Saturday, June 14, 2014

Phong tỏa Trung Quốc

NLĐO-Để giữ cho Trung Quốc hành xử đúng đắn trên biển, Nhật Bản và Mỹ phải tăng cường hợp tác với các nước Đông Nam Á và Liên hiệp châu Âu (EU)

Philippines đã gửi công hàm phản đối Trung Quốc cải tạo bãi san hô Ken Nan (tên tiếng Anh McKennan) thuộc cụm Sinh Tồn của quần đảo Trường Sa - Việt Nam. Đây là lần thứ tư trong vòng 3 tháng qua, Manila gửi công hàm phản đối Trung Quốc có hành động thay đổi hiện trạng ở biển Đông.

Bắc Kinh ngạo ngược

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose ngày 14-6 thông báo: “Họ (Trung Quốc) đang tiến hành công việc cải tạo... Chúng tôi đã gửi công hàm phản đối vào tuần trước”. Ông Jose không cho biết phía Trung Quốc có phản hồi hay không.

Trước đây, hồi tháng 4, Manila từng đưa công hàm phản đối Bắc Kinh sau khi phát hiện hoạt động lấn biển quy mô lớn và di dời đất tại bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Phía Trung Quốc bác bỏ công hàm của Philippines, ngang nhiên cho rằng Gạc Ma thuộc lãnh thổ nước này. Bắc Kinh cũng có thách thức tương tự ở bãi đá Ga Ven và Châu Viên cũng thuộc Trường Sa.

Tàu KD Pahang 172 của Hải quân Malaysia tập trận với Hải quân Mỹ ở biển Đông năm 2013Ảnh: US NAVY
 Tàu KD Pahang 172 của Hải quân Malaysia tập trận với Hải quân Mỹ ở biển Đông năm 2013Ảnh: US NAVY

 Liên quan đến hoạt động trái phép của giàn khoan Hải Dương 981 (Haiyang Shiyou 981), Trung Quốc tiếp tục vu cáo các tàu Việt Nam đâm vào tàu Trung Quốc 1.547 lần kể từ đầu tháng 5! Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 13-6, Phó Vụ trưởng các vấn đề biên giới và hải dương thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Dịch Tiên Lương bịa đặt: “Tôi có thể nói rõ rằng từ ngày 2-5 đến nay, kể cả khi hoạt động khoan hoàn tất, chúng tôi chưa, không và sẽ không bao giờ điều động lực lượng quân sự. Bởi vì hoạt động của Trung Quốc chỉ mang tính chất dân sự và thương mại” (!).

Chiến thuật của Mỹ

Tuyên bố lật lọng của ông Dịch bị một quan chức cấp cao ở Washington phản bác. Theo ông này, Bắc Kinh “rõ ràng vô lý” vì từng sử dụng cả không quân và hải quân cũng như lực lượng hải cảnh để “đe dọa các nước khác”. Quan chức Mỹ gọi tuyên bố của ông Dịch là “một nỗ lực yếu ớt nhằm che đậy những gì mà Trung Quốc thực sự đang làm”.

Căng thẳng leo thang ở biển Đông khiến các nhà khoa học thuộc Trường ĐH Quốc phòng Mỹ cho rằng Washington nên bảo vệ không gian biển, không phận của tất cả quốc gia nằm trong chuỗi đảo đầu tiên trong trường hợp xảy ra đụng độ với Trung Quốc. Trong số các chiến thuật được nghiên cứu nổi lên chiến thuật “kiểm soát ngoài khơi” hay “phong tỏa từ xa”.

“Chiến thuật này không tấn công trực tiếp vào Trung Quốc mà tận dụng lợi thế địa lý của Mỹ và đồng minh trong khu vực để phong tỏa các hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu quan trọng của Trung Quốc, qua đó làm suy yếu nghiêm trọng nền kinh tế của nước này” - các tác giả bài viết trên trang National Interest nêu rõ.

Để đối phó với chiến thuật được đánh giá là hiệu quả, tiết kiệm chi phí so với khái niệm Không - hải chiến (ASB) này, Trung Quốc chỉ có cách duy nhất để phá vỡ sự phong tỏa: Xây dựng một lực lượng hải quân có khả năng kiểm soát toàn cầu hoặc phát triển các tuyến đường bộ thay thế!

Doanh nghiệp Đài Loan tại Việt Nam hoạt động bình thường
Các cuộc tuần hành chống Trung Quốc tự phát tại Việt Nam hồi tháng 5 không ảnh hưởng đến tiến độ đàm phán về việc đổi mới Hiệp định bảo hộ đầu tư hiện có giữa Đài Loan và Việt Nam, theo phát biểu ngày 13-6 của Trưởng Phòng Đầu tư thuộc Bộ Kinh tế Đài Loan Liên Ngọc Bình.
Hãng tin CNA đưa tin Đài Loan và Việt Nam thống nhất gặp mặt 2 lần/tháng để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan. Ngoài ra, hai bên thống nhất sẽ lập các nhóm hành động để giải quyết tiền lương, thuế và hải quan, nợ và tài chính, bảo hiểm và an ninh.

Thứ Bảy, 14/06/2014 22:49
 HUỆ BÌNH

Trắng tay vì công ty Trung Quốc

NLĐO-Doanh nghiệp Trung Quốc cung cấp giống ớt, bảo đảm bao tiêu nên hàng loạt hộ dân đã đổ xô trồng loại cây này. Song, khi thu hoạch, công ty Trung Quốc chỉ đến thu mua lấy lệ rồi... “chạy làng”

Đang vào mùa thu hoạch nhưng trên cánh đồng trồng ớt tại xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An những ngày giữa tháng 6 này lại vắng hẳn bóng người. Chẳng ai mặn mà với việc thu hoạch ớt bởi doanh nghiệp (DN) Trung Quốc thu mua đã “bỏ chạy” từ giữa tháng 5-2014.

Đắng cay vì ớt

Gặp chúng tôi trên ruộng ớt dần chết khô tại cánh đồng Trự Càn, lão nông Nguyễn Văn Hòa - ngụ xóm 6, xã Khánh Sơn - cho biết tháng 11-2013, nghe UBND xã thông báo trồng giống ớt có xuất xứ Trung Quốc năng suất cao, sản phẩm sẽ được DN bao tiêu ngay nên cũng như nhiều hộ dân khác, gia đình ông làm 2 sào.
Ông Nguyễn Văn Hòa - xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - bên cách đồng ớt dần chết khô
Ông Nguyễn Văn Hòa - xã Khánh Sơn, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - bên cách đồng ớt dần chết khô

“Bỏ hàng triệu đồng mua phân thuốc rồi bỏ công chăm sóc gần 6 tháng trời nhưng đến khi thu hoạch, công ty chỉ mua được khoảng 100 kg với giá 5.500 đồng/kg. Từ đó đến nay đã hơn 1 tháng, ớt hái về để đầy nhà nhưng không thấy DN Trung Quốc quay lại thu mua” - ông Hòa chán nản.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, xã Khánh Sơn có 72 hộ dân trồng 7,2 ha ớt giống GB17615.3-2010 do một DN Trung Quốc cung cấp. Cả tháng nay, người dân thu hoạch ớt về chất đầy nhưng công ty Trung Quốc vẫn không quay lại thu mua. Do DN không thu mua đúng như hợp đồng đã cam kết, giá bán ra thị trường lại quá rẻ nên hiện tại, nhiều ruộng ớt chín rục nhưng nông dân đành bỏ mặc.

“Xã đứng ra ký hợp đồng với công ty Trung Quốc, bảo đảm người trồng ớt sẽ được DN này thu mua giá cao nên bà con mới đổ xô canh tác. Giờ thì bao nhiêu công sức mấy tháng trời đầu tư vào trồng ớt chắc là mất hết cả rồi” - anh Võ Quang Công - ngụ xóm 9, xã Khánh Sơn - bức xúc.

Tại xã Nghi Kiều, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, hàng trăm hộ dân cũng trồng khoảng 10 ha ớt GB17615.3-2010. “Hàng trăm tấn ớt tươi đã được bà con thu hoạch từ lâu nhưng phía DN Trung Quốc chỉ đến thu mua lấy lệ 1,5 tấn vào đầu tháng 5 rồi biến mất tăm” - ông Lê Văn Hai, nông dân xã Nghi Kiều, rầu rĩ.

Đổ thừa “lý do khách quan”

Theo hợp đồng kinh tế về liên kết sản xuất và tiêu thụ ớt giữa Công ty TNHH thực nghiệp Dục Dã Thượng Hải và UBND xã Khánh Sơn ký ngày 15-3, phía DN Trung Quốc chịu trách nhiệm bao tiêu sản phẩm ớt tươi cho người trồng. Vào đầu tháng 5-2014, khi người dân xã Khánh Sơn bắt đầu thu hoạch ớt, đại diện Công ty Dục Dã Thượng Hải có đến thu mua nhưng với số lượng rất ít.

“Ngày 10 và 11-5, công ty cử đại diện đến thu mua ớt. Bình quân người dân đem 5 kg ớt đến thì họ loại mất 4 kg vì cho rằng không bảo đảm chất lượng. Sau khi thu mua một số ít ớt, DN này bỏ chạy, không quay lại nữa. Người dân đành hái ớt về phơi khô hoặc bỏ chín rục ngoài đồng” - ông Phạm Việt Hùng, Ban Nông nghiệp xã Khánh Sơn, cho biết.

Mới đây, ngày 12-6, bà Bành Bội Tuấn, đại diện Công ty Dục Dã Thượng Hải, đã đến làm việc với UBND xã Khánh Sơn. Bà Tuấn cho rằng việc thu mua ớt của người dân gián đoạn vì “lý do khách quan”. Ông Tô Bá Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Sơn, cho biết thời gian tới, xã sẽ mời Liên minh HTX Nghệ An (đơn vị đứng ra ký hợp đồng với công ty Trung Quốc cung cấp giống ớt) và đại diện Công ty Dục Dã Thượng Hải làm việc để tìm hướng giải quyết cho người trồng.

