Tuesday, May 27, 2014

Ảnh: Làm sao trả lại biển đảo cho Việt Nam đây?


Người Việt Nam biểu tình trước LSQ Trung Quốc ở Los Angeles

LOS ANGELES, California (NV) - Sáng Thứ Ba, 27 Tháng Năm, một cuộc biểu tình lớn của cộng đồng người Việt, cùng nhiều đoàn thể tại Nam California, được tổ chức ngay trước Lãnh Sự Quán Trung Quốc ở Los Angeles.

Ðúng 11 giờ sáng trong khí trời tương đối mát mẻ, có khoảng 100 đồng hương Việt Nam sống tại Los Angeles và các vùng lân cận đã đứng sẵn bên đường, đối diện tòa Lãnh Sự Quán Trung Quốc.


Ðông đảo người Việt ở Nam California biểu tình trước tòa lãnh sự Trung Quốc, Los Angeles, hôm Thứ Ba. (Hình: Trương Ðông Thức/Người Việt)

Khoảng 20 phút sau, sáu chiếc xe buýt chở đồng hương Việt Nam tại Orange County và các vùng lân cận xuất hiện khiến cho số người đông lên khoảng 400 người.

Họ mang tới đây cả hệ thống âm thanh, loa cầm tay, đàn... và giơ cao những lá cờ VNCH và cờ Mỹ, cùng nhiều khẩu hiệu, biểu ngữ... phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, đưa giàn khoan dầu khổng lồ HD981 vào gần đảo Lý Sơn trong vùng biển Việt Nam và có những hành động hiếu chiến, ngạo mạn.

Người biểu tình cũng lên tiếng phản đối CSVN “hèn với giặc, ác với dân.”

Hàng trăm người đồng thanh hô to những khẩu hiệu “Ðả đảo Trung Cộng ăn cướp,” “Ðả đảo Cộng Sản làm tay sai cho Tàu Cộng,” “Trung Cộng rút giàn khoan ra khỏi biển Việt Nam”...

Nhiều người căm phẫn giẫm đạp lên cờ Trung Quốc. Một số người còn lấy cờ Trung Quốc quấn mông và cho biết: “Cái bọn thúi tha ấy phải bị làm như vậy mới hả giận.”

Ông Phan Tấn Ngưu, đại diện Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, cho biết: “Cuộc biểu tình này càng khí thế và quyết liệt hơn các lần khác, số người tham dự đông hơn ngoài dự tính, lúc đầu dự tính bốn xe buýt, nhưng sau đó tăng cường thêm hai xe nữa chở đồng hương tại Little Saigon lên Los Angeles. Vậy mà vẫn còn dư lại khoảng hơn 50 người, ban tổ chức phải tìm kiếm thêm phương tiện để lần lượt chở họ lên sau.”

Một người biểu tình dùng cờ Trung Quốc quấn xung quanh mông trong lúc đưa lá cờ VNCH lên. (Hình: Trương Ðông Thức/Người Việt)

“Thật ra, chúng ta là người Việt Nam, dù ở xa quê hương, cũng không cam chịu cảnh xâm lược trắng trợn của Tàu Cộng, nên chúng ta ở tại Nam California, và hàng triệu đồng hương ở các nước trên thế giới, cũng đồng loạt biểu tình chống Trung Cộng. Tất nhiên, chúng ta không cùng tư tưởng với cộng sản, bởi không thể tin những vì cộng sản nói, cho dù là ngay thời cuộc này. Nên nhớ rằng đã có rất nhiều người từng bị đánh đập, cầm tù, bị sách nhiễu vì từng lên tiếng chống Trung Cộng. Ðiều đó cho thấy Việt Cộng quá yếu hèn và âm thầm tiếp tay cho giặc,” ông nói tiếp.

Ông John Wayne, ứng cử kiểm soát viên Orange County, cũng hòa vào đoàn biểu tình để phản đối Trung Quốc.

Ông cho biết: “Sau khi tìm hiểu kỹ tại sao cộng đồng người Việt ở đây chống Trung Quốc, tôi mới thấy rõ ràng mộng bành trướng của Bắc Kinh, nước lớn ăn hiếp nước nhỏ, với từng bước đi gây ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế cũng như chính trị đối với những nước trong vùng Ðông Nam Á. Nếu như tới đây tôi được đắc cử, tôi sẽ cùng đồng hương Việt Nam tích cực hơn cho việc vận động chống Trung Quốc.”

Ðúng 12 giờ 30 đoàn biểu tình đi xung quanh các khu vực gần tòa lãnh sự Trung Quốc, giương cao các khẩu hiệu, hô to “chống Trung Cộng.”

Cuộc biểu tình kết thúc lúc 1 giờ chiều cùng ngày. Cảnh sát địa phương đã có mặt để chặn ngõ đường dẫn vào khu vực biểu tình để bảo đảm an toàn cho cuộc biểu tình.

05-27-2014 6:24:16 PM
Trương Ðông Thức/Người Việt

http://www.nguoi-viet.com

PICS:10 thực phẩm Trung Quốc độc, bẩn, kinh hoàng nhất thế giới

Dưới đây là những đại diện điển hình đáng “giật mình” nhất về tình trạng mất an toàn thực phẩm ở Trung Quốc. 

Trung Quốc vốn là quốc gia đông dân số nhất trên thế giới. Đất chật, người đông, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm cực lớn nên quốc gia này cũng được xem là có nhiều vấn đề về an toàn thực phẩm nhất. Vô số đồ ăn bẩn, giả, độc hại được phát hiện tại quốc gia này. Dưới đây là những đại diện điển hình đáng "giật mình" nhất.

10. Giá đỗ độc



Giá đỗ thường có tuổi thọ ngắn, để ngăn chặn giá đỗ bị úa hỏng nhanh chóng, một số công ty vô đạo đức ở Trung Quốc đã cho chất tẩy rửa vào giá đỗ để đảm bảo độ trắng của giá. Thậm chí, một sốt nơi khác còn sử dụng hormone tăng trưởng để thúc đẩu sự nảy mầm. Tiêu thụ loại giá đỗ này một thời gian dài sẽ dẫn tới nguy cơ mắc bệnh ung thư cùng sự ra đời của nhiều trẻ em bị dị tật bẩm sinh. Trên thực tế, ngoài giá đỗ, các loại hoa quả khác cũng được phát hiện là bị tiêm thêm các loại thuốc cấm.

