Tuesday, June 17, 2014

Chìm tàu ở Malaysia, 66 người mất tích

 (Petrotimes) – Tính đến thời điểm này, tung tích 66 người có mặt trên chiếc tàu chở 97 người nhập cư bất hợp pháp từ Indonesia vào Malaysia, bị chìm ngoài khơi bờ biển phía tây của Malaysia rạng sáng ngày 18/6 vẫn bặt vô âm tín.

66 người mất tích trên một chiếc tàu bị chìm ngoài khơi bờ biển phía tây của Malaysia rạng sáng ngày 18/6
Reuters trích dẫn lời ông Muhamad Zuri, một quan chức của Cơ quan thực thi hàng hải Malaysia cho biết: “Đây là một chiếc tàu bất hợp pháp và tất cả các hành khách đều là người Indonesia”.
Cũng theo ông Zuri, phần lớn hành khách trên tàu là phụ nữ, trẻ em và một chiếc tàu như vậy không thích hợp cho một chuyến đi biển.
Trước đó, ông Zuri nói rằng, đã có 61 người bị mất tích, nhưng sau đó đã đính chính là chỉ có 31 hành khách được cứu thoát.
Hiện cơ quan chức trách của Malaysia đã cử tổng cộng 3 tàu tìm kiếm và sẽ sớm điều một máy bay trực thăng đến vùng biển trên để tìm người sống sót.
Tờ New Straits Times của Malaysia đưa tin, chiếc tàu bị chìm khoảng nửa đêm ngày 18/6 khi ở cách thành phố duyên hải Banting ở vịnh Malacca khoảng 3,2km.
Hiện có hàng chục nghìn người Indonesia đang lao động bất hợp pháp tại các đồn điền và ngành công nghiệp khác tại Malaysia. Những người có mặt trên chiếc thuyền xấu số được cho là đang tìm cách trở về nhà trước khi bắt đầu tháng Ramadan của người Hồi giáo.
10:48 | 18/06/2014
Linh Phương 

Tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông và Biển Hoa Đông: Đâm va ra sinh sự