Tại xã Nghi Kiều, chính quyền địa phương cũng đang tìm cách liên hệ với Công ty Dục Dã Thượng Hải để yêu cầu DN này tiêu thụ sản phẩm cho người dân theo hợp đồng. “Ngày 11-6, đại diện DN đến làm việc với xã. Chúng tôi yêu cầu họ mua ớt khô nhưng họ trả giá quá thấp nên người dân không đồng ý. Việc công ty không thu mua sản phẩm ớt tươi như cam kết đã gây thiệt hại cho người dân. Sắp tới, chúng tôi sẽ làm việc với DN Trung Quốc để tìm cách hỗ trợ thiệt hại phần nào cho bà con” - một lãnh đạo xã Nghi Kiều cho biết.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc yêu cầu phía DN Trung Quốc đền bù thiệt hại là rất khó. Bởi lẽ, trong hợp đồng ký kết với Công ty Dục Dã Thượng Hải có một điều khoản mà sự bất lợi luôn thuộc về phía người dân khi xảy ra tranh chấp. Đó là nếu do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh hoặc quan hệ Việt - Trung xảy ra mâu thuẫn… thì 2 bên đều không phải chịu trách nhiệm về tài chính.

Người trồng lỗ nặng

Tại Gia Lai, theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, toàn tỉnh hiện có gần 3.000 ha trồng ớt. So với mức giá gần 50.000 đồng/kg cuối năm 2013 và vài tháng đầu năm 2014, hiện thương lái Trung Quốc chỉ thu mua ớt với giá 7.000 - 9.000 đồng/kg. Với mức giá này, người trồng ớt chắc chắn lỗ nặng.

Đak Pơ là huyện có hơn 5.000 ha đất trồng rau. Đầu năm 2014, khi giá rau hạ, giá ớt tăng cao, nhiều người đã quyết định chuyển sang trồng ớt. “Thấy rau rớt giá nên gia đình tôi chuyển toàn bộ diện tích hơn 2 sào sang trồng ớt mong kiếm lời. Ai ngờ giá ớt rớt thê thảm, tôi phải bù lỗ trả tiền cho nhân công” - bà Lê Thị Thanh - ngụ xã Cư An, huyện Đak Pơ - cho biết.

Theo tính toán của người trồng thì vốn đầu tư trung bình cho một sào ớt là 15-20 triệu đồng, khoảng 4 tháng thu hoạch một vụ. Với mức giá đầu mùa 20.000-50.000 đồng/kg, bà con có thể lời 40 triệu đồng/sào. Thế nhưng, trong vụ này, giá bán ra quá thấp khiến nông dân phải chịu lỗ vốn. Gia đình ông Lê Văn Ơn - ngụ thôn Thuận Công, xã Cư An - trồng gần 3 sào ớt, cho biết: “Tiền công hái ớt đã 120.000-150.000 đồng/người/ngày, mất hơn một nửa giá bán ớt. Tính thêm chi phí đầu tư và công chăm sóc thì người trồng ớt phải bù lỗ”.

Bà Nguyễn Thị Hà, một người chuyên thu mua ớt cho thương lái Trung Quốc, cho rằng ớt rớt giá là do xuất khẩu sang Trung Quốc giảm, trong khi người dân cứ ồ ạt trồng loại cây này. “Từ đầu mùa đến nay, tôi chưa xuất được tấn ớt nào. Vì vậy, tôi chỉ thu mua cầm chừng khoảng 1 tấn/ngày và cũng không biết khi nào mới xuất cho Trung Quốc được” - bà Hà lo lắng.
Thứ Bảy, 14/06/2014 20:54
 Bài và ảnh: ĐỨC NGỌC

Công ty dầu khí TQ vươn “vòi bạch tuộc” ra vùng biển phía nam

(Kienthuc.net.vn) - Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc(CNOOC) đang mở rộng hoạt động khai thác ở vùng biển ngoài khơi phía nam nhằm đạt được mục tiêu cuối năm.



Giám đốc Kho cảng Vị Châu ông Liao Hongyue cho hay, CNOOC đang phát triển các dự án mới dựa trên các phát hiện ở gần đảo Vị Châu, cách bờ biển của Việt Nam 80 hải lý về hướng đông.
Các giàn khoan ở Vị Châu có thể đem về 45.700 thùng dầu mỗi ngày, chiếm khoảng 4% tổng sản lượng của CNOOC. Riêng trong năm 2013, tổng công ty này đã sản xuất 412 triệu thùng dầu thô. Bắt đầu từ năm ngoái, CNOOC bắt đầu dự án mới của mình ở khu vực Vị Châu, tăng số lượng các mỏ dầu hoạt động tại đây.
 Vị trí đảo Vi Châu (vòng tròn đỏ), nơi CNOOC đang phát triển nhiều dự án khai thác dầu khí mới.
Đơn vị điều hành các dự án của CNOOC ở Vị Châu có kế hoạch tăng sản lượng dầu và khí đốt ở các giàn khoan tại khu vực phía tây Biển Đông lên 260.000 thùng/ngày vào 2015 và 350.000 thùng/ngày năm 2020.
Hiện nay, Tổng Công ty CNOOC có 4 khu vực khai thác dầu và khí ở Trung Quốc, bao gồm biển Bột Hải, Hoa Đông, phía tây Biển Đông và phía đông Biển Đông.
Tháng trước, CNOOC chính là đơn vị đã hạ đặt giàn khoan dầu Hải Dương 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, dẫn tới tình hình hết sức căng thẳng trên Biển Đông. Động thái ngang ngược của Bắc Kinh đã làm dấy lên nhiều quan ngại về tình hình an ninh và ổn định trong khu vực. Nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Nhật đã công khai lên án hành động trái phép này từ chính quyền Trung Quốc.
Thanh Nga (theo SCMP)

Những nấm mồ giả ở Hoàng Sa và âm mưu bành trướng của TQ

40 năm trước, hải quân của quân đội Sài Gòn đã phải trải qua cuộc chiến đấu cam go chống lại âm mưu và hành động xâm lược của Trung Quốc.

Để đi tìm lẽ phải và vạch rõ mưu đồ của Trung quốc về việc đắp mộ giả ở hai đảo Vĩnh Lạc và đảo Cam Tuyền thuộc quần đảo Hoàng Sa, với mục đích ngụy tạo người Trung Quốc sinh sống và chết tại hai đảo này hàng trăm năm trước, những người lính Hải quân ở hai chiến hạm HQ-4 và HQ-16 cùng “trung đội biệt hải” đã trinh sát, đào bới đưa ra khẳng định: Những nấm mộ mà Trung Quốc ngụy tạo không có xương cốt người.
Mệnh lệnh khẩn cấp
40 năm về trước, ông Lữ Công Bảy là quân nhân đeo quân hàm thượng sĩ trên chiến hạm Trần Khánh Dư có phiên hiệu HQ-4. “Lúc đó tui ở trên tàu HQ-4. Bản thân tui đã chiến đấu và tận mắt chứng kiến Hoàng Sa bị kẻ thù chiếm đóng như thế nào. Những gì tôi đã trực tiếp tham gia trong trận hải chiến với hải quân Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa ngày 19/1/1974 vẫn không phai mờ trong tâm trí tôi”, giọng ông Bảy xúc động.
Câu chuyện về Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng được ông Bảy kể khá chi tiết. “Lúc bấy giờ tôi là thượng sĩ giám lộ (giám sát lộ trình - hàng hải) trên khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4. Tàu HQ-4 là chiến hạm tối tân nhất của hải quân Sài Gòn thời bấy giờ. Vừa làm giám sát lộ trình hàng hải, tui vừa phụ tá trưởng ngành giám lộ, kiêm hạ sĩ quan phụ tá trưởng khối hành quân. Với chức danh đó, tất cả các tình huống tác chiến tui đều có mặt để cùng anh em trong ban chỉ huy điều hành tàu”.
Đảo Vĩnh Lạc và các đảo Cam Tuyền, Duy Mộng, Quang Hà thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: TL 
Sau 14 ngày lênh đênh trên vùng biển Quảng Ngãi, từ Sa Huỳnh đến Cù Lao Ré thuộc đảo Lý Sơn, chỉ còn 1 ngày nữa là tàu được trở về Đà Nẵng. Trước ngày tạm biệt biển, tất cả thủy thủ trên tàu rộn ràng nhớ đất liền. Nhưng niềm vui ấy chưa kịp đến thì chiến sự xảy ra. Đó là trưa 16/1/1974, khi trên tàu chuẩn bị ăn cơm trưa thì có thông tin báo cáo công điện tối khẩn: “Tàu HQ-4 về Đà Nẵng khẩn cấp”.
Thuyền trưởng lệnh nhổ neo, thẳng hướng đất liền, tàu HQ-4 tăng tốc tối đa đến 17 giờ thì cặp cảng Tiên Sa Đà Nẵng. Thuyền trưởng Văn San và đại úy Diên - trưởng khối hành quân, được lệnh lên họp khẩn cấp ở trung tâm hành quân Bộ Tư lệnh Hải quân vùng 1 duyên hải. Tất cả các thủy thủ trên tàu chuẩn bị công tác sẵn sàng chiến đấu. “Lúc đó, chúng tôi không biết chuyện gì xảy ra. Tôi phán đoán, nếu tiếp tục đi tuần tiễu, chúng tôi sẵn sàng”, ông Bảy chia sẻ.
20 giờ ngày 16/1, thuyền trưởng Văn San về tàu, phát lệnh: “Toàn tàu nâng cấp báo động chiến đấu tăng cường, cấm trại 100%. Ban hậu cần tiếp nhận lương thực thực phẩm, ban quân khí tiếp nhận đạn dược và xăng dầu”. Đến 21 giờ, hai chiếc xe GMC chở một trung đội với đầy đủ vũ khí đạn dược xuất hiện, trong các bộ quân phục lạ mắt. Sau một hồi dò hỏi, các thủy thủ mới vỡ lẽ, đó là “lực lượng biệt hải đi Hoàng Sa”.
Lệnh hành quân ra Hoàng Sa khẩn cấp, ban chỉ huy tàu mở hải đồ xác định đường đi, dự kiến tình huống có thể xảy ra dọc đường và cách xử lý. Tàu HQ-4 xuất phát băng băng trong đêm tối. Lúc đó là 23 giờ ngày 16/1/1974.
Những nấm mộ giả
Ra đi trong đêm tối và gặp gió to, sóng lớn, 11 giờ 30 ngày 17/1, khu trục hạm Trần Khánh Dư HQ-4 có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Lúc này, Tàu tuần dương Lý Thường Kiệt (HQ-16) do trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng cũng đã có mặt theo diện tăng cường tại Hoàng Sa để sẵn sàng bảo vệ đảo.
HQ-4 tiến gần đảo Vĩnh Lạc (một đảo nhỏ trong quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam). Lệnh từ cabin chiến hạm vang lên “Tất cả vào vị trí chiến đấu”. Một lực lượng đội biệt hải khẩn cấp rời tàu xuống 3 xuồng cao su, khẩn trương áp sát rìa đảo Vĩnh Lạc trinh sát thực địa. 
Sau 20 phút kiểm soát, các chiến sĩ báo cáo về: “Không phát hiện gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp, không có bia, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ đóng trước đầu mộ ghi bằng chữ Trung Quốc với ngày sinh và ngày chết hàng mấy chục năm về trước”. 
Nhận định: Có thể đây là mộ giả, phía Trung Quốc tạo nên để ngụy trang. Ngay lập tức, các chiến sĩ biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ lên, hóa ra chẳng thấy xương cốt gì cả. Đây là những nấm mộ ngụy tạo để chứng tỏ có người Trung Quốc đã sống và chết trên đảo mà thôi. Sau khi trinh sát kỹ càng, 16 giờ 30, lực lượng biệt hải được lệnh rút về tàu.
Cuối chiều vùng biển Hoàng Sa ánh lên nhiều màu bạc của hoàng hôn. Một không gian bình yên giữa biển trời tổ quốc. Bữa cơm chiều đang được chuẩn bị thì bộ phận radar báo cáo phát hiện 2 mục tiêu lạ từ xa đang tiến thẳng về Hoàng Sa, hướng đi không đổi, khoảng cách ngày một gần. Lệnh thuyền trưởng: Nhanh chóng ăn cơm, tăng cường quan sát bằng ống nhòm, cứ 5 phút báo cáo một lần về hướng đi của mục tiêu lạ, toàn tàu báo động chiến đấu khẩn cấp.
Ngay sau đó, tàu HQ-4 và HQ-16 nhận được điện tín từ sở chỉ huy “Phía Trung Quốc tăng cường lực lượng và cố tình khiêu khích, các chiến hạm của họ tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa của Việt Nam. Các tàu thực hiện theo phương án chiến đấu”.
Càng về đêm, mục tiêu lạ càng rõ. Nắm được ý đồ xấu của đối phương, hai tàu HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu và loa tuyên truyền đặc biệt cảnh cáo: “Đây là lãnh hải của Việt Nam. Yêu cầu các ông hãy rời khỏi đây ngay”. Hai tàu Trung quốc không những không rời khỏi vùng biển Hoàng Sa, mà còn đáp trả “Hoàng Sa là của Trung Quốc”!
Để tiếp tục làm rõ “trắng đen” và khẳng định mưu đồ ngụy tạo mộ giả của Trung Quốc, sáng 18/1, chiến hạm HQ-4 tiến về đảo Cam Tuyền. Lúc 8 giờ sáng, Trung đội biệt hải được lệnh đổ bộ lên đảo. Sau khi lục soát, chỉ phát hiện những nấm mộ mới đắp không hài cốt y như ở đảo Vĩnh Lạc.
Theo Một Thế Giới

