Monday, January 13, 2014

Phỏng vấn về Hải chiến Hoàng Sa và các chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa


Phạm Thanh Nghiên (Danlambao) - Không phải ai trong số chúng ta cũng biết và đựợc biết sự thật về tất cả những gì thuộc về quá khứ, nhất lại là một giai đoạn, một câu chuyện lịch sử với những biến cố đầy đau thương và oán hận. Trận hải chiến Hoàng Sa là một câu chuyện lịch sử như thế. Bốn mươi năm trước, khi bẩy  mươi tư người lính Hải quân Việt Nam Cộng Hòa “vị quốc vong thân” trên vùng biển Hoàng Sa, tôi và đuơng nhiên những bạn cùng trang lứa còn chưa ra đời. Tại miền Bắc ngày đó, nhiều “cô, cậu” thanh niên đang là bộ đội của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Nhiều người trong số họ hiện giờ đã trở thành những cán bộ đang làm việc,phục vụ cho đảng và nhà nước. Trong số họ, không thể không nói rằng họ không biết hay hoàn toàn không biết về trận hải chiến cũng như sự hy sinh anh dũng của những người anh hùng tại Hoàng Sa ruột thịt ngày ấy.


Là một người sinh sau biến cố năm 1975, tôi cũng như rất nhiều nguời dân miền Bắc và nhất là những bạn trẻ đã không có cơ hội để biết về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Hơn thế, tôi cũng đã từng lĩnh án 4 năm tù giam chỉ vì lên tiếng cỗ vũ cho Nhân quyền và công khai khẳng định chủ quyền biển đảo của dân tộc. Giống như tất cả những bạn trẻ yêu nước khác, Trường Sa - Hoàng Sa luôn ở trong trái tim tôi. Trong hoàn cảnh của một  người tù đang bị quản chế, tôi chỉ có thể huớng về Hoàng Sa bằng cách riêng rất hạn chếcủa mình: thực hiện một chương trình phỏng vẫn để kỷ niệm 40 năm Hải chiến Hoàng Sa. Với mong muốn xóa đi, hoặc ít ra cũng thu hẹp lại những ranh giới, khác biệt từ nhiều thành phần trong quá khứ, tuổi tác và chính kiến để có một cái nhìn trung thực, công bằng, biết tri ân với những nguời đã hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Để thấy được rằng, bất cứ một sự khác biệt nào cũng có thể vượt qua với một lý do chung, đó là Lòng Yêu Nước.

Bài phỏng vấn đầu tiên này được thực hiện với 3 người để như là một phần nói lên tâm tình của những người dân Việt, có những quá khứ khác nhau, về cuộc Hải chiến Hoàng Sa bảo vệ biển đảo của các Hải quân VNCH. 


Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau, xin phép được dùng chung từ “bạn”trong cách xưng hô để thuận tiện cho việc đặt câu hỏi.

- Lê Hưng: Một bạn trẻ ở Hải Phòng sinh sau năm 1975. Sau khi tốt nghiệp Phổ thông trung học, Hưng tham gia nghĩa vụ quân sự và khi dời quân ngũ, anh tiếp tục theo học đại học. Tuy nhiên, trước đây anh không hề biết về trận Hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm về trước.

- Ông Ngô Nhật Đăng: là con trai của nhà thơ Xuân Sách. Ông đã từng phục vụ trong Quân đội Nhân dân Việt Nam từ năm 1978 đến năm 1982 và tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt Trung. Ông Ngô Nhật Đăng là thành viên của nhóm No-U Hà Nội và từng nhiều lần xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm chiếm biển đảo của Việt Nam. Hiện ông đang sống tại Hà Nội và vẫn tiếp tục có những hoạt động cổ vũ cho Nhân quyền và nhất là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ.

- Bà Ngô Thị Hồng Lâm: sinh 1957 tại HN. Hiện đang sống tại Sài Gòn. Bà Hồng Lâm nguyên là một cán bộ công tác chuyên ngành nghiên cứu lịch sử đảng. Sau khi dời công tác, bà dành phần lớn thời gian cho các hoạt động từ thiện và công khai bày tỏ quan điểm ủng hộ cho Dân chủ, Nhân quyền và đặc biệt là vấn đề Toàn vẹn lãnh thổ.

*

(Vì đây là câu hỏi chung dành cho nhiều người ở những lứa tuổi khác nhau, tôi xin phép được dùng "bạn" chung trong cách xưng hô).

Xin bạn cho biết, bạn biết gì về cuộc Hải chiến Hoàng Sa cách đây 40 năm? 

Lê Hưng: Rất tiếc là tôi không hề biết gì về trận hải chiến đó. Vì từ trước tới nay tôi không thấy báo chí đưa tin hay những người quen của mình nhắc tới. Hoàn toàn không có trong lịch sử mà tôi được học. Có thể thông tin về trận hải chiến 40 năm trước đã hoàn toàn bị che giấu, bưng bít cho đến ngày hôm nay.

Ngô Nhật Đăng: Ngày đó tôi mới bước sang tuổi 16, cũng như tuyệt đại đa số người dân miền Bắc lúc đó tôi chưa bao giờ được nghe nhắc tới Hoàng Sa - Trường Sa. Tôi được biết đến sự kiện này do nghe bố tôi và các bạn của ông nhắc tới: “Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gửi thư ra Hà Nội yêu cầu chính phủ VNDCCH lên tiếng về việc Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa”. Chính câu chuyện đó gây ấn tượng mạnh với bản thân tôi.

Ngô Thị Hồng Lâm: Đó là một cuộc xâm lăng phi pháp, chà đạp lên Luật pháp quốc tế của Trung Quốc cách đây 40 năm của thế kỉ trước nhằm thực hiện ý đồ “muốn biến nước ta từ cái tổ Con Đại bàng thành tổ con Chim Chích” như lời của ông cha ta đã dạy.

Xin cho biết cảm nghĩ của bạn đối với sự hy sinh của 74 người lính hải quân VNCH?

Lê Hưng: Tôi rất kính trọng sự hy sinh cao cả của những người đã chiến đấu bảo vệ lãnh thổ, lãnh hải của dân tộc ta. Tôi là một người theo Đạo Mẫu Việt Nam, tôi tôn thờ những người đã có công giúp dân, đánh đuổi giặc ngoại xâm.

Ngô Nhật Đăng: Đó là một sự kiện bi tráng, sau này được đọc các tư liệu, các tác phẩm thơ văn - tất nhiên là của VNCH - tôi càng thấy ngưỡng mộ họ. Có một điều an ủi là sau bao nhiêu năm bị quên lãng các anh đã được “chiêu tuyết” lại, điều đó càng khẳng định: Nhân dân sẽ không bao giờ quên những người con đã đổ máu để giữ gìn đất đai của Tổ Quốc và lịch sử sẽ công bằng.

Ngô Thị Hồng Lâm: Vào thời điểm 19/1/1974, khi ấy mọi thông tin còn bị cộng sản bưng bít rất chặt. Người dân miền Bắc VN hầu như chỉ có một luồng thông tin giáo điều từ cái gọi là "Đài Tiếng nói VN" nên không được biết kịp thời cuộc đánh chiếm đảo Hoàng Sa của người có bộ mặt nạ “anh em” Trung Quốc. Đây là một cuộc chiến không cân sức giữa Hải quân VNCH và bọn Trung Quốc xâm lược. Mặc dù VNCH không giữ được đảo Hoàng Sa nhưng các chiến sĩ đã thể hiện lòng yêu nước vô cùng mãnh liệt trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc. Đó là những hy sinh đau thương nhưng rất vẻ vang của tất cả các chiến sĩ VNCH và đặc biệt là 74 người lính Hải Quân VNCH. Họ đã ngã xuống trong trận đánh này, để lại trong lòng chúng tôi hình ảnh đẹp và sự ngưỡng mộ những người con của Tổ Quốc Việt Nam. Chúng ta không được phép quên họ.

Suy nghĩ của bạn về những người lính của cả 2 bên chiến tuyến bảo vệ đất nước? Đối với bạn, có sự khác biệt gì không giữa giữa những người lính VNCH như trung tá Ngụy Văn Thà và với những người lính QĐVN (đặc biệt là đồng đội của ông Ngô Nhật Đăng) đã hy sinh ở chiến trường biên giới Việt Trung vào năm 1979 và 1984? 

Và ngày xưa những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, ngày hôm nay bạn nghĩ sao về điều ấy? 

Lê Hưng: Với tôi, những người lính dù là VNCH hay VC đều không không có tội. Là lính, họ chỉ hành động theo lý tưởng và tuân theo mệnh lệnh. Họ là những con người có trái tim yêu nước, yêu dân tộc của mình. Tôi cũng không được biết về cuộc chiến tranh biên giới Việt Trung năm 1984. Cuộc xâm lược của Trung Quốc năm 1979 thì có nghe nói tới. Nhưng tôi nghĩ, sự thật vẫn là sự thật dù có bị bưng bít. Và việc làm ngu ngốc và hèn nhát nhất chính là phủ nhận và bưng bít sự thật.

Về việc những người lính VNCH bị gán với từ “ngụy”, tôi xin phép không trả lời dài dòng vì hiểu biết của tôi có hạn. Nhưng những người lính dù là VNCH hay lính QĐND, họ đều đã đổ máu xương, hy sinh để bảo vệ chủ quyền, bảo vệ tổ quốc. Người thân của họ đã phải chịu quá nhiều mất mát đau thương. Mẹ già mất con, vợ trẻ mất chồng, trẻ thơ mất bố, bạn bè chiến hữu mất đi một người anh em.

