thiết kế máy bay không có nghĩa là các kỹ sư của Tập đoàn công nghiệp hàng không (AVIC) của Trung Quốc không thể. Tuy nhiên, các kỹ sư của Comac phần lớn đến từ AVIC và dự án C919 lại là một dự án quốc gia cao cấp nên người ta sẽ kỳ vọng những người ưu tú nhất từ AVIC được tuyển dụng. Vì vậy, ở mức độ tối thiểu, những hạn chế của Comac phần nào cho thấy số lượng các kỹ sư hàng không có năng lực của Trung Quốc rất hạn chế" - Cliff nhận định.

Michael Raska, một nhà nghiên cứu tại Đại học nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) cho hay ngành công nghiệp hàng không quốc phòng Trung Quốc có vẻ vẫn có khả năng hạn chế trong việc tiến hành những nghiên cứu và phát triển tiên tiến. Phương Tây tiếp tục vượt trội Trung Quốc trong lĩnh vực công nghệ và máy bay quân sự, đặc biệt là hệ thống động cơ đẩy, hệ thống định vị, điện tử quốc phòng và vật liệu composite cao cấp.

Theo Raska, các rào cản và thách thức về công nghệ đã ngăn cản các nhà sản xuất hàng không quốc phòng Trung Quốc có những bước tiến quan trọng.
Raska cho rằng những rào cản này có thể được tìm thấy trong công tác nghiên cứu, phát triển và sản xuất các loại vật liệu tiên tiến cần thiết cho việc sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ năm, bao gồm các sản phẩm hợp kim nhôm, sợi aramid, sợi carbon, thép hiệu suất cao, nitrocell, hợp kim titan và hợp kim vonfram.

"Chỉ một vài công ty Trung Quốc đủ điều kiện cung cấp các công nghệ cần thiết để sản xuất những vật liệu chất lượng cao cần thiết cho các loại động cơ thế hệ mới, hệ thống phát hiện mục tiêu, hệ thống định vị và nhiều hệ thống phụ khác sử dụng trong các hệ thống vũ khí" - Raska nói.

Chẳng hạn như các sản phẩm hợp kim nhôm đòi hòi máy ép thủy lực lớn, vừa tốn kém về chi phí, vừa khó sản xuất. Trung Quốc chỉ có 5 công ty có thể sản xuất loại máy ép này. Tương tự như vậy, trong lĩnh vực sản xuất sợi aramid để chế tạo các tấm giáp dùng cho xe tăng hoặc động cơ máy bay, Trung Quốc vẫn nhập khẩu gần 70% lượng tiêu thụ. Trung Quốc chỉ có 2 nhà sản xuất sợi aramid và phần lớn các công ty sản xuất sợi carbon của Trung Quốc đều khá mới, không có những kinh nghiệm cần thiết để ổn định chất lượng sản phẩm.

Một số nguồn tin cho biết có 2 công ty lớn của Nga đang cung cấp các sản phẩm titan và một số sản phẩm kim loại cao cấp khác cho ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc, đó là tập đoàn VSMPO-AVISMA và nhà máy luyện kim Electrostal, cả 2 đều tham dự triển lãm hàng không Zhuhai năm 2012.

Một công ty nước ngoài khác cung cấp các sản phẩm titan cho Trung Quốc là Tập đoàn Titanium Metals (TIMET) trụ sở tại Mỹ. TIMET hiện có một văn phòng đại diện ở Thượng Hải.

"Xét về tổng thể, Trung Quốc chủ yếu vẫn là một kẻ theo đuôi nhanh chân, luôn chơi bài bám đuổi các công nghệ mới, hay nói cách khác chỉ đóng vai trò cải cách ở các thị trường ngách trong lĩnh vực nghiên cứu, phát triển hàng không quân sự"- Raska nhận định.

Vào đảng không vì lý tưởng

Cuộc bắt giữ và điều tra về tội danh tham nhũng đối với Chu Vĩnh Khang, cựu bộ trưởng Công An Trung Quốc và ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị, được xem là “con hổ” cao cấp nhất của lãnh đạo Trung Quốc đang được tiến hành. 

Chu Vĩnh Khang từng phụ trách quỹ tài chính “phòng chống và đấu tranh lại các thế lực thù địch từ bên trong và bên ngoài Trung Quốc,” với 700 tỷ Nhân Dân Tệ (khoảng 114 tỷ USD), lớn hơn cả quỹ dành cho quốc phòng.

Tạp chí Tài Kinh Tế ngày 29 tháng 7 lại đưa tin Chu Bân, con trai Chu Vĩnh Khang, bị cơ quan công tố thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, cũng bắt giữ vì dính líu đến các hoạt động kinh doanh trái phép.

Khi còn là Phó Chủ Tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng, Ðảng Cộng Sản Trung Quốc (ÐCSTQ) chỉ là nơi tập trung thành phần giá áo túi cơm cần phải được “trong sạch hóa.”

Ông Tập cho rằng, những tệ nạn trong đảng cầm quyền suốt hơn 63 năm tại Trung Quốc là “thiếu lý tưởng, sa đọa, vô nguyên tắc và vô trách nhiệm đã xâm nhập mọi cấp đảng viên” với những mức độ khác nhau và làm mất uy tín trong dân chúng.

Theo AFP, tất cả những chức vụ quan trọng tại Trung Quốc, từ cấp thấp nhất đến cấp lãnh đạo, từ trong chính quyền đến lãnh vực kinh tế, xí nghiệp, đều nằm trong tay các đảng viên. Ông Tập Cận Bình lo ngại rằng đảng cộng sản đã biến thành nơi chia chác quyền lợi. Vào đảng là để có cơ hội vinh thân phì gia, chứ không phải vì lý tưởng hay mục đích cao đẹp phụng sự đất nước và nhân dân.

“Nhiều người gia nhập đảng không phải vì Chủ Nghĩa Mác hay để nỗ lực xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa theo màu sắc Trung Hoa, hoặc là để chiến đấu cho đến giọt máu cuối cùng cho chính nghĩa cộng sản, mà họ vào đảng vì được hưởng đặc quyền đặc lợi cá nhân,” Tập Cận Bình nói.

Trong bài “Những người cộng sản ở Trung Nam Hải ngập trong xa hoa,” Leo Lewis (trên tờ Polska The Times) viết rằng, “Những nhà lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã quên lý tưởng cộng sản, họ chỉ nghĩ duy nhất tới quyền lực, và nhờ nó họ đã rất nhanh chóng kiếm được tài sản khổng lồ.”

Trả lời tạp chí “Newsweek” ngày 24 tháng 11, 2011, Richard McGregor, cựu trưởng văn phòng tờ “Finiacial Times” tại Bắc Kinh nhận định:

“Trung Quốc hiện nay là một quốc gia tham nhũng. Tuy nhiên, ở mức nhỏ hơn, ví dụ, so với Indonesia thời Suharto, nơi mà lợi nhuận bất hợp pháp của giai cấp thống trị là nguyên tắc duy nhất của sự vận hành hệ thống và vì thế tất cả bị lật ngược. Tại Trung Quốc, tham nhũng đang được kiểm soát. Ðang có một thứ thuế kiểu như trên doanh thu cho mỗi giao dịch - mức thông thường của nó ở khoảng 10%. Tham nhũng cho phép phân phối một phần giàu có trong giới cầm quyền, là một loại keo để kết giữ hệ thống hiện có. Các nhân vật ở đỉnh quyền lực thường có lương thấp, nhưng núi tiền xung quanh họ không thể tưởng tượng nổi, và được vun bồi với vận tốc cực lớn.”