(PetroTimes) - Ngày 13/6, Học viện Ngoại giao Áo và Hội Hữu nghị Áo - Việt đã phối hợp với Tiến sĩ Afred Gerstl, chuyên gia tại Viện Khoa học Đông Á, Trường đại học Vienna (Áo) tổ chức hội thảo về Biển Đông với sự tham dự của khoảng 80 đại biểu. Tham luận của Tiến sĩ Afred Gerstl tập trung phân tích sâu về vị trí Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) khi đối chiếu với UNCLOS; đồng thời nhấn mạnh: Việt Nam tuyên bố chủ quyền của mình ngoài cơ sở pháp lý của UNCLOS, còn dựa trên căn cứ có từ thời Vua Lê Thánh Tông (1460-1497) và được Pháp tái khẳng định năm 1884.
Cũng trong ngày 13/6, khi phát biểu tại phiên họp toàn thể của hội nghị lần thứ 24 các nước thành viên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) diễn ra tại trụ sở chính của Liên Hiệp Quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Đại sứ Lê Hoài Trung, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh: Việt Nam tiếp tục phản đối việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên UNCLOS phản đối các hành vi đơn phương của Trung Quốc gây căng thẳng tại Biển Đông.
Thay đổi nguyên trạng bằng mọi giá
Giới phân tích cảnh báo, Trung Quốc đã chuyển từ chiến lược “cắt lát salami” chiếm dần Biển Đông sang chiến lược đâm va. Và dù là “cắt lát salami” hay đâm va, Trung Quốc cũng đang muốn tạo ra “sự thật” để tuyên bố chủ quyền phi lý và Bắc Kinh không muốn bất kỳ một thỏa thuận đa phương nào về vấn đề này. Bởi Bắc Kinh cho rằng đã phạm sai lầm khi nhất trí về DOC, nên sẽ không tham gia COC.
Giáo sư Carl Thayer từng cảnh báo, mọi nỗ lực về COC chỉ lãng phí công sức của ASEAN bởi Trung Quốc không muốn điều này trở thành hiện thực. Do đó, 10 quốc gia thành viên ASEAN có thể giải quyết tranh chấp biển và lãnh thổ với nhau, dựa theo thỏa thuận giữa Indonesia và Philippines gần đây và một bộ quy tắc mới có thể tồn tại cạnh Tuyên bố về Khu vực Hòa bình, Tự do, Trung lập (ZOPFAN, 1971), Hiệp ước hữu nghị và hợp tác (1976), và Hiệp ước không vũ khí hạt nhân tại Đông Nam Á (1995).
Tiến sĩ William Choong, chuyên gia nghiên cứu cấp cao của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) cho rằng, trước những việc làm đầy toan tính của Trung Quốc nhằm mở rộng chủ quyền ở Biển Đông, ASEAN phải có cách tiếp cận chung, mạnh mẽ hơn với Trung Quốc để thúc đẩy hoàn thành COC. Đồng thời nhấn mạnh, nếu không có phản ứng nào, dù là quân sự hay phi quân sự từ các nước tuyên bố chủ quyền trong khu vực, Trung Quốc sẽ biến ý đồ của họ thành thực tế và mở rộng chủ quyền tại Biển Đông. Điều này sẽ có hại cho an ninh khu vực, vốn được thiết lập trên cơ sở các cuộc thương lượng và cộng tác giữa Trung Quốc với các nước tại Châu Á - Thái Bình Dương.
Tiến sĩ William Choong cũng cảnh báo, việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan HD-981 tại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Việt Nam, cũng như những hành động tại các bãi cạn mà Philippines tuyên bố chủ quyền và bãi đá James trong EEZ của Malaysia là chiến lược được tính toán kỹ càng để Bắc Kinh độc chiếm Biển Đông.
Chuyên gia về an ninh quốc tế tại Đại học Washburn, Mỹ Craig Martin cho rằng, việc Trung Quốc duy trì giàn khoan HD-981 tại Hoàng Sa đến nay cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng thay đổi hiện trạng trong khu vực. Giám đốc Chương trình An ninh quốc tế tại Viện Nghiên cứu cấp cao Lowy của Australia Rory Medcalf cũng khẳng định, Trung Quốc đang củng cố sự hiện diện của mình ở Biển Đông. Nhiều chuyên gia quân sự quốc tế nhận định, với những hành động đang diễn ra ở Hoàng Sa và Trường Sa, Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng và ép buộc các nước liên quan làm quen với thứ quyền lực mà Bắc Kinh đưa ra.
Theo chuyên gia Graeme Dobell thuộc Viện Chính sách chiến lược Australa, đã đến lúc phải khẳng định những động thái khiêu khích của Trung Quốc, như hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 và đâm tàu thực thi pháp luật, tàu cá Việt Nam, là sự biểu hiện đầy đủ và chính thức chính sách của Bắc Kinh. Chuyên gia Graeme Dobell khuyến cáo, đã đến lúc ASEAN thôi hy vọng vào việc thương thuyết với Bắc Kinh để đạt được COC bởi Trung Quốc không muốn bất kỳ thỏa thuận đa phương nào. Giáo sư Carl Thayer cũng cho rằng, tiến trình COC đã gây chia rẽ ASEAN và chia rẽ các nước ASEAN có tranh chấp.
Bộ trưởng QP Nhật Bản Itsunori Onodera
Ngày 13/6, Phó vụ trưởng Các vấn đề biên giới và hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương đã ngang ngược bịa đặt rằng, kể từ ngày 2/5, số lần tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc ở vùng biển gần giàn khoan HD-981 là 1.547 lần. Tuyên bố vu khống của ông Dịch Tiên Lương khiến một quan chức cấp cao Mỹ cho là “lộ rõ sự lố bịch” bởi Bắc Kinh từng sử dụng cả không quân và hải quân cũng như lực lượng hải cảnh để “đe dọa các nước khác”; đồng thời cho rằng, đây là một nỗ lực yếu ớt nhằm che đậy những gì Trung Quốc thực sự đang làm gần giàn khoan HD-981.
Cũng trong ngày 13/6, Tân Hoa xã đăng bài vu cáo Việt Nam của Cung Nghênh Xuân, Giáo sư luật quốc tế thuộc Đại học Ngoại giao Trung Quốc xung quanh vụ hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 tại thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Những động thái đáng quan ngại
Ngày 14/6, tờ The Philippine Star dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose thông báo, Manila vừa gửi công hàm phản đối việc Bắc Kinh tiến hành hoạt động cải tạo ở bãi đá Tư Nghĩa nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Trước đó, Philippines đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc về hoạt động khai phá ở bãi đá Gạc Ma cũng thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin cho rằng, Trung Quốc sẽ xây căn cứ tại Gạc Ma và đây sẽ là hiểm họa khôn lường. Cũng trong ngày 14/6, Tân Hoa xã cho biết, Trung Quốc khởi công xây dựng trường học mang tên Vĩnh Hưng với diện tích lên đến 4.650m2 cùng khoản đầu tư 36 triệu NDT (5,76 triệu USD) tại cái gọi là “thành phố Tam Sa”.
Tờ Philstar vừa dẫn báo cáo mật của Chính phủ Philippines cho rằng, Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng tại 5 bãi đá ở Biển Đông, đó là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. Theo đó, ngoài việc thiết lập đường băng trên bãi Gạc Ma, Trung Quốc còn đang xây dựng trái phép trên 4 bãi đá Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. Ngoài ra, Trung Quốc cũng sẽ sớm thay đổi hiện trạng tại bãi Đá Chữ thập và Xu bi. Hãng Bloomberg bình luận: Cát, xi măng, gỗ và bê tông là những công cụ mới nhất trong kho vũ khí giành biển đảo của Trung Quốc nhằm phục vụ tham vọng thay đổi hình dạng Biển Đông.
Ngày 13/6, Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ David Balton cho rằng, các nước láng giềng đã phản đối gay gắt sau khi Trung Quốc tự ý tuyên bố khẳng định quyền đánh cá của mình ở Biển Đông và yêu cầu các tàu nước ngoài chấp hành yêu cầu sai trái này. Trước đó (11/6), Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cho biết, Washington đang làm việc với ASEAN để thúc đẩy hoàn tất COC nhằm kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc, tăng cường an ninh biển và củng cố luật pháp quốc tế. Bà Susan Rice cũng nhấn mạnh tới trụ cột chính trong chính sách an ninh toàn cầu của Mỹ trong tương lai sẽ “linh động hơn” so với trước và Mỹ không để xảy ra tình trạng nước lớn chèn ép nước nhỏ.
Theo ông Richard Bitzinger, chuyên gia tại Trường Nghiên cứu quốc tế Rajaratnam ở Singapore, Bắc Kinh cần có máy bay đóng ở Biển Đông để áp đặt ADIZ và đường băng nhân tạo giúp ích cho bước đi này. Cựu cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Roilo Golez cho rằng, Trung Quốc có đủ khả năng để xây dựng một đảo nhân tạo với căn cứ quân sự rộng lớn ở bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Theo nhận định của nhà phân tích nổi tiếng Ernest Bower, chuyên gia về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), sẽ không có chuyện Mỹ để Trung Quốc muốn làm gì thì làm tại Biển Đông. Chuyên gia Ernest Bower cho rằng, Trung Quốc liên tục gây hấn trên Biển Đông xuất phát từ việc cho rằng, Mỹ không dám can thiệp nếu xung đột xảy ra trong khu vực.
Tiến sĩ Edward Miller, giảng viên về lịch sử quan hệ đối ngoại của Mỹ và lịch sử Việt Nam tại Đại học Dartmouth, bang New Hamshire (Mỹ) cho rằng, trên thế giới, ở Mỹ, ở Châu Âu và các nước khác, nhiều người theo dõi hành động của Trung Quốc, không chỉ ở Biển Đông, mà cả trong cách hành xử vấn đề tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông đều cho rằng, Bắc Kinh đang theo đuổi chính sách bành trướng trên biển và điều này khiến mọi người nghi ngờ về tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc. Dư luận cho rằng, chính sách “trỗi dậy bằng nòng pháo” thể hiện qua các hành động hung hăng ở Biển Đông là chiến lược thống nhất được phê chuẩn từ cấp cao nhất của Trung Quốc.
Trung Quốc hay cho tàu vào vùng biển mà Nhật Bản tuyên bố chủ quyền
Leo thang căng thẳng
Ngày 14/6, tờ Asahi Shimbun dẫn các nguồn tin Chính phủ Nhật Bản tiết lộ, một tàu chiến Trung Quốc bị nghi đã kích hoạt hệ thống radar kiểm soát khai hỏa (FCR) nhắm vào tàu khu trục Sawagiri và một máy bay tuần tra P-3C của Nhật Bản ở biển Hoa Đông hôm 29/5. Nhưng do chưa thu được bằng chứng xác thực về vấn đề này nên Tokyo vẫn chưa công khai vụ việc. Theo Hiến chương LHQ, hành động này tương ứng với đe dọa dùng vũ lực.
Ngày 12/6, tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Australia Tony Abbott đều cho rằng, tuân theo luật pháp quốc tế là mấu chốt cho việc giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tổng thống Barack Obama còn nhấn mạnh, với tư cách là một nước mới nổi, Trung Quốc phải giúp củng cố và tuân thủ các luật quốc tế cơ bản.
Tổng thống Obama (phải) và Thủ tướng Abbott tại Nhà Trắng ngày 12/6
Ngày 13/6, Đài NHK dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera khi ông kêu gọi lập tức khởi động đường dây nóng an ninh hàng hải giữa Tokyo và Bắc Kinh. Trước đó (12/6), Đại sứ Trung Quốc tại Nhật Bản Trình Vĩnh Hoa lạc quan trước khả năng đường dây nóng sẽ đi vào hoạt động. Cũng trong ngày 13/6, Tokyo phủ nhận cáo buộc của Bắc Kinh về việc Cục Phòng vệ Nhật Bản điều máy bay “bay sát rất nguy hiểm” cạnh máy bay Trung Quốc trên biển Hoa Đông hôm 11/6.
Trước đó (12/6), Trung Quốc tố cáo Nhật Bản điều 2 chiến đấu cơ F-15 áp sát, gây nguy hiểm cho chiếc Tu-154 của Trung Quốc. Đây là lần thứ hai trong chưa đầy một tháng Nhật Bản tố Trung Quốc về hành động tương tự. Cũng trong ngày 12/6, Thứ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Akitaka Saiki đã triệu Đại sứ Trung Quốc tại Tokyo để phản đối vụ máy bay chiến đấu Trung Quốc áp sát máy bay Nhật Bản trên bầu trời biển Hoa Đông.
Ngày 11/6, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera đã kêu gọi Trung Quốc phải hành động có đạo đức sau khi chiến đấu cơ nước này một lần nữa áp sát máy bay tuần tra của Nhật Bản trong không phận quốc tế ở biển Hoa Đông. Cũng trong ngày 11/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki cũng chỉ trích việc Trung Quốc điều 2 máy bay tiêm kích bay sát máy bay Nhật Bản “một cách bất thường” trên vùng biển Hoa Đông. Cùng ngày 11/6, Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nhật Bản đã thông qua nghị quyết kêu gọi Trung Quốc tự kiềm chế hành vi ở vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông.
Sau cuộc hội đàm 2+2 tại Tokyo, Ngoại trưởng Australa Julie Bishop đã kêu gọi Nhật Bản nên đóng vai trò quan trọng hơn trong việc giải quyết xung đột tại Châu Á - Thái Bình Dương. Bộ trưởng Quốc phòng David Johnston đã bác bỏ cáo buộc, Australia, Nhật Bản và Mỹ đang tìm cách kiểm soát Châu Á - Thái Bình Dương. Trước đó (11/6), Nhật Bản và Australia đã đạt được thỏa thuận cùng hợp tác nghiên cứu và phát triển trang thiết bị và công nghệ quốc phòng, trong đó có công nghệ phát triển tàu ngầm tàng hình.
Được biết, Hạm đội Bắc Hải của Trung Quốc vừa tập bắn đạn thật ở khu vực Tây Thái Bình Dương nhằm nâng cao khả năng tác chiến ở vùng biển xa. Và trong đoạn phim được phát trên Đài RT cho thấy 2 tàu hộ vệ Miên Dương và Hồ Lô Đảo với sự hỗ trợ của tàu tiếp tế Hồng Trạch Hồ, đã thay phiên nhau nã pháo dữ dội trên biển.
Ngày 13/6, Đa Chiều (tờ báo của người Hoa hải ngoại) bình luận, ông Tập Cận Bình đang điều chỉnh chiến lược quân sự quy mô lớn trên Biển Đông nên việc thị uy sức mạnh cơ bắp với máy bay, tàu chiến ở gần vị trí giàn khoan HD-981 không có gì lạ. Trước đó (12/6), tờ Đa Chiều với luận điệu sặc mùi hiếu chiến và đe dọa cho rằng, Trung Quốc sử dụng 3 mũi giáp công ép Việt Nam, nên khó tránh xung đột, nhất là khi Mỹ và Nhật Bản trở thành bên thứ 3 can dự vào Biển Đông. Và chiến dịch quân sự quy mô nhỏ nhằm vào Việt Nam không những trong tầm tay, mà còn là tất yếu bởi Trung Quốc sẽ thông qua “nhất chiến định càn khôn” nhằm tạo ra cục diện mới trên Biển Đông!? Theo nhận định của Trương Hoài Đông, nhà bình luận thời sự của Đa Chiều, một khi nổ ra xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông thì chắc chắn không phải là va chạm thông thường, quy mô lớn hơn trận hải chiến 1974 và 1988.
06:45 | 18/06/2014
Hồng Thất Công - Tuấn Quỳnh

5 vũ khí Nhật đang khiến Trung Quốc... ngại

(PetroTimes) - Trong khi sức mạnh quân sự đang trỗi dậy của Trung Quốc được báo chí đưa tin dồn dập, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản cũng đang có một quả đấm mạnh.