9. Bánh bao nhân độc, bánh bao nhân…giấy

Một công ty thực phẩm ở Thượng Hải đã bị phát hiện sử dụng bánh bao quá hạn làm nguyên liệu sản xuất bánh bao mới. Bên cạnh đó, một tờ báo Trung Quốc đăng tải thông tin vào ngày 12/7/2007 đã cho biết có một gian hàng trên đường phố Bắc Kinh đã trộn các vật liệu từ hộp các tông vào nhân thịt làm bánh bao hấp. Hộp các tông được cho là đã được ngâm trong NaOH, để ráo nước, cắt nhỏ rồi trộn vào thịt. Có rất nhiều khách hàng đã phản ánh mùi khó chịu đến từ chiếc bánh của mình.

8. Nước tương làm từ tóc

Nhằm tiết kiệm chi phí, nhà sản xuất đã thu mua tóc vụn từ các tiệm làm tóc với giá rẻ sau đó làm thành dung dịch axit amin cho vào trong nước tương. Những loại tóc được thu mua từ nhiều nguồn này ngoài việc có thể chứa hóa chất trong thuốc nhuộm thì những chất trong dung dịch sau khi trộn còn rất có hại cho sức khỏe thậm chí dẫn đến bệnh ung thư.


Vậy là các bạn đã có thể phát hiện ra ở Trung Quốc khái niệm tái chế, bảo vệ môi trường quả thật là khác thường đến kì lạ.

7. Thịt vịt ngâm nước tiểu cừu

Các nhà kinh doanh tại Thanh Đảo bị phát hiện đã ướp thịt vịt với nước tiểu dê hoặc cừu để cho thịt vịt có mùi và hương vị của thịt cừu. Thịt vịt loại này sau đó được bán như thịt cừu cho khách hàng. Thực ra thịt chuột, thịt mèo đeo đi ngâm nước tiểu cừu để làm giả thịt cừu cũng đã từng được nhắc tới trước đây.

6. Bò ăn rác

Nếu như bò các nước phương Tây có thể được nghe nhạc Mozza để lớn thì bò ở Trung Quốc ăn… rác để lớn. Theo thông tin từ China Hush, có rất nhiều gia súc được chăn thả ở bãi rác ở Trường Sao, thủ phủ tỉnh Hồ Nam. Chúng được nuôi bằng cách ăn rác thải đến khi đủ lớn sẽ đem đi giết mổ. Vi khuẩn và nấm mốc, thậm chí thủy ngân và các chất hóa học độc hại khá gia súc thường xuyên tiếp xúc và hấp thụ có thể dễ dàng lây lan qua con người khi giết mổ hay ăn thịt chúng.

5. Trứng gà giả

Ngày 9.1.2012, một người đàn ông họ Vương ở thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông tiết lộ, anh gần đây mua phải những quả trứng giả tại chợ. Khi Wang muốn đập quả trứng ra để nấu ăn, anh để ý một quả trứng cứng như đá. Khi đập vỡ quả trứng, lòng trắng đã bị đông đặc và màu sắc chuyển sang màu vàng. Trong khoảng 20 phút nấu quả trứng, lòng đỏ bắt đầu trở nên rất dẻo và nó có thể nảy cao 20cm khi rơi xuống đất.


Bằng cách tổng hợp từ canxi cacbonat, bột thạch cao và sáp nến, vỏ trứng được tạo ra hoàn hảo y như vỏ trứng thật. Còn với lòng đỏ bên trong, họ chỉ cần trộn gelatin, phèn và axit benzoic vào với nhau. Sau đó, họ cho thêm vào màu vàng chanh thực phẩm và canxi clorua và thế là một quả trứng giả ra đời.

4. Sữa độc

Sữa bột có chứa melamine gây sỏi thận cho trẻ nhỏ đã được báo chí phanh phui rầm rộ một thời gian dài. Trong năm 2008, có một vài trường trẻ sơ sinh tử vong được ghi nhận say khi uống sữa bột bị nhiễm melamine, một hóa chất độc hại thường được bổ sung (bất hợp pháp) vào thực phẩm nhằm tăng hàm lượng protein. Sau công bố về sữa nhiễm độc melamine, mọi hoạt động xuất khẩu sản phẩm này đã được dừng lại đồng thời phủ tấm màn đen u ám lên thị trường sữa trẻ em toàn thế giới. Ngoài 6 trường hợp tử vong, sức khỏe của 29 triệu trường hợp khác cũng bị ảnh hưởng theo nhiều mức độ.


3. Rượu giả

Rượu giả tràn lan ở Trung Quốc đại lục đã không còn là tin mới. Rượu giả có thể gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, thậm chí dẫn tới nguy cơ tử vong rất cao. Mùa xuân năm 2004, bốn người đàn ông đã chết vì ngộ độc rượu ở tỉnh Quảng Đông, 8 người đàn ông khác đã nhập viện tại Bệnh viện nhân dân Quảng Châu. Wang Funian và Hou Shangjian, cả hai đều từ thị xã Thái Hòa, đã qua đời vào tháng 5 sau khi uống rượu mua từ cùng một cửa hàng. Hai người đàn ông khác, một người là công nhân nhập cư, chết trong đêm trước đó tại Zhongluotan ở tỉnh Hồ Nam. Các nhà chức trách của cơ quan y tế địa phương nghi ngờ rằng những người sản xuất rượu giả đã trộn cồn công nghiệp vào trong rượu gạo, đồng thời tiến hành đóng cửa một số xưởng sản xuất rượu không có giấy phép.

2. Đậu phụ thối ngâm nước…phân

Món đậu phụ này không chỉ ngửi thấy thối mà ăn cũng thấy thối! Chính bởi chúng đã được ngâm qua...phân. Những nhà sản xuất đã lọc lấy nước phân rồi đem ngâm đậu phụ vào đó.


Ngoài ra, gần 100 nhà sản xuất "đậu phụ thối" tại tỉnh Quảng Đông đã từng bị phát hiện kết hợp sử dụng nước cống rãnh, cặn bã, và sulfate sắt để đẩy nhanh tốc độ sản xuất cũng như cải thiện bề mặt sản phẩm đậu phụ lên men của mình. Liệu sau thông tin này bạn có còn yêu thích món đậu phụ thối?