Richard McGregor nói thêm:

“Những người bị bắt vì tham nhũng, về cơ bản thuộc hai loại: hoặc họ là những người thua cuộc trong cuộc tranh giành quyền lực tại địa phương, hoặc lòng tham của họ quá đáng tới mức làm ảnh hưởng tới an toàn của tất cả các đối tượng khác trong hệ thống. Những kẻ tham lam bị bắt giữ nhân danh sự bảo đảm an toàn cho những kẻ tham nhũng khác. Thường xảy ra đối với những người trước khi nghỉ hưu - tỷ lệ không cân đối phần lớn những người bị bắt ở tuổi 58 hoặc 59. Người Trung Quốc hay gọi là hội chứng 59 - anh 59 tuổi, sau một năm nữa sẽ nghỉ hưu - nói chung lương hưu rất thấp - và đây là cơ hội cuối cùng để kiếm được số tiền nào đó. Vì thế họ đánh mất hệ thống phanh hãm. Tuy nhiên, bất chấp những tiếng ồn ào đi kèm với các chiến dịch chống tham nhũng, ngay cả khi bị bắt quả tang, gần như ít khi bị kết thúc trong nhà tù. Trong 30 năm qua, gần 200 ngàn quan chức bị phát hiện nhận hối lộ thì 80% nhận khuyến cáo. Các cuộc điều tra chỉ chiếm 6% và chỉ 3% trường hợp có án tòa.”

Cho nên, thực tế cuộc chiến chống tham nhũng mà ông Tập Cận Bình đang thực hiện chỉ là một cái cớ, nhân danh chống tham nhũng để thanh lọc ảnh hưởng quyền lực, triệt hạ các nhóm lợi ích bất lợi cho vây cánh mình.

Cuộc chiến chống tham nhũng ở các hệ thống chính trị độc tài toàn trị như ở Trung Quốc, Việt Nam, là trận đánh của hiệp sĩ Don Kishot với cối xay gió. Quyền lãnh đạo duy nhất của một đảng đã tạo ra tầng lớp quan chức làm giàu không bằng sức lao động, trí tuệ của mình mà từ các đặc quyền, đặc lợi.

Sinh thời, tướng Trần Ðộ từng nói đã nói, “Kinh nghiệm lịch sử trong nước và thế giới đã chứng minh rằng mọi sự độc quyền, độc tôn đều đưa tới thoái hóa, ruỗng nát, tắc tỵ không những của cơ thể xã hội mà cả cơ thể đảng nữa.”

Cũng trong tuần qua, tại Trung Quốc, hơn 850 công chức ở tỉnh Quảng Ðông bị buộc thôi việc trong chiến dịch dẹp nạn được gọi là “quan chức trần trụi,” tức là có vợ hoặc chồng và con cái di cư sang sinh sống ở nước ngoài.

Cuộc điều tra của nhà cầm quyền địa phương xác định có 2,190 “quan chức trần trụi” và 866 trong số đó đã bị cách chức, theo báo cáo được đăng trên cổng thông tin chính thức của nhà cầm quyền tỉnh Quảng Ðông ngày 25 tháng 7 năm 2014.

Tân Hoa Xã khẳng định hiện tượng “quan chức trần trụi” là một vấn đề nghiêm trọng ở Quảng Ðông, và dẫn lời của Vương Hoán Xuân, một quan chức cấp cao trong Ðảng Cộng Sản Trung Quốc, rằng “khoảng 40% các vụ án kinh tế và gần 80% các vụ tham ô, biển thủ công quỹ liên quan tới các quan chức này.”
Ðấy mới chỉ là con số trong một tỉnh. Còn bao nhiêu nữa trên lục địa Trung Quốc mênh mông với 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc trung ương (Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh), không nói tới hai đặc khu hành chính Hongkong và Macao.

Trong tháng 11, 2011, Viện Nghiên Cứu Hurun của Thượng Hải và ngân hàng Trung Quốc đưa ra danh sách những người Trung Quốc giàu có nhất, được công bố trên tờ báo Bắc Kinh “China Daily.”

Bản báo cáo cho thấy đến 46% số người được Viện Hurun khảo sát từ tháng Năm đến tháng 9 trong 18 thành phố - những người tham gia cuộc khảo sát trung bình ở tuổi là 42 và có tài sản trị giá 9,6 triệu USD - đều muốn ra đi khỏi nước, và 14% trong số đó đã làm các thủ tục giấy tờ liên quan. Hầu hết người Trung Quốc giàu có đều muốn sống ở Mỹ hoặc Canada. Con số thực tế chắc chắn cao hơn nhiều.

Phê phán xã hội phương Tây, chỉ trích đạo đức hai mặt của nó, nhưng quan chức của các nước cộng sản đều giống nhau. Họ gửi con cái sang các nước phương Tây học tập, thụ hưởng nền giáo dục ưu việt hơn hẳn nên giáo dục xã hội chủ nghĩa. Những người thuộc giới “thái tử đảng” khi học xong thì trở về với một vị trí được dọn sẵn trong bộ máy công quyền, kế tục cha chú vơ vét, đục khoét tài sản công. Còn quan chức thuộc loại tàng tàng bậc trung thì tìm cách cho con cái ở lại định cư bằng mọi giá, thậm chí kết hôn giả.

Quan chức Việt Nam cũng đã và đang như thế, thậm chí trang trải chi phí học hành cho con lộ liễu bằng tiền lại quả hợp đồng như vụ in tiền Polymer của cựu Thống Ðốc Ngân Hàng Lê Ðức Thúy.

Tôi có anh bạn học từ hồi phổ thông, trong chuyến đi công du nước ngoài, đã gặp tôi và tâm sự rằng, anh có hai con, một đứa gửi đi học ở Singapore, một đứa khác ở London, Anh quốc. Cả hai đều đã được mua nhà cửa đàng hoàng. “Học xong thì chúng nó sẽ ở lại,” anh ta nói. “Xã hội Việt Nam bây giờ quá nhiễu loạn, không có tương lai bảo đảm, về hưu là hết nên tao phải tính trước như thế” - anh ta nói thêm. Mà anh ta mới chỉ là một vụ trưởng của Quốc Hội. Anh ta cũng nói rằng, hiện rất ít ai tin vào lý tưởng cộng sản và chế độ, vào đảng cốt để kiếm chác, nếu như có một Yeltsin Việt Nam là họ sẽ trở cờ.
08-04-2014 2:17:16 PM
Lê Diễn Ðức
Theo Người Việt

MỌI ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ EBOLA - ĐẠI DỊCH ĐANG ĐE DỌA THẾ GIỚI