Quan hệ Trung-Nhật đã xấu đi kể từ năm 2010. Cái gọi là sự sỉ nhục đối với một ngư dẫn Trung Quốc bị bắt do đánh cá trong vùng biển Nhật Bản đã leo thang thành một loạt sự cố khó chịu giữa hai nước, phần lớn là tại và xung quanh quần đảo Senkaku cơ bản là không có người ở và phần lớn là không có gì hấp dẫn.

Hiện tại, các sự cố phần lớn bị hạn chế ở mức các hành động phô trương của lực lượng bảo vệ bờ biển hai bên và các vụ đối đầu máy bay quân sự. Mỗi năm, quan hệ Trung-Nhật ngày càng xấu đi. Nếu không được kiểm soát, một ngày nào đó, một điều xem ra là sự chuyện khó chịu thường xuyên xảy ra có thể leo thang thành hành động quân sự. Dưới đây là 5 loại vũ khí của Nhật Bản khiến Bắc kinh cần tính toán cho kỹ nếu chuyện không thể tưởng tượng xảy ra.

Tàu ngầm điện-diesel lớp Soryu

Các tàu ngầm lớp Soryu của Nhật là những tàu ngầm thông thường tiên tiến nhất trên thế giới. Có lượng giãn nước 4.100 tấn khi lặn, các tàu ngầm này có thể chạy nổi với tốc độ 13 hải lý/h và chạy ngầm với tốc độ 20 hải lý/h. 4 hệ thống động cơ không cần không khí (AIP) Stirling cho phép lớp Soryu lặn lâu hơn hầu hết các tàu ngầm điện-diesel.

Lớp Soryu được trang bị 6 ống phóng lôi lắp ở mũi tàu, với tổng cộng 20 ngư lôi tự dẫn cao tốc Type 89 và các tên lửa chống hạm Harpoon của Mỹ. Các tàu ngầm Nhật còn có thể là phương tiện mang phóng tên lửa hành trình nếu như khái niệm tấn công phủ đầu mà giới chính trị Nhật đang tranh luận trở thành hiện thực.

Hiện Nhật có 7 tàu ngầm lớp Soryu, ngoài ra còn nhiều tàu khác cùng lớp đang được đóng. Đáp lại sự gia tăng căng thẳng với Trung Quốc và hạm đội tàu ngầm đang mở rộng của quân đội Trung Quốc, năm 2010, Nhật đã quyết định tăng lực lượng tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc.

Học thuyết tàu ngầm thời hậu chiến của Nhật tập trung vào một số tuyến đường then chốt xâm lược Nhật: eo biển Tsugaru, eo biển Tsushima, eo biển Kanmon và eo biển Soya. Sự tập trung này là tàn dư từ thời chiến tranh lạnh, khi mà Nhật Bản từng trù tính khả năng Liên Xô xâm lược Nhật Bản khi nổ ra chiến tranh. Một kế hoạch triển khai tập trung vào Trung Quốc hơn, nhất là với các trọng tâm là quần đảo Senkaku và Ryukyu, có thể trù tính việc triển khai nhiều lực lượng phía trước hơn xa về phía biển Hoa Đông và biển Nhật Bản.

Hạm đội tàu ngầm Nhật là mối đe dọa cực kỳ khủng khiếp đối với Trung Quốc bởi vì điểm yếu truyền kiếp của Bắc Kinh chính là khả năng tác chiến chống ngầm. Trung Quốc không hề có kinh nghiệm tác chiến chống ngầm thực tế trong chiến tranh và non yếu cả về kỹ năng lẫn vũ khí phương tiện. Trái lại, Nhật Bản lại từng sử dụng tàu ngầm trong nhiều thập kỷ, dạn dày kinh nghiệm từ thời Thế chiến II. Các thủy thủ đoàn tàu ngầm Nhật được huấn luyện rất tốt ngang các đối tác Mỹ của họ.

F-15J của Không quân Phòng vệ Nhật Bản

Tiêm kích F-15J

Tiếp theo là loại máy bay chủ lực đặc sắc của lực lượng tiêm kích Nhật - tiêm kích giành ưu thế trên không F-15J của Không quân Phòng vệ Nhật Bản. Tiêm kích hai động cơ F-15J là biến thể Nhật Bản của tiêm kích Mỹ F-15 Eagle, với những khác biệt nhỏ và do Mitsubishi Heavy Industries sản xuất tại Nhật.

F-15J được trang bị tên lửa không đối không tự dẫn hồng ngoại AAM-5 tương tự như Sidewinder của Mỹ, loại tên lửa mà nó thay thế. Tăng cường cho nó sẽ là AAM-4B, một loại tên lửa tầm trung dẫn bằng radar và là một trong số ít tên lửa trên thế giới sử dụng đầu tìm radar mạng pha chủ động. Các tên lửa dẫn bằng radar mạng pha chủ động mà Trung Quốc không hề có, làm tăng mạnh cả tầm bắn và khả năng khóa mục tiêu của các tên lửa dẫn bằng radar, tạo ra ưu thế nổi bật của F-15J so với các địch thủ Trung Quốc.

Hơn 200 chiếc F-15J đã được chế tạo. Để duy trì cho các máy bay đã hơn 30 năm tuổi này có thể đối địch với thế hệ tiêm kích mới của Trung Quốc, hàng năm có khoảng 1 tá F-15J được nâng cấp bằng các hệ thống đối phó điện tử mới (hệ thống tác chiến điện tử tích hợp Mitsubishi), khả năng quan sát hồng ngoại phía trước và sục sạo/bám hồng ngoại.

F-15J nằm ở tuyến một của tiềm lực phản ứng quân sự của Nhật đối với lực lượng quân sự nước ngoài. Năm 2013, Không quân Phòng vệ Nhật đã thực hiện 567 lần ngăn chặn trên không đối với các máy bay nước ngoài tiếp cận không phận Nhật Bản, một kỷ lục mới. Một phi đội 20 chiếc F-15J đóng ở Okinawa và bao quát các quần đảo Senkaku và Ryukyu sẽ được tăng cường bằng 1 phi đội F-15J nữa, còn khả năng trú đóng một đơn vị nhỏ trên đảo Yonaguni cũng đang được nghiên cứu.

Tuy là một thiết kế đã cũ, F-15J vẫn là một thách thức đáng gờm đối với không quân Trung Quốc và sau hơn 30 năm phục vụ, nó vẫn được coi là có tính năng không kém bất cứ tiêm kích nào trong trang bị của Trung Quốc. Trên thế giới, F-15 đã nổi danh là tiêm kích đặc biệt nguy hiểm với thành tích tiêu diệt 104 máy bay mà chưa bị tổn thất gì.

Tàu khu trục tên lửa lớp Atago

Hai tàu khu trục lớp Atago là các chiến hạm nổi tính năng mạnh nhất của Nhật Bản, chở theo các kho vũ khí ghê gớm thiết kế để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Với lượng giãn nước toàn tải 10.000 tấn, tàu khu trục Atago có trọng lượng lớn như các tuần dương thời Thế chiến II của Nhật. Hệ thống radar Aegis do Mỹ thiết kế biến tàu chiến này thành hệ thống phòng không cơ động mạnh mẽ, có khả năng bắn hạ cả máy bay lẫn tên lửa đường đạn.

Các tàu khu trục Atago được trang bị 96 ô phóng tên lửa thẳng đứng Mk.41, mỗi ô phóng có thể chứa 1 tên lửa hạm đối không SM-2, tên lửa chống tên lửa đường đạn SM-3 hay tên lửa chống ngầm ASROC. Vũ khí chống hạm của tàu gồm 8 tên lửa chống hạm SSM-1B có tính năng tương đương tên lửa Harpoon của Mỹ, còn vũ khí pháo gồm một khẩu pháo 127 mm và 2 hệ thống vũ khí phòng vệ tầm gần Phalanx. Cuối cùng, mỗi tàu khu trục Atago đều có thể tham gia tác chiến chống ngầm với 1 trực thăng SH-60 Seahawk và 6 ngư lôi chống ngầm Type 73 lắp trên mặt boong.