Trung Quốc không còn coi trọng “4 tốt, 16 chữ vàng”

Đó là khẳng định của ông Nguyễn Trung (nguyên trợ lý thủ tướng Võ Văn Kiệt) tại tọa đàm Minh triết Biển Đông chiều 14/6 tại Hà Nội.

Ông cũng cho rằng: "Trung Quốc đã chuyển sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở biển Đông".
Tàu Trung Quốc xịt vòi rồng vào tàu Việt Nam. Ảnh: Cảnh sát biển Việt Nam.
Theo ông Nguyễn Trung, trong bối cảnh đó, Việt Nam cần phải xem xét lại những chính sách của mình. “Trung Quốc đang chứng tỏ không còn coi trọng mối quan hệ 4 tốt, 16 chữ vàng nữa. Nó không có nghĩa lý gì so với những gì mà cục diện quốc tế đang mang lại cho Trung Quốc. Không thể phủ nhận những áp lực và thách thức mà Trung Quốc tạo ra đối với các nước trong khu vực và Việt Nam. Tuy nhiên, nếu chúng ta thấy rõ được thách thức này, phối hợp với các quốc gia khác thì hoàn toàn có thể đối phó được”, ông Nguyễn Trung khẳng định.
Điểm lại toàn bộ những hành động gây hấn, xâm chiếm ở biển Đông suốt hơn nửa thế kỷ qua, ông Nguyễn Trung cho rằng: các sự kiện từ 1956 đến nay nói lên quan điểm xuyên suốt của Trung Quốc trong vấn đề xâm lấn lãnh thổ Việt Nam. Việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đến Hoàng Sa không phải vi phạm mà phải nhìn nhận dứt khoát là hành động xâm lấn.
“Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc chọn thời điểm này để đưa giàn khoan đến vùng biển Việt Nam, Hải Dương 981 đã được họ chuẩn bị từ nhiều năm nay. Rõ ràng, việc Nga sát nhập Crimea đã đặt ra rất nhiều vấn đề trong quan hệ Nga – Ukraine, Nga – Phương Tây. Mặt khác, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc cũng có bước phát triển mới. Sự hợp tác giữa hai cường quốc khiến cục diện thế giới thay đổi. Cùng với đó là thái độ cứng rắn của Trung Quốc trong vụ giàn khoan, những phát biểu của Tập Cận Bình và của trưởng đoàn đại biểu Trung Quốc ở Shangri-La 13 cho thấy chưa bao giờ Trung Quốc lại tỏ ra hung hăng như vậy. Tôi cho rằng, Trung Quốc đã thực sự chuyển mình sang giai đoạn thực hiện chính sách bá quyền ở Biển Đông, thời kỳ chiếm được chỗ nào thì chiếm, khẳng định chỗ nào thì khẳng định”, ông Nguyễn Trung phân tích.
Để đối diện với những thách thức từ Trung Quốc, theo ông Nguyễn Trung, điều đầu tiên là Đảng và Nhà Nước phải nói cho toàn dân biết thực trạng quan hệ Việt - Trung. Ý chí bảo vệ độc lập chủ quyền phải dựa trên những hiểu biết sâu sắc về quan hệ hai nước. Mặt khác, “nếu chúng ta lúng túng, không kiên quyết đấu tranh thì thế giới cũng khó lòng ủng hộ mình được”, ông Trung nói.
Từ góc độ quân sự, thiếu tướng Lê Mã Lương cũng phân tích những lý do khiến Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma của Việt Nam cùng những nguyên nhân khiến nước này xây dựng sân bay tại Gạc Ma. Thiếu tướng Lê Mã Lương cũng cho rằng muốn đối phó với Trung Quốc, trước hết các nước trong khu vực như Việt Nam, Philippines, Malaysia, Indonesia… phải có sự hợp tác. “Khi đó, Trung Quốc muốn quẫy ở biển Đông cũng sẽ gặp nhiều khó khăn”. Mặt khác, trong vấn đề ngoại giao, thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: phải đặt lợi ích dân tộc lên hàng đầu.
Theo Tuổi Trẻ