Tổ chức Y tế Thế giới vừa đưa ra khuyến cáo về tình trạng của đại dịch Ebola, đó là: Ngoài tầm kiểm soát.
Trong lịch sử, thế giới đã từng đối mặt với rất nhiều dịch bệnh khủng khiếp, ảnh hưởng nặng nề tới dân số loài người. Một trong số những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử loài người mà chúng ta có thể kể đến là đại dịch Cái chết đen với bệnh dịch hạch. Chỉ trong 4 năm, đại dịch này đã cướp đi gần một nửa dân số châu Âu, cũng như reo rắc sự kinh hoàng cho tới hơn 200 triệu người trên Trái Đất.
Tiếp đó, đại dịch Ebola xảy ra vào năm 1976 ở Tây Phi cũng được ghi dấu ấn như một trong những dịch bệnh tồi tệ nhất của nhân loại. Virus Ebola đã lây lan cho 2.400 người và giết chết 1/3 số bọn họ. Điều tồi tệ đó là, Ebola đang quay lại và tàn phá chính nơi mà nó sinh ra: Tây Phi. Còn điều tồi tệ hơn? Các nhà chức trách và y tế đang quan ngại dịch Ebola sẽ trở thành một dịch bệnh toàn cầu bởi tình hình ở châu Phi hiện tại là: Ngoài tầm kiểm soát.
Quay ngược thời gian một chút, vào ngày 22/3/2014, người ta phát hiện một loại virus hoành hành ở một vùng rừng phía nam Guinea và giết chết 59 người. Lúc này, các nhà khoa học tại Pháp mới xét nghiệm và phát hiện ra đây chính là virus Ebola. Tuy nhiên, người ta lại tìm hiểu được dường như dịch bệnh này đã nhen nhúm từ trước đó, cụ thể là vào tháng 12/2013, một bé gái 2 tuổi đã chết ở Guinea với một vài triệu chứng khả nghi. Người ta cho rằng, các nhân viên y tế đã bị lây và mang virus đó tới những vùng khác của Guinea. Tuy nhiên, quay lại với cái mốc 22/3, chỉ 5 ngày sau khi được ghi nhận tại một vùng rừng xa xôi, Ebola từ rừng sâu đã lan tới thủ đô của Guinea và đến ngày 31/3, Ebola đã xuất hiện ở Liberia.
Tính đến thời điểm này, tức là chỉ 4 tháng trôi qua kể từ khi Ebola được phát hiện, virus này đã lan tới 4 nước Tây Phi, bao gồm: Guinea, Liberia, Sierra và Nigeria, với số người nhiễm bệnh lên đến hơn 1300 người và số người tử vong là hơn 729 người. Trong số những người đã mắc Ebola, có rất nhiều người Mỹ và các quốc gia khác bị nhiễm do tới các vùng dịch để kiểm soát dịch bệnh lây lan. Trước sự bùng phát dữ dội này, Ebola được ví như một cơn cháy rừng và các nước châu Âu, châu Á đang đặt cảnh giác cao độ bởi Ebola có thể tràn sang các châu lục khác bất cứ lúc nào.
Bản đồ lây lan của Ebola, với những vùng màu cam nâu là vùng xác nhận có dịch, những vùng màu ghi là những vùng nghi ngờ có dịch.
Để các bạn ý thức được rõ hơn về sự nguy hiểm của Ebola cũng như cách bảo vệ mình một khi dịch bệnh bùng phát, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua một vài thông tin sơ bộ về Ebola và đại dịch lần này.
1. Ebola là gì?
Bệnh do virus Ebola hay còn được biết đến như bệnh sốt xuất huyết do virus Ebola, được phát hiện lần đầu tiên tại Sudan và Cộng hòa Congo vào năm 1976. Vì nó được phát hiện tại một khu làng ven sông Ebola, vậy nên người ta lấy tên con sông này để đặt cho nó. Đây là một trong những chủng virus nguy hiểm nhất thế giới, tổ chức Y tế thế giới cảnh báo tỉ lệ tử vong do Ebola có thể lên đến 90%.
2. Triệu chứng
Triệu chứng của Ebola thường giống với những triệu chứng ốm, sốt như suy nhược, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp đến, bệnh nhân sẽ ói mửa, tiêu chảy và phát ban, suy giảm chức năng của thận và gan. Ebola cũng có thể gây ra chảy máu từ mắt, tai, mũi, miệng và trực tràng, làm sưng mắt và bộ phận sinh dục. Thông thường, các triệu chứng sẽ bắt đầu xuất hiện rõ rệt từ 8 - 10 ngày sau khi tiếp xúc.
3. Ebola lây lan như thế nào?
Có lẽ đây là câu hỏi mà nhiều người trong chúng ta quan tâm nhất. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ, Ebola không lây qua đường không khí. Ebola có thể lây từ vật sang người và từ người sang người. Động vật được xác định là vật chủ mang virus là dơi, cụ thể ở đây là dơi quạ ăn quả. Từ dơi, vượn, khỉ hay lợn sẽ bị nhiễm virus Ebola và từ đó mang virus tới con người. Vậy nên, chúng ta có thể xác định trước một cách để phòng tránh Ebola, đó là tránh ăn thịt động vật hoang dã cũng như các loại thịt sống. Chúng ta nên nhớ, bệnh nhân đầu tiên mắc Ebola vào năm 1976 đã bị bệnh sau khi tiếp xúc với thịt khỉ và linh dương.
Với con người, Ebola lây lan qua các tiếp xúc trực tiếp với máu và chất tiết từ cơ thể như phân, nước bọt, tinh dịch hoặc chất nhờn. Ebola có thể lây qua các vết xước nhỏ hoặc những tiếp xúc từ niêm mạc của người lành với người bệnh, hoặc thậm chí là qua một vật trung gian như chăn đệm, ga giường, quần áo và kim tiêm. Đó cũng chính là lý do mà các cán bộ y tế tại Châu Phi là những người có nhiều nguy cơ bị nhiễm Ebola nhất.
4. Không có vaccine
Đúng vậy, tính đến thời điểm này, chúng ta không có một phương thuốc và vaccine nào có thể chích ngừa Ebola. Tuy nhiên, chúng ta có quyền được hy vọng bởi theo một vài báo cáo của WHO thì đang có một vài loại vaccine được thử nghiệm, một trong những loại vaccine đó có hiệu quả khá hứa hẹn trên khỉ.
5. Ai có nguy cơ cao mắc phải Ebola
Những người có nguy cơ mắc phải Ebola là những người phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn bệnh. Đó có thể là: Người nhà bệnh nhân, những người tiếp xúc gần với bệnh nhân, người dự tang lễ bệnh nhân và có tiếp xúc trực tiếp với thi thể người nhiễm bệnh, người đi săn tiếp xúc với xác động vật chết do nhiễm Ebola và các cán bộ y tế chăm sóc người bệnh Ebola.
6. Phòng ngừa Ebola như thế nào
Cho đến nay, “Nâng cao nhận thức” về bệnh là một trong những cách để bạn cứu mình khỏi Ebola. Như bạn đã biết, trường hợp đầu tiên bị mắc Ebola là do tiếp xúc trực tiếp với thịt thú rừng nhiễm bệnh thì trường hợp thứ hai lại xảy ra do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch cơ thể của người bệnh. “Hầu hết người bị lây nhiễm Ebola là những người sống cùng và chăm sóc người mắc bệnh” - WHO cho biết. Vậy nên, khi bạn ở trong vùng dịch, bạn có thể tham khảo các gạch đầu dòng dưới đây:
- Hiểu rõ về dịch. Ví dụ như hiểu làm thế nào mà dịch bệnh bị lây từ người sang người, làm thế nào để ngăn nó lan rộng thêm.
- Nếu người nhà bạn bị bệnh, hãy thông báo ngay cho các quan chức y tế công cộng để có biện pháp cách ly.
- Thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiệt trùng tuyệt đối sau khi tiếp xúc với người bệnh Ebola.
- Mặc các trang phục bảo hộ theo đúng tiêu chuẩn y tế khi tiếp xúc với bệnh nhân Ebola.
Bạn cũng cần đặc biệt chú ý khi người xung quanh mình có các triệu chứng như đau nhức, sốt, tiêu chảy, hắt xì. Bởi đây là giai đoạn đầu của căn bệnh, sẽ rất khó để phát hiện ra cho đến khi bệnh đã nặng hơn và có dấu hiệu xuất huyết.
Ngoài ra, tại Việt Nam, bạn có thể tự mình tạo những thói quen có thể giúp phòng tránh dịch Ebola nhiều nhất có thể như không ăn thịt thú rừng, tránh bay tới những vùng đang có dịch.
7. Ebola có chữa được không?
“Với AIDS, hiện tại chúng ta đã có một vài biện pháp cứu chữa và người bệnh sống lâu hơn, họ có hy vọng. Với Ebola, vào thời điểm này chúng ta không có hy vọng”. Lugli, một bác sĩ của tổ chức Bác sĩ không biên giới đang làm việc tại các vùng dịch cho biết.
Mặc dù Tổ chức Y Tế Thế Giới đã nâng tỉ lệ nguy cơ chết do Ebola lên tới 90%, nhưng không phải là không có cơ hội cứu chữa cho những người bị bệnh Ebola. Theo những con số mới nhất từ WHO thì đã có khoảng 40% bệnh nhân sống sót sau khi mắc Ebola. Tuy nhiên, những bệnh nhân này cần được phát hiện sớm để có sự chăm sóc kịp thời.
8. Có nguy cơ Ebola lan tới toàn thế giới, cụ thể là châu Á không?
Có! Ebola đang là một trong những mối đe doạ hàng đầu của cộng đồng quốc tế. Hiện tại, Ebola đang lan truyền với tốc độ chóng mặt tại khắp Tây Phi và khả năng nó vươn tới châu Âu, châu Mỹ và châu Á là hoàn toàn có thể. Hiện tại, nhà chức trách các nước đang ban bố lệnh cấm cũng như khuyến cáo các công dân nước mình tránh tới những nước châu Phi đang có dịch. Thậm chí, tại nhiều sân bay lớn, các biện pháp xét nghiệm đã rục rịch được chuẩn bị để phòng tránh tối đa Ebola xuất hiện.
Theo: Tri Thức Trẻ.
______
Xin hãy chia sẻ thông điệp này để phòng ngừa