Lớp Atago là biến thể nâng cao của lớp khu trục hạm Kongo trước đó, được trang bị bổ sung thêm 6 ô phóng tên lửa thẳng đứng và một nhà chứa trực thăng. Cả hai lớp tàu đều được trang bị hệ thống radar phòng không Aegis, tuy nhiên các tàu Atago ban đầu không được trang bị khả năng phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis. Trước mối đe dọa tên lửa đường đạn của Bắc Triều Tiên và Trung Quốc, Nhật sẽ đóng thêm 2 tàu lớp Atago và cả 4 tàu sẽ được trang bị gói phần mềm nâng cấp phòng thủ tên lửa đường đạn. Như vậy, Nhật Bản sẽ có tổng cộng 8 tàu khu trục có khả năng tác chiến chống tên lửa đường đạn.

Lớp Atago, một khi được nâng cấp, sẽ trở thành một phương tiện phòng không đáng sợ. Trong một kịch bản chiến tranh, Trung Quốc dự kiến có thể phóng ồ ạt tên lửa đường đạn tầm ngắn và tầm trung vào các tàu, căn cứ không quân và cơ sở quân sự của Nhật Bản và Mỹ. Đội tàu Aegis của Nhật Bản sẽ tạo thành một hàng rào chống lại các cuộc tấn công này. Một hàng rào các tàu khu trục Atago cũng có thể tạo thành một mạng lưới phòng không mạnh mẽ bên trên các quần đảo Senkaku và Ryukyu. Được trang bị tên lửa phòng không SM-2 Block IIIB với tầm bắn 90 hải lý, một tàu khu trục lớp Atago cũng có thể khống chế một không phận 565 hải lý vuông.

“Tàu đa năng” lớp Izumo

Có lượng giãn nước toàn tải 27.000 tấn và dài hơn 800 feet (243,84 m), các tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo là các tàu hải quân lớn nhất mà Nhật Bản đóng sau chiến tranh. Với danh nghĩa “tàu hộ tống/khu trục chở trực thăng”, Izumo được đóng tại xưởng đóng tàu của hãng Japan Marine United ở Yokohama và dự kiến gia nhập hạm đội vào tháng 3/2015. Hai tàu khu trục Izumo sẽ được đóng, tuy nhiên tàu thứ hai vẫn còn chưa được đặt tên.

Giống như lớp tàu khu trục chở trực thăng trước đó, nhưng nhỏ hơn là lớp Hyuga, lớp Izumo rất giống với tàu sân bay. Izumo được Hải quân Phòng vệ Nhật gọi là tàu đa năng. Với boong bay dài và nhà chứa máy bay lớn, mỗi tàu Izumo có thể mang và phục vụ hoạt động cho 14 trực thăng. Được trang bị các trực thăng chống ngầm SH-60, mỗi tàu Izumo đều có thể sục sạo săn tàu ngầm trên một vùng biển rộng lớn.

Các tàu khu trục chở trực thăng mới của Nhật Bản có thể dùng cho vai trò đổ bộ. Trong năm 2013, cuộc tập trận chung Mỹ-Nhật Dawn Blitz, tàu JS Hyuga đã hoạt động như một tàu sân bay cho các trực thăng vận tải CH-47 Chinook và trực thăng tấn công AH-64 Apache của Lục quân Phòng vệ Nhật. Khi cần, Izumo có thể chở lực lượng tương đương một tiểu đoàn của Lữ đoàn 1 hoặc Trung đoàn bộ binh lục quân miền tây (chuyên đổ bộ đường biển, bảo vệ đảo xa) vận chuyển đến bờ biển bằng trực thăng.

Cuối cùng, người ta đoán Nhật Bản có thể đặt hàng một lô thứ hai máy bay tiêm kích- bom F-35, lần này là biến thể F-35B mà Thủy quân lục chiến Mỹ và Hải quân Hoàng gia Anh đã quyết định mua sắm, và triển khai chúng hoạt động từ các tàu khu trục chở trực thăng mới của họ. F-35B có thể hoạt động từ tàu khu trục lớp Izumo và thậm chí từ lớp Hyuga, nhưng việc đó sẽ đòi hỏi sửa đổi lớn, kể cả việc hỗ trợ cho máy bay cánh cố định và gia cường mặ boong bay để có thể chịu được nhiệt độ cao tạo ra khi máy bay cất/hạ cánh thẳng đứng. Đây sẽ là một động thái tốn kém và mạo hiểm về chính trị chỉ để bố trí một dúm máy bay trên biển, nhưng nếu Nhật Bản tin rằng, đó là cần thiết để bảo vệ khu vực quần đảo Senkaku và Ryukyu, thì nó có thể xảy ra.

Trung Quốc sợ hãi lớp Izumo bởi vì nó là một phương tiện linh hoạt. Với tư cách tàu chống ngầm, nó có sục sạo và càn quét các khu vực rộng lớn khỏi các tàu ngầm Trung Quốc. Với tư cách tàu đổ bộ, nó mạng lại cho Nhật Bản khả năng triển khai binh sĩ tới các hòn đảo xa xôi. Và với tư cách một tàu sân bay chuyên dụng, nó có thể đưa một số ít các tiêm kích-bom tàng hình thế hệ 5 lên một phương tiện cơ động trên biển Hoa Đông.


Quân đội Mỹ

Sự hiện diện của quân đội của một nước nào khác trong danh sách này có thể hơi bất thường, nhưng chúng ta hãy đối mặt với nó: Hiệp ước Hợp tác và và an ninh hỗ tương Nhật-Mỹ có nghĩa là Nhật Bản có quân đội hùng mạnh nhất thế giới hậu thuẫn họ.

Sự tham gia của Mỹ vào bất kỳ cuộc xung đột Trung-Nhật nào tất nhiên sẽ là phải trong điều kiện khắt khe nào đó. Nhật Bản sẽ phải là nạn nhân của cuộc tấn công vũ trang và yêu cầu sự trợ giúp quân sự của Mỹ. Nhưng một khi điều đó được thực hiện và các điều kiện của hiệp ước đã được đáp ứng đầy đủ, điều đó sẽ có nghĩa là hầu như toàn cỗ máy quân sự Mỹ, từ các tàu ngầm hạt nhân tấn công tại Guam đến các máy bay ném bom chiến lược B-2 đóng ở Missouri sẽ được cam kết tham chiến giúp Nhật Bản.

Sự hỗ trợ tận tình như vậy cho một đồng minh là điều đáng ngưỡng mộ và liên minh Mỹ-Nhật là một trong những thành công vĩ đại của thời kỳ hậu chiến. Đồng thời, liên minh này được thiết kế để chống lại Liên Xô trong một cuộc chiến tranh tổng lực, chứ không phải để hỗ trợ Nhật Bản trong cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Việc Mỹ nhảy vào một cuộc xung đột Trung-Nhật gần như chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc đại chiến quyền lực. Một cuộc xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ làm mờ nhạt bất kỳ tranh cãi nào giữa Nhật Bản và Trung Quốc, sẽ gây ra những hậu quả kinh tế toàn cầu và liên quan đến hai cường quốc hạt nhân. Trong khi tranh chấp lãnh thổ của Nhật Bản đang chực chờ phát tác và Nhật Bản vẫn khăng khăng hạn chế chi tiêu quốc phòng ở mức chỉ 1% GDP thì khả năng Mỹ có thể bị lôi kéo vào một cuộc khủng hoảng cục bộ leo thang thành một cuộc chiến tranh lớn là rất thực tế.
 08:47 | 18/06/2014
Theo Vietnamdefence

Kho vũ khí nổ ở Trung Quốc, 17 binh sĩ thiệt mạng

Zing - 18/06/2014 12:00

Một vụ nổ vừa xảy ra tại một kho vũ khí ở tỉnh miền đông Trung Quốc khiến 17 binh sĩ thiệt mạng khi họ đang sắp xếp đạn dược.

Tân Hoa Xã đưa tin vụ nổ xảy ra chiều qua tại kho vũ khí ở một thị trấn thuộc khu vực ngoại ô thành phố Hành Dương, tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc. Sự cố khiến 17 binh sĩ thiệt mạng khi họ đang bốc xếp đạn trong kho vũ khí.
Ảnh minh họa: AP
Trong khi đó, một nữ cảnh sát thành phố Hành Dương cho biết vụ tai nạn xảy ra trong ngày 18/6. Rất may không thường dân nào bị thương vì vụ nổ.
Truyền thông Trung Quốc khẳng định sự cố ở Hành Dương là một vụ tai nạn. Tuy nhiên, quân đội và lực lượng an ninh Trung Quốc thường xuyên là mục tiêu tấn công của các phần tử Hồi giáo cực đoan ly khai ở khu tự trị Tân Cương trong những năm gần đây.
Đây là vụ tai nạn thứ hai liên quan tới quân đội Trung Quốc trong tháng 6. Trước đó ngày 5/6, một máy bay chiến đấu của Hải quân Trung Quốc gặp nạn khi thực hiện các bài tập độ khó cao ở thành phố Nghĩa Ô, tỉnh Chiết Giang. Phi cơ gặp nạn là chiếc “Phi báo” JH-7, máy bay chiến đấu – ném bom thuộc biên chế Hạm đội Đông Hải. Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận, vụ tai nạn không gây thiệt hại dưới mặt đất. Tuy nhiên, giới chức Trung Quốc không tiết lộ số người ngồi trên máy bay lúc tai nạn xảy ra.
Hãng thông tấn AP cho biết các hoạt động quân sự của Trung Quốc là sự kiện bí mật. Giới chức thường kiểm soát chặt thông tin về các vụ nổ kho vũ khí, máy bay rơi trước khi họ công bố.
Với quân số thường trực 2,3 triệu người, quân đội Trung Quốc là đội quân đông đảo nhất thế giới. Bắc Kinh đang nỗ lực nâng cao điều kiện sống cho quân nhân và tăng chi tiêu quốc phòng.