Báo người Hoa ở hải ngoại: Tập Cận Bình đẩy người dân Trung vào lửa đạn

  - 

Tàu sân bay Liêu Ninh (Reuters)
Tàu sân bay Liêu Ninh (Reuters)
"Hy vọng ông Tập Cận Bình đừng đẩy những người dân Trung Quốc lương thiện vào nơi lửa đạn, mất xương máu vô ích chỉ để thực hiện giấc mộng bá quyền, bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá trong một thế giới văn minh, bởi chiến tranh không phải trò đùa", Đa Chiều - tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 13.6 bình luận.
Trong bối cảnh tình hình biển Đông đang nóng lên từng ngày, do vụ Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981 trái phép trong vùng biển Việt Nam, việc các tàu Trung Quốc miệt mài chở sắt, thép, cát, xi măng ra vùng biển quần đảo Trường Sa để xây dựng căn cứ quân sự tại đây, lại càng làm dấy lên lo ngại trong cộng đồng quốc tế.
Tờ Phil Star của Philippines dẫn báo cáo từ Phủ Tổng thống Philippines cho biết 5 bãi đá đang bị Trung Quốc thay đổi hiện trạng là Gạc Ma, Châu Viên, Ga Ven, Tư Nghĩa và Én Đất. Các bãi này nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Trung Quốc chiếm đóng trái phép các bãi đá, trong khi Philippines cũng tuyên bố chủ quyền.
Báo cáo không loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ cải tạo ba bãi đá Chữ Thập, Subi, Vành Khăn sau khi hoàn tất công việc ở 5 bãi đá nói trên.
Chính phủ Philippines hồi tháng 3 tố cáo Trung Quốc có những hành động thay đổi hiện trạng ở bãi Gạc Ma. Bộ Ngoại giao Philippines công bố các bức ảnh cho thấy căn cứ quân sự của Trung Quốc đã mở rộng ra diện tích gần 9 ha chỉ trong 2 năm, dẫn tới suy đoán Trung Quốc có thể xây dựng một đường băng và Bắc Kinh sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên biển Đông một khi đường băng hoạt động.
Các nhà phân tích địa chính trị trên website Stratfor của Mỹ chỉ ra rằng, Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật thăm dò dầu khí và thay đổi hiện trạng để củng cố những tuyên bố chủ quyền phi lý trên quần đảo Hoàng Sa cũng như Trường Sa.
Stratfor nhận định: Trung Quốc sẽ dùng chiến thuật này nhằm mở rộng biên giới bởi nước này cần xây dựng khả năng hậu cần của hải quân. "Hải quân Trung Quốc chưa đủ sức để vượt qua những thách thức hậu cần, như là khoảng cách. Do đó, khả năng thực hiện kế hoạch thống trị trên biển còn hạn chế".
Hành động của Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn
Đa Chiều, tờ báo của người Hoa hải ngoại ngày 13.6 bình luận, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang điều chỉnh chiến lược quân sự quy mô lớn trên biển Đông nên việc thị uy sức mạnh cơ bắp với máy bay, tàu chiến ở gần vị trí giàn khoan 981 không có gì là lạ.
Trên thực tế, ngay từ tháng 12.2012, ông Tập Cận Bình lần đầu tiên đề ra phương châm phát triển quân đội "gọi là đến, đến là đánh, đánh là thắng" ngay trong chuyến tuần du phương Nam, thị sát đại quân khu Quảng Châu và hạm đội Nam Hải. Tập Cận Bình nói câu này khi đang đứng trên chiến hạm của hạm đội Nam Hải. Đó chính là biểu hiện của của chủ động phòng ngự, chủ động uy hiếp và chủ động tấn công.
Việc Bắc Kinh điều ít nhất 6 chiến hạm hiện đại bậc nhất và ít nhất 4 máy bay quân sự ra gần giàn khoan 981, theo Đa Chiều, là biểu hiện của sự chuyển ngoặt trong chủ trương của Bắc Kinh, từ chỗ chỉ "nói mồm" tới chỗ "động tay chân", kết hợp uy hiếp quân sự với gây sức ép ngoại giao, tranh thủ chính trị để phối hợp giải quyết, đây chính là mô hình Trung Quốc đang, sẽ áp dụng trên Biển Đông.
Tờ Đa Chiều viết tiếp: Giữa lúc biển Đông đang leo thang căng thẳng quân đội Trung Quốc không hề do dự phô diễn sức mạnh cơ bắp ngoài dàn khoan 981 rõ ràng là đã có tính toán rất kỹ, điều đó cho thấy sự thay đổi trong mô hình xử lý vấn đề biển Đông của ông Tập. Điều này càng nổi bật khi so sánh vụ giàn khoan 981 với những vụ căng thẳng trên biển Đông trước đó.
Cũng trong tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã điều 5 tàu gồm 1 tàu khảo sát, 1 tàu hộ vệ, 1 tàu hậu cần và 2 tàu "chấp pháp" ra bãi Cỏ Mây để phản ứng với Philippines trong vụ kiện đường lưỡi bò và tòa án ra thời hạn để Bắc Kinh nộp bản thuyết trình quan điểm. Tháng 8 năm ngoái khi đối đầu với Philippines ở bãi Cỏ Mây, Trung Quốc cũng điều động 1 tàu hộ vệ và 1 tàu hậu cần quân sự tham gia.
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đang điều chỉnh chiến lược quân sự quy mô lớn trên biển Đông nên việc thị uy sức mạnh cơ bắp với máy bay, tàu chiến ở gần vị trí giàn khoan 981 không có gì là lạ.
Tháng 4.2012 khi xảy ra khủng hoảng Scarborough, Bắc Kinh không sử dụng lực lượng quân sự mà chỉ dùng tàu Hải giám, Ngư chính và các thủ đoạn trừng phạt kinh tế (cấm nhập khẩu chuối, hạn chế du lịch đến Philippines). 
Suốt 3 tháng căng thẳng liên tục, tàu chiến Trung Quốc không hề xuất hiện ở khu vực này mà tập trận ở vùng biển phía Bắc Philippines. Nó còn được gọi là "mô hình Scarbrough", "chiến thuật cải bắp", "chiến lược cờ vây" dùng "tàu cá", tàu "chấp pháp" ở vòng trong, tàu quân sự đứng xa vòng ngoài.
Trước nữa, trong 2 năm 2011-2012, mỗi khi xảy ra căng thẳng trên biển Đông, Trung Quốc thường công khai đề xuất đàm phán và không hề có biểu hiện dùng sức mạnh quân sự uy hiếp. Nhưng sang 2 năm 2013, 2014 thì quân đội Trung Quốc đã chủ động lên gân cùng với Bộ Ngoại giao nước này gây sức ép lên đối phương. Không những điều tàu chiến máy bay ra khu vực giàn khoan, chiến đấu cơ của Trung Quốc còn liều lĩnh áp sát máy bay quân sự Nhật Bản ở Hoa Đông 2 lần liên tục cách nhau chưa đầy 1 tháng. 
Thủ đoạn Trung Quốc uy hiếp quân sự trên biển Đông rõ ràng là một sự thay đổi căn bản trong chiến lược của Tập Cận Bình, đây là điểm khác biệt rõ nét so với người tiền nhiệm Hồ Cẩm Đào.
Đa Chiều kết luận: Hy vọng ông Tập Cận Bình đừng đẩy những người dân Trung Quốc lương thiện vào nơi lửa đạn, mất xương máu vô ích chỉ để thực hiện giấc mộng bá quyền, bành trướng lãnh thổ, xưng hùng xưng bá trong một thế giới văn minh, bởi chiến tranh không phải trò đùa.
Uy hiếp bằng tàu quân sự, máy bay yểm trợ việc đưa giàn khoan xâm phạm trái phép vào vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam, Trung Quốc đang làm những nước láng giềng e ngại
* Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình Deutsche Welle của Đức và báo Washington Times của Mỹ, Ernest Bower, chuyên gia nghiên cứu về Đông Nam Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS, trụ sở thủ đô Washington), cho rằng “Trung Quốc liên tục gây hấn trên biển Đông xuất phát từ việc Bắc Kinh cho rằng Mỹ không dám can thiệp nếu xung đột xảy ra trong khu vực. Đó là lý do vì sao Trung Quốc đưa giàn khoan tới vùng biển Việt Nam”.
Tuy nhiên, chuyên gia Bower khẳng đinh: “Bắc Kinh không nên nhận định sai tình hình. Quan điểm cho rằng Mỹ sẽ không can thiệp quân sự để Trung Quốc muốn làm gì thì làm trên biển Đông là hoàn toàn sai lầm”.
Lên án hành động Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam và tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam, chuyên gia Bower nêu: “Rõ ràng hành động của Trung Quốc khiến các nước làng giềng phải quan ngại”.
Không đồng tình với quan điểm của một số nhà phân tích cho rằng Mỹ sẽ không bảo vệ Việt Nam nếu xảy ra xung đột trên biển Đông, ông Bower, cho rằng việc Mỹ có hỗ trợ quân sự cho Việt Nam hay không là tùy thuộc vào tình hình. 

Tàu Trung Quốc còn ngang ngược đâm húc, bắn vòi rồng vào tàu Việt Nam
* Theo chuyên gia Graeme Dobell thuộc Viện Chính sách chiến lược của ÚC, đã đến lúc phải khẳng định những động thái khiêu khích của Trung Quốc, như hạ đặt giàn khoan và đâm tàu thực thi pháp luật, tàu cá Việt Nam, là sự biểu hiện đầy đủ và chính thức chính sách của Bắc Kinh.
Trong bài bình luận trên trang The Strategist mới đây, ông Dobell cho rằng các nước láng giềng của Trung Quốc không còn tự huyễn hoặc rằng những hành động khiêu khích của Bắc Kinh có thể bắt nguồn từ sự phân tán quyền lực, chẳng hạn như sự bất đồng giữa Quân Giải phóng nhân dân TQ và Bộ Ngoại giao.
Thực tế rằng “sự trỗi dậy bằng nòng pháo” là chính sách chính thức được phê chuẩn từ cấp cao nhất cuả Trung Quốc, đòi hỏi ASEAN phải đánh giá lại đường lối quan hệ với TQ. Theo chuyên gia Dobell, đã đến lúc ASEAN thôi hy vọng vào việc thương thuyết với Bắc Kinh để đạt được một Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) bởi Trung Quốc không hề mong muốn bất kỳ thỏa thuận đa phương nào. “Bắc Kinh đã coi việc chấp nhận DOC là một sai lầm và sẽ không làm tồi tệ thêm lỗi lầm bằng cách chấp nhận COC”, ông Dobell viết.
Quan điểm này cũng được thể hiện trong một báo cáo công bố ngày 11.6 của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington (Mỹ). Báo cáo có tên “Decoding China’s Emerging “Great Power” Strategy in Asia” (tạm dịch: Giải mã chiến lược “Đại cường quốc” mới nổi của Trung Quốc ở châu Á), chủ biên Christopher K.Johnson, một chuyên gia về Trung Quốc cho rằng: Từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền, Trung Quốc ngày càng có lập trường hung hăng về tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông và biển Hoa Đông. 
Các nước láng giềng của Trung Quốc không còn tự huyễn hoặc rằng những hành động khiêu khích của Bắc Kinh có thể bắt nguồn từ sự phân tán quyền lực, chẳng hạn như sự bất đồng giữa Quân Giải phóng nhân dân TQ và Bộ Ngoại giao.
Thực tế “sự trỗi dậy bằng nòng pháo” là chính sách được phê chuẩn từ cấp cao nhất cuả Trung Quốc.
Những thay đổi chính sách của Bắc Kinh phản ánh sự trông đợi rộng rãi của giới chính khách và dư luận của nước này rằng sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng gia tăng cho phép họ có tiếng nói lớn hơn. Báo cáo nhận định khó có khả năng các lãnh đạo Trung Quốc sẽ quay trở lại với lập trường ôn hòa hơn trong các tranh chấp lãnh thổ.
Về quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, báo cáo cũng tái khẳng định quan điểm cho rằng Trung Quốc không muốn thấy một ASEAN mạnh mẽ và hợp nhất. Bắc Kinh liên tục hành động để chia rẽ ASEAN nhằm đẩy mạnh những yêu sách chủ quyền phi lý ở Biển Đông. 
Điều đó được thể hiện rõ ràng nhất tại hội nghị ASEAN ở Phnom Penh năm 2012, khi khối này lần đầu tiên trong lịch sử không thể ra tuyên bố chung vì áp lực của Trung Quốc lên nước chủ nhà Campuchia để gạt vấn đề biển Đông ra khỏi chương trình nghị sự, bất chấp đòi hỏi hợp lý của các thành viên khác.
Trong một tham luận tại Hội nghị bàn tròn châu Á - Thái Bình Dương ở Malaysia mới đây, giáo sư Carl Thayer cũng đưa ra đề xuất tương tự. Ông nhận xét: “Tiến trình COC đã gây chia rẽ ASEAN và chia rẽ các nước ASEAN có tranh chấp. Sự quả quyết của TQ về “chủ quyền không thể tranh cãi” ở biển Đông và hành động khẳng định chủ quyền hung hăng chưa từng thấy gần đây, thông qua việc sử dụng tàu quân sự mở bạt che vũ khí cùng máy bay quân sự, hiện là trở ngại lớn trong việc quản lý vùng biển chung ở biển Đông”.
Thiết kế căn cứ quân sự bao gồm một sân bay trên bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam do Viện Nghiên cứu và Thiết kế số 9 của Trung Quốc tiết lộ.
Theo Nguyễn Chiến (Chinhphu.vn)
(Tựa do MTG đặt)

Xài hàng Trung Quốc, có nên không?