Phát hiện DN thổi phồng thực phẩm giảm cân thành thuốc chữa bệnh

Thanh tra bộ Y tế đang làm việc với đại diện công ty XNK dược Bảo Khang. Ảnh: Hoàng Nhung
(TBKTSG Online) - Sáng 4-8, đoàn thanh tra của Bộ Y tế phối hợp với thanh tra sở Y tế TPHCM kiểm tra công ty TNHH đầu tư TM XNK dược Bảo Khang, kinh doanh thực phẩm chức năng và phát hiện nhiều sai phạm, đặc biệt là thực phẩm chức năng bị quảng cáo thổi phồng thành thuốc chữa bệnh.
Công ty này nằm trên đường Phan Văn Trị, Gò Vấp (TPHCM).
Tại hiện trường kiểm tra, công ty dược Bảo Khang đang kinh doanh khá nhiều sản phẩm chức năng như: Slimming Express, Everslim, Tiền đình Bảo Khang, Easy Slimming, Arthro -7…nhưng các phẩm phẩm trên đều quảng cáo sai quy định, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có nhãn phụ tiếng Việt đối với những sản phẩm ngoại nhập…
Đây là những thực phẩm chức năng được cho là làm giảm cân, đáp ứng thị hiếu của nhiều người tiêu dùng.
Tuy nhiên, khi đoàn thanh tra kiểm tra kho hàng của công ty này đã phát hiện những ấn phẩm công ty tự in ấn và phát hành đến tay người tiêu dùng có nội dung quảng bá trái luật khi sử dụng từ “thuốc” để thay thế thực phẩm chức năng. Cụ thể như: sản phẩm sản phẩm Express Slimming không ghi rõ nguồn gốc xuất xứ mà chỉ ghi công nghệ và chất lượng Mỹ. Thực phẩm này được công ty quảng cáo chiết xuất từ trái thanh long “Các hợp chất trong thuốc sẽ giúp chuyển hóa chất béo thành calori cho hoạt động cơ thể, giúp giảm cân nhanh chóng, an toàn qua hệ bài tiết và tiêu hóa”.
Chưa thấy một nghiên cứu nào chứng minh nguồn gốc của sản phẩm này, đoàn thanh tra đã đề nghị công ty cung cấp tên của nhà khoa học nghiên cứu về sản phẩm và các kết quả thử nghiệm thực tế, nhưng giám đốc công ty (ông Nguyễn Duy Bảo) không trả lời, không chứng minh được gì.
Ông Bảo cho biết, sản phẩm Slimming Express, và một số sản phẩm khác được công ty phân phối cho nhà nhập khẩu là công ty Thiên Hà Xanh. Tuy nhiên, khi đoàn kiểm tra tìm đến địa chỉ của Công ty Thiên Hà Xanh thì không có tên công ty này tại số nhà nói trên mà chỉ là một cơ sở làm đẹp.
Công ty Bảo Khang đăng ký kinh doanh không liên quan đến lĩnh vực dược nhưng vẫn trưng bảng hiệu “Dược Bảo Khang”. Đoàn đã niêm phong lô hàng, thu hồi các ấn phẩm quang cáo sai sự thật, lấy mẫu sản phẩm và mang đi kiểm nghiệm để đối chiếu với chất lượng được công bố trên sản phẩm. Đồng thời các cơ quan chức năng lập biên bản và yêu cầu công ty ngừng ngay các hoạt động sai phạm.
Phó Cục trưởng Cục Vệ sinh An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong đã nhận định: “Hình thức hoạt động của công ty này quảng cáo vượt quá giới hạn được cấp phép, thổi phồng sự thật, thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị nhưng công ty quảng cáo là thuốc và xem như một thần dược”.

PICS : Những phận đời ly hương mưu sinh giữa Sài Gòn



image
Không nơi nào lực lượng hàng rong đông như ở Sài Gòn. Hàng rong từ chỗ mưu sinh nay đã thành một nghề nghiêm túc của nhiều người. Từ những vùng quê nghèo khó, nhất là miền Trung “cát trắng gió Lào”, người bán hàng rong đổ về thành phố với bao nỗi lo toan, từ cơm áo nợ nần đến chữ nghĩa cho con cái đều trông chờ vào việc góp nhặt những đồng tiền lẻ ở vỉa hè, quán nhậu.

Một ngày tháng 8 Sài Gòn mưa sụt sùi, theo chân những người bà, người chú, người chị bán hàng rong dọc ngang phố xá tôi mới thấm thía nỗi vất vả nhọc nhằn, cả những hiểm nguy của họ trong cuộc mưu sinh.

image
Hàng rong Sài Gòn
Theo chân người bán rong

Hình ảnh đôi gánh hàng rong, những chiếc xe đạp với lỉnh kỉnh bánh kẹo, cá viên chiên đã không còn quá xa lạ với người Sài Gòn. Bất kể nắng hay mưa, từ hẻm sâu đến đường lớn, những bước chân phụ nữ, đàn ông đầy lam lũ vẫn lặng lẽ quẩy đôi quang gánh kĩu kịt trên vai, lội bộ cùng đôi dép mòn vẹt gót giữa dòng xe cộ tấp nập.

Sống ở Sài Gòn gần chục năm, tôi đã gặp không biết bao nhiêu đôi quang gánh, đã nghe kể những câu chuyện đời, chuyện người sau mớ cóc, ổi, xoài… buồn, vui lẫn lộn nhưng đều có điểm chung là thấm đẫm mồ hôi, nước mắt dọc dài năm tháng đời bán rong.
image
Còn nhớ, ngày 17.7.2008, UBND TP.HCM ra quyết định cấm bán hàng rong trên 15 tuyến đường trọng điểm tại Q.1 (về sau nâng lên thành 53 tuyến đường trên toàn thành phố). Từ đó, bán hàng rong trở thành hành vi phạm pháp. Thấp thỏm, lén lút và âu lo là tâm trạng thường trực của những kiếp nghèo tha phương.