Ngô Nhật Đăng: Tôi đã có thời gian là lính (1978-1982) có tham gia chiến trường biên giới tại Cao Bằng trong cuộc chiến Việt-Trung. Tôi tin rằng không có sự khác biệt nào giữa những người lính dù dưới thể chế chính trị nào khi chiến đấu để bảo vệ Tổ Quốc, chúng tôi cũng không hề đắn đo và sẵn sàng hy sinh chống bọn cướp nước hồi năm 1979 cũng như các anh hùng giữ đảo Hoàng Sa năm 1974 vậy. Điều đó là chắc chắn.

Không riêng gì người lính và cả những người từng phục vụ trong chính quyền VNCH cũng bị gọi là “ngụy” (xin lỗi, tôi coi đây là một từ “mất dạy”) mà cả những người từng tham gia chính quyền trước năm 1954 cũng bị gọi như vậy. Số này ở lại Hà Nội không di cư vào Nam cũng khá đông, họ cũng bị đi tù (gọi là cải tạo) một thời gian. Tôi cũng có một số bạn bè cùng học là con cái của những người này, quan sát họ tôi cũng có những suy nghĩ khác với những điều thường được “giáo dục” trong nhà trường. Tất cả sách giáo khoa và cả các tác phẩm văn học của Việt nam lẫn Liên Xô mà chúng tôi chỉ được phép đọc đều miêu tả những người phía bên kia cực kỳ xấu xa, độc ác, mất hết nhân tính, sẵn sàng mổ bụng ăn gan kẻ thù... Dù không tin hoàn toàn nhưng dù sao vẫn để lại dấu vết trong đầu óc. Cũng may mắn từ bé tôi đã được đọc các cuốn sách trong tủ sách gia đình những cuốn như “Chuông nguyện hồn ai”, “Phía Tây không có gì lạ” v.v... nó làm cho tôi có những suy nghĩ đúng đắn hơn. Quay về câu hỏi của bạn về những người lính VNCH. Thời chúng tôi cũng thường nghe lén các đài phát thanh Sài Gòn (việc này rất nguy hiểm), các bài hát về chiến tranh về thân phận người lính của phía VNCH cũng gây những xúc động mạnh cho chúng tôi. Tôi còn nhớ, vào cuối năm 1973 (lúc này đã có Hiệp định Paris) một anh bộ đội từ chiến trường ra đến nhà tôi báo tin người cậu ruột của tôi đã chết tại Thành cổ Quảng Trị năm 1972. Là con út của bà ngoại, ông chỉ hơn tôi có 6 tuổi nên hai cậu cháu thường quấn quýt với nhau.

Đây là cú gõ cửa đầu tiên của chiến tranh thăm viếng nhà tôi, bố tôi cũng thường đi chiến trường trong những thời gian ác liệt (kể cả thời chống Pháp) nhưng ông chỉ đi ngắn chừng 1 năm và lần nào cũng trở về nguyên vẹn. Anh ở lại nhà tôi 2 ngày trước khi về đơn vị và ngủ chung với tôi, tôi được nghe nhiều chuyện về chiến tranh, khi tôi hỏi anh về những người lính “ngụy” anh văng tục: “Hay ho cái đéo gì, anh em trong nhà tàn hại lẫn nhau”. Và tôi mới biết các anh cũng thường hay nghe lén những ca khúc của Trịnh Công Sơn.

Sau này có một thời gian tôi sống và làm việc ở Sài Gòn, quen biết nhiều hơn, thậm chí có một người từng là Đại úy cũng nhận tôi là em kết nghĩa (anh đã vượt biên năm 84). Theo tôi, dù đã muộn màng, chúng ta phải đánh giá lại giai đoạn lịch sử đau thương này của đất nước, trả lại danh dự cho những người đã nằm xuống vì đạn bom, những người còn sống bị đày ải vì lao tù, chiến tranh đã lùi xa mà vết thương này vẫn chưa lên da non đó là điều không thể chấp nhận.

Ngô Thị Hồng Lâm: Thực tế thì một điều bất hạnh nhất cho một đất nước là có chiến tranh. Bất hạnh hơn nếu đó lại là một cuộc nội chiến muốn thống trị nhau bằng bạo lực. Với nhận thức của tôi thì cuộc chiến của quân đội 2 miền Nam và Bắc Việt Nam là một cuộc nội chiến, “người chiến thắng” chẳng có gì để tự cho mình là cuộc chiến chính nghĩa và vẻ vang. Đây là điều ngộ nhận rất thiếu nhân văn của những người cầm quyền Hà Nội. Cuộc chiến đã tàn 40 năm rồi, đủ độ lùi của thời gian rồi, để “từ nay người biết thương người”. Tuy nhiên, mỗi kỉ niệm 30/4 Ban Tuyên huấn họ vẫn cứ cho phát lại những cuốn băng thời sự cũ “quân ta hừng hực khí thế chiến đấu” nghe sao mà thấy vết thương lòng của dân tộc Việt Nam mãi mãi không thể hàn gắn và câu nói của Thủ Tướng Võ Văn Kiệt “ngày 30/4 có một triệu người vui thì có một triệu người buồn” vẫn còn nguyên tính thời sự và cuối cùng thì người lính cả 2 bên chiến tuyến họ chỉ là những nạn nhân của cuộc chiến.

Vì thế cho nên không thể có sự khác biệt trong đối xử với người lính của 2 bên chiến tuyến, không thể giữ mãi sự khác biệt bên trọng bên khinh. Càng không thể dùng từ “ngụy” đối với người lính VNCH Trung tá Ngụy Văn Thà và đồng đội của ông đã anh dũng chiến đấu bảo vệ Hoàng Sa, đã anh dũng hy sinh vì Tổ Quốc Việt Nam. Cần vinh danh họ. Cũng như những người lính đã hy sinh ở biên giới Việt-Trung vào năm 1979 họ đều là những anh hùng xứng đáng được Tổ Quốc Việt Nam ghi công và đời đời nhớ ơn họ.

Những người lính VNCH bị nhà nước cộng sản gán cho họ từ “ngụy” là một điều ngộ nhận của họ. Cần phải có một sự đổi mới về nhận thức với những người ở bên kia chiến tuyến, để xóa bỏ sự hằn thù dân tộc cho vết thương mau liền da liền thịt, tiến đến hòa hợp dân tộc để tăng cường sức mạnh của Việt Nam trong tình hình hiện nay. Bản thân tôi cực lực phản đối sự phân biệt đối xử hoặc xúc phạm với những người ở bên kia chiến tuyến trong đời sống cũng như nghĩa trang nơi họ yên nghỉ.

Bạn có nghĩ là nên vinh danh những người lính VNCH ở trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974 không? Nếu có, bạn có sẵn sàng tham gia không? 

Lê Hưng: Họ xứng đáng được vinh danh, họ xứng đáng được ca ngợi. Nếu không thì máu xương, tuổi trẻ, gia đình mà họ đã phải đánh đổi để dành lấy chủ quyền cho đất nước lẽ nào lại là vô nghĩa hay sao!? Chúng ta, thế hệ sau này vô ơn quá.

Ngô Nhật Đăng: Ồ, đó là việc rất nên làm và tất nhiên tôi sẵn sàng tham gia.

Ngô Thị Hồng Lâm: Việc vinh danh những người lính VNCH đã hy sinh trong trận Hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 là việc phải làm để tỏ lòng biết ơn những người con của Tổ Quốc Việt Nam đã hy sinh bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của ông cha ta để lại và qua đó giáo dục, nhắc nhở các thế hệ trẻ của Việt Nam lớn lên sau này phải biết ơn những người đã vì bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc mà hy sinh. Không được phép vong ân với những chiến sĩ VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ đảo Hoàng Sa năm 1974 và những chiến sĩ QĐNDVN trong chiến trận bảo vệ biên giới phía Bắc 1979.

Việc bạn hỏi chúng tôi có sẵn sàng tham gia không? Xin thưa rằng, tôi vốn xuất thân trong chuyên ngành Nghiên Cứu Lịch Sử, chúng tôi đã cùng các đồng nghiệp của mình cùng các thế hệ học trò tổ chức lễ giỗ tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ của VNCH đã ngã xuống trong trận chiến bảo vệ Hoàng Sa ngày 19/1/1974 hàng năm mà không cần phải xin phép bất cứ một “ông Kẹ” nào.

Theo bạn, những tương đồng hay khác biệt gì giữa những người lính ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo và những công dân VN ngày nay xuống đường thể hiện lòng yêu nước và phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông? 

Lê Hưng: Theo tôi, những người cách đây 40 năm bảo vệ Hoàng Sa và những người hôm nay xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lấn nước ta, họ rất tương đồng. Họ là những người yêu nước, dám đứng lên bảo vệ đất nước mình dù biết trước hậu quả là có thể sẽ phải hy sinh mất mát nhiều, thậm chí tù đày hoặc hy sinh.