1. Dầu cống

Dầu cống là loại dầu được chiết lại từ thức ăn bỏ đi hoặc thức ăn thừa. Business Insider đã từng đưa tin về việc công nghệ làm 'dầu mỡ siêu bẩn' bị phanh phui ở Trung Quốc. Theo đó, người ta đã đưa ra ánh sáng toàn bộ quy trình sản xuất dầu ăn từ nước thải cống rãnh ở Trung Quốc, một điều mà ngay trong tưởng tượng ít ai nghĩ tới.


Những 'phù thủy' chế dầu sẽ cho người tới các container rác thải, thùng rác, máng nước thậm chí là hệ thống cống rãnh để múc, thu nhặt chất thải cả thể lỏng và rắn về. Lượng nguyên liệu được tập hợp thu gom về những xưởng sản xuất thủ công, thô sơ với những dụng cụ chế biến cáu bẩn, mất vệ sinh. Toàn bộ rác thải sẽ nấu trong những bể xi măng.


Tiếp theo, người ta dùng vợt để vớt và loại bỏ rác thải rắn không thể dùng được như túi nylon, xương và xác động vật chết.Cuối cùng, dầu sau khi nấu lại, dù có màu sẫm kỳ lạ vẫn sẽ được cho vào những thùng lớn, chờ ngày chuyển đi. Có nhà phân tích còn từng cho biết loại dầu độc hại này chiếm khoảng 1/10 thị phần dầu cung cấp cho các nhà hàng tại Trung Quốc.
Thứ hai, 26/5/2014 23:22 GMT+7
(Trithuctre)

Há miệng mắc quai


Năm XL (Danlambao) - Mấy tuần nay theo dõi tin tức giữa hai đồng chí môi hở răng hô có diễn biến gì mới làm tình hình Cuba xụi lơ hoặc căng thẳng không? Tui thấy toàn cảnh đấu mỏ (nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) rồi rủ nhau đấu súng nước và tự sướng quay clip làm kỷ niệm đôi ta. Dứt khoát không cho phóng viên nước ngoài chứng kiến hầu chứng minh sự trinh trắng của đảng (chuyện phòng the đâu cho người thứ ba biết?). Chắc họ đang quay phim bom tấn (từ ngữ trong nước) nên chỉ cho khán giả coi những trailer để quảng cáo bộ phim hoành tráng chào mừng ngày đám cưới gần tới của họ.

Xin lỗi bà con, tui là dân lao động vinh quang, trình độ văn hóa "xóa nạn mù chữ", nên thấy sao viết vậy. Nghề của tui đổ mồ hôi sôi nước mắt, ăn tranh thủ ngủ khẩn trương do đó thấy mấy chữ nước ngoài không hiểu nghĩa tiếng Việt là cái chi và không có thời gian gõ google nên để nguyên văn, mong bà con thông cảm. 

Mới đây mấy ông răng hô mã tấu đại Hán đưa công hàm bán nước của Đồng vẩu cho thế giới biết là đại Hán không hề cưỡng hiếp ai. Lý luận đại Hán là tại nó tình nguyện dâng hiến chớ chúng tôi có hiếp ai đâu nào? Bằng chứng còn đây, đang quan hệ giữa chừng nó la "bớ làng nước, có kẻ đang cưỡng em... nhưng xin bà con giữ bình tĩnh đừng manh động, có gì em... cũng chịu, lỡ lấy tiền rồi". 

Chuyện xưa kể rằng: 

Trên đất nước hình cong nhấp nhô chữ S(ếch) có người thiếu nữ tên Vẹm xứ Ba đình quan hệ với anh Cọ làng Dạng háng. Hai phe cũng là mèo mả gà đồng một phường như nhau nhưng vì hoàn cảnh lịch sử, vì tình đồng chí với nhau do đó cha mẹ phải tổ chức cho đôi lứa chúng nó lễ hiếp hôn hoành tráng mặc dù gia tộc đàng gái phản đối. 

Đàng trai thách cưới một sớ táo quân dài dằng dặc. Đàng gái lỡ rồi nên mới ra cái công hàm 1958 do chỉ thị của thằng bác trưởng tộc, đồng ý nhất trí hoàn toàn vô điều kiện, chứ nếu bên anh Cọ muốn hơn em Vẹm cũng phải chiều. Rắc rối là nhà em Vẹm trong khoản hồi môn dâng luôn đất nhà anh Hòa hàng xóm qua cái công hàm khỉ gió. Nhưng công hàm đó không hề nói dâng Hoàng-Trường Sa cho hắn, chỉ công nhận chủ quyền của hắn. Em dâng thứ em không có, không phải của em, hàng đó là của bà con với em. 

Dĩ nhiên hắn đâu có chịu. Hắn nói văn tự còn đây, tiền đã trao và cháo đã nuốt. Sự thực em có bán đâu, đây là của hồi môn em hứa với hắn cho vui thuở ban đầu í mà. Cái ngàn vàng em còn cho hắn nói chi của hồi môn. Em tuy phận gái nhưng đâu thua đấng mày râu nhẵn nhụi nên cũng là dân chị em giang hồ. Em mượn thế của hắn cùng thằng Tây bá lợi quá đánh hội đồng thằng hàng xóm chết queo. Bây giờ nó đem của hồi môn hứa ẩu của em ra làm bằng chứng em mới té ngữa vì lúc trước không có bi giờ thành có. Bực quá em phải cãi lộn với hắn "trong danh sách đòi sính lễ của nhà trai, bức xúc quá tôi viết công hàm đồng ý nhất trí chớ đâu có nói chi tiết nào đâu ạ, làm ơn coi lại đi". Bà con mình thấy em nói sai chỗ nào không? 

Anh Hòa bên nhà em Vẹm đất đai phì nhiêu, cá nhảy đầy đồng, cuộc sống an lành sung túc. Anh Cọ thèm chảy nước miếng nên bàn với Vẹm làm sao chiếm mảnh đất màu mỡ này? Thế giới đại đồng mà, của anh cũng là của em có chi thắc mắc, em nghĩ vậy. Có gì phải suy tư với suy nghĩ, đất của thằng Hòa chớ của em đâu, thằng Cọ muốn em ký cỡ nào em cũng cóc quan tâm, sự đời em còn cho nó thì còn thứ gì em không biếu? 