Bực mình vì bị cúp nước, 'quý bà'...đấm vào mặt công an

(Baodatviet.vn) - Căn hộ bị cúp nước, bà Bình tức giận đến "hỏi tội" rồi đập phá tài sản của phòng bảo vệ chung cư. Thấy công an đến bà cũng "xử" luôn.
Sau một ngày xét xử, sáng 17/6, TAND TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, đã quyết định trả hồ sơ cho VKS cùng cấp để làm rõ một số vấn đề vụ bị cáo Dương Thị Bình (SN 1950, trú Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, Vĩnh Hiệp, Nha Trang) bị xét xử về tội chống người thi hành công vụ.
Bà Dương Thị Bình
Bà Dương Thị Bình
Trước đó, khoảng 9 giờ 50 ngày 1/8/2013, Bình điều khiển xe máy đến phòng bảo vệ Chung cư CT4, Khu đô thị Vĩnh Điềm Trung, để hỏi lý do nhà Bình bị cắt nước. Khi đến nơi, Bình tung xe vào người anh Nguyễn Minh Đức (nhân viên bảo vệ chung cư CT4). Sau đó, Bình đập phá tài sản trong phòng bảo vệ nên bị thương ở chân.
Nhận được tin báo, Công an xã Vĩnh Hiệp đã cử 2 công an viên là Phạm Nhật Thiện, Võ Sung Sướng, tới giải quyết. Thấy công an tới, Bình lấy máu ở vết thương bôi vào mặt anh Thiện, dùng mũ bảo hiểm đánh và giật cầu vai của anh Sướng rồi cùng con gái lấy xe máy định bỏ về.
Thấy vậy, anh Thiện tới lấy chìa khóa xe của Bình đã bị Bình đấm vào mặt rồi bỏ đi, không ở lại làm việc. Tuy nhiên, do định giá giá trị tài sản bị hủy hoại là 613.000 đồng, chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự nên Bình không bị xử lý về tội hủy hoại tài sản.
Thứ Tư, 18/06/2014 09:54
Nguồn: Người lao động

Gần 100% đỗ tốt nghiệp, sao không bỏ thi cho nhẹ?

(Baodatviet.vn) - Sự giả dối, bệnh thành tích của giáo dục đã bộc lộ hết qua các kỳ thi. Nếu đỗ hết như thế sao không bỏ kỳ thi tốt nghiệp...
a
Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở một hội đồng thi tại Hà Nội
Mở báo chí những ngày này, độc giả sướng như trên mây, gần 100% số học sinh trên cả nước đỗ tốt nghiệp THPT, riêng Hà Nội có 92 trường đỗ 100%. Tại sao học sinh giỏi giang thế mà Bộ Giáo dục và Đào tạo lại cứ trăn trở với việc cải cách giáo dục suốt nhiều năm nay?
Trên facebook của mình, nhà giáo Văn Như Cương- Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh viết: “Năm nay Hà Nội có 92 trường đỗ 100%, năm ngoái đâu chỉ chưa đến 30 trường, những năm trước còn ít nữa. Được cái là năm sau cao hơn năm trước, phù hợp với sự đi lên của giáo dục trong cả nước!
Tôi nhớ lại khoảng 10 năm trước, Hà Nội có duy nhất một trường đỗ 100%, đó là trường dân lập Lương Thế Vinh. Báo chí không đưa tin này, trong báo cáo tổng kết năm học của Sở cũng bỏ qua, không nhắc đến.Năm sau đó Hà Nội có 2 truờng đỗ 100%: ngoài Lương Thế Vinh còn có Hà Nội- Amstecdam.
Lần này báo chí có đưa tin và Lương Thế Vinh cũng được thơm lây.Tôi không nhớ chính xác (vì có quan trọng gì đâu!), năm sau đó có muơi trường, tiếp theo là cứ tăng dần…cho đến nay là 92 trường. May là Lương Thế Vinh năm nào cũng giữ mức cũ. Báo chí đăng hết tên các trường đó, Sở cũng nhắc đến trong tổng kết.Không biết sang năm Bộ có làm một cú như Bộ trưởng cũ đã làm là kéo tụt xuống chỉ còn 66% tốt nghiệp, có trường thậm chí 0%...Khó!!!”.
Hàng loạt tỉnh thành đã lần lượt công bố tỷ lệ học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm nay, hầu hết các tỉnh đều có tỉ lệ tốt nghiệp tăng so với năm trước, trong đó có những tỉnh tăng từ 10-18% ở hệ giáo dục thường xuyên (GDTX). Nghệ An, Vĩnh Phúc, Lai Châu... là những tỉnh khu vực Bắc Trung bộ và Bắc bộ có tỉ lệ tốt nghiệp trên 99%. Lai Châu là một trong những tỉnh vùng sâu, vùng xa ở khu vực phía Bắc, chỉ có trên 2.500 thí sinh dự thi năm nay nhưng cũng là một tỉnh có tỉ lệ tốt nghiệp đứng đầu cả nước với 99,72% hệ THPT và 95,46% hệ GDTX đỗ tốt nghiệp.
Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có con số tổng kết sau cùng về kết quả của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2013-2014 này, nhưng chắc chắn, đó sẽ lại là một thắng lợi của toàn ngành, bởi nó đạt đúng yêu cầu đề ra “năm sau cao hơn năm trước”.
Nhưng với tư cách một công dân quan tâm tới giáo dục, tôi cảm thấy vô cùng băn khoăn, nếu chỉ căn cứ vào các con số “đẹp như mơ” về tỷ lệ thí sinh đỗ tốt nghiệp sau 12 năm miệt mài học tập dưới mái trường, thì tại làm sao mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nhiều năm nay cứ phải trăn trở với các đề án cải cách giáo dục thế nhỉ?
Thiết tưởng chỉ khi nào con cháu chúng ta học dốt, không theo nổi chương trình, tỷ lệ thi đậu thấp lè tè, cha mẹ lo lắng đứng ngồi không yên, xã hội không có đủ nguồn nhân lực đạt chuẩn, thì Bộ lo việc học mới phải sốt sắng thế chứ?
Hãy ngược trở lại 10 năm trước, theo con số mà nhà giáo Văn Như Cương cung cấp, thì Hà Nội chỉ có duy nhất 1 trường đỗ tốt nghiệp 100%, thế mà chỉ sau một thập kỷ, con số này đã tăng lên 90 lần, thật là một bước đại nhảy vọt thần kỳ.
Còn nhớ việc mà cựu Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân đã làm ở đầu năm học 2006 – 2007 khi phát động thực hiện cuộc vận động hai không: "Nói không với tiêu cực trong thi cử" và "Nói không với việc chạy theo thành tích” bắt buộc tất cả các cơ sở giáo dục trong cả nước phải làm theo. Kết quả là ngay cuối năm học, ở kỳ thi tốt nghiệp trung học: chỉ tính riêng hệ trung học phổ thông kỳ thi lần một chỉ có 67,5% đỗ tốt nghiệp (thậm chí có trường không đỗ học sinh nào).
Thế nhưng chỉ sau “cú sốc” đó, dần dần, giáo dục Việt Nam lại trở về đường ray cũ, thậm chí trong Hội nghị tổng kết năm học 2012-2013 vừa qua, một bí mật động trời bị phát giác. Đó là các lãnh đạo Sở để cho học sinh địa phương mình đậu tốt nghiệp với tỷ lệ cao hơn năm trước đã bị phê bình, khiển trách vì không tuân theo chỉ thị “khống chế trần tốt nghiệp” của Bộ.
Sự giả dối, bệnh hình thức của giáo dục đã bộc lộ hết qua các kỳ thi. Không biết đã có bao nhiêu ý kiến lên tiếng yêu cầu đòi bỏ kỳ thi tốt nghiệp, bởi nó tốn kém, hình thức như một vở diễn đã nhạt trò. Nhưng không vị có trách nhiệm nào của ngành dám bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT, bởi ai cũng biết, đó là cái barie cuối cùng để ngăn giáo dục tuột dốc không phanh, vì nếu không thi thì học sinh sẽ không học nữa.
Chao ôi, nhưng thi để làm gì nếu như trên cả nước, con số đỗ tốt nghiệp bao giờ cũng tròm trèm 100%, nghĩa là chỉ chút xíu nữa là đạt đến sự hoàn hảo? Chuyện học hành thi cử ở ta cứ mãi bị trói chân trói tay trong một mớ mâu thuẫn bùng nhùng như vậy.
Tôi không tin một nền giáo dục trung thực, đào tạo ra những công dân đạt chuẩn lại không dám nhìn thẳng vào những yếu kém của mình. Tại sao kết quả kỳ sát hạch kiến thức 12 năm ở bậc học phổ thông đẹp mỹ miều như thế, mà cả nước lại phải trăn trở với việc cải cách giáo dục? Tại sao lại đã từng có những đề án cải cách giáo dục lên tới hơn 34 ngàn tỷ đồng cho việc này (cho dù lãnh đạo Bộ mới giải thích đó là do “anh em bị khớp trước Quốc hội nên nói thế)?
Chúng ta cần những gì để có một nền giáo dục “không bị khớp” trước thế giới đang ngày một phát triển tiến bộ, văn minh? Cần những gì để văn bằng của người Việt được chấp nhận ở những nước trong khu vực, chưa cần vươn tới đâu xa? Cần những gì để có một nền giáo dục đáp ứng kịp với những yêu cầu tối thiểu của cuộc sống hiện đại?
Đó là những bộ óc lớn, những vị tư lệnh ngành đủ tầm và đủ tài để vạch ra những đường hướng cho một cuộc cách mạng giáo dục. Và quan trọng hơn là người đứng đầu ấy phải đủ dũng cảm để đập đi những tượng đài giả dối, cắt bỏ những khối u trầm trọng trong cơ thể của ngành mình.
Tiếc thay, chúng ta vẫn đang chờ đợi một sự chuyển mình không biết bao giờ mới xuất hiện. Và trong lúc chờ đợi, thì đành phải dẹp bỏ nỗi buồn mà thư giãn với chuyện “dạy và học ngoại ngữ ở ta không giống ai trên thế giới”, với các chính sách phi thực tế như cộng điểm thi cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng hay con của người hoạt động cách mạng tiền khởi nghĩa, với những hội đồng thi chỉ có duy nhất một thí sinh.
Cứ thỉnh thoảng lại tòi ra một chính sách, một hiện tượng, một đúc kết như thế, đến dân còn “bị khớp” nữa là các vị đầu ngành của Bộ Giáo dục.
  • Mi An