Về cá nhân tôi bất kỳ lúc nào đất nước cần tôi sẽ chiến đấu vì tôi cũng đã từng là lính. Và quan trọng hơn tôi là một con dân đất Việt. Tôi chiến đấu cho Dân tộc, cho Tổ Quốc của chúng ta chứ không phải chiến đấu cho bất cứ một chế độ, một chủ thuyết hay một đảng phái nào.

Ngô Nhật Đăng: Tất nhiên với sự xa cách về thế hệ nên sẽ có những khác biệt, nhưng lòng yêu nước và sự cảnh giác trước “hiểm họa phương Bắc” thì sẽ mãi trường tồn, điều đó ăn vào máu mỗi con dân Việt chân chính.

Ngô Thị Hồng Lâm: Theo tôi sự khác nhau của những người lính VNCH ngày xưa hy sinh bảo vệ biển đảo với những công dân Việt Nam ngày nay xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lăng Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông đó là về thời gian. Còn sự tương đồng ở đây chính là lòng tự trọng dân tộc, lòng yêu quê hương đất nước, mảnh đất thiêng ngàn đời của ông cha ta để lại mà mỗi chúng ta phải có trách nhiệm và ý chí bằng mọi giá phải bảo vệ và gìn giữ. Rất tiếc là khi nhân dân xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược thì lại bị nhà cầm quyền đàn áp bằng bạo lực để làm vừa lòng “ông bạn vàng” Trung Quốc với cái “mặt nạ 4 tốt và 16 chữ vàng”.

40 năm kể từ ngày 74 chiến sĩ VNCH hy sinh để bảo vệ biển đảo, ngày hôm nay Hoàng Sa vẫn bị chiếm đóng bởi Trung Quốc. Theo bạn chúng ta phải cần có những hành động, công việc cụ thể gì mà cá nhân bạn có thể thực hiện hay tham gia góp phần để giành lại Hoàng Sa, Trường Sa cho Tổ quốc Việt Nam? 

Lê Hưng: Tôi xin được nói rằng, con người của tôi không giống như bọn ngu bị nhồi sọ, tôi không bị mù hay bị điếc mà không biết chế độ này như thế nào. Người dân Việt Nam khổ sở ra sao và đang mong chờ điều gì, nhưng họ chưa làm được có thể họ chưa tìm thấy những người bạn đồng hành. Hoặc là chưa vượt qua được nỗi sợ hãi.

Ngô Nhật Đăng: Xin quay trở lại, ngoài câu chuyện về bức thư của ông Nguyễn Văn Thiệu, tôi được nghe kể về sự trả lời từ phía Hà Nội: “Ông Phạm Văn Đồng nói ở hành lang: “Có còn là của mình nữa đâu mà đòi”. Lúc đó Hà Nội đã cảm thấy sock trong việc TQ bắt tay với Mỹ (từ năm 72 qua “ngoại giao bóng bàn” và Nixon thăm Bắc Kinh).

Thầy dạy tôi cũng là một nhà sử học nói với chúng tôi: “Từ năm 1928, Pháp đã cắm các cột mốc chủ quyền “Indochina” (Đông Dương) lên tất cả các hòn đảo ở Hoàng Sa và một số ở Trường Sa”.

Có lần tôi hỏi ông về Hoàng Sa và Trường Sa...

Ông trả lời: - Hồi năm 1957, Hồ Chí Minh và Chu Ân Lai có ký một hiệp ước giữa 2 đảng với nội dung: Vì Hải quân Việt Nam (DCCH) còn yếu nên Hải quân Trung Quốc sẽ giúp Bắc Việt bảo vệ Biển Đông (lúc đó trong sự kiểm soát của VNCH) và Vịnh Bắc Bộ. Hai bên sẽ cùng nhau khai thác các nguồn lợi ở đây, nếu có nước thứ ba thì cũng phải có sự đồng ý của cả hai bên. Đổi lại, Trung Quốc trả lại Việt Nam 2 hòn đảo Cái Chiên và Bạch Long Vỹ mà họ chiếm lại từ Tưởng Giới Thạch (trước đó là người Nhật).

Riêng điều này thì chính xác vì mẹ tôi kể từng ra Cái Chiên và Bạch Long Vỹ làm “Lễ tiếp quản” (hồi đó bà đang là diễn viên của văn công Quân đội). Tất nhiên thông tin này cần phải kiểm chứng, nhất là từ những người chép Sử.

Tôi có hỏi ông: - Như thế thì làm sao có thể đòi lại được?

Ông trả lời: - Hiệp định ký giữa 2 đảng sẽ trái với luật pháp quốc tế vì nếu hai nước có ký kết một hiệp định tương tự thì phải do chính phủ ký và phải thông qua Quốc hội. Nhưng nếu lôi ra thì lại động chạm đến ông Hồ Chí Minh, đó cũng lại là một điều “kiêng kỵ”. Dù sao đi nữa, việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 cũng không thể coi là việc đã rồi, việc này đòi hỏi phải có sức mạnh của cả dân tộc, nhất là những người đang ở cương vị lãnh đạo đất nước. Trước hết chúng ta cần phải có quyền được biết tất cả những sự thật liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa. Được công khai lên án những việc làm ngang ngược, càn rỡ của nhà cầm quyền Trung Quốc và tranh thủ sự đồng tình của Quốc tế cũng như tôn trọng các luật biển mà cả hai bên từng cam kết đồng ý.

Ngô Thị Hồng Lâm: Sự chiếm đóng trái phép đảo Hoàng Sa thể hiện sự ngang ngược của nhà cầm quyền Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế về chủ quyền lãnh thổ của từng nước trên trường quốc tế. Vì thế mà tất cả mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam rất bất bình và đã từng diễn ra nhiều cuộc biểu tình ở các thành phố lớn của Việt Nam mà mở đầu là cuộc biểu tình cuối năm 2007, rồi rất nhiều các cuộc khác trong năm 2011 và 2012. Đây là việc làm chính đáng của nhân dân cả nước. Lẽ ra phải được những người cầm quyền ủng hộ và tán thành như một bước quan trọng trong mở đầu cho kênh ngoại giao và đàm phán. Những cuộc biểu tình của nhân dân cần phải được tôn trọng. Cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ những cuộc biểu tình đầy ý nghĩa lịch sử trong việc giữ nước của nhân dân Việt Nam.

Được biết chú Ngô Nhật Đăng cũng là một trong số những người đã nhiều lần xuống đường biểu tình và thậm chí bị công an bắt giữ chỉ vì thể hiện lòng yêu nước, phản đối Trung Quốc chiếm biển đảo của Việt Nam. Chú nghĩ sao về hành động này của chính quyền? Và nếu sau này lại có một hoặc nhiều cuộc xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước, chú có tiếp tục tham gia không? 

Ngô Nhật Đăng: Rất tiếc cho họ, đáng lẽ đây là một dịp để chính quyền có thể “mượn” được sức dân, không những chỉ trong việc bảo vệ chủ quyền mà còn nhiều vấn đề khác nữa. Họ lo sợ những cái không có thật, chứng tỏ họ là những người lãnh đạo thiếu cái tâm và tầm nhìn xa. Rất tiếc, nếu cứ có những hành xử với người dân như vậy thì điều họ lo sợ có thể trở thành sự thật. Đó là điều mà không ai muốn nhưng sức chịu đựng cũng chỉ có giới hạn. Nếu lại có những cuộc biểu tình nữa để bày tỏ lòng yêu nước thì tôi coi việc phải tham gia như là một nghĩa vụ công dân.

Không giống như gần 40 năm qua, báo chí của đảng luôn né tránh, thậm chí bưng bít về trận Hải chiến Hoàng Sa năm 74, hoặc chỉ đưa tin một cách rất hạn chế. Năm nay, báo chí “lề đảng” đã không ngần ngại đưa tin về trận hải chiến này và không ngần ngại gọi 74 người lính hải quân VNCH là “anh hùng”, bạn nghĩ sao về việc này? 

Ngô Nhật Đăng: Đó là điều họ phải làm từ lâu rồi mới phải, nhưng dù sao muộn còn hơn không. Hơn ai hết họ quá hiểu sự o ép khó chịu của tay “láng giềng to xác”. Đây là lúc lựa chọn giữa đất nước và quyền lợi cá nhân, không có kiểu lập lờ nước đôi được.

Ngô Thị Hồng Lâm: Đúng là năm nay là một năm khá đặc biệt. Trước áp lực của quần chúng bắt buộc Tuyên Huấn chỉ thị báo chí phải đưa tin, bài về cuộc chiến giữ đảo Hoàng Sa của Hải quân VNCH mà những thập kỉ trước họ rất kiệm lời và cho là việc “nhạy cảm” hay “chạm húy”. Hay nói cách khác thì đây là một sự hèn nhát của những người cầm quyền. Nhưng họ không thể làm ngơ mãi được vì lương tâm của họ chắc đã hối thúc họ không thể ngậm miệng thêm nữa trước xu hướng tiến lên của một dân tộc ngàn đời không chịu sống quỳ.

Từ ngàn năm nay, qua bất kỳ thời đại nào, chế độ nào người dân Việt Nam ta đều thể hiện lòng yêu nước nồng nàn. Bạn nghĩ sao về những bạn trẻ vẫn đang ra sức truyền bá sự thật hiện tại và lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa bất chấp tù đầy và bắt bớ, sách nhiễu hay đánh đập? 