Nhiều người trong số họ còn chọn buôn thúng bán bưng ngay cả vào thời điểm nửa đêm về sáng dù biết nguy hiểm luôn chực chờ mình. Bị cấm, nơm nớp lo chạy đội trật tự, nhưng lời rao da diết đến não lòng từ những gánh hàng rong vẫn khiến không ít người xúc động. Để hiểu hơn về cuộc sống của những phận đời ấy, tôi đã theo chân họ nhiều ngày, rảo qua không biết bao nhiêu con đường Sài Gòn mùa mưa. 


image
Dù trời mưa tầm tã nhưng các chị vẫn lặn lội đi bán hàng rong
Sáng nào cũng vậy, mặt trời chưa ló dạng, khu vực Nhà điều hành xe buýt Bến Thành (Q.1) đã đông nghẹt người. Hành khách già, trẻ, nam, nữ vội vã chen chân lên tuyến xe sớm nhất. Người đi làm, đi học, người tung tăng đi chơi. Không ai còn thời gian để tâm đến cái dáng lầm lũi, bơ phờ của các bà, các chị đang quẩy gánh hàng rong đi qua phía đối diện, trên đường Phạm Ngũ Lão (Q.1). Đằng sau gánh hàng với không quá 400.000 - 500.000 đồng tiền vốn là bao phận đời éo le, cơ cực.

Tôi biết chị Trần Thị Trang cách đây bốn năm. Hồi đó, chị quẩy gánh hàng rong với lỉnh kỉnh cóc, ổi, xoài, bánh tráng trộn… đi bán ở công viên 23.9 (Q.1). Chị người Bình Định, mới 47 tuổi mà tóc đã bạc nhiều, gương mặt đen sạm và hai mắt lúc nào cũng thâm quầng vì mất ngủ.

Chị thuê trọ, mà nói thuê trọ cũng chưa đúng, chẳng qua chỉ là “mua” chỗ ngủ đêm giá 8.000 đồng/đêm. 3 giờ sáng, chị tất tả ra chợ mua bánh, trái rồi gánh bán đến tận 1 giờ sáng hôm sau mới về. Ăn vội phần cơm nguội, tắm, giặt, chưa kịp ngả lưng đã lại quầy quả đi. Thành ra, trông chị lúc nào cũng như kiệt sức tới nơi. Dạo đó, tôi hay ghé công viên chơi, thăm chị. Hai chị em ngồi nói đủ thứ chuyện. Chị khoe 2 đứa con ở nhà học giỏi, ngoan ngoãn, khoe tháng vừa rồi chị bán được, chắt chiu gửi về nhà cho chồng, con cả triệu. 

image
Thi thoảng, ngớt khách, chị ngồi bó gối, trầm ngâm, vừa nhìn xe cộ vừa thủ thỉ: “Chị ước hai đứa nhỏ nhà chị có cơ hội biết giảng đường đại học, biết Sài Gòn đặng tương lai bớt khổ”. Mỗi lần nhắc đến con, trong mắt chị ánh lên nhiều niềm vui. Chị bảo, lăn lộn kiếm từng đồng bạc lẻ như thế này không khiến chị khổ tâm bằng việc phải cho con thôi học. Bởi vậy, cực mấy chị cũng ráng chịu, chỉ cần các con chăm ngoan, học giỏi. Quen lâu, tôi chưa nghe chị than vãn hay mơ ước điều gì cho riêng mình. Tất cả đều vì con.

Hôm rồi gặp lại, chị cười hiền, khoe: “Hai đứa nhỏ nhà chị vô đại học hết rồi đó em”. Tôi mừng cho chị. Mừng những nhọc nhằn của chị đã được đền bù xứng đáng. Nhưng, hình như con càng học lên cao, chị càng cực. Bằng chứng là bữa cơm trắng quẹt với muối ới, mấy năm rồi vẫn vậy, không có gì khá hơn. Đôi dép lào mòn vẹt, cái nón lá rách bươm ngày xưa thấy chị ghi số điện thoại của con lên đó giờ chị còn đội trên đầu.

Tôi ngỏ ý xin theo chị bán hàng rong vài buổi. Chị lắc đầu nguây nguẩy, nói: “Thôi, thôi, sức đâu mà bán hả em. Sài Gòn đang mùa mưa, đường sá ngập nước tùm lum hết à, cái gánh này dòm vậy chớ nặng lắm, em kham không nổi đâu”. Tôi kham không nổi thật. Vừa kề vai vào, chực đứng dậy đã ngã nháo nhào. Mấy chị em cười ứa nước mắt. Chị Trang xuýt xoa: “Khổ chưa. Thôi, nếu muốn biết thì cứ theo chị, khỏi gánh gồng gì hết”. Đi cả buổi chiều, mưa không ngớt. Khách vắng, lạnh và đói meo.


image
Những người bán hàng rong trong đêm Sài Gòn
Chúng tôi ngang qua đường Nguyễn Thông (Q.3), trời bỗng đổ mưa ào ào. Trong mái hiên nhỏ, người đàn ông tóc bạc ngồi bó gối, không biết vì mệt hay vì lạnh. Tôi lân la hỏi chuyện, ông Huỳnh Văn Khương (61 tuổi, người Phú Yên) trải lòng: “Tôi vô Sài Gòn bán đậu phộng luộc 5 năm nay. Nhà có 4 đứa con, mần ruộng không đủ ăn nên phải đi thôi. Tôi thuê trọ dưới quận Bình Thạnh, chừng 4 giờ sáng là dậy nhận đậu đi bán đến 9-10 giờ đêm. Ngày nào cũng như ngày nào, lội bộ riết nên hai bàn chân từ chỗ sưng, đau thành ra chai luôn rồi”.

Ngoài thúng đậu phộng, bọc ni-lông, trong túi ông Khương còn có mớ thuốc Tây. Thấy lạ, hỏi mang theo thuốc chi vậy? Ông Khương bộc bạch: “Bệnh nhiều lắm cô à. Tôi bị tăng-xông, mệt trong người, phải mang theo thuốc đề phòng lỡ lên cơn đau đột ngột giữa đường thì còn biết xử trí”. 

image
Mưa càng lúc càng nặng hạt. Ngoài đường, vài chị trùm áo mưa mỏng dính, tiếp tục quày quả đi. Cũng có người chở hàng bằng xe đạp, nhưng chủ yếu dắt bộ chứ chẳng ai dám ngồi lên xe chạy. Chị Trang nói vui: “Dắt bộ đặng mời khách chứ chạy ào ào thì bán cho ai. Những đêm ế khách, bọn chị hay ngồi chuyện trò rôm rả và so sánh coi chân ai chai hơn, “lì đòn” với mưa, nắng và sỏi đá hơn. Giả sử có cái giải thi gánh mướn, lội bộ đường dài chắc tụi chị trúng giải lớn quá”. Chị đùa mà tự dưng thấy nước mắt chảy.

Chập chờn giấc ngủ đêm

image
Lang bạt giữa Sài Gòn, không nhà, không người thân, tất nhiên phải ở trọ. Nhưng thực tế cho thấy, rất ít người bán hàng rong có đủ khả năng thuê một căn phòng tươm tất, sạch sẽ để ngả lưng sau ngày làm việc vất vả. Bởi vậy, ăn uống kham khổ, đến ngủ cũng kham khổ là tình cảnh chung của những người bán hàng rong.

Dì Tám (bán hàng rong tại công viên 23.9) tình thiệt: “Ôi, ăn còn không dám nói chi thuê phòng hả cô! Tụi tui chỉ mướn một chỗ ngủ vài ba giờ đồng hồ thôi. Hồi xưa giá có 6.000- 8.000 đồng/đêm, giờ thì 10.000- 15.000 đồng/đêm rồi. Nếu muốn sạc pin điện thoại thì phải trả thêm tiền. Nói chung, hở ra là tiền nên tiết kiệm được khoản nào hay khoản đó”.