Trung Quốc gọi nhập ngũ cả người tâm thần

(Baodatviet.vn) - Trung Quốc đã nới tiêu chuẩn nhập ngũ khi gọi cả người mang các căn bệnh về tâm thần.
Báo China Daily cho biết, lần đầu tiên trong lịch sử Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đã dỡ bỏ nhiều hạn chế đối với tân binh, cho phép những người thấp, nặng cân hơn, có tật cận thị, thậm chí có bệnh tâm thần nhập ngũ với mục đích thu hút tầng lớp trẻ có trình độ học vấn cao.
Theo văn phòng tuyển quân Bộ Quốc phòng Trung Quốc, chiều cao tối thiểu đối với nam giới gia nhập PLA giảm từ 162cm còn 160cm, nữ giới từ 160cm còn 158cm. Ngoài ra, giới hạn cân nặng cũng được nâng lên, cho phép những người “quá khổ” tham gia quân đội.
Quân đội Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc
Tiêu chuẩn mới của PLA cũng nới hạn chế về thị lực vì gần 70% số học sinh và sinh viên Trung Quốc cận thị.
Trước đây, những thanh niên có hình xăm trên mình đều bị loại vì cho rằng điều đó có thể làm xấu hình ảnh quân đội Trung Quốc. Theo quy định mới, bộ phận kiểm tra y tế sẽ không bắt lỗi đối với những thanh niên có hình xăm không lớn hơn 2cm.
Đặc biệt, PLA không còn cấm những người mang các căn bệnh về tâm thần gia nhập quân ngũ, một số trong đó có bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn phân ly, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực…
Việc hạ tiêu chuẩn nhập ngũ từng được Trung Quốc áp dụng vào các năm 2008 và 2011 khi không đạt kết quả như mong muốn. Lý do là chất lượng ứng viên thấp, đặc biệt là về mặt thể chất.  Một tỷ lệ không nhỏ trong số hơn 3 triệu nam thanh niên tốt nghiệp đại học nộp đơn gia nhập quân đội mỗi năm.
Tuy nhiên, có tới 60% bị loại vì không vượt qua nổi các cuộc kiểm tra sức khỏe. Trong đó, 23% bị loại vì các vấn đề thị lực và 19% bị loại vì quá béo hoặc quá gầy.
Một lý do khác khiến quân đội Trung Quốc không tuyển đủ quân là hình ảnh quân đội nước này hiện nay không còn đẹp trong mắt người dân bởi tình trạng tham nhũng và trình độ chuyên môn kém. Ngoài ra, thu nhập cũng là vấn đề cần kể tới.
Để khắc phục điều này, năm 1991, Trung Quốc đã cho ban hành Luật Nghĩa vụ quân sự, trong đó quy định số lượng quân nhân tuyển dụng, điều kiện sinh hoạt cũng như các khoản tiền mà họ được hưởng. Bên cạnh đó, luật cũng đề ra nhiều chính sách đãi ngộ đối với quân nhân hơn.
Ví dụ, đối với lính nghĩa vụ, họ sẽ được ưu tiên khi tìm việc làm sau khi giải ngũ. Họ cũng được miễn học phí nếu tiếp tục theo học đại học…
Ngoài ra, tất cả các sinh viên ngoại tỉnh của các trường đại học tại Bắc Kinh sẽ được nhập hộ khẩu thành phố nếu họ tự nguyện nhập ngũ, tờ Sina của Trung Quốc hồi tháng 6/2013 đưa tin.
Sau 2 năm tham gia quân đội, mỗi người sẽ được nhận ít nhất 13,4 vạn nhân dân tệ (khoảng 400 triệu VND) tiền bồi dưỡng nhập ngũ.
Hiện nay Trung Quốc có đội quân thường trực lớn nhất thế giới, ước tính khoảng 2,3 triệu người.
An Thái (Tổng hợp)

Ngư dân mặc thêm “áo giáp” cho tàu ra Hoàng Sa

 - 

Ngư dân mặc thêm “áo giáp” cho tàu ra Hoàng Sa
Nhiều con tàu cá được ngư dân bọc thép xung quanh, chống chọi với những va chạm mạnh trên biển, nhất là với những hành động hung hăng của tàu Trung Quốc khi đâm tàu cá ngư dân trong thời gian qua.
Trong những ngày qua, trước hành động ngang ngược của Trung Quốc khi liên tục đâm va vào tàu cá của ngư dân Việt Nam ở Hoàng Sa, nhiều ngư dân đã tự “bọc thép” cho tàu của mình, chống chọi lại những va đập trên biển.
Tại cơ sở đóng tàu Nghĩa Phú (huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) trong những ngày qua có hàng chục chủ tàu cá yêu cầu được gia cố thêm những tấm thép dày, áp vào xung quanh thân tàu.

Ngư dân đã tự “bọc thép” cho tàu của mình, chống chọi lại những va đập trên biển, nhất là với tàu Trung Quốc.
Ông Nguyễn Thanh Lâm, một thợ đóng tàu tại cơ sở đóng tàu Nghĩa Phú cho biết, trong những năm trước, nhu cầu bọc sắt xung quanh tàu không được ngư dân chú trọng.
Nhưng trong thời gian qua, nhất là khi Trung Quốc liên tục có hành động đâm va vào tàu cá Việt Nam, nhiều ngư dân yêu cầu chúng tôi làm thêm khoản bọc sắt xung quanh thân tàu cho chắc chắn.
“Trung bình một tàu cá được làm thêm phần bọc sắt như vậy sẽ thêm chi phí nhiều hơn khoảng 100-150 triệu đồng so với việc đóng tàu gỗ thông thường. Tùy theo chất lượng chủng loại và độ dày của lớp bọc mà giá có thể giao động cao hơn”, ông Lâm cho biết.