Ngô Nhật Đăng: Tuyệt vời!!! Tôi không còn biết dùng từ gì hơn để nói về các bạn trẻ đó. Tôi được gặp, được nghe, được nói chuyện với các bạn và đó là niềm hạnh phúc. Không riêng tôi, nhiều người thuộc thế hệ cha chú của tôi cũng vui mừng. Họ bảo: Vẫn có những cô bé, cậu bé như vậy, đất nước này không thể mất.

Theo bạn, 40 năm sau những thế hệ tương lai sẽ đánh giá và nghĩ gì về thế hệ chúng ta ngày hôm nay khi họ cùng chung nhau tổ chức Kỷ niệm 80 năm Hải chiến Hoàng Sa năm 1974? 

Lê Hưng: Theo tôi nghĩ 40 năm sau, có thể mọi chuyện đã thay đổi rất nhiều. Cũng có thể chúng ta đã lấy lại được Hoàng Sa, Trường Sa. Nhưng nếu vậy thì ngày hôm nay và ngay bây giờ, chúng ta phải dũng cảm và quyết tâm đứng lên tranh đấu đòi lại đất Mẹ. Nếu không, thế hệ kế tiếp sẽ lên án chúng ta là những kẻ vô ơn, những kẻ hèn nhát, những kẻ không dám nhìn vào sự thật, những kẻ ngu xuẩn bị tẩy não, bị nhồi sọ.

Nhân đây, tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn thành kính sâu sắc tới những người lính Việt Nam Cộng Hòa , nhất là 74 vị anh hùng đã “vị quốc vong thân”. Xin hãy tha thứ cho tôi, một cho một thế hệ trẻ sinh sau năm 1975 vì đã suốt một thời gian dài, chúng tôi đã không biết về một phần của sự thật lịch sử. Cảm ơn vì đã cho tôi cơ hội nói lên phần nào tâm tư, trăn trở của tôi.

Ngô Nhật Đăng: Tôi tin rằng lúc đó HSTS đã trở về trong lòng Tổ Quốc, nếu tên những người trong chúng ta được nhắc đến thì đó sẽ là niềm vui sướng vô bờ.

Xin cảm ơn cô Ngô Thị Hồng Lâm, chú Ngô Nhật Đăng và bạn Lê Hưng.


Mỹ sản xuất UAV tàng hình tuyệt mật RQ-180

Tạp chí Aviation Week & Space Technology trong số ra ngày 9/12/2013 đã lần đầu tiên tiết lộ máy bay không người lái (UAV) trinh sát tàng hình mới của Mỹ RQ-180.

UAV cỡ lớn RQ-180 do Northtop Grumman phát triển trong một chương trình “đen” của Bộ Quốc phòng Mỹ.

RQ-180 là hệ thống UAV thế hệ mới và khác với các UAV chạy êm như Predator và Reaper của General Atomics, chúng dùng để hoạt động khác ở khu vực không gian “không thể tiếp cận” hay “tranh chấp”, tức là trong điều kiện có sự đối kháng của đối phương có hệ thống phòng không và không quân mạnh. Sự xuất hiện của RQ-180 cũng soi sáng những lý do thực sự khiến Không quân Mỹ (USAF) từ chối sử dụng tiếp UAV RQ-4B Global Hawk Block 30 vốn thuộc về thế hệ UAV trước.

Hình ảnh UAV trinh sát tàng hình cỡ lớn mới RQ-180 của Northtop Grumman (Aviation Week & Space Technology)

Theo bài báo, Northtop Grumman đã giành được hợp đồng bí mật của Bộ Quốc phòng Mỹ chế tạo RQ-180 sau cuộc đấu thầu có cả sự tham gia của các công ty Boeing và Lockheed Martin. Dự đoán, chương trình này là chương trình hợp tác giữa USAF và CIA, và được thực hiện dưới sự quản lý của Văn phòng Rapid Capabilities Office của USAF. Một UAV bí mật khác, có chức năng gần giống, nhưng kích thước nhỏ hơn là RQ-170 Sentinel cũng đã được hãng Lockheed Martin phát triển theo cách thức tương tự.

Việc phân tích báo cáo tài chính của Northtop Grumman khiến người ta phải dự đoán rằng, hợp đồng RQ-180 được ký vào năm 2008, khi nêu ra sự gia tăng các đơn đặt hàng thêm 2 tỷ USD không thể giải thích được ở phân hãng Integrated Systems. Trong báo cáo tài chính năm 2013 của Northrop Grumman có thông báo rằng, một chương trình phát triển máy bay không được tiết lộ đã bước vào giai đoạn tiền sản xuất loạt (LRIP). Các bức ảnh vũ trụ có được cho thấy có những công trình trú ẩn và hăng-ga mới dành cho máy bay có sải cánh khoảng 130 ft được xây dựng tại hãng Northrop ở Palmdale, California và tại trung tâm thử nghiệm bay tuyệt mật khét tiếng Area 51 của USAF ở Groom Lake, Nevada. Trước đó, vào cuối năm 2010, Northtop Grumman đã tuyên bố mở rộng nhà máy sản xuất của mình ở Palmdale.

Chức năng chính của RQ-180 là tiền hành trinh sát đường không tổng hợp bằng tổ hợp các khí tài, bao gồm các hệ thống trinh sát chủ động (với radar anten mạng pha chur động) và thụ động. Có tin, UAV này còn có thể dùng cho nhiệm vụ tác chiến điện tử. Theo thuật ngữ của Mỹ, RQ-180 là hệ thống trinh sát kiểu “xâm nhập” (“penetrating” hay “permissive), có nghĩa là có khả năng xâm nhập vào không phận “cấm” để trinh sát (Intelligence, Surveillance and Reconnaissance - ISR).

RQ-180 là sản phẩm thừa kế sự tham gia của Northrop Grumman trong chương trình UAV tiến công nổi tiếng Joint Unmanned Combat Air System (J-UCAS). Đây là chương trình hợp tác của USAF và Hải quân Mỹ vào cuối năm 2005 đã trở thành nạn nhân của sự bất đồng giữa hai quân chủng này vì Hải quân Mỹ thì muốn có thật nhanh một UAV tiến công trên hạm phù hợp, còn USAF đòi có một UAV tiến công-trinh sát “tấn công toàn cầu” lớn hơn.

Văn kiện ngân sách của Hải quân Mỹ tài khóa 2007 cho thấy rằng, vào tháng 12/2005, chương trình J-UCAS đã được chia thành chế tạo mẫu trình diễn cho Hải quân Mỹ (điều này đã dẫn đến việc chế tạo X-47B của Northrop Grumman) và “các chương trình mật của USAF”. Ngay hồi đó, Northrop Grumman đã công khai thảo luận hàng loạt phương án thiết kế của X-47C với sải cánh lớn hơn, mà lớn nhất trong số đó là biến thể có sải cánh 172 ft, với 2 động cơ được chế tạo trên cơ sở động cơ General Electric CF34 và có khả năng mang 10.000 bảng tải trọng chiến đấu.

RQ-180 nhỏ hơn thiết kế này và không rõ liệu nó có đảm nhiệm cả nhiệm vụ tiến công hay không. Nó có kích thước và tầm bay giống như Global Hawk vốn có trọng lượng 32.250 bảng và có thể bay liên tục 24 giờ ở cự ly cách căn cứ 1.200 hải lý. Trong khi RQ-170 nhỏ hơn nhiều có thời gian bay chỉ 5-6 giờ.

Đặc điểm then chốt của thiết kế RQ-180 là sự cắt giảm độ bộc lộ radar ở mọi góc độ và ở một dải tần rộng so với các máy bay F-117, F-22 và F-35 của Lockheed Martin. Thiết kế được tối ưu hóa để bảo vệ trước các thiết bị bức xạ tần số thấp và cao tần của đối phương từ mọi hướng. Thiết kế cũng bảo đảm kết hợp công nghệ tàng hình (Stealth) với hiệu quả khí động tuyệt với để tăng độ cao bay, tầm bay và thời gian bay.

Máy bay sử dụng phương án cấu trúc khí động tàng hình của Northrop có tên gọi là “cranked-kite” từng được sử dụng ở X-47B, với cánh giữa “nhẵn” đặt cao và các cánh “bên ngoài” mỏng, dài. Các kỹ sư của Northrop Grumman đã công khai tuyên bố (từ trước khi bắt đầu chương trình bí mật) rằng, thiết kế “cranked-kite” là linh hoạt và có thể tùy biến quy mô, khác với thiết kế của máy bay ném bom В-2 vốn có mép cánh trước kiểu liên tục.

Các quan chức ngành công nghiệp cho biết, đặc điểm khí động tính toàn cho phép các máy bay tàng hình mới đạt được hiệu quả tàng hình của sơ đồ kiểu “cánh bay”. Việc điều khiển hệ thống dòng khí ba chiều phức tạp là chìa khóa để đạt được hiệu ứng chảy tầng cho phần lớn cánh và thiết kế các hệ thống thiết bị hút khí và loa phụt bảo đảm tính tàng hình vừa nhẹ và vừa hiệu quả hơn các hệ thống ở B-2. Việc duy trì sự chảy tầng ở mức độ cao trê cánh hình tên là một thành tựu lớn của khí động học.

Việc điều khiển chảy tầng và sự gia tăng đặc tính tàng hình đã đòi hỏi sử dụng rộng rãi các công nghệ composite mới mà rõ ràng là dựa trên các nghiên cứu của công ty Scaled Composites mà Northrop Grumman đã mua vào năm 2007.