  - 

Dây nịt từ 20.000-25.000 đồng tràn lan ở chợ đêm Hạnh Thông Tây – Nguồn: Internet
Dây nịt từ 20.000-25.000 đồng tràn lan ở chợ đêm Hạnh Thông Tây – Nguồn: Internet
Nhiều mặt hàng, sản phẩm của Trung Quốc đang bị người dân không tin dùng. Nhưng với sinh viên, đối tượng tiêu dùng đặt tiêu chí giá rẻ lên hàng đầu, thì sao?
Chúng tôi thực hiện một cuộc khảo sát bỏ túi trên 50 sinh viên tại địa bàn làng đại học Thủ Đức, TPHCM, có thể thấy tỉ lệ đồ điện tử Made in China là 53% trong tổng số những vật dụng điện tử các bạn có (laptop, điện thoại, tai nghe…), đồ gia dụng chiếm đến 67% (đồ nhựa, chén đũa, máy sấy tóc, bình nước, nồi cơm…) và quần áo, giày dép với 52%. Đây là những con số hoàn toàn không bất ngờ. 
Bạn Thành Anh (sinh viên Đại học Luật) cho biết: “Mình thường hay đi chợ đêm, nhất là Hạnh Thông Tây vì giá cả quá hợp lý so với túi tiền eo hẹp của sinh viên. Nhiều chỗ bán một cái áo thun mà chỉ có 35.000 đồng hay một sợi dây nịt kiểu dáng thời trang mà cũng chỉ cỡ 20.000 – 25.000 đồng. Sinh viên nghèo mà, thấy rẻ là mua dù thừa biết tại sao nó rẻ!”
Áo thun chỉ có giá từ 35.000 đồng/cái – Nguồn: Internet

Hay ý kiến của bạn Thanh Xuân (sinh viên Đại học KHXH&NV): “Chợ đêm làng Đại học là thiên đường mua sắm cho sinh viên ít tiền nhưng cũng có nhu cầu sắm sửa như tụi mình. Giá ở đây rẻ lắm, từ quần áo, trang sức cho đến cả trái cây. Mình biết có nhiều món là hàng Trung Quốc, nhưng nghĩ xài một lúc rồi bỏ, chắc cũng không ảnh hưởng gì. Hàng Việt Nam thì chất lượng nhưng giá cao hơn nên tụi mình không có tiền mua.”
Cũng vì lý do ham rẻ, mê mẫu mã bắt mắt mà hàng Trung Quốc đã vô tình tràn lan khắp nơi. Dù cho có khá nhiều mặt hàng kém chất lượng, thậm chí là gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe, tính mạng của người dân.
Gía cả khá rẻ, mẫu mã đẹp tuy nhiên chỉ xài trong một thời gian ngắn thì đã không thể tiếp tục sử dụng. Bạn Ngô Quốc Long (Q.Bình Thạnh) chia sẻ: “Điện thoại smartphone của Trung Quốc vừa rẻ lại vừa đẹp, nhìn là thích và muốn mua ngay, nhưng sau khi sử dụng được khoảng 3 tháng thì bỗng dưng lại bị mất chức năng nghe gọi, sửa lại xài thì cũng chập chờn, ra tiệm bán lại thì cũng không được bao nhiêu, cuối cùng lại phải bỏ tiền ra mua một chiếc điện thoại khác để sử dụng, đúng là tính già ra non!”.
Hàng Trung Quốc độc hại và kém chất lượng là vậy nhưng tại sao nhiều người vẫn tin dùng, thay vì sử dụng hàng Việt Nam chất lượng cao? Bạn Anh Thư (sinh viên ĐH Y Phạm Ngọc Thạch) giải thích lí do của mình: “Phần vì hàng Trung Quốc có mẫu mã rất bắt mắt, hợp thời trang. Phần khác giá cả cũng rẻ hơn rất nhiều so với hàng Việt Nam. Đúng là hàng Việt Nam tốt thật, nhưng để tiền mua 1 món hàng Việt Nam, đổi lại có thể mua 2, 3 món hàng Trung Quốc. Mình cũng đâu cần bền lắm, như quần áo chẳng hạn, phải thay đổi nhiều. Mua giá cao, mặc hoài cũng kì!”
Chúng ta cần phải đối mặt với một thực trạng đó là Việt Nam đang sử dụng rất nhiều hàng Trung Quốc, đặc biệt sinh viên và người lao động. Liệu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước có cần phải nhìn nhận vấn đề này một cách nghiêm túc và tìm ra con đường để thu hút khách hàng nhiều hơn cũng như tăng sức cạnh tranh của mình trên thị trường hay không?
Quỳnh Mai – Xuân Thảo

Tàu chiến Trung Quốc tính bắn tàu Nhật?

 - 

Ảnh: TQ toan bắn khu trục hạm Sawagiri của hải quân Nhật
Ảnh: TQ toan bắn khu trục hạm Sawagiri của hải quân Nhật
Tàu chiến Trung Quốc trên biển Hoa Đông đã kích hoạt hệ thống radar kiểm soát khai hỏa, nhằm vào một tàu của hải quân phòng vệ Nhật Bản (MSDF) và một máy bay tuần tra ngày 29.5. Đây là thông tin từ một nguồn của chính phủ hôm 15.6 cho báo Asahi Shimbum biết.
Radar kiểm soát khai hỏa (FCR) được thiết kế để tính toán độ giương nòng pháo, tầm bắn và tốc độ để bảo đảm một cú bắn trúng ngay vào mục tiêu địch.
Việc kích hoạt FCR được xem là bước đầu tiên để chuẩn bị một cuộc khai hỏa, cũng có thể được xem là một hành động khiêu khích. Nhưng vì không có bằng chứng cụ thể rằng Trung Quốc sử dụng FCR, Bộ Quốc phòng Nhật chưa chính thức lên tiếng về vụ này.
Vụ việc này diễn ra trong vùng biển phía Nhật ở điểm chồng lấn giữa Nhật và Trung Quốc, gần một mỏ dầu mà Trung Quốc đang khai thác.
Vào sáng 29.5, một khu trục hạm nhỏ của hải quân Trung Quốc bị nghi là kích hoạr FCR vào chiếc khu trục hạm Sawagiri của MSDF. Chiều cùng ngày, tàu chiến Trung Quốc bị nghi kích hoạt FCR vào máy bay tuần tra P-3C của Nhật đang bay trong khu vực này.
Bộ Quốc phòng Nhật đã phân tích dữ liệu do chiếc khu trục hạm và chiếc máy bay tuần tra thu thập được, nhưng họ không thể kết luận có đúng FCR đã chĩa thẳng vào hai phương tiện quân sự này hay không.
Ngày 30.1.2013, một tàu khu trục nhỏ của hải quân Trung Quốc đã chĩa FCR vào chiếc khu trục hạm Yudachi của MSDF ở biển Hoa Đông. Trước đó ngày 19.1, một tàu khu trục hải quân Trung Quốc  bị nghi sử dụng FCR vào một trực thăng MSDF đang bay trong vùng biển này.  
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Itsunori Onodera nói khi công bố các vụ việc trên: “Tôi nghĩ rằng theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc, việc chĩa FCR tương ứng với một sự đe dọa dùng vũ lực”.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc bác bỏ việc họ xâm phạm lãnh hải Nhật, hồi âm rằng “Điều Bộ Quốc phòng Nhật tuyên bố là không đúng”.
Vào ngày 24.5 và 11.6.2014, chiến đấu cơ Trung Quốc đã bay áp sát rất nguy hiểm với máy bay SDF ở biển Hoa Đông. Tokyo đã phản đối với Trung Quốc nhưng Trung Quốc phủ nhận.
Tô Mỹ (theo Asahi Shimbun)

Người mẹ vật vã đau đớn bên xác con chết tại bệnh viện

  - 

 Chị Diệu Thảo cho đến bây giờ vẫn không tin rằng mình đã mất đi đứa con gái mới sinh.
Chị Diệu Thảo cho đến bây giờ vẫn không tin rằng mình đã mất đi đứa con gái mới sinh.
Thấy bệnh viện làm tắc trách, người nhà nhiều lần van xin bệnh viện chuyển lên tuyến trên để sinh, nhưng bệnh viện khước từ, cho đến khi bị vỡ ối, chuyển lên tuyến trên thì cháu bé tử vong trong tức tưởi đau đớn, xót xa, bàng hoàng của người thân.
Chị Thảo nhập viện ở Bệnh viện Giao thông vận tải Huế vào ngày 6.6 để sinh con. Đến 17giờ ngày 11.6 thì chuyển dạ, 18 giờ anh Lê Văn Công – chồng chị Thảo thấy vợ mệt nên cùng gia đình yêu cầu mổ nhưng bác sĩ đỡ sinh ca đó tên Châu cho sinh thường.
Đến 20 giờ cùng ngày, gia đình sản phụ Thảo cho biết chị Thảo vào phòng sinh. Đến 23h30’ thì chị Thảo sinh. Nhưng khi bồng em bé gái ra thì không có dấu hiệu sự sống nên BV Giao thông vận tải đã chuyển cháu bé lên BV Trung ương Huế.
Theo ghi nhận lý do vào viện tại BV Trung ương Huế, cháu bé bị ngạt nặng, ngừng tuần hoàn hô hấp. Quá trình bệnh lý cháu sinh thường ở BV Giao thông vận tải Huế, sau sinh không khóc, phản xạ kém. Khám toàn thân thì trẻ đã bị ngưng tim, ngưng thở, tím tái.
Sau hồi sức tích cực, trẻ hồng hơn, tim đều rõ 140lần/phút, thở theo máy phổi thông khí 2 bên đều rõ. Nhưng qua gần 3 ngày, đến trưa nay (14.6), do bệnh tình quá nặng nên cháu đã qua đời. 
Quá đau đớn và bức xúc, gia đình đã cầu mong báo chí làm rõ sự việc, nhất là trách nhiệm của y bác sĩ tại BV Giao thông vận tải vì sau khi sinh, cháu bé ngạt thở gần như chết.
Chiều 14.6, thi thể cháu bé gái sơ sinh nặng 3,2kg con của anh Lê Văn Công, 25 tuổi và chị Huỳnh Thị Diệu Thảo(ở thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã được đưa về quê ang táng do nghi bị chết ngạt.