Mô hình bọc thép xung quanh tàu vỏ gỗ như thế này đang được triển khai ở nhiều nơi
Theo quan sát của chúng tôi, “áo giáp” của tàu là những tấm inox nguyên chất hoặc những lá thép có độ dày từ 3-7mm, kích thước khoảng 30-80cm được đúc thành hình chữ L, áp sát vào cạnh trên của thân tàu – nơi dễ xảy ra những va chạm nhất.
Không riêng ở xã Nghĩa Phú, tại nhiều cơ sở đóng tàu khác như Mộ Đức, Bình Sơn, Đức Phổ… rất nhiều ngư dân cũng đang triển khai mô hình bọc thép xung quanh tàu vỏ gỗ như thế này.
Ngư dân Nguyễn Văn Thành, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cho biết, để có một tàu vỏ thép đòi hỏi ngư dân phải bỏ khoảng 5-6 tỉ đồng. Đây là chi phí rất lớn. Trong khi đó, để đầu tư tàu vỏ gỗ cùng kích thước chỉ tốn khoảng 3 tỉ đồng.
“Do đó, nhiều ngư dân như tôi, sau khi đầu tư tàu vỏ gỗ, mới sáng kiến ra hình thức bọc thép xung quanh tàu vỏ gỗ để tăng tuổi thọ tàu, đồng thời chống chọi lại với những va đập mạnh trên biển”, ông Thành nói.

Các tàu vỏ gỗ được ngư dân bọc sắt xung quanh, với chi phí khá cao
Ông Lê Văn Sơn, Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Ngãi cho biết, mô hình tàu vỏ gỗ bọc sắt được ngư dân Quảng Ngãi áp dụng từ vài năm nay. Nhất là các tàu cá công suất lớn đi các vùng biển xa.
Mô hình này đang được bà con nhân rộng nhiều nơi, đặc biệt trong điều kiện xảy ra nhiều va chạm trên biển hiện nay.

Nhiều tàu công suất lớn sau khi đóng hoàn thiện sẽ được bọc thép xung quanh
Tuy nhiên, so với tàu vỏ sắt thì đây chỉ là giải pháp tình thế trước mắt để ngư dân đảm bảo an toàn, bảo vệ tài sản và tính mạng khi hành nghề trên biển.
Từ An

Đàm phán cấp cao Việt -Trung: "Ông Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam không nên tìm kiếm hỗ trợ từ Mỹ

Ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế.


Đàm phán cấp cao Việt -Trung: "Ông Dương Khiết Trì sẽ ép Việt Nam không nên tìm kiếm hỗ trợ từ Mỹ"
Ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
The New York Times hôm nay đưa tin, ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc sẽ hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh ngày hôm nay, trong đó 2 bên sẽ đề cập đến vụ giàn khoan 981 (Trung Quốc hạ đặt bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam).
Dương Khiết Trì là quan chức đứng đầu về đối ngoại trong chính phủ Trung Quốc, ông được biết đến như người theo đuổi việc quảng bá các hoạt động bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông bằng lý sự cùn và ít khả năng đưa ra các nhượng bộ hay một bước đột phá trong tình hình căng thẳng, The New York Times dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên nhận xét.
Theo họ, rất có thể ông Trì sẽ nhắc lại sự phản đối (vô lý) của Trung Quốc với những nỗ lực của Việt Nam tìm kiếm sự ủng hộ quốc tế trong việc phản đối Bắc Kinh xâm phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán hợp pháp của Việt Nam trong vụ giàn khoan 981.
Ông Trì sẽ nhấn mạnh rằng Việt Nam không nên tìm kiếm sự hỗ trợ tinh thần hay vật chất nào từ Hoa Kỳ, các nhà ngoại giao cho biết. Chính quyền Tổng thống Obama đã lên án vụ hạ đặt trái phép giàn khoan 981 là hành động khiêu khích, bày tỏ sự không hài lòng với động thái đơn phương (gây hấn) của Trung Quốc.
Trong vài tuần quan, tình hình ở khu vực giàn khoan dường như đã rơi vào "sự ổn định nguy hiểm", một quan chức chính quyền Mỹ thông thạo tình hình quan hệ Việt - Trung nói với The New York Times.
Theo Reuters, các chuyên gia cho rằng mặc dù việc ông Trì sang Việt Nam là một dấu hiệu 2 bên muốn giảm bớt căng thẳng nhưng có nhiều trở ngại để khôi phục mối quan hệ.
Hãng Reuters cho biết sau hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông Dương Khiết Trì sẽ hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã hạ giọng khi bày tỏ: "Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam nên có cái nhìn đại cục, cùng với Trung Quốc hướng tới mục tiêu giải quyết tình hình hiện nay một cách thích hợp". Tuy nhiên, Tân Hoa Xã vẫn luận điệu cũ vu cáo và xuyên tạc khi trích dẫn lời ông Trì trước đó yêu cầu Việt Nam "ngừng quấy rối các hoạt động bình thường của giàn khoan Trung Quốc"?!
The Diplomat ngày 18/6 bình luận, cuộc gặp giữa ông Dương Khiết Trì với đối tác Việt Nam là một dấu hiệu tích cực đầu tiên trong quan hệ Việt - Trung kể từ khi xảy ra khủng hoảng 981, nhưng hiện tại dường như có rất ít chỗ cho 1 sự thỏa hiệp.
Trung Quốc nhiều lần tuyên bố rằng họ sẽ không chấp nhận thỏa hiệp dù chỉ 1 tấc về cái gọi là "chủ quyền lãnh thổ", không chấp nhận rút giàn khoan trong khi dư luận Việt Nam đã rất phẫn nộ trước hành động khiêu khích của phía Trung Quốc.
Cuộc tiếp xúc này mặc dù không phải phương thuốc vạn năng chữa bách bệnh nhưng vẫn là một điều kiện tiên quyết cho việc xử lý khủng hoảng. Điều thú vị là ở chỗ, bản thân cuộc khủng hoảng giàn khoan 981 tự nó sẽ kết thúc vào ngày 15/8 khi hết thời hạn thăm dò.
Trung Quốc có thể hy vọng chỉ đơn giản là duy trì căng thẳng (thu hút sự chú ý) trong vụ giàn khoan cho đến lúc 981 được rút (để rảnh tay âm thầm, lén lút biến đá thành đảo một cách bất hợp pháp ở Trường Sa? PV)
.

Nóng sáng 18/6: Trung Quốc huy động thêm 20 tàu ra giàn khoan

(VTC News) - Phía Trung Quốc đã tăng thêm gần 20 tàu (so với ngày 16/6) ra khu vực giàn khoan trái phép Hải Dương 981.

Theo Cục Kiểm ngư, trong ngày 17/6, Trung Quốc đã duy trì khoảng 136 tàu, trong đó có 37-39 tàu hải cảnh, 12-14 tàu vận tải, 18-20 tàu kéo, 50-58 tàu cá, năm tàu quân sự và một máy bay trực thăng hạ cánh xuống giàn khoan lúc 9h35 phút cùng ngày. 

Như vậy Trung Quốc đã rút bớt một tàu quân sự so với ngày 16/6 nhưng đã tăng cường thêm gần 20 tàu cá vỏ sắt.

Nóng sáng 18/6: Trung Quốc huy động thêm 20 tàu ra giàn khoan
Tàu cá vỏ sắt tham gia ứng trực ở các hướng quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981, tăng cường đâm va, cản phá các tàu của Cảnh sát Biển, Kiểm ngư Việt Nam, đang làm nhiệm vụ chấp pháp. Ảnh: C.K/TPO 

Những tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc tiếp tục được sự hỗ trợ của tàu hải cảnh số hiệu 46102 đã dàn thành hàng ngang, ngăn chặn, uy hiếp các tàu ngư dân của Việt Nam khi đang đánh bắt ở phạm vi cách giàn khoan trái phép khoảng 30 hải lý. 

Ra mắt Phi đội DHC-6


Theo Thanh niên Online, sáng 17/6, tại TP.Cam Ranh (Khánh Hòa), Bộ Tư lệnh hải quân đã tổ chức lễ bàn giao phi đội DHC-6 từ Bộ Tham mưu quân chủng hải quân về Lữ đoàn không quân 954 và ra mắt Phi đội DHC-6. Chuẩn đô đốc Lê Minh Thành, Phó tư lệnh hải quân, dự và chủ trì buổi lễ.

Nóng sáng 18/6: Trung Quốc huy động thêm 20 tàu ra giàn khoan
Một chiếc thủy phi cơ DHC-6 - Ảnh: Phạm Quang/TNO 

Phi đội DHC-6 được thành lập ngày 5/9/2013 và đã tham gia nhiệm vụ trong lễ thượng cờ cấp quốc gia 2 tàu ngầm Kilo 636; đón và đưa các đoàn công tác của Bộ Quốc phòng ra thăm Trường Sa; tìm kiếm cứu nạn máy bay MH-370 của Malaysia trên vùng biển Tây Nam; huấn luyện tại Trường Sa; huấn luyện hạ cánh dưới nước…

Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc thăm Việt Nam


Hôm nay (18/6), Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì có chuyến thăm Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng quanh việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam. Thông báo này được Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đưa ra tại buổi họp báo ngoại giao thường kỳ ngày 17/6.
18/06/2014 08:21 | Xã hội

Việt Nam mong Nga giúp sữa chữa, nâng cấp vũ khí



(Quốc phòng Việt Nam) - Việt Nam mong muốn Nga-Việt tiếp tục giúp nhau sửa chữa, nâng cấp một số loại vũ khí, hướng dẫn sử dụng vú khí mới.