Dự đoán, RQ-180 sử dụng 2 động cơ General Electric CF34 cải tiến vốn đã được đề xuất cho các biến thể của Х-47. Không loại trừ, UAV này có khả năng tiếp dầu trên không.

Mặc dù tình hình ngân sách khó khăn đối với Bộ Quốc phòng Mỹ, chương trình RQ-180 vẫn được ưu tiên và được tiếp tục mà không có sự cắt giảm kinh phí lớn.

Tháng 9/2013, tuy không nêu thẳng tên RQ-180, Tư lệnh Bộ chỉ huy Không quân chiến đấu (Air Combat Command) thuộc USAF, Tướng Michael Hostage đã tuyên bố: “Trong 10 năm, chúng tôi đã tạo ra những năng lực và khả năng ISR khó tin chưa từng thấy... Hiện nay, chúng tôi buộc phải xây dựng các khả năng của chúng tôi [trên cơ sở Reaper]. Tôi biết rằng, chúng tôi không thể xây dựng chiến lược quốc gia của chúng tôi dựa trên chúng”.

Cuối tháng 4/2013, các chuyên gia Iran đã giải mã được các dữ liệu thu được từ UAV RQ-170 của Mỹ. Theo một số nguồn tin, UAV này bị hạ trên lãnh thổ Iran vào tháng 12/2012 bằng một cuộc tấn công mạng của tình báo Iran. Theo các nguồn tin khác, các phương tiện tác chiến điện tử của Iran đã bắt được RQ-170 “hạ cánh” bằng hệ thống Avtobaza do Nga cung cấp cho Iran. Tổng thống Mỹ Barack Obama đã yêu cầu Iran trả lại chiếc RQ-170, nhưng bị Iran từ chối.

Nguồn: Bmpd, 8.12.2013.

Tiêm kích tàng hình Nhật cất cánh năm 2015

Nhật Bản đã lùi chuyến bay đầu tiên của tiêm kích thế hệ 5 tối tân Mitsubishi ATD-X Shinshin sang cuối năm 2015.
Ban đầu, chuyến bay của mẫu bay thử đầu tiên của ATD-X Shinshin được ấn định vào năm 2014, nhưng do những khó khăn phát sinh đã bị hủy bỏ.

Theo thông tin không chính thức hiện có, dự án bị chậm trễ do những khó khăn với động cơ Ishikawajima XF5-1. Việc cung cấp 2 động cơ turbine phản lực lưỡng mạch XF5-1 với lực đẩy 15.000 kgf mỗi động cơ do công ty Ishikawajima-Harima Heavy Industries đảm nhiệm.

IHI Corporation, trước đây là Ishikawajima-Harima Heavy Industries Co., Ltd. Hiện là một trong những công ty Nhật hàng đầu sản xuất tàu thủy, động cơ máy bay, các bộ tăng áp cho ô tô, máy công nghiệp, nồi hơi dành cho nhà máy điện và các thiết bị khác. Nhưng các chuyên gia của công ty này đã không thể chuẩn bị được một động cơ có khả năng hoạt động đầy đủ cho thử nghiệm.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X Shinshin

Vì nguyên nhân này, Nhật đã quyết định mua các động cơ nhập khẩu để lắp cho mẫu bay thử đầu tiên, trong khi các tiêm kích sản xuất loạt sẽ sử dụng động cơ XF5-1.

Công ty Nhật tỏ ra quan tâm nhất đến các động cơ General Electric F404, Snecma M88-2 và Volvo Aero RM12. Các động cơ này đang được sử dụng tương ứng trên các tiêm kích F/A-18 Super Hornet của Boeing (Mỹ), Rafale của Dassault (Pháp) và JAS 39 Gripen của Saab (Thụy Điển). Nhưng các máy bay này không hề được trang bị động cơ điều khiển vector lực đẩy.

Bản thân máy bay được chế tạo theo công nghệ tàng hình và sử dụng nhiều vật liệu composite. Theo đại diện Bộ Quốc phòng Nhật, bề mặt tán xạ hiệu dụng của ATD-X sẽ không lớn hơn của một con chim cỡ vừa.

Nhật phát triển ATD-X từ năm 2004, đến nay đã chế tạo được 2 mẫu chế thử tĩnh để kiểm nghiệm cấu tạo và lắp đặt thiết bị và 3 mẫu bay thử cỡ nhỏ để thử nghiệm các đặc tính khí động. Mẫu bay thử ATD-X đầu tiên bắt đầu được lắp ráp vào tháng 3/2012.

Tiêm kích tàng hình thế hệ 5 ATD-X Shinshin

Ngoài MHI, tham gia dự án còn có các công ty Fuji Heavy Industries và Kawasaki Heavy Industries. Họ phụ trách vỏ, cánh máy bay, buồng lái và trang bị buồng lái.

Chính quyền Nhật còn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về số phận dự án. Khi hoàn thành phát triển ATD-X, tiêm kích này có thể được phê chuẩn để sản xuất loạt và sẽ thay thế các tiêm kích lạc hậu Mitsubishi F-2 (biến thể F-16 Fighting Falcon của Mỹ do Nhật sản xuất) trong biên chế.
Một phương án khác đang được xem xét là khả năng sử dụng các công nghệ thu được khi phát triển ATD-X cho các máy bay chiến đấu khác.

Nguồn: mhi.co.jp, gz.people.com.cn, MI, 8.1.2014.

Tăng 50% vũ khí chính xác cho pháo đài bay B-52

Nhờ các hệ thống thả bom và tên lửa mới, sức chứa vũ khí chính xác cao của pháo đài bay sẽ tăng lên ít nhất 50%.
B-52 (Không quân Mỹ)
Tập đoàn chế tạo máy bay Mỹ Boeing đã nhận được hợp đồng phát triển các hệ thống thả vũ khí kiểu băng chuyền cho máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress, Không quân Mỹ thông báo.

Hợp đồng trị giá 24,6 triệu USD. Nhờ các hệ thống thả bom và tên lửa mới, sức chứa vũ khí chính xác cao của pháo đài bay sẽ tăng lên ít nhất 50%.

Theo điều kiện hợp đồng, Boeing sẽ hoàn thiện cơ cấu băng chuyền hiện có trong các khoang bom bên trong của B-52. Ở giai đoạn 1 của chương trình, Boeing sẽ sản xuất 3 mẫu chế thử cơ cấu thả để thử nghiệm và đánh giá.

Dự kiến, vào tháng 3/2016, các hệ thống thả vũ khí mới sẽ được nhận vào trang bị. Nhờ những cơ cấu mới, B-52 sẽ có thể mang đạn dược chính xác cao không chỉ ở các điểm treo ngoài mà cả trong các khoang bom.

Theo thiết kế tương lai, ở giai đoạn 1, B-52 sẽ có thể mang trong các khoang bom bên trong 24 bom có điều khiển JDAM cỡ 227 kg hay 20 bom JDAM cỡ 907 kg. Sau đó, các cơ cấu thả vũ khí sẽ được bổ sung các hệ thống phối hợp với tên lửa hành trình JASSM và JASSM-ER, cũng như các máy bay không người lái-mục tiêu giả MALD mang các hệ thống chế áp vô tuyến điện tử.

Nguồn: Lenta, 9.1.2014.

Đô đốc Trung Quốc: Tàu hải quân Trung Quốc thua xa tàu Mỹ

Mặc dù số lượng tàu quân đội Trung Quốc đã đóng nhiều hơn so với Mỹ trong năm 2013, trọng lượng và chất lượng của chúng không thể sánh với các tàu của Mỹ, tờ Nhân dân nhật báo dẫn lời đô đốc Yin Zhuo của hải quân Trung Quốc đưa tin.
Tàu khu trục Type 052D của Trung Quốc (CNS)
Trung Quốc đã đóng 18 tàu mới trong năm ngoái, trong đó có 2 tàu khu trục Type 052C, 3 tàu hộ tống (corvette) Type 054A, 9 tàu hộ tống hạng nhẹ Type 056, 2 tàu chở dầu và hai tàu quét lôi, các nguồn thông tin quân sự Nga cho biết.

Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng và tập trung vào các tàu ngầm và tàu đa năng. Nếu Trung Quốc tiếp tục với tốc độ này, số lượng tàu quân sự của Trung Quốc có thể vượt Mỹ và Trung Quốc sẽ sở hữu số lượng tàu quân sự nhiều nhất thế giới vào năm 2020, theo tạp chí Wedge Nhật Bản.

Tạp chí đưa tin, Trung Quốc sẽ trở thành nước đóng các tàu quân sự lớn đứng thứ hai thế giới và đóng được số lượng lớn nhất tàu ngầm, tàu quân sự và các loại tàu khác vào năm 2015. Sức mạnh đóng tàu Trung Quốc đặt mục tiêu đuổi kịp Nga và Mỹ vào năm 2020 và năm 2030.

Đô đốc Yin Zhuo cho biết, sự phát triển nhanh chóng của hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây có đóng góp của sự tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chất lượng của các cơ sở hải quân và khả năng của hải quân Trung Quốc bảo vệ lực lượng của mình vẫn còn là dấu hỏi và không ấn tượng như các nước khác.