Theo dì Tám, mấy xóm trọ trên đường Rạch Bùng Binh (Q.3), Cầu Ông Lãnh (Q.1) và cả dưới quận Bình Thạnh, Thủ Đức đều có những ngôi nhà cho người bán rong “mua ngủ” qua đêm. Bất kể già, trẻ, nam, nữ gì cũng có thể đi mua ngủ bởi giá thuê phòng trọ ở những quận này rất mắc. Hơn nữa, tâm lý chung của người bán hàng rong là “mỗi ngày ngủ chừng 2, 3 tiếng đồng hồ là nhiều, thuê phòng chi cho tốn kém”.

Phải năn nỉ mãi, chị Trang mới chịu đưa tôi về chỗ trọ mà chị đã tá túc mấy năm qua. Cái lý của chị nghe thương lắm: “Em là con gái, chỗ đó chẳng thích hợp cho em đâu. Đàn ông, phụ nữ, già, trẻ gì cũng chen vô ngủ, không có khoảng cách, không chăn, màn chi cả, đến cựa mình cũng khó khăn. Sợ vừa thấy cảnh đó, em lại nằng nặc đòi ra thì khổ. Đi bán như chị, miễn có được chỗ nằm nghỉ tí là mừng rồi, không dám đòi hỏi gì thêm”. Tôi quả quyết, dù thế nào cũng sẽ ngủ với chị một đêm.

Vậy là lại lẽo đẽo theo chị về khu vực Cầu Ông Lãnh. Chúng tôi dừng chân trong một căn nhà tối bưng, ẩm thấp và nồng nặc những mùi gián, chuột, thuốc lá. Nhà vệ sinh, nhà tắm dùng chung. 1 giờ sáng mà có cả chục người đứng, ngồi chờ đến lượt “giải quyết nhu cầu”. Chị Trang phân bua: “Đi bán cũng gặp nhà vệ sinh công cộng nhưng mình vô là mất 2.000 đồng/lượt chứ ít gì. Bởi vậy, ai cũng ráng nhịn em à, chừng nào chịu không thấu mới bấm bụng bỏ ra 2.000 đồng thôi. Riêng tắm, giặt thì chờ về đây, tắm phải dè xẻn từng ca nước.


image
Dù đã khuya nhưng những người phụ nữ bán hàng rong vẫn miệt mài với công việc của mình
Dạo này mưa, đi lang thang ngoài đường, người hết ướt rồi lại khô. Ngày mấy bận như vậy rất dễ bị cảm lạnh. Mà cảm thì cảm, hôm sau vẫn gắng dậy đi bán chứ không dám nghỉ”. Đứng cạnh chúng tôi, chị Phạm Thị Tâm (người Quảng Ngãi) xắn quần ống thấp, ống cao, mặt mũi bơ phờ. Chị thủ thỉ: “Nhiều khi, 2- 3 người phải vô nhà vệ sinh chung một lượt. Biết sao giờ, mình đi mua ngủ mà, có chỗ tắm táp, giặt giũ là may lắm rồi”.

Căn phòng mấy chục mét vuông mà cả trăm người chen chúc. Tiếng thở dài, tiếng ngáy, ho và cả những tiếng rì rầm chẳng rõ nghĩa vọng lại trong đêm. Tôi hỏi, có ngủ được không? Chị Trang cười: “Chập chờn thôi em. Từ ngày vô Sài Gòn đến giờ, chị chưa biết cảm giác ngả lưng xuống giường, chiếu, có gối, có mền nó thế nào. Thời gian đầu, buồn và tủi thân dữ lắm. Nhiều lúc muốn bỏ hết, về quê với chồng con, nhưng nghĩ đến cảnh ruộng ít, nhà lụp xụp, về thì tiền đâu đóng học phí, mua sách vở cho con, vậy là đành ở lại”. 

Trong những ngày theo chân các bà, các chị bán hàng rong, tôi ngỡ ngàng nhận ra, đối với họ, mua chỗ ngủ qua đêm xem như vẫn còn may. Nhiều người vì không “xí” được một khoảng nền bé tẹo trong các nhà trọ đành ra quán cóc vỉa hè thuê võng, ghế ngủ ngồi. Có dịp ghé chợ đầu mối Bình Điền, Thủ Đức hay chợ Bình Tây lúc nửa đêm về sáng, sẽ không khó bắt gặp những phận đời ngủ ngồi giữa tiếng xe cộ ồn ào, khói thuốc lá nặng mùi và tiếng ngáy o o của cánh đàn ông. 

image
Ông Khương cho biết: “Tôi thuê chỗ ngủ dưới Bình Thạnh, mấy trăm nghìn một tháng. Anh, em nằm, ngồi la liệt. Nhưng như vậy là mừng lắm rồi. Tôi đi bán mấy năm, gặp nhiều anh em khổ hơn nhiều. Họ ngủ ngoài đường, trong nhà chờ xe buýt hoặc mấy quán cà phê, người ta tính giá ghế, theo loại nước mình gọi, võng thì mắc hơn, chừng 10 ngàn/chiếc”.

Người xa quê, chọn nghề buôn thúng bán bưng giữa Sài Gòn là vậy. Họ luôn cố gắng tiết kiệm đến hết mức có thể. Ví như chị Trang, chị Tâm mỗi ngày chỉ ăn đúng một bữa. Thức ăn thường trực của họ là muối ớt, năm khi mười họa mới dám mua hộp cơm có thịt, cá. Không thuê phòng trọ, giấc ngủ luôn trong cảnh “thiếu trước hụt sau”.

Những ngày dọc ngang qua mấy công viên, thỉnh thoảng tôi lại gặp một bà, chị ngồi ngủ gật ngay bên gánh hàng của mình. Đến chừng giật mình dậy, gương mặt của họ hãy còn phảng phất cái sự “thèm ngủ”. Vậy mà, chẳng thấy ai than vãn điều gì. Họ cứ lặng lẽ đi, về như con ong chăm chỉ. Chị Trang bảo người bán rong dù là nam hay nữ gì cũng vậy, giấc ngủ luôn luôn thiếu.

Và những hiểm nguy

“Đã nghèo còn gặp eo” là câu nói tôi hay nghe các bà, các chị rỉ tai trong những ngày theo chân họ. Nào bị cụt vốn vì khách ăn quỵt, xin đểu, nào cướp giật, móc túi, đủ cả những điều bất an. Thế nhưng, lỡ có gặp nạn cũng cắn răng chịu chứ không biết cầu cứu ai. “Đã chọn nghề này thì phải chấp nhận rủi ro”- chị Trang kết luận.

image
Ghé Hồ Con Rùa vào đêm mưa, tôi chạnh lòng bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ nằm co ro ngủ bên gánh hàng ế ẩm. Gọi mãi chị mới giật mình ngồi dậy. Rồi như nhớ ra điều gì khẩn cấp lắm, chị dụi mắt, hì hục lục lọi trong mấy lớp áo cũ tìm vật gì đó. Đến khi lôi ra được cái túi vải xỉn màu, chị mới thở phào: “Lội bộ từ quận Bình Thạnh lên tới công viên Lê Thị Riêng rồi qua đây, tôi kiệt sức, ngủ lúc nào không hay.