"Đời không như là mơ nên đời thường giết chết mộng mơ". Có lúc "cơm không lành canh không ngọt" nhà anh Cọ đang làm khó em Vẹm khi đưa ra bằng chứng hồi môn đã ký của bác vẩu năm xưa và còn hăm dọa là nếu không tuân thủ sẽ đưa ra bản ký kết hội nghị Thành đô nữa mới ớn. Mịa nó, trước khi cưới em nó thế này thế nọ, bi giờ nó lại tráo trở thế nọ thế này. 

Vẹm đã muối mặt dâng hiến cuộc đời và giòng họ cho anh Cọ nhưng sao anh lại bêu xấu em trước bàn dân thiên hạ, thân gái em biết làm sao đây? 

Nghĩ lại thiệt là bực hết sức. Ngày xưa anh Mỹ ve vãn em nhưng em quyết theo anh Nga và Cọ vì nghĩa vụ quốc tế nên dù có đốt cháy cả làng em cũng xua đuổi anh Mỹ. Em đánh anh Mỹ là đánh cho hai anh chớ bộ. Bi giờ anh chồng Cọ làm khó dễ em mà anh Nga chẳng nói một tiếng an ủi tình xưa nghĩa cũ, em khóc hết nước miếng. 

Phận Vẹm mười hai bến nước, trong nhờ đục chạy nên em cố gắng liên lạc anh Mỹ coi ảnh có giúp được không? Anh Mỹ nói vài câu xã giao vì biết em Vẹm này lật lọng hơn thay áo, hơn nữa chơi với anh Cọng còn kiếm chút cháo, quan hệ với em Vẹm này chỉ tốn hầu bao. Em tuyên bố chẳng tù ti tú tí với thằng nào, em xinh nên em ngập giữa sình vẫn xinh, chảnh bà cố. Bây giờ em bơ vơ lẫn bơ phờ, tang gia bối rối vừa bó gối hổng biết có anh nào giúp em qua cơn hoạn nạn này em sẽ ghìm anh suốt đời. 

Bán Hoàng Sa-Trường Sa không chỉ cái công hàm


Đại Nghĩa (Danlambao) - Những năm gần đây một cái công hàm lịch sử gây dư luận xôn xao đang để lại hậu quả của nó làm nhói đau lòng dân tộc Việt Nam vì đã được nước bạn Trung cộng ân cần nhắc lại nhưng chính quyền CHXHCNVN thì lờ đi như không biết và mãi đến ngày hôm nay mới tuyên bố vô hiệu hóa. Lịch sử của tổ tiên ta đã chứng minh chủ quyền của dân tộc mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ấy thế mà chính quyền VNDCCH đã lên tiếng ủng hộ bản công bố ngang ngược của chính quyền Bắc Kinh về chủ quyền trên hai quần đảo của Tổ Quốc ta và lãnh hải 12 hải lý vào ngày 4 tháng 9 năm 1958 xin trích:

“Lãnh hải nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước CHND Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung quốc.” (X-cafevn online ngày 5-9-2009)

Mười ngày sau, tức là ngày 14 tháng 9 năm 1958 thủ tướng nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là Chu Ân Lai một bức công hàm có nội dung:

“Chúng tôi trân trọng báo tin để đồng chí Tổng Lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của chính phủ nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung quốc.

Chính phủ nước Việt Nam DCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung quốc, trong mọi quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt bể. 

Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng.”

(Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)

Nguyên bộ trưởng Ngoại giao CSVN Nguyễn Mạnh Cầm đã giải thích bức công hàm này trong một cuộc họp báo tại Hà Nội ngày 2-12-1992 và được Thông tấn Xã Việt Nam loan tin ngày 3-12-1992, xin trích như sau:

“Ông nói: ‘các nhà lãnh đạo của ta lúc trước xác nhận về Hoàng Sa và Trường Sa như vậy là do theo Hiệp định Genève năm 1954 về vấn đề Đông Dương thì tất cả lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam là thuộc về chính quyền miền Nam, kể cả hai quần đảo này.

Thêm vào đó, vào lúc ấy Việt Nam phải tập trung hết mọi lực lượng vào cuộc chiến chống Mỹ nên cần bạn bè khắp nơi. Tình hữu nghị Việt- Trung đang thắm thiết và hai nước hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Việt Nam xem Trung quốc là một nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị.

Trong tinh thần đấy thì do tính cấp bách, quan điểm lãnh của đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiếtvì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.

Đặc biệt việc này còn nhắm vào nhu cầu cấp thiết lúc đó là ngăn ngừa đế quốc Mỹ không sử dụng các quần đảo đó để tấn công chúng ta. Việc lãnh đạo ta tạm công nhận như thế với Trung quốc không có can hệ gì đến chủ quyền lịch sử và pháp lý của Việt Nam trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cả.” (RFA online ngày 12-12-2007)

Qua sự giải thích và biện minh của ông Nguyễn Mạnh Cầm có câu: “trong tình thế cấp bách, quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)” cho thấy rằng chính quyền VNDCCH, mà trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người phải chịu trách nhiệm trong việc công nhận chủ quyền của Trung cộng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa rồi còn gì mà chối nữa. Trong chuyến đi Bắc Kinh của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn ngày 25-6-2011 gặp ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện Trung quốc đặc trách đối ngoại và ông ta đã cố tình nhắc lại:

“Tối 28-6, Tân Hoa Xã đưa lên mạng bản tin Anh ngữ, theo đó Bắc Kinh hy vọng Hà Nội sẽ thực hiện những gì hai bên đạt được trong chuyến công cán tại Trung quốc của thứ trưởng Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, được hiểu là Trung quốc kêu gọi Việt Nam thực hiện điều gọi là đồng thuận.