Trung Quốc đã đóng nhiều tàu quân sự, nhưng chất lượng và trọng lượng của chúng kém hơn các tàu đóng các cường quốc phương Tây, đô đốc nói thêm. Ví dụ, tàu sân bay lớp Gerald R. Ford hạng nhất của Mỹ, được nhận vào biên chế năm ngoái nặng hơn 110.000 tấn và nặng hơn tất cả các tàu Trung Quốc hiện có trong trang bị và đang đóng, viên đô đốc nói.


Nguồn: Want China Times, 9.1.2014.

Khám bệnh hàng không mẩu hạm CVN-78 USS Gerald R. Ford

Tàu sân bay (hàng không mẩu hạm) tối tân của Mỹ có những khiếm khuyết nghiêm trọng.

Trong quá trình thử nghiệm tàu sân bay Mỹ CVN-78 USS Gerald R. Ford đã phát hiện hàng loạt khiếm khuyết, ví dụ tàu không thể cho xuất phát và tiếp nhận máy bay với nhịp độ dự định, báo cáo của Lầu Năm góc viết.

Giới quân sự lo ngại rằng, tàu sân bay mới thậm chí có thể kém hiệu quả hơn các tàu sân bay thuộc các thiết kế trước. Tàu USS Gerald R. Ford đang được thử nghiệm tại xưởng đóng tàu Newport News ở Virginia và dự kiến đưa vào biên chế vào năm 2016.

Bốn hệ thống không kém phần quan trọng khác lắp trên tàu đang nằm trong nhóm nguy cơ, bởi vì không có thông tin về độ tin cậy của chúng. Ngoài máy phóng máy bay và các cáp hãm đà, các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ còn tỏ ý lo ngại về các radar hiện đại. Hiện cũng chưa rõ các thang nâng máy bay có hoạt động đúng như dự tính hay không.

Theo báo cáo, “độ tin cậy thấp của các hệ thống then chốt này có thể gây ra hàng loạt chậm trễ trong quá trình phục vụ chiến đấu, điều có thể ảnh hưởng đến khả năng của tàu duy trì số lượng phi suất cần thiết, mà điều đó làm cho tàu sơ hở hơn khi bị tấn công hoặc là có thể gây ra những hạn chế khi thực hiện các hoạt động”.

Hàng loạt các hệ thống khác như các hệ thống thông tin liên lạc không đáp ứng các tiêu chuẩn hiện có, J. Michael Gilmore, người phụ trách thử nghiệm và đánh giá của Lầu Năm góc, cho hay. Theo ông, Bộ Quốc phòng Mỹ không còn cách nào khác là thiết kế lại từ đầu một số hệ thống trên tàu. Giám đốc chương trình đóng tàu sân bay Chuẩn đô đốc Thomas Moore đang bảo vệ dự án và tốc độ đóng tàu, và tỏ ra tin tưởng là trong 2 năm còn lại đến khi bàn giao, Hải quân Mỹ và các nhà thầu phụ sẽ có thể giải quyết các vấn đề phát sinh. Theo ông Moore, “các công nghệ mới của tàu mang trong mình hàng loạt thách thức ở cấp độ nghiên cứu chế tạo”.

Dự án tàu sân bay này trong quá khứ từng bị chỉ trích. Cơ quan kiểm toán của Quốc hội Mỹ năm ngoái đã phát hiện ra là giá cả của tàu sân bay đã tăng 22% so với tính toán ban đầu và khuyến nghị dừng đóng tàu sân bay thứ hai cùng lớp là USS John Kennedy cho đến khi Hải quân và ngành công nghiệp Mỹ làm chủ tốt các công nghệ còn chưa được kiểm nghiệm.

Mỹ đã lên kế hoạch đóng tàu thứ ba của loạt tàu là USS Enterprise và Lầu Năm góc có thể mua thêm 8 tàu lớp này.

Tàu sân bay thế hệ mới của Mỹ được đặt theo tên của Tổng thống Mỹ thứ 38 Gerald Ford, được hạ thủy tại xưởng đóng tàu Newport News ở bang Virginia vào đầu tháng 11/2013. Chi phí đóng tàu là 14 tỷ USD.

Trong tương lai, các tàu sân bay lớp Gerald Ford sẽ thay thế các tàu lớp Nimitz hiện có trong trang bị của Mỹ. Với cùng lượng giãn nước (gần 100 ngàn tấn), thủy thủ đoàn đã giảm đi gần 1.000 người. Các chuyên gia nói rằng, nhờ công nghệ máy tính, việc bảo dưỡng kỹ thuật cho tàu đã trở nên đơn giản hơn nhiều. Tàu tiếp theo của lớp Gerald Ford sẽ rời xưởng đóng tàu sau 5 năm nữa. Tàu cuối cùng của lớp này dự kiến được đưa vào biên chế vào năm 2058.

Nguồn: VZ, 12.1.2014.

Nga khởi đóng 2 siêu tàu ngầm tuần dương chiến lược Borei vào năm 2014

Hãng đóng tàu Sevmash ở Severodvinsk vào năm 2014 sẽ khởi đóng 2 tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới lớp Projekt 955А Borei, một nguồn tin công nghiệp quốc phòng cho hay.

Các tàu sẽ được khởi đóng vào dịp các ngày lễ: Ngày thủy thủ tàu ngầm ngày 19/3 và Ngày Hải quân Nga vốn được kỷ niệm vào chủ nhật cuối của tháng 7.

Theo nguồn tin, truyền thống đặt tên các tàu ngầm lớp Borei theo tên các công tước Nga sẽ được tiếp tục. Hiện chưa rõ các tàu ngầm mới sẽ mang những cái tên nào.

Các tàu ngầm lớp Projekt 955А đang được đóng trong khuôn khổ chương trình vũ khí nhà nước Nga giai đoạn 2011-2020, vốn trù tính nhận vào biên chế Hải quân Nga 8 tàu ngầm lớp này.

Tàu đầu tiên lớp Borei là Yuri Dolgoruky đã được nhận vào trang bị của Hải quân Nga vào ngày 10/1/2013 và được biên chế cho Hạm đội Biển Bắc.

Tàu đóng hàng loạt đầu tiên của lớp Projekt 955 Aleksandr Nevsky được đưa vào trang bị của Hải quân Nga vào ngày 23/12/2013 và được biên chế cho Hạm đội Thái Bình Dương.

Tàu đóng hàng loạt thứ hai là Vladimir Monomakh hiện đang được thử nghiệm, còn tàu thứ ba là Công tước Vladimir đang được đóng ở Sevmash.

Tàu ngầm lớp Borei có lượng giãn nước là 24.000 tấn. Các tàu này có khả năng mang 16 tên lửa đường đạn R-30 Bulava-30 mỗi tàu. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 6 ống phóng lôi 533 mm.

Nguồn: RIA Novosti, Lenta, 9.1.2014.

Không quân Mỹ mua ồ ạt tên lửa đánh chặn ngoài tầm liên quân

Không quân Mỹ (USAF) chi gần 500 triệu USD mua tên lửa hành trình đánh chặn ngoài tầm không đối diện liên quân JASSM.
JASSM (Lockheed Martin)
USAF đã ký với công ty Mỹ Lockheed Martin hợp đồng mua 440 tên lửa hành trình AGM-158 JASSM trị giá 449 USD, Flightglobal cho hay.

Hợp đồng đã được ký vào giữa tháng 12/2013, nhưng chỉ bây giờ mới được tiết lộ.

Số vũ khí này được mua trong khuôn khổ chương trình quy mô hơn nhằm trang bị cho USAF các tên lửa hành trình mới.

Theo hợp đồng, Lockheed Martin sẽ chuyển giao cho USAF 340 tên lửa JASSM ở biến thể cơ sở và 100 quả nữa ở biến thể tăng tầm JASSM-ER. Hợp đồng cũng bao gồm việc cung cấp dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật, dụng cụ và thiết bị thử nghiệm. Nếu tính cả lô tên lửa mới, tổng khối lượng đặt hàng tên lửa JASSM từ phía USAF đã tăng lên đến 2.100 quả.

JASSM được Mỹ đưa vào trang bị vào năm 2009, có trọng lượng 907 kg, mang đầu đạn xuyên nặng 450 kg, tầm bắn của biến thể cơ sở là 370 km, cảu biến thể tăng tầm ER là 926 km. Các tên lửa này nằm trong danh mục vũ khí biên chế của các tiêm kích F-15E Strike Eagle và F-16 Fighting Falcon, cũng như các máy bay ném bom B-1B Lancer, B-52 Stratofortress và B-2 Spirit.

Hiện nay, Lockheed Martin cũng có các đơn đặt hàng cung cấp tên lửa JASSM cho Australia và Phần Lan. Hai nước này định sử dụng JASSM cho các tiêm kích F/A-18 Hornet/Super Hornet.