Mấy bận trước cũng thế này, tỉnh dậy thì không chỉ bánh, trái mất mà ngay cả tiền bọc trong túi cũng mất sạch”. Nói rồi, chị lại khẽ thờ dài. Chị tên Dinh, người Quảng Ngãi, 45 tuổi, tóc đã bạc và đôi mắt rất buồn. Chị bảo, hành trình buôn thúng bán bưng của mình mới đó mà đã ngót chục năm. Chị Dinh cho biết: “Mình phụ nữ chân yếu tay mềm, đi bán ban đêm nguy hiểm lắm. Có lần, một nhóm 5, 6 thanh niên tóc đỏ, tóc vàng ghé lại kêu tôi làm bánh tráng trộn. Tôi mừng quá chừng vì nghĩ mình gặp mánh, bán được nhiều. Ai dè, đang lúi húi thì một cậu đâu 20, 21 tuổi gì đó, kề dao sát cổ tôi, kêu có nhiêu tiền đưa ra, im thì sống. Vậy là, tôi có dám ú ớ câu nào đâu. Bao nhiêu vốn liếng bay hết chỉ trong vòng một phút.

Đau lắm! Tụi nhỏ bỏ đi, tôi ngồi khóc như mưa. Thấy thương mình quá!”. Ngồi gần chị Dinh, chị Nguyễn Thị Gái (người Bình Định) góp chuyện: “Làm nghề này, ngoài vất vả ra, rủi ro cũng rất nhiều. Hôm rồi, tôi ngồi bán bên công viên 23/9, có hai thanh niên tới mua cóc, xoài và bánh tráng trộn. Vừa làm xong, chưa kịp nói gì thì cả hai hè nhau giật phăng mấy gói bánh bỏ chạy. Vậy là mất tiền. Tôi đâu thể chạy theo, phần biết sức mình đuổi không kịp, phần lo, lỡ hớ ra, mấy đứa có đồng bọn đằng sau chạy tới trút luôn cái gánh thì cụt đường buôn bán chứ chẳng chơi”.

image
Bị móc túi, ăn quỵt chưa phải là những mối lo duy nhất của người bán hàng rong. Việc mua chỗ ngủ qua đêm cũng thường trực bất an cho họ. Tôi chưa kịp ngả lưng xuống nền, chị Tâm đã dặn dò: “Em có mang theo tiền bạc hay điện thoại thì nhớ cẩn thận kẻo bị móc mất, sáng dậy không còn gì đâu”. Chị Trang kể: “Người mua chỗ ngủ đủ mọi thành phần, biết ai mà lần. Chuyện kẻ xấu trà trộn vô ngủ để móc túi xảy ra thường xuyên. Chị bị mất một lần rồi. Về sau, kinh nghiệm là mình phải chia tiền ra, bỏ trong nhiều túi, chẳng may mất cái này thì còn cái khác”.

Bán hàng rong ban đêm, giá có nhỉnh hơn ban ngày 1.000- 2.000 đồng/loại hàng. Không chỉ vậy, ban đêm, khách ghé công viên chơi, ra bờ kè nhậu nhẹt nên các loại trái cây, đậu phộng, trứng cút, trứng gà bán được nhiều. Do dó, người bán hàng rong thường chấp nhận cảnh đi sớm, về khuya những mong có thêm ít tiền lời. Theo tìm hiểu của tôi, không chỉ cánh phụ nữ mà đàn ông cũng gặp phải cảnh xin đểu, trấn lột giữa đêm như thường.

Bán cá viên chiên, trứng cút chiên ngót 8 năm, anh Ngô Văn Thành (30 tuổi) không thể nhớ hết số lần mình bị ăn quỵt, xin đểu. Anh Thành kể: “Nhiều khi do đông khách, mình lơ là nên mấy tên choai choai ghé mua rồi bỏ chạy khi chưa trả tiền, nhưng phần lớn là chúng đi thành nhóm, 3- 4 tên, kề dao, kim tiêm vào cổ mình xin "chút đỉnh". Những lúc như vậy, rất khó phản ứng kịp”.

image
Kham khổ nhiều, nguy hiểm cũng lắm nhưng khi tôi hỏi tính chừng nào về quê hẳn thì các bà, các chị, cá chú lại lắc đầu: “Chắc còn lâu lắm. Chờ tụi nhỏ học hành thành tài cái đã rồi mới tính. Ai chẳng muốn sum họp bên gia đình, nhưng về quê thì lấy gì sống?”. Câu hỏi nghe nhẹ hều mà chẳng ai trả lời được. Và như thế, họ lại lầm lũi sống những ngày đơn độc, vắt kiệt sức bên những gánh, thúng hàng rong. Với những phận đời ấy, đường về quê xa lắc!



Nhật Nguyệt

209 lao động Việt Nam tại Li-bi đã được đưa về an toàn

Giao tranh ác liệt tại Li-bi - Ảnh: Reuters
(TBKTSG Online) - Tính đến ngày 4-8, Việt Nam đã đưa được 209 lao động rời khỏi Li-bi và về nước an toàn, 182/281 lao động ra khỏi khu vực có xung đột ở Tri-pô-li và Ben-ga-zi, số còn lại đang được khẩn trương sơ tán trong vòng 48 giờ tới.
Đây là thông tin mới nhất được Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra chiều tối ngày 4-8.
Theo đó, tại Thành phố Ben-ga-zi, sáng ngày 4-8, 25 lao động đã được đưa ra khỏi Ben-ga-zi và di chuyển về biên giới Ai Cập. Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập đã cử 4 cán bộ lên biên giới Ai Cập – Libi để đón và đưa người lao động về thủ đô Cai-rô. Còn các doanh nghiệp mua vé máy bay cho người lao động từ Cai-rô để về nước dự kiến trong ngày 5 và 6-8.
Tại thành phố Tri-pô-li, đến ngày 4-8, Việt Nam đã đưa được 157 lao động ra khỏi Tri-pô-li di chuyển đến các khu vực an toàn.
Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục Trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước cho hay, ngoài Tri-pô-li và Ben-ga-zi, các nhóm lao động ở các khu vực khác đã có phướng án di chuyển và sẽ được triển khai từ ngày 7-8 đến giữa tháng 8-2014 theo ba hướng chính: Hướng di tản đường bộ và hàng không về biên giới Ai Cập; hướng di tản đường bộ về biên giới Tuy-ni-si và hướng di tản đường thủy và đường không về Thổ Nhĩ Kỳ và Malta.
Thời gian gần đây tình hình Li-bi diễn biễn phức tạp, xung đột giữa các phe phái tại Li-bi xảy ra, chủ yếu ở hai thành phố lớn Tri-pô-li và Ben-ga-zi. Vào thời điểm giữa tháng 7-2014, Việt Nam có 1.750 đang làm việc tại Li-bi do 11 doanh nghiệp đưa sang, trong đó có 281 lao động làm việc tại 2 thành phố đang có xung đột là Tri-pô-li  và Ben-ga-zi.
Trước tình hình trên, ngày 31-7-2014 Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tạm dừng việc đưa lao động sang làm việc tại Li-bi, đưa ngay số lao động đang làm việc tại Tri-pô-li và Ben-ga-zi về nước, số lao động ở các khu vực chưa có xung đột thì căn cứ vào tình hình thực tế để quyết định đưa người lao động về nước sớm.