Người thân vật vã đau đớn khi bé mất 
Cháu bé sơ sinh được đưa đi lên tuyến trên nhưng đã quá muộn
Điều đáng nói: “Tại đây, các bác sỹ cho rằng: Mẹ vẫn khỏe, cháu bé vẫn khỏe, nên không cho chuyển viện. Bà Châu đỡ đẻ còn quát mắng vợ tôi. Bà nói sinh con so 3,2 kg không có vấn đề gì, nếu mà gia đình đi thì tự chịu trách nhiệm, còn ở đây tôi chịu trách nhiệm. 
Cho đến khi vỡ ối, nước lên não ngạt cháu bé họ mới cho đi, đến chiều 14.6, khi chuyển lên bệnh viện Trung ương Huế thì bệnh viện Trung ương báo cháu bé đã tử vong”- ông Lê Giáp, bố của anh Lê Văn Công cho biết.
Chiều 14.6, phóng viên nhiều lần liên lạc giám đốc bệnh viện, qua điện thoại, ông Lý Văn Thắng - GĐ Bệnh viện GTVT Huế  cho hay mình đang đi công tác, hẹn thứ 2 sẽ trả lời cho báo chí. 
Điều đáng nói trong lịch phân công trực lãnh đạo ngày 14.6 là ngày trực của giám đốc Thắng. Nhưng ông Thắng vẫn nói mình đang đi công tác(?!).
Bố của chị Huỳnh Thị Diệu Thảo – ông Huỳnh Văn Dũng

Mặc dù trong ngày trực, nhưng phóng viên liên hệ gặp- giám đốc Thắng cho rằng mình đang đi công tác 2 ngày nay.
Nguyên nhân vụ việc hiện đang được cơ quan điều tra công an thành phố Huế điều tra làm rõ.
Nam Phương