Bó tay với hàng Trung Quốc nhiễm độc



Thứ ba, 2014-01-14 03:26:01 - Nguồn: ThanhNien.com.vn
Càng ra quân, càng phát hiện nhiều sản phẩm chứa chất độc hại ảnh hưởng gan thận, có thể gây ung thư.
100% mẫu chứa chất độc hại
 Gần đây, đồ chơi bóng bơm hơi có độc chất liên tục bị phát hiện - Ảnh: Hoàng Việt
Sản phẩm mới nhất phát hiện ngay đầu năm 2014 chứa chất phthalate độc hại vượt mức cho phép ít nhất 300 lần là vịt con đồ chơi trẻ em (ĐCTE) không nhãn mác. Đoàn kiểm tra liên ngành do Chi cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa miền Nam (QLCLSPHHMN) chủ trì lấy mẫu tại cửa hàng ĐCTE Mỹ Linh (Ngô Nhân Tịnh, Q.5, TP.HCM) vào ngày 3.1. Đây là sản phẩm phổ biến trên thị trường ĐCTE tại TP.HCM, nhất là tại khu vực Chợ Lớn.
Theo Chi cục trưởng Chi cục QLCLSPHHMN Trần Văn Xiêm, 5/5 mẫu ĐCTE đoàn liên ngành lấy ngày 3.1 (4 mẫu bóng bơm hơi các loại, 1 mẫu vịt con, không nhãn mác xuất xứ hoặc xuất xứ Trung Quốc) tại 2 cửa hàng ĐCTE trên đường Ngô Nhân Tịnh đều phát hiện chứa chất phthalate gấp 300 - 400 lần mức cho phép. Trước đó, cuối tháng 12.2013, đơn vị này và Báo Thanh Niên khảo sát, lấy mẫu kiểm nghiệm đã phát hiện bóng bơm hơi Trung Quốc (bóng bơm hơi loại lớn, có gai) chứa độc chất phthalate gấp 400 lần so với mức cho phép.
Theo Thanh tra Bộ Khoa học - Công nghệ, đợt thanh tra về ĐCTE từ tháng 8 - 10.2013 cho thấy 90% sản phẩm lưu thông trên thị trường có nguồn gốc Trung Quốc, hầu hết không có nhãn hàng hóa hoặc vi phạm về nhãn mác. Lực lượng thanh tra đã xử phạt 672 cơ sở vi phạm (chiếm gần 40% cơ sở đã thanh tra), tịch thu tiêu hủy hơn 19.500 sản phẩm đồ chơi các loại.
Nhà sản xuất "ma"
Điều đáng lo ngại theo ông Trần Văn Xiêm là qua theo dõi những năm gần đây cho thấy, hầu như mỗi năm đều có sản phẩm bị phát hiện chứa chất độc hại nên người bán đã dùng nhiều cách đối phó với lực lượng kiểm tra. Ví dụ, khi mặt hàng thú nhún bị phát hiện chứa chất phthalate, lực lượng chức năng tập trung kiểm tra mặt hàng này thì chất độc lập tức được chuyển sang sản phẩm búp bê đầu trái cây, bóng bơm hơi, vịt.
Theo một chuyên gia, sở dĩ hàng độc hại biến hóa khôn lường, khó kiểm soát là do các cơ quan quản lý không nắm được tận gốc các đối tượng cung cấp mặt hàng này. Hầu hết các hàng độc hại trên thị trường hiện nay đều không xuất xứ, không nhãn mác, không biết công ty nào nhập khẩu. Nên khi phát hiện hàng không thể buộc đơn vị sản xuất, phân phối thu hồi sản phẩm mà chỉ tiến hành thu hồi, xử phạt hành chính. Nhưng khi mọi chuyện "im ắng" thì các mặt hàng này lại được đưa ra thị trường.
“Kiểm tra các đơn vị sản xuất, nhập khẩu ĐCTE phát hiện rất nhiều cơ sở “ma”. Dù có giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập công ty nhưng thực tế kiểm tra không có địa chỉ như đăng ký hoặc có địa chỉ nhưng không có cơ sở, công ty hoạt động. Tuy vậy, trên nhãn mác ĐCTE vẫn ghi tên công ty, địa chỉ này”, đại diện Chi cục QLCLSPHHMN cho biết.
Đó là lý do hàng độc hại cứ tràn lan ngoài thị trường.
Hoàng Việt

Người nước ngoài vận chuyển hơn 1 tấn pháo nổ qua biên giới



(Dân trí) - Ngày 11/1, tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng cho biết, cơ quan này vừa tiến hành bàn giao đối tượng Lý Dính cùng tang vật là 1.548 kg pháo nổ sang cơ quan Công an tỉnh để tiếp tục làm rõ hành vi vận chuyển trái phép pháo nổ qua biên giới

Người nước ngoài vận chuyển hơn 1 tấn pháo nổ qua biên giới ( Ảnh minh hoạ)
Người nước ngoài vận chuyển hơn 1 tấn pháo nổ qua biên giới ( Ảnh minh hoạ)
Vụ việc xảy ra vào khoảng 23h ngày 8/1, Cục Phòng chống tội phạm ma túy, thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với Đồn Biên phòng Thị Hoa (huyện Hạ Lang, Cao Bằng) đã tiến hành bắt giữ đối tượng Lý Dính (sinh 1985), trú tại thôn Hoàng Pải, xã Hưng Thượng (huyện Long Châu, Trung Quốc) khi đang vận chuyển 1.548 kg pháo nổ vào Việt Nam tiêu thụ.
Tại cơ quan điều tra, đối tượng Dính khai nhận, do được một số người Việt Nam đặt mua nên Dính đã mang số pháo này vào Việt Nam để giao hàng cho những đối tượng trên. Trên đường vào Việt Nam, khi đến đoạn mốc 916, thuộc xã Thị Hoa (Hạ Lang) thì đối tượng bị lực lượng chức năng bắt giữ cùng toàn bộ tang vật.
Theo cơ quan chức năng tỉnh Cao Bằng thì đây là vụ buôn bán, vận chuyển pháo nổ trái phép lớn nhất từ trước đến nay về số lượng được phát hiện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
Quốc Cường - Xuân Thái

Công ty điện Tây Bắc bị tố "bỏ rơi" công ty "con" hòng trốn nợ thuế



(Dân trí) - Xây xong thủy điện Nậm Sọi (Sông Mã - Sơn La), Cty CP ĐT&PT điện Tây Bắc không những chây ỳ thuế, trốn nợ nhà thầu nhiều tỷ đồng mà còn lặng lẽ loại công ty thành viên khỏi Giấy phép đăng ký kinh doanh hòng rũ trách nhiệm, "đủn" nợ cho công ty con. 
 >>  Làm xong thủy điện, chủ đầu tư chây ỳ thuế, "phớt lờ" trách nhiệm với nhà thầu

Như Dân trí đã đưa tin bà Đào Thị Trang Nhung - Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Phú Cường (Công ty Phú Cường), địa chỉ số 12, Tổ 43, ngõ 297/3 đường Hoàng Mai - Hoàng Mai, Hà Nội bức xúc tố Công ty cổ phần đầu tư và phát triển điện Tây Bắc (Công ty điện Tây Bắc), đăng ký địa chỉ số 124 TT 3, khu đô thị Mỹ Đình-Sông Đà, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm - Hà Nội chây ỳ, "quỵt" số tiền hơn 4 tỷ đồng thiết bị, vật liệu và xây dựng mà công ty Phú Cường cung ứng cho một số hạng mục công trình thủy điện Nậm Sọi mà Công ty điện Tây Bắc là chủ đầu tư.
 
Ông Đào Xuân Dương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Bắc gửi đơn kêu cứu tới báo điện tử
Ông Đào Xuân Dương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Bắc gửi đơn kêu cứu tới báo điện tử
Ông Đào Xuân Dương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Bắc gửi đơn kêu cứu tới báo điện tử Dân trí về việc bị Công ty điện Tây Bắc ''bỏ rơi'' hòng rũ khoản nợ gần 10 tỷ đồng.
 
Ngay sau đó, Công ty TNHH MTV Xây lắp và Khai thác vật liệu xây dựng Tây Bắc (Công ty TNHH MTV Tây Bắc) là công ty "con" của Công ty điện Tây Bắc bất ngờ gửi đơn kêu cứu tới báo điện tử Dân trí về việc bị công ty "mẹ" bất ngờ loại khỏi giấy phép Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) hòng rũ bỏ trách nhiệm hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế và hàng tỷ đồng tiền nợ lương người lao động và nhà thầu.
Ông Đào Xuân Dương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Bắc đứng đơn cho biết công ty của ông được HĐQT Công ty điện Tây Bắc ra quyết định thành lập và đầu tư 100% vốn điều lệ là 15 tỷ đồng theo Quyết định số 13/2009/QĐ - HĐQT và được Sở KHĐT tỉnh Sơn La cấp Giấy chứng nhận ĐKKD với hoạt động thi công các công trình thủy điện do Công ty Điện Tây Bắc giao cho từ năm 2009.
Các chức danh chủ tịch, thành viên HĐTV, giám đốc công ty TNHH MTV Tây Bắc đều do công ty điện Tây Bắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, trả lương và thù lao.
 