Ngoài ra Tân Hoa Xã còn nhắc lại tư liệu lịch sử, theo đó năm 1958 khi Trung quốc tuyên bố chủ quyền các đảo ở biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam) thủ tướng Việt Nam ông Phạm Văn Đồng đã gởi công hàm ngoại giao bày tỏ sự đồng thuận với thủ tướng Trung quốc lúc đó là ông Chu Ân Lai.” (RFA online ngày 1-7-2011)

Theo tài liệu mà Wikileaks vừa tiết lộ bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Mỹ tại Hà Nội thì chắc chắn rằng theo “đồng thuận” ngầm, Việt Nam đã “bán” hẳn quần đảo Hoàng Sa cho Trung cộng. Có phải đây là sự “đồng thuận” theo như lời của Zheng Zhehua, phó Giám độc Cơ quan Hoạch định Chính sách thuộc Ban Quan hệ Á châu bộ Ngoại giao Trung quốc đã nói rõ về số phận của quần đảo Hoàng Sa nên đảng CSVN không thể công bố?

“Zheng lưu ý rằng Trung quốc đã chính thức tuyên bố ranh giới khu vực chủ quyền 12 hải lý xung quanh quần đảo Hoàng Sa, nơi họ tin rằng chủ quyền của họ là không thể phủ nhận. Tuy nhiên, vẫn theo Zheng, Trung Quốc không làm điều này với khu vực quần đảo Trường Sa, vì Bắc kinh thừa nhận rằng những tuyên bố như vậy tại đây là phức tạp hơn.”(Bí mật VN qua hồ sơ Wikileaks trang 184)

Nhà ngoại kỳ cựu, ông Lưu Văn Lợi đã lên tiếng giải thích về bức công hàm này qua bài viết đăng trên tạp chí Xưa & Nay (Số 315, tháng 9-2008, trang 40) với tựa đề “Bức thư của thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi các nhà lãnh đạo Trung quốc ngày 14-9-1958” được ông Bùi Văn Phú ghi lại như sau:

“Chính phủ Trung Quốc tuyên truyền đây là một ‘bằng chứng’ Việt Nam công nhận quần đảo Hoàng Sa là của Trung quốc.

Xem nguyên văn bức thư của ông Phạm Văn Đồng người ta thấy bức thư chỉ có một nội dung là ủng hộ Trung Quốc quy định hải phận rộng 12 hải lý và chỉ thị cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phải tôn trọng quy định 12 hải lý. Nội dung đó không hề nói đến vấn đề lãnh thổ, càng không nói gì đến vấn đề các quần đảo. Nội dung chỉ có thế, sao lại xuyên tạc là ‘sự công nhận’ Hoàng Sa là của Trung quốc?” (Talawas online ngày 9-14-2009)

Bộ Ngoại giao vẫn im lặng không nói gì đến bức công hàm mà chỉ để Mặt trận Tổ quốc lên tiếng qua báo Đại Đoàn Kết và ở đó thạc sĩ Hoàng Việt (Quỹ nghiên cứu Biển Đông) cũng giải thích một cách lấp liếm như ông Lưu Văn Lợi trong khi ông Nguyễn Mạnh Cầm đã thừa nhận: “quan điểm của lãnh đạo ta (tức ủng hộ Trung quốc công bố chủ quyền của họ trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa) là cần thiết..”

Có một điều đáng nói là “lãnh đạo ta” đã né tránh và thiếu tinh thần trách nhiệm khi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lúc bấy giờ không phải thuộc quyền của mình mà họ đã trơ trẻn nhận vơ là của “đồng chí vĩ đại”. Cả hai ông cớm ngoại giao đã tuyên bố rõ như thế mà còn giải thích quanh co chỉ nhận có hải phận 12 hải lý? Chính vì công nhận 12 hải lý nầy mà Trung cộng đã ngang ngược hoành hành trên vùng biển quanh Hoàng Sa và Trường Sa mấy năm nay, vậy mà ông thạc sĩ Hoàng Việt viết:

“Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng ra đời trong bối cảnh quan hệ đặc thù VNDCCH-Trung quốc lúc đó ‘vừa là đồng chí vừa là anh em’…

Trung quốc ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của Trung quốc trong tình thế đe dọa tại eo biển Đài Loan. Tuy nhiên, Trung quốc vẫn không quên mục đích ‘sâu xa’ của họ trên Biển Đông nên đã ‘lồng ghép’ thêm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào bản tuyên bố.

Công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng xuất phát từ mối quan hệ rất đặc thù với Trung Quốc trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các quốc gia trong khối XHCN bấy giờ là cử chỉ ngoại giao tốt 

đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải 12 hải lý của Trung quốc trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan…

Trong công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng không có từ nào, câu nào đề cập đến vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như Trung quốc đã nêu. Do vậy, chỉ xét về câu chữ trong một văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ dàng nhận thấy mọi suy diễn cho rằng công hàm 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và coi đó là bằng chứng khẳng định đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo này là xuyên tạc lịch sử và hoàn toàn không có cơ sở pháp lý”...

Trong công hàm 1958, thủ tướng Phạm Văn Đồng không hề đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì điều đó không cần thiết, bởi theo Hiệp định Genève 1954, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm phía Nam vĩ tuyến 17 tạm thời thuộc quyền quản lý của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH). Trong thời điểm đó, dưới góc độ tài phán quốc tế, thì chính phủ VNDCCH không có nghĩa vụ và quyền hạn hành xử chủ quyền tại hai quần đảo này theo luật pháp quốc tế”… (Tuần ViệtNam online ngày 20-7-2011)

Luật gia Trần Đình Thu cũng lập luận cùng một giọng điệu với thạc sĩ Hoàng Việt trong Đại Dân Tộc, ông còn cho rằng cái công hàm “nói nôm na giống như một tiếng vỗ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối”, thưa ông Thu, ở đây tôi nghĩ không phải vậy, mà nó còn để lại một hậu quả nghiêm trọng không lường khi mà “nước bạn Trung Quốc” đã cố tình chiếm đảo của ta thì chúng ta không thể coi nhẹ cái công hàm ấy được. Qua việc phân trần của luật gia Thu cho chúng ta thấy được cái cảnh bị lệ thuộc thiên triều của Việt Nam DCCH lúc bấy giờ bi thảm như thế nào. Đây ông Thu viết:

“Theo luật quốc tế, giá trị của công hàm chỉ là nêu quan điểm của chính phủ một nước về một vấn đề quốc tế, nói nôm na như là tiếng vỗ tay đồng thuận hay một lời la ó phản đối. Chỉ khi nào Việt Nam ký hiệp định với Trung quốc nói rõ những vùng biển đảo nào thuộc Trung quốc thì khi đó mới có giá trị.