Hàng trăm người dùng ghe chống đoàn cưỡng chế



TANMAI-BIEUTINH

Sáng qua 2.8, hàng trăm hộ dân nuôi cá bè trên sông Cái (còn gọi là làng cá bè Tân Mai, nằm trên một nhánh sông Đồng Nai, đoạn qua TP.Biên Hòa, Đồng Nai) đã dùng ghe nhỏ dàn ra sông để chống đoàn cưỡng chế.
Khoảng 8 giờ cùng ngày, khi đoàn cưỡng chế của UBND TP.Biên Hòa (gồm công an, dân quân tự vệ, cảnh sát phòng cháy chữa cháy…) cùng người thu mua cá và chiếc sà lan có gắn cần cẩu tiến đến làng cá bè Tân Mai thì xuất hiện hàng trăm người với đầy đủ thành phần già trẻ, lớn bé đi trên ghe ùa ra phản đối, bao vây cản trở lực lượng chức năng thi hành nhiệm vụ.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên, số người tụ tập phản đối này chủ yếu quê ở Nam Định vào đây nuôi cá, mỗi hộ đều có từ 2 bè cá và hàng chục lồng cá, thu nhập mỗi năm lên đến hàng trăm triệu đồng. Chính vì thế, nhiều người đã tụ tập, gây áp lực với đoàn cưỡng chế. Bà Nguyễn Lệ Xuân (một trong những hộ dân nằm trong danh sách cưỡng chế di dời), nói: “Đang vào mùa nước lớn rất khó di dời. Quá trình di dời, nếu không may bị thủng bè khiến cá thoát ra ngoài là tôi trắng tay. Còn nếu bán cho chính quyền, cá dưới nửa ký họ mua với giá 8.000 đồng/kg, còn nửa ký trở lên thì 30.000 đồng/kg là quá thấp so với thị trường. Tôi mong chính quyền cho tôi thêm vài tháng nữa khi xuất bán xong lứa cá này tôi sẽ tự động di dời và tháo dỡ, nhưng không được chấp thuận”.
Trước áp lực của các hộ dân nuôi cá bè, đến khoảng 17 giờ cùng ngày, đoàn cưỡng chế đã rút về sau khi hai bên đạt thỏa thuận. Chính quyền sẽ hỗ trợ kinh phí để người dân tự di dời trong vài ngày tới. Ông Nguyễn Kim Phước, Trưởng phòng Kinh tế TP.Biên Hòa (Trưởng đoàn cưỡng chế), cho biết: “Theo kế hoạch, trong sáng 2.8 đoàn sẽ tiến hành cưỡng chế 12 hộ dân nhưng vào chiều qua có 7 hộ đã tự nguyện di dời nên chỉ còn lại 5 hộ”.
Nhằm hạn chế sự ô nhiễm nguồn nước và tạo nên một điểm tham quan du lịch bằng đường sông, năm 2002, UBND TP.Biên Hòa đã lập dự án quy hoạch làng cá bè Tân Mai. Đến năm 2005 thì dự án được phê duyệt, sau đó trải qua nhiều lần điều chỉnh. Lần điều chỉnh gần nhất là vào tháng 6.2013, theo đó sẽ có 247 hộ được nuôi 271 bè trên đoạn sông hiện hữu với tổng chiều dài gần 4 km (hiện khu vực này tồn tại hơn 650 bè cá và hàng trăm lồng cá của gần 300 hộ dân). Bè sử dụng có kích thước 8 m x 4 m x 2 m. Tối đa một hộ chỉ được nuôi 2 bè và thời gian tổ chức thực hiện di dời, sắp xếp là từ ngày 15.6.2013 đến 10.8.2013. Tuy nhiên, đến nay rất ít người chịu làm đúng theo quy hoạch, vì vậy UBND TP.Biên Hòa quyết định cưỡng chế, di dời về vị trí mới theo “Dự án quy hoạch làng cá bè”.
THEO THANH NIÊN

“Thoát Trung”: Đã nhảy thì rất…ngoạn mục?



langson

Theo thứ trưởng Bộ Công thương, trong mọi trường hợp không bao giờ bỏ thị trường Trung Quốc nhưng mặt khác cũng phải đa dạng hóa thị trường.
Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam (Bộ Công thương) và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ vừa công bố nghiên cứu dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, cảnh báo cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đang dựa quá nhiều vào sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên, phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Báo cáo cho rằng, dù xuất khẩu tăng nhanh nhưng tỷ trọng xuất khẩu của các thành phần kinh tế trong nước ngày càng giảm. Trong khi đó, các doanh nghiệp FDI chủ yếu làm gia công xuất khẩu với phần lớn nguyên vật liệu nhập khẩu. Họ có rất ít kết nối với các doanh nghiệp trong nước.
Nói cách khác, các doanh nghiệp FDI đầu tư mạnh vào Việt Nam chỉ để giải bài toán về lao động, tận dụng lao động giá rẻ của Việt Nam. Đóng góp của FDI trong việc cải tiến công nghệ và nâng cao năng lực sản xuất, vì vậy, vẫn không đáng kể. Việt Nam không thể phát triển bền vững nếu chỉ dựa vào khối FDI.
Thứ hai, cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam dựa quá nhiều vào các sản phẩm thô, thâm dụng tài nguyên, thâm dụng lao động, có giá trị gia tăng thấp.
“Kinh nghiệm của các nước chỉ ra rằng nếu cơ cấu xuất khẩu chỉ tập trung vào một số ngành hàng, đặc biệt là những hàng hóa thô, thì khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng bền vững trên diện rộng”
Trao đổi với Đất Việt khi đề cập đến giải pháp của Bộ Công thương để giải quyết tình trạng trên, ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương cho biết đây mới chỉ là báo cáo được đưa ra để xin ý kiến. Sau khi làm chính thức sẽ đưa đến các bộ, ngành để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp, do vậy, chưa thể nói gì vào thời điểm này. Tuy nhiên, ông Hải khẳng định, trong thời gian rất gần chắc chắn sẽ phải xong.
Thừa nhận tình trạng bán rẻ, bán nhiều, chủ yếu là xuất khẩu thô và xuất sang Trung Quốc đã được các chuyên gia cảnh báo từ lâu chứ không đợi tới nghiên cứu này và bản thân cũng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề trên, nhưng Thứ trưởng Bộ Công thương cho rằng nghiên cứu của Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam và Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sĩ có nhiều vấn đề phải làm kỹ hơn, rõ hơn và đi cụ thể vào từng ngành nghề.
“Nói chung chung là phải mở rộng, đa dạng hóa thị trường thì ai chẳng nói được. Vấn đề là thị trường nào, mặt hàng gì, từng vùng Bắc, Trung, Nam, từng ngành phải làm gì… cái này phải làm rõ hơn rất
nhiều”.
Giải thích vì sao đã nói mãi về đa dạng hóa thị trường nhưng biến chuyển thay đổi sự phụ thuộc vào Trung Quốc lại rất chậm, ông Đỗ Thắng Hải nói: “Đó là vì Việt Nam mình như thế, nước đến chân mới nhảy nhưng nhảy rất ngoạn mục! Cứ yên tâm, ai cũng biết thế nhưng chưa chịu làm, kể cả doanh nghiệp, nên phải từng bước đẩy lên.
Trước đây người ta sôi sục về chuyện này nhưng khi thấy giàn khoan Trung Quốc rút đi lại thấy bình thường. Khi căng thẳng nhất đừng có làm phức tạp lên. Một mặt vẫn cần đa dạng hóa thị trường nhưng vẫn phải làm ăn với Trung Quốc, trong mọi trường hợp không bao giờ bỏ thị trường 1,5 tỷ dân. Chúng tôi đã và đang làm việc này và làm rất nhiều”.
Với kinh phí 3,8 triệu USD từ nguồn vốn ODA của Chính phủ Thụy Sĩ, dự án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa về tiềm năng xuất khẩu của Việt Nam được thực hiện từ năm 2013-2017, do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm phụ trách. Ông kỳ vọng, dự án này sẽ giúp cho các cấp, các ngành, từ các nhà quản lý đến doanh nghiệp địa phương biết rõ về thực trạng của xuất khẩu Việt Nam, từ đó có thể thay đổi được suy nghĩ và biến thành hành động.
Theo Đất Việt