Ông Đào Xuân Dương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Bắc gửi đơn kêu cứu tới báo điện tử
Ông Đào Xuân Dương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Bắc gửi đơn kêu cứu tới báo điện tử
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty điện Tây Bắc đăng ký lại ngày 27/9/2010 ghi rõ chi nhánh gồm Công ty TNHH MTV Tây Bắc.
Theo ông Dương, sau khi công ty TNHH MTV Tây Bắc hoàn thành việc xây dựng thủy điện Nậm Sọi với các khoản nợ lên tới gần 10 tỷ đồng gồm: hơn 2,5 tỷ đồng tiền thuế chưa nộp cho Cục thuế tỉnh Sơn La, hơn 1,6 tỷ đồng tiền lương của hàng trăm cán bộ công nhân viên, gần 4 tỷ đồng của nhà thầu là Công ty Phú Cường...Thế nhưng, Công ty điện Tây Bắc với vai trò là công ty "mẹ" lấy lí do kinh tế khó khăn để bỏ mặc các khoản nợ dù các công trình thủy điện do công ty của ông Dương xây dựng đã đi vào sản xuất thu lợi nhuận.
Ngày 20/5/2013, Đại hội đồng cổ đông Công ty điện Tây Bắc ra nghị quyết giải thể công ty TNHH MTV Tây Bắc trước ngày 30/9/2013. "Trong khi đó, theo báo cáo tài chính thì Công ty điện Tây Bắc mới góp vốn điều lệ vào công ty "con" hơn 6.5 tỷ đồng, như vậy còn thiếu xấp xỷ 8,5 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV Tây Bắc đã liên tục có công văn yêu cầu công ty "mẹ" cấp nốt số tiền để công ty "con" thanh toát các khoản nợ đang bị tồn đọng, đặc biệt là khoản tiền thuế hơn 2,5 tỷ đồng với nhà nước liên tục bị cơ quan thuế hối thúc nhưng không hề nhận được sự phản hồi tích cực từ công ty "mẹ"", ông Dương nói.
Trong đơn kêu cứu của Công ty TNHH MTV Tây Bắc, điều bất thường được phát giác là hành vi âm thầm loại công ty thành viên khỏi Giấy phép đăng ký kinh doanh hòng rũ trách nhiệm của Công ty điện Tây Bắc.
 
Theo đó, trong khi việc giải thể Công ty "con" chưa được thực hiện do các khoản nợ còn bị lẩn tránh, chây ỳ, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Tây Bắc "ngã ngửa" khi bất ngờ biết công ty mình đã bị công ty "mẹ" là Công ty điện Tây Bắc lặng lẽ loại ra khỏi Giấy phép ĐKKD từ bao giờ nhằm rủ bỏ trách nhiệm với món nợ gần chục tỷ đồng.
 
Ông Đào Xuân Dương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Bắc gửi đơn kêu cứu tới báo điện tử
Ông Đào Xuân Dương - Giám đốc Công ty TNHH MTV Tây Bắc gửi đơn kêu cứu tới báo điện tử
Trong giấy chứng nhận này đăng ký thay đổi lần 10 ngày 16/10/2013, Công ty điện Tây Bắc đã âm thầm loại bỏ Công ty TNHH MTV Tây Bắc khỏi danh sách công ty thành viên.
Cụ thể, trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty điện Tây Bắc đăng ký lại ngày 27/9/2010 tại Phòng đăng ký kinh doanh số 2 - Sở KHĐT TP Hà Nội ghi rõ chi nhánh gồm Công ty TNHH MTV Tây Bắc có địa chỉ tại xã Huổi Một - Sông Mã (Sơn La).
Thế nhưng, Trong giấy chứng nhận này đăng ký thay đổi lần 10 ngày 16/10/2013 cũng tại Sở KHĐT TP Hà Nội, Công ty điện Tây Bắc đã loại bỏ Công ty TNHH MTV Tây Bắc ra khỏi danh sách công ty thành viên.
"Điều này có nghĩa toàn bộ khoản nợ gần 10 tỷ đồng, công ty điện Tây Bắc đã công khai rủ trách nhiệm, đủn sang công ty "con". Điều này đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về giải thể đơn vị gây ảnh hưởng đặc biệt đến cán bộ công nhân viên công ty "con" và trách nhiệm với tiền thuế đóng góp cho ngân sách nhà nước", ông Dương bức xúc.
 
Khoản nợ thuế hơn 2,5 tỷ đồng có nguy cơ bị Công ty điện Tây Bắc lập lờ rũ trách nhiệm.
Khoản nợ thuế hơn 2,5 tỷ đồng có nguy cơ bị Công ty điện Tây Bắc lập lờ rũ trách nhiệm.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Trọng Vinh, thành viên HĐQT Công ty điện Tây Bắc  (trước đây là Tổng giám đốc công ty), được Chủ tịch HĐQT Công ty điện Tây Bắc có Nghị quyết giao giải quyết sự việc thừa nhận các khoản nợ thuế, nợ lương người lao động, nợ nhà thầu của công ty TNHH MTV Tây Bắc do Công ty điện Tây Bắc phải có trách nhiệm chi trả toàn bộ. Và hiện nay, Công ty điện Tây Bắc vẫn chưa xử lý nợ xong.
Về việc, Công ty điện Tây Bắc âm thầm loại Công ty TNHH MTV Tây Bắc khỏi đăng ký kinh doanh trong khi chưa giải thể xong cũng như chưa giải quyết xong các khoản nợ, ông Vinh nhận đó là hành vi sai phạm. "Khi Công ty điện Tây Bắc đăng ký kinh doanh lại vừa rồi tôi đã nghỉ cương vị Tổng giám đốc. Tuy nhiên, quan điểm của tôi khi đó là giữ nguyên vai trò thành viên của Công ty TNHH MTV Tây Bắc. Tôi cũng có đưa ý kiến này ra HĐQT nhưng không được chấp nhận", ông Vinh nói.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Anh Thế

La liệt công trình sai phạm trên khu "đất vàng" đang "thách đố" chính quyền



(Dân trí) - Sau nhiều lần cưỡng chế bất thành hàng loạt công trình "xẻ thịt" khu "đất vàng" A7, UBND phường Yên Hòa đã ra "tối hậu thư" yêu cầu chủ công trình tự tháo dỡ xong trước ngày 10/1. Thế nhưng, quá hạn này, sai phạm trên khu "đất vàng" vẫn đang "thách đố" chính quyền. 
 

Sau loạt bài của báo điện tử Dân trí phản ánh thực trạng lộn xộn, tranh nhau "xẻ thịt" khu "đất vàng" A7 Nam Trung Yên - Yên Hòa - Cầu Giấy (Hà Nội) vốn từng được quy hoạch xây dựng bãi đỗ xe ô tô nhằm giảm tình trạng quá tải trong nội thành, UBND phường Yên Hòa cũng bức xúc ra "tối hậu thư" yêu cầu những chủ hộ kinh doanh tại đây dỡ bỏ các công trình xây dựng vi phạm. Hạn chót cho các công trình này là ngày 10/1/2014.
 
Chiều ngày 12/1, hoạt động kinh doanh tại khu "đất vàng" A7 vẫn diễn ra sôi động bất chấp yêu cầu tự tháo dỡ của phường Yên Hòa.
 
Được biết, chủ đầu tư quản lý khu đất là Công ty Cổ phần thể thao võ thuật tài năng trẻ. Đơn vị này đã từng "chống lệnh" cưỡng chế hàng loạt các công trình vi phạm xây dựng trên khu đất A7 của UBND phường Yên Hòa.
 
Tuy nhiên, ngày 12/1, sau thời hạn yêu của của UBND phường Yên Hòa, PV Dân trí đã khảo sát lại khu vực vi phạm, pháp hiện việc kinh doanh tại đây không những không tạm dừng mà còn có phần sôi động hơn. Mặc dù, một số biển hiệu đã được gỡ xuống theo kiểu lấy lệ thì hoạt động kinh doanh sân bóng, quán ăn, thu mua sắt vụn vẫn hút khách tấp nập.
 
Công trình vi phạm vẫn án binh bất động.
Công trình vi phạm vẫn án binh bất động.
Công trình vi phạm vẫn "án binh bất động".
Một chủ hộ bán hàng ăn cho biết rằng, chỉ dự định nghỉ bán hàng một thời gian cho tình hình tạm lắng xuống chứ không có ý định phá dỡ căn nhà được dựng lên để làm quán và chỗ ăn, ngủ. Một số hàng quán đã tạm nghỉ bán nhưng không có dấu hiệu “xê dịch” mà vẫn tồn tại trên khu đất.
Trước đó, ông Nguyễn Kim Sơn - Phó chủ tịch UBND phường Yên Hòa cho biết: Chiều ngày 7/1, UBND phường Yên Hòa đã ra “tối hậu thư” yêu cầu những chủ hộ kinh doanh tại đây dỡ bỏ các công trình xây dựng vi phạm. Hạn chót cho các công trình này là ngày 10/1/2014. Trong trường hợp các cá nhân, tập thể không tuân thủ theo quyết định, phường sẽ tiến hành lập kế hoạch và tổ chức lực lượng tiến hành tháo dỡ giải phóng lô đất A7 trước ngày 20/1.
 
Sân bóng tháo biển lấy lệ nhưng vẫn kinh doanh tấp nập.
Sân bóng tháo biển lấy lệ nhưng vẫn kinh doanh tấp nập.
Sân bóng tháo biển lấy lệ nhưng vẫn kinh doanh tấp nập.
Như vậy, dường như chủ các công trình kinh doanh trái phép tại khu đất A7 đang có hành vi "thách đố" sự vào cuộc của UBND phường Yên Hòa. Với hành vi vi phạm trắng trợn này, dư luận đang trông đợi vào sự giải quyết dứt điểm của chính quyền địa phương để đảm bảo sự thượng tôn pháp luật.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc.
Anh Thế - Hoành Sơn