Vào năm 1958, trong bối cảnh Việt Nam DCCH đang quan hệ với Trung quốc, việc ra công hàm ủng hộ Tuyên bố 1958 của nước bạn Trung quốc là không thể không làm. Khổ nổi tuyên bố của nước bạn quá ngạo ngược về cái ‘ranh đất không giống ai’ đó. Như vậy thì công hàm phải viết thế nào đây?…

Tuy nhiên, công hàm 1958 của thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khéo léo công nhận chỉ 1 vấn đề là bề rộng lãnh hải 12 hải lý mà thôi…

Từ đó chúng tôi kết luận: Công hàm 1958 không thể là nguyên nhân dẫn đến các rắc rối về sau liên quan đến chủ quyền biển đảo giữa Việt Nam và nước bạn Trung Quốc. Việc nước bạn Trung Quốc có những tuyên bố thiếu phù hợp gần đây là do sự chủ động của họ.” (Đàn Chim Việt online ngày 12-12-2011)

Từ lâu rồi Trung cộng hoành hành trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và trên Biển Đông, ông Thu có thấy được hậu quả tai hại của cái công hàm đó như thế nào không? đối với người vô trách nhiệm thì cái công hàm đó như “một tiếng vỗ tay”, nhưng với “nước bạn Trung Quốc” có chủ tâm chiếm đảo của ta thì nó lại

khác, nó là một bằng chứng có giá trị vô cùng. Để biện minh cho việc làm ngang ngược của mình trên Biển Đông, Trung cộng đã nhắc lại cái công hàm năm 1958 theo như bức công điện ngày 13-3-2008 của tòa đại sứ Hoa kỳ tại Hà Nội gửi về bộ Ngoại giao Hoa kỳ mà Wikileaks vừa tiết lộ được nhà báo Ngô Nhân Dụng viết nên bài “Một di sản của Phạm Văn Đồng” lược trích:

“Việc ngăn cấm các công ty quốc tế tìm dầu trong thềm lục địa Việt Nam buộc chính quyền Bắc kinh phải giải thích với nước có những hảng dầu bị cấm. Và họ đã viện dẫn lá thư Phạm Văn Đồng làm bằng cứ. Một điện văn của đại sứ Mỹ ở Hà nội (mới tiết lộ cuối tháng 8 năm 2011) kể lại mấy cuộc tiếp xúc với quan chức Trung cộng để nghe họ biện minh việc cấm đoán các hảng dầu Mỹ. Trong cuộc gặp gỡ ngày 7 tháng 3 năm 2008 với nhân viên Ngoại giao Mỹ, ông Trịnh Chấn Hoa (Zheng Zhenhua Đ/N), phó chủ nhiệm phòng Kế hoạch thuộc Vụ Á châu, bộ Ngoại giao Bắc Kinh, đã nêu lên lá thư do ông Phạm Văn Đồng ký gửi thủ tướng Chu Ân Lai để chứng minh Việt Nam đã chính thức công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1958.” (Người Việt online ngày 13-9-2011)

Trung cộng đã tung hoành như cướp trên vùng biển đảo của ta với biết bao vụ đâm chìm tàu và bắn giết ngư phủ và cái ngang ngược nhất là đã cắt cáp tàu thăm dò dầu khí trong thềm lục địa của ta. Trung cộng đã điều biết bao tàu lớn nhỏ uy hiếp, đe dọa nhân dân ta cũng như đưa giàn khoan thăm do dầu khí lớn nhất của chúng vào Biển Đông có cả tàu và máy bay võ trang ngang nhiên tung hoành trên vùng biển Hoàng Sa thách thức cả dư luận quốc tế và những nước trong khối ASEAN đang có tranh chấp chủ quyền thì chuyện giải quyết sẽ ra sao? Khi trả lời chất vấn trước Quốc hội, Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố:

“Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình.” (VNExpress online ngày 25-11-2011)

Với tham vọng bành trướng với quân đông, tàu lớn, súng to của “nước bạn” chúng ta sẽ “dùng biện pháp hòa bình” để lấy lại Hoàng Sa như thủ tướng Dũng vừa tuyên bố, trong khi chúng chiếm của ta bằng máu thì liệu có tin được không?

Đừng nghe những gì ông Dũng nói, ông ta chỉ hô hào suôn để lừa phỉnh và trấn an dư luận, thương lượng bí mật song phương có tính cách “câu giờ” thì chắc chắn rằng Hoàng Sa sau 50 năm Trung cộng chiếm cứ mà không có thưa kiện ra Quốc tế theo như lời cảnh giác của luật sư Trần Lâm thì xem như “cứt trâu để lâu hóa bùn”. Đứng trước hiểm họa vĩnh viễn mất Hoàng Sa và cả Trường Sa nhân dân Việt Nam đã biểu tình phản đối và tiến sĩ Hà Sĩ Phu đã long trọng tuyên bố:

“Được biết tình hình này, một số cựu chiến binh lão thành phẫn nộ: Họ dựa vào công hàm của thủ tướng Phạm Văn Đồng năm 1958 chứ gì, nếu cần dân Việt Nam sẽ xé toạc công hàm đó, gạch chéo lên công hàm đó: quyết định về lãnh thổ mà không có chuẩn y của Quốc hội, không trưng cầu dân ý thì chẳng có giá trị gì, dân xé lúc nào cũng được. Dân chúng tôi không bị ràng buộc bởi công hàm đó!” (Đối Thoại online ngày 13-12-2007)

Thay mặt lưỡng Viện Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Tăng thống ra tuyên cáo về cái công hàm ngày 14-9-1958 xin trích như sau:

“Công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng chỉ đại diện cho thiểu số đảng viên cộng sản mà không đại biểu cho toàn dân miền Bắc Việt Nam, vì nội dung bán nước của công hàm không được trưng cầu dân ý, cũng không được thông qua trước Quốc hội VNDCCH, dù nhân dân không cộng sản chẳng có đại biểu tại quốc hội này y hệt như quốc hội hiện nay…

Xem như thế công hàm ngày 14-9-1958 của ông Phạm Văn Đồng vô giá trị trên mặt pháp lý quốc tế, pháp lý quốc gia và ý chí dân tộc. Công hàm chỉ là dự tính chia chác phi pháp giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung.” (Thời Luận ngày 17-9-2008)

Để hóa giải ảnh hưởng của bức công hàm của ông Đồng, ông Thái Văn Cầu đề nghị Việt Nam không nên giữ tên nước là VNDCCH vì như thế là chúng ta mặc nhiên công nhận bức công hàm có con dấu “VNDCCH”. Theo ông Cầu thì cần phải đổi “nhãn hiệu”, không dùng lại con dấu cũ; đây là một ý kiến hay nhưng chưa đủ vì “Cộng Hòa Việt Nam” theo ông Cầu ám chỉ là tên rút ngắn của cái chính phủ ma CHMNVN không có chính danh mà phải đổi ngay thành Việt Nam Cộng Hòa mới có đủ tính cách pháp nhân và danh chính ngôn thuận.