Trung Quốc cố thoát vòng kim cô - liên minh quân sự của Hoa Kỳ

 - 

Vấn đề lớn hơn là Trung quốc muốn thay đổi trật tự địa chính trị và an ninh khu vực mà hiện Hoa Kỳ đang thống lĩnh. Ảnh TL
Vấn đề lớn hơn là Trung quốc muốn thay đổi trật tự địa chính trị và an ninh khu vực mà hiện Hoa Kỳ đang thống lĩnh. Ảnh TL
Tranh chấp chủ quyền giữa Trung quốc với các nước láng giềng chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Vấn đề lớn hơn là Trung quốc muốn thay đổi trật tự địa chính trị và an ninh khu vực mà hiện Hoa Kỳ đang thống lĩnh qua hệ thống các liên minh quân sự và đối tác ở châu Á. Trung quốc xem hệ thống này là phương cách mà Hoa Kỳ dùng để kiềm chế sự trỗi dậy của mình. Hệ thống liên minh này rồi đây sẽ trở thành nguyên nhân gây xung đột ngày một gia tăng giữa Hoa Kỳ và Trung quốc.
Trong khi các tranh luận qua lại giữa những diễn giả Trung quốc (TQ), Hoa Kỳ và Nhật Bản tại Đối thoại Shangri-La gây sự chú ý đặc biệt cho giới truyền thông, ít người để ý đến lời kêu gọi của tướng TQ Wang Guanzhong cho một “khái niệm an ninh mới cho châu Á”. Thực ra, ông Wang cũng chỉ lặp lại ý tưởng mà chủ tịch TQ Tập cận Bình đã vẽ ra tại Hội Nghị Thượng Đỉnh về Tương Tác và Các Biện Pháp Xây Dựng Lòng Tin lần 4 (CICA) vào ngày 21/5/2014 tại Thượng Hài.
Trong nhiều phương diện, các vận động cho một trật tự an ninh được sửa đổi theo ý muốn của TQ không phải là điều gì mới. Các quan chức TQ đã đề xướng các nguyên tắc của ý tưởng an ninh mới này vào 1997. Đến năm 2005, lãnh đạo TQ đã hé lộ những khái niệm chính, bao gồm cái gọi là “thế giới hài hoà”, và một dẫn xuất của nó là “châu Á hài hoà”, để mô tả rõ ràng hơn về một trật tự mới của thế giới và châu Á mà TQ muốn xây dựng, để thích ứng với sự vươn lên của nước này. 
Ý tưởng về một nền an ninh mới cho châu Á của Tập Cận Bình tại thượng đỉnh CICA, cũng giống như những ý tưởng mà các lãnh đạo trước của TQ ủng hộ, đề xuất việc xây dựng các mối quan hệ, các thể chế, và cấu trúc chính trị và an ninh mới, để tăng cường sự gắn kết của cả khu vực với nền kinh tế TQ. Tuy nhiên các chi tiết của ý tưởng này đều rất mơ hồ.
Trong khi các nguyên lý của cái trật tự mới mà TQ đề bạt không có gì mới, điểm khác biệt lần này các lãnh đạo TQ đã tăng cường chỉ trích hệ thống an ninh mà Hoa Kỳ đang lãnh đạo ở châu Á như một cản trở cho ý tưởng mới của họ. Cần nói rõ là các lãnh đạo TQ vẫn chưa dám chỉ mặt gọi tên Hoa Kỳ như kẻ thù của TQ. 
Ngược lại, sự cấp bách nằm sau việc vận động của TQ cho cái gọi là “quan hệ nước lớn kiểu mới”, kêu gọi sự hợp tác gần gũi giữa các cường quốc để cùng giải quyết các vấn đề gây mâu thuẫn, cho thấy một TQ đang vươn lên đã cố tránh va chạm với thế lực hiện hữu là Hoa Kỳ. Dù gì thì TQ vẫn cần sự ổn định trong khu vực để tiếp tục đà phát triển. Tuy nhiên, chắc TQ cũng ngày càng nhận ra là những nhu cầu an ninh và phát triển của mình mâu thuẫn với trật tự an ninh hiện tại.
Lo ngại an ninh
Nguyên nhân cơ bản cho những đối kháng ngày một gia tăng từ TQ có nguồn gốc sâu xa và đi vào các vấn đề cốt lõi. Chúng không phải là những lựa chọn cá nhân của lãnh đạo TQ, hoặc bắt nguồn từ những phản ứng của TQ với các tuyên bố từ lãnh đạo Mỹ, chẳng hạn như về việc tái cân bằng châu Á, mặc dù những phát biểu kiểu này thường làm người TQ tức giận. 
Người TQ đã chỉ trích Hoa Kỳ từ lâu với những danh từ như “chủ nghĩa bá quyền” hay “não trạng chiến tranh lạnh”, nhưng trước đây những chỉ trích thường chỉ nhắm vào những chính sách cụ thể, ví dụ như việc Hoa Kỳ bán vũ khí cho Đài Loan. 
Ngược lại, những chỉ trích mới nhất nhắm vào các yếu tố mang tính cơ cấu, làm cản trở tham vọng an ninh và phát triển của TQ. Trong con mắt của các lãnh đạo TQ, những trở ngại về cơ cấu đó bắt nguồn từ hệ thống liên minh và đối tác an ninh châu Á của Hoa Kỳ. 
Tại thượng đỉnh CICA, Tập chỉ trích rằng các liên minh như vậy hoàn toàn không có lợi cho an ninh khu vực. Ông ta nói: “Việc tăng cường các liên minh quân sự với các bên thứ ba sẽ là điều bất lợi cho an ninh chung trong vùng”. Các nhận xét từ những cơ quan ngôn luận nhà nước thậm chí còn thẳng thắn hơn. 
Một bài báo điển hình đăng trên Tân hoa xã ngày 21/5 nhận định rằng việc tăng cường các liên minh của Hoa Kỳ "sẽ không mang lại điều gì ngoài việc gia tăng tình trạng bất ổn hiện nay". Có 3 lý do dẫn đến quan điểm này của TQ: (i) Hoa Kỳ sử dụng trật tự hiện hành để kiềm chế TQ; (ii) bản chất của các liên minh hiện hành khuyến khích các nước khác thách thức TQ về chủ quyền và các vấn đề an ninh; (iii) hệ thống liên minh hiện hành không đảm bảo an ninh lâu dài cho khu vực.
Nỗi sợ hãi rằng Hoa Kỳ muốn kiềm chế TQ là sâu sắc và mạnh mẽ. TQ xem việc Hoa Kỳ thúc đẩy các giá trị dân chủ tự do, nhân quyền, và văn hóa phương Tây như một phần của kế hoạch hạn chế sức mạnh TQ. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng thừa biết là trong quá khứ Hoa Kỳ đã từng thành công trong việc kích hoạt mạng lưới đồng minh để đánh bại các tham vọng bá chủ ở châu Âu hay châu Á. Sự căng thẳng gia tăng liên tục giữa TQ và Hoa Kỳ, trên các vấn đề có tính chiến lược từ mạng internet hay biển Đông Nam Á, hay trong quyết định của Hoa Kỳ về tái cân bằng chiến lược, làm TQ cảm thấy mối đe dọa là thực sự và cấp bách.
Dường như các nhà lãnh đạo TQ không bị thuyết phục bởi các tuyên bố từ Washington rằng Hoa Kỳ không có ý định hoặc mong muốn kiềm chế TQ. Nhưng ngay cả khi lãnh đạo Hoa Kỳ có thể thuyết phục để Bắc Kinh tin vào điều đó, sự tồn tại của các cấu trúc an ninh như vậy sẽ cho phép Hoa Kỳ ngay lập tức kiềm chế TQ bất cứ lúc nào khi quan hệ hai bên trở nên xấu đi.
TQ cũng cho rằng hệ thống liên minh của Hoa Kỳ là một mối đe dọa đối với an ninh và chủ quyền của mình. Điều này đặc biệt đúng khi Hoa Kỳ liên minh với các nước có quan hệ đối kháng với TQ. Bắc Kinh đương nhiên sẽ cảm thấy liên minh của Hoa Kỳ với Nhật Bản khó chịu hơn là với các nước có quan hệ ổn định hơn với TQ như Thái Lan.
Trong mắt của TQ, liên minh với Hoa Kỳ sẽ khuyến khích các nước nhỏ thách thức Bắc Kinh trong các tranh chấp chủ quyền, đe dọa sự bất ổn và tiềm năng xung đột. Xung đột với các nước láng giềng là đồng minh của Hoa Kỳ như Nhật Bản và Philippines cũng có thể leo thang thành một cuộc chiến tranh mà Hoa Kỳ sẽ bị lôi cuốn vào, một khả năng mà Bắc Kinh lo ngại sẽ xảy ra. 
Phản ánh những lo lắng trên, một bài xã luận trên Tân Hoa xã cay đắng cho rằng "Hoa Kỳ đã không có các biện pháp hiệu quả để ngăn chặn các đồng minh của mình thách thức TQ". Nỗ lực của Hoa Kỳ khi trấn an các đồng minh bằng chính sách tái cân bằng và chỉ trích TQ "kích động bất ổn" càng làm cho Bắc kinh cảm thấy bất an hơn.
TQ cũng đặt nghi vấn về hiệu quả của cấu trúc an ninh do Mỹ dẫn đầu trong việc giải quyết các mối đe dọa truyền thống và phi truyền thống. Phương tiện truyền thông TQ thường xuyên chỉ trích các nỗ lực gây bất ổn của Hoa Kỳ với Bắc Triều Tiên thông qua hiện diện quân sự và các cuộc tập trận, và kêu gọi đối thoại thông qua các cuộc đàm phán sáu bên.
Các bài viết trên báo chí TQ cũng đặt câu hỏi về khả năng của Hoa Kỳ và các đồng minh trong việc quản lý các mối đe dọa phi truyền thống. Liên quan đến tội phạm xuyên quốc gia, khủng bố, và các mối đe dọa khác, một bài báo gần đây trên Tân Hoa Xã tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã "không tạo được niềm tin rằng nước này có thể, hoặc ít nhất là sẵn sàng, bảo vệ lợi ích của người châu Á từ các thảm họa".
Những chỉ trích từ TQ cho rằng hệ thống liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ là quá hạn chế về khả năng và hạn hẹp về mục tiêu để có thể giải quyết hiệu quả sự đa dạng và phức tạp của các vấn đề an ninh châu Á.
Những bất bình kể trên của TQ đã dẫn đến một điểm lớn hơn. Trong mắt của Bắc Kinh hiện nay, kiến ​​trúc an ninh của Mỹ đã lỗi thời và không còn hữu ích cho sự ổn định khu vực, chính sự ổn định mà trước đây từng cần thiết cho sự phát triển của TQ. 
Theo TQ, kiến trúc này đang mất khả năng đảm bảo an ninh lâu dài, và chính nó giờ đây trở thành một căn nguyên gây hiểm hoạ. Theo lời của một bài bình luận trên Tân Hoa Xã, những "hứa hẹn cho một châu Á hòa bình sẽ vô nghĩa khi cấu trúc an ninh chiến tranh lạnh này vẫn còn tồn tại."
Một trở ngại mang tính cơ cấu?
Điều làm cho sự đối kháng của TQ [nhắm vào hệ thống liên minh và quan hệ đối tác của Hoa Kỳ] càng mạnh mẽ hơn là do những quan ngại như vậy còn được thúc đẩy bởi những nỗ lực của TQ trong việc duy trì tăng trưởng kinh tế nội địa. Hiểu được quan điểm của TQ cho rằng an ninh là cần thiết cho sự phát triển của đất nước, và rằng an ninh nội địa và quốc tế là không thể tách rời, sẽ giúp ta hiểu được nguồn gốc của những chỉ trích từ TQ nhắm vào của hệ thống liên minh của Hoa Kỳ. 
Tại một cuộc họp của Ủy ban An ninh Quốc gia (NSC) mới được thành lập, Tập nói: "An ninh là điều kiện để phát triển. Chúng ta tập trung vào an ninh TQ, nhưng cũng quan tâm đến an ninh chung (với các nước khác)". Thông qua NSC và các nhóm cố vấn nhỏ khác mới được thành lập, Tập tìm cách ban hành những thay đổi mang tính hệ thống và cơ cấu, nhằm tạo điều kiện cho TQ phát triển toàn diện, và cải thiện an ninh cả trong lẫn ngoài nước (Tân Hoa Xã , 15/4). 
Cho đến gần đây, các nhà quan sát cũng chỉ dựa trên các thay đổi mang tính cơ cấu và hệ thống này để giải thích các chính sách đối nội. Nhưng bài phát biểu tại CICA xác nhận rằng các chỉ thị tương tự cũng tác động tới chính sách đối ngoại của TQ.
Lãnh đạo TQ đã nhiều lần lập luận rằng sự phát triển của nước này phụ thuộc vào an ninh nội địa và quốc tế. Là một quốc gia định hướng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế của TQ phụ thuộc nhiều vào hiệu suất của nền kinh tế toàn cầu. Với GDP dự kiến ​​tăng trong những năm tới, châu Á đã sẵn sàng để dẫn dắt nền kinh tế toàn cầu, điều ​​sẽ giúp TQ tăng trưởng kinh tế của nước mình và thịnh vượng. Phần lớn tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong tương lai được dự kiến ​​sẽ xảy ra ở châu Á. 
Theo ước tính, một phần ba thương mại của châu Á vào năm 2020 là giữa các nước trong vùng. Điều này làm cho hòa bình và ổn định ở châu Á là điều then chốt cho tiềm năng kinh tế của khu vực. 
Như một bài bình luận trên báo Nhân dân của TQ ra ngày 11/5 nói: "những bất ổn gây cản trở và làm chậm phát triển kinh tế, chúng cũng làm chậm quá trình hội nhập thương mại và đà tăng trưởng kinh tế. Và việc đảm bảo tiềm năng kinh tế của châu Á đang ngày càng trở nên cấp thiết để đảm bảo sự thịnh vượng cho mọi công dân TQ.”