Chiều 17/6, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó chủ tịch Phân ban hợp tác Việt - Nga tiếp ngài Aleksei Burdelnyi, Thư ký Phân ban Nga trong Ủy ban Liên chính phủ Nga - Việt về hợp tác kỹ thuật quân sự.
Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh và ngài ALEKSEI BURDELNYI Thư ký Phân ban Nga Trong Ủy ban Liên chính phủ Nga - Việt trao đổi về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước.
Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh và ngài ALEKSEI BURDELNYI Thư ký Phân ban Nga Trong Ủy ban Liên chính phủ Nga - Việt trao đổi về hợp tác kỹ thuật quân sự giữa 2 nước.
Tại buổi tiếp, Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh đánh giá cao mối quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước, trong đó hợp tác quốc phòng ngày càng được mở rộng và phát huy hiệu quả.
Trung tướng Nguyễn Quốc Khánh mong muốn hai bên tiếp tục giúp nhau sửa chữa, nâng cấp một số loại vũ khí trang bị mà trước đây Nga đã viện trợ giúp đỡ Việt Nam trong những năm kháng chiến và các phương tiện, linh kiện thay thế; tài liệu hướng dẫn khai thác sử dụng một số loại khí tài mới.
Được biết, trong thời gian thăm và làm việc tại Việt Nam, ngài Aleksei Burdelnyi và các thành viên trong Phân ban hợp tác kỹ thuật quân sự của hai nước khảo sát và thống nhất một số khí tài cần sửa chữa, nâng cấp cũng như một số phương tiện, linh kiện cần thay thế.
Việc hợp tác quốc phòng giữa Nga và VN mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nhất là trong bối cảnh nguy cơ phát sinh các cuộc xung đột mới ở khu vực Châu Á -TBD ngày càng gia tăng.
Trước đó, ngày 12/12/2013, tại cuộc hội đàm với Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thứ trưởng quốc phòng Nga Anatoly Antonov cho biết: “Tình hình quân sự - chính trị trên thế giới và trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương có xu hướng trở nên căng thẳng hơn, tồn tại khả năng leo thang căng thẳng hiện có, cùng với đó là nguy cơ xuất hiện các cuộc xung đột mới.
Trong bối cảnh này, việc tăng cường hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực quân sự và kỹ thuật quân sự mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng”.
Ông Antonov cho biết, quan hệ giữa hai nước có truyền thống lâu đời và được gắn kết bởi những trang lịch sử chung, trong đó có cả lịch sử chiến đấu.
“Chúng tôi xem đất nước các bạn như một đối tác chiến lược, một người bạn cũ và đáng tin cậy” - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga nói với người đồng cấp Việt Nam.
Ông nhắc rằng cuộc hội đàm ngày 12/12 là cuộc gặp gỡ chính thức đầu tiên giữa thứ trưởng Bộ Quốc phòng hai nước. Trong đó, hai bên đã hội đàm về các lĩnh vực hợp tác chính giữa Bộ Quốc phòng hai nước, bao gồm đào tạo cán bộ, hỗ trợ hạm đội hải quân, đối thoại chiến lược về quốc phòng, trao đổi giữa các phái đoàn quân sự, khoa học kỹ thuật và các hoạt động khác.
Đến lượt mình, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cảm ơn sự tiếp đón ấm áp và thân tình của phía Nga và lưu ý rằng, trọng tâm cuộc đối thoại sắp tới sẽ bao gồm các vấn đề hợp tác quân sự và kỹ thuật quân sự.
Thảo My (Tổng hợp)

Sau khi đá hóa đảo trái phép Trường Sa, Trung Quốc sẽ đòi 200 hải lý

 HỒNG THỦY 17/06/14 14:49
(GDVN) - Có lẽ một động cơ nguy hiểm hơn nữa là sau khi tạo ra các đảo mới, Trung Quốc sẽ (đơn phương) tuyên bố họ có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý.

Hoạt động cải tạo đắp nền bất hợp pháp mới nhất Trung Quốc đang tiến hành ngoài đá Gạc Ma nhằm biến thành 1 đảo nhân tạo.
The New York Times ngày 16/6 đưa tin, việc Trung Quốc tiến hành xây dựng (bất hợp pháp) trên một số bãi đá và rặng san hô ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là một trong những nỗ lực mới nhất mở rộng sự hiện diện của họ ở Biển Đông, sau khi tạo ra những đảo nhân tạo chúng sẽ mọc lên những công trình kiên cố làm nơi đồn trú và lắp đặt các thiết bị giám sát, bao gồm radar.
Hoạt động xây dựng đảo nhân tạo mà phía Trung Quốc đang triển khai là hồi còi báo động Việt Nam, Philippines và các bên yêu sách chủ quyền khác ở Trường Sa. Từ tháng 4 Philippines đã phản đối Trung Quốc cải tạo trái phép 2 bãi đá, tháng này Tổng thống Aquino tiếp tục chỉ trích các dấu hiệu di chuyển khác của Trung Quốc trên 2 bãi đá nữa.
Hành động của Trung Quốc cũng khiến các quan chức cấp cao của Mỹ lo ngại. Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã nhắc đến động thái thay đổi hiện trạng trên Biển Đông từ phía Trung Quốc tại Đối thoại Shangri-la vừa qua.
Một số nhà phân tích cho rằng quân đội Trung Quốc đang nhắm tới 1 điểm cắm chân trong quần đảo Trường Sa làm điểm tựa chiến lược dài hạn triển khai sức mạnh ở Tây Thái Bình Dương.
Có lẽ một động cơ nguy hiểm hơn nữa là sau khi tạo ra các đảo mới, Trung Quốc sẽ (đơn phương) tuyên bố họ có một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý đối với mỗi "đảo" này bằng cách (cố tình giải thích, áp dụng sai) viện dẫn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Philippines đã lập luận tại tòa án quốc tế rằng, Trung Quốc chỉ chiếm đóng (trái phép) các bãi đá và rặng san hô, không thể đủ tiêu chuẩn tuyên bố 1 vùng đặc quyền kinh tế.
"Bằng cách tạo ra sự xuất hiện của một hòn đảo, Trung Quốc có thể đang tìm cách tăng cường giá trị cho tuyên bố của họ", Taylor Fravel, một nhà khoa học chính trị Viện Công nghệ Massachusetts cho biết.
Bắc Kinh đã (ngang nhiên, thách thức) công khai thừa nhận hoạt động này "vì nó là lãnh thổ Trung Quốc"?! Cánh quan chức nước này lý sự rằng Việt Nam và Philippines đã xây dựng các cấu trúc ở quần đảo Trường Sa nhiều hơn phía Trung Quốc nên họ có quyền tự do theo đuổi các dự án của mình?!
The New York Times cho biết, các nhà phân tích đã lưu ý rằng những bên còn lại trên Biển Đông đã không xây dựng đảo, các cấu trúc họ xây dựng ở Trường Sa đều diễn ra trước năm 2002 khi Trung Quốc và ASEAN ký kết Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC. Trong đó có điều khoản quy định các bên yêu sách ở Biển Đông cần kiềm chế không tiến hành các hoạt động leo thang căng thẳng, không làm thay đổi hiện trạng khu vực này.
Lính Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên đá Chữ Thập sau khi xâm lược của Việt Nam và xây dựng công sự nhà nổi trái phép từ năm 1988. Nhiều khả năng Trung Quốc âm mưu biến Chữ Thập thành 1 căn cứ quân sự mạnh ở Trường Sa để tìm cách thực hiện tham vọng lưỡi bò.
Trung Quốc đã thay đổi hiện trạng và nó chỉ có thể làm tăng căng thẳng, giáo sư Carl Thayer từ Úc nhận xét. Những động thái Trung Quốc đang làm trên Biển Đông không phải hoạt động đơn lẻ mà là một kế hoạch hoàn chỉnh nhằm khẳng định yêu sách chủ quyền (vô lý) của họ, nhưng hiện chưa có phản ứng đồng thời đủ mạnh.
Kể từ tháng Giêng năm nay, Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng 3 hoặc 4 đảo nhân tạo ở Trường Sa với diện tích ước chừng 20 - 40 mẫu Anh, trong đó có ít nhất 1 đảo nhân tạo được Trung Quốc dành riêng cho mục đích quân sự, các đảo nhân tạo còn lại sẽ sử dụng làm nơi neo đậu, cung cấp hậu cần tàu thuyền, một quan chức phương Tây giấu tên nói với The New York Times.