“Vì Trung Quốc tích cực sử dụng Công hàm 1958 và tuyên bố của quan chức VNDCCH về Hoàng Sa-Trường Sa trong giai đoạn 1954-1975 để đánh lừa dư luận quốc tế và và nhân dân Trung Quốc…

Một tên nước “Cộng Hòa Việt Nam” (CHVN), như trong CHMNVN, chính quyền ở phía Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1969-1976, từng trực tiếp hay gián tiếp khẳng định chủ quyền Hoàng Sa-Trường Sa, tạo nhiều thuận lợi hơn, so với tên nước VNDCCH hay CHDCVN, cho nỗ lực bảo vệ quyền lợi đất nước.” (Bauxite Việt Nam online ngày 10-5-2013)

Ngoài bức công hàm của ông Phạm Văn Đồng ra còn nhiều sự kiện mà nước CHXHCNVN ngày nay khi tranh chấp còn phải trả lời.

1)- Phóng viên Lê Dân của đài RFA có đưa một bản tin:

“Theo tư liệu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc thì văn kiện mang tên ‘Chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc trên các đảo Tây Sa và Nam Sa’ được tạp chí Beijing Review in lại trong số ấn hành này 18 tháng Hai năm 1980, thì Hà Nội đã thỏa hiệp được với Bắc Kinh trong quá khứ về việc này. Chúng tôi xin trích thuật:

“Vào tháng Sáu năm 1956, hai năm sau khi chính phủ của ông Hồ Chí Minh đã thành lập tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Ung Văn Khiêm đã nói với ông Li Zhimin, Tham tán sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam, rằng theo dữ liệu của Việt Nam thì đảo Tây Sa (tức Paracels Hoàng Sa) và đảo Nansha (tức Spratleys, Trường Sa) là một phần thuộc Trung quốc theo lịch sử.” (RFA online ngày 12-12-2007)

2)- Theo giáo sư sử học Hà Văn Thịnh trả lời phóng viên Mặc Lâm kể khi ông học năm thứ nhất trường Đại học Tổng hợp Hà Nội nghe ông Hoàng Tùng, Ủy viên Trung ương đảng, TBT báo Nhân Dân nói chuyện về lịch sử nguyên văn như thế này:

“Vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và chưa đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn Trung Quốc giải phóng. Sau này mình thống nhất đất nước rồi phía bạn sẽ trả cho mình.” (RFA 19-1-2013)

3)- Trong bài viết của Trần Quốc Việt với tựa đề “Thêm một bằng cứng bán nước rõ ràng của đảng CSVN” ông Việt trích và dịch theo sách của Hà Nội viết bằng chữ Anh mang tên “U.S Intervention and Aggression in Viet Nam during the last twenty years.”

“Một cuốn sách của Bộ Ngoại giao VNDCCH ấn hành ở Hà Nội vào năm 1965 khẳng định rất rõ ràng quần đảo Hoàng Sa lệ thuộc Trung Quốc…

“…phần hải phận của nước CHND Trung Hoa xung quanh quần đảo Hoàng Sa là ‘khu vực chiến đấu’ của lực lượng vũ trang Mỹ.” (DanLamBao online ngày 24-1-2014)

4)- Phóng viên Trọng Nghĩa đưa tin “Báo Trung Quốc khai thác sơ hở trong giáo dục của Việt Nam” như sau:

“…tờ Hoàn Cầu Thời báo đã khẳng định rằng chính Việt Nam đã công nhận là vùng Biển Đông thuộc chủ quyền Trung Quốc trước năm 1975, vì vào năm 1974, bản đồ và sách vở tại Việt Nam, trong phần giới thiệu về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đều nói rằng các hòn đảo ở Biển Đông đã tạo thành một bức tường lớn bảo vệ lục địa Trung Quốc…

…phần mềm tin học xác định chủ quyền của Trung Quốc bên trong đường lưỡi bò ở Biển Đông lại được giảng dạy chính thức trong trường học, trong chương trình tin học và địa lý của lớp 7, và từ năm 2007 đến nay.

Theo các nguồn tin báo chí trong nước, phần mềm đó mang tên Earth Explorer, do Trung Quốc sản xuất và được Bộ giáo dục Việt Nam cho nhập và đưa vào bắt buộc sử dụng trong nhà trường.” (RFI online ngày 29-12-2013)

Thạc sĩ Đinh Kim Phúc, chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông trả lời phỏng vấn của phóng viên Thanh Trúc đài RFA ông nói:

“Nếu không có hành động bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước thì cũng đừng nên có hành động ‘cõng rắn cắn gà nhà’ như một số quan chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong vụ sách giáo khoa có in bản đồ đường lưỡi bò.” (RFA online ngày 4-1-2014)

Qua những tài liệu trình bày ở trên và có thể còn nhiều hơn nữa cho thấy rằng dù chúng ta có những tài liệu lịch sử chứng minh chủ quyền của Tổ Quốc ta trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà đảng CSVN và chế độ VNDCCH đã mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung cộng, ngày nay với lý lẽ của kẻ mạnh chúng ta làm sao ăn nói đây? Bây giờ muốn hóa giải mọi mắc mứu với Trung cộng về chủ quyền hai quần đảo này thì chỉ có việc duy nhất là giải tán đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN và thành lập chính phủ VNCH đoàn kết dân tộc bình đẳng, bình quyền, không phân biệt chính kiến, vì chỉ có Việt Nam Cộng Hòa mới có đủ tư cách pháp nhân làm chủ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên thực tế cũng như về mặt pháp lý và danh chính ngôn thuận khi đưa ra tranh chấp Quốc tế, có như vậy Trung cộng mới không còn một chứng cớ nào khả dĩ chứng minh được chủ quyền của chúng ngoài sự ngang ngược đánh chiếm năm 1974.