Bởi vì sự thịnh vượng của TQ sẽ ngày càng không thể tách rời với sự thịnh vượng của cả khu vực, TQ đang nỗ lực để kiểm soát nhiều hơn các điều khoản của an ninh khu vực. Đối với TQ, việc giao phó sự thịnh vượng và an ninh cho Hoa Kỳ và các đồng minh là điều không chấp nhận được.
Sắp xếp lại trật tự khu vực
Bắc kinh đã theo đuổi chiến lược dùng phát triển kinh tế để duy trì an ninh trong nước và quốc tế; ngược lại an ninh cũng cho phép TQ duy trì tăng trưởng. Tại hội nghị thượng đỉnh CICA, Tập Cận Bình cho biết: "Phát triển là nền tảng cho an ninh". 
Thật vậy, ngay từ đầu năm 1997, báo cáo của đại hội Đảng lần thứ 15 ĐCSTQ đã nói rằng "phát triển" là "chìa khóa để giải quyết tất cả các vấn đề của TQ". Hãy cùng phân tích kỹ hơn khái niệm cho rằng phát triển là cách thức mà TQ dùng để giải quyết các mối đe dọa về an ninh. 
Theo cách dùng từ của lãnh đạo TQ, "phát triển" ở đây có nghĩa là áp dụng một cách có tính toán các nguồn lực dồi dào của TQ để thay đổi các hiện trạng kinh tế, chính trị và an ninh từ đó đạt được các quyền lợi về an ninh, ổn định, lợi ích kinh tế và uy tín quốc gia. 
Trong ngôn từ của ĐCSTQ, đây là một quá trình mang lại "thay đổi hiệu xuất từ một trạng thái cả về chất và lượng cho tiến bộ xã hội" và do đó "mang lại lợi ích cho người dân TQ". Trong khi khái niệm này lúc đầu chủ yếu áp dụng cho kinh tế, “phát triển” giờ đây cũng bao gồm các chính sách và hành động nhắm vào các vấn đề chính trị, xã hội, hành chính, và các dạng thay đổi "tiến bộ" khác.
Tranh chấp chủ quyền giữa TQ với các nước láng giềng, như với Việt Nam liên quan đến giàn khoan Hải Dương 981, với Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, và với Philippines trong biển Đông Nam Á, đối với các lãnh đạo TQ chỉ là phần nổi của một tảng băng chìm - một vấn đề lớn hơn: đó là sự thay đổi trật tự địa chính trị và an ninh khu vực bởi một thực thể kinh tế mới. 
TQ cho rằng nhiều đặc trưng của trật tự hiện thời là di sản của một giai đoạn mà trong đó Hoa Kỳ có được các ưu thế áp đảo về kinh tế, chính trị và quân sự so với khu vực, những thứ mà Hoa Kỳ đang mất dần ưu thế, đặc biệt là trong kinh tế.
Cho nên với TQ, giải pháp lâu dài nhất không phải là việc "giải quyết" các vấn đề tranh chấp cụ thể, mà nằm ở sự “phát triển” toàn diện các trật tự mới về chính trị, an ninh, và xã hội để phù hợp với một thực tế mới là TQ đang nắm sức mạnh về kinh tế. 
Theo nghĩa rộng, hội nhập khu vực được dùng như một phương cách tương tự như cách mà TQ giải quyết các tình trạng bất ổn trong nước, trong đó nhà cầm quyền tìm cách giải quyết nguồn gốc của bất ổn thông qua cách tiếp cận ưu tiên cho “phát triển”. 
Trong cả hai trường hợp, các nguồn lực kinh tế dồi dào đã mang đến cho TQ một sức mạnh đáng kể, để vừa dụ dỗ vừa áp bức và sau cùng buộc các bên đối kháng phải chấp nhận theo ý mình. Theo một bài bình luận trên báo Nhân dân ngày 20/5, thì "Phát triển là chiến lược để điều trị mất an ninh; nó giúp loại bỏ các yếu tố nguồn gốc gây bất ổn ".
“Phát triển” khi được sử dụng như một chiến lược an ninh vùng cũng cho phép TQ đối phó với Hoa Kỳ theo một cách ít có khả năng gây ra chiến tranh nhất. TQ hy vọng sẽ từng bước thay thế các yếu tố của trật tự cũ bằng một trật tự an ninh mới bị ảnh hưởng mạnh bởi TQ. 
Bằng cách phô trương sức mạnh và tính hiệu quả, Bắc Kinh hy vọng rằng theo thời gian TQ sẽ làm cho vai trò của Mỹ là không cần thiết nữa. Cách tiếp cận của TQ với sự phát triển trật tự an ninh vùng do đó phản ánh các yếu tố của cả hai mặt: tiếp thu và xét lại, đặc trưng qua những nỗ lực để: (i) định hình lại sự hợp tác với Hoa Kỳ; (ii) tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ trong khu vực; (iii) tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố của trật tự hiện hành; (iv) xây dựng và củng cố các tổ chức và cơ chế có lợi cho TQ; và (v) phát huy năng lực và khả năng can thiệp quân sự.
(i) Định hình lại sự hợp tác với Hoa Kỳ. TQ sẽ muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định với Hoa Kỳ với điều kiện Hoa Kỳ chấp nhận nhiều hơn các đòi hỏi quyền lợi từ TQ. Hợp tác quân sự với Hoa Kỳ chứng tỏ vị thế của TQ như một cường quốc hàng đầu châu Á, nhưng cũng trấn an các nước trong khu vực là Bắc Kinh không muốn xung đột với siêu cường của thế giới. TQ cũng thúc đẩy hợp tác song phương để thuyết phục Hoa Kỳ kiềm chế các đồng minh.
(ii) Tận dụng sức mạnh kinh tế để định hướng lại các mối quan hệ trong khu vực. Là trung tâm của kinh tế châu Á, Bắc Kinh có những ảnh hưởng đáng kể mà nước này có thể sử dụng để làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau trong khu vực, và tăng cường các quan hệ song phương vì lợi ích thương mại và kinh tế. TQ dùng cách này để dụ dỗ các quốc gia trong khu vực để ủng hộ cho việc TQ xây dựng các tổ chức hợp tác mà trong đó TQ đóng vai trò lãnh đạo lớn hơn. Các mối quan hệ như vậy cũng làm cho các quốc gia khác trở nên lệ thuộc hơn và phải trả giá đắt hơn khi có tranh chấp với TQ.
(iii) Tiếp thu một cách chọn lọc các yếu tố của trật tự hiện hành. TQ tiếp tục tham gia vào nhiều thể chế và tổ chức do Hoa Kỳ lãnh đạo. Một khi các tổ chức này không đặt ra các mối đe dọa trực tiếp đến lợi ích của TQ, Bắc Kinh có ít động cơ để kêu gọi bãi bỏ chúng. Trái lại, TQ có lợi khi tham gia và góp phần định hình các kế hoạch và hoạt động của những tổ chức đó. Ở cấp độ khu vực, có thể thấy các tổ chức kiểu này như Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, đối thoại Shangri La, v.v..
(iv) Xây dựng và củng cố các tổ chức và cơ chế có lợi cho TQ. Tuy nhiên cùng lúc, TQ cũng đang cố gắng thiết lập và củng cố các tổ chức và cơ chế mới về an ninh và kinh tế khu vực, mà Bắc kinh hy vọng qua đó chứng minh khả năng của TQ trong việc mang lại các lợi ích kinh tế, khả năng lãnh đạo, và thúc đẩy một hình thức an ninh lâu dài cho khu vực. Đàm phán 6 bên, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và CICA minh họa cách tiếp cận này. TQ xem các diễn đàn đối thoại này như một cách thức để củng cố cho mạng lưới các tổ chức kinh tế đang lên mà trong đó TQ thống trị, như Hành lang kinh tế Bangladesh-Ấn Độ-Myanmar-TQ, Hành lang kinh tế TQ-Pakistan, Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21, Khu vực mậu dịch tự do TQ-ASEAN, và Tổ chức đối tác kinh tế toàn diện của khu vực.
(v) Phát huy năng lực và khả năng can thiệp quân sự. Việc tăng cường quân sự của TQ hỗ trợ cho các nỗ lực tăng cường an ninh và nâng cao khả năng “phòng thủ”. Chiến lược này nhằm  làm nản chí các nước phản đối quyền lực của TQ, vì phải tăng chi phí quân sự và đối diện mức độ mạo hiểm cao hơn khi có xung đột với TQ. Chiến lược này cũng tạo ra một hàng rào chống lại khả năng xâm nhập của Hoa Kỳ. Điều này cũng làm suy giảm khả năng can thiệp quân sự của Hoa Kỳ, đặc biệt, nó làm xói mòn niềm tin mà các nước trong khu vực đặt vào Hoa Kỳ như một đối trọng sức mạnh của TQ.
Lãnh đạo TQ xem việc củng cố ảnh hưởng kinh tế, ngoại giao, văn hóa và an ninh là chiến lược lâu dài nhất để thúc đẩy tiềm năng kinh tế của châu Á, và nâng cao mức sống cho người dân TQ. Tầm quan trọng của chiến lược củng cố ảnh hưởng này có thể thấy qua việc tổ chức Diễn Đàn Đỉnh Cao về Ngoại giao Lân Bang gần đây. Vì những lý do tương tự, các lãnh đạo TQ cũng xác định ngoại giao với các lân bang là một "hướng ưu tiên" cho chính sách ngoại giao TQ (báo Nhân dân 10/9).
Nguy cơ từ những khác biệt chiến lược
Lãnh đạo TQ tìm cách để thực hiện các cải cách cơ cấu cho các trật tự trong nước và quốc tế để duy trì tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phục hưng của đất nước. Các chỉ thị trong tài liệu chiến lược cao cấp như báo cáo đại hội Đảng lần thứ 18, nghị quyết Hội nghị toàn thể lần ba, và việc thành lập các nhóm lãnh đạo trung ương tập trung vào cải cách hệ thống, đã cho thấy tính cấp thiết của vấn đề này đối với lãnh đạo TQ.
Vì những cải cách này được xem là then chốt cho sự phát triển liện tục và sự sống còn của TQ, Bắc Kinh khó có thể từ bỏ những đòi hỏi này. Ngược lại, sự bắt buộc phải duy trì tăng trưởng có thể sẽ làm tăng áp lực để nhận ra những thay đổi này theo thời gian. 
Những lời chỉ trích cay nghiệt nhắm vào cấu ​​trúc an ninh của Hoa Kỳ từ bài phát biểu của Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh CICA và những bình luận tương tự từ báo chí TQ có thể chỉ là màn khởi đầu nếu như TQ vẫn còn thấy thất vọng trong nỗ lực tổ chức lại trật tự khu vực phù hợp với các ưu tiên chiến lược của mình.
Do đó hệ thống liên minh và quan hệ đối tác châu Á hiện nay của Hoa Kỳ sẽ ngày càng trở thành nguồn gốc gây tranh chấp với TQ. Các nhà hoạch định chính sách cao cấp của Hoa Kỳ đã nói rõ rằng Hoa Kỳ có lợi ích chiến lược hợp pháp và quan trọng ở châu Á. Hơn nữa, Hoa Kỳ vẫn còn là một sức mạnh đáng kể thống trị trong khu vực, mặc dù một số lợi thế tương đối đã giảm trong những năm gần đây. 
Hoa Kỳ cũng đã tái khẳng định giá trị chiến lược của các liên minh cũng như tầm quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của các đồng minh. Điều này khiến TQ, Hoa Kỳ, và các nước đồng minh của Hoa Kỳ luôn phải đối diện với các quyết định ngày càng phức tạp và khó khăn. Nếu muốn làm vừa lòng Bắc Kinh, Hoa Kỳ sẽ buộc phải chấp nhận làm suy yếu hoặc định nghĩa lại hệ thống liên minh của mình để thích ứng với các đỏi hỏi về an ninh của TQ. 
Điều này có thể gây bất ổn nghiêm trọng khi các quốc gia nhỏ trong vùng nhận ra họ phải có hành động để tự bảo vệ lợi ích. Nó cũng làm suy yếu đáng kể ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong một khu vực có tầm quan trọng chiến lược với tương lai của nền kinh tế Hoa Kỳ. Ngược lại, đứng về phe các đồng minh lại đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một sự sẵn sàng lớn hơn để đối đầu với TQ trong tranh chấp chủ quyền và các vấn đề khác.
Điều này có nguy cơ làm xói mòn mối quan hệ Hoa Kỳ-TQ và cũng làm tăng khả năng gây bất ổn trật tự trong khu vực. TQ và Hoa Kỳ và các đồng minh của Hoa Kỳ sẽ cần có những hoạch định chính sách sáng tạo để cân bằng các quyền lợi mâu thuẫn nhau kiểu như vậy, và đảm bảo hòa bình lâu dài và ổn định cho khu vực. 
Timothy R. Health
 Liêm Nguyễn lược dịch theo The Diplomat