Biển Đông bỏ ngỏ, dân chết mặc dân, tàu vẫn là tàu... lạ


“Ngày về” của ngư dân Đặng Dùm

CTV Danlambao - Quốc gia nào cũng có chủ quyền. Do vậy vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt. Khi gặp thiên tai, địch họa, ngư dân nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời để có biện pháp can thiệp bảo vệ tính mạng và tài sản” 

Điều gì đã xảy ra với cái gọi là “vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt” theo như lời tuyên bố trên của ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang?
Chỉ nội trong tháng 5, 2014: 

- Ngày 7/5/2014, 16 ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung cộng tấn công bằng đạn lửa, vòi rồng, búa, câu liêm trong khu vực Hoàng Sa, phía bắc đảo Linh Côn. 

- Ngày 16/5/2014, tàu cá Quảng Ngãi QNG 90205TS bị tàu Trung cộng tấn công, đánh phá và gây thương tích nặng cho 2 ngư dân Việt Nam tại khu vực đảo Phú Lâm, Hoàng Sa. 

- Ngày 17/5/2014, gần đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa, 13 ngư dân của tàu cá Quảng Ngãi QNG96011TS bị tấn công, cướp tài sản và ngư cụ. 

- Ngày 25/5/2014, tàu cá QNG 96180TS với 7 ngư dân bị 3 tàu Trung cộng đâm chìm, 1 ngư dân bị chết, 1 ngư dân bị mất tích trên biển và 4 ngư dân bị thương nặng.

- Ngày 26/5/2014 tàu cá Đà Nẵng ĐNA90152TS với 10 ngư dân bị 40 tàu cá của Trung cộng bao vây  và đâm chìm ở gần khu vực giàn khoan HD981 đang bị tàu cộng xâm lược. 

Tất cả đều xảy ra trên “vùng biển chủ quyền của ta thì ta cứ đánh bắt” của ông Sang. Theo lời ông Sang Khi gặp thiên tai, địch họa, ngư dân nhanh chóng thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời để có biện pháp can thiệp bảo vệ tính mạng và tài sản”. Trong suốt thời gian họa vì địch này hải quân Việt Nam hoàn toàn vắng bóng. 

Hãy nghe ngư dân Lý Sơn thuật lại những hãi hùng xảy ra cho con tàu cá QNG 96180 TS (*): 

“Khoảng 3 giờ sáng 25/5, trong khi neo đậu nghỉ ngơi thuộc địa phận vùng biển Quảng Ninh, tàu chúng tôi đã bị một tàu lạ đâm trực diện vào khu vực khoang lái tàu. Lúc đó, anh em trên tàu đang ngủ nên không biết chuyện gì xảy ra. Đến khi bị tàu lạ đâm thì choáng váng, náo loạn. Chỉ 5 phút sau, tàu bị chìm xuống biển. Lúc đó, anh em trên tàu kịp chụp được một chiếc thúng, sau đó đưa 3 ngư dân bị thương nặng lên thúng. Ba anh em ngư dân còn lại trên tàu bị thương nhẹ tiếp tục tìm cách cứu anh Trần Văn Đông nhưng không kịp. Anh Đông chìm theo tàu xuống biển”. 

“Sau khi 6 anh em leo lên được chiếc thúng nhỏ, chúng tôi cố bám chặt rồi chèo tay lênh đênh trên biển suốt gần 5 giờ đồng hồ. Anh em lúc đó mệt mỏi nhưng ai cũng động viên nhau. May mà đến khi gần đuối sức, gặp được tàu cá của ngư dân Hải Phòng đến cứu vớt, chăm sóc và đưa vào huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh cứu chữa”. 

5 giờ đồng hồ lênh đênh, bơ vơ trên biển, không một bóng dáng hải quân, cảnh sát biển. Sự cứu giúp cũng chỉ đến từ những ngư dân khác. 

Điều cần "ghi nhận" là công an tỉnh Quảng Ninh, sau khi xác của ngư dân đã về đến Lý Sơn, đã thông báo phối hợp với cơ quan chức năng liên quan điều tra, truy tìm tàu gây tai nạn cho tàu QNG-96180TS. Cả một vùng biển Đông bỏ ngỏ, dân chết không cứu, bây giờ truy tìm nơi đâu!? 

Nghe lời ông Trương Tấn Sang, người dân được gì? 

Sau cái chết và tai nạn, họ được: 

Ngư dân chết và mất tích được UBMTTQ hỗ trợ cho 1,5 triệu đồng. Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi và Hội Nghề cá Quảng Ngãi hỗ trợ tổng cộng 10 triệu đồng/ngư dân tử vong và mất tích và 2 triệu đồng/ngư dân bị thương. Liên đoàn lao động hỗ trợ 5 triều đồng. Đó là nhờ... ơn bác và đảng. 

Phía nhà nước, Bộ Ngoại giao Việt Nam triệu đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội đến trao đổi công hàm phản đối các hành động đe dọa, tấn công tàu cá, xâm hại tính mạng ngư dân Việt Nam trên Biển Đông. 

Vẫn phản đối và phản đối như suốt mấy năm qua và số mạng của ngư dân vẫn nằm trong đe dọa chết người của tàu cộng ngay trên vùng biển bao đời của tổ tiên. 

Và tại Diễn đàn Kinh tế Thế Giới tổ chức ở Manila vừa qua ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố về những hành vi của Tàu cộng: Đây là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng luật pháp quốc tế và Tuyên bố Ứng xử của các Bên ở Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Hành động này của Trung Quốc đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không... Thế còn sinh mạng của những ngư dân Việt Nam thì sao hỡi ông Thủ tướng!?

Hay là cứ mặc kệ và cất cao giọng điệu  tuyên giáo của tên bí thư Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải “Mình không sợ! Sao sợ được!... Quốc hội đã thông qua luật biển đã thể hiện ý chí, nguyện vọng mãnh liệt của nhân dân ta”!!!???